📑

Bốn đại pháp thành tựu của Thượng sư tương ứng pháp

Bốn đại pháp thành tựu của Thượng sư tương ứng pháp

Giảng pháp: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Thời gian: N/A Địa điểm: N/A Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Chú ý: Chưa nhận quán đảnh, xin đừng tu pháp!

🎯 Tiêu tai, tăng ích, kính ái, hàng phục

Công đức của pháp

Tóm tắt quan niệm cơ bản về tu trì Căn bản Thượng sư tương ứng pháp.

Trong Căn bản Thượng sư tương ứng pháp của Chân Phật Tông, Thượng sư có bốn thân:

Thứ nhất, chân thân — như mẹ của hư không giới, chúng sinh khởi thỉnh thân thật của Thượng sư.

Thứ hai, pháp tính thân — như mẹ của hư không giới, chúng sinh khởi thỉnh thân pháp tính của Thượng sư.

Thứ ba, báo tính thân — như mẹ của hư không giới, chúng sinh khởi thỉnh báo thân viên mãn của Thượng sư.

Thứ tư, ứng tính thân — như mẹ của hư không giới, chúng sinh khởi thỉnh ứng hóa thân đại bi vô ngại của Thượng sư.

Cũng có thể nói như sau:

Chân thân — Ngũ Phương Phật. Pháp tính thân — Phật Nhãn Phật Mẫu (Vô Tà Nhãn Như Lai). Báo tính thân — Đại Bạch Liên Hoa Đồng Tử. Ứng tính thân — Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn. (Văn tập Liên Sinh Hoạt Phật số 063.)

Cần biết rằng, một Thượng sư linh tính chân chính có thể nói là người đã tu hành rất nhiều kiếp rất nhiều đời, có đầy đủ mọi đức hạnh, và tất cả đều tự tại, có thành tựu thù thắng, có đại trí huệ, có thể đắc chứng tất cả các pháp trên đời chứ không phải khi tạ thế mới đắc pháp, có sức mạnh thiền định của Đại thủ ấn, đã tự thân nhập vào Tỳ Lô tính hải, đắc chứng Mật pháp. Thành tựu vô thượng, có Phật thọ ký, gánh vác Phật sự, có đại pháp lực, tất cả rốt ráo, điều phục mọi tâm, bảo tướng trang nghiêm, nhập thế xuất thế, đều là tự như, thánh hiền vô song, hóa thân vô số, đầy ắp hư không, chúng sinh nương dựa, từ bi như một, kim cương bất hoại, công đức như biển, thuyết pháp độ chúng, che chở người mê, ban chúng sinh trí, hiển chân thực nghĩa, thuyết chân thực đế, ma không thể địch. (Văn tập Liên Sinh Hoạt Phật số 48.)

Quan niệm của Căn bản Thượng sư tương ứng pháp là: Thượng sư cùng chư Phật của tất cả pháp giới là một thể, Thượng sư là thể tính của thân khẩu ý hợp nhất của thập phương tam thế chư Phật, là ngọn nguồn của tám vạn bốn nghìn pháp môn. Đệ tử Chân Phật Tông quy y một truyền thừa đầy đủ, căn bản, một Thượng sư đủ đức. Quy y thập phương tam thế tất cả chư Phật Bổn tôn Thánh chúng. Quy y thập phương tam thế tất cả các Bồ Tát Bổn tôn Thánh chúng. Quy y tám vạn bốn nghìn pháp môn và pháp môn vô thượng. Quy y tất cả các Thánh hiền đắc chứng và Thánh hiền tăng già. Quy y tất cả Hộ pháp Thánh chúng có đủ bi trí. (Văn tập Liên Sinh Hoạt Phật số 48.)

Ứng dụng Yết ma

Tóm tắt ứng dụng pháp Yết ma của Căn bản Thượng sư tương ứng pháp.

Pháp Yết ma, cũng tức là những ý vị của các pháp như tiêu tai, tăng ích, kính ái, hàng phục, nhiếp triệu của Mật tông. (Văn tập Liên Sinh Hoạt Phật số 54.)

Ứng dụng pháp Yết ma của Căn bản Thượng sư tương ứng pháp đều có thể dùng vào các mục đích tiêu tai, tăng ích, kính ái, hàng phục. Sự kỳ diệu khi tu pháp này đều dựa vào sự nhất tâm để sử dụng.

