Truyền thừa của dòng phái
Đại Nhật Như Lai - Phật Nhãn Phật Mẫu - A Di Đà Phật - Liên Hoa Đồng Tử - Liên Sinh Hoạt Phật.
Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn là một trong những ứng hóa thân của Tây phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật. Hóa danh trong một kiếp là Liên Hoa Đồng Tử hạ giáng xuống cõi Ta Bà, dùng Chân Phật Mật Pháp để quảng độ chúng sinh.
Truyền thừa gia trì trực tiếp vô thượng của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn: Thích Ca Mâu Ni Phật - A Di Đà Phật - Di Lặc Bồ Tát - Liên Hoa Sinh Đại Sĩ - Liên Sinh Hoạt Phật.
Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn đã được:
- Phật Thích Ca Mâu Ni thọ kí.
- Phật A Di Đà phó thác.
- Bồ Tát Di Lặc trao mũ miện đỏ.
- Liên Hoa Sinh Đại Sĩ truyền thụ Mật pháp.
Tại thế gian này, Liên Sinh Hoạt Phật đã có được truyền thừa của bốn dòng phái lớn của Mật giáo gồm:
- Bạch giáo (phái Kagyupa) - Đại Bảo Pháp Vương Karmapa thứ 16.
- Hoàng giáo (phái Gelugpa) - Thubten Dhargye Rinpoche.
- Hoa giáo (phái Sakya) - Sakya Chứng Không Rinpoche (Dezhung Rinpoche thứ ba).
- Hồng giáo (phái Nyingmapa) - Trung mật - Liễu Minh Hòa Thượng (Thanh Chân Đạo Trưởng).
Lý luận cơ bản của Chân Phật Tông
Lấy trọng tâm là lời dạy của tổ sư Mật giáo Liên Hoa Sinh Đại Sĩ "kính sư, trọng pháp, thực tu", dựa vào sự thực tu thực chứng để chứng minh Phật pháp là có cơ sở lý luận, không phải là mê tín, đồng thời yêu cầu đệ tử quy y tu hành mỗi ngày.
Đối với hành vi, yêu cầu: - Bên ngoài: mọi việc ác không làm, làm mọi điều thiện. - Bên trong: tu luyện Mật pháp, đạt đến lý tưởng thành Phật là thân, khẩu, ý tam nghiệp thanh tịnh. Đồng thời yêu cầu đệ tử tuân thủ giới luật cơ bản của Hiển-Mật như 14 đại giới căn bản của Mật giáo, Sự sư pháp ngũ thập tung, và giới luật Chân Phật Tông.
Lấy tâm thái bình đẳng và bao dung để đối đãi với các tông phái khác.
Trong quá trình hoằng pháp làm lợi cho chúng sinh, vận dụng các pháp môn nhập thế tốt đẹp và tiện lợi để viên mãn nguyện vọng của chúng sinh, từ đó dẫn dắt con người đến với trí huệ Phật.
Không phân biệt bất kì tôn giáo tín ngưỡng, bất kì chủng tộc nào, tại gia, xuất gia, ăn chay, ăn mặn, ai cũng có thể quy y để tu trì Chân Phật Mật Pháp.
Tôn chỉ của Chân Phật Tông
Lấy "kính sư, trọng pháp, thực tu" làm gốc. Lấy "minh tâm kiến tính, tự chủ sinh tử" làm đích, từ đó nỗ lực tu tâm tu pháp.
Sự thù thắng của Chân Phật Tông
Có thể lấy thành tựu quả vị làm nguyên nhân để tạo lập phương tiện tu trì.
Có pháp "Căn bản thượng sư tương ứng", còn gọi là "Liên Hoa Đồng Tử Kim Cương tương ứng đại pháp", là pháp đem lại cảm ứng nhanh nhất giữa Căn bản Truyền thừa Thượng sư và các đệ tử.
Chân Phật Tông có một bộ hoàn chỉnh trình tự tu hành "Pháp nhập thế" và "Pháp xuất thế", và Đại Bản Tôn Pháp thích hợp với con người với các căn khí Đạo - Hiển - Mật để tu trì.
Chân Phật Tông có một vị Hồng Quán Thánh Miện Kim Cương Thượng Sư Đại Trì Minh Lư Thắng Ngạn tôn giả đã được thập phương tam thế tất thảy chư Phật Bồ Tát cùng minh chứng là một vị Kim Cương Thượng Sư với đầy đủ mười phẩm chất để là một vị Căn bản Truyền thừa Thượng sư.
Chân Phật Tông là một tông phái đã được nghiệm chứng. Chân Phật Mật Pháp ngoài khả năng hiển hiện thần thông nhập thế cứu độ đã được nghiệm chứng ra thì điều khiến cho thế nhân kinh ngạc còn là thành tựu xuất thế của nó tương đương với việc đạt được nghiệm chứng viên mãn. Nhìn chung những người tu tập Chân Phật Mật Pháp sau khi vãng sinh đều có được một dạng xá lợi nào đó từ tro, bao gồm cả nhiều người là tội phạm bị xử tử, nhưng sau khi quy y Liên Sinh Hoạt Phật rồi, tro của họ sau khi hỏa thiêu đều có hạt xá lợi. (Các đệ tử Chân Phật Tông sau khi vãng sinh có được những hiện tượng cát tường rất nhiều, không thể kể hết.) Do vậy có thể thấy rằng: Chân Phật Tông là một tông phái đã được nghiệm chứng, Chân Phật Mật Pháp là Phật pháp chính tín thù thắng.