📗

291. Pháp Vương đại thần biến

image

Pháp Vương đại thần biến

🪷 Duy Ma Cật và Tôi

Văn tập số: 291 Xuất bản: 14/10/2022 Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

Lời mở đầu

Duy Ma Cật Đại Sĩ đến nhập mộng

Sau khi tôi (Lư Sư Tôn) kết thúc giảng thuyết kinh Kim Cang, các đệ tử đề nghị tôi tiếp tục giảng kinh. Họ đều nói Lư Sư Tôn giảng kinh không giống những người khác. Không giống như thế nào? Tôi nói: Tôi không bắt chước lời người khác. Điều tôi giảng là những nhận thức của chính mình, là sự lĩnh ngộ của chính mình, chỉ như vậy mà thôi! Kinh Kim Cang đã giảng xong rồi, tiếp theo cần giảng kinh gì?

Kết quả: Duy Ma Cật Đại Sĩ đến nhập mộng. Ngài nói: ”Lư Sư Tôn! Ngài hãy giảng kinh Duy Ma Cật đi!” Tôi nói: ”Được! Dứt khoát một lời, tôi sẽ giảng kinh Duy Ma Cật.” Tôi hỏi: ”Duy Ma Cật Đại Sĩ, ngài từ nơi nào đến?” Ngài đáp: ”Sao mà ngài vẫn ngốc như vậy! Ngài chỉ cần tịnh tâm là tôi sẽ ở nơi đó!” Tôi nghĩ một lúc, ha! Quả nhiên là thế. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Lư Sư Tôn! Bộ kinh này của tôi, người đời sau đã giúp tôi đặt rất nhiều tên kinh, ngài cũng giúp tôi đặt một cái tên được không?” Tôi nói: ”Được! Nếu ngài không chê tôi vẽ rắn thêm chân thì tôi sẽ đặt một cái tên.” Theo như tôi biết, có khá nhiều tên kinh cho bộ kinh này, đó là: Duy Ma Cật Kinh. Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh. Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh. Duy Ma Cật Thuyết Bất Tư Nghì Pháp Môn Kinh. Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh. Thuyết Vô Cấu Xứng Kinh. Phổ Nhập Đạo Môn Kinh. Phật Pháp Phổ Nhập Đạo Môn Tam Muội Kinh. v.v…

Linh quang của tôi lóe lên, tôi nói: ”Duy Ma Cật Nhân Gian Du Hý Kinh, được không?” Duy Ma Cật cười lớn: ”Đúng là có “võ”! Rất thỏa đáng!” Tôi đột nhiên lại nói: ”Duy Ma Cật Pháp Vương Đại Thần Biến Kinh thì sao?” Duy Ma Cật nói: ”Cũng hay!” Tôi hỏi ngược lại Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Nếu là do ngài tự mình đặt tên thì sẽ lấy tên nào?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”OOOOO kinh.” Tôi kinh hãi! ”Cái này căn bản là không có tên mà?” Duy Ma Cật đáp: ”Văn Thù im lặng, Duy Ma lặng câm. Vốn dĩ chính là như vậy, tất cả mọi tên gọi của thế gian này đều là tên giả mà thôi.” Duy Ma Cật Đại Sĩ và tôi cười vang ha ha. Tại đây tôi nguyện cầu: Nguyện chúng sinh hữu tình đọc kinh Duy Ma Cật cùng thành Phật đạo!

(Tháng 6 năm 2022)

Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Sheng-yen Lu

17102 NE 40th CT REDMOND WA 98052 U.S.A

01. Bay về Ma Ha Song Liên Trì

Có một hôm. Con gái tôi Lư Phật Thanh bị ốm, nó bị ốm rất nặng. Thế là, Tôi cõng Lư Phật Thanh, dùng thần túc để bay lượn, bay lên bầu trời, bay vào trong mây. Với dáng dấp đẹp đẽ nhất, giống như chim đại bàng, tôi bay về hướng Tây, bay đến cõi trời bên ngoài cõi trời. Từ cõi trời bên ngoài cõi trời, tôi bay về Ma Ha Song Liên Trì. Để cho Lư Phật Thanh tắm mình trong nước tám công đức của hai hồ sen. Xong việc, lại bay trở về nhân gian. Từ đó, cơn đau bệnh của Lư Phật Thanh không còn đau nữa. Nước tám công đức đã chữa khỏi cơn đau bệnh của Lư Phật Thanh. (Đây là giấc mơ của Lư Phật Thanh.)

Tôi nhớ đến chuyện này, vì thế tôi liền nghĩ, hiện tại Sư Mẫu Thượng sư Liên Hương đang bị bệnh. Tôi dùng thủ pháp tương tự, cõng Thượng sư Liên Hương đến Ma Ha Song Liên Trì. Dùng nước tám công đức để tắm gội cho Thượng sư Liên Hương, để tiêu trừ bệnh tật của bà ấy. Tôi dùng thuật Vũ không. Cõng Sư Mẫu Thượng sư Liên Hương trên lưng. Cũng với dáng dấp tư thế đẹp đẽ nhất, tôi bay đến cõi trời bên ngoài cõi trời. Tôi cảm thấy lưng mình càng lúc càng nặng. Thượng sư Liên Hương giống như một tảng đá, là tảng đá to, không phải là một tảng đá mà là một ngọn núi, là núi Tu Di, núi Tu Di mà tôi đang cõng đang đè tôi đến mức không thở nổi. Oa! Không chịu nổi nữa! Tôi rơi thẳng xuống. Tôi rơi trở lại nhân gian. Tôi ngẫm nghĩ: ”Vì sao tôi có thể cõng Lư Phật Thanh bay đến Ma Ha Song Liên Trì, nhưng lại không thể đưa Sư Mẫu Thượng sư Liên Hương đi?” Tôi (Lư Sư Tôn) đã dùng hết mọi pháp môn, không ngờ lại không có cách nào cứu Sư Mẫu sao?

Tôi thỉnh Duy Ma Cật Đại Sĩ. Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi tôi: ”Lư Sư Tôn! Có một người là cô Trần Lệ, bên dưới tai có khối u, đến để cầu ngài chữa. Ngài đưa tay sờ đầu cô ấy, chỉ một cái sờ đầu này mà khối u lập tức biến mất, đúng không?” Tôi đáp: ”Đúng.” Duy Ma Cật Đại Sĩ lại hỏi: ”Cái sờ đầu này của ngài, khối u liền tiêu biến. Nhưng, có phải là mọi chúng sinh mọc u bướu, ngài sờ đầu một cái là khối u đều tiêu biến không?” Tôi đáp: ”Không phải, đương nhiên là không.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Đúng thế, đúng thế. Những cái này đều là căn tính khác biệt của vô số chúng sinh, cũng là đủ mọi hiện tượng do nhân duyên khởi lên.”

Duy Ma Cật Đại Sĩ lại nói: ”Như người đào giếng, cùng một nhóm người, cùng một công cụ, nhưng chỉ cần địa điểm khác nhau thì giếng đào được đều khác nhau.” Có cái có nước. Có cái không nước. Có cái nước ngọt. Có cái nước lợ. Duy Ma Cật Đại Sĩ khoát tay một cái, để cho tôi xem một bộ phim nhiều tập… Tôi xem xong thì kinh hãi! Cuối cùng tôi đã hiểu nhân duyên vì sao tôi có thể chữa khỏi bệnh cho Lư Phật Thanh, nhưng không thể chữa khỏi bệnh cho Thượng sư Liên Hương.

02. Thời Luân Kim Cang đại thần biến

Từng có một lần, tôi ở thủ đô Jakarta của Indonesia cử hành đại pháp hội Thời Luân Kim Cang. Lần pháp hội đó, Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia cũng đến tham gia. Ông ấy ca ngợi rằng: “Lần đầu tiên trong đời nhìn thấy có nhiều người Hoa đến vậy đều tập trung ở đây.”

Pháp hội bắt đầu. Tôi thắp hương lễ bái Thời Luân Kim Cang. Hương trên tay tôi hóa thành khói hương, làn khói uốn lượn, tụ lại thành hình một khuôn mặt của Thời Luân Kim Cang. Mắt, tai, mũi, miệng phân biệt rất rõ ràng. Tên đầu có mũ chày kim cang. Tôi và Thời Luân Kim Cang mặt đối mặt. Bức ảnh này được chụp ra đã làm chấn động mọi người. (Thời Luân Kim Cang đại thần biến.)

Mới đây. Tôi ở nhà mình là Nam Sơn Nhã Xá ở Seattle Hoa Kỳ, bức tường ở đầu giường tôi trống trơn. Có người tặng tôi một bức thangka Thời Luân Kim Cang lớn. Tôi nhờ Thượng sư Liên Cầm giúp tôi treo nó lên. Bức pháp tướng Thời Luân Kim Cang đó to đến nỗi có thể che kín bức tường ở đầu giường tôi. Vừa treo lên. Thời Luân Kim Cang đại thần biến từ trong bức tường đi ra. Ngài có bốn đầu hai mươi tư cánh tay. Thân màu xanh lam. Bốn đầu phân rõ màu lam, vàng, trắng, đỏ. (Tượng trưng tiêu tai, tăng ích, kính ái, hàng phục.) Dưới chân ngài dẫm lên thần Dục vọng màu đỏ. Chân kia thì dẫm lên yêu quái đáng sợ màu trắng. Trên người phóng tỏa ánh sáng ngũ sắc. Ngài nói với tôi: ”Lư Sư Tôn! Chớ gom tiền gom bạc.” Ngài nhấn mạnh: Tiền là rắn độc. Tiền là thú dữ. Tai họa từ tiền nhiều lắm thay! Trộm cắp cũng vì tiền mà sinh ra. Không trộm thì cướp. Giết người phóng hỏa vì tiền mà ra. Con cái vì tiền mà tố cáo nhau, phân chia tài sản. Tình bạn vì tiền mà tan vỡ. ….

Thời Luân Kim Cang nói với tôi: ”Không được chạm vào tiền!” Tôi đem lời của Thời Luân Kim Cang nói với Duy Ma Cật Đại Sĩ. Hỏi: ”Con người thế tục nói, có tiền tùy hứng, không tiền cam chịu. Còn Thời Luân Kim Cang nói, tiền là rắn độc, tiền là thú dữ, không được chạm vào tiền. Xin Duy Ma Cật Đại Sĩ nói rõ một đôi điều.” Duy Ma Cật Đại Sĩ cười một cái, đáp: Tiền là trung tính. Tiền là thứ không có tình cảm ý thức. Tiền là giấy. Tiền không có tội. Nó chẳng là cái gì cả. Tiền không có vấn đề “như pháp” hay “không như pháp”. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Đó là vấn đề “cái tâm” của con người, tâm người xấu thì tiền là xấu, tâm người tốt thì tiền là tốt.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói với tôi: ”Lư Sư Tôn! Ngài nên không giữ không bỏ, tôi tặng ngài bốn chữ, không giữ không bỏ.” A! Tôi đã hiểu rồi! Tùy nó đến! Tùy nó đi! Không cần dính mắc.

03. Ổ ma

Nhà tôi Nam Sơn Nhã Xá ở bang Washington nước Mỹ từ lâu đã trở thành một “ổ ma”. Tôi và Thượng sư Liên Hương cùng với bầy ma sống cùng một nơi. Nguyên nhân chủ yếu là vì: “Thời kỳ dịch bệnh, mỗi buổi tối tôi đều làm siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp.” Vì thế, nhà tôi đã trở thành khu chợ của ma. Hiện tượng là: Sư Mẫu Thượng sư Liên Hương tận mắt nhìn thấy ma chui vào trong chăn bông của bà ấy để ngủ, hơn nữa còn ngọ nguậy nữa. Cái chụp đèn trở thành đĩa bay, chở rất nhiều ma huýt sáo bay qua. Bức ảnh trên tường của Sư Mẫu rơi xuống đất, rồi lại treo trở lại trên tường, bức ảnh đã biến thành mặt ma nhìn bà ấy mỉm cười. Nơi cửa sổ có rất nhiều ma xếp hàng chờ đến lượt lên thuyền pháp. Bức tường trong nhà tôi đã trở thành những hang hốc cho rất nhiều ma trốn ở trong đó. Soi gương, có rất nhiều khuôn mặt ma ở xung quanh. ……………….

Về phía tôi: Ma hễ nhìn thấy tôi đến là chạy tán loạn tứ phía, tạo ra những tiếng binh binh beng beng. Trong phòng thể dục, tủ quần áo, tủ lạnh, nhà vệ sinh, phòng chiếu phim, bên dưới bồn rửa mặt, trong chậu cảnh, phòng chứa đồ, tủ đầu giường, giá sách… Tất cả đều trở thành nơi trú ngụ của ma. Tôi tĩnh tâm lại. Nghe thấy tiếng giày cao gót, giày da, giày bộ đội, dép lê đi lại. Tôi đi qua hành lang, những cái đầu ma lần lượt từ trên tường thò ra póc póc póc póc, xin tôi gia trì. Mở cửa phòng kho hay phòng thể dục thì bên trong có rất nhiều ma. Tôi hỏi: ”Làm cái gì đấy?” Họ đáp: ”Bày tiệc!” Tôi và Thượng sư Liên Hương không hề sợ hãi, ngược lại cảm thấy sự náo nhiệt liên tục, tăng thêm rất nhiều hứng thú của chúng tôi đối với ma. Ví dụ: Thượng sư Liên Hương nhìn thấy một ma nữ trẻ tuổi mặc váy hoa ngồi trên xe lăn của bà ấy. Thượng sư Liên Hương nói: ”Ớ! Ma nữ ngồi trên xe của tôi.” Tôi hỏi: ”Có xinh không?” Thượng sư Liên Hương nói: ”Không nói chuyện với ông nữa. Ông đã có bốn vợ ma rồi, còn chưa đủ sao?” (Ma thị giả là: Thụy Quang, Phù Dung, Thiến Thiến, Tân Tân.)

Nhưng, Tiệc vui chóng tàn. Khi Thượng sư Liên Cầm treo bức thangka Thời Luân Kim Cang đặc biệt lớn lên trên bức tường ở đầu giường tôi. Những bóng ma lắc lư, toàn bộ đều biến mất tăm mất tích. Vừa treo lên, khai quang xong một cái, ngay đến một con ma cũng không còn! Thì ra tướng phẫn nộ của Thời Luân Kim Cang đã khiến những con ma sợ chạy mất tăm, họ không dám hiện thân. (Duy có bốn ma thị giả của tôi thỉnh thoảng vẫn hiện thân một lúc.) Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Ma hiện thân là tốt hay ẩn thân là tốt?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Ma cũng là huyễn hóa, người cũng là huyễn hóa, đây là “chân không trí”. Lư Sư Tôn! Ngài là người “chân không trí”, có cái nhìn bình đẳng, vì thế đều tốt cả. Thời Luân Kim Cang là Kim Cang phẫn nộ “sai biệt trí”, vì thế hễ ngài xuất hiện là ma đều trốn đi hết.” Duy Ma Cật Đại Sĩ lại nói: ”Lư Sư Tôn! Hiện thân tốt hay không hiện thân tốt? Ngài là chủ, Thời Luân Kim Cang cũng nghe theo lệnh của ngài.”

04. Chú thích: hỏi đáp về chương “Ổ ma”

Trong chương “Ổ ma”, cuộc đối thoại giữa tôi và Duy Ma Cật Đại Sĩ quá đơn giản, có một số người sẽ không hiểu. Vì thế ở đây, tôi làm một cái “chú thích” cho mọi người. Trước tiên chúng ta cần phải hiểu “chân không trí”. Thế nào là “chân không trí”? Tôi nói với mọi người, tôi thường dùng một so sánh, tức là lấy mặt trăng làm đối tượng so sánh. Vô ngã tướng — trên mặt trăng không có ta. Vô nhân tướng — trên mặt trăng không có người. Vô chúng sinh tướng — trên mặt trăng không có chúng sinh, các hướng đông tây nam bắc đều mất đi ý nghĩa. (Không gian mất đi ý nghĩa.) Vô thọ giả tướng — trên mặt trăng thời gian cũng mất đi ý nghĩa. Trên mặt trăng vĩnh viễn đều y như thế. Cần thời gian để làm gì? Thiện, ác, chay, mặn, Phật, ma, đúng, sai, thị, phi, v.v… Toàn bộ đều là “chân không” [cái không chân thực]. Cho nên, tôi có “chân không trí” [trí huệ về cái không chân thực].

Tôi biết, trái đất của chúng ta có ta, có người, có chúng sinh, có thọ giả [thời gian]. Nhưng tôi cũng biết, đó chỉ là nhất thời, thực tướng chân chính là huyễn sinh huyễn diệt. Người là huyễn sinh. Ma là huyễn diệt. Kì thực là không sinh không diệt. Đó là đệ nhất nghĩa. Đây là yếu nghĩa của kinh Kim Cang. Đây là cảnh giới của “không”. Vì thế, Tất cả pháp vốn từ niết bàn. Tất cả chúng sinh vốn từ giải thoát. (Một thực tướng ấn) Pháp tính chân như, bình đẳng quán. Vì thế, đối với ma và người, tôi có cái nhìn bình đẳng.

Chúng ta lại nói về “sai biệt trí”. Thế nào là “sai biệt trí”? ”Sai biệt trí” là thế tục đế. Tất cả mọi pháp, mặc dù cùng một chân như, nhưng nhân duyên khác biệt nên các hiện tượng cũng khác nhau. Nhân duyên. Nhân quả. Có thể thấy rõ rành rành. Đây là cảnh giới của “có”.

Trên trái đất mà con người chúng ta sống, có người, có ta, có chúng sinh, có thọ giả. Chúng sinh bình thường sống trong không gian thời gian, hơn nữa do nghiệp duyên sinh ra, vì thế mà có sự phân biệt. (sai biệt trí) Phật ma. Thiện ác. Chay mặn. Đúng sai. v.v…

Thông thường là ở trong “sai biệt trí” mà kiến lập mọi pháp. Thời Luân Kim Cang là tướng phẫn nộ. Cho nên người và ma sẽ có sự khác biệt. Vì thế, ma thấy Thời Luân Kim Cang thì tự nhiên sẽ kinh hãi khiếp sợ, vì thế mà họ không xuất đầu lộ diện.

Tôi thật lòng thật sự nói với mọi người: ”Chân không trí” là tiêu tan mọi pháp. ”Sai biệt trí” là lập nên mọi pháp. Người học Phật phải biết trong pháp sai biệt đều không có tự tính. Từ Không xuất Giả. Từ Giả nhập Không. Vì thế mới có thể: Không giống không khác. Chân - Tục viên dung. Lư Sư Tôn tôi cho rằng: phải Không - Hữu song vận, đây cũng là Không - Giả song vận, đó là nghĩa Trung quán.

05. Sự thị hiện của đại uy thần lực

Có một buổi tối. Tôi ngồi trên pháp tọa, trong một sát-na nhập vào tam muội, không ngờ xuất hiện cảnh tượng như thế này. Trên đỉnh đầu tôi có vô lượng chư Phật. Hai bên có các vị đại Bồ Tát. Bên dưới có rất nhiều Thanh Văn. Tôi chú ý đến xung quanh. Có năm đại Kim Cang, tám đại Minh Vương. (các vị Hộ Pháp) Vòng ngoài có chư Thiên. (Bao gồm Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới.) Còn nhìn thấy: Long thần — thiên long, địa long, thủy long. Dạ xoa — Tật tiệp quỷ. Càn thát bà — Lạc thần. Ca lâu la — Kim sí điểu thần. A tu la — các thần nặng tâm sân. Ma hầu la già — đại mãng thần. (địa long) Cảnh tượng này tôi chưa bao giờ trông thấy, tôi thốt lên, thật quá bất khả tư nghì. (Bao gồm cả tứ chúng đệ tử.)

Lúc này Thích Đề Hoàn Nhân, tức là Thiên Đế của Đao Lợi Thiên, thỉnh tôi thuyết pháp. Nhất thời, tôi không biết phải nói từ đâu. Nhưng, tôi chỉ nói: ”Chư Phật Bồ Tát cứu độ chúng sinh, có Tối Thắng Thế Giới, Diệu Bảo Thế Giới, Viên Châu Thế Giới, Vô Ưu Thế Giới, Tịnh Trú Thế Giới, Pháp Ý Thế Giới, Mãn Nguyệt Thế Giới, Diệu Hỷ Thế Giới, Diệu Viên Thế Giới, Hoa Tạng Thế Giới, Chân Như Thế Giới, Viên Thông Thế Giới, bây giờ sẽ có Chân Phật Thế Giới.” Tôi lại nói: ”Tu hành lấy vô niệm làm chính giác Phật bảo. Lấy thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh làm pháp bảo. Lấy Chân Phật Thượng sư làm tăng bảo.”

Lúc này, Duy Ma Cật Đại Sĩ hiện thân, phóng vô lượng ánh sáng bách bảo chiếu khắp trời khắp đất, hỏi Lư Sư Tôn: ”Thế nào là Bồ Tát hành?” Tôi đáp: ”Vô vi mà làm.” (Không vì cái gì cả mà làm mọi điều thiện.)

Hỏi: ”Thế nào là không?” Đáp: ”Vô vi là không.” Hỏi: ”Thế nào là giải thoát?” Đáp: ”Pháp nhĩ bản nhiên.” (không nghĩ thiện, không nghĩ ác, vô niệm, bình đẳng) Hỏi: ”Chân Phật Thế Giới của Lư Sư Tôn ở đâu?” Đáp: ”Tâm.” (tức tâm tức Phật, phi tâm phi Phật) Hỏi: ”Chân Phật Thế Giới lớn chừng nào?” Đáp: ”To như núi Tu Di, nhỏ như hạt cải. Nói nghiêm túc là, không lớn không nhỏ, không nhỏ không lớn, lớn nhỏ hòa vào nhau.” Hỏi: ”Ngài là Lư Sư Tôn à?” Đáp: ”Tôi không biết Lư Sư Tôn là ai.” Hỏi: ”Thế giới Ta Bà và thế giới Chân Phật có gì khác biệt?” Đáp: ”Ta Bà tức Chân Phật, Chân Phật tức Ta Bà.” (không khác biệt) Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Ngài có thể giảng kinh Duy Ma Cật được rồi!”

06. Đại Hoạt Phật lên thuyền pháp

Trong siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp. Tôi nhìn thấy: Cờ phướn giương cao. (ô lọng) Một nhóm các Lama chen chúc vây quanh một vị đại Hoạt Phật đi đến. Vị Hoạt Phật này là Rinpoche chuyển thế. Người Mông Cổ gọi là Khutukhtu. Trung Thổ gọi là Hoạt Phật. Vị đại Hoạt Phật này khi còn tại thế có tên tuổi rất lớn, có mấy ngôi chùa, chúng sinh vừa quỳ vừa lạy. Đại Hoạt Phật muốn lên thuyền pháp của tôi. Điều không ngờ tới là: Khi ông ấy muốn giơ chân lên thuyền pháp, thuyền pháp lại biến thành cực kì cao lớn. Bình thường các linh hồn lên thuyền pháp, có linh hồn thì dùng cách bay, bay như chim, lướt như diều, bay lên thuyền là được. Linh hồn nào không biết bay thì giơ chân lên là được.

Đại Hoạt Phật vừa nhìn thấy là thuyền pháp biến thành cực kì cao lớn, ông ấy không biết bay, chỉ có hét lên: ”Xin hãy thả cái thang lên thuyền!” Cái thang đã thả xuống rồi. Đại Hoạt Phật trèo lên thang, hai tay bám vào trèo, trèo được một nửa thì cái thang không tải nổi nữa liền đứt ra, đại Hoạt Phật lộn nhào rơi xuống, ngã sấp xuống như vồ ếch.

Lúc này trông cực kì chẳng ra làm sao cả! Đại Hoạt Phật vội vàng niệm chú Hộ pháp. Hộ pháp đến lại là Ca lâu la, là thần Kim sí điểu. Đại Hoạt Phật ngồi trên lưng Kim sí điểu, thoáng chốc đã vọt lên trời, cao hơn cả con thuyền pháp lớn. Nhưng, thuyền pháp lại thu nhỏ lại, nhỏ giống như một hạt đậu, giống như một hạt cải. Thân thể đại Hoạt Phật to cao, làm sao có thể tiến vào con thuyền nhỏ như hạt cải, đương nhiên là vẫn không thể lên thuyền. Khiến đại Hoạt Phật tức giận đến mức một Phật xuất thế, hai Phật thăng thiên [câu thành ngữ này nghĩa là chết đi sống lại], ông ấy nổi trận lôi đình. Rất nhiều linh hồn nhìn thấy cảnh tượng này đều vỗ tay khen hay. Đại Hoạt Phật không lên được thuyền pháp, quay người lại mắng tôi: ”Lư Sư Tôn! Ông giở trò trêu đùa tôi.” Tôi đáp: ”Tôi ngồi trên pháp tọa, thân tâm bất động, làm sao mà trêu đùa?” Đại Hoạt Phật nói: ”Vì sao thuyền pháp lúc to lúc nhỏ?” Tôi đáp: ”Tôi không biết!” Đại Hoạt Phật hỏi: ”Ông là Pháp Vương, ông không biết sao?” Tôi không đáp. Cờ phướn ô lọng của đại Hoạt Phật cùng các đệ tử ủng hộ ông ấy quay người bỏ đi.

Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Vì sao đại Hoạt Phật không thể lên thuyền pháp, trong khi các linh hồn bình thường có thể lên thuyền pháp?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Đại Hoạt Phật không có trực tâm!” Tôi hỏi: ”Trực tâm là cái gì?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Trực tâm là đạo tràng.” Tôi hỏi: ”Đại Hoạt Phật là tâm gì?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Ông ấy là tâm tự cao tự đại, tâm hết sức ngạo mạn.” Ôi! Chả trách mà thuyền pháp biến thành cao lớn, biến thành hạt cải.

07. Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ

Có một hôm, tôi nhìn thấy cờ phướn tung bay, một nhóm người ngựa từ hư không giáng xuống. Phía trước có một vị thần tướng uy võ dị thường, thần thái sáng rực rỡ, toàn thân mặc áo giáp sáng chói cả mắt.

Thần tướng nhìn thấy tôi thì chắp tay lại, nói: ”Lư Sư Tôn! Tôi đến rồi!” Tôi ngẩng đầu lên nhìn, rõ ràng là có quen biết nhưng tôi lại không dám chắc. ”Ngài là…?” Thần tướng nói: ”Tôi là Trịnh Dụ Tín.” Tôi rất kinh ngạc: ”Anh là Trịnh Dụ Tín ư?” (đệ tử thời kỳ sớm nhất) Tôi nhìn Trịnh Dụ Tín, bây giờ khuôn mặt anh ấy đầy thần quang, thần sắc phấn chấn, có các thần binh đi theo ủng hộ, uy phong tám hướng, đương nhiên là không giống trước kia. Trịnh Dụ Tín nói: ”Tôi nhờ uy lực của Phật làm đại tướng quân ở Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ, chỉ huy tám trăm vạn thần binh.” Tôi “oa” lên một tiếng đầy ngạc nhiên.

Tôi hỏi: ”Anh không đi Tây phương tịnh thổ sao?” Anh ấy đáp: ”Tôi thích Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ.” Tôi nghĩ, đây cũng là nhân duyên của Trịnh Dụ Tín, lúc còn sống anh ấy thích võ, có phẩm chất của đại tướng quân. Tôi hỏi: ”Vì sao lần này anh đến đây?” Anh ấy đáp: ”Tôi tuần hành thiên hạ, đặc biệt đến bái kiến Lư Sư Tôn, để Lư Sư Tôn biết là tôi đang ở Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ.” Tôi hỏi: ”Mọi người trong nhà anh có biết không?” ”Biết! Tôi bảo vệ cho họ!” Tôi hỏi: ”Anh có biết Hứa Thủy Vượng, Trương Hoàng Minh đi đâu không?” (Cũng là hai đệ tử thời kỳ đầu, họ đều đã qua đời.) Anh ấy đáp: ”Lư Sư Tôn bấm ngón tay thần toán là biết thôi, không cần hỏi tôi. Tôi đến để đáp tạ ơn dạy dỗ của Lư Sư Tôn.” Tôi hỏi: ”Cung điện của Liễu Minh Hòa Thượng, cung điện của tôi đều tốt cả chứ?” Anh ấy đáp: ”Vẫn trang nghiêm huy hoàng như trước.” Anh ấy nói: ”Thần tiên ở Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ đều mong đợi Lư Sư Tôn, Lư Sư Tôn cũng có thể thần du trở về.” Tôi nói: ”Cảm ơn anh đã đến.” Anh ấy nói: ”Tôi sẽ lại đến nữa, tôi bằng lòng để Sư Tôn sai khiến! Tôi để ấn tín lại đây, chỉ cần gọi một tiếng là tôi đến ngay.” Trịnh Dụ Tín đại tướng quân liền hô hào các thần binh rời đi.

Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Trịnh Dụ Tín dựa vào nhân duyên gì mà sinh về Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ?” Đại Sĩ đáp: ”Lư Sư Tôn từ Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ giáng sinh Ta Bà, đệ tử của ngài dựa theo nhân duyên của ngài mà sinh về Thiên Hà Thắng Cảnh Xứ.” Tôi hỏi: ”Trịnh Dụ Tín nhậm chức đại tướng quân là vì nhân duyên gì?” Đại Sĩ đáp: ”Trên thiên thượng giới, anh ta vốn dĩ chính là đại tướng quân, đương nhiên là trở về bản địa thôi.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Người có nhân duyên sẽ có nơi chốn đã định. Duy Phật vô ngã trụ nơi vô ngã, tùy thuận thị hiện.”

08. Gia trì đại thần biến

Tôi từng nói: ”Một Thượng sư có đủ đức, gặp một đệ tử có đủ duyên, dựa vào lực gia trì mà sản sinh ra pháp lực cực lớn, đại thần biến này là kiểu rất khó tưởng tượng một cách không thể tưởng tượng được.” Ai là Thượng sư có đủ đức? Tôi Lư Sư Tôn cho rằng: 1. Thanh tịnh trì giới. 2. Phá trừ phiền não. 3. Thanh tâm quả dục. 4. Tinh tấn bền bỉ. 5. Không màng danh lợi. 6. Khắc phục được ma. 7. Có đại trí huệ. 8. Có đại phẩm hạnh. 9. Kiến chứng Phật tính. 10. Giác hành viên mãn. Thượng sư đủ đức có được mười điều toàn năng này thì đó là thật sự thập toàn thập mỹ.

Còn thế nào là đệ tử có đủ duyên? 1. Có duyên với Phật. 2. Có duyên với pháp. 3. Có duyên với Thượng sư. 4. Có duyên ba đời. [ba đời (tam thế): quá khứ, hiện tại, vị lai] Có thể nói thế này, đệ tử đủ duyên, do nhờ vào các loại công đức tu hành kiếp trước mà kiếp này có thể gặp được Thượng sư đủ đức. Chỉ cần nương dựa vào Thượng sư thì một lần gia trì sẽ lập tức xuất hiện đại thần biến. Những ví dụ này vô cùng nhiều.

Viết một bài kệ: Thượng sư đủ đức nhập thiền định. Thấy nghe được ngay mọi xấu ác. Pháp Vương pháp lực vượt chúng sinh. Chỉ một gia trì đại thần biến.

Tôi lấy một lá thư làm chứng.

Kính lễ Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Hoạt Phật. Sư Tôn Phật an! Đệ tử Lâm Dư Tâm (Shirley Lim) cảm tạ sự gia trì của Sư Tôn. Bởi vì ngày hôm đó khi báo cáo với Sư Tôn, thời gian không có nhiều, sợ rằng nói không rõ ràng, cho nên đệ tử viết lại cảm ứng và quá trình gần nhất để báo cáo với Sư Tôn.

Đệ tử làm nghề y tá, năm nay 31 tuổi, lúc nhỏ từ Malaysia di cư sang Mỹ, vừa kết hôn năm ngoái. Cả nhà đệ tử bao gồm cả chồng đều là đệ tử Chân Phật Tông. Sư Tôn lúc trước từng nói đệ tử là Liên Hoa Đồng Tử, khi ấy đệ tử hoàn toàn không có cảm giác gì đặc biệt, tự cảm thấy mình tu pháp còn trì trệ không thông. Bình thường mỗi ngày đệ tử đều thực tu mấy đàn pháp. Lúc nào có nhiều thời gian thì sẽ đặt ra công khóa tu hành, tập trung trì chú tu thiền (có hơi giống bế quan), nhưng vẫn luôn không có cảm giác gì đặc biệt.

Tuần trước sau khi được Sư Tôn gia trì, dường như ý thức chìm sâu của đệ tử đã được đánh thức, cảm giác đã thông suốt rồi, đột nhiên tu hành có được sức mạnh, khả năng quán tu và lĩnh ngộ đều tiến vùn vụt, bất kể là nghe Sư Tôn khai thị hay là đọc kinh sách đều có thể hiểu được. Trước kia mỗi lần tu pháp đều cảm thấy thời gian trôi qua rất chậm, bây giờ mỗi đàn pháp đều cảm thấy lưu loát như nước chảy mây trôi, mỗi đàn pháp đều cảm thấy pháp vị đầy ắp, pháp lưu tràn trề.

Dưới đây là một vài cảm nhận và tâm đắc của đệ tử sau khi được Sư Tôn gia trì:

Ngày 11/5/2022 (thứ ba): Đệ tử đến Chân Phật Mật Uyển hỏi việc, Sư Tôn sờ đầu gia trì cho đệ tử, để cho đệ tử có thể mơ thấy Sư Tôn, có thể cảm ứng. Sư Tôn nói từ các ấn ký như vân tay có thể thấy là đệ tử cũng là Liên Hoa Đồng Tử.

Ngày 15/5/2022 (chủ nhật): Tham gia pháp hội Hộ Ma Đại Cát Tường Thiên Nữ tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự. Chú âm vừa được bật lên, trong tích tắc đệ tử lập tức hợp nhất cùng với Bổn tôn Hộ Ma, cho đến khi Sư Tôn lắc chuông kim cang thì mới xuất định. Nếu Sư Tôn không lắc chuông thì rất có khả năng đến khi pháp hội kết thúc đệ tử vẫn ở trong trạng thái tam ma địa hợp nhất. Trước kia nghe thuyết pháp thì đều là dường như hiểu dường như không hiểu, kể từ ngày hôm đó, đệ tử có thể hiểu thông hiểu thấu, lĩnh ngộ được toàn bộ khai thị của Sư Tôn, cũng có thể thâm nhập ý cảnh trong sách của Sư Tôn.

Buổi tối hôm đó khi chuẩn bị đi ngủ, mới vừa nhắm mắt thì đệ tử đã tiến nhập vào tâm cảnh đếm hơi thở không suy nghĩ gì cả. Tiếp theo giống như xem phim, đệ tử nhìn thấy rất rõ nét việc tu hành nhiều kiếp của mình, cho đến lúc có cảnh tượng thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành, có tinh xá và tăng đoàn… Vừa mở mắt ra nhìn đồng hồ thì đã hơn 3 giờ sáng rồi.

Ngày 16/5/2022 (thứ hai): Ngày hôm đó tu pháp, vừa mới nhắm mắt lại bắt đầu tu pháp, mở mắt ra thì đã tu pháp kết thúc rồi. Cảm giác không có thời gian và không gian, giống như trong một cái búng tay là tu xong một đàn pháp rồi. Mỗi câu kinh chú đều thâm nhập và chạm đến nội tâm. Bây giờ đệ tử quán tưởng đã trở nên rất dễ dàng.

Khoảng thời gian này, bất luận tu mấy đàn pháp, hoặc tu pháp các Bổn tôn khác nhau, đều có thể tập trung tu từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Trong quá trình đó, đệ tử nhìn thấy ánh sáng trắng của Kim Cang Tâm Bồ Tát chạy quanh chuỗi niệm hạt một vòng (khi quán tưởng chuỗi hạt), ánh sáng trắng xuất hiện ở phía trước chiếu rọi toàn thân đệ tử, đệ tử nhập định trong ánh sáng.

Vài ví dụ thường ngày:

  1. Buổi chiều đệ tử ngồi tại đình Long Vương trì chú, đợi Sư Tôn hỏi việc xong thì đi đến Chân Phật Mật Uyển chào Sư Tôn. Ban đầu đệ tử có đặt chuông đồng hồ, nhưng trước khi chuông báo thức kêu lên thì tự mình đã tự động dừng trì chú, một giây sau thì đồng hồ kêu lên. Đồng hồ kêu và đệ tử tự động kết thúc trì chú dường như cùng xảy ra một lúc, giống như có cảm ứng tâm điện vậy.
  2. Khi tâm đệ tử không có suy nghĩ thì trước khi đi ngủ đều tự động đi bộ, ngồi im, đều bắt đầu luyện khí, rất tự nhiên đã biết ngồi tư thế nâng hậu môn, lưỡi chạm hàm trên, ép yết hầu, tự động bước vào trình tự luyện khí.
  3. Lúc chuẩn bị ăn phải quả táo sắp hỏng, răng lập tức cảm thấy đau buốt không thể cắn được, đồng thời khi ăn những thức ăn khác thì răng lại rất tốt. Thân tâm giống như có dự cảm, biết rằng quả táo này không tốt cho sức khỏe.

Đệ tử nghĩ đến chủ nhật tuần trước, trong phần khai thị “Trò hỏi Thầy đáp” của Hộ Ma Đại Cát Tường Thiên Nữ, Sư Tôn nhắc đến “Đại Tỳ Lô Giá Na thần biến gia trì”, khi Thượng sư đủ đức và đệ tử đủ duyên gặp nhau thì mới có sức mạnh đại thần biến gia trì. Đệ tử chỉ cần có đầy đủ nhân duyên, bản thân trong quá khứ đã tu hành rất lâu, kiếp này đi theo Sư Tôn, khi Sư Tôn thành tựu, gia trì cho những đệ tử hữu duyên thì lập tức sẽ thành tựu. Đệ tử thật sự cảm nhận thấy Phật Bồ Tát muốn độ người hữu duyên, chỉ cần nhân duyên đủ thì thật sự thần biến rất nhanh chóng như một cái búng tay. Sư Tôn là đại thành tựu giả có đầy đủ phẩm đức chân chính, chúng con đời này có thể làm đệ tử của Sư Tôn, có duyên phụng sự và đi theo bước chân của Sư Tôn mà tu hành, pháp duyên và phúc phần của các đệ tử Chân Phật thật quá ư bất khả tư nghì!

Đệ tử có trình độ tiếng Trung bình thường, bản văn này có nhờ đồng môn giúp đỡ để tăng thêm sự biểu đạt ý văn. Sau này nếu đệ tử có phát hiện ra chỗ nào không đúng đáng nghi thì đều sẽ ngay lập tức bẩm báo với Sư Tôn để xin giải đáp và gia trì. Cảm ơn Sư Tôn Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật! Cầu mong Sư Tôn Phật thể an khang, trường thọ tự tại, thường chuyển pháp luân. Đệ tử Lâm Dư Tâm đảnh lễ. 21/05/2022.

09. Đủ đức và đủ duyên

Lư Sư Tôn hỏi: ”Vì sao mà đủ đức?” Duy Ma Cật đáp: ”Vì ngài không cư ngụ trong đức, cho nên mới đủ đức.” Lư Sư Tôn hỏi: ”Thượng sư đủ đức độ hóa chúng sinh ra sao?” Duy Ma Cật đáp: ”Hóa mà không hóa, tùy duyên mà làm. Chỉ hai chữ này: tùy duyên.” Lư Sư Tôn hỏi: ”Lâm Dư Tâm vì sao là đệ tử đủ duyên?” Duy Ma Cật đáp: ”Bản thân ngài đã biết, sao tôi còn cần trả lời ngài.” Lư Sư Tôn hỏi: ”Lâm Dư Tâm có biết rằng cô ấy là đệ tử đủ duyên không?” Duy Ma Cật đáp: ”Cô ấy biết.” Lư Sư Tôn hỏi: ”Làm sao cô ấy biết được?” Duy Ma Cật đáp: ”Diêu Trì Kim Mẫu đã nói cho cô ấy biết rõ đầu đuôi ngọn ngành rồi.” Lư Sư Tôn hỏi: ”Lâm Dư Tâm là ai?” Duy Ma Cật đáp: ”Diêu Trì Kim Mẫu có bảy người theo sát bên mình nhất, họ là Hoa Lâm, Mị Lan, Thanh Nga, Diêu Cơ, Ngọc Chi, Song Thành, Phi Quỳnh.” Duy Ma Cật hỏi ngược lại tôi: ”Như vậy còn chưa đủ duyên sao?” Lư Sư Tôn đáp: ”Đủ rồi!”

Lư Sư Tôn tôi dịch chuyển thời gian lùi lại, đó là câu chuyện của rất nhiều, rất nhiều năm trước. Tôi ở Diêu Trì. Tôi có bạn đạo. Thời gian đó chúng tôi cùng đi độ hóa chúng sinh. Sau đó, Diêu Trì Kim Mẫu nói với chúng tôi: ”Lần này một mình con hạ phàm trần đi độ hóa chúng sinh, có năm triệu người đang chờ con.” Tôi nói: ”Vậy còn cô ấy thì sao?” Diêu Trì Kim Mẫu đáp: ”Cô ấy à, cô ấy cũng sẽ xuống, nhưng muộn hơn một chút, đợi con độ hóa sắp kết thúc thì cô ấy mới đi xuống.” Tôi hỏi: ”Vì sao?” Diêu Trì Kim Mẫu đáp: ”Chuyến đi này quá khổ, ta không nỡ để cô ấy chịu khổ.” Tôi nói: ”Con cũng không nỡ để cô ấy chịu khổ, mọi nỗi khổ của thế gian con có thể chịu được, cô ấy hãy cứ ở lại bên cạnh Kim Mẫu thì tốt hơn.” Tôi hỏi ngược lại: ”Sau khi cô ấy xuống, cô ấy có nhận ra con không?” Diêu Trì Kim Mẫu đáp: ”Có, con gia trì một cái là cô ấy sẽ nhận ra ngay.” Tôi hỏi: ”Bản thân cô ấy có thể trở về không?” Diêu Trì Kim Mẫu đáp: ”Bản thân cô ấy đã biết đường về nhà.”

“Đủ duyên” này chỉ đơn giản như vậy thôi. (Tất cả đều mờ nhạt.)

Tôi viết một bài kệ:

Người người tàng tạo hóa Vốn dĩ là Tiên gia Ai ai cũng học Phật Cùng ngắm ánh chiều tà.

10. Người không biết xấu hổ

Khi tôi ở Seattle nước Mỹ, bữa trưa bữa tối của tôi đều dùng bữa tại thư viện của Seattle Lôi Tạng Tự. (Tầng trên là thư viện, tầng dưới là nhà ăn.) Nhà ăn ở Seattle Lôi Tạng Tự là mở cửa tự do, cung cấp cơm miễn phí. Chỉ có ngày chủ nhật là tôi đi đến Cầu Vồng Lôi Tạng Tự làm Hộ Ma hỏa cúng thì bữa trưa bữa tối đổi lại là ăn cơm tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự. Người ở trong nhà ăn ăn cơm có tứ chúng đệ tử: Tỳ kheo. Tỳ kheo ni. Ưu bà tắc (cư sĩ nam). Ưu bà di (cư sĩ nữ).

Nhà ăn không có quy định nghiêm ngặt, bạn muốn đến ăn thì đến ăn. Người không quy y cũng có thể đến ăn, cho nên cũng không ít người nghe được tin tức này mà đến. Đại bộ phận đều là những khuôn mặt quen thuộc. Cũng có bộ phận nhỏ là người từ bang khác đến, hoặc là từ các nơi khác trên thế giới đến. Có đệ tử của tông phái ta, cũng có đệ tử không phải của tông phái ta. Chúng tôi đều nhất loạt hoan nghênh, không có phân biệt, có thể nói là “bạn cùng ăn cơm” rồi. Tôi Lư Sư Tôn đối với những người đến Seattle Lôi Tạng Tự hoặc đến Cầu Vồng Lôi Tạng Tự thì đều cung kính như nhau. Đối với người lạ đều cung kính. Đối với nam nữ già trẻ đều cung kính. Đối với trẻ em đều cung kính.

Duy nhất đối với một người phụ nữ, tôi lại có đôi chút phản cảm. Người phụ nữ này rất vô công rồi nghề. (thỉnh thoảng mới làm việc) Về mặt tâm thần thì cũng có chút quái dị. Điều này thì cũng không xem là gì lắm. Chỉ là: Cô ta đánh bố mình. (Tôi cho rằng là đại nghịch bất đạo.) Cô ta đánh chị em gái. (Chị em bất hòa.) Bố và người nhà của cô ta đã dọn ra ngoài, tìm nhà ở ngoài để sống, tránh xa người phụ nữ này, để cho cô ta sống một mình trong nhà. Một mình cô ta lại không thể tự nấu cơm, thế là ngày ngày đến Seattle Lôi Tạng Tự để ăn cơm miễn phí. Tôi nhìn loại người này thì không thích. Tất cả người nhà không chịu nổi cô ta, cô ta đánh chửi bố mình, loại người này lại còn muốn ăn “chùa” nữa. Tôi không ưa loại người này. Tôi xem thường cô ta. Kiểu người ăn bơ làm biếng, từ sáng đến tối chỉ lêu lổng trong chùa. Tôi gọi cô ta là: ”Người không biết xấu hổ, thật sự không biết hổ thẹn!”

Có một hôm. Duy Ma Cật nói với tôi: ”Lư Sư Tôn! Ngài không có cái nhìn bình đẳng!” Tôi nói: ”Cũng chẳng biết phải làm sao! Tôi cứ nhìn thấy cô ta là không thích rồi. Sao cô ta có thể đánh bố mình? Loại người bất hiếu này, vô liêm sỉ này, làm sao khiến tôi khởi tâm cung kính bình đẳng chứ?” Duy Ma Cật nói: Tâm thần cô ta kỳ dị là có nhân quả của nó. Cô ta đánh bố mình là có nghiệp duyên của nó. Ngài cần phải khởi tâm đồng cảm với cô ta. Ngài vẫn còn tâm thích, ghét thì đó là tâm thế tục rồi! Chẳng phải ngài nói không bỏ rơi một chúng sinh nào sao?” Tôi nghe xong thì sợ hãi! Tôi nói: Tôi sẽ sửa đổi! Đối với mỗi một người đều cung kính như nhau.

11. Lục Độ Mẫu thị hiện

Bà Y Lị Tát Bạch từ Indonesia đến Seattle. Bà ấy tặng tôi một món quà, đó là một bức tranh vẽ Lục Độ Mẫu. Bức tranh vẽ này có điểm đặc biệt của nó: 1. Lục Độ Mẫu này là do bảo tháp Lục Độ Mẫu ở Yogyakarta Indonesia chế tác. 2. Khuôn mặt và tạo hình của Lục Độ Mẫu hoàn toàn mang tướng mạo của phụ nữ Indonesia. 3. Mắt to. 4. Môi dày. 5. Khỏe đẹp. (Mặc váy sarong của Indonesia.) 6. Cúng phẩm dâng lên Lục Độ Mẫu là xoài và măng cụt. 7. Đồ trang sức của ngài đều bằng vàng sáng bóng, có cả hồng ngọc, ngọc lục bảo, ngọc mắt mèo, ngọc tùng nhĩ, v.v… 8. Lục Độ Mẫu đứng trên hoa sen trắng, thái độ ung dung tự tại. 9. Mũ miện làm bằng vàng, sáng chói lóa. 10. Những dây đai tung bay.

Tôi nhìn thì rất thích. Tôi đem bức tranh vẽ trở về phòng khách của Nam Sơn Nhã Xá, tạm thời đặt trên chiếc bàn dài. Buổi tối hôm đó. Khi tôi từ phòng của Sư Mẫu trở về phòng của mình, đi qua phòng khách, phòng khách rất tối, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng gọi tôi: ”Lư Sư Tôn!” Tôi dừng bước quay đầu lại nhìn. Sau lưng tôi chẳng có một người nào cả. (Tôi cho rằng tôi đã gặp ma rồi.) Tôi bước nhanh hơn, rời khỏi phòng khách. Lại một tiếng nói: ”Lư Sư Tôn!” Tôi nghe rõ mồn một. Tôi lại quay đầu nhìn, không có ai. Tôi chú ý đến bức tranh vẽ Lục Độ Mẫu ở trên bàn, ngài lại gọi: ”Lư Sư Tôn!” Thì ra nguồn gốc của âm thanh kia là từ Lục Độ Mẫu trên bức tranh vẽ đang gọi tôi. Tôi đi đến trước bức họa tướng của Lục Độ Mẫu.

Thế rồi, Lục Độ Mẫu hiển hóa. Ngài đứng dậy, không chỉ như thế, ngài còn bay qua bay lại trong không trung, giống như là đang bay trên trời. Lục Độ Mẫu hát lên: ”Ôm ta-rê tu-ta-rê tu-rê sô-ha.” [Om tare tutare ture soha.] Tiếng hát rất đẹp. Lục Độ Mẫu lại hát: Thời gian như nước chảy Sao Liên Sinh quên tôi Ngày xưa từng bầu bạn Ấn-Tạng hoằng Chân Phật. [Ấn-Tạng: tức Ấn Độ và Tây Tạng] Tôi nghe xong, hoang mang.

Lúc này, Duy Ma Cật Đại Sĩ xuất hiện nói với tôi: ”Lư Sư Tôn! Ngài là người tam minh lục thông, sao có thể quên kiếp trước của mình chứ?” ”Kiếp trước của tôi ư?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Ngài từ Ấn Độ (Thiên Trúc) đến Jambi Indonesia bái kiến Kim Châu Đại Sư. Ngài từ Yogyakarta Indonesia đưa Lục Độ Mẫu về Ấn Độ và Tây Tạng.” A! Hiểu rồi! Hiểu rồi! Atisa tôn giả. Tôi nhìn về Lục Độ Mẫu trong hư không, chắp tay lại, ngài bay trở về trong bức tranh vẽ.

12. Lời dạy của Duy Ma Cật về Nghìn chiếc thuyền pháp

Sư tỉ Song Liên ở Seattle cầm một bức ảnh có hơn hai chục đứa trẻ thỉnh cầu tôi siêu độ cho chúng. Hơn hai chục đứa trẻ này chính là những đứa trẻ đã thiệt mạng trong vụ xả súng tại bang Texas nước Mỹ. Nội tâm tôi thét gào: “Thật đáng thương!” (Chao ôi! Chúng đều là những đứa trẻ vô tội.) Tôi nói: ”Tôi sẽ siêu độ.” Buổi tối hôm đó, khi tôi làm siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp, tôi đã siêu độ cho hơn hai chục đứa trẻ đó, để chúng đi đến Tây phương Cực Lạc thế giới.

Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi tôi: ”Siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp, việc siêu độ của ngài dựa theo nhân duyên gì?” Tôi đáp: ”Do dịch bệnh phát sinh.” (Dịch bệnh bắt đầu thì tôi cũng bắt đầu tu pháp.) Duy Ma Cật hỏi: ”Nghìn chiếc thuyền pháp từ đâu sinh ra?” Tôi đáp: ”Từ Không sinh ra.” Duy Ma Cật hỏi: ”Pháp siêu độ từ đâu sinh ra?” Tôi đáp: ”Từ Có sinh ra.” (Ở trong cái Không tạo lập cái Có.) Duy Ma Cật hỏi: ”Tức Không tức Có, không Không không Có, là trí huệ gì?” Tôi đáp: ”Trí huệ song vận.” (Không - Hữu song vận) Duy Ma Cật gật gật đầu nói: ”Đúng vậy, đúng vậy.”

Theo như tôi biết: Trí huệ (bát nhã) có ba loại: 1. Nhất thiết trí — là trí huệ của A La Hán, tất cả đều Không. 2. Đạo chủng trí — là trí huệ của Bồ Tát, là tất cả đều Có, lấy việc tự giác giác tha để độ hóa chúng sinh là chí nguyện. (giác hữu tình) 3. Nhất thiết đạo chủng trí — là trí huệ của Phật, tức hữu tức không, phi hữu phi không, chân không diệu hữu. Siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp của tôi tạo lập tại: Không. Hữu. Chân không diệu hữu. Tôi nói: Thuyền pháp là từ trong không huyễn mà sinh ra. Pháp siêu độ là từ trong nghi quỹ mà sinh ra. (Pháp cũng Không.) (Pháp cũng Có.)

Và siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp cũng chính là siêu độ Không và Có dung hợp lẫn nhau. Thuyền pháp là huyễn quán mà ra. Người siêu độ là Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn là người huyễn. Người được siêu độ là thân trung ấm huyễn. Pháp siêu độ là pháp huyễn. Nơi vãng sinh là Tây phương Cực Lạc thế giới là tịnh thổ huyễn. (Tất cả những điều này đều là huyễn.) Nhưng trong cái không huyễn dường như có “vật”. Đây chính là “chân không diệu hữu”.

Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi tôi: ”Siêu độ Nghìn chiếc thuyền pháp là siêu độ gì? Đáp nhanh! Đáp nhanh!” Tôi đáp: ”Siêu độ trong Không - Hữu.” (siêu độ trong Không - Giả) Duy Ma Cật khen ngợi: ”Đúng thế, đúng thế.”

13. Cúng hương đèn và nước

Tại Nam Sơn Nhã Xá, đàn thành chủ yếu nhất của tôi là ở tầng dưới. Đàn thành phân ra: Đàn thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Đàn thành Hỷ Kim Cang. Đàn thành Khổng Tước Minh Vương. Đàn thành Diêu Trì Kim Mẫu. Còn có đàn thành nhỏ: Đàn thành Tam Thanh tổ sư. Đàn thành Quan Thế Âm Bồ Tát. Đàn thành truyền thừa. Ngoài ra có: chư Phật, Bồ Tát, Kim cang, Hộ pháp, Không hành, chư Thiên. Phân loại ở trong đó. Hàng ngày tại đàn thành ở dưới nhà, tôi nhờ thị giả cúng hương, cúng đèn, cúng nước… Còn cá nhân tôi, ở tầng trên của Nam Sơn Nhã Xá, tôi có một đàn thành nhỏ. Chủ tôn là Diêu Trì Kim Mẫu. Liên Hoa Sinh Đại Sĩ. Bất Động Minh Vương. A Di Đà Phật. Kim Cang Tát Đỏa. Đại Uy Đức Kim Cang. v.v…

Việc cúng hương đèn và nước hàng ngày tôi đều tự làm. Ngoài đàn thành ở tầng trên và tầng dưới ra, chúng tôi có rất nhiều tượng Phật đơn lẻ bố trí ở khắp nhà. Ví dụ: Địa Tạng Vương Bồ Tát, Cát Tường Thiên, Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang, Phật Đà, Lục Độ Mẫu, Hắc Phẫn Nộ Mẫu, Thời Luân Kim Cang, Hổ Đầu Kim Cang, v.v… Đối với các bức tượng đặt rải rác, tôi chỉ chắp tay lễ bái. Phía sau đàn thành nhỏ ở tầng trên có bức thangka lớn của cây quy y, trên bức thangka đã bao gồm tất cả chư tôn.

Có người đến Nam Sơn Nhã Xá tham quan, sau khi xem xong nói: “Nhà ngài giống như viện bảo tàng.” Đúng là có chút hơi hướng của viện bảo tàng, nhưng nhỏ hơn viện bảo tàng rất nhiều. Về việc cúng dường tại đàn thành thì: Tầng dưới do thị giả làm. Tầng trên do tôi làm. Thế nhưng gần đây, đàn thành ở tầng dưới lại không có ai cúng hương đèn và nước, bởi vì người phụng sự đã từ chức rồi. Thế là hàng ngày tôi chịu trách nhiệm cả tầng trên tầng dưới. Quá vui rồi! Nhưng, thời gian không đủ! Tôi vì việc cúng hương đèn và nước này mà có một chút xíu phiền não. (Không phải là phiền não tiêu cực.)

Có một hôm. Tôi ở trong thiền định, bỗng dưng nhìn thấy toàn thân tôi trong suốt, và ở trong thân tôi không ngờ lại xuất hiện đàn thành ở trên tầng và đàn thành ở dưới tầng, toàn bộ đều ở trong thân tôi. Thế là trong ý niệm, tôi đã cúng hương, cúng đèn, cúng nước, cúng hoa, cúng quả, đều cúng hết cả. Tôi giải tỏa nỗi phiền não nhỏ xíu của mình. Cảm thấy tất cả đều sáng sủa sạch sẽ, tôi thì cung kính, đàn thành thì trang nghiêm như vậy. Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Tôi làm như vậy có được không?” (dùng tâm cúng dường) Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Tam thiên đại thiên thế giới đều ở trên thân ngài. Việc cúng dường của ngài đâu chỉ có đàn thành trên tầng, đàn thành dưới tầng. Cúng dường tâm của ngài quảng đại vô biên, chính là số một.”

