📗

248. Trời ban dị tượng

image

Trời ban dị tượng

🪷 Cảm ứng liên miên bất tư nghì

Văn tập số: 248 Xuất bản: 01/08/2015 Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

Lời mở đầu

Ngày 8 tháng 3, mùa xuân năm 2015. Tôi đã đến Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc (quảng trường Tự Do). Tại quảng trường có khoảng năm vạn tín chúng, mọi người đang chào đón tôi đến.

Mặt trời đã lên cao. Ánh mặt trời rực rỡ không gì sánh bằng đang chiếu rọi khắp quảng trường. Đàn thành lập thể của Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang tráng lệ và cao chót vót, nhìn từ phía nào cũng tuyệt đẹp, tỏa ra vô vàn màu sắc lấp lánh.

Trong hư không mặc dù ánh nắng đang rót xuống. Nhưng, Những tia nắng quanh co uốn khúc xuyên qua những tầng mây trắng xám tích tụ. Nói cách khác là, trong những cụm mây cuồn cuộn ấy, ánh nắng bắn ra như những mũi tên, chiếu thẳng vào đàn thành Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang nghìn năm tĩnh mịch. Tôi nhìn lên trời.

Chúng tôi cầu nguyện: Chúng tôi cần trời trong xanh. Đừng đổ mưa. Nhưng cần trời râm mát. Cần có gió nhẹ thổi tới. Đây là thời tiết đẹp nhất để làm pháp hội. Theo dự báo khí tượng, đó là thời kì mưa xuân tầm tã, trời mưa liên tục nhiều ngày, và vào ngày 8 tháng 3, khả năng trời mưa là 90%.

Kết quả là hôm ấy: Thi thoảng có ánh nắng mặt trời. Không mưa. Có mây. Trời râm mát. Có gió nhẹ. Đến khi pháp hội Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang kết thúc, ngay giây phút mọi người rời đi. Trời đổ mưa! Lời cầu nguyện của chúng tôi đã linh nghiệm 100%!

Tôi muốn nói với mọi người: Chúng ta đều cầu nguyện Thiên long Bát bộ, bao gồm Thiên chúng, Long chúng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hô la già. Bát bộ này là Hộ Pháp Thần của Phật giáo. Lấy Thiên bộ, Long bộ đứng đầu. Đặc biệt ấn tượng sâu sắc nhất là “rồng”. Tại hiện trường pháp hội, rất nhiều người ngẩng đầu lên nhìn bầu trời trong hư không, toàn thể nhân viên đều hét lớn một tiếng. Nhìn thấy “rồng”! Mọi người lũ lượt lấy điện thoại ra để chớp lấy khoảnh khắc đó! Để làm bằng chứng cho việc trời ban dị tượng.

Con rồng này giống như là từ thủa khai thiên lập địa đã đứng sừng sững ở đó rồi, hùng cứ cả hư không, từ ngàn xưa vẫn im lìm không nói. Ngài thống trị sự biến hóa của gió mây sấm chớp. Ngài đã đáp ứng lời cầu nguyện của tôi mà xuất hiện, vĩ đại thay! Ông Trời ơi! Chúng tôi là một đám đệ tử Phật chân chính đó!

Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Sheng-yen Lu

17102 NE 40th CT REDMOND WA 98052 U.S.A

01. Ánh sáng đỏ của chuông kim cang

Diễn hóa kiết giới bằng chuông kim cang và chày kim cang của Lư Sư Tôn là một tuyệt chiêu của Chân Phật Tông.

Ý nghĩa của việc diễn hóa này bao hàm: Kiết giới. Tiêu tai. Tăng ích. Hàng phục. Kính ái. Gia trì.

Pháp lắc chuông chày của tôi ban đầu là tôi nhắm hai mắt lại, ngồi trên pháp tọa của mình, nghe thấy bên ngoài hư không có âm thanh của chuông đồng, tôi ngửi thấy mùi thơm của Kim Cang Tát Đỏa bao phủ. Thế là tôi biết dòng chảy pháp của Kim Cang Tát Đỏa đã hạ giáng rồi! Trong cơn thảng thốt, tôi đã biến hóa thành Kim Cang Tát Đỏa. Hai tay tôi tự động lắc chuông chày. Tất cả đều tự động diễn hóa mà ra. Tất cả những điều này đều là sự thật, giống như là Kim Cang Tát Đỏa hạ giáng và truyền thụ cho tôi phương pháp lắc chuông lắc chày. Sau đó tôi lần lượt ghi nhớ, đây là Kim Cang Tát Đỏa dạy diễn hóa.

Tôi tin tưởng sâu sắc: Mỗi một hành giả, chỉ cần đặt chân vào cảnh giới của sự tương ứng, tự nhiên Bổn tôn trong hư không sẽ đều hạ giáng. Hành giả này thật sự chỉ cần “tâm không một vật” và “vọng niệm không khởi”, tức là giống như một cái bình rỗng. Thì tự nhiên dòng chảy pháp trong hư không sẽ đổ pháp nhũ vào. Lúc này, hai hợp làm một. Đây chính là tương ứng.

Bạn không những tìm lại được chính mình mà cũng tìm lại được nguyên tính của mình. Bạn hít thở được khí tiên thiên, nghe được dòng máu của mình, rồi lại trở về trái tim mình. Đây không phải là máu bình thường. Mà là máu của Phật tính. Phật Đà nói: “Chế tâm một chỗ, vạn sự đều thành.”

Khi tâm đã đạt đến cực rỗng cực tĩnh thì sẽ tự thấy được thiên tính. Chỉ cần thấy được thiên tính, tự có thể biết được diện mạo vốn có. Đây chính là: Tĩnh ắt sẽ hư. Hư ắt sẽ linh. Linh ắt sẽ thần. Thần ắt sẽ hóa. Hóa ắt sẽ quang.

Tôi lắc chuông kim cang hướng về hư không, kết quả là phóng ra một đường ánh sáng đỏ vàng. Điều này cần phải: ”Dừng” vọng niệm. ”Tịnh” phàm tâm. ”Rỗng” tự tâm. Chuông này vừa lắc lên, ánh sáng đỏ vàng liền phóng ra, mọi việc mong cầu đều có thể thành tựu. Phàm làm tất cả pháp sự thì không được có vọng tâm, phàm tâm, cho dù là Thánh tâm hay tưởng tâm thì cũng không được có. Chỉ cần tất cả đều không. Thì trời sẽ ban dị tượng đó!

02. Ngón tay phóng ánh sáng trắng

Tôi sâu sắc cảm thấy rằng, người học Phật phải hạ quyết tâm, có mấy việc cần đặc biệt chú ý:

  1. Loại bỏ phàm tình — lập chí học Phật, phàm tình của thế tục hãy ít dính mắc.
  2. Nên thoát tục khí — việc phàm thô tục không có liên quan đến hành giả, đừng đi học pháp tục.
  3. Từ bỏ tập tính — con người đều có thói xấu, cần phải bỏ hết những thói quen không tốt như trộm, cắp, dâm, vọng, rượu, tham, sân, si…
  4. Thanh tịnh dâm dục — lòng người quá nửa là tham sắc tham hoa, không được khởi tâm dâm, không đi đến những nơi bất tịnh.
  5. Đừng cầu danh lợi — phàm việc gì cũng không cầu danh, không cầu lợi, cần không màng danh lợi, như vậy thì tâm cầu danh lợi mới không hỗn loạn rối bời.
  6. Diệt bỏ ngã kiến — nói chung, người có ngã chấp nặng thì ngã kiến cũng nặng, ngã kiến thường thường là thiên kiến, nên học tập lời của các vị cổ Thánh.
  7. Nên bỏ chấp pháp — khi tu pháp cũng không nên quá chấp vào pháp, pháp pháp tự nhiên là quan trọng nhất, pháp còn nên bỏ huống chi không phải là pháp, học Phật cần hiểu sự uyển chuyển linh động.
  8. Nên bỏ phiền não — cố gắng hết sức để mình không nghĩ gì, những phiền não của quá khứ đừng gợi lại, những phiền não của hiện tại nên bỏ qua, phiền não của tương lai thì đừng nghĩ đến.

Đây cũng là: Tùy thế ứng thế. [tùy việc đời mà ứng đối] Theo vật giao vật. [dựa theo hoàn cảnh mà gửi gắm] Đối cảnh vong cảnh. [đối diện với hoàn cảnh cũng quên luôn hoàn cảnh] Cư trần xuất trần. [sống nơi trần gian cũng vượt thoát khỏi bụi trần] Việc đời nên xem là không có gì. Việc đời nên xem nhẹ. Đối với muôn vàn sự việc, gánh vác được thì đặc biệt cũng phải buông bỏ được.

Khi tôi ngồi trên pháp tọa, tôi phải gom về nghìn tâm vạn tâm, gom về vạn sự vạn vật, tôi biến thành một hành giả đơn độc, không khí cũng dần dần ngưng đọng lại. Tinh thần tập trung. Không có suy nghĩ gì khác. Thân bất động. Tôi đưa một ngón tay ra. Miệng tôi niệm chú ngữ. Thân là Bổn tôn. Ý đang gia trì. Thế là, ánh sáng trắng ở đầu ngón tay liền lộ ra.

Khi ấy: Đó là sự xuất hiện của ánh sáng, ánh sáng sẽ phóng đến đoàn người đi dưới tràng phan quán đảnh. Lúc này phan quán đảnh sẽ có ánh sáng của Bổn tôn, đoàn người cũng có ánh sáng của Bổn tôn, ánh sáng trắng lơ lửng khắp trong không khí. Ấm ấm. Thơm thơm. Nhè nhẹ. Áp vào thân thể của mỗi người. Dòng chảy pháp chậm rãi tuôn ra. Mau chóng vận chuyển trong tâm của mỗi người. Tâm của mỗi người lại hóa thành một đóa hoa sen nở ra. Thế là: Bổn tôn giáng xuống đàn thành. Bổn tôn giáng lên người tôi. Bổn tôn ở trên đầu ngón tay. Bổn tôn ở trong tim quần chúng.

03. Mặt đối mặt với Thời Luân Kim Cang

Năm ấy, tôi liên tục làm đại lễ bái, không phải vì để yết kiến Thời Luân Kim Cang, chỉ là học cách khiêm nhường và cung kính với đại địa.

Tháng ấy, tôi liên tục nhớ đến “Thời Luân Kim Cang Tục”, không phải để hiểu về bản nghĩa của Thời Luân Kim Cang, chỉ là xoay vào kinh tục mà chẳng hề có mục đích gì cả.

Ngày ấy, tay tôi cầm hương, trong miệng tụng chú, đầu óc đều trống rỗng, không nghĩ gì cả.

Khoảng khắc ấy, tôi chẳng hề chờ đợi ngài đến, thế mà ngài tự nhiên đến, hơn nữa còn mặt đối mặt. Ngài nhìn tôi. Tôi nhìn ngài. Trong tim ngài và tim tôi đều rất ấm áp. Tôi chạm vào ngón tay nhọn của ngài. Điều tôi muốn nói với mọi người là: Kinh Kim Cang nói: Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Tôi nói: Vô sắc tướng, vô pháp tướng, vô hữu tướng, vô không tướng, vô thế gian tướng, vô xuất thế gian tướng.

Nói sâu hơn một chút thì là: Vô vô nhân tướng, vô vô ngã tướng, vô vô chúng sinh tướng, vô vô thọ giả tướng. Vô vô sắc tướng, vô vô pháp tướng, vô vô hữu tướng, vô vô không tướng, vô vô thế gian tướng, vô vô xuất thế gian tướng.

Càng sâu hơn một chút nữa thì là: Vô phúc đức tướng, vô Bồ Tát tướng, vô Như Lai tướng. Tôi nói: Rõ ràng là có. Thực tế là không. Từ không thấy có. Từ có thấy không. Có không chẳng chấp. Cao thêm một bậc. Có gì để nói. (Những điều này người bình thường không nghĩ được.)

Cảnh giới mà tôi đã đến kì thực cũng không phải là cảnh giới, tất cả đều thấy trống rỗng thì làm gì có cảnh giới? Tứ đại đều không. Ngũ uẩn đều không. Vạn hữu đều không. Lúc này tất cả tự nhiên buông bỏ, bỏ đến mức: Không vướng một sợi tơ. Không nhiễm một hạt bụi. Không chấp vào một tướng.

Tôi viết cuốn sách này không phải là để giành lấy sự tín nhiệm của người ta, không phải vì danh lợi, không phải vì địa vị, không phải vì quan điểm cá nhân, không phải vì vợ, không phải vì con cái, không phải vì dục vọng, không phải vì yêu, không phải vì tham, không phải vì tức giận, không phải vì tình, không phải vì sắc, không phải vì người vì tôi. Cái gì cũng không phải! Người hỏi: “Vì sao mà viết?” Tôi đáp: ”Vì viết mà viết!”

04. Trời ban xích kim cang ánh sáng

Pháp hội đại quán đảnh Thời Luân Kim Cang tại Jakarta Indonesia, trong khi hoằng pháp cho mấy vạn người, trong hư không buông xuống sợi xích kim cang ánh sáng. Tại hội trường, không có đèn pha. Tại hội trường, không có lưới đèn. Nhưng chân trời lại buông xuống sợi xích kim cang. Các đệ tử ở hiện trường pháp hội dùng máy ảnh để chớp lấy khoảnh khắc để làm bằng chứng.

Trong pháp Đại viên mãn của Mật giáo có “nhìn ánh sáng”, thứ tự của nó là: Ánh sáng minh điểm — đầu tiên xuất hiện từng điểm từng điểm. Ánh sáng xích kim cang — xâu chuỗi từng điểm ánh sáng lại thành một sợi thẳng. Ánh sáng võng kim cang — xích kim cang liên tục biến ra nhiều sợi, hình thành nên võng kim cang. Ánh sáng màn kim cang — từ võng kim cang lại biến hóa thành một tấm màn màu trắng, chính là màn kim cang ánh sáng. Ánh sáng bán thân Phật — từ trong màn kim cang xuất hiện Phật bán thân. Ánh sáng toàn thân Phật — từ ánh sáng Phật bán thân lại hiện lên ánh sáng Phật toàn thân. Lúc này, hành giả và ánh sáng Phật toàn thân, hai hợp làm một. Thành đạo.

Tại pháp hội Thời Luân Kim Cang, mọi người nhìn thấy xích kim cang ánh sáng thì đều kêu lên là bất khả tư nghì.

Mọi người đều phát khởi tín tâm cung kính. Có người hỏi tôi: ”Trời ban xích kim cang ánh sáng là đạo lí gì?” Tôi đáp: ”Lúc mới học Phật, phải loại bỏ tham dục, trở về với sự thuần phác, thanh tịnh vô vi. Sau đó được minh sư truyền pháp, tu trì cẩn mật đến khi minh tâm, kiến chứng Phật tính. Đặt tâm trong sự điềm tĩnh, đặt hơi thở trong sự bao la.” Tôi lại nói: ”Việc tu học của con người đã đạt đến tính Không thì khí mạch minh điểm đều có thể hóa quang, đây chính là cảnh giới của Thánh nhân.” Tôi còn nói: ”Lúc này, chỉ có một niệm, trời người cảm ứng, miệng nói cái gì thì sẽ hiện ra cái đó, hiện tượng trời đất hoàn toàn hợp lại lần lượt hiện lên.” Người học Phật tối kị: Sốt sắng việc đời. (hao tổn tinh thần) Địa lí phong thủy. (bàng môn) Chiêm bốc tướng mệnh. (tả đạo) Nam nữ quan hệ lén lút. (tà hành)

Nếu dựa vào địa lí phong thủy, chiêm bốc tướng mệnh để đưa người ta vào chính pháp thì đây mới gọi là pháp phương tiện nhập thế. Còn nam nữ quan hệ (pháp song thân), nếu dẫn đến tính mệnh song tu, tính mệnh cùng dứt, tính mệnh hóa quang, thì đây cũng là phương tiện. Thế nhưng, pháp song thân đòi hỏi phải có tính Không, có Vô lậu thì mới làm được, là việc cực kì khó. Những tên tiểu tử vô tri liều lĩnh mà làm thì rơi vào dâm dục, sẽ đọa địa ngục kim cang, chẳng mong ngày thoát ra. Từ xưa đến nay, tu được pháp này cũng chỉ có một, hai người mà thôi! Nói chung là không được học theo. Còn như sốt sắng việc đời thì cũng là đại kị.

Phật Đà truyền giáo, mục đích chính ở tại: ”Giác ngộ.” Tu thân tu tâm. Nếu coi trọng việc xây chùa lớn, xây đủ thứ khác, tạo dựng thanh danh lớn, làm sự nghiệp lớn, tập hợp tiền của, kinh doanh khởi nghiệp, tập hợp quần chúng thành tông phái lớn, thì đây là sốt sắng lo việc đời bên ngoài. Chi bằng, vào núi độc tu. Tu thành, trời ban dị tượng!

05. Rồng xuống thân tôi

Tôi thường nói: Ở thiên thượng, giàu có nhất là Tứ Đại Thiên Vương. Ở mặt đất, giàu có nhất là Sơn Thần, Kiên Lao Địa Thần. Ở dưới biển, giàu có nhất là Long Vương. Đối với phú quý của nhân gian, tôi luôn giữ ở trạng thái: Không buồn không vui. Không đến không đi. Không tăng không giảm. Không xả không bỏ. Tịch tĩnh hoan hỉ.

Tôi nói năm câu này, có lẽ rất nhiều người không hiểu, tôi nói một câu đơn giản nhất là: ”Tự nhiên!” Cả đời tôi không chạy theo tiền tài, nhưng tiền ở ngay đó. Cả đời tôi không nghĩ đến tiền tài, nhưng tiền ở ngay đó. Cả đời tôi không tập trung vào tiền tài, nhưng tiền ở ngay đó. Tiền và tôi. Tôi và tiền. Tiền ở trong tay tôi, tay tôi có tiền. Không rời không bỏ. Tôi ấy à! Bạn - tôi không tương ái. Bạn - tôi không tương tư. Bạn - tôi không nợ nần. Bạn - tôi không nhớ nhau. Bạn - tôi không bỏ nhau. Bạn - tôi không gặp nhau.

Nhưng mà, tiền ở trên người tôi, rồng giáng xuống thân tôi. Vì sao rồng ở trên người tôi? Hãy nhớ một câu nói: ”Sống chết có số, phú quý tại trời!” Tôi là một người tu hành, minh tâm kiến tính mới là thật, phú quý vinh hoa đều là giả. Tôi coi trọng tu hành vi. Tôi coi trọng tu thân. (tu mệnh) Tôi coi trọng tu tâm. (tu tính) Chờ đợi tạo hóa, học theo Thiên nhân, vi diệu huyền bí, cho đến khi hiểu thấu mức độ cao nhất tột cùng. Lúc này, Hộ Pháp Long Thiên tự nhiên giáng xuống thân tôi. Có đệ tử chụp được nhân vật trong tấm hình này là Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn và sau lưng là rồng xuống thân tôi. Đệ tử hỏi: ”Vì sao rồng lại xuống thân của Lư Sư Tôn?” Tôi đáp: ”Ngày xưa, Bát Đại Long Vương đến kính lễ, tôi thu nhận làm đệ tử, tôi truyền thụ kinh Long Vương, rồi dẫn Long Vương trấn thủ long thạch của Lôi Tạng Tự. Tôi mặc long bào, cúng dường Long Tôn Thượng Vương Phật, ra biển để quăng bảo bình Long Vương, vì thế, Long Vương xuống thân tôi.” Đệ tử hỏi: ”Đây là trời ban dị tượng sao?” Tôi đáp: ”Đương nhiên! Trời ban dị tượng, Long Vương tại thân, đây cũng là một dạng cảnh giới. Khiến người người cùng ngưỡng mộ để có thể hạ quyết tâm tu học thành đạt.”

06. Thập phương Không Hành Mẫu hạ giáng

Tôi thường tụng một bài kệ: Kính lễ tứ Thủ Phương Mẫu, bát phương Không Hành Mẫu, nhị thập Thiên Thiên Nữ. Kính lễ Đại Tự Tại Thiên Mẫu, Nhất Kế Phật Mẫu, Bát Nhã Phật Mẫu. Kính lễ Đại Cát Tường Mẫu, Diệu Âm Phật Mẫu, Bạch Y Phật Mẫu. Kính lễ thập phương Không Hành Mẫu.

