Long Vương bảo bình pháp
Giảng pháp: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Thời gian: N/A Địa điểm: N/A Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam
Chú ý: Chưa nhận quán đảnh, xin đừng tu pháp!
Mở đầu:
Quán Không.
Quán tưởng Căn bản Truyền thừa Thượng sư trụ tại đỉnh đầu phóng quang gia trì. Trì 7 biến Liên Hoa Đồng Tử tâm chú, thỉnh cầu tu pháp viên mãn.
Ôm gu-ru lién-shâng sit-đi hùm.
Quán tứ vô lượng tâm: Quán tưởng bên tay phải của hành giả là những người thân phụ hệ, bên tay trái là những người thân mẫu hệ, sau lưng có ân nhân, sư trưởng, bạn bè thân hữu, trước mặt có oan thân trái chủ, xung quanh có lục đạo chúng sinh quây vòng quanh, tất cả cùng tu Mật pháp, cùng thành tựu Phật đạo.
Làm thủ ấn đánh thức: vỗ tay 2 lần, bắt chéo hai tay, búng ngón tay.
Phần 1: Niệm chú thanh tịnh:
Tịnh khẩu: Ôm xiêu-li xiêu-li ma-ha xiêu-li xiêu-xiêu-li sô-ha. Tịnh thân: Ôm xiêu-tô-li xiêu-tô-li xiêu-mô-li xiêu-mô-li sô-ha. Tịnh ý: Ôm wa-zư-la đam hơ-hơ hùm. An Thổ Địa chân ngôn: Na-mô sa-man-tô mô-thô-nam ôm đu-ru đu-ru tê-wấy sô-ha.
Phần 2: Niệm chú triệu thỉnh
Ôm ah hùm sô-ha. (3 biến)
Phụng thỉnh: Nam mô Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Hoạt Phật. Nam mô Đại Bạch Liên Hoa Đồng Tử. Nam mô Hoa Quang Tự Tại Phật. Nam mô Chân Phật Tông lịch đại truyền thừa tổ sư. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (x3) Nam mô Long Vương Bồ Tát.
(Các phân đường ở các địa phương có thể chiếu theo các vị Phật, Bồ Tát, Kim Cương Hộ Pháp được thờ phụng tại đàn thành của mình mà lần lượt phụng thỉnh.) Nam mô đại ân Chân Phật Tông căn bản lịch đại tổ sư, nguyện mọi chúng sinh được an lạc. Nam mô Ngũ Phật Bổn tôn và đàn thành, nguyện mọi chúng sinh thoát mọi khổ. Nam mô thập phương tam thế tất cả chư Phật, nguyện mọi chúng sinh luôn từ bi và vui vẻ. Nam mô Tam Tạng thập nhị bộ chính pháp, nguyện mọi chúng sinh buông bỏ tâm phân biệt. Nam mô thập phương tam thế tất cả Thánh - Hiền - Tăng, nguyện mọi chúng sinh đắc chính giác. Nam mô Chính Giác Hồng Quán Thánh Miện Kim Cương Thượng Sư Liên Sinh Tôn giả, nguyện con và lục đạo chúng sinh trong sát-na đốn ngộ chứng vô thượng giác, tiếp tục quy về Liên Sinh Phật địa.
Quán tưởng ở phía trên trước mặt mình có Căn bản Truyền thừa Thượng sư, lịch đại truyền thừa tổ sư, tám đại Bổn tôn, thập phương tam thế tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Hộ Pháp Kim Cương, Hộ Pháp Long Thiên, xuất hiện như muôn nghìn vì sao lấp lánh đầy khắp hư không.
Phần 3: Đại lễ bái
Một: bái Căn bản Truyền thừa Thượng sư và thập phương tam thế tất cả chư Phật - kết thủ ấn Phật Kham (tháp Phật)
Dùng thủ ấn chạm vào thiên tâm (vị trí giữa hai lông mày), quán tưởng thiên tâm của Căn bản Truyền thừa Thượng sư phóng ra một vệt ánh sáng trắng đi vào thiên tâm của chính mình. Dùng thủ ấn chạm vào họng, quán tưởng vị trí họng của Căn bản Truyền thừa Thượng sư phóng ra một vệt ánh sáng đỏ đi vào họng của mình. Dùng thủ ấn chạm vào tâm luân, quán tưởng tâm luân của Căn bản Truyền thừa Thượng sư phóng ra một vệt ánh sáng lam đi vào tâm luân của hành giả. Lại dùng thủ ấn chạm vào thiên tâm, giải ấn. Quán tưởng thân thể của mình nằm trên mặt đất để lạy hết Căn bản Truyền thừa Thượng sư và chư Phật mười phương.
