📗

275. Khẩu quyết đạo giải thoát

image

Khẩu quyết đạo giải thoát

🪷 Tôi thấy, tôi nghĩ

Văn tập số: 275 Xuất bản: 02/2020 Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

Lời mở đầu

Tiêu đề phụ: Tôi thấy tôi nghĩ

Văn cầu thỉnh Liên Sinh Hoạt Phật gia trì

Đại lễ bái Một lễ bái chư Phật mười phương. Hai lễ bái chư Bồ Tát. Ba lễ bái Hộ pháp Kim cang. Bốn bái bình đẳng một cúi đầu.

Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn Ôm xiêu-li xiêu-li ma-ha xiêu-li xiêu-xiêu-li sô-ha. [Om suri suri mahasuri susuri soha]

Tịnh thân nghiệp chân ngôn Ôm xiêu-tô-li xiêu-tô-li xiêu-mô-li xiêu-mô-li sô-ha. [Om sudori sudori sumoli sumoli soha]

Tịnh ý nghiệp chân ngôn Ôm wa-zư-la đam hơ-hơ hùm. [Om vajradam ho ho hum]

Chính văn

Ôm A Hùm [Om Ah Hum] Kính đem thân khẩu ý thanh tịnh. Cúng dường Tỳ Lô Giá Na Tôn.

Pháp thân Phật Nhãn Phật Mẫu Thánh. Báo thân Liên Hoa Đồng Tử thân. Ứng Thân giáo chủ Liên Sinh Phật. Ba thân không khác, đại Phật ân.

Cung kính Chân Phật đại truyền thừa. Thần thông ban trải đầy thế giới. Phóng quang chiếu rọi khắp ba thời. Hóa hiện không ngừng chứng nhất như. Đệ tử tha thiết thường cầu tới. Soi chiếu quang minh, phúc huệ tăng.

Xưa đến thọ ký, Phật Thích Ca. Phó thác ân cần, A Di Đà. Di Lặc Bồ Tát ban hồng quán. Liên Hoa Đại Sĩ mật pháp truyền. Thánh Tôn xin thỉnh đừng quên nguyện. Cứu độ chúng sinh chúng con đây. Hộ niệm như thế xin nhiếp thọ. Thành tựu nhanh nhanh thỉnh gia trì.

Nam mô Tỳ Lô Giá Na Phật. Nam mô Phật Nhãn Phật Mẫu. Nam mô Liên Hoa Đồng Tử. Nam mô Liên Sinh Hoạt Phật. Nam mô Chân Phật hải hội thập phương tam thế chư Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.

Niệm thánh cáo (3 lần) Tây phương Liên Trì hải hội, Ma Ha Song Liên Trì, thập bát đại Liên Hoa Đồng Tử, Bạch Y Thánh Tôn, Hồng Quán Thánh Miện Kim Cương Thượng sư, Chủ Kim Cương Chân Ngôn Giới Bí Mật Chủ, Đại Trì Minh Đệ Nhất Thế Linh Tiên Chân Phật Tông. Lư Thắng Ngạn mật hành tôn giả.

🌟

Ngày xưa. Vào giờ Ngọ, ngày 18 tháng 5 năm Ất Dậu, Liên Sinh Hoạt Phật đã hạ sinh tại nhân gian. Năm 26 tuổi, ngài đã được Diêu Trì Kim Mẫu khai mở thiên nhãn. Ngài tận mắt nhìn thấy: Diêu Trì Kim Mẫu. A Di Đà Phật. Địa Tạng Bồ Tát.

Mỗi vị nói một câu: "Nhất tâm học Phật. Nhất tâm học Pháp. Nhất tâm hướng thiện." Đế Thích Thiên Chủ ban cho hai chữ "trung nghĩa". Sau đó, ngài đã được chỉ dẫn để tận mắt thấy tiền thân của mình là Liên Hoa Đồng Tử.

Từ đó ngài đã bái nhiều vị cao tăng đại đức làm thầy, học tập Phật pháp, Hiển giáo Mật giáo đều đạt thành tựu lớn. Ngài sáng lập Chân Phật Tông, thiết lập pháp tràng. Sau khi thành tựu, ngài thị hiện thần thông, tự do tự tại, cải tử hoàn sinh, hô mưa gọi gió, trị bệnh trừ ma, phân thân vô số, trên trời dưới đất, làm thầy của trời người.

Pháp tràng đã có, Pháp vũ muôn nơi, Chúng sinh được độ, Năm trăm vạn người.

Ngài đã xây dựng hơn 70 tòa Lôi Tạng Tự, để lại dấu chân khắp nơi trên thế giới, khắp năm châu. Ngài quán đảnh cho hàng vạn người, diễn thuyết Mật pháp, cứu độ chúng sinh vô số, tổ chức các sự kiện pháp hội lớn chưa từng có.

(Văn cầu thỉnh nói đến ở trên chỉ cần mỗi ngày tụng một lần thì sẽ có được cảm ứng liên miên, đây cũng là khẩu quyết trọng yếu.)

Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Sheng-yen Lu

17102 NE 40th CT REDMOND WA 98052 U.S.A

Tháng 02/2020

01. Dòng truyền thừa

Học Phật trước tiên cần phải quy y, niệm Tứ quy y chú:

Namo Guru beh (Thượng sư). [Na-mô gu-ru pây] Namo Buddha ya (Phật). [Na-mô pút-ta yê] Namo Dharma ya (pháp). [Na-mô ta-mô yê] Namo Sangha ya (tăng). [Na-mô sâng-kya yê]

Ý nghĩa thực sự của quy y chính là:

1. Dựa vào Thượng sư của mình, để khôi phục bản thể chân như của chính mình.

2. Dựa vào Phật, để khôi phục lại bản tính chân như của mình.

3. Dựa vào pháp, để khôi phục lại bản trí chân như của mình.

4. Dựa vào tăng, để khôi phục lại bản tịnh chân như của mình.

Phật thể, Phật tính, Phật trí, Phật tịnh này mới là tâm yếu quan trọng nhất, chứ không phải biểu hiện bên ngoài. Do vậy, cần phát huy diệu dụng của Phật tính, vận dụng tám vạn bốn nghìn pháp môn để độ hóa chúng sinh.

🌟

Trong bản văn này, tôi giải thích một cách đơn giản về dòng truyền thừa Chân Phật Tông của Liên Sinh Hoạt Phật.

  • Phái Nyingma (Hồng giáo): từ Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, đến Norla Rinpoche, đến Liễu Minh Hòa Thượng, đến Liên Sinh Hoạt Phật Lư Sư Tôn.
  • Phái Sakya (Hoa giáo): từ Cống Khước Kiệt Bố (Khon Dkon Mchog Rgyal Po), đến Trisong Rinpoche, đến Liên Sinh Hoạt Phật Lư Sư Tôn. (Trisong Rinpoche chính là Sakya Chứng Không Thượng sư.)
  • Phái Kagyu (Bạch giáo): từ Marpa, đến Đại Bảo Pháp Vương Karmapa thứ 16, đến Liên Sinh Hoạt Phật Lư Sư Tôn.
  • Phái Gelug (Hoàng giáo): từ Tsongkhapa, đến Cam Châu Hoạt Phật, đến Thubten Dhargye, đến Thubten Qimo (Liên Sinh Hoạt Phật Lư Sư Tôn).

Ngoài ra, tôi có kết duyên với rất nhiều các Thượng sư mà tôi không kể tên từng vị ra đây.

🌟

Tôi có một dạng truyền thừa bí mật nhất khi “hành thâm ba la mật đa thời”, nghĩa là trong thiền định sâu nhất, tôi đã có được dòng chảy pháp truyền thừa mà Phật Bồ Tát quán đảnh gia trì cho tôi.

Ví dụ như: Liên Hoa Sinh Đại Sĩ dạy Mật pháp. A Di Đà Phật đại gia trì. Pháp chỉ của Diêu Trì Kim Mẫu. Cứu độ trung ấm của Địa Tạng Vương Bồ Tát. … Đây đều là những truyền thừa bí mật mà tôi có được trong thiền định.

🌟

Truyền thừa sau khi xuất gia của tôi là như sau:

Ngày xưa. Có đại hòa thượng Quả Hiền từ chùa Tuệ Tuyền ở Hồng Kông đến quy y tôi. Khi đó tôi đang ở Seattle Lôi Tạng Tự, thân phận tôi khi đó vẫn là cư sĩ tại gia. Đại hòa thượng Quả Hiền lưu lại ở Seattle rất lâu. Ông ấy khuyên tôi xuất gia. Thế là, vào năm tôi 43 tuổi, ngày 10 tháng 2 Âm lịch, tại Chân Phật Mật Uyển, tôi chính thức cạo đầu xuất gia. Do vậy hòa thượng Quả Hiền vừa là đệ tử của tôi, vừa là thầy cạo đầu xuất gia cho tôi. Đây cũng là một câu chuyện kỳ lạ về việc vừa làm thầy vừa làm trò.

Tôi đã quy y các vị cao tăng Hiển giáo như: 1. Đạo sư Ấn Thuận 2. Pháp sư Đạo An 3. Pháp sư Lạc Quả

Tôi đã thọ giới với ba vị thầy: 1. Pháp sư Hiền Đốn 2. Pháp sư Huệ Tam 3. Pháp sư Giác Quang

Sư phụ dạy tôi các bài khóa tụng là: pháp sư Thiện Tứ.

Tôi thực lòng thực sự nói cho mọi người biết, tôi học từ rất nhiều vị thầy. Đối với các vị sư phụ của tôi, tôi chỉ có một lòng cung kính và tán thán. Khi tôi thuyết pháp, trước hết tôi luôn kính lễ sư phụ truyền thừa của tôi. Tôi hướng về các Thượng sư có ân có đức đối với tôi trong thập phương tam thế mà kính lễ.

02. Trước tiên tôi tu Tịnh thổ

Sau khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi được phân về làm việc tại đơn vị trắc lượng số 5802, tôi là một cán bộ đo đạc.

Đơn vị trắc lượng khi đó ở tại Nam Môn Kiều, Đài Trung, chỉ đi bộ mấy quãng đường là đến Viện Y Học Bồ Đề. Hơn nữa, trong Viện Y Học Bồ Đề này có một tòa Thái Hư kỷ niệm quán. Có một vị đại cư sĩ tên là Lý Bỉnh Nam thường giảng kinh ở đó. Tôi đi nghe giảng kinh. Cư sĩ Lý giảng “Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật viên thông chương”.

Khi đó tôi cũng khởi động việc niệm Phật. Tôi cũng ngộ được khẩu quyết của việc niệm Phật:

Phật hỏi viên thông. Con không lựa chọn. Kiểm soát sáu căn. Tịnh niệm tiếp nối. Đắc Tam ma địa. Ấy là bậc nhất.”

[Lời Đại Thế Chí Bồ Tát trả lời Đức Phật trong “Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật viên thông chương”.]

Khẩu quyết quan trọng nhất ở đây là: “Kiểm soát sáu căn, Tịnh niệm tiếp nối, Tam ma địa’’. Đặc biệt là Tam ma địa. [Tam ma địa – samadhi – định]

Kinh A Di Đà cũng nhắc đến niệm Phật tam muội là:

Nhất tâm bất loạn. Nhớ luôn niệm Phật. Tam Thánh hiện thân. Vãng sinh tịnh thổ.

(Nhất tâm bất loạn ở đây cũng chính là Tam ma địa.)

🌟

Tây phương Cực Lạc thế giới có bốn cõi tịnh thổ:

1. Phàm Thánh đồng cư. 2. Phương tiện hữu dư. 3. Thật báo trang nghiêm. 4. Thường tịch quang.

Cõi Phàm thánh đồng cư có thể vẫn đem theo nghiệp vãng sinh, còn ba cõi kia thì không thể. [Phải thanh tịnh nghiệp xong mới tới được.] Cõi Thường tịch quang chính là cứu cánh. [Cứu cánh là nơi tận cùng, nơi cuối cùng.]

Có một vị là thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ nói:

  • "Có Thiền có Tịnh độ, tương tự như đội sừng hổ, bây giờ làm thầy ở cõi người, tương lai làm Phật Tổ.
  • Không Thiền có Tịnh độ, tu vạn pháp ở cõi người, nhưng thấy được Di Đà thì có gì phải lo là không khai ngộ.
  • Có Thiền nhưng không có Tịnh độ, mười người thì tới chín người đi sai đường, phía trước là nơi tối tăm nhưng trong chớp mắt đã đi theo.
  • Không Thiền không có Tịnh độ, giường sắt và cột đồng, vạn kiếp nghìn sinh cũng chẳng thể dựa được vào ai."

Câu nói này có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi. Những gì hiện tại tôi đang làm là: "Có Mật có Tịnh độ."

Tôi dạy người ta niệm: "Nam mô 36 vạn tỉ, 11 vạn, 9 nghìn, 5 trăm đồng danh đồng hiệu A Di Đà Phật."

Tôi dạy người ta hồi hướng: “Nguyện ai đang niệm Phật Cùng sinh chốn Cực Lạc. Trên báo bốn ân sâu. Dưới giúp ba đường khổ. Thấy Phật thoát sinh tử. Như Phật độ tất cả.”

Chủ lực tu hành của tôi là Mật giáo, nhưng tôi cũng không quên mục đích niệm Phật ban đầu. Bởi vì khẩu quyết của hai cái này đều là Tam ma địa. Khẩu quyết của Tam ma địa là nhất tâm bất loạn. Khẩu quyết cuối cùng nhất của Tam ma địa chính là: Vô tâm. Vô tướng. Vô trụ. Vô úy. Vô niệm.

03. Tâm đắc của thiền

Theo tôi được biết: Pháp sư Lạc Quả là thiền sư. Pháp sư Quả Hiền là thiền sư. Pháp sư Ngộ Minh là thiền sư.

Còn tôi (Lư Sư Tôn) đương nhiên là thiền sư. Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Luật tông, tôi đều học hết. Tôi đọc "Ngũ Đăng Hội Nguyên", viết hơn mười cuốn sách có liên quan đến việc học thiền, có độc giả đọc xong tán dương tôi là: "Kỳ nhân!"

Tôi có khá nhiều tâm đắc đối với thiền, tôi lấy hai ví dụ: Phật sắp nhập niết bàn, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hạ giáng, hỏi Phật rằng: "Xin Phật chuyển pháp luân!" Phật trả lời: "Ta có chuyển pháp luân sao?" Văn Thù Bồ Tát chợt tỉnh ngộ. (Phật trả lời, ta có chuyển pháp luân sao? Câu nói này cực kì mang tính chất "thiền". Tôi hiểu được, thánh đệ tử có thể hiểu được không?)

Còn nữa: Có một vị Bồ Tát hỏi Văn Thù: "Ngài độ được bao nhiêu chúng sinh?" Văn Thù Bồ Tát đáp: "Tiền tam tam, hậu tam tam." [Đây là một công án nổi tiếng – hội thoại giữa ngài Vô Trước và Văn Thù trên Ngũ Đài Sơn.]

(Câu nói "Tiền tam tam, hậu tam tam" này của Văn Thù Bồ Tát cũng cực kì mang tính chất "thiền". Tôi hiểu được, thánh đệ tử có thể hiểu được không?)

🌟

Có người hỏi tôi: "Lư Sư Tôn! Ngài đã ngộ được gì?" Tôi đáp: "Mở miệng là tội." Hỏi: "Cần phải dùng ngôn từ để trả lời tôi." Tôi đáp: “Ngộ vô sở đắc, đoạn trừ phiền não. Ngộ vô ngã, đoạn trừ chấp ngã. Ngộ vô sinh, đoạn trừ vô tử. Ngộ vô sở trụ, đoạn trừ vô sở hữu. Ngộ vô nhân, đoạn trừ vô thị phi. Ngộ vô chúng sinh, đoạn trừ danh dự. Ngộ vô thọ giả, đoạn trừ sinh tử.” …

Tôi nói: Thiền tông là "Phật Đà cầm hoa, Đại Ca Diếp mỉm cười", là pháp môn "trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật". Từ Phật Đà truyền cho Ca Diếp, Ca Diếp truyền cho A Nan, cứ như vậy truyền từ đời này qua đời khác. Đến đời thứ 28, Tổ sư Đạt Ma đến Trung Thổ, ngài trở thành Sơ tổ Thiền tông ở Trung Thổ. Thiền tông truyền đến Lục tổ Huệ Năng tổng cộng đã truyền qua 22 người, truyền đến Mã Tổ, tổng cộng 84 người thành tựu.

Cá nhân tôi nhận thấy: Thiền tông cần siêu việt được "năng". Thiền tông cần siêu việt được "sở". Là "năng" tâm. Là "sở" vật. ”Song song siêu việt, tự tính hiện tiền, tức năng thành Phật. Đây là khẩu quyết tối quan trọng của Thiền tông.” Siêu việt tâm, chính là "vô tâm" trong Mật giáo. Siêu việt vật, chính là "vô sự" của Mật giáo. Đây chính là "vô tướng Tam ma địa".

Do vậy, tôi cho rằng, để tu hành thành tựu thì có nào là Câu Xá Tông, Thành Thật Tông, Thiện Tông, Mật Tông, Pháp Tướng Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Hoa Tông, Luật Tông, Tịnh Độ Tông, Tam Luận Tông, Thiên Thai Tông, Chân Phật Tông… Dù bao nhiêu môn phái. Rốt cục đều là một.

04. Khẩu quyết tư lương đạo

Cá nhân tôi tu hành, tôi nhận thấy trước tiên cần tu: tư lương đạo.

Tư lương đạo là gì? Nói một cách đơn giản chính là tư lương của một người khi muốn tu hành từ phàm phu đến cứu cánh thành Phật.

Mọi người cho rằng đây là tiền! Thực sự không phải vậy, mà chính là:

1. Từ — cho người khác niềm vui.

2. Bi — giải trừ đau khổ của người khác.

3. Hỷ — làm việc gì cũng đều vui vẻ.

4. Xả — bình đẳng không phân biệt.

5. Thí — bố thí cho người khác.

6. Ngữ — nói lời hay, lời thiện, ôn hòa.

7. Ích — làm mọi điều có lợi ích cho người khác.

8. Đồng — yêu thương mọi người.

9. Định — tâm lâu bền.

10. Huệ — tâm trí tuệ.

Tôi và Sư Mẫu Liên Hương Thượng sư có một kế hoạch lâu dài.

Sau khi chúng tôi lâm chung, ngoài Tổ Chức Từ Thiện Lư Thắng Ngạn tiếp tục làm từ thiện ra thì còn lập nên Tổ Chức Cấp Cứu.

Tư lương mà tôi và Sư Mẫu để lại đều gửi vào ngân hàng. Lợi tức thu được mỗi tháng đều dùng để làm việc thiện. Các việc thiện này chỉ phục vụ cho một mục đích, đó là hễ ai mắc bệnh đều có thể đến bệnh viện khám bệnh, nếu không thể trả được tiền thuốc thì Tổ Chức Cấp Cứu này sẽ giúp đỡ.

Tâm đắc của cá nhân tôi là:

Tôi thấy trong những cái khổ của chúng sinh thì khổ về bệnh là khổ nhất, có bệnh thì nhất định cần đi khám bác sĩ. Nhưng người bệnh nghèo, không thể trả được tiền viện phí và thuốc thang. Lúc này mà cứu họ kịp thời thì sẽ có ý nghĩa nhất định.

Hiện tại chúng tôi đã bắt đầu làm, nhưng để có thể làm được lâu dài, cần phải có sự phối hợp nhiều bước tiến hành. Đây là: Cứu người cứu cấp. Nhưng chỉ bằng sự hết lòng mà thôi! Những gì chúng tôi đang làm chính là tư lương đạo.

🌟

Tôi có nghe qua một kiểu quan điểm xằng bậy sai lệch. Có người nói: Không cần hành thiện, hành thiện như mây trắng. Không cần hành ác, hành ác như mây đen. Mây trắng mây đen đều có thể che cả mặt trời. Ý câu nói này là: nghiệp trắng (thiện nghiệp) không cần làm, nghiệp đen (ác nghiệp) không cần làm. Thiện hay ác nghiệp đều không cần làm. Khi đó Phật tính mới có thể hiển hiện.

Tôi cho rằng: Làm thiện nghiệp là tư lương đạo, có công đức tư lương rồi mới có thể sản sinh ra nhân duyên học Phật. Có công đức tư lương rồi mới gặp được vị thầy có đạo đức, người sẽ dạy cho bạn Phật pháp chân chính.

Tôi chứng kiến người lương thiện trên người có ánh sáng, có thiện quang rồi mới có nhân duyên được thăng thiên, khi sinh mệnh này đã hết thì được ở trên trời hưởng phúc. Nếu còn làm người thì cũng là một người phúc lộc dồi dào, có nhiều quý nhân giúp đỡ. Người lương thiện sẽ không rơi vào tam ác đạo.

Tâm từ bi của chư Phật tam thế mới có thể trở thành nơi nương dựa cho chúng sinh thập phương. Vị Thượng sư từ bi như người cha với ơn nặng như núi, chính là con thuyền từ bi quay ngược trở lại để giúp chúng sinh của Phật Bồ Tát. Tấm lòng bi mẫn của Bồ Tát chính là đại thiện. Nhất định cần phải làm nhiều việc thiện! Khi đó vận may sẽ đến, không có gì phải nghi ngờ!

05. Pháp Tứ quy y chân thực

Đứng đầu trong Tứ gia hành chính là pháp Tứ quy y. Vì sao tôi lại thêm vào chữ "chân thực"? Bởi vì sự chân thực này mới sinh ra sức mạnh. 1. Vào đàn thành. 2. Ngồi thẳng. 3. Trước tiên quán tưởng khuôn mặt của Căn bản Thượng sư. Vị trí mi tâm phóng ra chữ “Om” màu trắng, vị trí họng phóng ra chữ “Ah” màu đỏ, vị trí tâm luân phóng ra chữ “Hum” màu xanh lam.

image
image
image

4. Ba ánh sáng bao trùm lấy hành giả, đi vào vị trí mi tâm, họng và tim của hành giả. 5. Niệm: Nam mô Liên Sinh Hoạt Phật Lư Sư Tôn Căn bản Thượng sư. (3 lần) 6. Niệm: Nam mô thập phương thường trụ Phật pháp tăng tam bảo. (3 lần) 7. Niệm: Tứ quy y chú. Namo Guru beh (Thượng sư). [Na-mô gu-ru pây] Namo Buddha ya (Phật). [Na-mô pút-ta yê] Namo Dharma ya (pháp). [Na-mô ta-mô yê] Namo Sangha ya (tăng). [Na-mô sâng-kya yê] (Chú quy y này cần niệm 108 biến.)

Khẩu quyết: Khi niệm chú tứ quy y, Thượng sư và Phật, pháp, tăng đồng thời phóng ra ánh sáng ngũ sắc, chiếu trọn lấy hành giả. Đồng thời Thượng sư và Phật, pháp, tăng vẩy nước cam lộ để quán đảnh cho hành giả. Tất cả nghiệp đen, khí đen từ lỗ chân lông thoát ra ngoài.

Bệnh nghiệp hóa thành nước màu vàng chảy ra. Bùa chú giáng đầu hóa thành rết, bò cạp, sâu bọ nhỏ màu đen bò ra. Thế rồi toàn thân thả lỏng. Tâm linh thanh tịnh khinh an. Phúc huệ tăng trưởng.

8. Hồi hướng. "Đệ tử phát nguyện Mãi mãi nương theo Thượng sư Tam Bảo Thẳng tới bồ đề. Việc thiện lớn nhỏ Hướng về chúng sinh Cùng thành Phật đạo."

