Giảng thuyết Kinh Kim Cang - Tập 2
(Liên Sinh Hoạt Phật giảng Kinh Kim Cang)
Cuốn số: 710 Xuất bản năm: N/A Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam
🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!
21. Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết (3)
(Bài giảng 21) Dùng logic học để làm rõ "phi phi pháp”
Chúng ta nói về Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết. Tối hôm qua, khi tôi tu pháp, Diêu Trì Kim Mẫu đã nói với tôi: "Tối hôm qua ngài giảng quá mơ hồ, mọi người nghe chẳng ai hiểu, rất ít người nghe mà hiểu được, ngài phải giảng lại một lần nữa." Tôi nói: "Giảng lại một lần nữa, họ nghe cũng không hiểu đâu." Kim Mẫu nói: "Ngài hãy dùng cách so sánh để mà nói." Bởi Phật Thích Ca Mâu Ni khi thuyết pháp rất thích dùng cách thức so sánh để giảng, để mà thuyết pháp. Tối qua tôi giảng A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là ý gì? Như Lai có đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng? Tu Bồ Đề trả lời: "Như con hiểu ý nghĩa mà Phật nói, không có pháp nhất định gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề." Không sai. Ở đây nói rằng, khi bạn đã trở thành một vị Bồ Tát rồi thì bạn không cho rằng bạn là Bồ Tát, nếu bạn thường xuyên nghĩ "ta là Bồ Tát" thì như thế là có nắm giữ. Rất đơn giản thôi, khi bạn đã đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề rồi, bạn sẽ không từ sáng tới tối nói với người ta rằng: "Tôi đã đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề." Bạn sẽ không nói với người khác như thế. Bạn nói hẳn ra "Tôi đã đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề", thế thì nghĩa là bạn chưa đắc đâu, người thật sự đắc được thì sẽ không nói. Một vị Bồ Tát sẽ không nói từ sáng đến tối rằng: "Tôi là Bồ Tát", vị ấy đã là Bồ Tát rồi, nhưng sẽ không nói ra rằng "tôi là Bồ Tát", điều này mọi người hiểu chứ? Bởi vậy, tôi nói với mọi người một cách rất đơn giản, ý mà Phật nói là như vậy. Tiếp theo, pháp mà Như Lai nói đều không thể lấy, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Hôm qua tôi giảng phi pháp, phi phi pháp. Phi pháp thì chúng ta đã biết rồi, phi phi pháp thì không biết. Tôi nói rằng: hình như có pháp, hình như không có pháp. Kim Mẫu bảo thế là mơ hồ quá. Thế nào là quá mơ hồ? Diêu Trì Kim Mẫu bảo tôi: "Đó là logic, ngài phải nhớ cái này là logic học đó, phi pháp, phi phi pháp." Bây giờ tôi nói rõ với mọi người, người học logic chúng ta sẽ biết, bạch mã là ngựa, đúng không? (Mọi người trả lời: đúng.) Ngựa là bạch mã, có đúng không? Không đúng! (Mọi người trả lời: không đúng! Còn có những con ngựa màu sắc khác nữa.) Bạch mã là ngựa, ngựa không phải là bạch mã, nói vậy mọi người hiểu chưa? Chính là cái logic đó. Vì thế Diêu Trì Kim Mẫu nói với tôi: "Ngài phải nói với mọi người về logic, thế thì mọi người sẽ hiểu cái gì gọi là phi phi pháp." Bố thí là Phật pháp, đúng thế không, nhưng Phật pháp không phải là bố thí, cái này mới là đúng. Nếu Phật pháp là bố thí, thế là sai rồi, cái này chính là chẳng phải phi pháp. Rất giống Phật pháp nhưng lại không phải là Phật pháp, thì nghĩa là chẳng phải phi pháp. Vì thế, muốn giảng Phật pháp, phạm vi của nó là rất lớn. Bởi vậy, trước kia, tôi ở Bản Sư Đường tại Cao Hùng, Đài Loan, khi tôi thuyết pháp ở đó, tôi đã nói một câu: "Từ tế là Phật pháp, Phật pháp không phải là từ tế." Bên dưới có một người hay làm việc tình nguyện giúp đỡ, hình như là người của hội công đức Từ Tế, anh ta đứng dậy nói: "Sư Tôn, ngài nói sai rồi, từ tế chính là Phật pháp, Phật pháp chính là từ tế." Tôi bảo anh ta rằng: "Anh hãy về hỏi Chứng Nghiêm Thượng Nhân đi, bà ấy là sư tỉ của tôi đó." Chứng Nghiêm Thượng Nhân là sư tỉ của tôi, thật đó, tôi không lừa bạn đâu, bà ấy là đệ tử của Ấn Thuận Đạo Sư. Tôi là đệ tử của Ấn Thuận Đạo Sư, bà ấy lớn tuổi hơn tôi, nên tôi gọi bà ấy là sư tỉ được chứ? Đúng mà, bà ấy gọi thầy Minh Thánh là sư bá, thầy Minh Thánh là hàng xóm của nhà tôi. Khi tôi còn sống tại biệt thự Tinh Võ ở Đài Loan, nhà tôi chỉ cách nhà thầy Minh Thánh một bức tường, chỉ cách nhà Ấn Thuận Đạo Sư một bức tường thôi. Nhà chúng tôi là biệt thự kề nhau, tôi sống ở gian nhà phía trong, gian nhà phía ngoài là Hoa Vũ Tinh Xá của Ấn Thuận Đạo Sư. Ấn Thuận Đạo Sư sống ở đó, thầy Minh Thánh là thị giả của ngài ấy, ông ấy là người quản gia (Chú thích: đạo tràng Giám Viện.) Chính là thầy Minh Thánh. Bà ấy gọi thầy Minh Thánh là sư bá, thầy Minh Thánh và tôi rất thân thuộc. Vì thế, mọi người phải ghi nhớ câu nói này, Diêu Trì Kim Mẫu nói với tôi: "Chẳng phải phi pháp nghĩa là nói rằng: bố thí là Phật pháp, Phật pháp không phải là bố thí, nhẫn nhục là Phật pháp, Phật pháp không phải là nhẫn nhục…" Bởi vì Phật pháp quá rộng lớn, tất cả mọi thứ đều là Phật pháp, bạn tùy ý chỉ bất kì cái gì cũng đều là Phật pháp, nhưng mà, bạn nói Phật pháp là nhẫn nhục thì đó là sai rồi. Do vậy, đây chính là cách giải thích về không phải phi pháp, ý nghĩa của không phải phi pháp chính là ở đây: là Phật pháp lại không phải là Phật pháp. Giải thích như vậy là cách mà Diêu Trì Kim Mẫu đã dạy tôi. Rất đơn giản thôi, đây là logic: bạch mã là ngựa, ngựa không phải là bạch mã. Vì sao vậy? Ngựa có màu trắng, màu đen, màu nâu, có màu sắc hoa văn, bất kì loài ngựa nào cũng đều có, bây giờ ở Đài Loan còn phát minh ra loài "ngựa cỏ bùn" [tên gọi một loài động vật giống con alpaca, đồng thời cũng được sử dụng như một từ tiếng lóng vận dụng chơi chữ vì có cách phát âm gần giống một câu chửi bậy ở Trung Quốc] Có chuyện gì nữa không biết? Hát thì cứ hát thôi, Tạ Kim Yến hát thì cứ hát thôi, sao mà lại còn cưỡi một con ngựa cỏ bùn nữa chứ? [Tạ Kim Yến là một ca sĩ, diễn viên, người mẫu, người viết ca khúc, sinh năm 1974 tại Cao Hùng Đài Loan] Đài Loan còn có một nghệ nhân tên là Mã Quốc Tất, đúng không nhỉ? Không hiểu chuyện gì nữa? Tên gì không lấy, lại đi lấy cái tên là Mã Quốc Tất. Còn gì nữa, không đặt tên là ngựa gì khác, lại gọi là "ngựa cỏ bùn". Đúng thật là… Tiếp nữa, Diêu Trì Kim Mẫu nói với tôi: "Có một điểm ngài cũng nói không rõ ràng: Tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt. Ngài nói thế nào nhỉ?" Diêu Trì Kim Mẫu nói với tôi: "Bồ Tát chính là Thánh Hiền." Đúng rồi! Tứ Thánh đều là Thánh Hiền, A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật đều là Thánh Hiền, chúng ta chỉ lấy Bồ Tát làm ví dụ để nói. Bồ Tát là Thánh Hiền, "đều dựa vào pháp vô vi", Bồ Tát chính là tu pháp vô vi, làm mà không vì cái gì cả, nhưng vẫn làm, thế là đúng rồi. Pháp vô vi là cái gì? Tôi làm không vì cái gì cả, chỉ là tôi dùng bồ đề tâm của Bồ Tát để mà làm thôi, phát bồ đề tâm để làm các thứ thì chính là Bồ Tát. Tôi phát bồ đề tâm mà đi làm việc, tôi làm việc này là do phát bồ đề tâm, chứ không phải làm vì cái gì khác, chính là pháp vô vi. Nhưng vì sao có sự khác biệt? Có chứ! Bồ Tát có sự khác biệt, Bồ Tát sơ địa gọi là Hoan hỉ địa, tiếp theo có Diễm huệ địa (địa thứ tư), Bồ Tát ở địa thứ bảy gọi là Viễn hành địa, Bồ Tát ở địa thứ mười gọi là Pháp vân địa, từ Bồ Tát sơ địa đến Bồ Tát thập địa, ở giữa có Bồ Tát của mỗi địa, đây chính là sự khác biệt. Bạn là Bồ Tát sơ địa, bạn là Bồ Tát nhị địa, bạn là Bồ Tát tam địa, bạn là Bồ Tát tứ địa, Bồ Tát ngũ địa, Bồ Tát lục địa, Bồ Tát thất địa, Bồ Tát bát địa, Bồ Tát cửu địa, Bồ Tát thập địa, đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt, khác biệt chính là nằm ở đây: bạn là Bồ Tát ở địa nào? Diêu Trì Kim Mẫu nói với tôi: "Ngài phải giảng rõ ràng đó! Tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt." Bồ Tát có các cấp địa, A La Hán có các cấp địa không? Đợt lát nữa sẽ giảng đến, kinh Kim Cang có nhắc đến A Na Hàm, A La Hán là đẳng cấp cao nhất. Có bốn đẳng cấp: có vị gọi là A La Hán trụ thế, sống tại thế gian. Có vị gọi là A La Hán nhất lai, nghĩa là còn phải đến một lần nữa thì mới có thể thành tựu A La Hán. Có vị gọi là A La Hán bất hoàn, vị này ở Bất Hoàn Thiên. Có vị là A La Hán Thánh Hiền tối cao. Bốn cấp, bốn cấp này có sự khác biệt, có khác nhau. Phật cũng có khác biệt, Bản Sơ Phật là Phật ở địa thứ 16, Ngũ Phương Phật là Phật ở địa thứ 13, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát cũng tương đương với Phật, ngài ấy là địa thứ 11, ngài ấy có 11 khuôn mặt. Đến cao nhất là A Di Đà Phật. Ngài có 11 khuôn mặt, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát còn gọi là Quan Âm Thập Nhất Diện. Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát là Phật ở địa thứ 11. Vì vậy, tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt, nói như vậy đã rõ ràng chưa? Vì thế, tôi giải thích Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết, tối hôm qua (tối thứ bảy) những gì tôi nói chưa đủ rõ ràng dễ hiểu, nên tối hôm qua Kim Mẫu bảo tôi phải giảng lại một lần nữa. Do đó tôi giảng lại một lần nữa cho mọi người, mọi người có thể hiểu rõ ràng hơn. Có một đôi vợ chồng sinh được một đứa con trai mặt heo, nghĩa là đứa con trai có khuôn mặt giống Trư Bát Giới. Người vợ nói: "Tôi đẹp như tiên nữ, anh cũng rất đẹp trai, vì sao con mình lại thành ra thế này? Lẽ nào sinh ra yêu quái?" Người chồng nói: "Đây đều là do họa di truyền, tôi chính là Trư Bát Giới đã được phẫu thuật thẩm mỹ." Thế nên, trên thế giới này, thật sự, mọi người cần phải mở to con mắt ra một chút, nhìn mọi thứ rõ hơn một chút, rất nhiều sự việc bạn cần phải nhìn cho rõ ràng bạn mới có thể hiểu được. Vì thế, đôi khi những gì trên ti vi có nói, hoặc trên báo có viết, cũng không chắc đã là thật đâu, bạn phải xem xét đó, đúng thế không? Chân Phật Tông rất trung thực này, nó chỉ là một group (nhóm) tu hành thôi, không có mưu đồ gì với việc gì khác cả, vì thế cần phải thấy rõ. Những gì trên ti vi nói hoặc trên báo viết cũng không chắc là đúng đâu. Trên thế giới này cái trung thực nhất, có khi chính là Chân Phật Tông đó. Hôm nay tôi giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 03/10/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Kim Cang Tát Đỏa tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 21.)
22. Phần thứ 8: Y pháp xuất sinh (1)
(Bài giảng 22) Cái gọi là Phật pháp, cũng tức không phải Phật pháp
"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Nếu có người dùng thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, thì phúc đức người đó được nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Thưa Thế Tôn, rất nhiều! Là vì sao? Vì phúc đức ấy cũng tức không phải tính phúc đức, do đó Như Lai nói là phúc đức nhiều." "Nếu lại có người, nếu thọ trì kinh này, cho dù chỉ bốn câu kệ, vì người khác mà thuyết giảng, thì phúc của người này còn hơn cả bố thí. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Hết thảy chư Phật và pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư Phật đều từ kinh này mà ra. Tu Bồ Đề! Cái gọi là Phật pháp, cũng tức không phải Phật pháp." Phần này, tôi vừa đọc xong đoạn kinh văn rồi. Bây giờ giảng về câu thứ nhất. Phần thứ 8: Y pháp xuất sinh. Tất cả Phật pháp, ở trong đây đã nhắc đến rồi, đều là xuất phát từ bản kinh điển này mà ra… tất cả Phật pháp đều từ Kinh Kim Cang mà ra. Trong đoạn này, Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Nếu có người dùng thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, thì phúc đức người đó được nhiều không?" Phật Thích Ca Mâu Ni nói như vậy. Tu Bồ Đề trả lời: "Thưa Thế Tôn, rất nhiều! Là vì sao? Vì phúc đức ấy cũng tức không phải tính phúc đức, do đó Như Lai nói là phúc đức nhiều." Đoạn tiếp theo lại là Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Nếu lại có người, nếu thọ trì kinh này, cho dù chỉ bốn câu kệ, vì người khác mà thuyết giảng, thì phúc của người này còn hơn cả bố thí. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Hết thảy chư Phật và pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của chư Phật đều từ kinh này mà ra. Tu Bồ Đề! Cái gọi là Phật, pháp, cũng tức không phải Phật, pháp." Câu này Phật Đà nói. Bởi vậy, cần phải phân biệt rõ cái nào là Phật Đà nói, cái nào là Tu Bồ Đề nói, mọi người phải thấy rõ. Đoạn ở đầu là Phật Đà nói, đoạn ở giữa là Tu Bồ Đề nói, đoạn ở sau lại là Phật Đà nói. Phần Y pháp xuất sinh này, Phật pháp từ kinh Kim Cang mà sinh ra, câu nói này ý là như vậy. Phần thứ 8: Y pháp xuất sinh: Phật pháp sinh là từ kinh Kim Cang mà bắt đầu sinh ra. Ở đây có mấy điểm quan trọng. Thứ nhất là sự so sánh, trong đoạn kinh văn này đầu tiên là so sánh. Nếu có người dùng thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới, đem thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới này, đem đi bố thí, thì phúc đức của người này có nhiều không? Tu Bồ Đề nói, rất nhiều. Vì sao vậy? Bởi vì phúc đức ấy cũng tức không phải tính phúc đức, do đó Như Lai nói là phúc đức nhiều. Đây là nói đảo lại, trong kinh Kim cang có rất nhiều câu nói đều là như vậy. Ở đây cũng nhắc đến cái gọi là Phật pháp cũng tức không phải Phật pháp. Nếu không giải thích thì mọi người sẽ chẳng có cách nào biết được những câu này là nói đảo lại. Tôi hỏi bạn một câu. Trước kia Sư Tôn đi thăm cư sĩ Lí Bỉnh Nam, tôi và cư sĩ Lí Bỉnh Nam hai người nói chuyện, cư sĩ Lí Bỉnh Nam ở Đài Loan rất nổi tiếng, ông ấy là một vị tổ sư của Tịnh độ tông, có thể nói ông ấy là tổ sư, cư sĩ Lí Bỉnh Nam, ông ấy theo Tịnh độ tông, là vị tổ sư chủ trương theo Tịnh độ. Tôi đến nhà ông ấy, khi ấy ông ấy sống tại số 9 đường Chính Khí ở Đài Trung. Tôi gặp ông ấy, gặp mặt Lí Bỉnh Nam. Tôi nhắc đến cư sĩ Trương Trừng Cơ, chính là cư sĩ Trương Trừng Cơ người đã dịch cuốn Milarepa, cũng là đệ tử của tôi, ông ấy là Doctor, làm tiến sĩ ở Mỹ, tôi đã quán đảnh quy y và gia trì cho ông ấy. Trương Trừng Cơ đến nhà tôi. Ông ấy đã viết một cuốn sách nhỏ "Cái gì là Phật pháp", tôi đem đến cho cư sĩ Lí Bỉnh Nam xem cuốn "Cái gì là Phật pháp" mà tiến sĩ Trương Trừng Cơ viết. Lí Bỉnh Nam trả lời: "Tôi muốn hỏi tiến sĩ Trương Trừng Cơ, Phật pháp là cái gì?" Cư sĩ Lí Bỉnh Nam cho rằng viết về vấn đề này là sai rồi. Cái gì là Phật pháp? Lí Bỉnh Nam cho rằng cái gì cũng đều là Phật pháp, làm gì có cái nào không có Phật pháp. Mọi người đã nghe rõ ràng rồi: cái gì cũng đều là Phật pháp! Bây giờ tôi lại hỏi bạn một câu hỏi: trên trái đất có Phật pháp, trên mặt trăng có Phật pháp không? Tôi hỏi bạn, trên mặt trăng có Phật pháp hay không? Không có ư? Mọi người nói không có. (Có người trả lời: Có.) Anh nói có. Tôi nói cho anh biết một điều: rất đơn giản, bởi vì có con người, nên mới có tám vạn bốn nghìn pháp để đối trị tám vạn bốn nghìn loại bệnh. Phật pháp ra đời như thế nào? Từ trong kinh Kim Cang mà sinh ra. Tôi đã nói rồi, mặt trăng có Phật pháp không? Mọi người nói không có. (Có người trả lời: Không có! Có!) Tôi bảo bạn nhé, Phật pháp là để đối trị tám vạn bốn nghìn loại bệnh. Nếu trên mặt trăng không có người thì không cần đến Phật pháp. Bởi vì con người mới có bệnh mà! Trên mặt trăng có người không? Không có. Nhưng trên mặt trăng, theo như kinh Phật nói, Quan Thế Âm Bồ Tát ở trên mặt trăng, vì thế trên mặt trăng cũng có Phật pháp. Cái này đã nói với bạn rồi: Cái gọi là Phật pháp, cũng tức không phải Phật pháp. Nếu tất cả con người đều là Thánh Hiền thì không có Phật pháp nữa, đúng thế không? Cái gọi là Phật pháp, cũng tức không phải Phật pháp, thì không có Phật pháp nữa. Con người đều là Thánh Hiền thì cần Phật pháp để làm gì? Không cần Phật pháp nữa. Cái gọi là Phật pháp, cũng tức không phải Phật pháp, chính là câu này, Phật pháp là từ đây mà ra. So sánh một chút. Chúng ta nói, người này làm bố thí rất nhiều, đã mua hẳn tam thiên đại thiên thất bảo, người đó đem tam thiên đại thiên thất bảo đi bố thí, công đức rất lớn, Tu Bồ Đề nói công đức rất lớn. Vì sao lại nói một câu là: “Thưa Thế Tôn, rất nhiều! Là vì sao? Vì phúc đức ấy cũng tức không phải tính phúc đức, do đó Như Lai nói là phúc đức nhiều.” Đây cũng là lời nói tương đồng, tôi vừa nãy đã giảng rồi, cái gọi là Phật pháp cũng không phải là Phật pháp, bởi vì không phải là Phật pháp nên mới là Phật pháp. Cái gọi là phúc đức nghĩa là không phải tính phúc đức, vì thế Như Lai nói là phúc đức nhiều. Cái gọi là phúc đức cũng không phải phúc đức, bởi vì không phải là phúc đức, cho nên phúc đức… đều là kiểu nói này. Hỏi bạn một câu. Ai thật sự có phúc đức, ai? Tôi? Tôi đã vừa nói với bạn rồi, cái gọi là phúc đức thì không phải phúc đức, bởi vì không phải phúc đức nên mới cần phúc đức. Tôi chưa bao giờ nghĩ về chuyện phúc đức, thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới, người nào có thể có được? Tôi hỏi bạn, có người nào có thể có được thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới? Người đó thật sự là có phúc đức, thật sự là nhiều đó! Nhưng có được rồi thì có tác dụng gì? Chẳng có tác dụng gì cả! Thế nên lại không phải là phúc đức, có tác dụng gì đâu. Tôi bảo bạn nhé, bốn câu kệ ở đây, đoạn sau nói đến: "Nếu lại có người, nếu thọ trì kinh này, cho dù chỉ bốn câu kệ, vì người khác mà thuyết giảng, thì phúc của người này còn hơn cả bố thí. Là vì sao?" Bốn câu kệ là cái gì vậy? Đã nói rồi: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. "Ngã" không tồn tại… Hôm đó chúng ta thấy Thượng sư Liên Ấn ngồi ở đây, ông ấy ngồi ở bên đó. Xin hỏi, bây giờ Thượng sư Liên Ấn đâu? Vô ngã tướng, tôi đã giảng rất rõ ràng rồi mà, khi bạn là đứa trẻ lúc mới sinh ra, tấm ảnh Thượng sư Liên Ấn khi còn trẻ, người đó là Thượng sư Liên Ấn sao? Cái người mà đi tới đi lui là Thượng sư Liên Ấn sao? Người ngồi ở bên kia là Thượng sư Liên Ấn sao? Người đã bị hỏa thiêu là Thượng sư Liên Ấn sao? Những hạt xá lợi là Thượng sư Liên Ấn sao? Những tro cốt kia là Thượng sư Liên Ấn sao? Vô ngã tướng, chính là cái này! Bạn nói xem, bạn có được cái gì? Hạt xá lợi sao? Đó là những viên đá cứng, hạt xá lợi còn gọi là hạt kiên cố, những viên đá cứng. Hết rồi, không còn gì nữa. Bạn có thể giải thích được vô ngã tướng, có thể nói hết về vô ngã tướng, giải thích được cho người khác. Vô nhân tướng, ngoài Liên Ấn ra, chúng ta cũng đều không có nữa. Tôi nói với Tenzin Gyatso: "Một trăm năm sau cậu ở đâu? Cậu có được cái gì?" Cậu ta nói, chẳng có được cái gì cả. "Cậu không có được gì, vậy cậu đi học làm cái gì?" Tôi giải thích với cậu ấy rằng: phải đi học, cần đọc sách, chính là hi vọng rằng nghe hiểu được những lí thuyết Phật giáo mà Sư Tôn giảng, những Phật pháp mà Sư Tôn giảng. Xin mời ngồi. Cậu ta trẻ tuổi nhất, một trăm năm sau… làm gì còn tuổi trẻ với cái vẻ bề ngoài như một đứa trẻ con nữa. Nhưng một trăm năm sau mọi người đều sẽ ở đâu? Đều biến mất rồi! Sư Tôn cũng chẳng thấy nữa, mọi người cũng đều sẽ không thấy nữa… Sư Tôn mấy năm sau cũng sẽ biến mất rồi, căn bản là chẳng có cái gì cả! Bạn có được cái gì? Có được vàng sao? Tôi có một ít vàng đó, vô dụng, đó chẳng phải của bạn, chỉ để cho bạn ngây ra ngắm thôi. Tôi có mang một ít tiền trên người, tôi mang theo số tiền này trên người, một túi to đó! Ôi chà, tiền không được để lộ ra… Để ngây ra ngắm thôi! Tôi ở Seattle nước Mĩ thì chỉ có mua… đi đến gas station (trạm xăng). I buy gas in the gas station because I drive a car, I want gas. (Tôi mua xăng ở trạm xăng bởi vì tôi lái xe, tôi cần mua xăng.) Tôi phải đổ xăng cho nên tôi mua xăng thôi. I go back Taiwan, I just want water, I buy water. (Tôi về Đài Loan, tôi chỉ cần nước, nên tôi mua nước.) Mua nước, ở đây thì mua xăng, ở Đài Loan thì mua nước. Còn những thứ khác thì sao? Cũng không có cái gì là của bạn. Không có. Tuổi đời cái xe của tôi còn dài hơn cả tôi. Bạn không tin ư? Cái gì cũng đều không có được, bạn không có được thứ gì cả, cái gì cũng đều không có, vô ngã tướng, vô nhân tướng, chúng ta đều như nhau. Vô chúng sinh tướng, chúng sinh trên toàn thế giới đều như nhau. Thế bạn tranh giành cái gì chứ? Thế nên Phật giáo mới nói hai chữ "vô tranh". Trên thế giới, những người còn đang tranh giành thật sự là không hiểu bốn câu kệ này: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Nếu như bạn có thể nói giảng cho người khác về bốn câu kệ này thì phúc đức của bạn là cực kì đó. Nhưng mà, phúc đức cũng không phải là phúc đức thì mới là phúc đức, chính là câu nói này. Sư Tôn có được cái gì? Phúc đức ư? Vừa nãy bạn nói Sư Tôn có được phúc đức, không có, tôi làm gì có được phúc đức gì? Phúc đức của tôi xem ra rất lớn… Trước kia, Thubten Daerji Thượng sư khi nhìn thấy tôi đã nói: "Phúc đức của anh rất lớn, Sư Tôn, phúc báo của tôi rất nhỏ, phúc báo của anh rất lớn, anh có biệt thự Cầu Vồng, tặng biệt thự Cầu Vồng cho tôi được không?" Tôi nói: "Được chứ!" Thế là thầy liền viết: "Lư Thắng Ngạn tặng biệt thự Cầu Vồng cho tôi." Rồi bảo: "Sư Tôn kí tên đi, Lư Sư Tôn kí tên tặng cho tôi đi." Tôi nói: "Được, được, tôi tặng cho thầy." Tôi liền kí tên. Tôi nói: "Tôi tặng thầy biệt thự Cầu Vồng." Thầy nói: "Hầy, tôi cầm tờ giấy này đi làm ông chủ ở biệt thự Cầu Vồng đây!" Thầy ấy nói như vậy. Vì sao tôi muốn tặng cho thầy ấy? Tôi đã phải bỏ rất nhiều tiền để cày bừa ở đó đó! Xây nhà ở chính, xây điện Hộ Ma, xây bốn gian nhà nhỏ dùng cho việc bế quan, xây nhà vệ sinh… nhà vệ sinh cũng là tôi xây, đều là do tôi xây cả… Tôi và Sư Mẫu hai người, không thể nói là mình tôi, tôi và Sư Mẫu hai người đã xây dựng nó lên. Đất cũng là tôi mua, tôi lại có thể như thế ư, rộng rãi tặng nó cho Thubten Daerji Thượng sư ư? Khẳng khái làm sao, hơn nữa còn kí tên đóng dấu, còn đóng cả ấn để tặng cho thầy ấy… Tôi biết là thầy ấy cũng chẳng có được đâu mà. Đừng nói rằng thầy ấy không có được, tôi cũng có được gì đâu. Bạn xem, bây giờ là người ta quản lí, tôi đi đến đó làm pháp hội thôi, mỗi buổi họ đưa tôi một nghìn đồng. Tôi ở bên đây làm các buổi đồng tu, mỗi buổi họ đưa cho tôi hai trăm đồng. Cái này thật là… thật là khiến người ta tức muốn chết! (Đùa). Chùa ở đây to như thế này, hai trăm đồng! Chùa bên kia cũng chẳng phải là nhỏ, một nghìn đồng. Bây giờ tôi thật sự là nghèo đến mức thảm thương. Nhưng mà tôi cũng chẳng buồn phiền, vì sao vậy? Chúng ta biết rồi, vô sở đắc. Bạn không thể có được gì thì cũng không tranh nữa. Nếu bạn có thể vô tranh thì tâm sẽ ôn hòa. Bạn sẽ chẳng có bệnh gì, về mặt tinh thần bạn sẽ chẳng có bệnh gì. Vì sao tâm linh của con người có tám vạn bốn nghìn loại bệnh? Vì sao vậy? Chính là vì bạn cho rằng có thể có được, thế nên mới có bệnh. Nếu bạn hiểu vô sở đắc thì bạn sẽ không có bệnh. Vì sao anh chị em lại tranh nhau tài sản? Còn bạn, người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng, anh em thì đang tranh giành tài sản của bạn, vợ thì nằm trên ngực của người khác. Cái gì là của bạn chứ? Hãy nghĩ cho rõ ràng, không có thứ gì là của bạn. Khi bạn cảm thấy đúng là vô sở đắc — phúc đức cũng là không phải phúc đức, thì tức là phúc đức. Phật pháp chẳng phải Phật pháp thì chính là Phật pháp. Những câu tương phản đều nằm ở đây, bằng không bạn sẽ không hiểu rõ vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni nói là, cái gọi là Phật, pháp, cũng tức không phải Phật, pháp. Thật chẳng hiểu ra làm sao, vừa nói là Phật pháp, vừa nói là không phải Phật pháp, phúc đức gì mà lại là không phải phúc đức? Hôm nay tôi đã giảng rõ ràng cho mọi người rồi. Một câu nói quan trọng nhất trong Tâm Kinh là: "Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa." Bởi vì bạn đã nhận rõ là vô sở đắc rồi, nhận thức rõ ràng rồi, thì tâm bạn sẽ ôn hòa, không tranh chấp, bạn có thể an định, bạn có thể nghĩ cho người khác, chính là Bồ Đề, Bồ Đề Tát Đỏa. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề Tát Đỏa chính là Bồ Tát, Bồ Tát do như vậy mà có. Chúng ta muốn làm một Bồ Tát, trước tiên phải dựa vào tâm vô sở đắc, trọng điểm của kinh Kim Cang nằm ở đây, phần Y pháp xuất sinh. Vì sao lại có Phật pháp sinh ra? Bởi vì bản thân con người có tám vạn bốn nghìn loại bệnh, từ tám vạn bốn nghìn loại bệnh này mà sinh ra tám vạn bốn nghìn loại Phật pháp. Nếu không có con người thì không cần Phật pháp, tất cả đều là Thánh Hiền thì cũng không cần Phật pháp. Phật pháp cũng tức không phải Phật pháp. Như vậy mọi người nghe hiểu không? Vì thế, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, đây là "tứ phi tứ tướng" mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Bốn tướng này đều loại bỏ hết, thật sự hiểu được điều này thì trong lòng sẽ vô cùng bình hòa, tôi cũng sẽ không tính toán chi li vì sao Seattle Lôi Tạng Tự chỉ đưa cho tôi hai trăm đồng, ở biệt thự Cầu Vồng thì họ đưa cho tôi một nghìn đồng… Biệt thự Cầu Vồng là đưa một nghìn đồng nhỉ? Một cái gói một nghìn đồng. Còn ở bên kia là hai trăm đúng không? Bạn thấy đấy, mỗi buổi tôi về nhà, tôi đếm số tiền đó rất kĩ càng đó. Mỗi tuần sẽ có được một nghìn hai trăm đồng… bây giờ nghèo muốn chết rồi, nghèo tới nỗi ma còn không muốn bắt tôi nữa. (Đùa) Thật đó, rất thảm. Khoảng thời gian này, thời kì dịch bệnh thật sự là rất thê thảm, người ở nơi khác đến không nhiều, cũng không có đại pháp hội, người ở nơi khác đến rất ít. Kể từ gần đây nới lỏng một chút, người ở các bang khác có thể đến một chút. Trước kia khi chưa nới lỏng, các nước đều đóng cửa đất nước, mọi người đều không ra ngoài, các đệ tử đều không xuất hiện nữa, thế là Sư Tôn không có thu nhập gì, rất thê thảm, sống những ngày tháng thê lương. Rất thê lương, chỉ có trông vào hai trăm đồng ngày thứ bảy, và một nghìn đồng vào ngày chủ nhật. Tôi còn phải nuôi con xe Rolls-Royce nữa chứ! Mong nó không bị hỏng, mỗi lần tôi sửa nó là mấy nghìn đồng đó. Rolls-Royce mỗi lần sửa là hết mấy vạn đồng, nếu mà xe Rolls-Royce bị hỏng thì… có một lần tôi sửa hết bốn chục nghìn đô đó. Bạn có biết không? Trước kia xe Rolls-Royce sửa hết bốn chục nghìn đô đó! Bốn chục nghìn à… tôi phải ở đây thuyết pháp đến lúc tôi chết cũng không có được bốn chục nghìn đồng! Ở Biệt thự Cầu Vồng có được một nghìn đồng... Tôi còn phải nuôi ngôi nhà nữa, còn phải nộp thuế nữa! Thật đó, gần đây tôi đi ra ngoài đều thất vọng ủ ê. Nhưng còn may, tâm lí tôi rất yên ổn, tôi biết là vô sở đắc. Được nhiều, được ít, phúc đức nhiều, phúc đức ít, đều bình đẳng như nhau. Có được cái tâm này thì rất thản nhiên. Bạn sẽ sống một cách ung dung thoải mái, chúng ta có thì cố gắng hết sức để bố thí, đi làm những việc gọi là công đức. Thật ra cái gọi là công đức cũng là không có công đức, vì thế, do không có công đức nên mới là công đức, chính là như thế, đều là như vậy. Bạn sẽ là một vị Bồ Tát, Bồ Tát chính là từ đây mà sinh ra. A La Hán cũng từ đây mà sinh ra, Bồ Tát cũng là từ đây mà sinh ra, Duyên Giác cũng từ đây mà sinh ra, Phật cũng từ đây mà sinh ra. Kinh Kim Cang là cái gốc, phá hủy tất cả cái gốc, những thứ vốn dĩ không có đều sinh ra. Chính là như vậy, vì thế ở đây nói rất hay. Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Tu Bồ Đề, ông nghĩ như thế nào? Nếu con người đem thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí thì phúc đức mà người đó có được chẳng phải nhiều sao? Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều." Thật đó, dùng thất bảo nhiều bằng tam thiên đại thiên để bố thí thì đương nhiên phúc đức của người đó là vô cùng nhiều. Phúc đức ấy cũng tức không phải tính phúc đức, người ta không biết việc đó có ý nghĩa gì… vừa nãy tôi đã giảng rồi, bởi vì phúc đức không phải là phúc đức, cho nên Như Lai nói phúc đức nhiều. Cái gọi là phúc đức chính là chẳng phải phúc đức, bởi vì chẳng mang tính phúc đức nên là phúc đức, cho nên có phúc đức. Nếu lại có người, nếu thọ trì kinh này, cho dù chỉ bốn câu kệ, tức là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Tôi thường nói, vô chúng sinh tướng là thuộc về không gian, vô thọ giả tướng là thuộc về thời gian. Thời gian là con người đặt ra, vốn dĩ cũng không có. Không gian cũng không có, không gian cũng không tồn tại. Bạn nói xem nó to lớn chừng nào? Vũ trụ này lớn chừng nào? Đến bây giờ người ta vẫn chưa biết nó to cỡ nào. Bạn cũng chưa thể vượt ra ngoài hệ mặt trời. Bạn biết vũ trụ lớn bao nhiêu không? Trước kia con người chúng ta nói, thiên viên địa phương, luật lệnh cửu chương, trời là tròn, đất là vuông, thế thì cứ đi, đi,… đi đến đây thì rơi "bộp"! Thế là rơi xuống mất tiêu. Đương nhiên thế là sai rồi, đất là vuông sao? Đương nhiên không phải rồi, bây giờ chúng ta đã biết đất không phải vuông. Rốt cục to bao nhiêu, nhỏ bao nhiêu? Không có, bạn không thể đo được, không thể đo không thể biết, đó là cảnh giới bất khả thuyết. Vũ trụ này to lớn cỡ nào? Cảnh giới bất khả thuyết. Lần trước có người hỏi Sư Tôn: Sư Tôn có biết phân thân của ngài đi đến những đâu không? Có biết không? Khi tôi trở về, tôi đã hỏi Phật Bồ Tát, tôi phải nói thế nào đây? Các vị nói với tôi: bất khả thuyết. Điều đó thuộc về cảnh giới bất khả thuyết. Phân thân này đi đến đâu? Phân thân trở về Đài Loan, phân thân ở Nhật Bản, phân thân ở Indonesia, phân thân đến Malaysia, phân thân đi đến những nơi nào, ở trong mơ thuyết pháp cho mọi người. Cái đó thuộc về cảnh giới bất khả thuyết. Bất khả thuyết, bạn có bao nhiêu phân thân là điều bất khả thuyết. Tôn Ngộ Không trước kia trong truyện Tây Du Kí, Tôn Ngộ Không nhổ hết lông ra, thổi một hơi, toàn bộ đều biến thành Tôn Ngộ Không. Rốt cuộc có bao nhiêu Tôn Ngộ Không? Tôi hỏi bạn, bạn có bao nhiêu sợi tóc? Đó là phạm vi không thể nói được. Trên người bạn có bao nhiêu lỗ chân lông? Đó là cảnh giới bất khả thuyết đó. Ngay trên thân người đã có điều không thể nói được rồi! Vì vậy, có bao nhiêu phân thân? Các vị Phật Bồ Tát nói với tôi: đó là điều bất khả thuyết. Còn việc phân thân đi đâu, bạn có biết không? Bạn cùng người kia thuyết pháp, thuyết pháp gì, bạn có biết không? Đó là cảnh giới bất khả thuyết, nhưng đôi khi Sư Tôn có biết. Đúng rồi, mọi người có biết không? Không biết. Bởi vì không thể nói mà. Tôi kể cho bạn một chuyện rất kì quái. Gần đây, người ta tặng cho tôi một bộ quần áo bọ cạp. Có ai biết không? Mọi người có biết bộ quần áo bọ cạp không? Biết à. Tôi cởi áo một chút cho mọi người thấy, bây giờ nhìn thấy y phục của tôi rồi. Đây là quần áo trong của tôi, quần áo trong mà tôi mặc bây giờ, bộ quần áo đó gọi là quần áo bọ cạp, nghĩa là có hình dáng của một con bọ cạp, tôi mặc lên người. Có đệ tử mơ thấy hai tay của họ bị hai con bọ cạp cắn, họ nói, ấy, quái lạ, đây là mộng cảnh gì vậy nhỉ, vì sao thế? Sau đó, tôi trả lời cho họ rằng, bởi vì tôi đã mặc lên người bộ quần áo bọ cạp, cho nên họ sẽ mơ thấy bọ cạp. Tương ứng đó! Rất ít người biết tôi mặc bộ đồ bọ cạp, bởi vì đó là quần áo trong, mặc ở bên trong, người ta không biết tôi mặc quần áo bọ cạp gì cả, kết quả là mơ thấy con bọ cạp. Họ nói, họ chưa từng bao giờ nghĩ đến bọ cạp, bởi vì tôi cũng rất ít khi nghĩ đến bọ cạp, bởi vì ở đây chúng ta không nhìn thấy bọ cạp, ở chỗ bạn có thể nhìn thấy nhưng ở Mĩ cũng rất ít khi thấy bọ cạp, nên cũng sẽ chẳng nghĩ đến bọ cạp. Kết quả là họ nằm mơ, không ngờ mơ thấy bọ cạp! Đây là hiện tượng tương ứng. Vì thế, phân thân là một chuyện vô cùng kì lạ. Mắt tôi nhắm lại, tôi biết tôi đã đến nơi nào đó rồi. Bạn đừng thấy tôi ngồi trên pháp tọa ngủ gật, bởi vì tôi vô niệm, tôi chẳng có suy nghĩ gì. Khi mọi người đang nghĩ thì tôi chẳng nghĩ gì, khi mọi người đang trì chú thì tôi chẳng trì chú, bởi vì tôi vô niệm, tâm dừng lại ở một, ngay cả một cũng không có nữa. Vốn dĩ là nhập định, kết quả là đã ngủ gật mất… Bạn đừng cho là tôi ngủ mất rồi đấy nhé! Tôi ngủ là thật ra đã đi ra ngoài làm rất nhiều chuyện đấy, sau đó tôi lại quay về. Bạn thấy tôi ngủ gật, gục gặc cái đầu, nhưng bạn có biết linh hồn của tôi thoát ra khỏi lỗ đỉnh đầu không? Đi ra rồi, đi đến nơi khác rồi, tôi biết tôi đi làm việc gì, tôi cũng biết đó. Vì vậy, đây là một chuyện rất vi diệu, một cảnh giới bất khả thuyết. Tôi bảo mọi người: không phải của bạn. Trước kia có một người nói với Sư Tôn: "Sư Tôn, tình hình của tôi rất căng, Sư Tôn có thể cho tôi vay tiền không?" Tôi nói: "Có thể chứ." Tôi liền đem số tiền tiết kiệm khi đó của tôi cho anh ta vay, gói lại toàn bộ đưa cho anh ta. Anh ta cầm theo cái túi, anh ta đã chuẩn bị cả cái túi, bỏ tất cả số tiền của tôi vào trong đó, khoác lên lưng rồi ngoái lại nhìn tôi một cái. Tôi nói một câu: "Khi ngoảnh lại, đã trăm năm rồi." Đến hôm nay… khi ấy tôi nhìn tấm lưng anh ta, anh ta nhấc túi lên một cái rồi đi. Từ đó tôi không còn gặp lại anh ta nữa, đến tận bây giờ. Liên Chủ, Liên Thế, hai người có quen anh ta không, cái người cầm theo cái túi rồi bỏ đi đó? Họ Phan, có biết không? Tôi không gặp lại anh ta nữa, sau khi anh ta khoác túi bỏ đi, tôi không gặp lại anh ta nữa. Ngoảnh đầu lại thì đã trăm năm rồi. Tôi vẫn còn nhớ sự việc này, nhưng tôi cũng không có cái suy nghĩ đòi anh ta phải trả lại. Vì sao vậy? Tôi cũng chưa bao giờ tìm anh ta. Bởi vì anh ta cầm tiền đi thì cũng đi rồi mà, đó cũng chẳng phải là tiền của tôi. Hiểu chứ? Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 09/10/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Chuẩn Đề Phật Mẫu Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 22.)