Hai: bái chư Bồ Tát - kết thủ ấn Liên Hoa (hoa sen)
Cũng quán tưởng như trên. Cách dùng thủ ấn cũng giống như trên. Lạy hết tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát.
Ba: bái Hộ Pháp Kim Cương - kết thủ ấn Tam Xoa Xử (chày ba chấu)
Cũng quán tưởng như trên. Cách dùng thủ ấn cũng giống như trên. Lạy hết tất cả Hộ Pháp Kim Cương, Hộ Pháp Long Thiên.
Bốn: khấu đầu - thủ ấn bình đẳng
Dùng thủ ấn cúi lạy một cái, rồi chạm vào thiên tâm giải ấn.
(Quán tưởng chi tiết có liên quan đến đại lễ bái, xin tham khảo cuốn “Mật giáo đại quang hoa” - giảng thuyết tỉ mỉ về nghi quỹ tu trì Chân Phật Mật Pháp hoàn chỉnh.)
Phần 4: Đại cúng dường
Kết ấn cúng dường: hai ngón áp út giơ thẳng. Hai ngón giữa đan chéo nhau. Hai ngón út đan chéo nhau. Hai ngón trỏ móc và đè hai ngón giữa xuống. Hai ngón cái đè lên hai ngón út. Kết ấn đặt trước ngực. Sau khi quán tưởng xong thì chạm vào thiên tâm giải ấn.
Quán tưởng cúng dường như sau: quán tưởng cúng phẩm ở trước đàn thành biến hóa thành hàng ngang, sau đó lại biến thành một mặt phẳng, nhiều vô lượng vô biên. Sau đó lại biến thành đầy ắp hư không vũ trụ. Thành tâm cúng dường toàn bộ đến Căn bản Truyền thừa Thượng sư, lịch đại truyền thừa tổ sư, tám đại Bổn tôn, thập phương tam thế tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Hộ Pháp Kim Cương, Hộ Pháp Long Thiên.
(Quán tưởng chi tiết có liên quan đến đại cúng dường, xin tham khảo cuốn “Mật giáo đại quang hoa” - giảng thuyết tỉ mỉ về nghi quỹ tu trì Chân Phật Mật Pháp hoàn chỉnh.)
Đọc bài kệ cúng dường:
Tu Di tứ châu cùng nhật nguyệt Hóa mọi trân bảo cúng dường Phật Trân quý kì diệu bao công đức Tiêu nghiệp cấp tốc chứng bồ đề.
Niệm chú cúng dường: Ôm sa-ơ-wa ta-tha-ga-ta i-ta-mu gu-ru na-na mên-ta-la kham ni-ri-yê ta-ya-mi.
Phần 5: Tứ quy y
Quán tưởng quán đảnh: quán tưởng Căn bản Truyền thừa Thượng sư, tổ sư truyền thừa các đời, tất cả chư Phật, pháp bảo, tăng bảo, kết hợp lại thành ánh sáng trắng lớn quán đảnh cho hành giả.
Niệm chú tứ quy y: (3 biến) Na-mô gu-ru pây. Na-mô pút-ta yê. Na-mô ta-mô yê. Na-mô sâng-kya yê.
(Khai thị có liên quan đến quy y và sức mạnh nương dựa duy nhất vào dòng truyền thừa, xin tham khảo cuốn “Mật giáo đại quang hoa” - giảng thuyết tỉ mỉ về nghi quỹ tu trì Chân Phật Mật Pháp hoàn chỉnh.)
Phần 6: Bia giáp hộ thân
Kết thủ ấn Tam Xoa Xử, đặt thủ ấn trước trán. Niệm chú: Ôm bua-rưa lan chưa-li. (7 biến) Quán tưởng phòng hộ: quán tưởng Hộ Pháp, Kim Cương thờ phụng tại đàn thành biến hóa thành bốn vị, ở trước mặt, sau lưng, hai bên trái phải để bảo vệ cho hành giả. Dùng thủ ấn chạm vào trán, họng, tim, vai trái, vai phải, sau đó chạm vào thiên tâm giải ấn.