14. Cùng Duy Ma Cật Đại Sĩ nói chuyện thần biến

Tôi hỏi: ”Thần biến là gì?” Duy Ma Cật đáp: ”Ví dụ: ngài ở Mỹ, nhưng lại hiện thân ở quốc gia khác. Ngài vừa đưa tay sờ đầu thì bệnh của rất nhiều người đã khỏi. Ngài ở trong định có thể quán chiếu các Phật quốc khác. Ngài biết đời quá khứ của mình và cả đời tương lai. Ngài có thể biết tâm niệm của người khác. Ngài có thể biết trước việc sinh tử của mình.” Duy Ma Cật lại nói: ”Ngài có thể thay đổi thời tiết; thay đổi đất, nước, lửa, gió trong thân thể chính mình; thay đổi hoàn cảnh; khiến cá bay trong không trung; khiến chim bơi trong nước; khiến điều không thể biến thành có thể, có thể biến thành không thể.” Duy Ma Cật nói: ”Những thần biến này có thể phân thành hai loại chính: Một là, sự biến hóa của tâm. Hai là, sự biến hóa của nội tâm và ngoại cảnh. Sự biến hóa của tâm như là nhìn thấy Bổn tôn, ánh sáng, Phật quốc, dự báo, tâm thông, đời hiện tại, đời quá khứ, đời tương lai. Biến hóa bên ngoài như là di chuyển đồ vật, chữa bệnh, cải vận, thời tiết, v.v…”

Tôi hỏi: ”Vì sao có thể như vậy?” Duy Ma Cật đáp: ”Đây là hiện tượng tự nhiên phát triển do tâm, sự thanh minh và tinh tế của hành giả.” Tôi hỏi: ”Vì sao có một số người không tin?” Duy Ma Cật đáp: ”Người thế tục không có những kinh nghiệm này, đương nhiên sẽ không dễ dàng tin.” Tôi hỏi: ”Làm sao để người ta tin?” Duy Ma Cật đáp: ”Để người ta cũng có những sự trải nghiệm kiểu này thì tự nhiên sẽ tin.” Tôi hỏi: ”Thần biến của ai là mạnh nhất?” Duy Ma Cật đáp: ”Phật.” (cùng Phật hợp nhất) Tôi hỏi: ”Vì sao?” Duy Ma Cật đáp: ”Vì năng lực tri giác quảng đại vô biên.” Tôi hỏi: ”Vì sao Milarepa có thể bay?” Duy Ma Cật đáp: ”Ngài ấy tu tập thân vi tế.” Tôi hỏi: ”Thế nào là Hoạt Phật chuyển thế?” Duy Ma Cật đáp: ”Đời quá khứ, đời hiện tại, đời tương lai của họ hoàn toàn không lẫn lộn. Kiếp trước, kiếp này, kiếp sau đều là cùng một người.”

Tôi hỏi: ”Những điều này đều là chân thực chứ?” Duy Ma Cật đáp: ”Chỉ cần tâm có tri giác, những điều này là sự thật.” Tôi hỏi: ”Nếu tâm không có tri giác?” Duy Ma Cật đáp: ”Thì là đui mù và bảo thủ.” Tôi hỏi: ”Con người có cần tu thần biến không?” Duy Ma Cật đáp: ”Cố ý tu thần biến thì không cần thiết.” Tôi hỏi: ”Nên như thế nào?” Duy Ma Cật đáp: ”Gìn giữ sự quang minh của tâm mình là được, nếu bảo nhậm được sự thanh minh của tâm thì tất cả sẽ tự nhiên đến.” Duy Ma Cật nói: ”Thiền tu tâm lực là được.” (duy tâm)

15. Năm con rùa mù

Có một hôm. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói với tôi: ”Lư Sư Tôn! Tôi đưa ngài đến một nơi du lịch.” Tôi hỏi: ”Nơi nào?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Đi rồi sẽ biết.” Thế là Duy Ma Cật Đại Sĩ bay lên, tôi bay theo ngài ấy, một trước một sau, hai người giống như bay tàu lượn, lúc lượn bên này lúc lượn bên kia. Núi sông đại địa đều nằm dưới chân. Rất nhanh chóng xuyên qua mây, bay qua chín tầng trời, không ngờ lại đến Đô Sử Thiên. Tôi nói: ”Đây là Đô Sử Thiên!” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Không sai! Lư Sư Tôn! Thiên nhãn của ngài thật là có nhãn lực tốt. Tôi đưa ngài đến Thiên Trì [ao trời] của Đô Sử Thiên.” Chúng tôi đi xem Thiên Trì. Đó đúng là một vùng đất đẹp tuyệt vời. Trăm hoa đua nở. Phong cảnh tuyệt mỹ. Hồ nước trong veo.

Bên trong Thiên Trì có năm con rùa đang bơi, năm con rùa này nhìn thấy chúng tôi liền vội vàng quay người bơi đi, càng bơi càng xa, bỏ trốn mất dạng. Duy Ma Cật cười vang. Tôi cười vang. Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi tôi: ”Ngài cười cái gì?” Tôi đáp: ”Tôi cười năm con rùa này chỉ có một mắt, một mắt kia bị mù, là năm con rùa bị mù một mắt.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Tại Đô Sử Thiên là cảnh giới thần tiên, tiên cảnh làm gì có rùa của đạo súc sinh, đã vậy lại còn mù một mắt nữa, đây là nhân duyên gì chứ? Lư Sư Tôn ngài có biết không?” Tôi nói: ”Mong được nghe chi tiết!”

Thế là Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: Tại thế giới Ta Bà. Có năm vị đệ tử có nhân duyên lành quy y một vị Thượng sư đủ đức. Năm đệ tử này yêu cầu Thượng sư truyền pháp. Thượng sư đủ đức nói: Được! Truyền cho các trò một pháp “siêu độ chính mình”. (tự độ) Năm đệ tử này liền yêu cầu: Chúng con không muốn pháp “siêu độ chính mình”. Chúng con muốn đại pháp “phúc phần viên mãn”. Thượng sư đủ đức nói: ”Siêu độ chính mình” mới là pháp lớn, còn “phúc phần viên mãn” là pháp nhỏ. Năm đệ tử nói: Chúng con chỉ cần phúc phần, không cần siêu độ. Chúng con muốn phúc phần, cũng muốn trường thọ. Còn nói: Chúng con không có nguyện vọng siêu độ chính mình. Năm đệ tử này từ chối Thượng sư đủ đức truyền pháp.

Sự khước từ này đã trồng xuống nhân duyên chuyển thế trở thành năm con rùa mù một mắt tại Thiên Trì ở Đô Sử Thiên. Tôi nghe xong, trong lòng buồn bã. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: Sinh về Đô Sử Thiên là phúc phần, trường thọ. Nhưng chuyển thế thành rùa mù một mắt là có mắt như mù, không biết rằng siêu độ chính mình siêu việt hơn phúc phần. Tôi nói: Một lần khước từ trở thành nỗi ân hận nghìn đời. Đệ tử vô minh, biết làm sao!

16. Mũ miện Kim Cang màu đen

Người ta nói rằng: Khi vị Karmapa thứ nhất Dusum Khyenpa đắc chính giác, thập phương Không Hành Mẫu đã dùng tóc của mình dệt thành một chiếc mũ miện Kim Cang màu đen tặng cho Dusum Khyenpa đội. Chiếc mũ miện này là vô hình, người bình thường không nhìn thấy. Đến Đại Bảo Pháp Vương thứ năm Deshin Shekpa, ngài là quốc sư của Hoàng đế Vĩnh Lạc triều Minh. Hoàng đế Vĩnh Lạc vô cùng cung kính trước Đại Bảo Pháp Vương Karmapa Deshin Shekpa. Không ngờ Hoàng đế Vĩnh Lạc lại nhìn thấy mũ miện Kim Cang màu đen đội trên đầu của Deshin Shekpa. Thế là, Hoàng đế Vĩnh Lạc đã làm lại một chiếc mũ miện Kim Cang màu đen hữu hình, sau đó trang điểm thêm bằng vàng và châu báu trân quý. Bắt đầu từ vị Karmapa thứ năm đã có chiếc mũ miện Kim Cang màu đen. Là hữu hình. Thế là Deshin Shekpa lập tức cử hành pháp hội đội chiếc mũ miện Kim Cang này. Kể từ đó về sau, Đại Bảo Pháp Vương mỗi đời đều cử hành pháp hội đội mũ miện màu đen. Đó là một trong những pháp hội thần thánh nhất của Đại Bảo Pháp Vương, cũng có tính tượng trưng.

Khi Lư Sư Tôn tôi đi Mỹ vào năm 1980 đã cùng với Hoàng Triều Sơ đến thăm Đại Bảo Pháp Vương thứ mười sáu Rangjung Rigpe Dorje. Vì thế, tôi có truyền thừa của Bạch giáo. Có được quán đảnh và sự gia trì tối cao. (Ấn câu sinh viên mãn, Đại thủ ấn) Đại Bảo Pháp Vương dạy tôi: 1. Thân người khó có được. 2. Sinh tử vô thường. 3. Nhân quả không tự mất đi. 4. Họa hoạn tuần hoàn. Ngài dạy kiến, tu, hành, chứng. Quang minh và tính Không kết hợp. Tự tâm vô vi vô tạo tác. Không và bi. Chính giác. (Tâm là hạt giống của tất cả sự vật, thế giới tương lai và niết bàn đều kiến lập ở trên đó.) (Tâm đại thủ ấn an trú tại không vô.) Đại Bảo Pháp Vương Karmapa thứ mười sáu dạy tôi những giáo huấn quý báu này.

Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Bây giờ mũ miện Kim Cang của Hoàng đế Vĩnh Lạc ở đâu?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Ở trong tim người đời.” (trả lời khéo) Chiếc mũ miện Kim Cang màu đen hữu hình đó, từ sau khi Đại Bảo Pháp Vương thứ mười sáu niết bàn đã không còn thấy nữa. Ở chùa Long Đức ư? Không biết. Ở trong tay của bốn vị Đại Pháp Vương Tử ư? (Hạ Mã, Tích Đỗ, Gia Sai, Khương Cống) Không biết. Ở trong tay của Đại Bảo Pháp Vương thứ mười bảy Ogyen Trinley Dorje, Trinley Thaye Dorje ư? Không biết. Đây đã trở thành một câu đố. Tôi hỏi: ”Chiếc mũ miện Kim Cang màu đen của Hoàng đế Vĩnh Lạc rốt cục ở đâu?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Ở trong túi hương của Lư Sư Tôn!” Ha! Tôi không hỏi nữa.

17. Truyền thừa đại gia trì

Có một hôm. Tôi (Lư Sư Tôn) ở trong thiền định. Không ngờ nhìn thấy Kim Cương Tổng Trì, Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa. Ngoài ra, toàn bộ mười sáu vị Đại Bảo Pháp Vương đều hiển hiện. 01. Karmapa Dusum Khyenpa. 02. Karmapa Karma Pakshi. 03. Karmapa Rangjung Dorje. 04. Karmapa Rolpe Dorje. 05. Karmapa Deshin Shekpa. 06. Karmapa Thongwa Donden. 07. Karmapa Chodrak Gyatso. 08. Karmapa Mikyo Dorje. 09. Karmapa Wangchuk Dorje. 10. Karmapa Choying Dorje. 11. Karmapa Yeshe Dorje. 12. Karmapa Changchub Dorje. 13. Karmapa Dudul Dorje. 14. Karmapa Thekchok Dorje. 15. Karmapa Khakyab Dorje. 16. Karmapa Rangjung Rigpe Dorje.

Các vị ở trên đỉnh đầu tôi kết thành một chuỗi hạt trân châu, tỏa ánh sáng lấp lánh. Sau đó các vị lần lượt từ lỗ đỉnh đầu của tôi đi vào bên trong thân thể tôi, thân thể tôi khởi lên đại thần biến. Thân thể biến thành một ngọn lửa. Ngọn lửa này đốt tôi cháy thành tro tàn. Tôi phát hiện ra mình đã trở thành không vô. Cảm nhận được: Vô nhiễm. Thanh tịnh. Quang minh. Đại lạc. Đó là sự rộng lớn không biên giới, đó là bản thân tự nhiên giải thoát, đó là pháp tính vô sinh vô tử, bất sinh bất diệt. Pháp tính. Phật tính. Cũng chỉ là một danh từ mà thôi! Trong hư không có vô số Không Hành Mẫu hát bài ca, ý nghĩa là: Đại thủ ấn. Minh không giác. Vô cấu nhiễm. Pháp thân quả. Đây đúng là “vượt mây nghe tiếng trời vi diệu”.

Sau đó, tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Truyền thừa đại gia trì kiểu này là gì?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Đây là chư pháp cứu cánh.” Tôi hỏi: ”Chư pháp cứu cánh là cái gì?” Duy Ma Cật đáp: ”Bản tự nhĩ nhĩ.” Tôi hỏi: ”Thế bản tự nhĩ nhĩ là cái gì?” Duy Ma Cật đáp: ”Bất khả thuyết.” Tôi nghĩ đến một câu nói của Khổng Phu Tử: ”Thiên hà ngôn tai? Tứ thời hành yên! Bách vật sinh yên! Thiên hà ngôn tai?” [Trời có nói chi? Bốn mùa chuyển vần! Trăm vật sinh ra! Trời có nói chi?]

Tôi hiểu, trong cảnh giới này cũng là cảnh giới, cũng không có cảnh giới, thế thì có cái gì có thể giải thích, đây chính là giải thoát bất khả tư nghì.

18. Không sợ tham sân si

Đệ tử Morgan của tôi hỏi tôi: ”Trong một bộ kinh điển có câu nói là “không sợ tham sân si”, tôi nghĩ rất lâu mà không hiểu, xin Lư Sư Tôn giải thích.” Tôi đáp: ”Morgan! Tăng nhân tu hành Tiểu thừa vì biết tham sân si (dâm nộ si) sẽ khiến người ta mê đắm, sẽ đọa tam đồ, cho nên sợ tham sân si.” Lại nói: ”Thế cho nên ăn không tham món ăn ngon, mặc không mặc lộng lẫy, ở nơi núi rừng hang hốc. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (lục tặc đóng chặt).” Đây là: Mắt không nhìn sắc. Tai không nghe âm thanh lả lướt. Mũi không ngửi hương thơm. Lưỡi không tham vị ngon. Thân không xúc chạm. Ý không nghĩ ngợi. (Đây là sợ tham sân si cho nên hết sức né tránh.)

Tôi nói: ”Người tu hành Đại thừa Bồ Tát nên biết “không sợ tham sân si”. Bởi vì Bồ Tát độ chúng sinh, sống tại thế giới hữu tình, ngày ngày đều ở trong thế giới thế tục, đâu đâu cũng đều là tham sân si.” Tôi lại nói: Bồ Tát tu hành và Tiểu thừa khác nhau. Sống trong tham mà không tham. Sống trong sân mà không sân. Sống trong si mà không si. Vì sao có thể như vậy? Tôi cho rằng là vì thiền định và trí huệ. Thiền định (tâm bất động). Trí huệ (tất cả nằm trong Không-Giả). Có thiền định và trí huệ rồi, vượt qua tham sân si (dâm nộ si). Cho nên không sợ tham sân si. (Trong các địa của Bồ Tát có Bất động địa.) Đây chính là công phu “nhìn thấu, buông bỏ, tự tại”.

Bách hoa tùng trung qua, phiến diệp bất lưu thân. Tửu nhục xuyên tràng qua, Phật Tổ tâm trung lưu.

[Bước qua trăm bụi hoa, thân không vương chiếc lá. Rượu thịt đi qua ruột, Phật Tổ ở trong tim.]

Tôi nói: ”Morgan! Bồ Tát không sợ tham sân si chính là như thế.”

Tôi lấy một ví dụ: Một vị lão hòa thượng đưa một tiểu hòa thượng qua sông. Trên bờ sông có một cô gái trẻ xinh đẹp cũng muốn qua sông. (dáng vẻ thướt tha) Nhưng, cô gái trẻ không dám qua sông. (nước sông chảy xiết) Lão hòa thượng không nói gì, lập tức cõng cô gái xinh đẹp trên lưng rồi cứ như thế qua sông. Mấy tháng sau sự việc này, tiểu hòa thượng hỏi lão hòa thượng: ”Sư phụ cõng cô gái xinh đẹp qua sông có xem là phạm giới không?” Lão hòa thượng đáp: ”Chuyện này ta đã quên rồi!” Tiểu hòa thượng nói: ”Có mà! Ngày ấy tháng ấy, trời mưa to, chúng ta đi qua sông.” Lão hòa thượng nói: ”Ồ! Ta đã quên từ lâu rồi, thế mà con vẫn còn nhớ.” Tiểu hòa thượng nói: ”Cô gái trẻ đó xinh đẹp như tiên trời.” Lão hòa thượng nói: ”Trong tâm ta chỉ giống như cõng một tảng đá qua sông.” Tôi lấy ví dụ này để trả lời câu hỏi của Morgan. Bồ Tát vô ngã. Bồ Tát vô tâm. Bồ Tát vô vi. Cho nên, không sợ tham sân si (dâm nộ si).

19. Hắc Phẫn Nộ Mẫu

Có một hôm. Một phụ nữ họ Tô đưa con trai là Tô Khải đến hỏi tôi: ”Con trai đã 11 tuổi, nhưng hành vi cử chỉ giống như nhi đồng 3 tuổi, học đâu quên đấy, thi cử toàn đứng cuối, năng lực học tập cực kì kém, chỉ số thông minh rất thấp, giống như bị đần độn, không biết phải làm sao?” Tôi nhìn Tô Khải. Cậu bé có một vài tướng ngu độn. Tôi hỏi: ”Đã khám bác sĩ chưa?” Bà mẹ đáp: ”Bác sĩ kiểm tra nhưng không tìm ra bệnh.” Tôi hỏi: ”Cậu bé ngủ thế nào?” Bà mẹ đáp: ”Ngủ say như chết, rất thích ngủ, thích ăn.” Tôi hỏi: ”Cậu bé đi học có tập trung tinh thần không?” Bà mẹ đáp: ”Vấn đề chính là ở đây, hễ cầm sách lên là nó nhìn ngó lung tung, hễ cầm bút lên là thấy bút nặng trĩu, không chú ý đến nó thì nó sẽ gục đầu vào sách mà ngủ.” Tôi hỏi: ”Sinh hoạt thường ngày của cậu bé có vấn đề gì không?” Bà mẹ đáp: ”Mặc quần áo, tắm rửa vẫn phải có người giúp nó. May là trong nhà có người giúp việc có thể giúp nó.” ”Nói năng thì sao?” - Tôi hỏi. ”Như con nít.” - Bà mẹ đáp: “Vẫn nói bi ba bi bô.” Tôi nghĩ: ”Cứ như là lợn đến chuyển thế!” Tôi vốn định vẽ một lá “tinh thần khoa phù” cho cậu bé, nhưng Tô Khải lại không phải bị bệnh thần kinh. Thế là tôi đưa tay ra sờ đầu gia trì cho Tô Khải.

Buổi tối hôm đó, mẹ của Tô Khải có một giấc mơ, bà mẹ mơ thấy: Một người nữ toàn thân màu đen, thân trên lõa thể, thân dưới mặc váy da hổ, trên tay cầm dao cong. Cắt bỏ bộ não quả dưa của Tô Khải. Đem đến bên hồ nước để rửa. Rửa xong rồi! Người nữ màu đen này lại đem bộ não quả dưa trả về cho Tô Khải. Mẹ của Tô Khải ở trong mơ nhìn thấy thế thì chấn động hồn phách. Thế nhưng, sự việc kỳ quái đã xảy ra rồi! Tướng ngu độn của Tô Khải đã không còn nữa. Cậu bé hoàn toàn có thể tự chủ sinh hoạt thường ngày của mình. Cậu bé có thể học hành. Cậu càng ngày càng thông minh, năng lực biểu đạt cũng rất mạnh, nói năng cực kì rõ ràng. Cậu cũng không còn tham ăn nữa!

Mẹ của Tô Khải kể lại kỳ tích sờ đầu này cho tôi nghe. Tôi nói: ”Đó là sức mạnh gia trì của Hắc Phẫn Nộ Mẫu!” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: Nghiệp chướng của con người giống như mây che khuất mặt trời. Mây che mặt trời là mê. Có được nguyên do từ pháp thanh tịnh thì mây đen được xua tan, giống như vạn dặm không mây, trời xanh như được gột rửa, mặt trời xuất hiện, chính là ngộ. Thế là, Ngã chấp! Pháp chấp! Được loại bỏ hết. Có thể như pháp mà chỉ báo chúng sinh, chúng sinh sẽ có thể hồi sinh. Đây chính là đạo hạnh gốc của Bồ Tát.

20. Hà Diệp Đồng Tử đến nhà tôi

Có một lần, ở trong thiền quán. Tôi nhìn thấy hai vị tiểu đồng tử một nam một nữ, trên tay của tiểu đồng tử cầm một lá sen lớn. (Lá sen giơ trên cao, bên dưới lá sen là hai vị tiểu đồng tử.) Cười hi hi ha ha. Tiểu đồng tử nói với tôi: ”Hai chúng tôi đến nhà ngài!” Tôi nói: ”Đến nhà tôi làm gì?” Tiểu đồng tử nói: ”Ngài là Liên Hoa Đồng Tử, chúng tôi là Hà Diệp Đồng Tử, chúng ta là người nhà, hoa lá là một nhà.” Tôi hỏi: ”Hai người khi nào sẽ đến vậy?” Tiểu đồng tử đáp: ”Rất nhanh thôi!”

Quả nhiên không lâu. Cô Lưu Ngọc sống tại bang California đến Chân Phật Mật Uyển hỏi việc. Cô ấy tặng tôi hai vị Hà Diệp Đồng Tử, pháp tướng giống như kể ở trên, một phiến lá sen lớn, bên dưới có hai vị Hà Diệp Đồng Tử. Tôi hỏi: ”Sao lại có bức pháp tướng này?” Cô ấy đáp: ”Một người Thái Lan tặng cho tôi.” Tôi hỏi: ”Đây là Hà Diệp Đồng Tử, sao cô lại muốn tặng cho tôi?” Cô ấy đáp: ”Tôi cũng không biết, theo trực giác của tôi, Hà Diệp Đồng Tử thì nên tặng cho Lư Sư Tôn.” Ha! Lại tương ứng rồi! Thì ra Hà Diệp Đồng Tử muốn đến giúp đỡ Liên Hoa Đồng Tử, đây đúng là việc rất kỳ diệu. Hà Diệp Đồng Tử giúp một phụ nữ trừ bùa ngải. Người phụ nữ này bị trúng bùa. Đau đầu. Trên đầu bị một thầy bùa ngải bỏ bùa, đóng một cái đinh dài vào trong não. Hai vị Hà Diệp Đồng Tử đã rút cái đinh dài ra, thế là hết đau đầu. Thế nên tôi đã để Hà Diệp Đồng Tử ở lại trong phòng hỏi việc của tôi.

Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Có điềm báo Hà Diệp Đồng Tử đến nhà tôi, tôi đã nhìn thấy trước rồi, rồi Hà Diệp Đồng Tử đến thật, đúng là kỳ diệu. Thế nhưng Duy Ma Cật Đại Sĩ đến nhà tôi sao lại chẳng có điềm báo gì?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Tôi đến nhà ngài cũng có điềm báo.” Tôi hỏi: ”Điềm báo gì?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Ngài quên rồi à?” Tôi nói: ”Tôi không nhớ được.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Buổi tối khi ngài bắt đầu giảng kinh Duy Ma Cật, trên bầu trời của Lôi Tạng Tự có tiếng sấm. Rất nhiều đệ tử của ngài đã kêu lên là có sấm rồi! Có sấm rồi!” Tôi nói: ”Có. Tôi nhớ ra rồi!” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Nơi mà tôi đến ắt sẽ nổi sấm. Kinh nói rằng: Duy Ma Cật Đại Sĩ, hoặc im lặng hoặc sấm rền.”

21. Bác sĩ Quế Thanh không nhận tiền của tôi

Bác sĩ nha khoa Hồng Quế Thanh mỗi lần giúp tôi đều không nhận tiền của tôi. Lần nào tôi đưa phong bì tiền, cô ấy đều trả lại. Cô ấy còn gửi kèm theo bức thư:

Sư Tôn, xin chào Thầy! Cảm tạ Sư Tôn đã tin cậy để cho con có cơ hội được hiếu kính Thầy! Lần này vẫn lại không hợp lệ rồi! Con vẫn luôn nghĩ mãi không hiểu vì sao vấn đề “một tờ chi phiếu, khoản tiền vài con số” này lại khó giải quyết như vậy, sau này nghĩ rằng khả năng vì trong túi hương của Sư Tôn không có chi phiếu 1 đô la! Trong bức thư này con có gửi kèm một khoản tiền, lần sau xin Thầy gia trì cho khoản tiền này một chút rồi lại đưa cho con, được không ạ? Như thế là đủ rồi, như vậy có thể thuận lợi “thông quan” rồi!

Đổi lại con sẽ viết một bài thơ tặng Sư Tôn: Cảm ơn Sư Tôn Người yêu công việc như con Không coi đó là tăng ca Con là thế hệ hậu bối Hiếu kính là lẽ thường tình Có ngày nay, nhờ cha mẹ Thầy như cha, ở trong tim Cảm kích của Thầy là quá thừa Tận tâm của con là niềm vui!

Quế Thanh kính thư.

Thói quen của tôi là: Đệ tử của tôi phục vụ tôi, tôi nhất định muốn trả phí, thời gian là tiền bạc, làm việc là tiền bạc, lại còn cả học vấn và tu dưỡng của bản thân cô ấy nữa, cũng phải đổi bằng tiền và thời gian mà có. Cho nên, tôi nhất định muốn trả phí. Nhưng Hồng Quế Thanh nói, cô ấy gói một đồng 1 đô la đưa cho tôi, tôi lại gia trì rồi đưa lại cho cô ấy. Như vậy là được rồi! Tiền là của cô ấy. Tôi lại đưa lại cho cô ấy. 1 đô la Mỹ, quá ít đi! Tôi hiểu tâm ý của cô ấy, cô ấy muốn hiếu kính ông già Lư Sư Tôn này.

Tôi đem chuyện này hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ. Tôi nói: ”Phải làm sao mới được đây?” Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi ngược lại tôi: ”Tâm ngài không yên sao? Cảm thấy nợ người ta sao?” Tôi đáp: ”Đúng.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Có phải là ngài mơ thấy một giấc mơ, mơ thấy kiếp trước của ngài và Quế Thanh không?” Tôi nói: ”Đúng vậy.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Nếu theo mộng cảnh kiếp trước, ngài có cần phải trả phí cho cô ấy không?” Tôi nghĩ một lúc. Theo giấc mơ về kiếp trước của tôi và Quế Thanh thì không cần phải trả phí. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Thế đó, thế đó, ngài có thể yên tâm rồi!”

22. Hỏi đáp về thân trung ấm

Có người hỏi Lư Sư Tôn: ”Thế nào là thân trung ấm?” Tôi đáp: ”Vấn đề này quá rộng quá lớn, sau khi tôi thảo luận với Duy Ma Cật Đại Sĩ xong thì sẽ trả lời anh.”

Dưới đây là kết quả của cuộc thảo luận: Thân trung ấm chính là linh hồn theo cách nói thế tục. (Còn gọi là trung hữu.) Sự tồn tại của thân trung ấm không nhất định là 49 ngày, số ngày không cố định. Còn về hình tượng của họ thì cũng có thay đổi. Hình người. Hình thiên nhân. Cũng không có hình tượng cố định. (Bởi vì chúng sinh bất khả tư nghì, do đó hình tượng bất khả tư nghì.)

Màu sắc của thân trung ấm thì sao? Ở địa ngục là màu xám đen. Ở bàng sinh là màu khói. Ở ngạ quỷ giống như nước. Ở cõi trời là màu vàng kim. (cũng có màu trắng) Về thể tích kích cỡ thì thân trung ấm ở nhân gian giống như trẻ con năm, sáu tuổi. Thời gian tồn tại của thân trung ấm đích thực là không cố định, hoàn toàn do nhân duyên định đoạt. Nhân duyên đủ thì có thể đầu thai. (chuyển thế) Nhân duyên không đủ thì cứ tiếp tục chờ đợi. Tại cõi trung ấm cũng có người già.

Ai có thể nhìn thấy thân trung ấm? Cùng là thân trung ấm thì có thể nhìn thấy nhau. Nguyên nhân mà thân trung ấm có thể tồn tại là vì ăn khí, thức ăn mà họ thích nhất là khí. Rất nhiều thân trung ấm nếu thanh tịnh vi tế thì sẽ có năng lực thần thông. Có thể bay trên không. Có thể tự do đi xuyên qua rừng, núi đá, tường bao, không có một chút xíu trở ngại nào. Nhưng có hai nơi họ không thể đi vào. 1. Thai mẹ. 2. Kim cương tọa của Phật. Bởi vì thai mẹ được kết giới. (trừ người đủ duyên) Kim cương tọa của Phật có lực gia trì bảo vệ rất lớn, thân trung ấm không thể vào.

