📓

Hồng quang đại thành tựu - Tập 2

image

Hồng quang đại thành tựu - Tập 2

Địa điểm: Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ. Thời gian: Năm 1996 Quyển số: 623 Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

046. Phương pháp truyền pháp (1)

Hôm nay, chúng ta sẽ nói về phương pháp truyền pháp. Trong phương pháp truyền pháp thời xưa, đại khái được chia làm hai loại, một loại là “khẩu truyền”, loại còn lại là “không truyền”.

Khẩu truyền chính là nói bằng miệng, đối phương lắng nghe. Quan trọng là nói về trọng điểm, nói ra khẩu quyết quan trọng.

Ở trong Mật giáo, rất nhiều pháp đều cần phải được khẩu truyền, bởi vì bên trong có rất nhiều kỹ xảo, không phải là cứ nhìn chữ là có thể hiểu được, không phải như vậy. Vì vậy, bạn thực sự đọc sách để tìm hiểu cũng chưa chắc có thể hiểu hết được ý nghĩa của tác giả. Thực sự phải được nói ra từ miệng của sư phụ, và bạn thọ nhận khẩu quyết tâm yếu đó, đây chính là khẩu truyền. Nói một cách đơn giản, giống như Ngũ tổ Hoằng Nhẫn của Thiền tông gọi Lục tổ buổi tối đến chỗ của ngài, ngài giảng giải vài câu nói với Lục tổ, sau đó liền giao phó pháp, tức là giao phó vị trí của Lục tổ cho Huệ Năng, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn giao lại cho Lục tổ Huệ Năng. Sự truyền pháp này diễn ra trong thời gian rất ngắn, không phải quá lâu, chỉ là trong một đêm, rồi bảo Lục tổ rời đi. Vậy thì cách truyền pháp này gọi là khẩu truyền. Đem yếu điểm quan trọng giao lại cho Lục tổ.

Cách truyền pháp này cũng rất đơn giản, chính là mấy câu nói quan trọng ở trong kinh Kim Cang: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng.”

Không chừng Ngũ tổ Hoằng Nhẫn cũng nói với Lục tổ như vậy, rất đơn giản. "Anh vào đây, tôi nói với anh cái này! Anh biết không? Không có tôi, không có anh, không có những người khác, không có thời gian. Được rồi, thuyết pháp xong rồi. Được rồi, anh chính là Lục tổ rồi, có thể đi được rồi.”

Cái này đòi hỏi khả năng lĩnh ngộ của đệ tử. Ngũ tổ nói với Lục tổ: “Anh hãy đi thực tiễn mấy câu nói mà tôi đã nói, anh chính là Lục tổ.” Nói xong là đi, đây chính là giao phó pháp, đem pháp phó thác cho Lục tổ. Lục tổ lĩnh ngộ mấy câu nói này thì liền rời khỏi, đi thực tiễn, tu mấy câu nói này cho thật tốt.

Mọi người có biết là trong mấy câu nói này rất là thâm sâu không? Bốn câu nói trong kinh Kim Cang này: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng.” Nếu bạn có thể từ trong mấy câu nói này mà lĩnh ngộ, thực hành, thì bạn chính là thánh hiền. Vài câu nói rất đơn giản mà thôi.

Lục tổ Huệ Năng sau này hiểu được rồi, người ta đến cầu pháp ở ngài, đến cầu pháp từ Lục tổ. Lục tổ chỉ nói hai câu, bốn câu nói biến thành hai câu, hoặc là đơn giản hơn. Bạn mà lĩnh hội được thì bạn chính là Thất tổ, Thất tổ của Thiền tông. Vì sau Lục tổ không có truyền nhân nữa, vì vậy bạn sẽ trở thành Thất tổ.

Lục tổ nói điều gì? “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác.” “Xong rồi, anh đã đắc pháp rồi, anh đi đi.”

Bạn lĩnh hội được “không nghĩ thiện, không nghĩ ác” là chuyện không đơn giản.

Vì vậy Phật pháp không cần nói nhiều, thiên kinh vạn điển, có nhiều lúc bạn đọc… đọc… đọc… đọc đến cuối cùng, não của bạn cũng nổ tung luôn. Chỉ vài chữ thôi, nếu bạn có thể thực tiễn được, bạn chính là Thánh giả.