23. Phần thứ 8: Y pháp xuất sinh (2)
(Bài giảng 23) Bố thí tiền, bố thí pháp và bố thí vô úy
Ở đây có một so sánh. Nếu con người đem thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới dùng để bố thí, thì phúc đức người này có được rất nhiều, nhưng vì người khác mà nói bốn câu kệ, vì người khác mà giảng thuyết, thì phúc đức này còn hơn cả phúc đức bố thí tam thiên đại thiên thế giới thất bảo. Phúc đức này còn hơn cả phúc đức kia. Đây là một sự so sánh, vì thế trong kinh Kim Cang có rất nhiều so sánh dùng để ví dụ. Dùng thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, công đức rất lớn, nhưng vì người khác mà giải thích bốn câu kệ này: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, giải thích bốn câu kệ, thì công đức của việc này còn lớn hơn công đức của bố thí thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới. Vì thế, ở đây cần nói đến một điểm, bố thí thật ra có ba loại. Loại thứ nhất là bố thí tiền. Vừa rồi có bố thí thất bảo, đây là dùng tiền để bố thí, dùng tiền để đi làm công đức, đi bố thí, đây là loại thứ nhất, có thể nói nghĩa là dùng thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới để bố thí. Loại thứ hai là bố thí pháp. Bạn thuyết pháp cho người khác, giảng Phật pháp cho người ta nghe, đây cũng là một kiểu bố thí, cái này chính là bố thí pháp, công đức hơn hẳn loại kia — công đức này lớn hơn bố thí tiền. Loại thứ ba chính là bố thí vô úy. Thế nào là bố thí vô úy? Cũng tương đương với bố thí bình đẳng, bình đẳng xả thí là Bồ Tát. Bình đẳng xả, hôm qua tôi đã nói rồi, trước kia có một đệ tử cũ vay tiền của tôi, tôi cho anh ta vay tiền và nói: "Khi ngoảnh đầu lại thì đã trăm năm rồi." Anh ta ngoảnh lại nhìn tôi một cái, rồi cầm túi tiền trong đó đựng số tiền mà tôi đã dành dụm riêng bỏ di. Toàn bộ số tiền tiết kiệm riêng của tôi đều đưa cho anh ta, anh ta đem toàn bộ số tiền dành dụm riêng của tôi đi, đó là tôi đã bố thí vô úy [cho đi mà không lo sợ điều gì], không nghĩ ngợi anh ta sẽ trả lại tiền không, tôi đã cho rồi thì là cho. Anh ta vay tiền tôi, tôi liền cho anh ta vay. Bạn có biết anh ta vay tiền để dùng làm gì không? Tôi không biết. Nếu như anh ta đem đi, đem số tiền này đi để bố thí, cầm đi làm việc thiện, cầm đi làm những việc tốt thì sao? Từ trước đến giờ tôi nghĩ như thế này: tôi rất ít khi tiêu tiền, bây giờ có người giúp tôi tiêu tiền, tiền vốn dĩ là để tiêu mà, đúng không? Tiền mà không tiêu thì làm gì gọi là tiền, chỉ là giấy thôi. Sư Tôn không tiêu tiền, thế thì thẳng thắn nói luôn là tiền của ngài cứ đưa tôi dùng hết cho. Anh cầm tiền đi làm việc thiện, được thôi, đây là bố thí vô úy, bố thí bình đẳng. Tiền vốn dĩ chính là để tiêu, tiền của bạn không tiêu thì chỉ là giấy thôi, so với giấy vệ sinh thì có gì khác đâu chứ? Nếu tiền của anh không tiêu thì có gì khác với giấy vệ sinh? Bạn nghĩ mà xem, tiền vốn dĩ là để tiêu, thế thì tôi dành dụm số tiền riêng đó, tôi chẳng bao giờ dùng đến, anh lấy đi dùng, thì đó là anh giúp tôi tiêu, thế thì chẳng sao cả, bình đẳng, cần nghĩ như vậy, vì thế, tôi cũng không đòi anh ta trả lại tiền, tôi sẽ không chạy theo anh ta mà nói: "Lần trước anh cầm tiền của tôi, bây giờ phải trả lại tôi toàn bộ." No, tôi sẽ không làm thế. Cái này tương đương với bố thí bình đẳng vô úy, đây là sự thí xả của Bồ Tát, luôn luôn nghĩ vì người khác, người ta cầm đi làm việc thiện. Trên đời này làm gì có tiền của bạn, bạn chẳng qua chỉ là gặp cơ duyên may mắn, bạn có được số tiền này, người ta giúp bạn tiêu, bạn còn phải cảm ơn người ta đó. Bạn còn phải đi cảm ơn người ta: "Cảm ơn anh đã giúp tôi tiêu tiền." Đây cũng chính là tinh thần của Guru Jesus của tôi. Người ta lấy mất quần áo ngoài của bạn, thế thì quần áo trong bạn cũng đưa cho họ luôn. (Thế thì bạn cũng trần trùng trục luôn.) Người ta lấy đi cái quần tây của bạn, vậy thì cái quần lót bạn cũng cởi ra đưa cho người ta luôn. Đó là tinh thần của Jesus, Jesus cũng là bố thí vô úy, Ngài cũng có tinh thần của một vị Bồ Tát. Buổi tối cuối cùng, Ngài đã cầu nguyện đến Thượng Đế như thế nào? Ngài biết rõ sẽ bị bắt đi đóng đinh trên thập tự giá, Ngài đã cầu nguyện ra sao? Ngài nói: "Những gì họ đã làm họ không biết, vì thế, xin Thượng Đế hãy tha thứ cho những người đóng đinh con lên thập tự giá." Xin Thượng Đế tha thứ cho những người đóng đinh Ngài lên thập tự giá, vì họ không biết về những việc họ làm, Jesus cũng bố thí vô úy. Cho nên, nếu bạn tu hành có được ba loại bố thí này, bố thí pháp tốt hơn bố thí tiền, bố thí bình đẳng vô úy tốt hơn bố thí pháp. Cần phải hiểu kiểu so sánh này, bởi vì tinh thần của Bồ Tát thật sự là vô cùng vĩ đại. Jesus cũng đã thể hiện sự vô úy không sợ hãi, bình đẳng, còn tha thứ cho những người đã hại Ngài, cầu nguyện lên Thượng Đế xin tha thứ cho những người đã hại Ngài, đây chính là chỗ rất vĩ đại của bản thân Jesus. Vì vậy, tôi cảm thấy, chúng ta tu hành cần thật sự làm một vị Bồ Tát (Bồ Đề Tát Đỏa), đó là mục tiêu của chúng ta. Trong kinh Kim Cang nói đến bình đẳng vô úy, có so sánh rằng: ở đây nói, nếu có người đem thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới dùng để bố thí, công đức rất lớn, nhưng nếu lại có người, trong bài kinh này, thọ trì dù chỉ bốn câu kệ, vì người khác mà nói, thì phúc ấy còn hơn cả phúc kia. Bố thí pháp càng lớn hơn, vĩ đại hơn, sau đó bố thí bình đẳng vô úy còn vĩ đại hơn nữa, đây là một sự so sánh. Rồi, hôm nay tôi giảng cho mọi người Phần thứ 8: Y pháp xuất sinh, nói với mọi người rõ ràng một chút, trong đây có sự so sánh, một cái là bố thí thất bảo, một cái là bố thí pháp, tôi nói thêm một cái nữa là bố thí bình đẳng vô úy. Nếu bạn có bố thí bình đẳng vô úy thì thế giới này đã được an ninh rồi. Thế nào gọi là thế giới đại đồng? Lí tưởng của Khổng Tử, thế giới đại đồng, đại đồng thế giới, đây là một điều lí tưởng, cả thế giới Ta Bà này đều là tịnh thổ, mỗi một người đều nghĩ cho người khác, không khởi lên tranh chấp, không có tranh chấp. Giữa người và người với nhau sẽ không khởi tranh chấp, không có đố kị, không có ghen tuông. Bởi vì người khác tốt hơn bạn nên bạn ghen tuông, bạn sẽ đố kị, chỉ nghĩ cho bản thân, thế thì đó không phải là tinh thần của Phật giáo, đó là "hữu ngã" chứ không phải "vô ngã". Thật sự đến được vô ngã rồi, là một Bồ Tát nghĩ cho người khác không nghĩ cho bản thân, là một Bồ Tát không cầu cho mình mà cầu cho người khác. Bạn xem thế giới này, bạn mở ti vi ra mà xem xem, tất cả đều thế, mỗi người đều ích kỉ, mỗi gia đình đều ích kỉ, mỗi quốc gia đều ích kỉ. Đạo lí lớn của Phật giáo, thế giới đại đồng thật sự nằm trong Phật giáo, cái gì là vô duyên đại từ, đồng thể đại bi? Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, đó là Bồ Tát đó, vì thế đừng vì cá nhân, đặc biệt là ghen tuông, đố kị, cái này đều không tốt, thật sự đó. Thật ra mọi người cần luôn luôn nghĩ cho người khác, đừng nghĩ cho bản thân, cho nên tôi thường nói, người thọ Bồ Tát giới đến thọ Bồ Tát giới, tôi nói: "Bồ Tát không nghĩ cho bản thân, nghĩ cho người khác, phát bồ đề tâm hoán đổi mình và người khác." Bạn luôn luôn nghĩ: "Nếu chính bạn là người ta thì bạn sẽ như thế nào?" Hãy luôn có suy nghĩ như vậy. Đặt mình vào vị trí của người khác chính là một cách trong pháp phát bồ đề tâm. Kim Châu Đại Sư truyền cho Atisha tôn giả pháp phát bồ đề tâm, cách hoán đổi mình và người khác trong đó chính là dạy bạn làm một vị Bồ Tát, cho nên, đặt mình vào vị trí của người khác để nghĩ cho người khác là ở đây. Trong so sánh ở Phần thứ 8: Y pháp xuất sinh này, bố thí pháp tốt hơn bố thí tiền, tiếp theo nữa, bố thí bình đẳng vô úy tốt hơn bố thí pháp. Bạn là một Bồ Tát, học tập tinh thần của Bồ Tát, bạn thọ Bồ Tát giới rồi, học tập tinh thần của Bồ Tát, giúp đỡ người khác thậm chí đến mức hi sinh bản thân mình, không còn bản thân nữa. Bồ Tát là không còn bản thân, khi ấy gọi là thành tựu, bởi vì không còn bản thân, nên cũng không có thành tựu, bởi vì không có thành tựu, cho nên mới gọi là thành tựu, chính là như vậy đó. Phần thứ 8: Y pháp xuất sinh được nói đến ở đây, tôi nói một so sánh này cho mọi người nghe, cái này vô cùng quan trọng. Phật Thích Ca Mâu Ni đưa ra so sánh này ở đây, nếu như tôi không giảng, mọi người cũng sẽ không biết. So sánh này phải… chỉ riêng giải thích bốn câu kệ này đã vượt trội sự bố thí tiền rồi, sau đó lại thêm bố thí bình đẳng vô úy nữa, thế thì lại càng tốt hơn, tất cả đều viên mãn. Vì sao giữa các quốc gia có chiến tranh kinh tế, cuộc chiến gì cũng đều vì đất nước của chính mình? Vì sao bạn không nghĩ cho đất nước khác? Tối hôm qua tôi xem ti vi, có một người nuôi rất nhiều mèo, sau đó anh ta đem lũ mèo đi khắp nơi làm bẩn toàn bộ cả khu phố. Sau đó người khác bí mật đi thông báo cho ban quản lí, ban quản lí cảnh cáo anh ta, anh ta ghét hàng xóm đối diện đã bí mật báo cho ban quản lí, không ngờ anh ta đã đem rác ra chặn ở trước cửa nhà của hàng xóm. Tôi xem thấy đoạn phim này, đó chính là chỉ vì bản thân mình, anh cũng cần phải nghĩ cho hàng xóm một chút, anh nuôi nhiều mèo như vậy chúng đi ị bậy khắp nơi, khiến cho cả khu đều bốc mùi hôi thối, hàng xóm có chịu nổi không? Sau đó người ta bí mật đi tố cáo anh ta, anh ta lại chặn cửa nhà người ta lại. Anh ta kéo các thứ đến để chặn trước cửa nhà người ta, hại người ta không ra được. Người ta ở trong nhà không ra được, còn phải gọi điện thoại kêu cảnh sát đến để mở cửa, sau đó camera đã ghi lại được là do hàng xóm đối diện làm. Đều là ích kỉ tư lợi, nhìn xem, ôi chao, ích kỉ tư lợi. Quốc gia cũng thế, bạn nghĩ xem mấy người làm Tổng thống, bạn xem những người làm Tổng thống như thế nào? Những người học Phật chúng ta cũng đừng phê bình người khác, chúng ta chỉ cảm thấy cần nói rằng, đời người ngắn ngủi như một trò chơi, bạn xem, Liên Ấn đã đi rồi, "Mắt thấy người ta chết, trong lòng nóng như lửa, chẳng phải lo người khác, lo sắp tới lượt mình." Tiếp theo lại đến lượt mình. Nghĩ mà xem, bạn còn tranh giành cái gì? Mọi người đừng tranh tới tranh lui, bình đẳng vô úy buông xả đi. Om mani padme hum. (Ngày 10/10/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Ma Lợi Chi Thiên tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 23.)
24. Phần thứ 9: Nhất tướng vô tướng (1)
(Bài giảng 24) Sơ quả A La Hán Tu Đà Hoàn
"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Một vị Tu Đà Hoàn có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc quả Tu Đà Hoàn" không?" Tu Bồ Đề nói: "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Tu Đà Hoàn còn được gọi là Nhập Lưu, nhưng không có chỗ nào mà nhập vào, không nhập vào sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp thì gọi là Tu Đà Hoàn." Nhất tướng cũng tương đương với vô tướng, đây là phẩm thứ chín. Phật hỏi Tu Bồ Đề: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Một vị Tu Đà Hoàn có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc quả Tu Đà Hoàn" không?" Đây là Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi. Tu Bồ Đề nói… Tu Bồ Đề trả lời: "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Tu Đà Hoàn còn được gọi là Nhập Lưu, nhưng không có chỗ nào mà nhập vào, không nhập vào sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp thì gọi là Tu Đà Hoàn." Tôi giải thích với mọi người đoạn này. Thật ra mấy đoạn tiếp theo cũng đều là một vấn đề giống nhau. Chúng ta biết rằng A La Hán là cao nhất. A La Hán phân thành bốn loại, một loại là "Nhập Lưu" như vừa nãy mới nói, là Tu Đà Hoàn - A La Hán sơ quả. Tiếp theo, A La Hán nhị quả gọi là "Nhất Lai". A La Hán tam quả gọi là "Bất Hoàn". A La Hán tứ quả gọi là "Li Thế", đó là bốn cảnh giới của A La Hán. A La Hán phân thành bốn cấp, cũng chính là tu Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Phật hỏi Tu Bồ Đề: Ý ông thế nào? Một vị Tu Đà Hoàn có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc quả Tu Đà Hoàn" không? Đúng, không sai. Bạn không thể nói "Bây giờ tôi là Phật", bạn cũng không thể nói "Tôi là Bồ Tát", bạn cũng không thể nói "Tôi là A La Hán", không thể nói thế. Bởi vì thân ở trong đó, đó chỉ là một cái tên thôi! Phật là một cái tên, Bồ Tát là một cái tên, A La Hán là một cái tên, Tu Đà Hoàn này chỉ là một cái tên thôi! Bây giờ có nói "Tôi đã đắc quả Tu Đà Hoàn" không? "Tôi đã đắc quả Tu Đà Hoàn" không? Nếu có người đã là Tu Đà Hoàn rồi, bây giờ người đó lại nói rằng "Tôi đã đắc Tu Đà Hoàn", ở đây Tu Bồ Đề nói: Không có chuyện như vậy. Thưa Thế Tôn! Là vì sao? Tu Đà Hoàn còn được gọi là Nhập Lưu. Tôi hỏi mọi người, thế nào gọi là nhập lưu? Tôi nói cho mọi người biết luôn, không cần tôi phải hỏi nữa… bởi vì ở đây tôi cũng không có quà gì để tặng. Hỏi rồi lại không có giải thưởng, bạn trả lời đúng cũng không có giải thưởng, ở Biệt thự Cầu Vồng còn có mấy thứ để làm giải thưởng, ở đây hoàn toàn chẳng có giải thưởng gì, tôi mời bạn uống một cốc nước vậy. (Có người có mặt ở đó trả lời: Ở trong ngăn kéo có.) Ồ, bên trong ngăn kéo có à? Giấu ở trong đây à? Bên trong ngăn kéo có cái cóc khô gì thế? Không thấy gì! Bị người ta lấy đi mất rồi à? Bên trong ngăn kéo… vì thế tôi mới bảo mọi người: trả lời đúng thì được cái cóc khô gì chứ? Rồi, tôi nói cho mọi người biết, thế nào gọi là nhập lưu? Chúng ta nói đến nhà ăn lớn ở Seattle Lôi Tạng Tự, phòng ăn, ở phía trước chẳng phải có một vị Tân Đầu Lư sao? Nói cho bạn biết, Tân Đầu Lư chính là Nhập Lưu. A La Hán trụ thế, A La Hán sống tại thế giới Ta Bà này thì gọi là Nhập Lưu. Chữ “lưu” này của chúng ta nằm trong ý nghĩa xã hội suy đồi con người bon chen. Bạn nhập lưu nghĩa là bạn tiến vào một dòng chảy. Dòng chảy này là cái gì? Là ngũ trọc ác thế. Đó gọi là nhập vào dòng, A La Hán trụ thế gọi là Nhập Lưu, họ tiến vào ngũ trọc ác thế của thế giới Ta Bà. Tân Đầu Lư của chúng ta thuộc nhóm A La Hán Nhập Lưu, sống trong xã hội suy đồi con người bon chen này, ngài ấy là A La Hán trụ thế, gọi là Nhập Lưu. Ở đây nói với mọi người một cách đơn giản, vì sao Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu, nhưng không có chỗ nào để nhập vào? Mặc dù Tân Đầu Lư sống trong ngũ trọc ác thế, nhưng ngài ấy không thật sự tiến nhập vào ngũ trọc ác thế, ngài ấy giữ gìn sự thanh tịnh của một bậc Tu Đà Hoàn. Ngài ấy thanh tịnh! Ngài ấy là một A La Hán thanh tịnh. Mặc dù ngài ấy tiến vào ngũ trọc ác thế, ở trong xã hội suy đồi con người bon chen, nhưng ngài ấy thuộc hàng A La Hán thanh tịnh, cái này tương đương với không nhập lưu, như vậy mọi người hiểu chứ? Bởi thế, người bình thường họ không hiểu được vì sao nhập lưu lại không phải là nhập lưu. Là ý gì đây? Bởi vì mặc dù ngài ấy sống trong ngũ trọc ác thế nhưng không chịu ảnh hưởng của ngũ trọc. Vì sao không chịu ảnh hướng của ngũ trọc? Tu Bồ Đề đã trả lời: không nhập vào sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp thì gọi là Tu Đà Hoàn. Ngài ấy không tiến nhập vào, ngài không bị sắc thanh hương vị xúc pháp ảnh hưởng… Tân Đầu Lư của chúng ta ngồi ở đó, Trường Mi Tôn Giả ngồi ở đó, cặp lông mày dài dài, cái miệng mở to, Phật Thích Ca Mâu Ni ở phía sau, bức tướng của Phật Thích Ca Mâu Ni treo ở phía sau. Miệng ngài há ra, bởi vì bị Phật Thích Ca Mâu Ni phạt phải ở lại thế giới Ta Bà, ngài ấy kêu thảm thiết một tiếng "á". Vị Bạch Mi Tôn Giả này, ngài ấy không nhập vào sắc. Tôi kể với mọi người, ví dụ hôm nay có một cô gái xinh đẹp bước vào nhà ăn để ăn cơm, ngài ấy cũng sẽ không mở to mắt nhìn chằm chằm vào cô ấy. Nếu mà mắt háo sắc, nước miếng túa ra thì cái anh chàng họ Trư này sẽ rớt nước dãi. Ngài ấy sẽ không như thế, ngài ấy như như bất động! Nếu có người rất xấu bước vào, ngài ấy cũng chẳng hừ giọng, trong mắt ngài cơ bản là không có sắc. Bạn có hát bài hát rất hay cho ngài nghe, ngài cũng không tiếp nhận, bởi vì mắt tai mũi lưỡi thân ý của ngài, lục tặc đã đóng lại hết rồi. Vốn dĩ tu cái này nghĩa là phải đóng lục tặc lại. Bạn xem trên cái tấm che ánh sáng kia, chỗ đó có Tân Đầu Lư của chúng ta. Hang động của Tân Đầu Lư, khi ngài ấy tu hành ở núi Linh Sơn, hang động của ngài ấy cách hang động của Xá Lợi Phất cực kì gần. Ngài ấy là bạn của tôi đó, my friend. Tôi còn nhớ khi tôi đi Kyoto… chùa Đông Đại nhỉ? Có chùa Đông Đại không? Ở Nara à? Nara Đại Phật à? Khi đến chùa Đại Phật ở Nara, bên cạnh có một vị Tân Đầu Lư, ngài ấy ngồi ở cổng chùa. Tôi vừa nhìn vào mắt ngài ấy thì… ối, mắt ngài ấy cử động! Tôi nói: "Này, Tân Đầu Lư đến rồi. Bảo mọi người hãy mau đến sờ đi." Khi đó, có người tên là Nhật Lương và Nguyệt Cầm, người đó là La Nhật Lương, còn Nguyệt Cầm kia họ gì? Họ Hoàng à, La Nhật Lương, Hoàng Nguyệt Cầm, họ là đôi vợ chồng đi theo tôi. La Nhật Lương mắc bệnh dạ dày rất nghiêm trọng, vì thế người rất gầy, bệnh rất nghiêm trọng. La Nhật Lương nghe thấy thế, anh ta rất có linh cảm. Tôi nói: "Mau lên, trên người anh chỗ nào có bệnh thì nhanh nhanh đi sờ đi, sờ lên thân thể của ngài đi." Anh ta liền trèo lên, bởi vì bức tượng đó rất to lớn, anh ta liền bò lên để sờ vào bụng. Kể từ hôm đó, bệnh dạ dày của La Nhật Lương đã khỏi rồi. Trước kia, anh ta hoàn toàn không thể ăn dứa, hễ ăn một miếng dứa là anh ta sẽ đau dạ dày. Bây giờ anh ta có thể ăn cả quả dứa rồi. Tôi bảo anh ta: "Anh xem đi, bây giờ Tân Đầu Lư đang ở đây, hãy mau đi sờ đi, thân thể anh chỗ nào có bệnh thì mau đi sờ đi." Khi ấy tôi cũng có bệnh nấm kẽ chân, tôi liền đi sờ chân của ngài ấy, sờ một chút, kể từ hôm đó tôi không còn bị nấm kẽ chân nữa. Có ai đi làm lính mà không bị mắc bệnh nấm kẽ chân chứ… làm lính, chúng tôi trước kia làm quân nhân, giặt quần áo tập thể, tất cả đồ lót đều giặt cùng, tất cả bỏ chung vào một cái nồi, cùng giặt, người nào cũng mắc bệnh truyền nhiễm, mắc tới mắc lui, đều mắc các bệnh da liễu, rất là nhiều. Bởi vì trong quân đội là cuộc sống tập thể, rất đông người, cực kì đông người, mỗi người đều mắc bệnh ngoài da. Tôi còn bị mắc bệnh nấm kẽ chân, mặc bệnh phong tú cầu. Bệnh phong tú cầu là gì… không thể nói được. Khi xưa bệnh nấm kẽ chân rất khó chữa! Quái lạ, vì sao bệnh này lại đặt tên là "chân Hồng Kông" nhỉ, Hongkong feet? Tiếng Hồng Kông, chân Hồng Kông, tôi đang nói tiếng Anh. Tôi nói cho mọi người biết, thật sự là bệnh "chân Hồng Kông" rất khó chữa, khỏi được mấy ngày nó lại bị lại, khỏi được vài hôm nó lại bị lại… Bệnh nấm kẽ chân của tôi đã hoàn toàn khỏi rồi, hoàn toàn khỏi hẳn rồi, không còn tái phát nữa. Dạ dày của La Nhật Lương sau khi sờ tượng xong cũng khỏi thật rồi. A La Hán trụ thế, Tân Đầu Lư. Có bao nhiêu A La Hán trụ thế? Rất nhiều. Ngài ấy là người dẫn đầu, Tân Đầu Lư là người tiên phong. Vốn dĩ ngài ấy có thể đến Tứ thánh giới, chỉ vì ngài ấy hiển lộ thần thông bừa bãi nên bị Phật Thích Ca Mâu Ni phạt phải trụ thế, làm một vị A La Hán sống tại thế giới Ta Bà này. Do đó, hôm nay tôi giải thích với mọi người thế nào gọi là Nhập Lưu. Nghĩa là trụ thế, chính là sơ quả. Sơ quả chính là trụ thế, nhưng không có chỗ nào mà nhập vào, không nhập vào sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp, không sai. Sắc thanh hương vị xúc pháp chính là mắt tai mũi lưỡi thân ý. Đóng chặt sáu cái cửa này lại, tịnh trừ toàn bộ lục tặc, trong tu hành chúng ta gọi những cái này là sáu tên giặc. Trong tiếng Quảng Đông, trẻ con gọi là gì? Nhãi à? Nhãi? Nói gần giống như "giặc" nhỉ! Lục tặc này, tôi cảm thấy cái từ "nhãi" trong tiếng Quảng Đông này, chữ này là tặc, không phải là nhãi, nhãi là tiếng Quảng Đông, nghĩa là trẻ con. Bạn thấy đấy, trước tiên phải tu cái này. Mắt đã bị sắc mê hoặc rồi, tai đã bị thứ âm nhạc đồi trụy mê hoặc rồi, lưỡi bị mùi vị mê hoặc rồi, mũi thì thích hương thơm, ngửi thấy mùi hôi thối thì cự tuyệt, cái thơm thì thích, đây chính là những dục vọng của con người. Mắt tai mũi lưỡi thân ý, sắc thanh hương vị xúc pháp… Không được nhập vào sắc thanh hương vị xúc pháp thì gọi là Tu Đà Hoàn, ở đây đã đóng chặt lục tặc rồi, nên mặc dù trụ thế, nhưng thật ra không chịu truyền nhiễm từ ngũ trọc ác thế, không bị nhiễm. Do đó, tôi giảng điều này như thế hẳn là rõ ràng rồi. Vì thế, bạn đọc kinh Kim Cang thì phải hiểu được ý nghĩa gốc của bản thân kinh Kim Cang. Rất nhiều người biết, đều niệm kinh Kim Cang từ sáng tới tối, buổi tối cũng niệm kinh Kim Cang, buổi sáng cũng niệm kinh Kim Cang, nhưng lại không hiểu ý của nó. Vì sao là nhập lưu mà lại là không nhập? Rõ ràng là nhập lưu, vì sao lại là không nhập lưu. Sự thật ở đây là: nhập lưu nghĩa là không nhập lưu, là nói đến điều quan trọng nhất của Tu Đà Hoàn, là mặc dù họ nhập lưu nhưng thật ra là không nhập lưu. Trong kinh này có rất nhiều câu nói kiểu này, trong kinh Kim Cang có nhắc đến. Ý nghĩa là gì? Vì vậy hôm nay tôi đã giảng rồi, mọi người đã hiểu được: mặc dù ngài sống ở ngũ trọc ác thế, thật ra ngài không dùng đến mắt tai mũi lưỡi thân ý của mình để tiếp xúc với ngũ trọc ác thế, đây gọi là Tu Đà Hoàn, là một quả vị, là A La Hán sơ quả. Tôi còn nói cho mọi người một bí mật nữa: ở Seattle Lôi Tạng Tự của chúng ta có hai vị Tu Đà Hoàn, là A La Hán sơ quả, ở chính đây. Mọi người không biết đâu. Nếu bạn biết, bạn có thể chắp tay đảnh lễ các vị đó, các vị cũng ứng cúng. Thế nào gọi là ứng cúng? Là nên cúng dường các vị đó. Có hai vị Tu Đà Hoàn sống tại Seattle Lôi Tạng Tự của chúng ta. Tôi nói cho mọi người biết điều đó. Tôi lại giảng thêm một đoạn nữa, hay là giảng như vậy là đủ rồi? Ngày mai lại giảng tiếp vậy. Cho nên, tôi đã giải thích cho mọi người thế nào gọi là Nhập Lưu. Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu. Ngày mai tôi sẽ giảng "Nhất Lai". Thế nào gọi là Nhất Lai? Ở đây là tu hành còn chưa đạt đến nhị quả, bạn là A La Hán nhị quả thì gọi là Nhất Lai. Ồ, ở đây viết là "Nhất Vãng Lai"… cái này để đến ngày mai giảng tiếp nhé, ngày mai tôi sẽ giải thích rõ hơn với mọi người. Bởi vì trước tiên phải giảng hai chữ Nhập Lưu đã. Rất khó… bạn đi hỏi những người thường xuyên niệm kinh Kim Cang xem: "Xin hỏi vì sao Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu?" Nhập vào cái dòng chảy gì? Có một số người họ không biết, đã gọi là nhập lưu rồi vì sao còn gọi là không nhập lưu? Bởi vì các vị ấy đã đóng lục tặc rồi, nghĩa là đóng mắt tai mũi lưỡi thân ý. Vì thế không có sắc thanh hương vị xúc pháp, không nhập vào sắc thanh hương vị xúc pháp thì sẽ không bị sáu loại sắc thanh hương vị xúc pháp này mê hoặc. Người đạt đến cảnh giới này gọi là Tu Đà Hoàn. Nói như vậy là hiểu rồi chứ? Ngày mai tôi lại giải thích cho mọi người thế nào gọi là Nhất Vãng Lai. Nhất Vãng Lai này, bạn hỏi những người thường niệm kinh Kim Cang xem cái gì gọi là Nhất Vãng Lai? Có lẽ họ cũng không biết đâu. Vì sao là Nhất Vãng Lai, lại không phải là Nhất Vãng Lai? Ý nghĩa là gì? Ngày mai tôi sẽ nói rõ với mọi người. Om mani padme hum. (Ngày 16/10/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Hoàng Tài Thần Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 24.)
