📑

Cửu phụng phá uế pháp

image

Cửu phụng phá uế pháp

Giảng pháp: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Thời gian: N/A Địa điểm: N/A Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Chú ý: Chưa nhận quán đảnh, xin đừng tu pháp!

Nghi quỹ

Trước tiên, thỉnh cầu Căn bản Thượng sư gia trì:

Đầu tiên quán không, sau đó quán tưởng Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Hoạt Phật trụ ở đỉnh đầu phóng quang gia trì. Trì tâm chú Liên Hoa Đồng Tử 7 biến, cầu nguyện tu pháp viên mãn.

Tiếp theo, làm quán tưởng tứ vô lượng tâm. Làm thủ ấn đánh thức (vỗ tay hai lần, bắt chéo hay tai, búng ngón tay).

  1. Chú thanh tịnh và An thổ địa chân ngôn.
  2. Chú triệu thỉnh.
  3. Đại lễ bái.
  4. Đại cúng dường.
  5. Tứ quy y.
  6. Đại sám hối.
  7. Tứ vô lượng tâm.
  8. Mặc bia giáp hộ thân.
  9. Phát bồ đề tâm.
  10. Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. (1 biến) và Chú vãng sinh. (7 biến)
  11. Tâm chú Căn bản Truyền thừa Thượng sư.
  12. Ôm gu-ru lién-sâng sit-đi hùm. (108 biến)

  13. Kết ấn và quán tưởng.
    1. Kết ấn: ấn Cửu phụng

      Hai tay đan ngoại phộc, ngón út tay trái giấu vào trong lòng bàn tay, ngón út tay phải dựng thẳng.

      Quán tưởng: Đầu tiên quán không, niệm chú quán không.

      Ôm sư-pa-wa su-ta sa-ơ-wa ta-ơ-ma sư-pa-wa su-tô hằng.

      (1) Quán tưởng trong hư không có chín con chim phượng hoàng đang bay. Hoặc quán tưởng chín con chim phượng hoàng kết hợp lại, đại diện cho Cửu Phụng Phá Uế Đại Tướng Quân. Cửu Phụng Phá Uế Đại Tướng Quân một thân có chín đầu hoặc một thân một đầu.

      (2) Lấy một ly nước đun sôi để nguội, hơ ấm trên lư hương, sau đó đặt trước bàn thờ thần, chắp tay cung kính niệm chú Cửu phụng phá uế:

      Cửu phụng ngao tường Phá uế thập phương Kim đồng tiếp dẫn Ngọc nữ thị bàng Bái yết Tôn Đế Triều lễ Ngọc Hoàng Bách tà đoạn tuyệt Khước trừ bất tường. Đệ tử…. cung kính thỉnh Cửu Phụng Phá Uế Đại Tướng Quân tốc giáng thiên cang, tinh tà vong hình. Thiên tướng thần sứ, kính hạ vân cang. Tinh di Đẩu chuyển, liễm diễm tam quang. Tôn ngô phù lệnh, thanh tịnh thập phương, cấp cấp như Kim Mẫu Thiên Tôn luật lệnh nhiếp!

      (3) Tay phải kết kiếm quyết, phân biệt trước sau trên cốc nước, vẽ vào hư không trên cốc nước 4 chữ sau:

    2. Chữ “vũ huyên” (雨晅), sau đó trong miệng niệm thầm chú ngữ: “Ôm wa-zư-la chuyn-cha-li sô-ha. Cẩn thỉnh Nhật Cung Thái Dương Uất Nghi Đế Quân. Giáng bố chân khí nhập thần thủy.”
    3. Chữ “vũ nguyệt nhục” (雨月肉), sau đó trong miệng niệm thầm chú ngữ: “Ôm wa-zư-la pô-la nu-li sô-ha. Cẩn thỉnh Nguyệt Phủ Thái Âm Kết Lân Tinh Quân. Giáng bố chân khí nhập thần thủy.”
    4. Chữ “vũ hỏa đẩu” (雨火斗), sau đó trong miệng niệm thầm chú ngữ: “Ôm hùm hùm chuyn-cha-li sô-ha. Cẩn thỉnh Thiên Cang Tử Vi Tinh Quân. Giáng bố chân khí nhập thần thủy.”
    5. Chữ “vũ sát” (雨煞), sau đó trong miệng niệm thầm chú ngữ: “Thiên sát. Địa sát. Niên sát. Nguyệt sát. Nhật sát. Thời sát. Dương sát. Âm sát. Nhất thiết yêu tà quỷ túy. Phùng sát tự sát.”
    6. Chắp tay lại hát tụng rằng:

      Cửu phụng ngao tường Phá uế thập phương Kim đồng tiếp dẫn Ngọc nữ thị bàng Bái yết Tôn Đế Triều lễ Ngọc Hoàng Bách tà đoạn tuyệt Khước trừ bất tường.

  14. Làm Cửu tiết Phật phong, nhập Tam ma địa.
  15. Xuất định.
  16. Trì thêm những tâm chú khác.
  17. Niệm Phật
  18. Nam mô 36 vạn tỉ 11 vạn 9 nghìn 5 trăm đồng danh đồng hiệu A Di Đà Phật. (3 biến)

  19. Hồi hướng.
  20. Bách tự minh chú. (3 biến)
  21. Đại lễ bái.
  22. Chú viên mãn.
  23. Ôm bu-lin. (3 biến) Ôm ma-ni pê-mi hùm.

Làm thủ ấn giải tán: vỗ tay hai lần, bắt chéo tay, búng ngón tay. Tu pháp viên mãn. Như ý cát tường.

Lưu ý:

  1. Đầu tiên vẽ phù, hòa vào trong cốc nước.
  2. Khi gia trì, đặt cốc nước này trước mặt.
  3. Muốn vẽ phù phải nhận quán đảnh vẽ phù.

Tác dụng vi diệu của một cốc nước Cửu phụng phá uế

1. Tu xong pháp Cửu phụng phá uế, cầm cốc uống cạn, thân khẩu ý của người này sẽ biến thành thanh tịnh, có thể tiêu trừ nghiệp chướng tiền kiếp, tiêu trừ được tham sân si vọng tưởng, tăng tốc tu tập thành tựu. Tu Tiên thành Phật đều có thể được.

3. Người có bệnh thông thường uống vào, bệnh nhẹ sẽ khỏi hoàn toàn, bệnh nặng cũng có thể thuyên giảm, ngoại trừ những người có nghiệp chướng quá sâu nặng thì tất cả đều có thể biến dữ hóa lành.

4. Có thể tịnh hóa hung trạch, loại bỏ tà pháp.

Tác dụng của một cốc nước pháp này vô cùng đặc biệt. Ví dụ một miếu chùa Đạo giáo thông thường bị tà ma ác linh thông thường đến chiếm giữ, chỉ cần dùng nước pháp này dùng tay búng vẩy nước ra rồi niệm bốn câu yết cáo:

"Tịnh thiên thiên thanh Tịnh địa địa linh Tịnh nhân trường sinh Tịnh quỷ diệt vong."

Thì lập tức miếu chùa này biến trở thành một nơi tu hành thực sự thanh tịnh.

Chùa, cung, quán, đường thường xuyên có pháp sư xấu tính đố kỵ, có pháp sư xấu tính xua quỷ quấy phá, thì Cửu phụng phá uế tịnh thủy là khắc tinh của tà ma ác linh, nước pháp này có hiệu ứng lớn, không thể xem thường.