Thân trung ấm chuyển thế như thế nào? Có một số nhập thai là đi vào từ âm đạo. Có một số đi vào từ hậu môn. Có một số đi vào từ rốn. Ngoài ra thì sẽ đầu thai làm bàng sinh. Trứng của gà mái. (lúc gà giao cấu) Đầu thai làm trâu bò vào mùa hè. Đầu thai làm chó vào mùa thu. Đầu thai làm gấu vào mùa đông. Đầu thai làm ngựa vào mùa xuân. ……

Đại bộ phận thân trung ấm có đầy đủ ngũ căn, bộ phận nhỏ thân trung ấm có ngũ căn không đầy đủ. (Điều này có liên quan đến nghiệp lực.) Người sống đối với trung ấm đã chết, làm việc Phật có tác dụng gì không? Đáp án là có tác dụng. Bởi vì thân trung ấm cùng niệm Phật theo thì có thể đến tịnh thổ. Nếu đầu thai làm chó thì tuổi thọ của chó không dài, lại có thể chuyển đến nơi tốt đẹp hơn. …….

Duy Ma Cật Đại Sĩ nói với tôi: ”Có kể về thân trung ấm thì cũng chẳng thể kể hết.” (Thân trung ấm cũng là một trong các chúng sinh.) Tôi nói: ”Chúng ta cần tu cho không rơi vào thân trung ấm, đó là pháp môn vô thượng.)

23. Hiện tượng thời tiết mới của Seattle Lôi Tạng Tự

Thời gian vào tháng 6 năm 2022. Tôi đột nhiên nghĩ đến tôi cần phải cải tiến Seattle Lôi Tạng Tự. Vì thế, một tấm lòng hướng đạo kiền thành đã được thai nghén. Lúc này lại xuất hiện điềm lành. (Seattle Lôi Tạng Tự gọi tắt là Tây Lôi.) Trên bầu trời Tây Lôi xuất hiện cầu vồng mặt trời, các đệ tử nhìn thấy bên cạnh mặt trời buổi trưa xuất hiện một cầu vồng hình tròn bao quanh mặt trời ở chính giữa. Tôi nhìn thấy trong hư không có rất nhiều tăng nhân hiện lên mờ mờ, quay mặt về Tây Lôi làm đại lễ bái. Tại thư viện ở Tây Lôi, ở cửa vào có bức thangka Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni từ trong thangka bước ra, quay mặt về phía tôi khẽ mỉm cười. Trong sát-na tôi ngây người ra. Đây không phải là tôi nhìn thấy hình ảnh huyễn ảo, mà là rất chân thực, Phật Thích Ca Mâu Ni đang mỉm cười.

Thượng sư Liên Hương (Sư Mẫu) vào thời điểm này nghe thấy trong hư không truyền đến âm thanh tụng kinh. Cực kì rõ ràng. Thượng sư Liên Hương còn tụng theo. Sư tỉ Lâm Dư Tâm biết vị Diêu Trì Kim Mẫu ở đại điện là “sống”, ngài có thể nói chuyện, hơn nữa còn có những cử chỉ rất dịu dàng nho nhã. Trong hư không tung bay mưa hoa, mưa bụi mát rượi, thấm đẫm nội tâm của các đệ tử. Bầu không khí tràn ngập mùi thơm. Những cây bông đang rơi xuống những sợi bông. Mưa êm dịu và ngọt ngào. Cầu vồng liên tục xuất hiện, một dải, hai dải, ba dải, đẹp không sao tả xiết. Có rất nhiều màu sắc, từ Tây Lôi tỏa ra. Có hai con thỏ đang đuổi nhau, chúng lăn mình đùa giỡn trên thảm cỏ mượt như nhung.

Những đám mây ngũ sắc trên bầu trời Tây Lôi biến hóa thành: Cung điện. Rồng. Phượng hoàng. Mặt và mắt của Phật Bồ Tát. Rất giống nhiều vị A La Hán. Giống như bản đồ hải hội. Có tiếng sấm nổi lên, không chỉ một lần, có lúc trời xanh vạn dặm không một đám mây cũng có tiếng sấm rền. Mây hóa thành ô báu. Mây hóa thành lọng báu. Còn có các vị thiên long bát bộ hộ trì Phật pháp. Thích Đề Hoàn Nhân — Thiên Đế của Đao Lợi Thiên. Long Thần — đình Long Thần tỏa ánh sáng màu sắc tuyệt diệu. Dạ Xoa — tật tiệp quỷ thần. Càn Thát Bà — nhạc công của Thiên Đế. A Tu La — thần nặng tâm sân. Ca Lâu La — thần đại bàng Kim sí điểu. Khẩn Na La — nhạc sĩ của Thiên Đế, âm thanh đẹp đẽ nhất. Ma Hầu La Già — con trăn lớn, tức là địa long. Các vị đều đến nghe Liên Sinh Hoạt Phật thuyết pháp.

Tôi hỏi: ”Duy Ma Cật Đại Sĩ! Đây là nguyên nhân gì?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Đây là ngài giảng kinh Duy Ma Cật dẫn đến gia trì đại thần biến.” Tôi hỏi: ”Nhiều dị tượng như vậy, là lành hay là dữ?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Phật xuất thế gian, có thể không? Đây là hiện tượng viên dung vô ngại, là phương pháp duy nhất.” (Phật Thích Ca Mâu Ni mỉm cười chính là gia trì.)

24. Như hạt giống bị cháy

Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Chúng ta biết rằng, tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh, đã là như mộng huyễn bào ảnh thì làm sao lại là nghiệp?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Nghiệp của mộng huyễn bào ảnh.” Ha! Tôi hiểu rồi! Đúng là kỳ diệu! Duy Ma Cật Đại Sĩ hiểu tâm ý của tôi, nói: ”Không có cái gì kỳ diệu không kỳ diệu, vốn dĩ chính là như vậy.” Tôi hỏi: ”Nghiệp có thiện nghiệp, ác nghiệp, vô ký nghiệp. Thiện nghiệp và ác nghiệp thì chúng ta đều hiểu, thế còn vô ký nghiệp thì là như thế nào?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Giống như hạt giống bị cháy.” Tôi muốn hỏi nữa. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Ngài không cần phải hỏi nữa, ngài đi đọc Câu Xá Luận là sẽ hiểu thôi.” Tôi nghĩ: ”Giống như hạt giống bị cháy.”

Câu nói này có ý vị sâu xa, một câu trả lời rất đơn giản nhưng thật sự rất thú vị. Tôi nghĩ đến Diệt tận định: Diệt hết tất cả tâm tiếp nhận tư tưởng. Không kiến văn giác tri. [những điều thấy nghe cảm biết] Hạt giống bị cháy rồi. Thì không còn tác dụng. Đây chính là vô ký nghiệp. Lành thay! Lành thay!

Tôi nhớ có một câu chuyện như thế này. Có một người phụ nữ dâm đãng. Cô ta đã tạo ra rất nhiều nghiệp tà dâm. Trông cô ta rất xinh đẹp. Cả đời hành lạc không biết mệt. Nghiệp tà dâm cao hơn cả núi, sâu hơn cả biển. Sau này, cô ta đã nghe giới luật Phật pháp là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không ác khẩu, không uống rượu. Cô ta đi thỉnh giáo một vị đại sư: ”Làm sao để tiêu trừ dâm nghiệp của mình?” Đại sư đáp: ”Áo bẩn trăm năm, một khi được giặt, sẽ được sạch sẽ.” Đây là hạt giống bị ngâm trong nước, sẽ mục rữa, mất đi tác dụng, đây chính là rửa sạch. Cũng giống như hạt giống bị cháy. 1. Là nước. 2. Là lửa. Dâm nữ này đã khắc họ tên và ảnh của mình vào trong bồn tiểu của đàn ông. Ngày ngày đàn ông đi tiểu sẽ tiểu vào cô ta. Trải qua nhiều năm, cuối cùng dâm nghiệp của cô ta đã trở thành vô ký nghiệp. Dâm nghiệp của cô ta đã tiêu trừ rồi! (Đây cũng là điều không thể nghĩ, không thể bàn của nghiệp.)

Duy Ma Cật Đại Sĩ nói với tôi: ”Vạn vật rối ren, đều là nghiệp. Một tấm lòng trong veo tĩnh lặng chính là vô ký nghiệp.” Thiền định cũng là pháp phàm phu. Nhưng, không tách rời pháp phàm phu, không khởi suy nghĩ của phàm phu, mới là thiền định chân thực. Từ câu nói “hạt giống bị cháy” này, tôi đã nghĩ nhiều như vậy.

25. Ngũ cái thập triền

Trong kinh Duy Ma Cật có nhắc đến ngũ cái và thập triền. Ngũ cái là ngũ cái nào? [ngũ cái: năm thứ che chắn] 1. Tham dục cái. Là chìm đắm vào năm thứ dục, che phủ Phật tính. 2. Sân hận cái. Tâm sinh phẫn nộ, che phủ Phật tính. 3. Thụy miên cái. Rơi vào vô ký, che phủ Phật tính. 4. Trạo hối cái. Phấn khích hỗn loạn, che phủ Phật tính. 5. Nghi pháp cái. Không tin Phật pháp, không tin nhân quả, che phủ Phật tính.

Thập triền là thập triền nào? [thập triền: mười thứ phiền não trói buộc vướng víu] 1. Bản thân có lỗi, nhưng không hổ thẹn mà thay đổi. Là vô tàm. [tàm: xấu hổ] 2. Bản thân tự cao tự đại, trên thực tế có lỗi mà không biết hối hận. Là vô quý. [quý: hổ thẹn] 3. Thấy người khác tốt thì trong lòng không thích. Là tật đố. [tật đố: ghen ghét đố kỵ] 4. Nhỏ mọn, chỉ lo cho mình, không muốn cho người. Là khan. [khan: keo kiệt] 5. Là việc thiện nhưng lại hối hận vì đã làm. Là hối. 6. Mê ngủ, khiến người luôn hôn trầm, trì trệ không tiến lên. Là thụy miên. 7. Ý chí không thể tập trung, quá căng. Là trạo cử. 8. Thần chí mờ mịt, uể oải, không có cách nào phấn chấn. Là hôn trầm. 9. Bộc phát sự căm phẫn. Là phẫn nộ. 10. Che giấu tội lỗi của mình, không hối cải, không cải chính. Là phú. [phú: che đậy]

Trên đây chính là ngũ cái và thập triền.

Duy Ma Cật Đại Sĩ đưa tôi đi xem một nơi, là ao rùa ở đạo súc sinh. Rất nhiều con rùa ở trong ao, đứng im bất động. Hơn nữa những con rùa trong ao này đều mù một mắt. Tôi hỏi: ”Vì sao đưa tôi đi xem rùa mù?” (Tôi rất tò mò.) Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Đây đều là những đệ tử tương lai của ngài đó!” Tôi hỏi: ”Vì sao có nơi này?” (Tôi rất ngạc nhiên.) Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Địa Tạng Bồ Tát đặc biệt vì Chân Phật Tông mà tạo ra ao rùa mù này.” Tôi hỏi: ”Người nào sẽ tới nơi này?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Lư Sư Tôn! Ngài nhìn xem các đệ tử xung quanh ngài, có mấy người là người mắt sáng? Có mấy người là người mắt mù? Người mắt sáng nhiều hay người mắt mù nhiều?”

Tôi nghiêm túc ngẫm nghĩ một lúc rồi kinh hãi: ”Người mắt mù nhiều!” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Đúng rồi! Vì mắt mù.” Tôi hỏi: ”Thế còn đứng im bất động là vì sao?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Đó là đệ tử mù của Chân Phật Tông chỉ biết ăn, chỉ biết ngủ, chỉ biết chơi, vì thế đứng im bất động.” (Cho dù có hoạt động thì cũng rất chậm chạp.) Tôi hỏi: ”Họ đã phạm phải nghiệp gì?” ”Ngũ cái và thập triền.” Tôi hỏi: ”Là mục nào?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Ham ngủ, hôn trầm, lười biếng.” ”Tôi phải dạy họ thế nào đây?” - Tôi hỏi. ”Lư Sư Tôn có ba việc tinh tấn: một là viết sách, hai là vẽ tranh, ba là tu pháp. Tiếc là bọn họ có mắt như mù, không xấu hổ, không hổ thẹn, vì mắt mù. Và họ lại không biết ngài làm như vậy là để dạy bảo họ, họ không biết sửa sai, vì thế đứng im bất động. Nhưng họ quy y Chân Phật Tông cũng là một điều thiện, vì thế tuổi thọ dài. Do vậy, Địa Tạng Bồ Tát đã tạo ra ao rùa mù này.”

26. Một sợi dây thừng màu xám

Có một đệ tử từ Sydney Australia đến. Cô ấy là Quảng Trân Hoa (Liên Hoa Trân Hoa). Cô ấy nói: Đây là một câu chuyện có thật. Nhiều năm trước, Lư Sư Tôn từ Mỹ trở về Đài Loan Lôi Tạng Tự hoằng pháp. Liên Hoa Trân Hoa từ Australia bay đến Đài Loan. Tại Đài Loan Lôi Tạng Tự, cô thỉnh cầu Lư Sư Tôn hóa giải một vụ kiện tụng của cô ấy.

Đầu đuôi sự việc là như thế này: Liên Hoa Trân Hoa làm việc cho một công ty di trú, sếp của cô ấy rất hà khắc đối với cô. Cô cực kì nỗ lực. Cô ấy có rất nhiều hiểu biết về vấn đề di cư, dốc toàn lực để giúp đỡ những người muốn di cư. Sự nỗ lực và nhiệt tình của cô ấy có thể nói là trụ cột của cả công ty. Cô ấy có được sự ủng hộ của tất cả khách hàng. Mặc dù sếp coi trọng cô ấy nhưng vẫn hà khắc. Về sau, Liên Hoa Trân Hoa muốn tự mình mở một công ty di trú. Và thế là xảy ra vấn đề. Sếp muốn giữ cô ấy lại, không để cho cô ấy rời đi! Nếu không, sếp sẽ thuê luật sư để kiện Quảng Trân Hoa. Cô ấy đến thỉnh Lư Sư Tôn hóa giải vụ kiện cáo này.

Kết quả: Tôi đại gia trì cho cô ấy! Chúc phúc cô ấy tất cả suôn sẻ thuận lợi! Cô ấy trở về Sydney Australia, có được một giấc mơ: Trong mơ nhìn thấy giữa sếp và cô ấy bị trói bằng một sợi dây thừng màu xám. Và rồi Lư Sư Tôn xuất hiện, cầm một cái kéo, “phập” một tiếng, sợi dây thừng màu xám đã bị cắt đứt. Sau đó Lư Sư Tôn mỉm cười rồi biến mất!

Nói ra cũng kì lạ, ông sếp kia chủ động hủy vụ kiện, không kiện cáo nữa. Ông sếp ôn hòa nhã nhặn để cho cô ấy rời đi. Cô ấy cũng đã lập ra một công ty di trú kinh doanh thịnh vượng. Liên Hoa Trân Hoa nói: Cắt sợi dây thừng màu xám, đúng là vô cùng kỳ diệu!

Tôi đem sự việc này nói với Duy Ma Cật Đại Sĩ. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: Một hành giả tu đến cảnh giới Không. Bởi vì là Không, cho nên có sức mạnh bí mật bất khả tư nghì. Có thể chuyển hóa. Chuyển hóa chính là trọng điểm. Biến điều không thể thành có thể. Độ hóa chúng sinh cũng như vậy. Rất đơn giản. Chính là chuyển hóa tâm của chúng sinh. Một hành giả vĩ đại có thể chuyển hóa tâm của mọi chúng sinh, giống như Phật Thích Ca Mâu Ni vậy.

Có một câu nói này tôi muốn nói với mọi người: ”Luân hồi và niết bàn đều bắt nguồn từ tâm, tâm chính là trí huệ, trí huệ chính là Không, Không chính là sức mạnh, có thể tiến nhập vào Không thì hoàn toàn không có những thứ bậc khác nhau, mỗi sự vật sự việc đều bắt nguồn từ tâm mà thôi!” Uy lực! Thần thông! Đều là tâm! Ở trong chính quán, tôi đã nhìn thấy trăm nghìn triệu hóa thân của Lư Sư Tôn.

27. Ba khối u vô cớ biến mất

Ngũ Quỳnh Hương ở Sydney Australia kể với tôi câu chuyện có thật dưới đây. Có một hôm. Phần dưới của cô ấy xuất hiện hiện tượng chảy máu không ngừng. Cô ấy đến bệnh viện lớn để làm siêu âm, phát hiện ra bên trong tử cung có ba khối u to như quả trứng gà. Bác sĩ yêu cầu cô phẫu thuật để lấy khối u ra. Sự việc này khiến cô ấy cảm thấy rất khổ sở. Cô ấy bay đến Đài Loan, được Thượng sư Liên Tổ ở Indonesia sắp xếp cúng dường cơm. (Ngũ Quỳnh Hương là Hoa Kiều ở Indonesia di cư sang Úc.) Trong bữa cúng dường cơm, cô ấy viết một lá thư thỉnh cầu Lư Sư Tôn gia trì. Lư Sư Tôn đã đại gia trì cho cô ấy, trong miệng niệm: chú trừ ung thư. Sau đó nói: ”Để cho cô khỏe lại!”

Lúc gia trì, cô cảm thấy có một khối năng lượng rung động liên tục đi vào thân thể mình. Sau khi gia trì xong, tại phòng vệ sinh ở nhà hàng, cô ấy rất kinh ngạc, hiện tượng chảy máu không ngừng hàng ngày kể từ ngày hôm đó không ngờ đã không còn chảy máu nữa. Cô ấy trở về Sydney Australia. Hai ngày sau thì cô ấy đi khám lại. Mấy ngày trước khi đi khám lại, cô ấy đi vệ sinh đều bị tiêu chảy, thải ra rất nhiều những thứ ô uế. Đến bệnh viện, bác sĩ lại siêu âm để kiểm tra trước khi làm phẫu thuật. Không ngờ ba khối u kia đã hoàn toàn vô duyên vô cớ biến mất, quét đi quét lại mấy lần để tìm vị trí của ba khối u kia, nhưng không có là không có. Bác sĩ hoài nghi hỏi: ”Cô đã làm phẫu thuật rồi phải không?” Ngũ Quỳnh Hương đáp: ”Không có.” Bác sĩ nói: ”Ba khối u to bằng quả trứng gà không thấy đâu nữa.” Ngũ Quỳnh Hương hỏi: ”Còn cần mổ không?” Bác sĩ đáp: ”Không có khối u thì mổ cái gì.” Lúc này trong lòng Ngũ Quỳnh Hương mới hiểu sự gia trì của Lư Sư Tôn chính là con dao vô hình. Lư Sư Tôn bất khả tư nghì.

Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: Chúng sinh vì có nghiệp cho nên mới sản sinh ra đủ loại cảm ứng của nghiệp, nghiệp cảm của mỗi người khác nhau. Nghiệp cảm của Ngũ Quỳnh Hương khiến xuất hiện ba khối u. Còn Lư Sư Tôn là pháp thân thanh tịnh của Không, có sức mạnh gia trì bất khả tư nghì. Có thể chuyển hóa đất, nước, lửa, gió của tự thân mình. Cũng có thể chuyển hóa đất, nước, lửa, gió của người khác. (sắp xếp tổ hợp) Là vì chuyển hóa!

Ba khối u to như quả trứng gà của Ngũ Quỳnh Hương có thể vô cớ biến mất. Nhưng không phải là người người đều có thể như vậy. Ở đây phải là người có đủ nhân duyên mới có thể như vậy. (Đủ đức và đủ duyên như nói đến ở chương trước.) Điều này giống với bác sĩ chữa bệnh, cùng một loại thuốc, có một số người có thể uống vào là khỏi bệnh, có một số người thì lại chữa không khỏi. Cảnh giới của nghiệp cảm rất lộn xộn. (sai biệt trí) Như Lư Sư Tôn độ chúng sinh: Có người được độ. Có người không được độ.

28. Ngày 16 tháng 6 năm 2022

Ngày 16 tháng 6 năm 2022, tức là ngày 18 tháng 5 âm lịch, cũng chính là sinh nhật theo lịch âm của tôi (Lư Sư Tôn). Năm nay, tôi 78 tuổi (tuổi Đài Loan). Trên bầu trời xuất hiện kỳ quan thiên văn: Bảy ngôi sao đứng liền thành một chuỗi. Năm ngôi sao đứng liền thành một chuỗi. Cũng tức là sao Thiên Vương, sao Diêm Vương, sao Hải Vương, sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa thành một hàng. Truyền hình đưa tin năm ngôi sao thẳng hàng. Tức là năm ngôi sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thành một hàng. Điều này tượng trưng cho cái gì? Một câu đố.

7 giờ sáng hôm đó, thầy giảng dạy Liên Anh chụp được ảnh cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Những ngày này, ngày nào trời cũng âm u và có mưa, duy có ngày 16 tháng 6 thì mặt trời chói lọi, ánh nắng rực rỡ. Đó là một ngày Seattle có mặt trời rực rỡ nhất.

Buổi tối đó, các đệ tử ở đại điện của Seattle Lôi Tạng Tự chúc mừng sinh nhật tôi, cũng tổ chức buổi dạ tiệc. Các tiết mục trong buổi dạ tiệc rất xuất sắc, do Thượng sư Liên Ha và luật sư Chu Huệ Phương chủ trì. Ở đây có một việc kì lạ. Có một con chim hỷ tước có cái đuôi rất dài. Khi tôi vừa bước chân vào đại điện, nó từ sau lưng tôi cũng bay vào đại điện. Con chim hỷ tước này lượn vòng vòng ở phía trên lọng hoa của bảy vị Đại Phật. Nó cứ bay đi bay lại giữa những chiếc lọng hoa. Vui mừng nhảy nhót. Tất cả đồng môn đều ngửa đầu nhìn nó biểu diễn. Việc này có ý nghĩa gì đây? Đến khi buổi dạ tiệc kết thúc, tôi đi ra khỏi đại điện, nó (hỷ tước) lại từ sau lưng tôi bay vọt ra. Rồi bặt vô âm tín.

Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Con chim hỷ tước này là ai?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Là tôi.” (Trả lời rất dứt khoát.) Tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi hỏi: ”Ngài cũng đến chúc mừng sinh nhật tôi ư?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Kể từ khi Lư Sư Tôn ngài bắt đầu giảng kinh Duy Ma Cật thì tôi và ngài đã gắn với nhau như hình với bóng.” Tôi hỏi: ”Ngài sống ở đâu?” Ngài đáp: ”Ở trong tâm ngài!” Tôi hỏi: ”Khi tôi bắt đầu giảng kinh Duy Ma Cật, buổi tối hôm ấy, bầu trời vang lên một tiếng sấm, cũng là ngài sao?” Ngài đáp: ”Đúng thế. Lẽ nào chưa biết Duy Ma Cật Đại Sĩ tôi được gọi là “hoặc im lặng hoặc sấm rền” sao?” Tôi gật gật đầu thán phục! Tôi hỏi: ”Vậy sấm đại diện cho cái gì?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Tiếng gầm sư tử!” Tiếng gầm sư tử khiến thiên hạ chấn động!

29. Giấc mơ của Liên Hoa Trí Hạo

Liên Hoa Trí Hạo ở Singapore có mấy giấc mơ, thỉnh tôi giúp anh ấy giải mộng. Tôi giải thích đơn giản, liệt kê ra như sau:

(1)

Sư Tôn ở trong mơ chạm đầu vào đầu đệ tử ba lần, sau đó viết Thời Luân Kim Cang thập tự chú để tặng cho đệ tử. Còn mơ thấy tổ sư Sakya Chứng Không ở trong không trung gia trì cho đệ tử, đệ tử không ngừng trì niệm chú Thời Luân Kim Cang. (Tôi giải thích như sau: Đây là Lư Sư Tôn đã ban cho quán đảnh chân thực của Thời Luân Kim Cang. Cần lấy pháp Thời Luân Kim Cang làm Bổn tôn tu pháp.)

(2)

Tại đàn thành trong nhà mình, đột nhiên có một thiên nữ đến giúp đệ tử mở ra một bức thangka lớn. Đệ tử giới thiệu Sư Tôn và truyền thừa của tổ sư của mình, đệ tử liên tục rơi nước mắt, bởi vì đây là truyền thừa vô thượng trân quý của mình. Thế rồi, Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp ở trong thangka lần lượt từ thangka đi ra. (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Truyền thừa của Chân Phật Tông vô cùng chân thực và cực kì trân quý. Có được truyền thừa này không phải là chuyện vừa. Tất cả Bổn tôn đều sống.)

(3)

Có người đưa đệ tử đến một gia đình để giúp đỡ người nhà của cô ấy, bởi vì trong nhà có ma quỷ quấy nhiễu. Đệ tử tự hóa thành Lư Sư Tôn, sờ đầu cho người nhà bị ma nhập. Tóc của cô ấy rụng sạch, không ngờ lại là mặt của Lư Sư Tôn. Bố của cô ấy cũng biến thành mặt Lư Sư Tôn. (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Người nhà bị ma nhập lần lượt biến thành mặt Lư Sư Tôn, biểu thị rằng họ đã có được sự gia trì của Lư Sư Tôn. Phật-người-ma - không có sự khác biệt.)

(4)

Đệ tử nhắm mắt 20 phút, nhìn thấy Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trong ngọn lửa ở chính giữa Mandala, linh thể của đệ tử từ từ bay vào trong bầu trời, nhìn thấy Phật Thích Ca Mâu Ni ở bên dưới. Trong lòng nghĩ, đệ tử nhỏ bé như hạt vừng hạt đậu, vì sao lại từ trên trời nhìn Phật Thích Ca Mâu Ni ở bên dưới chứ? Đệ tử là ai? (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Phật tính không có phân biệt cao thấp, tất cả bình đẳng như nhau. Phật tính không có tính không gian. Phật tính không có tính thời gian. Tu hành đệ nhất nghĩa, ta là Phật tính.)

(5)

Mơ thấy A Di Đà Phật to bằng đệ tử đưa đệ tử bay trên vùng biển xanh thẳm. Khi đến được nơi giao nhau cao nhất của bầu trời xanh thẳm, A Di Đà Phật yêu cầu đệ tử đi chín bước. Nói xong, A Di Đà Phật đưa cho đệ tử một tòa hoa sen. Trong lòng đệ tử nghĩ, vì sao vị A Di Đà Phật này lại có màu xanh lam? (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Đi chín bước chính là Cửu phẩm liên hoa sinh. Ở trên, ở giữa, ở dưới là ba phẩm, mỗi phẩm có ba tầng, vì thế gọi là Cửu phẩm liên hoa sinh. Thân sắc của A Di Đà Phật trong Mật giáo là màu đỏ, nhưng A Di Đà Phật cũng là Bổn tôn tức-tăng-hoài-tru, cho nên hiện sắc thân màu lam cũng không có gì là lạ. Đó là vì muốn anh hàng phục phiền não của mình mình, hàng phục ác niệm ác nghiệp của chính mình, hàng phục bám chấp, hàng phục sinh tử của chính mình, v.v…)

(6)

Đệ tử mơ thấy mình sau khi chết, linh thể thăng lên một ngôi chùa ở trên trời, trong chùa có Địa Tạng Vương Bồ Tát, đệ tử và Địa Tạng Vương Bồ Tát hợp nhất. Đệ tử mơ thấy mình là người xuất gia, bên trong mặc áo bào màu vàng kim, tay trái cầm tích trượng, ở trong chùa có rất nhiều tùy tùng. Đệ tử ở trước Sư Tôn, đệ tử, sư tỉ [vợ], quỳ xuống chắp tay khớp với độ dài của âm thanh vang lên. Sư Tôn nói: ”Xuất gia hay không xuất gia tùy anh tự mình quyết định.” (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Có duyên phận cực kì sâu dày với Địa Tạng Bồ Tát, ý chỉ rằng sau khi chết sẽ chuyển hóa thành Địa Tạng Vương Bồ Tát ở trong chùa. Xuất gia hay không xuất gia là do tự mình quyết định.)

(7)

Đệ tử ở trong mơ niệm chú Tôn Thắng gia trì cho các linh hồn, hơn nữa còn biến hóa ra Mandala hiển hiện Bổn tôn phóng ánh sáng vàng kim, giống như ánh sáng mặt trời chiếu khắp bóng tối. Nhưng đệ tử không biết là đệ tử hiển hóa vị Bổn tôn nào. Khả năng là A Di Đà Phật chăng? (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Phóng tỏa ánh sáng chiếu nơi u tối, đây là điều mỗi hành giả Mật giáo đều cần làm, hành giả là ngọn đèn của chúng sinh, là mặt trời của chúng sinh. Hiển hóa vị Bổn tôn nào hoàn toàn không có hạn chế, hoàn toàn xem nhân duyên mà xác định, nếu hành giả tương ứng Bổn tôn thì thiên biến vạn hóa.)