Phần 7: Niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh
Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Phật. Nam mô Pháp. Nam mô Tăng. Phật quốc hữu duyên. Phật pháp tương nhân. Thường lạc ngã tịnh. Hữu duyên Phật pháp.
Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị đại thần chú. Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị đại minh chú. Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị vô thượng chú. Nam mô Ma ha bát nhã ba la mật. Thị vô đẳng đẳng chú.
Nam mô Tịnh Quang Bí Mật Phật. Pháp Tạng Phật. Sư Tử Hống Thần Túc U Vương Phật. Phật Cáo Tu Di Đăng Vương Phật. Pháp Hộ Phật. Kim Cương Tạng Sư Tử Du Hí Phật. Bảo Thắng Phật. Thần Thông Phật. Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Phật. Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Phật. Quá khứ - thất Phật. Vị lai hiền kiếp - thiên Phật. Thiên ngũ bách Phật. Vạn ngũ thiên Phật. Ngũ bách Hoa Thắng Phật. Bách ức Kim Cương Tạng Phật. Định Quang Phật.
Lục phương lục Phật danh hiệu: Đông phương Bảo Quang Nguyệt Điện Nguyệt Diệu Tôn Âm Vương Phật. Nam phương Thụ Căn Hoa Vương Phật. Tây phương Tạo Vương Thần Thông Diễm Hoa Vương Phật. Bắc phương Nguyện Điện Thanh Tịnh Phật. Thượng phương Vô Số Tinh Tấn Bảo Thủ Phật. Hạ phương Thiện Tịch Nguyệt Âm Vương Phật. Vô lượng chư Phật. Đa Bảo Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật. Di Lặc Phật. A Súc Phật. Di Đà Phật.
Trung ương nhất thiết chúng sinh. Tại Phật thế giới trung giả. Hành trụ ư địa thượng. Cập tại hư không trung. Từ ưu ư nhất thiết chúng sinh. Các lệnh an ổn hưu tức. Trú dạ tu trì. Tâm thường cầu tụng thử kinh. Năng diệt sinh tử khổ. Tiêu trừ chư độc hại.
Nam mô Đại Minh Quan Thế Âm, Quan Minh Quan Thế Âm, Cao Minh Quan Thế Âm, Khai Minh Quan Thế Âm, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát. Thanh Lương Bảo Sơn Ức Vạn Bồ Tát. Phổ Quang Vương Như Lai Hóa Thắng Bồ Tát.
Niệm niệm tụng thử kinh. Thất Phật Thế Tôn. Tức thuyết chú viết: “Li-pô, li-pô-tê, ki-ô, ki-ô-tê, tô-luô-ni-tê, ni-a-la-tê, pi-li-ni-tê, mua-hưa-cha-tê, chân-linh, chiên-tê, sô-ha”. (7 biến)
Thập phương Quan Thế Âm. Nhất thiết chư Bồ Tát. Thệ nguyện cứu chúng sinh. Xưng danh tất giải thoát. Nhược hữu trí tuệ giả. Ân cần vị giải thuyết. Đãn thị hữu nhân duyên. Độc tụng khẩu bất xuyết. Tụng kinh mãn thiên biến. Niệm niệm tâm bất tuyệt. Hỏa diễm bất năng thương. Đao binh lập tồi chiết. Khuể nộ sinh hoan hỉ. Tử giả biến thành hoạt. Mạc ngôn thử thị hư. Chư Phật bất vọng thuyết. Cao Vương Quan Thế Âm. Năng cứu chư khổ ách. Lâm nguy cấp nan trung. Tử giả biến thành hoạt. Chư Phật ngữ bất hư. Thị cố ưng đính lễ. Trì tụng mãn thiên biến. Trọng tội giai tiêu diệt. Hậu phúc kiên tín giả. Chuyên công thọ trì kinh.
Nguyện dĩ thử công đức. Phổ cập ư nhất thiết. Tụng mãn nhất thiên biến. Trọng tội giai tiêu diệt.
Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh (chung)!
Phần 8: Niệm chú vãng sinh: (7 biến)
(Tay kết ấn Đại hải siêu độ.)