Kì thực, các vị Phật Mẫu thuộc mẫu hệ có kể cũng chẳng thể kể hết, ví dụ: Bạch Độ Mẫu. Hồng Độ Mẫu. 21 vị Độ Mẫu. ………

Tôi tu pháp Độ Mẫu, hoặc tu Hộ Ma Hỏa Cúng Độ Mẫu, hoặc tu Độ Mẫu hộ luân. Đã cảm ứng đến thập phương Không Hành Mẫu hạ giáng. Giữa tôi và Độ Mẫu có hẹn ước ngầm: Không phụ nhau. Không hiểu lầm nhau. Không phán xét nhau. Không rời bỏ nhau.

Tôi và Độ Mẫu không chỉ như vậy, còn có: Bằng lòng nhau. Nương dựa nhau. Gắn bó nhau. Tiếp nối nhau. Nghĩ đến nhau. Hiểu về nhau.

Hoàn toàn không giống như hai nhân vật trong bài thơ:

Mới vừa gặp gỡ biết tri âm Gặp rồi lại thấy thà chưa gặp Chấp nhận cùng anh biệt xa cách Tránh cho sinh tử khiến tương tư.

Giữa Liên Hoa Đồng Tử và Độ Mẫu có mối duyên sâu nặng, bởi vậy mới có thể viết được: ”Dòng nước Nguyệt Hà” ”Nói chuyện với trăng” ”Nhật kí chiêm bao” Tôi muốn nói với mọi người: Mật giáo phân ra Phụ tục và Mẫu tục, Phụ tục là phương tiện, Mẫu tục là trí huệ. Cá nhân tôi cho rằng: ”Hai tức là một, hai hợp làm một, không hai, không khác.” Thế nào là Thánh? Hư và vô, cảnh giới siêu phàm nhập Thánh chính là Thánh. Thế nào là Thần? Thánh mà không thể biết, biết mà không thể đoán chính là thần. Thánh mà không thể biết, vì thế vô danh. Biết mà không thể đoán, tức thần thông.

Phụ tục, Mẫu tục là đồng thể, căn bản là không thể phân tách, đây vốn là trời đất cùng chảy, trời người hợp nhất, cảnh giới ở cấp độ này cao không thể đoán. Rộng lớn. Không minh. Siêu thế. Tôi và những điều này, người bình thường đọc không hiểu, duy có Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn có thể hiểu thôi. Bởi vì: Thập phương Không Hành Mẫu và tôi là đồng thể.

07. Vẽ tranh vào hư không

Thời gian: Ngày 22 tháng 9 năm 2014. Địa điểm: Vùng trời Seattle Lôi Tạng Tự. Nhân vật: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn và Thượng sư, pháp sư, đồng môn. Sự kiện: Bầu trời hiện ánh sáng đỏ.

Sự việc như sau: Tôi và mọi người đứng trước cửa Chân Phật Mật Uyển, tôi nhìn lên hư không, phát hiện ra bầu trời giống như một bức tranh thủy mặc khổng lồ. Vùng trắng giống như nước. Vùng xanh giống như mặt đất. Vùng đen giống như nét mực. Tôi nói với mọi người đầy thích thú: ”Bầu trời này đúng là một bức tranh thủy mặc, thiên biến vạn hóa, Ông Trời mới là đại họa gia vĩ đại nhất đó!”

Bỗng dưng tôi cao hứng tột độ, đột ngột lóe lên một ý tưởng kì lạ, hai tay tôi giống như cầm cây bút, hướng về hư không vẽ tranh, ra sức khua tay, trái phải vẽ lên mấy nét. Tôi nói: ”Tôi cũng vẽ, cho thêm vài nét vậy!” Tôi mới vẽ xong một bức. Mọi người sửng sốt: ”A! Bầu trời xuất hiện ánh sáng cầu vồng màu đỏ!” ”Trời ạ!” ”Lư Sư Tôn vừa mới vẽ xong, bầu trời đã hiện ánh sáng cầu vồng màu đỏ rồi!” ”Là thật đó!” ”Thật đó!” ”Sao lại chuẩn như thế chứ?” ”Trời ban dị tượng!” ”Đây đúng là cảm ứng tức thời!” (Sư tỉ Từ Nhã Kì lập tức dùng máy ghi hình để ghi lại diễn biến sự việc xảy ra, toàn bộ đều được ghi lại không bỏ sót. Thế rồi trong tiết mục “Thắp sáng ngọn đèn tâm” của đài truyền hình Trung Thiên cũng đã phát sóng.)

“Nói đơn giản là quá bất khả tư nghì!” ”Sao mà Lư Sư Tôn mới động bút, vẽ mấy nét mà hư không đã hiện lên cầu vồng màu đỏ rồi!” ”Quá tuyệt vời!” Điều tôi muốn nói với mọi người là: Phật học thông tạo hóa, học theo Thiên nhân, thật sự vi diệu huyền bí, rộng lớn uyên thâm. Tôi nói: Phật Bồ Tát là con người hạng nhất ở nhân gian, Thánh hiền là con người hạng nhì ở nhân gian, Đế vương là con người hạng ba ở nhân gian, các anh hùng hào kiệt và nhân vật quan trọng, giàu có, công danh là con người hạng tư, thấp hơn nữa là các hạng năm, hạng sáu, hạng bảy, hạng tám.

Trong đó, duy có Phật Bồ Tát có thể thông thiên tạo hóa, tương ứng với trời, biến hóa khó lường. Trời có thiên nhạc, êm ái và dễ chịu! Trời có thiên nữ nhảy múa, bay lượn đẹp tuyệt vời! Trời có trò chơi, gió mưa sấm chớp, hỉ nộ ái ố! Trời có truyện kể, rủ rỉ rù rì! Còn có, trời biết vẽ tranh, tôi cũng có thể vẽ trời! Dùng bút vẽ trời!

08. Mười đại Heruka hạ giáng

Thời gian: Ngày 8 tháng 3 năm 2015. Địa điểm: Quảng trường Tự Do - Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Đài Bắc. Sự việc: Đại pháp hội Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang. Nhân vật: Năm vạn tín chúng.

Diễn biến sự việc: Ngày 8/3 khi Lư Sư Tôn bắt đầu quán đảnh, bầu trời xuất hiện mười con chim nhạn, xếp thành một trường xà trận, kèm theo chú âm đầy uy vũ hùng tráng: “Ôm ben-za chua-ta ma-ha sê xi-li he-ru-ka hùm pây.” Lên xuống bay múa, chao liệng trong hư không rất lâu, có đệ tử đã chụp được ảnh thực tế tại hiện trường và lưu truyền trên mạng.

Đối thoại của tín chúng: ”Nhìn kìa! Trên trời có mười con chim nhạn đang bay!” ”Xếp thành một hàng kìa!” ”Bầu trời Đài Bắc rất ít khi nhìn thấy chim nhạn.” ”Đúng thế, đúng thế! Hiếm thấy! Hiếm thấy!” ”Nhất định có kì tích!” ”Nhất định có điềm báo!” ”Thật kì quái?” ”Cái gì kì quái?” ”Những con chim nhạn này từ đâu bay tới?” ”Còn xếp thành một hàng rất quy củ nữa.” ”Uy vũ hùng tráng.” ”Sao lại ở ngay trên bầu trời nơi quán đảnh chứ?” ”Sớm không đến, muộn không đến.” ”Trời ban dị tượng!” ”Trời ban dị tượng!” ”Trời ban dị tượng!”

Tín chúng cứ anh nói một câu, tôi nói một câu, ai ai cũng ngẩng đầu nhìn mười con chim nhạn trên bầu trời xếp thành hàng bay múa. Tại đây tôi nói với mọi người, tôi nói: Mười đại Heruka, hóa hiện mười con chim nhạn, đã giáng xuống rồi! Mười đại Heruka này là: Đại Uy Đức Heruka. Mã Đầu Heruka. Dương Đạt Heruka. Thiên Thu Heruka. Phổ Ba Heruka. Vô Thượng Heruka. Phổ Giáng Heruka. Hắc Cụ Lực Heruka. Đại Phẫn Nộ Heruka. Đại Nộ Hống Heruka.

Ngày hôm đó, lần đầu tiên nhìn thấy mười con chim nhạn xếp thành một hàng, bay lượn oai phong hiển hách. Trong tích tắc… Có được quán đảnh gia trì của mười vị Đại Minh Vương! Giống như dòng chảy pháp gột sạch nghiệp chướng nhiều kiếp! Trong sát-na, nước mắt tuôn rơi! Đột nhiên hiểu ra: “Đã biến thành Bồ Tát thanh tịnh rồi!” Có người vượt qua nửa vòng trái đất. Vượt qua mọi khó khăn. Đứng trên đỉnh núi cao nhất của rặng Tuyết Sơn. Cũng chẳng gặp được đại cơ duyên này. Bảy đời thành Phật rồi!

09. Hiển hiện ấn Tứ tung ngũ hoành

Mục đích gốc của học Phật là: Chấm dứt sinh tử, cũng tức là giải thoát sinh tử. Muốn chấm dứt sinh tử, tự mình sinh tử thì tự mình kết thúc, không ai có thể làm thay được. Cuối cùng là: Giác ngộ “vô sinh vô tử”. Vượt lên “vô tử vô sinh”. Mỗi một thành tựu giả đứng giữa trời đất, vượt ra ngoài trời đất, đây đâu chỉ là hơn người hơn đời. Tôi cho rằng: Thiên địa đồng lưu. Vũ trụ đồng hóa. Thái hư đồng thể. Mỗi khi tôi thuyết pháp thì Ông Trời liền tương ứng, ví dụ khi tôi giảng pháp Bất Động Minh Vương cửu tự chân ngôn, có nhắc đến ấn Tứ tung ngũ hoành. Đây là “lâm, binh, đấu, giả, giai, trận, liệt, tại, tiền”. Đây là “thiết” tự quyết. [ấn quyết cắt chữ] Dùng kiếm chỉ, vạch một đường, niệm một chữ, vạch chín đường, niệm chín chữ.

Tác dụng của nó là: 1. Kiết giới. 2. Tiêu nghiệp chướng. 3. Đuổi tà trói ma. 4. Trị bệnh. 5. Tiêu tai, trị bệnh, hàng phục, siêu độ. 6. Gia trì. 7. Quản thúc quỷ. ….

Pháp môn Cửu tự chân ngôn này là, có thể nhập thì nhập, có thể xuất thì xuất, có thể đi thì đi, có thể dừng thì dừng, là thuần thiên cơ, hoạt bát linh hoạt, vô câu vô thúc. Pháp Cửu tự chân ngôn quảng đại cao minh, nó không hề bó hẹp tù đọng mà giống như một luồng gió phóng khoáng và thoáng đãng.

Tôi giảng dạy xong. Đi ra ngoài cửa, nhìn lên bầu trời. Chà! Hết sức tuyệt vời! Hư không cũng hiện lên ấn Tứ tung ngũ hoành.

Bầu trời Seattle rất xanh rất sáng, chúng tôi mở to mắt nhìn lên, bầu trời vẽ nên những đường trắng, thành hình ca-rô bốn nét dọc năm nét ngang, đây đúng là ấn Tứ tung ngũ hoành rồi, không phải là huyễn giác, các đệ tử có mặt tại chỗ đều tận mắt nhìn thấy. Lư Thắng Ngạn tôi không phải là thầy ma thuật, nhưng chỉ cần tôi khởi lên một suy nghĩ thì Ông Tròi sẽ cảm động.

Có người nói: Hình như tôi là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ của Tây Tạng tái hiện, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ nghĩ cái gì liền có cái đó. Tôi và Liên Sư. Một người là đại sư của hơn hai nghìn năm trước. Tôi là đại sư của thời hiện đại. Như thế, như thế.

10. Tôi giảng Lục Tổ Đàn Kinh

Tôi ấn định vào ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại Đài Loan Lôi Tạng Tự sẽ bắt đầu giảng Lục Tổ Đàn Kinh, thế là trên bầu trời của Đài Loan Lôi Tạng Tự, có đệ tử chụp được sáu dấu chân xuất hiện trên bầu trời. ”Lục Tổ.” ”Lục túc.” (6 dấu chân) Trời ơi! Lại tương ứng rồi! Có người đưa ra thuyết 500 năm chuyển một đời, đây liệu có phải là như vậy không, vẫn cần phải bàn bạc. Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch. 500 năm sau. Liên Hoa Sinh Đại Sĩ sinh ra. Lại 500 năm nữa, Long Thọ Bồ Tát sinh ra. Lại 500 năm nữa, Naropa Tôn giả sinh ra. Lại 500 năm nữa, Tsongkhapa Tôn giả sinh ra. Lại 500 năm nữa, Lư Thắng Ngạn Tôn giả sinh ra. Tổng cộng là 2500 năm. Lại 500 năm nữa, ai sinh ra? Tôi nghe cách nói như vậy thì cười vang ha ha, nhưng tôi chẳng nói đúng sai!

Tôi giảng Lục Tổ Đàn Kinh, hiểu rằng: Người thiên về nhập thế, thường vì cầu danh lợi mà gặp nạn hại. Người thiên về xuất thế, thường vì cầu giải thoát mà gặp nạn hại. Người thiên về thiện, vì thiện mà gặp nạn hại. Người thiên về ác, vì ác mà gặp nạn hại. Tôi không phải là nô lệ của danh lợi. Tôi cũng không phải là nô lệ của giải thoát. Không phải là nô lệ của thiện. Không phải là nô lệ của ác. Tôi chỉ biết: “Vô sinh.” Có thể nhập thì nhập, có thể xuất thì xuất, nhập thế vô nhập thế tướng, xuất thế vô xuất thế tướng. Trụ không vì trụ mà trụ. Ẩn không vì ẩn mà ẩn. Vô sở đắc. Vô sở vị. Tất cả vô vô, tất cả không không. Làm tất cả mọi việc, khoáng đạt, thoải mái, tự nhiên, tự tại, tự như, tiêu dao, du hí…

Tôi thường dùng một so sánh. Trên mặt trăng: Cái gì là thiện? Cái gì là ác? Cái gì là mặn? Cái gì là chay? Con người là tấm lưới biến hóa! Cuộc đời là đại huyễn! Tôi chỉ biết: ”Vô sinh!” Cái gì cũng đều có thể buông bỏ! Tâm an thì bình an, vô tâm thì tâm an. Tôi vô sinh vô tử. Người vô sinh vô tử. Chúng sinh vô sinh vô tử. Dường như có đến, sự thật không đến. Đây mới là cái “tỉnh” của Như Lai!

11. Thời Luân Kim Cang và tôi hợp nhất

Sau này tôi sẽ truyền thụ pháp tu trì của Bạch Liên Hoa Vương. Tôi nói với mọi người, Bạch Liên Hoa Vương là vị Quốc Vương thứ hai của tịnh thổ Shambhala. Bạch Liên Hoa Vương đã viết một danh tác chính là: Vô Cấu Quang Minh Luận. Nhân vật chính của cuốn sách này chính là: Thời Luân Kim Cang.

Tôi Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, về pháp Thời Luân, có hai truyền thừa lớn: 1. Cam Châu Hoạt Phật — Thubten Nyima — Thubten Dali — Thubten Dhargye — Thubten Qimo. Thubten Qimo chính là Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn. 2. Panchen Lama thứ 9 — Sakya Chứng Không Thượng sư — Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn.

Thế là, tôi hoằng dương pháp Thời Luân Kim Cang ở năm đại châu, bao gồm: Châu Á. Châu Âu. Châu Bắc Mĩ. Châu Nam Mĩ. Châu Trung Mĩ. v.v…

Truyền thừa của tôi có truyền thừa chuyển thế, truyền xa, truyền gần, truyền thừa trong thiền định tịch tĩnh. Về pháp Thời Luân Kim Cang, tôi đã làm sự nghiệp hoằng pháp quảng đại. Thánh địa của pháp Thời Luân là vương quốc Shambhala. Địa phương mà tôi đã hoằng truyền là đất lành. Nghĩa gốc của pháp Thời Luân là mảnh đất của linh tính thần bí không thể suy đoán.

Tôi nói với mọi người: Thiền định có một khẩu quyết. Khẩu quyết của tôi chính là “quên”. Quên vật có thể dưỡng tâm. Quên tình có thể dưỡng tính. Quên cảnh có thể dưỡng thần. Quên sắc có thể dưỡng tinh. Quên dục có thể dưỡng hình. Quên hình có thể dưỡng khí. Quên ngã có thể dưỡng hư. Quên đời có thể dưỡng thần. Quên tất cả mọi thứ, chính là thiền. Cũng chính là tiến nhập sự nuôi dưỡng mọi thứ vốn có, chính là Phật đạo.

Mỗi khi tôi làm thiền định của pháp Thời Luân Kim Cang. Bổn tôn và tôi mặt đối mặt. Bổn tôn dung nhập vào tôi, hợp nhất rồi. Bổn tôn trong hư không và tôi, nhìn nhau. Bổn tôn trong hư không và tôi, dung nhập và nhau. Tôi chính là Thời Luân Kim Cang. Thời Luân Kim Cang chính là tôi. Vào lúc này, là ngài đến độ tôi? Hay là tôi tự độ? Trong biển người mênh mông, tôi đã quên tôi đang ở thế giới Ta Bà, trên đường tôi đã đi qua bánh xe khổng lồ của thời gian, lăn qua nghiền nát tất tần tật mọi thứ. Cuối cùng tôi chẳng có một thứ gì, tất cả biến thành huyễn hóa, giống như là bay lượn trên những đám mây. Chân trần dẫm lên hoa sen. Tôi là Bạch Liên Hoa Vương.

12. Dùng ánh sáng xoa đầu đệ tử

Trước khi sờ đầu cho đệ tử, tôi luôn phải làm ba mục sau: 1. Bổn tôn nhập vào người tôi. 2. Tôi hóa thành Bổn tôn. 3. Tôi trì chú của Bổn tôn. Sau đó tôi đưa tay ra để sờ đầu cho đệ tử.

Trong kí ức về đời quá khứ của tôi, tôi nhớ rằng, vào hơn 2000 năm trước, có ba người tụ tập lại với nhau, ba người này là: Vua Trisong Detsen. Tịch Hộ. Liên Hoa Sinh Đại Sĩ. Họ là ba người đã xây dựng nên tu viện Samye.

Sớm hơn cả lúc đó: Ba người này vốn là ba đứa trẻ, chúng đang chơi đùa trên bãi biển. Ba đứa trẻ dùng cát để xây lên một ngôi chùa bằng cát. Sau đó, chúng bảo vệ cho ngôi chùa bằng cát này.

Về sau, nhân duyên này đã thúc đẩy ba đứa trẻ này lại tụ tập cùng nhau để xây dựng tu viện Samye. Một người trở thành Quốc vương Trisong Detsen. Một người trở thành Hòa thượng Tịch Hộ. Một người trở thành Tổ sư Liên Hoa Sinh Đại Sĩ. Đây chính là nhân duyên của ba người. Vạn sự trên đời đều có nhân duyên từ trước, chẳng phải sao?

Từ sự việc này, tôi liên tưởng đến tôi và các đệ tử. Tôi sáng lập Chân Phật Tông, các đệ tử đến quy y, không biết kiếp trước là duyên phận kiểu gì? Đây đúng là điều khó tưởng tượng một cách không thể tưởng tượng được!

Có người nói: Vương quốc Shambhala ? Có người nói: Đại Bạch Cao Quốc? Có người nói: Vương quốc Orgyen? Có người nói: Thiên sử thi Mahabharata? Có người nói: Thời đại của Bạc Già Phạm? Có người nói: Thời Đại Đường?

Tôi nhớ một kiếp đó. Tôi ngồi trên ngai vàng của nhà vua, dân chúng tụ tập lại, mọi người hô vang: ”Thưa Đức Vua, chúng tôi muốn thỉnh cầu Đức Vua khỏe mạnh trường thọ, vận mệnh đất nước vĩnh viễn đứng vững, cho dù núi có bị san bằng, nước sông khô cạn, sấm rung tuyết lở, chúng tôi và Đức Vua vẫn sẽ ở cùng nhau, không dám đoạn tuyệt với Đức Vua, chúng tôi vĩnh viễn đi theo ngài!” Lời thề này khiến ai nấy nước mắt tuôn trào. Nhà vua và thần dân đều khóc, trời cao có thể làm chứng! Mặt đất có thể làm chứng! Đời này kiếp này quyết không phụ nhà vua.