Tu trì pháp tiêu tai nên dùng tâm từ bi, nhân từ bảo vệ tất cả hữu tình, có Như Lai ẩn tàng, dùng thân khẩu ý kim cang, dùng sức mạnh công đức của tam mật gia trì để hóa giải tai kiếp của đối phương.

Tu trì pháp kính ái nên dùng tâm thương xót, để tự thân thanh tịnh trước, không khởi tâm phân biệt giữa mình và chúng sinh, dùng sức mạnh công đức của tam mật gia trì để mình và chúng sinh ngang hàng nhau như hư không.

Tu trì pháp tăng ích nên dùng tâm thanh tịnh, nhập vào tự tâm hoa sen, mở ra tất cả kho báu cất giữ trong kho, đạt được tất cả của cải, sau đó bố thí pháp tài, lệnh cho sức mạnh công đức của sự gia trì khiến thành tựu tất cả. Dùng thành tựu tăng ích để tất cả chúng sinh đắc tất cả thành tựu.

Tu trì pháp hàng phục nên dùng tâm uy mãnh, nhìn chúng sinh bằng sự bình đẳng, lệnh cho tất cả hữu tình có thể lìa bỏ tướng tính, dùng sức mạnh công đức của tam mật gia trì để khiến họ bỏ tà quy chính, tất cả hữu tình đều đắc thành tựu và quy thuận.

Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn thật lòng thật sự nói với mọi người, tâm yếu tu trì của tất cả Mật pháp nằm ở tâm tính thanh tịnh của chính mình, tự tâm trở thành một điểm, sau đó hóa thành ánh sáng phổ chiếu.

Tự biết có một khối sức mạnh chân thực vô hình tràn đầy không gian, tất cả bất kì phiền não và ma lực nào cũng đều không thể xâm phạm, đây chính là cảnh giới hiện lượng.

Suy nghĩ vô niệm, tức tất cả pháp Yết ma.

Dùng tam mật để lo liệu tất cả, tức vô thượng du già. (Văn tập Liên Sinh Hoạt Phật số 66.)

Chân Phật Tông Thượng sư tương ứng tiêu tai pháp - Nghi quỹ (1)

Phạm vi ứng dụng: chữa bệnh, trừ tai họa, chấm dứt kiện cáo tranh chấp, trừ nghiệp chướng của trọng tội và phiền não và các loại tai nạn.

Bố trí đàn cúng: dùng bàn tròn nhỏ hoặc bàn uống trà hình tròn (không câu nệ kích thước), phủ một tấm vải trắng lên bàn, dùng để làm pháp đàn. Pháp đàn quay lưng về hướng bắc hướng về hướng nam, đặt tượng của Thượng sư cùng hướng của pháp đàn. Mặc pháp y màu trắng để tu pháp. Dùng ngũ cúng hoặc bát cúng, hoa, nến, trái cây, cố gắng hết sức để dùng màu trắng, khi tu pháp thì thắp nến. Khi tu pháp thì cắm ba que hương vào bát hương. Có thể chuẩn bị thêm cúng phẩm, món chay, điểm tâm có màu trắng.

Thời gian tu pháp: hàng ngày khi trời vừa chập tối, tức là ngay sau khi mặt trời lặn, khoảng 7 giờ. Mỗi tháng tốt nhất là tu từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 8 âm lịch. (Làm 7 ngày là viên mãn, mỗi ngày tu 1 đàn.)

Tư thế khi tu pháp: tốt nhất là ngồi xếp bằng, hoặc ngồi tư thế phổ thông cũng được.

Pháp y khi tu pháp: sau khi tắm gội thì mặc pháp y màu trắng, mặt quay về hướng bắc, tức là đối diện với bức tượng của Thượng sư để tu pháp.

Nghi quỹ: (Phỏng theo pháp bản trong cuốn “Chân Phật - bí mật trong bí mật.)

(1) Niệm chú thanh tịnh.

(2) Niệm chú triệu thỉnh 3 biến.

(3) Đại lễ bái.

(4) Pháp cúng dường mandala.

(5) Niệm chú Tứ quy y.