Na-mô a-mi-tô-pô-yê tô-tha-ga-tô-yê Tô-tây-ya-tha A-mi-ni-tô pô-pi A-mi-ni-tô si-tam pô-pi A-mi-ni-tô pi-ka-ran-tê A-mi-ni-tô pi-ka-ran-tô Ka-mi-ni ka-ka-na Chê-tô ka-ni sô-ha.
Phần 9: Niệm kệ Tứ vô lượng tâm
Nguyện hết thảy chúng sinh có đầy đủ niềm vui và nguyên nhân của niềm vui, là từ vô lượng. Nguyện hết thảy chúng sinh thoát ly đau khổ và nguyên nhân đau khổ, là bi vô lượng. Nguyện hết thảy chúng sinh vĩnh viễn sống trong an vui không đau khổ, là hỉ vô lượng. Nguyện hết thảy chúng sinh không còn yêu ghét, sống trong bình đẳng, là xả vô lượng.
Phần 10: Phát bồ đề tâm
Đọc văn phát bồ đề tâm:
Đệ tử Liên Hoa ……. kể từ khi quy y Căn bản Thượng sư, Tam Bảo, hướng thẳng đến bồ đề, vĩnh viễn không thối chuyển. Mọi điều thiện lớn nhỏ đều hồi hướng cho chúng sinh mau chóng thành Phật đạo.
Niệm phát bồ đề tâm chân ngôn: (3 biến)
Ôm bô-đi-chi-ta ben-za sa-ma-ya ah hùm.
Phần 11: Kim cang tâm
Đọc bài kệ sám hối: (3 biến)
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp Đều vì vô thủy tham sân si Đều sinh ra từ thân ngữ ý Nay con hết thảy xin sám hối.
Niệm chú sám hối: (108 biến)
Ôm ben-za sa-ma-ya su-tô ah.
Phần 12: Niệm tâm chú Căn bản Truyền thừa Thượng sư
Cầm chuỗi hạt quán tưởng:
(Hai tay cầm chuỗi hạt đặt trước ngực, khi niệm dùng ngón tay cái để lần hạt.) Quán tưởng tay trái thành chuông kim cương, quán tưởng tay phải thành chày kim cương, quán tưởng hạt Phật đầu thành Đa Bảo Phật tháp, quán tưởng bốn hạt lớn hơn ở giữa thành Tứ Đại Thiên Vương, quán tưởng sợi tua rua thành liên hoa thủ (Phật thủ - bàn tay Phật), quán tưởng sợi dây xuyên chuỗi hạt thành vòng ánh trắng của bản tính Kim Cang Tát Đỏa. Khi trì chú, mỗi khi lần một hạt thì đều quán tưởng thành một vị Căn bản Truyền thừa Thượng sư đến trước mặt mình.
Liên Hoa Đồng Tử tâm chú:
Ôm gu-ru lién-shâng sit-đi hùm. (108 biến)
Phần 13: Kết ấn và Quán tưởng
Kết ấn: kết thủ ấn Long Vương (ấn chữ “tỉnh” [cái giếng])
Quán tưởng:
Quán tưởng những bảo bình Long Vương cúng tại pháp đàn biến thành rồng, miệng bình là đầu rồng, cổ bình là cổ rồng, thân bình là thân rồng, đáy bình là đuôi rồng. Sau đó cung thỉnh Long Vương thành Phật, và quán tưởng Long Vương bay lên, biến hóa thành Ngũ Phương Phật trụ trong hư không. (Phải quán tưởng rõ ràng.)
Cách làm hoặc thỉnh bảo bình về tu xin vui lòng liên hệ các vị Kim cương Thượng sư của Chân Phật Tông.
Phần 14: Trì chú và Thỉnh nguyện
Niệm chú Long Vương: Nam-mô san-man-tô mô-thua-nam wa-zư-la mi. (108 biến)
Thỉnh nguyện: Nói lên một nguyện vọng mong cầu của mình, ví dụ cầu tài, sự nghiệp, hôn nhân…
Quán tưởng gia trì: quán tưởng Ngũ Phương Phật hóa thân của Long Vương ở tại hư không phóng ánh sáng ngũ sắc gia trì cho bảo bình.