Chỉ riêng hai chữ “vô ngã” thôi, rồi “vô ngã tướng”, bạn có làm được không? Rất khó. Nếu bạn thực sự đạt được vô ngã tướng rồi, thế thì bạn đã là A La Hán, đã siêu xuất tam giới rồi, bạn đã là một A La Hán. Cái đó là tính Không mà.

“Vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả” chính là tính Không. “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” chính là nhập Tam ma địa, đắc được tính Không. Không đi nghĩ tưởng cái tốt, không đi nghĩ tưởng cái xấu, không nghĩ tốt, không nghĩ xấu. Tất cả mọi thứ bạn đều không nghĩ tốt, không nghĩ xấu. Khi bạn đạt đến trạng thái này tức là vô niệm. Trong trạng thái vô niệm, tính Không sẽ hiển hiện, Phật tính tự nhiên hiển lộ. Bạn thực tiễn nó, rất khó đó. Chấp trước cũng không còn, mấy câu nói trên chính là “khử chấp”, diệt trừ toàn bộ bám chấp của bạn. Hai chữ “khử chấp”, diệt trừ chấp trước của mình.

Bạn tu hành mà đạt được tới cảnh giới “khử chấp”, không nghĩ thiện không nghĩ ác, thực sự mà nói là bạn ở trong trạng thái viên mãn, tâm quang phát lộ, ấn chứng tính Không. Bạn cần đi thực tiễn điều này.

Tổ sư của Mật giáo, rất nhiều vị cũng là khẩu truyền. Đem khẩu quyết nói cho anh nghe, anh phải làm sao để tu ra được chuyết hỏa, làm sao để phát quang, hóa thành ánh sáng, làm sao hợp nhất với ánh sáng này để lĩnh hội tính Không, sinh bồ đề tâm. Những cái này đều vô cùng quan trọng, đều có khẩu quyết ở bên trong. Bạn làm sao để thực tiễn mọi thứ đều là thanh tịnh? Đây là một loại thực tiễn mà, không phải lý luận. Nếu hôm nay chỉ nói về lý luận thôi thì mọi người ở trong Phật giáo, tất cả đều là người khai ngộ.

Mọi người đều biết Lục tổ nói “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”. Bạn có thể chứng minh thì bạn chính là Thất tổ. Thiền tông vốn dĩ không có Thất tổ, nếu hôm nay bạn có thể lĩnh ngộ được lời của Lục tổ Huệ Năng thì bạn sẽ trở thành Thất tổ, hãy đi làm đi. Tiếp theo nữa sẽ là Bát tổ.

Bạn phát minh thêm một câu nói, Sư Tôn phát minh thêm một câu thì Sư Tôn chính là Thất tổ. Tôi nói hai chữ “khử chấp”, khử chấp là diệt trừ chấp trước.

Bạn đều cầu pháp, tôi nói với bạn là “khử chấp”. Rồi bạn đi về nghĩ “khử chấp”, cái gì là khử chấp vậy? Diệt trừ cái chấp của chấp trước. Hai chữ này bạn thực tiễn được rồi, vậy bạn chính là Bát tổ, bạn chính là Thiền tông Bát tổ. Tất nhiên là Lục tổ nói ngài không truyền nữa, vì ngài truyền mệt mỏi quá rồi. Bởi vì vấn đề truyền thừa này cũng có rất nhiều thị phi và phiền toái.

Đây chính là khẩu truyền. Đương nhiên khẩu truyền của Mật giáo thì có vô số các khẩu quyết tâm yếu ở bên trong. Có rất nhiều kỹ xảo cần phải được sư phụ truyền thụ cho bạn, đây là khẩu nhĩ tương truyền, đây là phương pháp truyền pháp, chính là khẩu truyền.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum!

05/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

047. Phương pháp truyền pháp (2)

Tôi sẽ giảng tiếp với mọi người về phương pháp truyền pháp. Vậy phương pháp của truyền pháp, thứ nhất chính là “khẩu truyền”, tiếp theo chính là “không truyền” - truyền thừa từ hư không.

Có một lần tôi về Đài Loan hoằng pháp, tại sân vân động Đào Viên, tôi hỏi tất cả mọi người: “Truyền thừa của Chân Phật Tông từ đâu mà có?”

Trong đó có một đệ tử nói rất to: ”Là Đại Nhật Như Lai… Là Đại Nhật Như Lai.” Anh ta hét rất to. Bởi vì Đại Nhật Như Lai là lớn nhất, là lớn nhất thì nhất định là đến từ đó rồi.