Ngoài ra, có những ngôi nhà không bình an, ví dụ có một số ngôi nhà trước đây từng có người bị chết thảm, oan hồn cư ngụ trong nhà lâu không rời đi, ngôi nhà có hướng không hợp với người ở, phòng ốc tồi tàn… Thậm chí có kiến trúc sư tâm thuật xấu xa, cố tình yểm hại, thì dùng Cửu phụng phá uế tịnh thủy này. Lấy ngón tay vẩy nước khắp phòng, ác linh sẽ tự nhiên bỏ chạy, quang minh hiển hiện, ma thuật đen sẽ mất linh, phòng ốc không hợp hướng cũng sẽ trở thành bình an. Pháp này là đại pháp, nghìn vàng khó cầu, vạn tiền khó mua, chủ yếu nhờ có Thái Dương Tinh Quân, Thái Âm Tinh Quân, Tử Vi Tinh Quân, tam quang giáng xuống bao phủ mà thành.

Tiếp nữa, người bình thường tu trì pháp Cửu phụng phá uế, tu xong pháp này, cầm cốc uống cạn, thân khẩu ý của người này sẽ biến thành thanh tịnh, có thể tiêu trừ nghiệp chướng tiền kiếp, tiêu trừ được tham sân si vọng tưởng, tăng tốc tu tập thành tựu, có hy vọng tu Tiên thành Phật. Người có bệnh thông thường uống vào, bệnh nhẹ sẽ khỏi hoàn toàn, bệnh nặng cũng có thể thuyên giảm, ngoại trừ những người có nghiệp chướng quá sâu nặng thì tất cả đều có thể biến dữ hóa lành, giống với nước chú Đại bi của Phật môn. Hiệu ứng của nước thần này như hình theo bóng, thật sự có kỳ tích.

Tôi cảm thấy có rất nhiều người học Phật hoặc người tu Đạo, đều muốn tu trì diệu pháp tối cao tối thắng, tuy học nhiều pháp nhưng đến cuối cùng không biết tu pháp gì là tốt nhất, cũng sẽ trở thành không biết phải theo cái nào. Thật ra học pháp quan trọng nhất là bền lòng. Chỉ cần tu một pháp, nhưng duy trì lâu dài thì không có cái lý không thành công. Cho dù học nghìn kinh vạn điển mà không thể dùng được cho mình thì nghìn kinh vạn điển chỉ như khói mây bay qua mắt, cuối cùng chỉ là một đống rác mà thôi. Giả như có người tu trì theo pháp Cửu phụng phá uế tịnh thủy, ngày ngày tu tập, năm này qua năm khác, tu không gián đoạn, hành giả này nhất định sẽ thăng lên thiên giới. Nếu hành giả này có nguyện vọng tái thế làm người, người này kiếp sau sẽ tự nhiên trở thành quý nhân cực phẩm.

Chú ngữ:

Cửu phụng ngao tường Phá uế thập phương Kim đồng tiếp dẫn Ngọc nữ thị bàng Bái yết Tôn Đế Triều lễ Ngọc Hoàng Bách tà đoạn tuyệt Khước trừ bất tường. Đệ tử…. cung kính thỉnh Cửu Phụng Phá Uế Đại Tướng Quân tốc giáng thiên cang, tinh tà vong hình. Thiên tướng thần sứ, kính hạ vân cang. Tinh di Đẩu chuyển, liễm diễm tam quang. Tôn ngô phù lệnh, thanh tịnh thập phương, cấp cấp như Kim Mẫu Thiên Tôn luật lệnh nhiếp!

Phù thức:

image

Thủ ấn: Ấn cửu phụng

image

Hai tay đan ngoại phộc, mười ngón tay đan vào nhau tựa như đôi cánh phượng hoàng, duy có ngón út tay trái giấu vào trong lòng bàn tay, chín ngón tay tượng trưng cho chín đầu phượng hoàng.

Công đức của pháp

Sư Tôn giải thích chủ tôn của pháp Cửu phụng phá uế là Cửu Phụng Đại Tướng Quân, nguồn gốc của ngài là từ Diêu Trì Kim Mẫu, pháp tọa của Diêu Trì Kim Mẫu là cỗ xe cửu phụng, tức là hai bên mỗi bên có bốn con phượng hoàng, bản thân Kim Mẫu đội mũ phượng trên đầu, như vậy tổng cộng là chín con chim phượng hoàng.