Ghi chú: khi quán tưởng có thể kết thủ ấn của Căn bản Thượng sư. Tay phải là ấn thuyết pháp, tay trái là ấn cầm hoa sen. (Sau khi hồi hướng xong cũng có thể tập trung thiền định nhập Tam ma địa.) 9. Rời khỏi đàn thành. 🌟 Tại đây tôi giải thích một chút. Có người cho rằng Tứ gia hành là một pháp nhỏ của Mật giáo, kì thực đây là một sai lầm đặc biệt lớn. Tôi nhắc đến ở đây, mọi người chỉ cần đọc là đã thấy nó không hề tầm thường rồi. Hóa ra pháp Tứ quy y lại vĩ đại như vậy. Có thủ ấn. Có quán tưởng. Có chân ngôn. Có căn bản Thượng sư. Có thập phương tam thế Tam Bảo. Là có thể tu trì [như một pháp riêng] độc lập được rồi.

Khi chúng ta đồng tu tại chùa, đường, hội, đó chỉ là một pháp được giản lược, đã bị lược bỏ tới mức không thể giản lược thêm được nữa. Niệm xong chú Tứ quy y thì các cái khác cũng liền sao nhãng luôn.

Tôi nói cho mọi người được biết, tu đến khi thành thục pháp Tứ quy y chân thực thì Căn bản Thượng sư sẽ hiện lên trước mặt, vậy là bạn đã tương ứng với Thượng sư rồi. Chỉ cần tương ứng với Thượng sư thì cũng có thể tương ứng với Phật pháp tăng của thập phương tam thế, có thể đến được Phật quốc tịnh độ rồi.

Tôi thường nói: Tứ gia hành là đại pháp. Tứ quy y pháp chính là đại pháp. Nếu như có người chỉ tu pháp Tứ quy y, cả đời này chỉ tu pháp này, đạo tâm vĩnh viễn không mất đi, nhất tâm nhập Tam ma địa này, thì cũng thành tựu y hệt. Tuyệt đối không nói sai!

06. Pháp cúng dường Mandala chân thực

Tôi nói: Tôi (Lư Sư Tôn) vì tu trì pháp cúng dường Mandala chân thực, cho nên: Đời này. Đời sau. Phúc đều có thừa.

Tôi có thể nói thế này, nếu tương lai tôi lại có duyên đến thế gian này, tôi sẽ là người giàu số một trên thế gian. Tôi nói rất tự tin rằng: Tôi chắc chắn là người giàu số một thế giới. Không ai có thể giàu hơn.

Tôi làm pháp cúng dường Mandala như sau:

1. Trước tiên kết thủ ấn. Ấn này chính là ấn cúng dường. (Ngày xưa, Lâm Vân nói đây là ấn cầu phúc.) Cách kết thủ ấn cúng dường có thể làm theo cách Thượng sư đã dạy như sau. Hai ngón tay áp út dựng thẳng. (giơ thẳng lên) Hai ngón tay giữa đan hình chữ X đặt nằm ngang. Hai ngón tay út đan hình chữ X đặt nằm ngang. Hai ngón tay trỏ đè hai ngón tay giữa. Hai ngón tay cái đè hai ngón tay út xuống.

Giải thích ấn: Ấn cúng dường này tượng trưng cho núi Tu Di và tứ đại bộ châu (Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Nam Chiêm Bộ Châu, Bắc Câu Lư Châu). Cũng chính là cả vũ trụ.

2. Quán tưởng món đồ muốn cúng dường đặt ở trong lòng bàn tay của thủ ấn. Có người thì để một ít gạo vào trong lòng bàn tay trái. Phương pháp của tôi quán tưởng món đồ mình muốn cúng dường đặt trong lòng bàn tay là được rồi. Cúng phẩm có thể là: đồ ăn, hoa, hương, đèn, trà, quả. Nước, nước thơm để tắm. Vỏ ốc như ý, thất trân bát bảo (kim cương, vàng, bạc), pháp khí, quần áo…

3. Quán tưởng cúng phẩm: Quán tưởng thủ ấn hóa thành hư không vũ trụ. (khẩu quyết) Quán cúng phẩm hóa thành nhiều và rộng như mây như biển. (khẩu quyết) Lấp đầy cả hư không. (khẩu quyết)

4. Trì chú: Ôm sa-ơ-wa ta-tha-ga-ta i-ta-mu gu-ru na-na mên-ta-la kham ni-ri-yê ta-ya-mi. [Om sarva. Tathagata. Idam. Guru ratna. Mandala kham. Niriya. Tayami.] Trì chú xong thì đặt thủ ấn chạm vào trán, giải ấn.

5. Niệm kệ: Tu Di tứ châu cùng nhật nguyệt Hóa mọi trân bảo cúng dường Phật Trân quý kỳ diệu bao công đức Tiêu nghiệp cấp tốc chứng bồ đề.

Tôi nói cho mọi người biết: Cúng phẩm của thế giới Ta Bà này như đồ ăn, quần áo, nơi ở, phương tiện đi lại, chúng ta đều có thể cúng dường. Nhưng rốt cục thì, những vật thô tục thấp kém của thế tục này có cái gì được gọi là cúng phẩm cao quý đây? Tu pháp cúng dường (pháp cúng). Thân khẩu ý (cúng dường thanh tịnh). Khí mạch minh điểm (cúng phẩm tối thượng). Đại lạc, quang minh, tính Không (cúng dường cảm nhận). Đây là khẩu quyết quan trọng nhất.

07. Cúng dường đại lạc (bí mật)

Cúng dường đại lạc thuộc về "cúng dường cảm nhận", rất ít người biết. Cũng rất ít người có thể làm kiểu cúng dường này, do vậy, chỉ có "người có năng lực" mới có thể làm cúng dường này. Đây là cúng dường vô thượng mật, do vậy mới gọi là bí mật. Khi hành giả và minh phi song vận, do hành giả là "người có năng lực", đã kiến chứng chân đế, đã chứng vô lậu, khí thông trung mạch, chuyết hỏa nâng lên, minh điểm hạ xuống. Do sự cọ xát của khí, chuyết hỏa, minh điểm mà sản sinh ra đại lạc không lời nào mô tả được. 🌟 Tôi nói cho mọi người được biết: Nam nữ bình thường "quan hệ" thì chỉ là "tiểu lạc". Chỉ có người tu hành vĩ đại và minh phi song vận thì mới có thể sản sinh ra đại lạc. Đại lạc này có thể kéo dài cả ngày, hoặc thậm chí dài hơn thế. Toàn thân sướng tê tê (chẳng có cách nào mô tả cho hết). Lúc này, hành giả sẽ cúng dường đại lạc. Cúng dường đến: Tứ Thủ Phương Mẫu. Bát Phương Không Hành Mẫu. Thiên nữ của hai mươi cõi trời. Cúng dường chư Tôn. Về mặt ý niệm, đem đại lạc hóa thành song thân, trải rộng khắp cả hư không. Tất cả Không Hành Mẫu đều vui mừng hăng hái. Đối với minh phi, bởi vì hành giả là "người có năng lực", cho nên khi: Mạch tiếp xúc với mạch. Khí thông với khí. Điểm dung hòa với điểm. (minh điểm) Thì minh phi cũng sản sinh ra trạng thái đại lạc không thể mô tả được bằng lời (lâu và nhiều). Đem đại lạc này cúng dường tới chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Hộ Pháp, Không Hành, chư Thiên. (Cũng với sự vui mừng hăng hái như vậy.) 🌟 Tôi (Lư Sư Tôn) thực lòng thực sự nói cho mọi người biết rằng: Đây không phải là cái “sướng” nhỏ của phàm phu. Mà là đại lạc của tu hành. (Hành giả nam tuyệt đối phải là người vô lậu.) Từ đó: Minh điểm và chuyết hỏa tan vào nhau, mở thông mạch luân, giải phóng ra ánh sáng. Ánh sáng này vô cùng thù thắng hy hữu, nhờ ánh sáng này mà hiển lộ ra Phật tính. Chính tôi đã chứng kiến: Bát Nhã Phật Mẫu hạ giáng. Kim Cang Hợi Mẫu hạ giáng. Sư Diện Không Hành Mẫu hạ giáng. Diệu Âm Phật Mẫu hạ giáng. Vô cùng nhiều, không thể nghĩ, không thể bàn. Vô số thiên nữ hạ giáng. Kỳ lạ thay! Công đức này bí mật thù thắng.

08. Pháp đại lễ bái chân thực

Thực hành pháp Đại lễ bái là để thể hiện sự cung kính đảnh lễ đối với Phật Bồ Tát chư tôn. Pháp Đại lễ bái có thể tiêu trừ ngã mạn (tâm ngạo mạn). Pháp Đại lễ bái là đạo tâm kiên cố. Pháp Đại lễ bái có thể tiêu nghiệp. Pháp Đại lễ bái là sám hối. Pháp Đại lễ bái có thể đẩy lùi ma chướng. Pháp Đại lễ bái đoạn trừ vọng niệm. Pháp Đại lễ bái đoạn trừ phiền não. Pháp Đại lễ bái chứng giải thoát bồ đề. Pháp Đại lễ bái có thể giúp thân thể khỏe mạnh. Pháp Đại lễ bái có thể rèn sự tập trung. (Thực sự là công đức vô lượng.) 🌟 Nghi quỹ như sau: 1. Đứng trước đàn thành. 2. Trước tiên quán tưởng Thượng sư Tam Bảo trong hư không phóng quang chiếu tới hành giả. 3. Mi tâm phóng ra ánh sáng trắng, cổ họng phóng ra ánh sáng đỏ, tâm luân phóng ra ánh sáng xanh lam, chiếu tới hành giả. 4. Chữ Om màu trắng, chữ Ah màu đỏ, chữ Hum màu xanh lam. (Om Ah Hum) 5. Hành giả không chỉ quán tưởng bản thân mình, mà quán tưởng cả cha mẹ và lục độ chúng sinh cùng đảnh lễ. 6. Đầu tiên, chắp tay Phật kham thủ ấn đặt trên trán (mi tâm), tiếp đó đặt vào vị trí họng, rồi vị trí tim. 7. Đem ánh sáng nhập vào chính mình. 8. Lập tức quăng mình nằm xuống đất lạy. (Lần lạy thứ nhất là chắp tay Phật kham thủ ấn.) 9. Lần lạy thứ hai là chắp tay hoa sen. 10. Lần lạy thứ ba là chắp tay ấn kim cang. (Đây là pháp Đại lễ bái ba lạy khi vào đàn thành.) 🌟 Thực hành pháp Đại lễ bái, ngoài ba lạy ra thì cũng có pháp tu hành chuyên làm Đại lễ bái 108 lần, 1080 lần, hoặc có thể nhiều hơn, càng nhiều càng tốt. (Có thể đếm số lượng.) Nhưng nếu chỉ làm pháp Đại lễ bái thì có thể chỉ cần dùng thủ ấn Phật kham là được. Cách lạy là ngũ thể đầu địa (tay, trán, tim, đầu gối, chân) đều chạm mặt đất. Nằm xuống đất xong thì đứng lên. Khẩu quyết quan trọng: Nhất tâm không nghĩ ngợi, thật chuyên chú. Thân mình hóa thành nhiều thân, cùng với cha mẹ, quyến thuộc, ân nhân, sư trưởng, oan thân trái chủ, lục đạo chúng sinh cùng đảnh lễ. Thượng sư và chư tôn phóng quang chiếu tới mọi người và hành giả. Khi hai tay chạm đất, tay đẩy về phía trước, đẩy lùi tất cả ma chướng, đẩy lùi tất cả phiền não. (Ma ở đây chính là thiên ma, ma sinh ra bởi ngũ uẩn, ma sinh ra bởi ham muốn, ma chết.) Khi đảnh lễ, trong hư không có Thượng sư, chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Hộ pháp, Không Hành, chư Thiên, nhiều vô số. Hơn nữa, bản thân hành giả cũng nhiều vô số, lại cộng thêm cả quyến thuộc đông đúc ken dày, nhiều vô số. (Dùng vô số chúng sinh để đảnh lễ vô số chư tôn.) Làm cách này thì công đức là không thể tính đếm được.

Hồi hướng: Nguyện đem công đức này Độ chúng sinh hữu tình Người người học Phật pháp Cuối cùng đến bỉ ngạn. (Ghi chú: có người thực hành pháp đại lễ bái nhiều năm đã nhìn thấy Bổn tôn hạ giáng, ánh sáng rọi chiếu, xuất hiện rất nhiều thần tích, tự thân cũng có thể nhập Tam ma địa.)

09. Pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát chân thực

Đây là một đại pháp tối quan trọng của Mật giáo, hành giả Mật giáo nào cũng phải tu. Đây là đại pháp để tịnh nghiệp. Đây là đại pháp để bổ khuyết. Đây là đại pháp để hoàn tịnh. Hành giả Mật giáo nếu có bị vỡ giới nguyện samaya, phạm giới, có lỗi lầm, không thanh tịnh, nghi quỹ có sai sót… thì đều có thể dựa vào pháp này để hoàn tịnh.

Cái gọi là Tứ gia hành cũng chính là bao gồm: Pháp Tứ quy y. Pháp Đại cúng dường. Pháp Đại lễ bái. Pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát. Mỗi một pháp trong Tứ gia hành này đều cần tu đủ 100.000 biến.

Tôi (Lư Sư Tôn) thường hay nói: Tứ gia hành là đại pháp. Người đã tu xong, người đã có tương ứng thì chắc chắn không thoái lui đạo tâm. Còn những người mà thoái lui đạo tâm thì về cơ bản là tu pháp Tứ gia hành chưa có tương ứng gì. Ngay cả sự tương ứng cơ bản nhất cũng không có. Khi tương ứng được với pháp Tứ gia hành thì nhất định sẽ có được quả vị. Chỉ cần tu pháp Tứ gia hành đạt đến tương ứng thì pháp Bổn tôn, Nội pháp (khí mạch minh điểm), Kim cang pháp, Vô thượng mật, Đại viên mãn, đều rất dễ dàng tương ứng. Nói cách khác cũng chính là tương ứng một pháp thì mọi pháp đều tương ứng, vì vậy mà sẽ chứng đắc quả vị. 🌟 Nghi quỹ pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát pháp chân thực như sau: 1. Vào đàn thành.

2. Thực hành pháp đại lễ bái. (pháp giản lược)

3. Ngồi định. (Tỳ Lô thất chi tọa) [Cách ngồi thiền Tỳ Lô thất chi tọa gồm bảy điểm: (1) hai chân đan chéo vào nhau (thế kiết-già), ngồi xếp bằng gác một chân lên bắp vế chân kia (thế bán già); (2) sống lưng thẳng đứng, không được dựa vào vách tường; (3) tay kết định ấn, đặt ở dưới rốn; (4) hai bả vai ngang bằng, thả lỏng tự nhiên; (5) đầu mặt ngay ngắn, hàm dưới thu vào bên trong; (6) hai môi khép lại, lưỡi chạm nhẹ vào hàm trên; (7) hai mắt khép lại, quán chiếu thân tâm.]

4. Thực hành pháp tứ quy y. (pháp giản lược)

5. Thực hành pháp đại cúng dường. (pháp giản lược)

6. Mặc bia giáp hộ thân. (pháp này được ứng dụng trong mọi pháp)

7. Phát bồ đề tâm chân ngôn (3 biến). Ôm bô-đi-chi-ta, ben-za, sa-ma-ya a hùm. [Om bodhichita benza samaya ah hum]

8. Tụng kệ sám hối và chú: Con xưa đã tạo bao ác nghiệp Đều vì vô thủy tham sân si Đều sinh ra từ thân ngữ ý Nay con tất thảy xin sám hối. Chú: Ôm ben-za, sa-ma-ya, su-tô, ah. (3 biến) [Om benza samaya sudo ah]

9. Kết ấn: Hai tay nắm lại, đan chéo, đặt trước ngực.

10. Quán tưởng: Đầu tiên, niệm chú quán không: Ôm sư-pa-wa su-ta sa-ơ-wa ta-ơ-ma sư-pa-wa su-tô hằng. [Om subawa, suda, saerwa, daerma, subawa sudohang]

Quán tưởng Kim Cang Tâm Bồ Tát ngồi trên hoa sen tám cánh. Thân màu trắng, đội mũ Ngũ Phật, thiên y váy xếp, tay phải cầm chày kim cang đặt tại vị trí tim, tay trái cầm chuông kim cang đặt trên đùi.

Trong tâm hiện lên một chú tự. (Xung quanh là bách tự minh chú.) Trong tâm tuôn chảy ra ánh sáng cam lộ màu trắng phủ xuống đỉnh đầu hành giả. Những nghiệp tội của hành giả hóa thành nước đen theo lỗ chân lông thoát ra ngoài. Sau khi hành giả đã thanh tịnh, Kim Cang Tâm Bồ Tát nhập vào trong thân hành giả (nhập ngã ngã nhập). Hai người hợp làm một không phân biệt.

11. Tụng chú: Bách tự minh chú. (21 biến, 108 biến). Đệ tử Chân Phật ai nấy đều đã thuộc câu chú này.

12. Nhập Tam ma địa.

13. Xuất định hồi hướng. (Bách tự minh chú gia trì lực, nguyện tam nghiệp đều thanh tịnh...)

14. Đại lễ bái.

15. Rời khỏi đàn thành. 🌟 Tôi nói khẩu quyết: Tương ứng được với pháp này nhất định sẽ xuất hiện hiện tượng sám hối (sám hối đã được loại trừ). Hiện tượng sám hối lớn nhất là Kim Cang Tâm Bồ Tát hiện thân mà nói với hành giả rằng: "Lành thay người này, người đã hoàn tịnh rồi!" "Người đã được thanh tịnh tam nghiệp rồi!" "Người đã tương ứng rồi!" "Người là Phật tử! Tương lai sẽ thành Phật!"

10. Pháp Mặc giáp hộ thân (khẩu quyết)

Pháp này, tôi (Lư Sư Tôn) học được từ Thượng sư Phổ Phương. Tôi từng quy y Thượng sư Phổ Phương, với pháp danh là Viên Trì. Bổn tôn của pháp mặc bia giáp hộ thân là Kim Cang Thủ Bồ Tát. Người Tây Tạng gọi là Thủ Kim Cang. Ngài cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hợp lại được gọi là Tam hỗ chủ. Quan Thế Âm Bồ Tát — từ bi. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát — trí huệ. Kim Cang Thủ Bồ Tát — pháp lực. Thủ ấn của Kim Cang Thủ Bồ Tát: Trước tiên, hai tay chắp lại. Ngón áp út cong lại, uốn xuống dưới và đặt chéo nhau. Hai ngón trỏ trái phải tách nhau ra. Như vậy là xong ấn. Hoặc là có thể chắp tay kim cang cũng được. Thủ ấn chắp tay kim cang tức là, đầu tiên hai tay chắp lại, sau đó các ngón tay đan chéo với nhau, thế là thành. Trì chú: "Ôm bua-rưa lan chưa-li." Khi niệm chú dùng thủ ấn, ấn vào trán, họng, tim, vai trái, vai phải. Quán tưởng chính mình biến thành hình tướng của Kim Cang Thủ Bồ Tát, tướng phẫn nộ, tay phải giơ cao chày kim cang, tay trái cầm dây thừng kim cương, chân đứng ở tư thế "cung tiễn bộ" (cung và tên). (Đây chính là bia giáp hộ thân cho thân ấn.) 🌟 Lư Sư Tôn cho rằng, pháp mặc giáp hộ thân này có thể ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Khi ăn: Kết thủ ấn Kim Cang Thủ Bồ Tát, điểm ấn trong hư không vào thức ăn. Niệm: "Ôm bua-rưa lan chưa-li." Điểm ấn vào quần áo thì quần áo biến thành áo giáp, có tác dụng phòng ma. Nơi ở: Kết thủ ấn Kim Cang Thủ Bồ Tát, ấn vào bốn bức tường trong nhà, điểm ấn trong hư không cũng được. Niệm: "Ôm bua-rưa lan chưa-li." Thì toàn bộ nhà hoặc phòng ở đều được kết giới, sống tại nhà được bình an. Đi lại: Kết thủ ấn Kim Cang Thủ Bồ Tát, điểm ấn vào xe, thuyền, máy bay, xe máy, xe đạp, điểm ấn trong hư không cũng được. Niệm: "Ôm bua-rưa lan chưa-li." Thì ra khỏi nhà luôn bình an, không gặp tai nạn.

Lư Sư Tôn nói: Nghìn pháp vạn pháp Nằm ở nhất tâm. Người nào thành tâm Bồ Tát cảm ứng. Chúng ta học tập Phật pháp cần học cả pháp lý luận và pháp thực tu, cần phải biết ứng dụng lý thuyết Phật giáo thì mới được.

11. Nghi quỹ tu pháp (Tiền hành)

Nghi quỹ tu pháp của Chân Phật Tông có những sự khác biệt so với các tông phái khác, nhưng phần lớn là giống, chỉ có một vài khác biệt. Phần Tiền hành trong tu pháp của chúng ta đại khái là gồm có: 1. Đại lễ bái. 2. Đại cúng dường. 3. Tứ quy y. 4. Kim Cang Tâm. (kệ sám hối) 5. Mặc giáp hộ thân. 6. Tứ vô lượng tâm. 7. Phát bồ đề tâm.

Chúng ta gọi là Tiền hành bảy mục. Trong phần tu pháp Tiền hành, đại lễ bái, đại cúng dường, tứ quy y, Kim Cang Tâm, chúng ta dùng cách giản lược. Hơn nữa, khi thực hiện Kim Cang Tâm, chúng ta niệm kệ sám hối: Xưa con đã tạo bao ác nghiệp Đều bởi vô thủy tham sân si Nghiệp sinh ra từ thân ngữ ý Đã phạm thập ác ngũ vô gián Nghiệp tội như giới samaya Vô biên vô lượng bao nhiêu tội Nay con tất thảy xin sám hối. Chư Phật thương xót vẫn dang tay Không rời đến khi con thành Phật. Niệm chú sám hối: "Ôm ben-za, sa-ma-ya, su-tô, ah."

Tứ vô lượng tâm, chúng ta niệm: Nguyện tất cả chúng sinh có niềm vui và có mọi nhân duyên của niềm vui (từ vô lượng). Nguyện tất cả chúng sinh vĩnh viễn thoát khổ và mọi nhân duyên của đau khổ (bi vô lượng). Nguyện tất cả chúng sinh thường được sống trong niềm vui vi diệu không chút khổ đau (hỷ vô lượng). Nguyện tất cả chúng sinh đều có cảm giác bình đẳng dù là người thân hay kẻ thù (xả vô lượng).

Để phát bồ đề tâm, chúng ta niệm: Con và chúng sinh trong toàn pháp giới không chừa một ai. Nhất loạt quy y Thượng sư, Phật, pháp, tăng. Vì sự nghiệp độ chúng sinh mà phát tâm bồ đề hỷ xả. Nguyện thân khẩu ý thành tựu như Bổn tôn. Niệm chú bồ đề tâm: "Ôm bô-đi-chi-ta, ben-za, sa-ma-ya a hùm.” 🌟 Ở tông phái khác thì đại bộ phận phần Tiền hành gồm có bốn mục: tứ quy y, tứ vô lượng tâm, phát bồ đề tâm, quán Không tịnh nghiệp. Chúng ta có thêm đại lễ bái là bởi vì khi đi vào đàn thành thì cần phải lễ lạy. Chúng ta có thêm đại cúng dường bởi vì khi đi vào đàn thành cần sắp đặt ngũ cúng gồm hoa, hương, đền, trà, quả, hoặc bát cúng chính là ngũ cúng cộng thêm vỏ ốc như ý, nước thơm để tắm, phấn thơm. Chúng ta có thêm Kim Cang Tâm là để thể hiện lòng sám hối. Chúng ta có thêm mặc giáp hộ thân là để kết giới thân này. 🌟 Tôi (Lư Sư Tôn) nói: Ba yếu tố lớn của tu pháp đương nhiên là: kết thủ ấn (thân thanh tịnh), quán tưởng (ý thanh tịnh), trì chú (khẩu thanh tịnh) trong phần Chính hành. Từ đó nhập Tam ma địa (thiền định).