25. Phần thứ 9: Nhất tướng vô tướng (2)
(Bài giảng 25) Nhị quả A La Hán Tư Đà Hàm - Nhất Vãng Lai
"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Một vị Tư Đà Hàm có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc quả Tư Đà Hàm" không?" Tu Bồ Đề nói: "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Tư Đà Hàm còn gọi là Nhất Vãng Lai, nhưng thật ra không hề có sự đến đi, thì gọi là Tư Đà Hàm." Bây giờ giảng đoạn này. Giải thích đoạn tôi vừa nhắc đến là nói thế này: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Một vị Tư Đà Hàm có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc quả Tư Đà Hàm" không?" (Nhị quả A La Hán gọi là Tư Đà Hàm.) Có phải người đó thường xuyên nghĩ đến "Ta đã đắc nhị quả A La Hán" không? Thật ra là không, sẽ không nghĩ như thế. Tôi lấy một ví dụ, khi cá bơi, khi ở trong nước, chúng có nghĩ rằng "bây giờ mình đang ở trong nước" không? Nó không cần nghĩ, vốn dĩ nó đang ở trong nước mà, nó không cần phải nghĩ về nước nữa. Bạn đắc được Tư Đà Hàm rồi, bạn không cần thường xuyên nghĩ rằng "mình đã đắc Tư Đà Hàm rồi", bởi vì vốn dĩ đã ở trong Tư Đà Hàm rồi mà, bạn còn ngày ngày nghĩ đến Tư Đà Hàm làm cái gì nữa? Tôi lấy một ví dụ, giống như con người chúng ta ở trong không khí, bạn có ngày ngày nghĩ đến không khí không, ngày ngày nói rằng: "Ta ngày ngày nghĩ đến không khí, không khí, không khí, không khí, ở đây cũng là không khí, ở giữa cũng là không khí, trốn trong chăn bông cũng là không khí, ngồi trong toilet cũng là không khí, ngồi ở chỗ nào thì chỗ đó cũng là không khí, trong nhà kho cũng là không khí, trong phòng làm việc cũng là không khí, ở chỗ nào…" căn bản không cần phải nghĩ về không khí, không khí tự nhiên ở xung quanh bạn, không cần nghĩ, đây chính là ý nghĩa mà Phật Đà nói với Tu Bồ Đề: "Người đắc Tư Đà Hàm có còn ngày ngày nghĩ đến Tư Đà Hàm không?" Không cần nghĩ, bạn vốn dĩ chính là Tư Đà Hàm rồi, bạn vốn dĩ đã ở trong Tư Đà Hàm rồi, ngày ngày nghĩ đến Tư Đà Hàm làm cái gì, không cần nghĩ, ý ở đây là thế. Cá ở trong nước, ngày ngày nghĩ: "Mình bơi đến chỗ này là nước, bơi đến chỗ kia cũng là nước, ở đây cũng là nước…" Không cần nghĩ, bạn vốn dĩ đã ở trong nước rồi mà, bạn vốn dĩ chính là một con cá mà. Chúng ta vốn dĩ là một con người, chúng ta sống trong không khí, bạn còn nghĩ đến không khí làm cái gì? Chúng ta thường nói: "Người này coi tôi như không khí", nghĩa là không coi bạn là con người, bạn có đến thì cơ bản người ta cũng chẳng đoái hoài gì đến bạn. "Người này coi tôi như không khí", trong lòng bạn rất tức giận. "Ngay cả gật đầu hay cười một cái cũng không, lại còn liếc xéo tôi một cái." Trong lòng rất bực, xem mình như không khí thì rất bực. (Coi như không tồn tại người khác.) Kì thực, không khí lúc nào cũng tồn tại, cho nên, cũng là "không thể". "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Tư Đà Hàm còn gọi là Nhất Vãng Lai, nhưng thật ra không hề có sự đến đi, thì gọi là Tư Đà Hàm." Tôi nói là Nhất Lai, được rồi, vì sao Nhất Lai lại không có vãng lai? "Gọi là Nhất Vãng Lai, nhưng thật ra không có vãng lai, thì gọi là Tư Đà Hàm." Ý nghĩa của Nhất Lai, nhị quả A La Hán là phải trở về nhân gian một lần nữa, xong rồi thì lại trở về thiên thượng, thậm chí là Tứ thánh đạo. Nhị quả A La Hán thì chắc chắn phải trở lại nhân gian một lần nữa, nhân duyên này là như vậy. Vì sao các vị đến nhân gian mà vẫn là không có đến đi, cũng chẳng hề đến đi giống như con người, vì sao vậy? Mọi người chắc chắn sẽ nghĩ đến điều tôi nói ngày hôm qua, hôm qua giảng: "Nhập thế thật ra là không nhập thế, do vậy mới gọi là nhập thế." Hôm qua nói đến Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn là Nhập Lưu, mà thật ra lại không nhập lưu, bởi vì các vị giữ gìn thanh tịnh. Không sai, các vị phải đến nhân gian, các vị cần giữ gìn giới thể thanh tịnh để quay trở về thiên thượng, thật ra cũng không khác gì các vị chưa tới nhân gian. Bởi vì nhân gian là cái gì? Nhân gian là ngũ trọc ác thế, là thùng thuốc nhuộm lớn, một khi bước vào thì bạn sẽ bị ô nhiễm, bạn sẽ biến thành kimchi (món kimchi Hàn Quốc). Bạn biết kimchi được làm như vậy đó, một cái vại, bỏ tất cả rau vào trong đó, rồi bỏ thêm nước xốt, cả một đống nguyên liệu đậy lại muối một năm, hai năm sau (không cần phải muối lâu như vậy), dù sao bạn muối xong thì tất cả đều là một mùi vị, chính là dưa muối, chính là kimchi đó. Dưa muối đều có một mùi vị, bởi vì bạn đã bước vào ngũ trọc ác thế rồi, nhân gian này chính là một thùng thuốc nhuộm lớn, một khi bạn bước vào thì bạn sẽ nhiễm tất cả những tập khí nhơ bẩn của con người, một khi bạn đã bị nhiễm hết rồi thì bạn không trở về được nữa. Thế thì phải làm sao? Tôi bảo bạn nhé, tôi đã gặp một vị Tư Đà Hàm. Trước kia, khi tôi đang học ở trường Trắc Lượng, tôi có quen một người bạn gái nhưng không phải là bạn gái, nghĩa là không phải là bạn gái mà chỉ là bạn bè thôi, cô ấy là người làm thuê ở trường Trắc Lượng. Văn phòng của trường Trắc Lượng có thuê một vài nữ sinh làm việc tạm thời, tôi đã quen cô ấy ở trường đó, tuổi cô ấy lớn hơn tôi một chút, nên tôi gọi cô ấy là chị. Sau khi tôi có thiên nhãn, có một lần tôi đến nhà cô ấy, thấy mẹ cô ấy bế một người, thì ra trong số chị em của cô ấy có một người sinh ra rất nhỏ bé, cô ấy nói đó là chị của cô ấy. "Chị của chị sao nhỏ như vậy? Mẹ của chị còn phải bế nữa." "Bởi vì chị ấy bị mắc bệnh xương mềm, khi sinh ra đã mắc bệnh này rồi." Vừa sinh ra đã mắc bệnh mềm xương, mềm xương, không thể cử động được gì, mắt chỉ có thể mở ra nhìn mẹ thôi, hai con mắt còn rất đẹp nữa, còn những thứ khác thì… không biết nói chuyện, không biết nói, xương cốt toàn thân đều rất mềm. Vừa sinh ra đã mắc bệnh mềm xương, rất nhỏ bé, sau này đã nuôi hai mươi mấy năm mà xương vẫn mềm. Chỉ có hai con mắt, tôi nhìn vào đứa bé đó, bởi vì khi ấy tôi đã có thiên nhãn, mắt tôi nhìn vào mắt của đứa bé, vừa nhìn vào trong mắt của cô bé đó thì tôi đã nhìn ra bản chất, ôi! Cô bé đó không ngờ là một Thánh Hiền, là nhị quả A La Hán, là Tư Đà Hàm. Tôi nói: "Mọi người có lễ phép với người chị này không?" Cô ấy nói: "Rất kì lạ, chị ấy sinh ra đã mềm xương, nhưng mỗi người chúng tôi (bao gồm cha, mẹ, cả các anh chị em) lại vô cùng yêu quý và nâng niu người chị bị mềm xương này, rất lo sợ làm chị bị tổn thương, hàng ngày đều đút cho chị ăn nữa." Cô bé này có thể sống, toàn thân mềm nhũn không chút sức lực, mềm xương, xương cốt đều rất mềm, da dẻ trắng nõn, đôi mắt rất có trí huệ, nhưng cô bé không biết nói và nghe cũng không hiểu, cái gì cũng không biết, chỉ có hai con mắt là tỏa ra ánh sáng trí huệ. Tôi nhìn vào trong đôi mắt, tôi nói với họ: "Đứa bé này là một vị Tư Đà Hàm." Họ không hiểu thế nào là Tư Đà Hàm. Đứa bé này là Tư Đà Hàm, chính là Nhất Lai, đến thế gian một lần nữa, vị đó vì để giữ gìn giới thể của mình nên đã tìm đến một gia đình có duyên với mình, một thí chủ sẽ nuôi dưỡng vị ấy, để xuất sinh tại nhân thế gian, tay đều không thể cử động, chân cũng không thể cử động, tai không thể nghe, miệng không thể nói, chỉ biết đến mùi vị khi người ta cho ăn, vị ấy có thể ăn, chính là để duy trì thân thể này. Có một ngày vị ấy sẽ chết, vị ấy chính là đến một lần nữa, chính là một vị Tư Đà Hàm. Trên thế gian này vị ấy có tạo nghiệp không? Không có, cho nên khi vị ấy trở về vẫn là Tư Đà Hàm, nhị quả A La Hán, vị ấy đã hoàn thành số mệnh phải đến thế giới Ta Bà một lần nữa. Vì sao người nhà lại yêu thích đứa bé này? Đứa bé rõ ràng là mềm xương mà, nếu sinh ra một đứa con vô dụng thì nhiều nhà cũng đánh cho chết luôn rồi, nếu như sinh ra trong nhà của người khác thì có khi đã bị đánh chết từ lâu rồi, vì sao nhà họ lại không đánh đứa bé, hơn nữa mọi người còn chăm sóc hàng ngày, mỗi ngày đều thay nhau bế đứa bé? Đứa bé chỉ biết ngủ, mở to mắt, cả đời đứa bé chỉ có ngủ và mở to mắt, anh chị em đều nuôi dưỡng đứa bé này, cha, mẹ đều rất yêu đứa bé này. Chính vì đã tìm được một thí chủ tốt, sinh ra trong nhà họ, nên sau đó vị ấy không hề tạo nghiệp, bởi vì cũng chẳng có cách nào để mà ác khẩu, giết - căn bản là không thể, vị ấy không thể cử động, trộm - tay của vị đó cũng không thể lấy đồ của người khác, dâm - vị ấy cũng không phạm vào dâm, hai lưỡi ác khẩu - đều không nói được, uống rượu - cũng không thể uống rượu, vị ấy chỉ có thể uống sữa thôi. Những thứ khác cái gì cũng đều không biết, căn bản là vị ấy không tạo nghiệp, bởi vì không tạo nghiệp ở thế giới Ta Bà, nên sau khi qua đời, sau khi chết, cha mẹ chôn cất cho vị đó yên ổn, vị ấy lại trở về là Thánh Hiền ban đầu, vị ấy đã hoàn thành được một lần vãng lai. Bởi vậy, nói tóm lại, tôi đã dùng một ví dụ, chính là ví dụ về Tư Đà Hàm, nhị quả A La Hán có hiện tượng như vậy. Không phải là mỗi vị Tư Đà Hàm đều có hiện tượng này, nhưng vị Tư Đà Hàm thông minh thì sẽ dùng hiện tượng này, chuyển thế đến một nhà có duyên với vị đó, ở trong một gia đình yêu thương vị đó. Sinh ra đã bị mềm xương, cho nên anh chị em và cha mẹ đều rất yêu thương chăm sóc, cho đến khi chết đi, đây là một ví dụ về nhất vãng lai mà thật ra là chẳng hề vãng lai. Như vậy mọi người đã hiểu chưa? Hôm nay nếu tôi không có kinh nghiệm này thì không thể nói được vì sao một lần đến thế giới Ta Bà mà thực ra lại không hề có sự đến đi là ý nghĩa thế nào? Vị đó đã sinh ra tại thế giới Ta Bà rồi, nhưng thật ra căn bản là vị ấy chưa hề đến, không đến thế giới Ta Bà là có ý nghĩa gì? Vị ấy có đến thế giới Ta Bà không? Có, một lần đến. Sự thật là không đến đi là ý nghĩa gì? Là căn bản vị ấy không có nghiệp, thiện nghiệp cũng không làm, ác nghiệp cũng không làm, chẳng làm cái gì cả, nên cũng tương đương như là chẳng hề đến đi. Vừa hay là Sư Tôn mở thiên nhãn, nhìn vào đôi mắt của đứa bé này, thâm nhập vào bên trong mà biết được đó là một vị Tư Đà Hàm. Tư Đà Hàm đương nhiên là phiên âm theo tiếng Phạn, do vậy tôi dùng chuyện này làm ví dụ, cũng là muốn nói rằng, nhị quả A La Hán Nhất Vãng Lai thường dùng trạng thái xuất hiện này. Tôi đã thấy được, dùng tư thái của A La Hán này, nghĩa là xương mềm toàn thân không thể cử động, nên không hề tạo nghiệp, chỉ mỗi con mắt là chuyển động được thôi, và miệng để ăn các thứ, những cái khác đều không có, giết cướp dâm vọng rượu năm giới đều không phạm, không có nghiệp ác cũng không có nghiệp lành, chỉ là "một cái gì đó" đến nhân gian một lần rồi trở về, bởi liên quan đến nhân duyên, sau đó lại trở về Thánh giới. Tôi có thể giải thích đoạn này, nếu không có kinh nghiệm này của Sư Tôn thì cũng không có cách nào giải thích được thế nào là Nhất Vãng Lai nhưng thật ra là không hề đến đi. Nhất định phải chuyển thế làm người, nhưng chuyển thế làm người thì rất khó trở về, bởi vì chuyển thế làm người thì như bước vào thùng thuốc nhuộm lớn, và rồi bạn sẽ biến thành kimchi, mà vì đã biến thành kimchi thì có thể nói là mùi vị của tập khí sẽ tỏa ra, giết, cướp, dâm, hai lưỡi, ác khẩu, rượu, cái gì cũng có hết. Trừ phi bạn đến đây và nhanh chóng biết đến tu hành, lập tức đóng chặt lục tặc, mắt tai mũi lưỡi thân ý đều đóng lại. Tôi lấy ví dụ này hay chứ? Bởi vì có ví dụ này nên tôi mới giải thích được, không có ví dụ này, thật sự tôi muốn giải thích thì cũng rất khó. Con người đều có tập khí, ghen tuông cũng là tập khí, đố kị cũng là tập khí, thế rồi ích kỉ cũng là tập khí. Tôi vừa giảng rồi đấy, vừa đọc lên đoạn này, ở đây đều là tập khí: nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, nhũng nhiễu, vô tri, bụng dạ hẹp hòi, soi mói, chỉ trích, bi quan, mong ngóng, oán hận, ỷ lại, tất cả đều là tập khí. Vì vậy, hôm nay chúng ta tu hành, không có phiền não là cái gì? Là loại bỏ hết những kì vọng của bản thân, không kì vọng cái gì cả, như thế bạn sẽ không thất vọng. "Tôi không kì vọng điều gì, không được không mất, tôi cũng không cần có được cái gì cả." Cần hiểu rằng, mọi người chăm chỉ tu hành! Sơ quả A La Hán, nhị quả A La Hán, còn có tam quả A La Hán, tứ quả A La Hán, A La Hán có bốn quả vị, lát nữa đây chúng ta sẽ cùng giảng về A Na Hàm. Đây cũng là một câu chuyện cười rất hay. Rất lâu trước kia có một quốc vương muốn tìm một câu nói mà có thể khiến người vui nghe xong thì thấy buồn, người buồn nghe xong thì thấy vui, nhưng ông ta đã tìm kiếm một thời gian rất dài rồi mà vẫn không tìm được. Cho đến một buổi đêm nọ, ông ta mơ thấy một bậc trí giả nói với ông một câu, chính là câu mà bản thân ông muốn tìm kiếm. Câu nói thần kì nhất trong lịch sử chính là: "Tất cả rồi sẽ qua đi, bất kể là chuyện tốt hay chuyện xấu, không có thứ nào có thể vĩnh hằng bất biến.” Khi bạn thất bại đau khổ, bạn cần nói với chính mình, tất cả đều sẽ qua đi, khi bạn thành công mà đắc ý vênh váo, bạn cũng phải biết rằng tất cả đều sẽ qua đi. "Tất cả đều sẽ qua đi" là câu nói của tôi. Om mani padme hum. (Ngày 17/10/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Liên Hoa Đồng Tử tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 25.)
26. Phần thứ 9: Nhất tướng vô tướng (3)
(Bài giảng 26) Tam quả A La Hán A Na Hàm - Bất Lai
Hôm nay sẽ nói về A Na Hàm.
"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Một vị A Na Hàm có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc quả A Na Hàm" không?" Tu Bồ Đề nói: "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? A Na Hàm còn gọi là Bất Lai, mà thật sự không có không đến thì gọi là A Na Hàm." Tôi giảng đoạn này là xong. Tu Bồ Đề nói: "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? A Na Hàm còn gọi là Bất Lai, mà thật sự không có không đến thì gọi là A Na Hàm." Ở đây vẫn là cùng một đạo lí, bạn đắc quả A Na Hàm rồi, bạn sẽ không nói "Tôi đã đắc quả A Na Hàm". Tuần trước tôi đã lấy ví dụ cá ở trong nước sẽ chẳng thường xuyên nhớ mãi đến nước. Nếu cá sống trong nước, hàng ngày nó đều sống trong nước, thì nó sẽ không nghĩ đến nước, bởi vì nó đã quen rồi mà, căn bản là nó không rời xa nước, nó phải có nước thì mới sống được. Con người chúng ta sống trên trái đất này, chúng ta sẽ không ngày ngày nghĩ đến không khí, không nghĩ rằng "Ôi, hôm nay có không khí không nhỉ? Hôm nay có không khí gì nhỉ?" Sẽ không thường xuyên nghĩ đến, vì chúng ta đã có được không khí rồi. Bạn đã đắc A Na Hàm rồi, bạn chính là A Na Hàm, bạn sẽ không ngày ngày nghĩ đến "Ta là A Na Hàm." Xem bạn đến cảnh giới nào, bạn đã có được cảnh giới nào rồi, bạn sẽ không muốn nói rằng tôi đã đến cảnh giới nào đó rồi, bạn đã là như vậy rồi mà, sẽ không ngày ngày nghĩ về điều đó nữa. Vì thế, Tu Bồ Đề nói rằng: Như một vị A Na Hàm, ngày ngày sẽ không nghĩ vị ấy là A Na Hàm, sẽ không thế. Ở đây nói A Na Hàm sẽ là như thế nào: gọi là Bất Lai, mà thật sự không có không đến thì gọi là A Na Hàm. Thế nào gọi là Bất Lai? Chúng ta nhớ rằng, thứ nhất: Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu, nhập vào dòng chảy dục vọng của ngũ trọc ác thế, nên gọi là Nhập Lưu, đây là vị A La Hán trụ thế, sơ quả A La Hán. Tiếp theo là Tư Đà Hàm, Tư Đà Hàm chính là Nhất Vãng Lai, lần trước tôi đã giảng: vị này cần phải đến thế giới Ta Bà một lần nữa, sau đó thì không đến nữa. Bây giờ giảng A Na Hàm. A Na Hàm chính là Bất Lai: vị ấy đã không còn đến thế giới Ta Bà nữa, đây là tam quả A La Hán. Chúng ta gọi là tam quả A La Hán, gọi là A Na Hàm. Tam quả A La Hán đã tương đương với Thánh Hiền, thế nhưng vị ấy ở đâu? Vì sao vị ấy được gọi là Bất Lai? Tam quả A La Hán có năm cõi trời, vị ấy sống tại Thiên giới, không phải ở cõi Dục giới. A Na Hàm biểu thị rằng vị ấy đã rời xa đủ mọi dục vọng của cõi Dục giới rồi. Dục vọng này, bởi vì con người là loài có dục vọng, giống như vừa rồi Sư Tôn ngủ gật chính là một trong những loại dục vọng. Ngủ là một trong những loại dục vọng. Tiền, thích tiền là một trong những loại dục vọng. Sắc, bạn thích mĩ sắc cũng là một trong những loại dục vọng. Danh, bạn háo danh, ví dụ như các đệ tử Chân Phật Tông của chúng ta háo danh, pháp sư háo danh muốn làm Thượng sư, Thượng sư háo danh muốn làm trưởng ban, trưởng ban của Tông Ủy Hội, trưởng ban háo danh muốn làm trưởng lão, có đúng thế không? Trưởng lão háo danh muốn làm tông chủ tương lai. Ai cũng có cách nghĩ như vậy, hết cái háo này đến cái háo khác, đó là háo danh. Giống các nhân vật chính trị đều là háo danh: họ muốn làm ủy viên lập pháp, sau ủy viên lập pháp lại muốn làm thị trưởng thành phố, có thực quyền thực lợi. Làm thị trưởng rồi thì sao nữa? Còn muốn làm bộ trưởng, cao hơn một chút, làm bộ trưởng. Làm bộ trưởng rồi lại muốn làm viện trưởng, viện trưởng Ngũ Viện. Lên viện trưởng Ngũ Viện rồi lại muốn làm phó Tổng thống, sau phó Tổng thống lại muốn lên nữa, muốn làm Tổng thống. Ở đây chỉ là háo danh. Tài, sắc, danh… rồi lại đến ăn. Bạn có thích ăn đồ ăn ngon không? Thích chứ, đây chính là dục vọng của bạn. Tài sắc danh thực… các món ăn. Ngủ, ngủ cũng là dục vọng của bạn đó, sau đó, bạn vẫn còn muốn nữa! Tôi muốn mua đồ hàng hiệu, đồ dùng xịn, đi xe sang, ở nhà xịn, ăn mặc sống đi lại đều là dục vọng. Phải mặc quần áo đẹp, mặc quần áo hàng hiệu, túi xách hàng hiệu cầm ra ngoài, bạn xem đều treo trên tay này. Lại còn háo danh nữa. Bạn hỏi tôi, cái miệng há ra, bên trong toàn là răng vàng, sau đó giơ ngón tay có đeo nhẫn ra, "đường này rẽ bên đây", trong mắt chỉ nhìn vào chiếc nhẫn… anh xem chiếc nhẫn của tôi này, anh xem, nhẫn kim cương đó! Mười carat đó! Họ cũng phải khoe một chút, đúng thế không? Cái gì cũng háo, đều là dục vọng. Lái xe cũng là có dục vọng, đi lại cũng là có dục vọng, mặc cũng là dục vọng, cái gì cũng là dục vọng cả. Rời xa mọi thứ dục vọng, tôi nói cho bạn biết, Dục giới thiên cũng là dục vọng. Từ tứ Thiên Vương thiên cho đến Đao Lợi thiên cao nhất, ba mươi ba cõi trời, hai mươi tám cõi trời, trong đó sáu cõi trời Dục giới đều là dục vọng. Vì thế, vị A Na Hàm không sống tại Dục giới. Vậy vị ấy sống ở đâu? Nơi đó gọi là ngũ Tịnh Cư thiên. Ngũ Tịnh nào? Vô Phiền thiên, Vô Nhiệt thiên, Hỉ Kiến thiên, Hỉ Hiện thiên, Sắc Cứu Cánh thiên, năm cõi trời này gọi là Ngũ Tịnh Cư thiên. Năm cõi trời này chính là nơi ở của Thánh Hiền. Không còn dục vọng nữa thì gọi là Thánh Hiền. Đó là Vô Phiền thiên, không còn phiền não. Vô Nhiệt thiên, không còn chịu nóng bức. Thiện Kiến thiên, Thiện Hiện thiên, và Sắc Cứu Cánh thiên. Sẽ không trở lại nữa, sẽ không đến Dục giới nữa, bởi vì họ đã rời xa mọi dục vọng rồi, nên gọi là Thánh Hiền. Vì sao là Vô Phiền thiên? Rời xa dục vọng thì không còn phiền não nữa. Có dục vọng thì tuyệt đối sẽ có phiền não, rời bỏ dục vọng thì sẽ không còn phiền não. Bởi vì bạn không muốn có cái gì cả thì bạn còn phiền não cái gì, căn bản là bạn không muốn cái gì cả thì không có phiền não. Đó gọi là Vô Phiền thiên. Không còn khó chịu vì cái nóng, bởi vì bạn cũng sẽ không bị thời tiết nóng khiến bạn muốn mở máy lạnh, muốn lạnh chừng nào, bởi thế thì bạn vẫn còn ưa thích máy lạnh. Đến Vô Nhiệt thiên rồi thì không còn phải chịu nóng bức nữa. Thế nào gọi là Thiện Kiến thiên? Những gì mà ta nhìn thấy đều là những cảnh sắc tốt đẹp nhất, Thiện Kiến thiên tối thắng. Những gì mà các vị nhìn thấy đều là hoàn mĩ, là Thiện Kiến thiên. Thế nào là Thiện Hiện thiên? Tam quả A La Hán ở Thiện Hiện thiên có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào, vị ấy cần đi giúp đỡ thì đều có thể xuất hiện. Ở đây nói rằng A Na Hàm gọi là Bất Lai, nghĩa là không nhập vào dòng chảy ô trọc của Dục giới, tất cả những dòng chảy ô trọc của Dục giới đều sẽ không đến, nhưng thật ra không phải là không đến. Ý là gì? Bởi vì có Thiện Hiện thiên, các vị đã nhìn thấy, các vị muốn đi giúp người ta, giúp chúng sinh, thì các vị sẽ đến, thật ra không phải không đến, nghĩa là các vị vẫn sẽ đến Dục giới. Đến Dục giới để làm gì? Để độ chúng sinh. Các vị có thể không đến, nhưng Thiện Hiện thiên các vị biểu hiện rằng các vị không có dục vọng, đến giải thích cho chúng sinh nghe về không còn dục vọng, sẽ xuất hiện ở ngũ trọc ác thế, xuất hiện tại Dục giới thiên, chủ yếu là đến để độ hóa tất cả những người còn có dục vọng, chúng sinh của cõi trời. Vì thế, không có không đến chính là ý nghĩa này. Bởi thế, ở đây có một cõi trời gọi là Thiện Hiện thiên, chỉ cần là điều tốt thì các vị đều sẽ xuất hiện, sẽ đến giúp đỡ chúng ta. Cho nên vẫn là có đến, chứ không phải là không đến. Chỉ là các vị đều không còn dục vọng, việc đến đây cũng là không có dục vọng. Thường thường khi tôi bước vào Seattle Lôi Tạng Tự, tôi nhìn thấy bên trên lư hương của chúng ta, trên lư hương thiên cung đó có một vị tam quả A La Hán. Bạn có biết không? Trên đỉnh của Song Liên Cảnh Giới có hai con hươu và pháp luân, trên pháp luân thường có một vị tam quả A La Hán ngồi ở đó. Vị ấy có đến đó, có đến thế giới Ta Bà của chúng ta, chỉ là vị ấy không còn dục vọng gì. Vị ấy ngồi ở đó, giúp đỡ những người có thiện niệm. Vị ấy cũng từng ở bên trong Song Liên Cảnh Giới để mà thuyết pháp khai thị cho những linh hồn trung ấm ở bên trong Song Liên Cảnh Giới. Tam quả A La Hán là Bất Lai, nhưng thật sự thì các vị vẫn đến. Ở trên lư hương có một vị tam quả A La Hán, ở trên pháp luân tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, Sư Tôn thường mở cửa sổ ra là có thể nhìn thấy một vị A Na Hàm - tam quả A La Hán, ngồi ở đó. Thỉnh thoảng, khi đi lên đó là sẽ nhìn thấy có một vị tam quả A La Hán ngồi ở trên lư hương, ở Seattle Lôi Tạng Tự. Vì thế ở đây các vị thật sự không phải là không đến. Các vị có thể không đến, nhưng thỉnh thoảng các vị vẫn đến. Bởi vì có Thiện Kiến thiên, các vị biết đó là điều thiện, các vị sẽ nhìn thấy, thế là các vị sẽ đến. Có Thiện Hiện thiên, nên các vị sẽ xuất hiện, nhìn thấy là thiện thì các vị sẽ xuất hiện. Như vậy mọi người đã hiểu đoạn này chưa? Có thể đạt đến tam quả A La Hán là đã rất tốt rồi, A Na Hàm. Đó chính là Thánh Hiền, chính là li dục, rời khỏi dục vọng. Dục vọng có rất nhiều loại, dục vọng thật sự là rất nhiều, dục vọng mà tôi vừa nói khi nãy… thật đó, tiền sắc danh ăn ngủ. Quần áo, ăn mặc, đi lại, ngoài ra còn có sống, sống cũng là một dục vọng. Bạn nói xem nơi bạn đang sống bây giờ, có người luôn chuyển nhà tới lui, chuyển tới chuyển lui, "tôi muốn sống tốt hơn một chút". Vì sao thường xuyên chuyển nhà? Là vì muốn sống tốt hơn một chút, đây chính là ham muốn về việc sống. Vì sao phải lái xe sang? Đó chính là ham muốn về việc đi lại. Vì sao phải mặc quần áo xịn? Đó là ham muốn về ăn mặc. Ăn mặc sống đi đứng đều là dục vọng. Còn nữa, vì sao phải đi học trường nổi tiếng? Bạn muốn học ở trường xịn cũng là một dục vọng đó! Bạn vào được trường danh tiếng, vì sao bạn không đi học ở một trường học lộn xộn làng nhàng đi? Vì sao không đi? Mà khăng khăng phải đi học nào là… muốn học trường luật, lại còn muốn học trường luật tốt nhất nữa. Muốn học trường khoa học công nghệ thì phải đến học ở học viện công nghệ Massachusetts cơ, trường công nghệ California cơ. Vì sao bạn muốn đi học ở Harvard? Vì sao bạn không đi học ở các trường đại học khác, vì sao nhất định phải đến Harvard? Chính là một cái danh đó! Bạn tốt nghiệp Harvard… đúng là trò cười. Đúng vậy không? "Tôi tốt nghiệp Harvard đây." Bạn xem, Harvard cho ra được bao nhiêu Tổng thống? Không giống nhau mà. Người tốt nghiệp Harvard đi ra ngoài còn được tiếng thơm nữa! Vì là trường học xịn mà, bó tay, chỉ là một cái tên đi theo bạn thôi. Cái gì cũng thế, đi học cũng là dục vọng. Con người đều như vậy. Bạn biết không? Có một người lúc nào cũng là số một. Có một lần người đó xếp thứ hai, anh ta liền tự sát. Anh ta luôn nói tôi phải là người đứng thứ nhất (không thể nào). Bỗng có một lần, anh ta đứng thứ hai, thế là anh ta bị trầm cảm, thế rồi tự sát... Thật là đáng thương! Bị cái danh trói lại. Tài sắc danh ăn ngủ, còn có rất nhiều rất nhiều dục vọng. Người học Phật chúng ta nhất định phải thoát khỏi cái này. Sau này bạn thành Thánh Hiền rồi, bạn hoàn toàn không còn dục vọng thì bạn sẽ là Thánh Hiền. Bởi vì cõi trời thứ nhất: Vô Phiền thiên, cõi trời không còn phiền não… Ngũ Tịnh Cư thiên cao nhất là Sắc giới, Sắc Cứu Cánh thiên là cao nhất, trong Ngũ Tịnh Cư thiên thì cao nhất là Sắc Cứu Cánh thiên. Phật Thích Ca Mâu Ni hiện tại đang ở đâu? Ở tại Sắc Cứu Cánh thiên thuyết pháp. Phật vẫn là có đến, Ngài ấy ở Sắc Cứu Cánh thiên thuyết pháp. Rồi, hôm nay chúng ta biết được tới đây cũng là rất tốt rồi. Tôi giải thích như vậy rõ ràng rồi chứ? Hỏi người bạn: "Anh nuôi con vẹt biết nói đó đến giờ thế nào rồi?" Người bạn đáp: "Ôi đừng nhắc nữa. Không ngờ tôi nuôi nó một tuần nó đã chết rồi." Tôi hỏi: "Nó bị bệnh chết à?" Người bạn đáp: "Không phải bị bệnh chết, nó thi nói với bà xã tôi, nói đến khi không còn sức lực nữa mà chết." Tôi kể cho bạn một chuyện nhé! Nói chuyện cũng là một loại dục vọng. Có người nếu hoàn toàn không nói gì thì phải khẩn trương cưới người đó ngay! Bởi vì exercise mouth (vận động miệng) thì phụ nữ là lợi hại nhất. Sư Tôn nói chuyện điện thoại thì không quá mấy câu, nói mấy điều quan trọng rồi thôi không nói nữa, chứ không buôn chuyện qua điện thoại. Bạn biết mấy cô gái nói chuyện điện thoại là thế nào không? Trước kia cho dù bạn cầm điện thoại di động nói chuyện, "Chúng ta nghỉ một lát nhé?" thế là cái tay này hạ xuống nghỉ một lát, ngay sau đó lại cầm lên "Rồi, chúng ta nói tiếp đi." Bây giờ hình như còn có cả cái giá đỡ rồi, đặt điện thoại lên cái giá là nói thôi. Mọi người có trải nghiệm này không? Phụ nữ mà nói chuyện điện thoại thì… ôi, trời ạ. Sư Tôn nói chuyện điện thoại, nói cho bạn biết, tôi không buôn chuyện, nói xong điểm chính, không còn gì nữa là thôi. Bạn nói chuyện với phụ nữ thì cũng hoa mắt chóng mặt đấy! Tôi chịu không nổi, đã sắp chết đến nơi rồi. Tôi nói: "Tôi phải đi ăn cơm." "Không được đi ăn cơm!" "Vì sao?" "Nói tiếp chứ." Thật đó! Sao lại thế chứ? Nói chuyện cũng là một loại dục vọng. Hôm nay giảng đến đây thôi, A Di Đà Phật! (Ngày 23/10/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Sinh Đại Sĩ Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 26.)