Đây chính là tình nghĩa giữa tôi và các đệ tử. Tôi dùng ánh sáng để sờ đầu cho các đệ tử thân yêu của tôi! Một lòng một ý.

13. Liên Sinh Hoạt Phật trên xà kép

Từ nhỏ tôi đã ưa thích vận động, xà đơn, xà kép, vòng đôi, nhảy ngựa, nhảy xa, tôi đều chơi hết. Gập bụng mỗi ngày tôi đều làm trăm cái. Chống đẩy mỗi ngày làm hai trăm cái. Ngày ngày tập, chưa bao giờ gián đoạn. Cuộc đời này của tôi, tôi có một ưu điểm là tràn đầy nghị lực và sự bền bỉ. Viết sách hàng ngày. Tu pháp hàng ngày. Vận động hàng ngày. Đọc sách hàng ngày.

Tôi ở trên xà kép, khi ấy tôi đã 70 tuổi, khi tôi đu xà kép, xung quanh giáng xuống rất nhiều ánh sáng bát nhã. Trong ánh sáng bát nhã, từng vị từng vị Hộ pháp thần ở xung quanh xà kép của tôi, các vị ở đó là có rất nhiều tác dụng: 1. Bảo vệ tôi. 2. Gia trì tôi. 3. Trợ giúp tôi. 4. Thanh tịnh tôi. Tôi ngày ngày vận động là để dưỡng thân, là để bồi dưỡng hình thể. Mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng thân thể không thể già yếu lọm khọm. Đương nhiên, tôi dùng chữ “định”.

Trong tĩnh có thể định: Vô sự cầu sự tĩnh định của nó. Hữu sự cầu sự tĩnh định của nó. Trong tĩnh cầu định. Trong động cũng cầu định. Trong huyên náo cũng có thể định. Thậm chí, trong “tiệc rượu phòng hoa xa hoa trụy lạc”, cũng có thể định. Thể phải định. Tâm phải định. Khí phải định. Thần phải định. Tôi ở trên xà kép, tập trung tinh thần để làm các động tác, cũng là một loại định, bởi vì tinh thần tập trung trên xà kép.

Đó là: ”Vận động định.” Tác giả muốn có thể: ở trong phú quý có thể định, ở trong nghèo khổ có thể định, ở trong an lạc có thể định, ở trong hoạn nạn có thể định, ngay cả trong cảnh khốn cùng nguy nan giữa sinh tử tồn vong cũng có thể định, vì thế trong vận động cũng có thể định.

Tôi nói với mọi người: Có thể định, Bổn tôn hạ giáng. Có thể định, Hộ pháp thần hạ giáng. Có thể định, khí tiên thiên hạ giáng. Có thể định, dòng chảy pháp hạ giáng. Có thể định, ánh sáng bát nhã hạ giáng. Gìn giữ một phần tinh khí thì có nhiều thêm một phần tuổi thọ, bớt đi một phần suy nghĩ thì có nhiều thêm một phần tinh thần. Tinh không thể rò rỉ, thần không thể tiêu hao, phúc không hưởng cạn, vui đừng quá đà, bớt ham cái danh, lợi không nên giữ, thì có thể định. Một chữ “định”. Toàn thân tràn đầy pháp lưu thôi!

14. Cổng trời đã mở

Còn nhớ có một hôm, chúng tôi đi du lịch Angkor Wat ở Cambodia.

Buổi tối hôm ấy ở trong khách sạn. Trong lúc tôi nửa tỉnh nửa ngủ, tôi trèo lên một ngọn núi, cứ thế đi mãi, cứ thế trèo mãi, cho đến khi lên đến đỉnh núi. Đến đỉnh núi, ngửa đầu nhìn lên, có mặt trời rực rỡ trên cao, xung quanh có cầu vồng tạo thành một vòng tròn, cực kì yên tĩnh, cực kì đẹp. Đột nhiên có một lực hút. Tôi bay vọt lên không. Tôi bị hút vào trong vầng hào quang của mặt trời. Mặt trời không nóng, cũng không mát mẻ, mà là một sự ấm áp cực kì dễ chịu. Khi tôi mở mắt ra, tôi bỗng nhìn thấy thiên giới. Tôi đã nhìn thấy: Nhân Đà La (Indra). Cửu Tiêu Đại Thánh. Thập Cực Chân Nhân. Kim Tiên. Ngũ Nhạc Thần. Có âm thanh nói: ”Một vị Liên Sinh Phật, một lòng cung kính tu, cổng trời đã rộng mở, hút vào trong trời xanh, khói cát tường ẩn hiện, khí may mắn mịt mù, ngưng tụ thành thiên cung, người như ngài thành đạo, phù hộ khắp quần sinh, tính lũy bao công hành, nhấc mình là thăng thiên.” Tôi hỏi: ”Sao tôi có thể đến đây?” Âm thanh đáp: Ở đây có ba thứ: Nguyên tinh không mất. Nguyên khí quang minh. (không tiêu hao) Nguyên thần tự thủ. Tu có nhập không thì có thể đến nơi này thôi! Tôi hỏi: ”Cái gì là chính pháp?” Âm thanh đáp: ”Cái này chính là chính pháp!” Còn nói: ”Ba pháp này rất thuần phác không hoa mĩ, nhưng không thể nói là bình thường không có gì kì diệu, nếu không sẽ bỏ lỡ mất đạo này. Nên nói rõ cho thiên hạ!” Tôi nói: ”Cảm tạ lời giáo huấn!”

Nói xong, tôi liền tỉnh dậy, chỉ ghi nhớ: Nguyên tinh không mất. Nguyên khí quang minh. Nguyên thần tự thủ.

Ngày hôm sau, tôi đã đến một ngọn núi, có bậc cầu thang đi thẳng lên trên, đến một cái động, trong động có thờ một vị Phật. Và trên đỉnh núi từ từ xuất hiện một cầu vồng lớn, giống như trong giấc mơ của tôi đêm qua. Những gì tôi thấy tối hôm trước. Những gì tôi thấy khi đi du lịch. Không ngờ đã ấn chứng lẫn nhau rồi. Tôi nói: ”Nguyên tinh không mất, là pháp vô lậu. Nguyên khí không tản mát, là pháp chuyết hỏa. Nguyên thần tự thủ giữ, là pháp minh điểm.”

15. Miệng tuôn ra ánh sáng

Có một người chưa từng biết là có Chân Phật Tông, cũng chưa từng biết có Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, càng không biết có Lôi Tạng Tự. Anh ấy chỉ là đi theo bạn đến Đài Loan Lôi Tạng Tự chơi, khi lên núi thì mới biết có Hộ Ma hỏa cúng.

Anh ấy rất hiếu kì. Thì ra có trò đốt lửa tế trời. Có kết thủ ấn. Có niệm chú. Có cúng dường. Có một số quán tưởng. Anh cùng với người nhà nhắm mắt ngồi im lặng, không ngờ vừa mở mắt ra, anh bỗng nhìn thấy Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn từ miệng tuôn ra ánh sáng. Anh mô tả: Khi Lư Sư Tôn thuyết pháp, miệng vừa mới há ra thì có ánh sáng vàng từ trong miệng tuôn ra. Nói thêm một câu nữa lại có ánh sáng vàng tuôn ra, từng vòng từng vòng tròn ánh sáng vàng đó tuôn ra ngoài. Mỗi một vòng ánh sáng vàng tuôn ra xa khoảng một mét rồi từ từ tan biến.

Anh ấy nói với bạn mình: ”Cậu có nhìn thấy ánh sáng từ miệng Lư Sư Tôn đi ra không?” Người bạn đáp: ”Không thấy!” Anh ấy chỉ vào miệng tôi: ”Rõ ràng là trong miệng tuôn ra ánh sáng vàng, nhìn mà xem!” Người bạn đáp: ”Không nhìn thấy!” Anh lại hỏi người khác, người khác đều nói không nhìn thấy. Anh ấy nôn nóng, rõ ràng là trong miệng tuôn ra ánh sáng vàng, nhưng lại không có ai nhìn thấy. Sau pháp hội, người bạn đưa anh đến gặp tôi, nói rằng anh ấy nhìn thấy khi tôi thuyết pháp, trong miệng tôi tuôn ra ánh sáng vàng. Tôi nghe xong thì mỉm cười không nói. Anh ấy nói: ”Rõ ràng tôi nhìn thấy trong miệng ngài tuôn ra ánh sáng vàng, bọn họ nói tôi bị bệnh vàng mắt, nếu nhìn thấy ánh sáng màu xanh thì là bị tăng nhãn áp. Tôi không phục, thỉnh Lư Sư Tôn nói cho chúng tôi biết có thật là miệng tuôn ra ánh sáng vàng không?”

Tôi đáp: ”Đối cảnh vô cảnh, cư trần vô trần; xử sự vô sự, ứng thế vô thế; động niệm vô niệm, dụng tâm vô tâm; vô thiên vô địa, vô nhân vô ngã. Cho đến khi vạn hữu đều không, vạn duyên đều không, trong đó sẽ có những thông tin thật sự.” Anh ấy đáp: ”Nghe không hiểu!” Tôi nói: ”Đợi đến khi anh thực tu rồi, anh sẽ từ từ hiểu thôi.” Khi tôi thuyết pháp, trong miệng có tuôn ra ánh sáng không? Tôi nói: Bình thường bớt nói chuyện là dưỡng khí, khí dồi dào thì có thể dưỡng thần, thần dồi dào thì có thể phóng quang. Hành giả Mật giáo: Tu chuyết hỏa, có ánh sáng chuyết hỏa. Tu minh điểm, có ánh sáng minh điểm. Tu trung mạch, có phong mạch sáng ngời. Pháp Đại viên mãn, toàn thân là ánh sáng.

16. Vẽ diều hâu có diều hâu

Tu hành Mật giáo vốn có bốn trọng điểm: Ngoại mật — quán tưởng, thủ ấn, trì chú. Nội mật — khí, mạch, minh điểm. Vô thượng mật — hợp nhất, đại du già, vô thượng. Mật mật — minh tâm, kiến tính, thành tựu. Có nói về: Sự bộ. Hành bộ. Du già bộ. Vô thượng bộ. Bất kể là như thế nào, quá trình từ một phàm phu thế tục đạt đến thành Phật gọi là Đại thủ ấn. Khi ta tu đến một cấp độ nào đó sẽ có một cảm giác hợp nhất. Khi ấy, ta sẽ trở nên vô sự, vô tâm. Nét mặt dịu dàng. Ánh mắt bình thản. Không buồn không vui. Không sân không hận.

Tâm đắc của tôi là: Vô sở đắc. Vô sở trụ. Vô sở vị. Đương nhiên tôi biết, tiến nhập lục đạo luân hồi không còn là kiếp nạn mãi mãi nữa, trong quá trình tu pháp dài đằng đẵng, mục tiêu là giải thoát lục đạo luân hồi, tiến nhập vào trong cái ban đầu có không một vật. Đánh thức Phật tính của chính mình, tức là biết tâm tức là Phật, vô tâm thì có thể hiển lộ thiên chân. Ở đây, trái lại là vô vi mà làm, bởi vì làm mà không vì gì cả, ngược lại chính là trời người hợp nhất.

Tôi vẽ tranh cũng dựa trên tâm thái này, dùng mực để vẽ nên cuộc đời. Tôi ở trong phòng vẽ tranh của mình. Tôi vẽ một bức tranh thủy mặc có hình diều hâu, vẽ xong tôi đề chữ: ”Vỗ cánh trên đồi cao nghìn thước, chạm chân xuống dòng sông vạn dặm.”

Vẽ xong, tôi đi ra khỏi phòng vẽ, ngẩng đầu lên nhìn trời. Chà! Trên trời có một con diều hâu! Diều hâu đang chao liệng, lúc thì bổ nhào xuống, lúc thì bay vọt lên. Tôi vội vàng lao vào phòng vẽ tranh, cầm lên bức tranh để cho các Thượng sư, pháp sư và đệ tử đang có mặt ở đó nhìn thấy, tôi vẽ diều hâu, trong không trung có ngay diều hâu. Tiếng kêu “Chiu! Chiu! Chiu!”. Chà! Tương ứng rồi!

Tôi vẽ hoàng hôn ở Lôi Tạng Tự. Vừa đi ra khỏi phòng vẽ tranh, trời ơi! Bầu trời hoàng hôn ở Lôi Tạng Tự giống hệt với bức tranh mà tôi vừa mới vẽ. Cầu vồng bảy sắc. Tranh của tôi cũng có cầu vồng bảy sắc. Lại tương ứng rồi! Kiểu tương ứng này quá nhiều lần rồi! Sự việc rất kì lạ đó là, khi tôi dồn mọi suy nghĩ vào việc vẽ tranh, thế giới hiện thực sẽ tương ứng với tranh của tôi. Là tranh của tôi tương ứng với thế giới. Là thế giới tương ứng với tranh của tôi. Có ai biết được?

17. Lư Sư Tôn huyễn hóa

Tu Phật tính Như Lai, chỉ có pháp môn nhất tâm, biểu hiện của tu hành giả thật ra cũng chỉ là pháp môn nhất tâm địa. Cho nên nói rằng: Vạn pháp duy tâm, vạn Phật duy tâm. Tâm là chúa tể của con người; tâm cũng là chúa tể của khí, mạch, minh điểm; tâm cũng là Phật, pháp, tăng; tâm cũng là chúa tể của tinh, khí, thần. Bất kể là tu hành pháp gì đều là lấy tâm làm chủ. Theo như tôi biết: tâm như như bất động, tức là bản lai diện mục, cũng chính là bản tâm, cũng chính là tiên thiên.

Nếu tâm động thì thuộc tập tính sau này. Mạnh Tử học Khổng Tử cũng là tâm bất động. Lão Tử cũng tâm bất động. Phật Đà cũng tâm bất động. Tâm bất động tức là thiền. Nếu không động tâm, sự trống rỗng đạt đến cực tịch tĩnh, chính vào lúc này, tình cảm và ý thức sẽ tiêu biến. Người hay ta đều quên hết. Có tâm cũng như không có tâm ấy. Không có tâm nào có thể thấy. Không có tâm nào có thể dùng. Không có cái tâm nào mà thấy rõ cái vốn có ban đầu. Con người có thể vô tâm thì công danh, phú quý, sắc dục, sinh tử đều tiêu tan thôi!

Khi tôi ngồi trên pháp tọa, nói với mọi người: ”Tôi có thể tiêu biến!” Sau đó có người nói: ”Lư Sư Tôn biến mất khỏi pháp tọa rồi!” Tôi lại nói với mọi người: ”Tôi có thể hóa thành rất nhiều ánh sáng!” Sau đó có người nói: ”Vừa nhìn lên pháp tọa, Lư Sư Tôn đã biến mất, chỉ thấy rất nhiều chùm tia sáng, có ánh sáng trắng, vàng, đỏ, lục…” Điều này là vì sao? Tôi đáp: ”Vô tâm mà thôi!”

Muốn tu hành, đi vào trong núi sâu, học tập công phu tâm bất động, rồi lại biến tâm bất động thành vô tâm. Trên đời này có mấy người có thể từ bỏ cuộc sống của con người thế tục, từ bỏ thói quen ỷ lại vào những công cụ hiện đại? Có mấy người có nghị lực ấy? Có mấy người có chí hướng ấy? Có mấy người chịu đựng được sự tịch tĩnh? Thế nhân đều rất yếu đuối, có mấy người nếm được vị đắng? Nhất là sự tĩnh mịch, cần cù, bền bỉ, kiên định, tín tâm… Người có nghị lực này, tâm sẽ rộng lớn như gương, núi cao nước chảy, bầu trời xanh thăm thẳm. Vắng lặng! Lại không thấy đáy. Có ai có được bản lĩnh này? Có ai có thể vô tâm?

18. Ánh sáng bát nhã giáng xuống mặt tôi

Từng có người nói: Pháp hội của Lư Sư Tôn có rất nhiều vòng tròn ánh sáng, bay lên bay xuống trong hư không, tạo thành kì quan. Ánh sáng nhiều ít không giống nhau. Vòng ánh sáng to nhỏ không giống nhau. Ánh sáng lấp lánh mờ ảo không giống nhau. Thỉnh thoảng, lúc Lư Sư Tôn đang kết thủ ấn, những vòng ánh sáng đó ở ngay trên lòng bàn tay, trên ngón tay cứ bồng bềnh dập dìu, vô cùng đẹp mắt. Có khi tụ tập lại. Có khi lan tỏa ra. Giống như thổi bong bóng vậy, sủi lên một vòng tròn lớn, rồi dần dần đi xa mất không thấy tăm tích nữa. Lộ mặt ở chỗ này một chút. Lộ mặt ở chỗ kia một chút. Giống như là thoáng qua.

Có người phóng to vòng ánh sáng đó lên, thì ra bên trong không phải là không có một vật nào, mà là có những đường nét, những đường nét tổ hợp lại thành một tòa cung điện trong tròn ngoài vuông. Và ở chính giữa của cung điện dường như có một chủ tôn đang ngồi. Dường như các vị vẫn cứ liên tục ngồi ở bên trong. Đây đúng là điều hết sức kì lạ, vòng ánh sáng nhỏ như vậy mà không ngờ chứa được cả một tòa cung điện và Bổn tôn vĩ đại không gì sánh bằng. Tôi nghĩ đến: To chính là nhỏ, nhỏ chính là to. Một chính là nhiều, nhiều chính là một. To mà không ở ngoài, nhỏ mà không ở trong. Một lá cây một thế giới. Một bông hoa một Như Lai.

Ở giữa trời đất này, một hành giả Mật giáo là tôi đây, từ lâu đã hoàn toàn quên mất mình rồi. Còn ánh sáng bát nhã rong chơi ở giữa trời đất giống như là “đất thiêng nảy sinh hiền tài” như vậy thật là đầy ý thơ làm sao. Tựa như nét mặt tươi cười. Tựa như ánh mắt trong trẻo. Là do người tu hành tu được ra, hay là chúng thích thú mà đến gần người tu hành, chúng xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Đàn thành có ánh sáng bát nhã, Phật Bồ Tát hạ giáng, bất khả tư nghì!

19. Hoàng hôn ở chùa tổ

Mạnh Tử nói: Phú quý không thể tham lam. Bần tiện không để nao núng. Vũ lực không thể khuất phục. Ba điều này được tạo nên bởi chính khí. Tôi nói: Người học Phật: Không vì danh vị mà động tâm. Không vì phú quý mà động tâm. Không vì tài sắc mà động tâm. Không vì sinh tử mà động tâm. Như vậy sẽ tiến gần với Đạo!

Kinh Định Quán nói: Chỉ diệt động tâm, không diệt chiếu tâm. Chỉ ngưng không tâm, không ngưng trụ tâm. Nếu muốn không động tâm, phải không khởi lên nguyên nhân gây động tâm, mọi duyên bên ngoài đều không xâm nhập, duyên bên trong cũng không sinh ra, lục trần đều diệt hết, nội căn cũng dừng lại, lúc này: Vô tâm. Vô niệm. Vô động. Đây chính là thành tựu lớn của thiền!

Cá nhân tôi thích vẽ tranh, phương pháp mà tôi dùng là: Buộc tâm tại một chỗ. Niệm khởi lên lập tức nhận biết. Tâm khí dựa vào nhau. Thần khí tập trung vào nhau.

Khi tôi ở trong phòng vẽ tranh vẽ bức “Hoàng hôn ở chùa tổ”, đương nhiên tôi nghĩ đến Seattle Lôi Tạng Tự, sau đó tôi nghĩ đến hàng thông cao chót vót ở phía sau chùa, nghĩ đến cầu vồng trên bầu trời xanh. Đây là sức mạnh của ý tưởng. Tôi dùng ý tưởng để gõ lên bậc thang của chùa tổ. Tôi dùng ý tưởng để gõ lên hàng thông cao vút. Tôi dùng ý tưởng để gõ lên cầu vồng của bầu trời. Tâm của tôi có một dạng sức mạnh, đó là phương pháp buộc tâm tại một chỗ, khi ấy đã mở ra hào quang của tâm trí, ánh sáng của tự tính càng ngày càng mãnh liệt, tiếp nhận lấy nơi sâu thẳm trái tim và tâm hồn tôi, thế là một bức tranh đã hoàn thành rồi. Những điều này đều là sự trải nghiệm của nội tâm tôi.