Lúc đó, tôi nói đến hai chữ, tôi nói: “Truyền thừa thực sự của Chân Phật Tông là hư không.”

Tôi không nói danh hiệu, thật ra nói Đại Nhật Như Lai cũng không sai, bởi vì Ngài đại diện cho Ngũ Phật, là Phật Tỳ Lô Giá Na đại diện cho Ngũ Phật. Nhưng tôi không xưng danh hiệu, tôi nói “hư không”. Hư không này như thế nào? Nó đã bao gồm toàn bộ vũ trụ, thập phương Phật, thập phương pháp, thập phương tăng, tất cả đều được bao gồm ở bên trong, chính là hư không, mọi người nghe thấy là "hư không”, thế là cảm thấy tâm cũng trống rỗng luôn rồi, thật ra đúng thật là hư không.

Mọi người có thể suy nghĩ một chút, rất đơn giản, tôi lấy một ví dụ cho mọi người nghĩ thử. Trái đất diễn biến, có người nói là mấy trăm triệu năm, một tỷ năm hoặc vài trăm triệu năm, thậm chí xa hơn nữa cũng có. Vậy thì mấy trăm triệu năm trước có trái đất hay không? Không có. Con người đương nhiên là cũng không có. Vì con người là dựa vào đất mà sinh ra, mới có con người, nếu đã không có con người, không có Phật pháp, lúc đó đương nhiên là cái gì cũng không có, đó không phải hư không thì là cái gì? Nguồn gốc đầu tiên nhất đều là hư không. Tất cả nguồn gốc đều là hư không mà. Bạn bảo còn có thứ gì đây? Ngay đến trái đất cũng không có, bạn nói xem còn có thứ gì có thể dựa vào? Vì vậy nói hai chữ “hư không” tuyệt đối không sai, đây là “không truyền”.

Phật pháp của Mật giáo là do Long Thụ Bồ Tát mở tháp sắt tại Nam Thiên Trúc, đích thân đến gặp Kim Cang Tát Đỏa, do Kim Cang Tát Đỏa truyền pháp cho Long Thụ Bồ Tát nên mới có Mật giáo. Vì vậy, hư không là Sơ tổ, Kim Cang Tát Đỏa là Nhị tổ, Long Thụ Bồ Tát là Tam tổ. Vậy Long Thụ Bồ Tát gặp Kim Cang Tát Đỏa là gặp như thế nào? Nói cho mọi người biết, không phải là tôi nhìn thấy anh, anh nhìn thấy tôi, anh thuyết pháp cho tôi nghe, không phải vậy. Là gặp ở trong thiền định. Kim Cang Tát Đỏa không phải là người, Ngài là một Bồ Tát, Long Thụ cảm ứng được Kim Cang Tát Đỏa truyền pháp, giao phó pháp cho mình, từ đó Long Thụ Bồ Tát chính là vị tổ đầu tiên của nhân gian, vị tổ đầu tiên của Mật giáo, chính là như vậy đó, cái này gọi là “không truyền”.

“Không truyền” của Phật pháp rất vĩ đại. Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đem rất nhiều mật pháp, những mật pháp mà trước khi Ngài viên tịch, có một số để ở trong hư không, có một số giấu ở trong nước, có một số giấu ở trong lửa, có một số giấu ở trong đất. Ở trong đất, nước, lửa, gió, không, đều có mật pháp. Ở đây đều có thể nói là “không truyền”.

Bạn nói xem truyền thừa của Chân Phật Tông có phải là hư không không? Năm tôi 25 tuổi, tôi nhận truyền thừa trong hư không. Thủ ấn của tôi, bạn sẽ không thể tìm thấy ở trong tuyển tập thủ ấn của Mật giáo đâu. Tại sao vậy? Bởi vì là truyền thừa trong hư không, căn bản là vẫn chưa đưa ra thì tôi đã có rồi.

Tôi nói cho mọi người nghe, thủ ấn của tôi chính là lúc tôi đang ở trong thiền định tự động kết thành. Hôm nay có rất nhiều đệ tử Chân Phật Tông cũng có trải nghiệm này, không phải chỉ có một mình tôi có trải nghiệm này đâu.