Tôi nói: Phần nhập Tam ma địa cuối cùng cũng là phần quan trọng bậc nhất, nhập Tam ma địa mới có thể hiển lộ Phật tính, chứng đắc thành tựu cuối cùng. Tất cả mọi pháp đều hướng tới nhập Tam ma địa. Khẩu quyết là: “vô sự, vô tâm, dung nhập không tịch, an định vô trụ, quang minh độc diệu”.

12. Pháp Bổn tôn chân thực

Chúng ta lấy Bổn tôn A Di Đà Phật để làm ví dụ minh họa cho pháp Bổn tôn này.

1. Tiền hành: Đại lễ bái. Đại cúng dường. Tứ quy y. Kim Cang Tâm. Mặc giáp hộ thân. Tứ vô lượng tâm. Phát bồ đề tâm. 2. Quán Không tịnh nghiệp: Chú quán không: Ôm sư-pa-wa su-ta sa-ơ-wa ta-ơ-ma sư-pa-wa su-tô hằng. 3. Kết thủ ấn. (Di Đà định ấn) 4. Quán tưởng: Quán tưởng trong hư không có một chú tự chữ "Pang" hóa thành hoa sen.

image

Trên hoa sen có chú tự chữ "Ah" hóa thành nguyệt luân.

image

Trên nguyệt luân có chú tự chữ "Seh" (màu đỏ) hóa thành A Di Đà Phật một đầu hai tay, hai tay ngài kết định ấn, ngồi kiết già trên đài hoa sen.

image

Chữ Om phóng ánh sáng trắng chiếu vào mi tâm hành giả. Chữ Ah phóng ánh sáng đỏ chiếu vào họng hành giả. Chữ Hum phóng ánh sáng xanh lam chiếu vào tim hành giả. (Ba ánh sáng bao trùm.)

Tiếp theo là quán tưởng pháp nhập ngã - ngã nhập. A Di Đà Phật tỏa ra ánh sáng rực rỡ, từ trong ánh sáng tuôn chảy ra cam lộ tưới đẫm hành giả, hành giả thanh tịnh và trở nên hoàn toàn tự tại. A Di Đà Phật thu nhỏ lại, thành một điểm sáng nhỏ như hạt gạo, từ lỗ trên đỉnh đầu đi vào hoa hoa sen ở chính giữa tâm hành giả. A Di Đà Phật phóng to ra đến khi hoàn toàn lớn bằng đúng hành giả. Trong một sát-na. Hành giả biến thành A Di Đà Phật. (không hai không khác) Hành giả (A Di Đà Phật) phóng quang chiếu rọi khắp thập phương tam tế, thập pháp giới, phổ độ chúng đẳng. 5. Trì chú: "Ôm a-mi-đê-wa sê." 108 biến, 1080 biến. Càng nhiều càng tốt. 6. Nhập Tam ma địa (thiền định).

Khẩu quyết: Ngoại giác — không động tâm. (Điều tâm tập trung duy nhất vào A Di Đà Phật, không động không loạn, cắt đứt toàn bộ ngoại cảnh.) Nội giác — không khởi vọng niệm. (Dựa vào vô sở đắc mà cắt đứt mọi vọng niệm, quán tưởng tất cả mọi pháp đều là hư không.) Trực giác — vô sự, vô tâm. (Tránh rơi vào hai biên giữa không và có, cần chứng ngộ thực tướng của Trung đạo.) Tự tính quang minh. Pháp giới quang minh. Hợp nhất. 7. Xuất định. (minh điểm trong không trung hóa thành A Di Đà Phật.) 8. Tụng tán: Lời nguyện trang nghiêm đem lợi lạc Trọc thế chúng sinh đều cứu giúp Tiếp dẫn Tây phương chứng vô sinh A Di Đà Phật con kính lễ. 9. Bách tự minh chú. (3 biến) Tụng bách tự minh chú là để bổ khuyết, những sai sót trong khi tu pháp đều được sửa chữa, như vậy là được viên mãn. (Khi niệm chú này cũng có thể quán tưởng Kim Cang Tâm Bồ Tát, trong tâm có chữ Hum, ánh sáng trắng và cam lộ tưới đẫm toàn thân hành giả, toàn thân hành giả được thanh tịnh, hành giả như hư không quang minh.) 10. Hồi hướng. Nguyện ai đang niệm Phật Cùng sinh chốn Cực Lạc. Trên báo bốn ân sâu. Dưới giúp ba đường khổ. Thấy Phật thoát sinh tử. Như Phật độ tất cả.

13. Bổn tôn pháp khẩu quyết (1)

Tôi (Lư Sư Tôn) cảm thấy: Bổn tôn pháp là một pháp cốt yếu. Rất nhiều người hỏi tôi: "Bổn tôn của chính mình là ai?" Tôi luôn trả lời rằng: "Chính là vị đầu duyên." [Là vị mà bạn có nhân duyên gặp đầu tiên, nghĩ tới đầu tiên.] Lại hỏi: "Con thích rất nhiều Bổn tôn thì sao?" Tôi đáp: "Chọn ra Bổn tôn nào thích nhất." Lại hỏi: "Con có thể tu nhiều Bổn tôn không?" Tôi đáp: "Nếu có thời gian thì tu nhiều Bổn tôn cũng được." Tôi thực sự nói cho mọi người hay: Một cũng chính là nhiều. Nhiều cũng chỉ là một. Một pháp tương ứng thì sẽ tương ứng được với mọi Bổn tôn. (Chữ "một" này là xuất sắc.) 🌟 Hỏi: "Làm sao để triệu thỉnh Bổn tôn đến?" Đáp: "Kết ấn triệu thỉnh, niệm chú triệu thỉnh." Hỏi: "Ấn triệu thỉnh là ….?" Đáp: "Là ấn Kim Cương câu. Hai tay nắm lại thành nắm đấm, ngón trỏ thay phải đưa ra làm thành cái móc. Tay trái đặt ở dưới, đưa ngón trỏ ra nhét vào bên trong nắm đấm tay phải." Hỏi: "Chú triệu thỉnh là….?" Đáp: "Ôm ben-za sa-ma-ya cha, hoặc Ôm ah hùm sô-ha, hai câu chú này đều được." Hỏi: "Nếu triệu thỉnh rồi mà các ngài không tới thì sao?" Đáp: "Một là, dùng tâm lực để triệu thỉnh. Hai là, dùng ấn lực để triệu thỉnh. Ba là, dùng chú lực để triệu thỉnh. Nếu các ngài không đến: móc Kim Cang câu cử động ba lần. Chú lực đọc mạnh hơn, chính xác thì sẽ có lực hơn. Thêm nữa cần dùng tâm lực nghĩ đến A Di Đà Phật từ mi tâm tỏa ra hào quang màu trắng xoay chuyển từ phải qua trái. (Đây là khẩu quyết quan trọng.) 🌟 Hỏi: "Tạp niệm không dừng được, làm sao để nhập Tam ma địa?" Đáp: "Tạp niệm không dừng dứt là cảnh giới của phàm phu, đương nhiên không thể nào nhập Tam ma địa được. Điểm quan trọng là ở chỗ phàm phu có sự phân biệt yêu, ghét, chiếm hữu, xả bỏ. Cần phải buộc chặt mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại, như vậy thì tự tính mới có thể hiện ra." Hỏi: "Là nhất tâm bất loạn sao?" Đáp: "Đúng vậy." Hỏi: "Làm sao để làm được nhất tâm bất loạn?" Đáp: "Trói lục tặc lại thành một tinh minh." [Kiểm soát mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (6 tên giặc – lục tặc).] Hỏi: "Làm sao tu luyện được?" Đáp: "Chỉ quán song vận." [Vừa tu định (chỉ) và tu quán song song, cùng lúc.] (Đây là khẩu quyết quan trọng.)

14. Bổn tôn pháp khẩu quyết (2)

Hành giả Mật giáo cần sắp đặt một đàn thành, đàn thành cần bố trí an vị: Phật, Bồ Tát, Hộ pháp. Kinh điển. Tháp xá lợi. Tranh, tượng của Thượng sư. Đàn thành cần thanh tịnh và trang nghiêm. Hành giả vui vẻ khi ngồi lâu trong đó. 🌟 Hành giả Mật giáo khi tu pháp, sau khi làm đại lễ bái xong, lập tức ngồi yên tĩnh, ngồi yên tĩnh cần dùng pháp thất chi tọa như sau: 1. Lưng hơi đưa cao, ngồi thẳng. 2. Hai chân vắt chéo kiết già (là đẹp nhất), nếu không làm được thì ngồi bán già, nhưng không thể ngồi thoải mái tùy tiện. 3. Tay kết định ấn. 4. Hai bả vai ngang bằng. 5. Hai mắt nhìn vào chóp mũi hoặc nhìn thẳng. 6. Điều hòa hơi thở cho đều đặn nhẹ nhàng. 7. Đầu lưỡi chạm vào hàm trên. 🌟 Lựa chọn đàn thành: Phòng tách biệt và yên tĩnh. Tàng phong tụ khí. Hướng của đàn thành cần đón được thủy thần. Hợp với từ trường của hành giả. Hợp với hướng của hành giả. 🌟 Để hành giả có thể tương ứng với Bổn tôn, các khẩu quyết quan trọng là: Bổn tôn có hình tướng nào thì hành giả mang hình tướng đó. Bổn tôn có màu sắc nào thì hành giả cũng cần mặc quần áo có màu sắc đó. Bổn tôn có pháp khí nào thì hành giả cũng cần có pháp khí đó. Chủng tử chú tự của Bổn tôn là gì thì trong tâm hành giả cũng cần ghi nhớ rõ chủng tử chú tự này. Hành giả cần tụng chú của Bổn tôn đủ 100.000 biến. Hành giả luôn luôn cần nhớ về hình tướng của Bổn tôn. Bổn tôn thực hành bồ đề, hành giả cũng phải thực hành bồ đề. Hành giả cũng cần nhất trí với lời thề nguyện của Bổn tôn. Thân khẩu ý của Bổn tôn và thân khẩu ý của hành giả cần nhất nhất tương hợp. Tóm lại: Tất cả mọi thứ của hành giả Mật giáo đều cần hợp với tất cả mọi thứ của Bổn tôn, từ ăn, mặc, ở, đi lại, nhất nhất tương đồng. Ngoại tương đồng. Nội tương đồng. Mật tương đồng. Mật mật tương đồng. 🌟 Hành giả mật giáo cần học nhập ngã - ngã nhập. Khẩu quyết như sau: Quán tưởng Bổn tôn từ không trung phía trước mặt di chuyển đến trên đỉnh đầu hành giả. (Tụng chú Bổn tôn 108 biến.) Quán tưởng Bổn tôn tưới cam lộ thấm đẫm toàn thân hành giả, hành giả trở nên thanh tịnh. (Tụng chú Bổn tôn 108 biến.) Quán tưởng Bổn tôn hóa thành một điểm ánh sáng đi từ đỉnh đầu xuống tâm luân, an trụ tại hoa sen ở chính giữa tâm luân của hành giả. (Tụng chú Bổn tôn 108 biến.) Quán tưởng Bổn tôn từ từ phóng to ra cho đến khi bằng đúng thân người của hành giả, hai người không hai không khác. (Tụng chú Bổn tôn 108 biến.) Cuối cùng, hành giả quán tưởng chính mình biến hóa phóng to ra toàn bộ hư không, toàn bộ hư không đều là hành giả. (Tụng chú Bổn tôn 108 biến.)

Tất cả những việc trên đều làm tốt thì rất dễ tương ứng. Đây đều là những khẩu quyết quan trọng.

15. Bổn tôn pháp khẩu quyết (3)

Khẩu quyết quan trọng nhất về nhập Tam ma địa của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn. Căn cứ theo "Phật thuyết A Xà Thế Vương kinh" để chứng minh. Vua A Xà Thế vì muốn loại bỏ nghiệp tội đã chuẩn bị một tấm vải vô cùng quý giá để cúng dường Văn Thù Bồ Tát. Nhưng Văn Thù Bồ Tát vẫn biệt tăm không dấu tích. Quốc vương nghe thấy Văn Thù Bồ Tát trong hư không nói: "Nếu gặp ai thì cúng dường người đó."

Quốc vương nhìn thấy Trí Cát Tường Bồ Tát và A La Hán Đại Ca Diếp, thế là đem tấm vải quý cúng dường cho họ. Họ nói: "Chúng ta không có công gì, không thể nhận cúng dường." Thế rồi họ lập tức biến mất. Quốc vương cầm tấm vải muốn đem cúng dường 500 tì kheo. 500 tì kheo cũng biến mất không thấy đâu. Quốc vương vô cùng kinh ngạc. Ngài nhìn sang hoàng hậu ở bên cạnh mình liền đem tấm vải cúng dường cho hoàng hậu, không ngờ hoàng hậu cũng biến mất luôn. Lúc này chỉ còn lại một mình quốc vương vẫn cầm trên tay tấm vải vô giá. Ngoài ra chẳng còn thấy gì khác nữa. Vua A Xà Thế chỉ nghe thấy âm thanh vọng lại "Xin cúng dường người mà ngài nhìn thấy."

Thế là, quốc vương lấy tấm vải khoác lên người mình. Không ngờ chính thân thể của vua A Xà Thế cũng biến mất luôn. Văn Thù Bồ Tát trong hư không trung nói: "Rời xa tất cả sắc tướng, vì mọi sắc đều không có cái nào có thể nhìn thấy được…" Thế là, trong một sát-na, vua A Xà Thế đã giác ngộ. 🌟 Đoạn kinh văn này chính là một khẩu quyết lớn. Vua A Xà Thế là người bố thí. Tấm vải là vật bố thí. Văn Thù Bồ Tát là người nhận. Thế nhưng, kết quả cuối cùng lại là: Chẳng có người nào nhận. Chẳng có người nào cho. Chẳng có vật nào được cho. (Tam luân thể không.) Rốt cục là: Vô sở đắc. Văn Thù Bồ Tát nói: "Phật Đà xuất hữu hoại, liễu tri chư pháp, vô sinh như hư không, vô pháp bị nhiễm ô." [Phật Đà vốn ra khỏi cái có và sự hoại diệt, thấu triệt mọi pháp, chưa từng sinh ra, như hư không, không có pháp nào bị nhiễm ô.]

Đây chính là khẩu quyết lớn về nhập Tam ma địa: Không có người thiền định. Không có thiền định. Không có đối tượng thiền định. Bởi vì điều này mà nhập Tam ma địa. (Dùng pháp Tam luân thể không này để nhập Tam ma địa, mới là vô thượng pháp môn bồ đề niết bàn.) 🌟 Tôi thấy thế giới Ta Bà này: Người huyễn. [Huyễn tức là không thật có.] Vật huyễn. Ta huyễn. Vô sinh như hư không. Bởi vì đã hiểu: Vô thượng thập phương hoàn toàn đều từ Phật Đà niết bàn, chứng đắc vô thượng bồ đề đều từ đây. Do vậy: Bất khả tư nghì. Không thể so sánh. Không thể mô tả bằng lời. (Vốn dĩ vô ngã, do vậy tùy ứng mà thành.)

16. Bổn tôn pháp khẩu quyết (4)

Khẩu quyết cần chú ý để đạt được sự tương ứng giữa hành giả Mật giáo và Bổn tôn là: 1. Được một vị Truyền thừa Thượng sư chân thực thanh tịnh ban quán đảnh. 2. Tự thân hợp với pháp tướng. 3. Pháp nhập thế và pháp xuất thế song vận. 4. Tam nghiệp chuyển hóa thành tam mật. 5. Từ bỏ ác khẩu. 6. Từ bỏ ân oán hận thù. (giữ sự bình đẳng) 7. Lấy việc làm lợi ích cho người khác là quan trọng. 8. Chúng sinh trong lục đạo đều là người thân trong nhiều kiếp. 9. Kiến giải thanh tịnh. 10. Dành thời gian để tập yoga. 11. Thường xuyên cầu nguyện Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp. 12. Đừng quên khẩu quyết Thượng sư dạy. 13. Cần giữ đạo tâm vững chắc. 14. Cần coi trọng tâm xuất ly. 15. Yêu bản thân mình, và yêu người khác hơn cả bản thân mình. 16. Chiến thắng phiền não. 17. Đảm nhiệm mọi việc của Thượng sư đều phải xuất phát từ chân tâm. 18. Những công việc không đem lại lợi ích cho mình và người khác thì đừng làm. 19. Đừng làm những việc nhàn tản vô vị. 20. Ác nghiệp dù một chút cũng không làm. 21. Thiện nghiệp nhất định cần tùy hỷ. 22. Có ác nghiệp nhất định cần sám hối. 23. Không hại mình không hại người. 24. Sau khi sám hối không được tái phạm. 25. Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm Thượng sư. 26. Nhất tâm tinh tấn tu trì. 🌟 Các hiện tượng khi tương ứng là: 1. Nhìn thấy Bổn tôn. 2. Nghe được lời chỉ dạy của Bổn tôn. 3. Kéo dài tuổi thọ. 4. Phúc đức tăng trưởng. 5. Không còn tà kiến. 6. Tâm nguyện viên mãn. 7. Không còn bệnh tật. 8. Không còn tai nạn. 9. Đại lạc. 10. Cuộc sống như pháp. 11. Sự nghiệp hoằng pháp thành tựu. 12. Gặp được Bổn tôn trong mơ, trong thiền định, trong hư không, trong tịnh độ, trong thế gian. 13. Không còn sai lầm. 14. Không còn chướng ngại. 15. Khuyên người khác tu hành. 16. Có được sự gia trì lớn. 17. Mãn nguyện. 18. Giải thoát. 19. Sống ở đâu cũng được an lạc. 20. Không bị bỏ bùa. 21. Không đọa luân hồi. 22. Đắc độ. 🌟 Tôi nói để cho mọi người được biết: Một khi đã tương ứng với Bổn tôn thì trong hư không sẽ xuất hiện Bổn tôn và quyến thuộc của Bổn tôn cùng tung hô: "Tương ứng rồi!" Từ đó về sau sẽ luôn trải nghiệm cảm giác "cùng Bổn tôn hợp nhất", "hành giả hóa thành Bổn tôn", "Bổn tôn thường ở bên cạnh". Mọi lúc. (thời gian) Mọi nơi. (không gian) Vĩnh viễn không tách rời. Thẳng tiến tới bồ đề.

17. Bổn tôn pháp khẩu quyết (5)

Những cảm nhận sau khi tương ứng: Trải nghiệm của tôi (Lư Sư Tôn) là như thế này: 1. Hễ tôi nhập thiền định là cảm thấy mình bất động như núi, cao lớn sừng sững như núi Tu Di. Trên không nhìn thấy đỉnh. Dưới sâu rộng vô cùng. Tôi chính là vùng đất vũ trụ, vũ trụ chính là thân này của tôi. Cảm nhận dường như tất cả sát thổ đều nằm trong tâm tôi. [Sát thổ chính là cõi Tịnh độ.]

2. Hễ tôi nhập thiền định thì dòng chảy pháp từ Bổn tôn sẽ đi vào thân tôi, toàn thân tôi tràn đầy cam lộ. Thân khẩu ý đều thanh tịnh. Những nghiệp đen tích tồn trong nhiều kiếp đều hóa thành khí đen, từ lỗ chân lông thoát hết ra ngoài rồi tiêu biến mất.

3. Hễ tôi nhập thiền định thì chuyết hỏa tự động dâng lên. Lửa ấm áp. Lửa đỏ rực. Lửa sáng rực thành ánh sáng. Từ gót chân đến đỉnh đầu, rồi lại từ đỉnh đầu tới gót chân, tôi cảm nhận thấy một cảm giác vô cùng khoái lạc. Sự khoái lạc này không phải là khoái lạc thông thường, mà là: Đại lạc. Quang minh. Vô niệm. Tôi ngồi giữa ánh sáng quang minh, toàn thân tràn đầy khoái lạc, không chút phiền não, hoàn toàn tự tại nhậm vận.

4. Hễ tôi nhập thiền định, tôi có thể phi thân, tốc độ bay rất nhanh. Tôi đều có thể đi tới vô số Phật quốc sát thổ. Đương nhiên có thể đến được sát thổ của Bổn tôn. Tôi có thể đến tam giới thiên, đến Ma Ha Song Liên Trì. Dường như không gì là không thể làm được. Tôi có thể biến to, thu nhỏ, biến thành nam, biến thành nữ, biến thành mềm, biến thành cứng, biến thành thần, biến thành quỷ. Muốn biến thành cái gì thì sẽ thành cái đó. Biến thành cá trong nước. Biến thành chim trên trời. Biến thành ở trong rừng. Biến tới biến lui, hóa tới hóa lui.

5. Hễ tôi nhập thiền định: Tôi có thể nhìn thấy Bổn tôn. Nghe Bổn tôn thuyết pháp. Tôi biết được quá khứ, hiện tại, tương lai của tôi, thậm chí có thể biết được quá khứ, hiện tại, tương lai của người khác. Biết được trong lòng người khác muốn cái gì.

Tôi có một chút sức mạnh uy thần, năng lực uy thần này đến từ Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác hoặc một số Thiên Thần, tôi có thể đem đến cho người khác niềm vui, cũng có thể giải trừ đau khổ của người khác. Bổn tôn thường ở bên cạnh tôi. Hoặc, Bổn tôn là tôi. Tôi là Bổn tôn. Không hai không khác.

6. Hễ tôi nhập thiền định: Kinh Phật vốn dĩ tôi không hiểu, thì nay đọc đều hiểu cả. Chân đế vốn dĩ tôi không hiểu, giờ cũng hiểu hết luôn. Hiểu tất cả thế gian. Hiểu ra mọi thứ của thế gian. Tất cả mọi pháp thấy được trên thế gian: "Vô thường chơi vơi thường biến đổi Luân hồi bao nghiệp ý nghĩa chi Thay vì chăm cầu lợi trần thế Tĩnh tu Phật pháp giải thoát môn.”

18. Pháp vô lậu chân thực (1)

Tôi (Lư Sư Tôn) thực lòng thực sự nói cho mọi người biết: "Từ lâu tôi đã tu chứng pháp vô lậu rồi!" Minh điểm của tôi (thể dịch) không rò rỉ mất đi. Ban ngày vô lậu. Ban đêm vô lậu. Tôi là "vô lậu tôn giả". Một năm ba trăm sáu mười lăm ngày vô lậu, mười năm vô lậu, hai mươi năm vô lậu, ba mươi năm vô lậu. Tôi lấy một ví dụ: Luân xa bí mật của tôi đã biến thành hồ chứa nước Thạch Môn của Đài Loan rồi, cổng xả nước của hồ chứa nước đó đã khóa chặt, chưa từng xả nước ra. Cổng xả nước đã trở nên rỉ sét, cũng chẳng kéo cho mở ra được nữa. Do vậy, không mất đi dù chỉ một giọt một điểm. Giống như Đạo gia có nói: Luyện tinh hóa khí Luyện khí hóa thần Luyện thần phản hư Luyện hư hoàn đạo. Từ lâu tôi đã tu chứng pháp vô lậu rồi, đây là sự thật hoàn toàn chính xác. 🌟 Tôi lại nói thêm: Vị Panchen Lama đời thứ 10 khi còn ở Bắc Kinh đã lấy một cô gái Bắc Kinh làm vợ, rồi sinh được một người con gái. (Người con gái này từng đi học tại California.). Tôi biết được, kinh ngạc! Còn nữa: Trinley Thaye, một trong hai vị Đại Bảo Pháp Vương thứ 17 đã cưới một người con gái thanh mai trúc mã làm vợ, cũng sinh con gái. Tôi biết được, cũng kinh ngạc y như vậy! … 🌟 Tôi thực lòng thực sự nói cho mọi người biết: Nếu như hôm nay tôi là một vị hoàng đế thời cổ đại, tôi đã tu chứng pháp vô lậu rồi, thì hậu cung ba nghìn giai nhân mỹ nữ, tôi cũng chẳng ngán. Tôi chẳng sợ. Đêm đêm mỹ nữ thị tẩm. (Nam nữ đều sung sướng.) Nhưng thân này không hư nhược. Cũng chẳng chết yểu! 🌟 Tôi (Lư Sư Tôn) nhận thấy thế này: Pháp vô lậu là trọng điểm của Nội pháp Mật giáo (Nhị quán), cũng là một pháp môn quan trọng. Nếu không có pháp vô lậu thì làm sao có thể tiến sâu vào Vô thượng mật được (Tam quán)? Pháp vô lậu chỉ xuất khí, không xuất tinh. Khí có đủ. Mạch sẽ thông. Chuyết hỏa lên. Minh điểm giữ. (giữ tinh) Do vậy, tôi nói thế này, phải thành tựu được pháp vô lậu thì mới có tư cách để thực hành pháp song thân. Hai điều kiện lớn nhất để tu pháp song thân là: [phải đã thành tựu] 1. Vô lậu. 2. Tính Không. Do vậy, hành giả yoga chân chính (yogi), về lý nên thành tựu pháp vô lậu.