Nước Cửu phụng phá uế có công đức trừ uế, xua tà, khử độc, chữa bệnh ngoài da và kết giới thanh tịnh. Trên pháp tọa, Sư Tôn từng tụng chú Cửu phụng phá uế là:

Cửu phụng ngao tường Phá uế thập phương Kim đồng tiếp dẫn Ngọc nữ thị bàng Bái yết Tôn Đế Triều lễ Ngọc Hoàng Bách tà đoạn tuyệt Khước trừ bất tường. Đệ tử…. cung kính thỉnh Cửu Phụng Phá Uế Đại Tướng Quân tốc giáng thiên cang, tinh tà vong hình. Thiên tướng thần sứ, kính hạ vân cang. Tinh di Đẩu chuyển, liễm diễm tam quang. Tôn ngô phù lệnh, thanh tịnh thập phương, cấp cấp như Kim Mẫu Thiên Tôn luật lệnh nhiếp!

(”Luật lệnh nhiếp” cũng có thể đọc là “luật lệnh cương”).

Niệm “cấp cấp như luật lệnh” vốn là một dạng triệu thỉnh. Căn bản Thượng sư khi làm Hộ Ma tại Đài Loan Lôi Tạng Tự thường làm kết giới cho bốn cọc của lò đốt hỏa cúng, thường tụng: “Ma ha bát nhã ba la mật, Om mani padme hum. Chu ly. Cấp cấp như luật lệnh.” Ở trong câu chú này có Diêu Trì Kim Mẫu, Bồ Tát thừa, Quan Âm Tứ Thủ, uy lực vô cùng.

Khi làm nước Cửu phụng phá uế, đầu tiên lấy một cái cốc đựng nước sạch, dùng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của tay trái nâng cốc (thủ ấn cái vạc), tay phải kết kiếm ấn, vẽ phù “Liên Sinh sắc lệnh Cửu phụng phá uế thủy tịnh”, đồng thời niệm chú Cửu phụng phá uế, quán tưởng chín con phượng hoàng đi vào trong nước hoặc nước dãi của chín con phượng hoàng rơi vào trong nước là thành. Nếu không vẽ phù “Liên Sinh sắc lệnh Cửu phụng phá uế thủy tịnh” (như hình vẽ) thì dựa theo những gì Sư Tôn đã viết trong văn tập “Thông linh bí pháp thư”, viết bốn chữ “vũ huyên” (雨晅), “vũ nguyệt nhục” (雨月肉), “vũ hỏa đẩu” (雨火斗), “vũ sát” (雨煞) cũng được.

Trong pháp phù này, chữ “vũ” đại diện cho “linh”. Có chú, ấn, hình tượng thì có thể tu trì pháp Cửu phụng phá uế. Người tu pháp tương ứng rồi có thể chữa bệnh, thanh tịnh kết giới, phá tà trừ ma, cuối cùng thăng lên Diêu Trì tiên cảnh của Đại La Kim Tiên Diêu Trì Kim Mẫu.

Liên Sinh Hoạt Phật truyền thụ tâm yếu khẩu quyết

Hôm nay làm quán đảnh pháp Cửu phụng phá uế. Cửu phụng là một loài chim, bản thân xưng là Cửu Phụng Đại Tướng Quân. Nguồn gốc của Cửu Phụng có quan hệ với Diêu Trì Kim Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu cưỡi cỗ xe cửu phụng, ở trên ghế của ngài, bên này có bốn con chim phượng hoàng, bên này cũng có bốn con chim phượng hoàng, trên đầu ngài có một con chim phượng hoàng nữa, cho nên gọi là Cửu Phụng và có quan hệ với Diêu Trì Kim Mẫu. Chú ngữ cũng có liên quan đến Diêu Trì Kim Mẫu, bản thân ngài có năng lực phá uế. Tôi nhớ là trước đây tôi từng nói rồi, dùng nước Cửu phụng có thể chữa các bệnh ngoài da, bản thân nước Cửu phụng cũng có thể bài trừ chất độc, tức là bài trừ những thứ ô uế ra ngoài. Ngoài ra nó còn có thể dùng để kết giới, trong nước này có công năng kết giới. Nói chung, lợi ích của nước Cửu phụng là kết giới, phá uế và loại bỏ những bệnh tật trên thân thể, nhất là bệnh về da.