Tâm. Cảnh. Linh. Kết hợp lẫn nhau. Khi tôi vẽ xong bức tranh “Hoàng hôn ở chùa tổ”, tôi lại đi ra bên ngoài chùa, vừa nhìn lên thì trời ơi! Bức tranh tôi vẽ và hiện thực hoàng hôn ở chùa tổ giống hệt nhau. Cầu vồng với bảy dải màu sắc của tôi. Cầu vồng với bảy dải màu sắc ở trên bầu trời ngôi chùa. Các Thượng sư và pháp sư đều tận mắt chứng kiến. Đây là kinh nghiệm cá nhân khi vẽ tranh của tôi, không phải là biết trước sự việc, đó là cái tâm lớn của vũ trụ và cái tâm nhỏ của tôi đã tương ứng với nhau. Không có văn tự nào có thể mô tả. Không có ngôn ngữ nào có thể nói ra. Nhưng lại có thể vẽ ra được một cách chính xác. Chỉ vì tôi đã cảm động tới trời rồi! Đây là thiền!

20. Trường Mi tôn giả hạ giáng

Bầu trời ở Seattle lúc nào cũng là ngày ngày trời xanh, không khí cực kì mát mẻ, bất kể là trước bình minh hay là sau hoàng hôn, hay là suốt cả một ngày, hiện lên trước mắt tôi luôn là một cảnh sắc tráng lệ. Bốn xung quanh là bát ngát núi rừng. Những hàng cây xanh mướt. Một hồ nước mênh mông vô bờ. Mặt trời sáng rực rỡ nhường ấy, mặt trăng sáng dịu dàng nhường ấy. Sống ở Seattle nước Mĩ luôn luôn là những ngày tháng tràn ngập niềm vui như vậy. Có một cảm giác sung sướng tách rời khỏi những thứ bên ngoài.

Có một hôm. Tôi nhìn thấy một vệt mây nằm ngang ở chân trời. Ban đầu tôi cho rằng đó là do máy bay bay qua, để lại cái đuôi của nó trên bầu trời xanh. Sau đó tôi có một cảm giác rung động, từ chân lên tới đầu, một cảm giác chưa từng có.

Thời khắc ấy. Tôi biết Trường Mi tôn giả Tân Đầu Lư đang hiện lên đôi lông mày của ngài trong hư không. Tôi đã biết rồi! Trong chốc lát, cõi lòng tôi trở nên trong veo không gì sánh bằng. Trường Mi tôn giả hạ giáng rồi! Mây rất trắng. Mây rất dài. Lông mày rất thẳng. Tôi chưa từng nhìn thấy mây sắp xếp thẳng hàng như vậy, đây chẳng phải là lông mày sao? Mấy ngày nay đúng là lúc tôi đang truyền thụ Mật pháp của Trường Mi tôn giả Tân Đầu Lư.

Tôi còn nhớ khi chúng tôi đi du lịch Nhật Bản. Đi đến ngôi chùa Todai ở Nara. Bên cạnh chùa Todai có Tân Đầu Lư, tôi nhìn thấy con mắt của Tân Đầu Lư cứ trừng trừng nhìn tôi. Thần quang phóng ra ngoài. Tôi cười ha ha nói: ”Đúng lúc Tân Đầu Lư đang ở đây, trên người các bạn có bệnh gì thì đi sờ vào bộ phận đó trên người Tân Đầu Lư đi, bệnh của các bạn sẽ khỏi đó.”

Luật sư La Nhật Lương đi cùng tôi có bệnh đau dạ dày đã mười mấy hai mươi năm rồi, vừa nghe lời tôi nói liền lao mình đến, sờ lên bụng của Tân Đầu Lư một cái. Nói ra cũng kì quái. Bệnh đau dạ dày mười mấy hai mươi năm của anh ấy đã hoàn toàn khỏi hẳn. Cho đến hôm nay, dạ dày hoàn toàn bình thường rồi!

Tân Đầu Lư tôn giả là một trong số mười sáu vị La Hán vào thời Phật Đà, đạo hạnh rất sâu. Ngài là La Hán trụ thế. Vì ngài đã hiển lộ thần thông trước dân thường nên bị Phật Đà trách phạt, để cho ngài lưu lại ở thế gian. Cho nên cực kì dễ sơ xảy. Rất khó tránh được cái tâm hám danh. Mặc dù đã đoạn dục. Mặc dù đã đoạn tình. Mặc dù đã đoạn sinh tâm. Nhưng vẫn háo danh. Vì thế, Tân Đầu Lư Trường Mi tôn giả vĩnh viễn trụ ở thế giới Ta Bà, cứu độ chúng sinh thôi!

21. Triệu thỉnh Thánh Paul

Người mới học Phật có một thứ khó hàng phục nhất, đó chính là “vọng tâm”! Bởi vì tâm như sóng cả, cứ lên xuống nhấp nhô bất định. Mỗi một hành giả mới học Phật đều như vậy. Làm sao để hàng phục vọng tâm? Thiền tông trước hết dạy người ta “tham thoại đầu”. [Tham thoại đầu còn gọi là khán thoại đầu. Thoại đầu là lúc chưa khởi niệm muốn nói. Đây tức là nhìn và quan sát ngay chỗ một niệm chưa sinh ra, khi không biết đó là cái gì, đây gọi là nghi tình, từ nghi tình dẫn đến chỗ giác ngộ.] Cần làm đến khi khai ngộ minh tâm. Tịnh Độ tông yêu cầu bạn niệm Phật. Cần niệm tới khi nhất tâm bất loạn. Luật tông yêu cầu bạn giữ giới. Giữ giới cho đến khi tâm bất động. Mật tông yêu cầu bạn thân khẩu ý thanh tịnh. Thanh tịnh thì sẽ minh tâm. Những cái này đều là: ”Phương pháp giữ cho cái tâm vượn ý mã của mình cắt đứt vọng tưởng.”

Tổ sư Đạt Ma nói: ”Ngừng mọi duyên bên ngoài, nội tâm tĩnh lặng, như người quay mặt vào tường, có thể nhập đạo.” Tôi nói: Trong ngoài cùng cắt đứt. Hoàn cảnh và bản thân ta đều quên. Tâm vượt lên trên hiện tượng bên ngoài. Người và pháp đều xả bỏ. Đến lúc này mới là vạn hữu đều không, một hạt bụi không nhiễm. Lúc này, diện mạo vốn có của bản thân mới hiện chứng.

Lư Sư Tôn tôi là một “đạo nhân vô tâm”. Nếu tôi niệm chú triệu thỉnh, tất cả những vị mà tôi triệu thỉnh nhất định sẽ hạ giáng, điều này là vì sao? Đáp án là: Rời xa tất cả tâm, vô tâm. Cũng không rời nhất tâm.

Lấy một ví dụ: Chúng tôi một đoàn hơn hai mươi người đi du lịch châu Âu. Đi đến Italy, ở ngoài thành Rome thăm giáo đường Thánh Paul. Giáo đường này có hai đặc trưng: Thánh Paul được chôn bên dưới bàn thờ. Trên các bức tường xung quanh treo pháp tướng của 267 vị Giáo hoàng, trong đó chỉ có một ngọn đèn sáng, đó chính là Giáo hoàng đương nhiệm. Tôi đột ngột phát khởi suy nghĩ kì lạ: ”Niệm chú triệu thỉnh, thỉnh Thánh Paul hạ giáng.” Tôi niệm: ”Ôm ah hùm sô-ha. Ôm ah hùm sô-ha. Ôm ah hùm sô-ha.”

Kết quả: Trong những tấm ảnh mà mọi người chụp ra, ở bên trên bàn thờ xuất hiện người ánh sáng màu trắng. Kiểu tóc. Lông mày rậm. Mũi cao. Con mắt. Môi. Quai hàm. Cổ áo. Vị này là Thánh Paul một trăm phần trăm. Tôi cũng có thể nhìn thấy Jesus Christ, mọi người có tin hay không? Có một ngày, tôi sẽ triệu thỉnh Jesus Christ hạ giáng nhé!

22. Ánh sáng của pháp Thập phương xạ tiễn

Người học Phật cần phá được ba cửa: Cửa danh — Nếu không phá được cửa này thì cái tâm khen chê sẽ động. Cửa lợi — Nếu không phá được cửa này thì cái tâm được mất sẽ động. Cửa sắc — Nếu không phá được cửa này thì cái tâm dục niệm sẽ động. Người học Phật luôn lấy thanh tịnh làm yếu nghĩa số một, ngồi thiền tức là muốn thanh tịnh. Hễ ngồi lên ghế. Tất cả ngoại duyên đều buông bỏ. Hễ nhập tĩnh. Tất cả sự vật đều tan biến. Thanh tịnh lâu ngày tự có thể nhập đạo. Minh tâm. Kiến tính. Cũng chính là lúc này.

Cái “cảm giác” này giống như kinh Tâm: Không phải có. Cũng chẳng phải không. Cũng chẳng phải không có không không. Không chạm được có, cũng không chạm được không, cũng không chạm được không có và không không. Không chấp tướng. Không chấp pháp. Cũng không chấp Phật.

Đến được lúc này rồi: Có biết đều sai, có nói đều sai, có Phật cũng sai, không có cũng sai. Chấp vào tướng không rất sai, chấp vào tướng có càng sai, có chấp hay không chấp vào sắc tướng và không tướng cũng sai. Ngước mắt đều sai. Động niệm đều sai. Tính toán đều sai. Mở miệng ra là sai. Có được cái “gì” này! Phật là gì? Pháp là gì? Tăng là gì? Xin mọi người thử trả lời.

Có một công án Thiền tông. Thiền sư Viên Ngộ khai thị cho Đại Huệ: ”Thế nào gọi là nơi xuất thân của chư Phật?” Tự hỏi tự đáp rằng: ”Gió nam từ phương nam, trên lầu sẽ mát mẻ.” Lẽ nào đó là lúc gió nam thổi đến mát mẻ sao? Thế gian vạn vật hữu tình, cỏ cây sông núi, có ý nghĩa gì? Tất cả trí huệ của nhân loại làm sao có thể đo lường?

Chỉ có gửi vào: ”Tự nhiên!” Hoa, cỏ, cành, lá. Xuân, hạ, thu, đông. Khi tôi tu pháp Thập phương xạ tiễn của Kurukulle Phật Mẫu, bắn tên ra khắp mười phương. Tên bắn ra mười phương hướng về hư không. Bắn ra dòng chảy ánh sáng của pháp. Có đệ tử chụp được kì quan khi ấy liền lan truyền trên mạng. Đây là gì? Không phải là gì? Là không phải cái gì của cái gì? Các vị có ý kiến gì không?

23. Con mắt kim cang

Người học Phật cần quy y sư phụ, bởi vì có sư phụ rồi mới không đi vào rất nhiều con đường oan uổng [con đường vốn không phải đi mà lại đi vào], sẽ không rơi vào bàng môn ngoại đạo, mới không đui tu mù luyện, phí hoài bao nhiêu công phu. Vì thế, thông thường có tam quy y: Quy y Phật. Quy y Pháp. Quy y Tăng. (Thánh - Hiền - Tăng) Mật giáo có tứ quy y: Nam-mô gu-ru pây. (Kim cương Thượng sư) Nam-mô bút-đa ya. Nam-mô đa-ma ya. Nam-mô sang-ga ya. (Lục quy y là cộng thêm Bổn tôn và Hộ pháp.)

Còn nữa: Một vị sư phụ như thế nào thì bạn mới đi quy y người đó, việc này bạn phải phân biệt cẩn thận. Các pháp sư ngày nay đầy rẫy trên đường phố, họ có phải là minh sư chân chính hay không là một câu hỏi lớn, sư phụ rất nhiều, minh sư khó tìm. Học Phật cần có huệ nhãn: 1. Có truyền thừa. 2. Có thực tu. 3. Có học Phật. 4. Có chính kiến. 5. Có chứng lượng. Có đủ những điều này rồi mới xem là Kim cương Thượng sư có đầy đủ phẩm đức. Và khi bạn tu hành cũng không phải là ỷ vào sư phụ cứu độ, mà phải dựa vào “tự tu”, “tự độ”, “tự luyện”, “tự hóa”. Cũng có nghĩa là: Tham cần tự tham. [tham trong tham thiền, tham công án] Ngộ cần tự ngộ. Tu cần tự tu. Độ cần tự độ. Trên phương diện này không thể mượn tay sư phụ, cũng không thể mượn tay người khác, điều này cực kì quan trọng.

Chúng ta thường nói, nếu không phải tự mình tu hành tu pháp, cho dù sư phụ của bạn là Phật Thích Ca Mâu Ni thì bản thân bạn cũng sẽ chẳng thể có thành tựu. Lấy tôi làm ví dụ: Tôi đã viết 248 cuốn sách, từ đâu mà có? Đáp án là ngày ngày đều viết. Tôi có thể minh tâm kiến tính, từ đâu mà có? Đáp án là ngày ngày đều tu.

Người khác cho rằng tôi một phát là thành công, sai rồi! Thiền sư Trường Khánh ngồi nát bảy chiếc bồ đoàn, thiền sư Triệu Châu ba mươi năm không để tâm đến những việc lặt vặt. Tôi Lư Sư Tôn bốn mươi năm nay, ngày ngày tu pháp, không có một ngày nào gián đoạn, đây chẳng phải là lời nói xằng nói bậy. Tôi từ nhục nhãn đắc thiên nhãn, từ thiên nhãn đắc huệ nhãn, từ huệ nhãn đắc pháp nhãn, từ pháp nhãn đắc Phật nhãn. Từ Phật nhãn lại hóa thành: Kim cang nhãn. Vì sao trời hiển kim cang nhãn? Là vì Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang hạ giáng, là Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang đến gia trì cho chúng sinh. Để chúng sinh tu tập năm loại con mắt!

24. Ánh sáng đại bát nhã giáng xuống

Người học Phật, mọi thứ cần chân thực. Tham phải chân tham. [tham trong tham thiền, tham công án] Ngộ phải thực ngộ. Tu phải chân tu. Luyện phải thực luyện. Trong tu luyện Mật giáo nội pháp, không được có một chút qua loa sơ sài nào, từng tí từng chút đều phải lưu ý.

Tu khí: Cửu tiết Phật phong, Kim cang tụng, Bảo bình khí. Yết dịch: [nuốt chất lỏng] Pháp thủy thần. Súc tinh: [giữ tinh khí] Không ham tình dục, Sakya lục thức biến, tinh khí không tiết, pháp vô lậu. Pháp chuyết hỏa: Lên xuống chuyết hỏa. Pháp minh điểm: Thủy hỏa giao dung, trung mạch thông, mở ngũ luân. Kiến chứng Phật tính: Minh tâm kiến tính. Tử - Mẫu quang gặp nhau: Quang quang tương chiếu, hòa tan vào nhau mà thành tựu.

Các pháp tu này chính là những việc đại sự bậc nhất trong thiên hạ, thành Phật Bồ Tát chính là cao nhân bậc nhất trong thiên hạ. Đây gọi là công phu điêu luyện nhất định sẽ đến, ánh sáng mãnh liệt tự nhiên sinh ra, ngoại quang nội quang hợp nhất. Có người nói: ”Hết một phần trần thì sáng một phần đạo, hết mười phần trần thì sáng mười phần đạo, khi đến được trình độ tuyệt tận tâm trần thì hoàn toàn ở trong tính, tuyệt tận tâm sắc thì hoàn toàn ở trong mệnh, tuyệt tận tâm vô minh thì có thể hoàn toàn ở trong sự xung hòa. [xung hòa: chỉ nguyên khí, chân khí, đạm bạc bình hòa] Con người tôi bây giờ đã đến gần với tự nhiên. Sông hồ. Mùi thơm. Mây trắng. Cỏ cây. Hành giả. Dường như đều ẩn giấu vô số và vô số bí mật.

Còn về ánh sáng bát nhã đột nhiên đến đó, lớn lớn nhỏ nhỏ, tôi giữ nguyên tư thế nằm phủ phục dưới đất một cách tự nhiên. Chẳng thể nào nghĩ ngợi. Chẳng thể nào dịch chuyển bước chân. Chẳng thể nào rời đi. Tôi hiểu sâu sắc rằng, nó có thể giải đáp những điều bí ẩn, ánh sáng bát nhã lớn lớn nhỏ nhỏ, từng tia từng tia rơi xuống đàn thành, từng vị từng vị chủ tôn, các vị ở trong hư tĩnh tùy ý đến đi. Giống như: Shangri-La. Núi Tu Di. Vân vân tất cả những đều bí ẩn. Con người của vương triều Guge, chỉ trong một đêm đã hoàn toàn biến mất sạch sẽ… Tôi chỉ biết: Uyên bác. Bao la. Thần bí. Giống như ánh sáng bát nhã giáng xuống người tôi, bên cạnh tôi, đỉnh đầu tôi, xung quanh tôi, căn bản là tôi chẳng thể nào tưởng tượng được.

25. Linh quang của Diêu Trì Kim Mẫu hạ giáng

Có một lần, Thượng sư Liên Triết của Đài Loan Lôi Tạng Tự hỏi: ”Lư Sư Tôn về Đài Loan, lễ Hộ Ma đầu tiên lấy vị nào làm chủ tôn?” Tôi trả lời không chút do dự: ”Diêu Trì Kim Mẫu.” Người hỏi: ”Vì sao?” Tôi đáp: ”Terma!” Người hỏi: ”Sao lại là terma?” Tôi liền nói: Diêu Trì Kim Mẫu lần đầu tiên mở thiên nhãn cho tôi. Trong não của tôi toàn là hình ảnh của Diêu Trì Kim Mẫu.

Quá khứ. Hiện tại. Vị lai. Ngài là Bổn tôn đầu tiên của tôi. Tôi chuyển thế qua bao đời, bất kể là Xá Lợi Phất sống trong hang đá, hay là Naropa sống trong bên cạnh con sông cuồn cuộn, hay là Trisong Detsen sống trong hoàng cung, hay là Liên Hoa Đồng Tử sống ở cõi trời, hay là Tổ sư Đạt Ma bế quan, hay là Thủy Thần sống dưới nước… Trong tâm linh rõ mồn một của đời này, ý thức của chính tôi vẫn có linh hồn đang lưu chuyển. Bầu bạn với tôi là Diêu Trì Kim Mẫu. Diêu Trì Kim Mẫu nói: ”Con mang cốt Phật đó!” Tôi nói: ”Con là Phật tử lưu lạc!” Tôi từng là người bị bức hại. Tôi từng là người trầm mặc cô độc. Tôi từng là người nghèo khổ không nơi nương tựa. Tôi từng là người bệnh tật. Tôi từng là người lang thang lưu lạc khắp nơi.

Thế nhưng, Diêu Trì Kim Mẫu ở trong tim tôi, chỉ cần tôi niệm một câu “Ôm chin-mủ sít-đi hùm” đã hơn người khác niệm một nghìn câu. Tôi chỉ cần tu một đàn pháp Kim Mẫu thì đã hơn người khác tu một nghìn đàn pháp Kim Mẫu. Vì sao? Bởi vì tâm hồn và nhục thể của tôi chí ít cũng có một nghìn vị Diêu Trì Kim Mẫu, đây là điều mà thế nhân chẳng cách nào hiểu được. Khi tôi làm Hộ Ma Diêu Trì Kim Mẫu, linh quang của Diêu Trì Kim Mẫu sẽ giáng xuống. Khi Sư Mẫu Thượng sư Liên Hương buổi đêm ngủ không ngon, tôi thỉnh Diêu Trì Kim Mẫu hà khí, bà ấy liền ngủ ngon. Khi Sư Mẫu đầy hơi dạ dày, tôi thỉnh Diêu Trì Kim Mẫu hà khí, bà ấy liền không bị đầy hơi nữa. Vì sao? Vì tôi chính là Diêu Trì Kim Mẫu. Diêu Trì Kim Mẫu là tôi.

