📓

Giảng thuyết Kinh Kim Cang - Tập 3

image

Giảng thuyết Kinh Kim Cang - Tập 3

(Liên Sinh Hoạt Phật giảng Kinh Kim Cang)

Cuốn số: 710 Xuất bản năm: N/A Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

41. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (4)

(Bài giảng 41) Tin hiểu thọ trì

Hôm qua chúng ta giảng: "Thế Tôn! Nếu lại có người nghe được kinh này, tín tâm thanh tịnh, liền sinh thực tướng, nên biết người này thành tựu công đức hi hữu đệ nhất. Thế Tôn! Thực tướng ấy tức chẳng phải tướng, vì thế Như Lai nói là thực tướng." Chúng ta đã giảng đến chỗ này rồi, hơn nữa Sư Tôn còn giảng cực kì rõ ràng, cần hiểu rằng thực tướng chính là phi tướng, bởi vì phi tướng cho nên là thực tướng. Điều này mọi người đều hiểu rồi. "Thưa Thế Tôn! Nay con nghe được kinh điển này, tin hiểu thọ trì cũng không khó gì. Nhưng nếu đời sau, năm trăm năm sau, có chúng sinh nghe được kinh này mà tin hiểu thọ trì, thì người ấy cũng là bậc nhất hiếm có. Là vì sao? Vì người này vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Thế rồi thì sao? Ngã tướng tức chẳng phải tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng tức chẳng phải tướng." Chúng ta không cần phải giảng nhiều như vậy, chỉ giảng cái này: "Thưa Thế Tôn! Nay con nghe được kinh điển này, tin hiểu thọ trì cũng không khó gì." Đây là Tu Bồ Đề nói, ngài ấy có thể tin, có thể hiểu, cũng có thể thọ trì, đối với Tu Bồ Đề mà nói thì không phải là một chuyện khó khăn, hoàn toàn không phải là việc rất khó. "Nhưng nếu đời sau, năm trăm năm sau," (sau 500 năm nữa), "có chúng sinh nghe được kinh này mà tin hiểu thọ trì, thì người ấy cũng là bậc nhất hiếm có." Nói về đoạn này, chúng ta giảng về đoạn "bậc nhất hiếm có", giảng về "bậc nhất hiếm có" ở đây. Câu về tin hiểu thọ trì này, tôi đã giảng về tín tâm thanh tịnh rồi. Tin, nghĩa là tôi tin tưởng kinh Kim Cang, tôi tin tưởng vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Hiểu, bạn có thể biết bây giờ cái tướng "ngã" này là vô ngã. Bạn có thể hiểu, giải thích chính bạn, tôi là vô ngã, thì như thế là hiểu. Bởi vì thân thể chúng ta là tứ đại giả hợp, cũng không có hình tướng cố định. Tôi từng giảng rồi, lúc Sư Tôn còn trẻ thì rất điển trai đó! Tôi có rất nhiều bạn gái, thật đó. Lúc tôi sống ở hợp tác Thôn Mới ở Đài Trung, có người bạn gái kia ngồi trong nhà tôi không chịu về, bố tôi, mẹ tôi đều muốn đi ngủ rồi, tôi cũng muốn đi ngủ, mà cô ấy không về, cô ấy cứ ngồi mãi trong phòng khách nhà tôi. Tôi muốn đi ngủ rồi mà cô ấy vẫn chưa về, cô ấy cứ ngồi ở đó… tôi biết tên của cô ấy, nhưng không tiện nói ra. Mà tôi cũng không biết bây giờ cô ấy còn sống không nữa. Nên nói ra chắc là không sao đâu nhỉ? Tôi gọi cô ấy là Giang Hà. Giang Hà, cô ấy cứ ngồi trong phòng khách nhà tôi không về, khi ấy trông tôi rất điển trai, cô ấy cứ không về là không về, tôi phải tiễn cô ấy về tận nhà sau đó tôi tự đi về nhà mình thì cô ấy mới chịu đi. Đó là lúc tôi còn trẻ, cái tướng ấy khiến người ta chết mê chết mệt! Tôi tự thấy cũng đúng! Đúng là tôi trông cũng rất bảnh! Khi ấy tôi không cảm thấy gì, là như thế đấy. Còn bây giờ thì sao? Bạn xem tướng của tôi bây giờ đã khác rồi, ngày xưa, bây giờ, còn có cái lúc tôi vừa mới chào đời chưa mặc quần áo nữa, lúc còn chưa mặc quần áo cũng có chụp một tấm ảnh. Đó căn bản đều là một thứ do tứ đại giả hợp thôi! Đều sẽ biến hóa, đều sẽ thay đổi, mỗi một thời điểm đều sẽ thay đổi: baby (em bé) mới chào đời, lúc học tiểu học, lúc học cấp hai, lúc học cấp ba, lúc học đại học, lúc ra đời đi làm, lúc lập gia đình, sau đó bước vào tuổi trung niên, rồi cuối cùng là tuổi già, bây giờ tôi 77 tuổi rồi, là như thế đó. Mỗi thời điểm đều khác nhau, bất kì thời gian nào cũng đều khác nhau, điều này chính là đại diện cho vô ngã. Đến một ngày tôi sẽ biến thành tro tàn, sau đó được đưa đến Song Liên Cảnh Giới. Tôi ở đâu? Căn bản là tôi đang biến hóa, biến hóa trong sự vô thường, cái tôi thật sự là ai? Làm gì có! Ba chữ Lư Thắng Ngạn này cũng là tên giả. Tôi từng nói rồi, đó là vô ngã tướng, bạn nhận thức được "ngã" là "vô ngã" rồi, cần phải hiểu được điều này, sau khi tin rồi thì phải hiểu được. Tiếp theo là phải tiếp nhận vô ngã tướng, vô nhân tướng, bởi vì khi bạn không còn có cái suy nghĩ "tôi là như thế này, tất cả chúng sinh cũng đều là như thế này", thì đó là vô nhân tướng rồi. Vô chúng sinh tướng, rất đơn giản, cái gì là chúng sinh? Chính là không gian đó. Thứ nào là của bạn? Tôi nói để bạn biết, tôi đang sống, cũng không có ý định sống tiếp. Được thôi, tôi hỏi bạn: khi bạn chết, bạn đem theo được cái gì? Vô chúng sinh tướng mà! Bạn nói: "Bây giờ tôi có bất động sản." Nhà cửa là của bạn sao? Không có. Đất đai là của bạn sao? Không có. Tôi nhìn những người giàu có, chà! Nước Mĩ có rất nhiều người giàu, người phát minh ra xe ô tô điện này, ông ấy cũng là một tỉ phú, gần đây ông ấy bán hết toàn bộ nhà cửa, biệt thự của ông ấy cũng đem bán hết, rồi đi ở trong một nhà chung cư. Tôi nói để bạn biết, nhà chung cư cũng không phải của ông ấy. Tôi nhìn những người có quyền lực rất lớn, ví dụ như Biden, hay chủ tịch nước Trung Quốc Đại Lục, như Đài Loan… đúng vậy! Họ có thể làm được bao lâu? Đều sẽ chỉ được vài năm, đều sẽ không được lâu. Nhà cửa, đất đai đều không phải là của bạn, đó chính là vô chúng sinh tướng. Bạn có thể sống được bao lâu, đó chính là thọ giả tướng (thời gian). Tôi thử hỏi cậu Tenzin: "How old are you?" (Cậu bao nhiêu tuổi?) Nineteen, 19 tuổi. Mời ngồi! "100 năm sau cậu ở đâu?" Nói không chừng cậu có thể sống đến 119 tuổi đấy, nhưng đó cũng là điều rất khó, đúng thế không? Rất khó đó, rất khó. Đến lúc đó thì không còn nữa, cậu không còn nữa, chúng tôi đều không còn nữa, cho nên những người đang ngồi đây, có lẽ là trừ các em bé ra, thì hầu hết sẽ không còn sống nữa, sau 119 tuổi thì đều không còn nữa, cái ấy chính là thời gian, chính là vô thọ giả tướng. Bạn có thể hiểu được bốn điều này — không có bạn, không có người khác, không có thời gian, không có không gian, bạn có thể hiểu, thì đây gọi là tin và hiểu. Thọ, là sau khi bạn biết được điều này rồi, bạn có thể tiếp nhận. Trên thực tế là bạn không tiếp nhận không được, như tôi vừa nói, tôi đang sống cũng không dự tính được là sống tiếp, bạn cần phải chấp nhận thực tế này, bạn tiếp nhận rồi, bạn "trì" (duy trì), nghĩa là bạn đã tiếp nhận rồi, sau khi tiếp nhận rồi thì bạn theo đó mà tu trì, tu trì cái gì? Tâm của bạn vẫn còn chưa bình tịnh đúng không? Bạn vẫn còn đố kị đúng không? Bạn đố kị ai? Đố kị những người có tiền sao? Bill Gates đến một nơi nọ, người ta vô duyên vô cớ cầm bánh gateaux ném "bộp" vào mặt ông ấy, thế là cả mặt dính đầy bánh kem. Vì sao vậy? Bởi vì đối phương nói một câu: "Tao ghét người có tiền." "Tao ghét người có tiền", đó chính là ghen tuông và đố kị. Bạn cần biết rằng, người có tiền và chúng ta là giống nhau, bạn cũng cần biết, những người ở địa vị cao cũng giống như chúng ta thôi, họ ở đó cũng chẳng có gì là tốt đẹp hơn. Người có tiền cũng không hẳn là tốt hơn nhiều, cũng giống như chúng ta thôi. Tâm lí của bạn vô cùng tĩnh lặng, tâm lí giống như nước đứng yên, bạn có thể thiền định. Bạn có trí huệ này, bạn có thể thiền định, cái này gọi là tin hiểu thọ trì. Người có tiền, người xinh đẹp, bạn rất ghen tị họ: "Choa, cái người kia thật sự xinh đẹp quá!" Sư Tôn vẽ Đại Cát Tường Thiên, còn có Trường Thọ Ngũ Thiên Nữ, 12 Cát Tường Thiên, rồi còn có Sarasvati, ba thị nữ của Diêu Trì Kim Mẫu, những người con gái của Diêu Trì Kim Mẫu tôi đều vẽ rồi. Người nào cũng đẹp như Thiên Tiên, đó là cõi trời đó, những người ở cõi trời thì chúng ta không tính. Chúng ta ở thế giới Ta Bà, sắc, mọi người hãy nhớ một câu "người già ngọc ố", người hay ngọc đều biến đổi, đều là vô thường, đều đang biến động trong vô thường. Tiền, bạn có thể rất điềm nhiên trước tiền, thì sẽ không tham lam. Sắc, bạn cũng rất điềm nhiên trước sắc, thì sẽ không tham lam. Tham, sân, si, nghi, mạn, tất cả những thứ không tốt, bạn đều đã hiểu thấu hết, như thế tức là "thọ". Tâm linh của bạn vô cùng an bình, không có phiền não. Có cái gì đáng để phiền não chứ? Vui vẻ chẳng qua cũng là nhất thời, đau khổ cũng là nhất thời. Đương nhiên đời người là khổ, không sai, khổ sinh lão bệnh tử, những chuyện đau khổ quá nhiều, chuyện vui thì rất ít, đời người là như thế, cho nên ngày xưa khi Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp đều luôn nói một câu, bắt đầu bài giảng bằng câu "đời người là khổ". Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vì nhìn thấy mọi cái khổ bên ngoài cho nên mới nhanh chóng xuất gia, 25 tuổi Phật đã xuất gia rồi. Năm 19 tuổi Phật cũng kết hôn, đến 25 tuổi thì xuất gia. Phật Thích Ca Mâu Ni vì du lịch bên ngoài bốn bức tường thành, ngài nhìn thấy sinh lão bệnh tử ở khắp nơi, cho nên ngài liền xuất gia. Đây chính là "thọ". Còn "trì" thì sao? Bạn căn cứ theo vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng của mình mà tâm linh bình tịnh thiền định. Làm theo phương pháp của Mật giáo để mở ra năm luân xa là đến được Bồ Tát thập địa, mở ra được đỉnh kế nữa là địa thứ mười hai rưỡi rồi. Mở ra lỗ đỉnh đầu, đỉnh luân, mi tâm luân, hầu luân, tâm luân, tề luân, mật luân, thì bạn đạt đến địa thứ mười hai, đến khi sinh ra đỉnh kế thì là địa thứ mười hai rưỡi, địa thứ mười ba thì là Phật. Trong Đạo Quả có nói đến rồi, đây chính là "trì", tất cả đều thanh tịnh hết. Tôi nói để bạn biết, vừa nãy tôi nói một câu rất thù thắng: "Phá hủy tất cả thanh tịnh." Lúc hồi hướng tôi nói phá hủy tất cả thanh tịnh. "Sư Tôn, câu nói này có phải là bị nói nhầm không? Phá hủy tất cả thanh tịnh ư?" Không, tôi không nói nhầm đâu. Ngay cả đến cái từ thanh tịnh này tôi cũng phá hủy luôn, bởi vì căn bản là không có cái gọi là thanh tịnh. Như vậy là sao đây? Chẳng phải thầy bảo chúng tôi tu thanh tịnh sao, vì sao ngay cả thanh tịnh cũng phá hủy? Thanh tịnh chỉ là một từ thôi, bạn có thể duy trì vững vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, bên trong không có thanh tịnh, bên trong là trống rỗng, cái gì cũng không có, đó là cảnh giới cao nhất đó! Lục Tổ Huệ Năng nói: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính vào lúc ấy." Khi ấy tôi rất hoài nghi về câu nói "không nghĩ thiện không nghĩ ác" này của Lục Tổ. Tôi nói: "Lẽ nào ngài nói chúng ta không cần làm việc thiện sao?" Không nghĩ thiện, câu này sai rồi, khi xưa tôi cho rằng Lục Tổ nói sai rồi. Không nghĩ ác thì được, bạn không được nghĩ đến chuyện làm điều xấu. Không nghĩ ác, được, nhưng nhất định phải nghĩ thiện, làm sao lại không nghĩ thiện chứ? Ngay cả thiện cũng không nghĩ, vì sao vậy? Giờ đây khi tôi đã đọc kinh Kim Cang, tôi đã biết, đã hiểu, bởi vì trên mặt trăng, tôi hỏi bạn, cái gì là thiện, cái gì là ác. Trên mặt trăng cái gì là thiện cái gì là ác đây? Không có thiện, không có ác, nơi nào có con người thì mới có thiện ác. Hôm nay chúng ta làm việc thiện, giống như Hội Công Đức Hoa Quang, Sheng Yen Lu Foundation - Tổ chức từ thiện Lư Thắng Ngạn đang làm việc thiện, nhưng không có suy nghĩ về thiện, đây gọi là không nghĩ thiện. Tôi đi làm việc thiện, làm bố thí, nhưng tôi chưa bao giờ để cái việc bố thí ấy ở trong đầu, làm xong là thôi, làm xong là xong, chưa bao giờ để trong tâm. Cái này chính là, nói một cách đơn giản, là không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy. Vô sở trụ: tôi không bám trụ vào cái gì, tôi làm việc này, tôi không vì cái gì đó mà làm, đó là pháp vô vi. Bạn có thể làm pháp vô vi, việc ác đương nhiên không thể làm, việc ác không thể nghĩ cũng không thể làm, việc thiện cũng không cần phải nghĩ nhiều, nhưng cần phải làm, bạn làm xong thì là xong, không phải vì cái gì đó thì mới làm, cái này chính là không nghĩ thiện không nghĩ ác. Thế nên hôm nay tôi nói phá hủy tất cả thanh tịnh, nghĩa là hãy xem những việc thiện bạn từng làm như là không có, phá hủy hết, bạn đã làm rất nhiều việc thiện rồi, nhưng bạn đều hủy bỏ hết những việc đó, nghĩa là phá hủy tất cả thanh tịnh. Không phải tôi nói nhầm đâu, mọi người ở dưới nghĩ rằng: "Làm sao mà tất cả thanh tịnh đều phá hủy hết?" Không sai! Bởi vì chỉ cần bạn có thể làm được vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, thì bạn hoàn toàn đạt được đến tính Không của Như Lai rồi. Cái này là gì, chính là "trì". Nhưng mà cái "trì" này rất là không dễ dàng, tiếp nhận thực tế này, và duy trì làm nó là vô cùng khó. Tin hiểu thọ trì, cái "trì" này không dễ, bạn có thể duy trì được, bạn không có phiền não, được cũng được, mất cũng được, hôm nay như thế này cũng được, ngày mai như thế kia cũng được, ngày nào cũng tốt. Tôi đã viết mấy chữ: "Tất cả đều là sự an bài hoàn hảo nhất." Tất cả đều là sự an bài hoàn hảo nhất, hôm nay bạn bị đột quỵ phải vào bệnh viện, cũng là sự an bài tốt đẹp. Hôm nay trên người có khối u, mắc ung thư cũng là sự an bài đẹp đẽ nhất, để bạn hưởng thụ cái khổ của đời người, để bạn càng thấy rõ được cái thân thể này không phải là của bạn. "Tôi không hề muốn tôi mọc khối u, mắc ung thư đâu, tôi không hề muốn nó đến, nó tự đến đó chứ." Thân thể là của bạn sao? Nếu như thân thể là của bạn thì sẽ phải để cho chính bạn tự chủ, bạn không thể làm chủ được thân thể của bạn mà. Ung thư này nói đến là đến, đi kiểm tra, mắc rồi, phải phẫu thuật, bạn than thở: "Lại còn phải hóa trị, đau khổ làm sao!" Nhưng bạn phải nghĩ như thế này: thân thể chỉ là để cho bạn cư trú tạm thời thôi, nó là cái nhà của bạn. Đừng cho rằng bạn xinh đẹp, bỗng nhiên mắc ung thư, hóa trị xong, trông bạn cứ như đã già đi 50 năm, cứ thế hóa trị tiếp, ôi! Đúng là, đó là đau khổ đó. Tôi thường xuyên thương xót con người ở nhân gian này mà khóc, tối hôm qua tôi cũng khóc một trận, vì con người thế gian, vì những người phải hóa trị, vì tế bào ung thư đã lan ra khắp người mà qua đời rồi. Tối hôm qua tôi cũng khóc, khóc vì chúng sinh. Đời người rất khổ, cho nên bạn phải biết, tất cả mọi thứ trên đời thật sự là vô thường, cho nên mọi người phải tin, hiểu, thọ, trì, bốn chữ này. Đừng vì cái chuyện bé xíu này mà cứ ở đó nói đi nói lại, nhai đi nhai lại như thế chứ, thật nhàm chán, nhàm chán quá, chẳng có gì hay cả! Trong tâm bạn cũng đừng có phiền não, cũng đừng buồn phiền. Khổ, hãy nhẫn nhục chịu đựng; đau, nhẫn nhục chịu đựng, bất kể gặp phải hoàn cảnh nào bạn cũng nhẫn nhục chịu đựng. Bạn có thể tiếp nhận, bởi vì bạn biết rằng vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ không ước ao được như người có tiền, cũng không hâm mộ những người có địa vị rất cao, cũng không thèm muốn được như những người xinh đẹp, như người đẹp trai anh tuấn, đều không cần phải ước ao. Trong lòng bạn rất an bình, hễ nhập định là lập tức tiến vào thiền định, vừa nằm xuống ngủ là ngủ lập tức. Việc khổ gì rơi vào đầu bạn cũng hóa thành không, tất cả đều là sự an bài tốt đẹp nhất. Tất cả đều là sự an bài hoàn mĩ nhất. Một cụ bà trước lúc lâm chung gọi con cái đến bên giường, lấy ra một tờ giấy ghi nợ hai trăm nghìn đô, nói với các con: "Giấy ghi nợ hai trăm nghìn đô này, là do mẹ mượn ở chỗ cậu của các con, mẹ đi rồi, các con phải trả." Con trai nghe xong liền rối cả lên: "Con không có tiền, con không trả." Con gái nghe xong thì khóc và nói: "Mẹ, mẹ hãy yên tâm, con không có tiền, nhưng con sẽ trả, con kiếm không được nhiều tiền, con sẽ từ từ trả." Làm tang sự xong, con gái cầm tờ giấy ghi nợ đến nhà người cậu để thương lượng chuyện trả nợ, người cậu nói: "Giấy ghi nợ này là giả đó, đây là tiền của mẹ cháu kiếm được để ở nhà cậu. Mẹ cháu dặn cậu, ai đem giấy nợ này đến trả nợ thì tiền sẽ trao cho người đó." Hãy nghĩ đến câu này: tất cả đều là sự an bài hoàn hảo nhất. Om mani padme hum. (Ngày 12/12/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Thời Luân Kim Cang tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 41.)

42. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (5)

(Bài giảng 42) Bậc nhất hiếm có

Bây giờ tôi giảng kinh Kim Cang. Đây là Tu Bồ Đề nói:

"Thế Tôn! Thực tướng ấy tức chẳng phải tướng, vì thế Như Lai nói là thực tướng. Thưa Thế Tôn! Nay con nghe được kinh điển này, tin hiểu thọ trì cũng không khó gì. Nhưng nếu đời sau, năm trăm năm sau, có chúng sinh nghe được kinh này mà tin hiểu thọ trì, thì người ấy cũng là bậc nhất hiếm có. Là vì sao? Vì người này vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Thế rồi thì sao? Ngã tướng tức chẳng phải tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng tức chẳng phải tướng. Là vì sao? Lìa bỏ tất cả mọi tướng thì gọi là chư Phật." Được rồi, hôm nay tôi đã giảng xong về tin hiểu thọ trì rồi. "Thì người ấy cũng là bậc nhất hiếm có." Bậc nhất hiếm có này ý nói rằng người mà vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng là bậc nhất hiếm có. Có thể tin hiểu thọ trì là người hiếm có bậc nhất. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh điển này, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, vì sao ngài lại là bậc nhất hiếm có? Bởi vì chưa từng có một vị giáo chủ nào nói như vậy. Phật Thích Ca Mâu Ni nói vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Trên thế giới này có rất nhiều tôn giáo. Vào thời Đế quốc La Mã, họ tin vào giáo hội của phương tây, tức là tòa thánh Rome bây giờ. Tòa thánh Rome thuộc giáo hội phương tây. Tại Đế quốc La Mã có giáo hội phương đông, giáo hội phương đông và giáo hội phương tây sau này càng ngày càng tách xa nhau. Giáo hội phương tây trở thành tòa thánh ngày nay, tòa thánh Vatican, có Giáo hoàng. Giáo hội phương đông chính là Đông Chính Giáo, Đông Chính Giáo thì ở Thổ Nhĩ Kì, địa điểm chính của nó là ở Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp. Tòa thánh Vatican là giáo hội phương tây, còn giáo hội phương đông thuộc về Đông Chính Giáo. Đây là hệ thống của Thiên Chúa giáo, cũng chính là Cựu Ước Thánh Kinh trong Kinh Thánh. Ngài ấy là một vị Thần, vị Thần này chính là Thiên Chúa, vị Chúa ở trên trời, đây là đạo một thần. Thế còn đạo Cơ Đốc do chúa Jesus giáng thế, sau khi ngài đến ở Nassad và được rửa tội bởi John người rửa tội, cửa thiên đường của ngài đã mở ra. Theo những gì mà Tân Ước Thánh Kinh viết, đây là con trai của ta, đứa con mà ta yêu thương. John người rửa tội tại dòng sông kia đã dùng nước sông giúp rửa tội cho Jesus. Cổng thiên đường mở ra, Thánh linh giống như con chim bồ câu giáng lên người Jesus, thân thể của Jesus đã tỏa sáng. Ngài ấy bắt đầu hoằng dương phúc âm của mình, chúng ta gọi đó là phúc âm, vì thế chúng ta giảng Tân Ước Toàn Thư chính là Matthew, Mark, Luke, Johan, sách Công Vụ Tông Đồ. Bốn phúc âm chính là Matthew phúc âm, Mark, Luke, Johan, bốn sách phúc âm này và các sứ đồ trong sách Công Vụ Tông Đồ là những tông đồ hoằng dương Thánh giáo của Jesus sau này. Lúc Jesus 33 tuổi, ngài ấy đã đến Thánh địa Jerusalem, khi ấy còn dưới thời Đế quốc La Mã. Và do thế lực của Jesus rất mạnh, Đế quốc La Mã đã dùng một kẻ không tên tuổi (tội danh) đóng đinh ngài lên thập tự giá, vị thống đốc khi ấy của thành phố Jerusalem là Pilate, hắn đã phán xử đóng đinh Jesus lên thập tự giá, lúc Jesus chết mới có 33 tuổi. Ngài ấy cũng là một vị Thần, chính là hợp nhất của Thượng đế (cha), Jesus (con) và Thánh thần. Cha chính là Jehovah, Jesus và tất cả thiên sứ hợp lại. Ba hợp làm một, đây là tín ngưỡng một thần. Tiếp theo nói đến Mohammed. Sau khi nhà tiên tri Moses dẫn người Hebrew vượt biển Đỏ, họ lang thang giữa những vùng hoang dã trong nhiều năm. Đến núi Sinai, Moses chỉ về vùng Canaan nói rằng đó là mảnh đất Thượng Đế ban cho các người, các người phải ở nơi đó, nơi đó bây giờ gọi là Palestine. Jerusalem trở thành Thánh địa của bốn tôn giáo: một là Thánh địa của người Do Thái, một là Thánh địa của Thiên Chúa giáo, một là Thánh địa của Cơ Đốc giáo, một là Thánh địa của Hồi giáo. Thánh địa Hồi giáo có ba nơi: một là Mecca, Mecca và Jerusalem. Mohammed 63 tuổi thì qua đời. Lúc sinh ra ngài ấy vốn là người rất giàu có, sau đó gia đình sa sút, từ nhỏ ngài ấy đã giúp người ta việc chăn cừu. Sau đó bằng nỗ lực của chính mình, ngài đã cùng một người đàn bà góa lái lạc đà và trở thành người đứng đầu các thương nhân buôn bán lạc đà. Người vợ đầu tiên của Mohammed là một góa phụ. Cuối cùng, Mohammed theo đạo Hồi đã cưới tổng cộng 12 người vợ, thật là hâm mộ. Thế nên trong kinh Koran có nói đến một chồng nhiều vợ, một chồng lấy bốn bà vợ, đó là điều được phép, nhưng họ cũng chủ trương một vợ một chồng. Tôi đã đọc kinh Koran, đọc từ đầu tới cuối. Đó là vì ở giữa Mecca và Medina có một hang động, Mohammed đến hang động đó đã nhìn thấy thiên sứ Gabriel, thiên sứ ấy nói với ngài rằng: ngài là vị tiên tri cuối cùng, Moses cũng là nhà tiên tri, Jesus cũng là nhà tiên tri. Sau đó, đến ngài ấy là vị tiên tri cuối cùng. Chỉ thị của bề trên nói với ngài ấy rằng: đệ tử sau này sẽ biên tập nên cuốn kinh Koran, tôn giáo của Mohammed cũng là tôn giáo một thần. Kết quả cuối cùng, ý nghĩa của Cơ Đốc giáo là như thế này. Khi Jesus lại đến, nếu như Jesus quay trở lại, linh hồn này sẽ cùng với thể xác đã được chôn cất kết hợp lại với nhau, như thế con người có thể hồi sinh, cùng với Jesus lên thiên đường. Điều này được ghi lại trong Lời Sấm Truyền. Thật ra đạo Hồi cũng giống như vậy. Khi ngày đó đến, linh hồn sẽ cùng với thể xác đã được chôn hợp lại với nhau, bạn tin theo đạo Hồi thì bạn cũng sẽ được thăng thiên. Thế còn, ngày trước khi tôi còn đi học ở học viện Kinh Thánh, tôi biết Cơ Đốc giáo chính là một thiên đường một địa ngục. Thế còn Hồi giáo cũng là một thiên đường, họ gọi là Vườn địa dàng (khu vườn của cõi trời), cũng là một thiên đường một địa ngục giống như vậy. Giống hệt nhau. Sau khi đến nơi đó rồi, con người không thể trở thành Thượng đế, bởi vì Thượng đế là thần. Thượng đế là một vị thần, con người vĩnh viễn không thể nào thành được Thượng đế. Phật giáo thì có điểm khác biệt. Trên thế giới này mấy tôn giáo, bạn so sánh với nhau. Ví dụ Do Thái giáo, Đông Chính giáo, Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, bạn xem những tôn giáo này đều là tôn giáo thờ một thần, với một thiên đường, một địa ngục. Kinh Kim Cang thì khác, vì sao nó lại là bậc nhất hiếm có? Bởi vì nó không phải là một thiên đường, cũng không phải là một địa ngục. Điều mà Phật nói là lục đạo luân hồi, lục đạo này đã rất khác biệt rồi: gồm Trời, Người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Có sự luân hồi trong sáu đạo, và trời cũng không phải chỉ có một trời. Có các cõi trời gọi là Dục giới thiên, Sắc giới thiên, Vô sắc giới thiên, có tới ba cõi trời, không phải một trời. Các tôn giáo khác chỉ có một cõi trời, một Thượng đế, một Thần mà thôi. Một Thượng đế, một Allah, chính là Thượng Chủ, là Chúa Trời. Cho nên đây chính là bậc nhất hiếm có rồi. Bởi vì chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni mới có thể nói rõ ràng đến vậy, đó đương nhiên là hiếm có bậc nhất. Hơn nữa không chỉ có thế, ngài ấy còn vượt lên cả trời, vượt quá cả trời, bạn ở trong cõi trời thì vẫn phải luân hồi, theo như lời Phật Thích Ca Mâu Ni giảng thì khi hưởng hết phúc báo ở trên trời rồi, bạn vẫn phải luân hồi. Đây là điều mà các tôn giáo khác không có, các tôn giáo khác chỉ lên đến trời là dừng lại. Đến địa ngục thì vĩnh viễn chịu hình phạt thiêu sống. Thật ra địa ngục của Hồi giáo, địa ngục của Cơ Đốc giáo, và địa ngục của Thiên Chúa giáo đều là hình phạt lửa thiêu, là giống nhau. Vậy không thể nào là một trời, một đất, một người, mà là một Thần, một vị Thần thôi, tôn giáo thờ một Thần, chỉ có một Thần. Phật giáo thì khác, Phật giáo phá hủy tất cả, cái tinh thần vô ngã tướng này, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng này, thọ giả ở đây tức là đại diện cho thời gian, chúng sinh tướng đại diện cho không gian. Ngã - đại bộ phận con người đều cho rằng cái tôi này là trung tâm, thật ra các tôn giáo khác đều lấy cái tôi này làm trung tâm. Phật pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni thì khác, là phá bỏ toàn bộ cái tôi này. Trong kinh Kim Cang nói: vô ngã tướng, nghĩa là phá bỏ cả cái tôi này, phá bỏ hết cái tôi dục vọng này. Vậy đương nhiên, các tôn giáo khác trên thế giới đều là tôn giáo có cái tôi. Chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni là nói không còn cái ngã. Nếu nói là tôn giáo thì đó chính là tôn giáo. Nếu không phải là tôn giáo thì cơ bản cũng nói chẳng phải là tôn giáo. Tôn giáo cũng là một danh từ mà thôi. Vì đã vô ngã rồi, cái này chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến, không có cái tôi rồi thì sẽ không còn dục vọng nữa. Nhưng các tôn giáo khác đều có cái tôi, có dục vọng. Chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni nói: không có cái tôi, không có dục vọng. Đây chính là bậc nhất hiếm có. Nếu như bạn không còn dục vọng, bạn tu đến khi hoàn toàn không còn dục vọng, thì bạn chính là Thánh nhân. Sao lại không phải là Thánh hiền? Bạn không có dục vọng, bởi vì có dục vọng mới biến thành nghiệp lực. Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đều hoàn toàn không còn dục vọng, cái tôi này không có nữa thì sẽ không có dục vọng. Bạn thường xuyên nhớ rằng bạn là không, không có cái ta này, thế thì bạn sẽ không sản sinh ra dục vọng nữa. Vì đã không sản sinh dục vọng, tất cả hành vi của bạn sẽ hợp với chính nhân Thánh hiền của trời đất. Bởi vì dục vọng sản sinh nghiệp lực, người không có dục vọng sẽ không sản sinh nghiệp lực, căn bản không còn nghiệp lực, cũng có nghĩa là không có nhân sinh, không có nhân tử. Không có nhân sinh nghĩa là sống vĩnh viễn, nghĩa là niết bàn. Khác với sự bất tử của các tôn giáo khác, cho nên đây là bậc nhất hiếm có. Chỉ có Lư Sư Tôn mới có thể nói thế nào là bậc nhất hiếm có. Phật giáo nói đến ngũ độc tham sân si nghi mạn, tài sắc danh thực thụy, đều là dục vọng, tất cả những điều này đều phải loại bỏ. Tài sắc danh thực thụy, cái này đều phải phá bỏ. Tham sân si nghi mạn, toàn bộ đều bị phá trừ. Nếu bạn có thể phá bỏ, dục vọng của bạn không còn nữa, thì nghiệp lực sẽ không còn, bạn sẽ tiến nhập niết bàn. Niết bàn mà Phật giáo nói đến chính là sống mãi, không có nhân sinh, không có nhân tử. Phật Thích Ca Mâu Ni nói được điều này là bậc nhất hiếm có. Vì thế, tôi thường xuyên so sánh, lần nào cũng đều so sánh với mặt trăng, mặt trăng không có người, mà đã không có người thì cái gì là thiện đây? Cái gì là ác đây? Không có thiện ác. Không có con người thì lấy đâu ra thiện ác. Vậy ở trên mặt trăng, bạn còn tham cái gì chứ? Nếu một mình bạn ở trên mặt trăng, bạn tham cái gì? Tiền ư, bạn cũng sẽ chẳng tham. Sắc ư, bạn cũng sẽ chẳng tham. Danh ư, bạn cũng sẽ chẳng tham. Ăn, bạn cũng chẳng ham. Ngủ, bạn cũng chẳng ham. Cái gì cũng không có. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: cái gì cũng không có mới là thực tướng. Hoàng đế Trung Quốc, tôi không nói đến hoàng đế bình thường - những hoàng đế lên ngôi làm hoàng đế. Tôi nói đến Hiên Viên Chi tổ tiên sớm nhất của người Trung Quốc, hoàng đế, hoàng đế Trung Quốc hỏi đạo ở chỗ của Quảng Thành Tử. Còn Thánh nhân Trung Quốc, Khổng Tử hỏi đạo ở chỗ của Lão Tử. Lão Tử và Quảng Thành Tử, đều nói một câu "chí hư". Anh hỏi đạo ở chỗ tôi, tôi nói với anh rằng "chí hư" chính là đạo, cái gì cũng không có chính là đạo. Vì bạn đã không còn cái gì cả thì đó là thanh tịnh một trăm phần trăm. Căn bản không có dục vọng, chính là Thánh hiền một trăm phần trăm. Cho nên, kinh Kim Cang là bất hoại, cho nên nó là diamond (kim cương). Có một số người phương tây họ gọi đây là kinh Kim Cương, đắt nhất, bất hoại. Kinh Kim Cang là bất hoại, cái gì cũng không có thì làm gì mà bị hư hoại? Chính vì có nên mới sẽ bị hư hoại. Nếu bạn còn có bản ngã, cái tôi này sẽ già, sẽ chết, những nghiệp được sinh ra trong đó sẽ biến thành nguyên nhân khiến bạn luân hồi. Khi bạn tu đến vô ngã rồi, bạn bất hoại, bạn sẽ được sống mãi. Ý nghĩa ở đây chính là như vậy. Theo những gì được nói trong kinh Phật: có dục vọng nhất định có nghiệp lực. Vì vậy, nguyên nhân tôi học Phật chính là ở đây. Bởi vì những điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói không giống với những tôn giáo thờ một Thần nói, hoàn toàn không giống. Cho nên, "người ấy cũng là bậc nhất hiếm có". Cái sự hiếm có này, đương nhiên là hiếm có bậc nhất. Bởi vì Phật không còn gì cả, ngài không còn dục vọng. Và như thế, Thần Tiên không còn dục vọng thọ cùng trời đất, sống thọ cùng với trời đất. Vì sao linh hồn cứ phải bám vào cái nhục thể này, phải hợp với cái nhục thể này mới có thể thăng thiên? Linh hồn trực tiếp thăng thiên là được rồi mà? Sự hoài nghi của tôi là như vậy. Tôn giáo một Thần nói: vì sao họ phải cắm cây thập tự trên phần mộ? Là vì khi chúa Jesus quay trở lại, người tin theo Jesus, nhục thể lại có thể đi ra cùng với linh hồn kết hợp lại, thế rồi đến thiên đường, vĩnh viễn duy trì sự thanh xuân. Tôi không biết thanh xuân này đại diện cho bao nhiêu tuổi, tóm lại là rất trẻ, vĩnh viễn giữ được thân thể như vậy. Khi chết đi, nhục thể đó đã thối rữa rồi, làm gì còn có nhục thể chứ? Cho nên, linh hồn có thể trực tiếp thăng thiên. Phật Đà thì nói rằng nhục thể chẳng có tác dụng gì, thân thể này của chúng ta là vô dụng. Hơn nữa càng ngày càng già, già đến cùng thì chết, đến lúc đó thì hóa thành tro, hóa thành đất. Làm gì còn có con người tồn tại? Vì sao không phải là linh hồn này trực tiếp thăng thiên, mà lại phải là linh hồn này cùng với con người trong ngôi mộ kia kết hợp lại, sau đó lại thăng lên thiên đường chứ? Kinh Koran, kinh Thánh đều viết như vậy. Tôi thảo luận với mọi người về các tôn giáo khác nhau trên thế giới, và điều Phật nói về việc loại bỏ cái tự ngã này, hóa thành thân thể thanh tịnh tồn tại vĩnh viễn. Khi bạn không còn dục vọng, bạn sẽ cùng tồn tại với trời đất, cái đó chính là cảnh giới niết bàn. Vì thế, cái này thuộc về "người ấy cũng là bậc nhất hiếm có", tôi chỉ có thể nói là bậc nhất hiếm có, là số một, vô cùng hi hữu. Bởi vì Phật không còn cái ngã, không còn nghiệp, không còn nguyên nhân sinh, cũng không còn nguyên nhân tử, Phật vĩnh viễn tồn tại, chính là Buddha. Như vậy tôi có thể giải thích tiếp đoạn sau. "Là vì sao?" Vì sao vậy? "Vì người này vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Thế rồi thì sao? Ngã tướng tức chẳng phải tướng", bởi vì sẽ hư hoại hết, nên là phi tướng, căn bản là không còn gì. "Nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng tức chẳng phải tướng." Tiếp theo, mọi nhân tướng, còn cả mọi không gian, thời gian đều không phải là tướng. "Là vì sao?" Vì sao lại như vậy? "Lìa bỏ tất cả mọi tướng thì gọi là chư Phật." Lìa bỏ những tướng này, hoàn toàn thanh tịnh một trăm phần trăm chính là Phật (Buddha). Giảng đến đoạn này. Một người đi qua một ruộng dưa hấu, trong lòng nảy ra một suy nghĩ không tốt, đó là ăn trộm dưa thật nhanh, kết quả là bị phát hiện. Bị người trồng dưa đuổi theo suốt đoạn đường, người này nghĩ: "Xong rồi, lần này nhất định chết chắc." Kết quả là người trồng dưa chạy theo mồ hôi đầm đìa, cuối cùng cũng tóm được. Người trồng dưa hét: "Anh bạn, dưa hấu này có thuốc trừ sâu, nếu anh muốn ăn thì phải rửa nhiều lần." Người nông dân trồng dưa này tâm địa rất tốt, anh ta đuổi theo người ăn trộm không phải vì muốn bắt, mà là vì trên quả dưa có thuốc trừ sâu, nếu anh muốn ăn thì phải mau rửa sạch đã, rửa sạch hết thuốc trừ sâu. ”Khi duyên phận đến thì có ngăn cũng không ngăn được. Tôi liên tục suốt một tháng liền mua đồ ăn sáng cho một đồng nghiệp nữ mà tôi vô cùng ái mộ, sau một tháng thì tôi đã cùng với bà chủ quán ăn sáng ở bên nhau rồi." Không phải anh ta thân với đồng nghiệp nữ. Hai mẩu chuyện cười này đều là có dục vọng, chuyện cười thứ nhất là ham muốn ăn uống, ăn trộm dưa hấu chính là muốn đem về ăn. Chuyện cười thứ hai là ham muốn về sắc, hai chuyện đều có dục vọng, cho nên có dục vọng thì mới là nhân gian, không có dục vọng thì tức là Thánh hiền. Om mani padme hum. (Ngày 18/12/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Sinh Đại Sĩ Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 42.)

43. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (6)

(Bài giảng 43) Không kinh không hãi không sợ

Bây giờ chúng ta giảng kinh Kim Cang.

Phật bảo Tu Bồ Đề: "Đúng vậy! Đúng vậy! Nếu lại có người, nghe được kinh này, không kinh, không hãi, không sợ, nên biết rằng người này rất hiếm có. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Như Lai nói: đệ nhất Ba la mật, tức chẳng phải đệ nhất Ba la mật, thì gọi là đệ nhất Ba la mật." Tôi nói để mọi người biết. Người đọc kinh Kim Cang, người đã nghe Lư Sư Tôn giảng pháp, không kinh (nghĩa là không có cảm giác rất kì lạ), không hãi (không hãi hùng), không sợ (cũng không sợ sệt), sáu chữ này "không kinh không hãi không sợ" vô cùng quan trọng. Nhìn chung mà nói, phần lớn người nghe đến kinh Kim Cang, người nghe tôi thuyết pháp, kì thực sẽ giật nảy người kinh ngạc. Vì sao vậy? Vì sao mà giật nảy người kinh ngạc (đại bộ phận nhìn chung mà nói đều sẽ hết hồn)? Kinh Kim Cang nói đến vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, không có tôn giáo nào nói như vậy cả, ngoại trừ Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại Ấn Độ, trong Ấn Độ giáo có nói đến ba Đại Thần: Sắc giới thiên… cao nhất là Sắc cứu cánh thiên, trong Sắc cứu cánh thiên có Biến Tịnh Thiên Vishnu. Sơ thiên của Sắc giới thiên có Đại Phạm Thiên, là Thần Sáng Tạo Brahma. Cõi trời cao nhất của Dục giới thiên thì là Đại Tự Tại Thiên Shiva. Đây là ba vị đại Thần của Ấn Độ giáo, ba đại Thần cao nhất. Biến Tịnh Thiên Vishnu, Đại Phạm Thiên Vương, và Đại Tự Tại Thiên, là ba vị đại Thần của Ấn Độ giáo, họ đều có hình tướng, hơn nữa còn đều có thú cưng. Vishnu có thú cưng là Garuda (đại bàng Kim Sí Điểu), đó là thú cưng của ngài ấy. Thú cưng của Đại Phạm Thiên là thiên nga, thiên nga trắng. Thú cưng của Đại Tự Tại Thiên là trâu trắng, thú cưng của Shiva là trâu trắng, đều là những vật hữu hình. Chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni nói căn bản là không có gì, không có tôi, không có bạn, không có người ta. Cho nên mọi người đều sẽ thất kinh: "Đâu có, vẫn còn có trời mà?" Ngay cả trời cũng không có. "Còn có địa ngục mà?" Ngay cả địa ngục cũng không có. Kì lạ thật! Vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói như vậy, chẳng phải rõ ràng nói là có địa ngục sao? Có địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh mà? Bởi vì trong con mắt của Phật thì không có thứ gì cả, khi bạn thật sự tu đến được cảnh giới cao nhất rồi, kinh Kim Cang này là tối cao - vua của các kinh, không có kinh nào cao hơn, là bậc nhất hiếm có. Người giảng kinh Kim Cang đều phải hiểu điều đó, làm sao mà không kinh chứ? Kinh sợ bỏ xừ! Tôi nhớ Thiền tông có một công án thế này. Có một đệ tử đến hỏi sư phụ: "Có địa ngục không?" Sư phụ bảo anh ta là có. Đệ tử thứ hai đến hỏi sư phụ: "Có địa ngục không?" Sư phụ bảo anh ta là không có. Thị giả của sư phụ này ở bên cạnh thấy rất kì quái: "Thầy vừa mới nói với người kia là có địa ngục, với người này lại nói là không có địa ngục." Thế nên thị giả cũng hỏi sư phụ: "Sư phụ à, thầy vừa nói với đệ tử đầu tiên là có địa ngục, nói với đệ tử thứ hai là không có, con không hiểu rốt cục địa ngục có hay không có? Bây giờ con là thị giả, con hỏi thầy: Rốt cục địa ngục có hay không có?" Sư phụ bảo người này rằng: "Điều con hỏi đều đúng, có và không có, đều đúng." Chuyện này là thế nào? Tôi nói để bạn biết, câu trả lời rất đơn giản. Người đầu tiên, người này bản thân có nghiệp, sẽ đến địa ngục, cho nên sư phụ nói với anh ta là có địa ngục. Người thứ hai, anh ta tu hành vô cùng thanh tịnh, sư phụ nói với anh là không có địa ngục. Nói như vậy bạn hiểu rồi chứ? Bởi vì người đó không phải đến địa ngục, cho nên căn bản là không có địa ngục. Vì vậy, bạn đã đến được cảnh giới của vua của các loại kinh, bậc nhất hiếm có, các cõi trời đều không có: Vô sắc giới thiên không có, Sắc giới thiên không có, Dục giới thiên không có, tất cả đều không có. Bởi vì sau khi bạn nghe đến kinh điển này, bạn đã siêu vượt khỏi tam giới, không có cái gì gọi là các cõi trời, không có cái gì gọi là địa ngục. Điều này chỉ có mỗi Phật Thích Ca Mâu Ni có thể nói ra, bạn không kinh hãi sao? Đương nhiên ai nghe rồi thì đều kinh hãi. Thứ hai, bạn nghe xong không hoảng hốt sao? Vì sao mà hoảng hốt? Đương nhiên là sợ rồi. Bây giờ bạn đang sống để làm gì? Cái gì cũng không có, tôi cũng không có, Lư Thắng Ngạn cũng không có, Chân Phật Tông cũng không có, sách tôi viết cũng không có, tất cả con trai, con gái, cháu trai, cháu gái của tôi đều không có. Bạn nghe xong có sợ hãi không? Tiền của bạn cũng là không, nhà cửa của bạn cũng là không, đất đai của bạn cũng không phải là của bạn, nhà cửa cũng không phải là của bạn, xe cũng không phải là của bạn. Nghe xong có sợ hãi không? Ta không có gì cả, không sợ hãi sao? Đương nhiên là sợ rồi, những gì của ta đều không có nữa! Đôi khi ngồi thiền, hễ thiền đến khi tiến vào bên trong cái thùng đen ngòm, có người ngồi thiền một lúc là bay vọt lên, bay lên rất cao rất cao, anh ta sợ phát khiếp: "Ôi trời ơi! Lát nữa rơi xuống thì phải làm sao?" Rất sợ hãi, bạn không có gì để dựa vào, bên trên không có chỗ dựa, bên dưới không có chỗ dựa, bên trái không có chỗ dựa, bên phải không có chỗ dựa, cả người bạn ở trong hư không, trở thành một mình bạn ngồi trong hư không, bạn không bị dọa sợ muốn chết sao? Thật sự rất kinh sợ đó. Đây chính là khủng bố. Khủng bố, khủng bố, đây là kinh điển khủng bố số một. Không sợ: bạn cũng không cự tuyệt nó. Điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói, bạn cũng không cự tuyệt. Sư Tôn đã giải thích rồi, cái gì cũng không có chính là thực tướng, thực tướng chính là phi tướng, phi tướng chính là thực tướng, tôi đã giải thích với bạn rồi. Có nghiệp mới có tướng, bạn không có nghiệp thì tướng gì cũng không có. Bạn cũng không phải luân hồi, bạn cũng không phải niết bàn, là Phật vĩnh viễn, sống mãi, là Phật tồn tại vĩnh viễn. Bồ Tát cũng thế, đến được cảnh giới Bồ Tát rồi thì cũng vậy, Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Tứ thánh giới đều như thế. Cho nên rất nhiều việc đều là nhất thời, bởi vậy tôi mới nói: những người ngồi trên địa vị cao nhất kia, chỉ là nhất thời, người có nhiều tiền nhất, chỉ là nhất thời, người xinh đẹp nhất, chỉ là nhất thời. Tất cả đều chỉ là nhất thời mà thôi, thật ra cái gì cũng không có, đây là điều nói đến trong kinh này. Cho nên, tôi giải thích: khi có thể hiểu được ý nghĩa quan trọng nhất của kinh này, bạn sẽ không kinh, không hãi, không sợ. "Nên biết rằng người này rất hiếm có", cực kì ít, đại bộ phận con người đều sợ mất. Bạn xem, Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc chúng ta, ông ấy muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, ông ấy đi khắp nơi để tìm tiên đơn, ăn vào có thể trường sinh bất lão, vĩnh viễn làm Tần Thủy Hoàng. Nhất thời thôi! Hán Vũ Đế cũng tìm tiên đơn, đi khắp nơi để tìm, đến đỉnh núi Thái Sơn để cầu Diêu Trì Kim Mẫu, hi vọng Diêu Trì Kim Mẫu sẽ "bùm", bỗng dưng hiện ra một viên tiên đơn để cho ông ấy, ông ấy ăn xong viên tiên đơn thì sẽ vĩnh viễn làm Hán Vũ Đế bất tử. Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế đều là những nhân vật có công danh sự nghiệp vĩ đại, nhưng cũng đều là nhất thời, không có cái gọi là bất tử, không có đâu. Trước kia làm hoàng đế là cao nhất rồi, bây giờ người có quyền hành cao nhất trong tay cũng chẳng qua chỉ là nhất thời. Có tiền cũng thế thôi, đều chỉ trong một thời gian mà thôi. Nhà cửa, đất đai, đều là nhất thời, thân thể của bạn cũng là nhất thời, bạn đâu có sở hữu một thân thể vĩnh viễn, trên thế giới này chưa từng có chuyện như vậy. Tôi thường xuyên nói một câu: "Tôi đang sống đây nhưng không nghĩ việc sống trở lại." Đúng mà! Làm gì có người nào sống trở lại? Đều chết hết, cho nên cái này là nhất thời mà thôi, thân thể cũng là nhất thời, hiểu rõ rồi! Phật Thích Ca Mâu Ni nói với bạn, cần phải nhìn rõ những điều này. Bạn nói, tình yêu, có một ca khúc tên là "Yêu em một vạn năm", yêu em một vạn năm, lừa đảo à, đó là bài hát lừa đảo đó. Bài hát "yêu em một vạn năm" do tập đoàn lừa đảo viết ra. Tôi nói để bạn biết nhé, bảy năm, năm thứ bảy là ngứa ngáy lắm rồi, lấy đâu ra mà vạn năm? "Nên biết rằng người này rất hiếm có", bạn hiểu thấu được điều này, thường xuyên lưu ý nó trong tâm, dần dần bạn sẽ lược bỏ bớt dục vọng của bạn. Đừng vội vàng, không hề gì, không sao cả, bạn sẽ trở nên không căng thẳng, không hề gì, không sao cả, tùy thuận, tùy mọi người đi! "Là vì sao? Tu Bồ Đề! Như Lai nói: đệ nhất Ba la mật, tức chẳng phải đệ nhất Ba la mật, thì gọi là đệ nhất Ba la mật." Tôi giảng cái này. "Như Lai nói: đệ nhất Ba la mật, tức chẳng phải đệ nhất Ba la mật, thì gọi là đệ nhất Ba la mật." Ở đây rất đơn giản: người đầu tiên có thể đến được bờ bên kia, cũng không phải là người đầu tiên đến được bờ bên kia, bởi vì không phải là người đầu tiên đến được bờ bên kia cho nên mới là người đầu tiên đến được bờ bên kia. Câu này có lẽ là có thể giải thích như vậy, đúng không. Bởi vì bạn đến được bờ bên kia rồi thì cũng tương đương như chưa hề đến bờ bên kia, căn bản là không có bờ bên kia, bờ bên này chính là bờ bên kia mà. Bạn hiểu được cái này, cho nên đệ nhất Ba la mật cũng không phải là đệ nhất Ba la mật, mà cũng chính là đệ nhất Ba la mật. Ý nghĩa này, nói như vậy mọi người có hiểu không? Om mani padme hum. (Ngày 19/12/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma A Di Đà Phật tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 43.)

44. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (7)

(Bài giảng 44) Nhẫn nhục Ba la mật

Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục Ba la mật, Như Lai nói chẳng phải là nhẫn nhục Ba la mật, thì gọi là nhẫn nhục Ba la mật. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Như khi xưa ta bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể, ta khi ấy vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Là vì sao? Ngày xưa khi ta bị cắt ra từng phần, nếu có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì ắt sinh lòng sân hận. Tu Bồ Đề! Lại nhớ năm trăm kiếp quá khứ ta làm tiên nhân nhẫn nhục, vào thời ấy, không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng. Thế nên, Tu Bồ Đề! Bồ Tát nên lìa bỏ tất cả mọi tướng, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.”

Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục Ba la mật, Như Lai nói chẳng phải là nhẫn nhục Ba la mật, thì gọi là nhẫn nhục Ba la mật. Là vì sao?” Đương nhiên rồi, nhẫn nhục Ba la mật, nhẫn nhục cao nhất chính là chẳng phải nhẫn nhục Ba la mật. Bởi vì vô ngã thì còn phải nhẫn nhục cái gì đây? Không cần nhẫn, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, bạn còn nhẫn cái gì? Không còn nhẫn nữa, cho nên nhẫn nhục Ba la mật chính là chẳng phải nhẫn nhục Ba la mật, thì cũng chính là nhẫn nhục Ba la mật. Đây là một trong số sáu Ba la mật, có nghĩa là bạn có thể nhẫn nhịn mọi sự sỉ nhục đạt đến bỉ ngạn.

Vì sao là “chẳng phải nhẫn nhục” nhỉ? Bởi vì vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Lư Sư Tôn thường lấy ví dụ: trên mặt trăng, nhẫn nhục cái gì? Cũng chẳng có người nào chửi bạn, cũng không có người nào bị chửi, cũng chẳng có cái việc chửi này, thế thì bạn còn nhẫn nhục cái gì? Chính vì không cần nhẫn nhục, cho nên vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, bản thân bạn đã hoàn toàn trống rỗng rồi, bạn căn bản không cần nhẫn nhục.

Người ta chửi bạn cái gì thì cũng như gió đông thổi qua tai ngựa, đi vào từ tai này thì lại đi ra từ tai kia, căn bản không giữ ở trong tâm mình. Bạn còn nhẫn nhục cái gì? Không cần nhẫn! Chính là nhẫn nhục Ba la mật. “Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục Ba la mật, Như Lai nói chẳng phải là nhẫn nhục Ba la mật, thì gọi là nhẫn nhục Ba la mật.” Nghĩa là như thế, rất đơn giản có thể giải thích được rồi. Bạn không cần nhẫn, bởi vì bạn không để ở trong tâm mình, bạn còn nhẫn cái gì?

Người không thể nhẫn nhịn tức là còn có ngã tướng thì bạn mới không nhẫn nhịn được. Người ta nói bạn một câu thì bạn đã nổi cơn tam bành: “Tao giết chết mày!” Bị áp bức và nhục mạ một tí thì bạn đã trở nên ghê gớm rồi! Thật sự, phải hiểu kinh Kim Cang đó! Bạn đã đọc bao nhiêu lần kinh Kim Cang rồi mà vẫn không hiểu, không cần nhẫn nhục chính là nhẫn nhục. Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, bạn còn nhẫn nhục cái gì? Không cần nhẫn, làm trống rỗng chính mình, không còn cái tôi nữa. Ai chửi bạn thì cũng chẳng chửi được.

Những con người thế tục kia, những chúng sinh thế tục, chúng ta nói những kẻ cặn bã mới chửi người khác, mới đánh người khác. Không cần chửi, không cần đánh, vô ngã, cái gì cũng không có. Nhẫn nhục Ba la mật, đây là điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Tôi đã giải thích rất rõ ràng rồi, không có ai chửi bạn, bạn còn nhẫn nhục cái gì? Không có người bị chửi, bạn còn nhẫn nhục cái gì? Cũng không có cái việc chửi. Giống như tôi vừa nói, kẻ cặn bã mới chửi người khác, loại người này là rác rưởi. Người này đúng là rác rưởi, garbage (rác rưởi), dirty (bẩn thỉu), yuck (kinh tởm). Đúng là cái đồ đầu heo! Đó đều là chửi người ta. Mẹ nhà mày, con mẹ mày, đây đều là câu chửi.

Cho nên bạn phải đọc hiểu kinh Kim Cang, nhẫn nhục Ba la mật, không sao cả, mặc kệ đi! Đừng căng thẳng, chửi thì chửi đi! Cũng chẳng làm sao cả, chửi thì cũng chẳng chết được, đúng thế không? Đừng đánh nhau, đừng động chân động tay là được rồi, quân tử dùng miệng không dùng tay.

Là vì sao? Ngày xưa khi ta bị cắt ra từng phần, nếu có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì ắt sinh lòng sân hận. Tu Bồ Đề! Lại nhớ năm trăm kiếp quá khứ ta làm tiên nhân nhẫn nhục, vào thời ấy, không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng.” Nếu mà như người bình thường thì đương nhiên sẽ nổi xung lên, vì quá đau khổ!

Trong đời quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni từ rất sớm trước kia, ngài là một người thành tựu, chúng ta đều gọi là tiên nhân, ngài ấy là tiên nhân nhẫn nhục. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng là tiên nhân nhẫn nhục. Khi ngài thuyết pháp, cũng không rõ là hữu ý hay vô ý mà ngài quay sang bốn vị phi tử của vua Ca Lợi. Vua Ca Lợi có mấy vị ái phi. Tiên nhân nhẫn nhục này ở dưới gốc cây thuyết pháp (tôi giả dụ là ở dưới cây thuyết pháp), bốn ái phi của vua Ca Lợi nhìn thấy tiên nhân đang thuyết pháp thì đi nghe, tiên nhân nhẫn nhục giảng rất vui vẻ, giảng Phật pháp cho bốn vị ái phi nghe.

Khi giảng như vậy thì vua Ca Lợi trông thấy ái phi của mình ở cùng với người đàn ông lạ mặt, họ ở đó nghe giảng pháp rất thân mật, trong lòng liền sinh ra ghen tuông: “Mấy ái phi kia trước nay chưa từng chắp tay trước ta như vậy, trước nay chưa từng cung kính với ta như vậy, thế mà lại cung kính với con người kia!” Trong lòng sinh ra đố kị. Bắt lấy tiên nhân kia, chặt tay ngài, chặt chân ngài, chặt ngón tay ngài, móc mắt ngài, sau đó chặt thành từng miếng. Trong kinh điển viết như vậy.

Như khi xưa ta bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể”, ngày xưa Phật Thích Ca Mâu Ni bị vua Ca Lợi chặt đứt thân thể. “Ta khi ấy vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Là vì sao?” Ngày xưa khi bị vua Ca Lợi chặt thân thể thành từng khúc, nếu mà có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì hẳn là sẽ sinh sân hận. Bạn nói rằng không tức giận sao? Jesus Christ khi bị đóng đinh trên thập tự giá, ngài ấy có hận không? Nếu như ngài ấy có hận thì đã không là Jesus Christ rồi! Đóng đinh trên thập tự giá có khổ không? Cái đinh ấy rất sắc, từ đây đóng đinh qua, đinh cắm vào giá chữ thập, hai chân bắt chéo nhau, đóng đinh như thế, máu cứ thế chảy ra, có khổ hay không? Có đau hay không? Đau!

Jesus Christ là bị đóng đinh mà chết, Phật Thích Ca Mâu Ni trong quá khứ, lúc làm tiên nhân nhẫn nhục cũng như thế, khi truyền pháp bị vua Ca Lợi chặt ngón tay, chặt thành từng khúc, thân thể bị chặt thành từng khúc từng khúc, trong lòng ngài có hận không? Có thể so sánh hai vị này với nhau, Jesus Christ và Phật Thích Ca Mâu Ni. Bị chặt liên tiếp đó! Chặt thành từng khúc từng khúc. Bạn nói xem, khi tay bạn bị dao cắt vào thì cũng đã rất đau rồi. Tai bị cắt đi có đau không? Mũi bị cắt đi có đau không? Trong lòng có oán ghét không, có oán hận không? Không có ư? Bạn có muốn thử không? Móng tay bị cắt đi một mẩu thì còn được chứ! Con người thế gian chúng ta không chịu nổi đâu, Sư Tôn cũng chẳng chịu nổi.

Có một lần, tôi đẩy cửa đi vào, ngón tay của một bàn tay vẫn còn chưa rút ra, vì cánh của đó có tính đàn hồi, đầu ngón tay đã bị kẹp lại, tôi kêu “á” lên một tiếng thảm thiết, trong lòng tôi khi ấy có bực không? Lại chả muốn chửi lên ba tiếng tam tự kinh ấy chứ! Sao cái cửa ấy lại có tính đàn hồi, mở cửa đi vào, tay còn chưa rút ra đã bị kẹp rồi! Bởi vì tay đang vặn khóa cửa, cửa đã đóng lại kẹp vào ngón tay, thế là đã bị bầm tím rồi, sao mà không đau chứ? Tức chết đi chứ, trong lòng đã oán trách rồi: “Ai làm cái kiểu này chứ?….” Trong lòng đã có oán trách rồi. Đó là vì có ngã tướng! Bạn xem, Phật Thích Ca Mâu Ni và Jesus giống nhau, nhẫn nhục Ba la mật, bị đóng đinh trên thập tự giá, bị vua Ca Lợi cắt thân thể thành từng đoạn, ghê gớm như vậy mà!

Nếu có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng thì sẽ sinh sân hận. Nhất định sẽ oán trách, con người thế gian đại bộ phận đều có ngã tướng. Bạn muốn học được như Phật Thích Ca Mâu Ni: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, thân thể bị chặt, bị móc mắt, bị cắt tai, bị chặt lìa ngón tay, sau đó thân thể đều bị băm chặt thành thịt băm, như thế mà không tức giận sao? Lão già này không tin! Thật sự không tin. Nhưng tiên nhân thì khác, ngài ấy là thành tựu giả, là người giác ngộ. Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, đó là người khai ngộ, đó là Thánh nhân!

Vì thế, hôm nay bạn học Phật phải ghi nhớ, những cái nhẫn nhục nhỏ bé mà cũng không chịu được thì nói chi đau khổ lớn đến như vậy, làm sao mà bạn có thể chịu được? Bạn hễ có sân hận thì sẽ là nghiệp, sẽ xuống tam đồ! Chuyển thế thành kẻ thù, rất ghê gớm, như thế thì nhất định muốn báo thù. Cho nên, kinh Kim Cang là kinh điển thật sự vô cùng cao siêu, vô cùng vĩ đại. Bốn câu kệ này, bạn học “vô ngã tướng” là được rồi. Vô ngã tướng mà bạn học được thì bạn đã đến được bỉ ngạn rồi, bạn đã thành tựu rồi. Không dễ đâu! Thật sự là không dễ đâu.

Mọi người trong lòng hãy thử nghĩ mà xem, thật sự không dễ dàng. Tiên nhân nhẫn nhục, khi người ta cắt lìa thân thể của bạn, khi liên tục bị cắt lìa thân thể, trong lòng bạn một chút oán trách cũng không có. Tôi nói rồi, khi Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, trong lòng ngài có sân hận không? Không có! Ngài ấy vì cứu nghiệp chung của chúng sinh, cho nên trong lòng không sinh oán hận, như thế ngài ấy mới có thể là Jesus Christ, ngài ấy là vua của vạn vị vua. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng thế. Đây là điểm tương đồng. Trước khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, ngài còn cầu nguyện Thượng Đế tha thứ cho những người đóng đinh ngài lên thập tự giá: “Bởi vì những gì họ làm, họ không biết.”

Vì thế hôm nay với chúng ta là ngày Giáng Sinh, tôi kể chuyện Jesus trước khi bị đóng đinh vào thập tự giá, ngài ấy đã tha thứ cho những người đóng đinh ngài, nếu là một người bình thường thì từ lâu đã chửi liên tục ba chữ tam tự kinh rồi. Khi ấy, có một thống đốc ở tỉnh đó tên là Pilate nghĩ rằng nếu là ông ấy thì ngay từ đầu, ông ấy đã chửi người ta rất thê thảm: “Rõ ràng đã kết án ta đóng đinh trên thập tự giá, cái thứ gì vậy? Ta là Jesus Christ, ta lập tức cho nhà ngươi đi đời, nghĩa là “game over” đó. Ta không chỉ kêu nhà ngươi game over đâu, bố mẹ ngươi, anh chị em ngươi, người cả gia tộc ngươi, toàn bộ đều game over hết, tất cả đều bị knock-out.” Người bình thường nếu bị đóng đinh trên thập tự giá thì nỗi oán hận ấy sâu đến mức nào?

Người bình thường bị cắt mũi, bị cắt tai, bị chặt lìa ngón tay, nỗi hận ấy sâu đến mức nào? Kinh điển cũng nói thọ giả tướng. Khi bị cắt rất đau, khi ấy nói đến “phi tứ tướng”. Thân thể không phải của ta (vô ngã), mặc cho người cắt xẻ cũng chẳng cắt được đến ta, cũng không có ai cắt được đến ngài ấy, ngài ấy không sinh sân hận. Vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, không có thời gian, không có không gian, mặc cho người ta cắt xẻ.

Vì thế, nguyên nhân mà Phật giáo nói không sát sinh chính là ở đây. Bởi vì nếu bạn sát sinh, chúng sẽ sinh lòng sân hận. “Kiếp gà chim chẳng tốt gì, cho mày mau mau đi chuyển thế.” [Sư Tôn nói câu này bằng Đài ngữ.] Trước kia người sát sinh đều đọc câu này, ngày xưa mẹ tôi cũng giết gà, khi giết gà bà ấy đều đọc câu này. Vì sao phải đọc câu này? Dịch ra tiếng Quốc ngữ thì có nghĩa là “Kiếp gà chim chẳng tốt gì, cho mày mau mau đi chuyển thế”, ý nghĩa là như thế.

Bây giờ ở Mĩ hoặc như các nước phương tây, đệ tử làm nhà hàng rất nhiều. Phải nhớ: khi bạn sát sinh phải niệm chú vãng sinh, quán tưởng con cá này sống lại, sau đó bay lên hư không; quán tưởng Bổn tôn của bạn đưa con cá này đến tịnh thổ của ngài; sau đó niệm chú vãng sinh:

Namo amitābhāya tathāgatāya Tadyathā Amṛtod-bhave Amṛta-siddhaṃ bhave Amṛta-vikrānte Amṛta-vikrānta Gāmine gagana Kīrta-kare svāhā.”

“Om ah pei la hum khan tra la so ha.

Niệm chú vãng sinh, niệm chú Văn Thù vãng sinh, dùng sức mạnh của chú để siêu độ cho chúng. Bởi vì rất đông người Hoa mở nhà hàng ở các quốc gia phương tây, mỗi ngày họ phải sát sinh rất nhiều, cho nên phải niệm chú. Giống như chúng ta khi ăn cũng phải làm cúng dường, phải siêu độ, chúng ta cần làm như vậy, nếu không chúng sẽ sinh tâm sân hận, sau này bạn sẽ là kẻ thù của chúng.

Phật Thích Ca Mâu Ni ở đoạn này: “Như khi xưa ta bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể, ta khi ấy vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Là vì sao? Ngày xưa khi ta bị cắt ra từng phần, nếu có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì ắt sinh lòng sân hận.” Nói đến “ắt sinh lòng sân hận”, người bình thường chúng ta tuyệt đối sẽ sinh lòng sân hận. Người có tu hành nhìn chung mà nói, nếu như bị người ta chửi hoặc thế nào đó, đừng căng thẳng, không sao cả.

Kể từ khi Sư Tôn bắt đầu hoằng pháp đã bị người ta chửi rồi, trước nay chưa bao giờ dừng lại. Khi ấy còn có người muốn giết tôi nữa, thật may có Bồ Tát cứu tôi. Họ ra giá rằng móc mắt Sư Tôn thì cho bao nhiêu tiền, chặt cái tay viết sách của Sư Tôn đi thì cho bao nhiêu tiền… sau này tôi mới biết, rất đáng sợ. Vì thế làm một người bình phàm thì tương đối dễ, còn làm một người hơi đứng đầu một chút thì khó lắm. Khi tôi mới viết sách và trở nên nổi tiếng thì đã có rất nhiều người chửi tôi rồi, ghê gớm lắm, bên này chửi, bên kia chửi, chửi tới chửi lui, kinh khủng lắm, khi ấy thật sự là chịu không nổi.

Khi ấy tôi vẫn còn chưa tu dưỡng được tốt như Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng thế không? Phật Thích Ca Mâu Ni “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”. Tôi khi ấy vẫn còn có ngã tướng, tôi còn viết cuốn sách là “Cơn giận của Bồ Tát đất”, “Tuyển tập Con mắt phẫn nộ của Kim Cang”. Bồ Tát đất làm gì có cơn giận? Là cơn tức giận của chính mình thôi. “Tuyển tập Con mắt phẫn nộ của Kim Cang”, so sánh chính mình với Kim Cang, thế thì bạn sẽ không thể thành tựu. Bây giờ thì tôi hiểu rồi, tu dưỡng đã khá hơn một chút. Con người chúng ta tu dưỡng, tu từ từ, trong một lúc không thể nào vô ngã tướng được ngay, trong một lúc mà vô ngã tướng sẽ bị người ta đánh chết. Tóm lại, chúng ta hãy nỗ lực để được như vô ngã tướng.

Om mani padme hum.

(Ngày 25/12/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Đồng Tử Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 44.)

45. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (8)

(Bài giảng 45) Bồ Tát nên rời xa mọi tướng

“Tu Bồ Đề! Lại nhớ năm trăm kiếp quá khứ ta làm tiên nhân nhẫn nhục, vào thời ấy, không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng. Thế nên, Tu Bồ Đề! Bồ Tát nên lìa bỏ tất cả mọi tướng, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, không nên trụ trong sắc mà sinh tâm, không nên trụ trong thanh hương vị xúc pháp mà sinh tâm, nên sinh tâm vô sở trụ. Nếu tâm có nơi trụ cũng tức là không phải trụ. Thế nên Phật nói: tâm Bồ Tát không nên trụ trong sắc mà bố thí.”

Đoạn này đọc lên rất dài, chúng ta nói một cách đơn giản. “Tu Bồ Đề! Lại nhớ năm trăm kiếp quá khứ ta làm tiên nhân nhẫn nhục, vào thời ấy, không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng.” Bây giờ tôi giảng đoạn này. Chúng ta nói về nhẫn nhục Ba la mật, tiên nhân nhẫn nhục. Sáu Ba la mật (trong đó có một cái là nhẫn nhục), là bố thí Ba la mật, tinh tấn Ba la mật, nhẫn nhục Ba la mật, trì giới Ba la mật, thiền định Ba la mật, trí huệ Ba la mật. Tiên nhân nhẫn nhục là người chuyên môn tu nhẫn nhục.

Trong quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni từng là tiên nhân nhẫn nhục, ngày hôm qua chúng ta cũng đã giảng rồi, ngài ấy bị vua Ca Lợi cắt lìa thân thể, cắt thành nhiều phần, liên tiếp bị chặt chân tay là một việc rất đau khổ, nhưng ngài đều có thể chịu đựng được. Thật ra là rất khó có thể chịu đựng. Vì việc này mà tôi đã viết một chương sách, tôi nói: “Phật Đà à, ngài giảng là việc của ngài, tôi kêu là việc của tôi.” Vì sao tôi kêu là việc của tôi? Bởi vì đau mà! “Ngài nói là việc của ngài, tôi kêu là việc của tôi.” Bạn bị dao cắt như vậy, “xoẹt” như thế này, thế thì đau lắm, phải kêu chứ, làm sao mà chịu được? Xương bị chặt làm sao có thể chịu được? Chỉ có kêu oai oái thôi!

Xương bị đứt lìa rồi, gãy rồi, cái đau ấy thật sự là… vì thế tôi nói với Phật Thích Ca Mâu Ni: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng mà ngài nói, tôi đều hiểu!” Tôi cũng có thể giải thích vô ngã tướng, bởi vì tứ đại phân rã thì cũng không có gì nữa, làm gì còn có cái tôi tồn tại? Đất nước lửa gió một khi phân rã thì cũng chính là trống không mà, làm gì còn có cái tôi? Cái chết thật sự là tứ đại phân rã rồi, đau cũng không tồn tại nữa, khổ cũng không tồn tại nữa, phiền não cũng không tồn tại nữa, cái gì cũng không còn nữa, như thế là vô ngã tướng rồi. Nhưng mà vì ta còn có cái nhục thể này mà! Lão Tử nói: “Hoạn nạn của cuộc đời tôi chính là có cái nhục thể này đây.”

Tôi và Lão Tử giống nhau, Sư Tôn bây giờ 77 tuổi rồi, sang năm theo tuổi Đài Loan là 78 tuổi. Cách nghĩ của tôi giống với Lão Tử, tôi hiểu vô ngã tướng, đất nước lửa gió phân rã, không còn nữa thì là vô ngã tướng rồi, nhưng mà có cái nhục thể này. Lão Tử nói: “Hoạn nạn của cuộc đời tôi chính là có cái nhục thể này.” Bây giờ đến lượt tôi nói, hoạn nạn của cuộc đời tôi chính là có cái nhục thể này. Bạn xem buổi tối Sư Tôn đi ngủ, đột nhiên chỗ cằm rất ngứa, tôi liền dùng tay để gãi, bây giờ móng tay của tôi đã bị cắt cụt rồi, không còn móng tay nữa. Bởi vì tôi dùng móng tay để gãi cằm, rất ngứa nên tôi cứ gãi, gãi, gãi… Chà! Gãi thành vết luôn. Người ta đều hỏi tôi: “Sư Tôn, cằm của ngài, ở chỗ môi này, sao lại bị một vết đỏ bầm thế này?” Tôi nói: “Thật không may, bị một cô gái xinh đẹp hôn đó.” Người đó nói: “Đó không phải là hôn, là bị cắn đó, cắn bị thương rồi, là trồng dâu tây đó! Cô gái đó đã trồng dâu tây ở chỗ dưới môi ngài, cái này sẽ không biến mất đâu.” Đương nhiên là nói đùa thôi, đây là do ban đêm tôi bị ngứa nên gãi đó. Nếu bạn vô ngã tướng, tứ đại phân rã, thì làm gì còn ngứa? Sẽ không bị, ngay cả ngứa cũng không bị.

Bạn biết vô ngã tướng, tứ đại phân rã rồi thì còn phải nhẫn nhục không? Không cần nhẫn nhục đâu, chính vì có cái thân thể này nên mới phải nhẫn. Bởi vì bạn vẫn còn thính giác, người ta chửi bạn bạn vẫn nghe thấy, người ta đánh bạn bạn vẫn có xúc giác mà! Khi tôi đang hỏi thăm tình hình, đột nhiên tay của một cô gái thò vào bên trong váy Lama sờ lên phía trên! Trời ơi, cô gái này to gan quá, dám sờ vào “chân ngọc” của lão phu. Thế nhưng tôi không động thanh sắc, bởi vì đó là cảm giác đặc biệt mà! Đã rất lâu rồi tôi không có cảm giác đó. Có cảm giác này cảm thấy rất là lời, đúng thế không? Được lời rồi! [Đùa]

Rất nhiều sự việc cần nhẫn nhục. Bởi vì thân thể này có cảm giác mà, khi liên tiếp bị chặt chân tay, vô ngã tướng, Phật Đà có thể làm được, Lư Thắng Ngạn tôi không làm được. Vì sao? Tôi sẽ kêu cha kêu mẹ, thật đó, xương bị đứt lìa rồi, tôi sẽ kêu cha kêu mẹ. Cho nên đoạn sau chương sách đó tôi nói: “Phật Đà, ngài giảng là việc của ngài, tôi kêu là việc của tôi.” Chính là nguyên nhân này, bởi vì ta còn có cái thân thể này.