Phần 15: Tán thán và hồi hướng
Đọc kệ tán thán: Long Vương bảo bình pháp Liên Sinh Hoạt Phật truyền Cùng tu pháp lực tăng Cầu nguyện đại cát tường.
Hồi hướng:
Nguyện có được tài bảo lớn, sau đó bố thí pháp tài cứu giúp chúng sinh.
Phần 16: Trì thêm những tâm chú khác
(Mỗi câu chú trì một lần, không cần kết thủ ấn, chắp tay là được.)
Ôm a-mi-đê-wa sê. (tâm chú A Di Đà Phật) Ôm pẩn-la-múa lin-thô-lin sô-ha. (Địa Tạng Bồ Tát diệt định nghiệp chân ngôn) Ôm ma-ni pê-mi hùm. (tâm chú Quan Thế Âm Bồ Tát) Ôm ha-ha-ha wây sa-mô-yê sô-ha. (tâm chú Địa Tạng Vương Bồ Tát) Ôm chưa-li chu-li chuân-thí sô-ha. (tâm chú Chuẩn Đề Phật Mẫu) Ôm chân-pa-la cha-lâng-cha-na-ya sô-ha. (tâm chú Hoàng Tài Thần) Ôm ah hùm pê-cha gu-ru pê-ma sit-đi-hùm sê. (tâm chú Liên Hoa Sinh Đại Sĩ) Ôm ah hùm gu-ru pây a-ha-sa-sa-ma-ha lién-shâng sit-đi hùm. (tâm chú căn bản Liên Hoa Đồng Tử) Tê-ya-tha ôm bê-cát-chư-ya bê-cát-chư-ya ma-ha bê-cát-chư-ya la-cha sa-mu ca-tưa-hây sô-ha. (tâm chú Dược Sư Phật)
Phần 17: Niệm Phật
Nam mô 36 vạn tỉ 11 vạn 9 nghìn 5 trăm đồng danh đồng hiệu A Di Đà Phật. (3 biến)
Phần 18: Tụng bách tự minh chú:
Ôm pê-cha sa-tô sa-ma-ya Ma-nu-pa-la-ya, pê-cha sa-tô tê-nô-pa tê-cha Chư-chô mê-pa-wa Su-tô ka-yô mê-pa-wa Su-pô ka-yô mê-pa-wa A-nu-ra-tô mê-pa-wa Sa-wa sit-đi mê-pô-ra-ya-cha Sa-wa ka-ma su-cha-mê Chi-ta-mu si-ri-rân ku-ru hùm Ha-ha-ha-ha-hơ, pa-ga-uân Sa-wa ta-tha-ga-ta pê-cha ma-mi mân-cha Pê-chư pa-wa ma-ha sa-ma-ya Sa-tô ah hùm pây. (3 biến)
Phần 19: Đại lễ bái
(Giống đại lễ bái ở phần 3.)
Phần 20: Niệm chú viên mãn
Ôm bu-lin. (3 biến) Ôm ma-ni pê-mi hùm.
(Hết nghi quỹ)
Điều kiện tương ứng của pháp Long Vương bảo bình
Liên Sinh Hoạt Phật khai thị:
Trước đây tôi đã từng dạy pháp Long Vương bảo bình, cũng có rất nhiều người đi dâng bảo bình Long Vương, khi đó có rất nhiều đệ tử Chân Phật Tông đều đã hứa nguyện cũng đi khắp nơi để dâng bảo bình, cũng có người có được cảm ứng, rất nhanh chóng nguyện vọng đã thành hiện thực. Cũng có người không có cảm ứng gì. Vì thế, có người hỏi: “Vì sao có người có cảm ứng, có người không có cảm ứng?” Bảo bình như nhau, tu pháp như nhau, cùng đi ra biển để dâng bảo bình, có người có cảm ứng, có người thì không có cảm ứng. Vấn đề này rốt cục nằm ở đâu? Chúng ta biết bản thân Long Vương rất từ bi, pháp này cũng được xem như là pháp mà Long Vương và Như Lai ở trong kinh Long Vương truyền xuống. Cũng niệm chú, cũng dâng bảo bình, cùng đi ra biển và còn tu pháp bảy ngày. Nói đúng ra phải có cảm ứng, nhưng vì sao lại không có?