26. Trên đầu ba xích có thần minh (1)

Bao nhiêu năm nay, chúng ta thường nói “trên đầu ba xích có thần minh”, điều này có thật không? Nghe nói: Táo Quân là vị thần ghi chép lại thiện ác của một hộ gia đình. Thổ Địa là vị thần ghi chép lại thiện ác của một thôn làng. Tứ Thiên Vương là vị thần ghi chép lại thiện ác của một đất nước. Tôi từng hỏi một vị thần trực nhật: ”Ghi chép lại thiện ác của một cá nhân như thế nào?” Thần đáp: ”Rất đơn giản, hành vi của mỗi cá nhân chúng tôi đều nhìn thấy rõ mồn một, kể cả là suy nghĩ của người đó, trên đỉnh đầu đều sẽ hiện lên họ đang nghĩ cái gì. Cho dù họ ngủ trong phòng, họ nằm mơ thấy gì cũng đều có huyễn ảnh diễn biến ở trên đầu họ.” Thần nói: Thiện có thiện quang. Ác có ác quang. Biến huyễn trong chớp mắt. Vì thế trên đầu ba xích có thần minh.

Thần nói: Cho dù một cặp nam nữ ở trong phòng bí mật diễn trò bí mật, đây là trò ma quỷ thích xem nhất. Ma quỷ vô hình vây xung quanh giường, xem đôi nam nữ này diễn trò bí mật. Khua tay múa chân. Rủ rỉ rù rì. Mắt miệng đờ đẫn. Lộ tướng ngu si. Nếu ma quỷ có duyên với họ thì có thể nhập thai để thụ thai. Ai nói không có con mắt đang nhìn? Điều ẩn giấu ở đây là thế giới hồng trần nhộn nhịp của người phàm hé lộ một cách mơ hồ những bí mật về nhân quả, kiếp trước và kiếp sau. Có người dạt dào niềm vui. Có người tiu nghỉu như bị mất mát. Đúng là: Sống chết có số. Giàu sang tại trời.

Người tu hành, trong cuộc sống thường ngày có sự kiên trì. Nạp khí. Yết dịch. Thủ tinh. Tồn ý. Thiền định. Ở phía trên đầu họ sẽ có vô số Bổn tôn chí cao vô thượng với tấm lòng từ bi nhìn xuống chúng sinh. Không có hành vi xấu ác nào có thể thoát khỏi con mắt của các vị, không có bất kì xó xỉnh ngóc ngách nào có thể giấu được những việc ô uế. Các vị nhìn chúng sinh bằng con mắt kim cang. Kim cang nhãn! Có tròng đen. Có tròng trắng. Treo ở trong bóng đêm của hư không, lần lượt từng con mắt hiện ra, đầy khắp!

27. Trên đầu ba xích có thần minh (2)

Căn cứ theo nội dung của chương 36 kinh Hoàng Đình Nội Cảnh, chúng ta có thể biết rằng không chỉ trên đầu ba xích có thần minh mà thôi. Bên trong thân thể con người chúng ta cũng có thần minh. Thần minh ở trong thân người. Thần minh ở trong hư không. Phối hợp chặt chẽ với nhau.

Trong chương thứ tám “Tâm Thần” có nói:

Tâm thần: Đan Nguyên tự Thủ Linh, Phế thần: Hạo Hoa tự Hư Thành, Can thần: Long Yên tự Hàm Minh, Ế uất: đạo yên, chủ trọc thanh, Thận thần: Huyền Minh tự Dục Anh, Tì thần: Thường Tại tự Hồn Đình, Đảm thần: Long Diệu tự Uy Minh, Lục phủ ngũ tạng, thần thể tinh, Đều ở trong tâm vận thiên kinh, Ngày đêm giữ được sẽ trường sinh.

[Đoạn kinh văn này nói đến tên của các vị thần chủ quản các cơ quan bộ phận trong thân thể người. Ế uất là một tên gọi khác của Thần Gan. Khi gan đục thì mắt mờ, khi gan trong thì mắt sáng. Các thần đều ở trong tâm, vận hành điều động cơ thể theo định luật của trời đất vũ trụ. Quan điểm của người xưa là phải giữ được tâm, giữ được thần thì mới sống thọ.]

Đoạn kinh văn này đã kể tên rõ càng các thần trong thân thể, mỗi bộ phận đều có thần điều khiển. Thân người có thượng nguyên cung (thượng đan điền), trung nguyên cung (trung đan điền), hạ nguyên cung (hạ đan điền), trong ba cung này, mỗi một cung đều có tám thần, tương đương với có tổng cộng hai mươi tư vị thần quân. Bởi vậy mới nói:

Trị sinh chi đạo liễu bất phiền, Đãn tu Động Huyền dữ Ngọc Thiên. Kiêm hành hình trung bát Cảnh Thần, Nhị thập tứ chân xuất tự nhiên, Cao củng vô vi hồn phách an, Thanh Tịnh Thần hiện dữ ngã ngôn, An tại tử phòng vi mạc gian, Lập tọa thất ngoại tam ngũ huyền, Thiêu hương tiếp thủ ngọc hoa tiền, Cộng nhập Thái thất Tuyền Ki môn. Cao nghiên điềm đạm đạo chi viên, Nội thị mật phán tận đổ chân, Chân nhân tại kỉ mạc vấn lân, Hà xứ viễn sách cầu nhân duyên.

Tạm dịch:

Hiểu đạo dưỡng sinh chẳng còn phiền Chỉ tu Động Huyền với Ngọc Thiên. Kiêm tám Cảnh Thần trong hình thể Nhị thập tứ chân xuất tự nhiên. [Nhị thập tứ chân: hai mươi bốn vị thần trong thân người, cũng là hai mươi bốn khí.] Siêu tuyệt vô vi an hồn phách, [Siêu tuyệt vô vi tức là nhập đại định.] Thần Thanh Tịnh hiện nói cùng ta. Ngự tại tử phòng trong màn chướng, [Tử phòng: tức Nê Hoàn.] Ngoài phòng dăm ba thần đứng ngồi. Thắp hương trao tay trước thiên đình, [Thiên đình: vị trí giữa hai chân mày.] Cùng vào Thái thất, Tuyền Ki môn. [Các thần cùng vào cung Nê Hoàn qua cửa Tuyền Ki.] Điềm đạm cao nghiên khu vườn Đạo, Nhìn thấu bên trong sẽ thấy thần. Thần ở chính ta chẳng đâu xa, Tìm kiếm nhân duyên ở chốn nào?

[Đoạn kinh văn này trong chương thứ 23 “Trị Sinh”.]

Đoạn này nói rõ, duy trì suy ngẫm về hai mươi tư chân nhân của cung Tam Nguyên, đạt đến chân khí vận chuyển, đạt đến sự hư tĩnh điềm đạm, thân tâm hợp nhất, trời người hợp nhất, trong ngoài sáng rõ, thì có thể tiến vào cảnh giới của thần tiên. Trời có chín sao, gọi là cửu thiên; đất có chín cung, gọi là cửu địa; người có chín lỗ, gọi là cửu sinh. Cho thấy người và trời là tương ứng.

Tôi nói: Trong thân người có thần, lẽ nào trên trời không có thần ư? Ở chỗ Lư Sư Tôn đây, chỉ cần là lễ Hộ Ma (hỏa cúng) hoặc pháp hội khác, đều có thể thị hiện đàn thành (ánh sáng bát nhã) của Bổn tôn, thật sự là quá nhiều không thể đếm xuể. Ngoài có chư tôn bát nhã. Trong có chư tôn nội thể. Lí do: trời người hợp nhất, trong ngoài tương ứng. Không chỉ là trên đầu ba xích có thần minh! Ngay cả bên trong thân thể người, mỗi bộ phận đều có thần minh đó!

28. Lục Độ Mẫu hạ giáng

Hầu như người tu hành Mật giáo đều biết rằng những người tu trì pháp Bổn tôn Lục Độ Mẫu đều cực dễ tương ứng với Bổn tôn. Tôi từng hỏi Đại Bảo Pháp Vương thứ 16: ”Pháp Vương tu pháp ra sao?” Đại Bảo Pháp Vương đáp: ”Ban ngày tu Lục Độ Mẫu, ban đêm tu Hộ pháp Mahakala.” Câu trả lời của Đại Bảo Pháp Vương rất trực tiếp và dứt khoát.

Tôi còn nhớ: Atisa Tôn giả từ Ấn Độ đến Indonesia, Tôn giả đã cầu pháp ở chỗ của Kim Châu Đại Sư. Kim Châu Đại Sư đã hướng dẫn Atisa Tôn giả: 1. Pháp Phát bồ đề tâm. 2. Pháp Lục Độ Mẫu. 3. Các đại pháp khác. Atisa Tôn giả đem pháp Lục Độ Mẫu về Ấn Độ, rồi lại đem pháp Lục Độ Mẫu đến Tây Tạng. Ở vùng Tây Tạng, pháp Độ Mẫu thường xuyên có thể cảm nhận được sự gia trì từ bi của Độ Mẫu, giấc ngủ an lành, nội tâm thanh tịnh, đồng thời cảm nhận được Độ Mẫu thường xuyên giáng lâm, ở bên cạnh bảo vệ.

Cảm nhận của cá nhân tôi là: Độ Mẫu rất thân thiết. Độ Mẫu rất ân cần. Độ Mẫu rất ấm áp. Độ Mẫu rất quảng đại. Ánh mắt của Độ Mẫu trong veo trong suốt giống như hồ nước sâu, sự từ bi là vô cùng tận. Tại đàn thành của tôi có thờ phụng 21 vị Độ Mẫu, cũng thờ phụng cả Bạch Độ Mẫu.

Người ta nói rằng: Giọt nước mắt từ bi của Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thành Lục Độ Mẫu và Bạch Độ Mẫu. Cứ như vậy lan truyền, tĩnh mịch, an lành, đẹp đẽ. Tôi nói với mọi người, mỗi lần tôi tu pháp Lục Độ Mẫu, chỉ cần Lục Độ Mẫu giáng xuống là có tiếng leng keng của những món đồ trang sức như hoa tai, vòng tay, vòng chân, phát ra những âm thanh tinh tang nho nhỏ khi chúng va đập vào nhau, thứ âm thanh ấy trong trẻo dị thường, tuyệt đối không phải là âm thanh của thế tục. Khi Lục Độ Mẫu đến, ngài còn nhuộm những vật xung quanh thành màu xanh lục, giống như ở trong giấc mơ vậy.

Chúng ta niệm: “Ôm ta-rê tút-ta-rê tu-rê sô-ha”. Tụng tán: Mấy đời quá khứ con đã tu Sự nghiệp của ba đời chư Phật Một mặt hai tay thân lục sắc Mau chóng Mẫu đem đến yên bình Tay cầm cành hoa upala Hành giả tán dương Thánh Độ Mẫu.

Khi chúng ta tu pháp Lục Độ Mẫu, trời đều sẽ giáng dị tượng, có khi có mùi thơm, có khi là thiên nữ tung hoa, có khi có thiên nhạc tinh tang, có khi cả mặt đất biến thành màu xanh lục. Vạn tuế! Vạn tuế!

29. Tôi du hí ở nhân gian

Có người hỏi tôi: ”Lư Sư Tôn ở nhân gian là vì cái gì?” Tôi đáp: ”Vui chơi!” Những ai nghe thấy đều cảm thấy rất mới mẻ. Quá khứ. Từng có người hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni: ”Con người ở tại nhân gian là vì cái gì?” Phật đáp: ”Trả nghiệp.” Câu trả lời của Phật Đà là hay nhất, con người chuyển kiếp đến nhân gian không phải là thiện nghiệp, mà là ác nghiệp, theo nghiệp lực mà đến nhân gian, nếu không tiêu nghiệp này thì sẽ luôn luôn luân hồi trong lục đạo, vĩnh viễn không có hồi kết. Phải tiêu trừ hết nghiệp mới không chịu luân hồi, cho nên nhân gian là nơi để trả nghiệp.

Lí do tôi trả lời là “vui chơi” là: Cuộc đời là một sự huyễn ảo lớn, cũng là một giấc mơ lớn, nhận thức được đây là đại huyễn, nhận thức được đây là đại mộng, cho nên tôi nói: Là một chuyến vui chơi. Đã là vui chơi thì sống chết có số, giàu sang tại trời, cho nên cần phải tu sửa cái tâm tham lam, tâm đố kị, tâm ngu si. So đo thiệt hơn. Tính dài tính ngắn. Báo thù ân oán. Những điều này đều không cần phải tính toán. Người học Phật đừng ham muốn giàu sang, đừng chán ghét nghèo khó, phải biết rằng mỗi ngày tiêu mấy vạn lượng vàng cũng không bằng vui với cơm trong ống nước trong bầu, hài lòng với những thứ giản đơn. Nghèo là cái gốc dưỡng sinh. Khó là cơ sở nhập đạo. Tiêu trừ nghiệp chướng, với người giàu có không dễ. Du hí ở nhân gian, người giàu có cũng không thể có được.

Chốn quan trường, quyền lực địa vị, công danh lợi lộc, rất khó tu hành. Chốn thương trường, tính toán tiền bạc, cũng rất khó tu. Vinh hoa phú quý công danh lợi lộc, tu hành đều khó. Chẳng dễ có được sự thanh tịnh.

Tôi du hí ở nhân gian: Thờ ơ với công danh. Thờ ơ với lợi lộc. Thờ ơ với vinh hoa phú quý. Khí không rò rỉ. Tinh không rò rỉ. Thần không rò rỉ.

Bớt nghĩ tiết dục, thanh sắc tự không có. Khiêm tốn không tham, thần khí vĩnh viễn an. Sự vui chơi của tôi là thanh tâm quả dục, vô tư vô lự. Người hỏi: ”Vì sao ngài tự xưng là Hoạt Phật?” Tôi đáp: ”Vì tôi du hí nhân gian nên các đệ tử gọi tôi là Hoạt Phật!” ”Có gì đặc biệt?” Tôi đáp: ”Không có gì đặc biệt.” Mặc dù là không có gì đặc biệt, nhưng xung quanh tôi lúc nào cũng có dị tượng trời ban, ví dụ khi tôi tập trung tinh thần vào việc thuyết pháp, xung quanh có ánh sáng tỏa ra, chỉ tay một cái là ánh sáng sẽ bắn ra. Những hiện tượng kì dị này đều hiện lên trong những tấm ảnh chụp hiện trường pháp hội, lúc nào cũng khiến các đệ tử bình luận hăng say.

30. Chim kêu

Hồi đầu, ở San Francisco, tôi truyền thụ pháp Bất Động Minh Vương. Pháp hội ấy được cử hành tại một khu cắm trại ngoài trời. Lần đó, Bất Động Minh Vương tay cầm bảo kiếm, ba lần tung kiếm ra, rơi tại chính giữa đàn thành, thật là quá ư bất khả tư nghì.

Khi thuyết pháp, những con chim trên bầu trời đều đáp xuống mặt đất, từ khắp nơi chúng đổ dồn về xung quanh đàn tràng. Chim kêu chíp chíp chiu chiu. Tiếng kêu ấy giống như đang niệm chú. Ồn ào náo nhiệt hơn cả tiếng niệm chú của những người tham gia pháp hội. Quả là một kì quan đẹp đẽ.

Còn nữa: Hồi đầu, ở núi Sa Mạo của Biệt thự Cầu Vồng, chúng tôi đặt một bức tượng của vị Di Lặc Bồ Tát. Tượng được đúc từ đá cẩm thạch trắng. Vừa mới khai quang xong. Ánh nắng đầu tiên của buổi bình minh xuyên qua cành lá, rọi lên mặt của Di Lặc Bồ Tát. Ngẩng đầu nhìn lên. Một không gian trong veo mát mẻ không gì sánh bằng. Đúng là cảnh kì lạ, chúng tôi lập tức sực tỉnh, đây chính là đại lễ khai quang chân thực. Đúng vào lúc ấy. Bầy chim tụ tập trên những cái cây và chạc cây trên núi Sa Mạo ào ào đáp xuống. Khi chúng tôi trì chú. Bọn chúng cũng trì chú. Thoáng chốc. Chim kêu huyên náo cả sơn cốc. Đến khi khai quang kết thúc thì bầy chim mới lũ lượt bay đi.

Còn nữa: Trong pháp hội Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang năm 2015, khoảng chừng vào lúc chúng tôi đang nhiễu tháp. Trong hư không, bầu trời xanh thẳm bỗng xuất hiện mười con chim nhạn, xếp thành một hàng, tượng trưng cho mười Đại Kim Cang Minh Vương (Heruka) hạ giáng. Hơn nữa còn có bầy chim tụ tập bay quanh tháp, hết vòng này tới vòng khác, vòng này tới vòng khác. Bầy chim kêu hót réo rắt dị thường. Chim kêu và bay nhiễu tháp đúng là cảnh sắc rất hiếm lạ. Có hàng nghìn hàng vạn người đã tận mắt chứng kiến.

Tôi nói: Trời đất có sức mạnh vô cùng, hư không có sức mạnh vô cùng, giới tự nhiên có sức mạnh vô cùng, vô hình có sức mạnh vô cùng. Còn sức mạnh của con người được bao nhiêu? Việc muốn làm cho hết? Phúc muốn hưởng cho cạn? Trí khôn muốn dùng cho hết? Sức mạnh vẫn rất nhỏ bé. Hành giả chúng ta: Tu khí. Dưỡng thần. Bảo tinh. Tích đức. (Như thế, trời hợp với ta, đạo và ta hợp nhất.)

31. Ánh sáng chiếu rọi Đẩu Ngưu

Trong những cuốn sách hồi đầu, tôi thường nhắc đến “tam quang”, cũng tức là: Phật quang. Bạch quang. Linh quang.

Kinh Hoàng Đình, chương 31 “Tâm Điển” nói rằng:

Tâm điển nhất thể ngũ tạng vương. Động tĩnh niệm chi đạo đức hành. Thanh khiết thiện khí tự minh quang. Tọa khởi ngô câu cộng đống lương. Trú nhật diệu cảnh mộ bế tàng. Thông lợi hoa tinh điều âm dương.

(Quang minh cũng là tam quang.)

Tạm dịch:

Vua của ngũ tạng là tim ta Ý niệm động tĩnh có đạo đức Thiện khí thanh khiết tự sáng tỏ Đứng ngồi cùng ta như cột kèo Ngày hiện diệu cảnh đêm ẩn tàng Thông lợi hoa tinh điều âm dương.

[Đại ý đoạn này nói rằng, tim là vua của ngũ tạng, tim cũng đồng thời là cái tâm-thần, gắn bó mật thiết với ta. Tâm phát khởi ý niệm có đạo đức sẽ làm con người trở nên tốt đẹp, thanh khiết. Khi tâm hướng ra ngoài thì làm đẹp cho ngoại cảnh, khi hướng vào trong thì ẩn tàng làm đẹp bên trong, khiến cho thể xác và tâm hồn đều được điều hòa.]

Kinh Hoàng Đình, chương 35 “Ẩn Tàng” có đoạn:

Ngũ tạng lục phủ thần minh chủ. Thượng hợp thiên môn nhập minh đường. Thủ thư tồn hùng đỉnh tam quang. Ngoại phương nội viên thần tại trung.

Tạm dịch:

Thần chủ của ngũ tạng lục phủ. [Thần chủ ở đây là Tỳ Thần.] Trên hợp thiên môn nhập minh đường. Hòa hợp âm dương hiện tam quang. Ngoài vuông trong tròn thần ở đó.

(Đỉnh hiện tam quang tức là tinh khí thông suốt thiên môn, cùng mặt trời, mặt trăng và các vì sao chiếu rọi lẫn nhau. Và tam quang bên trong thân thể cũng chỉ tâm hỏa, can hỏa, phế hỏa, sau khi được điều hòa, thì tam hỏa này hóa thành tam quang.)

Sự tu luyện theo kinh Hoàng Đình, tôi quy hoạch thành: Nạp khí. [hít khí vào] Thôn tân. [nuốt nước bọt] Thủ tinh. [giữ tinh] Tồn tư. [duy trì suy ngẫm] Thiền định.

Trên hợp thiên môn, giữa hợp minh đường, dưới hợp thận cung, điều hợp âm dương, khiến ngũ tạng khỏe mạnh, mỗi cơ quan đều có công dụng của nó, tinh-khí-thần khi được luyện tập đến mức chín muồi và dồi dào thì ba thứ sẽ hợp làm một, phóng ra tam quang, ắt có thể thăng lên thượng giới, sai khiến được vạn thần, đắc đại thành tựu. Đây cũng là:

Hoảng hốt chi gian chí Thanh Linh. Tọa ư biểu đài kiến Xích Sinh. Dật vực hi chân dưỡng hoa vinh. Nội phán trầm mặc luyện ngũ hình. Tam khí bồi hồi đắc thần minh.