Nhưng tôi cũng có thể hiểu được, khi người ta chửi bạn, bạn hãy coi như gãi ngứa, tôi có thể coi chúng như là gió thổi bên tai. Bạn tu dưỡng đã đủ rồi, người ta có chửi bạn thế nào, bạn cũng vẫn như như bất động. Đừng căng thẳng, anh muốn chửi bao lâu thì tùy anh chửi, chửi đến khi anh miệng khô lưỡi cháy, chửi tới khi anh tinh thần không yên, chửi đến khi anh tinh thần bực bội, tôi vẫn như như bất động, có thể làm được! Cái này thì tôi có thể làm được. Bạn đã tu dưỡng đến mức đủ rồi, đồng nghĩa với vô ngã tướng rồi, là tiên nhân nhẫn nhục. Nhưng tôi không làm tiên nhân nhẫn nhục, tôi không muốn làm tiên nhân nhẫn nhục, vì sao? Người ta sẽ cắt thịt của bạn, làm sao mà chịu nổi?

Phật Đà trong mấy kiếp, có một kiếp thế này: có con diều hâu đói, ngài liền cắt thịt cho nó ăn, cắt thịt chính mình để cho con diều hâu kia ăn, xả thân cho hổ ăn, xả bỏ thân thể của mình cho hổ ăn thịt. Việc này tôi không làm được, tôi mà nhìn thấy con hổ đến thì tôi chạy liền. Nhìn thấy hổ đến là tôi chạy ngay, tôi không phải là Võ Tòng, Võ Tòng biết đánh hổ. Thật ra Võ Tòng rất sợ hổ đó, chỉ vì anh ta uống rượu say nên đi lên gò cao, con hổ đến, anh ta mạnh bạo đánh nhau với hổ, đánh đến mức cánh tay đau nhức thì mới hàng phục được con hổ đó.

Cho nên, “Lại nhớ năm trăm kiếp quá khứ ta làm tiên nhân nhẫn nhục, vào thời ấy, không có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng.” Tiên nhân nhẫn nhục nghĩa là phải không còn có cái gì cả, đương nhiên cũng không cần nhẫn nhục, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng rồi thì không cần nhẫn nhục nữa, đạo lí này tôi hiểu, nhưng muốn làm được giống như Phật Đà thì thật sự là rất khó.

Thế nên, Tu Bồ Đề! Bồ Tát nên lìa bỏ tất cả mọi tướng, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, không nên trụ trong sắc mà sinh tâm.” Chúng ta nói Bồ Tát nên rời xa mọi tướng, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cũng chính là câu nói của Jesus: “Việc thiện mà tay phải làm, đừng để cho tay trái biết.” Không trụ tâm, làm việc gì cũng không trụ tâm, nói cách khác là, bạn làm việc thiện, đừng có cái ý nghĩ là “Tôi muốn làm việc thiện” thì tự nhiên bạn sẽ không trụ tâm, làm rồi thì cũng quên việc đó luôn. Làm xong rồi thì cũng quên nó luôn, điểm này chính là pháp nhĩ bản nhiên.

Vì thế vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng chính là pháp nhĩ bản nhiên. Vốn dĩ chính là làm như vậy, không mang bất kì một loại tướng nào, không phải là làm cho người khác nhìn, không phải là làm cho chính mình. Làm cho chúng sinh nhìn, làm cho bạn, làm cho người ta, tất cả đều không đúng. Không phải làm cho chính mình, cũng không phải làm cho người khác nhìn. Ở đây nói rằng, tiên nhân nhẫn nhục cần phải làm được như vậy.

Lúc này, “Bồ Tát nên lìa bỏ tất cả mọi tướng”, có thể nói rời xa mọi tướng chính là hoàn toàn không phải vì chính mình, không phải vì người khác, cũng không phải vì chúng sinh, mà là có được bồ đề tâm này, bồ đề tâm này không phải vì chính mình, cũng không phải vì người khác, cũng không phải vì chúng sinh mà phát bồ đề tâm, ý nghĩa nằm ở đây. Vậy thôi! Om mani padme hum.

(Ngày 26/12/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Bất Không Quyến Sách Quan Âm tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 45.)

46. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (9)

(Bài giảng 46) Vô sở trụ

Hôm nay chúng ta giảng kinh Kim Cang.

“Thế nên, Tu Bồ Đề! Bồ Tát nên lìa bỏ tất cả mọi tướng, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, không nên trụ trong sắc mà sinh tâm, không nên trụ trong thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sinh tâm, nên sinh tâm vô sở trụ. Nếu tâm có nơi trụ cũng tức là không phải trụ. Thế nên Phật nói: tâm Bồ Tát không nên trụ trong sắc mà bố thí. Tu Bồ Đề! Bồ Tát nên vì lợi ích của tất cả chúng sinh mà bố thí như vậy. Như Lai nói: tất cả mọi tướng tức chẳng phải tướng. Lại nói: tất cả chúng sinh tức chẳng phải chúng sinh.”

Tôi nói với mọi người, tôi nói một chút về đại ý ở đây. Bản thân Lư Sư Tôn trong cuộc đời này đi đến hiện tại, sang năm là tôi 78 tuổi rồi. Next year, I am seventy-eight years old. Xấp xỉ đến tuổi này thì đã retire rồi, từ lâu đã ở nhà nghỉ hưu rồi, thế mà tôi vẫn ngồi trên pháp tọa. Seventy-seven, seventy-eight, retired, so old. Every day go to mountain, take a walk. In the lake, you fish. (Bảy mươi bảy, bảy mươi tám, nghỉ hưu rồi, già rồi. Hàng ngày đi lên núi, đi dạo bộ. Câu cá ở hồ.) Đương nhiên phải niệm chú vãng sinh rồi. You fish, go mountain. Every day, just happy. See the mountains, see the water, see the trees. Seattle air is clean. So good, so nice, so happy. How come in the temple, teach Buddha dharma, how come? (Bạn đi câu cá, đi leo núi. Hàng ngày, đều vui vẻ. Ngắm nhìn núi, ngắm nhìn sông, ngắm nhìn cây cối. Không khí ở Seattle trong lành. Thật tốt, thật đẹp, thật vui vẻ. Thế mà lại ở chùa, dạy Phật pháp, sao lại thế chứ?) Vì sao? Nói một câu dễ nghe một chút thì là độ chúng sinh đó! Nghĩa là vẫn còn cái tâm này để đi độ chúng sinh.

Rất đơn giản thôi, nói thật lòng, tôi phân thành hai con người: một con người là vô hình, vĩnh viễn tồn tại, người đó “không phán xét”, thế nào là không phán xét? Nghĩa là bất động, đó là pháp thân của tôi. Pháp thân của tôi vốn là bất động, không phán xét, tất cả đều tự nhiên như nó là, nhậm vận, tự tại, vô cùng vui vẻ. Bốn chữ đơn giản (trong Cao Vương Kinh có) là: thường - vĩnh viễn tồn tại; lạc - vĩnh viễn vui vẻ, đó là cái ngã chân thực, con người đó là tịch diệt. Thường lạc ngã tịnh, đó là cái tôi chân thực, người đó chính là “chân ngã”. Chính là pháp thân, chính là Phật tính, người đó mới là thật. Thường - vĩnh viễn tồn tại; lạc - nhậm vận tự tại; ngã - đó là cái ngã chân thật; con người đó là tịch diệt. Thường lạc ngã tịnh là chân thực.

Còn một người kia chính là Lư Thắng Ngạn lúc này đang ngồi trên pháp tọa thuyết pháp, Lư Sư Tôn thuyết pháp, cái tôi này là giả, là “giả ngã”. Cái ngã thật chính là như trong kinh Kim Cang nói: “Bồ Tát nên lìa bỏ tất cả mọi tướng”, không có mọi tướng tức là vô hình đó! Rồi còn phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, chính là Phật tính đó! Chân ngã đó có Phật tính, không có trụ sắc sinh tâm, không có vì sắc tướng nào mà sinh tâm, vô sắc, không phán xét.

Không nên trụ trong thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sinh tâm”, cũng không có thanh hương vị xúc pháp gì, chân ngã là vô sở trụ, thế nào gọi là vô sở trụ? Ở khắp mọi nơi chính là vô sở trụ đó! Chân ngã không trụ ở đâu cả. Bạn cho rằng là ở Cực Lạc thế giới à, ở Lưu Li Quang thế giới à, ở tịnh thổ nào đó à… không có! Khi tôi gặp Liên Hoa Đồng Tử, chỉ có một vùng ánh sáng hào quang thôi, không có hình tượng, không trụ vào cái gì cả. Phật nói “nếu tâm có nơi trụ cũng tức là không phải trụ”, nếu như nói là có trụ cũng là không có trụ đó.

Thế nên Phật nói: tâm Bồ Tát không nên trụ trong sắc mà bố thí.” Tôi nói để bạn biết, làm một Bồ Tát thì làm mà không vì cái gì cả. Nói ví dụ hôm nay, tôi đang độ chúng sinh, độ chúng sinh này cũng là một danh từ thôi. Cũng không có cái tôi này. Cái tôi này là giả đó! Các bạn đang ngồi đó cũng đều là “giả ngã”, bao gồm cả tôi cũng là cái tôi giả, làm gì có độ chúng sinh gì chứ? Cái tôi giả đang độ các bạn giả đó. Nói một cách rất đơn giản là như vậy. Bây giờ tôi đang thuyết pháp chính là đang bố thí, vì sao là bố thí? “Bồ Tát nên vì lợi ích của tất cả chúng sinh mà bố thí như vậy.” Nên làm như vậy. Tôi nói: How come? Retired..., how come in the temple, talk Buddha dharma? How come? (Sao lại thế? Đã nghỉ hưu rồi… sao lại ở trong chùa giảng Phật pháp? Sao lại thế?) Chính là vì không trụ tướng mà bố thí đó! Cũng không phải là bố thí đâu, bố thí không nên trụ trong cái gì mà bố thí, thuyết pháp cũng không vì điều gì mà thuyết pháp, chính là như vậy đó, đã hiểu rõ chưa?

“Như Lai nói: tất cả mọi tướng tức chẳng phải tướng. Lại nói: tất cả chúng sinh tức chẳng phải chúng sinh.” Tôi đã nói, trên mặt trăng, một con người cũng không có, làm gì có tướng gì? Cái gì là Phật pháp, không có người lấy đâu ra Phật pháp? Trên mặt trăng, cái gì là thiện? Làm gì có thiện? Cái gì là ác? Làm gì có ác? Bạn nói là chay, là mặn, trên mặt trăng căn bản không có chay mặn, ở đó có cái gì? Cái gì cũng không có, thực tướng chính là cái này, cái này mới là thực tướng, tướng chân thực.

Người khai ngộ đều biết, khai ngộ cũng là giả. Tôi nói với bạn rằng căn bản không có khai ngộ! Không có hai chữ khai ngộ này, chỉ là danh từ, Lư Thắng Ngạn cũng là danh từ thôi! Thực tướng mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói, bạn xem, “Lại nói: tất cả chúng sinh tức chẳng phải chúng sinh.” Chúng sinh đều là người giả, vì sao là giả? Game over. Trò chơi này đã kết thúc rồi, bạn không tin à? Trò chơi của bạn đã kết thúc rồi.

Khi tôi học mẫu giáo, bên cạnh tôi có một cô bé ngày nào cũng giúp tôi lấy phấn, cô ấy tên là Lâm Yến Ngọc, thời mẫu giáo tôi đã có bạn gái rồi. Kindergarten, I have the girlfriend. Bạn gái tôi ngồi bên cạnh tôi, ngày nào bạn đó cũng lấy phấn cho tôi chơi… kết quả là tôi rất thích bạn đó, bởi vì người bạn đó rất thơm, tôi liền cùng với bạn đó làm bạn trai bạn gái. Có một hôm bạn đó mời tôi đến nhà, khi ấy tôi đang học mẫu giáo, tôi thật sự đã đến nhà bạn đó chơi. Mẹ bạn đó nhìn thấy tôi thì nói: “Này, bạn trai con đến rồi đó!” Đúng là một giấc mộng! Nói cho bạn biết, bạn có còn là trẻ mẫu giáo không? Không còn! Thế còn Lâm Yến Ngọc? Tôi cũng không biết bạn đó đã đi đâu rồi. Đó không phải là một giấc mơ sao? Bạn bảo tôi quay về đi tìm Lâm Yến Ngọc, tìm ở đâu bây giờ? Một giấc mộng, thời mẫu giáo chính là một giấc mộng.

Bạn học tiểu học với tôi Hoàng Kim Hùng, cậu ấy là người bạn thân nhất của tôi, mỗi lần tôi trốn học trốn nhà, tôi đều ở nhà cậu ấy. Nhà cậu ấy ở đường Vĩnh Thái và đường Vĩnh Mậu, là đại lộ lớn nhất ở Cao Hùng, bố mẹ cậu ấy trước kia làm linh kiện xe hơi. Khi ấy rất ít người làm linh kiện xe hơi, rất ít người có xe hơi, họ làm linh kiện xe hơi kiếm được rất nhiều tiền, trong nhà rất giàu có. Hoàng Kim Hùng vẫn là bạn rất thân với tôi cho đến tận khi tôi học đại học. Khi tôi trở về Đài Loan thì cậu ấy đã đi rồi. Game over. Cậu ấy bị mắc bệnh tim và qua đời rồi. Bạn học thân nhất thời tiểu học của tôi, đó chính là một giấc mơ, giấc mơ đã qua rồi.

Bạn học thân nhất của tôi thời cấp ba là Trang Chính Hòa, là tổng cán sự của Hiệp hội leo núi Cao Hùng, cậu ấy chết ở đâu? Người ở Mainland China (Trung Quốc Đại Lục) đều biết Đài Loan có núi A Lí. Khi xưa chúng tôi hát: “Một hai ba, đến Đài Loan, Đài Loan có A Lí Sơn”, lúc còn nhỏ chúng tôi thường xuyên hát. Bạn xem, tổng cán sự của Hiệp hội leo núi, khi leo núi vì lạc đường mà chết trên núi A Lí rồi. Bạn thân nhất của tôi Trang Chính Hòa, trước kia cậu ấy là phó chủ biên của tờ tạp chí Thanh Niên Công Nghiệp Cao Hùng, tôi cũng là phó chủ biên, nhưng tôi kiêm chủ biên, bởi vì tôi tự mình biên tập tờ tạp chí Thanh Niên Công Nghiệp Cao Hùng, tờ tạp chí Thanh Niên Công Nghiệp Cao Hùng của trường Cấp ba Công Nghiệp Cao Hùng, hai cái tên của chúng tôi đặt cạnh nhau, Lư Thắng Ngạn, Trang Chính Hòa, chủ biên là Tuyết Hồng (Lí Thế Khai).

Một giấc mộng thôi, đều đã qua rồi, người này cũng game over rồi. Bạn xem đi, đều là mơ thôi! Dịch bệnh này không phải là mơ sao? Dịch bệnh này cũng là một giấc mơ, giấc mơ này đến giấc mơ khác đều qua đi, còn tương lai thì sao? Chính mình cũng không có. Tương lai tôi vẫn còn có một cái chân thân, thường lạc ngã tịnh, cho nên cuộc đời tôi phân thành hai con người, kinh Kim Cang nói, thực tướng mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói chính là như vậy.

Giống như bây giờ rất nhiều người già có bệnh, đúng thế không? Chúng ta trước kia có Thượng sư Lí Hạnh Chi, bà ấy chết rồi, sau đó trở về nói với tôi: “Chu choa, tôi không hề biết chết đi rồi tốt biết bao! Khi tôi còn sống, đi lại cũng rất khó khăn, chỗ này đau, chỗ kia đau, đầu gối đau, toàn thân đau! Đi lại phải còng lưng gập bụng, thân thể không thoải mái, đau đầu, đau họng, xương khớp toàn thân đều đau, đi lại rất khổ sở!” Sau khi bà ấy chết rồi thì chạy tới nói với tôi: “Bây giờ rất thoải mái!” Butterfly, thành con bướm rồi! Nhàn nhã ung dung, bay tới bay lui, làm gì còn đau? Chết rồi thì đau đớn gì cũng không còn, một giấc mơ! Chồng, con trai, con gái, một giấc mơ thôi! Bà ấy nói với tôi: “Nói với mọi người, chết đi thật tốt!” Bà ấy vãng sinh Phật quốc mà còn bay đến nói với tôi, bạn xem, chết đi tốt biết bao! Lúc còn sống, giai đoạn tuổi già đau khổ lắm, thời gian bị bệnh rất là thảm! Nhưng cũng là một giấc mộng huyễn, thực tướng chính là như vậy.

Vì thế, kinh Kim Cang là kinh điển xuất thế, kinh điển liễu nghĩa, nói cho bạn biết rằng, thực tướng chính là như vậy. Bạn đừng cho rằng bây giờ bạn rất vui vẻ, có tiền, có thế, tiền tài có, sắc cũng có, bạn cũng trẻ và xinh đẹp, còn có địa vị nữa. Địa vị bạn cũng có, sắc đẹp bạn cũng có, tiền bạn cũng có, đó chỉ là một giấc mộng thôi! Không có vĩnh viễn! Đều là nhất thời! Tôi nói với bạn, cái này đều là một giấc mơ ngắn ngủi. Cho nên nói với bạn rằng: “Tất cả chúng sinh tức chẳng phải chúng sinh”. Không phải một cá nhân tôi như vậy, các bạn cũng đều như vậy! Tôi là cái tôi giả, các bạn là con người giả. “Tất cả chúng sinh tức chẳng phải chúng sinh. Tất cả tướng tức không phải tướng.” Đúng vậy, tôi cũng từng trẻ trung phong độ mà, đúng vậy không?

Tôi để tấm ảnh lúc tôi còn trẻ trung phong độ ở trong cái ví da của tôi, tôi nói cho bạn biết, tôi so với ca sĩ, so với những ngôi sao ca nhạc, so với những ngôi sao điện ảnh, như Hàn Quốc đó, những thiếu niên trẻ tuổi, tôi còn đẹp trai hơn họ nữa! Đúng mà, khi tôi còn trẻ tôi rất đẹp trai! Tôi hất mái tóc một cái như thế này thì rất nhiều cô gái đều kêu ré lên rồi ngất xỉu đó! Tôi có không ít bạn gái đâu, tôi nói với bạn, Sư Mẫu không biết đâu. Thật đó, tôi rất đẹp trai. Bạn nhìn tấm ảnh của tôi lúc còn trẻ, chẳng phải tôi từng lấy ra cho các bạn xem rồi sao? Tôi mang theo người, bây giờ ở trong ví da cũng có, lấy ra xem tấm ảnh đẹp trai hơn cả những thanh niên Hàn Quốc bây giờ, tôi có thể so sánh được với họ.

Thế nên Như Lai nói: “Tất cả mọi tướng tức chẳng phải tướng.” Đương nhiên rồi, qua đi rồi thì không còn nữa. Vì thế Phật nói “không nên trụ trong thanh hương vị xúc pháp mà sinh tâm, nên sinh tâm vô sở trụ”. Thanh hương vị xúc pháp, toàn bộ đều là nhất thời. Những gì bạn nhìn thấy bây giờ, cảnh giới mà bạn chạm tới, đó là cảnh giới nhất thời, cảnh giới trong một thời gian ngắn như thế thôi, sau đó là không còn nữa. Vì thế, “Như Lai nói: tất cả mọi tướng tức chẳng phải tướng. Lại nói: tất cả chúng sinh tức chẳng phải chúng sinh.” Tôi nói với bạn, những gì nói đến trong kinh Kim Cang là thật.

Bố hỏi: “Con yêu bố hay yêu mẹ?” Tiểu Minh: “Yêu cả hai.” Bố: “Nếu bố đi Mĩ, mẹ đi Paris, con đi đâu?” Tiểu Minh: “Paris.” Bố: “Vì sao?” Tiểu Minh: “Bởi vì Paris đẹp.” Bố: “Nếu bố đi Paris, mẹ đi Mĩ thì sao?” Tiểu Minh: “Đương nhiên là đi Mĩ rồi.” Bố: “Vì sao lần này con vẫn đi cùng mẹ?” Tiểu Minh: “Bởi vì vừa mới đi Paris rồi.”

Tôi nói với bạn, đi Paris, đi Mĩ đều là giấc mơ, đi đâu cũng đều là một giấc mơ. Có một ngày bạn không đi nữa, đó chẳng phải mơ thì là gì? Paris tôi đã từng đi rồi, Anh Quốc tôi cũng đi rồi, Châu Âu tôi cũng đã đi nhiều quốc gia rồi, sau này không đi nữa, đó không phải là giấc mơ sao? Một giấc mộng huyễn thôi!

Ông Vương đánh bài thua 100 đồng, bị vợ mắng ngay nơi công cộng, tức là mắng ngay trước mặt mọi người. Tôi thấy ông Vương rất tội nghiệp liền an ủi ông ấy: “Ông thế là còn tốt đấy, tuần trước tôi ở chợ mua rau, từ xa nhìn thấy một người đàn ông bị vợ chửi như thể dội máu chó lên đầu, thế mới gọi là mất mặt.” Ông Vương nghe xong thì nước mắt rơi lã chã: “Người kia cũng là tôi đó.” Đừng sợ, rồi sẽ có một ngày, vợ bạn sẽ không chửi bạn nữa, bởi vì khi trò chơi này kết thúc rồi, game over, thì chẳng còn gì nữa. Hôm nay chúng ta nói đến đây cũng game over. Om mani padme hum!

(Ngày 1/1/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Dược Sư Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 46.)

47. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (10)

(Bài giảng 47) Lời chân thật

“Tu Bồ Đề! Như Lai nói lời chân chính, đúng thật, như nghĩa, không nói dối, không nói lời sai khác.

Tu Bồ Đề! Pháp mà Như Lai có được, pháp này không thực không hư. Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ Tát trụ vào pháp mà làm việc bố thí, thì giống như người đi vào chỗ tối, cũng chẳng thấy gì. Nếu tâm Bồ Tát không trụ vào pháp mà làm việc bố thí thì giống như người có mắt, nhờ ánh sáng chiếu soi mà thấy đủ mọi sắc tướng.

Tu Bồ Đề! Vào các đời sau, nếu có thiện nam, thiện nữ có thể thọ trì đọc tụng kinh này thì xem như Như Lai dùng trí huệ Phật mà đều biết người ấy, đều thấy người ấy đều đạt thành tựu công đức vô lượng vô biên.”

Tôi chỉ giảng một câu “Tu Bồ Đề! Như Lai nói lời chân chính, đúng thật, như nghĩa, không nói dối, không nói lời sai khác.” Kinh điển này nói về thực tướng, thực tướng chính là phi tướng, không có mọi tướng. Bản thân Phật nói ngài là người nói lời chân chính, điều ngài nói là lời thật, người nói lời chân chính, điều nói ra là lời đúng thật, như nghĩa, chân tướng này giống như tôi đã giảng, không nói dối, Phật không hề lừa người ta. Không nói lời sai khác, không nói hai lời, chỉ có một lời thôi. Thực tướng duy nhất, thực tướng chính là phi tướng, căn bản là cái gì cũng không có. Câu này giải thích đơn giản chính là như vậy, nếu bạn thâm nhập được, bạn sẽ biết.

Tôi nói với bạn, bây giờ tôi đang ngồi ở đây thuyết pháp, đích thực là có một Lư Thắng Ngạn đang ngồi thuyết pháp, Cầu Vồng Lôi Tạng Tự cũng là có thật, bạn đều nhìn thấy. Hôm nay có gió tuyết đầy trời, bạn đều nhìn thấy, Hộ Ma Bảo Điện bạn đều nhìn thấy, cái này không phải là chân thực sao? Người ngồi bên trái bạn, bên phải bạn là ai, bạn đều nhìn thấy được, sao mà không thật chứ? Vì sao lại nói là đều không có? Những gì chúng ta nhìn thấy hôm nay, chúng ta tiếp xúc, đều là chân thực mà! Sư Tôn ở đây thuyết pháp, các bạn ngồi ở dưới kia, đúng vậy không? Bạn thấy Liên Viễn đến từ Indonesia kia, bạn thấy Liên Già đến từ Brazil, bạn thấy Liên Uân đến từ địa phương nào đó, nhìn thấy bốn người đang ngồi trơ ra đó, mọi người đều nhận ra mà, đó chẳng phải là rất chân thực sao? Sao lại nói là không có ai thuyết pháp, không có ai nghe pháp, cũng không có việc thuyết pháp này, làm sao phân biệt đây?

Phật Thích Ca Mâu Ni nói “thực tướng chính là phi tướng”, ngài là người nói lời chân thật, điều ngài nói là lời chân thật, lẽ nào điều chúng ta nói là lời giả dối sao? Tenzin Gyatso ngồi ở đó mà, đúng không? Còn đây là Thượng sư Piano, hai người còn lại chúng ta không nói, nhưng hai người này thì đích thực là con người thực tại, đây chẳng phải là rất chân thực sao? Tôi nói với bạn một chuyện, cái đó gọi là thấy cảnh sinh tình, là cảm nhận hiện tại của bạn, bạn có cảm giác thấy, con mắt bạn nhìn thấy, thậm chí bạn nghe thấy họ, bạn có nhìn thấy hình tướng đó, theo như lời Phật nói thì đó chỉ là nhất thời, một khoảng thời gian ngắn. Hôm nay mọi người ngồi ở đây, nhìn người bên trái bên phải, tuần sau lại đến nhìn thì không giống nữa, tuần sau lại đến thì đã khác rồi.

“Khi nào ông đi?” (Sư Tôn hỏi Thượng sư.) Thứ tư đi à. Bạn xem, tuần sau là không còn ông ấy nữa rồi, đã khác rồi, tuần sau là không thấy ông nữa rồi. Liên Nguyên khi nào thì đi? Ngày 12, thế thì tuần sau vẫn còn ở đây, anh có còn ngồi ở đây nữa không? Đúng mà! Cái gì thay đổi thì không phải là chân thực, cái chân thực thì sẽ không thay đổi, chỉ có cái Không mới không đổi, bất kì cái gì cũng đều biến đổi, đều đổi khác.

Giống như một đôi tình nhân thề non hẹn biển: “Nước biển có thể khô cạn, sỏi đá có thể thối rữa, nhưng tấm chân tình của tôi vẫn không đổi.” Cái đó gọi là “bốc phét”, không có chuyện đó. Tình yêu đều thay đổi. Thế nào là “yêu em một vạn năm”, ai hát bài đó nhỉ? Lưu Đức Hoa. Tôi không biết anh ta đã thay đổi chưa. Đó căn bản là nói khoác. Theo như điều Phật nói, bất kì sự việc gì cũng đều nằm trong sự biến đổi, mỗi một giây, mỗi một phút, mỗi một giờ, đều đang thay đổi, bất kì lúc nào cũng đều là vô thường. Điều Phật nói đều là vô thường, toàn bộ đều sẽ thay đổi, tình cảm cũng thay đổi, vợ chồng cũng sẽ thay đổi như thế. Cái gọi là “phu thê” chính là lừa gạt lẫn nhau đó [Ở đây Sư Tôn chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm khác nghĩa.] Hôm nay tôi lừa anh, ngày mai anh lừa tôi, mọi người lừa qua lừa lại, thật sự, cái gì là thực tướng?

Cái duy nhất không đổi chính là Phật tính, chính là cái Không, là không có gì cả. Có một người chứng đạo, viết một bài “Chứng đạo ca”, là của đạo sư Vĩnh Gia viết: “Trong mộng rõ ràng có lục thú, tỉnh rồi trống trải không đại thiên.” Ở trong mơ bạn rõ ràng có lục thú, mơ là chỉ cuộc đời, có Trời, Người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, đây là lục thú. Chúng ta hiện tại cũng là có lục thú, lục đạo luân hồi. Tối hôm qua tôi quên không nói, bạn có nghiệp thì chắc chắn sẽ có lục đạo luân hồi, trừ phi nghiệp của bạn đã không còn gì thì bạn mới có thể thành đạo. “Tỉnh rồi trống trải không đại thiên”, bạn đã khai ngộ rồi thì mới biết là không có, ngay cả đại thiên thế giới cũng không tồn tại.

Một nhật nguyệt của chúng ta (một mặt trời, một mặt trăng) làm thành một tiểu thiên thế giới, ba nghìn tiểu thiên thế giới làm thành một trung thiên thế giới, ba nghìn trung thiên thế giới làm thành một đại thiên thế giới. Ba nghìn đại thiên thế giới thì gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Phật giáo nói đến tam thiên đại thiên thế giới, bạn nói xem thế giới lớn đến mức nào? “Tỉnh rồi trống trải không đại thiên.” Tam thiên đại thiên thế giới đều không tồn tại, đó là điều mà đại sư Vĩnh Gia viết: “Trong mộng rõ ràng có lục thú, tỉnh rồi trống trải không đại thiên.” Ngẫm nghĩ thì đúng là vậy. Vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni nói, “Như Lai nói lời chân chính, đúng thật, như nghĩa, không nói dối, không nói lời sai khác.” Không có cách nói thứ hai, cái gì cũng không có.

Mọi người cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni nói thế nào? Có phải là chân thực không? Trước kia tôi đi Paris xem tháp Eiffel, tôi thật sự đã nhìn thấy tháp Eiffel như thế này, bây giờ tôi không ở nước Pháp, tôi không nhìn thấy tháp Eiffel ở Paris, trong kí ức của tôi thì có, kí ức về tháp Eiffel ở Paris, nhưng mà có thật không? Trong kí ức, có hình tượng của tháp Eiffel ở Paris trong não tôi. Tôi đã đến sông Thames, tôi biết sông Thames trông như thế nào. Tôi đã đi Hà Lan, đã biết nhà cửa ở Hà Lan được xây dựng như thế nào. Tôi đã đến núi Alps, tôi biết hình dáng núi Alps như thế nào. Tôi đã đến Thụy Sĩ, nhìn thấy hình dáng hồ của Thụy Sĩ. Tôi đã đến nước Đức, đã đến Munchen, tôi cũng đã thăm nhà máy sản xuất xe BMW, trong ấn tượng của tôi đều có.

Nếu như bạn chưa đi, bạn chỉ nhìn tranh ảnh thì bạn cũng có ấn tượng đó ở trong đầu, chúng ta xem phim ảnh cũng có ấn tượng đó ở trong đầu. Nhưng bây giờ đã thay đổi rất nhiều rồi, nếu bạn không đi lại thì có phải là dường như đã mấy đời trôi qua không? Cuộc đời này có lẽ có thể đi, cũng chưa chắc có thể đi. Ví dụ như hội đồng tu ở Tây Ban Nha vẫn luôn muốn tôi đi, muốn đi đến đó thì cũng phải xem thời gian thế nào. Trong não của tôi, hội đồng tu ở Tây Ban Nha đó, tôi chỉ nhìn qua ảnh chụp. Mọi người vì xúc cảnh sinh tình mới khiến bạn cảm thấy là có, bạn không nhìn thấy thì sẽ biến thành không có, bạn chưa nghe thấy thì sẽ biến thành không có.

Vì thế trước đây Malaysia có “Con Khỉ” chỉ trích Sư Tôn ở trên mạng, Singapore thì có Nghiêu Trung cũng chỉ trích Sư Tôn ở trên mạng, ở Đài Loan cũng có mấy người, họ cũng phê bình Sư Tôn, nhưng con người tôi đây không có điện thoại cầm tay, không có máy vi tính, không có máy tính bảng, từ đầu tới cuối tôi đều chẳng đọc được những lời phê bình đó. Cũng có người in ra đưa cho tôi đọc, Sư Mẫu cũng in ra rất nhiều đưa cho tôi đọc, tôi nói tôi không đọc những cái này, tôi không muốn đọc chúng nên quăng chúng đi luôn. Người ta phê bình, sau đó đồng môn nói với tôi: “Sư Tôn ơi, nghiêm trọng lắm, rất nghiêm trọng.” Tôi chẳng cảm thấy nghiêm trọng gì, bởi vì tôi không biết, người ta viết cái gì tôi cũng đều không biết, tôi không để trong lòng, cũng không để trong đầu, vì thế căn bản là không có áp lực gì, một chút xíu áp lực cũng không có.

Bởi vì bạn thấy cảnh tư tình, đọc thấy thì mới có áp lực, bạn không đọc thấy thì sẽ không có áp lực. Đồng môn đọc xong nói với tôi là rất nghiêm trọng, còn tôi thì mỗi ngày đều sống rất tốt, một chút cảm giác cũng không có. Chửi bạn, phê bình bạn, chẳng hề có cảm giác gì, bởi vì bạn không nhìn thấy cũng không nghe thấy, căn bản là bạn không có áp lực. Nếu như bạn nhìn thấy và cũng nghe thấy, đương nhiên sẽ có áp lực rồi, cho nên bạn hãy tắt nó đi thì bạn chẳng hề có áp lực gì, trống rỗng trống trơn. Ồ, đã 5 giờ 31 phút rồi. Bạn xem, tôi đã nhìn thấy giờ rồi, thế là tâm lí tôi sẽ rất căng thẳng, đây chính là xem thời gian thì trong lòng sẽ căng thẳng đó, chứ nếu không thì tôi cứ tiếp tục nói, giảng đến 6 giờ luôn.

Đây gọi là thấy cảnh nghĩ tình, bởi vì bạn đã nhìn thấy rồi, nếu không nhìn thấy, một chút áp lực cũng không có. Vì thế Lão Tử nói một câu: “Vi học nhật ích”, nghĩa là mỗi ngày bạn cần hấp thụ thêm vào những tri thức mới, học vấn của bạn sẽ trở nên rất lớn. “Vi đạo nhật tổn”, nghĩa là học đạo thì nhất định phải vứt bỏ hết những thứ rác rưởi. Lão Tử nói câu này cũng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, phải tiêu trừ toàn bộ nghiệp chướng của bạn giống như thế, bạn sẽ trống không, bạn sẽ có thể chứng đạo, đó mới là đạo chân chính.

Điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói, trong thân thể bạn hoàn toàn không có thứ gì nữa, không có nghiệp nữa, căn bản sẽ không có lục đạo luân hồi, có lục đạo luân hồi này là vì bạn có nghiệp nên mới có lục đạo luân hồi. Có thiện nghiệp thì sẽ sinh vào đạo Trời, đạo Người, đạo Atula, có ác nghiệp thì sẽ sinh vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Con người đều ở trong sinh sinh tử tử, tử tử sinh sinh, sinh tử, cứ sinh tử như thế trong luân hồi, lục đạo là luân hồi như vậy. Bạn muốn thoát khỏi lục đạo luân hồi, hôm nay tôi nói lời chân thật: làm sạch trơn nghiệp chướng của bạn thì bạn mới có thể đắc đạo, mới có thể thành Phật, mới có thể thành Bồ Tát. Om mani padme hum.

(Ngày 02/01/2022 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Hổ Đầu Kim Cang tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 47.)

48. Phần thứ 14: Lìa tướng tịch diệt (11)

(Bài giảng 48) Không thực không hư

"Tu Bồ Đề! Pháp mà Như Lai có được, pháp này không thực không hư.” Vì sao Phật nói là không thực không hư? Bởi vì hư chính là thực, thực chính là hư.

“Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ Tát trụ vào pháp mà làm việc bố thí, thì giống như người đi vào chỗ tối, cũng chẳng thấy gì. Nếu tâm Bồ Tát không trụ vào pháp mà làm việc bố thí thì giống như người có mắt, nhờ ánh sáng chiếu soi mà thấy đủ mọi sắc tướng.

Tu Bồ Đề! Vào các đời sau, nếu có thiện nam, thiện nữ có thể thọ trì đọc tụng kinh này thì xem như Như Lai dùng trí huệ Phật mà đều biết người ấy, đều thấy người ấy đều đạt thành tựu công đức vô lượng vô biên.”

Đoạn mà chúng ta giảng ngày hôm nay, pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni có được, có thực có hư, vì sao? Bởi vì hư chính là thực, thực chính là hư. Tôi đã giảng nhiều như vậy, các bạn đã biết thế nào gọi là hư, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng” chính là hư; thực tướng là cái gì? Thực tướng chính là hư, thực tướng chính là “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”. Thực chính là hư, hư chính là thực, thực thực hư hư, hư hư thực thực.

Vì sao Phật Đà luôn nhắc đến “mà làm việc bố thí”? Thường xuyên nhắc đến hai chữ bố thí. Tôi nói với bạn, bố thí chính là làm việc tốt, chính là từ bi hỉ xả đó, nếu bạn “trụ tướng bố thí”, thì sẽ không thể rời xa luân hồi. Thế nào gọi là “trụ tướng bố thí”? Phật Đà thường nói câu này, bạn muốn rời xa lục đạo luân hồi, đây là điều quan trọng nhất của người học Phật chúng ta. Sau khi bạn khai ngộ rồi bạn mới đi tu hành trên thực tế, có một ngày bạn thoát khỏi luân hồi rồi, bạn không còn phải luân hồi nữa, bạn đã đến Tứ thánh giới rồi, nhưng chỉ cần bạn trụ tướng thì bạn sẽ không thể đến được Tứ thánh giới.

Không hề sai đâu, hôm nay chúng ta làm bố thí, chúng ta đang làm từ bi hỉ xả, nhưng bạn không thể có suy nghĩ bố thí, không thể nghĩ là bạn đang làm việc thiện, bạn đang làm từ, làm bi, làm hỉ, làm xả, không được nghĩ như vậy, thế mới gọi là “không trụ tướng bố thí” mà Phật Thích Ca Mâu Ni thường nói đến. Bởi vì bạn mà “trụ tướng bố thí” thì tuyệt đối vẫn thăng lên cõi trời, nhưng cõi trời thì vẫn không thể rời xa luân hồi, điều mà Phật giáo nói đến chính là phải thoát khỏi luân hồi, giải thoát luân hồi thì bạn vĩnh viễn có thể thành tựu Như Lai.