Sau khi bạn quy y Chân Phật Tông, bạn ở trong thiền định, tự động kết thủ ấn là nhiều vô kể, không phải chỉ có một mình tôi, rất nhiều người đều như vậy, cái này đều là từ trong hư không truyền cho bạn.

Truyền thụ pháp của ngày nay có “không truyền”. Kim Cang Tát Đỏa đưa tôi đến hư không giới, dạy tôi lắc chuông kim cang, chày kim cang, truyền ở trong hư không. Thế nào gọi là tiêu tai? Thế nào gọi là tăng ích? Thế nào gọi là hàng phục? Thế nào gọi là kính ái? Ngài dạy tôi nhiều cách lắc chuông để tượng trưng cho các pháp trên.

Loại truyền thừa này ở trong Tạng mật và trong Đông mật đều không có. Chỉ có Chân Phật Tông mới có. Đó là Kim Cang Tát Đỏa đích thân truyền cho tôi, cho nên cái này là “không truyền”.

Nguyên nhân mà Chân Phật Tông hiện nay vô cùng thù thắng, chính là vì có “không truyền” và “khẩu truyền”. Có truyền thừa của nhân gian, cũng có truyền thừa trong hư không. Vì vậy tôi dạy pháp cũng như vậy, bạn cũng có thể nhận được sự không truyền của Sư Tôn trong vô hình.

Bản thân Sư Tôn biết “không truyền”, cách không gian quán đảnh từ xa không phải là “không truyền” sao? Cái đó cũng là “không truyền”. Bản thân bạn không đến đây, nhưng tôi truyền cho bạn một chú ngữ, tôi ở trong hư không truyền cho bạn một chú ngữ là bạn sẽ biết đọc. Tôi ở trong hư không truyền cho bạn một thủ ấn. Bạn liền viết thư đến hỏi, vẽ một cái thủ ấn, hỏi tôi: “Sư Tôn trong giấc mơ, Ngài ở trong hư không truyền cho con một thủ ấn như vậy, là thủ ấn gì vậy?” Tôi còn phải giải đáp cho bạn biết đó là thủ ấn gì. Có nhiều lúc cái thủ ấn đó ngay đến tôi cũng không biết. Nhưng không phải là thật sự tôi không biết đâu, tôi suy nghĩ một chút là biết ngay đó là thủ ấn gì.

Tôi biết rất nhiều pháp, vì tôi được truyền trong hư không mà, pháp được truyền trong hư không thì bất cứ pháp nào bạn đều có thể biết, tại sao vậy? Vì khi tâm của bạn hoàn toàn dung hòa với hư không, thập phương Phật, thập phương pháp, thập phương tăng đều có thể đi vào trong tâm của bạn. Bạn cũng có thể đi vào trong tâm của thập phương Phật. Bất cứ Phật pháp nào, bạn vừa tiếp xúc, lập tức sẽ thông suốt tất cả.

Máy tính, computer ngày nay có thể ấn chứng được. Bạn có một cái máy tính, bạn có thể giao lưu với mọi người trên toàn thế giới. Mạng máy tính, trong tâm tôi có mạng máy tính, tôi mở ra một cái là có thể nhận được thông tin của thập phương Phật, thập phương pháp, thập phương tăng ở trong tâm tôi. “Vạn pháp duy tâm”, pháp gì tôi cũng đều biết, bạn hỏi tôi pháp gì, pháp gì tôi cũng biết hết. Vạn pháp duy tâm mà. Trong tâm tôi chính là mạng máy tính, bạn nhấn nút một cái, toàn bộ đều hiện ra.

Cái này truyền thế nào? Cái này là “không truyền”, vô cùng phù hợp với khoa học hiện đại. Những người hiểu được điều này, tương lai đều có thể ngộ đạo, đều có thể thành Phật. Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

05/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

048. Pháp Linh nhiệt (1)

Tôi sẽ giới thiệu với mọi người về sáu pháp đại thành tựu của Naropa Mật tông Tây Tạng. Vậy thì trước tiên phải bắt đầu từ pháp Linh nhiệt. Sau khi tôi nghiên cứu và thực tu Tạng mật, tôi biết được phương pháp tu hành của Mật giáo không những cần tu tâm mà còn cần tu thân nữa. Vậy tại sao phải tu cái thân này? Thật ra tu thân cũng chính là tu tâm, đều giống nhau. Tại sao vậy? Chúng ta lấy tâm để nói, tâm của toàn bộ vũ trụ này được cấu thành bởi đất, nước, lửa, gió, không. Và cơ thể của chúng ta cũng được cấu thành bởi đất, nước, lửa, gió, không. Bản thân vũ trụ và thân ta không có sự phân biệt.