19. Pháp vô lậu chân thực (2)

Có người hỏi tôi: "Tu khí trước hay là tu vô lậu trước?" Tôi đáp: "Tu cả hai cùng lúc, bởi vì pháp vô lậu cũng phải dùng đến khí." 🌟 Khẩu quyết của pháp vô lậu như sau: 1. Hít mạnh để kéo luồng khí từ "trung chỉ". [Trung chỉ nghĩa là “ngón tay giữa”, ở đây chính là ám chỉ dương vật.] Khi sinh ra sơ lạc (mẫn cảm) thì phải nhận ra ngay lập tức, mau chóng hít mạnh tiếp tục dồn kéo luồng khí từ trung chỉ [đi lên]. Nhờ vào sự chú ý vào lực di chuyển từ trung chỉ mà cảm giác sơ lạc mẫn cảm tiêu biến, đây là cách giữ tinh thứ nhất. 2. Vỗ mạnh lên thân. Khi sản sinh ra sơ lạc (mẫn cảm) thì phải nhận ra ngay lập tức, mau chóng dùng bàn tay vỗ mạnh lên thân tới mức thấy đau. Nhờ việc chú ý đến lực di chuyển đến chỗ đau mà cảm giác sơ lạc mẫn cảm tiêu biến. Đây cũng là một pháp giữ tinh. 3. Nắm chặt thủ ấn. Khi sản sinh ra sơ lạc (mẫn cảm), phải nhận ra lập tức, mau chóng thu ngón tay cái trái và phải vào bên trong lòng bàn tay, hai tay nắm chặt như nắm đấm, bóp chặt ngón tay cái cho đến khi cảm thấy đau. Đây là dùng lực nắm chặt tay lại, tập trung tinh thần vào ngón tay cái, cảm giác sơ lạc mẫn cảm sẽ tiêu biến, đây cũng là một pháp để giữ tinh. (Ba điều nói trên là pháp chuyển dời.) 4. Nhật nguyệt nhìn trời. Khi sản sinh ra sơ lạc (mẫn cảm), phải nhận ra lập tức. Nhật nguyệt ở đây tức là mắt trái mắt phải, nhìn lên trời cao (trần nhà), một là để chuyển dịch, hai là đẩy khí lên, cảm giác sơ lạc mẫn cảm sẽ tiêu biến. 5. Đầu lưỡi chạm vào hàm trên (thế thứ hai trong sáu thế yoga). Lưỡi chạm vào hàm trên là bí quyết thiền định (tục gọi là bắc cầu trời), có hiện tượng khí thượng xung. [Khí phóng thẳng lên trên.] 6. Thượng hành khí xuất ra hết. (thế thứ ba trong sáu thế yoga) Khí trên thân thể con người có năm loại: Thượng hành khí — nâng đỡ nửa thân trên. Hạ hành khí — nâng đỡ nửa thân dưới. Biến hành khí — nâng đỡ xung quanh. Hỏa bạn khí — chuyết hỏa đi theo trung mạch. Mệnh khí — bất động tại tâm tế. Khi thở thượng hành khí ra từ mũi, hạ hành khí liền đi lên, đồng thời cũng nâng giữ minh điểm (tinh). 7. Áp hầu kết. (thế thứ tư trong sáu thế yoga) Tôi thường dùng quy tắc của ống hút để so sánh. Khi chúng ta hút nước lên từ ống hút, rồi lập tức dùng ngón tay ấn giữ vào phần miệng ống phía trên thì nước sẽ không chảy ra. Đây cũng chính là khi thượng hành khí được hít lên xong thì ấn giữ hầu kết, giống như dùng ngón tay ấn giữ vào miệng ống phía trên của ống hút thì minh điểm cũng sẽ không chảy thoát ra ngoài. 8. Bụng dán vào lưng (thế thứ năm trong sáu thế yoga) Đây cũng chính là bài tập thu nhỏ bụng lại mà ta tập trong quân đội để tạo thành một vòm cung ở phần bụng để nâng giữ minh điểm (tinh). [Hóp bụng lại hết cỡ để cho mặt da bụng phía trước càng gần với mặt da lưng phía sau càng tốt.] 9. Nâng hậu môn (thế thứ sáu trong sáu thế yoga) Nâng hậu môn cũng là một cách nâng. Đưa hạ hành khí đi lên. Ngăn chặn minh điểm xuất ra ngoài. Khóa chặt minh điểm lại. 🌟 Tôi (Lư Sư Tôn) nói để mọi người được biết: Những pháp này cần luyện tập thường xuyên. Cần phải luôn luôn thông hiểu toàn bộ các vấn đề liên quan có thể tu được thuận lợi suôn sẻ. Điểm quan trọng nằm ở chữ "nâng" chứ không phải là "nhịn". Người biết "nâng” thì là bậc du già [yogi], còn người "nhịn" là phàm phu. Ở đây đã bao gồm phương pháp tập về khí trong đó rồi. Luyện tập lâu dài thì sẽ thành thục và trở nên khéo léo. Chỉ cần nghĩ đến một cái là toàn bộ tự nhiên đã xong rồi. (Đây là khẩu quyết quan trọng nhất.)

20. Pháp vô lậu chân thực (3)

Có đệ tử hỏi tôi: "Pháp vô lậu có phải là Phật pháp không?" Tôi đáp: "Cái gì không phải là Phật pháp?" (Tôi hỏi ngược lại.) Tôi lại nói: "Dâm, nộ, si đều là Phật pháp." (tham, sân, si) Đệ tử hỏi: "Dâm là tu cái gì?" Tôi đáp: "Tu Phật." Đệ tử hỏi: "Nộ là tu cái gì?" Tôi đáp: "Tu Kim Cang." Đệ tử hỏi: "Si là tu cái gì?" Tôi đáp: "Tu Bồ Tát."

Đệ tử hỏi: "Pháp vô lậu đã từng được Sư Tôn nhắc đến trong sách rồi đúng không?" Tôi đáp: "Trong cuốn “Mật giáo áo nghĩa thư” [văn tập số 122] và cuốn “Tính Không trong đại lạc” [văn tập số 201] (Giảng về ý nghĩa của Hỷ Kim Cang), tôi có đề cập đến."

Đệ tử hỏi: "Mục đích của pháp vô lậu là gì?" Tôi đáp: "Khống chế dâm niệm, chuyển hóa tính Không." Đệ tử hỏi: "Pháp vô lậu là tiền hành của pháp song thân phải không?" Tôi đáp: "Đúng vậy." Đệ tử hỏi: "Ngày nay, pháp song thân của Mật giáo bị phê bình một cách thậm tệ bầm dập, Lư Sư Tôn nhận thấy sao?" Tôi đáp: "Đó là do thế nhân không hiểu được nguyên nhân thắng nghĩa. Kì thực nguyên nhân rất đơn thuần. Pháp song thân chẳng qua là chuyển hóa việc giao hợp giữa nam nữ thế tục thành việc tu hành của thánh thần." Đệ tử hỏi: "Có thể như vậy sao?" Tôi đáp: "Hoàn toàn có thể. Pháp song thân có quán tưởng, có thủ ấn, có trì chú, có pháp tu khí, có pháp tu chuyết hỏa, có pháp tu mạch luân, có pháp tu minh điểm, có pháp tu tịnh quang, có pháp nhập Tam ma địa..." Đệ tử hỏi: "Thật khó tưởng tượng phải không?" Tôi đáp: "Thế nhân không biết rằng, nếu có thể tu chứng pháp song thân thì sẽ thành tựu đại lạc, quang minh, tính Không, thậm chí tức thân thành Phật." Đệ tử hỏi: "Khẩu quyết là gì?" Tôi đáp: "Từ thô tục, an trụ, chính định, tất cả đều không, vô niệm. Hai người cùng đạt tới trạng thái đại lạc, hóa quang, tiêu trừ mọi pháp, chứng ngộ tính Không." Đệ tử hỏi: "Có tà sư mượn pháp song thân để lừa các cô gái không?" Tôi đáp: "Việc này rất khó tránh khỏi. Nhưng để nhận ra có phải là lừa bịp hay không thì cũng rất dễ." Đệ tử hỏi: "Làm sao để nhận ra?" Tôi đáp: "Xem người đó đã có Tam quán chưa, có quán đảnh Vô thượng mật chưa? (Phải do căn bản Thượng sư quán đảnh mới được.) Có vô lậu chưa? Có chính niệm chưa?"

21. Vua của đại lạc

Một hôm, tôi an trụ trong tâm, nhập Tam ma địa. Kim Cang Tát Đỏa nói với tôi: "Ngài là vua của đại lạc!" Tôi hỏi: "Vì sao vậy?" Kim Cang Tát Đỏa đáp: "Ngài đem đại lạc tự tính của mình cúng dường thập phương tam thế chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Hộ pháp, Không hành, chư Thiên, do vậy là vua của đại lạc."

Tôi hỏi: "Theo như tôi biết thì cúng dường chẳng phải là cần nhiễu tháp xá lợi ba vòng, hoặc làm tất cả mọi pháp cúng dường sao?" Kim Cang Tát Đỏa đáp: "Tháp xá lợi tượng trưng cho sự hiện diện của Phật, đương nhiên cần cúng dường. Làm tất cả mọi pháp cúng dường như đi nhiễu núi, nhiễu hồ, nhiễu chùa, đương nhiên cần cúng dường. Nhưng vẫn chưa phải là vô tướng." Tôi hỏi: "Vậy như tôi thì cần cúng dường như thế nào?" Kim Cang Tát Đỏa nói: "Như ngài thì cần cúng dường người trì giữ giới, người chính định, người có Phật huệ, người giải thoát, người giải thoát tri kiến." Tôi nói: "Đích thực là như vậy."

Kim Cang Tát Đỏa hỏi tôi: "Lư Sư Tôn, tôi lại hỏi ngài, cái gọi là tướng của giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến là gì?" Tôi đáp: "Vô tướng." Kim Cang Tát Đỏa hỏi: "Do là vô tướng, vậy ngài làm sao cúng dường?" Tôi đáp: "Lấy vô tướng để cúng dường vô tướng." (cúng dường bằng tâm) Kim Cang Tát Đỏa hỏi: "Đại lạc của ngài có tướng không?" Tôi đáp: "Vô tướng." (Chẳng thể nào lấy ra một thứ gọi là đại lạc được.) Kim Cang Tát Đỏa hỏi: "Chính vì là vô tướng, mới là cúng dường vô thượng, ngài hiểu chứ?" Tôi dường như phần nào ngộ ra.

Kim Cang Tát Đỏa nói với tôi: "Thế Tôn nói, tất cả chúng sinh hữu tình đều là nơi cúng dường. Cần cúng dường tự tính. Tự tính chính là Phật. Tương đương với cúng dường tất cả chư Phật. Hãy nhớ kĩ: Học tập tất cả những gì có thể học được từ tất cả các đấng Như Lai chính là cúng dường vô thượng. Là pháp cúng dường đệ nhất. Tu đến khi tự tính thành Phật chính là cúng dường. Do vậy: Không nên bám chấp. Không nên chấp ngã. Không nên chấp pháp. Không nên chấp tướng."

Tôi nói: "Những điều này, những người mới học có lẽ không thể hiểu được." Kim Cang Tát Đỏa nói: "Chính xác, người mới học sẽ không hiểu được thế nào là: Bất sinh. Bất hành. Bất nhị." Tôi hỏi: "Vậy làm sao để giáo hóa chúng sinh?" Kim Cang Tát Đỏa nói: "Bởi thế tôi mới xưng hô ngài là vua của đại lạc, ngài dùng đại lạc để cúng dường tự tính và cúng dường tất cả Như Lai. Đó là cúng dường vô lậu chân thực."

22. Cửu tiết Phật phong (giảng chi tiết)

Cửu tiết Phật phong cũng có thể gọi là "Cửu tiếp Phật phong". Nghi quỹ như sau: 1. Tiền hành làm đủ 7 mục. 2. Quán tưởng toàn bộ thân mình trong suốt, tất cả đều trắng sạch như lưu ly. Trong thân có ba mạch thẳng đứng song song, ba đường mạch bắt đầu từ tề luân, là luân xa ở vị trí dưới rốn bốn lóng tay. Trung mạch giống như một cái ống thẳng, đầu phía trên não là miệng hình loa, trên to dưới nhỏ. Mạch trái mạch phải song song với trung mạch. Mạch trái nối với lỗ mũi bên trái, mạch phải nối với lỗ mũi bên phải. (Kết thúc việc quán tưởng ba mạch ở đây.) 3. Dùng ngón áp út tay trái ấn vào lỗ mũi trái, hít khí vào từ lỗ mũi phải. 4. Lúc hít khí vào, quán tưởng ánh sáng của chư Phật Bồ Tát ở khắp nơi trong hư không, nên giống như ta đang hít ánh sáng vào trong người. 5. Khi đã hít đủ khí vào từ lỗ mũi phải, lại dùng ngón áp út tay phải ấn vào lỗ mũi phải. 6. Quán tưởng ánh sáng đi theo mạch phải xuống dưới, đến vị trí dưới rốn bốn lóng tay thì chuyển sang mạch trái đi lên cho đến tận lỗ mũi trái. 7. Từ lỗ mũi trái thở khí ra. Lúc này quán tưởng tất cả mọi nghiệp chướng, bệnh tật, ma chướng, vô minh trong người hành giả đều hóa thành khí đen thoát ra từ lỗ mũi trái. (Như vậy là ba tiết.) Làm 3 lần. 8. Tiếp theo, dùng ngón áp út tay phải ấn vào lỗ mũi phải. Hít ánh sáng màu trắng vào từ lỗ mũi trái, rồi lại chuyển qua mạch phải, từ lỗ mũi phải lại thở khí đen ra ngoài. Cách làm giống như ba tiết trước, chỉ khác là đổi lại lỗ mũi trái phải khác nhau mà thôi. (Cũng làm như vậy ba tiết, ba lần.) 9. Cuối cùng: Hai lỗ mũi cùng hít khí ánh sáng đi vào theo hai mạch trái phải, đến dưới rốn thì hợp lại thành một luồng khí đi vào trung mạch, đi lên đến đỉnh đầu, nhưng đỉnh đầu thì không có lỗ thoát khí nên khí lại quay trở lại trung mạch mà đi xuống, đến vị trí dưới rốn thì khí chia ra theo hai đường mạch trái phải mà thoát ra theo hai lỗ mũi thành khí đen. (Làm ba tiết, ba lần.) Như vậy tổng cộng là chín tiết. Đây chính là Cửu tiết Phật phong, hoặc Cửu tiếp Phật phong. 10. Trì chú: Ôm ben-za sat-tô a hùm pây. (108 biến hoặc nhiều hơn.) 11. Nhập Tam ma địa. 12. Xuất định. 13. Hồi hướng: Nguyện công đức này mau thành tựu Thanh tịnh nghiệp chướng của con đây Tam nghiệp chuyển hóa thành tam mật Lục đạo hữu tình giải thoát ngay. 14. Đại lễ bái. 15. Rời khỏi đàn thành. 🌟 Tôi (Lư Sư Tôn) nói như sau: Pháp Cửu tiết Phật phong này là một pháp rất lành, chẳng gây tai họa gì. Quán tưởng ánh sáng như hư không. Vì Như Lai ở khắp nơi nên vừa hít vào, tự thân hành giả đã thành tựu "lục đại vô ngại", "không-hữu dung hòa", "Phật-Ta hợp nhất". Tẩy sạch tội chướng. Tinh thần thống nhất. Khi tu pháp này cần phối hợp ngón tay với việc hít thở, do đó rất dễ để đạt tới sự tập trung, là phương pháp tốt nhất để luyện tập sự tập trung chuyên nhất. Hít vào khí trắng, thở ra khí đen. Một thời gian sau, thân thể nhẹ nhàng, khí lực, tinh thần sảng khoái. Nếu luyện tập lâu, có thể chỉ cần dùng mũi để điều khiển việc hít thở từ lỗ mũi trái, lỗ mũi phải, không cần phải dùng tay nữa, thì lại càng tiện.

23. Văn Thù Bồ Tát và Xá Lợi Phất

Theo như ghi chép trong "Phật Thuyết Văn Thù Sư Lợi Hiện Bảo Tạng Kinh": Xá Lợi Phất và Văn Thù Bồ Tát cùng du hành tới cõi Phật ở phương Nam. Hai người bay qua vài trăm nghìn koti [một con số trong hệ thống số học của Ấn Độ cổ đại, là con số lớn nhất] từ cõi tịnh thổ của họ đến Phật thổ trang nghiêm của Đức Phật Thế Giới Bảo Trụ Như Lai.

Văn Thù Bồ Tát hỏi: "Xá Lợi Phất tôn giả, ngài thấy những sát thổ mà chúng ta bay qua thế nào?" Xá Lợi Phất đáp: "Có nơi đầy lửa, có nơi đầy nước, có nơi là không huyễn, có nơi thì phì nhiêu, có nơi thì nghèo khó, có nơi vừa mới hình thành, có nơi thì đã thành tro tàn, có nơi có ác thú, có nơi có thiện quang…" Văn Thù Bồ Tát hỏi: "Xá Lợi Phất tôn giả, ngài có suy nghĩ gì?" Xá Lợi Phất đáp: "Nơi đầy lửa thì là đầy lửa, nơi đầy nước thì là đầy nước... Lẽ nào còn có cách nghĩ khác sao?" Văn Thù Bồ Tát nói: "Những sát thổ này đều là các cõi hư không cả." Lửa. Nước. Giàu. Nghèo. Thành. Hoại. Ác. Hỷ. Đều không phải là thật. Những cái này đều là ngoại duyên tạm thời, do nhân duyên mà sinh ra. Xá Lợi Phất! Tự nhiên có thể chứng minh!

Mỗi một hành giả chỉ là tạm thời bị vô minh phiền não làm ô nhiễm tâm. Còn tự tính (Phật tính) như hư không, vĩnh viễn tồn tại, không bị ô nhiễm. Xá Lợi Phất! Dù sát thổ biến hóa như thế, nhưng hư không thì chẳng hề bị ảnh hưởng mà thay đổi theo. Hơn nữa: Phật tính cũng thế. Không bị ô nhiễm. Cho nên: Tôi (Văn Thù Bồ Tát) không bị ô nhiễm. Tôi có thể an trụ trong tự tính thanh tịnh hoàn toàn. Xá Lợi Phất nghe xong, ngộ ra được rất nhiều. 🌟 Lư Sư Tôn nói: Những gì Văn Thù Bồ Tát nói chính là khẩu quyết không gì sánh bằng. Ô nhiễm chỉ là biểu hiện bên ngoài. Phật tính vĩnh viễn không bị ô nhiễm. Tôi từng lấy việc xem phim để so sánh. Tôi đi xem phim, trong phim có rất nhiều tình tiết, ân oán tình thù, biến hóa rắc rối lôi thôi. Tham sân si (tài, sắc, danh, ăn, ngủ). Phim kết thúc! Tôi vẫn là tôi. Ân oán tình thù chẳng có liên quan gì đến tôi. Tham sân si cũng chẳng có liên quan. Tôi dùng sự không liên quan để chứng minh tất cả. Ngày nay, chúng ta học Phật, học Mật pháp, tu Cửu tiết Phật phong có bốn mục đích: 1. Chuyên nhất. 2. Dung hòa. 3. Thanh tịnh. 4. Tự tính. (tính Không, Phật tính) Tôi đã nói khẩu quyết này, chân chỉ này rồi, mọi người nên ngộ ra.

24. Kim cang tụng

Lư Sư Tôn nói: Kim cang tụng nếu phân ra một cách kĩ càng thì có: Thượng tỵ khí kim cang tụng. Hạ môn khí kim cang tụng. Thượng hạ khí hòa hợp kim cang tụng. Thượng hạ khí bộ xu kim cang tụng. Biến hành khí kim cang tụng. Hành khí kim cang tụng. Khẩu quyết là: 1. Nhập. 2. Trụ. 3. Xuất.

Công đức của thực hành Kim cang tụng là: 1. Thông mạch. 2. Mở ra các nút mạch bị thắt trong mạch. 3. Mở ra nút mạch bị thắt ở tâm luân. 4. Khi tuổi thọ đã gần hết, có thể tiếp tục kéo dài tuổi thọ. 5. Thân nhẹ như chim yến. (Ngày xưa, Milarepa tôn giả tu pháp Kim cang tụng, khi đi lại trong núi, người bình thường cần đi cả quãng đường dài suốt 21 ngày, còn Milarepa tôn giả thì chỉ cần 3 ngày.) Chú tự: Om.

image

Ah.

image

Hum.

image

Tu pháp (ví dụ để thị phạm): Người tu theo thượng tỵ khí kim cang tụng thì trước tiên quán tưởng mình thành Kim Cang Tát Đỏa song thân, ba mạch năm luân xa đầy đủ. Tâm ở giữa mạch luân (hoa sen tám cánh). Có minh điểm trắng đỏ (giống như hạt đậu), trên dưới cùng úp lại, ở giữa có một nguyệt luân nhỏ. Ở giữa nguyệt luân có chữ "Hum" màu xanh lam (trong suốt). Khi khí đi vào thì chữ "Om" đi vào theo. Khi khí trụ ở trong thì chữ "Ah" ở tại đó. Khi khí đi ra thì chữ "Hum" đi ra.

Khẩu quyết cần chú ý: Khi khí đi vào, từ nơi cao nhất ở luân xa đỉnh đầu, rồi đi xuống luân xa họng, luân xa tim, luân xa dưới rốn, luân xa sinh thực. Sau đó lại quay trở lại luân xa tim và dừng ở đó. Khi khí trụ lại ở luân xa tim thì giữ thời gian càng lâu càng tốt. Khí đi vào dài. Khí đi ra ngắn. Khí đi vào mỏng, chậm, dài. Khí đi ra mỏng, chậm, ngắn. Khi khí trụ lại bên trong, quán tưởng chú tự phóng ra khí màu trắng, bên ngoài có đủ ánh sáng ngũ sắc, đặc như khói thuốc. (Ngày xưa, Đại Bảo Pháp Vương Karmapa thứ 16 nói, hãy xem việc duy trì "ánh sáng trong tâm" làm điều cốt yếu. Đây chính là ánh sáng trong tâm.) 🌟 Bởi vì pháp Kim cang tụng dựa vào phương tiện là giữ khí. Khí vào trung mạch. Khí có thể thắp lên chuyết hỏa. Dẫn đến toàn bộ thân thể sinh ra đại lạc. Rồi do đại lạc này mà sinh ra ánh sáng. Quán chân Không. Từ đó tu đạt đến Không - Lạc hòa hợp. Đây là những tâm yếu khẩu quyết từ chính bản thân tôi tu tập pháp Kim cang tụng mà có được. Tối quan trọng! Tối quan trọng!

25. Bảo bình khí

Liên Hoa Sinh Đại Sĩ nói: "Tất cả công đức đến từ pháp tu Bảo bình khí." Lư Sư Tôn nói: "Tất cả công đức như Liên Sư đã nói đến từ việc trụ khí trong pháp tu Bảo bình khí."

🌟

Bảo bình khí là gì? Thượng hành khí ép xuống. Hạ hành khí đi lên. Giống như cái bình được đậy kín, khí được cất giữ ở bên trong, giống như một chiếc bình quý. Do vậy mới gọi là Bảo bình khí.