Trước kia tôi từng viết chú Cửu phụng phá uế, tôi tóm lược lại một cách đơn giản, sự tóm lược này đã đủ rồi, không nhất định phải niệm toàn bộ chú ngữ, chính là:

Cửu phụng ngao tường Phá uế thập phương Kim đồng tiếp dẫn Ngọc nữ thị bàng Bái yết Tôn Đế Triều lễ Ngọc Hoàng Bách tà đoạn tuyệt Khước trừ bất tường. Đệ tử…. cung kính thỉnh Cửu Phụng Phá Uế Đại Tướng Quân tốc giáng thiên cang, tinh tà vong hình. Thiên tướng thần sứ, kính hạ vân cang. Tinh di Đẩu chuyển, liễm diễm tam quang. Tôn ngô phù lệnh, thanh tịnh thập phương, cấp cấp như Kim Mẫu Thiên Tôn luật lệnh cang (nhiếp)!

Mọi người phỏng theo cuốn sách Liên Sinh Phù là sẽ có được phù thức Liên Sinh sắc lệnh cửu phụng phá uế thủy tịnh. Khi niệm chú ngữ này, có một thủ ấn, tôi kết cho mọi người xem. Có thủ ấn, có chú ngữ, chú ngữ này giống như một lời cầu thỉnh, sau đó là “cấp cấp như luật lệnh”, giống như tôi thường niệm. Còn khi kết giới thì tôi thường niệm “Ma ha bát nhã ba la mật. Om mani padme hum. Chuy-li. Cấp cấp như luật lệnh.”, chính là để gia trì cho bốn cái cột ở bốn góc lò Hộ Ma. Trong câu chú này có chú ngữ của Diêu Trì Kim Mẫu, Bồ Tát thừa, Quan Âm Tứ Thủ.

Còn hôm nay thì là chú ngữ này:

Cửu phụng ngao tường Phá uế thập phương Kim đồng tiếp dẫn Ngọc nữ thị bàng Bái yết Tôn Đế Triều lễ Ngọc Hoàng Bách tà đoạn tuyệt Khước trừ bất tường. Đệ tử…. cung kính thỉnh Cửu Phụng Phá Uế Đại Tướng Quân tốc giáng thiên cang, tinh tà vong hình. Thiên tướng thần sứ, kính hạ vân cang. Tinh di Đẩu chuyển, liễm diễm tam quang. Tôn ngô phù lệnh, thanh tịnh thập phương, cấp cấp như Kim Mẫu Thiên Tôn luật lệnh cang (nhiếp)!

Khi niệm chú ngữ này phải kết thủ ấn (Sư Tôn thị phạm), ở đây có ý nghĩa là chim phượng hoàng, chim phượng hoàng đang bay, chỉ có chín cái đầu thôi, vì một cái đầu giấu ở bên trong. Bởi vì là cửu phụng cho nên chỉ có chín cái đầu, đây chính là thủ ấn của ngài. Trước kia tôi chưa từng truyền dạy, mọi người đã nhìn rõ chưa? Chính là chín cái đầu, một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, chính là thủ ấn này. Hôm nay tôi đặc biệt nói với mọi người về thủ ấn, chú ngữ và hình tướng của ngài, bạn có thể quán tưởng chín con chim phượng hoàng đang bay trong hư không, như vậy cũng được. Thứ hai, có thể kết hợp chín con chim phượng hoàng này lại thì chính là Cửu Phụng Đại Tướng Quân, thì chỉ có một cái đầu, một chim phượng. Nếu bạn cho rằng chín con chim phượng sao lại chỉ có một đầu, bởi vì khi thành một đầu thì đại diện cho Cửu Phụng Đại Tướng Quân. Bạn quán tưởng thân mình của một con chim phượng hoàng, quán tưởng ngài có chín cái đầu, chính là cửu phụng; còn Cửu Phụng Đại Tướng Quân thì có một đầu. Quán tưởng chín con chim phượng hoàng thì có chín cái đầu. Thật ra một cái đầu cũng được, chín cái đầu cũng được, đây là một Đạo pháp, một pháp của Đạo giáo, có thủ ấn, có chú ngữ, lại có phù lục, còn có hình tướng của ngài, vậy sẽ trở thành một loại Mật pháp. Bạn có thể tu như vậy, trực tiếp tương ứng với Cửu Phụng Đại Tướng Quân hoặc với chín con chim phượng hoàng, sau này tuyệt đối có thể thăng lên Diêu Trì tiên cảnh.