Bạn tu thân nghĩa là đang tu tâm. Bạn muốn hợp nhất với ý thức vũ trụ thì vẫn phải tu từ cái thân này, nếu không thì tâm ở đâu chứ? Bạn nói tu tâm, vậy tâm ở đâu? Bạn từ con đường duy thức để đi vào. Về duy thức mà nói, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, mạt-na, a-lại-da, am-ma-la, những thức này, rất khó, rất khó để nắm bắt được.

Tạng mật có điểm tốt, đó chính là tu từ thân thể của bạn. Vì vậy tôi biết cái này cần phải hợp với tâm của trời đất, là tu từ bên trong cơ thể của bạn mà thành.

Chúng ta biết là bên trong pháp Linh nhiệt có nước. Chỗ mi tâm này là nguồn nước, chỗ đan điền này là lửa, vị trí đan điền dưới rốn bốn lóng tay chính là lửa - nguồn lửa, chỗ mi tâm là nguồn nước.

Dựa vào khí của bạn tức là dựa vào gió. Kinh mạch bên trong cơ thể của bạn chính là đất. Ở trong thân thể này đã có đất, nước, lửa, gió. Nước ở mi tâm, lửa ở đan điền, hô hấp chính là gió, kinh mạch chính là đất. Từ đất, nước, lửa, gió đi chứng minh “không”, cái này chính là pháp tu thực sự của Tạng mật.

Về mặt lý luận mà nói, thân thể và vũ trụ đều tương thông với nhau. Phải hiểu được lý luận này để mà đi nghiên cứu tại sao phải tu pháp Linh nhiệt. Lý luận của nó nằm ở đâu? Chính là từ đất, nước, lửa, gió đi chứng minh tính Không. Đây là sự thật.

Ngày nay có rất nhiều đại sư, rất nhiều thượng sư, Lama đều không nói rõ ràng tại sao phải tu pháp Linh nhiệt. Thật ra chính là ứng dụng nguyên tố bên trong cơ thể của mình để ấn chứng tính Không. Đạo lý chính là nằm ở đây. Vì vậy hôm nay trước khi muốn giảng với mọi người về pháp Linh nhiệt thì phải giảng trước với mọi người tại sao cần phải tu pháp Linh nhiệt.

Ở trong đây, tại sao phải làm Tỳ Lô thất chi tọa? Bạn tu pháp Linh nhiệt nhất định phải làm Tỳ Lô thất chi tọa. Hai chân ngồi tư thế hoa sen, hai tay kết định ấn. Thu cằm lại, đè vào yết hầu, đầu lưỡi đặt lên hàm trên, phải nâng hậu môn lên, cột sống phía sau phải thẳng, hai vai phải bằng, tại sao vậy? Thật ra làm Tỳ Lô thất chi tọa là có lý do của nó.

Mọi người điêu khắc tượng Phật đều khắc… khắc…. khắc… khắc thành Tỳ Lô thất chi tọa, tại sao vậy? Vì có đạo lý của nó. Hai chân của bạn khoanh lại, bạn khoanh hai chân lại là vô tình bạn đã nâng hậu môn lên rồi. Giả sử bạn ngồi tùy tiện sẽ cảm thấy hình như không có gì cả. Khi bạn ngồi khoanh chân lại, liền cảm thấy, ồ, khí ở phía dưới đã tụ hợp lại.

Ngồi khoanh chân, nâng hậu môn, chính là muốn hạ hành khí [khí đi từ dưới lên] vào trung mạch. Hạ hành khí vào trung mạch tương đối đơn giản. Khi thu cằm lại, thượng hành khí [khí đi từ trên xuống] vào trung mạch. Đầu lưỡi chạm vào hàm trên, mệnh khí vào trung mạch. Hai vai để bằng, cột sống phía sau lưng thẳng tắp, chính là biến hành khí [khí xung quanh] vào trung mạch. Hai tay kết định ấn đặt ở dưới rốn chính là bình trụ khí [khí ở khu vực đan điền] vào trung mạch.

[Năm khí căn bản là hạ hành khí, bình trụ khí, biến hành khí, thượng hành khí, mệnh căn khí.]