(8)

Đệ tử đi vào một hang động, ở cùng với ánh sáng của Diêu Trì Kim Mẫu. Sư tỉ nhà đệ tử đem về một vị Diêu Trì Kim Mẫu Đại Thiên Tôn tạc bằng gỗ cực kì lớn, đệ tử hỏi sư tỉ rằng đây là Kim Mẫu màu gì. Lúc này ở trong nhà, trong không trung hiện lên rất nhiều ánh sáng màu sắc. (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Diêu Trì Kim Mẫu có rất nhiều thân sắc. Hướng tây thuộc Kim nên là màu vàng. Còn hướng tây của Mật giáo là màu đỏ. Diêu Trì Kim Mẫu có Kim Mẫu màu vàng kim, Kim Mẫu màu đỏ, Kim Mẫu màu đen, thậm chí có Kim Mẫu biến đổi màu sắc… Vì thế mà có nhiều màu sắc.)

(9)

Mơ thấy Lư Sư Tôn đấm một thầy phù thủy, sau đó dùng chày Phổ Ba Kim Cang đánh vào đầu hắn, đánh tới mức vỡ đầu, máu chảy đầm đìa. Đệ tử đứng bên cạnh hét lên: “Sư Tôn lợi hại quá!” (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Khi Liên Hoa Sinh Đại Sĩ hàng phục năm trăm ngoại đạo đã dùng chú phản hồi của Sư Diện Không Hành Mẫu. Bởi vì năm trăm ngoại đạo đã làm pháp hại Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, cho nên Liên Hoa Sinh Đại Sĩ bất đắc dĩ mới dùng chú phản hồi. Năm trăm ngoại đạo ngã lăn ra chết. Sau đó, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ dùng pháp siêu độ để chuyển dịch những ngoại đạo đã chết này đến tịnh thổ. Lư Sư Tôn cũng có thể làm như vậy, nhưng tôi nói thẳng là: “Bản thân tôi lấy từ bi làm gốc, không thể sử dụng pháp giết rồi độ. Bởi vì tôi không muốn đắc tội với bất kì một chúng sinh nào.)

(10)

Đệ tử mơ thấy quỳ trước mặt Sư Tôn, sau đó đệ tử biến thành Kim Cang Minh Vương, tay trái cầm tháp xá lợi, tay phải cầm vũ khí, đuổi đánh yêu ma. Có âm thanh nói với đệ tử đây là Hàng Tam Thế Minh Vương, đệ tử không biết vị Kim Cang Minh Vương này. (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Năm đại Kim Cang Minh Vương của Mật giáo là Mật Tập Kim Cang, Thắng Lạc Kim Cang, Đại Uy Đức Kim Cang, Hỷ Kim Cang, Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang (hoặc Thời Luân Kim Cang). Đây là Tạng mật. Còn trong Đông mật, năm đại Kim Cang Minh Vương là Bất Động Minh Vương, Hàng Tam Thế Minh Vương, Quân Đồ Lợi Minh Vương, Kim Cang Dược Xoa Minh Vương, Đại Uy Đức Minh Vương. Đây là năm đại Minh Vương của Đông Mật, về mặt danh xưng thì có khác biệt, nhưng dù tên khác với năm đại Minh Vương của Tạng mật nhưng thật ra có tính liên quan. Thủ ấn của Hàng Tam Thế Minh Vương giống với thủ ấn của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ.)

(11)

Có một đám lính quỷ xếp thành từng hàng từng hàng tiến về phía đệ tử, đệ tử lập tức trong hư không biến hóa thành Đại Hắc Thiên uy lực và đáng sợ, dọa cho đám lính quỷ sợ chết khiếp, phải lui binh. (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Đại Hắc Thiên là một trong các thần Hộ Pháp của Mật giáo Tây Tạng, còn gọi là Mahakala, hiện nay được Bạch giáo tôn sùng nhất. Ngài là vị đại thần quản lý mộ phần, thần chiến đấu, là đại hộ pháp thần của nước Ba La Nại. Đại Bảo Pháp Vương Karmapa các đời đều tôn sùng Đại Hắc Thiên. Nhưng trong Mật tông Nhật Bản thì ngài lại là một trong bảy vị Phúc Thần, biến thành Tài Phúc Thần, Ẩm Thực Thần. Nhật Bản rất thịnh hành an vị tượng Đại Hắc Thiên hai tay ở trong nhà bếp. Vì thế Đại Hắc Thiên là tổng hợp của thần chiến đấu, thần bếp, thần giữ mộ, thần tài, có đại uy thần lực.

(12)

Mơ thấy có bộ xương người một nam một nữ đang khiêu vũ trước mặt đệ tử, đệ tử và họ cùng bay lên trời. Hai bộ xương người này đột nhiên biến thành đẹp trai xinh gái, ở trên trời họ hỏi đệ tử muốn cầu cái gì. Đệ tử nói không cần gì cả. Họ và pháp thân của đệ tử đều biến thành ánh sáng trắng thanh tịnh. (Lư Sư Tôn giải thích như sau: Điệu múa của hai bộ xương người, tôi giải thích đây là sự gợi ý. (Đây là chủ của khu rừng vứt xác.) Biểu trưng thanh tịnh. Tự tính thanh tịnh. Tất cả tự tính thanh tịnh. Kết thúc. Vạn tượng đều không. Hàng phục tất cả yêu tinh tà ác trong tam giới. Thành tựu cõi tịnh thổ.)

30. Khai quang từ xa

Đệ tử Liên Hoa Lạp Tang sống tại Mông Cổ thỉnh cầu tôi khai quang đàn thành cho anh ấy. Tôi đã đồng ý. Thế là tôi cách không khai quang từ xa. Tôi cách không vẩy gạo muối. Cách không vẩy cam lộ. Niệm chú khai quang: Thiên chi thần quang, địa chi thần quang, nhật nguyệt thần quang, khai quang khai quang chú: Khai nhãn quang — quán thị thế giới. Khai khẩu quang — khai khẩu độ chúng. Khai nhĩ quang — văn thanh cứu khổ. Khai tâm quang — từ bi chúng sinh. Khai thủ quang — thân thủ phù trì. Khai thần túc — phi hành vạn lý. Khai kim thân — hào hào phóng quang. Tôi niệm chú: ”Na-mô sa-man-tô mu-thua-nam wa-zư-la đa-mô sê.” (3 biến) [Thần chú Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát.] Dùng bút đỏ chấm vào hư không. Tôi nhìn thấy Không Hành Mẫu thu chấm đỏ lại rồi lập tức biến mất.

Liên Hoa Lạp Tang bố trí đàn thành tại Mông Cổ như thế này: Ở giữa là tượng Phật. (thân) Bên phải là tháp xá lợi. (ý) Bên trái là Cao Vương Kinh, Chân Phật Kinh. (khẩu) Cúng phẩm là: Tịnh thủy — thân, ý thanh tịnh. Hoa — mắt thanh tịnh. Gạo — lưỡi thanh tịnh. Đèn — ánh sáng thanh tịnh. Hương — thành kính thanh tịnh. (mũi thanh tịnh) Quả — miệng thanh tịnh. Thực phẩm — món ăn thanh tịnh. (ăn) Chày kim cang — từ bi phương tiện thanh tịnh. Chuông kim cang — trí huệ tính Không thanh tịnh. Trống tay — tai thanh tịnh. (pháp âm thanh tịnh) Mandala — tính Không thanh tịnh. Bảo bình — cam lộ thanh tịnh. ……………

Phía Liên Hoa Lạp Tang ở Mông Cổ: Buổi sáng có một trận mưa. Bầu trời phía trên ngôi nhà của Liên Hoa Lạp Tang xuất hiện một dải cầu vồng lớn rất đẹp. Sau khi dải cầu vồng tan biến, không ngờ có mưa đá trút xuống, hơn nữa chỉ xung quanh nhà ở, trên mặt đất có đầy những hạt ngọc lấp lánh, có hạt lớn cỡ ngọc trai, có hạt nhỏ cỡ hạt gạo. Giống như là gạo rắc đầy mặt đất khi khai quang. Những cái này đều là điềm lành trời ban dị tượng.

Càng kỳ lạ hơn là: Đêm ấy, Liên Hoa Lạp Tang mơ thấy Lư Sư Tôn đến nhà anh, hơn nữa còn khai quang đàn thành trong nhà anh. Lư Sư Tôn hỏi: ”Nhà anh có gạo không?” Liên Hoa Lạp Tang đáp: ”Không có, chỉ có lúa mì.” Lư Sư Tôn nói: ”Lúa mì cũng được!” Lư Sư Tôn khi đến cầm theo một cây bút, chấm vào trán của Liên Hoa Lạp Tang, trên mặt anh ấy có ký hiệu màu đỏ, rồi Sư Tôn vẩy lúa mì lên người anh. Thế rồi anh tỉnh giấc mơ. Lúa mì không có ở trên mặt đất. Nhưng trên mặt, trên trán anh thật sự có một chấm màu đỏ, ba ngày sau mới tiêu biến. Đây đúng là linh nghiệm kỳ lạ của việc khai quang! Là thật không phải giả.

31. Hỏi đáp về quy y

Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi tôi: ”Lư Sư Tôn! Ngài có hiểu quy y không?” Tôi cười lớn ha ha: ”Câu hỏi đơn giản thế này sao ngài lại hỏi tôi?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Ngài nói thử xem.” Tôi nói: Quy y các Thượng sư quý báu đủ đức có truyền thừa căn bản. Quy y tất cả Bổn tôn Thánh chúng trong đàn thành. Quy y chư Phật. Quy y mọi chính pháp. Quy y các tăng già Thánh chúng. Quy y các Dũng Phụ Không Hành, Hộ Pháp, Thánh chúng có trí nhãn Phật pháp. Tôi nói: ”Đây là sáu quy y của Mật giáo.”

Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Đây là biểu hiện ở bên ngoài của quy y. Quy y chân chính là quy y tất cả Phật tính có sẵn của chính bản thân mình.” Tôi biện luận: ”Phật tính của chính mình còn chưa hiểu, làm sao quy y? Tôi thấy vẫn là Thượng sư, Bổn tôn, Phật, pháp, tăng, Hộ pháp, như thế mới thực tế hơn.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Quy y cuối cùng của tất cả chúng sinh hữu tình, trừ Phật tính ra thì không có gì khác. Ngài không nghĩ rằng Phật tính của ngài là đủ rồi sao?” Duy Ma Cật Đại Sĩ lại nhấn mạnh: Bất hủ. Bất biến. Rốt ráo. Đây chính là Phật tính. Hiểu chưa? Tôi chỉ biết gật gật đầu.

Tôi hỏi: ”Quy y có phải là tìm cầu sự bảo hộ không?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Căn bản không có ai bảo hộ ai.” Tôi hỏi: ”Theo như tôi biết, con người tìm cầu sự bảo hộ là do nỗi sợ hãi, điều này trong Thánh điển có nói.” Duy Ma Cật đáp: ”Đây không hề là bảo hộ thật Bảo hộ vĩnh hằng lại càng không Chúng sinh tiếp nhận bảo hộ này Nỗi khổ thật sự chưa thể thoát.” (Đây là điều Phật Đà nói.)

Tôi hỏi: ”Thế nào là quy y được bảo hộ?” Duy Ma Cật đáp: ”An tâm.” Tôi hỏi: ”Làm sao an tâm?” Duy Ma Cật đáp: ”Vô tâm, không vấn vương.” Tôi hỏi: ”Điều này rất nhiều người chẳng thể làm được đâu!” Duy Ma Cật đáp: ”Muốn đạt được hoặc làm được, chỉ có thể dùng trí huệ, và trí huệ này thì không thể cầu.” Tôi hỏi: ”Ai có thể dạy chúng tôi những điều này?” (Tôi nghĩ đến Tam Bảo Phật-pháp-tăng.) Duy Ma Cật đáp: ”Tự mình đi lĩnh hội.”

Tôi hỏi đến đây thì không muốn hỏi thêm. Duy Ma Cật Đại Sĩ cũng im lặng không nói. Tôi nghĩ rất lâu. Lĩnh ngộ được pháp quy y mà Duy Ma Cật Đại Sĩ dạy cho tôi, tôi tổng kết nó như sau: Quy y Phật — là quy y Phật tính có sẵn của chính bản thân mình. Quy y pháp — là quy y Phật pháp truyền thừa mà chính mình hành trì. Quy y tăng — là quy y pháp thân phạm hạnh thanh tịnh của chính mình. Còn như quy y thông thường của chúng ta là quy y có tính tượng trưng: Tượng Phật. Kinh điển. Thánh hiền tăng. Thượng sư. Hộ pháp.

Quy y trên nguyên tắc là: Không linh chí cao vô thượng. (Phật) Công cụ chỉ dẫn hành giả chứng đắc. (pháp) Hành giả thanh tịnh dựa vào pháp mà tu chứng. (tăng) Cá nhân tôi biết: Không thể nương dựa quỷ thần để mà cầu bảo hộ. Phải tu thiện nghiệp tăng trưởng, ác nghiệp không sinh. Không thể học tập pháp của ngoại đạo, nhưng nếu vì thế mà dẫn được người ta vào Phật đạo thì có thể phương tiện thiện xảo. [khéo léo sử dụng] Như dâm, nộ, si. Như xem sao, chiêm bốc. Như phong thủy, địa lý. Như năm thuật: sơn, y, mệnh, bốc, tướng. v.v… Chính pháp của chúng ta là: Bốn Thánh đế, sáu độ, tám chính đạo, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

32. Kệ tán thán viết cho Duy Ma Cật Đại Sĩ

(1)

Chính giác còn chưa tịch diệt Ngài xuất hiện đúng lúc tháo gỡ mê muội của tôi Cảm tạ sự dìu dắt Chỉ bảo tôi quay về thực tế hơn

Tam thân ngũ trí và ngũ nhãn Lục độ vạn hành Tùy duyên kiến Chỉ vì lợi tha Trong vòng ánh sáng có ngọc mani.

(2)

Dạy tôi tự thấy chân tâm Cũng không có tướng Càng không có lời gì để nói Chỉ dùng ngón tay để chỉ Là thấy ngay lời giải thích đúng đắn

Pháp thân thanh tịnh không nội ngoại Không trong Không ngoài Không ở giữa Hai bên đều bỏ cái trung tâm Thì ra chính là Đại Kim Tiên.

(3)

Duy Ma Cật vẫn là Duy Ma Cật Thật chẳng xưa nay Cũng chẳng tốt xấu Đừng phân nam bắc đông tây Giờ đây đã hiểu Diệu kỳ ở chỗ Hóa thân vô tận hư không

Giờ đây hóa Chân Phật Tông Tất cả như như Chốn chốn đều thông Sau này có ai có thể Kế tục.

(4)

Tôi biết vô sinh vô diệt Thì ra Phật tính đều như thế Vốn không tăng giảm

Thánh giả như gương sáng Dạy tôi giảng kinh thuyết pháp Nói trời Kể đất Vạn vật tự nhiên khó ẩn giấu.

(5)

Ta Bà vốn chẳng phải Ta Bà Tịnh thổ cũng chẳng phải tịnh thổ Ta Bà tịnh thổ vốn như nhau Chỉ xem một lòng Phiền não Bồ đề Cùng một loại

Niết bàn cũng chẳng phải niết bàn Luân hồi cũng chẳng phải luân hồi Ai nói Di Đà ở Tây phương Nam mô nam mô Mô mô mô Rơi vào cái bầu nhà ai.

33. Truyền kỳ về Cát Tường Thiên Mẫu

Ở Tây Tạng, tôi nghe được rất nhiều câu chuyện truyền kỳ về Cát Tường Thiên Mẫu. Những câu chuyện này đều là truyền thuyết dân gian. Tôi đặc biệt thuật lại như sau:

Cát Tường Thiên Mẫu vốn là một trong những thần minh chủ yếu của Ấn Độ giáo, tính cách vô cùng phong lưu. Ngài có 99 người chồng, những người chồng này có một số là thần, một số là ma, một số là người. Những người chồng này đều tặng pháp bảo trân quý cho Cát Tường Thiên Mẫu, cho nên Cát Tường Thiên Mẫu có rất nhiều pháp bảo. Ngài dùng những pháp bảo này để oai nghiêm trấn giữ tam giới. Phụ thân của ngài rất không thích tác phong này của ngài, đã dùng xích sắt màu vàng kim để trói hai chân của ngài lại. Ngài vùng vẫy, cưỡi một con La Thần bỏ trốn. Phụ thân từ phía sau đuổi theo, giương cung tên lên bắn, bắn trúng vào mông phía sau của La Thần. Sau khi rút tên ra, mông phía sau của La Thần đã mọc ra một con mắt. Vì thế, muốn phân biệt Cát Tường Thiên Nữ thì có hai đặc trưng lớn: Chân của ngài có xích chân màu vàng kim. Con La Thần mà ngài cưỡi trên mông có một con mắt.

Còn nữa: Còn có một truyền thuyết khác không giống lắm. Ngài vốn là một nữ thần xinh đẹp, nhưng cũng vẫn phong lưu phóng túng. Phụ thân đã nguyền rủa ngài. Ngài liền biến thành xấu xí không thể chịu nổi, bức thangka của Tây Tạng vẽ Cát Tường Thiên Mẫu chính là xấu xí vô cùng. (tướng phẫn nộ) Ngài bỏ nhà ra đi. Cưới một La Sát Quỷ Vương. La Sát Quỷ Vương này chuyên môn ăn thịt người. Vì thế Cát Tường Thiên Mẫu cũng chuyên môn ăn thịt người. Về sau, tính tình ngài vô cùng hung dữ, cãi nhau với La Sát Quỷ Vương. Ngài cưỡi La Thần bỏ nhà đi. La Sát Quỷ Vương đuổi theo không kịp, từ phía sau bắn một mũi tên, tên bắn trúng vào mông của La Thần. Mông của La Thần mọc lên một con mắt. Có hai phiên bản như vậy.

Sau này, Cát Tường Thiên Mẫu gặp được Vô Lượng Quang Phật. Vô Lượng Quang Phật điều phục Cát Tường Thiên Mẫu, Cát Tường Thiên Mẫu mới trở thành Thần Bảo Hộ của Phật giáo.

Cát Tường Thiên Mẫu trở thành Thần Bảo Hộ lớn của Tây Tạng. Cát Tường Thiên Mẫu xưng là Lạp Mẫu. Hồ Lhamo Latso là hồ thần của ngài. Ban đầu Cát Tường Thiên Mẫu xinh đẹp phi phàm, là thần vận mệnh, thần tài, thần sắc đẹp, thần bảo hộ. Trong truyền thuyết, con gái Tây Tạng xinh đẹp, mắt to, thon thả, là vì Cát Tường Thiên Mẫu ban phúc cho họ. Ngài là Thần Bảo Hộ cho Lhasa. Vừa là Thần Bảo Hộ của tu viện Tashilhunpo. Vừa là Thần Bảo Hộ của tu viện Jokhang. Tướng tịch tĩnh của ngài thì xinh đẹp và trang nhã. Tướng phẫn nộ của ngài thì xấu xí thậm tệ.

Tôi hỏi Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Hai phiên bản này, cái nào đúng?” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Câu hỏi này không cần trả lời, Cát Tường Thiên Mẫu về sau nương dựa Vô Lượng Quang Phật là đúng.” Tôi hỏi: ”Cát Tường Thiên Mẫu của Trung Thổ có hai vị, Cát Tường Thiên Mẫu của Tây Tạng có mấy vị?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Tôi thử hỏi ngài, Lư Sư Tôn! Hóa thân bên ngoài thân của ngài có mấy vị?”

34. Hồ Tiên

Tôi nghe người ta nói: Vẻ đẹp của phụ nữ có ba kiểu: Một kiểu là vẻ đẹp điển hình — đoan trang nho nhã. Một kiểu là vẻ đẹp diễm lệ — xinh tươi khiến xúc động lòng người. Một kiểu là vẻ đẹp quyến rũ — thuần điệu bộ quyến rũ.

Tôi mô tả như vậy không biết có đúng không? Tóm lại là mỗi người một ý. Ngày hôm đó. Có một cô gái đến hỏi việc, cô ấy thuộc loại cô gái đẹp kiểu thứ ba. (Thật sự là phô ra đủ mọi điệu bộ quyến rũ.) Cô ấy hỏi về hôn nhân. Tôi đáp: ”Bất kì người đàn ông nào nhìn thấy cô cũng đều sẽ động lòng.” (Tôi nói lời thật.) Cô ấy hỏi: ”Người bạn trai kia của tôi liệu có cưới tôi không?” Tôi tính toán một lúc. Tôi đáp: ”Có một chút chướng ngại.” ”Vì cái gì?” ”Khả năng là do bề trên hoặc xung quanh tác động.” Tôi nói: ”Tôi cho cô một lá phù, cô mang theo người, đây là phù “bảo sao nghe vậy”, cô đeo trên người thì anh ta sẽ nghe theo cô tất cả mọi thứ.” Cô ấy đeo lá phù mà tôi cho. (Cô ấy cười.)

Cô gái đó lấy từ trên người mình ra một lá phù đưa cho tôi xem. Tôi vừa nhìn thì giật mình kinh hãi. Mặt chính của lá phù đó viết “Giang Tây Long Hổ Sơn”. Mặt sau rất quái dị, phù thức giống như con cáo, có: Đầu cáo. Mắt cáo. Đuôi cáo. Ở giữa còn viết một chữ “mị”. Đó chẳng phải là “yêu mị” sao? Tôi kêu lên một tiếng: ”Đây là hồ ly tinh!” (Phù của hồ ly tinh.) Cô ấy nhanh nhẹn thu lá phù lại. Cô ấy bỏ đi rồi!

Sau khi cô ấy bỏ đi, tôi bắt đầu cảm thấy toàn thân mệt mỏi, hơi thở yếu ớt, tay chân không còn sức lực. Toàn thân mệt lử, mồm miệng khô rang, tinh thần sung mãn hoàn toàn không còn nữa. Ngáp liên tục. Hai mắt không mở ra được, mệt vô cùng, chỉ muốn ngủ, tất cả đều trở nên mơ hồ. Hiện tượng này tiếp tục đến buổi chiều, đây là chuyện mà tôi chưa từng xảy ra. (Chân khí đều bị cướp đi rồi.) Tôi đâu phải như thế này. Ngay cả cầm đũa ăn cơm tôi cũng không còn sức nữa.

Tôi hỏi: ”Duy Ma Cật Đại Sĩ, xin nói cho tôi biết vì sao?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Lư Sư Tôn! Ngài đắc tội với Đại Tiên rồi, ngài gọi cô ta là hồ ly tinh, khí của cô ta ở trên người ngài rồi.” Tôi nói: ”Tôi ngã quỵ rồi! Toàn thân không còn sức nữa!” Duy Ma Cật nói: ”Chẳng phải ngài có thể siêu độ sao? Ngài siêu độ hết “hồ khí” thì sẽ hồi phục như ban đầu.” Buổi tối hôm đó. Tôi làm pháp siêu độ thì giật mình đánh thót, không ngờ từ sau lưng tôi xồ ra trăm con hồ ly. Choa! Tôi đã gặp phải “đại tiên” rồi. “Đại tiên” quả nhiên lợi hại!

35. Thơ của Ngô Mạnh Hoa

Đệ tử Ngô Mạnh Hoa ở Đài Loan gửi đến một bài thơ, là bài thơ thỉnh tôi thường trụ thế gian.

Thơ như sau:

Khi đi trên đường phố, con luôn nhớ đến nét tươi cười của Thầy Cầm bút lên, chẳng hiểu vì sao lại mô phỏng nét chữ của Thầy Chỉ vì Thầy là tất cả Thầy là dưỡng khí

Khi đi đến một nơi xa lạ Một ngọn cỏ, một cái cây, một bông hoa đều là hóa thân của Thầy Nhìn không thấy, sờ không được, nhưng cảm nhận được Là ánh dương? Là trời xanh?

Thầy hóa thành dải ánh sáng dẫn dắt chúng sinh Chúng sinh nhìn lên Có Thầy chỉ dẫn Con là bản sơ Thầy là bản sơ Chúng sinh và Thầy là một thể

Thầy là Ánh dương Trăng sáng Những vì sao Thầy là bài thơ vĩnh hằng.

🌟

Tôi nói:

Có một ngày Tôi sẽ “vừa dứt giấc mộng Hoa Tư, người nơi nao” [Câu thơ đầu trong bài “Đào Nguyên nhớ cố nhân - Cuối xuân” của Tô Thức. Hoa Tư tương truyền là đất nước không có vua, người dân đều hạnh phúc. Giấc mộng Hoa Tư ý chỉ cảnh thái bình, mộng cảnh thanh bình.] Nam Sơn Nhã Xá Chỉ còn lại mấy cây thông tùng Khi nào hoa rơi Biến thành ngôi nhà đóng cửa im lìm cô quạnh

Tháng năm chẳng thể lưu giữ Tuổi già và cái chết Con đường cuối cùng của mỗi người Tôi muốn Ngô Mạnh Hoa ghi nhớ Tôi chỉ để lại Sách nhiều vô kể

Tôi lại viết một bài thơ vậy Thơ như sau Bạn nói tôi là Ánh dương Trăng sáng Những vì sao Tôi nói với bạn Tôi thích trăng sáng

Tôi thích tết Trung Thu Ở nơi đất khách quê người Tôi thường nhớ đến một từ Chính là ”Cách biệt”

Nói cùng ai đây Tôi ở phương Tây Bạn ở phương Đông Tôi thật lòng thật sự nói với bạn rằng Tôi chỉ để lại “chính giác”.

36. Hộ pháp của Duy Ma Cật Đại Sĩ

Theo như tôi biết, ba căn bản của tu hành Mật giáo là: Thượng sư, Bổn tôn, Hộ pháp. Trong đó Hộ pháp vô cùng quan trọng, bởi vì Hộ pháp là hộ trì Phật, hộ trì pháp, hộ trì tăng. Nhất là hành giả Mật giáo dùng Hộ pháp để quét sạch tất cả chướng ngại trong quá trình tu trì của hành giả. Chướng ngại của hành giả có rất nhiều, đại thể là: Chướng ngại của ma. Chướng ngại của thần. (thần bất chính) Chướng ngại của quỷ. Chướng ngại của người. Chướng ngại của phi nhân. (rồng, dạ xoa, la sát, yêu tinh) Chướng ngại của linh. Chướng ngại của chính mình. (nghiệp chướng) v.v…

Cho nên mỗi một hành giả đều cần có Hộ pháp ủng hộ, bảo vệ mỗi một hành giả. Trong Mật tông Tây Tạng, Hộ pháp có thể phân thành bốn loại lớn:

(1)

Thân phẫn nộ của Phật Bồ Tát. Ngũ Phương Phật hóa thân thành Ngũ Đại Kim Cang. Hỷ Kim Cang, Thắng Lạc Kim Cang, Mật Tập Kim Cang, Đại Uy Đức Kim Cang, Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang. Bát Đại Bồ Tát hóa thân thành Bát Đại Minh Vương. v.v… Những vị Phật Bồ Tát này vốn là vị tịch tĩnh (thiện tướng), vì để hộ trì Phật pháp nên mới biến hóa thành vị phẫn nộ. (Các vị này đều là Hộ pháp của xuất thế gian.)

(2)

Thần của Ấn Độ giáo chuyển hóa thành Hộ pháp của Phật giáo. Ví dụ: Biến Tịnh Thiên, Đại Phạm Thiên, Đại Tự Tại Thiên. Cát Tường Thiên. Diệu Âm Thiên. Tài Thần Thiên Mũi Voi. Thần Khỉ. Nữ Thần Kali. v.v… (Đại bộ phận là Hộ pháp của thế gian.)

(4)

Từ đạo Bon chuyển hóa thành Hộ pháp của Phật giáo. Ví dụ: Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đến Tây Tạng, trên đường đã khuất phục yêu ma quỷ quái, các thần quỷ của đạo Bon này đều được giáo hóa trở thành thần Hộ pháp của Phật giáo. Khâm Liệt Gia Ba, Phổ Ba Kim Cang. v.v…

(5)

Thần của dân gian Thần núi. Thần thổ địa. Thần mồ mả. Thần Gesar. v.v…

Hộ pháp Kim Cang Minh Vương chủ yếu nhất của tôi (Lư Sư Tôn) là: Đại Uy Đức Kim Cang. Bất Động Minh Vương. Đại Bạch Tản Cái Phật Mẫu. (dùng để kết giới) Kim Cang Thủ, Đại Lực Kim Cang, Ma Lợi Chi Thiên, Hổ Đầu Kim Cang. v.v… (Vì sao tôi lại dùng “vân vân và vân vân”, bởi vì đội ngũ Hộ pháp của tôi rất lớn.)

Tôi hỏi: ”Duy Ma Cật Đại Sĩ, Hộ pháp của ngài là ai?” Duy Ma Cật Đại Sĩ đáp: ”Hộ pháp của tôi là Không.” Tôi nghĩ trong lòng: “Không cũng là Hộ pháp ư?” Duy Ma Cật Đại Sĩ biết ý trong lòng tôi, ngài nói: ”Ma cũng không, quỷ cũng không, thần cũng không, quái cũng không... Tất cả chướng ngại đều không. Lư Sư Tôn! Đã hiểu hay chưa?”