Một mục đích, bạn làm việc thiện, tuyệt đối không thể có cái suy nghĩ là “mình làm việc thiện” để ở trong tâm. Bạn có suy nghĩ này thì cũng là tốt, nhưng không phải là rất tốt, và bạn chỉ có thể có được phúc báo làm Thiên nhân, bạn có được phúc báo này bạn có thể lên trời. Phật Thích Ca Mâu Ni nhấn mạnh điểm này, nhấn mạnh cực kì cực kì nhiều lần. Tôi thường xuyên nói, Jesus cũng nói: “Việc thiện tay phải làm đừng để tay trái biết”, cái này gọi là làm việc thiện chân chính.

Khi bạn làm việc thiện, tâm bạn vốn dĩ chính là đang làm việc thiện, tất cả hành vi của bạn đều đang hành thiện, nhưng không thể có suy nghĩ hành thiện thì đây gọi là không có tướng, Phật Thích Ca Mâu Ni nhấn mạnh điểm này, nhấn mạnh rất nhiều lần, luôn luôn nhấn mạnh điểm này. Bởi vì làm việc thiện tức là không phải làm việc thiện, bởi vì không phải làm việc thiện mới là việc thiện đó. Cái gọi là công đức chính là không phải công đức, bởi vì không phải công đức nên mới là công đức đó. Trong kinh Kim Cang cũng nhiều lần nhắc đến, cái gọi là công đức căn bản không phải là công đức, vì không phải là công đức nên mới là công đức đó!

Cho nên chúng ta làm bất kì bố thí nào thì không phải là bố thí, bởi vì không phải là bố thí nên mới là bố thí chân chính! Nếu hôm nay bạn làm việc thiện, ngày mai đã đăng lên báo, lên ti vi rồi thì việc đó không có công đức, đó chỉ là giúp bạn lên trời mà thôi! Bạn đã làm rất nhiều việc thiện, người ta ca ngợi bạn là người tốt, tôi nói với bạn, làm việc thiện cũng đừng để người ta nói bạn là người tốt! Người ta có nói thì bạn cũng không được để trong lòng, bạn vốn dĩ là tốt, nhưng không để trong lòng. Không trụ tướng bố thí, điểm này rất quan trọng, cho nên bạn đọc toàn bộ kinh văn này: “Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ Tát trụ vào pháp mà làm việc bố thí, thì giống như người đi vào chỗ tối, cũng chẳng thấy gì. Nếu tâm Bồ Tát không trụ vào pháp mà làm việc bố thí thì giống như người có mắt, nhờ ánh sáng chiếu soi mà thấy đủ mọi sắc tướng.”

“Tu Bồ Đề! Vào các đời sau, nếu có thiện nam, thiện nữ có thể thọ trì đọc tụng kinh này…” Người có thể giảng giải kinh này, có thể tiếp nhận “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, người có thể vĩnh viễn giữ gìn, hơn nữa còn có thể đọc tụng, người này tương lai nhất định có thể thành Phật. Nếu bạn làm được như vậy, sau này nhất định có thể giải thoát lục đạo luân hồi.

“Dùng trí huệ Phật mà đều biết người ấy, đều thấy người ấy đều đạt thành tựu công đức vô lượng vô biên.” Vì sao Như Lai đều biết người ấy? Bởi vì Phật và Phật biết nhau, Như Lai đều biết người ấy, đều thấy người ấy, bởi vì bản thân người đó đã không còn là con người, không là con người thì là cái gì? Người ta chửi bạn “Mày đúng là không phải là con người!”, vậy thì bạn nên vui mừng, bởi vì bạn là Phật rồi! Cái này chỉ có Phật và Phật với nhau biết, đạo lí này chỉ có Phật và Phật biết với nhau, giải thoát lục đạo luân hồi rất khó đó.

Tôi từng nói với người ta, kinh Kim Cang này nói rất hay, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, bạn đi thực hành “không trụ tướng bố thí”, sau này bạn sẽ có thể thành tựu, trở thành Phật Bồ Tát, Bồ Tát chân chính, A La Hán chân chính. Vì sao có thể trở thành A La Hán? Bởi vì con người có cảm giác, cảm giác của con người từ đâu đến? Từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà đến, A La Hán đóng chặt sáu giác quan, nhắm mắt lại không nhìn, tai không nghe, miệng không nói, lưỡi không có vị, thân thể không tiếp xúc, ý niệm suy nghĩ cũng không có thì sẽ thành tựu A La Hán.

Có người nói với tôi: “Đạo lí mà Sư Tôn nói chúng tôi đều biết, chỉ là rất khó làm được.” Vì sao rất khó làm được? Thói quen đều không thay đổi thì làm sao bạn làm được. Tập tính vẫn còn đó! Tham sân si nghi mạn này, đủ mọi tập tính, bạn phải từ từ thay đổi, thay đổi đến cuối cùng thì tất cả đều bình đẳng. Cho nên những gì như Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đây rất khó tìm thấy ở những tôn giáo khác, đương nhiên tôn giáo khác cũng có, chỉ là họ không nói một cách rõ ràng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni nói.

Tôn giáo khác chỉ đến Thiên đường, nhưng nếu hiểu được Jesus, bạn hiểu Jesus thì sẽ thấy đạo của Jesus thật sự có Phật pháp, ở con người Jesus thật sự là Phật pháp. Bạn hãy xem chữ “xả” trong từ bi hỉ xả kia, Jesus cũng có nói về chữ “xả” này, Jesus cũng nói về “không trụ tướng bố thí”: “Việc mà tay phải làm, đừng để tay trái biết.” Đây là không trụ tướng bố thí, Jesus cũng nói, chỉ là rất ít người hiểu được.

Bởi vì bản thân Jesus cũng đã đến núi Himalaya, học pháp của Bạch giáo, học pháp của Hồng giáo, ngài trở về truyền Phúc Âm của Thiên đường. Ngài đến thế giới Ta Bà nói về Thiên đường, đó chỉ là cơ bản thôi, bởi vì thọ mệnh của ngài rất ngắn, ngài truyền pháp chỉ được ba năm thì đã bị đóng đinh trên thập tự giá rồi, không kịp để giảng thêm! Bằng không thì nói không chừng Jesus cũng là Phật Đà đó, ngài thật sự giống như Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì thế đạo lí tôi nói ở đây, bạn xem Thánh Teresa của Thiên Chúa giáo, ngài coi mỗi con người đều là Thượng Đế, tư tưởng này chính là bốn chữ từ bi hỉ xả. Trên phương diện nhập thế, chữ “xả” đó của ngài là quan trọng nhất, chữ xả đó hoàn toàn xem là bình đẳng, mỗi con người đều là Thượng Đế, đó không phải là Thánh nhân thì là cái gì? Đương nhiên ngài là Thánh nhân, nếu là Thánh nhân thì có thể xuất khỏi tam giới, không còn luân hồi nữa.

Đây là đoạn mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói:

"Tu Bồ Đề! Pháp mà Như Lai có được, pháp này không thực không hư. Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ Tát trụ vào pháp mà làm việc bố thí, thì giống như người đi vào chỗ tối, cũng chẳng thấy gì. Nếu tâm Bồ Tát không trụ vào pháp mà làm việc bố thí thì giống như người có mắt, nhờ ánh sáng chiếu soi mà thấy đủ mọi sắc tướng. Tu Bồ Đề! Vào các đời sau, nếu có thiện nam, thiện nữ có thể thọ trì đọc tụng kinh này thì xem như Như Lai dùng trí huệ Phật mà đều biết người ấy, đều thấy người ấy đều đạt thành tựu công đức vô lượng vô biên.”

Hãy nhớ rõ, thọ trì, đọc tụng chính là truyền pháp, người đó chính là Như Lai. Trí huệ của Phật, huệ nhãn của Phật đều có thể biết người này là Như Lai, đều biết người ấy, người này chính là Phật. “Đều thấy người ấy đều đạt thành tựu công đức vô lượng vô biên”, căn bản là vô lượng vô biên, công đức có được rất nhiều, chính là như thế. Om mani padme hum.

(Ngày 08/01/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu A Di Đà Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 48.)

49. Phần thứ 15: Công đức trì kinh (1)

(Bài giảng 49) Tín tâm thuận theo

Chẳng trách mà có rất nhiều người niệm kinh Kim Cang, thì ra trì tụng kinh điển này cũng có công đức.

"Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam, thiện nữ vào đầu ngày mới dùng thân nhiều như số cát sông Hằng mà bố thí, vào giữa ngày dùng thân nhiều như số cát sông Hằng mà bố thí, vào cuối ngày dùng thân nhiều như số cát sông Hằng mà bố thí, cứ như thế trong vô lượng trăm nghìn vạn ức kiếp dùng thân mà bố thí; nếu lại có người nghe kinh điển này, tín tâm thuận theo, thì phúc còn hơn cả công đức bố thí kia.”

Phật Đà là như vậy đó, Phật Thích Ca Mâu Ni rất thích dùng so sánh, hễ so sánh là lại lấy cát sông Hằng ra để so sánh. Ấn Độ chỉ có một con sông Thánh, con sông Thánh này chính là sông Hằng. Vào thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, Nữ Thần Sông Hằng chính là Saraswati, rất nổi tiếng. Cái này cũng là so sánh, Phật nói chỉ cần bạn nghe được kinh điển này, có lòng tin đối với kinh điển này, và không làm trái ý nghĩa của kinh điển này, trọng điểm nằm ở hai chữ “thuận theo” này. “Nghe kinh điển này”, bạn nghe được kinh Kim Cang này, nghe được và tín tâm thuận theo, chà, hai chữ “thuận theo” này rất quan trọng, không vi phạm ý nghĩa của kinh Kim Cang, có nghĩa là bạn thực thi những ý nghĩa trong kinh Kim Cang, trọng điểm là nằm ở đây.

Thì phúc còn hơn cả công đức bố thí kia”, đương nhiên là công đức vô cùng to lớn, công đức vô lượng. Ngài nói như vậy, vào đầu ngày mới, thế nào gọi là đầu ngày mới? Khi mặt trời mới mọc thì gọi là đầu ngày mới. Vào giữa ngày, khi mặt trời lên cao chính giữa thì gọi là giữa ngày; vào cuối ngày, khi mặt trời sắp xuống núi thì gọi là cuối ngày. Phật nói: “dùng thân nhiều như số cát sông Hằng mà bố thí”, bố thí của người đó giống như bố thí cát sông Hằng, nhưng mà trải qua thời gian bao lâu? “Cứ như thế trong vô lượng trăm nghìn vạn ức kiếp.” Chà, trăm nghìn vạn ức kiếp, thời gian ấy thật sự là quá dài.

Bạn làm được công đức như vậy, liên tục làm, làm không ngừng nghỉ, ý nói rằng cả ngày bạn đều làm bố thí, số lượng bố thí nhiều như số cát sông Hằng, mỗi ngày đều làm như vậy, hơn nữa phải làm thời gian bao lâu? Trăm nghìn vạn ức kiếp. Một kiếp đã là cực kì rồi, mọi người tra xem một kiếp là bao nhiêu thời gian? Trong kinh điển thường dùng kiếp. (Đệ tử: một tiểu kiếp là hơn 1600 vạn năm.) Hơn 1600 vạn năm, bạn xem Trung Quốc có lịch sử 5000 năm thì là mấy kiếp? Một tiểu kiếp là hơn 1600 vạn năm.

Ở đây viết “vô lượng trăm nghìn vạn ức kiếp” đó! Bạn làm công đức bố thí lâu như vậy, hơn nữa cả ngày đều phải làm, buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, làm không ngừng nhiều công đức bố thí như vậy, thế mà đều thua việc nghe được kinh điển này, “tín tâm thuận theo, thì phúc còn hơn cả công đức bố thí kia”, phúc đức này còn thắng cả những công đức kia. Chỉ mỗi đọc tụng kinh điển này, hiểu nghĩa của kinh điển này, thực thi “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, bạn làm theo như vậy, như thế còn hơn cả những công đức kia.

“Thuận theo”, không phải là vi phạm những ý nghĩa trọng yếu ở trong kinh Kim Cang. Hai chữ “thuận theo” rất quan trọng! Không phải là mỗi ngày bạn tụng một biến thì công đức sẽ hơn cả bố thí trăm nghìn vạn ức kiếp, bố thí trăm nghìn vạn ức kiếp đều thua tôi hết, tôi niệm kinh Kim Cang là có công đức như vậy, không phải! Phật nói “nghe kinh điển này”, bạn nghe thấy, bạn tin tưởng, và bạn tín tâm tuân theo, không vi phạm yếu nghĩa trong kinh Kim Cang.

Yếu nghĩa của kinh Kim Cang là “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, phúc đức này là cực kì, hơn cả công đức có được khi bạn bố thí trăm nghìn vạn ức kiếp, thắng vượt công đức đó. Trên thực tế, tôi cũng cảm thấy là siêu việt hơn, chính tôi cũng biết chắc chắn là siêu việt hơn, bởi vì không ai có thể thắng được “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, không có ai!

Nếu như bạn có thể làm như vậy, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, bạn có thể nắm chắc được yếu nghĩa của nó, có thể thực tiễn trên chính bạn, bản thân bạn chính là Phật, như thế là rất cao rồi. Kì thực, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng” chính là khai ngộ, bạn đi thực thi sự khai ngộ này thì bạn chính là Phật rồi, A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, chính là Phật tính.

Điều Lão Tử nói, Lão Tử nói cái gì? Tôi nói thành lời nói xuôi dễ hiểu: “Chính vì cái gì cũng đều không có, kì thực cái gì cũng đều không có, nhưng trong đó có vật, dường như trong đó có vật.” Lão Tử nói như thế: cái gì cũng không có, trong mơ hồ có vật, trong đó có vật. (Chú thích: Đạo Đức Kinh viết: “Hốt hề, hoảng hề, kì trung hữu tượng. Hoảng hề, hốt hề kì trung hữu vật”, tức là: trong hoảng hốt vẫn có hình tượng của Đạo, trong hoảng hốt vẫn có vật - bản thể của Đạo.) Bây giờ tôi cũng nói, cái gì cũng không có, nhưng trong đó có Phật tính. Cái gì cũng không có, trong đó đã có Phật tính, Phật tính đó chính là Phật.

Hai chữ “thuận theo” là trọng điểm, bạn không vi phạm những yếu nghĩa nói đến trong kinh Kim Cang, bạn có thể thực tiễn, bản thân bạn chính là Như Lai. Vậy bây giờ chúng ta là cái gì? Chúng ta ngồi đây nghe pháp, người thuyết pháp thực ra là không có, cũng không có Phật pháp; người nghe pháp không nghe thấy Phật pháp, người thuyết pháp không có giảng Phật pháp, cũng không có cái thứ Phật pháp này, nhưng mà trong đó có vật.

Tôi nói như thế này, cái gì gọi là Như Lai? Hình như có đến, kì thực chúng ta thường nói Như Lai, Như Lai, Như Lai chính là Phật rồi. Chúng ta nói A Di Đà Như Lai, và A Di Đà Phật thật ra là như nhau, Phật chính là Như Lai. Như Lai có ý nghĩa gì? Dường như có đến. Thế nào gọi là Như Khứ? Bạn tra kinh điển một chút sẽ biết, dường như có đi, Như Khứ cũng chính là Như Lai. Tôi nói với mọi người, mọi người đều chỉ biết Như Lai, không biết Như Khứ, Như Khứ cũng là Như Lai, dường như có đến, dường như có đi.

Hôm nay đây, hình như Lư Sư Tôn có làm Hộ Ma ở Biệt thự Cầu Vồng, giảng Phật pháp cho mọi người, chỉ có thể nói hình như có, chính là Như Lai. Đợi một lát pháp hội này của chúng ta kết thúc rồi, mọi người đều trở về, hình như có đi, chính là Như Khứ. Dường như có đến, dường như có đi, người này chính là Phật, Như Lai, Như Khứ đều là Phật. Nếu bạn hiểu được đạo lí này thì sẽ biết, điều chúng ta đang làm bây giờ chính là “Như” (dường như), vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni vào thời đại đó, dường như có ở Linh Sơn thuyết pháp.

Phật Thích Ca Mâu Ni dường như có ở Linh Sơn thuyết pháp, Sư Tôn dường như có ở Linh Sơn nghe pháp, chỉ có thể nói như vậy, bởi vì đó đã là quá khứ rồi, sau này sẽ cùng mọi người nói đến. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, kì thực cái gì cũng không có, bởi vì pháp hội ở Linh Sơn đã qua rồi. Bây giờ Lư Sư Tôn đang ở Hộ Ma Bảo Điện của Biệt thự Cầu Vồng thuyết pháp, hiện tại cũng sẽ trở thành quá khứ. Tuần trước tôi nói Thượng sư Liên Già ngồi ở đây, bây giờ Thượng sư Liên Già đã không còn ở đây nữa rồi, bà ấy đã trở về văn minh cố quốc rồi. Sự việc này liệu có diễn biến lại không? Không có, đã qua rồi.

Bà ấy hình như có đến, lại hình như có đi, còn bây giờ thì không có, cho nên hiện tại cũng sẽ trở thành quá khứ, bởi vì ngày mai sẽ trôi qua, sẽ không có lại nữa. Hãy nhìn đi! Quá khứ đã qua rồi, hiện tại cũng sẽ thành quá khứ, tương lai còn chưa đến, vậy ở đây có cái gì? Cái gì cũng không có. Yếu nghĩa của kinh Kim Cang là ở đây - quá khứ đã trôi qua, hiện tại cũng sẽ thành quá khứ, tương lai còn chưa đến, ở đây có cái gì? Không có! Vì thế Tâm Kinh mới nói là “bất khả đắc”.

Bạn có biết Trung Quốc trước kia, đế quốc lớn nhất là đế quốc Mông Cổ, là lớn nhất! Kéo dài suốt châu Á đến châu Âu, bạn hãy xem đế quốc Assyria, đế quốc Macedonian, đế quốc La Mã, khi xưa huy hoàng biết bao, cả châu Âu kéo dài đến tận châu Á, đế quốc đó là rất rộng lớn. Macedonian, Assyria, La Mã đại đế quốc đều là những đế quốc rất lớn. Dường như có những đế quốc này là đúng, có! Nhưng đã qua rồi, đã như khứ rồi, đế quốc cũng không còn tồn tại nữa. Giống như đại đế quốc Mông Cổ to lớn như vậy cũng không còn nữa! Ba Tư trước kia cũng từng là một đại đế quốc Ba Tư, cũng có một giai đoạn là đại đế quốc.

Bạn hãy xem Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế đều muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, tìm kiếm trường sinh bất lão, còn đi ra ngoài biển để tìm tiên đơn. Hán Vũ Đế cũng đã uống không ít tiên dược, tiên đơn, Hán Vũ Đế kêu người ta luyện tiên đơn cho ông ấy uống, kết quả là Hán Vũ Đế cũng chẳng còn nữa! Tần Thủy Hoàng nói: “Ta là Thủy Hoàng Đế, thống nhất sáu nước, ta là Thủy Hoàng Đế!” Nghĩa là vị hoàng đế vĩnh viễn. Tần Thủy Hoàng cũng phái Từ Phúc đi ra ngoài tìm tiên đơn, ba nghìn đồng nam, ba nghìn đồng nữ cùng lên thuyền, bảo Từ Phúc đi thuyền ra núi Tiên ở ngoài biển để tìm tiên đơn, kết quả là một đi không trở lại! Tần Thủy Hoàng cũng không thể làm hoàng đế vĩnh viễn. Hán Vũ Đế cũng muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, cũng muốn trường sinh bất lão, đã uống không ít tiên đan, nghe nói Hán Vũ Đế còn bị tiên đơn hại chết nữa, uống tiên đơn kết quả là bị chết.

Thế nên bạn hãy nhìn lịch sử, một triều đại như vậy, một triều đại tiếp tục, tôi đã đọc Trung Quốc 5000 năm văn hóa, các triều đại Đường, Ngu, Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, bốn nước (Ngụy, Thục, Ngô, Yên), Ngụy, Tấn nam bắc triều, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cho đến bây giờ, bao nhiêu triều đại rồi, bao nhiêu chiến tranh rồi, bao nhiêu cuộc tranh bá, kết quả đều là không, cái gì cũng không có. Như lai, như khứ, bạn phải hiểu yếu nghĩa của kinh Kim Cang.

Sư Tôn vừa mới giảng yếu nghĩa của kinh Kim Cang, thế nên Thiền tông mới có người nêu ra “ngay lúc này”. Tôi nói cho bạn biết, ngay lúc này cũng vô dụng! Ngay lúc này vui vẻ thì tốt, nắm chắc ngay lúc này, mỗi ngày đều nắm chắc một chút vui vẻ của hiện tại, chính là cuộc đời của bạn. Ngay lúc này khi rất đau khổ cũng là ngay lúc này. Đời người những thứ vui vẻ thì ngắn ngủi, đau khổ thì nhiều, vui vẻ đương nhiên là có, nhưng khổ cũng nhiều. Một ngày này, những niềm vui của một ngày tập hợp lại, chính là cuộc đời của bạn. Một ngày, đau khổ của một ngày tập hợp lại, chính là cuộc đời của bạn. Mỗi một ngày, mỗi một ngày liên kết lại với nhau, vì sao có thể liên kết lại? Bởi vì chúng để ở trong não bạn mà!

Có một ngày bạn mất trí nhớ rồi, kho kí ức của bạn không còn gì nữa, trống rỗng. Khi ấy, Sư Mẫu đến hỏi tôi: “Tôi là ai?” “Bà à, là con gái tôi.” “Bà à, là cháu tôi.” Kho kí ức không còn nữa, xóa sạch rồi, bạn còn có cuộc đời không? Không còn nữa! Tôi nói với bạn, rất nhiều người con gái trở về thăm mẹ: “Mẹ còn nhận ra con là ai không?” Thì người mẹ hỏi ngược lại con gái: “Cô là ai?” Sống cùng nhau bao nhiêu năm, kho kí ức đã trống rỗng rồi, rỗng không rồi.

Tôi nói để bạn biết, có một ngày kho kí ức của bạn trống rỗng rồi, cuộc đời bạn ở đâu? Không còn nữa, bạn không còn có cảm giác gì mà! Chúng ta bây giờ có cảm giác là vì có mắt tai mũi lưỡi thân ý, bạn để ở trong kho kí ức của mình. Có một ngày kho kí ức không còn gì, cuộc đời của bạn chính là zero, cái gì cũng không có. Bạn có nhiều tiền, bạn là người có uy tín ở khoa tim mạch, bạn là người có uy tín ở khoa thần kinh, nhưng kho kí ức không còn nữa thì bạn cũng là zero thôi, cuộc đời đều không còn. Tôi nói với bạn về yếu nghĩa ở trong kinh Kim Cang như vậy.

Vợ hỏi chồng: “Chồng ơi, em mắc bệnh rồi, em sợ đến nỗi đã mua một cái túi.” Chồng nói: “Mắc bệnh mà mua túi để làm gì?” Vợ nói: “Lẽ nào anh không nghe người ta nói “bao trị bách bệnh” sao?” Người chồng này đi ra ngoài cầm vào một viên gạch, vợ hỏi: “Anh làm cái gì đấy?” Chồng nói: “Cái này gọi là viên gạch trị các loại bệnh khó chữa.” Om mani padme hum.

(Ngày 09/01/2022 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Liên Hoa Đồng Tử tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 49.)

50. Phần thứ 15: Công đức trì kinh (2)

(Bài giảng 50) Ngũ thừa

“… huống chi là chép viết, thọ trì, đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết. Tu Bồ Đề! Lời quan trọng nhất là kinh này có công đức vô biên bất khả tư nghì, không thể đo lường. Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói.”

Hôm nay chúng ta giảng đoạn này. Có người thường xuyên dùng bút để chép kinh Kim Cang này, cũng có người đọc tụng kinh Kim Cang, rất nhiều người buổi tối hoặc buổi sáng ngủ dậy đều niệm một biến kinh Kim Cang. “Thọ trì” ở đây tôi đã giảng rồi, bạn hiểu được yếu nghĩa của kinh Kim Cang, bạn thọ trì yếu nghĩa của kinh Kim Cang, điểm này là quan trọng nhất. Bạn thực tiễn những yếu nghĩa của kinh Kim Cang, điểm này là quan trọng nhất. Chúng ta biết yếu nghĩa “vô ngã tướng” của kinh Kim Cang, bạn chỉ cần “vô ngã tướng” đã là rất khó rồi, hai chữ “vô ngã” bản thân đã vô cùng khó rồi, cho nên trong yếu nghĩa của kinh Kim Cang, đầu tiên bạn phải tu “vô ngã”.

Hôm nay bạn còn có thể tức giận không? Xin hỏi người nào chưa bao giờ tức giận giơ tay? Không có ai giơ tay, có thể thấy là ai cũng từng tức giận. Kì thực nhà chúng tôi có thói nóng tính gia truyền, khi tôi còn trẻ, thường xuyên khi tôi viết văn, tôi viết rằng: “Gia tộc của chúng tôi thuộc về gia tộc vịt mặt đỏ.” Thế nào gọi là vịt mặt đỏ? Nghe thấy khó chịu là mặt lập tức đỏ lên, lửa dâng lên, đỏ mặt ngay. Sau đó, không chỉ là miệng, đôi khi còn động thủ nữa.

Ông nội tôi Lư Xương, họ Lư, chữ Xương có hai mặt trời ghép lại, Lư Xương. Nghe mẹ tôi kể có một lần chị cả của tôi (do mẹ khác sinh ra), chị của tôi đang may vá, chị ấy nói một câu, ông nội tôi từ bên cạnh đi qua, nghe thấy không vui, ông liền dùng tay đẩy đầu chị đập vào cái máu khâu, máy khâu làm bằng sắt đó! Bị đập đầu như vậy, máu chảy túa ra. Đó là ông nội tôi, mẹ tôi kể lại cho tôi nghe, tính nóng của ông nội tôi không tốt.

Bố tôi di truyền tính nóng nảy của ông nội tôi, bố tôi theo tinh thần của người Nhật, Nihon sensei (đại trượng phu Nhật Bản), cái tính khí nóng nảy của những Japanese husband (ông chồng Nhật Bản), đại nam nhân chủ nghĩa. Trong nhà tôi có một cây kiếm gỗ, là một thanh kiếm gỗ rất thô, bokken (tiếng Nhật). Miyamoto Musashi, kiếm thuật của Miyamoto Musashi rất cao minh, cầm lên thanh kiếm võ sĩ, Yến Phản kiếm thuật như thế này, “viu, viu”, viết chữ “chi”, Yến Phản kiếm thuật vung qua vung lại. Tôi bị bố tôi đánh đến mức kiếm gỗ đó gãy luôn! Kiếm gỗ đó đánh “pẹt pẹt pẹt” như thế này, kiếm gỗ cũng gãy luôn! Kiếm gỗ đó rất thô, đánh đến mức kiếm gỗ cũng gãy luôn.

Người tôi đại khái là cứng như thép nhỉ! Thép có thể khắc chế được gỗ, đánh đến mức gãy luôn. Tôi quay đầu lại nói với bố tôi, tôi rất tức giận: “Con vĩnh viễn ghi nhớ bố đã đánh con như thế này!” Khi tôi khoảng ba tuổi, có một lần tôi không uống thuốc, bố tôi từ phía sau đi tới, túm lấy tôi từ trên ghế ở bàn ăn, nhấc lên cao quá đầu, sau đó từ trên không quăng tôi đi, giống như là quăng quả bóng rổ xuống đất vậy, sàn nhà là nền xi-măng. Bạn có biết không? Tôi từ trên không bay “viu… viu…” rồi “bộp”, rơi xuống đất. Mẹ tôi vội vàng chạy đến xem, sờ vào mũi, vẫn còn hơi thở, vẫn còn sống!

Vì thế, hồi nhỏ sau khi bị đánh, tôi đã hướng lên trời phát lời thề: “Kể từ nay về sau, bất kể là trẻ con làm chuyện gì, tôi sẽ đều không đánh trẻ con.” Bắt đầu từ lúc đó thì tôi không còn đánh trẻ con nữa. Phật Thanh và Phật Kì tôi đều chưa từng đánh chúng. Chỉ có một lần… cũng không phải là đánh chúng, lần đó là tôi đang ngồi thiền, hai đứa đang chơi bên cạnh cười hi hi ha ha, hai đứa đẩy qua đẩy lại. Tôi liền đưa tay đẩy hai đứa chúng nó một cái. Chỉ có một lần đó, tôi đẩy Phật Thanh và Phật Kì một cái, đẩy chúng nó ra ngoài, hai đứa nó nhớ mãi lần tôi đẩy chúng. Tôi nói: “Kể từ khi sinh ra cho đến nay, bố chưa từng bao giờ đánh hai đứa.” Nó nói: “Có chứ!” “Có khi nào?” “Bố đẩy chúng con một cái.” Bạn xem, chúng nó đều nhớ cả.

Vì thế, ai cũng có nóng giận. Khi bạn tu đến vô ngã rồi, căn bản bạn chính là Thánh nhân đó! Bạn không còn là chính mình nữa, bạn chỉ làm công việc bố thí, giống như Bồ Tát làm bố thí, mỗi ngày đều cứu người, giúp đỡ người ta, không có bản thân mình nữa. Giống như vị nữ tu của Thiên Chúa giáo, Thánh Teresa, tôi đã kể rồi, bà ấy coi mỗi con người đều là Thượng Đế, bạn sẽ không đánh Thượng Đế đúng không? Bạn không thể đánh Thượng Đế. Bà ấy xem mỗi một người đều là Thượng Đế, bạn sẽ không nổi cáu với Thượng Đế đúng không? Chỉ có dùng tâm từ bi và cung kính để đối đãi với mỗi con người, Thánh Teresa là như vậy.

Bà ấy còn có một điểm rất quan trọng nữa (là Thượng sư Liên Vượng nói), Thánh Teresa có nói một câu: “Sau này nếu tôi được phong Thánh, tôi không muốn đến Thiên đường, tôi muốn sống ở nhân gian thế giới Ta Bà tại nơi đen tối nhất, tiếp tục giúp đỡ chúng sinh.” Điều này giống với Địa Tạng Vương Bồ Tát “địa ngục chưa trống thề không thành Phật”. Bà ấy phát lời thề này, cho nên Thánh Teresa không đến Thiên đường, “cho dù tôi trở thành Thánh nhân, tôi sẽ không đến Thiên đường, tôi vĩnh viễn sống ở nơi tối tăm nhất để giúp đỡ chúng sinh.” Đó là Thánh nhân. Tinh thần này chính là tinh thần “vô ngã tướng” của Phật giáo, căn bản là bạn không còn cái tôi nữa, không nghĩ cho chính mình, chỉ nghĩ vì chúng sinh, nghĩ cho người khác, đó là người không còn hận, chỉ có yêu chúng sinh.

Đầu tiên hãy tu điều này đã, đúng thế không? Điều này rất quan trọng. Bạn phải thọ trì, vì người khác mà giảng thuyết, bây giờ tôi đang vì người khác mà giảng thuyết về “vô ngã tướng”. Bạn phải thọ trì yếu nghĩa của kinh Kim Cang là quan trọng nhất, hơn nữa còn giảng thuyết cho người khác, giảng nói cho người khác thế nào là “vô ngã tướng”. Giống như Thánh Teresa, giống như Địa Tạng Vương Bồ Tát, chính là vô ngã tướng. Ngài không đến Tứ thánh giới, vì vốn dĩ ngài chính là Tứ thánh giới rồi, ngài vốn dĩ chính là Thánh nhân rồi, nhưng ngài lại nguyện sống ở nơi đen tối nhất để phục vụ chúng sinh, ngài sẽ không có oán hận. Chữ “hận” này không có nữa, thù hận là không có. Cho nên tôi rất tôn kính bố tôi, đối với ông ấy tôi hoàn toàn không có ý nghĩ thù ghét, không có bố tôi thì tôi cũng không thể trưởng thành, không nên có oán ghét. Tôi cũng không nên có oán hận chúng sinh, tôi không ghét bất kì ai, chỉ nghĩ cho chúng sinh, đây chính là “vô ngã tướng”. Vì người khác giảng thuyết, tôi vừa mới nói rồi, chính là vì người khác mà giảng giải thế nào là vô ngã.

"Tu Bồ Đề! Lời quan trọng nhất là kinh này có công đức vô biên bất khả tư nghì, không thể đo lường.” Chúng ta cũng không nghĩ về công đức, Phật Thích Ca Mâu Ni nói có công đức vô biên, kì thực nếu trong lòng nghĩ là “mình làm như vậy là có công đức” thì đó không có công đức. Bởi vì bạn không nghĩ về việc làm công đức thì đó mới là công đức. Cho nên chúng ta làm bất kì việc gì cũng đừng nghĩ về công đức, bởi vì bạn không nghĩ về công đức thì mới là công đức. Nếu bạn có nghĩ về công đức thì không phải là công đức. Bạn không nghĩ về công đức thì là công đức vô biên.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói là “bất khả tư nghì, không thể đo lường”, không thể nào so sánh, đó là công đức vô biên. “Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói.” Phật Thích Ca Mâu Ni nói cho những người phát tâm Đại thừa, nói cho người phát tâm Tối thượng thừa. Phật giáo có năm thừa - Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Bồ Tát thừa, Phật thừa.

Nhân thừa là nói đến tùy tâm làm gì bạn muốn mà không vượt quá các quy tắc, tùy tâm bạn mà làm, tùy thuận chúng sinh mà làm, nhưng không vượt quá các quy tắc, chính là giữ giới. Đừng vượt quá quy tắc, quy tắc đó chính là giới luật. Bạn có thể tùy tâm làm gì bạn muốn, tùy thuận mà làm, nhưng bạn không được vượt quá quy tắc. Chúng ta hiểu rằng Nhân thừa là đạo lí làm người, Thánh nhân Khổng Tử của Trung Quốc chuyên môn nói về những thứ như lễ, nhạc, thơ, sách, dịch, đó là những thứ nói đến trong “Luận Ngữ”. Học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử đều nói về Nhân thừa, cũng là thuộc về Phật giáo.

Thiên thừa, Thiên đường của Jesus Christ: “Bạn làm một người nhân nghĩa bạn sẽ có thể lên Thiên đường.” Chữ “nghĩa” trong từ trung nghĩa, bạn phải làm một con người nhân nghĩa, làm một người có quy tắc, chính là một con người nhân nghĩa, bạn sẽ có thể đến được Thiên đường, đó là Thiên thừa. Bạn làm công đức, người tốt có thể đến được Thiên đường, đó là thuộc về Thiên thừa.

Thứ ba là Thanh Văn thừa, tức là Tiểu thừa, đã đến được Tứ thánh giới rồi, độ được chính mình, nhưng không rộng rãi đi độ chúng sinh. Độ chính mình mà thôi, chứ không rộng rãi đi độ chúng sinh, đó chính là Tiểu thừa hay Thanh Văn thừa. Tiếp theo là Bồ Tát thừa, là rất cao. Bồ Tát thừa chính là chỉ vì chúng sinh, không vì bản thân thì chính là Bồ Tát! Tôi nói một cách đơn giản như vậy, bởi vì ở trong đây còn có rất nhiều nội dung. Tối thượng thừa chính là Phật thừa, bạn đã khai ngộ rồi, làm không vì điều gì cả, không vì cái gì cả, nhưng làm gì đó mà không vì cái gì mà làm thì gọi là Phật thừa. Phật thừa tức là nói rằng, ngoài tự mình độ chính mình ra thì còn độ người khác, còn giảng thuyết cho người khác.

Kinh này của Phật Thích Ca Mâu Ni là giảng cho ai? Giảng cho những người Tối thượng thừa, chính là vì những người Phật thừa hoặc Bồ Tát thừa mà giảng. Đại thừa chính là Bồ Tát, Tối thượng thừa chính là Phật thừa. Ngũ thừa này: Nhân, Thiên, Thanh Văn, Bồ Tát, Phật. Tối thượng thừa chính là Phật, Đại thừa chính là Bồ Tát. Kinh Kim Cang là vì người Bồ Tát và người Tối thượng thừa mà giảng nói. Tự mình độ chính mình, còn cần độ người khác, đây là “tự giác giác tha”, Phật là “giác hành viên mãn”. Tự giác giác tha chính là Bồ Tát, còn Phật là giác hành viên mãn, làm đến mức vô cùng viên mãn chính là Phật. Om mani padme hum.

(Ngày 15/01/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Quan Thế Âm Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 50.)

51. Phần thứ 15: Công đức trì kinh (3)

(Bài giảng 51) Thọ trì đọc tụng

“Nếu có người có thể thọ trì đọc tụng, vì người khác mà rộng rãi giảng thuyết, thì Như Lai đều biết người này, đều thấy người này đạt thành tựu công đức không thể đo lường, không thể cân tính, không có biên giới, không thể nghĩ bàn. Những người như thế tức là gánh vác A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của Như Lai. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu người nào yêu thích pháp nhỏ, chấp vào ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, thì đối với kinh này không thể nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết.”

Ngày xưa tôi không giảng kinh Kim Cang, hồi mới đầu, vì sao tôi chưa giảng kinh Kim Cang? Bởi vì trong tông phái chúng ta, tức là chúng ta có Thượng sư muốn giảng kinh Kim Cang, thế là tôi đem nguyên bản pháp sư Lạc Quả giảng kinh Kim Cang tặng cho Thượng sư đó, để cho Thượng sư đó giảng kinh Kim Cang. Sau này, mọi người đều thúc giục Sư Tôn giảng kinh Kim Cang.

Tôi biết kinh Kim Cang là kinh liễu nghĩa. Thế nào gọi là kinh liễu nghĩa? Trong thuyết pháp của Phật có cái gọi là liễu nghĩa và không liễu nghĩa, cái gọi là liễu nghĩa tức là kiến đạo, kinh điển nhìn thấy đạo, đó là kinh liễu nghĩa. Thế nào gọi là không liễu nghĩa? Giống như Phật giáo Nhân thừa giảng đạo lí làm người, Phật giáo Thiên thừa giảng về Thiên đường, đến Thiên giới, đó thuộc về không liễu nghĩa. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rất nhiều kinh điển không liễu nghĩa. Kinh Kim Cang là kinh điển liễu nghĩa, Tâm Kinh cũng là kinh điển liễu nghĩa, kinh Đại Niết Bàn cũng là kinh điển liễu nghĩa.