(6) Tu pháp mặc bia giáp hộ thân.

(7) Niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. (1 biến, 3 biến hoặc nhiều hơn.)

(8) Thỉnh cầu Liên Hoa Đồng Tử giá lâm, niệm:

Tự tính liên hoa pháp tính thân Tay phải thuyết pháp trái cầm hoa Hóa thân biến khắp nghìn vạn cảnh Thiên y bảo sức diệu trang nghiêm Một thân đắc chứng Đạo Hiển Mật Truyền thừa dung hợp trân quý nhất Chân Phật Mật Pháp dạy chúng sinh Phổ độ quần sinh không bỏ sót.

(9) Kết thủ ấn Liên Hoa Đồng Tử, quán tưởng:

Liên Sinh Hoạt Phật như phần trước, phóng ánh sáng trắng chiếu đến chính mình. (Nếu làm tiêu tai cho người khác thì trước tiên phải quán tưởng người đó đến trước mặt mình, sau đó quán tưởng linh quang của Thượng sư phóng ánh sáng trắng chiếu đến người đó, khiến cho bệnh tật của họ tiêu trừ hoặc kiện cáo được hóa giải, hoặc tai nạn bị đẩy lùi.) Lệnh cho ác nghiệp tiêu tan, tai bệnh tiêu biến.

(10) Trì chú: (108 biến hoặc nhiều hơn)

Niệm: “Ôm a hùm gu-ru pây a-ha-sa-sa-ma-ha. Liên Sinh sắc lệnh đệ tử …(tên)… khỏi hết bệnh tật (hoặc việc kiện cáo được hóa giải). Sit-đi hùm.”

Đọc câu chú này khoan thai, không chậm không nhanh, thanh điệu đều đặn. Dùng tâm niệm từ bi, đồng thời quán tưởng như trên.

(11) Nhập Tam ma địa.

(Cửu tiết Phật phong, tâm cảnh thả lỏng trống rỗng, nhập ngã ngã nhập.)

(12) Hồi hướng:

Cung trì Liên Sinh thượng sư pháp Chân Phật một phái cứu chúng sinh. Một chú tức sinh Song Liên Trì. Thập bát Liên Hoa đến hóa sinh. Vô thượng hy hữu đại bí mật. Nay con tu trì cúng dường khắp. Phát đại thâm tâm thề nguyện lực. Để con sớm chứng Phật địa này.”

Niệm: “Tu pháp viên mãn. Mong đệ tử….(tên)…. tất cả tu trì thuận lợi, thành tựu viên mãn. Tất cả mong cầu đều thuận lợi như ý viên mãn. Nguyện… (tên)… tai họa bệnh tật đẩy lùi hoàn toàn.”

(13) Niệm chú viên mãn 3 biến.

(14) Đại lễ bái Phật. Rời khỏi đàn thành. Cát tường viên mãn.

Chân Phật Tông Thượng sư tương ứng kính ái pháp - Nghi quỹ (2)

Phạm vi ứng dụng: khiến chúng sinh yêu kính bạn, có thể giúp vợ chồng hòa hợp, viên mãn tất cả các mối quan hệ giữa người với người, ai nấy đều tôn kính yêu mến bạn, theo đuổi hôn nhân viên mãn.

Bố trí đàn cúng: dùng bàn tròn nhỏ hoặc bàn uống trà hình tròn (không câu nệ kích thước), phủ một tấm vải đỏ lên bàn, dùng để làm pháp đàn. Pháp đàn quay lưng về hướng tây hướng về hướng đông, đặt tượng của Thượng sư cùng hướng của pháp đàn, ở vị trí trung tâm của pháp đàn. Tốt nhất là mặc pháp y màu đỏ để tu pháp. Dùng ngũ cúng hoặc bát cúng với cúng phẩm màu đỏ, khi tu pháp thì thắp nến đỏ. Khi tu pháp thì cắm ba que hương vào bát hương. Có thể chuẩn bị thêm các loại cúng phẩm, món chay, điểm tâm có màu đỏ.

Thời gian tu pháp: ngày 16 đến 23 âm lịch hàng tháng, vào ban đêm (sau 12 giờ) thì tu pháp. Mỗi ngày một đàn, liên tục tu 7 ngày thì sẽ được viên mãn.