37. Thơ ca của Liên Hoa Bích Vân

Liên Hoa Bích Vân, người phụ trách của Thẩm mỹ viện Bích Chi Nghệ ở Brazil đến Seattle. Cô ấy viết tặng tôi một bài thơ. Bài thơ như sau:

Mỗi cảm ứng tu hành của Chân Phật Khiến con cảm động vô cùng Đối với những thực chứng rõ ràng ngay trước mắt Chẳng thể kìm được lời tán tụng nâng niu Trên sân khấu cuộc đời Cùng động viên nhau Cùng khích lệ nhau Kiên định lòng tin Càng nỗ lực tinh tấn Đời đời kiếp kiếp chờ đợi thành tựu.

Gặp Lư Sư Tôn Lại muốn gặp Lư Sư Tôn thêm nữa Trong lòng cuồn cuộn Nỗi nhớ Lư Sư Tôn

Xa làm sao Dài làm sao Bất giác vô tình Giọt lệ cứ dâng trào nơi khóe mắt

Đó là Rất nhiều năm trước Lần đầu tiên gặp được Lư Sư Tôn Tại Chân Phật Mật Uyển Thầy trò tình cờ gặp nhau trong chốc lát Mà như thể hẹn ước nghìn vạn năm Tự thấy Đã cách biệt rất nhiều rất nhiều đời Đời này đến đời khác

Từ nay sám hối tội lỗi của mình Lúc này Nếu tâm tĩnh lặng như ánh trăng Trên con đường biết ơn Đa tạ những lời giáo huấn Cảm tạ Bồ Tát an bài Cảm kích Cảm kích

Dùng tâm thanh tịnh gặp Lư Sư Tôn Núi xa sông dài Đường đi vất vả Tất cả phiền não Vô số cản trở oan ức Hóa thành Hóa thành không Là Lư Sư Tôn đã nâng đỡ tâm linh Con biến thành Kim cương bất hoại

Đi gặp Lư Sư Tôn Quán đảnh dòng chảy pháp Trí huệ tràn đầy Những lời pháp của Lư Sư Tôn Từng lời dung nhập Con hóa thành ánh sáng Con trở nên sáng ngời Và cứ thế bay lên trời cao Cõi trời bên ngoài cõi trời Cuồn cuộn dâng trào.

(Chú thích: Bài thơ này rất chất phác, rất đẹp đẽ, rất đơn giản, rất rõ ràng. Tôi chỉ thay đổi vài chữ, nhưng không làm mất đi ý nghĩa ban đầu. Cảm ơn Liên Hoa Bích Vân ở Brazil.)

Tại đây, tôi kèm theo một bài thơ tôi viết, tên bài thơ này đặt là: Tiêu dao.

Thơ như sau:

Trong quá trình tôi thiền định Tín tâm thật sự rất kiên định Duy Ma Cật nói như thế này Nhất tâm Thanh tịnh Khắp nơi đều là thắng cảnh

Luân hồi của tam giới lục đạo Tôi thấy Là vô minh tạo nên Ngã chấp chính là nguồn gốc lớn Nếu loại bỏ được Phàm phu biến thành Thánh hiền

Tất cả đều là tâm Quan sát chính mình Thì ra Chẳng có gì Chẳng vật gì Chẳng thể đắc Vậy mới nhận ra vô tự tính

Không ô nhiễm Không mê hoặc Không khổ Không vui Không thật Không giả Không sinh Không chết Trong chân đế chẳng có một vật Như một giấc mộng huyễn Đó là sứ mệnh lợi ích chúng sinh

Tôi muốn nói với bạn về vô thường Sinh là vô thường Lão là vô thường Bệnh là vô thường Tử là vô thường Đó đều chỉ trong thoáng chốc Trong thoáng chốc đã biến mất rồi Đây chính là Pháp ấn của Thích Ca Như Lai

Tôi là ánh sáng Bạn là ánh sáng Họ là ánh sáng Tùy duyên tỏa sáng Nơi thế giới Ta Bà Một pháp giới chân thực Thanh tịnh.

Chú thích: Bài thơ này tôi viết từ rất rất lâu rồi, tự mình cảm thấy không hay. Bây giờ từ trong đống tài liệu cũ tìm thấy nó, tôi mới biết: Thì ra Duy Ma Cật Đại Sĩ và tôi sớm đã là tri âm nhiều năm rồi. Tặng cho bạn đó. Tất cả không cần gò bó, tùy duyên tiêu dao là được.

38. Tôi đã tan vào hư không

Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân trăm nghìn vạn triệu, từng khiến tôi nghĩ rất nhiều mà không thể hiểu nổi. Chúng ta niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật cũng niệm rằng: “Nam mô 36 vạn tỷ 11 vạn 9 nghìn 5 trăm đồng danh đồng hiệu A Di Đà Phật.” Điều này khiến tôi kinh ngạc tán thán! Chà! Nhiều phân thân làm sao!

Rồi khi đọc đến phẩm “Phân thân tập hội” của kinh Địa Tạng, tôi phát hiện ra Địa Tạng Bồ Tát cũng như vậy. Phân thân nhiều làm sao! Sau này, Duy Ma Cật Đại Sĩ nói với tôi, điều này rất dễ, chỉ cần có thể tan vào hư không là được. Thế là, tôi học tập “tan vào hư không”. ”Oàng” một tiếng! Không ngờ khắp nơi đều có một vị Lư Sư Tôn. Đúng như bài kệ tán thán của Quan Thế Âm Bồ Tát: ”Nghìn nơi thỉnh cầu nghìn nơi hiện Biển khổ thường làm thuyền độ người.” Liên Hoa Sinh Đại Sĩ nói: ”Người kính sư, trọng pháp, thực tu sẽ đắc.” Đắc cái gì? Đắc hư không.

Còn nữa: Trong “Ứng hóa sử lược”, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ có nói: “Đại Sĩ thành tựu tam muội, đúng là có hình thức mặc mũ áo của vua chúa như các bức họa tướng được truyền bá ngày nay, nhưng hóa thân của ngài cũng có tới 21 vị. Tên ngài là…” Đương nhiên, phân thân của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ không chỉ có 21 vị, mà con số ấy không thể đếm xuể.

Sau khi tôi tan vào hư không, tôi mới biết rằng, hư không vô hạn, cho nên hóa thân là vô hạn. Điều này thật sự quá bất khả tư nghì!

Tôi lấy thư của Liên Hoa Duy An làm chứng.

Đệ tử báo cáo với Sư Tôn một số cảm ứng tu hành của đệ tử.

(1) Tận mắt thấy Sư Tôn

Có một hôm tu pháp xong, đệ tử ở tại đàn thành thỉnh cầu Sư Tôn một sự việc, kết quả là buổi sáng ngày hôm sau tỉnh dậy, từ trên giường ngồi dậy thì nhìn thấy Sư Tôn mỉm cười đi về phía đệ tử. Đệ tử biết Sư Tôn đã gia trì cho điều thỉnh cầu của đệ tử được viên mãn rồi.

Còn có một hôm, sư huynh [chồng] của đệ tử nói với đệ tử rằng cái cửa ga-ra ở nhà đã bị hỏng rồi, cần phải sửa, anh ấy nói nhà hàng xóm ở đối diện sửa ga-ra tốn một nghìn đô la. Khi ấy đệ tử đột ngột quay đầu lại thì nhìn thấy Sư Tôn, đệ tử vội vàng hướng tới Sư Tôn thỉnh cầu để cho chi phí sửa cửa ga-ra đừng quá cao, đồng thời cũng cảm ứng thấy sự gia trì của Sư Tôn. Hai hôm sau, sư huynh nói cửa ga-ra đã sửa xong rồi, còn nói rằng thật không dám tin, thợ sửa chữa sửa trong thời gian gần hai tiếng đồng hồ, cuối cùng chỉ thu chút tiền phí gọi đến nhà. Sư huynh cũng ca ngợi sự gia trì của Sư Tôn thật bất khả tư nghì!

(2) Cảm ứng thấy Sư Tôn

Vào đêm trước ngày Thánh đản của Sư Tôn năm 2020, cả ngày đệ tử ở trong nhà tu pháp, cảm ứng thấy rõ ràng là Sư Tôn giáng lâm, và còn chỉ cho đệ tử bốn chữ: bế quan, cấm ngôn.

Khi đệ tử niệm tụng Chân Phật Kinh, nhiều lần hợp nhất với Sư Tôn, liên tục mấy tiếng đồng hồ không có bất kì tạp niệm nào, âm thanh tụng kinh rất trôi chảy, dường như không cần phải lấy hơi, cảm giác mình hóa thành một vùng ánh sáng trắng, ánh sáng vô cùng thanh tịnh. Sau đó, một lần khi đang tụng kinh, đệ tử cảm ứng thấy Sư Tôn cười và đi về phía đệ tử, sau đó đệ tử và Sư Tôn hợp nhất vô cùng vững chắc. Thế rồi trong lòng đệ tử trào dâng một tình yêu lớn vô hạn hết sức mãnh liệt đối với Sư Tôn, đệ tử chưa từng một lần có cảm nhận này ở nhân gian. Ngày hôm sau ở trên mạng truyền phát trực tiếp nhìn thấy Sư Tôn, đệ tử đã không kìm nén được cảm xúc của mình mà khóc như mưa cho đến khi pháp hội kết thúc.

Một hôm khi tu pháp, đệ tử liên tục hợp nhất với Sư Tôn, cảm giác mình tách biệt không có quan hệ gì với thế giới xung quanh, cảm nhận này rất khó dùng ngôn ngữ để diễn tả.

(3) Mơ thấy Lư Sư Tôn

Tháng 8/2020, đệ tử mơ thấy mình giơ tay thỉnh cầu Sư Tôn gia trì. Sau đó Sư Tôn cúi người xuống (trong mơ đệ tử đang nằm), dùng thiên tâm chạm vào thiên tâm của đệ tử, kiểu như đầu chạm đầu để gia trì cho đệ tử.

Đệ tử nhiều lần mơ thấy Sư Tôn và đệ tử thân mật ngồi nói chuyện tu hành.

(4) Thấy ánh sáng: Xin hỏi Sư Tôn những ánh sáng này có ý nghĩa gì?

Một hôm vào buổi tối, khi làm kết giới để đi ngủ, đệ tử nhìn thấy trong tim mình có một nguyệt luân màu lam, trong nguyệt luân có một chữ Hum tiếng Phạn màu trắng, từ nguyệt luân ở trong tim phóng những vòng ánh sáng trắng ra bên ngoài.

Một buổi tối nằm nhắm mắt trên giường, đệ tử nhìn thấy chỗ thiên tâm của mình có một chấm sáng màu xanh lam đậm, xung quanh chấm sáng còn có một quầng sáng màu xanh lam nhạt, cực kì rõ ràng. Buổi tối ngày hôm sau khi nhắm mắt lại thì nhìn thấy thiên tâm xuất hiện chấm sáng màu trắng.

Một hôm đệ tử thiền định có cảm giác rất tốt, ở trong định, trước mắt đột nhiên hiện lên một màu xanh lam rất đẹp, từ màu xanh nước biển cho đến màu xanh da trời, sau đó nhìn thấy rất nhiều đốm sáng màu trắng lấp lánh.

Thường thường khi tu pháp, đệ tử có thể nhìn thấy ánh sáng trắng sáng rực, đôi khi ở thiên tâm, đôi khi ở đỉnh đầu, đôi khi ở chóp mũi, đôi khi ở tâm luân, khi bên trái khi bên phải.

Tháng 5 năm nay, một hôm đệ tử đi đến chùa đồng tu Hộ Ma Liên Hoa Đồng Tử, đệ tử ở trong thiền định nhìn thấy một vòng tròn ánh sáng màu lam quấn xung quanh nửa thân trên của mình.

(5) Phật Bồ Tát chỉ thị tâm linh

Đệ tử vốn không dự định đi pháp hội cầu phúc mùa xuân năm 2020 ở Seattle, nhưng một hôm đệ tử đang ngủ thì rõ ràng nghe thấy một âm thanh nói ở bên tai của đệ tử rằng: “Mua vé máy bay.” Đệ tử biết là chỉ thị của Sư Tôn và Phật Bồ Tát, thế nên đã lên mạng mua vé máy bay đi Seattle. Bây giờ mới biết thì ra là có dịch bệnh nên mùa thu không thể đi đến Seattle được.

Vào năm nay có một hôm đệ tử quên đặt đồng hồ báo thức, buổi sáng đang trong giấc mơ, cảm giác có một ngón tay thon nhỏ chạm nhè nhẹ ba lần vào trán của đệ tử, đồng thời nghe thấy âm thanh đi vào trong tâm của đệ tử là “dậy dậy”. Đệ tử lập tức ý thức là phải dậy để tham gia pháp hội trực tiếp ở trên mạng của Sư Tôn, cho nên mở to mắt ra nhìn thời gian thì đã là 7 giờ 17 phút sáng rồi. (Pháp hội ngày chủ nhật tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự của Sư Tôn là 8 giờ sáng theo giờ ở Melbourne.)

(6) Cảm ứng khác

Sau khi tương ứng với Sư Tôn không lâu, có một ngày thiên tâm của đệ tử đột nhiên có cảm giác khí xung kích mãnh liệt, cảm giác dường như khí có thể xung lên mở thiên nhãn. Đệ tử bây giờ thường xuyên thấy tâm luân phát nhiệt, có khi cảm giác ấm áp đó còn lan ra tới tề luân.

Kể từ khi quy y Sư Tôn, thực tu Chân Phật Mật Pháp, đệ tử sâu sắc lĩnh hội được pháp thân của Sư Tôn tồn tại ở khắp mọi nơi, bảo vệ và gia trì cho chúng đệ tử, trải nghiệm được sự thù thắng của Chân Phật Mật Pháp, nhập thế hay xuất thế đều có thể viên mãn. Đệ tử lại càng cảm nhận được sự từ bi và vĩ đại của Sư Tôn! Đệ tử cảm thấy vô cùng may mắn đời này có thể quy y Sư Tôn, lại có được nhân duyên và phúc phần tu hành! Một lần nữa cảm ơn đại gia trì của Sư Tôn!

Kính chúc Sư Tôn Phật thể an khang, trường trụ thế gian! Đệ tử Liên Hoa Duy An đảnh lễ cúi lạy. 10/06/2022.

🌟

Đối với những cảm ứng của Liên Hoa Duy An, tôi có cảm tưởng như sau:

(1) Tận mắt nhìn thấy.

Liên Hoa Duy An sống tại Australia, phân thân của tôi đã đi đến châu Úc. Thật ra có rất nhiều người tận mắt nhìn thấy phân thân của tôi, đệ tử ở các nước trên toàn thế giới đều có. Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Tan vào hư không, hóa thân là bất khả hạn lượng.” Tô Mã Á ở Indonesia tận mắt nhìn thấy. Sư Đầu ở nước Anh cũng có thể tận mắt nhìn thấy. Liên Ngạn, Liên Hỷ ở Mỹ đều có thể tận mắt nhìn thấy. …………………

(2) Cảm ứng.

Cảm ứng thấy Lư Sư Tôn thường ở bên cạnh. Ở trong tâm. Có rất nhiều người như thế.

(3) Gặp trong mơ.

Vô số.

Tôi viết như thế này không phải là tự cao ngạo mạn, mà là muốn dạy mọi người tầm quan trọng của tu pháp. Tu đến khi hòa vào hư không, phân thân vô số, phân thân lợi ích chúng sinh, làm sự nghiệp bồ đề. Lúc này sẽ đắc đại trí huệ: chân không trí, sai biệt trí, trung quán trí. Có thể thiện xảo độ chúng sinh. Thông đạt không chướng ngại, có thể tự mình giải thoát. Hành giả không thối chuyển, không nhập lục đạo luân hồi.

Lúc này, hành giả đắc được bốn vô úy: 1. Phật vô úy. 2. Tổng trì vô úy — thiện niệm tăng trưởng, ác niệm không sinh. 3. Quyết nghi vô úy — giỏi tháo gỡ tất cả nghi hoặc. 4. Tri vô úy — biết căn khí của chúng sinh. 5. Báo đáp vô úy — đất nước, Tam Bảo, cha mẹ, chúng sinh. (Bao hàm Phật vô úy và bốn vô úy của Bồ Tát.)

Tiến thêm một bước nữa thì: Chứng đắc thập lực mà đặc biệt Như Lai mới có. Chứng 18 pháp đặc thù. Đây đã là vô thượng của vô thượng rồi. Đối với vấn đề hóa thân của Phật và Bồ Tát, trong chốc lát tôi đã hoàn toàn giải đáp rồi.

39. Giải thích rõ hơn về tan vào hư không

Một lá thư cảm ứng.

Đảnh lễ Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật. Sư Tôn Phật an! Đệ tử theo Sư Phật tu tập Chân Phật Mật Pháp 33 năm, năm qua nghe Sư Phật giảng kinh Kim Cang, Sư Phật đã giải thích một cách tinh tế và sâu sắc về trí huệ tính Không vốn dĩ không thể dùng ngôn ngữ để biểu đạt, khiến đệ tử pháp hỷ tràn đầy, trí huệ rộng mở. Lại cộng thêm gần đây Sư Phật bắt đầu giảng kinh Duy Ma Cật, đệ tử càng sâu sắc bái phục Sư Phật đã từ bi tận tụy giáo huấn, dốc hết “vốn liếng” để truyền dạy. Từng câu từng chữ pháp ngữ trí huệ của Sư Phật, sự sâu sắc trong ý nghĩa của nó, sự rộng lớn trong tư duy của nó, thật không phải là người giảng kinh thuyết pháp bình thường có thể so sánh được.

Trong lòng đệ tử lặp đi lặp lại lời tán thán truyền thừa và khả năng ghi nhớ không thể đo lường của Sư Phật, trí huệ Phật học uyên bác như biển rộng. Chúng đệ tử có thể có được giáo hóa hun đúc của một bậc đại đạo sư từ bi không thể sánh bằng như vậy, thật cảm ơn lại cảm ơn. Tấm lòng yêu thương và quan tâm của Sư Phật dành cho các đệ tử có thể sánh với trời đất, đời này kiếp này may mắn xiết bao có thể gặp được nhân duyên đại thiện này, có được ơn tái tạo của Sư Phật khiến đệ tử được sinh ra một lần nữa. Tấm lòng biết ơn này không ngôn ngữ nào có thể biểu đạt được một phần vạn, tấm lòng này có trời chứng giám, và duy có Sư Phật biết.

Dưới sự dưỡng dục gia trì của Sư Phật và chư tôn, ngoài việc trí huệ và năng lực không ngừng được mở mang, ngày ngày tăng trưởng ra, đệ tử còn có những trải nghiệm chân thực bất khả tư nghì khi thực tu Chân Phật Mật Pháp, xin báo cáo với Sư Phật như sau:

Trong pháp giới: Đệ tử thường được pháp thân Sư Phật thị hiện, trong quá trình tu pháp của đệ tử, có mấy lần ban ngày tận mắt nhìn thấy pháp thân của Sư Phật, được pháp thân của Sư Phật gia trì dạy bảo. Trong thiền định của đệ tử, trong tu pháp hoặc trong pháp hội, đệ tử đều có được đại gia trì, đại cảm ứng, kiến chứng Chân Phật Mật Pháp là chân thực không giả, thù thắng khó mà tưởng tượng được!

Trong giấc mơ: Trong vô số những mộng cảnh suốt mấy chục năm của đệ tử, Sư Phật không lúc nào là không bận rộn chăm lo cho chúng sinh xử lý các việc Phật, đệ tử nhìn thấy hình tượng của chính mình từ lúc còn là cô gái nhỏ lúc bỡ ngỡ nhất cho đến khi thành người như bây giờ, đệ tử vĩnh viễn là một người ở bên cạnh đi theo Sư Phật. Có thể thấy, ở trong mơ, Sư Phật cũng để cho đệ tử được ở bên cạnh hầu hạ và học tập, gia trì cho con trưởng thành. Cảm ơn Sư Phật từ bi.

Trong hiện thực: Hơn mười năm trước, đệ tử từng được Sư Phật khai thị giảng về cảm giác của đại lạc, khi ấy cũng có thể dùng ý niệm để kiểm soát. Nhiều năm nay đệ tử tiếp tục tu luyện pháp khí-mạch-minh điểm, thời gian gần đây rất ngạc nhiên phát hiện ra cảm nhận về đại lạc và tính Không này càng có thể tùy tâm vận chuyển. Tâm niệm vui thì cảm giác hỷ lạc lập tức sinh ra; tâm niệm định thì định niệm lập tức sinh ra; tâm niệm trống rỗng thì không niệm lập tức sinh ra. Lúc ngủ bất luận là ngủ kiểu “đại than thi” hay là “cát tường ngọa”, ý niệm đặt ở tay, ở chân, nghĩ đến khí là lập tức khí đến, mỗi tế bào giống như đang nhảy múa, có cảm nhận tê tê không thể nào dùng ngôn ngữ để mô tả được, giúp đệ tử rất nhanh chóng đi vào giấc chiêm bao tuyệt diệu, thư thái và khinh an. Vào ban ngày cũng có thể cảm nhận được ánh sáng ninh tịnh và pháp hỷ diệu lạc của “thường lạc ngã tịnh” trong Cao Vương Kinh. Cuối cùng đệ tử đã lĩnh ngộ được khai thị mật nghĩa của Sư Phật rằng người xuất gia tu thiền cũng có thể thành tựu.

Những điều đệ tử kể trên chưa phải là toàn bộ cảm nhận cảm ứng khi tu tập Chân Phật Mật Pháp, toàn bộ đến từ sự gia trì và bồi dưỡng dạy bảo suốt bao nhiêu năm của Sư Phật, đệ tử không biết dùng lời lẽ nào để bày tỏ một phần vạn tấm lòng của mình. Đệ tử xin khấu đầu cảm tạ ơn Phật!

Kính chúc Sư Phật khỏe mạnh trường thọ, pháp hỷ tự tại. Thỉnh Phật trụ thế, hằng chuyển pháp luân.

Đệ tử Liên Từ đảnh lễ khấu tạ. 19/06/2022.

🌟

Đây là một bức thư cảm ứng, tôi lại giải thích rõ như sau: Đối thoại giữa tôi và Duy Ma Cật Đại Sĩ: Duy Ma Cật hỏi: ”Lư Sư Tôn! Ngài và hư không là hai hay là một?” Tôi đáp: ”Là một.” Duy Ma Cật hỏi: ”Lư Sư Tôn! Ngài và chúng sinh là hai hay là một?” Tôi đáp: ”Là một.” Duy Ma Cật hỏi: ”Lư Sư Tôn! Ngài và thế giới Ta Bà là hai hay là một?” Tôi đáp: ”Là một.” Duy Ma Cật hỏi: ”Lư Sư Tôn! Ngũ Phương Phật và Ngũ Đại Kim Cang, Bát Đại Bồ Tát và Bát Đại Minh Vương là hai hay là một?” Tôi đáp: ”Là một.” Duy Ma Cật nói: ”Đây chính là pháp môn bất nhị.” Tôi nói: ”Tôi đã hiểu rồi! Cảm ơn!”

Tôi hiểu cái gì? Nói cho mọi người biết nhé! Hữu - Không bất nhị. Thanh - Không bất nhị. Trí - Không bất nhị. Thậm chí tôi còn hiểu rằng, ngũ độc chính là ngũ trí, phiền não chính là bồ đề, luân hồi chính là niết bàn… Tôi đã đạt được chân như. Sinh tử như thế. (vô sinh vô tử) Viên mãn như thế.

40. Song thân của Duy Ma Cật Đại Sĩ

Đây là cuộc đối thoại giữa Lư Sư Tôn và Duy Ma Cật Đại Sĩ nói về pháp Song thân. Tôi hỏi: ”Đại Sĩ có thực hành pháp Song thân không?” Duy Ma Cật đáp: ”Có.” Tôi hỏi: ”Bạn đạo là ai?” (Bạn đạo là minh phi.) Duy Ma Cật đáp: ”Tán Hoa Thiên Nữ.” Tôi hỏi: ”Thế nào là pháp Song thân?” Duy Ma Cật đáp: ”Biến mối liên kết nam nữ của thế gian thành Phật pháp.” Tôi hỏi: ”Dâm dục cũng là Phật pháp à?” Duy Ma Cật đáp: ”Đúng.” Tôi hỏi: ”Vì sao dâm dục cũng là Phật pháp?” Duy Ma Cật đáp: ”Đây là Phật pháp phương tiện, cũng là Phật pháp tịnh hóa.” Tôi hỏi: ”Phương tiện thế nào? Tịnh hóa thế nào?” Duy Ma Cật đáp: ”Bởi vì là pháp bí mật nên không thể công khai kỹ thuật của pháp. Nhưng một điểm quan trọng nhất là thiền định trí huệ.”

Tôi hỏi: ”Nam nữ giao hợp cũng là thiền định à?” Duy Ma Cật đáp: ”Đúng.” Tôi hỏi: ”Kết quả ra sao?” Duy Ma Cật đáp: ”Sản sinh đại lạc, sản sinh quang minh, xuất hiện tính Không.” Tôi hỏi: ”Đại Sĩ dùng tâm gì để thực hành pháp Song thân?” Duy Ma Cật đáp: ”Tâm thanh tịnh.” Tôi hỏi: ”Pháp Song thân cũng có thể thanh tịnh ư?” Duy Ma Cật đáp: ”Tâm tịnh thì Phật thổ tịnh, tâm tịnh thì song thân tịnh. Chuyển hóa dâm nộ si thành thanh tịnh.” Tôi hỏi: ”Vậy tất cả thế giới Ta Bà đều là thanh tịnh sao?” Duy Ma Cật đáp: ”Tất cả do tâm tạo.”

Tôi hỏi: ”Nếu có người lợi dụng pháp Song thân để thỏa mãn dục vọng của mình thì sao?” Duy Ma Cật đáp: ”Tâm tạo địa ngục.” Tôi hỏi: ”Pháp Song thân có khó không?” Duy Ma Cật đáp: ”Cực khó!” Tôi hỏi: ”Vì sao?” Duy Ma Cật đáp: ”Tập khí của con người thế tục chưa loại bỏ.” Tôi hỏi: ”Tu hay không tu?” Duy Ma Cật đáp: ”Đã chứng thân tâm vô lậu, có thể tu. Chưa chứng thân tâm vô lậu, không thể tu.” Tôi hỏi: ”Làm sao để tu thân vô lậu?” Duy Ma Cật đáp: ”Thân vô lậu tức là không rò rỉ chảy mất minh điểm. Lư Sư Tôn! Ngài đã biết câu trả lời rồi, ngài đã tu thành thân vô lậu rồi, sao còn hỏi tôi?” Tôi nói: ”Mượn lời của Đại Sĩ để cho chúng sinh biết.”

Chú thích: Lưỡi chạm hàm trên. Hạ hành khí nâng minh điểm thăng lên. (Thượng hành khí đẩy ra hết.) Ép họng xuống. Bụng ép về phía lưng. Thu gọn tứ chi. Nâng hậu môn. Quan trọng nhất là làm một mạch trôi chảy, nâng minh điểm bay đến núi Tu Di. Tôi hỏi: ”Làm sao tu tâm vô lậu?” Duy Ma Cật đáp: ”Tâm tan vào hư không. Ánh sáng một mình tỏa chiếu. Lạc, minh, không đồng thời hiển hiện (tức đại lạc, quang minh, tính Không).”

Tôi hỏi: ”Tu thế nào?” Duy Ma Cật đáp: ”Chuyên nhất. (nhất tâm bất loạn) Nhập tam ma địa. Ly hý. Vô tâm. Tan vào hư không.” (Đây chính là tâm vô lậu.)

Tôi hỏi: ”Pháp Song thân có công dụng gì?” Duy Ma Cật đáp: ”Hãy đọc giảng nghĩa Hỷ Kim Cang mà ngài viết đi!”

41. Tùy thuận vô úy

Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi tôi: ”Bồ Tát có sợ hãi chút gì không?” Tôi đáp: ”Bồ Tát không sợ hãi chút gì.” Duy Ma Cật Đại Sĩ hỏi: ”Rất tốt! Bồ Tát không sợ hãi, đối với tham sân si thì sao?” Tôi đáp: ”Tùy thuận tham sân si!”

Tôi không sợ hãi tham sân si, giải thích như sau: Kẻ tham tiền. Tôi dạy pháp Tài Thần. Kẻ tham sắc. Tôi dạy pháp Song thân. Kẻ tham danh. Tôi dạy pháp Đại Quyền Thần Vương. Kẻ sân tâm. Tôi dạy pháp Kim cang. Kẻ ngu si. Tôi dạy pháp Bổn tôn trí huệ. ………………..