Ngoài ra còn có rất nhiều kinh điển thuộc về liễu nghĩa, cũng có kinh không liễu nghĩa. Kinh không liễu nghĩa nói về việc chưa kiến đạo, kinh liễu nghĩa là nói về việc đã kiến đạo rồi. Vì thế muốn giảng kinh điển này, nhất định phải là người kiến đạo mới có thể giảng được, người chưa kiến đạo chỉ là giảng theo cách thông thường mà thôi. Thông thường tức là chỉ giải thích dựa theo mà căn bản không thể nói trúng đạo lí của bản thân kinh điển, không thể nói trúng yếu nghĩa chân chính nằm ở đâu.

Cho nên nói “thọ trì đọc tụng”, đọc tụng kinh Kim Cang thì mọi người đều biết đọc, cũng đều biết chép lại, nhưng mà thọ trì thì không dễ dàng, trọng điểm chính là ở việc thọ trì này. Bạn tiếp nhận yếu nghĩa của nó, hơn nữa còn có thể duy trì được yếu nghĩa ấy. Tối hôm qua tôi đã nói rồi, bạn còn có nóng giận không? Có nóng giận! Còn có tập khí không? Có tập khí! Cho dù bạn đã hiểu kinh Kim Cang, đã hiểu yếu nghĩa của kinh Kim Cang, nhưng bạn không thể thọ trì, bạn tiếp nhận rồi, nhưng bạn không có cách nào duy trì được, bởi vì tập khí của bạn vẫn còn, cho nên tập khí nhất định phải từ từ giảm đi.

Hai chữ “thọ trì” tức là nhất định phải loại bỏ tập khí của bản thân con người bạn, ví dụ như tham, sân, si, nghi, mạn, ngoài ra còn có ghen tuông, đố kị đều là những tập khí của con người, bạn không loại bỏ cái này thì bạn không thể nào thọ trì. Nếu như bạn vẫn còn nóng giận, vẫn còn ghét người ta: “Tôi ghét người này, người nào tôi cũng có thể tiếp nhận, nhưng người này thì tôi ghét.” Như thế thì bản thân bạn vẫn còn tâm sân hận, chính là có cái tôi, vì là có cái tôi, nên bạn không làm được “vô ngã tướng”, bạn muốn làm được “vô ngã tướng” là vô cùng khó! Vì thế, đây mới gọi là liễu nghĩa.

Người có thể liễu nghĩa tức là đã đến Tứ thánh giới rồi, tương đương với Thánh nhân rồi, vì thế có thể thọ trì đọc tụng, còn có thể nói với rất nhiều người, cuối cùng Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật đều biết con người này, đều thấy con người này, vì sao vậy? Phật và Phật biết nhau, bạn đã đến được cảnh giới nào, làm gì có chuyện Phật không biết? Bạn đã đến được cảnh giới nào rồi, Phật đều biết bạn, Phật đương nhiên “đều biết người này, đều thấy người này”, ngài có thể nhìn thấy bạn. Bạn đã làm được, bạn đã biết rồi, “đều biết người này”, Phật hiểu bạn, giữa Phật và Phật với nhau đều biết.

Lúc này, người này có thể nói là “công đức không thể đo lường, không thể cân tính, không có biên giới, không thể nghĩ bàn”, công đức ấy là vô biên vô tận, cũng không cần phải nói công đức vô biên vô tận, bởi người này đã là Thánh nhân rồi. Vì thế phải tu hành đến khi kiến đạo, sau khi kiến đạo rồi mới cần tu đạo, mới phải tu, chính là tu quán tưởng, trì chú, kết thủ ấn, nhập tam ma địa của Mật giáo chúng ta.

Kì thực tu hành Mật giáo cũng rất tốt. Quán tưởng, ý niệm của bạn sẽ thanh tịnh; bạn trì chú, khẩu sẽ thanh tịnh; bạn kết ấn, thân sẽ thanh tịnh, thân khẩu ý thanh tịnh. Giống như bạn ở thế giới Ta Bà làm đủ mọi việc, bạn đều có thể quán tưởng, có thể kết ấn, có thể trì chú, thì bạn là thanh tịnh. Làm bất kì việc gì đều có thể quán tưởng, đều có thể trì chú, đều có thể kết ấn, đều có thể như vậy. Cho nên Mật giáo có lợi ích chính là ở đây, thân khẩu ý thanh tịnh, từ tam nghiệp chuyển thành tam mật, đây là một điểm quan trọng.

Trong Mật giáo chúng ta dùng quán tưởng, bạn đang quán tưởng cái gì? Quán tưởng mắt của Như Lai, quán tưởng lông mày của Như Lai, quán tưởng tai của Như Lai, quán tưởng miệng của Như Lai, bạn đều có thể quán tưởng, rồi tổ hợp lại thành hình tướng của một vị Như Lai. Trong khi bạn quán tưởng thì tinh thần thống nhất, bạn sẽ không nghĩ đến điều gì khác nữa, thì tức là ý niệm thanh tịnh rồi. Miệng bạn trì chú tức là khẩu của bạn thanh tịnh, tay bạn kết ấn (thân thể kết ấn) tức là thân bạn thanh tịnh. Thân khẩu ý thanh tịnh, đây là phương pháp tu hành, bình thường làm bất kì việc gì cũng đều như vậy.

Tôi nói để bạn biết, cho dù là sinh hoạt vợ chồng, hai vợ chồng ở trong phòng, bạn làm cái việc ấy, chúng ta gọi là làm “chuyện vui”. Sinh hoạt vợ chồng bạn cũng có thể quán tưởng, cũng có thể trì chú, cũng có thể kết thủ ấn, “Như Lai đều biết người này, đều thấy người này”, bạn biết, Phật biết. Cho nên, thế nào là pháp song thân? Trong Mật giáo có nói đến pháp song thân, rất nhiều tôn giáo đều chửi pháp song thân của Mật giáo: “Sao mà như thế cũng gọi là tu hành chứ?”

Tôi đã nói với bạn trong pháp song thân phải quán tưởng ra sao rồi, phải trì chú ra sao, phải kết thủ ấn ra sao, tức là biến cái việc ấy thành tu pháp, chỉ đơn giản như vậy thôi, cũng là thanh tịnh. Việc này con người thế gian không hiểu, không hiểu thì phỉ báng, phỉ báng pháp song thân của Mật giáo chính là ở điều này, Mật giáo chẳng qua là biến việc ấy thành một loại tu hành. Như vậy ban ngày cũng có thể tu, ban đêm cũng có thể tu, trong mơ cũng có thể tu, còn có thể tu hành trong mơ nữa đó! Pháp của Mật giáo là tuyệt đối khác với bình thường.

Vì thế nói rằng Phật Thích Ca Mâu Ni biết người này, không gì khác là có thể nhìn thấy người này, người này việc gì cũng đều có thể làm được, bởi vì việc mà họ làm đều hợp với Phật pháp. Lúc này chính là “gánh vác A nậu đa la tam miệu tam bồ đề của Như Lai”, đây là đạo, người ấy gánh vác mọi đạo, người ấy đã gánh vác mọi đạo rồi, có công đức bất khả tư nghì, đó là “công đức không thể đo lường, không thể cân tính, không có biên giới, không thể nghĩ bàn”. Đương nhiên rồi, cảnh giới ấy của người đó là không có biên giới, đến được cảnh giới vô ngã này rồi thì không còn biên giới nữa, không còn biên giới nào.

“Không thể đo lường”, không thể dùng thước để mà đo được. “Không thể cân tính”, thực sự không có gì để nói. ”Không có biên giới”, đương nhiên rồi, vô ngã tướng, đã là vô ngã tướng thì làm gì có biên giới? Không chỉ là thái dương hệ, một thái dương hệ chẳng qua là một tiểu thiên thế giới mà thôi; kết hợp ba nghìn tiểu thiên thế giới mới là một trung thiên thế giới, kết hợp ba nghìn trung thiên thế giới mới là một đại thiên thế giới, kết hợp ba nghìn đại thiên thế giới, bạn nói xem lớn thế nào? Thế giới đã to lớn như vậy rồi, nhưng mà công đức của người đó còn không có biên giới, cái này chính là công đức vô cùng to lớn của bản thân kinh Kim Cang, nó là kinh điển liễu nghĩa.

Phật lại nói với Tu Bồ Đề: “Nếu người nào yêu thích pháp nhỏ, chấp vào ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, thì đối với kinh này không thể nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết.” Nếu là người có ngã tướng, người có chúng sinh tướng, người có thọ giả tướng, đối với kinh điển này, người đó không có cách nào tiếp nhận được, không có cách nào đọc tụng, cũng không có cách nào vì người khác mà thuyết pháp, bởi vì bản thân người đó chưa đến được cảnh giới ấy. Nếu có người tham tài yêu tiền tức là ngã kiến, tức là tham. Bạn háo sắc, đó là tham! Khổng Phu Tử nói là “tính tham sắc”, nghĩa là tính người vốn dĩ chính là ăn và sắc, đó đều là tập tính của con người, tiền, sắc, danh, ăn, ngủ, đều là tập tính của con người, những tập tính đó phải loại bỏ.

Sư Tôn vốn dĩ cũng có lo lắng một chút. Hôm nay vào buổi trưa lúc tôi đang ăn cơm cũng nói: “Thôi bỏ đi!” Bỏ đi cái gì? Sư Tôn đi Đài Loan cũng xấp xỉ được 10 năm rồi, quãng thời gian 10 năm là nửa năm ở Đài Loan, nửa năm ở Mĩ. Tôi có nhà ở Đài Loan, không phải là một nhà. Một nhà, hai nhà, ba nhà, bốn nhà, Sư Mẫu cũng có hai nhà, cộng lại là sáu nhà. Đúng vậy! Sáu nhà, chúng tôi đều già rồi, dịch bệnh thì như thế này, muốn trở về nhà ở Đài Loan đều phải cách li lâu như vậy. Trong nhà cũng có để một vài đồ đạc, để một ít này kia, trong nhà có để một vài thứ đông tây nam bắc, [Ở đây Sư Tôn chơi chữ, trong tiếng Trung, “đông tây” cũng có nghĩa là “đồ đạc, sự vật”.] chúng cũng là những thứ có giá trị. Những nhà này đều là tiền, mặc dù có hai căn hộ nhỏ thì nhỏ thôi nhưng cũng đều là tiền, những thứ đông tây nam bắc để ở trong nhà cũng đều là tiền, số tiền ấy phải làm sao đây? Sư Mẫu bây giờ sức khỏe như vậy, Sư Tôn nói ra thì mặc dù vẫn còn tàm tạm, nhưng trời có gió mây khó đoán, người có họa phúc sớm chiều, bạn biết vô thường khi nào sẽ tới sao? Tôi cũng có biết sơ sơ một chút, Phật Bồ Tát có thể bí mật nói cho tôi biết, tôi có thể biết một chút. Nếu tôi là người bình thường tôi sẽ lo lắng. Tôi tuổi tác đã cao rồi, theo tuổi Đài Loan thì năm mới là 78 tuổi rồi, sắp 80 rồi. Nhà ở Đài Loan, những thứ đông tây nam bắc ở Đài Loan phải làm sao đây? Làm rau trộn! Là của ai thì người đó lấy đi!

Tôi có thể nhìn rất thoáng, những thứ đó là đông tây mà cũng là nam bắc, không quan trọng! Bị trộm thì phải làm sao? Thì cứ trộm đi, dù sao bạn không dùng thì người khác dùng! Gặp phải cướp thì làm sao? Người ta lấy áo ngoài của bạn, bạn cho luôn áo trong của bạn. Sư Tôn có cách nghĩ như vậy: “Yên tâm! Không hề gì!” Vì sao? Đó không phải là đồ của tôi thì chẳng dùng được đâu! Nhà ở Mĩ thì sao? Ở Mĩ tôi cũng có hai nhà, một nhà chính là Chân Phật Mật Uyển, một nhà chính là Nam Sơn Nhã Xá mà bây giờ tôi đang ở. Trong nhà cũng có đồ này đồ nọ, cất giấu ở khắp nơi, không cần nữa, bỏ thì bỏ thôi, kệ đi! Người ta muốn lấy thì để cho người ta lấy đi, người ta thích thì cho người ta, đều chẳng phải là của bạn.

Ngay cả thân thể của bạn cũng không phải là của bạn, có hiểu không? Vô ngã mà, ta cũng không phải của ta, cái vỏ bọc này của ta đều không phải của ta, những thứ đông tây nam bắc đó thôi bỏ đi! Vì thế, những người nghĩ thoáng chúng ta đều nghĩ như vậy. Sư Tôn nói là nghĩ thoáng, không có thứ gì quan trọng, duy có một thứ quan trọng, đó chính là đạo. Bạn có được đạo này rồi thì bạn có thể trở về nhà của Như Lai, đó mới là ngôi nhà vĩnh hằng, những nhà khác đều là giả.

Vì thế tôi vừa mới kể có một đệ tử hỏi việc, anh ta tên là Liên Hạt, đặt cái tên này rất hay. Trên đời này ai cũng mù, mù mù mù, toàn bộ con người đều mù mắt rồi. [Ở đây Sư Tôn chơi chữ, trong tiếng Trung, “hạt” đồng âm với “mù”.] Chỉ có một mình bạn là sáng. Phật có thể nhìn thấy bạn, Bồ Tát nhìn thấy bạn, chỉ có mình bạn là sáng. Bạn sẽ không bám chấp vào những thứ của nhân gian, nhà cửa, xe cộ, bao gồm cả cái vỏ thân thể này của bạn, bao gồm tất cả tài sản của bạn đều không phải là của bạn, bao gồm thân thể này của bạn cũng không phải là của bạn, chỉ có cái đạo đó, bạn biết được con đường trở về nhà, con đường trở về nhà của Như Lai, đây mới là chân chính, loại người này mới có thể giảng kinh Kim Cang.

Nếu bạn vẫn còn có tham sân si nghi mạn, bạn còn có ghen tuông, đố kị, còn có hận, còn có tình yêu ích kỉ, thì bạn không trở về được con đường về nhà, nói một cách đơn giản là như vậy. Vì thế đoạn này nói rất rõ ràng, bạn gánh vác sự nghiệp của Như Lai. “Nếu người nào yêu thích pháp nhỏ, chấp vào ngã kiến…”, bạn còn có sự bám chấp vào cái tôi, còn có bám chấp vào con người, còn có bám chấp vào chúng sinh, còn có bám chấp vào thọ giả, thì đối với kinh điển này “không thể nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết”, trọng điểm nằm ở giảng thuyết, không thể giảng kinh Kim Cang. Vì sao tôi đến lúc già như thế này mới giảng kinh Kim Cang? Bạn thực sự đích thực hiểu rõ ràng minh bạch rồi bạn mới giảng kinh Kim Cang.

Thế thì mọi người bảo, vì cái gì Sư Tôn cũng nhìn thoáng rồi, vậy thì cũng không cần phải cúng dường Sư Tôn nữa nhỉ? Tôi nói với bạn, cúng dường vẫn cần. Cái này là gì? Chính là các bạn tùy tình cảm, Sư Tôn cũng nói mọi người tùy ý, tùy ý, tùy tình cảm, tùy tâm ý của chính các bạn. Như Lai cũng có một tên gọi là Ứng Cúng (nên cúng dường), đây cũng là một danh xưng của Như Lai, bạn nên cúng dường. Sư Tôn bây giờ còn có nhục thể, còn phải ăn cơm, đúng vậy không? Xe còn phải đổ xăng, về Đài Loan còn phải mua nước, phải mua xăng. In Taiwan, I buy water. In the US, I buy gas. Go to gas station, I buy gas. (Ở Đài Loan, tôi mua nước. Ở Mĩ, tôi mua xăng. Đi đến trạm xăng, tôi mua xăng.) Đúng mà! Every breakfast, lunch, dinner, I eat. (Tôi ăn mọi bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.) Còn phải ăn cơm, còn phải sống.

Mặc dù việc ăn, mặc, ở, đi lại của Sư Tôn đều là người ta cúng dường, nhưng Sư Tôn cũng không bám chấp. Nếu tôi muốn bám chấp thì Biệt thự Cầu Vồng kia chính là do tôi xây mà, Biệt thự Cầu Vồng chính là do tôi và Sư Mẫu hai người xây nên mà. Tôi bỏ tiền, Thượng sư Liên Thế đi mời công nhân xây dựng Biệt thự Cầu Vồng, là tôi bỏ tiền ra đó, nên bây giờ các bạn mới ngồi đây làm pháp hội, đúng không? (Đệ tử: Là của Sư Tôn.) Anh ấy nói là của Sư Tôn. Tôi nói với bạn nhé, tôi không có suy nghĩ như vậy, cả khu biệt thự này không có tên của Sư Tôn, cũng không có tên của Sư Mẫu, đều là lấy tên của mọi người đi làm pháp sự, còn chúng tôi ở đây hoằng pháp độ chúng sinh.

Tôi trở về Đài Loan 10 năm, khi ấy Đài Loan Lôi Tạng Tự chưa xây dựng được, sắt thép đều bị gỉ cả, sắt thép đều gỉ sét, không xây được, nói thẳng ra là không có tiền để tiếp tục xây, bỏ dở ở đó. Trở về Đài Loan 10 năm, tôi giúp Đài Loan Lôi Tạng Tự xây dựng đến khi hoàn chỉnh xong xuôi rồi, sau đó bây giờ xây tòa nhà hành chính, tôi cũng đã chuẩn bị rất nhiều tiền để xây dựng tòa nhà hành chính bảy tầng. Khi xây dựng gần như Đài Loan Lôi Tạng Tự không có tiền. Ban đầu Thượng sư Liên Triết muốn xây viện dưỡng lão nữa, ông ấy đã xin giấy phép xây dựng, nhưng không còn tiền nữa, Sư Tôn cũng không trở về, nên tiền đã ít đi rồi.

Tôi nói với Thượng sư Liên Triết: “Khi nào có tiền thì khi ấy ông hẵng xây, không có tiền thì ông đừng miễn cưỡng xây, không có tiền thì tạm thời ông đừng xây viện dưỡng lão.” Mặc dù ông đã rất vất vả để xin được giấy phép xây dựng viện dưỡng lão, xin giấy phép đã được rồi, muốn xây viện dưỡng lão. Nhưng tạm thời ông đừng xây, bởi vì xây xong tòa nhà hành chính thì không còn tiền nữa! Sư Tôn đã 78 tuổi rồi, lại trở về 10 năm nữa ư, bà tôi ơi! Tôi giúp ông xây viện dưỡng lão à? Nhưng tôi có thể sống được đến 88 tuổi không? (Mọi người vỗ tay: Có thể!) Tuổi có thể sống là có hạn mà, tuổi của tôi thật sự rất có hạn, tôi không thể sống lâu như vậy được, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chỉ sống đến 80 tuổi thôi!

Tôi đã 78 tuổi rồi, tôi còn có thể sống mấy năm nữa đây? Ông hãy nghĩ cho Sư Tôn một chút, ông tuyệt đối không thể xây viện dưỡng lão, ông mà xây thì trách nhiệm của tôi sẽ nặng nề lắm, tôi phải trở về hoằng pháp mà! Còn có bệnh dịch kia nhất định phải lắng xuống thì người ở các nước mới có thể đến được, mới có thể trợ giúp Đài Loan Lôi Tạng Tự. Đạo lí này Thượng sư Liên Triết phải biết chứ, ông không thể xây dựng nó được, cứ xây thì tôi sẽ chết đó! Tôi nói với Thượng sư Liên Triết trụ trì Đài Loan Lôi Tạng Tự rằng, có bao nhiêu tiền thì làm bấy nhiêu việc, mặc dù đã xin giấy phép xây dựng viện dưỡng lão rồi, tạm thời ông hãy bỏ đi, không sao cả!

Đợi đến khi Lôi Tạng Tự có tiền rồi, chúng ta lại xin giấy phép xây dựng viện dưỡng lão, mặc dù muốn xây thì cũng có kì hạn thôi, nhưng hiện tại thì Đài Loan Lôi Tạng Tự, tôi biết là không có tiền, không thể xây dựng. Tôi ở đây cũng không thể giúp được, đó không phải là số tiền nhỏ đâu! Bạn biết xây tòa nhà hành chính, bây giờ mấy chủ thầu đều đang kêu đó, chủ thầu kêu cái gì? Giá cả đều tăng, mọi vật liệu xây dựng đều tăng giá, đúng là “tiếng kêu vang rừng núi” mà. Mọi vật liệu xây dựng đều tăng giá, để xây tòa nhà hành chính của ông, xây xong rồi, tôi còn thiếu tiền đó! Chủ thầu cũng mất tiền, nhà thầu xây dựng cũng mất tiền! Thế nên, Thượng sư Liên Triết à, có bao nhiêu tiền thì làm bấy nhiêu việc, chúng ta không có tiền cũng không cần miễn cưỡng.

Đợi tôi trở về đi! Đợi đến khi tôi có thể trở về, tôi trở về giúp ông, Sư Tôn cũng không vì bản thân, mà là vì chúng sinh, vì người già. Cho nên Sư Tôn có thể giảng kinh Kim Cang, bởi vì Sư Tôn không phải vì bản thân. Nếu bạn vì bản thân thì vẫn có “nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, thì đối với kinh này không thể nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết”. Đạo lí này chính là ở đây. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 16/01/2022 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Lục Độ Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 51.)

52. Phần thứ 15: Công đức trì kinh (4)

(Bài giảng 52) Kinh Kim Cang chính là đại diện cho Phật

Hôm nay chúng ta lại giảng kinh Kim Cang. Phật Đà lại nói: "Tu Bồ Đề! Bất kì nơi nào có kinh này, thì tất cả thế gian, Trời, Người, Atula, đều nên cúng dường, nên biết nơi này tức là tháp, đều nên cung kính, làm lễ nhiễu quanh, dùng mọi hoa thơm mà rải khắp nơi ấy.”

Đoạn này rất hay, mọi người đều biết, Phật Đà nói với Tu Bồ Đề “bất kì nơi nào có kinh này”, nếu có kinh Kim Cang ở đó, “thì tất cả thế gian, Trời, Người, Atula đều nên cúng dường”, ở thế gian, Thần ở trên trời, Người và Atula, đây là ba thiện đạo. “Đều nên cúng dường”, đều nên cúng dường kinh điển này. “Nên biết nơi này tức là tháp”, nơi có kinh Kim Cang chính là có một bảo tháp. “Đều nên cung kính, làm lễ nhiễu quanh, dùng mọi hoa thơm mà rải khắp nơi ấy”, thiên nữ cúng dường tung hoa, tung hoa thơm lên kinh Kim Cang, hoặc đi nhiễu quanh kinh Kim Cang giống như nhiễu tháp.

Chúng ta biết rằng Phật từng nói, nơi nào có tháp thì sẽ có Phật. Cho nên trong chùa của chúng ta thường hay xây tháp, giống như Biệt thự Cầu Vồng của chúng ta, ở Cầu Vồng Lôi Tạng Tự có tháp Ngũ Luân, có năm tháp Ngũ Luân nhỉ? Bạn thường xuyên đi nhiễu tháp, bởi vì nơi nào có tháp là có Phật. Vào thời cổ đại, khi bày đàn thành, đôi khi Mật giáo chúng ta, ở trên đàn thành có tượng kim thân của Phật, bên phải của Phật, tức là bên Thanh Long, chúng ta có tháp thì cúng tháp, bởi vì tháp chính là đại diện cho Phật.

Còn kinh điển để bên Bạch Hổ, kinh điển đại diện cho pháp. Cuốn kinh Kim Cang này đại diện cho Phật, bởi vì trong đó có ý của Phật, ý của Phật ở trong đó nên là đại diện cho Phật, kinh Kim Cang đại diện cho Phật. Vì thế, bên Thanh Long bạn bày tháp, bên Bạch Hổ bạn bày kinh điển, kinh điển là đại diện cho pháp. Nhưng kinh Kim Cang cũng có thể đặt ở bên Thanh Long, tức là đại diện cho tháp. Còn cúng dường? Đương nhiên là bày hoa thơm, mùi thơm của hoa đặt ở nơi đó, rồi còn làm lễ và đi nhiễu quanh.

Trước kia tôi có cứu một con ma. Lúc đó, tôi đang viết sách, xung quanh nhà đột nhiên nổi sấm, tiếng sấm hết sức vang dội, tiếng Đài Loan chúng ta gọi là tối tăm trời đất, nghĩa là bầu trời tối sầm, rất giống như sắp đổ mưa, sấm rung chớp lóe ở ngay bên cạnh thư phòng của tôi. Sấm rung chớp lóe không phải chỉ có một lần, mà là mười lần, trăm lần, tiếng sấm nổ kinh người, ở ngay bên cạnh thư phòng mà tôi đang ngồi viết sách. Kì lạ ghê? Vì sao mà chớp lại cứ liên tục lóe lên ở bên này? Xung quanh thư phòng của tôi liên tục chớp lóe không ngừng, hơn nữa trời u đất ám. Khi ấy tôi nhìn dưới chân mình, bên dưới bàn viết của tôi có thứ gì đang động đậy.

Tôi nhìn thì trời ơi! Là một ma nữ rất xinh đẹp đang trốn ở dưới bàn viết của tôi! Chà, cô ấy rất xinh đẹp, một con ma nữ hết sức xinh đẹp! Thật đó, xinh đẹp giống như tiên nữ vậy! Ma có thể biến thành ma nữ xinh đẹp đến như vậy đúng là hiếm thấy đó! Ma nữ đó nhìn thấy tôi đang nhìn cô ấy liền nói với tôi: “Lư Sư Tôn! Cứu tôi!” Khi ấy tôi liền cảm ứng thấy, thì ra những sấm rung chớp giật này chính là vì muốn bắt ma nữ này, thế nên mới ra sức nổi sấm chớp xung quanh phòng tôi. Thần Sấm đó, Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn cứ đi tới đi lui như vậy xung quanh phòng tôi, đi tới đi lui, cứ thế phóng sấm chớp muốn đánh chết ma nữ này.

Khi ấy tôi khởi tâm từ bi, giá sách sau lưng tôi vừa hay có kinh Kim Cang, tôi liền lấy cuốn kinh Kim Cang ra đặt lên đầu của ma nữ kia. Một lúc sau, bên cạnh thư phòng của tôi có một cái cây, “đoàng” một tiếng, Thần Sấm đã đánh cái cây gãy đổ, cây liền đổ xuống, sau đó trời bắt đầu sáng dần lên, mây đen tản đi. Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn biết Lư Sư Tôn cứu ma nữ này, dùng kinh Kim Cang đặt trên đầu, sấm chớp chẳng thể nào đánh được ma nữ, bởi vì kinh Kim Cang đặt ở trên đầu không khác gì có Phật ở trên đầu ma nữ đó. Có một sự việc như vậy, vì thế mà tôi đã cứu ma nữ này.

Chà, ma nữ đó rất cảm ơn, thật sự rất cảm ơn tôi, bởi vì con người tôi giống như câu nói mà người ta cầu xin tôi “Lư Sư Tôn, cứu tôi!”, bởi vì lời nói mới ngọt ngào làm sao, trái tim tôi lập tức mềm nhũn, thế là cứu cô ấy luôn. Nhưng tôi cũng dạy cô ấy phải cải tà quy chính, cô ấy cũng quy y, sau đó cô ấy trở thành thị giả của tôi, chính là như vậy đó! Cho nên kinh Kim Cang có thể cứu người, bởi vì tương đương với Phật trụ tại đỉnh đầu, Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn kia (chính là Thần Sấm) cũng không có cách nào đánh được cô ấy. Có một câu chuyện như vậy, hình như tôi đã viết trong sách rồi nhỉ? Trong sách của tôi có viết, đặt kinh Kim Cang lên trên đầu cô ấy.

Vì thế bây giờ khi tôi làm các thứ, thật sự là có ma ở cùng với tôi. Buổi tối tôi trở về nhà có rất nhiều ma, nhưng những con ma đó đều là ma tốt. Tôi từng kể rồi, nhà tôi có một đoạn hành lang, từ phòng Sư Mẫu muốn đi qua phòng của tôi thì phải đi qua mấy bức tường, ở hành lang “binh” một tiếng, trong bức tường “binh” một tiếng, một cái đầu liền thò ra, rồi lại “binh” một tiếng, một cái đầu nữa lại thò ra, rất nhiều cái đầu cứ mọc ra như thế, tôi nói: “Mấy người làm gì mà cứ dọa tôi thế?” Bởi vì trong nhà không có ai, cho nên họ cứ “binh” một tiếng làm tôi cũng giật nảy mình.

Tôi đi về phòng mình, đầu tiên tôi nhìn thấy là Địa Tạng Vương Bồ Tát, sau đó là Nam mô Cát Tường Thiên, Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam mô Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang, Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam mô Cao Vương Quan Thế Âm Bồ Tát, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, Nam mô Hắc Phẫn Nộ Mẫu, Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Đại Thiên Tôn, Nam mô Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, Nam mô Bất Động Minh Vương, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Kim Cang Tát Đỏa, Nam mô Đại Uy Đức Kim Cang, các Địa Thần, Hổ Đầu Kim Cang và Chư Tôn, các vị ở tầng dưới tôi đều gọi là Chư Tôn, các vị ở tầng trên thì tôi đều lần lượt xưng hô, đi dọc hành lang đều xưng hô.

Khi tôi đi đến bên bức tường thì “binh binh binh”, những cái đầu đều thò ra, tôi nói: “Các người dọa tôi!” Họ nói: “Không phải là dọa Lư Sư Tôn, là xin gia trì.” Thế là tôi lại vừa đi vừa lần lượt gia trì cho những cái đầu từ trong bức tường thò ra trên suốt quãng hành lang. Ngày ngày tôi sống cùng với ma. Đến bên chậu trúc cảnh thì có tiếng “bộp bộp bộp” như thế này, ở trong nhà tôi có rất nhiều tiếng động lạ! Thính lực của Sư Mẫu rất tốt, hẳn là bà ấy nghe thấy, còn có những ma khác sống trong nhà tôi, đại bộ phận đều thấy những âm thanh lạ vang lên. Tôi đi qua tủ lạnh, tủ lạnh cũng kêu lên, tôi đi qua bức tường, tường cũng kêu lên, mỗi bức tường đều có tiếng động vang lên.

Thỉnh thoảng tôi đi qua những chỗ khá tối, cánh cửa ở phòng vận động sẽ chuyển động, cứ thế chuyển động, cứ thế chuyển động, sau đó đóng cửa lại. Cửa đóng lại thì tôi lại đẩy nó ra, tôi nói: “Mấy người làm gì đấy? Muộn thế này rồi, mấy người đóng cửa làm cái gì?” Họ nói: “Chúng tôi đang mở tiệc.” Họ nói họ đang mở tiệc đấy! Tôi khẽ mở cửa ra nhìn, chà! Đúng là một đám người đang tập trung ở trong đó, không đếm xuể, có tới mấy trăm mấy nghìn người. Hàng ngày tôi và ma sống cùng với nhau cũng quen rồi, họ cũng sợ tôi.

Khi tôi đi vào nhà vệ sinh, cái nắp bồn cầu luôn kêu lên một tiếng “cạch”, cái nắp bồn cầu cũng kêu “cạch”, nắp bồn cầu đó vốn dĩ bình thường, nhưng hễ tôi đi qua thì lại kêu “cạch”. Tôi đi tới cửa phòng vệ sinh thì cố ý không đi tiếp nữa, nó cũng không kêu gì. Được rồi, nhưng tôi vừa dợm bước thì bên trong cái nắp bồn cầu lập tức kêu “cạch”. Hễ tôi đi qua là nó lại kêu “cạch”, tôi cố ý không đi qua thì nó sẽ không kêu lên như thế. Đôi khi sống cùng với ma cũng khá thú vị! Còn có rất nhiều Thần, Phật Bồ Tát đều ở đó, ma vào nhà tôi đều là tốt, đều là thiện, không phải sợ.

Khi tôi làm lễ chào Diêu Trì Kim Mẫu, tôi về đến cửa phòng mình, tôi sẽ làm lễ chào Diêu Trì Kim Mẫu Đại Thiên Tôn và Chư Tôn, làm lễ chào xong, ngẩng đầu lên, tôi lại cúi chào Diêu Trì Kim Mẫu ở trên tường, Diêu Trì Kim Mẫu ở trên tường sẽ phóng quang chiếu đến tôi. Mỗi lần Diêu Trì Kim Mẫu ở trên tường phóng quang chiếu đến tôi, tôi đều nghe thấy tiếng bước chân, có đôi khi là tiếng giày da đi ở trên hành lang đó từ xa đến gần, bước từng bước đi tới, bạn cũng đừng sợ, ở nhà tôi có hiện tượng như vậy.

Khi tôi làm siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp mà có hơi muộn một chút, họ sẽ gọi tôi “nhanh lên, nhanh lên”, “đánh răng nhanh lên”. Tôi ngồi trên ghế sofa dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, họ sẽ từ bên trong sofa thò ra mấy nắm đấm để đẩy tôi, đẩy tôi như thế này, tôi nói: “Đừng giục tôi!” Đợi tôi đánh răng xong rồi tôi sẽ lên pháp tọa, đúng thế không? Đánh răng rửa mặt xong thì tôi lên pháp tọa, không cần phải giục tôi! Họ liền an phận một chút, thu nắm đấm lại như thế này, những sự việc này là hết sức chân thực đó! Tôi nói với bạn, nếu các bạn có thiên nhãn thì đến nhà tôi đi lòng vòng mà xem.

Kinh Kim Cang là kinh điển vĩ đại. Tôi nói với bạn: kinh điển này vô cùng vĩ đại, là vua của các loại kinh! Bạn hiểu kinh điển này, bạn có thể đi thực tiễn, bạn có thể tránh khỏi rơi vào lục đạo luân hồi, tất cả phiền não không gặp. Không có gì để mà phiền não nữa! Bởi vì căn bản là cái gì bạn cũng không có được thì còn phiền não cái gì? Ai cũng đều không có được cái gì cả. Trong kinh Kim Cang đã nói rất rõ ràng rồi, vậy bạn ghen tuông cái gì? Đố kị cái gì? Bill Gates có nhiều tiền như vậy, bạn ghen tị với ông ấy à? Ông ấy có tiền cũng như không có tiền thôi! Tôi nói với bạn, ông ấy cũng không có được tiền! Trong kinh Kim Cang đã nói rất rõ rồi, ông ấy cũng không có được tiền, bạn ghen tị với ông ấy để làm gì? Bạn ghen tuông cái gì? Có duyên thì hợp, không có duyên thì chia tay thôi, ghen tuông cái gì chứ?

Những tập tính này đều không còn nữa, mọi phiền não cũng không còn nữa. Có phiền não gì? Phải chết thì chết, sống thì cứ sống, chết rồi thì chết thôi, không có gì đáng phiền não cả! Thân thể sinh bệnh, đó là đang tiêu nghiệp của bạn đó! Đến khi bạn không còn bệnh nữa, bạn chết rồi, chẳng phải là rất tốt sao? Tiêu nghiệp chướng đó, nên tiêu nghiệp, có gì đáng phiền não đâu? Không có cái gì đáng phiền não cả. Bạn mắc bệnh ung thư, tôi nói với bạn, ung thư đều là do kẻ thù kiếp trước của bạn ở trên người bạn tác quái. Chúng ta nhìn thấy rất rõ ràng, họ làm thành những viên bi, ném lên người bạn, ném vào trong não bạn, thế là não bạn có u, ném lên cổ bạn, thế là cổ bạn có khối u, ném vào chỗ nào trên người bạn thì chỗ đó sẽ có khối u, nói để bạn biết, là kẻ thù của bạn làm đó.

Nhưng chúng ta là người hồn nhiên, chúng ta thông cảm với kẻ thù của chúng ta, chúng ta phải yêu kẻ thù của chúng ta, người thành Phật là bình đẳng như vậy, bình đẳng tính trí, phải yêu chúng sinh, yêu kẻ thù của chúng ta. Bạn đọc kinh Kim Cang rồi, bạn phải thực tiễn thì bạn sẽ hiểu. Tôi nói với bạn, hiểu thì khá dễ dàng, làm thì mới khó! Tập tính rất khó thay đổi, tập tính khó đổi thì vẫn phải đổi! Bạn không đổi thì nói gì đến chuyện rời khỏi lục đạo luân hồi? Rất đơn giản, easy, tức là bạn không được có phiền não nữa, không được có tập tính nữa, người ta khen bạn, bạn cũng không quá vui mừng, bạn biết rằng cái gì cũng đều vô sở đắc, vậy bạn còn phiền não cái gì? Bạn còn đố kị cái gì? Đều là vô sở đắc mà!

Những người có tiền, bạn ghen tị với họ? Họ phải vất vả muốn chết, họ mới đáng thương đó! Những con người đáng thương ấy. Rồi còn những người thích chính trị, thích làm lãnh đạo, làm người chịu trách nhiệm, họ giữ những vị trí rất cao, thật đáng thương! Hãy thông cảm với họ, bởi vì họ phải gánh vác rất nhiều người trên vai. Nhất là khi bạn nhìn thấy những ông chủ lớn của các công ty kia, họ nuôi bao nhiêu con người? Công xưởng lớn đến vậy, người làm đếm không xuể, gánh nặng của họ rất nặng, rất tội nghiệp! Những người này mới là những người đáng thương. Còn những người trọc đầu chúng ta đây thì đang ở trong phúc mà không biết là phúc! Om mani padme hum.

(Ngày 22/01/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 52.)

53. Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng (1)

(Bài giảng 53) Có thể làm sạch

Chúng ta giảng về tiêu đề của phần này - Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng.

Kinh Kim Cang có thể thanh tịnh nghiệp chướng của bản thân bạn, giải thích tiêu đề này rất thú vị. Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng. Phần thứ 16 kinh Kim Cang nói về có thể thanh tịnh nghiệp chướng của bạn. Nghiệp chướng thanh tịnh xong rồi, bạn không còn nghiệp chướng nữa, đương nhiên bạn đã giải thoát, giải thoát rồi thì bạn có thể đến Thường Tịch Quang Thổ ở Tây phương Cực Lạc thế giới, trên người phát ra ánh sáng. Không có nghiệp chướng thì thân thể tự nhiên sẽ phát quang, thế là có thể đến được Thường Tịch Quang Thổ cao nhất. Thực Báo Trang Nghiêm Thổ, tịnh thổ của Báo thân Phật bạn đều có thể đi tới đó. Phương Tiện Hữu Dư Thổ đương nhiên cũng có thể đến, tịnh thổ của mười phương Phật quốc bạn đều có thể đến.

Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng. Kinh Kim Cang có thể thanh trừ nghiệp chướng của bản thân bạn, tiêu đề này chính là nói về có thể làm sạch. Có thể làm sạch nghiệp chướng của bạn, nghiệp chướng của bạn toàn bộ tiêu trừ rồi, mười phương Phật quốc đều có thể đi, bạn cũng thành tựu Tứ thánh giới rồi, Tứ thánh giới chính là Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Chúng ta hãy nói về kinh văn đi, vừa xong đã giảng rồi, kinh văn chính là như vậy, vậy là đã giảng xong rồi.

Giảng đến đây, tôi có một cảm tưởng, kinh Kim Cang là nói về cái Không, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, chính là Không. Tâm Kinh cũng nói về Không. “Vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, vô lão tử diệc vô lão tử tận.” Điều được nói ở đây cũng giống với kinh Kim Cang.

Tâm Kinh cũng nói về Không, vô sở đắc, bạn không có được thứ gì cả, trên thế giới này bạn không có được thứ gì. Tôi có một so sánh nói với mọi người, bây giờ tôi đang ở đây thuyết pháp, mọi người đang ở dưới nghe pháp, trong kinh Kim Cang nói, vô thuyết giả - không có người thuyết pháp, không có người nghe pháp, không có pháp, đây chính là Không, cũng tức là tam luân đều không, gọi là tam luân thể không.

Vì thế tôi mới nói Tam Luân Lôi Tạng Tự đó, chúng ta ở Texas có Tam Luân Lôi Tạng Tự, tôi đặt tên là Tam Luân, tôi nói: “Hãy gọi là Tam Luân Lôi Tạng Tự đi.” Đầu tiên họ nói với tôi: “Sư Tôn à, sao thầy lại cho chúng tôi một chiếc xe ba bánh, xe người ta toàn là bốn bánh, sao thầy lại cho chúng tôi xe ba bánh.” Ý nghĩa của Tam Luân chính là tam luân thể không trong kinh Phật, phải lĩnh ngộ được tính Không này.

Tâm cảnh của Sư Tôn hiện tại, nhân sinh quan của tôi, tôi nói với mọi người, tôi giống như một khán giả, đi vào trong rạp chiếu phim xem một bộ phim, trong bộ phim có một nhân vật nam chính tên là Lư Thắng Ngạn, có một nữ chính tên là Lư Lệ Hương, hai người bắt đầu diễn vở kịch cuộc đời. Bắt đầu diễn kịch tức là có rất nhiều cảnh, rất nhiều vai phụ. Có rất nhiều vai nam phụ, vai nữ phụ, còn có rất nhiều diễn viên tạm thời, còn có rất nhiều bối cảnh. Bối cảnh là gì? Bối cảnh chính là ở Cao Hùng Đài Loan, ở Đài Trung, liên tục diễn, diễn cho đến Seattle nước Mĩ.

Diễn cho đến bây giờ, Lư Thắng Ngạn này đã trở thành Lư Sư Tôn, Lư Sư Tôn ở bên đó thuyết pháp, bên dưới ông ấy có rất nhiều tín chúng, sáng lập ra Chân Phật Tông. Tôi đi vào rạp chiếu phim chính là để xem bộ phim này, tên của bộ phim là “Lai lịch của Lư Thắng Ngạn”, bắt đầu diễn, từ lúc ông ấy ra đời thế nào, liên tục diễn đến cuối cùng, cuối cùng bộ phim này đã diễn xong rồi, tức là “The End”, tức là kết thúc rồi. Bộ phim đã kết thúc rồi, còn tôi xem xong thì tôi lại rời khỏi rạp chiếu phim.

Đương nhiên tôi có thể bị bộ phim này làm cảm động, bởi vì những hỉ nộ ái ố ở trong đó, tôi đi cùng với những tình tiết… Lư Thắng Ngạn và Lư Lệ Hương đó, hai người diễn bộ phim, trong bộ phim, cuộc đời của ông ấy đều được diễn ra, vai nam chính, vai nữ chính, còn có vai phụ, và một đám đông những diễn viên tạm thời. Sau đó, bộ phim kết thúc rồi, owari (tiếng Nhật), tức là kết thúc rồi, bộ phim đã kết thúc rồi. Tôi xem xong thì cũng ra khỏi rạp. Lư Thắng Ngạn thật đang xem bộ phim của Lư Thắng Ngạn giả.

Người giảng kinh Kim Cang, bây giờ tôi đang ở đây thuyết pháp là Lư Thắng Ngạn giả, Phật tính của tôi là Lư Thắng Ngạn thật. Lư Thắng Ngạn thật đang xem Lư Thắng Ngạn giả đang diễn phim, có một ngày sẽ kết thúc, owari, kết thúc rồi. Xem xong rồi, xin hỏi nam, nữ chính, diễn viên tạm thời, diễn viên phụ và mọi cảnh trong bộ phim có liên quan gì đến người xem này không?

Khi bạn xem bộ phim này, cũng có thể có cảm động, khi người ta cười thì bạn cũng cười theo, khi người ta khóc thì bạn cũng khóc theo, khi người ta tức giận thì bạn cũng tức giận, khi người ta bi ai thì bạn cũng bi ai, khi người ta vui vẻ thì bạn cũng vui vẻ theo. Xem xong rồi, ồ! Thì ra chỉ là một bộ phim, hai người chẳng có liên quan gì cả. Người khán giả này (tôi là khán giả) xem chính mình đang diễn bộ phim, đây chính là yếu nghĩa của kinh Kim Cang.

Những gì diễn trong phim đương nhiên đều là giả, giả và thật cũng gần như nhau, nhưng tôi chỉ là một người xem, người xem này chính là Phật tính, là Lư Thắng Ngạn thật. Bây giờ trên thế giới Ta Bà Lư Thắng Ngạn kia là Lư Thắng Ngạn giả, còn có diễn viên giả, toàn bộ đều là giả, tất cả đều là giả. “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”. Nhưng Phật tính của bạn tự chủ, xem xong rồi, ta và Lư Thắng Ngạn giả kia hoàn toàn không liên quan, ta chính là Phật tính.

Tôi nói với mọi người điều này, mọi người hiểu thế nào là Phật tính, thế nào là giải thoát, Lư Thắng Ngạn thật này mới là người giải thoát, trong phim tất cả những gì được diễn toàn bộ đều là giả. Nhưng Lư Thắng Ngạn ở trong bộ phim này, nếu như phạm giới, có nghiệp chướng, thì anh ta cũng sẽ ở trong lục đạo mà luân hồi. Vì thế có thể nói như thế này, lục đạo luân hồi đều là giả, nếu bạn không nhận ra được điều đó, bạn vĩnh viễn ở trong lục đạo mà luân hồi.

Nếu bạn nhận ra rằng bạn chỉ là đang xem một vở kịch, vở kịch này sẽ kết thúc, vậy thì bạn đã giải thoát được chính mình rồi, có thể thành tựu rồi, bạn là tự chủ, bạn là nhậm vận, bạn hoàn toàn giải thoát, không phải lục đạo luân hồi. Nếu bạn cho rằng Lư Thắng Ngạn giả này chính là Lư Thắng Ngạn thật, vậy thì bạn còn phải lục đạo luân hồi. Bởi vì anh ta còn có chỗ phạm giới, còn có chỗ làm sai việc, anh ta chắc chắn phải chịu nghiệp báo này mà tiếp tục luân hồi.

Ở đây tôi nói về kinh Kim Cang nói làm sao để giải thoát, làm sao để thanh tịnh nghiệp chướng của bạn, vì thế Lục Tổ Huệ Năng nói “không nghĩ thiện không nghĩ ác”, thiện ác và ngài không có quan hệ gì. Bây giờ bạn đã thoát ra rồi, sau khi bạn đọc kinh Kim Cang, bạn đang xem vở kịch mà cuộc đời này bạn đã diễn, nhưng bạn cũng phải thanh tịnh chính mình thì bạn mới có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi. Nếu bạn không thanh tịnh nghiệp chướng của bản thân thì không có cách nào thoát khỏi luân hồi. Vì thế, có một ngày khi tôi - Lư Thắng Ngạn giả này chết đi, tôi chỉ còn để lại ba chữ “không liên quan”, tôi và Lư Thắng Ngạn giả đó không có quan hệ gì, tôi chỉ đang nhìn anh ta diễn, tôi chỉ là một khán giả. Nói như vậy đã hiểu chưa?

Bởi vậy, làm sao để có thể thanh tịnh nghiệp chướng của chính mình? Tiêu đề phần này là làm sao để thanh tịnh nghiệp chướng của chính mình. Bạn đã nhìn rõ rồi, cuộc đời bạn chính là một bộ phim, mỗi người chúng ta đều đang diễn bộ phim đó, đều là diễn viên, tức là đang diễn bộ phim của chính mình, lấy tự ngã làm trung tâm để diễn bộ phim này. Có một ngày bộ phim này sẽ kết thúc, nếu bạn không biến thành Phật tính, bạn sẽ ở trong bộ phim, vĩnh viễn cho rằng bộ phim này là thật, chính là bạn. Bạn đang diễn bộ phim, bạn vẫn còn phải chuyển thế, chuyển tới chuyển lui trong lục đạo luân hồi, chuyển tới chuyển lui, bởi vì nghiệp chướng của bạn chưa thanh trừ sạch sẽ.

Sau khi bạn hiểu kinh Kim Cang rồi, đã biết “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, tôi không diễn vở kịch này nữa, tôi thanh tịnh chính mình, tôi thoát ra ngoài, biến thành người xem để xem chính mình, để anh ta đừng phạm lỗi nữa.

Bạn diễn vai chính này đừng phạm vào những việc nghiệp chướng thì bạn có thể không cần diễn lại bộ phim này, không cần lục đạo luân hồi tiếp tục diễn tiếp nữa, bạn đã bước ra rồi, có thể thanh trừ nghiệp chướng của bản thân, bạn đã giải thoát rồi.

Điểm này tôi nói rõ với mọi người, tham sân si nghi mạn, đóng lại lục tặc nhãn nhĩ tị thiệt thân ý, không còn mắt tai mũi lưỡi thân ý nữa, không có sắc thanh hương vị xúc pháp nữa, không có tham niệm về tiền sắc danh ăn ngủ nữa thì bạn sẽ giải thoát. Bởi vì còn có Lư Thắng Ngạn giả đó thì mới có luân hồi, Lư Thắng Ngạn thật sẽ không phải chịu luân hồi.

Nói đến tham, hai ngày trước tôi cùng với Sư Mẫu ăn nhẹ vào buổi tối, sau đó bà ấy muốn trở về phòng đi ngủ, tôi phải đi nhỏ thuốc mắt cho bà ấy, rồi đắp chăn cho bà ấy, sau đó lại làm kiết giới cho căn phòng của bà ấy. Khi đi đến cửa phòng của bà ấy, bà ấy có một chiếc xe lăn bốn bánh nhỏ, bình thường nếu bà ấy đi lại khó khăn thì bà ấy sẽ ngồi trên xe lăn đó, có thể ở trong nhà đi tới đi lui. Chiếc xe lăn đó rất nhỏ, một người ngồi, là loại xe nhỏ, người đi lại bất tiện thì ngồi ở trên đó, chiếc xe muốn đi tới chỗ nào trong nhà đều được, bà ấy có thể đi từ phòng bà ấy sang phòng tôi. Bà ấy nhìn chiếc xe lăn đó rồi nói: “Trên xe có một cô gái đang ngồi.” Trên chiếc xe lăn nhỏ có một cô gái đang ngồi, tôi liền hỏi bà ấy: “Cô ấy có xinh không?” Bà ấy liền liếc tôi một cái.

Thế rồi hôm nay tôi hỏi bà ấy: “Cô gái ngồi trên xe lăn hôm trước bà nhìn thấy có xinh không?” Bà ấy nói: “Cô gái ấy là ma, cho dù con ma này có xinh đẹp thì tôi cũng sẽ ghen đấy.” Vì thế, bà ấy không nói cho tôi biết cô gái ấy có xinh đẹp hay không. Những gì bà ấy nhìn thấy có thật không? Bà ấy chuẩn bị đi vào trong phòng mình thì nói với tôi rằng trên xe lăn có một cô gái, câu đầu tiên tôi đã hỏi cô ấy có xinh không? Đó chính là cái tâm của Lư Sư Tôn giả. Đó rõ ràng là một con ma vô hình mà anh còn hỏi con ma đó có xinh không? Đây là giả mà tôi cũng hỏi như thế.

Ngoài ra, mỗi lần khi Sư Tôn trở về phòng mình thì chắp tay trước Diêu Trì Kim Mẫu: “Om jinmu siddhi hum. Om jinmu siddhi hum. Om jinmu siddhi hum.” Diêu Trì Kim Mẫu sẽ bay lên hư không, mi tâm của ngài phóng quang, sau đó chiếu đến mi tâm của tôi. Đúng vào lúc ấy, tôi sẽ nghe thấy âm thanh “cạch cạch cạch” của tiếng giày cao gót, từ phía xa của hành lang, “cạch cạch cạch” đi đến bên tôi, sau đó không còn âm thanh nữa. Thật may đây là tôi, nếu là bạn thì úi giời ơi nổi hết cả da gà! Thật đó, tôi tuyệt đối không lừa bạn đâu. Tiếng “cạch cạch cạch… đi đến bên cạnh rồi không còn âm thanh nữa. Ngày nào cũng như vậy, ngày nào cũng vang lên âm thanh đó. Nếu không thì cũng là tiếng giày da của đàn ông đang bước đi, hoặc là dép lê, hoặc là loại dép gì đó, họ đi những loại giày dép khác nhau bước tới, đi đến bên cạnh tôi. Thật may đây là tôi, khi ấy tôi có cảm nghĩ như vậy.

Thỉnh thoảng khi họ làm ồn ào tôi, tôi sẽ nói với họ: “Tôi đến đây để vấn an các vị, các vị không cần hỏi thăm tôi, tôi sẽ chào hỏi các vị, xin chào mọi người. Sau đó các vị không cần phải phát ra âm thanh đâu, tuy tôi không sợ những thứ vô hình, nhưng đột nhiên các vị phát ra âm thanh sẽ làm tôi giật mình đó.” Tôi cũng bị dọa cho giật mình chứ, thật đó, đột nhiên phát ra âm thanh lớn như vậy. Dọa tôi để làm gì? Lần nào cũng muốn dọa tôi, tiếng giày đó lúc nào cũng muốn dọa tôi, tôi nói, tôi biết các vị ở đây, nên tôi sẽ chào hỏi các vị “xin chào”. Mấy ngày nay tôi đi đến đâu, đầu tiên đến cửa tôi sẽ nói: “Xin chào các vị.” thì đều không có âm thanh, họ không còn dọa tôi nữa, họ phát ra tiếng động cũng sẽ khiến tôi giật mình đó.

Thật sự có những người vô hình này, tuyệt đối không phải là không có, nếu không có vô hình thì hôm nay các bạn đeo khẩu trang để làm gì? Virus Covid-19 cũng đều là vô hình, các bạn cũng chẳng có cách nào nhìn thấy, vô hình chính là như thế, rõ ràng là có. Cho nên tôi đã trải nghiệm thấy, tức là thật sự có âm gian, thật sự có ma quỷ vô hình. Cho nên, bạn không thể biến thành trung ấm được! Sau này mỗi người phải giống như tiêu đề phần này “có thể làm sạch nghiệp chướng”, các bạn đều có thể thanh trừ nghiệp chướng của chính mình. Hôm nay giảng đến đây. Om mani padme hum.

(Ngày 23/01/2022 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Đại Lực Kim Cang tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 53.)

54. Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng (2)

(Bài giảng 54) Lợi ích của thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang

"Tiếp nữa, Tu Bồ Đề! Thiện nam, thiện nữ thọ trì đọc tụng kinh này, nếu bị người khác khinh chê, thì người này do nghiệp kiếp trước đáng lẽ phải đọa ác đạo, thì đời này do bị người khinh chê mà nghiệp tội kiếp trước bị tiêu diệt, sẽ đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.”

Tôi vừa nói về mối liên hệ nhân quả, đây chính là mối liên hệ nhân quả. Nếu có thiện nam thiện nữ đọc tụng kinh Kim Cang, người ta vẫn còn rất khinh chê người này, người này kiếp trước có nghiệp tội, “đáng lẽ phải đọa ác đạo, thì đời này do bị người khinh chê mà nghiệp tội kiếp trước bị tiêu diệt”. Bởi vì con người đời này khinh thường bạn, thế thì nghiệp tội kiếp trước của bạn sẽ vì thế mà tiêu trừ đi. Vì thế đây là “có thể làm sạch nghiệp chướng”, bạn đọc kinh Kim Cang có lợi ích, có thể tiêu trừ nghiệp tội của chính bản thân bạn.

Mật giáo có Kim Cang Tâm bách tự minh, mỗi lần chúng ta đều phải niệm ba lần Bách tự minh chú, bởi vì nó có thể tiêu trừ nghiệp chướng. Kinh Kim Cang là Không, bất kì tội gì đến được Không rồi thì sẽ như mây tan khói tản. Bách tự minh chú là cái gì? Tôi đã nói về Không, nó cũng là Không. Bạn niệm Bách tự minh chú, tội chướng sẽ tiêu trừ hết, đó là câu chú tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất. Vì thế tôi nói bạn niệm xong 100.000 biến Bách tự minh chú, lấy cây phất trần: “Quét một cái sạch sẽ phiền não, quét hai cái loại trừ vận rủi, quét ba cái trừ bỏ nghiệp chướng. Giáng xuống đây Bổn tôn phúc phần. Om benza satto hum.” (3 lần) “Om benza satto hum” là câu chú ngắn của Kim Cang Tát Đỏa bách tự minh.

Vì thế, bạn niệm xong 100.000 biến Bách tự minh chú tức là tiêu trừ nghiệp chướng của mình, dùng dòng chảy pháp Không để làm cho bạn sạch trơn, làm sạch nghiệp chướng của bạn. Kinh Kim Cang cũng có sức mạnh như vậy. Bạn niệm kinh Kim Cang, khi bạn niệm, vẫn sẽ chịu sự coi thường của người khác (tức là khinh rẻ hoặc sỉ nhục), Phật Thích Ca Mâu Ni nói người này kiếp trước có nghiệp tội, lẽ ra sẽ đọa vào ác đạo, nhưng “đời này do bị người khinh chê”, vì thế đời này người ta sẽ coi thường bạn, sẽ khinh chê bạn, sẽ sỉ nhục bạn.

Nhưng vì bạn niệm kinh Kim Cang, nghiệp tội kiếp trước của bạn sẽ được tiêu trừ, đây là Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng. “Sẽ đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề”, về sau nếu như nghiệp tội tiêu trừ hết rồi thì sẽ đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Phải tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình trước là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi cũng cảm giác thấy như vậy, trong Mật giáo chúng ta nói đến Đạo Quả, tôi đã giảng Đạo Quả rồi, trên phương diện nội tu, bạn dùng minh điểm và chuyết hỏa của mình hợp nhất, sau đó mở ra năm luân xa, nó có ý nghĩa của nó.

Mi tâm luân, hầu luân, tâm luân, tề luân, mật luân này, chỉ cần mở ra được một luân xa là bạn được thanh tịnh hai địa, mở ra năm luân xa là bạn được thanh tịnh mười địa, khi đó gọi là thập địa Bồ Tát. Mở ra đỉnh luân thì tương đương với thanh tịnh hai địa nữa, tức là Bồ Tát địa thứ mười hai. Rồi mở ra thêm đỉnh kế nữa thì sẽ trở thành Bồ Tát địa thứ mười hai rưỡi. Trong Đạo Quả viết như vậy, tôi căn cứ theo Đạo Quả mà giảng như vậy.

Vì sao đến địa mười hai là Bồ Tát, địa mười ba chính là Phật? Nguyên nhân chủ yếu là nói rằng, bạn mở ra một luân xa thì tương đương đã thanh tịnh một phần, nghiệp chướng của thân thể bạn đã thanh tịnh rồi, ý nghĩa chính là như vậy. Từ Hoan hỉ địa cho đến Pháp vân địa, địa thứ mười là Pháp vân địa. Trong Hiển giáo, Bồ Tát chỉ có mười địa, địa thứ mười một chính là Phật rồi. Điều đó cho thấy rằng bạn thanh tịnh được mấy phần thì sẽ đến gần Bồ Tát được mấy phần, Bồ Tát sơ địa chính là sự thanh tịnh ban đầu, vì thế đương nhiên rồi, tiêu trừ nghiệp chướng chính là thanh tịnh. Cho nên phải tiêu trừ nghiệp chướng trước, nghiệp chướng tiêu trừ đến khi hoàn toàn thanh tịnh rồi thì bạn sẽ đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cái này là đạo, bạn sẽ hợp với đạo.

Vì sao ma lại sợ Sư Tôn? Tôi biết ma rất sợ tôi, bởi vì tôi chỉ cần đi đến nơi có ma thì ma đó đều bỏ chạy, nghĩa là chạy một mạch “bạch bạch bạch”. Thật đó, nếu tôi bước vào một ngôi nhà ma, nếu ở nơi đó có ma, bức tường sẽ phát ra tiếng động, liên tục chạy “beng beng beng”, hơn nữa còn thật sự phát ra âm thanh. Điều này đã thông qua thực nghiệm của cá nhân tôi. Tôi bước tới tủ lạnh trong nhà tôi, tủ lạnh nhất định sẽ kêu lên. Tôi đi vào toilet trong nhà tôi, toilet nhất định sẽ kêu lên. Tôi đi qua chậu cây cảnh, chậu cây cảnh đó nhất định sẽ kêu lên. Kết quả sẽ thành là họ kêu lên thì tôi cũng giật nảy mình, bởi vì đó là buổi tối mà! Bạn biết không, toàn là lúc 12 giờ, 1 giờ đêm.

Khi tôi trở về phòng mình, suốt dọc đường họ cứ kêu lên, cứ hét lên, tôi nói với họ: “Thế này là đủ rồi, mấy người không cần gọi, tôi chào hỏi mọi người trước, xin chào, xin chào.” Tôi hoàn toàn bình đẳng! Tôi cũng nói với Phật Bồ Tát là good morning, mỗi buổi sáng tôi ngủ dậy tôi đều nói với các vị là good morning. Tôi cũng như vậy, mấy người không cần gọi, không cần làm ồn, tôi nói “xin chào” rồi tôi đi qua, các vị không cần gọi. Bởi vì trong nhà tôi làm siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp mà! Trong nhà có bao nhiêu ma trốn? Mỗi chiếc thuyền đều ngồi chật kín cả! Bao nhiêu trung ấm chạy tới nhà tôi. Những người sau khi được kiểm tra xong thì đi vào, không biết là bao nhiêu. Trong tủ lạnh cũng có, trong tủ quần áo cũng có, trong tủ bếp cũng có. Tôi đi đánh răng, bên dưới bồn rửa toàn phát ra âm thanh “bang bang bang”, đi qua bức tường, bức tường đó đều kêu “bang bang bang”, đi tới chậu cây cảnh, chậu cây cũng kêu “binh binh binh”, sau đó thì khá ồn ào. Tôi chào hỏi mọi người trước, mọi người đừng làm ồn, cũng không cần chạy. Là như vậy đó, ngày nào vào buổi tối tôi cũng nói với họ như vậy. Hai năm nay đều như vậy.

Vì thế, Sư Mẫu nhìn thấy những con ma đang mở tiệc, một số còn mặc đồ cổ trang nữa. Sau khi nhìn thấy Sư Mẫu thì họ trốn trong tủ quần áo. Mở tủ quần áo ra, rồi tất cả lũ ma đi vào hết rồi đóng tủ lại, vẫn còn bị kẹt cái mũ của một con ma ở ngoài, họ còn đưa tay ra để lấy nữa. Sau đó chân họ còn thò ra ngoài, Sư Mẫu còn nhìn thấy cái chân đó là chân giả, là ma bị cụt chân, ma lắp chân giả chui vào trong đó. Còn có một người khác nhìn thấy, đó là bà Ngụy Tư Nhan ở California nhìn thấy.

Tôi nói với mọi người, cái này đều có nhân quả ở trong đó! “Đáng lẽ phải đọa ác đạo”, ác đạo tức là ba ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, ba ác đạo là không tốt nhất. Đạo người, nửa thiện nửa ác, nhưng mà cũng rất khổ, đều là vì nghiệp trước đây đã làm, vì nghiệp tội. Sau này thì sao? Bạn niệm kinh Kim Cang có thể tiêu trừ nghiệp, đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tôi nói như vậy mọi người đã hiểu rõ chưa? Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 29/01/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Chuẩn Đề Phật Mẫu Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 54.)

55. Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng (3)

(Bài giảng 55) Công đức thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang

"Tu Bồ Đề! Ta nhớ quá khứ vô lượng a-tăng-kì kiếp trước thời Đức Phật Nhiên Đăng, ta được gặp tám trăm bốn nghìn vạn ức na-do-tha chư Phật, ta đều cúng dường cung kính phụng sự không bỏ sót vị nào. Nếu lại có người, vào thời mạt pháp sau này, có thể thọ trì đọc tụng kinh này, thì công đức người ấy có được so với công đức cúng dường chư Phật của ta nhiều hơn bội phần, trăm phần ta không bằng một phần họ, nghìn vạn ức phần, thậm chí tính toán tỉ dụ thì cũng không thể so bì được.”

"Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ vào thời mạt pháp, có thọ trì đọc tụng kinh này thì công đức người đó có được, dù ta nói ra đầy đủ thì có lẽ có người nghe thấy tâm sẽ cuồng loạn, nghi ngờ không tin. Tu Bồ Đề! Nên biết nghĩa kinh này bất khả tư nghì, quả báo cũng bất khả tư nghì.”

Đây là Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Tu Bồ Đề, mỗi lần Phật thuyết pháp, đệ tử nào hỏi ngài thì ngài sẽ đọc tên đệ tử đó. Phật trong “quá khứ vô lượng a-tăng-kì kiếp trước thời Đức Phật Nhiên Đăng” (chính là Định Quang Phật), “được gặp tám trăm bốn nghìn vạn ức na-do-tha chư Phật”. Chà, thế là Phật nhiều không đếm xuể! Vô số vị Phật “đều cúng dường, phụng sự không bỏ sót vị nào”, cúng dường toàn bộ những vị Phật này, để các vị đều hài lòng, không bỏ sót một vị Phật nào.

Nếu có người vào thời mạt thế có thể thọ trì kinh Kim Cang, đọc tụng kinh Kim Cang, “công đức người ấy có được so với công đức cúng dường chư Phật của ta nhiều hơn bội phần, trăm phần ta không bằng một phần họ, nghìn vạn ức phần, thậm chí tính toán tỉ dụ thì cũng không thể so bì được”. Đây chính là so sánh mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói, ngài lấy việc cúng dường vô lượng các vị Phật và việc thọ trì kinh Kim Cang ra để so sánh với nhau. Phật Thích Ca Mâu Ni đem công đức của hai việc: cúng dường vô lượng chư Phật và người đời sau có thể thọ trì và đọc tụng kinh Kim Cang ra để so sánh.

Phật Thích Ca Mâu Ni so sánh như thế này: “trăm phần ta không bằng một phần họ”, tức là còn chưa đến một phần trong một trăm phần. Bạn cúng dường vô lượng chư Phật còn thua người có thể thọ trì kinh Kim Cang và đọc tụng kinh Kim Cang. Tôi đã từng giảng trọng điểm nằm ở hai chữ “thọ trì”, vì sao vậy? Bởi vì bạn cúng dường Phật là có công đức, nhưng còn có thể đếm được. Bạn thọ trì kinh Kim Cang là không thể nào đếm được, không có cách nào đếm. Mọi người cần phải chú ý điểm này, ở đây có sự so sánh.

Phật Thích Ca Mâu Ni trong đời quá khứ từng cúng dường vô cùng vô cùng nhiều các vị Phật, không bỏ qua một vị nào, mọi vị Phật ngài đều cúng dường cả. Ngoài ra có một người là tôi thọ trì kinh Kim Cang, tôi đọc tụng kinh Kim Cang, đem so sánh hai người, vấn đề nằm ở hai chữ “so sánh”. Tôi muốn nói với mọi người, ở đây có ẩn giấu ý nghĩa ở bên trong, rất ít người nhắc đến điều này. Tôi nói với bạn, chúng ta ở trên thế gian này không được so sánh, Lư Sư Tôn nói bốn chữ “không được so sánh”, tuyệt đối không được so sánh. Vì sao? Bởi vì so sánh là nguồn gốc của phiền não, so sánh tức là có cái “ngã”, có cái tôi thì mới có so sánh, bạn vô ngã rồi thì còn so sánh với ai?

Ý nghĩa ở trong kinh Kim Cang, ở đây nhắc đến Phật Thích Ca Mâu Ni “tám trăm bốn nghìn vạn ức na-do-tha chư Phật đều cúng dường cung kính phụng sự”. Cúng dường và phụng sự nhiều vị Phật như vậy không bỏ sót vị nào, cho dù một vị Phật cũng không bỏ qua, đều cúng dường phụng sự hết. Và công đức của một người thọ trì đọc tụng kinh này “so với công đức cúng dường chư Phật của ta nhiều hơn bội phần, trăm phần ta không bằng một phần họ, nghìn vạn ức phần, thậm chí tính toán tỉ dụ thì cũng không thể so bì được”.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến hai chữ so sánh này. Tôi không nói với Phật Thích Ca Mâu Ni, tôi nói với các bạn rằng không được đi so sánh, làm sao có thể so sánh? So sánh chính là nguồn gốc của phiền não đó! Hôm nay bạn đi ra đường nhìn thấy một mĩ nữ, trở về nhà nhìn thấy vợ mình, thế là bạn bắt đầu đập vỡ cốc, đem những đồ cổ trong nhà ra đập vỡ hết… đồ cổ thì không được đâu, rất quý đó! Tìm thứ gì rẻ một chút mà đập. Vì sao? Người ta thì đẹp như thế, vì sao trở về nhà nhìn vợ mình thì lại như thế này? Trong lòng bạn sẽ tức giận. Không được so sánh, phiền não chính là từ so sánh mà ra.

Bạn xem, phía sau Seattle Lôi Tạng Tự của chúng ta chính là công ty Microsoft, công ty rất to, càng ngày càng to, họ mua hết toàn bộ đất rồi. Khi xưa tôi đi qua nơi đó, lúc đó còn chưa có Seattle Lôi Tạng Tự, tôi liền bảo người ở khu này đều là những người giàu nhất thế giới. Khi tôi đi qua khu đó, tôi nói khu đất này có địa lí, là đất của người giàu nhất thế giới. Chúng tôi mua ở dưới núi, rồi đi lên phía trên chính là Microsoft. Bạn so sánh mình với Bill Gates, đúng là “chim cu so với đùi gà”, làm sao mà so sánh chứ?

Người ta hễ vung tay là mấy tỉ mấy tỉ, làm từ thiện là cho bạn mấy tỉ mấy tỉ. Ông ấy thấy châu Phi rất nghèo, liền cho châu Phi mấy tỉ mấy tỉ để đi nuôi gà, ông ấy không biết rằng gà đều là nuôi từ châu Phi mà ra, nhưng mà một khi ông ấy đã tiêu thì toàn là mấy tỉ mấy tỉ! Quỹ từ thiện Lư Thắng Ngạn đến bây giờ không biết đã tiêu bao nhiêu tiền rồi nhỉ? Tổng số khoảng mấy triệu nhỉ! Tôi cũng không dám nói mấy triệu, người ta mấy tỉ, làm sao mà so sánh chứ? Người ta hễ ra tay là tiền tỉ, chúng ta ra tay chỉ có tiền triệu, làm sao mà so sánh? So sánh rồi thì tức chết mất, không bằng người ta mà.

Giống như so sánh Chân Phật Tông chúng ta và Hội công đức Từ Tế, chúng ta chẳng bằng con số lẻ, con số ở phía đuôi của tiền của Hội công đức Từ Tế, huống chi là con số ở phía trước. Chúng ta so sánh với Phật Quang Sơn, làm sao mà bì được! Chùa của người ta so big (quá to), chùa của chúng ta so small (quá nhỏ). Phật Quang Sơn xây chùa ở bất kì đất nước nào, ở Nam Phi cũng xây một ngôi chùa, chùa mà Phật Quang Sơn xây, bạn nhìn xem tại thị trấn Đại Thụ ở Cao Hùng, trên cả một ngọn núi, chùa Phật Quang Sơn to vô cùng! Chúng ta chẳng thể nào sánh bằng, hễ so sánh là bạn phiền não ngay. Bạn xem Trung Đài Thiền Tự, bạn đi đến Trung Đài Thiền Tự sẽ nhìn thấy rất nhiều đồ cổ, một món đồ cổ chúng ta cũng không không sánh bằng.

Bạn đến Pháp Cổ Sơn, cái chuông khổng lồ đó, cái chuông rất to, đêm giao thừa hàng năm đều gióng chuông, mọi nhân vật chính trị quan trọng đều đi gióng chuông, Tổng thống, phó Tổng thống đều đến Pháp Cổ Sơn để gióng chuông. Chúng ta không có cái chuông to như vậy, làm gì có cái chuông to như thế? Chúng ta chỉ có chuông kim cang. Cái chuông của họ rất to, cần rất nhiều người kéo như thế này, “tùng”, gõ như vậy. Không thể so bì, bạn so bì với Pháp Cổ Sơn, bạn so bì với Hội công đức Từ Tế, bạn so bì với Trung Đài Sơn, bạn so bì với Phật Quang Sơn, không thể nào sánh bằng!

Ở đây tôi nhấn mạnh không được so sánh, so sánh là nguồn gốc của phiền não. Kinh Kim Cang nói về Không nghĩa, chuông là không, chùa là không, tiền là không, đồ cổ là không, bạn chỉ dựa vào cái Không mà dung nạp thì mọi thứ đều đi vào. Bạn phụng sự cúng dường vô lượng chư Phật đều thua việc thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang. Bạn có thể trì tụng kinh Kim Cang thì bạn chính là Không, phạm vi của cái Không bao gồm vạn vật vũ trụ. Tôi nói với bạn, bạn hiểu được kinh Kim Cang rồi, tâm của bạn có thể sinh ra vạn pháp.

Vì thế ở đây, Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến so sánh, ngài đã phụng sự vô lượng chư Phật, đều thua công đức của một người có thể thọ trì đọc tụng kinh này có được. Vì sao? Bạn phải hiểu được đạo lí này, bởi vì kinh Kim Cang là Không, Không có thể sinh vạn pháp, cho nên tất cả đều đến từ Không, đất nước lửa gió đều đến từ Không. Chúng ta biết rằng trong đất - nước - lửa - gió - không, cái “không” là thứ cuối cùng, nhưng cái “không” có thể dung nạp đất nước lửa gió, cái “không” đó có thể dung nạp tất cả. Vừa rồi tôi cũng đã so sánh, Sư Tôn vì lấy ví dụ mà làm so sánh, Phật Thích Ca Mâu Ni ở đây cũng làm so sánh. Hai chữ so sánh, tôi nói để mọi người biết, là căn nguyên của phiền não. Bạn gặp phải chuyện gì cũng đều không được so sánh.

Hôm nay tôi lái xe ra ngoài, chiếc xe này của tôi là xe sang, xe của tôi là xe Maserati, Maserati là xe thể thao, Maserati do Italy sản xuất. Bạn gặp phải chiếc Lamborghini, gặp phải Ferrari, Ferrari và Lamborghini có đắt hơn Maserati không? Đắt hơn đó! Đúng mà, bạn sẽ cảm thấy trong lòng không sướng. Bạn gặp phải chiếc xe Honda hoặc Infiniti của Nhật, Suzuki hoặc Subaru, bạn nhìn thấy thì sẽ cảm thấy xe Maserati của mình tốt hơn. Người ta nói với bạn là “good car” (xe ngon) thế là bạn rất sướng. Người ta lái xe Lamborghini đi qua bạn thì… (Sư Tôn thị phạm biểu hiện không sướng.) Đây là một so sánh nhỏ.

Hễ so sánh là bạn sẽ sinh phiền não, bất kể bạn thích hay không thích, cho nên chúng ta phải hiểu không thể so sánh. Phật Thích Ca Mâu Ni vì nói kinh Kim Cang mà làm so sánh, tôi vì giải thích đoạn kinh văn này mà tôi cũng làm so sánh. Tôi nói với mọi người, không được so sánh, bởi vì trong kinh Kim Cang nói vô ngã tướng, không có cái ngã thì làm gì có so sánh? Vô nhân tướng, vô ngã thì sẽ vô nhân, vậy thì ai so sánh với ai? Vô chúng sinh tướng, không có chúng sinh, vậy bạn so sánh với ai? Vô thọ giả tướng, không có thời gian, không có so sánh.

Tôi thường xuyên lấy ví dụ, trên mặt trăng căn bản là “vô nhân tướng, vô ngã tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, trên mặt trăng ai so sánh với ai? Cái gì là thiện? Cái gì là ác? Cái gì là Phật pháp? Cái gì là mặn? Cái gì là chay? Tất cả đều không có, tất cả đều nằm trong cái Không. Vì thế đôi khi, nếu bạn không so sánh, bạn đã nhận thức được cái Không rồi, bạn lĩnh ngộ được cái Không rồi, đó chính là khai ngộ. Bạn thực tiễn cái Không này thì bạn chính là Thánh hiền, đây là điều vĩ đại nhất, bởi vì phiền não không có nữa, công đức cũng không có nữa, bám chấp cũng không có nữa.