Diêu Trì Kim Mẫu là Đại La Kim Tiên, tiên và thần không giống nhau, ở đây tôi phải giải thích với mọi người một chút. Tiên là phải có tu hành mới thành tiên, thần dựa vào chính nghĩa mà được làm thần, cũng tức là bạn đã chết rồi, nhưng con người bạn cực kì tốt, vừa có chính khí vừa có chính nghĩa, bạn có thể xưng thần, giống như Ngũ Phủ Thiên Tuế, toàn bộ Ngũ Phủ Thiên Tuế này đều đến từ Trung Quốc Đại Lục, đó là sự anh dũng của họ, lòng chính nghĩa ái quốc của họ, cho nên họ mới xưng thần, đó là thuộc về thần. Thần xưng là có đại lực, có pháp lực lớn mới gọi là thần. Thế còn quỷ? Có tiểu lực, có sức mạnh nhỏ thì gọi là quỷ, sức mạnh lớn thì gọi là thần.

Thế còn tiên thì khác, tiên là có tu hành mới thành tiên, cho nên, tiên và thần bạn phải phân biệt rõ ràng. Cái gọi là thành tiên là dựa vào sức mạnh tu hành mới có thể thành tiên. Cái gọi là thần tức là khi bạn làm người, bạn vô cùng công chính, vô cùng liêm minh, lại có chính khí, đó mới gọi là thần.

Thế còn quỷ? Quỷ là khí còn sót lại của con người, con người chết rồi để lại một khối khí, hơi có sức mạnh, cho nên chúng ta gọi là linh hồn, không gọi là thần. Mọi người phải phân biệt rõ ràng thần, quỷ, tiên. [Trong ngữ cảnh ở Việt Nam thì quỷ ở đây tức là hồn ma, là linh hồn.] Nếu là ma thì sao? Thế thì lại càng khác, có thiên ma, có ngũ uẩn ma, có phiền não ma, có tử ma, ma thì lung tung lộn xộn, cũng tức là tu hành một cách hỗn loạn, hoặc là tâm đố kỵ rất mạnh, hoặc là ghen tuông một cách ghê gớm thì đó mới hình thành ma. Tuy rằng có tu hành nhưng tâm đố kỵ lại vô cùng mãnh liệt thì sẽ trở thành ma.

Phật và ma chỉ khác nhau một chút xíu thôi, rất kiêu ngạo thì trở thành ma, cho nên điều này giống hệt với Cơ Đốc giáo, Cha - Con - Thánh linh. Cha tức là gọi Thượng Đế, Con chính là Jesus, Thánh linh chính là thiên sứ. Trong kinh Thánh đã viết vì sao Lucifer lại trở thành ma? Bởi vì hắn nói hắn luôn luôn ở dưới Thượng Đế, hắn là do Thượng Đế tạo ra, hắn rất không cam lòng. Hắn cho rằng bản thân mình lúc nào cũng phải ở vị trí thứ ba, “Vì sao ta không thể ở vị trí thứ nhất chứ?”. Hắn rất ngạo mạn, hễ ngạo mạn là sẽ trở thành ma, cho nên, người tu hành phải hiểu, hễ bạn ngạo mạn, quá ngạo mạn thì sẽ thành ma.