Tôi nói với Duy Ma Cật Đại Sĩ: ”Đây chính là sự tùy thuận chúng sinh của Lư Sư Tôn.” Duy Ma Cật Đại Sĩ nói: ”Tham sân si là ba thứ độc, nhưng tham sân si cũng là Phật pháp.” Tôi nói: ”Tiên dĩ dục câu chi, tái lệnh nhập Phật đạo”. [Trước tiên theo dục vọng của con người để thu hút họ, sau đó khiến họ bước vào Phật đạo.] Duy Ma Cật nói: ”Đây chính là tùy thuận.” Tôi nói đại Bồ Tát cần hiểu: Tùy thuận. Tùy duyên. Tùy phận.

42. Cảm ngộ đọc kinh - Bài viết của Hướng Hồng

Pháp Vương Liên Sinh Hoạt Phật vô thượng tôn quý!

A Di Đà Phật! Trước tiên đệ tử tại đây đảnh lễ một trăm lạy Căn bản Truyền thừa của mình, cảm ơn Thầy đã một lần nữa vì chúng con mà thắp lên ngọn đèn sáng trong tâm: kinh Kim Cang, kinh Lục Tổ Đàn, kinh Viên Giác,… Còn có cả kinh Duy Ma Cật mà Thầy sắp giảng nữa.

Khi nghe thấy Thầy sẽ vì chúng con mà giảng giải kinh này, trong lòng con có một nỗi mong chờ không thể mô tả được, giống như cuối cùng đã gặp được cố nhân lâu này chưa gặp. Hôm nay cuối cùng Thầy đã bắt đầu giảng rồi, trong lòng con lại có một nỗi phấn khích không thể nào mô tả, nhưng vì sao lại thế? Con cũng không biết, trước kia khi chưa đọc kinh này, điều con biết về cư sĩ Duy Ma Cật là: ngài ấy tương đương với Phật, câu nói nổi tiếng nhất của ngài là: “Phiền não tức là bồ đề.” Khi Thầy giảng kinh đã hỏi: “Phật quốc là chỉ cái gì?” Khi ấy câu trả lời của Thầy là: “Thế giới Ta Bà chính là Phật quốc.”

Oa! Lời này khiến tâm con nhảy nhót tung tăng, dường như bản thân hiểu được Sư Tôn đang nói cái gì, cảm thấy pháp hỷ tràn trề, con hiểu tâm của Thầy ư? Nhưng đây chỉ là cảm nhận của con, không biết có thật là hiểu được ý của Thầy không? Dưới đây là nhận thức của con lúc đó đối với câu hỏi của Sư Tôn: “Pháp giới toàn nhiên” đó là thân của chúng ta tuy ở tại thế giới, nhưng tâm thì ở tại pháp giới, cho nên sự nhiếp dụng của thân bản thể này cũng chính là Phật quốc, bởi vì tất cả chúng sinh vốn dĩ không ai là không ở trong cảnh giới của Như Lai. Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “Cảnh giới thâm mật của Như Lai, rộng lớn như hư không, tất cả chúng sinh ở trong đó, nhưng thật ra cũng không ở trong đó.” Còn nói: “Nếu ai muốn biết hết, tam thế mọi chư Phật, nên quán tính pháp giới, tất cả do tâm tạo.” Đây là nhận thức của đệ tử hiện tại, cũng không biết có đúng với chủ đề hay không, mong Sư Tôn từ bi dạy bảo.

Sau đó Sư Tôn có nhắc đến cư sĩ Duy Ma Cật có uống rượu, có đi lầu xanh, vì sao? Đệ tử cho rằng cư sĩ Duy Ma Cật có thể làm như vậy là vì ngài dùng tri thức của cảnh giới Phật, lấy vô niệm để nhận thức tất cả, để thực hành tất cả phương tiện, và khi ngài nhận thức được tất cả của tất cả quy về bản tâm, tất cả mọi thế giới đối với ngài ấy mà nói, toàn bộ đều là pháp giới. Tại đây đệ tử nghĩ đến trích dẫn trong kinh Viên Giác có một đoạn ghi chép liên quan đến Văn Thù Bồ Tát: “Văn Thù Bồ Tát cười rạng rỡ, rút bảo kiếm ra, vung lên chém tất cả Như Lai, và nói thanh tịnh bát nhã ba la mật tương ứng.” Đệ tử cho rằng: sở dĩ Văn Thù Bồ Tát có thể vung kiếm chém tất cả Như Lai là vì ngài biết Như Lai cũng chỉ là một cái danh từ mà thôi, cho nên không chấp vào cái danh xưng này, còn cái gọi là ô nhiễm và thanh tịnh, tất cả đều chỉ là hý luận: phi nhiễm/phi tịnh, bất sinh/bất diệt, bất lai/bất khứ, trở về thâm quán pháp tính, tiến nhập trạng thái bất nhị, tâm, Phật, chúng sinh, ba điều này không khác biệt, ngay lúc này chính là Phật quốc.

Nhận thức của đệ tử có hạn, tại đây khẩn thiết thỉnh cầu Sư Tôn từ bi ban cho chỉ bảo và chỉ ra chỗ sai, để đệ tử có thể tiếp tục không ngừng đi lĩnh ngộ trí huệ bát nhã của Sư Tôn/cư sĩ Duy Ma Cật, càng nỗ lực để tu sửa chính mình, càng nghiêm túc lắng nghe dạy bảo của Sư Tôn, tự giác giác tha, tự lợi lợi tha, mọi người cùng tinh tấn tu trì, cùng trở về Ma Ha Song Liên Trì.

Cuối cùng, tại đây đệ tử xin lạy trăm lạy, kính chúc Sư Tôn Phật thể an khang, trường thọ tự tại, chúc mừng Thánh đản, thỉnh Phật trụ thế lâu lâu lâu!!!

🌟

Lư Sư Tôn bình luận như sau: 1. Tâm thanh tịnh, nơi nào không phải là tịnh thổ? 2. Bất kì cảnh giới nào, không nhiễm tâm ta. Tức là giải thoát vô ngại. 3. Tất cả mọi chốn vô ngại. 4. Tất cả mọi chốn giải thoát.

🌟

Tại đây, đệ tử đặc biệt báo cáo với Sư Tôn một chút về ba lần lĩnh ngộ tương đối sâu sắc trong hơn nửa năm qua.

(1)

Một buổi sáng ngủ dậy, tuyết rơi ngoài cửa sổ, đệ tử nhìn thấy cảnh yên tĩnh như vậy thì bản thân cứ ngồi ngây ra trước cửa sổ, thả hồn theo những bông hoa tuyết từ trên trời rơi xuống, không khởi lên bất kì tạp niệm nào, ngay cả khi bài hát mà bình thường mình thích nghe nhất đi vào tai cũng không có bất kì sự phán xét nào, cũng chỉ là yên lặng lắng nghe… dường như rơi vào trong trạng thái vô cùng mát mẻ, yên tĩnh, yên ổn, tịch tĩnh.

(2)

Một ngày nọ, đệ tử vì một chuyện mà cứ rối hết cả lên, mặc dù về mặt lý luận mà nói thì biết rằng phải buông bỏ, phải biết hành vi và rời bỏ hành vi, nhưng thật sự không hề dễ dàng như vậy, dường như phiền não vẫn còn ở nguyên đó. Lúc đó đệ tử vẫn đi tu pháp như thường lệ, trong lúc tu pháp tự nhiên có mấy chữ bay đến khiến đệ tử biết: “Phiền não tức là bồ đề.” Sau khi tu pháp xong đứng dậy, bản thân cảm thấy cả người nhẹ nhõm, phiền não trước mắt không còn nữa, tức khắc cảm thấy rất ngạc nhiên: phiền não sao có thể nói không còn là không còn nữa chứ? Con nghĩ liệu có phải là để cho con từ trong việc này mà ngộ ra được điều gì chăng? Phiền não từ đâu đến, rồi lại đi về đâu? Sau đó bản thân mới dần dần hiểu được là: khi chúng ta dùng tâm bám víu để chấp vào cảnh thì sẽ sản sinh phiền não, khi chúng ta không chấp vào cảnh thì trở về với chân tính bồ đề, nhưng tâm tính của nó là một không phải hai, nói cách khác là, không có bồ đề cũng sẽ không có phiền não, vì thế mới có thể nói phiền não tức là bồ đề. Ở đây đệ tử muốn mượn một bài kệ trong “Chứng đạo ca” của đại sư Vĩnh Gia để khái quát một chút: “Học tập đạo nhân vô vi nhàn Không trừ vọng tưởng không cầu chân, Thực tính vô minh là Phật tính, Hành hóa không thân là pháp thân, Pháp thân hiểu rồi không một vật, Tự tính khởi nguồn Phật thiên chân.”

(3)

Một hôm đệ tử đang tu pháp Bổn tôn, đúng vào lúc đang làm nhập ngã ngã nhập cùng Bổn tôn hợp nhất, toàn thân sáng rực, dường như để cho đệ tử biết rằng: tức tâm tức Phật, tức tâm tố Phật; tâm, Phật, chúng sinh, ba thứ không khác biệt.

43. Liên Hoa Đồng Tử từ lâu đã trấn thủ tháp Phật cổ ở Indonesia

Bài viết của Thích Liên Phi.

Hơn một nghìn năm trước, Phật giáo sớm đã được hoằng dương đến Indonesia cổ đại, Indonesia khi đó được gọi tên là Nusantara, có ý nghĩa là ở giữa các hòn đảo. Có vô số tháp Phật lớn nhỏ còn sót lại từ Indonesia cổ đại, phần lớn nằm ở Sumatra và Java. Điểm khác biệt là các tháp Phật ở Sumatra đều được làm bằng gạch đỏ, hiện nay chỉ còn lại phần móng. Những tháp Phật ở Java được làm bằng đá núi lửa, chịu được nắng mưa, việc bảo tồn cũng được coi là khá hoàn thiện.

Những ghi chép về lịch sử Indonesia rất hạn chế, bên cạnh đó, những người thu thập tài liệu giảng dạy lịch sử thông thường không nhất định phải có hiểu biết sâu sắc về Phật giáo. Do đó, chúng tôi chỉ gọi Phật giáo thịnh hành trong thời kỳ đầu của Indonesia là Đại thừa nói chung, nhưng thật không ngờ rằng các di tích Phật giáo ở Indonesia đều mang sắc thái của Phật giáo Mật tông. Điều đó có nghĩa là, Phật giáo thịnh hành ở Indonesia cổ đại đều là Mật tông chân chính.

Ngũ Phương Phật ở Candi Borobudur, Lục Độ Mẫu ở Candi Kalasan, Đại Hắc Thiên ở Candi Singosari, Bát Nhã Phật Mẫu ở Muara Jambi, v.v… đâu đâu cũng là một loạt chư Phật Bồ Tát được thờ phụng trong Mật tông. Trong số rất nhiều tháp Phật, có một tháp Phật tuy kém nổi tiếng hơn Borobudur rất nhiều, chỉ cách Borobudur chừng ba cây số, nhưng toàn bộ tháp Phật này được bảo tồn tương đối tốt, tên là Môn Đồ Phật Tháp (Candi Mendut), ý nghĩa là Trúc Lâm Phật Tháp, cùng với một tháp Phật khác cách đó một cây số là tháp Candi Pawon nằm trên một đường thẳng. Thiết kế này cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn chưa được giải đáp.

Môn Đồ Phật Tháp cao 26,4 mét. Nó được thành lập vào năm 824 sau Công nguyên bởi Raja Indra, vị vua Indra của Java cổ đại, người tin vào Phật giáo Mật tông. Nó không còn tồn tại và có 48 tòa tháp Phật xung quanh tầng trên cùng. Có hơn chục bậc thang đá hướng về phía tây nam, trên bậc thang có một cái hang, trong đó có thờ phụng ba pho tượng Phật bằng đá. Các báo cáo phi học thuật thông thường chỉ giới thiệu sơ lược về ba tượng Phật bằng đá là Thích Ca Mâu Ni Phật, Kim Cang Tát Đỏa và Quan Thế Âm Bồ Tát. Để bảo vệ các di tích lịch sử, vài năm trước, đất nước này đã đóng cửa các hang động của Môn Đồ Phật Tháp và chỉ cho phép khách du lịch chiêm bái, chụp ảnh hoặc đi vòng quanh chùa dưới các bậc đá. Theo báo cáo của một số học giả, ba bức tượng Phật này thuộc hệ phái chính thống của Phật giáo Mật tông, ở giữa là Đại Nhật Như Lai, tay kết ấn chuyển pháp luân; bên trái là Kim Cang Thủ Bồ Tát, tay phải cầm pháp khí đã bị hư hoại, lờ mờ có thể nhìn ra là tay đang cầm chày kim cang giữ trước ngực, tay trái chắc hẳn là cầm chuông kim cang đặt trên đùi; bên phải là Liên Hoa Thủ Bồ Tát, tay trái kết ấn cầm hoa sen, tay phải đáng tiếc là đã bị hư hoại, nhưng rất dễ để nhìn ra là tay phải không hẳn là buông xuống kết ấn ban nguyện, mà khả năng lớn là đưa tay ra phía trước và tay kết ấn thuyết pháp.

🌟

(Liên Hoa Thủ Bồ Tát tức Liên Hoa Đồng Tử.)

44. Thư của Liên Ha

Sư Phật kính yêu nhất! Phật an!

Ngu đệ tử Liên Ha nhất tâm đảnh lễ và đem thân khẩu ý cúng dường Sư Phật! Thánh đản của Sư Phật đã đến rồi, trước tiên đệ tử kính chúc Sư Phật sinh nhật vui vẻ! Ngày ngày vui vẻ! Ngày ngày cát tường! Mong Thầy Phật thể an khang! Trường thọ như ý! Pháp luân hằng chuyển! Độ chúng vô lượng! Đệ tử một lòng thỉnh Sư Phật trụ thế!

Trong chuyến đi đến Seattle vào mùa xuân năm nay, đệ tử đã thu hoạch tràn trề! Ngày ngày tắm trong Phật quang, mỗi bữa ăn đều được bầu bạn bên cạnh Sư Phật. Ánh mắt của Sư Phật chính là quán đảnh, nụ cười của Sư Phật chính là an tâm, bất kì lời nói nào của Sư Phật đều là chú âm gia trì. Ngày trước khi đối diện với ánh mắt của Sư Phật, trong lòng đệ tử sẽ cảm thấy bối rối bất an, nhưng bây giờ đệ tử có thể an nhiên tiếp nhận Phật nhãn gia trì của Sư Phật, cảm nhận sự gột rửa tâm linh, sự dung hợp của Phật tính và Phật tính.

Ở bên cạnh Sư Phật, tu hành tiến bộ như bay, đệ tử thường quán bản thân và Bổn tôn hợp nhất, sau đó bắt đầu đi ăn cơm hoặc đi rửa bát, tất cả động tác đều biến thành trang nghiêm và ung dung. Còn khi đệ tử không ngồi bên cạnh Sư Phật, sau khi ăn xong thì tu tập thiền định. Đệ tử cực kì tin chắc Sư Phật hiểu rất rõ trạng thái thiền định của đệ tử, cũng giống như Sư Phật hiểu rõ lời nói hành vi và tâm niệm của mọi đệ tử, cho nên lúc sau khi đệ tử hỏi việc, Sư Phật cầm bút lên đã viết ngay một bài kệ hướng dẫn đệ tử tu hành, mỗi câu trong đó đều là những khẩu quyết vô cùng vi diệu mang tính chất bước ngoặt.

Sau khi có được hướng dẫn từ Sư Phật, việc tu pháp của đệ tử lập tức có tiến bộ như bay, đệ tử cực kì nghiêm túc tu trì Thứ tự sinh khởi và Thứ tự viên mãn, quán tu tiến nhập vào trong tri giác vi tế. Ngày hôm đó thiền định ở bên cạnh Sư Phật không hề giống với bình thường, và Sư Phật cũng gật đầu mỉm cười khích lệ đệ tử.

Sau khi trở về Brazil, đệ tử càng dựa theo những khẩu quyết của Sư Phật mà không ngừng thâm nhập. Trước mắt, đệ tử quán tu Chính hành là: đầu tiên quán Căn bản Thượng sư và chư tôn của cảnh giới quy y, chư tôn đều dung nhập vào Căn bản Thượng sư (Sư Phật vốn dĩ chính là sự hợp nhất của thập phương tam thế chư Phật Bồ Tát Kim cang Hộ pháp). Sau khi Sư Phật phóng quang lại hóa thành Thời Luân Kim Cang, phóng ba ánh sáng bao bọc lấy đệ tử (Kim cang thân gia trì, Kim cang ngữ gia trì, Kim cang ý gia trì). Sau đó Thời Luân Kim Cang và Phật Mẫu Nữ Thần Thời Gian trụ đỉnh đầu, lấy cam lộ quán đảnh cho đệ tử, tịnh hóa nghiệp chướng nhiều kiếp (nghiệp chướng chảy xuống dưới đất cúng dường oan thân trái chủ và thần chết). Sau đó Thời Luân Kim Cang và đệ tử hợp nhất. Sau khi tự mình hóa thành Thời Luân Kim Cang, chữ Hum trong tim phóng ra ánh sáng lam, chiếu đến mọi chúng sinh xung quanh. Chúng sinh lần lượt hóa thành Thời Luân Kim Cang và quyến thuộc, hoàn cảnh xung quanh hóa thành tịnh thổ thời gian Shambhala. Thế là chúng sinh đều thành Phật đạo, ánh sáng chiếu lẫn nhau, và tiến vào cảnh giới của Mahayoga.

Sau đó, đệ tử tu tập Kriya yoga, khiến chữ Hum trong tim bay vào trong hư không, hòa vào hư không, không những hóa chính mình thành tính Không mà cũng hóa tất cả đồng môn, quyến thuộc, chúng sinh, núi sông mặt đất thành tính Không, cứ thế tiến nhập vào cảnh giới của kinh Tâm và kinh Kim Cang: vô ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, chư pháp không tướng. Đây chính là khiến cho tất cả chúng sinh nhập vào vô dư niết bàn mà diệt độ. Kì thực tất cả chúng sinh và tất cả pháp vốn dĩ chính là tính Không, không cần chuyển hóa, ngay lúc này chính là pháp tính chân như, chỉ cần nhận thức được là được.

Đệ tử ngộ ra là: chúng sinh của Mahayoga đều là Phật, cực kì gần với cảnh giới tính Không của Không tướng của mọi pháp, cái trước là diệu hữu trong suốt, cái sau là chân không, thậm chí có thể nói là một thể, đều là chân như.

Về phương diện tu tập chuyết hỏa, cũng nhờ Sư Phật chỉ điểm mà đệ tử đã tiến vào trạng thái vi tế hơn. Đệ tử phát hiện ra tâm và hô hấp vi tế hơn, còn chuyết hỏa trái lại càng mãnh liệt hơn. Hỏa không chỉ có thể tràn đầy toàn thân mà sau cùng, hỏa và tính Không cũng dung hợp vào nhau. Đệ tử lĩnh hội được: thì ra hỏa cũng là một bộ phận trong tính Không, hỏa tức là Không, trong Không có hỏa. Vạn vật đều là như vậy, vạn vật đều là chân như, chân như bao hàm vạn vật.

Ngoài tu pháp ra, trong cuộc sống thường ngày và khi làm sự nghiệp bồ đề, đệ tử cũng tự hóa thân thành Bổn tôn, và quán chúng sinh đều là Bổn tôn. Và cứ như thế, tất cả phiền não tự nhiên tiêu trừ, vì giữa Phật và Phật không thể có điều không thoải mái, giữa Phật và Phật không thể có sự chán ghét và tranh đấu. Đệ tử phát hiện ra: việc quán tu Mahayoga này không ngờ có thể giải trừ tất cả phiền não và tổn thương của thế gian, thật sự là kì diệu chẳng thể diễn tả bằng lời! Cảm ơn Sư Phật đã truyền thụ!

Sư Phật muôn vàn kính yêu, về sự nghiệp giáo dục Chân Phật, năm nay, Đại học Chân Phật trực tuyến hàng tuần do trưởng lão Liên Tài giảng dạy “Chân Phật giản sử”, đây là môn học bắt buộc của mỗi đệ tử Chân Phật. Tất cả đệ tử Chân Phật đều cần có nhận thức hoàn chỉnh và rõ ràng về Căn bản Thượng sư của mình và nguồn gốc của Chân Phật Tông, như vậy mới có thể càng gia tăng thêm chính tín. Hơn nữa trưởng lão Liên Mãn, Liên Truyền giảng dạy “Giải thích ngắn gọn về thứ tự tu hành bồ đề đạo” cực kì xuất sắc! Mỗi tiết học đều khiến các đệ tử học tập được rất nhiều trọng điểm tri thức mới, đồng thời cũng khơi dậy đạo tâm tinh tấn càng lớn hơn.

“Học đường giáo dục pháp” là lớp học chuyên môn dành cho toàn thể nhân viên hoằng pháp Chân Phật học tập. Năm nay, lớp học pháp này mở khóa huấn luyện bồi dưỡng trợ giảng tương lai, biến nhân viên hoằng pháp trước đây chưa từng được học tập trở thành được học tập, bồi dưỡng huấn luyện, thi cử kiểm tra trước, sau đó mới có thể trở thành nhân viên hoằng pháp. Trải qua giai đoạn bồi dưỡng huấn luyện này, chúng ta rõ ràng thấy được tố chất của giảng sư, trợ giảng đã được nâng cao đáng kể, họ nghiêm túc học tập, nghiêm túc thi cử, thậm chí tham gia giảng bài, trường Đại học của chúng ta đành phải “bật ngón tay cái” khen ngợi sự xuất hiện của những nhân viên hoằng pháp ưu tú này, đúng là sự may mắn của tông phái Chân Phật Tông!

Tháng trước, lớp học pháp còn tiến hành dạy học tụng kinh Chân Phật toàn cầu. Dùng Internet để dạy tụng kinh, đây là một sự tiên phong, trước nay chưa từng có. Chúng ta đã khắc phục được những trở ngại như không có âm thanh trên mạng, cuối cùng đã hoàn thành được việc dạy học tụng kinh trên mạng, tiến một bước lớn trong việc thống nhất hóa dạy học tụng kinh của tông phái.

Tiếp nữa, lớp học pháp còn tổ chức các môn “Lịch sử Phật giáo thế giới”, “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc”, “Lịch sử Mật giáo Tây Tạng”, “Chân Phật giản sử” do các trưởng lão giảng dạy, và chuyên đề “Giới luật xuất gia” chuyên môn dành cho tăng chúng xuất gia của Chân Phật Tông. Chúng ta nghiêm khắc yêu cầu tất cả tăng chúng Chân Phật tham gia học tập, ban bố các bài kiểm tra và phân tích, khích lệ tất cả tăng chúng không ngừng tiến thủ, không ngừng cải thiện bản thân, vì sự phát triển tương lai của toàn bộ Chân Phật Tông mà gây dựng nền tảng tốt đẹp.

Càng quan trọng hơn là, phòng giáo dục sẽ công khai tuyển chọn những “giáo sư hạt giống ưu tú” từ các đệ tử Chân Phật toàn cầu, để tập hợp tất cả những giáo viên nhân tài ưu tú sẵn lòng phát tâm cống hiến cho giáo dục Chân Phật, mời các giáo sư và giáo viên chuyên nghiệp lên lớp cho họ, hướng dẫn họ cách dạy các khóa học có hệ thống, chất lượng cao, thu hút quần chúng và hiệu quả. Sau đó những vị thầy hạt giống Chân Phật này sẽ được cung cấp một nền tảng giảng dạy, trau dồi sự trưởng thành của họ và khiến họ trở thành những giáo viên xuất sắc cho sự giáo dục tương lai của Chân Phật Tông. Thỉnh cầu Sư Phật gia trì cho sự nghiệp giáo dục Chân Phật tất cả thuận lợi, không ngừng bay cao.

Cuối cùng, lại một lần nữa chúc nguyện Sư Phật sinh nhật vui vẻ! Phật thể an khang! Trường thọ tự tại! Thỉnh Phật trụ thế! Cũng thỉnh cầu Sư Phật gia trì cho đệ tử thân thể khỏe mạnh, đẩy lùi tai chướng, tu hành thành tựu, thiền định thành tựu, Thứ tự sinh khởi và Thứ tự viên mãn đều có thể thành tựu, kiến tính thành Phật, bồ đề viên mãn!

Kính thư. Ngu đệ tử Liên Ha bái lạy. Sơn Trung, Sao Paulo, Brazil. 03/06/2022.

45. Thần biến của chú

Sư Phật Liên Sinh Hoạt Phật tôn quý nhất, A Di Đà Phật! Cầu nguyện Sư Phật: Phật thể an khang, thỉnh Phật trụ thế, quảng độ chúng sinh.

Đệ tử Liên Hoa Lily (Lily Tjetiep Tjahjadi) là người Indonesia gốc Hoa, năm nay 81 tuổi, cả nhà đều là đệ tử Chân Phật Tông. Một ngày nọ, con gái hỏi đệ tử có muốn tham gia hoạt động trì niệm 8 triệu biến Liên Hoa Đồng Tử tâm chú do Thượng sư Liên Dạng của Đại Giác Đường phát động không. Bởi vì đệ tử học thức không đủ, cũng nghe không hiểu tiếng Trung, nên không có khái niệm gì về các khai thị và tu pháp của Sư Phật. Chỉ nghe nói niệm tâm chú Liên Hoa Đồng Tử rất tốt nên đồng ý. Vào ngày 1/6/2017 thì báo danh tham gia. (Khi ấy đệ tử 76 tuổi.)

Ngày 18/8 cùng năm, đệ tử không biết vì nguyên nhân gì mà thấy đau đớn cực độ phải nằm liệt trên giường, không thể hoạt động. Vội vàng đến bệnh viện, làm đủ loại xét nghiệm, cuối cùng vào tháng 10 xác định được là do sỏi mật gây ra, khi phẫu thuật lấy ra được cả một bát sỏi.

Sau phẫu thuật, chân của đệ tử bị mất chức năng, thân thể cũng không cách nào tự do di chuyển, chỉ có tay còn có thể hoạt động, sinh hoạt không cách nào tự mình xử lý được, chỉ có thể mời y tá chăm sóc.

Khi ấy đau khổ quá, hơn nữa trong lòng vẫn luôn có một nghi vấn, vì sao vừa mới bắt đầu trì chú thì đã mắc bệnh nặng như vậy? Thậm chí có một khoảng thời gian nằm liệt trên giường không cách nào cử động được, đến nay cũng không cách nào đi lại được. Đệ tử tự mình cho rằng niệm chú này chắc là không tốt rồi, nên sợ không dám niệm chú nữa. Không muốn niệm nữa! Mọi người khuyên đều không nghe.

Có một hôm, khi việc đại tiểu tiện khiến cho thân thể bẩn thỉu ô uế không thể nào chịu được, tự mình lại không thể cử động. Vào lúc cảm thấy bất lực, trong lòng vô cùng buồn bã, cảm thấy cuộc sống như thế này, mỗi ngày đều vật lộn trong đau khổ, sống không bằng chết. Nhưng thời gian bị bệnh, con cái đều hiếu thuận hơn trước, không chỉ giúp đệ tử tìm bệnh viện tốt nhất, bác sĩ tốt nhất, ở trong phòng bệnh tốt nhất, mà còn ân cần thăm hỏi, hết sức quan tâm.

Đột nhiên trong tâm đệ tử lóe lên linh quang, có lẽ đây chính là linh cảm của tâm chú của Sư Phật mới khiến cho đệ tử tuy rằng bệnh nặng, nhưng lại có được sự chăm sóc tốt như vậy. Nếu nỗ lực trì niệm 8 triệu biến Liên Hoa Đồng Tử tâm chú, tất cả rồi sẽ đều chuyển biến tốt.

Thế là đệ tử lại một lần nữa hạ quyết tâm, nỗ lực trì chú, hy vọng Sư Phật có thể cứu đệ tử giải thoát bệnh khổ, nếu đệ tử có thể khỏe lại, có thể dùng chính trải nghiệm của đệ tử làm chứng, giúp đỡ người khác cũng có thể được lợi ích.

Vì thế mỗi ngày, dựa vào việc vẫn còn có thể cử động tay cầm chuỗi niệm hạt, nâng cao đệm, đệ tử nỗ lực nửa ngồi nửa nằm niệm chú, rồi lại nhờ y tá sắp xếp, nhờ con gái chuyển đến cho nhân viên hoằng pháp giúp ghi lại con số.

Có lẽ là người có thành tâm, Phật có cảm ứng, sau khi đệ tử lại nỗ lực trì chú, tình trạng sức khỏe mỗi ngày lại chuyển biến tốt, tín tâm kiên định. Ngày 15/8/2019, không ngờ có thể đứng dậy đi lại được.