Bạn chấp vào cái gì? Bám chấp cũng không có nữa. Còn cả những tâm trạng của bạn, đó chỉ là small potato (củ khoai tây nhỏ), tâm trạng của bạn cũng không còn nữa. Bạn không còn so sánh thì còn tâm trạng gì? Tâm trạng cũng không có nữa, không có so sánh thì không có tâm trạng, hễ so sánh thì sẽ sản sinh tâm trạng. Ngoài ra, vì bạn đã vô ngã rồi, bạn còn có tập tính gì nữa? Không có, tập tính cũng tương đương với số không, tương đương với trống rỗng, không còn nữa, đây chính là có thể giải trừ hết, hơn nữa ở trong cái Không, bạn còn bao hàm vạn pháp. Nguyên nhân mà kinh Kim Cang là vua các kinh điển là ở đây. Hôm nay tôi giảng đến đây. Om mani padme hum.

(Ngày 30/01/2022 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Câu Tài Thiên Nữ tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 55.)

56. Phần thứ 16: Có thể làm sạch nghiệp chướng (4)

(Bài giảng 56) Nên biết ý nghĩa kinh là bất khả tư nghì, quả báo cũng bất khả tư nghì

"Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ vào thời mạt pháp, có thọ trì đọc tụng kinh này thì công đức người đó có được, dù ta nói ra đầy đủ thì có lẽ có người nghe thấy tâm sẽ cuồng loạn, nghi ngờ không tin. Tu Bồ Đề! Nên biết nghĩa kinh này bất khả tư nghì, quả báo cũng bất khả tư nghì.”

Phật Thích Ca Mâu Ni nói như thế này, kinh này không dễ lí giải, bởi vì bản thân nó vô cùng thâm sâu ảo diệu, nghĩa lí của nó hàm chứa đạo lí rất sâu, không dễ để mà hiểu được nó. Bản thân kinh Kim Cang không dễ lí giải, bởi vì nó là Vua Kinh, không dễ mà hiểu được. Cho nên có người nghe rồi nhưng không chắc sẽ tin tưởng, cho dù có tin tưởng thì cũng sẽ có một chút nghi hoặc. Ý nghĩa của kinh này là bất khả tư nghì, nói cách khác là nghĩa lí của kinh Kim Cang là bất khả tư nghì, nhân quả báo ứng của nó cũng bất khả tư nghì giống như vậy.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói câu nói này, nghĩa của kinh là bất khả tư nghì, vậy nghĩa của kinh rốt cục là cái gì? Kì thực nó bao gồm “có thể làm sạch nghiệp chướng”, muốn thanh tịnh nghiệp chướng bạn nhất định phải “thọ trì đọc tụng”. Thọ trì - bạn tiếp nhận rồi, bạn duy trì rồi, bạn tu hành rồi, thực tiễn nó rồi. Đọc tụng - bạn có thể đọc, cũng có thể tụng. Bạn tiếp nhận rồi, bạn cũng có thể thực tiễn nó, hai chữ thọ trì vô cùng quan trọng.

Vì sao có thể làm sạch nghiệp chướng? Rất nhiều người đều biết kinh Kim Cang có thể tiêu trừ nghiệp chướng, nhưng không đưa ra được một đạo lí, đạo lí của nó rất sâu. Đạo lí rốt cục ở đâu? Tôi nói với mọi người, đó chính là diệu quan sát trí của A Di Đà Phật (trong năm trí huệ, A Di Đà Phật có diệu quan sát trí), dùng diệu quan sát trí để thâm nhập vào trong ý nghĩa của kinh, sau đó lại quan sát chính mình. Quan sát chính mình cái gì? Quan sát ý niệm của mình, đây chính là thọ trì đó, nghĩa lí quan trọng chính là ở đây!

Tôi hỏi mọi người, bạn có quan sát suy nghĩ của chính mình không? Mỗi ngày các bạn đều nghĩ về những sự việc, những suy nghĩ liên tiếp sinh ra, tôi nói để bạn biết, bạn không chú ý đến suy nghĩ của chính mình, bạn chỉ chú ý đến hành vi của người khác thôi, bạn quan sát hành vi của người khác. Bạn phải quan sát suy nghĩ của chính mình, nghĩa lí quan trọng nhất nằm ở đây. Mọi người biết A Di Đà Phật có diệu quan sát trí, bạn biết diệu quan sát trí của A Di Đà Phật là quan sát cái gì không? Phật Thích Ca Mâu Ni đã giấu đi nghĩa lí không nói ra, chính là quan sát ý niệm của chính mình.

Trong suy nghĩ của bạn, bạn đang nghĩ cái gì? Bạn có đang nghĩ mình đang nghĩ cái gì không? Đây là hai việc khác nhau. Bởi vì chính bạn đang nghĩ gì bạn lại không quan sát. Thật ra trong suy nghĩ của bạn có rất nhiều sai lầm, rất nhiều người khi gặp một vài vấn đề liền nghĩ như thế này, người kia đối với mình không tốt, hoặc là nói rằng người này hôm nay chửi mình, trong lòng mình không thoải mái, sẽ có một ngày mình nhất định phải chửi lại, lấy mắt trả mắt, lấy răng trả răng, đại bộ phận con người đều nghĩ như vậy, suy nghĩ này là sai lầm.

Ví dụ bình thường chúng ta sát sinh: “Ví dụ côn trùng nhỏ, gián hoặc muỗi, ruồi, thạch sùng, đập một phát là giết luôn, có gì đâu! Dù sao mặc dù là sinh mạng, nhưng mà chúng đáng chết mà!” Bạn cũng nảy sinh ra suy nghĩ này: “Chuột chắc là không sao đâu!” Thế là giết luôn. Kì thực tín đồ Phật giáo chúng ta là phải niệm chú vãng sinh. Đối với những loài không tốt như rắn độc bị chúng ta giết, chúng ta cũng phải giúp chúng niệm chú vãng sinh, và đừng có suy nghĩ sát sinh.

Khi bạn nảy sinh suy nghĩ sát sinh: “Người này đối với tôi rất tồi tệ, lát nữa hắn đi ra ngoài để cho hắn bị xe đâm trúng đi!” Bạn nảy sinh suy nghĩ này, mặc dù chỉ một lúc thôi rồi sẽ hết, nhưng mà đây chính là suy nghĩ không tốt, bạn không hề quan sát thấy, bởi vì suy nghĩ này chỉ xuất hiện trong một sát-na rất nhanh chóng. Bạn bị trộm tiền, bạn liền nguyền rủa kẻ trộm tiền này. Thậm chí đôi khi bạn nhìn thấy tiền, nhặt tiền rơi trên đất, dù sao cũng không có ai nhìn thấy thì coi như là của mình. Suy nghĩ như vậy đều sẽ có. Nhìn thấy thứ gì hay, trong bếp có cái nồi hay, tôi chẳng nói đó là nồi người khác mua, tôi cầm nó về nhà cho mình nấu, dù sao lấy trộm thì cũng không có ai biết, cũng không có ai biết là tôi cầm về nhà nấu. Những suy nghĩ kiểu này đều không đúng, đó là suy nghĩ ăn trộm, bạn cho rằng đều rất nhẹ thôi, kì thực suy nghĩ này đều không đúng.

Ngoài ra, nam sinh nhìn thấy nữ sinh cảm thấy rất xinh đẹp, thế là ghi nhớ trong đầu, thường xuyên nghĩ đến cô ấy, hơn nữa còn biến thành một hình tượng khác. Nữ sinh nhìn thấy một nam sinh rất đẹp trai phong độ, nam sinh “cao phú soái” [cao to, giàu có, đẹp trai], nữ sinh liền ghi nhớ trong đầu, sau đó sản sinh ra những huyễn tưởng khác. Kiểu suy nghĩ này cũng không đúng, có rất nhiều suy nghĩ đều không đúng đắn.

Bạn có quan sát suy nghĩ của chính mình không? Trong kinh Kim Cang nói bạn phải quan sát suy nghĩ của bạn, phải dừng lại mọi suy nghĩ tiêu cực, phải gia tăng suy nghĩ tích cực, như vậy mới có thể làm sạch nghiệp chướng, trọng điểm nằm ở đây, bạn phải thanh tịnh nghiệp chướng của bạn. Làm thế nào mới có thể thanh tịnh nghiệp chướng của bạn? Bạn quan sát suy nghĩ của chính mình, bởi vì suy nghĩ xong thì sẽ sinh ra hành vi, ngoài thanh tịnh hành vi của mình, bạn còn phải thanh tịnh suy nghĩ của mình. Bạn lấy việc quan sát suy nghĩ của chính mình và quan sát hành vi của chính mình xem có đúng hay không để thanh tịnh nghiệp chướng của chính bản thân bạn, trọng điểm nằm ở đây.

Nếu bạn chỉ có đọc, và bạn vẫn còn không hiểu yếu nghĩa mà Sư Tôn nói về nghĩa lí quan trọng của kinh Kim Cang nằm ở đâu, thì sao có thể thanh tịnh nghiệp chướng chứ? Là phải nhờ bạn dùng diệu quan sát trí để quan sát suy nghĩ và hành vi của bạn, để thanh trừ hết những thứ tiêu cực, kéo dài và tăng trưởng những thứ tích cực, như vậy bạn sẽ có thể làm sạch nghiệp chướng. Nếu không làm như vậy, bạn chỉ mỗi đọc kinh thôi, không có thọ trì thì làm sao thanh tịnh nghiệp chướng được?

Tôi vừa giảng với mọi người rồi, đây là điều mà người khác không giảng được, người khác khi giải thích chương này, họ không thể giảng được điều này đâu! Tôi nói như vậy có đúng không? Bởi vì có nhân quả mà! Chúng ta nói rằng có nhân quả, đã làm ra nhân ác thì chắc chắn sẽ chịu quả ác. Nhưng lại có người nói kinh Kim Cang nếu đã nói về cái Không thì thiện kia cũng có thể không cần làm, vậy chúng ta cũng có thể làm ác thôi! Bởi vì tất cả đều là không, thiện cũng là không, ác cũng là không, vậy thì tôi làm ác, giết cướp dâm cái gì cũng làm, đó chính là tạo ra vô nhân quả.

Nhân quả là phàm phu thế tục, tôi bây giờ là Thánh nhân hiểu kinh Kim Cang, tất cả đều là không, vậy thì tôi giết, trộm, dâm cũng đều là không mà! Cái này chính là cuồng loạn, tư tưởng điên loạn, hiểu sai hết rồi. Thật ra nhân quả không mơ hồ, nhân quả không che giấu, không che giấu nhân quả, chứ không phải là tạo ra vô nhân quả, chứ không thì vì sao vẫn còn phải thanh trừ nghiệp chướng? Nếu bạn đã là không thì nghiệp chướng cũng là không. Cái gì cũng là không, thế thì làm loạn, mọi người cùng làm loạn, trở thành như thế này, cái này chính là tư tưởng điên loạn, cho nên vẫn là nhân quả không mờ mịt [nhân quả báo ứng là cực kì rõ ràng hiển nhiên].

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Nên biết nghĩa kinh này bất khả tư nghì, quả báo cũng bất khả tư nghì.” Vẫn là có nhân quả báo ứng, không thể nói là vì kinh Kim Cang là Vua Kinh, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, cho nên căn bản chính là không có nhân quả báo ứng. Nếu bạn nói như vậy, vậy thì giải thích thế nào về quả báo cũng bất khả tư nghì đây? Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn nói rằng có nhân quả báo ứng. Thế còn “nghĩa kinh ngày bất khả tư nghì”, nghĩa lí này có thể làm sạch nghiệp chướng, vì sao có thể thanh tịnh nghiệp chướng? Bởi vì thọ trì đọc tụng là có thể tịnh nghiệp chướng, trọng điểm nằm ở việc thọ trì.

Bạn quan sát hành vi của mình, quan sát suy nghĩ của mình, có gì không tốt thì bỏ, tiêu cực phải bỏ, để lại những điều tích cực, như thế mới là đúng, mới có thể tịnh nghiệp chướng, nếu như không nói thì các bạn không biết. Bảo bạn quan sát hành vi của mình, quan sát suy nghĩ của mình, bạn không làm, bạn lại đi quan sát hành vi của người khác, quan sát lời mà người khác nói. Kì thực tu hành là tu chính mình, tự giác trước rồi mới giác tha [tự mình giác ngộ trước rồi mới giúp người khác giác ngộ], sau đó mới nói cho người khác biết dùng phương pháp gì để có thể làm sạch nghiệp chướng.

Hôm nay tôi đang giảng phương pháp với mọi người đây. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 05/02/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Hoàng Tài Thần Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 56.)

57. Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng (1)

(Bài giảng 57) Vô ngã tột cùng

Chúng ta nói về tên gọi của chương này - Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng. Thế nào gọi là “vô ngã tột cùng”? Ai có thể nói xin mời giơ tay. (Sư Tôn lấy mặt dây chuyền hồ lô ra cho mọi người xem.) Chà! Cái này hay lắm, để treo trong xe ô tô, mặt hồ lô này rất đẹp, hồ lô có thể nạp tài, vàng bạc tài bảo đều ở bên trong hồ lô. Ai nói đúng thì sẽ tặng cho người đó. Thật ra ai nói hợp với ý của Sư Tôn thì coi là đúng. Giải thích bốn chữ “vô ngã tột cùng” này như thế nào?

Tốt, Liên Hữu. (Thượng sư Liên Hữu: vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng.) Ý cô nói là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, thế còn “tột cùng” thì sao? (Thượng sư Liên Hữu: Bởi vì không có bốn tướng là thực tướng, cho nên gọi là tột cùng.) Đương nhiên điều mà cô nói đều đúng rồi. Còn gì nữa không? (Có người nói: hình như có “ngã”, kì thực không có “ngã”, bởi vì “ngã” là huyễn hóa. Tột cùng là nói về vô sinh, cho nên là vô ngã.) Như bạn nói cũng là đúng rồi. Còn nữa không? (Có người nói: Tột cùng có Phật tính, là vô tướng, là vô ngã tướng.) Tột cùng chính là vô ngã tướng. Còn gì nữa? Liên Tự. (Pháp sư Liên Tự: tột cùng vốn dĩ chính là Phật tính thanh tịnh, nó không còn ở trong sự khác biệt bạn, tôi, người khác.) Tốt, mọi người nói đều đúng rồi!

Muốn đạt đến thành tựu tột cùng thì nhất định phải vô ngã, đây chính là vô ngã tột cùng. Tiêu đề này chính là: “Muốn đạt đến thành tựu tột cùng thì phải vô ngã”, chính là như vậy! Thật ra mọi người trả lời đều đúng rồi, mỗi người trả lời đều đúng, chỉ là phải hợp với câu nói của Sư Tôn: “Muốn đạt đến thành tựu tột cùng thì phải vô ngã, chính là vô ngã tột cùng.” Là như vậy mà thôi, nó chính là tiêu đề của ngày hôm nay.

Chúng ta biết rằng thành tựu tột cùng chính là cảnh giới cao nhất, Tứ thánh giới đều có thể nói là thành tựu tột cùng, Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đều là thành tựu tột cùng, các vị đã đều không ở trong lục đạo luân hồi, không phải chịu luân hồi nữa, đó đã là thành tựu tột cùng rồi. Không chịu luân hồi, không phải ở trong sáu đạo Thiên giới, Người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh mà luân hồi tới lui nữa, lúc thì đạo Trời, lúc thì lại phải xuống nhân gian (đạo Người), lúc thì lại đọa lạc đến tam ác đạo, có lúc lại đến đạo Atula, cứ luân chuyển không ngừng trong lục đạo như vậy.

Các vị đã rời xa lục đạo luân hồi rồi, đây là vĩnh sinh, tồn tại vĩnh viễn, đã không ở trong lục đạo mà luân hồi nữa, không còn đến nhân gian nữa. Khổ nhân gian rất khổ, khi Phật Thích Ca Mâu Ni làm vương tử, vì ngài không biết nhân gian có bệnh khổ, một lần ngài đi du lịch ra ngoài bốn cổng thành, nhìn thấy sinh lão bệnh tử thì mới thấy sợ. Thì ra con người có bệnh, con người sẽ chết, và sẽ già, những điều này đều là những việc rất đau khổ, từ khi sinh ra cho đến khi chết đều rất khổ. Ngài bèn quyết ý phải đi tu hành, đi ngộ đạo, sau đó không còn phải đến nhân gian luân hồi nữa. Vì Phật Thích Ca Mâu Ni đi du lịch ra ngoài bốn cổng thành, sau khi nhìn thấy sinh lão bệnh tử mới quyết định cần phải tu hành.

Tột cùng, trong kinh Kim Cang Phật Thích Ca Mâu Ni nói, bạn muốn đạt đến thành tựu tột cùng thì nhất định phải vô ngã, đó chính là tiêu đề của ngày hôm nay - Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng. Chúng ta nói một chút về vô ngã, trên thế giới này thật sự có ai có thể vô ngã? Rất khó đó! Bởi vì bản thân con người có thứ gì tồn tại? Có tập tính, mỗi người sinh ra đều có tập tính. Có người nóng nảy không tốt, có người thì tư tưởng đi chệch hướng, có người bị thùng thuốc nhuộm lớn là xã hội làm ô nhiễm, trở thành một phần tử của tập đoàn lừa đảo, có người trở thành lưu manh, có người làm kẻ cướp, có người làm kẻ trộm. Vậy còn tập tính thì sao? Có rất nhiều người phạm vào tội tà dâm, suy nghĩ đại bộ phận đều bất chính.

Thế nào là vô ngã? Thật sự, giảng về vô ngã là rất khó. Điều chúng ta cảm nhận thấy là con người muốn học vô ngã là rất khó. Tôi từng nói về vị nữ tu Thánh Teresa, bà ấy có hiện tượng của sự vô ngã: phàm việc gì cũng không vì mình. Chẳng phải tôi đã nói rồi sao, bà ấy coi mỗi con người đều là Thượng Đế để phục vụ, ai có thể làm được điều này? Tôi thấy mỗi người đều không làm được. Thánh Teresa là một Thánh nhân, là một nữ tu Thiên Chúa giáo, sau đó bà ấy được phong Thánh, thêm vào một chữ “Thánh”, Thánh Teresa, một nữ tu ở Ấn Độ, bà ấy có một tổ chức từ thiện, lời vàng của bà ấy là: “Tôi coi mỗi con người đều là Thượng Đế để phục vụ.”

Xin hỏi mọi người, các bạn có làm được không? Bạn coi mỗi một người đều là Thượng Đế, khó mà có thể được. Bởi vì bản thân con người chúng ta có yêu, ghét, yêu người mà ta thích, ghét người mà ta không thích. Ở nơi bạn làm việc luôn có người bạn thích và người mà bạn không thích. Sếp của bạn cũng như vậy, họ thích một nhân viên nào đó, họ không thích bạn. Nhưng Thánh Teresa là vô ngã, bà ấy coi mỗi con người là Thượng Đế, điều này rất nhiều người không làm được.

Nhưng nếu bạn muốn xưng Thánh thì nhất định phải coi mỗi con người là Phật. Chúng ta phải học tinh thần của bà ấy, coi mỗi con người đều là Phật, bạn có thể làm được không? Bạn có cung kính với Phật không? Có đi hành lễ đại lễ bái không? Tượng trưng cho thân, bạn làm đại lễ bái trước hình tướng Phật, bạn có làm đại lễ bái trước mỗi con người không? Bạn có cung kính đối với họ không? Cái này chính là vô ngã. Tôi lấy ví dụ này để nói. Ngoài ra, Thánh Teresa còn nói một câu: “Nếu có Thiên đường, tôi không đi, tôi sẵn sàng ở lại nơi tăm tối để phục vụ chúng sinh.” Đây cũng là tinh thần vô ngã! Bà ấy vĩnh viễn phục vụ chúng sinh ở nơi tối tăm.

Bạn có biết khi bà ấy phục vụ người bệnh, chúng ta từng nghe rồi, bệnh nhân da dẻ chảy mủ, mắc bệnh phong, khắp người da dẻ lở loét, tiếng Đài Loan gọi là bệnh hủi, bệnh phong còn gọi là bệnh hủi, bệnh này rất bẩn, da dẻ đỏ tấy chảy mủ. Tôi nghe nói Thánh Teresa phục vụ họ như thế nào, bạn đã từng nghe chưa? Đúng vậy, bà ấy dùng lưỡi để hút mủ đó ra, ở đây là bà ấy có tinh thần vô ngã. Ngoài ra còn một điểm nữa, bà ấy có tư cách đến Thiên đường để hưởng phúc nhưng lại không đi, bà ấy muốn ở lại nơi tối tăm để phục vụ những người bệnh ấy, những chúng sinh tội nghiệp ấy, vĩnh viễn muốn làm như vậy, cái này chính là tinh thần vô ngã. Thế nào là vô ngã? Tôi lấy chuyện này làm ví dụ.

Tôi lại hỏi các bạn một câu: “Các bạn có thể yêu kẻ thù của mình không?” Ai làm được? Người này thường xuyên soi mói bạn, thường xuyên hận bạn, nhưng bạn phải yêu họ, bạn có khởi lên được tình yêu không? Làm gì có chuyện đó! Họ thường xuyên sỉ nhục tôi, bắt nạt tôi, chửi tôi, đã khiến tôi thấy rất chán ghét rồi, tôi còn phải yêu họ ư? Quên đi! Tôi không cắn họ một miếng đã là tốt lắm rồi. Hàm răng của tôi đã rất muốn cắn ngập thịt hắn một cái, ghét đến mức răng ngứa ngáy lắm rồi, mà lại còn muốn tôi “yêu kẻ thù của bạn” ư? Ai nói câu đó vậy? Là Jesus nói đó. Đừng bảo chỉ có Phật giáo chúng ta, Jesus Christ người ta cũng nói “phải yêu kẻ thù của bạn” đó, đây là vô ngã đó!

Kì thực trong lòng tôi cũng có người mà tôi rất ghét, nói thẳng thắn, tôi cảm thấy bóng dáng hắn thấp thoáng, cái tư thế đi lại của hắn nhìn đã thấy ghét rồi, nhưng tôi có uốn nắn suy nghĩ của mình, tôi không thể cảm thấy họ đáng ghét, hoặc là cảm thấy họ không tốt, hoặc là cảm thấy họ hung ác, không thể nghĩ đến mặt không tốt của họ, họ cũng có mặt tốt, tôi có đang tu sửa cho đúng suy nghĩ của chính mình. Đối với người đó tôi cảm thấy như vậy là không tốt, như vậy là không đúng, tôi phải thông cảm với họ, phải cung kính họ, tôi phải cải chính suy nghĩ của mình, cái này chính là tu hành!

Khi bạn có suy nghĩ: nhìn thấy người này là tôi thấy khó chịu rồi. Nhưng không thể có suy nghĩ này, suy nghĩ này là sai rồi. Bởi vì Guru của tôi nói với tôi: “Bạn phải yêu kẻ thù của bạn.” Thánh Teresa đã giáo dục tôi: “Bạn phải coi mỗi con người là Thượng Đế.” Hai điểm này, tôi thường xuyên đang tu cho đúng suy nghĩ của chính mình, phải coi mỗi con người là Thượng Đế, coi mỗi con người là Phật. Mặc dù họ không có duyên hợp với bạn, nhưng họ làm những động tác đáng ghét, bạn đều phải thông cảm cho họ, hơn nữa còn phải đối với họ tốt hơn. Trong quá trình tu hành, bạn có cảm giác người nào đó mà bạn nhìn đã thấy không thích không? Có!

Kì thực tôi thường xuyên nghĩ thế này. Ví dụ Quỷ Bà, tôi đã viết năm cuốn sách, thỉnh thoảng trong một vài cuốn sách khác cũng có nhắc đến bà ấy, không chỉ là năm cuốn này. Bây giờ tôi cảm thấy tôi làm như vậy là không được. Bà ấy có nhân duyên của bà ấy, bà ấy đưa người ta và quỷ đến gần nhau, thậm chí có người vì thế mà mắc bệnh tâm thần, có người tự sát, có người đi đến đạo tràng của bà ấy trở về thì sắc mặt trắng bệch, tôi đã gặp rất nhiều rồi, khi ấy tôi dựa trên lòng căm phẫn mà viết sách. Nhưng bây giờ nghĩ lại, đây cũng là nhân duyên của bà ấy, đó là tự bạn đi theo Quỷ Bà, đây cũng là nhân duyên của bà ấy. Bạn đừng thấy bà ấy như vậy, nói không chừng bà ấy sau này có thể cải chính những người đó, hoặc là những người này vốn dĩ có duyên phận thân cận với quỷ, bạn không thể miễn cưỡng. Cho nên tôi viết năm cuốn sách về bà ấy, tôi cảm thấy đã lãng phí rất nhiều thời gian của tôi, hơn nữa, tôi cũng đã phê phán bà ấy đến mức tơi bời hoa lá rồi.

Không nên đi ghét bỏ người này, mặc dù bà ấy thân cận với quỷ, dùng quỷ, nhưng có liên quan gì đến anh? Ở trong Chân Phật Tông, bà ấy đã thả ra bao nhiêu là quỷ, nhưng tôi cảm thấy nếu người nào đạo tâm kiên cố rồi thì sẽ không đi theo bà ấy. Cái gì nên thuộc về anh thì sẽ thuộc về anh, cái gì nên thuộc về bà ta thì sẽ thuộc về bà ta, hà tất anh phải nhiều chuyện? Bây giờ tôi có đôi chút ngẫm nghĩ lại, bà ấy cũng có nhân duyên của bà ấy, bà ấy cũng có quyền lợi sinh tồn của bà ấy. Bên chỗ bà ấy mặc dù là ác quỷ, vậy thì anh hãy giúp đỡ những con quỷ ấy, anh hãy coi chúng là đối tượng để anh siêu độ.

Tôi nghĩ như vây, có liên quan gì đến anh? Chân Phật Tông sau này cũng chưa chắc đã phải là của anh, có liên quan gì đến Chân Phật Tông của anh chứ? Anh hãy tự làm cho việc tu hành của chính mình thăng hoa, anh vẫn cần phải cung kính với Quỷ Bà mới đúng. Bởi vì anh hãy nhìn Thánh Teresa coi mỗi con người đều là Thượng đế, tôi cũng nên coi Quỷ Bà là Phật, là Thượng đế, bây giờ nghĩ lại thì tôi nghĩ như vậy đó.

Người đi theo bà ấy, anh lại càng phải thông cảm với họ, khuyên họ trở về, khuyên mà họ không trở về thì cũng bỏ qua đi, có liên quan gì đến anh chứ? Anh cũng cần phải coi mỗi người đi đến chỗ bà ấy là Thượng Đế, đó mới gọi là vô ngã. Tôi nói như vậy, mọi người có hiểu không? Chẳng có liên quan gì đến anh! Bà ấy chiêu binh mãi mã lại từ đầu, xây dựng vương quốc của mình từ đầu, (vương quốc của quỷ), đó là việc của bà ấy, chẳng có liên quan gì đến anh. Vẫn nên cung kính bà ấy, coi bà ấy là Phật, như vậy thì bạn có thể thành tựu, thật sự có được thành tựu tột cùng. Bạn muốn đạt được thành tựu tột cùng thì nhất định phải như vậy. Nếu trong lòng bạn còn oán ghét người nào đó thì bạn tuyệt đối không có được thành tựu. Nếu trong lòng bạn còn có một chút hận thì bạn sẽ không có được thành tựu. Tôi nói với bạn, bạn còn chưa làm cho mình thành Không. Tôi nói với mọi người, tôi nghĩ như vậy, và tôi cũng làm theo phương thức như vậy.

Tính khí của Sư Tôn trước kia rất không tốt, tôi từng nói, tính nóng nảy của ông nội tôi không tốt, tính nóng nảy của bố tôi cũng không tốt, thế tôi rốt cục là ai sinh ra, chính tôi cũng không rõ nữa, bởi vì bố tôi từ khi tôi sinh ra cho đến khi ông ấy chết, ông ấy đều không thừa nhận tôi là con trai ông ấy. Nhưng nguyên nhân mà tôi vẫn cung kính ông ấy chính là vì không có bố tôi thì tôi cũng không thể trưởng thành. Mặc dù lúc tôi còn nhỏ, đầu tiên là bà ngoại tôi nuôi, tiếp theo là dì tôi nuôi. Bà ngoại tôi qua đời thì giao tôi cho dì tôi nuôi. Dì tôi kết hôn thì cũng không thể đem tôi theo mà đi lấy chồng, thế là gửi tôi trở về nhà. Mặc dù bố tôi đối với tôi không tốt, nhưng vẫn là nhờ có ông ấy tôi mới trưởng thành, điểm này tôi phải cảm ơn, phải cung kính ông ấy, không thể vì ông ấy đối với tôi không tốt mà ông ấy không còn là bố anh nữa, không phải. Ông ấy vẫn là bố tôi, tôi vẫn phải kính trọng ông ấy, tôi vẫn phải siêu độ cho ông ấy, việc này là như vậy.

Vì thế, hãy học tập tinh thần của Phật, học tập tinh thần của Jesus, học tập tinh thần của Thánh Teresa, trong lòng ghi nhớ một câu: “Nếu bạn còn trút cơn nóng giận lên người người khác, trong lòng bạn vẫn còn cơn tức giận ấy, cái đó phải mau loại bỏ.” Đừng tức giận, bởi vì đó là tập tính, không tốt! Đó là thói quen xấu của chính bạn. Tôi đã từng rất nóng nảy và rất dễ mất bình tĩnh, bây giờ phải học tập những Thánh nhân này, học tập vô ngã. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 06/02/2022 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Hổ Đầu Kim Cang tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 57.)

58. Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng (2)

(Bài giảng 58) Vô trụ vô tâm

Hôm nay tôi cùng mọi người giảng kinh Kim Cang. Lần trước chúng ta nói về Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng.

Khi ấy, Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thưa Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên trụ tâm thế nào? Làm sao hàng phục tâm ấy?" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên sinh tâm thế này: Ta nên diệt độ tất cả chúng sinh, diệt độ hết thảy chúng sinh rồi nhưng không có một chúng sinh nào thật sự diệt độ. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ Tát. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Vì thật không có pháp phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề."

Chúng ta nói về khi ấy, vào thời đó. Khi ấy, bình thường chúng ta nói là vào thời đó, đúng vậy không? Vào thời đó rốt cục đã phát sinh chuyện gì? Các vị đang ngồi đây, có ai vào thời đó đã ở trong pháp hội Bát Nhã đó không? Hãy mở kí ức tiền kiếp của bạn ra, người nào trong các bạn đã tham gia pháp hội Bát Nhã của Phật Thích Ca Mâu Ni? Pháp hội Bát Nhã giảng kinh Kim Cang các bạn có mặt tại đó không? Rốt cục là có ở đó hay không? Có.

Vậy thì tôi hỏi bạn, khi ấy, vào thời đó đã phát sinh chuyện gì? Khi ấy, vào thời đó, khi nói về chương này - Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng, đã xảy ra một sự việc, các bạn ai nói ra được (Pháp Vương lấy ra miếng hồ lô bằng ngọc), tôi hà một hơi khí, miếng hồ lô bằng ngọc này sẽ tặng cho người đó. Ai có mặt ở đó sẽ biết vào thời đó đã xảy ra chuyện gì. Ai không có mặt ở đó sẽ không thể biết được khi ấy đã phát sinh chuyện gì.

Mọi người đều rất yên lặng nhỉ, không có ai muốn vật này sao? Một vật tốt như thế này, đã kêu mấy lần rồi mà không có ai lấy đi, hồ lô này là một món đồ rất tốt đó! Hai chữ “khi ấy” ở đây không có người nào nhắc đến, bạn xem, có người nào có thể nói ra. Ai nói ra được thì cho thấy người đó có mặt tại Linh Sơn Hội Thượng. Khi nói về Bát Nhã, giảng Đại Bát Nhã (Ma Ha Bát Nhã), khi nói kinh Đại Bát Nhã, giảng kinh Kim Cang đến Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng, vào lúc nói “khi ấy”, rốt cục đã phát sinh chuyện gì? Không có ai nói cả.

Tôi nói với mọi người, vào lúc pháp hội bắt đầu, khi bắt đầu chuẩn bị giảng phần “Vô ngã tột cùng”, có Long Nữ dâng tặng bảo châu của mình. Long Nữ dâng tặng bảo châu nghĩa là cúng dường châu báu của mình tới Phật Thích Ca Mâu Ni, dâng tặng bảo châu sáng chói của mình cho Phật Thích Ca Mâu Ni. Bạn có thể nói được thì miếng hồ lô này là của bạn, bạn nói được tức là bạn đã có mặt tại Linh Sơn Hội Thượng, bạn có tham gia pháp hội Linh Sơn. Chính là vào lúc giảng phần “Vô ngã tột cùng”, Long Nữ đã dâng tặng viên ngọc sáng cho Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ở đây có dụng ý quan trọng, khi ấy Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Long Nữ rằng: “Ta thọ kí cho Long Nữ thành Phật, Long Nữ sau này sẽ thành Phật.” Phật Đà nói câu này “Long Nữ sẽ thành Phật”, Long Nữ sẽ trực tiếp biến thành Phật, nghĩa là vào thời khắc đó, Long Nữ thành Phật rồi. Mọi người đều biết chuyện Long Nữ thành Phật. Chính vào lúc đó, Long Nữ đã dâng tặng bảo châu. Bạn nghe người ta giảng kinh Kim Cang tuyệt đối không nói đến điều này.

“Nên trụ tâm thế nào? Làm sao hàng phục tâm ấy?” Câu nói này tôi hỏi các bạn, cái này là đơn giản nhất rồi. Nên trụ tâm thế nào? Làm sao hàng phục tâm ấy? Đó là Tu Bồ Đề hỏi Phật: "Thưa Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên trụ tâm thế nào? Làm sao hàng phục tâm ấy?” Nghĩa là nên trụ tâm thế nào, hàng phục tâm như thế nào? Tôi hỏi các bạn, ai trả lời được thì tôi vẫn tặng hồ lô này. Trụ thế nào? Chính là Vô trụ, đừng thêm vào chữ “Sở”. Làm sao hàng phục tâm? Vô tâm. Không sai, chính là vô trụ vô tâm. Nhưng bây giờ nên tặng cho ai đây? Người nào nói trước nhỉ? Vô trụ vô tâm là đúng rồi. Được rồi, vậy tặng cho Liên Ha đi!

Phật Thích Ca Mâu Ni khi giải thích đoạn này, “Nên trụ tâm thế nào? Làm sao hàng phục tâm ấy?”, không sai, đó là vô trụ và vô tâm. Bây giờ lại có vấn đề rồi, vì sao là vô trụ? Vì sao là vô tâm? Phát bồ đề tâm, phát bồ đề tâm cần phải là vô trụ và vô tâm. Đoạn này là hết sức thâm sâu ảo diệu, nói thật là vô cùng thâm sâu, bí mật, vô cùng sâu sắc. Tôi đã nói rồi, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, vì đã không còn cái “ngã” rồi thì bạn còn trụ vào đâu? Vì đã không còn cái “ngã” rồi thì bạn còn có tâm gì? Còn phải hàng phục tâm gì? Vì đã không còn cái “ngã” thì không còn tâm, thì không cần phải hàng phục tâm nữa.

Tôi thường xuyên lấy một so sánh để mọi người hiểu, chính là ở trên mặt trăng. Xin hỏi: trên mặt trăng có A nậu đa la tam miệu tam bồ đề không? Không có. Mặt trăng có vì muốn làm cái gì nên mới làm cái đó không? Không có. Trên mặt trăng, bạn còn cần hàng phục tâm gì không? Không có. Ở đó là thanh tịnh một cách cực kì thanh tịnh. Vừa nãy khi tôi làm hồi hướng chung có nói: “Thanh tịnh, tất cả thanh tịnh, toàn bộ mọi thứ đều thanh tịnh.” Đó là cảnh giới gì? Đó là cảnh giới của tính Không.

Cái gì thanh tịnh nhất? Không là thanh tịnh nhất! Không làm gì cả, không có hành vi gì cả. Thế là bạn vô trụ rồi. Thế nào là vô tâm? Vô ngã đương nhiên là vô tâm, trên mặt trăng còn có tâm gì chứ, đó là nơi thanh tịnh vĩnh viễn đó! Chính vì có con người nên mới không thanh tịnh, có chúng sinh mới không thanh tịnh, không có chúng sinh tướng thì làm sao có thể không thanh tịnh? Bởi vì có cái tôi nên tâm ích kỉ mới sinh ra, nếu bạn vô ngã rồi thì bạn còn có cái tâm ích kỉ gì nữa. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni rất nhấn mạnh điểm này.

Thành tựu Bồ Tát chính là vì bạn không còn tâm ích kỉ thì mới là Bồ Tát. Bạn có tâm ích kỉ thì nước này mới đánh nhau với nước kia, có tâm ích kỉ thì gia đình mới xảy ra tranh chấp ồn ào. Có tâm ích kỉ thì người với người mới không hòa hợp, person to person, một người đối với một người, bạn có hai người thì tức là có tâm ích kỉ. Bạn nhìn tôi không vừa mắt, tôi nhìn bạn cũng không vừa mắt, lớn thì là quốc gia mà nhỏ thì là mỗi cá nhân, bởi vì còn có tư lợi thì còn có trụ, tức là có tâm, nếu bạn vô trụ vô tâm, thì là không, thanh tịnh tuyệt đối.

Vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Phật giáo là tôn giáo vô tranh.” Là vô tranh đó! Vô tranh tức là căn bản sẽ không khởi lên tranh chấp. Vì sao ngày nay giữa các nhóm tôn giáo của Phật giáo có tranh chấp? Bỏi vì là con người mà, họ vẫn còn có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng. Phật Thích Ca Mâu Ni trong phần “vô ngã tột cùng” đã nói rất rõ ràng rồi, chỉ có cái Không mới là thanh tịnh, cho nên chúng ta phải tu hành đến mức giống như Bồ Tát chân chính là không có tâm ích kỉ, ít nhất cũng phải đến gần một chút.