Tư thế khi tu pháp: đứng trên đầu gối, hai chân kề sát nhau, mông không chạm đất. Âm thanh niệm chú thì niệm từng chữ nhanh và đanh, niệm mỗi chữ đều có lực.

Nghi quỹ:

(1) Niệm chú thanh tịnh.

(2) Niệm chú triệu thỉnh 3 biến. (Có thể quán tưởng Liên Sinh Hoạt Phật đầu đội mũ Ngũ Phật, mặc pháp y màu đỏ, ngồi trên hoa sen đỏ, nét mặt tươi cười giáng xuống đàn thành, phóng ánh sáng đỏ chiếu đến hành giả. Chư Phật Bồ Tát ở xung quanh đều phóng tỏa ánh sáng đỏ.)

(3) Đại lễ bái.

(4) Pháp cúng dường mandala.

(5) Niệm chú Tứ quy y.

(6) Tu pháp mặc bia giáp hộ thân.

(7) Niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. (1 biến, 3 biến hoặc nhiều hơn.)

(8) Thỉnh cầu Liên Hoa Đồng Tử giá lâm, niệm:

Tự tính liên hoa pháp tính thân Tay phải thuyết pháp trái cầm hoa Hóa thân biến khắp nghìn vạn cảnh Thiên y bảo sức diệu trang nghiêm Một thân đắc chứng Đạo Hiển Mật Truyền thừa dung hợp trân quý nhất Chân Phật Mật Pháp dạy chúng sinh Phổ độ quần sinh không bỏ sót.

(9) Kết thủ ấn Liên Hoa Đồng Tử, quán tưởng:

Liên Sinh Hoạt Phật phóng ánh sáng đỏ chiếu đến hành giả, toàn thân hành giả trong ngoài là màu đỏ trong suốt, hành giả được tất cả mọi người (hoặc một người nào đó) tôn kính yêu mến. Nếu cầu vợ chồng hòa hợp thì quán tưởng ánh sáng đỏ chiếu đến vợ chồng, vợ chồng tan vào nhau. Nếu cầu hôn nhân thì ánh sáng đỏ đồng thời chiếu đến đối tượng của mình, đều hiện lên tướng hoan hỷ vui mừng, cầu gì được nấy.

(10) Trì chú: (108 biến hoặc nhiều hơn)

Niệm: “Ôm a hùm gu-ru pây a-ha-sa-sa-ma-ha. Liên Sinh sắc lệnh tất cả mọi người kính yêu …(tên)… (hoặc A và B gia đình viên mãn, hoặc A và B có thể nên chuyện hôn nhân). Sit-đi hùm.”

Đọc câu chú này khoan thai, không chậm không nhanh, thanh điệu đều đặn. Dùng tâm niệm từ bi, đồng thời quán tưởng như trên.

(11) Nhập Tam ma địa.

(Cửu tiết Phật phong, tâm cảnh thả lỏng trống rỗng, nhập ngã ngã nhập.)

(12) Hồi hướng:

Cung trì Liên Sinh thượng sư pháp Chân Phật một phái cứu chúng sinh. Một chú tức sinh Song Liên Trì. Thập bát Liên Hoa đến hóa sinh. Vô thượng hy hữu đại bí mật. Nay con tu trì cúng dường khắp. Phát đại thâm tâm thề nguyện lực. Để con sớm chứng Phật địa này.”

Niệm: “Tu pháp viên mãn. Mong đệ tử….(tên)…. tất cả mong cầu đều thuận lợi, thành tựu viên mãn. Nguyện đệ tử … (tên)…. tất cả tu trì thuận lợi viên mãn thành tựu. (Hoặc ABC gia đình viên mãn.)”

(13) Niệm chú viên mãn 3 biến.

(14) Đại lễ bái Phật. Rời khỏi đàn thành. Cát tường viên mãn.

Chân Phật Tông Thượng sư tương ứng tăng ích pháp - Nghi quỹ (3)

Phạm vi ứng dụng: thỉnh cầu thăng quan tiến chức, tăng lương, sống lâu, cầu công danh, cầu phúc đức, cầu thông minh, cầu của cải, cầu kinh doanh thành tựu, cầu nhà lầu xe hơi, cầu châu báo, cầu thịnh vương may mắn, cầu đạt được chức vị tốt, cầu chuyển công tác thành tựu, cầu tài nguyên không cạn.