Người nhà vội vàng mua dụng cụ hỗ trợ đi lại để cho đệ tử luyện tập di chuyển trong nhà. Cảm ơn sự gia trì của chú lực của Sư Phật, khiến trong lòng đệ tử không còn lo lắng, thân thể hồi phục nhanh chóng, tinh thần phấn chấn, dần dần có thể nhờ vào các dụng cụ hỗ trợ mà đi lại được trong khoảng cách ngắn.

Ngày 21/3/2020, nhân viên hoằng pháp hồi báo cáo rằng đã trì đủ 8 triệu biến Liên Hoa Đồng Tử tâm chú.

Ngày 12/7/2020, dùng các dụng cụ hỗ trợ đi lại, đệ tử đã có thể đi được quãng đường 500 mét và lên được cầu thang. Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, đệ tử vẫn thường nhờ vào các dụng cụ hỗ trợ đi lại để đi dạo, trong lúc vô thức, không ngờ phát hiện ra có thể đi lại mà không cần dùng dụng cụ hỗ trợ nữa. Thật sự đã hồi phục rồi.

Ngày 2 và 3/5/2022, Đại Giác Đường tổ chức hai ngày lớp tinh tấn trì Bách tự minh chú, con gái đã đi cùng đệ tử đến Phật đường tham gia trì chú, có duyên nói chuyện với Thượng sư Liên Cấm. Sau khi Thượng sư biết tình hình của đệ tử thì từ bi nói sẽ giúp đệ tử truyền đạt ý cảm tạ đến Sư Phật!

Đệ tử thành tâm sám hối do không hiểu Phật lý, lại không hiểu nhân duyên quả báo, một lần vì đau khổ mà đánh mất lòng tin. Càng cảm ơn Sư Phật từ bi không bỏ rơi một chúng sinh nào, nghe tiếng là cứu khổ. Đệ tử đã xác định chắc chắn rằng trì tụng tâm chú Liên Hoa Đồng Tử thật sự có thể tùy tâm như ý, lại càng có thể vãng sinh tịnh thổ.

Cầu nguyện Sư Phật từ bi tiếp dẫn đệ tử vào lúc lâm chung, để cho đệ tử vãng sinh tịnh thổ. Cảm ơn vô hạn! Đệ tử gửi kèm một khoản cúng dường ít ỏi, kính thỉnh Sư Phật từ bi vui lòng nhận cho! Đệ tử Liên Hoa Lily đảnh lễ cảm ơn.

15/05/2022.

🌟

Chú thích: Chú là sức mạnh tu trì của Mật thừa. Trì minh tức là trì chú đắc được quang minh. Về Mật thừa mà nói, chú chính là tâm của Bổn tôn, làm xúc động tâm của Bổn tôn thì dễ dàng tương ấn. Đại sư Tsongkhapa nói: “Đây là thành tựu trì minh.” Nhập ngã ngã nhập dựa vào ý niệm, cũng dựa vào chú. Sức mạnh của chú là vô hạn. Tu trì Chân Phật Mật Pháp là dựa vào chú, dựa vào thủ ấn, dựa vào tam ma địa (thiền định).

46. Nói sơ lược về ngộ cảnh của kinh Kim Cang

Sư Phật kính yêu! Đệ tử trì tụng kinh Kim Cang đã qua mấy chục mùa nóng lạnh! Gần đây đột nhiên ngộ được ý nghĩa của kinh như sau, cầu thỉnh Thầy chỉ bảo một đôi lời.

Hai chữ “thật không” đã chỉ ra ý nghĩa của kinh; vẽ rồng thêm mắt, không thể sai lầm. Phật Đà bắt đầu diễn pháp đã nói: “Như vậy, diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh, nhưng thật không có chúng sinh nào được diệt độ.” Đoạn kinh văn phía sau lại có: “Tư Đà Hàm còn gọi là Nhất Vãng Lai, nhưng thật không hề có sự đến đi”, “A Na Hàm còn gọi là Bất Lai, nhưng thật không có không đến”, “Thật không có pháp danh là A La Hán”, “Thật không có pháp Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề”, v.v… Hai chữ “thật không” này đã xuất hiện nhiều lần trong bản kinh.

Có hai ý nghĩa của hai chữ “thật không”: Thứ nhất, cái “thật” kiên cố tồn tại là “không”, không có. “Có” là ảo tưởng điên đảo chấp sai của phàm phu mà thôi, giống như ở trong mộng chấp vào tất cả mộng cảnh cho là thật. Thứ hai, “thật không” tức là “thật” nằm ở “không” (căn bản không có).

Với “thật không” này, cho thêm bất kì câu văn nào, ví dụ như các câu “thật không có chúng sinh nào được diệt độ” kể ra ở trên, đều hợp với tâm gốc của Phật.

Ngày xưa, có tổ sư lên bục khai diễn kinh Kim Cang. Tổ sư ngồi rất lâu không nói gì, rồi lập tức rời khỏi bục. Mọi người ngơ ngác, không biết có gì sai. Tổ sư thuyết kinh Kim Cang đã xong rồi. Đây chính là cách diễn dịch hay nhất của việc “thật không” có pháp nào Như Lai có thể thuyết.

Cuối kinh Kim Cang, Phật Đà có bài kệ rằng: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh, như sương cũng như điện, nên quán thấy như vậy.” Lấy “mộng” đứng đầu, sự ví von này là chuẩn xác nhất, có ý nghĩa sâu nhất. Phàm phu nằm mơ, bất luận là thấy tốt hay thấy xấu, tất cả những gì họ thấy đều cho là thật. Đến lúc tỉnh lại, tất cả nhân vật sự việc tốt xấu đã nhìn thấy trong mơ đều không tồn tại, căn bản là không có. Đối với mọi điều buồn vui trong mơ, cần phải điềm nhiên mỉm cười, phải cảm thấy có gì cần chấp vào giải mộng mà không buông bỏ chứ!

Cảnh giới chí cao của “thật không”, như việc tổ sư khai thị nói đến ở trên, phàm phu không dễ lĩnh ngộ được. Nhưng một so sánh về giấc mộng thì tương đối rõ ràng dễ hiểu, Phật tử có thể theo đó mà tiến dần từng bước, nghiên cứu kĩ càng, cuối cùng có thể ngộ được “thật không”.

“Trong mơ rõ ràng có lục thú, tỉnh rồi trống trải không đại thiên”, chính là thiền sư Vĩnh Gia đã khai thị về tâm của con người Ta Bà. Đệ tử đang ở trong mơ thì nói những lời nói mê, khẩn cầu Sư Phật - người đã tỉnh giấc, từ bi nhanh chóng đánh thức đệ tử. Mong rằng tỉnh khỏi giấc mộng Nam Kha sẽ biết “trong bánh mặt trời không có mặt trời”, “trong mì thịt bò không có thịt bò”, tìm Sư Phật không thể đắc, cái không thể đắc ấy cũng không thể đắc!

Đệ tử Chân Phật Liên Kềnh ở Hồng Kông đảnh lễ. 07/12/2021.

🌟

Dùng bài kệ để bày tỏ.

Phật thuyết kinh Kim Cang, “thật không” là tâm yếu Từ đầu đã chứng tỏ, trí giả tự biết hết. Đọc lại bao câu kinh, hai chữ “thật không” này Cúi nhặt là sẽ thấy, mong người tụng lưu tâm. ”Thật không” có hai nghĩa, người nhân ái nói rõ. Đầu tiên là nghĩa thật, phàm phu lỡ điều này Chấp “thật” cho là có, từ đó phiền não sinh Sa vào biển sinh tử, vạn kiếp khó thoát ra. Cái “thật” vốn là “không”, người ngu khó mà biết. Nghĩa sau nói “thật” “không”, đồng nghĩa với không sinh Vạn pháp trong vũ trụ, vốn chưa từng xuất hiện. Nghĩa này thật khó hiểu, cần minh sư chỉ rõ. Đắc khẩu quyết tâm yếu, sẽ hiểu thấu mà thôi. Trước kia có tổ sư, lên bục diễn pháp nghĩa. Khai giảng kinh Kim Cang, đại chúng nghển cổ chờ. Mong nghe được nghĩa kinh, chờ lâu chẳng thấy nói. Tổ sư đã xuống bục, phẩy tay rồi bỏ đi. Nghĩa Kim Cang đã thuyết, có ai ngộ được chăng. ”Thật không” cực sâu sắc, khó thuyết giảng người ngu. Điều tốt đẹp tiếp theo, chính là ví như mộng. Những gì thấy trong mơ, hoặc thiện hoặc bất thiện. Hoặc khủng bố kinh sợ, hoặc xa hoa tuyệt mỹ. Lập tức có phản ứng, có khóc lóc cười vui. Gà gáy mở to mắt, giấc mơ biến mất rồi. Đột nhiên cười một tiếng, than rằng biết làm sao. Vốn dĩ không một vật, nhưng trong mộng chẳng biết. Tỉnh dậy mới hiểu ra, giấc mộng vốn không thật. Căn bản không sinh diệt. Hạng phàm phu chúng ta. Bát nhã trí chưa thông, nghiệp chướng vô minh nặng. Cho nên sống điên đảo, chủ nhân mất phương hướng. Bài kệ cuối bản kinh, tất cả pháp hữu vi Như mộng huyễn bào ảnh, như sương cũng như điện Nên quán thấy như vậy, đại bi Phật Thế Tôn. Dặn dò chư Bồ Tát, phát đại tâm bồ đề Cứu hộ như người mẹ, chúng sinh thời mạt thế. Nay con ở trong mộng, đang nói lời nói mê Mong Sư Phật từ bi, đánh thức mọi mê đồ. Nay biết bánh mặt trời, vốn dĩ không mặt trời. Rồi cả mì thịt bò, cũng không có thịt bò. Tìm tâm không thể đắc, tìm Phật không thể đắc. Không đắc không thể đắc.

Lời kết: Trong mơ rõ ràng có lục thú, tỉnh dậy trống trải không đại thiên. Đệ tử Chân Phật Liên Kềnh ở Hồng Kông đảnh lễ. 07/12/2021.

Chú thích: vừa đúng chín chín tám mươi mốt câu. Cửu cửu quy nhất, cửu cửu quy chân, số dương cực điểm, có ý nghĩa là công đức viên mãn.

47. Sự ban phúc từ thỉnh tranh

Đệ tử Chân Phật Liên Hoa Tiết Trình Tế, vào trung tuần tháng 3/2022, có may mắn thỉnh được một bức họa của Sư Phật, Sư Phật đề mấy chữ trên bức họa là: “Linh quang Chân Phật chiếu Đẩu Ngưu”. Cảm ơn Sư Phật đại gia trì, ban cho đệ tử trân bảo như vậy.

Hôm nay 25/4, vào lúc sáng sớm đệ tử có một giấc mơ, cảnh trong mơ như sau: Đệ tử mơ thấy một người anh cùng tuổi với Sư Phật đến nhà của đệ tử làm khách, đệ tử đưa người anh này đi tham quan bức họa của Sư Phật để ở tầng dưới. Bức họa này vẫn còn chưa treo lên tường.

Đệ tử giải thích cho người anh này hàm nghĩa của bức họa là Phật quang phổ chiếu Seattle Lôi Tạng Tự, cũng như phổ chiếu nhà chúng tôi, hơn nữa còn có điện Long Vương nữa.

Đột nhiên Sư Phật giá lâm, hơn nữa còn giúp đệ tử giải thích cụ thể hơn. Sư Phật nói: “Seattle Lôi Tạng Tự đại diện cho điện tài phúc, cũng đại diện cho chữa bệnh. Điện Long Vương ở bên ngoài chùa cũng phải có thêm thứ như thế mới càng có lực.” Sau đó Sư Phật đi đến chỗ thông khí (giống như chỗ thông khí ở Đại Giác Đường), lấy ra một thứ là con chuột vàng, sau đó dùng dao gọt hết phần vỏ của chuột vàng đi trở thành màu trắng, sau đó dùng chỉ đỏ buộc lên thân của chuột vàng.

Sau đó, Sư Phật đưa tay vào bên trong bức họa, lấy điện Long Vương ra, sau đó lấy con chuột vàng được buộc chỉ đỏ đó đặt vào phía sau điện Long Vương, ở nơi sau cùng nhất, rồi nói là xong việc rồi.

Mơ đến đây thì đệ tử tỉnh dậy, xem giờ thì là 3 giờ sáng. Sau đó đệ tử chuẩn bị tham gia pháp hội Tôn Thắng Phật Mẫu phát trực tiếp trên mạng của Sư Phật.

Đệ tử Liên Hoa Trình Tế đảnh lễ cảm ơn.

25/04/2022.

🌟

Chú thích: 1. Chuột vàng là ban tài phúc. 2. Dùng chỉ đỏ để buộc chuột vàng lại, là ban tài phúc, rồi còn ban cho kính ái viên mãn. 3. Điện Long Vương là nơi Long Thần ở, là dựa vào sức mạnh của rồng để ban tài và ban kính ái.

48. Thư của Liên Hoa Thái Hồng

Liên Sinh Hoạt Phật Sư Tôn tôn quý kính yêu. Trước khi nói chuyện với Thầy, đầu tiên ngu đệ tử Liên Hoa Thái Hồng xin chúc phúc Thầy sinh nhật vui vẻ! Phúc như Đông Hải thọ tỉ Nam Sơn! Trường thọ khỏe mạnh! Vĩnh trụ thế gian! Vĩnh chuyển pháp luân! Và chúc phúc Sư Mẫu thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn! Vạn sự như ý! Tất cả cát tường!

Mấy năm nay thời kỳ dịch bệnh, mỗi ngày chủ nhật, đệ tử và sư huynh nhà đệ tử [chồng], ở trên “đám mây” tham gia pháp hội Hộ Ma mà Thầy chủ trì tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, lắng nghe pháp ngữ khai thị của Thầy, làm động tác “502” với Thầy, nói rằng “Sư Tôn con yêu Thầy”, đây chính là chuyện vui nhất trong lòng chúng con mỗi ngày chủ nhật.

Ngày 22/05/2022, trên “đám mây” tham gia pháp ngữ khai thị Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Pháp Vương giảng kinh Duy Ma Cật (pháp hội Hộ Ma Hồng Tài Thần), đệ tử nghe thấy Thầy nói mấy đoạn có liên quan đến khí: ”Nói cho bạn biết một việc này, bạn tu Nội pháp, tu đến khi khí của trung mạch có thể di chuyển ở trong trung mạch của bạn và chuyển động, khi đó thân thể của bạn sẽ gây ra một niềm khoái lạc, bạn vĩnh viễn đều cảm thấy vui sướng, không có lúc nào đau buồn, đó mới gọi là cực lạc…

Cảm giác khoái lạc đó không người nào có thể tưởng tượng được, chỉ có chính mình tự trải nghiệm thôi. Giống như con người uống nước, nước lạnh hay ấm tự mình biết, có người đã trải nghiệm được cảm giác này rồi, tôi rất chúc mừng anh ta! Anh ta đã lĩnh hội được lạc, đại lạc. Đại lạc đó xong rồi, bạn còn lĩnh hội được quang minh. Quang minh xong rồi, bạn lại lĩnh hội được tính Không, chính là Phật tính. Trải nghiệm được Phật tính, đây chính là sự liên kết của tu hành.”

Sư Tôn tôn quý kính yêu, không giấu gì Thầy, khi ấy tại pháp hội Thầy nói những lời như trên, con nghe như say như mê, lòng sinh hoan hỷ! Bởi vì những gì Thầy nói có liên quan đến đại lạc, quang minh, tính Không và Phật tính, rất nhiều năm trước con đã lĩnh hội được rồi. Đặc biệt là khi Thầy nói đến: “Cảm giác khoái lạc đó không người nào có thể tưởng tượng được, chỉ có chính mình tự trải nghiệm thôi. Giống như con người uống nước, nước lạnh hay ấm tự mình biết, có người đã trải nghiệm được cảm giác này rồi, tôi rất chúc mừng anh ta!”, con lập tức sung sướng, vui vẻ tiếp nhận lời chúc mừng của Thầy! Bởi vì con đích thực đã lĩnh hội được như vậy.

Khi còn trẻ, trong một lần tình cờ, con học được thiền định. Sau đó con ham mê thiền định, mỗi lần thiền định là một tiếng đồng hồ, thậm chí thời gian dài hơn. Bởi vì từ trong thiền định, con trải nghiệm được pháp hỷ hoan lạc của thân thể khỏe mạnh, tâm bình khí hòa, tịnh hóa tâm linh, tâm ý rộng mở, không tranh với đời.

Đặc biệt là năm 25 tuổi, con có may mắn theo Sư Tôn học Phật, con càng nhất tâm bất loạn, kiên định không lung lay mà tu tâm dưỡng tính, tích cực hành thiện, tiêu nghiệp tích phúc để thực tiễn thiền định, bởi vì Sư Tôn từng nói rằng: “Công phu thiền định sâu có thể thành Phật.”

Trải qua tháng này qua năm khác, con thực hành thiền định không ngơi nghỉ không lười biếng, đối với sự ma sát của khí ở trong trung mạch bên trong cơ thể, khí vận hành toàn thân tứ chi, con hiểu sâu sắc hàm nghĩa, sâu sắc có đồng cảm, lĩnh hội thấu triệt, sự lĩnh hội thấu triệt này chính là như Sư Tôn nói: “Như người uống nước, lạnh hay ấm tự mình biết.”

Khi thiền định đến được trạng thái hơi thở mảnh nhỏ và dài, và hoàn toàn quên mất mình, khí từ trung mạch từ từ vận hành đi lên, gai gai, tê tê, âm ấm, từng đợt xung động, cảm giác ma sát nhẹ nhàng và dễ chịu, thật sự là có được cảm giác khinh an không thể nào mô tả được, hạnh phúc và khoái lạc! Cái sự khoái lạc đó nói đơn giản là khiến người ta tiêu dao tự tại, không phiền không não, không ưu không sầu, thậm chí cả một ngày dài đều say sưa trong tâm trạng vui vẻ sung sướng!

Trong công việc, từng có đồng nghiệp ca ngợi con rằng: “Sao cô lúc nào cũng có thể vui vẻ như vậy, miệng lúc nào cũng tươi cười” - Chính là vì nguyên nhân này.

Con và tất cả người và việc xung quanh, người nhà, bạn bè, đồng nghiệp bên cạnh mình, đều sống với nhau hòa hợp, bầu không khí luôn ấm áp, chính là nhờ thiền định đã đem tới đại lạc giống như Sư Tôn nói, thậm chí là cực lạc. Cũng đúng như Sư Tôn nói: “Sự khoái lạc đó không người nào có thể tưởng tượng, chỉ có tự mình trải nghiệm thôi.”

Vì thế, ở trong nhóm học môn “Phật học bao la vạn tượng” và “Chân Phật giản sử” của Đại học Chân Phật Tông Online, con luôn chăm chỉ viết ra những tâm đắc về thiền định của mình để trình bày với nhóm học viên, để khích lệ những học viên khác chăm chỉ theo Thầy học Phật, dùng tâm để thiền định, chính là vì con đã có được rồi, bản thân đã lĩnh hội được thiền định rồi.

Thân người khó có, minh sư khó gặp. Dưới sự hướng dẫn bất khả tư nghì của Thầy ở trong Chân Phật Tông, dưới sự kính sư trọng pháp thực tu, thân khẩu ý thanh tịnh và tu tâm dưỡng tính, ngày thường con đi đứng ngồi nằm đều ở trong thiền định, đều đang tu hành.

Con từ lúc Sơ thiền chỉ có thể nhắp mắt đến khi có một chút hào quang, rồi dần dần nhìn thấy càng ngày càng nhiều…

Hơn 10 năm trước, khi con đang say đắm trong pháp hỷ hân hoan của thiền định, từ giữa hai lông mày của con, ở chỗ ấn đường, đột nhiên con rõ ràng nhìn thấy một mặt trời màu vàng kim treo ở nơi chân trời xanh thẳm, từ hư không trên cao, với tốc độ nhanh hơn cả tia chớp, rơi thẳng vào giữa hai lông mày của con, đi vào chỗ ấn đường của con thì “cạch” một tiếng, đi vào trong thân thể con.

Có được trải nghiệm chân thực kể trên, từ đó trong lòng con trở nên có một tình cảm khó mà hình dung được đối với vũ trụ đại tự nhiên. Con thường xuyên dùng tâm mình để kết nối với vũ trụ đại tự nhiên và lĩnh hội đại tự nhiên.

Mỗi lần nhìn thấy mặt trời hay mặt trăng, tất nhiên con đều chắp tay cung kính, giống như là trong lòng có một tình cảm có nói cũng chẳng hết đối với chúng.

Ngoài ra, ở bên ngoài bệnh viện con làm việc có núi cao bao quanh, có cảnh hồ tuyệt đẹp, nắng chiều lung linh. Bất cứ khi nào con ở trong bộ phận nơi mình đang làm việc, khi con chụp một cảnh hoàng hôn đẹp, con có thể nhìn thấy hoàng hôn đỏ rực và đẹp tuyệt qua ống kính của máy ảnh, giống như mỉm cười và gửi cho con một thông điệp, lần nào cũng khiến con rung động vô hạn!

Kể từ tháng 7 năm 2019, con đã vinh dự được tham gia Lôi Tạng Tự phát sóng trực tiếp nhóm 2 của Brazil Chân Đế Lôi Tạng Tự, cùng với Thượng sư Liên Ha học tập “ngôn ngữ đến từ Phật quốc” của Thầy, và Mật pháp thiền tu và luyện khí, sau khi nắm chắc những chìa khóa bí mật và ảo diệu của Mật giáo thiền tu của Sư Tôn, khi thiền định con rất nhanh chóng đạt được Tử quang và Mẫu quang chiếu sáng lẫn nhau.

Đồng thời, mỗi khi con nhắm mắt trước khi đi ngủ vào buổi tối, con có thể nhìn thấy một luồng ánh sáng trắng rất mạnh từ giữa hai lông mày chiếu thẳng vào mi tâm luân của mình. Ánh sáng rất mạnh này giống như một ngọn đèn pha trên bầu trời, nó mạnh đến mức chiếu vào con khiến con kinh ngạc, khó quên và chấn động!

Điều làm con kinh ngạc hơn nữa là hơn mười năm trước, trước mỗi bữa ăn, khi con nhắm mắt ngồi thiền, khi con cúng dường và cúng dường trước bữa ăn, con có thể thấy một luồng sáng vàng hoặc vàng kim từ mi tâm luân và trước ngực phát ra ánh sáng vàng hoặc đỏ, cảm thấy bản thân rất được khích lệ.

Gần đây, kể từ tháng hai, con đã đến Seattle để tham gia đại pháp hội Hộ Ma Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang cầu phúc, tiêu tai, siêu độ xuân mới Nhâm Dần mà Sư Tôn chủ trì tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự vào ngày 13/2. Sau khi tương ứng với Đại Huyễn Hóa Võng Kim Cang, mỗi lần trước khi ăn cơm, khi con nhắm mắt lại, tĩnh tâm quán tưởng, khi siêu độ và cúng dường trước lúc ăn cơm đều nhìn thấy hư không vũ trụ ở phía trên phóng về phía con vạn tia sáng cực kì mạnh. Mỗi lần tĩnh tâm quán tưởng làm siêu độ và cúng dường trước khi ăn cơm đều như thế, trăm lần thì cả trăm lần đều linh, quang huy xán lạn! Khiến con tấm tắc tán thán! Tất cả những điều kể trên chính là Sư Tôn đã nói: “Bạn còn trải nghiệm được quang minh.”

Càng đáng khen hơn là, kể từ hơn 10 năm trước khi con tương ứng với Địa Tạng Vương Bồ Tát, con đã cảm nhận được bản thân toàn bộ thân thể hoàn toàn là Không, một vị Địa Tạng Vương Bồ Tát trong suốt, kể cả mũ Phật của Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng không có gì.

Đồng thời, mỗi lần khi con thiền định đến lúc không còn khởi lên những suy nghĩ linh tinh, tạp niệm không sinh ra, tâm tĩnh lặng sâu đến cảnh giới quên luôn chính mình, con cảm giác cả người con ngồi ngay ngắn trong vũ trụ bao la, đỉnh đầu và bầu trời chỉ cách nhau trong gang tấc, bản thân to lớn như vũ trụ, hợp nhất với ý thức vũ trụ, hoàn toàn hòa tan thành một thể, hoàn toàn không còn chính mình nữa.

Cùng với cảm giác thân thể con trong suốt trống rỗng, cùng với sự hợp nhất với ý thức vũ trụ, dung hợp làm một khi con thiền định, dần dần, bản thân con đã cảm giác nhân thế gian tất cả phàm trần thế tục, hồng trần cuồn cuộn, kì thực tất cả đều như bóng ảnh, tất cả đều là giả, tất cả đều không tồn tại, thậm chí ngay cả chính con cũng không tồn tại giống như vậy. Giống như thấy núi không phải là núi, thấy sông không phải là sông, thấy mặt đất không phải là mặt đất, tất cả đều trống không. Điều này giống như Sư Tôn nói: “Quang minh xong rồi, bạn lại lĩnh hội được tính Không, chính là Phật tính.” Con đã kiến chứng thiền định và tu hành đích xác là đi theo đúng trật tự từng bước đã được vạch ra.

Đến cuối cùng, con càng trở nên không hề gì, vô sở đắc, tất cả đều vui vẻ tiêu dao, tùy duyên tự tại. Dần dần, bồ đề tâm tăng tiến hơn nữa, đạo tâm càng kiên cố hơn, tâm xuất ly càng được khẳng định hơn. Giống như quá trình “xuất ly tâm, lục độ vạn hành, thất bồ đề phần, bát chính đạo” trong mấy bài học cuối cùng của môn “Phật học bao la vạn tượng” của Đại học Chân Phật Tông trực tuyến của chúng ta.

Bởi vì tất cả đại lạc, quang minh, tính Không, Phật tính trên đây, con đều hoàn toàn trải nghiệm rồi, hôm nay, con chính thức tự nhiên tự tại, dưới sự an bài trợ giúp của Phật Bồ Tát, bước ra hoằng dương Phật pháp, tuyên dương Chân Phật Mật Pháp của Thầy và phổ độ chúng sinh!

Sư Tôn tôn quý, ngu đệ tử có may mắn như vậy, đời này có thể gặp được Thầy như vậy, một danh sư Hoạt Phật chân chính, được cùng thầy một đời tu hành mấy chục năm, thực tiễn thiền định mấy chục năm, hoàn toàn từ một phàm phu tục tử, dần dần biến thành thân là thân Bồ Tát, tâm là tâm Bồ Tát và tâm Phật hiển hiện, minh tâm kiến tính. Hơn nữa còn lĩnh hội được đại lạc, quang minh, tính Không và Phật tính như Thầy đã nói.

Giai đoạn trải nghiệm và lĩnh hội này đúng là giống như khi khai thị Thầy đã nói: “Như người uống nước, lạnh hay ấm tự mình biết.” Đúng là không tích cực duy trì bền bỉ thực tiễn thì không thể lĩnh hội được. Vì thế, con lập tức cảm thấy rất sung sướng, hân hoan tiếp nhận lời chúc mừng của Thầy!

Từ trong tâm mình, con cũng cảm thấy tự hào và hãnh diện về chính mình vì trong quá khứ con đã liên tục đi theo Thầy học Phật, kiên trì bền bỉ suốt bao nhiêu năm, chịu khó và thành tâm, trải qua muôn vàn thử thách để mà thực hành, tin tưởng và thực tiễn, nhất tâm chuyên chú thiền định, liên tục rèn giũa cho đến khi từ đại lạc lĩnh hội được quang minh, từ quang minh lĩnh hội được tính Không, rồi lại từ tính Không lĩnh hội được Phật tính.

Đồng thời khi con liên tục nhận được những lời khích lệ, giờ đây, con tràn đầy lòng biết ơn! Cảm ơn Sư Tôn Liên Sinh Hoạt Phật tôn quý kính yêu! Cảm ơn tất cả chư Phật Bồ Tát của vũ trụ! Cảm ơn sự cổ vũ và thành tựu của Thượng sư Liên Ha kính yêu!

Tại đây, một lần nữa con chân thành chúc phúc Căn bản Truyền thừa Thượng sư - Sư Tôn Liên Sinh Hoạt Phật của con: Sinh nhật vui vẻ! Trường thọ khỏe mạnh! Mãi trụ thế gian! Mãi chuyển pháp luân! Và Sư Mẫu khỏe mạnh vui vẻ! Tất cả cát tường! Hạnh phúc tràn đầy!

Ngu đệ tử Liên Hoa Thái Hồng chắp tay quỳ lạy cảm tạ.

Viết vào Tết Đoan Ngọ ngày 03/06/2022.

(Hết.)

Mục lục