Thật ra nói đến việc cảm ứng cúng dường, có một số người rất nhanh có cảm ứng, có một số người thật sự là không có cách nào cho bạn có cảm ứng được. Bởi vì trên thực tế, đi dâng bảo bình Long Vương là để có được sự kết nối liên thông với Long Vương, bởi vì khi quán tưởng Long Vương, dâng lên ngài thứ mà ngài thích nhất, hy vọng ngài có thể cảm ứng, tức là ngài có thể nhìn thấy bạn và sau đó ban phúc cho bạn. Nhưng trong quá trình bạn tu pháp hoặc nguyện vọng mà bản thân mình cầu không phù hợp với chính bạn: không chắc phù hợp với ý của bản thân Long Vương, cũng không chắc bạn có thể có được cái phúc này, hoặc là nguyện cầu của bạn quá lớn, không thích hợp để cho bạn.
Lấy đơn giản một ví dụ. Có một người nông dân làm một việc tốt, quan lớn ở vùng đó cho gọi người này đến, bảo với anh ta rằng: “Anh làm việc này tốt quá, anh là người làm ruộng, ta sẽ cho anh một nguyện vọng, anh có thể nói nguyện vọng trong lòng mình ra.” Người nông dân nghe nói có thể ước nguyện thì rất vui mừng nói: “Tôi làm việc này đã khiến ông thích thú như vậy thì tôi sẽ có một điều ước.” Điều ước của anh ta rất lớn. Là điều gì thế? Chính là “hy vọng lập tức lên chức huyện trưởng”. Thật ra điều này là không thể nào, vì người nông dân không biết chữ, chí ít có rất nhiều sự việc phải cân nhắc xem năng lực của bản thân mình có thể làm được không đã.
Đệ tử chúng ta thường đi khắp nơi hứa hẹn, cũng đi khắp nơi cầu lung tung, ngay cả chơi cổ phiếu cũng cầu, nếu thế thì Long Vương cũng phải quản cả thị trường cổ phiếu mất. Cho nên khi bạn cầu cũng phải dựa vào bổn phận của mình mà cầu. Rất nhiều đệ tử cũng cầu rất kỳ quái, thậm chí là đem cổ phiếu giả đi bán, hy vọng Long Vương sẽ gia trì cho họ có thể đem cổ phiếu giả bán sang nước khác, và phải bán được hết tất cả. Thỉnh cầu vô lý như vậy thật sự là rất quá đáng rồi. Ví dụ như đánh bạc, làm tổ trưởng, anh ta cũng cầu. Cũng có người đến Las Vegas, đến đến thành phố Atlantic để đi đánh bài, cũng cầu Long Vương giúp đỡ anh ta, đây đều là những thỉnh cầu quá đáng rồi. Cũng giống như người nông dân kia làm được việc tốt xong thì cầu được làm huyện trưởng vậy, những thỉnh cầu kiểu này đều là quá đáng.
Cho nên nói chung, có tương ứng hay không tương ứng có liên quan tới phúc phần của bản thân bạn. Nếu bạn không tương ứng, phải nghĩ xem liệu có phải phúc phần của mình chưa đủ không? Liệu có phải nghiệp chướng của mình quá nặng không? Nên tu pháp sám hối. Phải tu đến trình độ nào đây? Chính là trước tiên bạn thỉnh cầu Long Vương, đến khi bạn nhìn thấy Long Vương hoặc mơ thấy mình đến Long Cung đi lấy tài bảo, hoặc Long Vương ban cho bạn các thứ, hoặc Long Vương phóng quang gia trì cho bạn, hoặc mơ thấy rồng, hoặc mơ thấy có con thuyền chở bạn sang bờ bên kia, đây đều là những giấc mơ cát tường mà Long Vương ban cho bạn, biểu thị bạn có thể tương ứng rồi, đây là có chứng có nghiệm rồi. Bạn đã có được giấc mơ tương ứng rồi thì lại tu pháp Long Vương bảo bình bảy ngày, rồi đem dâng bảo bình, như vậy mới có thể có tương ứng.
Phúc phần của bản thân mỗi người có lớn có nhỏ, Long Vương cũng phải xem phúc phần của bạn lớn nhỏ thế nào mà quyết định phải lập tức cho bạn hoặc là bạn phải từ từ tu mới có thể có được chứ. Hoặc là về cơ bản bạn không có cách nào có được phúc phần này. Nói chung là sẽ đều cho bạn chỉ thị.