Bố trí đàn cúng: dùng bàn tròn nhỏ hoặc bàn uống trà hình tròn (không câu nệ kích thước), phủ một tấm vải vàng lên bàn, dùng để làm pháp đàn. Pháp đàn quay lưng về hướng đông hướng về hướng tây, đặt tượng của Thượng sư cùng hướng của pháp đàn, ở vị trí trung tâm của pháp đàn. Tốt nhất là mặc pháp y màu vàng để tu pháp. Dùng ngũ cúng hoặc bát cúng với cúng phẩm màu vàng, khi tu pháp thì thắp nến vàng. Khi tu pháp thì cắm ba que hương vào bát hương. Có thể chuẩn bị thêm các loại cúng phẩm, món chay, điểm tâm có màu vàng.

Thời gian tu pháp: buổi sáng hàng ngày khi mặt trời mọc (khoảng 6 rưỡi 7 giờ), tốt nhất là tu vào ngày 9 đến 15 âm lịch hàng tháng, vào ban đêm (sau 12 giờ) thì tu pháp. (Mỗi đợt tu trọn 7 ngày là viên mãn, mỗi ngày tu 1 đàn.)

Tư thế khi tu pháp: ngồi kiết già là tốt nhất, hoặc ngồi khoanh chân tùy ý cũng được.

Nghi quỹ:

(1) Niệm chú thanh tịnh.

(2) Niệm chú triệu thỉnh 3 biến. (Quán tưởng Liên Sinh Hoạt Phật đầu đội mũ Ngũ Phật, mặc pháp y màu vàng, ngồi trên hoa sen vàng giáng xuống đàn thành, nét mặt tươi cười, phóng ánh sáng vàng chiếu đến hành giả.)

(3) Đại lễ bái.

(4) Pháp cúng dường mandala.

(5) Niệm chú Tứ quy y.

(6) Tu pháp mặc bia giáp hộ thân.

(7) Niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. (1 biến, 3 biến hoặc nhiều hơn.)

(8) Thỉnh cầu Liên Hoa Đồng Tử giá lâm, niệm:

Tự tính liên hoa pháp tính thân Tay phải thuyết pháp trái cầm hoa Hóa thân biến khắp nghìn vạn cảnh Thiên y bảo sức diệu trang nghiêm Một thân đắc chứng Đạo Hiển Mật Truyền thừa dung hợp trân quý nhất Chân Phật Mật Pháp dạy chúng sinh Phổ độ quần sinh không bỏ sót.

(9) Kết thủ ấn Liên Hoa Đồng Tử, quán tưởng:

Liên Sinh Hoạt Phật phóng ánh sáng vàng chiếu đến hành giả. Quán tưởng việc kinh doanh của mình hưng thịnh, tài nguyên cuồn cuộn. Hoặc quán tưởng chính mình thăng quan tiến chức, đạt được công danh, tuổi thọ, có được nhà lầu xe hơi, có được châu báu, thông minh, kinh doanh thành tựu.

(10) Trì chú: (108 biến hoặc nhiều hơn)

Niệm: “Ôm a hùm gu-ru pây a-ha-sa-sa-ma-ha. Liên Sinh sắc lệnh đệ tử …(tên)… kinh doanh hưng thịnh, tài nguyên dồi dào, sự nghiệp thành tựu, công danh thông minh, tất cả thành tựu. Sit-đi hùm.”

Đọc câu chú này rõ ràng và có lực, khi niệm chú tâm trạng phải vui vẻ hào hứng.

(11) Nhập Tam ma địa.

(Cửu tiết Phật phong, tâm cảnh thả lỏng trống rỗng, nhập ngã ngã nhập.)

(12) Hồi hướng:

Cung trì Liên Sinh thượng sư pháp Chân Phật một phái cứu chúng sinh. Một chú tức sinh Song Liên Trì. Thập bát Liên Hoa đến hóa sinh. Vô thượng hy hữu đại bí mật. Nay con tu trì cúng dường khắp. Phát đại thâm tâm thề nguyện lực. Để con sớm chứng Phật địa này.”