27. Phần thứ 9: Nhất tướng vô tướng (4)
(Bài giảng 27) Tứ quả A La Hán tự tính thanh tịnh
"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Một vị A La Hán có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc đạo A La Hán" không?" Tu Bồ Đề nói: "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Thật ra không có pháp danh là A La Hán. Thưa Thế Tôn! Nếu A La Hán có suy nghĩ: "Ta đã đắc đạo A La Hán", tức là đã chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Thế Tôn! Phật nói con đã đắc Vô Tránh Tam Muội, là đệ nhất trong số con người, là A La Hán bậc nhất đã lìa bỏ tham dục. Thưa Thế Tôn! Con không khởi suy nghĩ "Ta đã đắc đạo A La Hán". Thế Tôn! Nếu con khởi suy nghĩ "Ta đã đắc đạo A La Hán" thì Thế Tôn đã chẳng nói rằng Tu Bồ Đề là hành giả ưa thích hạnh A Lan Na. Do Tu Bồ Đề thật sự vô sở hạnh, nên nói là Tu Bồ Đề ưa thích hạnh A Lan Na." Ở đây là Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi, và Tu Bồ Đề đã trả lời nhiều việc như vậy. A La Hán chính là tứ quả, tứ quả A La Hán, đó cũng là Thánh nhân của Thanh Văn thừa. A La Hán chính là tứ Thánh quả mà chúng ta nói đến. Cái gọi là Tứ thánh quả là: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, tứ Thánh quả chính là bốn cảnh giới Thánh Hiền vượt lên trên cả thiên giới. Thanh Văn chính là A La Hán, tứ quả A La Hán gọi là Thanh Văn. Thế nào gọi là Thanh Văn? Vì sao lấy tên gọi là Thanh Văn? Nghe được pháp của Phật Đà mà đắc đạo, mà chứng đạo thì gọi là Thanh Văn, nghe được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp mà chứng đạo thì là Thanh Văn. Thanh nghĩa là âm thanh - giọng nói của Phật Đà, bạn nghe thấy và hơn nữa bạn còn chứng đạo, do vậy gọi là Thanh Văn thừa, là tứ quả A La Hán cao nhất. Tôi cho rằng A La Hán tứ quả là tự tính thanh tịnh, Phật tính của bản thân bạn đã hiển hiện rồi, đã thanh tịnh rồi thì là tứ quả A La Hán, đó đã là bất thối chuyển rồi, ở nơi đó gọi là bất thối chuyển. Hôm qua chúng ta giảng về tam quả A La Hán, tam quả A La Hán ở Ngũ Tịnh Cư thiên (nghĩa là năm cõi trời bất hoàn), vị ấy cũng sẽ không đến Dục giới nữa, nhưng vị ấy vẫn ở tại Ngũ Tịnh Cư thiên (Ngũ Bất Hoàn thiên), sẽ không trở về, đó là tam quả A La Hán, cũng là Thánh Hiền. Tự tính hoàn toàn thanh tịnh rồi thì là tứ quả A La Hán, gọi là Thanh Văn. Tôi phân biệt một cách đại khái như vậy, đây chỉ là đại khái thôi, hoàn toàn không phải là cách phân biệt theo quy định chặt chẽ. Bạn muốn tu tứ quả A La Hán, bạn phải theo lời Phật Đà nói, khổ - tập - diệt - đạo mà Phật Đà giảng trong lần chuyển pháp luân đầu tiên, từ đó thành tựu đại La Hán. Duyên Giác, thế nào gọi là Duyên Giác? Duyên Giác cũng là Thánh nhân, gọi là Độc Giác, một vị làm theo pháp thập nhị nhân duyên mà Phật nói, để lĩnh ngộ được đạo lý của nó, thực tiễn pháp thập nhị nhân duyên, tu pháp thập nhị nhân duyên thì gọi là Duyên Giác. Thế nào là Bồ Tát? Là vị tu hành theo pháp lục độ, lục độ là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí huệ, thiền định, y theo pháp lục độ mà tu thì là Bồ Tát. Tu theo bát chính đạo thì là Phật. Tôi phân biệt sơ lược như vậy để mọi người thấy rõ ràng một chút vì sao gọi là Phật, vì sao gọi là Bồ Tát, vì sao gọi là Duyên Giác, vì sao gọi là Thanh Văn. Thanh Văn chính là A La Hán, tự tính thanh tịnh do thực hành khổ - tập - diệt - đạo. Phật Đà hỏi: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Một vị A La Hán có thể có suy nghĩ "Ta đã đắc đạo A La Hán" không?" Tu Bồ Đề trả lời: "Không thể, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Thật ra không có pháp danh là A La Hán. Thưa Thế Tôn! Nếu A La Hán có suy nghĩ: "Ta đã đắc đạo A La Hán", tức là đã chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả." Câu này rất quan trọng, bạn nói: "Tôi đã đắc A La Hán rồi." Cái này chính là chấp tướng, chấp vào cái tên gọi, chấp vào danh. Tôi đắc đạo A La Hán, cái "tôi" này là chỉ cái tôi nào đây? Vì thế, ở đây có một kiến thức rất lớn, và Tu Bồ Đề hiểu được điều này, ngài ấy nói: "Nếu như nói tôi đã đắc đạo A La Hán, thế thì tôi không thể nào là A La Hán." Bởi vì bạn đã chấp tướng rồi, chấp vào cái tướng của danh từ đó, chấp vào danh tướng. "Tôi đã thành Phật rồi." Bạn đã chấp vào cái danh tướng Phật. Bạn chỉ tự thực tiễn thôi chứ không có cái tên gọi Phật này, không có cái tên gọi Bồ Tát này, không có cái tên gọi A La Hán này, không có cái tên gọi Duyên Giác này. Bởi vì sau khi bạn chứng đạo, danh tướng đều phải buông bỏ, không bám chấp vào cái gọi là "tôi chính là Bồ Tát", "tôi chính là A La Hán"… Không có cái chuyện đó. Nếu như tôi nói tôi đã đắc đạo A La Hán, thì đó là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả tướng. Bởi vì đã vô ngã rồi thì sẽ không còn có con người, mà đã không có con người thì đương nhiên không có chúng sinh, đã không có chúng sinh thì cái gì là thọ giả đây (vì thọ giả là thời gian)? Chúng ta nói thọ giả tương tự như thời gian, chúng sinh tương tự như không gian. Vì thế, tôi giảng đạo lí này như vậy, mọi người có thể hiểu rồi, đạo lí chính là cái ý nghĩa này, bạn không được chấp vào danh tướng, mặc dù bạn đã là A La Hán, nhưng bạn sẽ không thường xuyên nghĩ: "Ta chính là A La Hán." Sẽ không thế! Bạn đã là một Bồ Tát rồi, bạn sẽ không thường xuyên nghĩ: "Ta chính là một Bồ Tát." Cái "ta" này chính là đã chấp vào ngã tướng rồi — tướng của cái ta này, ngã tướng, không thể chấp vào danh tướng. Trong lần chuyển pháp luân thứ hai, Phật Đà đã nói về vô tướng. Bạn chấp vào ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, đều không thể có bốn tướng này. Phật nói pháp vô tướng, lần chuyển pháp luân thứ hai, Phật đã giảng về vô tướng. Tiếp nữa, vì không thể chấp vào danh tướng cho nên không thể thường xuyên nghĩ "tôi đã đắc A La Hán rồi". Thật ra, rất nhiều các đệ tử của Phật đều là A La Hán, chúng ta thường nói năm trăm vị A La Hán, năm trăm chính là mang ý nghĩa rất nhiều, chứ không phải thật sự chỉ có năm trăm vị A La Hán. Vào thời đại của Phật Đà, người đắc đạo A La Hán nhiều vô cùng, cho nên chúng ta nói năm trăm vị A La Hán thì ở đây năm trăm là ý nói rất là nhiều. "Thế Tôn! Phật nói con đã đắc Vô Tránh Tam Muội, là đệ nhất trong số con người." Thế nào gọi là Vô Tránh Tam Muội? Rất đơn giản, bởi vì đã vô ngã rồi thì còn tranh cái gì với người ta nữa? Vô Tránh Tam Muội, không có cái ta, bạn còn tranh cái gì với người ta nữa, có cái gì đáng để tranh? Không có tôi, không có bạn, không có người khác, không có chúng sinh, vậy bạn tranh với ai? Tôi hỏi bạn một câu rất đơn giản là thấy. Có người nói tôi đã đến mặt trăng để mở khách sạn Hilton. Tôi đợi đến khi một số người di cư đến mặt trăng, tôi đợi chúng sinh ở thế giới Ta Bà (con người trên trái đất) tương lai sẽ bay bay bay, ngồi trên tàu vũ trụ bay thẳng tới mặt trăng, lên đó có khách sạn Hilton, tôi kiếm tiền của chúng sinh, kiếm tiền của trái đất. Tôi có thể tiên tri, nên bây giờ mở khách sạn Hilton ở đó, rồi đợi tàu vũ trụ của các bạn bay đến, mọi người đến đây, hoan nghênh hoan nghênh, phòng Tổng thống bao nhiêu tiền, những căn phòng bình thường bao nhiêu tiền, bao nhiêu tiền. Bạn cầm số tiền đó có tác dụng gì? Bởi vì chỉ có mỗi cái khách sạn Hilton của bạn, bên cạnh chẳng có cái gì, ngay cả một quầy hàng ăn vặt cũng không có, ngay cả xe ô tô, xe buýt cũng đều chẳng có. Bạn cầm số tiền đó thì có tác dụng gì? Tôi hỏi bạn, bạn cầm tiền không dùng được, bạn đem kim cương cho tôi có được không? Bạn bay đến đó, đưa kim cương cho anh ta, kim cương có công dụng gì không, kim cương có thể ăn không? Không thể ăn, kim cương không thể ăn, vàng thì có thể nhỉ, vàng rất đắt, đè chết bạn luôn. Bạn đi tới đó mở khách sạn Hilton, bạn mở cả buổi, kết quả là tên lửa bắn không thành công, con người đăng kí bay lên mặt trăng, nhưng rồi chẳng ai đến được cả, bạn đã mở khách sạn Hilton rồi, ở đó ngày ngày nhìn thấy Hằng Nga, nhìn thấy thỏ ngọc, nhìn thấy Ngô Cương chặt cây quế, thật không hiểu ra làm sao cả! Tôi hỏi bạn, một câu rất đơn giản: "Ở trên mặt trăng bạn tranh với ai?" Chỉ có một mình bạn ở trên mặt trăng, bạn tranh với ai? Phật Đà nói rồi, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, bạn tranh với ai? Đây là Vô Tránh Tam Muội. Tôi nói một ví dụ đơn giản cho bạn nghe, bạn sẽ hiểu thế nào gọi là Vô Tránh Tam Muội. Vì đã vô ngã rồi thì bạn còn tranh với ai? Nếu như còn tranh với người ta thì cho thấy vẫn còn có cái ngã. Trước kia, Sư Tôn đã làm rất nhiều việc sai, tôi đã làm rất nhiều việc sai. Trước kia tôi viết mục "Chân Phật luận kiếm", tôi phê bình người này, phê bình người kia, sai lầm rồi, đó vẫn còn là có cái ngã. Trước kia tôi rất hay mắng người ta, từng có một tờ báo, tờ báo đó là báo gì nhỉ? Ở Đài Loan có một tờ báo rất nổi tiếng, từ hồi rất lâu rồi, bây giờ còn không nhỉ? (Đệ tử nói: Tờ Thời Báo Trung Quốc.) Thời Báo Trung Quốc. Giống như tờ tuần san Times đó, tuần báo Times, đăng bài rằng Lư Thắng Ngạn là chửi người ta số một. Tuần báo Times nói tôi là người chửi người ta số một, bởi vì trong Chân Phật Báo có mục "Chân Phật luận kiếm", Chân Phật luận kiếm chính là như thế, luận kiếm mà, Hoa Sơn luận kiếm, Chân Phật luận kiếm, choa, giết tới giết lui, chặt tới chặt lui, đã chém rất nhiều người, rất sướng! Điều đó không phù hợp với Vô Tránh Tam Muội, thật đó. Bạn đã tu đến vô ngã rồi còn tranh với người ta cái gì? Vô Tránh Tam Muội mà! Đừng tranh với người khác, giống như con rùa, hãy tu bản thân cho thành tựu, sau đó lại đến độ chúng sinh, làm một vị Bồ Tát. Làm con rùa, mọi người có chém bạn thì bạn cũng đều trốn trong mai rùa, có chặt chém thế nào cũng chém không được, tay cũng không chặt được, chân cũng không chặt được, ta cứ trốn ở bên trong mà tu pháp cho tốt, tu thành rồi mới ra ngoài để thuyết pháp độ chúng sinh, đây mới gọi là Vô Tránh Tam Muội đó. "Phật nói con đã đắc Vô Tránh Tam Muội, là đệ nhất trong số con người", (là người số một trong số mọi người). Tu Bồ Đề nói, Phật nói ngài ấy là vị A La Hán bậc nhất đã rời bỏ tham dục. Cảnh giới rời bỏ dục vọng chính là A La Hán, rời xa tất cả dục vọng chính là A La Hán. "Thưa Thế Tôn! Con không khởi suy nghĩ "Ta đã đắc đạo A La Hán." Tu Bồ Đề nói: "Con không nghĩ như vậy, con là bậc A La Hán rời bỏ tham dục." Đương nhiên không nghĩ, bởi vì nếu ta nghĩ như vậy thì đó không phải là A La Hán. Bởi vì có cái tôi rồi mà, không thể chấp vào danh tướng. "Nếu con khởi suy nghĩ "Ta đã đắc đạo A La Hán" thì Thế Tôn đã chẳng nói rằng Tu Bồ Đề là hành giả ưa thích hạnh A Lan Na." Thế nào gọi là ưa thích hạnh A Lan Na? Thế nào là ưa thích hạnh A Lan Na? Có ai biết không? Đại sứ Liêu giơ tay, tốt lắm, xin mời. (Đại sứ Liêu: Hạnh A Lan Na chính là thích ở một mình, giống như con rùa mà thanh tịnh tu hành.) Đó chính là điều tôi vừa nói mà! (Đại sứ Liêu: ưa thích hạnh A Lan Na nghĩa là suy nghĩ rất thanh tịnh.) Đúng rồi! Không sai. Cho nên cái này chuyển tới chuyển lui vẫn là một con rùa. Bạn không thể có suy nghĩ này, suy nghĩ này không thể xuất hiện: "Tôi đã đắc đạo A La Hán." Nếu mà "ta" còn có cái suy nghĩ này, thì Thế Tôn sẽ không nói Tu Bồ Đề là người ưa thích hạnh A Lan Na. "Do Tu Bồ Đề thật sự vô sở hạnh, nên nói là Tu Bồ Đề ưa thích hạnh A Lan Na." Ngài ấy thật sự không làm gì cả. Chúng ta cũng nghĩ như vậy, thật ra con người ở thế giới Ta Bà, thật sự bạn cũng chẳng làm gì cả. Cho nên sau này sẽ nói rằng, Lư Sư Tôn bây giờ đang ở đây thuyết pháp, cũng giống như chẳng hề thuyết pháp, không đang làm gì cả, chẳng qua chỉ là ở thế giới huyễn này mà làm việc huyễn thôi. Cho nên Đức Phật, Phật pháp là rất cao thâm, tuyệt đối không hề giống các tôn giáo bình thường, bởi vì trí huệ của Phật pháp vô cùng cao siêu. Kiểu trí huệ này cũng tương tự như trí huệ không có trí huệ, bởi vì không có trí huệ cho nên mới gọi là trí huệ. Cái này vô cùng cao, ở vào thời đại đó, Phật Đà đã có thể nói pháp vô tướng như vậy, đây tuyệt đối không phải là người bình thường, cũng không phải là tôn giáo bình thường, tuyệt đối không phải là tôn giáo bình thường. Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, chỉ cần bốn điều này, bạn đã có thể đạt đến bốn điều này thì bạn đã thành tựu rồi. "Tu Bồ Đề thật sự vô sở hạnh, nên nói là Tu Bồ Đề." Câu nói này, ngài ấy thật sự đã làm cái gì, ngài ấy có làm, nhưng mà ngài ấy không chấp vào cái việc đã làm này, tương đương như xem nó là không làm, bởi vì vô ngã cho nên cũng là vô tác. Hôm nay Lư Sư Tôn ở đây thuyết pháp, tôi nói căn bản là tôi không thuyết pháp, điều này chính là vô tác - không làm, chỉ là phát bồ đề tâm, thuận theo như thế mà làm, làm cũng như không làm gì cả. Tôi chưa từng bao giờ xem việc thuyết pháp hôm nay là này nọ cả, hoặc cứ luôn nhớ đến nó, tôi nói pháp gì, thuyết pháp gì, thuyết pháp gì… tôi đang thuyết pháp gì. Không có cái tôi này đang thuyết pháp. Vì thế, khi người ta bảo Tổ sư Đạt Ma thuyết pháp, ngài ấy mới lên pháp tọa, đập bàn một cái, "bộp", thuyết pháp đã xong, rồi đi xuống. Điều đó chính là nói đến việc này: hoàn toàn không làm gì cả. Có người nói Tu Bồ Đề thuyết pháp, như thế là phỉ báng Tu Bồ Đề, về sau, trong kinh Kim Cang có nói: "Phật cũng không thuyết pháp, không có pháp nào có thể nói." Trí huệ rất cao đó, mọi người phải hiểu cho kĩ càng. Kinh Kim Cang không hề dễ nói giảng đâu, có thể giảng đến mức kĩ càng tỉ mỉ không dễ đâu. Cho nên, Tu Bồ Đề cũng không phải là bậc A La Hán rời bỏ tham dục số một, cũng không phải là nguời số một trong số con người. Thế nào gọi là Vô Tránh Tam Muội, vô tránh? Mọi người đi vào đại điện của Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đi vào căn phòng khách nhỏ đó, muốn đến căn phòng khách nhỏ ở nhà ăn, ở bên đó có viết hai chữ "vô tránh", là Sư Tôn viết đó. Không có cái ngã thì làm gì có việc tranh giành? Vô Tránh Tam Muội đó! Không có cái tôi, làm gì có tranh giành? Bạn tranh với người ta cái gì? Cho nên, người nghe lời Sư Tôn nhưng chẳng hề thực hành, trở về là lại ghen tuông, lại đố kị, hoặc làm mấy việc ngốc nghếch, đó là làm việc ngu ngốc trong mơ, đều chưa đến được hai chữ vô tránh này, đều chưa có tác dụng gì cả. Nếu bạn học Phật học đến bây giờ mà vẫn còn tranh giành với người khác, tranh danh, tranh vị, tranh lười nhác, đến cả lười biếng cũng phải tranh, đúng thế không? "Anh có thể lười như thế thì vì sao tôi lại phải làm? Tôi phải lười hơn anh." Đó chính là tranh lười đó, tông phái chúng ta thích nhất là tranh nhau lười biếng đó. "Vì sao tôi phải vất vả như thế chứ?" "Vì sao người kia lại rảnh rỗi thế nhỉ?" "Tôi làm tì kheo ni, vì sao tôi không thể lười chứ, vì sao mỗi ngày tôi đều phải làm những việc này? Tôi cũng phải học lười như người ta."… Đó đều là tranh lười nhác, cũng là tranh. Chúng ta không tranh tinh tấn, mà lại tranh lười nhác, tông phái chúng ta thích nhất là tranh lười nhác: "Cái này kêu người khác đi làm là được rồi, vì sao tôi phải đến làm chứ?" Ba bí quyết làm việc: thứ nhất là đùn đẩy, đùn đẩy cho người khác: "Tôi không làm", "Tôi không có thời gian đâu", "Anh làm đi", …. Thứ hai là trì hoãn. Ba ngày phải làm xong thì tôi kéo dài tới một tuần lễ, tôi kéo dài tới một tháng, tôi kéo dài tới một năm, kéo dài hai năm, kéo dài ba năm… Bí quyết làm việc thứ hai là trì hoãn. Bí quyết làm việc thứ ba là lôi kéo. Thực sự không trì hoãn được nữa thì lôi kéo người khác đến làm, mau chóng đi lôi kéo thêm người. Đùn đẩy, trì hoãn, lôi kéo, ba bí quyết làm việc. Trong Hậu Hắc Học, Lí Tông Ngô đã viết rằng, da mặt phải dày, tâm phải đen tối, cái đó gọi là Hậu Hắc Học. Da mặt dày, tâm phải đen tối, gọi là Hậu Hắc Học, Lí Tông Ngô viết vậy. Bạn đọc xong Hậu Hắc Học sẽ cảm thấy rất buồn cười, ba bí quyết làm việc là đùn đẩy, trì hoãn và lôi kéo. Người học Phật chúng ta phải Vô Tránh Tam Muội. Tinh tấn, nhất định phải tinh tấn. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 24/10/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Quan Thế Âm Bồ Tát tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 27.)
28. Phần thứ 10: Tịnh thổ trang nghiêm (1)
(Bài giảng 28) Thật không đạt được điều gì về pháp
Phật hỏi Tu Bồ Đề: "Ý ông thế nào? Xưa kia Như Lai ở chỗ của Phật Nhiên Đăng, có đạt được điều gì về pháp không?" "Không có, thưa Thế Tôn! Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không đạt được điều gì về pháp." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Bồ Tát có làm trang nghiêm Phật thổ không?" "Không có, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Người làm trang nghiêm cõi Phật tức không trang nghiêm, thì gọi là trang nghiêm." "Vì thế Tu Bồ Đề, các Bồ Tát Ma Ha Tát nên như thế mà sinh tâm thanh tịnh, không nên trụ vào sắc mà sinh tâm, không nên trụ vào thanh - hương - vị - xúc - pháp mà sinh tâm, nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy." "Tu Bồ Đề! Ví như có người, thân to như núi Tu Di, ý ông thế nào, là thân ấy rất to lớn chăng?" Tu Bồ Đề nói: "Rất lớn, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Phật nói không phải thân, thì gọi là thân lớn." Thế nào là tịnh thổ? Ví dụ như Tây phương Cực Lạc thế giới chính là tịnh thổ, chúng ta thường xuyên nói Tây phương Cực Lạc thế giới. Thực tế có rất nhiều tịnh thổ: ở chỗ của Địa Tạng Vương Bồ Tát có tịnh thổ Thúy Vi, chỗ của Quan Thế Âm Bồ Tát có tịnh thổ Viên Thông, chỗ của A Di Đà Phật thì chính là tịnh thổ Tây Phương, chỗ của Dược Sư Lưu Li Quang Vương Phật là tịnh thổ Lưu Li. Vậy thế nào là tịnh thổ? Nơi mà Thánh nhân ở, nơi mà các Thánh Hiền đều đến đó để ở, nơi mà tất cả đều rất thanh tịnh, không có khổ chỉ có vui. Pháp thân Phật ở nơi đó, báo thân Phật cũng ở nơi đó, ứng thân Phật cũng ở nơi đó. Tây phương Cực Lạc thế giới còn có cõi "Phàm Thánh đồng cư", ở nơi đó chủ yếu là những người mang nghiệp vãng sinh, bạn vẫn còn có nghiệp chướng, trước tiên bạn đi đến nơi đó để ở cùng với Thánh nhân, chịu những ảnh hưởng và cảm hóa từ Thánh nhân, thế rồi bạn sẽ trở thành Thánh nhân, đó chính là cõi "Phàm Thánh đồng cư". Tiếp theo là cõi "Phương tiện hữu dư", tiếp theo cao hơn nữa là cõi "Thực báo trang nghiêm", cao tiếp nữa là cõi "Thường tịch quang". Cõi "Thường tịch quang" chính là nơi pháp thân Phật cư ngụ. Cõi "Thực báo trang nghiêm" chính là nơi báo thân Phật cư ngụ. Tiếp theo thì sao? Cõi "Phương tiện hữu dư" là nơi ứng thân Phật cư ngụ. Pháp thân Phật, báo thân Phật, ứng thân Phật đều ở cõi tịnh thổ, và những nơi mà các Thánh Hiền cư ngụ gọi là tịnh thổ. Thế nào gọi là trang nghiêm? Thanh tịnh chính là trang nghiêm. Ở đây nói đến phần thứ mười rồi, Phật nói với Tu Bồ Đề: "Xưa kia Như Lai ở chỗ của Phật Nhiên Đăng, có đạt được điều gì về pháp không?" Đây là Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Tu Bồ Đề. "Không có, thưa Thế Tôn! Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không đạt được điều gì về pháp." Tôi sẽ giảng câu nói này. Trong kiếp quá khứ, khi Phật Thích Ca Mâu Ni là Thiện Huệ Đồng Tử, đã đem hoa sen mà Da Du Đà La đưa cho ngài để đi cúng dường Phật Nhiên Đăng. Ở chỗ của Phật Nhiên Đăng ngài ấy có đạt được cái gì không? Tu Bồ Đề trả lời: "Không có, thưa Thế Tôn! Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không đạt được điều gì về pháp." Có nghĩa là: Phật Thích Ca Mâu Ni đi đến chỗ của Phật Nhiên Đăng học được điều gì? Thật sự là chẳng học được điều gì cả, Tu Bồ Đề trả lời như vậy. Đây rồi, ba chữ "vô sở đắc" lại xuất hiện rồi, thật không có được điều gì. Ai có thể nói hoàn toàn rõ ràng viên mãn về "vô sở đắc"? Vì sao là vô sở đắc? Bạn có thể nói rõ, bạn có thể nói rất trọn vẹn hoàn hảo thì Sư Tôn sẽ tặng cho bạn chuỗi hạt này. Mọi người đều biết niệm kinh Kim Cang mà, khi mọi người siêu độ thì cũng niệm, bạn làm bất kì pháp sự nào cũng đều niệm kinh Kim Cang. Chính câu nói này, nếu bạn có thể nói về nó một cách đầy viên mãn thì tôi sẽ tặng bạn chuỗi hạt. "Không có, thưa Thế Tôn! Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không đạt được điều gì về pháp." Vô sở đắc, vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni đi gặp Phật Nhiên Đăng, nhưng lại chẳng có được cái gì cả? Vì sao vậy? Bạn có thể trả lời đúng và đầy đủ, bộ não hoạt động đi nào, lập tức trả lời, chuỗi tràng hạt này sẽ là của bạn. Bạn có thể trả lời về vô sở đắc thì là bạn "hữu sở đắc" rồi. (mọi người cười) Không có ai nói được à? Lại đùn đẩy cho tôi à? Nói được chính xác thì cầm ngay chuỗi hạt này mà đi. Không phải nói nhiều, chuỗi hạt này chính là của bạn. Vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni đi đến chỗ Phật Nhiên Đăng nhưng Phật Nhiên Đăng lại chẳng hề dạy gì cho Phật Đà? Vì sao? Phật Đà không có được cái gì cả. Vì sao vậy? Hôm nay tôi sẽ giảng câu nói này. Nhất định sẽ phải nói cho trọn vẹn, tôi nói để bạn biết, sự việc này không nói cho rõ ràng thì mọi người sẽ không hiểu được kinh Kim Cang. Tôi nói với mọi người nhé, đây là một vấn đề rất nghiêm túc. Sau thời Lục Tổ, nếu muốn phán đoán xem bạn đã khai ngộ hay chưa thì đều phải dựa vào kinh Kim Cang để đoán định. Bạn đã khai ngộ hay chưa? Bạn đã hợp được với ý nghĩa của kinh thì gọi là khai ngộ, không hợp với ý nghĩa của kinh thì không được xem là khai ngộ! Vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni nói là vô sở đắc? Tất cả Thánh Hiền, bất kể là bạn đi đến nơi nào, bạn đi đến chỗ sư phụ mà bạn theo, nếu còn có những điều thu được thì những cái đó không tính. Những thứ đó đều không tính! Bất kể là bạn theo sư phụ nào, nếu thực sự bạn có thu được điều gì thì đều không phải là thật sự có được. Cái thật sự có được là gì? Là cái vô sở đắc. Cái thật có được chính là vô sở đắc. Khi xưa khi Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ đã nói một câu: chúng sinh trên đời đều có Phật tính. Mà vì bạn đã có Phật tính rồi, bạn làm gì còn đi lấy Phật tính nữa? Không thể nào! Bạn đã có Phật tính rồi, lẽ nào Phật Nhiên Đăng còn đưa cho bạn cái đèn sao? Đưa cho bạn cây đèn hoặc thắp lên ngọn đèn tâm cho bạn sao? Hay là cho bạn ánh sáng? Không phải! Trong tâm bạn… mỗi một chúng sinh đều có Phật tính! Vì thế, "Chỉ Nguyệt Lục"… Sư Tôn dùng ngón tay này để chỉ vào mặt trăng, là có ý gì? Tôi chỉ thế này là ý nói rằng "Bạn đã có Phật tính rồi". Phật tính ở trên người bạn, không cần phải đến tìm tôi nữa. Bạn vừa mới nói là vô sở cầu, không sai, là không còn mong cầu gì nữa. Chỉ cần bạn nhìn thấy được, nhìn thấy Phật tính của chính mình, thì Phật Nhiên Đăng không thể cho tôi cái gì cả, tôi vô sở đắc. Ý nghĩa này nằm ở đây. Nghe cho rõ nhé, bạn đọc đến câu này phải nhớ câu này rất quan trọng. Vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có được cái gì? Bởi vì chính bản thân bạn đã có rồi, không cần phải đến tìm tôi nữa! Bạn chỉ cần dùng một ngón tay chỉ vào mặt trăng, Phật tính của bạn ở đó. Chỉ cần bạn nhìn thấy mặt trăng đó thì chính là nhìn thấy Phật tính của chính mình. Bạn có được cái gì? Chẳng có gì. Cái này gọi là vô sở đắc. Chỉ có Tu Bồ Đề mới có thể nói ra được câu này: "Không có, thưa Thế Tôn! Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không đạt được điều gì về pháp." Đúng thế không? Nhưng cái nội tại thì vốn là ta đã có, thành Phật cũng là cái mà ta có, nên ta không thể nào do Phật Nhiên Đăng cho ta thành Phật được. Thành Phật không phải là tôi ban cho các bạn đâu! Tương lai các bạn thành Phật là do tự mình thành Phật đó chứ! Làm gì có chuyện tôi cho bạn? Tôi cho bạn thứ gì? Cái mà tôi cho bạn đều là những thứ thế tục: chuỗi hạt này là món đồ thế tục, tôi cho bạn cái chày kim cang… "Lấy được một cái chày kim cang ở chỗ Phật Nhiên Đăng, đó là cái tôi có được" ư? Chẳng phải, đó là thứ của thế tục. Cái thứ đích thực chính là Phật tính thì bạn vốn đã có rồi, bạn còn có gì để mà đạt được nữa? Nói như vậy có đúng không? Vì thế bạn đọc kinh bạn phải hiểu rõ, mọi người đều thuộc làu kinh Kim Cang, mọi người ngày nào cũng đọc, đọc tới đọc lui, thuộc tới thuộc lui, nhưng bạn lại không hiểu ý nghĩa của kinh nằm ở đâu. Hôm nay, trọng điểm chính là câu nói này: "Thực vô sở đắc." Bạn xem, "Không có, thưa Thế Tôn! Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không đạt được điều gì về pháp." Tu Bồ Đề biết điều này. Nếu không giải thích câu nói này, nếu không phải là tôi biết, tôi giảng cho các bạn nghe thì các bạn mãi mãi không biết câu nói này rốt cục là nói cái gì. Chỉ biết là vô sở đắc. Trong Tâm Kinh nói: "Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đỏa." Bởi vì vô sở đắc nên bạn mới có thể trở thành một vị Bồ Tát. Vừa rồi có đệ tử kia hỏi về "tám ngọn gió thổi vẫn bất động", thật ra tám ngọn gió thổi vẫn bất động chính là một quá trình tu hành. "Vô sinh pháp nhẫn" là quan trọng nhất, bạn có thể tu hành đến được quả vị "vô sinh pháp nhẫn" thì tám ngọn gió căn bản là có thổi thì bạn vẫn bất động. Bất kể chúng ta đọc kinh cũng được, học Phật cũng được, nhưng phải hiểu ý nghĩa của kinh. Những sư phụ bình thường khác thì chỉ thuyết pháp giống như Liên Tự, Liên Tự vừa mới thuyết giảng về pháp: tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc, đều là không thể nắm bắt được, các vị thầy khác chỉ có thể giảng như thế thôi, nhưng họ không biết vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni đi đến chỗ Phật Nhiên Đăng học tập mà sau khi học xong ngài ấy lại chẳng có được cái gì. Thiền tông có một vị tổ sư đã đến chỗ của sư phụ của ngài ấy để học. Khi trở về, rất nhiều người hỏi ngài: "Ngài có được cái gì từ chỗ của sư phụ?" Ngài ấy nói: "Cuối cùng tôi đã có được rồi." "Có được cái gì?" "Tôi đã biết rồi." "Biết cái gì?" "Con mắt nằm ngang, cái mũi nằm dọc!" Cái này thì ai chẳng biết! Con mắt nằm ngang, cái mũi nằm dọc ư? Thật ra ngài ấy nói "con mắt nằm ngang, cái mũi nằm dọc" là có ý nói rằng "căn bản là tôi chẳng có được cái gì". Vì thế, kì thực thành Phật là tự mình thành Phật, không phải là sư phụ cho bạn. Tôi chỉ là trỏ vào mặt trăng, đầu ngón tay tôi trỏ vào mặt trăng kia, bạn nhìn xem đó là mặt trăng đó, là như vậy đó. Có một người mẹ dắt đứa con trai bốn tuổi đi vào siêu thị. Sau khi vào siêu thị, người mẹ liền tháo lỏng đai quần của con trai ra. Nhân viên làm việc ở siêu thị liền hỏi: "Vì sao chị lại làm như vậy?" Người mẹ trả lời: "Tay của nó sẽ bận túm cái quần lên, thế thì sẽ chẳng có cách nào cầm nắm lung tung các thứ." Đây là trí tuệ của người mẹ. Tôi nói cho bạn biết nhé, Phật pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đều vô cùng có trí huệ, đều là Phật huệ tối cao! Kinh Kim Cang là trí huệ Như Lai rất cao siêu, không phải là thứ mà người thế tục có thể biết được. Giống như Tâm Kinh, mọi người đều thuộc lòng, Tâm Kinh rất ngắn, kinh điển ngắn nhất chính là Tâm Kinh. Tôi đã nói rồi, chắt lọc của kinh Đại Bát Nhã chính là kinh Kim Cang, chắt lọc của kinh Kim Cang chính là Tâm Kinh, tinh hoa đều nằm ở Tâm Kinh và kinh Kim Cang. Kinh Đại Bát Nhã là trí huệ của Như Lai, nếu bạn thật sự ngộ rồi, thật sự khai ngộ rồi, thì lấy bất kì kinh điển nào ra đọc, thì liếc qua là hiểu ngay. Bạn chưa khai ngộ thì mỗi kinh điển sẽ đều là chướng ngại của bạn. Đừng nói là bạn thuộc lòng Tâm Kinh, bạn có thể đọc thuộc kinh Kim Cang, ngày ngày bạn niệm kinh Kim Cang, chẳng bằng Lục Tổ Huệ Năng nghe được một câu: "Nên vô sở trụ mà sinh tâm ấy." Lục Tổ nghe được câu này thì lập tức ngài ấy có được ngộ cảnh. Hôm nay Sư Tôn chỉ giảng một câu nói này mà thôi. Câu nói này chính là điểm chính, điểm qua trọng mà hôm nay tôi giảng. Chính bạn đã có thì tuyệt đối đừng đi tìm ở bên ngoài, vì thế nên bạn mới là vô sở đắc. Om mani padme hum. (Ngày 30/10/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Đồng Tử Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 28.)
29. Phần thứ 10: Tịnh thổ trang nghiêm (2)
(Bài giảng 29) Cõi Phật trang nghiêm tức không trang nghiêm
Phật hỏi Tu Bồ Đề: "Ý ông thế nào? Xưa kia Như Lai ở chỗ của Phật Nhiên Đăng, có đạt được điều gì về pháp không?" "Không có, thưa Thế Tôn! Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng thật không đạt được điều gì về pháp." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Bồ Tát có làm trang nghiêm Phật thổ không?" "Không có, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Người làm trang nghiêm cõi Phật tức không trang nghiêm, thì gọi là trang nghiêm." Lúc này Phật Thích Ca Mâu Ni lại hỏi: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Bồ Tát có làm trang nghiêm Phật thổ không?" "Không có, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Người làm trang nghiêm cõi Phật tức không trang nghiêm, thì gọi là trang nghiêm." Lại có một câu hỏi rồi: Bồ Tát có làm trang nghiêm Phật thổ không? "Không có, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Người làm trang nghiêm cõi Phật tức không trang nghiêm, thì gọi là trang nghiêm." Câu hỏi này cũng rất hay. Bạn có thể đọc nó lên, rất đúng. Bồ Tát có làm trang nghiêm tịnh thổ không? Không phải, không phải Bồ Tát làm trang nghiêm tịnh thổ. "Người làm trang nghiêm cõi Phật tức không trang nghiêm." Vì sao người làm trang nghiêm Phật thổ thì không phải là trang nghiêm, nhưng lại gọi là làm trang nghiêm? Vì sao vậy? Câu hỏi của ngày hôm qua, hôm nay muốn lấy đồ gì nhỉ… cái vòng tay này cũng không tồi, để tôi hà một hơi khí. Rồi, giờ có linh khí rồi nhé, cái vòng tay đã có linh khí. Vì sao Bồ Tát không hề làm trang nghiêm tịnh thổ? Vì sao rõ ràng là ở đó rất trang nghiêm, nhưng lại chẳng phải là trang nghiêm, bởi vì không phải trang nghiêm nên chính là trang nghiêm? Ai trả lời được giơ tay, cái vòng tay này sẽ là của người đó. (Đệ tử: không chấp tướng, không bám chấp vào tướng bên ngoài.) Không chấp vào ngoại tướng. Cũng không sai, nhưng cũng không hoàn toàn là như thế. Vâng, xin mời đại sứ. (Đại sứ Liêu Đông Châu: Phật thổ trang nghiêm chỉ là một cái danh dùng để độ hóa chúng sinh, Phật thổ vốn dĩ đã là trang nghiêm rồi, vì thế không có cái gọi là Bồ Tát làm trang nghiêm Phật thổ hoặc là Phật thổ trang nghiêm của ai.) Lời đại sứ nói cũng được khoảng 99 điểm rồi. Lời đại sứ nói cũng được 99 điểm rồi, chiếc vòng tay này tặng cho đại sứ. Vâng cảm ơn ông, ông nói rất đúng. Phải hiểu được điều này! Bạn đọc hết "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Bồ Tát có làm trang nghiêm Phật thổ không?" "Không có, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Người làm trang nghiêm cõi Phật tức không trang nghiêm, thì gọi là trang nghiêm." Bồ Tát vốn dĩ đã là trang nghiêm rồi, Phật vốn dĩ đã là trang nghiêm rồi. Tướng của bản thân Phật có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, mọi người đều biết điều này. Thế nào là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp? Hai dái tai dài đến vai, dái tai rất dài, đúng thế không? Hai dái tai rủ xuống vai, bạn xem dái tai Sư Tôn cũng rủ xuống, cũng chạm xuống vai đây nè! Lông mày thì cong như mặt trăng lưỡi liềm, đôi mắt thì là đôi mắt trí huệ, mũi thì cao như núi Tu Di, cái miệng thì không quá nhỏ, cũng không to đến mức rộng sang hai bên, lưỡi có thể thè ra rất dài tới mức che kín cả mặt, đây gọi là tướng lưỡi rộng dài. Cánh tay rất dài, dài quá đầu gối, đứng dậy thì cánh tay rất dài, qua đầu gối, chân có bánh xe nan hoa, trên chân có bánh xe nan hoa, giống như là cái lưới hình bánh xe tỏa ra vậy. Đó là 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Bạn bảo có một kiểu trang nghiêm gọi là sáu thứ trang nghiêm, đó là những thứ bên ngoài: đeo hoa tai, trước ngực có đeo chuỗi hạt, ba chuỗi hạt ngọc, trên tay có vòng tay, ở chân có vòng chân, đó là sáu thứ trang nghiêm, bảy thứ trang nghiêm ở bên ngoài. Đó là trang nghiêm, thỉnh thoảng xuất hiện trên sân khấu thì đó chính là tướng trang nghiêm, đó là trang nghiêm bên ngoài. Vừa rồi ta nói đến trang nghiêm ở bên ngoài, thật ra Bồ Tát và Phật bản thân đã trang nghiêm rồi, khi các vị đến Phật thổ, Bồ Tát ở trong Phật thổ, không cần phải làm trang nghiêm Phật thổ, nó tự động sẽ trang nghiêm, vốn dĩ là tự trang nghiêm rồi. Tây phương Cực Lạc thế giới đã có tree (cây), đã có lake (hồ), đã có beautiful house (nhà đẹp), không có mùa đông lạnh, cũng không có mùa hè với mặt trời to như vậy, cũng không nóng cũng không lạnh, nhiệt độ vừa đủ dễ chịu. Những hàng cây thất bảo ở đó (chính là tree), có bát công đức thủy (chính là lake), có các đình đài lầu gác rất đẹp, có những ngôi nhà lấp lánh để cho bạn ở, khắp mặt đất đều là vàng, trên cây cũng có y phục (thiên y). Chuyện ăn uống, trong đầu bạn nghĩ muốn ăn gì thì thứ đó liền xuất hiện. Chuyện quần áo, trên cây sẽ trổ ra y phục của cõi trời, có thể mặc được. Nơi ở thì chính là những gác vàng lầu bạc, đi lại thì bằng xe mây, xe mây sẽ đưa bạn đi bất kì nơi nào bạn muốn, rất nhanh chóng. Và như thế tự nhiên các cõi tịnh thổ đều trang nghiêm rồi chứ không phải là cố ý tạo dựng ra sự trang nghiêm ở đó. Là vô tâm, căn bản là vô tâm mà làm nên sự trang nghiêm đó. Vô cùng trang nghiêm, nhưng trang nghiêm cũng lại không phải là trang nghiêm, bởi vì không phải là trang nghiêm nên mới là trang nghiêm. Không phải là Bồ Tát cố ý đi tạo ra sự trang nghiêm đó, mà là vốn dĩ tịnh thổ đã trang nghiêm rồi. Phật cũng không tự mình cố ý tự tạo cho mình tướng trang nghiêm, mà là Phật vốn dĩ đã trang nghiêm rồi. Như ngài đại sứ nói đó, vốn dĩ chính là đã trang nghiêm rồi, còn phải tạo ra sự trang nghiêm để làm cái gì? Bởi vì không phải là trang nghiêm mới là trang nghiêm, câu nói này, Sư Tôn đã giảng rõ ràng rồi, như vậy có đúng không? Vì thế, bạn đọc thuộc hết kinh Kinh Cang, biết niệm kinh Kim Cang, vì thế bạn có thể nói: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Bồ Tát có làm trang nghiêm Phật thổ không?" "Không có." Đương nhiên là không có rồi. Tôi đâu có cố ý đi làm trang nghiêm Phật thổ. "Thưa Thế Tôn! Là vì sao?" Phật thổ trang nghiêm như vậy, không phải là cố ý làm cho nó trang nghiêm, nó vốn dĩ đã trang nghiêm rồi, gọi tên là trang nghiêm. Chỉ một câu rất ngắn này, nếu không giảng giải thì mọi người cũng sẽ không hiểu được là vì sao. Vốn dĩ Bồ Tát là trang nghiêm, Phật cũng trang nghiêm, tịnh thổ vốn là trang nghiêm không cần phải cố hết sức làm cho nó trang nghiêm, nó vốn dĩ đã là trang nghiêm rồi, vì thế chẳng phải là trang nghiêm, chẳng phải cố ý làm cho nó trang nghiêm, thật ra nó đã trang nghiêm rồi, ý nghĩa này chính là nằm ở đây. Nếu hôm nay không giải thích thì sẽ không có ai hiểu ý nghĩa này. Hôm nay giảng đoạn này như vậy là cũng rất tốt rồi, như thế này là mọi người cũng đã thu được lời rồi. Cuối cùng kể một câu chuyện cười vậy. Một trường tiểu học nọ đang tổ chức đại hội thể dục thể thao. Đây là cuộc thi chạy tiếp sức, chỉ thấy một học sinh nam bé nhỏ đang ra sức chạy như bay về phía trước, khi cậu sắp chạm được vào cây gậy, thầy giáo điên cuồng hét lên: "Tóm chắc, tóm chắc vào! Các em phải tóm chắc vào!" Thế là hai học sinh nam ngay lập tức đờ người ra, hai bên nhìn nhau vô cùng bối rối, sau đó ôm lấy nhau và hôn môi nhau. [ở đây có hai từ đồng âm khác nghĩa, từ tóm chắc và hôn môi trong tiếng Trung có âm giống nhau] Ý của thầy giáo là phải tóm chắc một chút, vì đây là chạy tiếp sức mà, khi cây gậy đó chuyển giao cho người kia thì phải khẩn trương tóm chắc, đừng để rơi mất, tóm chắc, tóm chắc. Kết quả là hai đứa trẻ ôm lấy nhau và hôn môi. Cái này có thể so sánh với việc rất nhiều người đọc kinh Kim Cang nhưng không hiểu được ý nghĩa của nó, đúng kiểu chỉ có chạy đến mà ôm hôn. Om mani padme hum. (Ngày 31/10/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Bất Động Minh Vương tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 29.)
30. Phần thứ 10: Tịnh thổ trang nghiêm (3)
(Bài giảng 30) Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy
Bây giờ chúng ta giảng kinh Kim Cang.