Cho nên bất kì pháp tu dâng cúng dường nào cũng đều như vậy, chứ không phải là tu pháp bảy ngày xong là có thể có được tương ứng. Giả sử mọi ước nguyện đều đạt được hết thế thì tôi cũng muốn ngày ngày tu pháp Long Vương bảo bình, bảy ngày là có thể cầu được rồi, như thế thì cái gì tôi cũng cầu, cái gì cũng ứng. Thế nhưng ở đây phải dựa vào tâm, phúc phần và con đường tương ứng của mỗi người, và xem cả nghiệp của chính mình nữa, còn cả hành vi nữa, tất cả những điều này đều phải xem xét. Hy vọng mọi người đã hiểu đạo lý của việc dâng bảo bình Long Vương và cúng dường.
Om mani padme hum. 16/7/1993.
Điểm quan trọng khi tu pháp Long Vương bảo bình
Khai thị của Liên Sinh Hoạt Phật. Thời gian: 12/02/2011. Địa điểm: Viên Nhuận Đường. Quán đảnh: pháp Long Vương.
Vừa rồi Thượng sư Liên Nhuận có cầu pháp Long Vương, điểm quan trọng của bảo bình Long Vương trong pháp Long Vương là: thứ nhất, bạn phải quán tưởng bảo bình thành Long Vương, miệng bình là miệng của Long Vương, chỗ cổ bình tròn tròn này quán tưởng thành đầu của Long Vương, răng của rồng. Thế rồi xuống dưới thân bình tròn tròn này quán tưởng thành thân của Long Vương, chân của Long Vương. Bảo bình Long Vương cần phải được quán tưởng thành Long Vương như vậy.
Thế rồi sau khi quán tưởng xong thì phải trang bị thêm nội tạng, trong Mật giáo phải trang bị thêm tim, gan, lá lách, phổi, thận, tất cả đều phải trang bị đầy đủ cho Long Vương. Mỗi thứ này đều có vật tượng trưng của nó, phải bỏ những vật tượng trưng này vào trong bình. Trước kia tôi có viết trong sách rồi, tim, gan, lá lách, phổi, thận, có thứ đại diện cho đầu của Long Vương, cũng có thứ đại diện cho đuôi của Long Vương, còn có cả thứ đại diện cho âm thanh của Long Vương nữa, nhưng vật tượng trưng này đều phải bỏ vào trong bảo bình Long Vương.
Trước đây Thượng sư của tôi nói như thế này. Bắt buộc trong bảo bình này phải bỏ một món đồ mà bạn thích nhất, món đồ mà bạn thích nhất đó gọi là “khó bỏ mà có thể bỏ”, bỏ vào món đồ khó bỏ mà bạn có thể bỏ đó thì bạn mới có thể có được sự ban phúc của Long Vương.
Người bình thường nghe tới đây thì nói “tôi không muốn tu nữa”. Phải bỏ thứ mà bạn thích nhất vào trong bình, sau đó đem ra biển rồi ném xuống biển, thỉnh Long Vương tiếp nhận bình rồng này. Bạn không thể nào lại nhảy xuống nước để vớt nó lên, coi như thứ này không có được nữa. Thứ bạn thích nhất là gì? Ví dụ như kim cương. Bạn từ bỏ được viên kiêm cương mà bạn thích nhất, dâng cho Long Vương, đem thứ mà bạn thích nhất, bất kể là thứ gì, tóm lại là thứ bạn thích nhất, bỏ vào trong bình, cái này gọi là “khó bỏ mà có thể bỏ”.
Sau khi “khó bỏ mà có thể bỏ” được rồi, Long Vương thấy là bạn thật sự vô cùng kiền thành, ngài mới có thể ban phúc cho bạn. Sau này Thượng sư của tôi thấy như vậy thì pháp Long Vương bảo bình sẽ rất khó để tu, liền dạy chúng tôi một cách đơn giản nhất, dùng thủy tinh thay thế cho kim cương. ”Khó bỏ mà có thể bỏ” này cực kì quan trọng.