Cho nên tôi thường nói, phải quan sát suy nghĩ của chính bạn, thường xuyên quan sát ý niệm của mình, sửa cho đúng những suy nghĩ không tốt của bản thân. Thật ra có đôi khi tôi nhìn thấy một người này. Ui dào! Người này tôi không thích lắm, người này là phụ nữ, tôi nhìn không thích lắm, cảm thấy cô ta đi lại cứ kì kì, khi cô ta nói chuyện thì cũng rất giả tạo, ánh mắt cũng không đứng đắn, ngay cả cái mũi cũng vẹo, nhìn cô ta đi đứng không ra làm sao. Nhưng mà tôi biết suy nghĩ này của tôi là không đúng, như thế là bạn đã sản sinh ra cảm giác ghét người này rồi, một sự chán ghét không ưa, một cảm giác không thoải mái.

Về mặt suy nghĩ thì bạn phải nghĩ đến điểm tốt của cô ta, chí ít cô ta còn có thể hô lên với bạn một tiếng là: “Chào Sư Tôn!” Đúng thế không? Bạn phải nghĩ như vậy. Bạn phải nghĩ ngược lại về cô ta. Cô ta đối với bạn căn bản là vô hại, vì sao bạn phải nhìn cô ta không vừa mắt chứ? Cho nên đôi khi chúng ta đối với một người cần phải nghĩ: ưu điểm của cô ta ở đâu? Ưu điểm của cô ta chứ đừng nghĩ đến khuyết điểm, phải như vậy mà từ từ sửa đổi cách suy nghĩ của mình.

Điều chỉnh tiêu cực trở thành tích cực tức là bạn đang tu hành, chính là đang quan sát suy nghĩ của mình. Hãy nhớ rằng bạn phải quan sát suy nghĩ của mình, nghĩ về ưu điểm của người ta, đừng nhìn vào khuyết điểm của người ta, sau đó trở nên tích cực. Tuyệt đối đừng có kẻ thù, đừng có kẻ địch, đừng có oán hận. Bạn có oán hận rồi, tôi nói để bạn biết, chính bạn đau khổ trước, người đau khổ không phải là họ, họ căn bản không biết bạn đang hận họ đâu, vấn đề nằm ở đây đó.

Bạn ghét người này, mặc dù bạn không biểu hiện ra ngoài, nhưng bạn đã đang hành hạ chính mình rồi, trong lòng bạn sẽ sinh ra cảm giác không thoải mái. Cho nên bạn phải nghĩ tốt về họ, thay đổi suy nghĩ này, họ sẽ trở thành tốt, điều này sẽ trở thành năng lượng tích cực. Nếu bạn có thể biến mọi chúng sinh và những người bạn tiếp xúc thành năng lượng tích cực thì bạn sẽ sinh ra một cảm giác của năng lượng tích cực. Đây chính là sửa cho đúng suy nghĩ của mình. Quan sát suy nghĩ của mình, tu sửa cho đúng suy nghĩ của mình chính là tu hành.

Chúng ta không có cách nào giống như kinh Kim Cang mà Phật giảng, bạn vẫn có tâm niệm tồn tại, bạn có suy nghĩ, chỉ là bạn không quan sát suy nghĩ của bản thân, bạn luôn đi theo hướng năng lượng tiêu tực, nếu cứ tiếp tục đi, trong lòng bạn sẽ rối bời, khó chịu, hành hạ chính mình ngủ không ngon, ăn cũng không ngon, bạn không thể chính danh ngôn thuận mỗi ngày đều sảng khoái. Sư Tôn mỗi ngày đều rất vui vẻ, tôi vẫn luôn tu sửa cho đúng suy nghĩ của mình, đối với mỗi một người đều tốt, đối với mỗi một người đều cảm thấy người ta đều tốt, tôi thích người ta.

Chẳng phải tôi thường nói 520 sao (âm đọc gần giống với tôi yêu bạn), đúng không? Hơn nữa tôi sẽ không cảm thấy thế nào cả. Bây giờ, tôi cảm thấy Quỷ Bà kia cũng có điểm tốt, bà ấy không phải là không có điểm tốt, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ về Quỷ Bà, tôi nghĩ về điểm tốt của bà ấy. Trước kia vào mỗi dịp năm mới, tôi đều nói “đồ rê mi” với bà ấy, ý tức là tôi chế giễu bà ấy, chế giễu bà ấy cái gì? Bà ấy luôn nói rằng tôi 73 tuổi sẽ chết, đã nói hơn 10 năm nay rồi, nói rằng 73 tuổi thì tôi sẽ “tinh tinh” đó!

Đến bây giờ tôi vẫn không “tinh tinh”, tôi vẫn còn sống, theo tuổi Đài Loan thì đã 78 tuổi rồi, theo tuổi ở Mĩ thì là 77 tuổi rồi, bà cứ nói là 73 tuổi tôi sẽ chết, nên mỗi năm tôi đều làm “đồ rê mi” chế giễu bà ấy. Bây giờ thì không được! Rốt cục bà ấy khiến tôi vào năm 73 tuổi, ngày nào tôi cũng đều rất cẩn thận, đây cũng là điều tốt đó! Tôi nghe bà ấy nói 73 tuổi tôi sẽ chết, nên năm 73 tuổi tôi đặc biệt thận trọng, đến đi cầu thang tôi cũng đều rất cẩn thận. Khi đi tắm tôi cũng rất cẩn thận, không để bàn chân dính xà phòng sẽ bị trượt ngã, ngã trong nhà tắm thì tôi sẽ “tinh tinh” đó. Cho nên tôi đã đặc biệt cẩn thận, ngay cả mặc đồ lót tôi cũng phải dựa vào tường, nhất cử nhất động đều rất cẩn thận.

Bạn thấy đây là điểm tốt của Quỷ Bà đúng không? Cho nên tôi đã sống được, tôi còn phải cảm ơn bà ấy. Thật đó, bà ấy cũng có rất nhiều điểm tốt, cho nên đổi lại tôi không nghĩ nữa, tôi không coi bà ấy là kẻ địch nữa, cũng không ghét bà ấy, hoàn toàn bỏ hết, trống không rồi! Tất cả đều viên mãn rồi, không cần oán hận. Bạn có hận thì hãy hận chính mình. “I will kill you! I hate you, you are dirty! You are garbage!” (Tao sẽ giết mày! Tao ghét mày, mày là đồ bẩn thỉu! Mày là rác rưởi!) Sao phải thế? Người đau khổ trước là bạn, là chính mình đó! Bạn hãy quan sát ngược lại mình, khi bạn ghét một người, trong lòng đau khổ biết bao! Vì thế bạn phải mở lòng ra, vô tâm, mọi người đều tốt thì sẽ vui vẻ, hạnh phúc, tự tại. Om mani padme hum.

(Ngày 13/02/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang Xuân mới năm Nhâm Dần tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 58.)

59. Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng (3)

(Bài giảng 59) Tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề

Chúng ta giảng kinh Kim Cang.

"Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên sinh tâm thế này: Ta nên diệt độ tất cả chúng sinh, diệt độ hết thảy chúng sinh rồi nhưng không có một chúng sinh nào thật sự diệt độ. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ Tát. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Vì thật không có pháp phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.”

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng có được pháp phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề không?" "Không có, thưa Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật nói, Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có được pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề."

Phật nói: "Đúng thế, đúng thế. Tu Bồ Đề! Thật không có pháp Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Nếu có pháp Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì Phật Nhiên Đăng ắt không thọ kí cho ta rằng: "Vào đời sau sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni." Vì thật không có pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nên Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta.”

Phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, vì sao tôi phải giảng câu nói này? Bởi vì tôi thường xuyên nghe mẹ tôi khi niệm kinh, tức là niệm bằng tiếng Đài Loan tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cho nên tôi mới đọc theo. Tôi niệm bằng tiếng Đài Loan vẫn chuẩn hơn. Bởi vì có chữ chúng ta rất ít dùng, cũng không biết phát âm, không phải là chữ nào tôi cũng hiểu đâu. Mặc dù Sư Tôn viết văn đã viết nhiều như vậy, cũng không phải là chữ nào tôi cũng biết, cho nên tôi nghe mẹ tôi niệm tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, tôi liền niệm tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

“Nên sinh tâm thế này: Ta nên diệt độ tất cả chúng sinh, diệt độ hết thảy chúng sinh rồi nhưng không có một chúng sinh nào thật sự diệt độ. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ Tát.” Trước tiên tôi giảng điều này đã. “Nên sinh tâm thế này: Ta nên diệt độ tất cả chúng sinh” là nói rằng, bạn là người phát tâm bồ đề, cần phải phát cái tâm là “tôi muốn cứu độ tất cả chúng sinh”.

Sau khi độ tất cả chúng sinh, “nhưng không có một chúng sinh nào thật sự diệt độ”, lại không có một chúng sinh nào được bạn độ hóa. Điều này rất khó giải thích, bảo chúng tôi phải phát bồ đề tâm đi cứu độ chúng sinh, rồi lại bảo các chúng sinh đều không phải là bạn cứu độ đâu, thật sự không có một chúng sinh nào được cứu độ. Mọi chúng sinh cũng không phải là do bạn cứu độ, cái này rất khó giải thích, nhưng hãy đọc câu sau: “Là vì sao?” Là nguyên nhân gì đây?

“Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ Tát.” Ý câu này là làm một Bồ Tát, bạn phát tâm phải đi cứu độ chúng sinh, nhưng thực tế không có một chúng sinh nào mà bạn cứu độ được, cũng không có chúng sinh nào được cứu độ. Vì sao? Bởi vì bạn chỉ có thể phát tâm này, sau đó đi làm việc này, còn như chúng sinh có được độ hay không thì không có liên quan đến bạn, không có quan hệ gì tới bạn cả. Bạn cũng đừng cho rằng bạn có bao nhiêu công đức, nếu bạn có nghĩ về công đức tức là có cái tâm “ta”, có ngã tâm tức có ngã tướng.

Rốt cục bạn cứu độ được bao nhiêu chúng sinh tức là có ngã tướng thì mới có thể nói rằng tôi có bao nhiêu công đức. Vậy rốt cục tôi cứu độ được bao nhiêu người đây? Đó chính là có chúng sinh tướng. Bạn cũng đừng có chúng sinh tướng, dù sao bạn đi làm việc đó là đúng rồi. Bạn đã phát cái tâm này, sau đó đi cứu độ chúng sinh, cũng đừng nghĩ về công đức, cũng đừng nghĩ chúng sinh có được độ hay không, cũng đừng nghĩ bạn đã độ được bao nhiêu chúng sinh, đều không được nghĩ, thì như thế là được. Tôi giải thích với mọi người như vậy.

Mọi người đọc thấy điều này đều không hiểu, vừa phải phát tâm đi độ chúng sinh, vừa không có một chúng sinh nào là do bạn độ, vừa không có một chúng sinh nào được độ, chuyện này là thế nào? Cho nên đoạn sau có giải thích: “Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức chẳng phải Bồ Tát.” Nếu bạn chấp vào ngã tướng, chúng sinh tướng, nhân tướng, thọ giả tướng thì bạn không phải là Bồ Tát. Vì thế Bồ Tát phát tâm độ chúng sinh là như vậy mà thôi, bạn độ bao nhiêu, có được độ hay không thì đều không quản lo, ý của Phật là như vậy, câu này mới nói rõ đó!

Cuối cùng thì Phật nói thế nào là Bồ Tát chân chính, Ngài nói: Người mà vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng thì mới là Bồ Tát thật. Nếu có ngã tướng thì đó không gọi là Bồ Tát. Bạn vì công đức mà đi làm, bạn vẫn còn đếm xem rốt cục tôi đã độ được bao nhiêu người. Vì thế nói đến đệ tử của Chân Phật Tông có bao nhiêu, tôi thường nói năm triệu người, ý của năm triệu là rất nhiều. Có người nói năm triệu là nói từ lâu lắm rồi, bây giờ phải là sáu triệu rồi, có người còn nói là bảy triệu rồi.

Tôi bảo, không cần phải nói sáu triệu, bảy triệu, chúng ta nói năm triệu tức là rất nhiều rồi. Rốt cục là nhiều tới bao nhiêu? Đừng có nghĩ, đó là vô nhân tướng. Bạn đừng đi nghĩ xem có bao nhiêu người, đừng có nghĩ đệ tử Chân Phật Tông có bao nhiêu người. Đừng có nghĩ bạn có bao nhiêu công đức, bởi vì vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Nếu bạn đi nghĩ về những điều đó thì là có cái ngã rồi. Bạn đã độ bao nhiêu chúng sinh? Như thế là bạn có nhân tướng rồi, chính là như vậy đó! Ý của Phật nói chính là như vậy, tôi giải thích đơn giản với mọi người, bằng không có một số người đọc đến đây sẽ không hiểu vì sao lại có thể như vậy.

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng có được pháp phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề không?” Phật hỏi Tu Bồ Đề, Như Lai ở chỗ của Phật Nhiên Đăng, nghĩa là lúc Phật Thích Ca Mâu Ni gặp Phật Nhiên Đăng, có pháp được truyền cho Phật Thích Ca Mâu Ni hay không? "Không có, thưa Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật nói, Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có được pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.” Tu Bồ Đề trả lời rằng: “Không có, thưa Thế Tôn! Con hiểu liễu nghĩa mà Phật nói, ý nghĩa chân chính, Phật Thích Ca Mâu Ni ở chỗ Phật Nhiên Đăng không hề có được pháp.” Nói cách khác là, Phật Nhiên Đăng không hề dạy pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm cho Phật Thích Ca Mâu Ni, vì sao? Phật Thích Ca Mâu Ni đi gặp Phật Nhiên Đăng, ngài cúng dường Phật Nhiên Đăng hoa sen, Phật Nhiên Đăng thọ kí cho ngài nói rằng: “Sau này thành Phật thì gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni.” Chỉ thọ kí cho ngài, không hề truyền pháp cho ngài, vì sao lại như vậy?

Cái này lại phải hỏi mọi người rồi, vì sao Phật Nhiên Đăng không truyền pháp cho Phật Thích Ca Mâu Ni? Sau này tôi sẽ bảo với mọi người, sẽ lại phải giải thích lại điều này, vốn dĩ không có pháp mà! Vốn dĩ không có pháp thì làm gì có việc truyền pháp này? Không có việc truyền pháp, đây là liễu nghĩa đó! Trong đoạn đối thoại giữa Tu Bồ Đề và Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn là đối thoại không có liễu nghĩa. Nếu như có ngã, có Phật Nhiên Đăng, có Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Nhiên Đăng truyền pháp cho Phật Thích Ca Mâu Ni thì tức là có pháp.

Phật Nhiên Đăng là vị Phật chân chính, cái ngài truyền là Không, bên trong không có pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni lĩnh hội được cái Không của Phật Nhiên Đăng, cái Không làm gì có pháp chứ? Không có pháp! Chỉ cần trải nghiệm được, lĩnh hội được cái mà Phật Nhiên Đăng truyền cho tôi chính là một chữ Không, tôi đạt được cái Không này, không hề có pháp. Cái Không có thể bao hàm mọi pháp rồi. Tôi nói với bạn nhé, trong Thiền tông nói đến “tất cả do tâm tạo”. Là ý thức của bạn nghĩ ra trước rồi mới hiển hiện thứ đó.

Tôi nói với bạn một cách đơn giản, giống như chúng ta nói con người chết rồi, tự mình không thể tự chủ, đột nhiên một vị Bạch Vô Thường và Hắc Vô Thường xuất hiện, một vị rất cao, một vị rất thấp. Bạn biết rằng Thất Gia là người rất cao, hễ gặp là đại cát, Bát Gia là người rất thấp và đen sì, toàn thân đều đen. Từ trong miếu Thành Hoàng đi ra một cao một thấp, một người là Thất Gia, một người là Bát Gia, đó là Bạch Vô Thường và Hắc Vô Thường đã in trong não của tôi. Bạn là người Hoa thì trong ý thức của bạn có Bạch Vô Thường, Hắc Vô Thường, khi bạn chết rồi nằm xuống đó, Bạch Vô Thường và Hắc Vô Thường sẽ xuất hiện, khi bạn không thể tự chủ được, họ sẽ bắt bạn đi, catch you, sẽ bắt bạn đi mất!

Là trong ý niệm của bạn có Bạch Vô Thường, Hắc Vô Thường nên Bạch Vô Thường, Hắc Vô Thường mới xuất hiện. Chúng ta bảo rằng một người da trắng thật tốt, họ chưa từng nghe nói đến Phật pháp, cũng không biết cái gì là Bạch Vô Thường, Hắc Vô Thường, khi họ chết, Bạch Vô Thường, Hắc Vô Thường có xuất hiện không? Không! Bởi vì trong ý thức của họ không có Bạch Vô Thường, Hắc Vô Thường, trong ý thức của họ có Thần Chết cầm lưỡi hái, mặt thì che kín, nên người sẽ xuất hiện chính là Thần Chết.

Bạn đã hiểu “tất cả do tâm tạo” chưa? Cho nên, địa ngục cũng vì thế mà hình thành, Thập Điện Diêm Vương của chúng ta sao mà toàn là người Hoa, lẽ nào không có người nước ngoài sao? Không giống, không như nhau. Người nước ngoài xuống địa ngục thì là địa ngục lửa, dùng lửa, có thể nói là những gì mà Phật giáo và Đạo giáo chúng ta nói đến là địa ngục Bát Nhiệt, địa ngục Bát Hàn Bát Nhiệt. Địa ngục Bát Nhiệt chính là dùng lửa thiêu, nhìn chung người da trắng xuống địa ngục thì sẽ dùng lửa để thiêu đốt họ, thiêu rụi bạn toàn bộ, là địa ngục lửa thiêu.

Người Hoa chúng ta thì khác, bởi vì trong đầu chúng ta có Thập Điện Diêm Vương, bạn phải thông qua Thập Điện Diêm Vương. Địa ngục ở trong não bạn là gì thì bạn sẽ sản sinh ra hiện tượng của địa ngục đó. Tất cả do tâm tạo. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, bạn không có cái tâm đó thì làm gì có pháp. Bạn có cái tâm này thì mới có pháp này. Bạn vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, cái mà Phật truyền cho bạn là Không, cái Không của bạn chứa vạn pháp. Tôi chỉ có thể nói với mọi người như vậy thôi.

Vì thế, không phải không có thiên đường, địa ngục, người da trắng hiện ra thiên đường và địa ngục là thiên đường trong đầu óc họ, là địa ngục trong đầu óc họ. Thiên đường và địa ngục trong Phật giáo và Đạo giáo thì không giống lắm, cũng không phải là thứ giống nhau. Cho nên trong não bạn có cái gì, bạn sẽ chịu báo ứng cái đó, bởi vì tất cả do tâm tạo, đều là những thứ trong tâm bạn nghĩ ra.

Vì thế Tu Bồ Đề nói: "Không có, thưa Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật nói, Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có được pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.” Bởi vì không có pháp mới là pháp, mới là liễu nghĩa chân chính, có pháp rồi thì không phải liễu nghĩa, đó là cảnh giới cao nhất rồi! Không có pháp mới là pháp chân chính, có pháp thì tuyệt đối có hạn chế. Nói như vậy bạn có thể nghĩ thông được không?

Phật nói chính là như vậy đó! “Tu Bồ Đề! Thật không có pháp Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Nếu có pháp Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì Phật Nhiên Đăng ắt không thọ kí cho ta rằng: "Vào đời sau sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni." Vì thật không có pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nên Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta.” Bởi vì lấy Không truyền Không, pháp này là lớn nhất, chính là Không, Không là pháp lớn nhất, lấy Không truyền Không. Nói như vậy bạn nghe có hiểu không?

Vì thật không có pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nên Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta.” Giống như A nậu đa la tam miệu tam bồ đề cũng là một danh từ mà thôi. Kì thực chính là một chữ Không. Nếu bạn có thể ấn chứng tính Không này, tự bạn có thể ấn chứng tính Không này, lấy Không để hòa tan tất cả tức là thành tựu rồi.

Vì thế chúng ta nói khi Phật Đà thuyết pháp có nói giới, vì đã không có con người, thì giới có tác dụng gì? Giới cũng là Không mà! Vì đã không có con người, bạn định cái gì định? Định cũng là Không đó! Vì đã không có con người, bạn huệ cái gì huệ? Trí huệ, bát nhã cũng là danh từ, cũng là Không đó! Giới, định, huệ, tam vô lậu học, học Phật là bắt đầu từ đây, không sai, thứ mà đến cuối cùng ấn chứng được, khi đến được sự thấu hiểu chân chính, bạn sẽ hiểu sau khi thành tựu bạn chính là tính Không, chính là Phật tính. Cái này nói quá sâu rồi, thật sự là quá sâu.

Phật pháp là có chứ, không phải không có, chúng ta thường nghe nói đến Tam học Giới - Định - Huệ, Tứ thánh đế Khổ - Tập - Diệt - Đạo, ngũ căn ngũ lực, ba mươi bảy đạo phẩm, bát chính đạo, lục độ, đều là Phật pháp đó, sao có thể không có Phật pháp chứ? Kinh Kim Cang là nói cái gì? Nó nói về hủy diệt tất cả! Toàn bộ những thứ này đều nằm trong cái Không đó! Cho nên Phật Nhiên Đăng truyền cái Không cho Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Thích Ca Mâu Ni không hề có được pháp, là có được cái Không, ngài hiểu được chữ Không, cho nên thọ kí cho ngài hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Cái này quá sâu rồi, cái này không dễ nói.

Ông Vương muốn bỏ thuốc lá, ông bảo vợ: “Bà giám sát tôi, nếu tôi hút thuốc thì không cho tôi lên giường.” Sau hai tháng, vợ nói: “Ông thế này không phải là bỏ thuốc, mà là bỏ sắc! Ông muốn bỏ tôi phải không? Không được, phải thay đổi quy tắc, ông hút một điếu thì phải làm tôi một lần.” Chiêu này quả nhiên có hiệu quả, không đến một tuần, ông Vương hễ nhìn thấy thuốc lá là hai chân run rẩy.

Câu chuyện cười này có ý nghĩa đó! Bỏ thuốc chính là pháp, không bỏ thuốc là phạm pháp. Bỏ thuốc cũng là pháp, vậy phải làm sao? Căn bản là không có thuốc, đó mới là tam miệu tam bồ đề chân chính. Bạn bỏ thuốc tức là một phương pháp, không bỏ thuốc tức là phạm pháp. Cái thật sự quan trọng nhất là căn bản không có thuốc, bạn chính là Không! Như vậy có hiểu không? Om mani padme hum.

(Ngày 19/02/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Sinh Đại Sĩ Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 59.)

60. Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng (4)

(Bài giảng 60) Như thực như hư

Tối hôm qua tôi trở về nhà đi ngủ, kết quả là tôi bị Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật và Địa Tạng Vương Bồ Tát cằn nhằn: “Tối qua ngài thuyết pháp, ngài thuyết pháp gì vậy? Người ta nghe xong, càng nghe càng hồ đồ.” Tôi nói: “Vậy tôi phải nói thế nào đây? Đơn giản là không nói nữa.” A Di Đà Phật, Diêu Trì Kim Mẫu và Địa Tạng Bồ Tát nói: “Không nói là đúng rồi.” Bởi vì bất khả thuyết mà! Các vị nói với tôi: “Bất khả thuyết, bởi vì nói không tới được. Ngài nói những điều đó lặp đi lặp lại, chỉ vài câu đó lặp đi lặp lại, căn bản là nói không rõ ràng, họ càng nghe càng hồ đồ, cái ngài giảng là pháp gì?”

Tôi nói: “Vậy tôi nói thế nào đây?” Không giảng cũng không được mà, đúng không? Được, không nói nữa, không nói thì chúng ta tan ca thôi, bây giờ chỉ đợi ăn cơm, xem biểu diễn, thật tốt biết bao, đúng không? Không giảng nữa mà. Đương nhiên pháp này là giảng cho những người có phân ở trong bụng nghe, nếu là người có phân ở trong não thì họ nghe xong sẽ không thấy thoải mái. Pháp là để giảng cho người tương đối bình thường nghe, còn những người không bình thường, trong não có phân, thì căn bản là nghe không thông. Cho nên bây giờ là thế này, các vị bảo tôi giảng lại từ đầu.

"Không có, thưa Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật nói, Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có được pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề." Phật nói: "Đúng thế, đúng thế. Tu Bồ Đề! Thật không có pháp Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Nếu có pháp Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì Phật Nhiên Đăng ắt không thọ kí cho ta rằng: "Vào đời sau sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni." Vì thật không có pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nên Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta.”

A nậu đa la tam miệu tam bồ đề này là bất khả thuyết, nếu phải nói một cách miễn cưỡng thì chỉ có thể dùng so sánh để mà nói, cho nên tối hôm qua Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật, Địa Tạng Bồ Tát, ba vị Bổn tôn của tôi nói với tôi: “Cái gọi là pháp chính là vô pháp, bởi vì vô pháp mới là pháp.” Không có pháp mới là pháp, các vị bảo tôi làm so sánh gì đây? Các vị nói: “Lấy chính ngài làm so sánh là được rồi.” Tôi thường xuyên lấy chính mình ra làm ví dụ so sánh. Được rồi, tôi là ai? Lư Thắng Ngạn chính là tôi, tôi chính là Lư Thắng Ngạn, điều này đương nhiên không có gì để nói, tôi cũng không phải là Thượng sư Piano, tôi cũng không phải thầy giảng bài Sakura, đúng không? Tôi chính là Lư Thắng Ngạn thôi!

Các vị nói: “Ngài nghĩ xem, Lư Thắng Ngạn là tên của ngài, còn cái thực tại của ngài ở đâu? Ngài phải hỏi chính mình: Ta là ai?” Lư Thắng Ngạn chỉ là một cái tên thôi! Tôi là Lư Thắng Ngạn, Lư Thắng Ngạn là tôi, Đài Loan tổng cộng có mười sáu Lư Thắng Ngạn, người nào mới là anh? Lư Thắng Ngạn là đại diện cho mười sáu người à, có mười sáu Lư Thắng Ngạn, có mười sáu người cùng tên này ở Đài Loan, vậy Lư Thắng Ngạn làm sao là anh được chứ? Đó chỉ là một cái tên mà thôi, anh thật sự ở đâu? Không tìm ra!

Xá lợi tóc của Lư Thắng Ngạn cũng không có nữa rồi. Ngày ngày cạo đầu, tóc đã cạo sạch nhẵn rồi. Người ta muốn thỉnh xá lợi tóc thì phải làm sao? Lông nách cũng bị cạo sạch rồi, nách cũng không có lông nữa rồi, thảm quá, không có lông thì phải làm sao đây? Vẫn còn bên dưới vẫn có lông, không sao hết, cắt thôi! Cắt luôn cả lông ở bên dưới. Cho nên có người lấy được xá lợi tóc của Sư Tôn lại thắc mắc: “Sao lại xoăn xoăn nhỉ?” Biết làm sao đây, trên người tôi không còn lông nữa. Người da trắng đại bộ phận mà nói thì trên ngực họ đều có lông, sau lưng có lông, sờ lên giống như tấm thảm vậy. Ở phía trước, khi muỗi bay vào thì còn bị lạc đường, muỗi bay đến ngực họ đều nghĩ là muốn đốt một cái, nhưng mà chúng đều bị lông làm cho hồ đồ rồi, đều lạc đường không bay ra được. Người Hoa chúng ta thì không có, nếu có vài sợi thì cũng để đó, không dám cắt chúng đi.

Cho nên Lư Thắng Ngạn là bất khả thuyết, không có cách nào để đi miêu tả Lư Thắng Ngạn, điều này anh nói đúng rồi, bởi vì A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là không thể nào giảng, không có cách nào giảng được cái cốt lõi của nó, không có một thứ nào có thể đại diện cho nó, cho nên căn bản là không thể nào giảng. Bởi vì giảng không được, Phật Nhiên Đăng giảng không được, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng không được, bởi vì hai vị đều giảng không được, cho nên Phật Nhiên Đăng liền thọ kí cho Phật Thích Ca Mâu Ni là: “Sau này ngài thành Phật gọi là Thích Ca Mâu Ni.” Bởi vì các vị đều lĩnh ngộ được cái cảm giác không nói ra được ấy, đó là không thuyết giảng được.

Tối hôm qua Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật và Địa Tạng Bồ Tát nói với tôi, đó là cái không giảng được, đó là cái không thể nói, bởi vì là Không, là cái bất tận. Tôi nói: “Nói như thế thì mọi người có thông không?” Các vị nói: “Ngài phải nói như vậy mới là đúng, là chính xác.” Người khác không nói như vậy đâu! Cái gì mà giới định huệ, ngũ căn ngũ lực, tứ niệm xứ, tứ chính cần, ba mươi bảy đạo phẩm, bát chính đạo, thập nhị nhân duyên, lục đạo, đều không có cách nào nói rằng cái này là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Cái đó là pháp, chỉ là công cụ để cho bạn đạt được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ví dụ như một chiếc xe, tứ thánh đế chính là bốn cửa của chiếc xe, bát chính đạo chính là tám hàng ghế, lục độ chính là giống như động cơ sáu xi-lanh, cuối cùng hợp tất cả những thứ này lại, giới định huệ, tứ thánh đế, bát chính đạo, thập nhị nhân duyên, lục độ đều tập hợp lại, tạo nên một chiếc xe. Bạn muốn nói về vật chất thì chính là như thế này, nếu còn nếu như muốn nói về Phật pháp thì đó là bất khả thuyết, giảng không được.

Đoạn sau Phật Thích Ca Mâu Ni có nói đến, pháp chính là con thuyền đưa bạn đến bờ bên kia, không phải là pháp chính là bờ bên kia. Không thể nói bát chính đạo chính là bờ bên kia, lục đạo chính là bờ bên kia, tứ thánh đế chính là bờ bên kia, giới định huệ chính là bờ bên kia, không thể nói như vậy. Những cái này chỉ là tập hợp lại trở thành một con thuyền chở bạn đến nơi của đạo chân chính, chính là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nói như vậy mọi người nghe rõ chưa?

“Vì thật không có pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nên Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta mà nói rằng: "Vào đời sau sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni." Là vì sao? Vì Như Lai tức là mọi pháp đều như nghĩa." "Nếu có người nói: Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Thật không có pháp Phật đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! A nậu đa la tam miệu tam bồ đề mà Như Lai có được trong ấy không thật không hư.”

Bạn xem, không có thứ thực tại, là vô thực, nhưng lại không phải là thứ hư cấu, không có thứ thực tại, cũng không phải là thứ hư cấu, đây chính là cái chỗ vi diệu. Như “không thực không hư” chính là Đạo, chính là giống như Lão Tử nói “đạo khả đạo phi thường đạo”. Đạo là thứ không giảng được. Đạo có thể nói được nhưng đó cũng không phải là đạo thông thường, là đạo không giảng được. Đạo khả đạo, phi thường đạo, đạo có thể giảng được, nhưng cũng là đạo không giảng được, cái này chính là như “không thực không hư”, dường như là thứ có thực, lại dường như là không có thứ này.

“Vì thế Như Lai nói: tất cả mọi pháp đều là Phật pháp.” Như Lai nói tất cả mọi pháp đều là Phật pháp. Cho nên, trước kia đệ tử của tôi là tiến sĩ Trương Trừng Cơ đã viết một cuốn sách tên là “Cái gì là Phật pháp”, khi tôi đi gặp cư sĩ Lí Bỉnh Nam, Lí Bỉnh Nam nói với tôi: “Thứ mà tên tiểu tử này viết sai rồi!” Trong lòng tôi nghĩ đó là đệ tử của mình, tôi nên thay đệ tử bào chữa mới đúng. Lí Bỉnh Nam nói: “Tôi muốn hỏi anh ta cái gì là Phật pháp?” Trương Trừng Cơ viết “Cái gì là Phật pháp”, các bạn ai đã đọc cuốn sách đó giơ tay? Đó là sách mà đồng môn của bạn - tiến sĩ Trương Trừng Cơ viết đó.

Tôi đã từng xem phong thủy cho nhà anh ấy, nhà anh ấy ở núi Bát Quái ở huyện Chương Hóa, là nhà của nhà nước phân cho anh ấy, anh ấy là con rể của Vu Hữu Nhâm, Vu Hữu Nhâm là một ông lớn ở Đài Loan trước đây. Là con rể của Vu Hữu Nhâm nhưng anh ấy không thích làm quan, lại thích Phật pháp, anh ấy viết cuốn “Cái gì là Phật pháp”. Lí Bỉnh Nam cũng là một cư sĩ già, nghiên cứu Phật pháp và chuyên môn giảng Tịnh độ tông, ông ấy muốn hỏi Trương Trừng Cơ cái gì là Phật pháp. Ở đây Phật đã nói ra rồi: “Vì thế Như Lai nói: tất cả mọi pháp đều là Phật pháp.” Không có cái không phải là Phật pháp, cái gì cũng đều là Phật pháp, đây là điều Phật nói, phạm vi là rất lớn. Là Phật Thích Ca Mâu Ni nói, ngài không phân chia Phật pháp thành những bộ phận nhỏ, mà là cái gì cũng đều là Phật pháp.

Vì thế tôi cho rằng Jesus Christ cũng là Phật pháp, Thánh Mẫu Maria cũng là Phật pháp, kinh Koran cũng là Phật pháp, đạo lí mà Khổng Tử nói cũng là Phật pháp… (Trong phòng có đồ vật rơi xuống.) Rơi rồi à! Tôi nói đến mức mà nó cũng sợ, hiện tượng linh dị đây! Bạn có biết phái lên đồng viết chữ gọi Khổng Tử là gì không? Là Đại Thành Chí Thánh Hưng Nho Trị Thế Thiên Tôn, đạo hiệu của Khổng Tử là Chí Thánh Tiên Sư. Đạo lí mà Khổng Tử nói cũng là Phật pháp, đạo lí mà Mạnh Tử nói cũng là Phật pháp, đạo lí mà Tăng Sâm nói cũng là Phật pháp, rất nhiều Phật pháp, bao la vạn tượng cái gì cũng là Phật pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni ở đây cũng nói: “Như Lai nói: tất cả mọi pháp đều là Phật pháp.”

“Tu Bồ Đề! Nói là tất cả mọi pháp tức chẳng phải tất cả mọi pháp, thế nên gọi là tất cả mọi pháp.” Lại nữa rồi. Rất đơn giản, mọi người đều biết rồi, đúng không? Ở đây Phật lại làm một so sánh, so sánh này bây giờ đã nói xong rồi.

"Tu Bồ Đề! Ví dụ như nói thân người cao lớn." Tu Bồ Đề nói: "Thế Tôn! Như Lai nói: thân người cao lớn tức chẳng phải thân lớn, thì gọi là thân lớn."

Thế nào gọi là thân người cao lớn? Lẽ nào thân người rất cao lớn sao? Ví dụ những cô gái, cô Sư Đầu là người cao lớn đó. Sư Đầu, cô đứng dậy cho mọi người nhìn một chút. Cô ấy rất cao, trong số phụ nữ ở đây người nào cao hơn cô ấy? Bây giờ ở đây có phụ nữ nào cao hơn cô ấy không? Đứng dậy để tôi xem xem, bây giờ hai người so với nhau xem sao. Cô có tóc à, không sao hết, hai người so một chút xem sao, như vậy là ai cao? Cao bằng nhau à. Cao bằng nhau là đánh mạt chược rồi! Mời ngồi, hai người đều là những người cao lớn đó! Ở đây nói tất cả những thứ hữu hình đều không tính.

“Vì thế Như Lai nói: tất cả mọi pháp đều là Phật pháp. Tu Bồ Đề! Nói là tất cả mọi pháp tức chẳng phải tất cả mọi pháp, thế nên gọi là tất cả mọi pháp." "Tu Bồ Đề! Ví dụ như nói thân người cao lớn." Tu Bồ Đề nói: "Thế Tôn! Như Lai nói: thân người cao lớn tức chẳng phải thân lớn, thì gọi là thân lớn."

Vóc dáng chúng ta nhỏ, đương nhiên không so được với người cao, chúng ta là thân nhỏ, họ là thân lớn, lớn nhỏ là so sánh với nhau. Nếu là trong Phật pháp, thậm chí là trong Phật tính, thì không có sự phân biệt lớn nhỏ, vì thế ở đây nói: “thân người cao lớn tức chẳng phải thân lớn, thì gọi là thân lớn”. Tương đối cao là thân lớn, không sai, nhưng mà so sánh với cái Không thì đều như nhau thôi, đều là bình đẳng. Cho nên ý nghĩa là nói đều là bình đẳng.

Tôi giảng kinh Kim Cang không giống như người khác nói. Bạn xem, tối hôm qua Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật và Địa Tạng Bồ Tát, bốn chúng tôi, các vị nói rằng: “Ngài (những gì đã giảng vào hôm thứ bảy) sẽ khiến người ta càng nghe càng hồ đồ.” Bởi vì là bất khả thuyết, không thể nói được, vì sao không thể nói được? Bởi vì như thực như hư, dường như là có lại dường như không có. Cái tôi thật sự dường như có lại dường như không có. Phật tính thật sự dường như có lại dường như không có, không nói ra được. Cho nên thân người cao lớn, thân người nhỏ thì so sánh được, nếu không so sánh được thì căn bản không có cái gì gọi là thân cao lớn, thân lớn là thân lớn, thân nhỏ là thân nhỏ, đó là thế giới vật chất hữu hình.

Cho nên hôm qua các vị lại nói với tôi một câu: “Lấy một hạt cát sông Hằng, nói đây chính là sông Hằng, đương nhiên không phải, cát sông Hằng làm sao có thể đại diện cho sông Hằng chứ?” Sông Hằng đó nói như thế nào, bạn cũng không nói được, bạn lấy một giọt nước sông Hằng nói đây là sông Hằng, cũng có phải đâu, không có cách nào nói được. Như vậy mọi người đã hiểu thế nào gọi là bồ đề tâm, thế nào gọi là đạo, thế nào gọi là Phật tính. Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng rất nhiều so sánh. Tối hôm qua Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật, Địa Tạng Bồ Tát nói với tôi: “Ngài dùng chính bản thân để làm so sánh, ngài rốt cục là ai?” Nghĩ thử xem “ta là ai?”. Không có một thứ nào có thể tượng trưng cho bạn. Om mani padme hum.

(Ngày 20/02/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Kim Cang Tát Đỏa tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 60.)

(Hết tập 3)

Mục lục