🌟

Công đức của pháp tu Bảo bình khí ra sao? 1. Khí vào trung mạch. 2. Trung mạch thông suốt. 3. Khi khí trụ, hơi thở dừng lại, vọng niệm không khởi lên. 4. Chuyết hỏa sinh ra. 5. Đại lạc sinh ra. 6. Ánh sáng sinh ra. 7. Tính Không xuất hiện.

🌟 Khẩu quyết tu pháp Bảo bình khí: 1. Hít. 2. Đầy. 3. Tiêu. 4. Xạ.

🌟

Những điều cần chú ý khi tu pháp Bảo bình khí: Phụ nữ thông thường tu Bảo bình khí ở khu vực xung quanh tim. Đàn ông thông thường tu Bảo bình khí ở khu vực dưới rốn. Bởi vì nếu phụ nữ tu Bảo bình khí ở khu vực dưới rốn thì do việc giữ khí lại ở đây sẽ dẫn đến kinh nguyệt bị bất thường hoặc băng huyết. Khi tu Bảo bình khí, tôi chủ trương dùng khí nhẹ nhàng, nói cách khác là khi hít vào, giữ đầy ắp, để khí tan dần, và xạ khí ra đều làm một cách nhẹ nhàng. Đừng tu khí mạnh và đột ngột (nhịp điệu hít thở), nếu không lợi ít hại nhiều. (Ngày xưa, có Thượng sư Liên Huyên dạy người ta tu nhịp điệu hít thở mạnh và đột ngột, kết quả là chính mình đã chết yểu.)

🌟 Khẩu quyết hít thở: Trong hư không, ánh sáng như cầu vồng, theo cách mảnh, chậm, dài mà hít toàn bộ khí vào, khí đi xuống đến vị trí dưới rốn bốn lóng tay. Sau đó do nâng hậu môn, tiếp nhận hạ hành khí đi lên, gặp nhau ở vị trí dưới rốn bốn lóng tay. Thượng khí ép xuống. Hạ khí nâng lên. Cùng úp lại tạo thành bảo bình.

🌟

Khẩu quyết làm đầy khí: Khí được giữ bên trong bảo bình. Nuốt một miếng nước bọt để giống như nén xuống. Giữ khí khoảng 36 lần búng ngón tay, rồi từ từ tăng dần lên cho tới 72 lần búng ngón tay, rồi lại tăng lên cho đến khi được 108 lần búng ngón tay. (Khoảng thời gian này nên căn cứ theo khả năng của bản thân, đừng miễn cưỡng, khi đã tốt rồi thì tự mình đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp.) Khi khí trụ, khí của mạch trái mạch phải sẽ nhanh chóng đi thẳng vào trung mạch. Thuận theo tự nhiên, quán tưởng với mục đích là khí nhập vào trung mạch.

🌟

Khẩu quyết tiêu khí: Khí đi vào trung mạch, đến khu vực tim sẽ tan dần, đây là khí trí huệ. Khí vào trung mạch, đến năm luân xa, đến các mạch, lỗ chân lông của toàn thân.

🌟

Khẩu quyết xạ khí ra: Khi không thể giữ khí thêm được nữa, quán tưởng khí màu xanh lam phóng thẳng lên đỉnh (mở đỉnh đầu ra). Phần khí còn lại theo mũi thở ra. Chú ý: Khí xung lên đỉnh đầu chỉ có thể ở tại vị trí cao nhất để xạ khí ra, vị trí khác không được, nếu không sẽ sinh bệnh, chết yểu.

26. Cảm nhận khi tu Bảo bình khí

Ở đây tôi sẽ nói rõ cảm nhận chân thực có được khi tu pháp Bảo bình khí. Việc này là sau khi tôi đã tương ứng với pháp Bổn tôn. (Cảm nhận này là do chính Lư Sư Tôn tự mình thể nghiệm.)

🌟 Cảm nhận khi hít vào: Tôi phát hiện ra trong hư không có vô số đại Bồ Tát và đại Kim Cang Thần, còn có rất nhiều Hộ Pháp nữa. Ngoài ra có Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương, Dạ Xoa Vương, Can Đạt Bà Vương, v.v… Và tất nhiên là các vị sẽ theo luồng khí hít vào này, từng vị nối nhau như chuỗi hạt ngọc đi vào trong thân tôi. Hơn nữa xung quanh còn có: Các vị thiên thần thuộc về thân. Các vị thiên thần thuộc về chân. Các vị thiên thần thuộc về đất. Bao gồm cả Thành Hoàng, Cảnh Chủ, Sơn Thần, Thủy Thần, Hồ Thần, Thụ Thận, Thổ Địa, v.v… đều xếp vòng tròn xung quanh.

Cảm nhận khi đầy khí: Tôi thấy mình dường như ở trong một cung điện thất bảo, tôi ngồi xếp chân trên bảo tọa. Tất cả mọi thứ trang nghiêm đều ở trên người tôi. Tướng tốt trang nghiêm. Thân sức trang nghiêm. Y sức trang nghiêm. Lúc này, mọi thứ đều thanh tịnh. Người, trời đều bất khả tư nghì. Trên đỉnh đầu tôi xuất hiện hào quang, tỏa tia sáng thuần tịnh. Sau lưng có ánh sáng. Xung quanh có ánh sáng viên mãn. Trên vầng hào quang của tôi có đại bảo tản cái. [cái ô, lọng báu lớn] Dưới chân tôi có hoa sen bảy màu. Trên trời có mưa hoa. Trên trời có diệu âm. Trên trời thả xuống những đám mây cúng dường. Trên trời có cầu vồng. Trên trời có pháp muội. Tôi thành tựu vô lượng công đức.

Cảm nhận khi tiêu khí: Đây là một cảm giác đặc thù của nội tại. Tâm ý thanh tịnh. Trong sáng. Thoát khỏi tất cả hoạn nạn. Tất cả chướng ngại đều hoàn toàn không còn tồn tại nữa. Thành tựu tất cả thiện căn Bồ Tát. Tín tâm đại tăng trưởng. Bi tâm đại tăng trưởng. Nhập vào thậm thâm ba la mật đa. Tất cả mọi lỗ chân lông trên người tôi phóng ra hàng loạt tia sáng, trong tia sáng đều có một vị Hóa Phật.

Cảm nhận khi xạ khí: Tôi đã có đủ trang nghiêm, diệu âm, diệu tướng, thần biến. Thuyết pháp không ngừng. Phát tâm không mệt mỏi. Nội dung thuyết pháp là: Thiện căn. Chính pháp. Tu hành Bồ Tát ba la mật đa. Thanh tịnh. Hàng phục tứ ma. Bình đẳng. Bất nhị. Vô tâm.

Đối với những cảm nhận này của tôi, Kim Cang Tát Đỏa nói: "Nói thẳng ra là trước nay chưa từng có!"

27. Khẩu quyết tu chuyết hỏa

Vị trí dưới rốn bốn lóng tay (cung sinh pháp) nhờ vào việc tu Bảo bình khí mà sinh ra chuyết hỏa. Tôi thuật lại khẩu quyết như sau:

1. Tư thế ngồi — lục táo ấn. [Ấn sáu tam giác. Hai chân bắt chéo, hai tay bắt chéo ôm lấy hai đầu gối.]

image

2. Hít - đầy - tiêu - xạ là khẩu quyết của Bảo bình khí, kì thực cũng là khẩu quyết chuyết hỏa.

3. Bảo bình khí tu đến khi khí tương đối lớn thì chính là pháp chuyết hỏa.

4. Trên nguyên lý, vị trí dưới rốn bốn lóng tay vốn có một mầm lửa.

5. Dùng phương pháp giống lò phun lửa luyện kim loại để sinh ra ánh sáng rực rỡ và ấm nóng. Màu đỏ. Sáng chói. Nóng chảy.

6. Phương pháp này như sau: Chà: chà sát vị trí dưới rốn bốn lóng tay. Vặn: vặn người, làm cung sinh pháp hoạt động. [cảm giác xoay] Bức: dùng tay ấn vào cung sinh pháp. Thúc - dùng đai thiền để buộc phần eo.

7. Dùng hết tất cả mọi pháp lực để khiến cho chuyết hỏa đi lên.

8. Ban đầu chuyết hỏa mỏng và nhọn (như một chiếc kim đồng đỏ).

9. Chuyết hỏa đi lên xong thì giống như cây tùng.

10. Thứ tự chuyết hỏa đốt: Đầu tiên, chuyết hỏa đốt vùng xung quanh rốn (10 hơi thở). Thứ hai, đốt vùng luân xa sinh thực (10 hơi thở). Thứ ba, đốt tâm luân (10 hơi thở). Thứ tư, đốt hầu luân (10 hơi thở). Thứ năm, đốt mi tâm luân (10 hơi thở). Thứ sáu, đốt toàn thân. Thứ bảy, hai chân và mỗi bàn chân. Thứ tám, lửa đến khắp toàn thân đốt mọi lỗ chân lông.

11. Chuyết hỏa đi tới đâu, tất cả chướng ngại bất tịnh đều bị đốt sạch sẽ, khôi phục lại tự tính thanh tịnh.

12. Chuyết hỏa như điện quang phủ khắp toàn thân, cảm giác trên từng lỗ chân lông toàn cơ thể đều có lửa điện tỏa ra ngoài.

13. Chuyết hỏa phóng ra ngoài đến tận: Đỉnh thiên. Đại địa. Tất cả chúng sinh hữu tình. Tam ác đạo. Toàn bộ đều tràn đầy quang minh rực rỡ sáng chói.

14. Lư Sư Tôn tôi nói: Khí của hư không gặp khí của ta Toàn bộ hư không là mạch của ta Toàn bộ hư không là chuyết hỏa Toàn bộ hư không là minh điểm. (Tôi hỏi Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, khi Milarepa tôn giả tu thành tựu chuyết hỏa đã dựa vào sức mạnh nào để phi hành trong hư không? Liên Hoa Sinh Đại Sĩ nói với tôi, Milarepa tôn giả dùng chuyết hỏa để đốt cháy sạch sẽ tất cả chướng ngại bất tịnh, thân như hư không, rồi lại được Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp, quyến thuộc… lần lượt từng người từng người một đi vào trong thân của Milarepa, nhờ có sức mạnh của Thượng sư, sức mạnh của Bổn tôn, sức mạnh của Hộ pháp, sức mạnh của Không hành quyến thuộc mà có thể bay trên không.)

15. Trong Phật điển có ghi chép: Khi A La Hán đạt thành tựu, thân trên xuất hỏa, thân dưới xuất thủy, hoặc thân trên xuất thủy, thân dưới xuất hỏa, là vì sao? Tôi đáp: Hỏa tức là chuyết hỏa. Thủy tức là minh điểm. Mật giáo dùng khí, mạch, minh điểm làm phương tiện tu trì, nhờ phương tiện này mà chứng "chân không diệu hữu".

16. Phương tiện là nhân, Phật huệ là quả. Nhất tâm bất loạn tu chuyết hỏa Niềm tin vững chắc mà tinh tấn Khẩu quyết của thầy nhớ tu theo Đắc định quang minh đang ẩn giấu.

17. Tu chuyết hỏa có rất nhiều khẩu quyết, đệ tử mới tu học hoặc vẫn chưa biết, nên ở gần Sư Tôn, có được khẩu quyết của Sư Tôn mới có thể tu như pháp, có một số người vẫn cần có kim cang quyền phụ trợ.

28. Khẩu quyết tu pháp minh điểm

1. Minh điểm là gì? Có rất nhiều cách giải thích, nhìn chung thì là: Thể dịch. Nước. Hormone. Tinh hoa. Bồ đề tâm nguyệt dịch.

2. Chuyết hỏa đốt cháy đến mi tâm luân, nơi đây có bồ đề tâm nguyệt dịch, là chữ "Khan" màu trắng.

3. Minh điểm có bốn hình dạng: Trắng trong suốt như thủy tinh. Sáng như đèn. Điểm to cỡ quả bóng bàn. Minh điểm rơi xuống như thủy ngân.

4. Khi chuyết hỏa đốt cháy tới mi tâm luân, nói cách khác là đã đốt hết bồ đề tâm nguyệt dịch, thế là chữ "Khan" giống như thủy ngân rơi xuống thành giọt, minh điểm như dầu, lửa chuyết hỏa được thêm dầu.

image

5. Chuyết hỏa cộng thêm giọt minh điểm rơi xuống có thể mở thông các nút thắt trong các mạch và luân xa, có thể mở thông: Mi tâm luân (sơ hỷ). Hầu luân (thắng hỷ). Tâm luân (siêu hỷ). Tề luân (câu sinh hỷ).

6. Những cái "hỷ" này chính là cảm giác sướng, chúng ta gọi là đại lạc. Khí thông mạch cũng sẽ sản sinh ra đại lạc, chuyết hỏa thông mạch cũng sẽ sản sinh ra đại lạc, minh điểm hạ xuống lại càng sản sinh ra đại lạc, đây chính là tứ hỷ.

7. Đại lạc này là do sự ma sát. Khá giống với cảm giác sướng khi giao hợp, sướng tê tê.

8. Khi dùng khí và chuyết hỏa đẩy minh điểm hướng lên trên, đi qua tề luân, tâm luân, hầu luân, mi tâm luân, có thể gọi là tứ hỷ. Nhưng cũng có thể gọi là tứ Không. Không. Đại Không. Thắng Không. Tối thắng Không. (Bởi vì Không - Lạc không hai không khác.)

9. Lư Sư Tôn tôi nói thế này: Theo như tôi thấy, chỉ cần khai mở mi tâm luân, hầu luân, tâm luân, tề luân, sinh thực luân, chắc chắn sẽ phát sinh thần thông. Thần túc thông. Thiên nhãn thông. Thiên nhĩ thông. Tha tâm thông. Túc mệnh thông. (Lậu tận thông là thần thông tối cao.) Ngũ nhãn lục thông đầy đủ.

10. Chuyết hỏa, minh điểm, khí, ba thứ hợp làm một đi đến toàn bộ các mạch trên thân, thậm chí tới từng lỗ chân lông. Trong một sát-na, chỉ một sát-na, lập tức sản sinh ra ánh sáng quang minh chiếu rọi khắp nơi.

11. Trên đỉnh đầu có vòng hào quang. Toàn thân và sau lưng có hào quang. Duới chân có liên hoa quang.

12. Ở đây tôi bổ sung thêm về Lục táo ấn: Ngoại lục táo ấn — hai cổ tay bắt chéo, hai chân bắt chéo, hai tay bắt chéo ôm lấy phần cẳng chân. Nội lục táo ấn — sinh pháp cung cũng có sáu hình tam giác. Khí lục táo ấn (dễ dẫn lửa).

13. Tu pháp chuyết hỏa, minh điểm, khẩu quyết đều nằm ở sự phối hợp lẫn nhau giữa khí, quán tưởng, ý niệm, kim cang quyền thì mới có thể tu thành tựu được. (Kim cang quyền là để phụ trợ.)

29. Đại thần biến bất khả tư nghì

Theo như tôi thấy: Khi ba mạch bảy luân xa, các mạnh toàn thân đều thông suốt thì sẽ sản sinh ra "đại thần biến". Đại thần biến rất khó có thể tưởng tượng được. Ba mạch — mạch trái, mạch phải, trung mạch. Bảy luân xa — đỉnh luân, mi tâm luân, hầu luân, tâm luân, tề luân, sinh thực luân, hải để luân. Mạch toàn thân — 72 nghìn kinh mạch.

Đại thần biến như sau: Có thể tận mắt nhìn thấy được hằng hà sa số các vì sao trong vũ trụ, không chỉ thấy được thế giới Ta Bà này mà còn biết được một cách rõ ràng chi tiết cả thiên giới không thể tưởng tượng được. Có thể đến được các cõi tịnh độ như Ma Ha Song Liên Trì, Hoa Nghiêm, Tây Phương, Lưu Ly, Diệu Hỷ, Viên Thông, Thúy Vy, v.v… hằng hà sa số các cõi tịnh thổ đều có thể đến được, hơn nữa còn có thể đi lại tự do. Có thể nghe được Bổn tôn thuyết pháp, thậm chí là tất cả chư Phật của thập phương tam thế thuyết pháp. Có thể gặp quá khứ thất Phật, vị lai hiền kiếp thiên Phật, vô lượng chư Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật, Nhiên Đăng Phật, Di Lặc Phật. Có thể ngồi trên pháp tọa sư tử hiển hiện thân Phật. Có thể xem tất cả mọi thứ của thế giới vật chất này là vô vật chất, đi qua đi lại thế giới này cũng chẳng mảy may tổn hại gì tới mình, ta cũng sẽ chẳng làm tổn hại đến mọi thứ. Có thể đi vào trong núi. Có thể đi vào trong biển. Có thể đi vào trong hư không. Có thể trút toàn bộ nước của bốn biển lớn vào trong một lỗ chân lông trên thân mình. Có thể biến một ngọn núi lớn thành một hạt cải. Có thể biến một hạt cải thành một ngọn núi lớn. Có thể đưa tay ra một cái là nắm được toàn bộ lục đạo chúng sinh trong lòng bàn tay, hơn nữa vẫn chẳng làm tổn hại ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của chúng sinh. (Mà chúng sinh vẫn chẳng hay biết.) Có thể di chuyển: Mặt trời. Mặt trăng. Sao. Có thể dùng ánh sáng của chính mình để che ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, các vì sao. Có thể biến Ma Vương Ba Tuần thành Phật. Có thể biến Phật thành Ma Vương Ba Tuần. Có thể hiểu được thắng nghĩa đế. Có thể đem toàn bộ ba nghìn đại thiên thế giới vào trong một hạt gạo. Có thể đem một hạt gạo phóng vào không gian vũ trụ. Những huyễn biến này được gọi là: vạn pháp huyễn biến Tam ma địa. 🌟 Theo như tôi thấy, người tôi bất động, người tôi vẫn ở tại Nam Sơn Nhã Xá, nhưng tôi lại đã đến Ma Ha Song Liên Trì, tất cả mọi cảnh tượng, nhân vật, từng thứ một đều vô cùng chân thực. Thiên nhãn thông. Thiên nhĩ thông. Túc mệnh thông. Tha tâm thông. Thần túc thông. Những cái này đều chỉ là thần thông nhỏ thôi.

Từ nay tôi đã hiểu được thắng nghĩa đế: Tất cả mọi pháp đều là pháp giới tự tính. Không bẩn không sạch. Không trói không cởi. Không sinh không diệt. Không đến không đi. Không một không khác. Không được không mất. Vô sở đắc. Vô sở vị. Vô sở trụ. (Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng.)

30. Như huyễn Tam ma địa

Tôi dùng pháp Chú kính để tu như huyễn Tam ma địa. Hành giả ngồi trước một bức tường. Trên tường có treo một tấm gương lớn. Phía trên tấm gương treo pháp tướng của Bổn tôn. Lúc này: Bên ngoài tấm gương có bản thân hành giả. Bên trong tấm gương có hình tướng của hành giả. Bên trên tấm gương có Bổn tôn. Cách tu luyện là: Hành giả quán tưởng mình biến thành Bổn tôn, quán tưởng cực kì tỉ mỉ từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, lần lượt quán tưởng chính mình biến thành Bổn tôn. Lúc này: Phía trên tấm gương có Bổn tôn. Bên trong tấm gương có Bổn tôn. Bên ngoài tấm gương có Bổn tôn. Ba Bổn tôn hợp nhất mà tiến nhập vào Tam ma địa, tức là nhập sâu vào suy tư thiền định. Ba vị hợp lại làm một. Sau đó nghĩ: Ta chẳng phải có thật. Ta trong gương cũng chẳng có thật. Bổn tôn trên tấm gương cũng chẳng có thật.

Từ đó chứng minh được: Lục căn, lục thức, lục trần đều chẳng phải là thật, mà chỉ là nhân duyên huyễn hóa ra mà thôi. Từ đó chứng minh được mọi pháp tu đều là: Huyễn. Mộng. Tiếng vọng trong hang. Sương. Bọt bong bóng. Ánh lửa. Cầu vồng. Đều chẳng phải là có thật. (đều vô tự tính) Thân như huyễn. Lời như huyễn. Tâm như huyễn. Thế nên liền rời xa "tám pháp thế gian". [Còn được gọi là bát phong - tám ngọn gió thế gian tác động đến nhân tâm.] (Ngày xưa, Milarepa tôn giả nhập vào như huyễn Tam ma địa, rời xa tám pháp thế gian, đạt được thành tựu lậu tận. Ngài từng có đạo ca rời bỏ tám pháp thế gian.) Tám pháp thế gian này tức là: Có. (tiền bạc, sắc đẹp, tên tuổi) Không có. (cũng là tiền bạc, sắc đẹp, tên tuổi) Dự. (danh dự) Hủy. (phỉ báng) Xưng. (tán dương) Ky. (chỉ trích) Khổ. (đau khổ) Lạc. (vui vẻ) Chỉ cần là một hành giả dám rời bỏ tám pháp thế gian thì đã là một người có đạo tâm vững chắc rồi. Không chỉ đạo tâm vững chắc mà còn có thể từ bỏ hết sạch toàn bộ sự bám chấp vào cái tôi, bám chấp vào pháp. Khi lên tòa tu pháp hay xuống tòa đều cần quán tưởng như vậy. Rằng ta như hư huyễn. Ta như trăng trong nước. Như sắc, như ảnh. Như mơ, như mây, như cầu vồng. Như điện, như quang. Như người trong gương. v.v...

Nếu như thành tựu được pháp như huyễn Tam ma địa thì cũng giống như bậc Kim Cang, rời xa khỏi mọi thứ hoại diệt rồi. Tự tính thanh tịnh, không hai không khác, tịnh trừ vô minh và tất cả những mê lầm bám chấp, chứng được báo thân.

31. Khẩu quyết tu mộng quán

Tôi thích nhất bài "Mộng thơ" của Vương An Thạch: Biết đời như mộng vô sở cầu, Vô sở cầu lòng tĩnh lặng không. Vẫn tưởng trong mơ tùy mộng cảnh, Thành tựu công đức tựa hà sa.

Tôi cho rằng thế giới Ta Bà này là một giấc mộng trăm năm. Chúng ta có thể bắt đầu từ việc sinh tử mà nghĩ thử xem: Sinh ra. Đi học. Đi làm. Kết hôn. Sinh con. Già đi. Sinh bệnh. Chết. Thậm chí dù có luân hồi niết bàn thì tất cả các pháp cũng đều chẳng phải là ý nghĩa thật sự. Chúng ta tỉ mỉ quan sát tới mức độ cực kì nhỏ để mong tìm ra được mục đích của nó, nhưng đều chẳng thể tìm được. Tất cả, tất cả đều như mộng huyễn, không thể nắm giữ. (Tu mộng có thể chứng tính Không.) 🌟 Hành giả tu mộng trước tiên cần thanh tịnh nghiệp chướng của bản thân, nếu nghiệp chướng không được thanh tịnh thì sẽ phát sinh chướng ngại. Hành giả tu mộng cần sám hối những giới mình đã phạm hoặc nếu có phạm giới nguyện samaya, bởi vì nếu không sám hối tội lỗi sẽ phát sinh chướng ngại. Hành giả tu mộng cần phải có tín tâm lớn nhất và cung kính nhất đối với Căn bản Thượng sư và Mật pháp, bởi vì nếu không có tâm cung kính, sẽ không thể tu thành tựu. Hành giả tu mộng nhất định cần phải làm kết giới: Nơi nào bất tịnh, cần kết giới. Đồ đạc ô uế, cần kết giới. Quần áo đồ ăn không sạch, cần kết giới. Bạn bè bất lương, cần kết giới. Đánh mất tâm bồ đề, cần kết giới. Hoàn cảnh bất tịnh, cần kết giới. Người đến người đi, cần kết giới. Người tu mộng quán cần phải tu chuyết hỏa, dùng chuyết hỏa để đốt cháy phiền não và vọng niệm của bản thân. (Đây là khẩu quyết.)