(Tam khí cũng là tam quang.)

Tạm dịch:

Thoáng chốc đến được cung Thanh Linh Ngồi trên bục xoay ngắm Xích Sinh Điều thần dưỡng khí nuôi hoa vinh Trầm mặc nội quán luyện ngũ hình Tam khí bồi hồi đắc thần minh.

(Tam khí là hai khí âm dương và khí ôn hòa, từ ba khí này mà hóa sinh vạn vật, trong đó ẩn chứa những biến hóa thần diệu, cũng gọi là tam huyền, tam quang, tam khí.)

Bản thân tôi khi tu hành, trên đỉnh đầu phóng ra tam quang. Còn nữa: Hộ Ma Tôn Thắng Phật Mẫu, ánh sáng chiếu tới sao Đẩu Ngưu, trời ban dị tượng. Những hiện tượng kì dị này đều được các đệ tử dùng máy ảnh bắt được khoảng khắc, sau đó lưu truyền trên mạng.

32. Thơ tình của Tsangyang Gyatso

Tôi rất yêu thích những bài thơ tình của Tsangyang Gyatso. [Vị Dalai Lama - Đạt Lai Lạt Ma thứ 6]

Tsangyang Gyatso là người dân tộc Monpa, những bài tình ca ở vùng ấy suốt một năm bốn mùa ngân vang trên ruộng vườn. Ví dụ: Núi phương đông có cao thế nào Không che được mặt trời trên cao Quyền mẹ cha có lớn thế nào Không ngăn được tim yêu thiếu nữ.

Vị Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso viết thế này:

Nơi tôi gặp người con gái trong lòng tôi Là ở trong rừng sâu phía nam Monpa Ngoài những con vẹt dẻo mỏ Thì chẳng có ai biết đến. Hỡi ơi con vẹt lắm mồm Điều bí mật này xin đừng mách lẻo trên phố.

Và:

Ở đó trên đỉnh Đông Sơn Nhô lên vầng trăng trong trẻo Dung nhan thiếu nữ chưa chồng Từ từ hiện trong tim tôi.

Và:

Tôi nghĩ khuôn mặt Lạt Ma Trong tâm chẳng thể hiển hiện Chẳng nghĩ khuôn mặt người yêu Trong tâm lại thấy rõ ràng.

Đương nhiên chúng ta hiểu trái tim của Tsangyang Gyatso, bởi vì ngài từng hỏi Phật: ”Nếu gặp được một người có thể yêu, nhưng lại sợ không có được người đó thì nên làm thế nào?” Phật đáp: ”Để lại bao nhiêu tình yêu ở nhân gian sẽ đón lấy nghìn sự đổi thay nơi trần thế, cùng với người yêu làm chuyện vui vẻ, chớ hỏi đó là nạn hay duyên.” Lại hỏi Phật: ”Vì sao thế gian lại có nhiều điều nuối tiếc như vậy?” Phật đáp: ”Đây là một thế giới Ta Bà, Ta Bà là nuối tiếc. Không có nuối tiếc, để cho anh hạnh phúc mĩ mãn, thì anh không thể nhận thức được niềm vui.”

Có người nói: ”Tsangyang Gyatso không phải là Hoạt Phật thật!” Có người nói: ”Tsangyang Gyatso tự nhiên bộc lộ tình cảm!” Có người nói: ”Tsangyang Gyatso không bị ảnh hưởng!”

Tôi nói thế này: ”Người học Phật cần nhất là chính mình thấy rõ chính mình, đừng đi nói cái đúng sai của người khác. Chính mình giấu đi cái tốt của mình, chứ đừng giấu đi cái tốt của người khác.” Tôi nói: ”Suốt ngày không nhìn ra cái lỗi của mình, nhưng lại chặn đứt con đường của Thánh hiền; suốt ngày thích nói về cái lỗi của người khác, làm tổn hại hòa bình thế giới.”

Phàm là người thích tranh luận tốt xấu của người ta, thích đánh giá đúng sai của người ta, đều thuộc hạng tiểu nhân. Đây chính là giới của người học Phật.

Tôi đuổi theo cầu vồng. Biệt thự Cầu Vồng chính là nhờ tôi đuổi theo cầu vồng mà có. Phía trên đầu tôi Cầu vồng thường hiện ra. Tất cả tất cả đều là tình yêu lớn!

33. Hai bộ kinh Hoàng Đình Nội Ngoại

Kinh Hoàng Đình có ba bộ, cũng chính là: 1. Hoàng Đình Nội Cảnh Kinh. 2. Hoàng Đình Ngoại Cảnh Kinh. 3. Hoàng Đình Trung Cảnh Kinh.

Tuy nhiên, vì Trung Cảnh Kinh xuất hiện tương đối muộn, cho nên người bình thường chỉ luận bàn Nội Cảnh và Ngoại Cảnh.

Về tác giả của kinh Hoàng Đình, có hai thuyết: Thuyết thứ nhất, vào thời đại Đế Cốc, Thái Thượng Lão Quân giáng thế, hiệu là Lục Đồ Tử, đã nói về diệu pháp của Hoàng Đình. Còn có Bão Phác Tử của Cát Hồng thời Đông Tấn, trong chương “Nội Thiên” có nhắc đến kinh Hoàng Đình. Kể từ sau triều Tấn, bộ kinh này được lưu truyền rất rộng. Câu chuyện về Vương Hi Chi viết sách kinh Hoàng Đình để đổi ngỗng, mọi người đều biết.

Thuyết thứ hai, Đại Đế của xứ Phù Tang ở tại thiên cung đọc tụng kinh này, Phù Tang Đại Đế là Ngọc Thần Quân, cũng chính là Đông Hoa Đế Quân. Vì thế, tên sách là Đại Đế Kim Thư hoặc Đông Hoa Ngọc Thiên.

Câu đầu tiên trong kinh Nội Cảnh là:

Thượng Thanh tử hà Hư Hoàng tiền. Thái Thượng Đại Đạo Ngọc Thần Quân. Nhàn cư Nhụy Châu tác thất ngôn. Tán hóa ngũ hình biến vạn thần.

Tạm dịch:

Thượng Thanh mây tía trước Hư Hoàng. Thái Thượng Đại Đạo Ngọc Thần Quân. Nhụy Châu vui làm thơ bảy chữ. Tán hóa thân mình thành vạn tiên.

[Trong sắc mây lành nơi tầng trời Thượng Thanh, trước đức Hư Hoàng Thượng Đế, ở cung Nhụy Châu, Thái Thượng Đại Đạo Ngọc Thần Quân (còn có danh hiệu khác là đức Ngọc Thanh Linh Bảo Thiên Tôn) đã viết ra kinh văn này theo thể thất ngôn trường thi. Ngài biến hóa Ngũ khí tự thân mình thành hàng vạn vị Thần linh]

Vì thế, có hai tác giả là: 1. Thái Thượng Lão Quân. 2. Đông Hoa Đế Quân.

Ngoài ra, do kinh Hoàng Đình được truyền miệng cho đến khi hình thành bản in, đến thời Ngụy Tấn đã rất phổ biến, sau khi được phu nhân Ngụy Hoa Tồn nghiên cứu kĩ thêm mới làm thành bản in. Có nghĩa là kinh Hoàng Đình Nội Cảnh và Ngoại Cảnh là do Ngụy Hoa Tồn phu nhân biên soạn mà thành.

Vì sao đặt tên là kinh Hoàng Đình? Câu trả lời là: Hoàng [vàng] là màu của trung tâm. Đình [sân, phòng] là ở trong bốn phương. Nội dung chủ yếu của kinh Hoàng Đình là thuyết: bên trong cơ thể người đã có vạn thần.

Trọng điểm nằm ở: Thượng đan điền — Thượng nguyên cung có Thượng Bộ Bát Cảnh Thần. Trung đan điền — Trung nguyên cung có Trung Bộ Bát Cảnh Thần. Hạ đan điền — Hạ nguyên cung có Hạ Bộ Bát Cảnh Thần. Còn thân thể người Người-Thần hợp nhất có ba vạn sáu nghìn thần, chỉ cần y theo nội pháp mà Lư Sư Tôn đã dạy để tu hành: Nạp khí. Yết dịch. Thủ tinh. Tồn tư. Thiền định. Thì có thể tu thành Đại La Kim Tiên.

Năm quá trình tu hành lớn này là do tôi đề xuất, trong Mật giáo mà nói đó cũng chính là: Pháp Bảo bình khí. Pháp Thần thủy. Pháp Vô lậu. Pháp Quán tưởng. Pháp Nhật tam ma địa. Và các pháp Chuyết hỏa, Minh điểm đều nằm trong đó.

Sau khi tôi kết hợp Đạo, Hiển, Mật đạt được thành tựu, trong thân, ngoài thân, tụ tập các thần, đi đứng ngồi nằm, cho dù đang trong vận động cũng có thể hiển hiện ra.

34. Hành pháp đồ

Tôi giơ kiếm ấn lên niệm rằng: Chỉ trời trời xanh. Chỉ đất đất yên. Chỉ người trường sinh. Chỉ quỷ diệt vong. Thế rồi bên cạnh tôi bắt ra một ánh sáng trắng và xanh lam, y theo pháp chú của tôi mà “cấp cấp như luật lệnh”.

Khi tôi đi bộ, trong miệng tôi thường trì một câu chú, cũng chính là chú của Bổn tôn. Trong đầu tôi luôn nghĩ đến Bổn tôn, Bổn tôn và tôi không hai không khác. Tôi đi bộ chầm chậm tự nhiên, tôi là: Xuất nhật nhập nguyệt là ngô đạo. Thiên thất địa tam hồi tương thủ. Thăng giáng tiến thoái hợp nãi cửu. Ngọc thạch lạc lạc thị ngô thất. Tử tự hữu chi hà bất thủ.

Tạm dịch:

Xuất nhập nhật nguyệt ấy đạo ta Trời bảy, đất ba, hồi giữ khí Lên xuống tiến lùi đắc trường sinh Ngọc thạch gìn giữ như phòng quý Bế tinh tụ khí, tập dưỡng thần.

[Đoạn kinh văn này ở trong Hoàng Đình Ngoại Cảnh Ngọc Kinh. Giải thích ý nghĩa như sau: nhật nguyệt cũng chính là hai con mắt của ta, giúp quan sát xung quanh. Trời có thất tinh (bảy ngôi sao), đất có tam tinh (ba tinh - tinh trong ý nghĩa tinh túy), sự luân chuyển của nguyên khí là vô cùng cực. Nguyên khí lên xuống, trộn lẫn trên dưới, một cách vô hình khiến trời đất có thể trường cửu. Ngọc thạch chỉ ngọc hoàn ở hạ bộ, nơi chứa tinh khí cần được gìn giữ như giữ ngôi nhà quý bảo vệ sinh mạng của ta. Tự mình giữ được tinh thì sẽ hấp thụ được khí để nuôi dưỡng thần.]

Trên đỉnh đầu tôi hiện ánh sáng trắng, mọi lúc mọi nơi đều gia trì cho đệ tử, đệ tử có nạn, ánh sáng trắng có thể thanh tịnh gia trì, đây là một việc rất tự nhiên, mọi lúc mọi nơi đều gia trì cho chúng sinh. Những vòng tròn ánh sáng trắng liên tục, có thể dùng bất kì lúc nào. Tôi tu pháp Kurukulle Phật Mẫu. Tay phải cầm thanh kiếm quấn hoa upala. Tay trái cầm cung. Biến thân thành hình tượng Kurukulle Phật Mẫu. Trì chú: “Ôm ku-ru-ku-lê hờ-ri sô-ha.” Bắn trúng vào con người, con người tất sinh lòng kính ái.

35. Tu sửa hành vi của mình

Tôi nhớ có một người tu hành, tôi đã đọc những lời răn mình của người đó, tôi sâu sắc cảm thấy chúng rất có ích nên tôi đặc biệt ghi ra như sau:

Ngôn hành học cổ nhân, ắt đức hạnh tiến bộ. Công danh tùy mệnh trời, ắt thanh thản tâm nhàn. Báo ứng nhớ cháu con, ắt không dám làm bậy. Hưởng thụ nhớ bệnh tật, ăn nhạt uống trà xanh. Hiếu thắng dễ nổi bật, sẽ khó mà dưỡng tính. Quảng giao có thiện ác, độc cư tự vẹn toàn. Làm ăn có được tiền, nên chắt chiu tiết kiệm. Phô trương gây đố kị, sẽ chẳng thể ém mình.

Tôi nghĩ: Nếu một người có thể làm được như vậy, tu sửa cho đúng hành vi và suy nghĩ của chính mình thì sẽ có lợi ích lớn đối với việc học Phật. Chí ít, họ cũng tiến được một bước lớn đến gần Thánh hiền. Còn nữa: Quá si mê tâm dễ xao động. Quá tức giận tổn hại tính khí. Quá vui mừng tổn hại thân tâm. Quá đau buồn tổn hại tâm trạng.

Hành giả cần biết, khi âm dương biến hóa thì tâm khí đều động, tâm khí chấn động quá mức thì tinh thần sẽ tiêu tán, dễ có tà khí xâm nhập. Người tu hành đối với hỉ nộ ái ố đều không thể quá đà, thích hợp nhất là tiết chế ở mức vừa phải, cũng có nghĩa là trung quán, trung đạo, đạt đến trạng thái ở giữa. Không được buông thả. Lạc sắc không tiết ắt tinh hao. Giao du không ngừng thì tinh tản. Vạn bệnh đều do thận kiệt suy. Người chết đều vì tinh khô héo.

Học Phật có một câu nói: “Nhân thành tức Phật thành!” Làm người mà không thể được như thế này thì làm sao có thể thành Phật? Khi bạn tu được đến cảnh giới như vậy rồi, tự nhiên có rất nhiều chư Thiên Hộ pháp bảo vệ. Hành giả đi máy bay. Bên ngoài máy bay có cầu vồng bao quanh, bảo vệ cho máy bay. Cầu vồng chạy theo máy bay. Cho đến tận khi hạ cánh bình an. Hiện tượng này nhiều vô cùng. Tôi đến đảo Guam truyền thụ pháp Lục Độ Mẫu, đồng thời dựng tháp Tôn Thắng Phật Mẫu (đều là lần đầu tiên). Đến đảo Guam rồi, trời ban dị tượng, màu sắc rực rỡ giống như pháo hoa vậy.

36. Mong lại đoàn tụ

Trong kí ức về tiền kiếp của tôi… Có một triều đại. Tôi là một Quốc Vương trẻ tuổi. Trong vương quốc của tôi có rất nhiều núi, rất nhiều rừng rậm, núi cao vực sâu, phong cảnh đẹp đẽ. Người ta gọi đó là thiên đường ẩn giấu. Hoàng cung của tôi cao lớn và hùng vĩ, tráng lệ và trang nghiêm, mọi đồ dùng đều được nạm đá quý, rực rỡ dị thường. Người dân của tôi chất phác, nếp sống thiện lương, yêu mến tự do và trân trọng lẫn nhau. Tôi có rất nhiều bạn bè. Rất nhiều thân quyến. Rất nhiều người hầu hạ. Mọi người đối xử với nhau rất dịu dàng, ngọt ngào như chấm mật ong, rất hòa thuận, rất hòa thuận. Đất nước của tôi tín ngưỡng Phật giáo, tin tưởng sâu sắc rằng trời đất có linh, có thần Hộ pháp, có nhân quả. Chúng tôi kính nể từng ngọn núi. Kính nể từng hồ nước. Thậm chí từng hòn đá, từng cái cây, từng lá cờ bay trong gió.

Đất nước này: Lương thiện. Thành kính. Cần cù. Hiền hậu. Ôn hòa. Tôi và những người thân của tôi, phi tử, người hầu, vào một buổi tối dưới ánh trăng dịu dàng cùng uống rượu hát ca, những khúc tình ca sôi nổi, tự do tự tại, vô câu vô thúc. Vào lúc tình ý thâm sâu, chúng tôi đã hát lời “Chúc Nguyện”: Hoàng cung yên ả. Lòng như mặt trời. Mong rằng gặp gỡ. Mãi chẳng chia xa. Ánh trăng làm chứng. Thân quyến một nhà. Nếu có cách xa. Mong lại đoàn tụ. ….

Câu nói “mong lại đoàn tụ” này không hề là một câu nói chơi, mà là lời khắc cốt ghi tâm in sâu trong lòng. Vì thế, tôi và người thân của tôi đời đời kiếp kiếp, trong luân hồi không ngừng, đều sẽ lần lượt xuất hiện. Trở thành những người có duyên trong một đời.

Có một lần, vào sinh nhật tôi. Một bầy chim bay vào trong đại điện của Đài Loan Lôi Tạng Tự, bay một vòng quanh pháp tọa của tôi, sau đó chúng lại bay ra ngoài. Trên tháp cao của Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang, tôi và các đệ tử nhiễu tháp, bầy chim tụ tập cùng chúng tôi nhiễu tháp. Lúc này, điều tôi nghĩ đến là: Mong lại đoàn tụ! Mong lại đoàn tụ! Mong lại đoàn tụ!

37. Khánh vân

Bài tụng “Hương tán” trong Phật giáo là bài hát tụng đầu tiên trong mỗi pháp hội, người học Phật đều cực kì quen thuộc. Lư hương sạ nhiệt. Pháp giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn. Tùy xứ kết tường vân. Thành ý phương ân. Chư Phật hiện toàn thân. Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát.

[Lư hương cháy lên. Pháp giới mịt mờ. Hải hội chư Phật đều nghe thấy. Khắp nơi mây cát tường. Thành ý sâu nặng. Chư Phật hiện toàn thân. Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát.]

Có rất nhiều điệu hát khác nhau. Bài “Hương tán” của Chân Phật Tông sau này chọn theo điệu hát của Indonesia, bởi vì tôi thích giai điệu vui vẻ, du dương, trang nghiêm và kì ảo của nó. Nghe xong, khiến người ta ưu tư vô hạn. Tường vân chính là khánh vân. Hương vân cũng là khánh vân.

Và: Nam phương thế giới hiện hương vân. Mưa hương mưa hoa và mây hoa. Mưa báu mây báu vô số loại. Khói hương cát tường càng trang nghiêm.

Ở đây đều là: Mây hương. Mây hoa. Mây báu.

Khi Phật Đà thuyết pháp đã phóng tỏa trăm nghìn vạn ức mây ánh sáng, gọi là: Đại viên mãn quang minh vân. Đại từ bi quang minh vân. Đại trí huệ quang minh vân. Đại bát nhã quang minh vân. Đại tam muội quang minh vân. Đại cát tường quang minh vân. Đại phúc đức quang minh vân. Đại công đức quang minh vân. Đại quy y quang minh vân. Đại tán thán quang minh vân. Vân vân và vân vân.

Mọi người hỏi tôi: ”Đó là những mây gì?” Tôi đáp: ”Mây chúc mừng.” Mọi người hỏi: ”Có hình dạng thế nào?” Tôi nói: ”Có một lần, khi tôi thuyết pháp của Kim Cang Hợi Mẫu, trong hư không xuất hiện vô số kể những đám mây chúc mừng.” Khi Lư Sư Tôn tôi thuyết pháp, trong hư không xuất hiện những đám mây chúc mừng vô cùng tráng lệ. Mĩ lệ và cát tường. Kiểu “trời ban dị tượng” này cực kì cực kì nhiều. Phủ khắp trời đất.

Có một lần tôi giảng pháp Khổng Tước Minh Vương. Thời tiết rất nóng, mặt trời rọi thẳng xuống quảng trường. Đột nhiên, có hai đám mây hình cánh chim công che kín cả quảng trường. Trời ơi! Trời xanh vạn dặm không mây, chỉ có mỗi hai đám mây chim công ấy thôi.