Trong Mật giáo có thuyết về cha con, cha đại diện cho sư phụ, tâm tử là biểu thị người này là đệ tử mà sư phụ yêu thích nhất, đệ tử bình thường thì đều là con. Khi bạn quá ngạo mạn, bạn nói: “Tôi muốn đứng đầu.” Thế thì bạn sẽ thành ma. Bạn muốn vượt qua Sư Tôn, bạn ở bên cạnh tôi học xong các thứ, đột ngột bạn nghĩ: “Ta mãi mãi là đệ tử của Sư Tôn, như thế làm sao mà được? Ta phải to hơn Sư Tôn…” Thế là xưng làm Đại Sư Tôn, Sư Tôn là Sư Tôn, anh ta xưng làm Đại Sư Tôn, như thế là thành ma rồi, bởi vì quá tự phụ rồi, không thể được. Cho nên người tu hành không được ngạo mạn, nếu quá ngạo mạn sẽ thành ma. Tài năng rất tốt, đức hạnh cũng rất tốt, sau này bạn sẽ thành Phật, điều này rất quan trọng. Trong kinh Cựu Ước cũng nói như vậy, hắn biến thành ma, nguyên nhân chính là ở đây, tâm của hắn đã rơi mất rồi, tâm xấu xa rồi, thì sẽ thành ma.

Tôi lại nói một chút về pháp Cửu phụng phá uế. Vừa rồi nói về tu pháp, chưa nói đến nước. Vâng, cái cốc này là nước, đây là thủ ấn cái vạc (đỉnh ấn - Sư Tôn thị phạm), mọi người biết làm thủ ấn cái vạc không. Bạn cầm thế này thì không phải là ấn cái vạc, đây là cái cốc, bạn phải dựng ngón tay lên giống như núi. Cái vạc chính là núi, cầm chắc cái cốc ở đây. Sau khi bạn niệm chú Cửu phụng, khi thỉnh cầu nước Cửu phụng, bạn phải niệm chú ngữ, tay phải kết thủ ấn, thủ ấn này gọi là kiếm ấn. Bạn dùng pháp cầu nước Cửu phụng, nếu bạn vẽ phù lên trên nước ở trong cốc, sau đó lại trì chú, quán tưởng chín con chim phượng hoàng đi vào trong nước, hoặc là nước dãi của cửu phụng, nước miếng ở bên trong miệng của chúng nhỏ vào trong nước, thì nước này sẽ biến thành nước Cửu phụng. Dùng kiếm ấn vẽ phù “Liên Sinh sắc lệnh Cửu phụng phá uế thủy tịnh” là được rồi. Bạn phải quán tưởng cửu phụng đi vào bên trong cốc, hóa thành nước, hoặc là ngài há miệng ra để cho nước dãi nhỏ vào trong nước, như vậy sẽ biến thành nước Cửu phụng. Cách cầu nước Cửu phụng là như vậy, nhưng phải niệm chú ngữ, kết thủ ấn, quán tưởng cửu phụng đến, cốc nước đặt như thế này, sau đó dùng kiếm chỉ vẽ phù trên mặt nước là được. Trước kia tôi cũng từng viết một chữ “vũ”, “vũ” trong pháp phù là cái gì? Mọi người có biết không? Chính là linh trong từ linh cảm. Có mấy chữ, hình như là ở bên này.

Viết mấy chữ này lên trên mặt nước, nước này cũng sẽ rất có tác dụng. Quán tưởng cửu phụng đi vào trong nước, nếu bạn không vẽ lá phù này của Sư Tôn thì chỉ cần viết lên mặt nước mấy chữ, đó cũng sẽ là nước Cửu phụng. Như vậy mọi người đã hiểu chưa?

Chú ý: Chưa nhận quán đảnh, xin đừng tu pháp!