Cách thức tu pháp của tôi như sau: Thời gian: Tu trước khi ngủ, hoặc nửa đêm tỉnh dậy tu. 1. Quán tưởng Căn bản Thượng sư trụ tại luân xa họng của mình. 2. Cầu nguyện Thượng sư gia trì để có thể tu trì trong mộng, có được thiện nghiệp trong mộng. 3. Tiếp theo, quán tưởng ở luân xa họng xuất hiện hoa sen bốn cánh, ở giữa hoa sen có chữ "Om" màu đỏ. 4. Hoặc quán tưởng trong hoa sen bốn cánh có chú tự: Ở giữa — Chữ “Om”. Màu trắng.

image

Cánh phía trước — Chữ “Ah”. Màu lam.

image

Cánh bên phải — Chữ “Nu”. Màu vàng.

image

Cánh phía sau — Chữ “Ta”. Màu đỏ.

image

Cánh bên trái --- Chữ “Ra”. Màu lục.

image

[Các chủng tự để quán tưởng ở đây có chữ “Nu” là khác biệt với chữ “Nu” trong chữ Tạng, mà trong Tạng mật vẫn dùng. Ở đây chúng ta không dùng chữ Tạng gốc mà sẽ dùng bản của Sư Tôn để quán tưởng. Vui lòng tham khảo ở dưới.] Chữ Tạng gốc: ཨོཾ་ཨ་ནུ་ཏ་ར་། (Om Ah Nu Ta Ra)

image

5. Tu Kim cang tụng phần nhập, trụ, xuất, chuyên niệm chữ "Om" cũng được. 6. Tu trì sự tập trung. 7. Khí đi vào trung mạch. 8. Khẩu quyết: Trước tiên cần phải hiểu về giấc mộng, ban ngày là mộng, ban đêm cũng là mộng. Tâm trong sáng thì mộng sáng, chuyển hóa ác mộng thành thiện mộng. Hoặc trong mộng có thể tu trì Phật pháp. Kết quả cuối cùng của việc này là có thể kiểm soát giấc mộng, trong mộng cũng có thể hành trì Phật pháp.

32. Cực tịnh quang độc diệu

Một ngày nọ. Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn một mình yên tịnh ở tại Nam Sơn Nhã Xá, ngồi trên pháp tọa. Kì thực là ngài đang thiền định Tam ma địa, nhập định vào trong vô tâm tam muội. Lúc này, thân tôi bất ngờ biến mất. Và thế là: Cực tịnh quang độc diệu, quang trùng đẩu ngưu. [Nghĩa nôm na là, duy nhất ánh sáng tịnh quang rực rỡ, lấn át cả sao Đẩu sao Ngưu.]

Ánh sáng trắng cực thanh tịnh này khiến cho vô lượng sát thổ của thập phương đều xuất hiện sáu cơn chấn động lớn. Hơn nữa, cực tịnh bạch quang còn phát ra ánh sáng mềm mại vi diệu thanh sạch phủ rộng khắp thập pháp giới. Điều này làm kinh động tới thiên nhân của cõi trời Sắc Cứu Cánh Thiên. Lúc này, Phật Đà đang ở tại Sắc Cứu Cánh Thiên thuyết pháp. Thiên tử của chư Thiên hỏi Phật Đà: "Những tia sáng rực rỡ mềm mại vi diệu này từ đâu mà tới?" Phật Đà trầm mặc không đáp. Chư thiên tử lại hỏi Phật ba lần. Phật Đà mới nói: "Cực tịnh quang này đến từ thế giới Ta Bà." Chư thiên tử hỏi: "Thế giới Ta Bà là ngũ trọc ác thế, bị phiền não của chúng sinh khắp nơi làm ô nhiễm nặng. Căn cơ u tối ngu muội, chẳng biết xấu, chẳng biết thẹn, cũng chẳng có tín tâm cung kính, nghiệp lực khó thoát. Cực tịnh quang này làm sao có thể đến từ thế giới Ta Bà được?" Phật Đà nói: "Tại thế giới Ta Bà, có một vị Bồ Tát, tên là Liên Hoa Đồng Tử. Ngài đang hoằng dương pháp của ta." Chư thiên tử hỏi: "Ngài ấy có lai lịch thế nào?" Phật Đà nói: "Liên Hoa Đồng Tử này từ sinh ra từ Tỳ Lô Giá Na Phật và Phật Nhãn Phật Mẫu. Vốn sống tại Tây phương tịnh thổ của A Di Đà Phật." Chư thiên tử hỏi: "Bao nhiêu Như Lai sinh ra vẫn chẳng sánh bằng cực tịnh quang này, vì sao duy nhất Liên Hoa Đồng Tử có?" Phật Đà nói: "Liên Hoa Đồng Tử mỗi 500 năm xuất hiện một lần. Khi ta còn ở thế giới Ta Bà thuyết pháp, Liên Hoa Đồng Tử chính là tôn giả Xá Lợi Phất." Chư thiên tử vô cùng kinh ngạc, thốt lên những tiếng trầm trồ. Phật Đà nói: "Tôn giả Xá Lợi Phất có thần lực uy mãnh, có sức mạnh đại trí huệ, có sức mạnh tinh tấn. Ngài là đệ tử số một của ta. Ta thọ ký Phật hiệu cho ngài là Hoa Quang Phật." Chư thiên tử vỗ tay. Phật Đà nói: "Ngài ấy ở thế giới Ta Bà thuyết pháp, Đại Phạm Thiên Vương, Đế Thích Thiên thường đến đó nghe ngài thuyết pháp, còn có rất nhiều Bồ Tát, Thanh Văn cũng đi nghe ngài ấy thuyết pháp." Phật Đà còn nói: "Ngài ấy tinh thông Tiểu thừa, Đại thừa, Mật thừa, tinh thông Phật lý, hơn nữa còn thành tựu vô số Tam ma địa, có thừa Phật pháp vô ngại, chứng đắc đà-la-ni, có công đức bất khả tư nghì. Vì muốn tất cả chúng sinh hữu tình đều đạt thành tựu nên ngài thuyết pháp không ngừng." Phật Đà còn nói: "Ngài ấy phóng ra cực tịnh quang là để chiếu soi tất cả chúng sinh hữu tình được kết duyên cùng Liên Hoa Đồng Tử, do vậy mà mới phóng cực tịnh quang." Chư thiên tử nói: "Chúng tôi cũng đi hộ trì, liệu có thể được không?" Phật Đà nói: "Đã có rất nhiều đại Bồ Tát, đại Thanh Văn đủ đức đủ duyên đến hỗ trợ ngài ấy. Còn có rất nhiều thiện tín với nhân duyên nhiều kiếp đi theo ngài ấy, lại có vô số người có thiện căn đến nghe pháp, sự xuất hiện của Liên Hoa Đồng Tử chẳng hề bình thường." Phật Đà nói: "Đi hộ trì thôi!" Thế là, tôi (Lư Sư Tôn) đã có được sự ủng hộ của thiên chúng!

33. Tịnh quang sinh ra như thế nào

Lư Sư Tôn nói: Tu hành pháp chuyết hỏa, chuyết hỏa là một loại ánh sáng, khi tập trung nhiệt lại thì tự nhiên sẽ thành một dạng ánh sáng. Tu hành pháp minh điểm, trong lúc mở năm luân xa, ví dụ, trong tâm luân có căn bản tịnh quang tự nhiên rực sáng. Tu hành pháp miên quang là quán tưởng ánh sáng minh điểm trong năm luân xa mà ngủ, ngủ trong ánh sáng. Ví dụ: Tâm luân — minh điểm màu lam. Hầu luân — minh điểm màu lam. Mi tâm luân — minh điểm màu đỏ. Mật luân — minh điểm màu đen. … Do ngủ trong ánh sáng nên sẽ không bị tỉnh dậy đột ngột lúc nửa đêm. Sẽ không mê loạn. Sẽ không đãng trí. Sẽ không mất ngủ. Sẽ không mệt mỏi. Sẽ không gặp ác mộng. (Khẩu quyết quan trọng nhất của pháp Miên quang là quán tưởng chú tự trong luân xa phóng ra ánh sáng tịnh quang, rồi ngủ trong ánh sáng tịnh quang đặc biệt đó.)

Trong pháp Miên quang: Hành giả có thể biến hóa chính mình thành Bổn tôn. Hành giả biến hóa chính mình ở trong cung điện của Bổn tôn. Hành giả có thể biến hóa chính mình thành vô số Bổn tôn, cũng có thể thu nạp lại thành một. Trong mộng hành giả có thể đến được bất kì cõi tịnh thổ nào. Hành giả trong mộng có thể hóa thành tất cả mọi chúng sinh hữu tình, trở thành quyến thuộc của chính mình. Hành giả trong mộng có thể tiến nhập Tam ma địa. Tất cả những điều này đều nằm trong quang minh. Nói cách khác là công cụ tại thế giới này hóa quang thì tất cả chúng sinh hữu tình đều hóa quang, Bổn tôn hóa quang, lần lượt hóa quang, trụ trong quang minh. 🌟 Lư Sư Tôn nói: Căn bản tịnh quang: Đều là quang minh chân thực, đây là ánh sáng của pháp nhĩ bản nhiên (cực kì quan trọng). Từ trong Miên quang pháp mà sinh ra. Từ trong tro tàn mà sinh ra.

Căn bản đạo quang: Đây chính là khi đã thông đạt mọi pháp, thì ánh sáng sinh ra là pháp nhĩ không phân biệt, còn gọi là ánh sáng tính Không. Ban ngày tu pháp cũng sinh ra. Ban đêm khi ngủ cũng sinh ra. Khi chết cũng sinh ra. (Khẩu quyết: tại cảnh giới Tứ Không mà xuất hiện ra.)

Căn bản quả quang: Tự mình chứng ánh sáng cùng hòa tan vào nhau.

Tôi nói khẩu quyết như sau: Quán tưởng chính mình biến hóa thành Bổn tôn. Trong tâm của Bổn tôn xuất hiện hoa sen bốn cánh, mỗi cánh đều có chú tự phóng quang. Chính giữa hoa sen là chữ “Hum” phóng ánh sáng lam. Cánh phía trước là chữ “Ah” phóng ánh sáng trắng. Cánh bên phải là chữ “Nu” phóng ánh sáng màu vàng. Cánh phía sau là chữ “Ta” phóng ánh sáng màu đỏ. Cánh bên trái là chữ “Ra” phóng ánh sáng màu lục. (Thông đạt Tứ Không.)

Do năm chú tự này phóng quang mà phân biệt ra: Pháp giới thể tính quang (Hum). Đại viên kính trí quang (Ah). Bình đẳng tính khí quang (Nu). Diệu quan sát trí quang (Ta). Thành sở tác trí quang (Ra).

Lư Sư Tôn nói như sau: Trong pháp tịnh quang có rất nhiều khẩu quyết. Tôi liệt kê những khẩu quyết quan trọng nhất ra đây, còn chi tiết thì phải dạy trực tiếp bằng lời mới được.

34. Khẩu quyết về trung ấm

Lư Sư Tôn nói: Trung ấm chính là trung hữu, tục gọi là "linh hồn". Mặc dù bản thân tôi hiện tại chưa chết, nhưng tôi thường luyện tập pháp Trung ấm thiên thức. Bởi vì mỗi con người đều sẽ phải chết. Do vậy luyện tập cho việc chết là vô cùng quan trọng.

Đầu tiên: Vào lúc chết, trong sát-na đầu tiên mà có thể biết cách giữ quang minh thì có thể thành tựu pháp thân ánh sáng. Nếu không biết cách giữ quang minh thì dựa vào sức mạnh do chính mình đã tu Thứ tự sinh khởi mà có thể sinh ra thân "như huyễn Bổn tôn", đây chính là báo thân ánh sáng. Nếu không thể chứng đắc pháp thân ánh sáng, cũng không thể chứng đắc được báo thân ánh sáng thì chỉ có vào lúc lựa chọn nơi để đầu thai cuối cùng mà tu huyễn hóa thân, đây chính là ứng thân ánh sáng. (Pháp thân, báo thân, ứng thân, ba thân này tách biệt.)

🌟

Tám biểu hiện khi sắp chết là: 1. Địa nhập thủy — thân không thể cử động, không thể gượng dậy, cảm giác cơ thể bị tách rời đứt gẫy mạnh mẽ. 2. Thủy nhập hỏa — mồ hôi, nước bọt đều khô cạn. 3. Hỏa nhập phong — thân thể lạnh dần, mất nhiệt. 4. Phong nhập thức — khi hít thở, khí mất nhiều, khí vào ít, hơi thở hoàn toàn ngừng lại. 5. Thức nhập hiện — trời trong không mây, xuất hiện nguyệt quang sáng vằng vặc. 6. Hiện nhập tăng — trời trong không mây, xuất hiện ánh sáng vàng, đỏ như mặt trời mọc. 7. Tăng nhập đắc — trời trong không mây, hoàng hôn bóng đêm. 8. Cảnh giới tan biến — bầu trời trong vắt lúc bình minh, không trăng, không mặt trời, không hoàng hôn, không bóng đêm. Ánh sáng xuất hiện. Lúc này chỉ có ánh sáng chân chính là điều quan trọng số một.

🌟

Tôi nói: Người có thể chứng thân cầu vồng thì không phải trải qua trạng thái trung ấm. Người có thể chứng Vô sắc giới thì cũng không phải trải qua trạng thái trung ấm. Người vẫn còn ở trong Sắc giới và Dục giới thì chắc chắn phải trải qua trạng thái trung ấm.

🌟

Thân trung ấm có sáu biểu hiện: 1. Thân không còn chướng ngại, trong một sát-na là có thể đến được các nơi. 2. Thân trung ấm làm bất kì việc gì thì người bình thường cũng chẳng nhìn thấy hay biết được. 3. Người bình thường làm bất kì việc gì thì thân trung ấm đều có thể nhìn thấy được. 4. Không mặt trời, không mặt trăng, không vì sao. 5. Nhìn thấy quỷ thần đang tính toán thiện ác của thân trung ấm. 6. Thấy đồ ăn nhưng chỉ có thể ăn không khí mà thôi.

🌟

Hiện tượng thụ thai của thân trung ấm: Nhìn thấy việc hành dâm của nam nữ. Trong lòng khởi lên lòng ham thích. Muốn chấm dứt sự buồn bực này. Lập tức thụ thai. Hóa sinh, thấp sinh, thai sinh, noãn sinh, tam ác đạo sinh đều là như vậy cả.

🌟

Người sinh làm ác thú có ba kiểu: Thân trung ấm nhìn thấy những thứ như rừng cây bụi cỏ trong hang động mà đi vào bên trong thì sẽ sinh vào đạo súc sinh. Thân trung ấm nhìn thấy đêm mưa tối đen, có mái nhà che liền chạy vào trong để tránh mưa, thì sẽ sinh vào đạo ngạ quỷ. Thân trung ấm nhìn thấy có nhà sắt mà trốn vào trong đó thì sẽ sinh vào đạo địa ngục.

🌟 Lư Sư Tôn nói: lúc ở trong thân trung ấm có rất nhiều hiện tượng xảy ra, cần hỏi thêm các đại thiện tri thức.

35. Kinh nghiệm trung ấm của tôi

Tôi (Lư Sư Tôn) trong khi luyện tập về cái chết đã dùng "pháp đốn" của Mã Cát Lạp Tôn (pháp xả thân). Tôi cũng sử dụng cả pháp "đại than thi". (Xin chú ý: tôi đã từng truyền pháp Mã Cát Lạp Tôn và Hắc Phẫn Nộ Mẫu.) Pháp Mã Cát Lạp Tôn, Hắc Phẫn Nộ Không Hành Mẫu là pháp đem chính thân thể của hành giả cúng dường tứ Thánh lục phàm thập pháp giới.

Cách tu pháp là: Hắc Phẫn Nộ Không Hành Mẫu sinh ra từ chữ "Pây". Hành giả dựa vào chữ "Pây" này để hóa thành to lớn như núi Tu Di. Không Hành Mẫu màu đen chặt đứt đầu hành giả, thân thể hành giả cũng bị cắt thành nhiều phần. Dùng xương chân tay để dựng thành một cái giá ba chân. Bên trên treo một chiếc thiên linh cái. (kapala) [bát sọ người] Đầu, tứ chi, thân thể của hành giả xếp vào trong thiên linh cái. Bên dưới giá ba chân, dùng chữ "Ah" để nhóm lửa. Hành giả bị nấu chín cho tới khi tan thành canh, trở thành cam lộ. (Dùng chữ "Khan" màu trắng hóa thành cam lộ.) Trên cúng tứ Thánh. (Phật, Bồ Tát, A La Hán, Duyên Giác.) Dưới bố thí cho lục phàm. (Trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.)

Nhờ vào việc cúng dường thân này quảng đại như vậy khiến cho: Oan thân trái chủ. Nợ mạng nợ tiền. Nhân quả nghiệp báo. Bệnh ma ác ma. Tất cả đều chấp nhận đồ bố thí, sẽ không làm những việc khó dễ gây tổn hại đến ta nữa, từ đó mà ta được giải thoát.

Trên phương diện thắng nghĩa mà nói thì: Ta đã chết rồi, không còn ta, không còn phiền não, không còn bám chấp. Tất cả những giới luật mà ta đã vi phạm, nhờ có sự sám hối thanh tịnh, lại còn cầu nguyện được Thượng sư, Bổn tôn đại đại gia trì, khiến cho thân này của ta trở thành thân huyễn hóa (trung ấm, trung hữu, linh hồn), tự tại mà được giải thoát. (Pháp đại than thi và pháp Mã Cát Lạp Tôn có ý nghĩa tương đồng với nhau.)

🌟

Ghi nhớ khẩu quyết. Pháp thân quang minh. Báo thân quang minh. Ứng thân quang minh. (Bất kể là lúc còn sống hay khi đã chết cũng phải vĩnh viễn ghi nhớ pháp quang minh, có như vậy thì việc vãng sinh mới đảm bảo được.) Tôi cho rằng: Khả năng nhập Tam ma địa là vô cùng quan trọng, bởi vì trong tính chất Không-Lạc bình đẳng không phân biệt thì có thể khế hợp được với quang minh.

🌟

Trong trạng thái trung ấm buộc phải đoạn trừ tham niệm. Tham niệm bao gồm: Vàng bạc châu báu tiền tài. Nhà cửa xe hơi đất đai. Người mình yêu nhất. Người mình ghét nhất. Người thân bằng hữu ân nhân và tất cả quyến thuộc. Cái "lạc" khi tu pháp. v.v…

🌟

Khi ở trạng thái trung ấm cần phải có định lực, bởi vì chỉ có ở trong Tam ma địa mới có thể gặp được ánh sáng. Gặp được pháp thân. Gặp được báo thân. Gặp được ứng thân. Kinh nghiệm của cá nhân tôi là bất kể là khi còn sống hay đã chết, lúc còn tỉnh hay lúc chết rồi, nhất định cần luôn luôn ở trong Tam ma địa, như vậy mới có thể buông bỏ, tự tại, giải thoát.

36. Lấy một ví dụ để minh họa

Có một người phụ nữ cùng chồng đáp một chuyến hành trình dài bằng máy bay. Trên chuyến bay, người phụ nữ này đi vào nhà vệ sinh, còn chồng thì vẫn say giấc mộng. Khi người chồng tỉnh dậy, phát hiện ra vợ mình không ở cạnh, hơn nữa chờ đã lâu mà vẫn chưa thấy vợ quay trở về chỗ ngồi, người chồng bèn đi khắp mọi chỗ trên máy bay để tìm vợ mình. Kết quả là vẫn không tìm thấy. Người chồng cho rằng có thể vợ đang ở trong nhà vệ sinh, thế là liền tìm trong các buồng vệ sinh. Chỉ có mỗi một buồng vệ sinh là cánh cửa cứ đóng mãi, không có người nào ra vào. Người chồng nói với tiếp viên hàng không: "Vợ tôi ở bên trong!" Tiếp viên hàng không hỏi: "Đúng thật không?" Người chồng nói: "Chắc chắn. Bởi vì tôi đã tìm khắp mọi nơi rồi!" Tiếp viên hàng không chỉ còn cách tìm cách mở cửa buồng vệ sinh. Cửa vừa mở ra thì: "Trời ạ! Quả nhiên người vợ đã chết ngất ở bên trong!" Lúc này: Cơ trưởng thông báo lớn: Trên máy bay có người nào là bác sĩ thì mau tới cứu giúp. Còn nữa: Máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống Đài Loan. Còn thi thể người chết thì chuyển về quê hương của họ. 🌟 Theo như tôi biết, người phụ nữ này sau khi vào nhà vệ sinh thì lập tức bị ngất xỉu hôn mê. Còn trung ấm (linh hồn) thì thoát ra ngoài. Linh hồn có một lúc muốn trở lại bên trong thân thể, nhưng từ đầu tới cuối không có cách nào để trở vào được. Bà ấy rất hoảng hốt! Linh hồn của người phụ nữ có thể đi xuyên qua tường, trên máy bay nhìn thấy người chồng đang đi tìm mình. Bà đứng ngay bên cạnh chồng mình nhưng người chồng không nhìn thấy bà. Thế là: Trời người vĩnh viễn cách xa. Vợ chết rồi! Chồng tràn ngập tiếc nuối! 🌟 Cặp vợ chồng này đều là đệ tử của tôi (Lư Sư Tôn). Sau sự việc này họ đã cầu tôi siêu độ. Nhân việc này tôi đặc biệt dạy mọi người: Khi linh hồn xuất ra, ý thức duy nhất cần nhớ kĩ là: Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp. [tam căn bản]

Lúc này cần biết bạn đã là trung ấm (linh hồn) rồi, hành giả Mật giáo chỉ có thể nhớ kĩ tam căn bản. Nhờ sức mạnh tu trì lúc bình thường của bạn, cộng thêm lực gia trì của Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp thì sẽ xuất hiện thân ánh sáng để trực tiếp dẫn dắt bạn đi tới Phật quốc tịnh độ. Hành giả cần tối kỵ việc nhớ đến chồng, con, người thân, nhớ đến tất cả mọi thứ trong nhà, tài sản trong nhà mình, hoặc những món đồ trang sức mà mình thích nhất (như kim cương, châu báu). Nếu vẫn còn lưu luyến mãi thế gian thì sẽ lại đọa vào làm chúng sinh hữu tình. Nếu có thể nhớ được Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp, hãy niệm tâm chú của các vị, chuyên tâm nhất trí thì chắc chắn được tiếp dẫn đến giải thoát.

Lư Sư Tôn cảnh tỉnh mọi người: Đừng bám chấp vào tất cả hiện tướng huyễn ảo của thế gian, mà hãy nhất tâm nhất ý cầu nguyện được vãng sinh tịnh thổ, đây là khẩu quyết quan trọng.

37. Dạy về trung ấm

Con người vào lúc chết sẽ xuất hiện thân trung ấm (linh hồn), lúc này phải tự mình siêu độ cho mình. (Trung ấm nghe dạy mà đắc độ.) Thân trung ấm không có vật chất, do vậy không còn chướng ngại. Đối với người bình thường thì trong một sát-na sẽ quên mất bản thân mình, giống như ngủ mơ cho nên trung ấm cứ tùy theo cảnh mà đi. Vì thế: Hành giả Mật giáo cần tu mộng: Thức tỉnh trong mộng. Hành giả Mật giáo cần tu huyễn: Trong huyễn biết được đây là huyễn.

Do vậy, khi thân trung ấm xuất hiện, có lúc sẽ nghe thấy rất nhiều âm thanh khủng khiếp như: Tiếng gào thê thảm. Tiếng quát tháo. Tiếng gọi u ám lạnh lẽo. Tiếng mắng chửi điên cuồng. (Hành giả cần biết những cái âm thanh này đều là mộng huyễn, không đáng sợ, không cần phải sợ hãi.)