38. Dị tượng của Đại Nhật Như Lai

Đó là chùa tổ ở Seattle Lôi Tạng Tự. Tọa hướng tây, quay mặt về hướng đông. 7 giờ sáng. Mặt trời xuất hiện ở hướng đông, sao lại có thể có ánh mặt trời ở phía sau chùa tổ chứ? Kì lạ? Quái lạ? Mặt trời này kì quái thay, mặt trời ở Mĩ lớn như vậy sao? Còn chiếu ánh sáng bảy sắc nữa. Đây cũng là một bí mật! Lư Sư Tôn giống như con diều hâu tự do bay lượn trên bầu trời Seattle. Bởi vì tôi không phải là người ham giàu có. Bởi vì tôi không phải là người ham công danh. Bởi vì tôi không phải là người ham lợi lộc.

Tôi là một hành giả, người tu hành không có vướng bận, cuộc sống thường ngày, tôi cũng quét tước nhà cửa, hành xử như một phàm phu. Tôi cũng không phải là Thánh hiền. Tôi cũng không phải là quân tử. Tôi chỉ là một người thực tu Mật giáo, tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình, du hí ở nhân gian. Nhưng, tôi cũng không phải là kẻ tiểu nhân. Không trộm cắp. Không dâm ô. Cùng lắm cũng chẳng qua là kẻ tương đối quê mùa mà thôi. Tôi chẳng có tâm làm việc đại sự gì, ví dụ như cứu người cứu đời. Chỉ là khi gặp chuyện thì đưa tay ra giúp người ta một chút mà thôi. Cứu vãn thói đời, tôi cười khanh khách. Cứu vãn nhân tâm, tôi cười ha ha. Trước tiên tôi giải thoát chính mình khỏi thế giới vật chất. Trước tiên tôi giải thoát chính mình khỏi dâm loạn, kiêu ngạo, xa hoa. Rồi mới từ phương pháp của mình mà truyền thụ lại cho người khác.

Có người nói: Người không màng gì cả tức là Thánh. Người ngộ và tỉnh chính là Phật. Tôi không nói như vậy, tôi nói: Du hí nhân gian, tất cả chẳng lưu giữ trong tâm, chính là Thánh. Vô tâm và cả vô sinh, chính là Phật. Tôi nói: Diện mạo vốn có tức là không có diện mạo vốn có, muốn cầu cũng chẳng cầu được, muốn thấy cũng không thấy được. Có cầu sẽ chấp, có chấp sẽ bám giữ, có bám giữ sẽ trì trệ, có trì trễ sẽ ràng buộc, có ràng buộc sẽ chết. Vì thế, là vô sở đắc! Vì vô sở đắc, cho nên không tham, không sân, không si, không nghi, không mạn, cho nên giải thoát.

Buổi sáng hôm đó. Tôi quán tưởng Ngũ Phật tôn quý, Đại Tì Lô Giá Na Phật. Tôi niệm: ”Ôm ben-za ta-tu fan.” Tôi kết ấn ngũ trí. Nhập vào tam ma địa, nhập ngã ngã nhập. Vì thế nhìn thấy trời giáng dị tượng, ánh sáng mặt trời xuất hiện ở phía tây, tuôn ra ánh hào quang chiếu khắp nơi.

39. Ánh sáng như bão tuyết

Hội đồng tu Pháp Minh sau mỗi lần tu pháp Liên Hoa Đồng Tử tương ứng thì sẽ niệm tụng kinh Địa Tạng. 500 bộ kinh Địa Tạng, hồi hướng suốt cả năm. Ngoài ra, niệm tụng đã hơn 3000 bộ kinh Địa Tạng. Mỗi lần sau khi kết đàn hoặc khai đàn pháp hội, khi họ đốt thuyền pháp, hoa sen cúng Phật Bồ Tát và bố thí chúng sinh thì lại xuất hiện ánh sáng như bão tuyết. Có người hỏi: ”Đây là ánh sáng gì?” Tôi đáp: ”Ánh sáng bát nhã của cõi Phàm Thánh Đồng Cư.”

Tôi nói: ”Cực Lạc thế giới có bốn đại tịnh thổ, thứ nhất là Thường Tịch Quang Thổ, thứ hai là Thực Báo Trang Nghiêm Thổ, thứ ba là Phương Tiện Hữu Dư Thổ, thứ tư là Phàm Thánh Đồng Cư Thổ.” Tôi nói: ”Kiểu ánh sáng này có Thánh bát nhã quang, quang sắc sáng tươi hơn, có Phàm bát nhã quang, quang sắc hơi tối hơn. Hai ánh sáng này lẫn vào nhau, gọi là ánh sáng của cõi Phàm Thánh Đồng Cư, Thánh tức là Bồ Tát, phàm tức là quỷ thần.” Hỏi: ”Quỷ thần cũng phóng quang ư?” Đáp: ”Ngay cả lá cây cũng có thể phóng quang, huống chi là quỷ thần.” Hỏi: ”Vì sao ma quỷ lại đến?” Đáp: ”Vì có bố thí, cho nên mới đến.”

Hỏi: ”Họ có chịu siêu độ không?” Đáp: ”Có thuyền pháp, có hoa sen, có một câu Nam mô Phật, thì sẽ lên thuyền pháp, theo Phật Bồ Tát lên Tây thiên.” Hỏi: ”Những ánh sáng này đại diện cho điều gì?” Đáp: ”Sự thù thắng của pháp hội Chân Phật Tông.” Hỏi: ”Pháp hội này đã làm mấy năm rồi?” Đáp: ”Bảy năm rồi!”

40. Tướng hiện lên trong lửa

Lão Tử nói: Đại xảo nhược chuyết. [Người cực kì thông minh lại biểu hiện ra vẻ ngốc nghếch, không khoe khoang.] Đại biện nhược nột. [Người thật sự có tài biện luận lại biểu hiện ra vẻ ăn nói vụng về.]

[Hai câu nói này thể hiện quan điểm mĩ học của Lão Tử. Người thật sự tài giỏi luôn khiêm tốn, nói năng thận trọng, không lộ tài năng.]

Tôi cũng là người như thế: Có thể xảo nhưng không xảo. Có thể biện nhưng không biện. Mặc dù tôi có sức mạnh hàng phục rất lớn, nhưng tôi biết, ba nghiệp thân-khẩu-ý muốn thanh tịnh được không dễ. Lấy khẩu nghiệt [không phải khẩu nghiệp] để nói, phàm phu thông thường, những người có lời nói thất đức và ngòi bút thất đức, rất ít người có thể tránh được ác báo, bởi vì họ đã làm trái với sự liêm khiết và tổn hại thiên đức. Tôi tu Hộ Ma Ma Lợi Chi Thiên, có được pháp lực của Ma Lợi Chi Thiên, có được pháp lực nhưng lại thật sự không dùng đến. Bởi vì tôi biết dùng pháp lực sẽ làm tổn thương đến người khác.

Cho nên: Tôi có thể xảo nhưng không xảo. Có thể biện nhưng không biện. Có thể dùng nhưng không dùng. Đây chính là lúc tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh. Tôi đốt lửa Hộ Ma sẽ xuất hiện hình ảnh thiên nữ Ma Lợi Chi Thiên. Còn nữa, có người hỏi tôi: ”Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm rất nghiêm trọng, rất nhiều thực phẩm đều có độc, ngoài phòng ngừa ra, Phật pháp còn có phương pháp phòng chống nào không?” Tôi đáp: ”Kinh Khổng Tước Minh Vương.”

Hỏi: ”Khổng Tước Minh Vương có sức mạnh gì?” Tôi nói: ”Ngày xưa, khi Phật Đà tại thế, có một tì kheo bị rắn độc cắn, trúng độc sắp chết, A Nan đi cầu cứu Phật Đà, Phật Đà nói kinh chú Khổng Tước Minh Vương để cứu, kết quả là đã cứu được.” Hỏi: ”Chim công có đức gì năng gì?” Tôi đáp: ”Chim công ăn chất độc thì bộ lông sẽ càng bóng mượt và sáng đẹp, giống như phượng hoàng trong lửa vậy. Cho nên Phật pháp có chú giải độc, có chú trị ung thư, lợi ích của việc tu học Phật pháp thật sự là rất nhiều.” Khi tôi tu Hộ Ma Khổng Tước Minh Vương, ngọn lửa khi ấy hiện lên hình chim công, có đệ tử dùng máy ảnh đã chụp được cảnh tượng lúc ấy.

41. Diêu Trì Kim Mẫu từ hư không giáng xuống

Tôi nhìn thấy Diêu Trì Kim Mẫu từ hư không giáng xuống. Ánh sáng bát nhã của ngài là phi phàm: Có cầu vồng. Có cánh. Có cực quang trắng sáng. Có quầng sáng các màu. Dưới đây là đoạn đối thoại giữa tôi và Diêu Trì Kim Mẫu.

Tôi hỏi: ”Pháp ngoại đan và pháp nội đan, pháp nào nhanh hơn?” Kim Mẫu đáp: ”Không thể cầu học cấp tốc, dục tốc thì bất đạt.” Tôi hỏi: ”Phật môn có thuyết tiệm-đốn, chẳng phải là nhanh chậm đó sao?” Kim Mẫu đáp: ”Rất nhiều người nói pháp đốn là dành cho người có thượng căn, pháp tiệm là dành cho người có hạ căn, thử hỏi, có ai tự nhận mình là người hạ căn? Cho nên, thuyết tiệm-đốn cũng có thể hại người. Thành tựu là có nhanh chậm, nhưng pháp không có nhanh chậm.” Tôi hỏi: ”Pháp nào có thể nhanh?” Kim Mẫu đáp: ”Học Phật là việc đại sự số một, thành Phật là thành tựu số một, tuyệt đối không phải là nhấc tay lên là đắc được, thò chân vào là thành được. Ta không tán thành những khóa học cấp tốc, cần biết rằng cấp tốc cũng là sự tu luyện nhiều đời thì đời này mới thành tựu được. Như con, sau khi con đã khai ngộ rồi thì mỗi một động cơ, mỗi một hành động đều là ngộ. Nhưng trong nhiều kiếp trước, con cũng đã khổ học, khổ luyện, cần cù học hỏi, cần cù thực hành rồi.”

Tôi hỏi: ”Nhiều kiếp trước con như thế nào?” Kim Mẫu đáp: ”Như Trường Khánh, ngồi nát bảy chiếc bồ đoàn; như Triệu Châu, ba mươi năm không nhiễm mắc vào những việc lặt vặt.” Tôi hỏi: ”Những người học Phật ngày nay thế nào?” Kim Mẫu đáp: ”Ý nghĩa kinh điển chỉ mới hiểu sơ sơ phần thô nhưng đã ngông cuồng khoe khoang. Có một chút thông linh đã tự nói mình là Phật là ngộ.” Tôi hỏi: ”Cần phải làm sao?” Kim Mẫu đáp: ”Khổ công, khổ hành, khổ tu đi!” Tôi và Kim Mẫu đối đáp với nhau trong ánh lửa Hộ Ma.

42. Thời Luân Kim Cang ở trong lửa

Tôi làm Hộ Ma, Thời Luân Kim Cang nhập vào trong ngọn lửa, hóa hiện thành lửa Thời Luân Kim Cang, nhiều đầu nhiều tay, từng thứ một rất rõ ràng. Tôi nói: ”Phật Thời Luân Kim Cang, vĩ đại lắm thay!” (Bốn tông phái của Tạng mật đều tôn sùng.) Thời Luân Kim Cang nói: ”Lớn mà không lớn, mới là lớn!” Tôi hỏi: ”Vì sao lại nói như vậy?” Thời Luân Kim Cang nói: ”Bậc chí tôn không dựa vào địa vị bổng lộc, bậc chí quý không dựa vào uy quan, bậc chí hách không dựa vào quyền thế, bậc chí phúc không dựa vào của cải nhiều, bậc dương danh không dựa vào thanh danh, bậc chí cao không dựa vào danh vị, lúc ấy mới nhìn thấy được cái to lớn của họ.”

Tôi ngẫm nghĩ: ”Thời Luân Kim Cang nói rất phải.” Thời Luân Kim Cang nói: Bốn mặt — tượng trưng cho bốn mùa. Ba cổ — trời - đất - con người. Sáu tay — một ngày sáu thời. Mười hai tay — một năm mười hai tháng. Hai mươi bốn tay — hai mươi bốn tiết khí. Bánh xe khổng lồ của thời gian lăn qua làm sinh ra vạn vật, cũng phá hủy vạn vật. Thời Luân Kim Cang nói: ”Đây là tự nhiên, con người ở trong tự nhiên, không thấy tự nhiên, nhưng tự nhiên là rất lớn.”

Tôi nói: ”Khắc kỉ phục lễ, thiên hạ quy nhân.” [Lời của Khổng Tử, nói rằng kiềm chế những ham muốn phàm tục của bản thân, trở về với lễ nghĩa, thiên hạ sẽ trở về với sự nhân từ vốn có.] Còn nói: ”Bánh xe thời gian cũng chính là tự nhiên, người hiểu tự nhiên tất sẽ hiểu lẽ trời.” Phật Đà nói: ”Người hợp với đạo là lớn!” Tôi nói: Ở trong tình cảm thế tục sâu đậm có thể thờ ơ. Ở trong tình cảm thế tục phiền não có thể chịu đựng. Ở trong tình cảm thế tục hỗn loạn có thể thanh thản. Ở trong tình cảm thế tục vướng víu có thể cắt đứt. Tôi nói: Nội Thời luân là kinh Hoàng Đình. Ngoại Thời luân là kinh Âm Phù. Biệt Thời luân là hai hợp làm một. Được như vậy mới có thể phóng tỏa hào quang.

43. Thập phương Phật, thập phương Không Hành Mẫu hoan hô

Có người hỏi tôi: ”Trời ban dị tượng, cảm ứng liên miên, sao Lư Sư Tôn ngài đều không nói gì?” Tôi đáp: ”Vì tôi là thằng ngốc vụng về.” Người hỏi: ”Có một số người, có một chút xíu cảm ứng đã sớm khua chiêng gõ trống, chỉ sợ thiên hạ không có ai biết.” Tôi đáp: ”Người tài vẻ ngoài đần độn, kẻ sính khoe khoang trí tuệ thì luôn tỏ ra tài giỏi khéo léo, nhất thời làm điên đảo nhân gian, nhưng trong sự vô hình đã thiệt hại rất lớn đó! Tôi vẫn cứ từng bước mà tiến thì hơn. Có mười phần thì chỉ nói mình được một phần, có trăm lần thì chỉ nói mình được mười lần, như vậy mới là tốt.” Người hỏi: ”Vì sao?” Tôi đáp: ”Phàm việc gì cũng giả ngu và hành động vụng về, giả mù giả điếc thì sẽ không sao cả. Không có chuyện gì sẽ tăng thêm đạo hạnh, tức là tăng thêm lợi ích, đây là điều mà người bình thường không nghĩ được. Đạo bất khả đạo đó!” Người hỏi: ”Nghe nói có thập phương Không Hành Mẫu hiện thân hoan hô ngài?” Tôi đáp: ”Ôi! Người biết tôi hiếm lắm, ít có người biết mới tốt.”

Người hỏi: ”Vì sao?” Tôi đáp: ”Nhạc cao ít người họa.” [Uyên thâm quá ít người hiểu.] Người hỏi: ”Nghe nói có thập phương Phật hiện thân hoan hô ngài?” Tôi đáp: ”Chớ nói chớ nói!” Người hỏi: ”Vì sao?” Tôi đáp: ”Chỉ khiến chúng sinh cười, thế thì hổ thẹn, tầm thường, hạ tiện. Bởi vì khi quá hi hữu thì trái lại con người chẳng tin. Tôi không dám tự tôn cho mình là cao quý, không dám tự cao tự đại, vênh váo tự hào!” Người hỏi: ”Không như vậy thì phải thế nào?” Tôi đáp: ”Đạo lớn ở chỗ vô ngã, không thể có suy nghĩ về cái tôi, có suy nghĩ về cái tôi tức chẳng thể đắc được đạo thành Phật.”

Tôi nói: Đạo lớn bình đẳng. Ta tức chúng sinh. Chúng sinh tức Phật. Như vậy mà thôi.

Tôi giải thích: Phàm - Thánh không phân biệt. Phật - phàm không phân biệt. Vật - ta không phân biệt. Người - ta không hai. Người - trời không hai. Người - vật không hai. Quan niệm không phân biệt. Quan niệm không sai khác. Tất cả tức là một. Một tức là tất cả. Tất cả đều không. Không tức tất cả.

Vì thế: Thập phương Phật vì tôi mà giáng xuống hoan hô! Thập phương Không Hành Mẫu vì tôi mà giáng xuống hoan hô! Tôi chỉ có thể: Gật gật đầu. Cười một cái. Có gì đâu.

44. Bão nhất và thủ trung

Lão Tử nói: ”Bão nhất là thiên hạ.” [Bão nhất: một từ trong Đạo Đức Kinh, có ý nghĩa là chân lí hợp nhất, cũng có thể nói là chuyên tâm giữ vững đừng đánh mất đạo này.] Lão Tử nói: ”Nhiều lời vô ích, chẳng bằng thủ trung.” [Thủ trung: gìn giữ sự thanh tịnh hư vô của nội tâm.]

Tôi nói: ”Bão nhất tức là chuyên nhất!” Tôi nói: ”Thủ trung tức là bão nhất!” Phật nói: ”Tinh thần thống nhất, không việc gì không làm được!” Phật tức là một mà thôi, làm gì có nhiều đâu! Ở trong thân thì có thể tồn giữ [thanh tịnh], ở ngoài thân thì có thể diệu dụng [biến hóa]

Thủ trung ứng chu. [Gìn giữ thanh tịnh hư vô thì sẽ tương ứng với xung quanh.] Bão nhất ứng vạn. [Chuyên tâm hợp nhất với đạo sẽ tương ứng với vạn vật.]

Bất luận là đi, đứng, ngồi, nằm, không được rời xa những điều này. Sẽ đắc được sự tinh túy kì diệu: “Mở ra thì quang minh biến chiếu; Thu lại thì bảo tồn tự tâm”

Tôi thật lòng thật sự nói với mọi người, đây chính là khẩu quyết lớn nhất của Mật giáo tương ứng niệm tụng pháp. Bổn tôn là một. Ta là một. Một cộng một vẫn là một. Giống như một giọt nước nhập vào một giọt nước, hoặc như một giọt nước nhập vào một bình nước, hoặc như một giọt nước nhập vào một biển. Tụng chú Bổn tôn. Nhớ đến hình ảnh Bổn tôn. Kết ấn Bổn tôn. Nhập ngã ngã nhập, Bổn tôn và ta kết hợp chặt chẽ, một ngày sáu thời luôn thực hành, lâu ngày, Bổn tôn tức là ta, ta tức là Bổn tôn, pháp lực của Bổn tôn chính là pháp lực của ta.

Lão Tử nói: ”Thường đức bất ly, phục quy ư anh hài.” [Không xa rời xa lẽ thường thì trở về trạng thái như một đứa trẻ.] Tôi nói: ”Bổn tôn bất ly, phục quy ư vô nhị.” [Không xa rời Bổn tôn thì sẽ trở về với sự hợp nhất.] Lão Tử nói: ”Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử.” [Người nào đức dày, giống như đứa bé sơ sinh.] Tôi nói: ”Không lìa Bổn tôn, ta như đồng tử.” Bản lai diện mục trước khi cha mẹ sinh ra ta đã xuất hiện rồi. Bạn là đứa bé sơ sinh. Bạn là đồng tử. Bạn là Bồ Tát. Bạn là Như Lai.

Tu hành là đem “hậu thiên” hoàn trả thành “tiên thiên”. Thủ nhất. Bão trung. Thì sẽ thành tựu được “bản thể” của “bản tự như như”, giữ vững được điều này, không được xa lìa, như gà ấp trứng, lâu ngày ắt thành. Khi tôi ngồi ăn chung cùng mọi người. Thả lỏng. Quang minh biến chiếu.

45. Đại trí huệ của Văn Thù Bồ Tát

Trong Phật giáo Đại thừa, Văn Thù Bồ Tát là bậc trí huệ đệ nhất. Trong Phật giáo Tiểu thừa, Xá Lợi Phất là bậc trí huệ đệ nhất. Trí huệ của Văn Thù Bồ Tát nằm ở điều gì? Khi Phật sắp niết bàn, Văn Thù Bồ Tát nói: ”Thỉnh Phật trụ thế, thỉnh chuyển pháp luân.” Phật đáp: ”Ta có chuyển pháp luân sao?” Văn Thù Bồ Tát nghe xong liền đại ngộ. Văn Thù Bồ Tát không nói một câu nào, đây chính là chỗ đại trí huệ của Văn Thù Bồ Tát. Thử hỏi các thiện tín: Đại trí huệ của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là gì? Còn nữa: Trí huệ đệ nhất của Atisa tôn giả là gì?