"Vì thế Tu Bồ Đề, các Bồ Tát Ma Ha Tát nên như thế mà sinh tâm thanh tịnh, không nên trụ vào sắc mà sinh tâm, không nên trụ vào thanh - hương - vị - xúc - pháp mà sinh tâm, nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy." Chúng ta giảng đến chỗ này đã, đoạn bên dưới sẽ giảng vào lúc khác. Đoạn này có một câu nói nổi tiếng, một câu rất nổi tiếng: "Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy". Trong đoạn này có điển cố: Lục Tổ Huệ Năng của Thiền tông nghe hàng xóm đọc kinh Kim Cang, đọc đến câu "Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy" thì Lục Tổ Huệ Năng lập tức lĩnh hội được. Vẫn là những người họ Lư chúng tôi lợi hại, Lục Tổ Huệ Năng mang họ Lư, ngài ấy là Lư hành giả, vừa nghe đến câu này thì ngài ấy lập tức giác ngộ. "Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy"… Trên thế giới này có người nào không phạm sai lầm? Trong kinh Địa Tạng nói chúng sinh ở cõi Nam Diêm Phù Đề làm gì nghĩ gì không có cái nào không là nghiệp, đại ý là thế này, khởi tâm động niệm, không có cái gì không là nghiệp. Đều là nghiệp cả! Có người nào không phạm lỗi? Người nào không phạm sai lầm giơ tay? Nếu người nào không phạm sai lầm thì tôi tặng cho chuỗi hạt này. Chà, chuỗi hạt này rất nhiều màu sắc nhé! Rất đẹp đó, chuỗi hạt này rất đẹp… có cả linh khí nữa. (Sư Tôn hà hơi vào chuỗi hạt.) Tôi tin rằng không người nào dám giơ tay, chỉ có một người dám giơ tay thôi, để tôi nói cho bạn biết, đó là người chết. Phật đương nhiên là có thể, bởi vì Phật chính là "Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy". Chỉ có một người là không phạm sai lầm: người chết! Người chết thì sẽ không phạm lỗi nữa, chẳng cử động được, thế thì đương nhiên sẽ không tạo nghiệp nữa! Nằm thẳng đơ ra đó thì làm sao tạo nghiệp được? Không thể tạo nghiệp. Được rồi, bây giờ tôi giảng nhé, cái này rất khó: "Vì thế Tu Bồ Đề, các Bồ Tát Ma Ha Tát nên như thế mà sinh tâm thanh tịnh, không nên trụ vào sắc mà sinh tâm, không nên trụ vào thanh - hương - vị - xúc - pháp mà sinh tâm". Ai vô tâm? Con người đều có tâm, đều có suy nghĩ, đều có ý nghĩ. Tôi còn nhớ trước kia tôi đi nghe một pháp sư giảng kinh. Ông ấy nói, có người niệm Phật: "Nam mô A Di Đà Phật, nam mô A Di Đà Phật…" khi mở mắt ra nhìn thấy trước mặt có một cô gái đi qua "….nam mô A Di Đà Phật, ôi xinh quá!" Ông ấy đã bị sắc làm động tâm rồi! Đây gọi là "trụ sắc sinh tâm"! Rồi lại niệm "Nam mô A Di Đà Phật, nam mô A Di Đà Phật…", một mùi thơm từ nhà bếp của Lôi Tạng Tự bay tới: "Ấy, đúng món đậu hũ thối mà mình thích ăn nhất!" Đây là "trụ vị sinh tâm" rồi! Ngửi thấy mùi vị mà sinh tâm. Tiếp tục lại "Nam mô A Di Đà Phật, nam mô A Di Đà Phật…", nghe thấy âm nhạc: "Nhớ em khi em ở nơi xa xôi, nhớ em khi em ở ngay trước mắt, nhớ em em ở trong tâm trí, nhớ em em ở trong tim anh…" Chao, hay quá! "Trụ thanh sinh tâm" rồi! Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp… vì thế người niệm Phật cũng thế thôi! Lục trần này sẽ ảnh hưởng đến tâm bạn. Cho nên Phật mới nói: "Vì thế Tu Bồ Đề, các Bồ Tát Ma Ha Tát nên như thế mà sinh tâm thanh tịnh, không nên trụ vào sắc mà sinh tâm, không nên trụ vào thanh - hương - vị - xúc - pháp mà sinh tâm, nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy." Rất khó! Bạn tu đến khi có thể "nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy" thì bạn chính là Bồ Tát rồi! Vì thế chúng ta… bạn hỏi Sư Tôn: "Sư Tôn, ngài có năm triệu đệ tử, vì sao ngài không xây dựng Lôi Tạng Tự cho chính mình? Người ta XX đó (Quỷ Bà ở San Francisco) đều có Lôi Tạng Tự của riêng mình, vì sao ngài không xây Lôi Tạng Tự cho chính ngài nhỉ? Ngài chỉ cần nói rằng ngài xây Lôi Tạng Tự thì rất nhiều đệ tử của ngài sẽ đều gửi cúng dường đến, ngài có thể xây một tòa Lôi Tạng Tự rất to! Các đệ tử của ngài đều sẽ bỏ tiền ra, ngài có Lôi Tạng Tự cho riêng mình, tốt biết bao?" Quỷ Bà người ta có thể xây Lôi Tạng Tự của bà ấy, bà ấy không xây Lôi Tạng Tự, bây giờ đã không còn gọi là Lôi Tạng Tự nữa rồi. Bà ấy ấy xây chùa riêng của bà ấy. Ngài cũng có thể xây chùa riêng cho mình mà? Tôi không vì cái chùa này mà sinh ra cái tâm xây chùa, tôi không có. Nói như vậy mọi người có hiểu không? Tôi không trụ vào cái chùa này. Tôi không tạo nên cái tâm xây chùa cho bản thân, căn bản là tôi không có tâm ấy. "Thế bây giờ ngài có truyền pháp không?" Truyền pháp cũng là một cái tâm, tôi truyền pháp xong thì tôi cũng quên luôn việc đó. "Ngài thuyết pháp mà, ngài thuyết pháp là để độ chúng sinh, có sinh cái tâm độ chúng sinh không?" Không có! Tôi nói là việc của tôi, bạn nghe là việc của bạn, nghe hay không là do bạn! "Tương lai ngài sẽ có bao nhiêu đệ tử?" Không quan tâm! Mãi mãi vẫn là năm triệu, không tăng lên, cũng không giảm bớt. "Sau này nếu ngài không có đệ tử thì sao?" Cũng vẫn OK thôi, không vấn đề gì. No problem. "Ngay đến một đệ tử cũng không có?" No problem. Tôi không trụ vào cái gì để mà sinh tâm, đó chính là "không trụ tâm" đó! Nếu như muốn trụ tâm thì hôm nay tôi đã xây Lôi Tạng Tự cho riêng mình rồi! Tôi xây đó! Tôi muốn xây thật là to! Ngôi chùa nào to nhất? Lôi Tạng Tự của Lư Thắng Ngạn là to nhất! Là chùa của Lư Thắng Ngạn, sẽ đặt tên là Lư Thắng Ngạn Lôi Tạng Tự. Lôi Tạng Tự của Lư Thắng Ngạn là to nhất. Thế thì đó không phải là to! Tôi không trụ vào cái này. Không trụ vào danh, có cái danh gì chứ? Tôi thường xuyên nghĩ mình là một người chết. Người chết thì có cái gì? Cái gì cũng chẳng có! Thế bây giờ ông đang làm cái gì? Chỉ là làm những việc mà tôi nên làm thôi. Trung Quốc có một câu thành ngữ nói rằng "tự nhiên mà làm", "tự nhiên mà làm" nghĩa là "nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy". Bây giờ tôi là "tự nhiên mà làm", tôi đang làm rất nhiều việc, nhưng tôi đều không trụ tâm vào việc đó, không vì cái gì cả, cái này mới là Bồ Tát. Rất nhiều người hôm nay làm một việc thiện, ngày mai liền đi xem ti vi xem ti vi có đưa tin không, trên báo có chú ý tới không. Làm một việc thiện rất lớn thì khẩn trương xem báo, xem ti vi xem xem có đăng tin không. Đó là làm vì muốn có được gì đó, chứ không phải làm không vì cái gì cả. Vì thế khi xưa, Lư hành giả Lục Tổ Huệ Năng nghe được câu này lập tức giác ngộ. Câu nói này rất nhiều người không hiểu, cũng không rõ vì sao "nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy". Ý nghĩa là gì? Chính là câu mà Jesus nói "việc tốt mà tay phải làm đừng để tay trái biết". Lư Sư Tôn là một đạo nhân vô tâm, làm cái gì, bất kể là viết văn chương gì, viết xong rồi cũng bỏ luôn. Tôi không thể nói: "Tôi đã viết 286 cuốn sách rồi, cuốn 287 cũng đã hoàn thành rồi, bây giờ tôi đang viết cuốn 288. Tôi cho rằng, chà, 288 cuốn sách, bản thân tôi đã rất cừ rồi! Có người nào sánh được với tôi viết tận 288 cuốn sách chứ?" Không được có cách nghĩ như vậy! Nghĩ như thế là sai rồi! Làm xong rồi thì cũng quên luôn. Tiếng tăm lớn đến mức nào? Cũng vô dụng! Con người thế gian theo đuổi danh lợi! Một cái là danh, một cái là lợi, bạn trụ tâm vào lợi thì bạn sẽ muốn tiền của người ta! Bạn trụ tâm vào danh thì bạn sẽ đọ sức để đạt được tiếng tăm! Bạn không trụ vào danh, cũng không trụ vào lợi mà vẫn làm tất cả mọi việc bố thí thì chính là Bồ Tát. Rất đơn giản thôi. Vì thế, trước kia sư phụ nói với tôi: "Tuyệt đối không được mở miệng ra đòi tiền của người khác! Đây chính là giới luật của anh!" Nghĩa là không trụ vào lợi! Không được nghĩ tiếng tăm của mình lớn đến mức nào, muốn xông lên, muốn để cho người trong thiên hạ biết bạn là Chúa cứu thế! Không được có cách nghĩ như vậy. Quỷ Bà kia nói trong tạp chí Tử Liên rằng Jesus nói với bà ta: "Bà hãy đi nói với mọi người trong thiên hạ rằng bà là Chúa cứu thế!" Quỷ Bà là Chúa cứu thế sao? Tôi chưa bao giờ từng nghĩ đến hai chữ "cứu thế", tôi có thể cứu được chính mình đã không đơn giản rồi, còn cứu thế cái gì? Bản thân mình còn không thể cứu nổi mà còn đòi cứu thế? Tôi khinh! Trong Mật giáo có một chữ "pei" để giải tán, đúng thế không? Rất đơn giản thôi! Tôi không trụ thế, tôi không trụ vào cái danh, tôi chẳng quan tâm hữu danh vô danh cái gì cả. Bất kể cái gì có lợi hay không có lợi, tôi cũng không thể mở mồm ra đòi tiền người ta! Nếu tôi mở mồm ra đòi tiền bạn thì tôi sẽ bò trên mặt đất, tôi chính là một con rùa! Rất đơn giản mà, đúng thế không? Vì thế hôm nay tôi giảng "nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy" chính là Bồ Tát. Không hề vì cái gì cả, tôi vẫn làm bố thí, cứu tế chúng sinh, tôi chính là một vị Bồ Tát. Bạn cũng không thể có suy nghĩ mình là Bồ Tát, bạn có suy nghĩ mình là Bồ Tát thì không phải là Bồ Tát nữa rồi! Bởi vì không có suy nghĩ mình là Bồ Tát thì mới là Bồ Tát. Ý nghĩa của kinh Kim Cang rất quan trọng, ý nghĩa ở trong đây. Vì thế, nếu Sư Tôn có mở miệng ra đòi tiền bạn thì bạn hãy chỉ thẳng vào mũi tôi mà nói: "Ông phạm giới rồi!" Cần tiền để làm gì? Tôi đâu phải là Tăng Diệu Toàn [ý ở đây là: "thật cần tiền"]. Chúng ta có một đồng môn tên là Tăng Diệu Toàn sư huynh, thật đó, "thật cần tiền" (cụm từ đồng âm khác nghĩa). Còn có một người nữa cũng cần tiền, tên là Hứa Đức Toàn (tên này đọc lên nghe giống như "muốn có tiền"). Có một người nữa tên là Lập Toàn (kiếm tiền). Vì thế hôm nay tôi giải thích "nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy": không vì cái gì cả, nhưng bạn đi làm công tác độ hóa chúng sinh, đi làm công tác độ hóa chúng sinh không vì cái gì cả thì cái này gọi là "nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy". Hôm nay tôi giải thích câu này thôi. Om mani padme hum. (Ngày 06/11/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Dược Sư Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 30.)
31. Phần thứ 10: Tịnh thổ trang nghiêm (4)
(Bài giảng 31) Phật nói không phải thân, thì gọi là thân lớn
"Tu Bồ Đề! Ví như có người, thân to như núi Tu Di, ý ông thế nào, là thân ấy rất to lớn chăng?" Tu Bồ Đề nói: "Rất lớn, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Phật nói không phải thân, thì gọi là thân lớn." Đoạn này rất thú vị, hôm nay tôi sẽ giảng đoạn này. "Tu Bồ Đề! Ví như có người, thân to như núi Tu Di, ý ông thế nào, là thân ấy rất to lớn chăng?" Tu Bồ Đề nói: "Rất lớn, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Phật nói không phải thân, thì gọi là thân lớn." Trọng điểm nằm ở chữ "lớn", thế nào là lớn? Tôi nói để bạn biết, núi Tu Di trong Phật giáo, trong thế giới quan của Phật giáo, trên đỉnh của núi Tu Di là 33 cõi trời, ở giữa là Tứ Thiên Vương Thiên, phía dưới núi Tu Di phân thành bốn đại châu, tám tiểu châu, ở giữa có biển nước thơm, đây chính là vũ trụ quan của Phật giáo. Cách nhìn về vũ trụ là như vậy, ở giữa là núi Tu Di, núi Tu Di đương nhiên là to lớn nhất rồi, Phật Thích Ca Mâu Ni liền so sánh: "Núi Tu Di có to lớn không? Nếu có người to lớn như núi Tu Di thì có xem là lớn không?" Lớn, nhưng Tu Bồ Đề lại nói: "Đúng là rất lớn, nhưng mà không phải là thân." Ngài ấy nói thế này: "Phật nói không phải thân thì gọi là thân lớn." Phật Đà nói không phải thân thì mới gọi là lớn. Bây giờ vấn đề lại nằm ở chữ "lớn" này. Núi Tu Di chỉ là một sự so sánh. Núi Tu Di, có người to cao giống như núi Tu Di thì có xem là lớn không? Lớn! Thế cái gì mới thật sự là lớn đây? Tu Bồ Đề đáp: "Phật nói không phải thân thì gọi là thân lớn." Ngài ấy đã trả lời rồi, vấn đề chính là nằm ở chữ "lớn" này, núi Tu Di chỉ là một so sánh mà thôi. Vũ trụ này của chúng ta có lớn không? Lớn. Hệ mặt trời có lớn không? Lớn. Hệ mặt trời chẳng qua chỉ nằm trong vũ trụ, là một hệ mặt trời trong số hơn trăm hệ mặt trời mà thôi, nếu so với cả vũ trụ thì không lớn, khoa học kĩ thuật của con người càng phát triển thì càng không biết vũ trụ lớn tới mức nào nữa, căn bản hiện nay vẫn chưa biết vũ trụ lớn đến mức nào. Nước Mĩ có lớn không? Lớn. Trung Quốc có lớn không? Lớn. Ấn Độ có lớn không? Lớn. Brazil có lớn không? Brazil cũng rất lớn, Brazil cũng cực kì lớn. Hiện nay nước mạnh nhất trên thế giới, chúng ta không dám nói, bởi vì hai nước đang tranh nhau, Trung Quốc và Mĩ đang tranh nhau xem ai lớn nhất, mọi người đều muốn làm ông lớn. Nước Mĩ đã quen làm ông lớn rồi, ta là United States of America [hợp chủng quốc Hoa Kì], ta là bá chủ cả địa cầu, trên thế giới rất nhiều quốc gia đều muốn nghe theo ta, ai không nghe theo ta chứ? Nam Hải, Nam Hải ở Trung Quốc, cách Trung Quốc tương đối gần, đúng không? Cách Mĩ tương đối xa, đúng không? Nhưng Mĩ cũng quản cả Nam Hải luôn, ta đem cả hàng không mẫu hạm đến Nam Hải, ngươi xây dựng đảo đá ngầm ở Nam Hải, đang làm căn cứ, ta vẫn phải quản, Mĩ cái gì cũng muốn quản, khoảng cách tới Mĩ rất xa, Nam Hải thật sự cách Trung Quốc Đại Lục khá gần. Nam Hải này, Nam Hải của chúng ta còn có Quan Thế Âm Bồ Tát, Đông Hải thì còn có Đông Hải Long Vương, còn có Tứ Hải Long Vương nữa, Trung Quốc có Tứ Hải Long Vương, Nam Hải cũng là Trung Quốc, Nam Hải còn có Quan Thế Âm Bồ Tát, cũng là của Trung Quốc chúng tôi, cớ sao Nam Hải lại biến thành của các người được, thế thì Quan Thế Âm Bồ Tát của chúng tôi ở đâu? Đây chỉ là một câu chuyện cười, chuyện cười thời hiện đại. Sư Tôn thấy vở kịch này đúng là do Kim Dung viết, đều là tranh làm minh chủ võ lâm. Những thứ mà Kim Dung viết không phải là không có đạo lí triết học, những thứ mà ông ấy viết là có đạo lí triết học cả, mọi người đều đang tranh làm ông lớn. Bạn xem, đừng nói là nước này với nước khác, đừng chỉ nói là giữa các quốc gia với nhau, những người giàu có có tiền đều đang tranh nhau xem ai là người giàu số một thế giới, đều đang tranh đua. Hai chúng ta đều là người có tiền, tôi thấy anh không thuận mắt, anh cũng thấy tôi không vừa mắt. Amazon, bạn biết là ông chủ của Amazon rất giàu có, ông chủ của hãng xe điện cũng rất giàu có, đúng không? Ông chủ của Amazon thấy vậy nói, xe điện của anh kiếm được tiền thì có là cái gì, tôi cũng làm xe điện cho anh xem, Amazon bây giờ cũng muốn bắt đầu làm xe điện đó, cả hai người đều có lắm tiền, ông chủ của Amazon rất có tiền, ông chủ hãng xe điện cũng rất có tiền, hai người đang tranh tới tranh lui, đều muốn làm người có nhiều tiền nhất. Rồi giới tôn giáo cũng thế, thật ra, mọi người trên thế giới này đều muốn tranh làm số một. Trước kia ở Đài Loan thì Phật giáo Trung Quốc làm ông lớn, sau khi bỏ những hạn chế thì mọi người lũ lượt tách riêng, Phật giáo Trung Quốc đã biến thành cái vỏ rỗng. Khi xưa lúc vừa bỏ những hạn chế thì Phật Quang Sơn cũng tách riêng, Từ Tế cũng tách riêng, mọi người đều độc lập, đều lập phái riêng. Trước kia mỗi một giáo phái đều phải là một chùa nào đó hội nào đó gắn với Hội Phật Giáo Trung Quốc, trước kia đều thuộc dưới Hội Phật Giáo Trung Quốc, Hội Phật Giáo Trung Quốc Đài Bắc Phổ Tế Tự, Thiện Đạo Tự, Hội Phật Giáo Trung Quốc Đài Bắc Phân Hội Thiện Đạo Tự, đều là phân biệt như vậy, khi xưa tất cả đều quy về Hội Phật Giáo Trung Quốc. Thân phận người xuất gia cũng đều do Hội Phật Giáo Trung Quốc quản, Sư Tôn có thân phận là tăng nhân xuất gia, cũng là do trưởng lão Ngộ Minh của Hội Phật Giáo Trung Quốc phát cho tôi (khi ấy ông ấy là chủ tịch hội), tôi vẫn mang theo người đây, tôi là người xuất gia chân chính, Sư Tôn không phải là giả mạo đâu. Để tôi xem có đem theo người không? Có đem theo người thì sẽ cho mọi người xem, không mang theo người thì chẳng có cách nào. Ui chà! Có rồi, chứng nhận hội viên Hội Phật Giáo Trung Quốc, pháp hiệu Liên Sinh, quê quán Gia Nghĩa Đài Loan, họ tên Lư Thắng Ngạn, nam, sinh ngày 27 tháng 6 năm 34 (Dân Quốc), tăng tử Đài Loan số hiệu 002083. Đây là chứng nhận của Hội Phật Giáo Trung Quốc, người xuất gia phải có thẻ chứng nhận xuất gia này, đúng thế không? Sư Tôn có thẻ chứng nhận thân phận xuất gia thật đây, đây là chứng minh thân phận của người xuất gia. Ai là ông lớn? Bây giờ không có nữa, bây giờ mọi ông đều là ông lớn. Đúng vào lúc đang tranh giành này, đúng vào lúc người ta cứ ở đó mà tranh tới tranh lui, Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Người hợp với đạo là lớn." Phật Thích Ca Mâu Ni nói một câu rất rõ ràng: Người hợp với đạo là lớn. Bạn đã hợp nhất với đạo rồi thì bạn chính là lớn, người hợp với đạo là thân gì? Là phi thân, chính là phi thân, không phải là thân thể nữa, cái gì cũng không phải, nhưng bạn hợp nhất với đạo rồi thì bạn chính là số một. Vì thế, mọi người đều đang tranh làm số một, học sinh cũng như thế, thi cử nhất định phải đứng thứ nhất, mỗi lần thi đều phải tranh vị trí số một, tâm hiếu thắng rất mạnh, nhất định phải là số một. Có người kia một lần đứng thứ hai, thế là'"khậc"… ! Anh ta chết rồi, tự sát chết, thật đáng thương! Thật đó, học sinh đi học đứng số một có tác dụng gì? Lư Sư Tôn lưu ban hai lần, bây giờ ngồi trên pháp tọa, sáng lập tông phái Chân Phật Tông, nhiều đệ tử như vậy đến quy y. Tôi bảo cho bạn biết nhé, chỉ cần bạn lưu ban là bạn có thể sáng lập tông phái đấy, không cứ phải đứng thứ nhất mới là tốt đâu, không cần phải tranh đấu, không cần phải cạnh tranh cái này. Phật Đà đã nói một câu, một câu nói tối quan trọng sau cùng: "Người hợp với đạo là lớn." Lớn này là vô hình, lớn mà lại không phải là cái bên ngoài - lớn đến mức không còn cái bề ngoài, nhỏ mà lại không phải là cái bên trong - không có bên trong cũng không có bên ngoài, cái này mới là lớn thật sự, đạo là như vậy, lớn mà không phải bên ngoài, nhỏ mà không phải bên trong, đây mới là đạo chân chính, là lớn. Cái lớn này là cái gì? Phi thân, không có hình tướng, vô tướng, người không có hình tướng mới gọi là lớn, còn có hình tướng thì đều là nhỏ hết. Bạn cho rằng bạn ở dinh thự, dinh thự lớn cỡ nào? 16.000 xích (khoảng 5300 mét vuông), Biệt thự Cầu Vồng có được 16.000 xích không? Gộp toàn bộ biệt thự Cầu Vồng vào thì còn lớn hơn 16.000 xích, rất lớn rồi, biệt thự Cầu Vồng là dinh thự. Nhà người ta là 20.000 xích, người ta ở trong căn nhà hai mẫu Anh (1 mẫu Anh khoảng 4.050 mét vuông) bạn đã từng thấy chưa? Bạn so với người ta, "chim cu" mà đòi so với đùi gà à, làm sao mà so được? Không so được, những thứ đó đều là hữu hình. Bạn cho rằng "Tôi ở dinh thự, nhà tôi to nhất." Bạn cho rằng bạn lái xe Rolls-Royce thì bạn rất là to. Xe Rolls-Royce, tôi nói cho bạn biết nhé, Ferrari có chiếc tới một triệu đô, Rolls-Royce của bạn chẳng qua cũng chỉ nửa triệu đô, một chiếc Ferrari bằng hai chiếc Rolls-Royce đó. Lamborghini có thể so được: bạn muốn xe mười triệu đô tôi cũng có thể làm được cho bạn. Mọi người so sánh mà xem, ôi dào, xe của anh cũng vẫn là nhỏ thôi, Rolls-Royce cũng chỉ coi là nhỏ thôi. Cho nên cái gì cũng đều không so sánh được, tôi nói để bạn biết, những thứ hữu hình đều không phải là lớn, Phật Đà nói rồi: "Người hợp với đạo là lớn", vô tướng là lớn nhất, những gì hữu tướng thì đều là nhỏ, vì thế tôi mới nhắc lại cho bạn câu nói này. "Tu Bồ Đề! Ví như có người, thân to như núi Tu Di, ý ông thế nào, là thân ấy rất to lớn chăng?" Tu Bồ Đề nói: "Rất lớn, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Phật nói không phải thân, thì gọi là thân lớn." Phi thân, không phải là thân có hình tướng, thì gọi là lớn nhất. Không phải là thân có hình tướng thì là cái gì? Là đạo, là Phật tính, bạn đã tu hành đến vô tướng rồi, hơn nữa Phật tính đã hiển lộ rồi - hiển lộ Phật tính của bạn rồi, thì đó là lớn nhất. Đọc kinh Kim Cang, bạn cần biết rằng Phật nói chẳng phải thân, cái gì là chẳng phải thân? Cái không có hình tướng là lớn nhất, chính là đạo, chính là Chân như, chính là Phật tính. Om mani padme hum. (Ngày 07/11/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Đại Tùy Cầu Bồ Tát tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 31.)
32. Phần thứ 11: Phúc vô vi là hơn hết
(Bài giảng 32) Bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu sông Hằng
Chúng ta giảng kinh Kim Cang.
"Tu Bồ Đề! Giống như tất cả số cát có trong sông Hằng, bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu sông Hằng, ý ông thế nào, số cát trong tất cả số sông Hằng ấy có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Chỉ riêng số sông Hằng đã nhiều vô số huống chi là cát!" "Tu Bồ Đề! Nay ta nói lời thật cho ông nghe: nếu có thiện nam, thiện nữ, dùng thất bảo nhiều bằng tất cả số cát sông Hằng trong tam thiên đại thiên thế giới để bố thí thì phúc ấy có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Nếu có thiện nam, thiện nữ, cho dù chỉ niệm bốn câu kệ trong kinh này, vì người khác mà thuyết giảng, thì phúc đức ấy còn hơn cả phúc đức nói ở trên." Hôm nay chúng ta giảng Phần thứ 11: Phúc vô vi là hơn hết. Vâng, Phần thứ 11: Phúc vô vi là hơn hết. Đầu tiên nói đến hai chữ vô vi. Thế nào là vô vi? "Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy", gọi là làm một cách tự nhiên. Nếu nên không có chỗ trụ thì chính là vô vi, vô sở trụ chính là vô vi. Ý nghĩa của phần phúc hơn hết là: dùng phúc đức để so sánh, dùng phúc và đức để làm một sự so sánh, đây là phẩm thứ mười một. Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi, Phật Thích Ca Mâu Ni thường xuyên dùng so sánh, "Tu Bồ Đề! Giống như tất cả số cát có trong sông Hằng, bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu sông Hằng, ý ông thế nào, số cát trong tất cả số sông Hằng ấy có nhiều không?" Câu nói này có người đọc không hiểu. Mọi người chú ý nhé! Câu nói này cũng không phải là rất đơn giản mà có thể giảng được đâu. "Tu Bồ Đề! Giống như tất cả số cát có trong sông Hằng, bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu sông Hằng, ý ông thế nào, số cát trong tất cả số sông Hằng ấy có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Chỉ riêng số sông Hằng đã nhiều vô số huống chi là cát!" Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: ”Tu Bồ Đề! Nay ta nói lời thật cho ông nghe: nếu có thiện nam, thiện nữ, dùng thất bảo nhiều bằng tất cả số cát sông Hằng trong tam thiên đại thiên thế giới để bố thí thì phúc ấy có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Nếu có thiện nam, thiện nữ, cho dù chỉ niệm bốn câu kệ trong kinh này, vì người khác mà thuyết giảng, thì phúc đức ấy còn hơn cả phúc đức nói ở trên." Ở đây là so sánh phúc đức. Phật Thích Ca Mâu Ni rất thích dùng so sánh, ngài ấy rất thích hai so sánh: một là núi Tu Di, là rất lớn, cao lớn, còn dùng cát để so sánh mức độ nhiều vô cùng. Ai đã đến Ấn Độ thì sẽ biết sông Hằng này, chúng tôi đã đi rồi, Sư Tôn đã đi đến Ấn Độ, đã đi Varanasi, Varanasi là thành cổ có năm nghìn năm văn hóa, Ấn Độ cũng là một trong bốn nền văn minh lớn gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Babylon, Ai Cập. Babylon đã không còn nữa, chỉ còn lại Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc, là những quốc gia có nền văn hóa trên năm nghìn năm. Thành phố Varanasi này đã tồn tại năm nghìn năm, nó nằm bên bờ sông Hằng, người Ấn Độ gọi sông Hằng là dòng sông Thánh. Cũng giống như người Trung Quốc, người Trung Quốc cho rằng sông Trường Giang, Hoàng Hà, đều là hai dòng sông chủ yếu nhất của họ. Người Ấn Độ cho rằng sông Hằng chính là dòng sông Thánh của đất nước họ. Chúng tôi từng chèo thuyền du ngoạn trên sông Hằng, ngồi thuyền đến giữa sông Hằng để ngắm. Ở đây Phật Thích Ca Mâu Ni rất thích nói về cát sông Hằng, dùng cái này để so sánh. Câu thứ nhất nói, cát sông Hằng là rất nhiều rất nhiều, không thể đếm hết, bởi vì sông Hằng xuyên suốt cả Ấn Độ mà. Như thế cát sông Hằng đương nhiên là không thể nào đếm được, cho nên ở đây có ý nghĩa là vô lượng. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, mỗi lần nhắc đến cát sông Hằng thì nghĩa là vô lượng, rất nhiều, rất nhiều đếm không hết. Nhưng Phật cũng lại thêm một câu nữa! Mọi người xem ngài nói câu này, rất nhiều người không biết câu này: "Giống như tất cả số cát có trong sông Hằng, bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu sông Hằng." Thế nào là "bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu sông Hằng"? Phật Đà là muốn nói thế này: nếu mỗi một hạt cát lại tương đương với một con sông Hằng, câu nói này rất nhiều người không hiểu được hết, bao nhiêu hạt cát là bấy nhiêu sông Hằng, nghĩa là mỗi hạt cát lại ví von thành một dòng sông Hằng! "Số cát trong tất cả số sông Hằng ấy có nhiều không?" Chà, thế này thì quá khủng khiếp rồi! Cát của một con sông Hằng đã là vô số rồi, nếu mỗi một hạt cát đó lại tương đương với một con sông Hằng, thế thì có bao nhiêu cát? Chẳng có cách nào mà đếm được, cũng có nghĩa là vô cùng nhiều, ý nghĩa là nhiều vô cùng đó. Vốn dĩ là rất nhiều, rất nhiều, không đếm được, một hạt cát này lại tương đương với một con sông Hằng, thế thì quá khủng khiếp rồi, vậy thì có bao nhiêu cát sông Hằng đây? Số cát đó lại càng nhiều hơn. Phật Thích Ca Mâu Ni rất thích ví von, một hạt cát tương đương với một sông Hằng, thế thì "khủng" quá, đó là vô số sông Hằng, vô số cát, không cách nào đếm được. Tu Bồ Đề liền trả lời: Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Nhiều sông Hằng như vậy đã không có cách nào đếm được rồi, lại còn đi đếm số cát đó nữa ư? Căn bản là chẳng có cách nào. Ý của ngài ấy là như vậy. Rất nhiều người nếu đọc đến câu này mà cho rằng Phật Đà chỉ nói đến cát sông Hằng, không, không phải thế, Phật Đà nói rằng trong một con sông Hằng có rất nhiều, vô cùng nhiều cát, và mỗi hạt cát nếu đều là một con sông Hằng thì số cát đó là bao nhiêu? Tu Bồ Đề liền trả lời: Vô cùng nhiều thưa Thế Tôn. Số sông Hằng nhiều như thế đã chẳng có cách nào đếm được rồi. Sông Hằng vốn dĩ chỉ có một thôi, nhưng nếu nó lại biến thành nhiều như cát, thế thì quá khủng khiếp, vô số đó! Chỉ riêng các con sông Hằng đã là vô số rồi, những sông Hằng này đã không có cách nào đếm được rồi, huống hồ là cát! Chà, đoạn đối thoại này mọi người cần biết, bởi vì có một số người đọc xong cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ nói về cát, mà không hiểu rằng cát lại biến thành sông Hằng. Đúng thế không? Đúng mà, nếu bạn không đọc kĩ đoạn kinh văn này, bạn không biết Phật Thích Ca Mâu Ni đang ví von cái gì, trong cái nhỏ hơn còn có cái nhỏ hơn nữa. Nếu bạn đọc, đọc xong một cái rồi cũng thôi! Chính là cát sông Hằng, rất nhiều đó! Tu Bồ Đề nói cát sông Hằng là rất nhiều, nhưng bạn không biết là Phật đang hỏi cái gì. Rất nhiều đó, các sông Hằng là rất nhiều. Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Chỉ riêng số sông Hằng đã nhiều vô số huống chi là cát!" Hai câu này là đối ứng nhau. Rất nhiều người đọc kinh Kim Cang, nói "Mỗi ngày tôi đều đọc thuộc kinh Kim Cang đó", nhưng mà bạn có biết ở đây, Phật Đà có nói đến hai ý không? Tất cả cát biến thành sông Hằng, bên trong những sông Hằng đó lại có cát. Vì thế Tu Bồ Đề trả lời: "Chỉ riêng số sông Hằng đã nhiều vô số huống chi là cát!" Nói như vậy mọi người hiểu rồi chứ? Cho nên người đọc kinh, khi người đọc kinh này nếu không cẩn thận thì sẽ cho rằng Phật Đà chỉ nói về cát sông Hằng thôi, không ngờ rằng Phật Đà lại còn biến cát thành sông Hằng nữa. Vì thế, Tu Bồ Đề trả lời câu hỏi này, bạn xem ngài ấy nghe rất rõ ràng, các sông Hằng… sông Hằng vốn chỉ có một, cái gì mà "chư sông Hằng" chứ? Không phải là "trư" của Trư Bát Giới đâu. Sông Hằng vốn dĩ chỉ có một thôi, vì sao Phật lại nói là các sông Hằng? Bởi vì là tất cả cát mỗi hạt đều biến thành một sông Hằng. Do đó bạn xem Tu Bồ Đề đó, ngài ấy nghe lời Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rất rõ ràng, Sư Tôn khi giải thích kinh điển cũng nói rất rõ ràng. Các sông Hằng nghĩa là rất nhiều, rất nhiều sông Hằng, đã không có cách nào đếm được hết các sông Hằng rồi, huống hồ là cát trong chúng? Câu này, nói chung, người đọc kinh thư đều sẽ đọc qua quýt, cho rằng Phật Đà chỉ nói đến số cát sông Hằng thôi, cát sông Hằng rất nhiều mà, núi Tu Di rất cao mà, cát sông Hằng rất nhiều mà, ví von của Phật Thích Ca Mâu Ni đều là như vậy. Phật thường dùng so sánh, vì thế trong kinh Phật có một bộ kinh điển gọi là kinh Tỉ Dụ. Mọi người có biết… Kinh Thí Dụ à? Vậy thì phát âm tiếng Quốc Ngữ của tôi không đúng chuẩn rồi! Kinh Thí Dụ hay kinh Tỉ Dụ thì cũng gần như nhau, không khác nhau là mấy. Kinh Thí Dụ, thí dụ chính là tỉ dụ mà, đúng vậy không? Vì thế, có người nói kinh Kim Cang này là kinh Toản Thạch [toản thạch nghĩa là viên kim cương] Kinh này phiên dịch Anh văn gọi kinh Kim Cang là kinh Kim Cương. Bởi vì bản thân kim cương là rất cứng, là bất hoại, là bất diệt, dùng thứ bất diệt để diệt trừ tất cả mọi thứ thì chính là kinh Kim Cương. Do đó người nước ngoài gọi kinh Kim Cang dịch thành kinh Kim Cương, kim cương so sánh với kim cang, đá kim cương cũng rất cứng. Vì thế tôi từng giảng ý nghĩa của kinh Kim Cang là: phá hủy tất cả. Kinh Kim Cang chính là kinh điển phá hủy tất cả, cái gì cũng đều phá hủy hết. Ở đây nói… tiếp theo là đoạn sau: "Tu Bồ Đề! Nay ta nói lời thật cho ông nghe: nếu có thiện nam, thiện nữ, dùng thất bảo nhiều bằng tất cả số cát sông Hằng trong tam thiên đại thiên thế giới để bố thí thì phúc ấy có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Nếu có thiện nam, thiện nữ, cho dù chỉ niệm bốn câu kệ trong kinh này, vì người khác mà thuyết giảng, thì phúc đức ấy còn hơn cả phúc đức nói ở trên." Phật bảo Tu Bồ Đề: "Hôm nay ta dùng lời rất thật, thật lòng thật sự nói để ông biết, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, dùng thất bảo nhiều bằng tất cả số cát sông Hằng trong tam thiên đại thiên thế giới", dùng thất bảo… thế nào là thất bảo? Trong kinh điển này của chúng ta có viết, thế nào là thất bảo? Ví dụ như vàng cũng là một trong thất bảo, ốc xà cừ cũng là một trong thất bảo, mã não cũng là một trong thất bảo. Những thứ này đều là những thứ quý giá của nhân gian. "Thất bảo nhiều bằng tất cả số cát sông Hằng trong tam thiên đại thiên thế giới", tam thiên đại thiên thế giới là rất nhiều đó! Nếu bạn nghe thấy trong kinh Phật nói đến tam thiên đại thiên thế giới thì cũng biểu thị cực kì nhiều, do vậy Phật Thích Ca Mâu Ni thường xuyên dùng so sánh. Vì thế bạn nghĩ mà xem, vì sao Sư Tôn chỉ có năm triệu đệ tử? Bởi vì năm triệu chính là biểu thị rất nhiều đó. Bạn xem Phật Thích Ca Mâu Ni thường hay nói, năm trăm thương nhân qua sông. Thế nào gọi là năm trăm thương nhân qua sông? Lẽ nào thật sự là năm trăm người thương nhân qua sông? Không phải! Là rất nhiều, rất nhiều thương nhân qua sông, rất nhiều, rất nhiều nhóm lạc đà đang qua sông Hằng. Thế rồi Phật Đà còn nói năm trăm La Hán, thế nào là năm trăm La Hán? Lẽ nào chỉ có năm trăm vị La Hán thôi sao? Không phải, là rất nhiều, rất nhiều La Hán, thì gọi là năm trăm! Do đó Sư Tôn đã mượn khẩu khí của Phật để nói Sư Tôn có năm trăm vạn đệ tử, không tăng lên thành sáu trăm vạn đệ tử, cũng không ít đi, không phải là bây giờ đã ít đi rồi thì nói thành bốn trăm vạn, tôi nói năm trăm vạn ý là rất nhiều, rất nhiều đệ tử, nói như vậy mọi người hiểu chứ? Đó là tôi dùng cách ví von của Phật Thích Ca Mâu Ni đó! Thường xuyên nghe thấy năm trăm: năm trăm thương nhân, năm trăm giặc cướp, đều là năm trăm. Sư Tôn cũng dùng cách nói năm trăm vạn của Phật… vì sao trải qua thời gian lâu như vậy rồi, rất nhiều đệ tử hỏi, vì sao Sư Tôn vẫn chỉ có năm trăm vạn đệ tử? Bây giờ tăng lên nhiều như thế rồi, nhiều người quy y như thế rồi, vì sao không phải là sáu trăm vạn? Không cần, năm trăm chính là biểu thị rất nhiều, rất nhiều rồi, ý này chính là như thế. Bây giờ, nhiều thất bảo như vậy, giống như tam thiên đại thiên thế giới số cát sông Hằng, lấy thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới này để bố thí, thì phúc phận ấy có lớn không? Đương nhiên là lớn. Trong Bồ Tát lục độ, bố thí là đứng hạng nhất, phúc đức của bố thí rất lớn, phúc phận rất lớn. Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thật sự phúc phận này là quá lớn rồi, thưa Thế Tôn!" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Nếu có thiện nam, thiện nữ, cho dù chỉ niệm bốn câu kệ trong kinh này, vì người khác mà thuyết giảng, thì phúc đức ấy còn hơn cả phúc đức nói ở trên." Đây là so sánh, nếu có thiện nam, thiện nữ, từ trong cuốn kinh Kim Cang này, bạn thọ trì bốn câu kệ, đó là "vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng", bạn dùng bốn câu kệ này để nói cho người khác nghe, giảng giải bốn câu kệ này, thì phúc đức này còn hơn cả phúc đức của việc dùng "thất bảo nhiều bằng tất cả số cát sông Hằng trong tam thiên đại thiên thế giới" để đem bố thí, vượt trội so với phúc đức ấy rồi. Đoạn này, Phần thứ 11: Phúc vô vi là hơn hết, tôi nói để bạn biết, con người chỉ cần làm được đến khi vô ngã, vô ngã tướng, thì đã là Thánh Hiền rồi. Thất bảo của nhân gian, nhiều thất bảo như vậy, đều thua hết một cái "vô ngã tướng", huống hồ là bốn câu kệ này chứ? Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, bạn chỉ cần bốn cái này, thọ trì bốn cái này, bạn chính là Thánh Hiền, bạn chính là Bồ Tát! Bạn còn phiền não gì nữa? Vô ngã tướng, bạn còn phiền não gì đây? Hôm nay bạn có phiền não, đó là bởi vì còn "có ngã tướng" nên bạn mới phiền não, không có cái tôi này thì còn phiền não cái gì? Bạn phiền não thân thể có bệnh sao? Không còn cái tôi này thì làm gì còn có bệnh? Thế nào là "nhân, ngã, thị, phi"? Bởi vì là có tôi, có người ta, nên mới có thị phi đó! Trước kia tôi nhớ Đài Loan có một Bộ trưởng nói một câu: "Nơi nào có người thì sẽ có thị phi." Bạn đã vô ngã rồi, vô ngã tướng rồi, vô nhân tướng rồi, bạn làm gì còn người ta nào, tôi nào, thị phi nào? Không còn. Không còn cái tôi thì đã không còn phiền não rồi. Thế thì tốt quá! Vì thế trước tiên học vô ngã, chỉ cần bạn có thể thọ trì vô ngã thì ba tướng khác đều sẽ xuất hiện. Cho nên Sư Tôn rất dễ ngủ gật trên pháp tọa, đó là vô ngã tướng. Tôi còn bảo: "Năn nỉ đấy, hãy làm cái ghế pháp này thành cái giường đi, rồi cho tôi một cái gối, một tấm chăn, để tôi ngủ." "Lư Sư Tôn, thầy phải thuyết pháp chứ! Vì sao lại ngủ ở đây?" "Mọi người ở dưới niệm còn tôi ở trên ngủ, vì sao? Vì sao có thể như thế chứ? Không được! Như thế thì làm gì còn trang nghiêm nữa!" Tôi đã vô ngã tướng rồi, tôi còn phải lo đến cái trang nghiêm của nhà anh sao? Đúng thế không? Tôi lo gì trang nghiêm hay không trang nghiêm chứ! Tôi ngủ xong, tỉnh dậy tôi lại thuyết pháp. Vì thế đừng căng thẳng, Sư Tôn chẳng hề có phiền não gì, bởi vì chẳng có vấn đề gì cả! Cứ mặc kệ đi, muốn làm cái gì thì đó là việc của nhà anh! Việc của nhà anh chẳng có can hệ gì đến tôi! Tôi thường hay nghĩ như vậy, rồi dần dần nhập vào vô ngã tướng. Người ta nói, người cao tuổi phần lớn đều rất khó ngủ, tuổi tác càng cao thì càng khó ngủ, tôi thì tuổi tác càng cao càng dễ ngủ, tôi đúng kiểu là ngủ không đủ đó! Tôi rất thích ngủ, buổi sáng tôi đều không dậy nổi. Buổi tối tôi dỗ Sư Mẫu ngủ, ngủ đi, ngủ nào, bà ấy ngủ rồi, tôi mới rón rén đi ra, trở về phòng mình. Mỗi sáng bà ấy lại đến gọi tôi, bà ấy nói: "Hôm nay là chủ nhật, ông phải đến Cầu Vồng Lôi Tạng Tự đó." Tôi nói: "Xin nghỉ phép!" Thế nhưng tôi vẫn phải dậy! Rốt cục vẫn là phải tinh tấn, phải thuyết pháp. Mỗi lần tôi bảo "Cho tôi nghỉ phép đi!" nhưng rồi vẫn phải bò dậy. Đời người là như vậy, vô sở trụ tốt biết bao. Vô vi, không vì cái gì cả, chỉ là làm việc mà tôi nên làm thôi. Do vậy, về sau sẽ nói đến kinh Kim Cang là thật sự "không tứ tướng", thật sự là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Cho nên mấy chương sau này sẽ đều nói đến. Sư Tôn ở đây thuyết pháp, có thuyết pháp không? Có thuyết pháp cũng tương đương với không thuyết pháp, bởi vì không có việc thuyết pháp mới là thuyết pháp. Pháp có tồn tại không? Bạn lên mặt trăng xem xem có Phật pháp không? Mặt trăng chính là vô nhân tướng, bạn đến mặt trăng rồi thì là vô nhân tướng, không có con người mà! Mặt trăng không có người mà! Ở đó có Phật pháp gì? Có cái tôi gì? Có chúng sinh không? Không có. Có người không? Không có. Có người sống trường thọ không? Cũng không có. Trên mặt trăng, thời gian có liên quan gì đến bạn? Thời gian có tác dụng gì? Tôi hỏi bạn, thời gian ở đó có tác dụng gì? Có tác dụng không? Thọ chính là thời gian, chúng sinh tướng chính là không gian. Ở nơi đó… được rồi, Sư Tôn nói: "Đất đai trên toàn bộ mặt trăng là của tôi, anh có muốn mua không?" Tôi bán cho mọi người, bán cho mọi người thì Sư Tôn kiếm bộn tiền! Tôi bán cho bạn đất trên mặt trăng, tôi viết: "Lư Thắng Ngạn bán mấy mẫu đất trên mặt trăng, ở Đài Loan gọi là mẫu, ở đây tính theo mẫu Anh, bán cho bạn bao nhiêu mẫu đất." Thế thì tôi thành địa chủ rồi! Tôi bảo cho bạn biết, tờ giấy bán đất này của tôi, bạn có thể xác nhận, cuối cùng khi bạn đáp tàu vũ trụ đến mặt trăng, bạn nói rằng "Đây là của Lư Sư Tôn, Lư Sư Tôn bán cho tôi mảnh đất ở đây." Đến lúc đó, bạn đi đến chỗ nào bạn cũng có bằng chứng, có chứng cứ này để nói tôi là chủ nhân của mặt trăng. Đâu có tác dụng gì! Ở nơi đó, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng! Tôi bán hết mặt trăng rồi còn bán sao Thổ, bán sao Hỏa, bán sao Diêm Vương, bán sao Hải Vương, bán sao Kim. Đất trên địa cầu tôi không cần, tôi bán không gian vũ trụ cơ. Tôi còn bán… bán gì nữa? Chứng khoán vãng sinh Phật quốc! Tôi muốn bán vé lên thuyền pháp của tôi! Bạn muốn ngồi trên thuyền pháp của tôi đến Tây phương Cực Lạc thế giới tịnh thổ, bạn buộc phải mua vé thuyền của tôi. Tôi nói để bạn biết: đến được Tây phương Cực Lạc thế giới rồi, những tờ giấy đó đều chẳng có tác dụng gì hết! Tôi bán vé thuyền để làm cái gì? Hôm nay tôi cũng đã lấy rất nhiều ví dụ cho mọi người nghe, thế nào gọi là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Tấm vé đi thuyền từ Ta Bà đến Tây phương Cực Lạc thế giới đó, là vì bạn đã thanh tịnh rồi, sự thanh tịnh đó chính là vé thuyền của bạn! Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 13/11/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu A Di Đà Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 32.)