Còn có: Bị lửa thiêu đốt, chẳng thể chạy thoát. Chết chìm trong nước, chẳng thể thở nổi. Rơi xuống vực sâu, toàn thân tan nát. Bị người đâm chết, đau đớn thống khổ. Bị thú đuổi cắn, chẳng thể chạy thoát. Ma quỷ đòi nợ, ép vào đường chết. Đá núi rơi xuống, đè nát thịt xương. Sa mạc một mình, cuồng phong gào thét. … Còn có: Bị la-sát ăn thịt! Bị dạ-xoa ăn thịt! Bị Diêm La Vương phán xử! v.v…

Nếu có gặp phải những cảnh tượng này xuất hiện, hành giả Mật giáo cần nhớ rõ trong đầu rằng những cảnh tượng này cũng chỉ là mộng huyễn. Vô tự tính. Tất cả đều thuộc về hư huyễn vọng tưởng. Không cần sợ hãi.

Giờ này phút này phải giữ vững định lực, nhớ đến Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp, hoặc niệm chú Thượng sư, chú Bổn tôn, chú Hộ pháp, hoặc niệm danh hiệu để phát sinh ra tịnh quang. Dựa vào tịnh quang do chính mình tạo ra để cùng gặp gỡ tại một nơi với tịnh quang căn bản. Đây chính là thành tựu giải thoát. 🌟 Hành giả chúng ta cần biết rằng: Trung ấm (linh hồn) muốn thoát ra cũng cần phải tìm cửa thoát cho linh hồn. Hành giả Mật giáo chỉ có thể dùng pháp khai đỉnh (pháp phowa) để linh hồn có thể thoát ra từ lỗ trên đỉnh đầu. Nếu linh hồn: Thoát ra từ mi tâm — sinh vào sắc giới thiên. Thoát ra từ mắt — sinh vào cõi người. Thoát ra từ tai — sinh vào cõi phi nhân (làm ma). Thoát ra từ mũi — sinh vào cõi dược xoa. Thoát ra từ miệng — sinh vào cõi ngạ quỷ. Thoát ra từ rốn — sinh vào cõi dục giới. Thoát ra từ lỗ bí mật — sinh vào cõi bàng sinh (súc sinh). Thoát ra từ hậu môn — sinh vào địa ngục.

Lư Sư Tôn tôi kiến nghị rằng, tám cửa luân hồi này nên được chặn lại bằng chú tự và công lực của hành giả. Vốn dĩ mỗi một lỗ cửa đều có chú tự khác nhau dùng để chặn, không dễ quán tưởng. Do vậy, tôi nói: Mỗi một lỗ thoát, đều dùng chữ "Hum" cũng có thể chặn lại được, hoặc dùng ánh sáng để che lại cũng được. Nhưng công lực nhất định cần có đủ.

38. Cách nhận biết khi cận kề cái chết

Lư Sư Tôn nói: Không được tự sát, bởi vì tự sát tương đương với việc "giết Phật". Vì sao lại tương đương với giết Phật? Bởi vì chúng sinh vốn có Phật tính, đều là Phật tương lai. Nếu như tự sát thì bởi vì phạm tội giết chết huệ mệnh của Phật nên sẽ đọa vào địa ngục. Còn nữa, thời điểm phải chết chưa đến nên không thể vãng sinh, trở thành ác quỷ. 🌟 Nếu có thể biết trước điềm báo về cái chết, có thể thử một trong các cách cứu chữa như: Phóng sinh. Bố thí. Cầu thỉnh Thượng sư, Bổn tôn che chở. Tu pháp trường thọ.

Các phương pháp để cứu chữa rất nhiều, tôi lại lấy thêm ví dụ như: Đọc tụng những kinh điển thậm thâm có thể kéo dài tuổi thọ. Tụng mật chú có thể kéo dài tuổi thọ. Quán tưởng lực của Thượng sư, lực của Bổn tôn. Lễ bái tháp Phật, nhiễu chùa tháp, nhiễu thánh địa. Tán tụng sức mạnh công đức của Phật Bồ Tát. Tin và hiểu về chân Không. Pháp ăn uống không khí để kéo dài sinh mệnh. Sức mạnh giới định huệ. Lực gia trì của Tam Bảo Phật, pháp, tăng. Nhập Tam ma địa cũng có thể kéo dài tuổi thọ. v.v…

🌟

Quan sát điềm báo về cái chết: Khi trời xanh không mây, đứng thẳng, hai tay mở rộng sang ngang. Nhìn xuống bóng mình trên mặt đất. Nếu thiếu tay hoặc chân thì đây là điềm báo về cái chết. (Điều này rất thần bí.) Nếu trong mơ thường mơ thấy người đã chết, là điềm sắp chết. Mơ thấy người chết đi dạo chơi trong vườn hoa. (Hoa toàn là màu đỏ.) Mơ thấy cảnh mà trong đời mình chưa từng đến. Mơ thấy duy nhất một mình ở nơi rộng lớn trống không. Mơ thấy cưỡi lừa đi về hướng Nam. Mơ thấy hái hoa màu đỏ. Mơ thấy đánh nhau với ma quỷ. Mơ thấy Diêm La Vương. v.v… Tay ấn vào hai tai, không nghe thấy bất kì âm thanh gì. Mắt mở nhưng chỉ nhìn thấy một bức màn trắng xóa mênh mông. Tính tình đột nhiên thay đổi hẳn. Yêu thành ghét, ghét thành yêu, rất đột ngột. Bệnh nặng đột nhiên chuyển hướng tốt lên, hồi quang phản chiếu. [Hiện tượng người sắp chết thường có một giai đoạn rất ngắn ý thức đột ngột trở nên tỉnh táo sáng rõ, hoặc có sự hưng phấn trong thời gian rất ngắn.] Tai mất đi thính giác. Lưỡi mất đi vị giác. Mắt không còn thấy vật. Thân không còn cảm giác. Tinh huyết suy kiệt. Lưỡi khô và đen. Hai bên mũi lõm xuống. Tứ đại suy giảm. (Những việc trên đều có thể là điềm báo sắp chết.) 🌟 Hành giả Mật giáo cần tránh để bị chết yểu hoặc chết ngoài ý muốn. Điều quan trọng nằm ở việc sám hối và hoàn tịnh. Đối với Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp cần làm pháp cúng dường. Đem vật phẩm cúng dường Tam Bảo, đem đồ ăn cúng dường Hộ pháp. Tu hội cúng luân. Tinh tấn tu tương ứng pháp cho đến khi tương ứng được, chắc chắn có thể khỏe mạnh, kéo dài thêm tuổi thọ. Hành giả cũng cần chú ý về: huyết áp, đường huyết, mỡ máu, cholesterol…

39. Khẩu quyết về pháp khai đỉnh (phowa)

Lư Sư Tôn nói: Tôi viết cuốn "Giảng nghĩa Hỷ Kim Cang", phần "Tính Không trong đại lạc", có viết về khẩu quyết của pháp vô lậu. Đó là từ mật luân đưa khí lên đến đỉnh luân, cũng là một trong những phương pháp để khai đỉnh (phowa). [Phowa chính là pháp Chuyển dịch thần thức.]

Còn nữa: Chúng ta tu pháp Bảo bình khí, trong bước cuối cùng là "xạ khí", một hơi khí phóng thẳng lên đỉnh đầu, cũng là một trong những phương pháp để khai đỉnh (phowa). 🌟 Khẩu quyết về pháp khai đỉnh (phowa) như sau: Trước tiên quán tưởng ba mạch bảy luân xa của chính mình. Tiếp theo quán tưởng tim có chữ "Hum" màu lam phóng quang. Tu Bảo bình khí. Nâng hạ hành khí lên. Niệm mạnh chữ "Seh", hoặc chữ "Hum", hoặc chữ "Khan", tổng cộng 21 lần. (Khi xung đỉnh, hai tay theo chú tự và khí cũng từ dưới giơ thẳng lên.) Khí đi lên đâm vào phạm huyệt. Có thể quán tưởng chữ "Hum" đi lên, đi thẳng vào trong tâm của Thượng sư. Lại tu Bảo bình khí. Niệm chữ "Ka" 21 lần để khiến cho thượng hành khí đè xuống dưới. Cũng đồng nghĩa với chữ "Hum" đi xuống đến tâm luân. 🌟

Đây tức là: Chữ "Hum" theo khí đi lên. Chữ "Hum" theo khí hạ xuống. Một lên một xuống, chính là pháp khai đỉnh (phowa). Chú âm niệm khi khí đi lên thì các Thượng sư của tôi nói khác nhau. Có thầy thì nói là chữ "Hum". Có thầy thì nói là chữ "Hei". Có thầy thì nói là chữ "Seh". Có thầy thì nói là chữ "Khan". Có thầy thì nói là chữ "Ah". (Hai tay nắm lại, từ dưới giơ thẳng lên.) Chú âm niệm khi khí hạ xuống là chữ "Ka". Thực sự là thống nhất với ở trên. Chữ "Ka" này chính là chữ "Ka" trong Karmapa, cũng chính là chữ "Ka" trong phái Kagyu. Tương tự: "Ka" hoặc "Ka Ah".

🌟

Trung ấm thoát ra từ lỗ đỉnh đầu phân làm ba cấp: 1. Ứng thân vãng sinh: Hai lỗ mũi hít khí vào hết mức có thể, niệm chữ "Seh" 21 lần, đến lần cuối cùng thì niệm mạnh và dứt khoát chữ "Seh" một tiếng. Trung ấm bắn ra qua đỉnh đầu, đi đến tịnh thổ. Đây là vãng sinh ứng thân.

2. Báo thân vãng sinh: Trước tiên quán tưởng lỗ đỉnh đầu có Thượng sư Kim Cương Trì, hai lỗ mũi hít khí vào nhiều nhất có thể, niệm chữ "Seh" 21 lần. Giống như phần trên, đến chữ "Seh" cuối cùng niệm mạnh một tiếng. Trung ấm bắn ra qua đỉnh đầu. Trung ấm trụ trong tâm của Thượng sư Kim Cang Trì. Đây là báo thân vãng sinh.

3. Pháp thân vãng sinh: Pháp thân vãng sinh, giống như ở trên, hai lỗ mũi hít khí vào hết mức, niệm chữ "Seh" 21 lần, chữ "Seh" cuối cùng niệm mạnh một tiếng. Trung ấm bắn ra qua đỉnh đầu. Trung ấm hóa thành tính Không, cùng tính Không hợp nhất. Đây là pháp thân vãng sinh.

Ba cấp độ này không giống nhau, nguyên nhân là do tịnh thổ, Kim Cang Trì, tính Không cũng không giống nhau.

40. Chỉ và quán

Có người hỏi Lư Sư Tôn: "Chỉ là cái gì? Thế nào là chỉ?" Tôi đáp: Thân chỉ — ngồi khoanh chân. Ngữ chỉ — an tịnh, trầm mặc. Ý chỉ — quá khứ, không nghĩ nhớ. Tương lai, không nghĩ sẽ làm gì. Hiện tại, không tạo sự phân biệt, tâm giữ sự vô duyên bình đẳng. Hành giả tu chỉ, khẩu quyết đứng đầu là: chuyên tâm nhất trí. Nếu tạp niệm cứ đua nhau xuất hiện thì phải làm sao? 1. Chăm chú nhìn một vật, đây gọi là dừng lại nhờ dựa vào phương tiện. Ví dụ: Thắp một que hương, nhìn chăm chú vào điểm lửa màu đỏ trên đầu que hương để tạp niệm dừng lại, nhìn liên tục không dứt. Hoặc quán tưởng Bổn tôn, pháp khí, chú tự …………… Đây là phương pháp rèn luyện khả năng dừng lại.

2. Dừng lại không dựa vào phương tiện: Tự nhiên dừng lại. Quán tự tính.

Nhìn chung, khi luyện tập dừng lại, có hai loại hiện tượng có thể phát sinh. Một loại là trạo cử, vọng niệm bay mòng mòng trong đầu, hoàn toàn không thể dừng lại được. Lúc này cần thả lỏng thân tâm, mắt nhìn xuống, ở tư thế nghỉ ngơi để tiến nhập vào thân tâm một cách tự nhiên.

Một loại là hôn trầm, rất nhiều người tu chỉ, không ngờ lại ngủ gật mất. Hơn nữa lại còn ngáy. Lúc này, thân giữ thẳng, mắt nhìn lên trên, làm phấn chấn bản thân lên một chút.

Khẩu quyết tu chỉ: Khí bình, tâm cũng bình. Khí loạn, tâm cũng loạn. Do vậy, tu khí cho đến khi khí tự nhiên, tâm cũng sẽ an định, tâm không tán loạn chính là biểu hiện đã tu thành tựu.

🌟

Có người hỏi Lư Sư Tôn: "Cái gì là quán? Tu thế nào?" Tôi đáp: Quán là một dạng trí huệ. Từ trong trí huệ mà hiểu được rằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cho đến tất cả các pháp đều không có tự tính. Ta chẳng phải ta. Suy nghĩ chẳng phải suy nghĩ. Tất cả mọi pháp đều không có thực. Như mộng như huyễn, ngay cả mộng huyễn cũng là một cái tên giả, thực sự là không thể có được. Hãy thử nghĩ xem một đời người với sinh lão bệnh tử cũng giống như giấc mộng trăm năm mà thôi. Tất cả đều không thể có được. Do vậy: Không có thắng-bại. Không có phân biệt. Không có bám chấp. Nhậm vận, thản nhiên mà sống. Cần biết nhận định rằng thế giới Ta Bà này chỉ là một trò chơi, người huyễn, cảnh huyễn, sự vật sự việc huyễn. Quá khứ vô sở đắc. Hiện tại bất khả đắc. Vị lai bất khả đắc. Do quan sát thấy như vậy nên hành giả Mật giáo không bám chấp vào mọi thứ, có thể khoan thai thản nhiên mà sống.

Tôi cho rằng cần: Quan sát về ý nghĩa của hư không. Hiểu về ý nghĩa của hư không.

Ý nghĩa của tính Không: Cũng chính là thân thể này là Không, ngôn ngữ này là Không, ý niệm này là Không, đây là hình tướng của đại hư không. Nếu khi nào vọng niệm trồi lên thì dùng chữ "Pây" để loại bỏ hết vọng niệm.

41. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (1)

Hỏi: "Lư Sư Tôn, Chân Phật Tông của ngài trong tương lai sẽ có xu thế gì?" Đáp: "Tôi chẳng nghĩ về hiện tại, tôi chẳng nghĩ về tương lai, chẳng có gì gọi là xu thế hay không xu thế cả." Hỏi: "Ngài viết khẩu quyết về đạo giải thoát, vậy khẩu quyết thực sự là gì?" Đáp: "Giải thoát chỉ là một cái tên giả, biết không cần giải thoát mới là giải thoát chân thực." Hỏi: "Chúng tôi không hiểu?" Đáp: "Bởi vì mọi pháp đều là huyễn." Hỏi: "Chúng tôi cảm thấy đâu đâu cũng bị ràng buộc, vậy sao ngài lại nói tất cả mọi pháp đều là huyễn?" Đáp: "Ràng buộc là do các bạn tự ràng buộc chính mình, bởi vì bạn có tham niệm nên bạn mới bị ràng buộc. Nếu không có tham niệm thì cái gì ràng buộc đây? Hiểu được về vô sở đắc tức là không còn ràng buộc đó." Hỏi: "Ai là đại thiện tri thức?" Đáp: "Lư Sư Tôn." Hỏi: "Đây chẳng phải là tự cao tự đại về bản thân sao?" Đáp: "Chẳng phải! Chỉ cần là người đạt tới mức độ chứng minh tất cả mọi cảnh giới thì đều có thể được gọi là Lư Sư Tôn. Lư Sư Tôn không phải là một con người. Ví dụ: Tỳ Lô Giá Na Phật là Lư Sư Tôn. Phật Nhãn Phật Mẫu là Lư Sư Tôn. A Di Đà Phật là Lư Sư Tôn. Liên Hoa Đồng Tử là Lư Sư Tôn. …

Hỏi: "Lý luận này là sao?" Đáp: "Là lý luận thắng nghĩa, bởi vì không có Lư Sư Tôn mới biến thành toàn bộ là Lư Sư Tôn." Hỏi: "Tin tưởng và cung kính đối với Lư Sư Tôn có quan trọng không?" Đáp: "Chúng ta có đạo tâm kiên cố đối với Lư Sư Tôn thì mới có thể tương ứng với pháp Thượng sư tương ứng. Bằng không thì không thể tương ứng được." Hỏi: "Nếu như dựa vào Thượng sư khác thì sao?" Đáp: "Đó là duyên phận. Nương dựa vào đại thiện tri thức khác cũng được, nhưng đừng dựa vào tà môn ngoại đạo." Hỏi: "Làm sao để biết được là tà môn ngoại đạo?" Đáp: "Quan sát là biết. Thượng sư chân chính thì bình đẳng, tâm không phân biệt, từ lâu đã rời bỏ tám pháp thế gian, loại bỏ hết tham sân si rồi." Hỏi: "Nếu có người quy y Lư Sư Tôn rồi lại đi quy y người khác, thì ngài nghĩ thế nào?" Đáp: "Bình thường thôi. Nhưng như vậy cũng là nhân duyên không đủ." Hỏi: "Lư Sư Tôn là Xá Lợi Phất thời đại Phật Đà chuyển thế, Lư Sư Tôn có nhớ được việc này không?" Đáp: "Nhớ được. Tôi khi đó rất tôn sùng Phật Đà và Văn Thù Bồ Tát. Phật Đà đương nhiên là không cần phải nói, còn Văn Thù Bồ Tát có công đức bất khả tư nghì."

42. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (2)

Hỏi: "Văn Thù Bồ Tát có công đức gì?" Đáp: "Phật Đà từng bảo với Xá Lợi Phất rằng, công thức của Văn Thù Bồ Tát cho dù hết một kiếp cũng không nói hết được." Hỏi: "Ngài thử nói một chút xem?" Đáp: "Phật Đà nói, vô lượng mười vạn câu chi na do tha [1 câu chi = 10 triệu, 1 na do tha = 10 lũy thừa 28, đây là những con số trong kinh Phật.] các vị Phật nhập niết bàn đều là nhờ có Văn Thù Bồ Tát giúp cho họ chứng đắc vô thượng bồ đề." Hỏi: "Còn gì nữa?" Đáp: "Sức mạnh uy thần của Văn Thù Bồ Tát là không có giới hạn, ngài từng gia trì cho Ma Vương Ba Tuần, khiến Ma Vương biến thành Phật, ngồi trên pháp tọa sư tử mà thuyết giảng Phật pháp, đây là một việc vô cùng hiếm gặp. Ma Vương Ba Tuần bị ngài ấy biến thành Phật, bởi vậy sức mạnh uy thần của ngài đúng là trước nay chưa từng có." Hỏi: "Quả nhiên là đại uy thần lực, còn gì nữa không?" Đáp: "Vườn Cấp Cô Độc liên tiếp gặp bảy trận mưa lớn, gây ngập lụt nặng. Tất cả tì kheo đều chẳng còn thức ăn nào để ăn. Các tì kheo có thể nhập Tam ma địa thì đều nhập định. Tì kheo không thể nhập Tam ma địa thì đói đến mức không thể cử động được. May có Văn Thù Bồ Tát đem một chiếc bát tới phương xa khất thực, thức ăn trong bát này ăn mãi mà không hết, khiến cho năm trăm tì kheo đều được ăn no. Một bát nhỏ xíu thức ăn như vậy còn đủ cho người của cả một nước ăn mà vẫn còn thừa." Hỏi: "Đây đúng là đại thần thông, còn gì nữa không?" Đáp: "Trí tuệ của Văn Thù Bồ Tát là số một, không ai có thể sánh bằng. Xá Lợi Phất cũng là đệ nhất trí tuệ. Nhưng cũng vẫn chỉ bằng một lỗ chân lông của Văn Thù Bồ Tát mà thôi." Hỏi: "Có thể lấy một ví dụ được không?" Đáp: "Có người hỏi Văn Thù Bồ Tát là khi nào ngài thành Phật. Văn Thù Bồ Tát đáp, Bản thân Văn Thù chính là bồ đề, bồ đề cũng chính là Văn Thù, Văn Thù cũng chính là tính Không." Hỏi: "Vì sao Văn Thù Bồ Tát lại nói như vậy?" Đáp: "Văn Thù Bồ Tát là bất sinh, bất hành, bất nhị, nên mới có thể nói như vậy." Ghi chú: Bất sinh — do ngài ở khắp mọi nơi. Bất hành — làm mọi việc lợi ích nhưng cũng như không làm gì. Bất nhị — Văn Thù là Phật, Phật là Văn Thù. (Những điều trên là thắng nghĩa.)

Hỏi: "Văn Thù Bồ Tát làm sao có thể ở khắp tất cả các pháp giới của thập phương tam thế?" Đáp: "Trong một lần kiết hạ an cư, Đại Ca Diếp hỏi Văn Thù, nơi nào có thể kiết hạ an cư? Văn Thù đáp là ở chỗ của vương hậu A Đồ Thế. Đại Ca Diếp rất tức giận, tập hợp tất cả các tì kheo lại tuyên bố rằng muốn đuổi Văn Thù ra khỏi tăng đoàn. Phật Đà bảo Đại Ca Diếp nhìn lên hư không, còn Văn Thù Bồ Tát thì hiện thân ở trong tất cả các pháp giới của thập phương tam thế, nơi đâu cũng đều có Văn Thù Bồ Tát. Phật Đà hỏi Đại Ca Diếp, ngài muốn đuổi Văn Thù ra khỏi tăng đoàn ra sao, vậy muốn đuổi vị Văn Thù nào ra khỏi tăng đoàn đây?" Hỏi: "Phật Đà giảng về ba giải thoát, vì sao Văn Thù Bồ Tát không nói về ba giải thoát?" Đáp: "Ba giải thoát của Phật Đà là phương tiện thiện xảo của Như Lai, nhằm tăng thêm lợi ích cho chúng sinh. Thắng nghĩa của Văn Thù Bồ Tát là người không hề biết sợ gì cả thì không cần giải thoát, người biết sợ thì mới cần giải thoát." Hỏi: "Cuốn sách Khẩu quyết đạo giải thoát cũng là phương tiện sao?" Đáp: "Đúng vậy. Đúng vậy."

43. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (3)

Hỏi: "Lư Sư Tôn buổi tối đi ngủ có mơ không?" Đáp: "Có mơ. Tôi có thể ra vào các cảnh giới giấc mơ, tôi ở trong mơ độ hóa chúng sinh, ở trong mơ tu hành trì chú, ở trong mơ làm tăng lợi ích cho chúng sinh." Hỏi: "Lư Sư Tôn có thể đi vào trong giấc mơ của đệ tử không?" Đáp: "Tôi có thể ở trong giấc mơ của đệ tử để truyền thụ pháp ngữ, cũng có thể ở trong mơ của đệ tử để giải đáp nghi vấn, càng có thể ở trong mơ của đệ tử thay đệ tử chữa bệnh. Đây đều là những việc rất hiếm có." Hỏi: "Làm sao có thể làm được việc này?" Đáp: "Mật tu mộng quán." Chú thích: Nhập mộng — đi vào giấc mơ của đệ tử. Xuất mộng — ra khỏi giấc mơ của đệ tử. Hiểu mộng — hiểu rõ ràng tất cả mọi thứ. Chuyển mộng — thay đổi những giấc mơ nghiệp chướng thành những giấc mơ thanh tịnh. Tu mộng — trong mơ có thể tu pháp. Kiến mộng — trong mơ có thể hiểu đạo, trong mơ gặp Phật. Hỏi: "Làm sao để biết có phải là do ma huyễn hóa ra không?" Đáp: "Trong mơ gặp được Thượng sư, cần niệm ba câu chú của Thượng sư, nếu là do ma huyễn hóa ra thì tự nhiên mọi thứ sẽ biến mất. Tương tự, trong mơ gặp được Bổn tôn, niệm ba câu chú của Bổn tôn, nếu là do ma huyễn hóa ra thì tự nhiên sẽ biến mất." Hỏi: "Mật pháp của Lư Sư Tôn là do Liên Hoa Sinh Đại Sĩ truyền cho đúng không?" Đáp: "Đúng vậy. Đúng vậy." Hỏi: "Truyền dạy bằng cách nào?" Đáp: "Ngày xưa, Lư Sư Tôn là vua Trisong Detsen, cùng với Liên Hoa Sinh Đại Sĩ và Tịch Hộ đại sư, ba người cùng xây dựng chùa Samye. Liên Sư dùng phương thức chôn giấu, đem tất cả mật pháp giấu vào trong não của vua Trisong Detsen." Hỏi: "Việc này là vô hình. Thế còn truyền thừa hữu hình thì sao?" Đáp: "Tôi quy y rất nhiều vị thầy, chủ yếu là Liễu Minh Hòa Thượng, Sakya Chứng Không Thượng sư, Đại Bảo Pháp Vương thứ 16 Karmapa, Thubten Dhargye Thượng sư, v.v…" Chú thích: Liễu Minh Hòa Thượng — tại núi Tập Tập, huyện Nam Đầu. Sakya Chứng Không Thượng sư — tại Green Lake, Seattle, Mỹ. Đại Bảo Pháp Vương Karmapa thứ 16 — tại Upstate New York, Mỹ. Thubten Dhargye Thượng sư — tại núi Phù Dung quận Thuyên Loan, Hồng Kông. Ngoài ra có: Phổ Phương Thượng sư — tại quận Xã Tử, Đài Bắc, Đài Loan. Hỏi: "Liên Hoa Sinh Đại Sĩ cũng là Liên Hoa Đồng Tử sao?" Đáp: "Đương nhiên rồi. Đại Sĩ xuất thế trên một bông hoa sen trên biển Đạt Lai Quách Khiếu, là sinh ra từ hoa sen, cũng tức là Liên Hoa Đồng Tử. Đồng thời, Đại Sĩ là thân của A Di Đà Phật, là khẩu của Quan Thế Âm Bồ Tát, là ý của Thích Ca Mâu Ni Phật, từ thân khẩu ý này hợp lại mà hóa hiện thành." Hỏi: "Lư Sư Tôn thì hóa hiện thế nào?" Đáp: "Là hóa hiện của Tỳ Lô Giá Na Phật, Phật Nhãn Phật Mẫu, A Di Đà Phật, Liên Hoa Đồng Tử."

44. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (4)

Hỏi: "Tu Thượng sư tương ứng pháp là có thể vãng sinh Tây phương tịnh thổ sao?" Đáp: "Đương nhiên sẽ vãng sinh Tây phương tịnh thổ. A Di Đà Phật hóa hiện ra Liên Hoa Đồng Tử, Liên Hoa Đồng Tử hóa hiện ra Lư Sư Tôn. Do vậy Lư Sư Tôn cũng là do A Di Đà Phật hóa hiện ra." Hỏi: "Tu Mật giáo, thông thường có bốn quán đảnh lớn, tức là quán đảnh bình, quán đảnh mật, quán đảnh vô thượng mật, quán đảnh đại viên mãn, Lư Sư Tôn có đánh giá thế nào?" Đáp: "Tôi cho rằng nhận quán đảnh theo thứ tự để tu trì là bền vững nhất." Chú thích: Tôi nhận thấy: Quán đảnh bình bao gồm tu hành tư lương đạo, tu hành gia hành đạo, tu hành Thượng sư Bổn tôn. Quán đảnh mật là chỉ việc tu hành khí, mạch, minh điểm. Quán đảnh huệ là chỉ việc tu hành vô thượng mật bộ. Quán đảnh đại viên mãn là chỉ việc tu hành cứu cánh.

Hỏi: "Trong cuốn sách Khẩu quyết đạo giải thoát này, vì sao ngài không thuật lại cách tu hành vô thượng mật bộ?" Đáp: "Vô thượng mật bộ phải là người có căn khí và có năng lực tu hành rất cao thì mới có thể tu trì. Ví dụ: phải là người đã kiến đạo (kiến tính Không), phải là người thành tựu pháp vô lậu. Đây là những hành giả tức thân thành Phật, tức sinh thành Phật, hóa thân cầu vồng thành Phật, không dễ mà có thể tu được. Liên Hoa Sinh Đại Sĩ nói pháp tu này khó giống như lấy ngọc trong miệng rắn độc vậy." Hỏi: "Có thể kể một hai pháp trong đó không?" Đáp: "Trước tiên cần quan sát minh phi xem người đó có phải là tương ứng mẫu của mình không. Cần phân ra ngoại quán, nội quán, mạch quán. Tối kỵ dùng minh phi không phải là tương ứng mẫu." Hỏi: "Phương diện tu pháp thì sao?" Đáp: "Mức độ cao nhất là: ba loại quán tưởng, bốn loại thiện xảo, năm loại thân, mạch, khí, minh điểm, không lạc. Thành tựu phương pháp tu hành và công đức." Chú thích: Ba loại quán tưởng: quán Bổn tôn, quán chỗ mật, quán đại lạc. Bốn loại thiện xảo: giáng, đề, trì, tán. Năm pháp yoga: thân kim cang, mạch kim cang, khí kim cang, minh điểm kim cang, không lạc kim cang. Phương pháp song tu: 64, 16, 4 (không truyền). Công đức sinh khởi: đại lạc, quang minh, tính Không. Thành tựu hóa cầu vồng thành Phật, v.v…

Hỏi: "Những phương pháp tu hành này quỷ thần có biết không?" Đáp: "Tôi nói, nếu hóa giường ngủ thành hoa sen, song thân ở trong nhị hoa, hoa sen khép lại, trở thành hoa sen nụ chưa nở, thì quỷ thần không thể biết. Phải kết giới khi tu pháp." Hỏi: "Minh phi cần tu như thế nào?" Đáp: "Phải quan sát hành giả nam có năng lực tu hành rất cao hay không. Tương tự có ba kiểu quan sát, bốn thiện xảo và công đức sinh khởi." Hỏi: "Nếu giả danh là song tu để mà hành dâm thì làm cách nào để vạch trần?" Đáp: "Thỉnh giáo Lư Sư Tôn là có thể vạch trần."

45. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (5)

Hỏi: "Lựa chọn Bổn tôn thì lấy gì làm tiêu chuẩn?" Đáp: "Hành giả Mật giáo cần tự minh nhận thấy vị nào là người có duyên sớm nhất với mình." Hỏi: "Có thể dựa theo cá tính của mình không?" Đáp: "Đương nhiên có thể được." Chú thích: Người từ bi — chọn Quan Thế Âm Bồ Tát. Người trí tuệ — chọn Văn Thù Bồ Tát. Người có pháp lực — chọn Kim Cang Thủ Bồ Tát. (Đây chỉ là vài gợi ý nhỏ.)

Hỏi: "Quan Thế Âm Bồ Tát có bao nhiêu hóa thân?" Đáp: "Hai tay, bốn tay, tám tay, mười tám tay, nghìn mắt nghìn tay, hóa thân của Bồ Tát là vô số không thể tính đếm, thậm chí Lục Độ Mẫu, Bạch Độ Mẫu đều là hóa thân của Bồ Tát, ngài quảng đại vô biên." Hỏi: "Nếu nhiều như vậy thì làm sao để chọn được Bổn tôn?" Đáp: "Nếu thực sự không chọn được thì đi thỉnh giáo Lư Sư Tôn vậy." Hỏi: "Thế nào gọi là tịch tĩnh tôn? Thế nào là phẫn nộ tôn? Thế nào là tịch nộ tôn?" Đáp: "Tịch tĩnh tôn tức là văn tôn, hiển thị tướng thiền định. Phẫn nộ tôn là võ tôn, hiển thị tướng phẫn nộ để hàng phục tứ ma. Tịch nộ tôn là nửa văn nửa võ, hiển thị tướng kiêm cả hai." Hỏi: "Vị nào quan trọng hơn?" Đáp: "Đều quan trọng cả." Chú thích: Ngũ Phật hóa thành ngũ đại Kim Cang. Bát đại Bồ Tát hóa thành bát đại Kim Cang Minh Vương. Còn nữa: Kurukulle Phật Mẫu vừa là tĩnh tịch vừa là phẫn nộ. Kim Cang Hợi Mẫu vừa là tĩnh tịch vừa là phẫn nộ.

Hỏi: "Chư tôn đều có cá tính khác nhau để điều phục con người có cá tính khác nhau phải không?" Đáp: "Đúng vậy. Đúng vậy. Nhưng mọi người cần hiểu, hoàn toàn không phải là người có từ bi thì sẽ không có trí tuệ, có trí tuệ thì không có từ bi. Còn nữa, phẫn nộ tôn cũng có từ bi, cũng có trí huệ, do vậy mới nói là tương ứng một pháp thì tương ứng mọi pháp." Hỏi: "A Di Đà Phật và Vô Lượng Quang Phật, Vô Lượng Thọ Phật (Trường Thọ Phật) có sự khác biệt thế nào?" Đáp: "Không có khác biệt gì. Ba vị là một, một hóa thành ba, chỉ là vì theo lời mong cầu của thế nhân nên mới phân hóa ra thành ba vị. Các vị khác cũng đều là như vậy." Hỏi: "Trong các pháp Kim Cang mà Lư Sư Tôn truyền dạy thì hai vị nào là hoàn chỉnh nhất?" Đáp: "Hỷ Kim Cang và Thời Luân Kim Cang." Hỏi: "Vì sao lại như vậy?" Đáp: "Tôi giảng "Đạo Quả" hoàn chỉnh nhất, thế nên Hỷ Kim Cang là hoàn chỉnh nhất. Thời Luân Kim Cang do Thubten Dhargye Thượng sư truyền thừa cho tôi, cộng thêm cả nguyên nhân có Cống Đường Thương Hoạt Phật giảng dạy nữa."

46. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (6)

Hỏi: "Chúng tôi tu pháp thì tu Bổn tôn trước hay là tu Hộ pháp Kim cang trước?" Đáp: "Tu Bổn tôn trước rồi mới tu Hộ pháp Kim cang." Hỏi: "Vì sao?" Đáp: "Hộ pháp Kim cang Minh vương đa phần đều là do Bổn tôn hóa hiện ra. Đã tương ứng với Bổn tôn rồi thì tự có thể tương ứng với Kim cang Minh vương." Hỏi: "Bản địa của Kim Cang Thủ Bồ Tát là…?" Đáp: "Đại Thế Chí Bồ Tát." Hỏi: "Bản địa của Đại Uy Đức Kim Cang là…?" Đáp: "Văn Thù Bồ Tát." Hỏi: "Bản địa của Đại Luân Kim Cang là…?" Đáp: "Di Lặc Bồ Tát." Hỏi: "Bản địa của Mã Đầu Kim Cang là…?" Đáp: "Quan Thế Âm Bồ Tát." Hỏi: "Bản địa của Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang là…?" Đáp: "A Đạt Nhĩ Mã Phật (Bản Sơ Phật)." Hỏi: "Bản địa của Thời Luân Kim Cang là…?" Đáp: "Thích Ca Mâu Ni Phật." (Phật Đà hóa hiện tại tháp Cát Tường Mễ Tụ ở miền Nam Ấn Độ.) Chú thích: Ngũ Phương Phật có ngũ đại Kim Cang Minh Vương, bát đại Bồ Tát có bát đại Kim Cang Minh Vương, mỗi vị Bồ Tát đều có Minh Vương. Kim Cang Minh Vương vốn là do tâm các vị Phật Bồ Tát hóa hiện ra. Hỏi: "Uế Tích Kim Cang?" Đáp: "Thích Ca Mâu Ni Phật." Hỏi: "Bất Động Minh Vương?" Đáp: "Đại Nhật Như Lai hóa hiện ra." Hỏi: "Ý nghĩa chính của Hộ pháp Kim Cang Minh Vương là gì?" Đáp: "Có đại uy thần lực, có thể kiểm soát hàng phục mọi ma quỷ, có thể tiêu diệt tất cả các tai nạn do địa, thủy, hỏa, phong, bảo hộ sự an toàn cho hành giả tu hành, cũng có thể phá bỏ các bùa chú giáng đầu, diệt trừ ma quỷ tới xâm phạm, tất cả tà ma đều tiêu trừ…" Hỏi: "Chân Phật Tông có Hộ pháp không? Nghe nói có hai vị đại Hộ pháp?" Đáp: "Là Ma Lợi Chi Thiên và Đại Lực Kim Cang." Hỏi: "Ma Lợi Chi Thiên là do vị nào hóa hiện?" Đáp: "Đại Nhật Như Lai." (Ngài đi phía trước mặt trời.) Hỏi: "Đại Lực Kim Cang thì sao?" Đáp: "Liên Hoa Đồng Tử." (Gồm có các vị như Địa Tạng, Đại Lực, Kim Mẫu hợp nhất mà hóa hiện ra.)

47. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (7)

Hỏi: "Học Phật thì điều quan trọng trước tiên là phát bồ đề tâm, thế nào gọi là phát bồ đề tâm?" Đáp: "Bồ đề tâm chính là tấm lòng mong muốn làm lợi cho chúng sinh, đại bồ đề tâm là xem tất cả chúng sinh như chính bản thân mình." Chú thích: Từ — làm người khác vui. Bi — diệt trừ mọi đau khổ của chúng sinh. Hỷ — vui vẻ làm những việc tốt cho chúng sinh khắp thập phương. Xả — tâm Phật và chúng sinh không có sự phân biệt, bình đẳng xả bỏ. Hỏi: "Vì sao trước tiên cần phát bồ đề tâm?" Đáp: "Cũng giống như nhân, cũng giống như quả. Phát tâm là nhân, thành Phật là quả." Hỏi: "Phát bồ đề tâm có sự phân biệt lớn nhỏ không?" Đáp: "Có." Chú thích: Thanh Văn — phát tâm sau khi mình thành tựu, mới độ cho người khác. (tự lợi) Duyên Giác — bản thân thành tựu trước, do vậy còn được gọi là Độc Giác. (tự lợi) Bồ Tát — phát tâm sau khi độ hết chúng sinh xong bản thân mới thành Phật. (lợi tha) Phật — vô nhân ngã tướng, Phật và chúng sinh bình đẳng. (tự - tha bình đẳng)

Hỏi: "Cái gọi là mọi việc ác không làm, mọi việc thiện đều làm, tự thanh tịnh ý, đây là chư Phật dạy hay là có ý nghĩa gì?" Đáp: "Mọi việc ác đừng làm là giữ giới. Mọi việc thiện đều làm là phát bồ đề tâm. Tự thanh tịnh ý là tu hành. Đây đều là giáo hóa của Phật." Hỏi: "Lư Sư Tôn có thuyết pháp thắng nghĩa không?" Đáp: "Tôi nói: Niệm vô niệm. Tu vô tu. Chứng vô chứng. Ngã vô ngã Đây là thắng nghĩa của tôi." (Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng.)

Hỏi: "Chúng ta cúng dường Bổn tôn thì dùng cúng phẩm gì?" Đáp: "Hoa, hương, đèn, trà, quả là ngũ cúng. Bát cúng thì thêm vỏ ốc như ý, phấn thơm, nước tắm. Kì thực cúng phẩm rất nhiều, ví dụ có ba mươi bảy món cúng như: núi Tu Di, Đông Thắng Thần Châu, Nam Chiêm (Thiệm) Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Bắc Câu Lư Châu, nhật, nguyệt, bát tiểu châu, bánh xe, voi, ngựa, châu ngọc, tướng quân, ngọc nữ, chủ tạng, bảo tạng, bảo sơn, bảo ngưu, bảo thụ, gạo, đại bảo cái, tiểu bảo cái, hoa, hương, đèn, đất. Còn có thêm trò chơi, tóc hoa, lời hát, điệu múa." Hỏi: "Nhiều như vậy sao?" Đáp: "Không chỉ những thứ này, con người hiện đại còn cúng cả: xe hơi, nhà lầu, châu báu, bất động sản, vàng bạc, bạch kim, kim cương…." Hỏi: "Xin hỏi Lư Sư Tôn, cúng dường lớn nhất là cái gì?" Đáp: "Cúng tâm, cúng pháp." Hỏi: "Tâm, pháp là gì?" Đáp: "Thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh, đều là cúng dường lớn nhất. Còn có cúng dường đại lạc, cúng dường quang minh, cúng dường tính Không, đều được xem là số một." (Bồ đề tâm là đại cúng dường.)

48. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (8)

Hỏi: "Hành giả Mật giáo tu hành có cần phải chọn nơi địa linh không?" Đáp: "Cần. Ví dụ: hang động của các vị tu hành giả vĩ đại như hang động của ngài Liên Hoa Sinh, hang động của ngài Milarepa, đều là những nơi có lực gia trì rất mạnh." Chú thích: Còn có: Tám thánh địa lớn của Phật Đà. Hang động của Đại Ca Diếp. Hang động của Xá Lợi Phất. Hang động của Tân Đầu Lư. Núi Phổ Đà của Quan Thế Âm Bồ Tát. Núi Ngũ Đài của Văn Thù Bồ Tát. Núi Nga Mi của Phổ Hiền Bồ Tát. Núi Cửu Hoa của Địa Tạng Bồ Tát. Còn có: Lôi Tạng Tự tại Seattle, Mỹ. Lôi Tạng Tự Đài Loan. Cầu Vồng Lôi Tạng Tự ở Mỹ, nơi có phong thủy thất tinh lạc địa v.v… (Đây đều là những nơi có địa linh.) Hỏi: "Có đại tu hành giả nào không cần đến sự giúp đỡ của địa linh không?" Đáp: "Có. Nếu đại hành giả đã giác ngộ được ta chính là Phật, nơi ta sống là điện Phật, người thân là các vị Bồ Tát, quần áo ta mặc là thiên y thanh tịnh, nơi ta đến đều là Phật thổ, đại hành giả như vậy thì đã đạt tới tâm không còn phân biệt, thì ở nơi nào cũng đều được cả." Chú thích: Lò giết mổ. Ca kỹ viện. Nơi ở của quỷ la sát. Nơi ở của dạ xoa. Nghĩa trang. Rừng sâu nhiều thú dữ. Những khu vực nhiễm độc. v.v. Thì đại hành giả đều không được đến. Hỏi: "Có người tụng chú hoặc Phật hiệu thì có cấm kỵ gì không? Ví dụ không được làm ở những nơi như toilet, phòng tắm?" Đáp: "Tâm chúng sinh có sự phân biệt sạch bẩn, còn đối với tâm của Thánh giả thì không còn phân biệt sạch bẩn. Ngoài ra, có một số câu chú Hộ pháp, do lời thề nguyện khác nhau nên sẽ có cấm kỵ." Hỏi: "Người tụng chú có cần quy y Thượng sư không?" Đáp: "Quy y thì tốt hơn, bởi vì sẽ có lực gia trì của Thượng sư, công đức tương đối lớn. Còn người không quy y mà tụng chú thì công đức nhỏ." Hỏi: "Chú dài, chú ngắn, tâm chú, có sự khác biệt về công đức không?" Đáp: "Không có khác biệt. Nhiều thời gian thì trì chú dài, ít thời gian thì trì tâm chú."

Hỏi: "Lư Sư Tôn, vì sao ngài lại tôn sùng Cao Vương Kinh như vậy?" Đáp: "Bởi vì nội dung của kinh này đều là danh hiệu của Phật Bồ Tát. Có Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai. Còn có các vị đại Bồ Tát. Trong kinh có lời, nhưng trì danh hiệu của Quan Thế Âm Bồ Tát thì công đức rất lớn. Nay ta còn trì tụng cả danh hiệu của thập phương tam thế tất cả chư Phật Bồ Tát thì công đức cũng to lớn như vậy." Hỏi: "Lư Sư Tôn thích chú nào nhất?" Đáp: "Chú lục tự đại minh, chú Đại Bi, chú Văn Thù, chú Tôn Thắng, chú Đại Bạch Tản Cái, Thất Phật diệt tội chân ngôn, ngoài ra còn có chú Liên Hoa Đồng Tử ...

49. Pháp ngữ của Liên Sinh Hoạt Phật (9)

Hỏi: "Lư Sư Tôn! Quan điểm tôn giáo của ngài thế nào?" Đáp: "Bình đẳng! Bình đẳng! Ví dụ: tôi cũng xem chúa Jesus của đạo Cơ Đốc như guru của mình, vì trong giáo pháp của ngài có Phật pháp." Chú thích: Trong "Đăng Sơn Bảo Huấn", ngài đã lấy năm cái bánh và hai con cá biến hóa ra khiến cho mọi người đều được ăn no. Đại thần biến này trong Phật giáo cũng có. Jesus nói: Tay trái làm việc tốt, đừng để cho tay phải biết. Điều này trong giáo pháp của Phật Đà cũng có, là "bất tư thiện". (tam luân thể không) Jesus nói: Có người ăn cắp quần áo của bạn, thế thì bạn cho hắn ta cả đồ lót luôn. Việc này chính là xem chúng sinh như chính mình. (vô duyên đại từ, đồng thể đại bi). Jesus nói: Có người tát bạn vào má phải, thế thì bạn đưa má trái cho họ tát luôn. Đây là pháp "vô ngã". Jesus cũng đã hiển hiện rất nhiều thần tích, ví dụ như đi trên mặt biển. Thần tích này là để dạy cho các đệ tử của ngài có niềm tin sâu đậm mà thành tâm cầu pháp, đừng phát sinh tâm ngờ vực đối với guru.

Hỏi: "Ngoài chúa Jesus ra thì đối với các tôn giáo khác ngài nghĩ sao?" Đáp: "Bình đẳng tôn trọng. Tôi luôn tìm kiếm những điểm tương đồng trong những cái khác biệt. Đối với Đại Phạm Thiên, Biến Tịnh Thiên, Đại Tự Tại Thiên của Ấn Độ giáo, tôi đều tôn trọng. Hỏi: "Hồi giáo thì sao?" Đáp: "Tôn trọng."

Hỏi: "Lư Sư Tôn! Vì sao ngài lại sùng bái Diêu Trì Kim Mẫu như vậy?" Đáp: "Diêu Trì Kim Mẫu là Đại Kim Tiên, ngài đã thay đổi cả cuộc đời này của tôi. Ngài mở thiên nhãn của tôi, hướng dẫn tôi đi trên con đường học Phật, ngài là người thầy vĩ đại của tôi, là trân bảo. Đời này của tôi đều là do ngài ban cho. Ngài là người mà tôi tôn sùng nhất." Hỏi: "Ngài có cách nhìn thế nào đối với Hiển giáo và Mật giáo?" Đáp: "Hoàn toàn hợp nhất. Giống như mu bàn tay và lòng bàn tay vậy." Hỏi: "Nếu cùng lúc tu Hiển và Mật thì sao?" Đáp: "Nếu cùng lúc tu Hiển Mật thì vạn người tu vạn người thành tựu!" Hỏi: "Lư Sư Tôn, Bổn tôn của ngài là Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật, Địa Tạng Bồ Tát, vì sao vậy?" Đáp: "Diêu Trì Kim Mẫu — tôn sùng số một, thay đổi cuộc đời tôi. A Di Đà Phật — nguyện lực lớn nhất, có 48 nguyện độ chúng sinh. Địa Tạng Bồ Tát — thề nguyện sâu sắc nhất. Địa ngục chưa trống thì chưa thành Phật."

Hỏi: "Lư Sư Tôn, hiện tại ngài tu hành thế nào?" Đáp: "Tu trung quán để có tâm thanh tịnh, xem tất cả mọi pháp đều như mộng như huyễn, toàn nhiên, chẳng có được cũng chẳng mất. Không chấp vào tướng để tu lục độ vạn hành." Hỏi: "Ngài có nhập Tam muội địa không?" Đáp: "Nhất hành tam muội, nhất niệm tam muội, nhất tướng tam muội, vô niệm tam muội, vô tướng tam muội, vô trụ tam muội. Tôi học vô ngã, vô sinh, vô vô sinh, vô diệt, không, vô niệm." (chân đế của đạo giải thoát)

(Hết)

Mục lục