Niệm: “Tu pháp viên mãn. Nguyện đệ tử … (tên)…. tất cả tu trì thuận lợi viên mãn thành tựu, tất cả mong cầu đều thuận lợi như ý viên mãn.”

(13) Niệm chú viên mãn 3 biến.

(14) Đại lễ bái Phật. Rời khỏi đàn thành. Cát tường viên mãn.

Chân Phật Tông Thượng sư tương ứng hàng phục pháp - Nghi quỹ (4)

Phạm vi ứng dụng: đặc thù của pháp này nằm ở khuất phục đối phương (khuyên thỉnh người khác tin Phật), hoặc đòi lại các khoản nợ. Mục đích của nó không phải là bức hại đối phương hoặc nghiêm trị, quan niệm này cực kì quan trọng. Tuy pháp này có xu thế uy mãnh, nhưng xuất phát điểm vẫn là lấy từ bi làm gốc.

Bố trí đàn cúng: dùng bàn nhỏ hình tam giác hoặc bàn uống trà hình tam giác (không câu nệ kích thước), phủ một tấm vải màu xanh hoặc đen lên bàn, dùng để làm pháp đàn. Pháp đàn quay lưng về hướng nam hướng về hướng bắc, đặt tượng của Thượng sư cùng hướng của pháp đàn. Người tu pháp phải mặc pháp y màu đen để tu pháp. Dùng ngũ cúng hoặc bát cúng với cúng phẩm màu đen, khi tu pháp thì thắp nến xanh. Khi tu pháp thì cắm ba que hương màu đen vào bát hương. Có thể chuẩn bị thêm các loại cúng phẩm, món chay, điểm tâm có màu đen.

Thời gian tu pháp: hàng tháng từ ngày 24 đến 30 âm lịch, vào giờ Ngọ (buổi trưa), hoặc giờ Tý (nửa đêm), mỗi ngày tu 1 đàn, tu liên tục 7 ngày thì sẽ viên mãn.

Tư thế khi tu pháp: có hai loại thân ấn. Một là chân phải đứng thẳng, chân trái cong, chân phải biểu thị chính mình, chân trái biểu thị đối phương. Cách thứ hai là chân phải dẫm lên mu bàn chân trái, dùng cách ngồi xổm để tu pháp, mông không chạm đất, có cùng ý nghĩa là dẫm đè lên đối phương.

Nghi quỹ:

(1) Niệm chú thanh tịnh.

(2) Niệm chú triệu thỉnh 3 biến. (Quán tưởng Liên Sinh Hoạt Phật đầu đội mũ Ngũ Phật, mặc pháp y màu đen, ngồi trên hoa sen màu đen giáng xuống đàn thành, nét mặt lộ tướng phẫn nộ, chư Phật Bồ Tát ở xung quanh.)

(3) Đại lễ bái.

(4) Pháp cúng dường mandala.

(5) Niệm chú Tứ quy y.

(6) Tu pháp mặc bia giáp hộ thân.

(7) Niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. (1 biến, 3 biến.)

(8) Thỉnh cầu Liên Hoa Đồng Tử giá lâm, niệm:

Tự tính liên hoa pháp tính thân Tay phải thuyết pháp trái cầm hoa Hóa thân biến khắp nghìn vạn cảnh Thiên y bảo sức diệu trang nghiêm Một thân đắc chứng Đạo Hiển Mật Truyền thừa dung hợp trân quý nhất Chân Phật Mật Pháp dạy chúng sinh Phổ độ quần sinh không bỏ sót.

(9) Kết thủ ấn Liên Hoa Đồng Tử, quán tưởng:

Người thiếu nợ đến trước mặt mình, Liên Sinh Hoạt Phật hiện tướng phẫn nộ, phóng ánh sáng đen chiếu đến người thiếu nợ, khiến thân tâm họ bất an, người thiếu nợ sẽ phải lấy tiền ra, cầm hai tay giao cho chủ nợ.

Hoặc quán tưởng người không tin Phật đến trước mặt, Liên Sinh Hoạt Phật hiện tướng phẫn nộ, phóng ánh sáng đen chiếu đến người không tin Phật, khiến đối phương sản sinh tâm cung kính, đến trước Phật đảnh lễ.