33. Phần thứ 12: Tôn trọng chính giáo (1)
(Bài giảng 33) Tôn trọng chính giáo
Bây giờ tôi giảng kinh Kim Cang!
"Lại nữa, Tu Bồ Đề, nói theo kinh này, cho dù chỉ bốn câu kệ, nên biết nơi này, tất cả thế gian, Trời, Người, Atula, đều nên cúng dường, ví như chùa tháp Phật, huống hồ có người hết sức thọ trì đọc tụng. Tu Bồ Đề! Nên biết rằng người này thành tựu pháp tối thượng đệ nhất hi hữu. Những nơi nào có kinh điển này thì xem như có Phật hoặc đệ tử đáng tôn trọng." Đoạn này cực kì đáng nói, tôi cũng mới nói rồi. Bạn có biết không? Tôi tôn trọng tất cả các bức tượng Phật Bồ Tát, bất kể đó là tượng, hay tranh vẽ, bất kể là tượng gì, là làm bằng gỗ, hay bằng đất, bằng gốm sứ, bằng kim loại, tôi đều chắp tay chào hỏi các vị. Các vị Phật Bồ Tát trong nhà tôi thật sự quá nhiều rồi, ở trong Chân Phật Mật Uyển Phật Bồ Tát cũng quá nhiều rồi, tôi chỉ lấy một vị trong số đó để đại diện. Tôi chạm mặt bức Dorje Drollo của Liên Sư phẫn nộ: tôi kính lễ các vị Dorje Drollo, kính lễ các vị Cao Vương Quan Thế Âm Bồ Tát, kính lễ các vị Diêu Trì Kim Mẫu, kính lễ tất cả các lão tổ sư, kính lễ tất cả đồng tử, kính lễ A Di Đà Phật. Tôi bước vào đó thì phải chào hỏi hết, không có cách nào cả. Vừa bước vào là lập tức phải làm như vậy. Buổi sáng ngủ dậy, đầu giường tôi đã có Hổ Đầu Kim Cang, chính là Diêu Trì Kim Mẫu, đầu giường tôi có đặt bức Hổ Đầu Kim Cang và Diêu Trì Kim Mẫu, tôi liền nói với Diêu Trì Kim Mẫu good morning, nói với Hổ Đầu Kim Cang good morning. Quay người một cái, thấy Yeshe Tsogyal ở bên đó, lại nói good morning với Yeshe Tsogyal. Sau đó ở phía trên có Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, bên dưới có Bất Động Minh Vương, bên phải có A Di Đà Phật, phía dưới có Kim Cang Tát Đỏa, ở bên này có Đại Uy Đức Kim Cang, bên dưới có tất cả Thổ Địa Công Địa Thần, tất cả tôi đều chào hỏi hết, dọc đường đi đều chào hỏi hết. Các vị thỉnh thoảng cũng nói chuyện với tôi, hễ nói chuyện thì tôi phải đứng nghiêm nghe các vị nói, sau đó đôi khi chào chung các vị, chắp tay lại, sau đó quán tưởng bàn tay mình biến hóa thành nghìn nghìn vạn vạn bàn tay để lễ bái đảnh lễ các vị. Sau đó các vị có cảm ứng với tôi, nói chuyện với tôi, bận rộn lắm, it is busy. Tôi nói cho bạn biết nhé, Phần thứ 12: Tôn trọng chính giáo, chính là tôn trọng. Bạn đừng thấy Đại Lực Kim Cang, bức này là ở chỗ Thượng sư Thường Nhân ở hội đồng tu Thập Phương tại Hồng Kông… vị này tôi rất thích, tôi nói tôi muốn đem về nhà tôi, tôi muốn thỉnh ngài về. Khi Liên Ấn vẫn còn, ông ấy đã khẩn trương đưa ngài về, ban đầu ông ấy đặt ngài ở bên cạnh toilet, tôi nói: "Ông để cạnh toilet, thế thì tôi sẽ đưa ngài về nhà tôi, sao lại có thể đặt ngài bên cạnh toilet chứ?" Ông ấy vừa nghe tôi nói thế thì không cho tôi đưa về nhà nữa, ông ấy liền chuyển đến đây, hại tôi mỗi lần đều phải nhìn thấy ngài như thế này, tôi đi lên thì buộc phải kính lễ với ngài. Mọi người xem, có lần nào tôi lên pháp tọa này mà không phải kính lễ với ngài ấy chứ? Tôi cứ thế mà ngồi lên pháp tọa sao? Không có chuyện đó đâu, tôi nhất định phải kính lễ với ngài. Bức tượng này tôi rất thích, cực kì thích, nhưng mà… tôi giống như Phần thứ 12: Tôn trọng chính giáo, Sư Tôn tôn trọng, tranh vẽ tôi cũng tôn trọng, tượng gỗ tôi cũng tôn trọng, tượng kim loại tôi cũng tôn trọng, tất cả đều tôn trọng, đó chính là Phật đó! Kinh điển tôi cũng tôn trọng, mọi pháp khí tôi đều tôn trọng, huống hồ là kinh Kim Cang. Tôi tôn trọng kinh Kim Cang, tôi từng dùng kinh Kim Cang để cứu ma. Có vị Cửu Thiên Ứng Nguyên Phổ Hóa Thiên Tôn đang đuổi theo một con ma, liên tục cho sét đánh, tôi nói: "Bên ngoài sao có tiếng sấm to thế? Có chuyện gì thế nhỉ?" Tôi đang ở đây viết sách, một con ma trốn ngay dưới bàn tôi. Tôi liền hỏi nó: "Cô bị làm sao?" Nó nói: "Lư Sư Tôn, xin lỗi, cho tôi trốn nhờ một chút." Tôi nói: "Không được đâu, sấm sét kia đã đánh tới xung quanh nhà tôi rồi, đến lúc đó nhà tôi sẽ bị đánh nát thì phải làm sao?" Bởi vì có sét đánh mà. Cửu Thiên Ứng Nguyên Phổ Hóa Thiên Tôn tôi có quen biết, ngài ấy nhìn thấy nhà của Lư Sư Tôn mà vẫn liên tục đánh sét ở xung quanh như vậy, cứ thế đánh… Kết quả là tôi nhìn thấy một con ma trốn ở dưới bàn viết của tôi, tôi thấy con ma này rất xinh đẹp, là một cô gái đẹp, tôi nói thế này thì hay rồi, cô ấy nói: "Lư Sư Tôn cứu tôi!" Từ phía sau đống sách, tôi lấy ra một cuốn kinh Kim Cang đặt lên đỉnh đầu cô ấy. Tiếng sấm chớp liên tiếp đánh vào xung quanh nhà tôi, đánh cật lực, phải đánh tới ba, bốn chục nhát, sau đó thì bỏ đi. Vị ấy đánh đổ một cái cây trong nhà tôi, thế rồi trở về báo cáo rằng đã đánh rồi. Tôi đã cứu con ma này, bởi vì tôi thấy cô ấy xinh đẹp quá, tôi chưa bao giờ thấy con ma nào xinh đẹp như thế. Trên thế gian có ba kiểu xinh đẹp: một là rất biết trang điểm làm dáng, hai là rất quyến rũ, ba là rất duyên dáng, rất duyên dáng nghĩa là xinh đẹp, xinh xắn diễm lệ. Rất quyến rũ, còn có một kiểu nữa là rất lẳng lơ, con ma này rất lẳng lơ, giống như một con ma yêu tinh vậy, tôi đã thu nhận cô ta làm thị giả của tôi, bởi vì thực sự là cô ta quá xinh đẹp, nhưng ở bên cạnh tôi cô ấy rất tốt, cô ấy không làm những việc xấu. Trước kia cô ấy làm rất nhiều việc xấu, vì thế Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn mới truy đuổi cô ấy, Lôi Công, Điện Mẫu truy đuổi cô ấy, muốn băm vằm cô ấy (muốn đánh chết). Sau đó tôi đã cứu cô ấy, cứu xong rồi thì thu nhận cô ấy làm thị giả ở bên cạnh tôi. Phần thứ 12: Tôn trọng chính giáo này, hôm nay tôi nói về sự tôn trọng, đối với Phật Bồ Tát, đối với tất cả quỷ thần tôi đều tôn trọng, nhưng tôn trọng quỷ thần, với ma quỷ cũng tôn trọng sao? Đúng vậy, đối với ma quỷ tôi cũng tôn trọng, chỉ cần bạn không phải là ác quỷ, ác quỷ đương nhiên tôi vẫn tôn trọng bạn. Trước kia, những con quỷ cũng không phải do tôi giết, mà là Bất Động Minh Vương và Đại Lực Kim Cang giết, không phải tôi giết. Thật ra đối với ma quỷ tôi cũng đầy tôn trọng, những con quỷ đó ở bên ngoài lưới ánh sáng của tôi, khi tôi đi ngủ có một lưới ánh sáng bao trùm, ma quỷ đứng ở bên ngoài nói: "Lư Sư Tôn, ta muốn bắt ngươi đến San Francisco gặp chủ nhân của ta." Chúng cứ hét lên như thế, nói với tôi thế này: "Lư Sư Tôn, bây giờ ta phải đến để bắt ngươi đi San Francisco gặp chủ nhân của ta." Thôi đủ rồi chứ, dám hét lên với tôi như vậy… thật là! Không lâu sau thì… xẹt, xẹt, xẹt, bảo kiếm của Bất Động Minh Vương xoay tròn giống như quạt máy vậy, chặt đầu toàn bộ trăm nghìn con quỷ đã kéo đến đây. Đó không phải là tôi muốn làm thế, căn bản là tôi vẫn nằm trên giường chẳng hề ngồi dậy, thật đó. Đại Lực Kim Cang cũng thế, Đại Lực Kim Cang từ trong miệng tôi bay ra. Sự thật là, buổi tối hôm đó, bọn quỷ ở bên ngoài lưới ánh sáng hét lên với tôi: "Lư Sư Tôn, ta đến để bắt ngươi đi San Francisco gặp chủ nhân của ta." Chúng nói như vậy, tôi nghe thấy rõ mồn một. Cho nên nói thật lòng, đối với ma quỷ tôi vẫn rất tôn trọng, đối với thần lại càng tôn trọng, đối với thần cũng rất tôn trọng, đối với tất cả chính giáo lại càng thêm tôn trọng. Thật đó, mỗi lần kết bạn tôi đều hỏi thử xem: "Diêu Trì Kim Mẫu, con có thể chơi với người bạn này không?" Hỏi ý kiến, Kim Mẫu nói có thể được thì tôi mới dám. Tôi đều hỏi xem sao, tôi không phải là không tôn trọng các vị, tôi đều phải hỏi trước, nếu không được thì đó là do tôi không tốt. Nếu tôi không hỏi thử thì đó hoàn toàn là vì tôi không tốt. Tôi đều hỏi trước, cái này chính là Phần thứ 12: Tôn trọng chính giáo. Hôm nay chúng ta chỉ giảng tiêu đề phần này thôi. Om mani padme hum. (Ngày 14/11/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Hoàng Tài Thần tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 33.)
34. Phần thứ 12: Tôn trọng chính giáo (2)
(Bài giảng 34) Đệ tử đáng tôn trọng
Bây giờ chúng ta giảng kinh Kim Cang, đi vào chủ đề.
Phần thứ 12: Tôn trọng chính giáo. Tôn trọng chính giáo, thế nào là chính giáo? Sư Tôn nói với bạn bốn câu kệ trong kinh Kim Cang: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Nghĩa là chính giáo của Phật Đà. Bạn nhất định phải tôn trọng vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. "Lại nữa, Tu Bồ Đề, nói theo kinh này, cho dù chỉ bốn câu kệ, nên biết nơi này, tất cả thế gian, Trời, Người, Atula, đều nên cúng dường, ví như chùa tháp Phật, huống hồ có người hết sức thọ trì đọc tụng. Tu Bồ Đề! Nên biết rằng người này thành tựu pháp tối thượng đệ nhất hi hữu. Những nơi nào có kinh điển này thì xem như có Phật hoặc đệ tử đáng tôn trọng." Điều nói đến ở đây, rất nhiều người hỏi Sư Tôn, thế nào là đệ tử đáng tôn trọng. Đệ tử vẫn phải tôn trọng sao? Thật ra rất nhiều người hỏi Sư Tôn câu này, thế nào là đệ tử đáng tôn trọng? Được rồi, Sư Tôn muốn hỏi mọi người, tôn trọng đệ tử là ý nghĩa gì? Anh bảo sao? Thế nào là tôn trọng đệ tử? Có ai giơ tay không? Ở đây có rất nhiều chuỗi hạt. Thế nào là đệ tử đáng tôn trọng? Rất nhiều người đọc kinh Kim Cang, đọc đến chỗ này nói đệ tử đáng tôn trọng là ý gì? Không có ai giơ tay, được rồi. Sư Tôn nói để mọi người biết, rất đơn giản, đệ tử đáng tôn trọng, cũng chính là đệ tử tôn trọng chính giáo, chẳng qua là thêm vào mấy chữ mà thôi. Đệ tử tôn trọng chính giáo chính là đệ tử đáng tôn trọng, chứ không phải nói rằng "tôi phải đi tôn kính đệ tử của tôi", không phải cái ý nghĩa ấy. Mà là vốn dĩ đó đã là đệ tử tôn trọng chính giáo rồi. Đơn giản như vậy thôi, rất đơn giản, rất easy (dễ), so easy (rất dễ). Chẳng qua là mọi người không nắm bắt được. Đọc kinh Kim Cang, mọi người các bạn đều đọc: siêu độ cũng đọc, hỉ sự cũng đọc, tang sự cũng đọc, bình thường cũng đều đọc. Mấy chữ này, đệ tử đáng tôn trọng, chính là đệ tử tôn trọng chính giáo, cũng chính là đệ tử đáng tôn trọng. Bạn đã là đệ tử tôn trọng chính giáo rồi thì bạn đã là một đệ tử đáng tôn trọng. Nói như vậy hiểu rồi chứ? Câu tiếp theo. Rất nhiều người hỏi, bạn đọc kinh Kim Cang, mọi người đều đọc rồi, đúng thế không? Mọi người đều đã từng đọc. Đọc hết phẩm nọ rồi đến phẩm kia, nhưng mấy chữ sau cùng thì lại chẳng hiểu. Đệ tử tôn trọng chính giáo. Ở đây nói đến: phải tôn trọng cái gì? Tôn trọng pháp mà Phật Đà đã dạy, nghĩa là chính giáo. Trong kinh Kim Cang nói đến cái gì? Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Bạn buộc phải tôn trọng. Ở đây nên biết điều này, tất cả thế gian, Trời, Người, Atula, đều nên cúng dường, chúng ta biết rằng Trời là: Dục giới thiên, Sắc giới thiên, Vô sắc giới thiên, thiên nhân của ba cõi trời này, thậm chí Atula — là một trong lục đạo, đều phải cúng dường. Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng đều phải cúng dường. Giống như chùa tháp của Phật, bạn phải cúng dường Phật, cũng cần cúng dường tháp, cũng cần cúng dường chùa, giống như Seattle Lôi Tạng Tự của chúng ta, chúng sinh tới đây, họ đem cúng phẩm đến chính là cúng dường. Trong Mật giáo, tôi nói để mọi người biết, chúng ta cúng dường cái gì? Thân thể của Phật, khẩu của Phật, ý của Phật. Thân khẩu ý của Như Lai, bạn đều cần cúng dường. Cái gì là thân của Phật? Các vị có biểu tượng, trên đỉnh đầu của Sư Tôn có bảy vị Phật, bạn nhìn thấy thì phải chắp tay: cúi đầu quy y Susiddhi, chắp tay. Giống như Sư Tôn, cũng như thế, mỗi lần đi vào nhà ăn của Seattle Lôi Tạng Tự, Sư Tôi nhất định phải chắp tay. Tân Đầu Lư, Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhất định phải chắp tay. Bởi vì ở đó là vị Tân Đầu Lư, Tân Đầu Lư ngồi ở phía trên, phía sau tấm thangka là Phật Thích Ca Mâu Ni, nên nhất định phải chắp tay. Ăn cơm xong đi ra ngoài, nhìn thấy các vị, cũng nhất định phải chắp tay. Cái này chính là tôn trọng thân của Phật, bởi vì vị ấy tượng trưng cho thân của Phật. Phía trên có Thất Phật, phía dưới có tất cả Bổn tôn và Hộ pháp, tất cả đều phải kính trọng, đều phải chắp tay cung kính. Đây chính là cúng dường, chắp tay cũng là cúng dường, đó là thân tướng của Phật. Ngoài ra phải cúng dường… cái gì là khẩu của Phật? Kinh điển, pháp mà Phật đã thuyết giảng, bạn nhất định phải tôn trọng. Kinh điển, đặc biệt là kinh Kim Cang. Ở đây nói: ví như chùa tháp Phật, bên trong có thân của Phật, còn có kinh điển của Phật. Khẩu, bạn phải kính trọng khẩu của Phật, khẩu chính là pháp, pháp là gì? Chính là kinh điển, kinh điển mà Phật Đà đã giảng. Cái gì là tháp? Xá lợi của Phật, mà cũng là ý của Phật. Ý của Phật là gì? Chính là tháp. Bạn nói là ở Thiên Trúc phải không? Ở Thiên Trúc xây nên một cái tháp Phật, Thiên Trúc có rất nhiều tháp Phật, trong mỗi một tháp Phật đều có xá lợi của Phật, đó là ý của Phật. Vì vậy chúng ta tôn trọng thân của Phật, khẩu của Phật, ý của Phật. Kinh điển, pháp chính là khẩu của Phật, thân, chính là tượng Phật và các vị Bổn tôn, ý là tháp của Phật. Trong kinh Phật có nhắc đến, chỉ cần là tháp thì cũng như là có Phật ở trong đó, đó là ý của Phật. Hạt xá lợi chính là ý của Phật. Huống hồ có người hết sức thọ trì đọc tụng, không chỉ là tôn trọng mà còn có thể thọ trì đọc tụng, khi bạn đọc kinh này, khi bạn trì vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, thì Tu Bồ Đề! Nên biết rằng người này thành tựu pháp tối thượng đệ nhất hi hữu. Do đó kinh Kim Cang được gọi là kinh hiếm có số một chính là bởi chỗ này. Những nơi nào có kinh điển này, chỉ cần là nơi có kinh Kim Cang thì nơi đó có Phật. Nơi có kinh điển tồn tại thì chính là có Phật, cũng có nghĩa là có đệ tử tôn trọng chính giáo. Rất nhiều người đọc kinh Kim Cang, đọc đến câu cuối cùng, Sư Tôn giảng từ câu cuối cùng giảng đi, đệ tử đáng tôn trọng là ý gì? Không có ai trả lời được. Vì sao đệ tử phải tôn trọng? Không phải bản thân bạn là đệ tử đáng tôn trọng, mà là đệ tử tôn trọng thân của Phật, khẩu của Phật, ý của Phật, đệ tử tôn trọng kinh Kim Cang, đệ tử tôn trọng vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Đoạn này, nói như vậy là mọi người đã hiểu rõ ràng rồi. Giống như người học Phật chúng ta nhìn thấy tháp Phật, cũng phải chắp tay, bất kể là tháp to, tháp nhỏ… Sư Tôn từng đi đến Hàn Quốc, núi Bát Công có tháp Phật, bởi vì rất nhiều người xếp những tháp Phật nhỏ ở hai bên, họ dùng sỏi, nhặt một ít sỏi, hòn to thì để ở dưới, tiếp theo là hòn sỏi cỡ vừa, trên cùng là hòn sỏi nhỏ nhất, để làm thành một cái tháp Phật nhỏ. Họ đi đến đó xây tháp, khắp cả mặt đất… rất nhiều nơi đều có tháp nhỏ, đều là những viên sỏi xây lên, một tháp, lại một tháp. Vì sao làm nhiều tháp như vậy? Bởi vì họ kính trọng tháp Phật, bảo tháp, bên trong sẽ có xá lợi. Nơi nào có tháp cũng giống như có Phật. Xung quanh tháp, rất nhiều người thay phiên nhau làm tháp nhỏ, đi đến nơi đó, Sư Tôn đều chắp tay. Nhìn thấy tượng Phật là chắp tay đảnh lễ, thấy nơi nào có kinh điển là chắp tay đảnh lễ, thấy có tháp Phật là chắp tay đảnh lễ. Bởi vì tượng Phật chính là thân của Phật, kinh điển chính là khẩu của Phật, tháp mà ta gặp chính là ý của Phật. Đối với thân khẩu ý của Phật, chúng ta đều phải rất tôn trọng. Do đó, chúng ta đọc đoạn này, Sư Tôn giảng như vậy, mọi người đều hiểu rõ ràng rồi, đều rất hiểu rồi: phải tôn trọng chính giáo, như thế chúng ta đều thuộc về những đệ tử đáng tôn trọng, tôn trọng thân khẩu ý của Phật. Mật giáo thường nói đến thân khẩu ý, chúng ta dùng thân khẩu ý tu hành thanh tịnh để tôn trọng thân khẩu ý của Phật. Nếu bạn có thể tôn trọng theo cách như vậy thì chính là đã thành tựu pháp tối thượng đệ nhất hi hữu. Thật ra pháp này là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Ở đây có một câu chuyện cười. "Trong lòng tôi luôn có một nỗi nghi hoặc không tháo gỡ được, anh có thể giúp tôi không?" Người bạn hỏi: "Thế anh bị làm sao?" Câu hỏi của anh ta là: "Tôm hùm có được xem là tôm không?" Người bạn đáp: "Lẽ nào nó là con hùm sao?" Không coi là tôm, lẽ nào nó là con hùm sao? Cái này rất thú vị! Cái này rất giống với kinh Kim Cang, "đệ tử đáng tôn trọng", bạn chính là đệ tử đáng tôn trọng mà, một câu trả lời rất đơn giản như vậy, bạn xem, chẳng người nào có thể lấy được cái vòng tay này, thôi vẫn để nó ở đây vậy. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 20/11/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Quan Thế Âm Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 34.)
35. Phần thứ 13: Thọ trì đúng như pháp (1)
(Bài giảng 35) Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật
Lúc này, Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì? Chúng con phụng trì ra sao?" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Kinh này tên gọi là "Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật", các ông nên dựa vào tên này mà phụng trì. Vì sao như vậy? Tu Bồ Đề! Phật nói Bát Nhã Ba La Mật, tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật, nên gọi là Bát Nhã Ba La Mật." Phần thứ 13: Thọ trì đúng như pháp, nghĩa là dạy cho bạn phương pháp thực tu. Phần thứ 13: Thọ trì đúng như pháp, như pháp, thế nào gọi là như pháp? Chúng ta thường nói như pháp, thật ra như pháp chính là hợp với pháp, hợp với pháp mà thọ trì, thọ trì nghĩa là tiếp nhận và tu trì. Phẩm thứ mười ba, lúc này, Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì? Chúng con phụng trì ra sao?" Tu Bồ Đề hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni: "Kinh này tên gọi là gì? Chúng con phụng trì ra sao?" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Kinh này tên gọi là "Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật", các ông nên dựa vào tên này mà phụng trì. Vì sao như vậy? Tu Bồ Đề! Phật nói Bát Nhã Ba La Mật, tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật, nên gọi là Bát Nhã Ba La Mật. Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có từng thuyết pháp không?" Tôi giảng đoạn này, đây là lời thường có trong kinh Kim Cang, thường xuyên có. Là kinh được gọi là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Kinh điển này được gọi là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Kim Cang, tôi từng nói rồi, là bất hoại, nó sẽ không bị hủy hoại, nó là vô cùng kiên cố, nó có thể phá trừ tất cả. Bát nhã, chúng ta thường hay nói bát nhã, thật ra bát nhã chính là trí huệ, ở Tây Tạng gọi là piacha, piacha chính là bát nhã, tiếng Hoa gọi là bát nhã, trong tiếng Tạng gọi là piacha. Piacha có ý nghĩa gì? Chính là trí huệ của Như Lai, gọi là Phật huệ, trí huệ của Như Lai cũng giống như kim cương vậy. Ba la mật là ý nghĩa gì? Bình thường thì dịch thành "từ bến bờ này đến bến bờ khác", tên gọi của kinh điển này chính là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, lấy tên gọi này để mà phụng trì. Đây chính là tên gọi của kinh điển, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, bạn cần phụng trì kinh điển này. Sau đó Phật lại nói: “Vì sao như vậy? Tu Bồ Đề! Phật nói Bát Nhã Ba La Mật, tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật, nên gọi là Bát Nhã Ba La Mật.” Ý nghĩa là gì? Phật nói, cái gọi là Bát Nhã Ba La Mật thì không phải là Bát Nhã Ba La Mật, cho nên chính là Bát Nhã Ba La Mật. Mọi người thường xuyên bị những câu nói kiểu này trong kinh Kim Cang làm cho mơ hồ. Tôi thường rất thích dùng cách nói này, tôi luôn luôn thích dùng mặt trăng để ví dụ: trên mặt trăng có Phật pháp không? Trên sao Thổ có Phật pháp không? Trên sao Hỏa có Phật pháp không? Chúng ta chỉ nói về mặt trăng là được rồi, không cần phải nói xa xôi như thế, mặt trăng tương đối gần, bởi vì nó là vệ tinh của trái đất. Mặt trăng tương đối gần, mặt trăng không có người. Không nhìn thấy có người, nhìn vào kính thiên văn thì mặt trăng mà ta nhìn thấy rất sáng và không có người. Một bên sáng, một bên tối, không có người, không nhìn thấy có người, Phật pháp ở đó cũng chẳng có tác dụng gì, ở đó không có Phật pháp. Nói một cách rất đơn giản, tôi dùng ví dụ này để làm gì? Rất đơn giản thôi! Trong bánh mặt trăng có mặt trăng không? Không có, bởi vì không có mặt trăng nên mới gọi là bánh mặt trăng. Trong bánh mặt trời có mặt trời không? Không có, bởi vì không có mặt trời cho nên gọi là bánh mặt trời. Trong bánh bà xã có bà xã không? Không có, bởi vì không có bà xã nên mới gọi là bánh bà xã. [bánh mặt trăng tức là bánh trung thu. Bánh mặt trời, bánh bà xã cũng là tên gọi của hai loại bánh nổi tiếng ở Đài Loan] Ý nghĩa này cũng gần tương tự. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật chính là trí huệ kim cang của Phật có thể phá hủy tất cả, đạt đến cảnh giới không, đến cảnh giới không huệ, bởi vì là không nên không phải là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, bởi vì không có, cho nên mới gọi là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Nói như vậy mọi người nghe có hiểu không? Là cái danh từ "không hữu" này, nhưng đây là trí huệ cao nhất, trí huệ cao nhất chính là Không huệ, chính là tính Không, tính Không chính là Phật tính, cái này thì không có cách nào nói giảng được. Tôi mới vừa chỉ thị rằng "bất khả thuyết" [trước đó có đệ tử đặt câu hỏi và Sư Tôn trả lời rằng "bất khả thuyết" - không có khả năng nói giảng], thật sự là bất khả thuyết, cho nên khi bạn thật sự có được trí huệ ấy rồi, bạn có thể buông bỏ tất cả, thật đó. Giống như Sư Tôn mà nói, giống như Sư Mẫu, đương nhiên vợ chồng là vô cùng thân thiết, vô cùng gắn bó, vợ chồng là vô cùng thân mật, Sư Mẫu đã giúp đỡ Chân Phật Tông rất nhiều rất nhiều, tôi rất cảm ơn bà ấy, thật sự, nói thật lòng, tôi rất biết ơn bà ấy. Nhưng mà, đương nhiên thôi, nếu như nói là tôi đi trước… tôi hi vọng tôi sẽ đi trước, tôi không hi vọng Sư Mẫu đi trước, tôi đi trước có cái lợi, tôi đi rồi, cái gì tôi cũng có thể buông bỏ, cái gì của Sư Mẫu trả về với Sư Mẫu, tôi quy về tôi, ông tu ông được, bà tu bà được, bà ấy có công đức của bà ấy, tôi có công đức của tôi. Nếu như bà ấy đi trước thì tôi sẽ khá phiền phức, vì sao lại phiền phức? Đối với các việc của thế gian tôi chẳng khác gì kẻ ngốc, tôi không biết đi ngân hàng lĩnh tiền, tôi không biết ghi chi phiếu, tôi không biết khai báo thuế, tôi sống ở nhân gian là một kẻ ngu đần. Cây có cành khô, người có ngu đần, Sư Tôn là kẻ ngu đần, bạn có tin hay không? Bạn nên tin điều này, bởi vì ngay cả đến điện thoại di động tôi cũng không biết dùng, tôi chưa từng một lần đến ngân hàng, chưa từng một lần lĩnh tiền, tôi chưa từng một lần khai báo thuế, những cái này đều là việc của Sư Mẫu. Bà ấy đi trước rồi, tôi sẽ rất thê thảm đó. Đúng thế! Tôi cái gì cũng không biết, tôi là một kẻ ngu đần sống tại nhân gian, tôi chỉ biết Phật pháp, cái gì cũng đều không biết, làm sao mà tôi sống đây? Tôi sẽ khóc gần chết mất! Sao mà bà có thể vứt bỏ tôi lại, còn bản thân thì đi trước thế? Tôi phải đi trước mới đúng chứ! Bởi vì tôi là kẻ đần độn, bà rất thông minh, ở nhân gian bà lăn lộn bôn ba, bà đều chẳng gặp vấn đề gì cả, tôi thì không thể lăn lộn, không biết báo thuế, lập tức tôi sẽ đi đời. Làm sao đây? Bạn phải buông bỏ tất cả. Muốn buông bỏ tất cả nghĩa là phải hiểu Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, bởi vì bạn biết Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật chính là buông bỏ tất cả, khi đó tôi buông bỏ tất cả rồi, đương nhiên tôi đã trở nên không hề gì rồi, đối với nào là Phật Thanh, Phật Kì, tôi cũng không quyến luyến, đối với cháu trai, cháu gái, tôi cũng không quyến luyến. Tôi và Sư Mẫu, tôi cũng nói rằng không hề quyến luyến, tôi đi trước rồi thì hoàn toàn chẳng còn liên lụy. Để lại tôi một mình trên thế gian thì tôi sẽ gặp phiền phức lắm: về mặt lí mà nói tôi sẽ phải cần người ta giúp đỡ, nhưng về mặt lí trí mà nói, căn bản tôi là người buông bỏ hoàn toàn. Nếu Sư Mẫu đi trước, tôi không biết cách khai báo thuế, thế thì tôi nhất định sẽ bị chính phủ Mỹ bắt đi. Anh trốn thuế, anh né báo thuế, thì nhất định đi đời! Vì thế, rất nhiều sự việc, thật sự… Nhưng nếu bạn hiểu trí huệ của Như Lai thì bạn có thể buông bỏ hoàn toàn, trí tuệ tính Không mà, đó là một cái Không. Thật ra đời người chính là như vậy, sẽ có một ngày sẽ hỏng hóc, đều sẽ phải bị loại bỏ, cái gì cũng đều bị loại bỏ hết. Sống tại nhân gian rất phiền phức, quá phiền phức rồi, phải báo thuế, sống ở đất nước nào cũng đều phải báo thuế. Ở bất kì đất nước nào cũng phải làm một số việc: phải đi ngân hàng, tôi chưa từng bao giờ đến ngân hàng; phải công chứng, tôi chưa bao giờ đi công chứng, cái gì tôi cũng không biết, đây là việc rất phiền phức. Cho nên bây giờ tôi nói thế nào đây nhỉ? Tôi thành tựu pháp tối thượng đệ nhất hi hữu, cái gì cũng không có liên lụy gì đến tôi, nhưng mà cũng là điều bi thảm nhất. Hôm ấy cuối cùng tôi đã gặp được cháu gái tôi, sinh nhật mẹ của cháu gái tôi, cháu gái tôi đã đến Nam Sơn Nhã Xá, đã lâu như vậy tôi không gặp cháu gái tôi, vừa nhìn thấy cháu, tôi giật nảy mình! Á! Cháu gái tôi đã trở nên xinh xắn như vậy! Tôi chụp ảnh cùng cháu tôi, lần đầu tiên tôi nhận thấy cháu tôi rất xinh đẹp. Có quyến luyến không? Không có, tôi chẳng có liên hệ gì với cháu gái tôi, tôi cũng chẳng có quan hệ gì với cháu trai tôi, không có quan hệ. Đứa cháu trai ấy của tôi, Lư Hoằng, trên đời này nó là… tôi thấy trên toàn nước Mĩ này người hiền lành nhất chính là nó, nó thật sự rất hiền lành, một hình mẫu hiền lành điển hình. Ai chà ủa ôi, hiền lành đến chết mất thôi! Nói một cách khác thì là ngờ nghệch muốn chết, nó là một người rất ngây thơ, rất hiền lành, bởi vì nó là một vị trưởng lão ở Phật Sơn chuyển thế, cũng giống như tôi vậy. Tôi không biết là tôi có hiền lành không, nhưng nó thì thật sự rất hiền lành, Lư Hoằng là trưởng lão ở Phật Sơn chuyển thế. Lư Quân là Bồ Tát thất địa, Bồ Tát Viễn hành địa, đến địa thứ tám là cực kì ghê gớm rồi, địa thứ tám thì là bất động địa rồi. Nhưng đó là chúng, không liên quan gì đến tôi, tương lai chúng có nghiệp của chúng, tương lai chúng có… Con trai, con gái, cháu trai, cháu gái, đều không liên lụy, tôi không để trong lòng. Bởi vì lần đầu tiên gặp lại cháu gái, thấy nó sao mà đã trở nên xinh đẹp như vậy, Sư Mẫu ở bên cạnh lo lắng: "Liệu có bị người ta bắt cóc không?" Tôi nói: "Đó cũng là việc của nó, không có liên quan gì với chúng ta." Tâm chúng ta giống như một tấm gương sáng, trong tâm của Sư Tôn giống như một tấm gương sáng. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật tức chẳng phải là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, cũng chính là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Hôm nay tôi nói lải nhải những điều này… tâm của Sư Tôn, mọi người đều biết, giống như một tấm gương, cái gì cũng không biết, tất cả mọi phiền não (phiền não của nhân thế gian) đều để cho Sư Mẫu gánh vác, tôi chỉ biết hai việc là viết sách và tu pháp, những việc khác, trong tâm như tấm gương sáng, không có vướng mắc, ý tôi là như vậy. Vì thế, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật chính là thanh tịnh, không có gì cả, thanh tịnh, không có một chút vương vấn nào, chính là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Bởi vì không còn chút vương vấn nào, chính là không, tức chẳng phải là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, nên cũng chính là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Om mani padme hum. (Ngày 21/11/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Diêu Trì Kim Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 35.)
