Chăm sóc lúc lâm chung
Giảng pháp: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Thời gian: N/A Địa điểm: N/A Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam
Những điều cần biết
1. Đầu tiên cần điền vào bảng phục vụ tụng kinh vãng sinh. 2. Thủ tục tang lễ đừng phô trương, đừng bận tâm việc mời các hình thức dân gian (như đội nữ hiếu thảo, đội nam khóc tang, v.v…) Nên thỉnh mời người xuất gia tụng kinh làm siêu độ. 3. Khi người bệnh đang hấp hối, phải cố gắng hết sức cho người bệnh thoải mái ấm áp, để tâm tình họ được an yên. 4. Tìm hiểu tôn giáo tín ngưỡng và tâm nguyện của người bệnh. (Ví dụ: Bổn tôn của người bệnh, tâm chú họ thường trì, mong muốn vãng sinh tịnh thổ nào, v.v…) 5. Thường nhắc nhở người bệnh một lòng kiền thành phát nguyện, niệm Phật trì chú, vãng sinh Phật quốc tịnh thổ. 6. Giải thích cho người bệnh nghe về Phật pháp và dạy họ ý nghĩa của vãng sinh tịnh thổ, để họ an tâm, không lưu luyến gia quyến và việc nhà. 7. Nếu được cho phép, cũng có thể nhẹ nhàng lau rửa cho người bệnh, để người bệnh lúc lâm chung được thanh tịnh tâm an. 8. Khuyên người thân đừng khóc lóc bên giường người bệnh, ảnh hưởng đến tâm tình của người bệnh, cản trở người bệnh vãng sinh tịnh thổ. 9. Ở trước giường người bệnh đặt một bức tượng Phật lớn, tượng Phật có thể chọn Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Hoạt Phật, A Di Đà Phật hoặc Phật Bồ Tát Bổn tôn mà người bệnh ưa thích nhất, để sao cho người bệnh thường nhìn thấy, có thể trợ giúp người bệnh quán tưởng và nhớ đến việc vãng sinh tịnh thổ. 10. Giữ yên lặng bên giường người bệnh, có thể mở tâm chú Liên Hoa Đồng Tử hoặc Thánh hiệu A Di Đà Phật âm lượng nhỏ, để người bệnh một lòng một ý lắng nghe, giúp họ niệm Phật.
Nghi quỹ trợ niệm lúc lâm chung:
1. Cầu thỉnh căn bản truyền thừa gia trì: nhân viên hoằng pháp phải quán tưởng rõ ràng Căn bản Thượng sư trụ đỉnh phóng quang gia trì, trì tâm chú Liên Hoa Đồng Tử (7 biến hoặc hơn). 2. Kết giới: tứ trùng kết giới (không nên dùng chuông chày kim cang để tránh quấy rầy tâm niệm của người bệnh). 3. Niệm chú thanh tịnh. 4. Niệm chú triệu thỉnh. Phụng thỉnh: Nam mô Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Thánh Tôn Đại Bạch Liên Hoa Đồng Tử. Nam mô Vô Cực Diêu Trì Kim Mẫu Đại Thiên Tôn. Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. Thập phương tam thế tất cả Phật, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. 5. Đại lễ bái. 6. Đại cúng dường. 7. Niệm chú tứ quy y. 8. Mặc giáp hộ thân. 9. Tụng Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. 10. Niệm chú vãng sinh (7 biến). 11. Trì tâm chú Liên Hoa Đồng Tử 108 biến. Nhóm trợ niệm tiếp tục trì tâm chú Liên Hoa Đồng Tử hoặc niệm Thánh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. (Không cần dùng các pháp khí hát tụng.) Nhóm trợ niệm vừa trì chú, nhân viên hoằng pháp hoặc người nhà có thể ở bên tai người sắp chết dùng giọng nói ôn hòa nói lời hướng dẫn. a. Nếu gặp bất kì cảnh tượng nào hoặc nghe thấy bất kì âm thanh nào, đừng sợ hãi, chuyên tâm trì chú hoặc niệm Phật hiệu. b. Buông bỏ tất cả mọi việc thế tục. c. Quán tưởng Sư Tôn Liên Sinh Hoạt Phật phóng quang chiếu đến tiếp dẫn, tiến vào trong ánh sáng. Chú ý: sau khi người chết vãng sinh, nhóm trợ niệm vẫn có thể tiếp tục trì chú hoặc niệm Phật ít nhất một tiếng để giúp cho người chết duy trì ý niệm vãng sinh tịnh thổ. 12. Hồi hướng: Nguyện đem công đức trì chú niệm Phật này hồi hướng cho người quá cố XXX, cầu nguyện Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật và Phật Bồ Tát, Phật quang chiếu đến người quá cố XXX, tiêu trừ nghiệp chướng, sớm vãng sinh tịnh thổ.” (Không cần lắc chuông chày kim cang.) 13. Niệm Bách tự minh chú (3 biến). 14. Đại lễ bái. 15. Niệm chú viên mãn.
Chú ý: 1. Nếu khẩn cấp, có thể làm bước 1-4 và 11-15. 2. Cũng có thể trì tụng Phật hiệu hoặc tâm chú mà người chết thường quen trì tụng.