(10) Trì chú: (108 biến hoặc nhiều hơn)

Niệm: “Ôm a hùm gu-ru pây a-ha-sa-sa-ma-ha. Liên Sinh sắc lệnh …(tên)… mau quy y Chân Phật, cung kính Phật pháp. Sit-đi hùm.”

Đọc câu chú này rõ ràng và có lực, khi niệm chú tâm trạng phải vui vẻ hào hứng.

(11) Nhập Tam ma địa.

(Cửu tiết Phật phong, tâm cảnh thả lỏng trống rỗng, nhập ngã ngã nhập.)

(12) Hồi hướng:

Cung trì Liên Sinh thượng sư pháp Chân Phật một phái cứu chúng sinh. Một chú tức sinh Song Liên Trì. Thập bát Liên Hoa đến hóa sinh. Vô thượng hy hữu đại bí mật. Nay con tu trì cúng dường khắp. Phát đại thâm tâm thề nguyện lực. Để con sớm chứng Phật địa này.”

Niệm: “Tu pháp viên mãn. Nguyện đệ tử … (tên)…. tất cả tu trì thuận lợi viên mãn thành tựu. Nguyện đệ tử …(tên)… tất cả mong cầu đều thuận lợi viên mãn thành tựu.”

(13) Niệm chú viên mãn 3 biến.

(14) Đại lễ bái Phật. Rời khỏi đàn thành. Cát tường viên mãn.

Sư Tôn truyền thụ tâm yếu khẩu quyết

(Ngày 10/1/2009, tại Khai Minh Đường ở Đài Loan, Liên Sinh Hoạt Phật đã khai thị tinh yếu.)

Trên phương diện Mật pháp, xem xem bạn có muốn biết điều gì thì bạn nêu ra, Sư Tôn sẽ giúp bạn giải đáp cho toàn vẹn.

(Đệ tử hỏi: “Xin Sư Tôn khai thị pháp bốn đại thành tựu của Liên Hoa Đồng Tử”.)

Pháp bốn đại thành tựu của Liên Hoa Đồng Tử chính là tức-tăng-hoài-tru.

Pháp bốn đại thành tựu cũng là pháp nhập thế, chủ yếu là giúp chúng sinh có thể bước vào Phật pháp chân chính. Bản thân Liên Hoa Đồng Tử mà nói thì có nhiều pháp, bởi vì có rất nhiều Liên Hoa Đồng Tử mà. Không phải là chỉ có một Liên Hoa Đồng Tử.

Theo như tôi biết, mọi người đều là Liên Hoa Đồng Tử. (Mọi người vỗ tay.) Chúng ta học pháp tương ứng Liên Hoa Đồng Tử, bạn chỉ cần tương ứng với Liên Hoa Đồng Tử rồi thì bốn loại tức-tăng-hoài-tru đều có thể làm được.

Tức chính là tiêu tai, tăng tức là tăng ích, hoài tức là kính ái, tru tức là hàng phục. Tức-tăng-hoài-tru chính là tiêu tai, tăng ích, kính ái, hàng phục. Bốn phương pháp này, nếu mà nói lấy Liên Hoa Đồng Tử làm Bổn tôn làm Hộ Ma thì ngài cũng có thể làm tức-tăng-hoài-tru. Quy tắc là như thế này. Khi bạn làm tiêu tai thì lấy màu trắng làm chính, dùng màu trắng làm chủ thì gọi là “bạch chư tôn”. Nếu chúng ta làm Hộ Ma, muốn làm pháp tiêu tai, phải thỉnh bạch chư tôn. Bạch chư tôn ví dụ như cúng Liên Hoa Đồng Tử màu trắng, ngài là một trong các bạch chư tôn. Đại Bạch Liên Hoa Đồng Tử chuyên môn làm tiêu tai, độ chúng. Ngoài ra, Quan Thế Âm Bồ Tát, ví dụ Bạch Y Đại Sĩ, Bạch Y Quan Thế Âm Bồ Tát cũng là bạch chư tôn. Thỉnh các vị màu trắng đều là để làm pháp tiêu tai.