Phật ở trong hang núi của tôn giả Xá Lợi Phất. Xá Lợi Phất nói: ”Quét sạch tất cả vọng niệm thì sẽ biến thành vô niệm.” Phật đáp: ”Thế nào là quét sạch?” Xá Lợi Phất tôn giả nghe xong liền đại ngộ. Xá Lợi Phất tôn giả không nói một câu nào, đây chính là chỗ đại trí huệ của Xá Lợi Phất. Thử hỏi các thiện tín: Đại trí huệ của Xá Lợi Phất tôn giả là gì?

Còn nữa: Sau khi tôi truyền dạy cách quán tưởng tráp kiếm Văn Thù, tôi tiếp tục giảng giải Lục Tổ Đàn Kinh. Lục Tổ đã nói rất rõ ràng, trong mọi hoàn cảnh, tâm của bạn phải hoàn toàn không bị ô nhiễm, đó mới chính là vô niệm. Vô niệm của người bình thường là cho rằng mình ngồi thiền định, từ từ khiến cho mọi vọng niệm không còn nữa, trở thành không còn suy nghĩ gì cả, đây là một cách nói. Còn một cách nói khác là bạn không bị ảnh hưởng bởi mọi suy nghĩ, đây mới là vô niệm. Đừng cho rằng vô niệm là trong đầu trống rỗng. Đừng cho rằng vô niệm là trong đầu không vương một sợi tơ. Đừng cho rằng vô niệm là trong đầu đóng chặt cửa. Đừng cho rằng vô niệm là trong đầu chẳng biết cái gì cả. Mà phải là ở trong mọi hoàn cảnh, không chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh. Nhất tâm bất loạn.

Rất nhiều người cho rằng nhập định vào tính Không, vọng niệm hoàn toàn không còn nữa, như thế là chứng minh Phật tính rồi. Không đúng, một lát sau xuất định, các suy nghĩ lại kéo đến thì lại bị ảnh hưởng bởi các suy nghĩ đó. Phật nói: Nhập định vô niệm. Xuất định vô niệm. Tất cả thanh minh. Nhất tâm bất loạn.

Tôi thật lòng thật sự nói với mọi người: ”An tâm chính là bình an!” Vấn đề là: ”Làm sao để an tâm?” Tôi đáp: ”Vô tâm. Tâm mới có thể an!” Vô tâm chính là vô sinh. Nói đến đây là dừng, còn tiếp tục nói nữa thì đều là nói lôi thôi dài dòng thôi!

46. Đại hòa thượng Quả Hiền

Đại hòa thượng Quả Hiền là vị sư phụ đã cạo đầu xuất gia cho tôi. Đầu tiên, đại hòa thượng Quả Hiền quy y tôi. Sau đó lại xuống tóc cho tôi. Đây là: thầy độ trò, trò độ thầy. Ngày xưa, Lục Tổ Huệ Năng đầu tiên nhận một trưởng lão xuất gia làm đệ tử. Sau đó, Lục Tổ Huệ Năng xuất gia, và trưởng lão xuất gia đó cũng xuống tóc cho Lục Tổ.

Đây là: Trên dưới xưa nay giống nhau. Nghìn đời cùng soi sáng. Cá nhân tôi tu hành cho đến nay đều với tâm vô thường, tâm vô thường này vô tâm mà dụng. Dùng văn viết để giải thích, tất cả đều với cái tâm không có gì đáng kể. Tôi. Vô tâm với thiên hạ vạn vật. Vô tâm với thiên hạ vạn sự. Vô tâm với danh. Vô tâm với lợi. Vô tâm với người. Vô tâm với tôi. Vô tâm với dụng.

Vì như thế thì có thể hợp nhất với đạo. Đại hòa thượng Quả Hiền thường nói với tôi: ”Không hề gì!” ”Không sao cả!” Hai câu nói này dùng trong cả một đời cũng không hết lợi ích của nó. Cổ nhân nói: Đừng bảo vô tâm tức là đạo. Vô tâm vẫn còn cách đạo một lớp cửa nữa. Từ vô tâm đi lên nữa chính là vô sinh đó! Tôi cảm thấy: Vô tư vô lự. Không dụng tâm. Vô niệm. Đều là “gần với đạo”. Còn vô sinh thì điều gì cũng không cần phải nói nữa.

Phật Đà thuyết pháp bốn mươi năm, chưa từng nói một chữ nào. Điều này nghĩa là gì? Điều này là vô sinh. Vì đã là vô sinh, sao có thể nói là có một chữ? Đạo bất khả thuyết. Nói ra thì không phải là đạo nữa. Trời nói gì chứ! Bốn mùa đi qua thế nào. Trăm vật sinh ra thế nào. Trời nói gì chứ! Tự mình vươn lên thôi. Đại hòa thượng Quả Hiền và tôi Lư Thắng Ngạn, ông ấy quy y tôi, tôi được ông ấy cạo đầu. Không có gì cả, kết một đoạn nhân duyên với nhau. Năm xưa đại hòa thượng Quả Hiền xuất quan, tôi gặp lại vị sư phụ đã cạo đầu cho tôi tại Seattle Lôi Tạng Tự, khi gặp mặt, thiện quang phổ chiếu, đều cực kì cát tường.

47. Căn nguyên của tiêu tai

Cá nhân tôi cho rằng: ”Phát sinh tai ách chính là do con người tự chuốc lấy.” Sao lại nói như vậy? Người học Phật nhất định cần có “tâm điềm đạm”, chỉ cần có được cái tâm “thờ ở không màng” này thì tự nhiên sẽ chẳng có tai nạn gì. Lấy một ví dụ để nói: Tâm tham lợi — dễ từ bỏ nghìn thứ, nhưng khó bỏ cái tâm tham lợi. Cái chữ “lợi” này rất ghê gớm, con người không vì lợi thì hiếm lắm. Vì lợi tất sẽ dẫn đến tham, có tham thì ắt sẽ gặp tai họa. Tâm hám danh — dễ thờ ơ với vạn thứ, nhưng khó thờ ơ với cái tâm háo danh. Cổ nhân nói rằng, từ xưa đến nay, chẳng có người nào là không háo danh. Cái họa của học giả là không ai không háo danh. Vì háo danh nên ắt có tranh chấp, có ganh đua tất nhiên sẽ có tai họa thôi! Tâm ham sắc dục — một người bình thường khó dứt tâm tham sắc. Trên đầu chữ sắc có một con dao, vì tham sắc mà tên tuổi anh hùng lẫy lừng nghìn năm cũng bị hủy hoại trong chớp mắt. Vì tham sắc mà công danh một đời đều đi tong, vô cùng đáng tiếc. Kẻ giết người vì tình đâu đâu cũng thấy. Anh hủy hoại tôi. Tôi hủy hoại anh. Người có cái chết yên lành, ít lắm!

Có câu danh ngôn: Mĩ nữ eo thon đeo bảo kiếm Không chém Thánh hiền chém phàm phu Mặc dù chưa thấy đầu rơi xuống Xương tủy đã khô tự bao giờ.

Sắc dục quá nặng thì sẽ tổn hại sức khỏe mà chết. Con người phải cảnh giác với ba điều trên. Đạm là vị của “đạo”. [Đạm nghĩa là nhạt, là tâm thái thơ ơ không màng.] Tâm háo danh nên nhạt. Tâm hám lợi nên nhạt. Tâm háo sắc nên nhạt. Nếu mọi tâm đều nhạt. Nhạt đến mức không có gì. Thì là tối thượng!

Các vị Thánh triết cổ đại nói thế này: Bớt lời nói để dưỡng nội khí. Ít sắc dục để dưỡng tinh khí. Mùi vị nhạt để dưỡng huyết khí. Nuốt nước bọt để dưỡng tạng khí. Bỏ sân nộ để dưỡng can khí. Bớt ăn uống để dưỡng vị khí. Hít thở đều để dưỡng phổi khí. Ít nghĩ suy để dưỡng tâm khí. Không chảy tinh để dưỡng thận khí. Thận trọng ứng xử để dưỡng thần khí.

Hành giả Mật giáo với các pháp thế gian có tiêu tai, tăng ích, hàng phục, kính ái, đây chính là bốn pháp tức-tăng-hoài-tru. Và tiêu tai là cơ sở của mọi pháp. Nếu không thể “tiêu” được “tai” thì: Không thể tăng ích. Không thể kính ái. Không thể hàng phục. Quan Âm Bồ Tát là Bạch Chư Tôn, tu pháp Quan Âm, ngài sẽ giáng đại bạch hào quang. Chỉ mong người người biết rõ căn nguyên của tiêu tai.

48. Thân hóa Ái Nhiễm Minh Vương

Có người hỏi tôi: ”Lư Sư Tôn! Rốt cục ngài là ai?” Tôi đáp: ”Tôi là Ai.” Người kia hỏi: ”Xin đừng dùng những câu nói mơ hồ, có thể nói cụ thể được không?” Tôi đáp: ”Tôi thật sự không biết mà!” Đương nhiên, tôi thật sự đã chuyển thế rất nhiều, hơn nữa còn vô cùng phức tạp, ở trong rất nhiều cảnh giới tôi đều đã từng xuất hiện. Thậm chí ở rất nhiều quốc gia. Trong các chủng tộc khác nhau. Trong các quốc gia cổ đại và hiện đại. Kinh Bản Sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni có nói về sự chuyển kiếp nhiều đời của ngài, thậm chí ngài cũng ở trong ba ác đạo. Phật Đà đã trải qua năm trăm đời hành đạo Bồ Tát. Còn chính tôi cũng chuyển thế qua rất nhiều triều đại rồi.

Người hỏi: ”Ngài có phải là người lại đến không?” Tôi đáp: ”Đương nhiên tôi là người lại đến rồi, Thượng sư của tôi đã ấn chứng tôi là người lại đến, là một người lại đến với trình độ rất cao, là Tulku, là Rinpoche, là Khutukhtu (Hotogtu), là Hoạt Phật, là Pháp Vương.” Nói riêng về tôn giáo: Xá Lợi Phất. Long Thụ. Naropa. Tsongkhapa. Lư Thắng Ngạn. Đều có thể truy về cùng một nguồn gốc. Những nguồn gốc khác thì càng nhiều… Trời ban dị tượng cũng cực kì nhiều.

Có một lần pháp hội, đó là pháp hội Ái Nhiễm Minh Vương. Tôi đột nhiên biến hóa: Pháp tọa biến thành bình cam lộ. Trong bình có hoa sen trắng đỏ. Trên hoa sen hóa hiện Ái Nhiễm Minh Vương. Nhiều tay. Có một tay cầm cung. Có một tay cầm tên. Bắn ra những ánh sáng cầu vồng hình tròn. Ái Nhiễm Minh Vương và Kurukulle Phật Mẫu là hai vị tôn giả kính ái vĩ đại nhất. Tôi kính ái mọi người. Tôi quy công lao thuộc về mọi người. Tôi dành lợi ích cho mọi người. Trái tim tôi nhân hậu, chỉ có tim yêu chúng sinh. Với nhân duyên như vậy mà hóa thân thành Ái Nhiễm Minh Vương.

49. Một người ngồi trong mặt trời

Cống Đường Thương Hoạt Phật (Gung Thang Tshang Rinpoche) lúc còn tại thế, ngài từ tu viện Labrang ở Cam Túc đến nước Mĩ, ngài đi kiểm tra răng ở một phòng khám nha khoa tại California. Khéo thay, nha sĩ ở đây là đệ tử của tôi. Chính vì như thế mà trước khi Cống Đường Thương Hoạt Phật sắp trở về Trung Quốc, ngài đã hi vọng có thể đến Seattle một chuyến, khi đổi máy bay ở đây thì có thể gặp mặt tôi một lần.

Ấn tượng sâu sắc của tôi là: Khuôn mặt của Cống Đường Thương Hoạt Phật cực kì giống với khuôn mặt của trưởng lão Ngộ Minh ở Đài Loan. Lần đầu tiên tôi và Cống Đường Thương gặp mặt, lời ngài ấy nói khiến tôi cảm thấy hết sức kinh ngạc. Ngài ấy nói: ”Tôi đã biết ngài từ lâu, ngài là cái người ngồi ở trong vầng mặt trời đó!” Ngài ấy giải thích rằng, có một năm, trên một thảo nguyên rộng lớn ở Cam Túc, ngài ấy đã cử hành đại pháp hội Thời Luân Kim Cang. Tất cả mọi thứ đều giống với trước đây, chỉ có một điểm không giống. Ngày hôm đó, ngài ấy đeo kính râm. Ngồi giữa đám hoa cúc trên thảo nguyên rộng lớn. Khi ngước nhìn lên mặt trời. Trong thoáng chốc, ngài ấy dường như đã nhập định rồi, nhìn ra xung quanh không thấy gì hết, ngay cả ghế mà mình ngồi lên dường như cũng tan biến rồi. Chỉ thấy: Trong quầng ánh sáng mặt trời lộ ra một hình tròn kì dị. Ở chính giữa có mây mù. Trong mây mù có một bóng người đang ngồi. Bóng người ấy càng ngày càng rõ nét, đầu tiên nhìn thấy mặt, rồi lại nhìn thấy cánh tay, sau đó nhìn thấy bàn tay… Càng lúc càng rõ ràng. Ngay cả cái lúm đồng tiền nông nông cũng đều rất rõ ràng. Ngài ấy nhớ kĩ khuôn mặt này. Ấn tượng sâu sắc.

Sau đó, người này cười với Cống Đường Thương Hoạt Phật, một nụ cười hết sức rạng rỡ, dường như nói rằng: ”Tương lai chúng ta sẽ gặp mặt.” Cống Đường Thương Hoạt Phật dường như đã hiểu ra một chút, nhưng vẫn có nghi hoặc, không biết là đã xảy ra chuyện gì.

Khi chúng tôi gặp mặt ở sân bay, dường như ngài ấy đã hiểu ra rồi. Tôi Lư Thắng Ngạn (Liên Sinh Hoạt Phật) chính là cái người ngồi trong mặt trời đó. Cống Đường Thương Hoạt Phật nói: ”Đầu tiên tôi cho rằng người ngồi trong mặt trời là Tổ sư Tsongkhapa, sau đó tôi lại cảm thấy người này vừa quen vừa lạ. Sau này khi nhìn thấy ngài, trực giác nói với tôi rằng người này chính là Lư Thắng Ngạn đại sư, được gọi là Liên Sinh Hoạt Phật.”

Tôi nghe xong thì cười rạng rỡ. Cống Đường Thương Hoạt Phật nói: ”A! Ngày hôm đó ngài cũng là nụ cười này!” Hai người chúng tôi cười vang ha ha không ngớt. Dường như tất cả đều rất quen thuộc…

50. Phụ lục: Nghi quỹ Thất Phúc Thần niệm tụng pháp

Đầu tiên, thỉnh cầu Căn bản Truyền thừa Thượng sư gia trì:

  • Quán Không.
  • Quán tưởng Căn bản Truyền thừa Thượng sư trụ tại đỉnh đầu phóng quang gia trì. Trì 7 biến Liên Hoa Đồng Tử tâm chú, thỉnh cầu tu pháp viên mãn.

Sau đó quán tứ vô lượng tâm. Làm thủ ấn đánh thức (vỗ tay 2 lần, bắt chéo hai tay, búng ngón tay).

  1. Chú thanh tịnh.
  2. Chú triệu thỉnh.
  3. Đại lễ bái.
  4. Đại cúng dường.
  5. Tứ quy y.
  6. Mặc giáp hộ thân.
  7. Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. (1 biến)
  8. Chú vãng sinh. (7 biến)
  9. Căn bản Truyền thừa Thượng sư tâm chú.

Ôm gu-ru lién-shâng sit-đi hum. (108 biến)

  1. Kết ấn và quán tưởng.

Kết ấn: thủ ấn Thất Phúc Thần.

Cổ tay phải đặt trước cổ tay trái, hai bàn tay úp lưng vào nhau, hai ngón cái giơ thẳng, các ngón tay còn lại giơ thẳng và đan vào nhau.

image

Chủng tự tự: chữ Hum.

Quán tưởng:

Đầu tiên quán không, niệm chú quán không: Ôm sư-pa-wa su-ta sa-ơ-wa ta-ơ-ma sư-pa-wa su-tô hằng. (3 biến)

(1) Trên mặt biển lớn trời xanh vạn dặm không mây, nguyệt luân từ mặt biển nhô lên hư không, trong nguyệt luân có chủng tử chữ “Hum” phóng tỏa ánh sáng màu vàng.

(2) Chữ “Hum” trong nguyệt luân xoay tròn, hóa thành một con thuyền báu xuất hiện trên mặt biển lớn, trên con thuyền báu có chở vô số vàng bạc tài bảo và bao gạo, thuyền báu chở bảy vị Phúc Thần: Huệ Bỉ Thọ, Biện Tài Thiên, Bì Sa Môn Thiên, Thọ Lão Nhân, Phúc Lộc Thọ, Đại Hắc Thiên, Bố Đại Hòa Thượng.

Huệ Bỉ Thọ là thần thương nghiệp, nét mặt tươi cười, có thể phù hộ kinh doanh hưng thịnh, hình tượng của ngài là mặc đồ săn bắt, tay phải cầm cần câu, tay trái ôm một cái đầu cá to.

Bì Sa Môn Thiên là thần tài của cõi trời, hình tượng của ngài là mặc áo giáp, một tay cầm bảo tháp, một tay cầm bảo kích.

Biện Tài Thiên là vị nữ thần duy nhất trong số bảy vị Phúc Thần, tinh thông âm luật, tài hùng biện vô ngại, hình tượng của ngài là đầu đội mũ tám hoa sen, ôm đàn tì bà.

Phúc Lộc Thọ là thần của phúc phần, hậu lộc, trường thọ, hình tượng của ngài giống với Tiên Ông Nam Cực của Trung Quốc, tay cầm tích trượng, thường làm bạn với chim hạc trắng.

Thọ Lão Nhân là thần trường thọ bất lão, là hóa thân của Đạo gia Lão Tử, hình tượng của ngài là mặt gầy râu dài, tay cầm bảo trượng, thường có hươu đi theo bầu bạn.

Đại Hắc Thiên là thần khai vận chiêu phúc, có thể đuổi ác thần, bảo vệ con người bình an, hình tượng của ngài là đầu đội khăn đen, vai khoác túi vải, tay cầm dùi vạn bảo có thể gõ ra vô tận tài phúc.

Bố Đại Hòa Thượng là thần hồng phúc cát tường, hình tượng của ngài là bụng to, mập mạp, cầm túi vải to.

(3) Quán tưởng bảy vị Phúc Thần giáng xuống đàn thành. Hành giả quán tưởng Huệ Bỉ Thọ trụ trên đỉnh luân của mình, Biện Tài Thiên, Bì Sa Môn Thiên trụ tại thượng nguyên cung (thượng đan điền) của mình, Thọ Lão Nhân, Phúc Lộc Thọ trụ tại trung nguyên cung (trung đan điền) của mình, Đại Hắc Thiên, Bố Đại Hòa Thượng trụ tại hạ nguyên cung (hạ đan điền) của mình.

  1. Trì tâm chú Thất Phúc Thần. Trước tiên làm quán tưởng chuỗi niệm hạt.

Ôm ma-ha-ka-la-ya sô-ha. (108 biến)

  1. Làm Cửu tiết Phật phong, nhập Tam ma địa.
  2. Xuất định.
  3. Niệm thêm những tâm chú khác.
  4. Niệm Phật.

Nam mô 36 vạn tỉ 11 vạn 9 nghìn 5 trăm đồng danh đồng hiệu A Di Đà Phật. (3 biến)

  1. Hồi hướng.
  2. Bách tự minh chú. (3 biến)
  3. Đại lễ bái.
  4. Chú viên mãn.

Ôm bu-lin. (3 biến) Ôm ma-ni pê-mi hùm.

Làm thủ ấn giải tán. (Vỗ tay hai lần, bắt chéo tay và búng ngón tay.)

Tu pháp viên mãn. Như ý cát tường.

(Hết)

Mục lục