36. Phần thứ 13: Thọ trì đúng như pháp (2)
(Bài giảng 36) Như Lai có thuyết pháp không?
“Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có từng thuyết pháp không?" Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Như Lai không thuyết pháp." Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi Tu Bồ Đề, Như Lai có thuyết pháp không? Tu Bồ Đề trả lời, Như Lai không thuyết pháp. Câu nói này mọi người đều biết đọc, bởi vì bạn đọc kinh Kim Cang, siêu độ cũng dùng nó… siêu độ cũng dùng kinh Kim Cang, cầu phúc cũng dùng kinh Kim Cang, thế rồi những người bình thường thích kinh Kim Cang cũng đều đọc kinh Kim Cang. Vậy Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi bạn, Như Lai có thuyết pháp không? Hỏi Tu Bồ Đề. Tu Bồ Đề nói rằng, Như Lai không thuyết pháp. Như Lai không thuyết pháp, câu nói này giải thích thế nào? Tôi nói một cách đơn giản là được rồi, tôi lấy ví dụ đơn giản rồi lại nói dài dòng một chút. Cái gọi là thuyết pháp, không có pháp nào có thể nói, bởi vì không có pháp nào có thể nói nên chính là thuyết pháp. Tôi nói thế này thì cũng là hơi dài một chút: cái gọi là thuyết pháp, không có pháp để nói. Vì không có pháp để nói thì là thuyết pháp. Cái này nếu như dựa vào Tam luận thể không để mà nói, bởi vì kinh Kim Cang nói về tính Không, cho nên: vô thuyết pháp giả, không có người thuyết pháp; vô thính pháp giả, không có người nghe pháp; và rồi, cũng không có sự việc thuyết pháp này, đây là cách nói theo Tam luận thể không. Tam luận thể không, không có người nói, không có người nghe, lại càng không có pháp nào để mà nói. Đây là cảnh giới Tam luận thể không. Cũng chính là thuyết pháp mà cũng như không thuyết pháp, bởi vì không có thuyết pháp mới được gọi là thuyết pháp. Cái này khả năng mọi người cũng rất khó hiểu, Phật Thích Ca Mâu Ni rõ ràng có thuyết pháp, những kinh điển mà Phật đã giảng không phải là pháp sao? Chúng ta nói rồi, chúng ta phải tôn trọng… Namo guru beh, namo buddha ye, namo dharma ye, namo sangha ye. Namo guru beh chính là quy y Kim Cương Thượng Sư, namo buddha ye chính là quy y Phật, namo dharma ye chính là quy y Pháp, namo sangha ye chính là quy y Thánh Hiền Tăng. Vậy bạn quy y pháp, bây giờ bạn lại nói là không có Phật pháp, thế thì những kinh điển mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng thì sao? Không phải là pháp sao? Là pháp đó. Bây giờ chúng ta đọc kinh Kim Cang, kinh Kim Cang này cũng là pháp đó. Vì sao Tu Bồ Đề lại trả lời rằng "Như Lai không thuyết pháp", Phật Thích Ca Mâu Ni cũng hỏi: "Như Lai có từng thuyết pháp không?" Tu Bồ Đề nói: "Như Lai không thuyết pháp." Tôi nói xa hơn một chút để mọi người biết. Tôi thích dùng mặt trăng để làm ví dụ: bạn đến mặt trăng rồi, mặt trăng không có người mà, trên mặt trăng có ai đang thuyết pháp không? Không có. Có ai đang nghe pháp không? Không có. Vậy cái gì là pháp đây? Trên mặt trăng có pháp không? Cũng không có. Vì thế trên mặt trăng là phá bỏ tất cả. Trên mặt trăng thời gian có công dụng gì không? Không có. Thời gian chỉ có ở nhân gian mới có con người dùng thôi. Bạn nói không gian thì sao ư? Sư Tôn nói về không gian, được thôi, ở đó tôi có một mảnh đất, mảnh đất đó là của tôi, trên trái đất tôi có mua một mảnh đất, tôi là địa chủ của mảnh đất đó. Bạn nói ở trên mặt trăng bạn cũng có một mảnh đất, bạn cũng là địa chủ đó. Thế mảnh đất đó đối với bạn có hữu dụng không? Chẳng hề hữu dụng. Có đáng tiền không? Chẳng hề đáng tiền. Không gian trên mặt trăng là cả một vùng đất, không gian ấy có công dụng không? Không có, chẳng hề hữu dụng. Vì thế, trên mặt trăng không có thời gian. Thời gian ở trên mặt trăng cũng chẳng dùng đến! Không gian ở trên mặt trăng cũng chẳng dùng đến. Vậy thì tôi nói với bạn một câu này… đoạn sau có nói rõ: thế giới Ta Bà của chúng ta bây giờ, vào mười hai vạn năm sau, sẽ nát thành cát bụi, toàn bộ trái đất cũng là thành - trụ - hoại - không. Khi đến kiếp không, trái đất không còn nữa. Xin hỏi Phật pháp ở đâu? Có ai thuyết pháp? Có ai nghe pháp? Có Phật pháp không? Khi đến kiếp Không, kiếp Không có nghĩa là trái đất đã hoàn toàn hủy hoại, nhân loại cũng không tồn tại, tất cả những gì vốn có đều không tồn tại nữa… xin hỏi, ai thuyết pháp? Ai nghe pháp? Phật pháp ở đâu? Nếu ta đẩy đến tận kiếp Không, kiếp thành, kiếp trụ, kiếp hoại. Hiện tại cũng… Chúng ta nói một cách ngẫu nhiên là được rồi. Bất kể là kiếp nào, bây giờ đang thuộc về kiếp hoại rồi, châu Phi đã xuất hiện biến chủng virus mới, gọi là gì nhỉ? Mọi người còn không biết virus đó rốt cục là chuyện gì đây, tóm lại là biến chủng của virus Corona, biến chủng này càng lợi hại hơn, biến đổi đến cuối cùng thì chẳng có thuốc miễn dịch nào còn dùng được nữa, đến lúc ấy tất cả nhân loại đều chết hết. Hay rồi, tôi nói tất cả nhân loại đều bị lây nhiễm hết, toàn bộ đều cùng đi đời, trên trái đất không còn con người nữa. Tôi hỏi bạn, ai thuyết pháp? Ai nghe pháp? Có Phật pháp không? Nói gần một chút thì sẽ biến thành như vậy. Tôi nói, xuất hiện một virus siêu cấp, không chỉ là chủng virus châu Phi đâu, chỉ cần bạn nghe thấy tên của virus đó là bạn đã mắc rồi, là đã nhiễm bệnh rồi, bạn đã bị lây nhiễm. Bạn nghe thấy tên của virus này thôi, khi bạn chỉ vừa mới nghe thấy tên gọi này thôi là bạn đã bị mắc bệnh rồi, hơn nữa virus này còn có thể khiến bạn tiêu đời lập tức. Cho nên nhân loại đều không tồn tại nữa, xin hỏi: Ai thuyết pháp? Ai nghe pháp? Cái gì là Phật pháp? Tôi nói như vậy, lấy ví dụ như vậy, mọi người gần như cũng đều có thể nghe hiểu rồi, cũng tương đối rồi. Vì thế bạn biết rằng, điều Phật nói, tất cả đều là vô thường, tam pháp ấn mà Phật nói chính là chân lí đó! Cái gì gọi là tam pháp ấn? Chính là chân lí: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, niết bàn tịch tĩnh, cái cuối cùng là niết bàn tịch tĩnh. Ý của Phật pháp là bảo bạn biến chính mình thành Không, vô ngã, dùng cái Không này để đi ấn chứng cái Không của vũ trụ, Không và Không tương ứng rồi, thì cái đó chính là niết bàn. Thật ra niết bàn chính là cái Không của chính bạn, theo như Mật giáo nói, ý của Phật Đà muốn nói rằng: dùng tính Không trên chính con người bạn để đi ấn chứng tính Không của vũ trụ, tiến nhập vào một trạng thái niết bàn; trạng thái của pháp nhĩ bản nhiên chính là đã thoát khỏi luân hồi rồi, tiêu diệt cả luân hồi luôn rồi. Kinh Kim Cang chính là một bản kinh điển tiêu diệt luôn cả luân hồi. Nhân duyên cũng không còn, không có nhân thì sẽ không có duyên. Cái gì là niết bàn? "Không có nhân sinh, không có nhân tử" gọi là niết bàn. Bởi thế, Phật pháp rất thâm sâu, người bình thường chúng ta không thể đi lí giải được Phật pháp. Tôn giáo thông thường chẳng qua chỉ là một cái là thiên đường, một cái là địa ngục, một cái là nhân gian, ba cái. Ấn Độ giáo thì nói đến Phạm - Ngã hợp nhất, Phạm chính là trời, Phạm Thiên và ta hợp nhất, cảnh giới cao nhất của Ấn Độ giáo là Phạm Thiên và ta hợp nhất. Giống như người Trung Quốc nói "trời người hợp nhất"... Người Trung Quốc cũng nói Trời - Người hợp nhất đó! Phật giáo thì khác, Phật giáo nói về "Không và Không hợp nhất". Lấy tính Không của bản thân để đi ấn chứng tính Không, hợp nhất, tiến nhập pháp nhĩ bản nhiên, không tái luân hồi, thì gọi là đã niết bàn rồi. Đó là một cảnh giới vô cùng cao siêu. Những gì Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cũng không có cảnh giới nào có thể nói. Vì thế, "Như Lai không thuyết pháp" mà Phật nói đến ở đây, Tu Bồ Đề có thể… ông ấy là bậc "giải Không nghĩa đệ nhất" mà, ông ấy là người hiểu rõ nhất về tính Không đó! Vì thế ông ấy có thể nói ra rằng: "Như Lai không thuyết pháp", chính là ý này. Đương nhiên rồi, hôm nay điều mà mọi người đã nghe, thật sự đó, rất là khác! Làm sao để phá bỏ luân hồi? Bạn có nhân thì sẽ có quả, muốn phá bỏ luân hồi, trừ phi chính bản thân bạn biến thành vô ngã thôi! Bởi vì khi vô ngã, bạn mới không tạo ra nhân nữa, tất cả mọi nhân đều không còn. Không còn nhân nữa thì sẽ không có quả mà, sẽ không có duyên nữa! Nhân duyên gì? Cái gì cũng không có! Đều không có. Luân hồi cũng sẽ biến mất… Kinh Kim Cang đã phá bỏ hết rồi, luân hồi cũng không còn nữa! Không phải luân hồi nữa, luân hồi cũng không còn nữa rồi! Vì vậy vô ngã… chính là tam pháp ấn mà Phật nói: vô ngã, vô thường, thành trụ hoại không. Thân thể của chúng ta cũng là thành trụ hoại không, bất kì thứ gì cũng đều là thành trụ hoại không, trong con mắt của Phật mà nói thì tất cả đều là khổ. Khổ à! Bạn phải nhanh chóng thoát khổ được vui, bởi vì chúng sinh đều là khổ cả, chư hành vô thường đều là khổ mà! Vì thế bạn muốn thành tựu, trước tiên phải học vô ngã, vô ngã thì sẽ thành Bồ Tát. Bạn vì bản thân thì sẽ có nhân đó. Bạn không buông bỏ được, không buông được, không bỏ được… Chính bởi vì vô ngã cho nên bạn mới có thể buông bỏ được! Bạn còn có cái ngã thì bạn làm sao buông bỏ được đây? Đó là một đạo lí rất đơn giản, chúng sinh không hiểu. Vì vậy, thế nào là vô ngã? Vô ngã thì là Bồ Tát rồi! Chỉ vì chúng sinh, không vì bản thân ta, phát bồ đề tâm, đây là một điểm quan trọng đó! Do đó tôi từng nói rồi, vô cùng rõ ràng: sở dĩ Sư Tôn đảnh lễ với đệ tử, đó chẳng xem là điều gì cả. Vốn dĩ chính là bình đẳng mà — Jesus rửa chân cho đệ tử, cái đó biểu thị bình đẳng, khiêm nhường. Chúa cũng là vô ngã đó! Buông bỏ, vô ngã, bạn mới có thể khiêm nhường, còn có cái ngã tồn tại thì đừng nói đến chuyện khiêm nhường. Bởi vậy, bạn phải hiểu tiến nhập niết bàn chính là không còn nhân của sinh, bạn không xuất hiện nhân của sinh nữa thì bạn sẽ không có nhân của tử, cũng sẽ không bị chết, cũng sẽ không sinh ra, pháp nhĩ bản nhiên, chính là niết bàn. Khi ấy thì còn phải thuyết pháp gì đây? Không có pháp nào để mà nói. Tất cả đều là vô thường, tất cả đều là vô ngã, cái cuối cùng chính là niết bàn, pháp nhĩ bản nhiên. Tất cả đều là tịch tĩnh, tiến nhập vào một kiểu trạng thái tịch tĩnh, cũng không có cái gì gọi là đạt thành tựu. Cho nên câu nói này là sâu sắc nhất đó! Tôi có thể giải thích đoạn này, thật sự là không đơn giản. Hôm nay bạn đọc: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có từng thuyết pháp không?" Thế rồi, "Thế Tôn! Như Lai không thuyết pháp." Đúng mà, tôi vừa nói rồi đó… không có người thuyết pháp, cũng không có người nghe pháp, cũng không có pháp, trên mặt trăng là như vậy đó. Có một ngày, đột nhiên xuất hiện một loại virus biến chủng rất lớn, mọi người đều bị nhiễm mắc, tất cả đều kết thúc. Xin hỏi ai thuyết pháp? Ai nghe pháp? Có Phật pháp không? Hôm nay tôi giảng đến đây. Om mani padme hum. (Ngày 27/11/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 36.)
37. Phần thứ 13: Thọ trì đúng như pháp (3)
(Bài giảng 37) Phi tướng
Chúng ta giảng một chút kinh Kim Cang. Hôm qua giảng: "Như Lai có thuyết pháp không?" Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thưa Thế Tôn! Như Lai không thuyết pháp." Tôi đã giải thích xong rồi.
Phần thứ 13: Thọ trì đúng như pháp.
"Như Lai có từng thuyết pháp không?" Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Như Lai không thuyết pháp." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Tất cả vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" "Tu Bồ Đề! Các vi trần ấy, Như Lai nói rằng chẳng phải vi trần, thì gọi là vi trần. Như Lai nói thế giới chẳng phải là thế giới thì gọi là thế giới." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai không?" "Không thể, thưa Thế Tôn! Không thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Là vì sao? Như Lai nói: ba mươi hai tướng tức chẳng phải tướng, do vậy gọi là ba mươi hai tướng." "Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ, dùng thân mạng nhiều như cát sông Hằng mà bố thí, nếu lại có người cho dù chỉ thọ trì bốn câu kệ trong kinh này, vì người khác mà giảng thuyết, thì phúc ấy rất nhiều!" "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào?" Phật Đà lại nói: "Tất cả vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" Câu nói này, chúng ta nói thẳng thắn, Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự có thần thông rất lớn, thời đó không có đài thiên văn, làm sao biết được có hệ mặt trời? Không chỉ là một hệ mặt trời, còn có rất nhiều hệ mặt trời khác, hệ mặt trời nhiều không đếm xuể. Phật Thích Ca Mâu Ni có thể nói: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Tất cả vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới…" Câu nói này cho thấy thần thông quảng đại của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật có thể biết được tam thiên đại thiên thế giới. Mọi người có thể tra xem thế nào gọi là tiểu thiên thế giới, thế nào gọi là trung thiên thế giới, thế nào gọi là đại thiên thế giới, đó là toàn bộ vũ trụ không thể nào mô tả nổi, tam thiên đại thiên thế giới chính là toàn bộ vũ trụ không thể nào mô tả nổi. Sao Phật biết được? Làm sao mà Phật Thích Ca Mâu Ni biết được? Khoa học ngày nay, con người hiện tại chúng ta biết rằng vũ trụ là lớn vô hạn mà vẫn còn không biết ranh giới nằm ở đâu. Ai có thể biết được? Nhưng không ngờ Phật Đà lại có thể nói tất cả vi trần trong tam thiên đại thiên thế giới. Bạn xem Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, họ cũng chỉ có một thiên đường, một nhân gian, một địa ngục, thế giới của họ chính là một thiên đường, một nhân gian, một địa ngục, chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni mới có thể nói ba nghìn đại thiên thế giới - thế giới lớn vô hạn. Ở đây chính là Phật nhãn, pháp nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, không chỉ là con mắt thịt, Phật Thích Ca Mâu Ni không chỉ thế giới nhìn thấy bằng con mắt thịt, Phật có thể nói đến ba nghìn đại thiên thế giới, thế giới lớn vô hạn. Đây là cái chỗ không hề đơn giản của Phật Đà, các tôn giáo khác đại bộ phận chỉ có một thiên đường, một nhân gian, một địa ngục, họ chỉ nói đến cái này, Phật có thể nói đến ba nghìn đại thiên thế giới. [Trong vũ trụ quan của Phật giáo, Phật giáo nói một mặt trời mặt trăng chiếu bốn thiên hạ, bao gồm Lục dục thiên, Sơ thiền thiên, gọi là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới bao gồm một Nhị thiền thiên làm thành một tiểu thiên thế giới; một nghìn tiểu thiên thế giới bao gồm một Tam thiền thiên làm thành một trung thiên thế giới, một trung thiên thế giới bao gồm một Tứ thiền thiên làm thành một đại thiên thế giới. Một đại thiên thế giới có ba loại tiểu, trung, đại thiên thế giới, do vậy gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Mỗi tam thiên đại thiên thế giới là một Phật quốc.] Tất cả vi trần, thế nào gọi là vi trần? Vi trần chính là PM2.5 (bụi mịn), mắt thường không nhìn thấy. Tất cả vi trần, bạn không thể nhìn được những hạt bụi đó đâu! Tôi kể một câu chuyện cười vậy: Đường Tam Tạng đi lấy kinh, đưa Tôn Ngộ Không đến một nơi, nhìn thấy núi mờ mịt, chim mờ mịt, nước mờ mịt, Tôn Ngộ Không nói: "Ở đây chắc là cách Tây phương thế giới rất gần rồi, giống như tiên cảnh vậy." Hỏi Đường Tam Tạng: "Đã đến Tây phương Cực Lạc thế giới rồi sao?" Đường Tam Tạng nói: "Không, đây là Đài Trung ở Đài Loan." Đài Trung ở Đài Loan, vì sao vậy? Nhà máy phát nhiệt điện ở Đài Trung mà, nhà máy phát nhiệt điện lớn nhất là ở Đài Trung, khói mà nó nhả ra đã biến thành… Vừa bước ra khỏi cửa những tòa nhà cao tầng thì ngay cả đến nhà cao tầng cũng mờ mịt. Bạn đứng trên tầng cao nhất, Bồ Tát Đỉnh đó của tôi… tôi có một ngôi nhà gọi tên là Bồ Tát Đỉnh, đứng ở đó nhìn xuống, trời ạ! Cả một vùng mờ mịt, che mờ tất cả nhà cửa, giống như một đại dương vậy, đám bụi mù che phủ như vậy. Đó không phải là sương, mà là bụi mịn PM2.5 đó! Bao gồm toàn huyện Nam Đầu… Bạn đứng từ Lôi Tạng Tự nhìn xuống núi, cả thị trấn Thảo Đồn đều chìm trong một màn bụi mù mịt, thật đáng thương! Tôn Ngộ Không nói "đây là Tây phương Cực Lạc thế giới", Đường Tam Tạng liền bảo Ngộ Không rằng: "Ngộ Không à, con thích nơi này, thế thì con hãy ở lại đi! Ta đi Tây phương đây, nơi này là Đài Trung của Đài Loan." Tôn Ngộ Không liền nói: "No, con muốn cùng sư phụ đi đến Tây phương lấy kinh, con không ở lại nơi này, con muốn đi Tây phương lấy kinh." Đường Tam Tạng nói: "Ở lại cũng có cái tốt, rất nhanh chóng sẽ đến được Tây phương Cực Lạc thế giới, rất nhanh thôi, con ở lại, rất nhanh chóng con sẽ đến được Tây phương Cực Lạc thế giới." Sớm muộn gì cũng đều mắc ung thư phổi, rất nhanh chóng sẽ đến được Tây phương Cực Lạc thế giới. Bạn thấy đấy. Cho nên, tất cả vi trần của tam thiên đại thiên thế giới, PM2.5 có phải là rất nhiều không? Không nhìn thấy, rất nhiều đó! Bạn không nhìn thấy những hạt bụi đó, bụi mịn PM2.5 bạn không thể nhìn thấy. "Có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" "Tu Bồ Đề! Các vi trần ấy, Như Lai nói rằng chẳng phải vi trần, thì gọi là vi trần." Cùng một câu nói: "Bạn không nhìn thấy mà!" Vi trần là một danh từ thôi, PM2.5. Bây giờ chúng ta đã biết PM2.5 chính là bụi mịn, nhưng khi xưa bạn không có kính hiển vi, bạn không thể nhìn được bụi. Tất cả bụi trong tam thiên đại thiên thế giới có nhiều không? Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" "Tu Bồ Đề! Các vi trần ấy, Như Lai nói rằng chẳng phải vi trần, thì gọi là vi trần." Rất đơn giản: không nhìn thấy, nhưng mà có vi trần, có PM2.5, nhưng mà không nhìn thấy, do vậy gọi thẳng ra là vi trần. Giống như bụi mịn PM2.5 bạn cũng không nhìn thấy, làm sao bạn nhìn thấy được, đúng thế không? Những hạt bụi nhỏ ấy. Vì thế khi chúng tôi ở Đài Loan thì phải đeo một cái máy lọc không khí, nói rằng cái máy đó sẽ loại bỏ PM2.5, không khí chúng tôi hít vào là không khí sạch. Thật ra có phải là lừa người ta không thì chúng tôi cũng không rõ lắm. Máy đó do Nhật sản xuất, nói rằng chuyên để đối phó với PM2.5, đeo ở trước ngực. Bạn không nhìn thấy bụi mà, cho nên những hạt bụi này cũng lấy một cái tên đặt cho nó gọi là vi trần. Thật ra chúng đều vào trong nhà rồi, nhưng ở trong nhà bạn không nhìn thấy bụi, nhưng bạn đứng trên núi cao là sẽ nhìn thấy, đứng trên tầng cao sẽ nhìn thấy, cả một vùng mờ mịt, đây là miền trung, bao gồm Nam Đầu, Đài Trung, Chương Hóa đều như thế. Tiếp theo là "Như Lai nói thế giới chẳng phải là thế giới thì gọi là thế giới." Cùng một câu nói giống nhau: "Thế giới phi thế giới." Thế giới này bạn có nhìn thấy không? Cũng không nhìn thấy mà, chúng ta bây giờ, những gì mà con mắt thịt nhìn thấy thì chỉ thấy thành phố này của chúng ta gọi là North Bend, đúng thế không? North Bend, chúng ta nhìn thấy Rainbow Villa Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, chúng ta đến Redmond thì sẽ nhìn thấy Redmond Lôi Tạng Tự của chúng ta. Những gì mà con mắt nhìn thấy là như thế. Bạn có nhìn thấy thế giới không? Chúng ta nhìn trái đất… "Trái đất đây, chúng tôi nhìn thấy thế giới rồi." No, đó không phải là thế giới, thế giới rộng lớn lắm, còn bao gồm cả mặt trăng. Chúng ta có nhìn thấy mặt trăng không? No, đó không phải là thế giới, còn có sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Diêm Vương, sao Hải Vương, đúng thế không? Còn có rất nhiều các ngôi sao mà bạn không nhìn thấy, trừ thái dương hệ này ra thì vẫn còn có những hệ mặt trời khác nữa, nghe nói còn có tới một trăm hệ mặt trời cơ! Những ánh sáng ấy chẳng có cách nào đến được thái dương hệ của chúng ta đây. Vì vậy, "Tu Bồ Đề, thế giới chẳng phải là thế giới thì gọi là thế giới." Tôi đã giải thích điều này rõ ràng rồi. Chúng ta nói thế giới, thực ra chúng ta không nhìn thấy, nên đặt tên là thế giới, đặt cho nó một cái tên gọi là thế giới, chứ thật ra bạn không nhìn thấy. Chẳng phải thế giới, căn bản là bạn không nhìn thấy, cho dù bạn có nhìn thấy thì cũng là nhân duyên hòa hợp. Các bạn nhìn thấy Lư Thắng Ngạn, Lư Thắng Ngạn này rồi sẽ hư hoại, căn bản là không còn nữa, bởi vì đó là tứ đại tổ hợp: đất nước lửa gió, thân thể của bạn chính là đất, xương thịt của bạn chính là đất; huyết dịch trong thân thể bạn là nước, nhiệt độ của bạn là lửa, hô hấp của bạn là gió, đây là tứ đại tổ hợp. Tứ đại mà phân rã thì không còn gì nữa, bạn có nhìn thấy không? Bây giờ bạn nhìn thấy Lư Thắng Ngạn, trước kia vào 77 năm trước, có Lư Thắng Ngạn này không? Không có đâu. Sau mấy năm nữa, mọi người cũng không nhìn thấy tôi nữa, cũng không có Lư Thắng Ngạn. Lư Thắng Ngạn chỉ là một cái danh từ tạm thời thôi, đây chính là thế giới. Vì thế, "thế giới chẳng phải là thế giới thì gọi là thế giới" chính là giải thích như vậy đó. "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai không?" "Không thể, thưa Thế Tôn! Không thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Là vì sao? Như Lai nói: ba mươi hai tướng tức chẳng phải tướng, do vậy gọi là ba mươi hai tướng." Cái nói đến ở đây chính là tướng. Kinh Kim Cang chính là vô tướng… tôi nói với bạn, trọng điểm nằm ở vô tướng, là phi tướng. Tất cả mọi tướng đều sẽ hư hoại, những thứ bạn nhìn thấy đều sẽ hư hoại. Trước kia có một cái ghế tựa mà tôi ngồi rất vừa vặn, để cho cái mông của tôi rơi bịch xuống mấy lần, thế rồi nói cũng gẫy luôn. Tôi vận động vài lần, tôi chống người lên như thế này, rồi ngồi bịch xuống, rắc! Ghế hỏng luôn rồi. Cái ghế cũng sẽ hỏng đó, bàn cũng sẽ hỏng, nhà cũng hỏng, đều sẽ hỏng cả. Nhà mới xây lên, nhà mới sau vài năm cũng biến thành nhà cũ, sau đó không có người ở nữa, rồi thì cũng hỏng luôn. Xe cộ, làm bằng sắt, xe cũng sẽ hỏng, dùng mấy năm rồi hỏng luôn, sẽ biến thành xe đồng nát. Đều sẽ hỏng cả! Đều là phi tướng, có thứ nào không hư hoại chứ? Đều sẽ hư hoại! Bạn nói bất động sản, bất động sản có hư hoại không? No, bây giờ đều là động sản, động đất thì sẽ biến thành động sản mà, làm gì có bất động sản chứ? Vỏ trái đất sẽ hư hoại, có thứ gì không hư hoại? Trái đất đều sẽ hư hoại, thành trụ hoại không mà, Phật Đà nói vô thường mà! Có thứ nào sẽ không hỏng? Câu này như thế là hiểu được rồi. "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai không?" "Không thể, thưa Thế Tôn! Không thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Là vì sao? Như Lai nói: ba mươi hai tướng tức chẳng phải tướng, do vậy gọi là ba mươi hai tướng." Ba mươi hai tướng là tướng của bản thân Phật, tôi đã giảng rồi, là hai tai dài xuống vai, hai tai đến tận vai, bạn xem, tai của Sư Tôn cũng đều chạm vai rồi. Tướng lưỡi rộng dài, đầu lưỡi vươn ra có thể che kín cả mặt. Tướng lưỡi rộng dài là cực kì đó! Vì sao mà Phật lại có tướng lưỡi rộng dài? Đầu lưỡi thè ra khiến người ta phát sợ, rất kinh khủng đó! Che kín cả mặt, tướng lưỡi dài rộng. Tượng Phật thì rất trang nghiêm, dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai, đương nhiên, đó là giả tướng. Đó là tướng giả, chỉ là chúng ta tôn trọng vị ấy, tôn trọng vị ấy đại diện cho Phật Thích Ca Mâu Ni. "Có thấy Như Lai không?" Đương nhiên đó là giả rồi, cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni liền nói: "Có thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai không?" "Không thể, thưa Thế Tôn! Không thể dựa vào ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Là vì sao? Như Lai nói: ba mươi hai tướng tức chẳng phải tướng, do vậy gọi là ba mươi hai tướng." Phi tướng… Kinh Kim Cang nói rồi, trong đó mọi người ghi nhớ rõ hai chữ "phi tướng", hai chữ này, bởi vì Kknh Kim Cang nói đến vô tướng. Lần chuyển pháp luân thứ hai Phật nói đến vô tướng, lần chuyển pháp luân thứ hai có trí huệ nhất là nói đến vô tướng, Phật Thích Ca Mâu Ni nói, tất cả mọi tướng đều là phi tướng. Tôi thấy cô gái kia vô cùng xinh đẹp, phi tướng! Bạn thấy cô ấy bây giờ xinh đẹp, đương nhiên rồi, cô ấy 20 tuổi thì đương nhiên là xinh đẹp, đợi đến khi cô ấy 80 tuổi bạn lại nhìn mà xem, thật sự là sorry (rất lấy làm tiếc). Đã biến đổi rồi, vô thường! Cuối cùng cũng thành hồ thôi, biến thành hồ dán, một thùng hồ dán, đặt bạn vào trong một cái vại, rồi để ở trong Song Liên Cảnh Giới. Cho bạn vào trong một cái hũ rồi đặt ở Song Liên Cảnh Giới, bạn dù có xinh đẹp thế nào thì vẫn là một cái hũ, bạn có xấu thế nào cũng là một cái hũ, cái hình tướng ban đầu của bạn đâu? 32 tướng đâu? Không có! Một cái hũ. Cho nên hãy chú ý: Phật Đà nói phi tướng, vô tướng, mỗi một thứ đều sẽ hư hoại, bạn dù có xinh đẹp thế nào thì cũng chẳng có ích gì, vô ích thôi! Vì thế, lời này là rất trí huệ, điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Con người thế gian chỉ nhìn thấy trước mắt, không nghĩ đến tương lai sẽ ra sao. Trước mắt à, kiếm tiền, mua bất động sản, mua đất đai, mua nhà cửa, hưởng thụ cuộc sống, đến cuối cùng sẽ thế nào? Thành hồ, cuối cùng cũng thành hồ thôi! Bởi thế, Phật Đà nhìn rất xa, phi tướng, nói rất rõ ràng. Phật nói: "Ba mươi hai tướng tức chẳng phải tướng, do vậy gọi là ba mươi hai tướng." Câu nói này có thể giải thích với bạn một cách rất đơn giản: 32 tướng mà bây giờ bạn nhìn thấy sẽ không tồn tại vĩnh viễn, nó sẽ hư hoại, nghĩa là biến thành phi tướng. Vì sao cũng là 32 tướng? Rõ ràng là có 32 tướng mà, nhưng thật ra nó sẽ hư hoại, là vô tướng. Câu nói sau cùng hẳn là mọi người đều có thể biết rồi: "Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ, dùng thân mạng nhiều như cát sông Hằng mà bố thí, nếu lại có người cho dù chỉ thọ trì bốn câu kệ trong kinh này, vì người khác mà giảng thuyết, thì phúc ấy rất nhiều!" Lúc trước cũng đã giảng về bố thí này. Cho dù bố thí nhiều thế nào thì cũng không sánh bằng công đức của bốn câu kệ này: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Tương lai toàn bộ trái đất hoại rồi thì vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng sẽ xuất hiện ra hết. Nếu trái đất hoại rồi, không còn nhân loại nữa, đương nhiên cũng không có tôi, không có con người, cũng không có chúng sinh, cũng không có người nào sống lâu. Cái gọi là thọ chính là thời gian, vô chúng sinh nghĩa là không gian, nói như vậy hiểu chứ? Om mani padme hum. (Ngày 28/11/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Đại Uy Đức Kim Cang tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 37.)
38. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (1)
(Bài giảng 38) Tịch diệt
Khi ấy, Tu Bồ Đề đã nghe giảng kinh này, hiểu sâu ý nghĩa, rớt nước mắt mà bạch Phật rằng: "Thật hiếm có, thưa Thế Tôn! Phật nói kinh điển thâm sâu như vậy, huệ nhãn của con từ xưa tới nay chưa từng thấy kinh điển như vậy…"
Chúng ta biết rằng, rời xa tất cả mọi tướng nghĩa là tịch diệt, ấn cuối cùng trong tam pháp ấn chính là "niết bàn tịch tĩnh ấn". Rời xa tướng rồi thì sẽ tiến nhập vào Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt. Thế nào là lìa tướng? Chính là rời xa bốn tướng: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Bạn rời xa bốn tướng này thì bạn sẽ tiến nhập "tịch diệt". Tịch diệt nói đến ở đây là cái gì? Hỏi đáp có thưởng đây. Tịch diệt là gì? (Đại sứ Liêu Đông Châu trả lời.) Tôi nói với mọi người nhé! Lời giải thích vừa rồi của ông đại sứ đương nhiên là chính xác một trăm phần trăm, lời đại sứ vừa nói là chính xác một trăm phần trăm. Điều ông ấy nói đến là cảnh giới của Phật, còn như tịch diệt chính là cảnh giới của Phật. Cảnh giới của Phật cũng chính là tịch diệt, điều này tuyệt đối không sai, chính xác một trăm phần trăm. Nhưng điều tôi muốn nói là, hai chữ tịch diệt, vừa rồi ông ấy cũng nhắc đến niết bàn… tôi đã từng giảng rồi, thế nào gọi là tịch diệt? Không phải là không có gì cả, không phải là trống rỗng. Cảnh giới của Phật là gì? Nói sâu hơn một tầng nữa, cảnh giới của Phật chính là tịch diệt, tịch diệt chính là cảnh giới của Phật đó! Nói sâu hơn một tầng nữa, trước kia tôi từng nói mấy câu, tôi từng nói mấy câu đơn giản là: không còn nhân sinh, không còn nhân tử. Đã không còn lục đạo luân hồi rồi thì gọi là tịch diệt. Bạn đã không còn luân hồi rồi, có thể nói là không còn phải luân hồi nữa. Không có nhân sinh, không có nhân tử: Phật không có nguyên nhân sinh ra, cũng không có nguyên nhân chết đi, cái này chính là niết bàn, chính là cảnh giới của Phật. Tịch diệt là cảnh giới của Phật, Phật chính là tịch diệt, nhưng nội hàm của Phật chính là không còn nhân sinh, không còn nhân tử, không lục đạo luân hồi nữa. Như vậy thì là đúng. Cho nên tịch diệt không phải là không có gì. "Lìa tướng" mà Phật giáo nói đến nghĩa là hoàn toàn rời xa vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, cái này chính là lìa tướng. Lìa tướng rồi thì thế nào? Không còn lục đạo luân hồi nữa rồi, không có nguyên nhân sinh ra, cũng không có nguyên nhân chết đi, chính là niết bàn, không còn lục đạo luân hồi nữa. Mẹ của Ngụy Tư Nhan nói rằng bà ấy không muốn lục đạo luân hồi nữa, bà ấy nói không muốn lại luân hồi nữa. Không sai, mỗi cá nhân đều không muốn lại phải luân hồi. Nhưng, rốt cục bạn có lìa tướng không? Bạn có còn nghiệp thân khẩu ý không? Nếu bạn có nghiệp thân khẩu ý thì nhất định bạn sẽ phải lục đạo luân hồi. Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại Ấn Độ, nói để các bạn biết, ngài ấy sinh ra tại Ấn Độ, nên ngài rất hiểu Ấn Độ giáo. Chủ yếu nhất của Ấn Độ giáo chính là Phạm - Ngã hợp nhất, sử dụng suy tưởng và tất cả Thiên, Trời và Ta hợp nhất, điều chủ yếu nhất của Ấn Độ giáo gọi là Phạm-Ngã hợp nhất. Phạm là cái gì? Ví dụ như Đại Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên chính là Phạm. Đại Phạm Thiên là gì? Là Brahma. Shiva là Đại Tự Tại Thiên, Vishnu là Biến Tịnh Thiên. Cách nói của Phật là: Thiên cũng không tồn tại. Cách nói của Phật giáo đã tách rời khỏi Ấn Độ giáo. Bản thân Ấn Độ giáo mà nói, một điều mà chúng ta thường nói là: Thần Sáng Tạo là Đại Phạm Thiên, còn Thần Hủy Diệt là Shiva - là Đại Tự Tại Thiên, Vishnu là Thần Bảo Hộ, là Biến Tịnh Thiên. Bạn nhìn xem ở bên kia là ba Đại Thần của Ấn Độ giáo. Cưỡi Garuda là Vishnu, người có con ngỗng trắng là Đại Phạm Thiên. Còn kia là Đại Tự Tại Thiên Shiva. (Sư Tôn chỉ về phía đàn thành của Seattle Lôi Tạng Tự.) Shiva, Brahma, Vishnu, vị lớn nhất là Vishnu. Đó là ba đại Thần của Ấn Độ giáo, Phật giáo là sinh ra từ Ấn Độ giáo. Bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại Ấn Độ, Ấn Độ giáo nói về Phạm - Ngã hợp nhất, cũng không phải là không tốt. Bạn biết thọ mệnh của Đại Phạm Thiên là dài bao nhiêu không? Ngài ấy trải qua… có người nói là một trăm kiếp, một kiếp tức là một trăm triệu năm, một trăm kiếp nghĩa là mười tỉ năm, một trăm kiếp nghĩa là mười tỉ năm sau, rồi sẽ thế nào? Đại Phạm Thiên vẫn phải lục đạo luân hồi. Chứng tỏ rằng… đã đủ lâu chưa? Mười tỉ năm đó! Shiva ở cõi trời cao nhất của Dục giới thiên, Đại Tự Tại Thiên, thọ mệnh của ngài ấy đương nhiên là rất dài. Còn Vishnu lại càng dài hơn! Ngài ấy ở tại Sắc cứu cánh thiên, lên cao hơn là Vô sắc giới thiên. Biến Tịnh Thiên chính là Sắc cứu cánh thiên, cao nhất rồi, là cõi trời vô cùng cao, thọ mệnh rất dài. Niết bàn tịch diệt của Phật giáo, mặc dù vị trí cõi trời của các vị ấy đều rất cao, như Brahma, Shiva, Vishnu, họ đều là những vị Thiên vô cùng cao, nhưng Dục giới thì vẫn phải lục đạo luân hồi. Cho nên hôm nay pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói, "lìa tướng tịch diệt" là đã rời khỏi lục đạo luân hồi rồi. Muốn không luân hồi nữa, có khó không? Rất khó đó! Nhiều nhất là thăng lên cõi trời: Bạn làm việc thiện, thân khẩu ý thanh tịnh, hành thiện, thì bạn vẫn đến được thiên giới. Cho nên muốn lìa tướng, dường như là chuyện không thể… nhưng mà vẫn có thể, chuyện không thể thì vẫn có thể. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt, ở đây nói đến: "Khi ấy, Tu Bồ Đề đã nghe giảng kinh này, hiểu sâu ý nghĩa, rớt nước mắt…" Tôi giảng đoạn này là được rồi, đủ rồi. Vì sao khi Tu Bồ đề nghe thấy Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh này, ngài ấy hoàn toàn có thể hiểu được ý nghĩa và tôn chỉ của nó? Vì sao ngài ấy lập tức đau khổ mà rơi lệ? Vì sao đau khổ mà khóc? Có hai lí do, bạn có nói được vì sao mà Tu Bồ Đề khóc không? Trong kinh không có nói. Vì sao ngài ấy khóc? Cảm động đến mức khóc ư? Tôi cảm động tôi cũng khóc đó, mỗi người mà xúc động thì cũng khóc mà? Có hai lí do. Thứ nhất là Phật Thích Ca Mâu Ni đã giải đáp điều bí mật từ thiên cổ đến nay. Bởi vì rất nhiều người không hiểu đạo lí này, đạo lí của lục đạo luân hồi, điều bí ẩn thiên cổ đã được giải đáp, ngài ấy đã đưa ra lời giải rồi, đã phá bỏ hết luân hồi rồi, đạo lí này đương nhiên là khiến Tu Bồ Đề vô cùng cảm động. Như vừa rồi nói về cảm động, ngài ấy rất cảm động, cho nên ngài ấy đã khóc, đây gọi là vui quá mà khóc. Một lí do nữa là đau buồn quá mà khóc. Thế nào gọi là đau buồn quá mà khóc? Ngài ấy khóc vì: chúng sinh không hiểu đạo lí này, vẫn còn ở trong lục đạo luân hồi, vì danh vì lợi, vì tài sắc danh thực thụy, và cứ như thế mà luôn luôn tạo nghiệp, trong luân hồi vẫn không ngừng lặp lại như vậy, vĩnh viễn không có cách nào đắc chứng được cái đạo lí ấy, không có cách nào chứng được địa vị của Phật, không có cách nào chứng được địa vị của không luân hồi. Ngài ấy đau buồn vì chúng sinh. Cho nên có hai lí do này: một là vui mừng quá, cuối cùng ngài ấy đã biết, điều bí ẩn thiên cổ đã được giải đáp rồi, cho nên khóc vì sung sướng. Và còn có khóc vì đau buồn, ngài ấy cho rằng chúng sinh không hiểu hoặc là không làm được, vẫn còn đang lục đạo luân hồi. Đặc biệt là tiền, tiền là thứ rất mê hoặc con người! Tiền này rất mê hoặc con người! Tiền đó! Bạn nghĩ mà xem, đều là khoáng thạch đó! Vàng, kim cương, những thất trân bát bảo đều là khoáng vật đó! Tiền, tiền là cái gì? Là giấy thôi! Là paper, là giấy đó! Bạn mê muội vào đám giấy đó, mê muội vào những khoáng vật đó có tác dụng gì? Lại còn sắc, bạn mê muội vào sắc thì có tác dụng gì? Chúng chỉ là nhất thời thôi! Một thời gian mà thôi, khi bạn xinh đẹp đương nhiên vẫn còn có sắc, khi bạn không xinh đẹp nữa thì sao đây? Người trẻ tuổi tranh luận với người già: “Bà có trẻ trung xinh đẹp giống như cháu đây không?” Bà cụ nói: “Bà cũng từng trẻ, bà cũng từng xinh đẹp giống như cháu đó! Nhưng cháu đã từng già chưa?” Bạn từng già chưa? Vẫn là cụ bà thắng, tuổi trẻ thì mọi người chúng ta đều từng trải qua rồi, đúng thế không? Nói một câu rất đơn giản: sắc, nhất thời. Chỉ lúc bạn còn trẻ thì bạn mới có được. Bạn già rồi thì nhan sắc cũng suy tàn, còn sắc cái gì mà sắc? Chỉ còn một thân thể già nua. Chỉ còn đến các quán trà của của ông cụ mà tiêu tiền thôi! Đúng thế không? Bỏ tiền ra mà mua thôi. Mọi người nghĩ mà xem, tài sắc danh cũng là không đó! Ba thứ này làm người ta mê muội nhất, tài sắc danh. Bạn cho rằng làm Tổng thống thì tốt sao? Hễ nhậm chức Tổng thống là bị đạp đổ, bốn năm sau bạn sẽ bị đạp xuống cái "bịch", bằng không, nếu bạn vẫn giữ được chức vụ, thì tám năm sau vẫn cứ bị đạp xuống cái "bịch". Bạn cho rằng bạn vĩnh viễn làm Tổng thống sao? Thế nào rồi cũng sẽ bị lật đổ, bạn xem các triều đại, mỗi hoàng đế đều muốn làm vua vĩnh viễn: Tần Thủy Hoàng muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, Hán Vũ Đế muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, đi ra ngoài biển để tìm tiên đơn, xem xem ăn rồi có thể sống vĩnh viễn được không… người nào có thể vĩnh viễn? Không có đâu! Danh cũng không có, Đường Ngu Hạ Thương Chu, Tần Hán, Tứ quốc (Thụy Thục Ngô Yên), Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, Tùy Đường Tống Nguyên Minh Thanh, hoàng đế của thời đại nào còn lưu lại? Làm hoàng đế rất tốt đó! Sư Tôn cũng từng làm rồi… Sư Tôn mặc hoàng bào, bạn xem tôi khoác hoàng bào đó! Tôi ngồi trên pháp tọa, ở vị trí cao nhất đó! Bạn xem hậu cung có ba nghìn mỹ nhân! (Sư Tôn vừa cười vừa nhìn về phía đàn thành ở sau pháp tọa.) Đều là Phật Bồ Tát, thật là tuyệt vời, các vị Phật Bồ Tát của chúng ta ở đây thật bá đạo, thật đó. Cái gì là vĩnh viễn? Không có, chỉ có tịch diệt mà Phật nói đến, thoát li khỏi luân hồi mới là vĩnh viễn. Brahma, Shiva, Vishnu, Mahasriya, Sarasvati, đều không phải là vĩnh viễn. Các Đại Thần của Ấn Độ giáo đều ở đó, Kali, Sarasvati, Mahasriya, Thần Khỉ đều ở đó. Đại Thần của Ấn Độ giáo, Cát Tường Thiên cũng ở đó, Cát Tường Thiên, Diệu Âm Thiên, Kali, ba Đại Thần, họ đều vẫn phải luân hồi. Theo như Phật nói, rời khỏi Phạm Thiên… cho nên ở đây là Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt. Tu Bồ Đề khóc có hai nguyên nhân: thứ nhất, điều bí ẩn thiên cổ đã được giải đáp, giải đáp xong rồi, đã thoát li lục đạo luân hồi rồi, điều bí ẩn này đã giải đáp rồi. Điều ngài ấy khóc là… điều đau lòng là, chúng sinh không hiểu, nên vĩnh viễn ở trong lục đạo mà luân hồi! "Khi ấy, Tu Bồ Đề đã nghe giảng kinh này, hiểu sâu ý nghĩa, rớt nước mắt…" Cho nên, khóc lóc thảm thiết là có hai nguyên nhân, thứ nhất là đều bí ẩn thiên cổ đã được giải, ngài ấy hoan hỉ, rất vui. Thứ hai là rất đau lòng mà nói, chúng sinh tương lai không thể thoát li lục đạo luân hồi. Ba thứ mà con người mê đắm nhất: tài sắc danh… không có người nào có thể thoát li lục đạo luân hồi, đều ở trong lục đạo luân hồi. Bạn mê tài sắc danh thì bạn sẽ tham sân si đó! Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 04/12/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Chuẩn Đề Phật Mẫu Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 38.)
39. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (2)
(Bài giảng 39) Ngũ nhãn
Khi ấy, Tu Bồ Đề đã nghe giảng kinh này, hiểu sâu ý nghĩa, rớt nước mắt mà bạch Phật rằng: "Thật hiếm có, thưa Thế Tôn! Phật nói kinh điển thâm sâu như vậy, huệ nhãn của con từ xưa tới nay chưa từng thấy kinh điển như vậy. Thế Tôn! Nếu lại có người nghe được kinh này, tín tâm thanh tịnh, liền sinh thực tướng, nên biết người này thành tựu công đức hi hữu đệ nhất." Tôi nói sơ qua một chút về trọng điểm nằm ở đâu. Tu Bồ Đề hỏi Phật: "Thật hiếm có, thưa Thế Tôn! Phật nói kinh điển thâm sâu như vậy, huệ nhãn của con từ xưa tới nay chưa từng thấy kinh điển như vậy." Tôi giảng đến đoạn này là được rồi, nó có nghĩa là, Tu Bồ Đề nói từ rất lâu rồi ngài ấy đã có được huệ nhãn này. Từ rất sớm Tu Bồ Đề đã có được huệ nhãn, nhưng chưa bao giờ từng thấy qua kinh điển thâm sâu như thế. Kinh Kim Cang thật sự là kinh điển vô cùng thâm sâu, vì sao lại thâm sâu? Vì sao nói kinh Kim Cang vô cùng sâu sắc? Tôi kể một mẩu đối thoại giữa tôi và Dalai Lama, tôi và Dalai Lama nói chuyện về Tâm Kinh, Dalai Lama hỏi tôi: "Thế nào là sắc tức thị không, không tức thị sắc, cái này giải thích thế nào?" Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc. Cái này giải thích thế nào? Câu trả lời của tôi là song vận, sắc - không song vận. Dalai Lama trả lời bằng hai chữ: tự nhiên. Tôi và Dalai Lama gặp nhau nửa tiếng, hai chúng tôi đàm luận về vấn đề của kinh điển, toàn bộ đều chỉ thảo luận về vấn đề kinh điển, không dính líu gì đến chính trị, chúng tôi không nói về chính trị, tôi là người của tôn giáo, tôi chỉ nói với ngài ấy về Phật pháp. "Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc" giải thích ra sao? Tôi nói là song vận, sắc - không song vận. Dalai Lama nói hai chữ tự nhiên. Song vận cũng có nghĩa là sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc, là hai kiểu. Thật ra, song vận chính là trung đạo mà Phật Đà đã nói, không hẳn là lìa xa sắc cũng không phải là lìa xa không, hai cái hòa vào lẫn nhau, cái hòa lẫn chung với nhau thì gọi là song vận. Dalai Lama nói là tự nhiên, tự nhiên nghĩa là thấy sắc thì là sắc, thấy không thì là không, ý của ngài ấy là như vậy. Kì thực tự nhiên, song vận, tôi cảm thấy cũng không khác nhau là mấy, sự khác biệt không nhiều lắm, xem ra hai người là ngang sức ngang tài. Một người nói cờ, một người nói trống, kì thực là cờ trống tương đương. Tu Bồ Đề nói rằng đây là kinh điển thâm sâu, vô cùng sâu, kinh điển vô cùng sâu sắc. Tôi đã giảng vì sao lại là kinh điển rất thâm sâu. Nếu bạn đã hiểu được kinh Kim Cang, và đi thực tiễn rồi, bạn sẽ có thể thành Phật. Bạn có thể tiêu trừ mọi nghiệp chướng của bạn, mọi nghiệp chướng đều bị tiêu trừ hết tại đây, không còn nhân sinh, bởi vì đã vô ngã tướng, vì bạn đã vô ngã rồi, bạn còn tạo nghiệp gì nữa chứ? Không còn nghiệp, tất cả nghiệp chướng toàn bộ đều không còn, vô ngã, vô nhân. Tôi hỏi bạn nhé, hỏi bạn một câu rất đơn giản: "Trên mặt trăng có thiện ác không? Xin hỏi bạn ở trên mặt trăng có thiện ác không?" Không có, đó là đáp án chính xác. Trên mặt trăng chẳng có cái gì cả, vì đã không có thì làm gì còn có thiện gì, ác gì. Mặt trăng không có sinh vật mà, không có con người mà, lấy đâu ra thiện ác. Không có hổ báo voi sư tử, không có gì, thậm chí covid-19 cũng không lây truyền đến đó được, không có thứ gì có thể lây truyền mà, ngay cả virus cũng không có. Thế nào là thiện, thế nào là ác? Không có, vì không có nhân thiện, thiện ác, không có ác duyên, không có thiện duyên, không có cái nhân gì cả, cái gì cũng không có. Đây chính là kinh điển thâm sâu nhất. Điều mà bạn chưa bao giờ từng nghĩ tới: không có nhân sinh, không có nhân tử. Sinh tử từ đâu đến? Do nghiệp chướng mà đến, bởi vì bạn có nghiệp chướng thì mới có sinh tử, không có nghiệp chướng sẽ không có sinh tử. Không có ác nghiệp, bạn không có nhân sinh; không có thiện nghiệp, bạn không có nhân sinh. Không có nghiệp thiện ác, căn bản là bạn sẽ không có nhân sinh, không có quả tử. Không có thiện ác, lấy đâu ra sinh tử? Không có sinh tử, lấy đâu ra lục đạo luân hồi. Toàn bộ đều được tháo gỡ rồi. Kinh điển thâm sâu mà Phật Đà giảng chính là cái này. Trọng điểm là, nghiệp là bất khả tư nghì, căn bản không có nghiệp thì lúc này mới có thể thành tựu. Bạn có thiện nghiệp, sẽ thăng thiên, bạn có ác nghiệp, sẽ xuống tam đồ. Bạn không thiện không ác, sẽ biến thành người. Bạn có tu hành, nhưng bạn có đố kị, có ghen tuông, bạn sẽ là Atula, bạn thích tranh đấu thì bạn sẽ là Atula đó. Đây đều là có nhân có quả, nhân quả bất khả tư nghì, nghiệp bất khả tư nghì. Nghiệp này, điều mà kinh điển thâm sâu nói đến chính là nghiệp. Tu Bồ Đề có được huệ nhãn, nói một câu rất đơn giản, con người chỉ có mắt thịt, nhìn thấy những thứ hữu hình là mắt thịt. Sư Mẫu có con mắt âm, bà ấy không chỉ có mắt thịt, bà ấy còn có mắt âm, bà ấy có thể nhìn thấy quỷ thần. Bà ấy còn có mắt âm, có một buổi tối, bà ấy nhìn Sư Tôn bảo: "Ấy, ông thay đổi rồi." Tôi nói: "Thay đổi cái gì?" Bà ấy nói: "Ông biến thành quái vật." Bà ấy nói tôi biến thành quái vật. Tôi nói: "Trên đầu mọc sừng sao?" Bà ấy bảo không có, bà ấy nói: "Trên mặt ông có năm con mắt." Năm con mắt à, trời ơi! Con người chúng ta chỉ có hai con mắt, bà ấy nhìn thấy tôi có năm con mắt: ở giữa một con mắt, bên này một mắt, bên dưới một mắt, năm con mắt thì biến thành quái vật rồi. Vì sao là năm con mắt? Rất đơn giản thôi, mắt thịt, thiên nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, Phật nhãn, là năm con mắt. Tôi nói: "Bà nhìn rất chuẩn, bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni gọi tôi đến Sắc cứu cánh thiên, ngài ấy trao giải thưởng cho tôi, tất cả Phật Bồ Tát đều nhìn thấy tôi, tất cả Phật và rất nhiều Bồ Tát ở đó nhìn thấy tôi. Phật Thích Ca Mâu Ni trao giải thưởng cho tôi, tôi giở từng lớp vải đỏ ra, bên trong có năm con mắt, năm con mắt ấy không ngờ lại bay lên trên mặt tôi, thế là tôi biến thành có năm con mắt. Hôm qua chúng vừa mới bay lên mặt tôi, hôm nay bà đã nhìn thấy trên mặt tôi có năm con mắt rồi." Chà! Thật đó, Sư Mẫu nhìn thấy trên mặt tôi có năm con mắt, bà ấy lợi hại ghê, bà ấy nhìn được năm con mắt của tôi. Tu Bồ Đề từ sớm đã có được huệ nhãn. Bạn thấy không, từ lâu đã có được huệ nhãn rồi, nhưng chưa bao giờ thấy qua kinh điển như vậy, ngài ấy chưa từng thấy qua kinh điển giống như kinh Kim Cang, chưa từng nghe bao giờ. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni nói kinh Kim Cang, rất nhiều đệ tử có mặt ở đó đều nghe được, nghe kinh Kim Cang có thể tin và hiểu, và có thể biết được, trọng điểm này là đây, nghiệp gì cũng không làm. Vô ngã tướng, vì đã vô ngã rồi, bạn còn làm thiện nghiệp, ác nghiệp gì? Bạn làm thiện nghiệp cũng là vô ngã mà làm. Không mong cầu thiện quả, đây gọi là vô vi, cái này chính là vô vi. Chúng ta làm thiện nghiệp, giống như Sư Tôn giảng kinh thuyết pháp cũng là vô vi, tôi giảng xong, tôi cũng không hề yêu cầu gì mọi người mà nói rằng: "Mọi người đều phải y theo kinh điển tôi giảng như vậy mà làm, tôi hi vọng như vậy." Tôi thường nói một câu: "Không có hi vọng thì sẽ không có thất vọng." Căn bản là nếu tôi không mong trúng xổ số thì tôi sẽ không thất vọng. Bởi vì bạn không kì vọng, cứ vô vi mà làm chính là như thế: tôi không nghĩ sẽ được cái gì, nhưng tôi vẫn cứ làm. Đây chính là pháp vô vi, vô ngã tướng chính là hiểu về pháp vô vi. Không có nhân thiện, không có nhân ác, cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói một câu rất đơn giản: "Không nghĩ thiện không nghĩ ác." Chính vào lúc này, không nghĩ thiện không nghĩ ác: bạn không nghĩ về cái thiện —"Việc tôi làm là thiện." Không nghĩ ác, ngay cả việc ác cũng không nghĩ đến, cái thiện, không nghĩ đến, là nói về nghiệp đó. Lục Tổ Huệ Năng nói không nghĩ thiện không nghĩ ác, ai nghe hiểu được thì hiểu. Bạn không tạo nghiệp, trên mặt trăng tạo nghiệp gì? Trên mặt trăng cũng không có thiện, cũng không có ác, tạo nghiệp gì chứ? Ở đó vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, tôi lấy ví dụ này là rõ ràng nhất rồi. Trên mặt trăng vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, nghiệp là cái gì? Trên mặt trăng có nghiệp gì? Không có. Bạn có học được như thế này không: vô thiện vô ác, không có thiện, ác nghiệp. Nếu bạn không có điều này, điều mà kinh điển thâm sâu nói, thì bạn sẽ là Tu Bồ Đề có được rất nhiều trí huệ. Thế nào là con mắt thịt? (Chúng ta nói Tu Bồ Đề có được huệ nhãn.) Mắt thịt, chính là mắt nhìn thấy những thứ có hình tượng, thì là mắt thịt. Cái gì là thiên nhãn đây? Nhìn được xa, có thể nhìn được chư Thiên, nhìn được Dục giới thiên, nhìn được Sắc giới thiên, nhìn được Vô sắc giới thiên, thì đây chính là thiên nhãn, nhìn được thần, nhìn được trời, nhìn được người trời, đây chính là thiên nhãn. Cái gì là pháp nhãn đây? Bạn hiểu Phật pháp, tất cả mọi pháp bạn đều hiểu rõ ràng, có thể hiểu thấu, thì đó là pháp nhãn. Còn huệ nhãn là cái gì? Tất cả trí (tất cả trí huệ) bạn đều hiểu được, tất cả trí huệ bạn đều thông suốt toàn bộ. Thế nào là Phật nhãn? Hiểu rõ những điều thâm sâu mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói, cái đó chính là Phật nhãn, đã bao gồm ngũ trí - pháp giới thể tính trí, thành sở tác trí, đại viên kính trí, diệu quan sát trí, bình đẳng tính trí. Tất cả mọi trí huệ bạn đều hiểu, bao gồm cả những điều trong kinh Kim Cang… vua của các kinh, vua của mọi kinh mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói, đó chính là Phật nhãn, hơn nữa bạn còn phải thực tiễn được! Tâm của bạn có thể trống rỗng không có gì như mặt trăng không? Đó chính là tịch diệt đó, tịch diệt cái gì? Tịch diệt mọi nghiệp. Sinh tử, không còn sinh tử. Cho nên Thánh Nghiêm Pháp sư có bài kệ, mấy chữ cuối cùng là "sinh tử đều bỏ được", bài kệ "sinh tử đều bỏ được" (câu cuối cùng đó), tôi sẽ nói về câu đó: câu đó cho thấy ông ấy vẫn còn có sinh tử để mà đem ra vứt bỏ đi, thế thì không đúng rồi! Bạn là người hiểu kinh Kim Cang thì sẽ biết, không có sinh tử để mà vứt bỏ, không có sinh tử có thể đem vứt bỏ. Bạn vẫn còn có sinh tử để mà vứt bỏ, có thể thấy bạn vẫn là người thôi! Bạn có ngã tướng thì mới có sinh tử, nếu bạn hiểu được kinh Kim Cang thì "không có sinh tử để mà bỏ", tôi đã sửa câu này rồi. Bài kệ kia được ông ấy viết bốn năm trước khi qua đời, chuẩn bị bài kệ đó, đợi đến bốn năm sau thì lấy ra để cho thế nhân đọc, kết quả là vẫn có khuyết điểm: sinh tử đều bỏ được, cho thấy ông vẫn còn có sinh tử để mà bỏ, điều đó thể hiện rằng ông vẫn còn có ngã tướng. Nếu tôi viết kệ, tôi chỉ có ba chữ: "không can hệ". Thế nào gọi là không can hệ? Cái gì cũng không liên quan gì đến tôi, không có can hệ, thì tất cả đều không có, thì sẽ là mặt trăng đó, ngay đến con người cũng không có, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Không can hệ, tôi và chúng sinh không có liên quan gì cả. Tôi và "ngã" không có quan hệ, tôi và "nhân" không có quan hệ, tôi và "chúng sinh" không có quan hệ, tôi và "trường thọ, đoản thọ" đều chẳng có quan hệ gì. Cái này chính là ngũ nhãn. Tu Bồ Đề có được huệ nhãn nhưng lại chưa từng thấy qua kinh điển này, bạn thấy không, lần này ngài ấy mới nghe được. "Con từ xưa tới nay chưa từng nghe thấy kinh như vậy." Ngài ấy đã có được huệ nhãn rồi mà còn chưa biết đến kinh điển này, cho nên kinh Kim Cang này là kinh điển phá hủy tất cả (tôi từng nói rồi mà). Om mani padme hum. (Ngày 05/12/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 39.)
40. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (3)
(Bài giảng 40) Tín tâm thanh tịnh
Hôm nay tôi giảng một điểm quan trọng trong đoạn này.
Khi ấy, Tu Bồ Đề đã nghe giảng kinh này, hiểu sâu ý nghĩa, rớt nước mắt mà bạch Phật rằng: "Thật hiếm có, thưa Thế Tôn! Phật nói kinh điển thâm sâu như vậy, huệ nhãn của con từ xưa tới nay chưa từng thấy kinh điển như vậy. Thế Tôn! Nếu lại có người nghe được kinh này, tín tâm thanh tịnh, liền sinh thực tướng, nên biết người này thành tựu công đức hi hữu đệ nhất…" Tu Bồ Đề nói, "Nếu lại có người nghe được kinh này, tín tâm thanh tịnh, liền sinh thực tướng, nên biết người này thành tựu công đức hi hữu đệ nhất". Phần lớn những người giảng kinh chúng ta thì với câu nói này chẳng có cái gì để mà giảng, vì sao thế? Nếu có người nghe được kinh này, người ấy sinh ra lòng tin, hơn nữa lòng tin này lại vô cùng thanh tịnh, người ấy sẽ sinh ra thực tướng. Người ấy sẽ thật sự hiểu được thế nào gọi là thực tướng, cái tướng thực tại. Nên biết rằng người này thành tựu công đức hi hữu đệ nhất. Phần lớn con người đều như thế này: mấy câu nói đơn giản, chẳng khác gì lời nói suông, cũng không cần phải giải thích. Nhưng bạn cần chú ý nhé! "Tín tâm thanh tịnh, liền sinh thực tướng", chú ý bốn chữ này "tín tâm thanh tịnh". Rất nhiều người đều cho rằng họ có tin Phật, "tôi rất sùng đạo", cái ấy chính là tín tâm thanh tịnh, nghĩa là tin hoàn toàn, hoàn toàn tín ngưỡng Phật giáo, hoặc là có thể nói "tôi thuần tín". Thế nào gọi là thuần tín? Một chút hoài nghi cũng không có, như thế là rất thuần. Giống như chúng ta có gold (vàng) 999, chúng ta gọi đó là vàng ròng, không phải là mạ vàng. Mạ vàng chỉ là mặt ngoài, thật phải là vàng ròng 999. Chỉ còn thiếu một chút xíu thôi, thế là vô cùng thuần rồi, thuần hết mức có thể! Cái đó có phải là tín tâm thanh tịnh không? Đương nhiên tôi tin, tôi tin tưởng Bổn tôn Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật, Địa Tạng Vương Bồ Tát của mình. Bởi vì rất thuần, nên chuyện gì tôi cũng đều nói với ngài, không có giấu diếm, nhưng chúng ta không thể nào vì như vậy mà sinh thực tướng, không thể nào, tín tâm ở đây không phải nói về cái lòng tin vào tín ngưỡng đó đâu! Hai chữ "thanh tịnh" rất quan trọng, cái đó mới là thực tiễn. Tín tâm là phải dùng thực tiễn! Thực tiễn cái tín tâm của bạn mới gọi là thanh tịnh! Không phải là tín ngưỡng biểu hiện bề ngoài! Thật đó, cho nên mọi người cho rằng "tín tâm thanh tịnh thì tôi sẽ sinh thực tướng", không phải. Tín tâm thanh tịnh là cần bạn phải đi thực tiễn nó! Thực tiễn cái gì? Thực tiễn cái vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, đó mới là thuần thật sự. Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng mới gọi là thuần! Lúc này mới gọi là làm gì? "Thụ cùng tam tế, hoành biến thập phương." Đây là thuật ngữ của Phật giáo, "thụ cùng tam tế" là quá khứ, hiện tại, vị lai trở thành nhất quán. "Hoành biến thập phương" là phía trên, phía dưới, tám phương, rộng lớn không giới hạn. Cái này mới gọi là tín tâm thanh tịnh. "Thụ cùng tam tế" đại diện cho cái gì? Thời gian, đại diện rằng thời gian đều thanh tịnh, đại diện cho đời quá khứ của bạn là thanh tịnh, đời hiện tại cũng là thanh tịnh, đời tương lai cũng là thanh tịnh. Sau đó lại còn "hoành biến thập phương", phía trên cũng thanh tịnh, phía dưới cũng thanh tịnh, tám phương toàn bộ không gian, "hoành biến thập phương" chính là toàn bộ không gian đều thanh tịnh. Tôi cũng lấy một ví dụ, tôi thường xuyên lấy ví dụ này: mặt trăng không có con người, cả mặt đất rộng lớn không có sinh vật… rốt cục có sinh vật không? Khoa học hiện nay nói thế, tôi cho rằng, nếu coi mặt trăng là hoàn toàn không có sinh vật, trên mặt trăng một con người cũng không có. Thời gian đối với mặt trăng mà nói có ích gì, có hại gì? Không có, không ảnh hưởng, đúng thế không? Thời gian không có ảnh hưởng gì, không gian cũng không có ảnh hưởng gì. Lư Sư Tôn nói, trên mặt trăng là đại địa chủ, mảnh đất kia là của Lư Sư Tôn… cũng chẳng có tác dụng gì, bởi vì không gian không có giá trị gì cả. Đất trên mặt trăng có đáng giá không? Có lẽ tương lai có thể có. Chỉ cần con người lên mặt trăng, ở trên mặt trăng dựng lên một đại khách sạn Hilton, bạn hãy ở bên đó đợi đi, đợi những con tàu vũ trụ đến để ở trong đại khách sạn Hilton của bạn, kiếm US Dollar (đô la Mĩ). Bạn ở đó cầm US Dollar (đô la Mĩ), chẳng phải là không khác gì giấy sao? Đám giấy đó ở trên mặt trăng có tác dụng gì không? Trên trái đất mới có tác dụng. Cho dù đến mặt trăng để ở khách sạn Hilton, đòi trả bằng vàng, bạn muốn vàng thì cũng có tác dụng gì? Trên mặt trăng có công dụng gì không? Cũng vô dụng. Cái này mới gọi là tín tâm thanh tịnh đó. Mọi người dùng đầu óc mà suy nghĩ một chút xem: tâm bạn như hư không, tâm bạn rộng lớn giống như không gian, trong tim bạn giống như mặt trăng vậy, không có cái gì gọi là thiện, không có cái gì gọi là ác, đối với bạn mà nói thì chẳng có gì. Cũng không có cái tôi này, cũng không có chúng sinh, cũng không có thời gian, cũng không có không gian, mức độ thuần này gọi là đệ nhất, đây mới gọi là tín tâm thanh tịnh, lúc này mới sinh ra thực tướng. Rất nhiều người giảng kinh Kim Cang tuyệt đối không nói đến điểm này, tôi nói để bạn biết như thế. Không có ai nói đến điểm này đâu. Vì sao Khổng Tử phải đi hỏi đạo ở chỗ Lão Tử? Khổng Tử là Thánh nhân, vì sao phải đi hỏi Lão Tử chứ? Hỏi Lão Tử giảng đạo cho ông ấy… giảng cho Khổng Tử nghe đạo này, đó là giảng đạo gì? Lão Tử giảng cho Khổng Tử nghe, Khổng Tử là Thánh nhân Trung Quốc, cũng đã rất vĩ đại rồi, thế mà Lão Tử giảng đạo cho Khổng Tử nghe, ngài ấy giảng cái gì? Đó là hai chữ "chí hư". "Chí" tức là đạt tới. "Hư", là hoàn toàn tịnh không. "Chí hư" là cái gì? "Chí hư" mới là đạo. Điều này rất sâu sắc nhỉ? Lão Tử nói với Khổng Tử, "chí hư" mới là đạo. Anh đến hỏi ta cái gì là đạo. Ta nói với anh: "Chí hư" mới là đạo! "Chí hư" mới là thực, thực trong thực tướng! Trong kinh Kim Cang nói: "Tín tâm thanh tịnh, liền sinh thực tướng." Chính là nói đến điều này. Không có ai giảng kinh Kim Cang mà biết nói điều này đâu. Đại bộ phận chỉ nói "tín tâm thanh tịnh rồi thì thực tướng của bạn sẽ xuất hiện…" Lấy đâu ra mà đơn giản thế? Nếu đơn giản như thế, Khổng Tử không cần đi hỏi Lão Tử. "Chí hư" mới sinh thực tướng, "chí hư" mới là thực đó! Cho nên câu tiếp theo: thực tướng chính là phi tướng, câu nói này mọi người có hiểu không? Thực tướng chính là chí hư, nghĩa là không có tướng! Thực tướng là không có tướng! Cho nên Như Lai mới nói tên là thực tướng, mới gọi là thực tướng. Nói như thế bạn mới có thể hiểu được, bằng không bạn sẽ không hiểu. Vì sao thực tướng là phi tướng, phi tướng mới là thực tướng? Lão Tử đã nói rồi: "Chí hư" chính là thực, "tất cả đều không có" mới là thực tướng. Cho nên, hôm nay tôi đã giảng cho mọi người về "tín tâm thanh tịnh", bốn chữ này không phải là dễ giải thích đâu. Hôm nay chỉ có Lư Sư Tôn mới có thể giảng được thôi. Mọi người đều biết Khổng Tử hỏi đạo ở chỗ Lão Tử, đều biết Khổng Tử đi thỉnh giáo Lão Tử đạo này. Lão Tử rốt cục đã nói với Khổng Tử điều gì? "Chí hư." Chính là điều mà kinh Kim Cang nói đến: phi tướng mới là thực tướng, cũng có nghĩa là thực tướng chính là phi tướng, từ đó mới có thể nói đoạn tiếp theo là "Thế Tôn! Thực tướng ấy tức chẳng phải tướng, vì thế Như Lai nói là thực tướng." Nói như vậy mọi người hiểu chứ? Cho nên giảng kinh Kim Cang, phải giảng được cái điểm quan trọng nhất này. Bạn không nói ra được thì còn giảng kinh Kim Cang gì chứ? Đó là kinh điển bất hoại đó! Chí hư sao có thể hoại được? Phi tướng sao có thể hoại được? Đó là bất hoại! Không có thời gian, không có không gian, sao có thể hoại được chứ? Phải đạt đến cảnh giới này mới là Phật đó! Thiếu một chút đều không được. Hôm nay chỉ có Lư Sư Tôn hiểu được đạo lí này. Bạn đi xem người ta giảng kinh Kim Cang… rất nhiều người giảng kinh Kim Cang, tôi không lừa bạn đâu, rất nhiều pháp sư đều giảng kinh Kim Cang. Họ đều không nghĩ đến tín tâm thanh tịnh. Tôi giảng như thế này, bạn lập tức sẽ biết được: thực tướng chính là phi tướng, phi tướng cũng chính là thực tướng. Bạn lập tức có thể nhanh chóng hiểu được. Tôi không giải thích như vậy, không ai có thể biết được. Bề ngoài bạn nói lướt qua nó một cái rồi đi, cái mà bạn giảng đó không phải là kinh Kim Cang, đó là "kinh hữu hoại", kinh sẽ hư hoại! Cho nên kinh Kim Cang mà Lư Sư Tôn giảng là kinh bất hoại, nó sẽ không thể hư hoại. Om mani padme hum. (Ngày 11/12/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Hoàng Tài Thần Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 40.)
(Hết tập 2)