Thỉnh “hoàng chư tôn” - như là Hoàng Tài Thần Jambhala, Thần Tài, cúng phẩm phần lớn là dùng màu vàng. Làm tiêu tai phần lớn là dùng màu trắng. Bạn muốn cầu tăng ích, cầu kinh doanh, thì phải dùng màu vàng. Liên Hoa Đồng Tử màu vàng - Hoàng Liên Hoa Đồng Tử, ngài chính là một trong các hoàng chư tôn. Jambhala màu vàng - Hoàng Tài Thần, là vị màu vàng.

Bạn muốn làm kính ái, đây gọi là pháp “hoài”. Bạn triệu thỉnh một người nào đó, ví dụ như là người nào đó làm kinh doanh với bạn sẽ có thể thành công, vậy thì bạn đốt Hộ Ma kính ái, đó là thuộc về “hồng chư tôn”, thỉnh hồng chư tôn đến để làm, có hoa sen đỏ, cúng Hồng Liên Hoa Đồng Tử.

Bạn làm pháp “tru”, tức là pháp hàng phục. Pháp hàng phục bạn phải thỉnh chư tôn màu lam, hoặc là chư tôn màu đen, chính là Hắc Liên Hoa Đồng Tử, ở đây thuộc về pháp hàng phục. Màu đen, màu lam đều thuộc về pháp hàng phục. Lam Liên Hoa Đồng Tử cũng là pháp hàng phục. Tất cả các Kim Cang Thần, đại bộ phận là hóa thành màu lam là chính, đều thuộc về pháp hàng phục. Đây chính là bốn loại pháp tức-tăng-hoài-tru.

Lò đốt Hộ Ma cũng khác nhau. Có lò hình tròn, có lò hình bán nguyệt, có lò hình vuông, có lò hình tam giác. Khi làm Hộ Ma, lò đốt không giống nhau. Bạn che một nửa cái lò hình tròn lại thì bạn sẽ có cái lò hình bán nguyệt. Có lò hình vuông, còn có lò hình tam giác nữa, là để làm pháp hàng phục. Lò hình vuông là để làm pháp tăng ích. Lò hình bán nguyệt làm pháp kính ái. Lò hình tròn làm pháp tiêu tai. Bình thường, chúng ta làm Hộ Ma hỏa cúng, lò đốt của bạn cần chuẩn bị một cái giá sắt, làm nó thành hình tam giác là để làm pháp hàng phục. Còn lò hình tròn là để làm pháp tiêu tai. Che một nửa lò hình tròn lại thì sẽ thành pháp kính ái. Còn dùng giá sắt hình vuông bao quanh thì tức là làm pháp tăng ích. Mỗi lần làm pháp, căn cứ theo nghi quỹ, tất cả màu sắc cúng phẩm, làm tiêu tai thì nhất định phải là cúng phẩm có màu trắng nhiều hơn, làm tăng ích thì cúng phẩm có màu vàng nhiều hơn, làm kính ái thì màu đỏ phải nhiều hơn, làm hàng phục thì màu đen phải nhiều hơn, cần phải phân biệt như vậy.

Còn về thời gian cũng phải phân biệt, hoặc là vào ngày có trăng sáng, hoặc là vào ngày không trăng. Ngoài ra, khi bạn làm pháp gì, từ ngày mồng 1 đến ngày 15 thì làm pháp gì, ngày 15 đến ngày 30 thì làm pháp gì. Thời gian cũng có quy định, nếu có thể hợp với nghi quỹ thì sẽ dễ tương ứng hơn.

Bình thường chúng ta tu hành, bạn cảm thấy bạn muốn tu tăng ích, bạn thỉnh Hoàng Liên Hoa Đồng Tử làm chủ, tu Bổn tôn, thỉnh Hoàng Liên Hoa Đồng Tử làm chủ. Bạn muốn tu tiêu tai, thỉnh Bạch Liên Hoa Đồng Tử làm chủ. Bạn muốn tu kính ái, thỉnh Hồng Liên Hoa Đồng Tử làm chủ. Bạn muốn tu hàng phục, thỉnh Hắc Liên Hoa Đồng Tử làm chủ. Như vậy thì sẽ tương đối dễ tương ứng hơn. Và Liên Hoa Đồng Tử cũng có rất nhiều màu sắc, bạn phải thỉnh như vậy.