Thứ hai, bạn tu Long Vương bảo bình phải vô cùng thành tâm dâng hiến, nói cách khác là tôi dâng bảo bình này cho Long Vương, tôi làm với tâm thành kính dâng hiến nhất, đây là điều quan trọng nhất. Nếu có thể làm như vậy thì sẽ có được cảm ứng của Long Vương.
Những thứ bỏ vào trong bình là đại diện cho tim, gan, lá lách, phổi, thận và đầu, đuôi, ngoài ra còn có thứ mà bạn thích nhất, vàng cũng có thể cho vào. Có thể bây giờ vàng tương đối đắt, bạn dùng miếng vàng nhỏ thôi, không nhất định phải là miếng to. Nếu mà đòi to như quả bóng, bảo bình sẽ rất nặng, bạn sẽ không chịu nổi đâu, dùng một miếng vàng nhỏ, thứ bạn thích để làm vật tượng trưng. Khi ném bảo bình đi, bạn phải đem toàn bộ thân khẩu ý của bạn dâng hiến cho Long Vương.
Trước khi đem dâng bảo bình, bạn phải trì chú, mỗi ngày vào buổi tối phải đi trì chú: “Nam-mô san-man-tô mô-thua-nam wa-zư-la mi.” Khi bạn trì chú thì còn phải kết thủ ấn, kết thủ ấn chữ “tỉnh” (井) [cái giếng] này đây là đầu, bên dưới là chữ “tỉnh”, bởi vì nó chính là chủng tử tự của Long Vương. Quán tưởng bảo bình này biến hóa thành Long Vương, bạn ở trước mặt ngài kết thủ ấn, trì chú, quán tưởng ngài đi vào bên trong bạn, bạn đi vào bên trong Long Vương.
Bình thường hiện tượng tu pháp có cảm ứng là bạn cảm thấy bản thân Long Vương ban tài bảo cho bạn, cảm ứng thấy Long Vương hiện thân, cảm ứng thấy hình tướng của Long Vương, ngài xuất hiện trong giấc mơ của bạn, xuất hiện trong thiền định của bạn, trong lúc trì chú bạn nhìn thấy hình Long Vương và thấy ánh sáng, lúc này bạn mới đi dâng bảo bình, đem bảo bình dâng ra biển. Đây là một điểm quan trọng. Thật ra Mật giáo mà chúng ta nói chính là yoga, bản thân yoga này dịch ra tiếng Trung chính là tương ứng.
Bản thân Long Vương rất dễ tương ứng. Thật đó, các vị Thần Tài mà chúng ta gọi, ví dụ trên trời thì có Tứ Thiên Vương, dưới biển là Long Vương, trên mặt đất là Sơn Vương, rất nhiều Sơn Thần, rất nhiều Hồ Thần. Sơn Thần, Thiên Thần, Hải Long Vương, Long Thần đều tương đối dễ tương ứng.
Bản thân Long Vương có nguyện vọng của ngài, đó là ngài mong muốn có thể thành Phật, nhờ việc tu hành của bạn, bạn hợp nhất với ngài rồi, sau khi bạn thành Phật, Long Vương cũng có thể thành Phật. Chúng ta có thể khuyên thỉnh Long Vương thành Phật, tu hành thành Phật! Chính bản thân bạn cũng có thể thành Phật. Trọng điểm của pháp Long Vương là khi hồi hướng, bạn phải khuyên thỉnh Long Vương thành Phật. Long Vương thích thành Phật, mà ngài đã thích rồi thì khi bạn khuyên thỉnh ngài thành Phật, ngài sẽ sinh tâm hoan hỷ, sẽ ban phúc cho bạn.
Trọng điểm của pháp này nằm ở đâu. Thứ nhất, làm đầy bảo bình. Thứ hai, quán tưởng bảo bình biến thành Long Vương. Thứ ba, bạn phải chuẩn bị một đàn thành thanh tịnh, tu pháp Long Vương bảo bình cho tốt, quán tưởng, trì chú, kết thủ ấn, nhập Tam ma địa. Mỗi ngày làm như vậy cho đến khi ngài tương ứng với bạn, có được cảm ứng rồi, sau đó bạn lại cầm bảo bình này đi ra biển, dâng bảo bình cho Long Vương, sau đó khuyên thỉnh Long Vương thành Phật. Tu hành đúng như vậy mới là như pháp.