Trong Mật tạng, trung mạch rất quan trọng. Một khi khí này đi vào trung mạch sẽ sản sinh ra pháp hỷ và khinh an, đây là một điểm quan trọng. Khí của bạn chạy khắp nơi tức là tán khí. Bạn phải làm cho khí này đi vào trung mạch thì mới sinh ra được tác dụng, mới có thể sản sinh linh nhiệt. Khí đi vào trung mạch chính là phương pháp sản sinh linh nhiệt. Vì vậy đây là một điểm quan trọng.

Hôm nay bạn làm Tỳ Lô thất chi tọa chủ yếu là đầu lưỡi chạm hàm trên, tức là mệnh khí. Cằm ấn xuống dưới là thượng hành khí. Khoanh chân lại là hạ hành khí. Hai vai bằng nhau, cột sống thẳng, ngồi ngay ngắn thì là biến hành khí. Và định ấn chính là bình trụ khí. Năm loại khí đều có hết, vì bạn ngồi tư thế Tỳ Lô thất chi tọa mới có thể khiến toàn bộ những khí này đi vào trung mạch.

Còn có phương pháp lắc người mà tôi đã dạy mọi người nữa. Vì nếu bạn lắc thân thể, do trung mạch lắc lư khiến khí đổ vào trong trung mạch. Ngoài ra, khí vào trung mạch còn gì nữa? Trước đây khi tôi dạy mọi người, ví dụ dạy pháp Chuyết hỏa, dạy pháp Bảo bình khí, bạn muốn trung mạch thẳng, chẳng phải tôi đã dạy mọi người một kiểu vận động sao? Khoanh chân lại, thân thể lắc lư như thế này có thể khiến cột sống của bạn trở nên rất thẳng, toàn bộ trung mạch đều thẳng tắp.

Tỳ Lô thất chi tọa không phải là tùy tiện ngồi đại, cách ngồi này đều có ý nghĩa của nó ở bên trong. Nghĩa là bản thân nó có tác dụng khiến toàn bộ khí có thể đi vào trung mạch, sản sinh linh nhiệt. Nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

06/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

049. Tỳ Lô thất chi tọa

Cá nhân tôi nghiên cứu những tình huống của tọa thiền. Trong Phật giáo cũng dạy mọi người làm sao để ngồi thiền. Rất nhiều người hỏi tôi rằng, ngài dạy người ta Tỳ Lô thất chi tọa, vậy hai chân không cách nào khoanh tư thế hoa sen thì phải làm sao? Hai chân không cách nào ngồi kiết già thì phải làm sao? Vậy thì ngồi bán già cũng được, bạn khoanh một chân cũng được. Nếu khoanh một chân cũng không được thì ngồi tùy ý cũng được.

Vậy ngồi tùy ý thì hạ hành khí làm sao đi vào trung mạch được? Vậy thì hết cách rồi, bạn phải nghĩ cách lót mông cao một chút, thậm chí là nhô lên một chút, để hậu môn nâng lên, có tác dụng nâng hậu môn lên là được.

Về tư thế ngồi, mọi người đều biết là có tư thế Bồ Tát, có khóa hạc tọa [ngồi kiểu Nhật, mông ngồi trên hai chân], có như ý tọa, có bán già, có kiết già, tốt nhất vẫn là ngồi kiết già. Vì khi bạn ngồi kiết già sẽ có cảm giác rất vững chắc, hơn nữa khí sẽ được đưa lên, hậu môn sẽ được nâng lên, chính là nâng hậu môn, hậu môn được nâng lên tự nhiên, hạ hành khí sẽ tự động đi vào trung mạch.

Tại sao phải làm Tỳ Lô thất chi tọa? Nó có đạo lý của nó. Tôi chính là nghiên cứu cái này, tôi nghiên cứu tại sao phải ngồi Tỳ Lô thất chi tọa. Tôi ngồi nghiêng là được, ngồi xiêu vẹo, ngồi dựa lưng, ngồi lỏng lẻo không phải là rất tốt hay sao? Tại sao nhất định phải ngồi ngay ngắn như vậy? Ngồi ngay ngắn rất khó chịu. Ngồi kiểu dựa lưng, cách ngồi của người lười, chẳng phải càng thoải mái càng dễ nhập định hay sao? Thật ra là không được, vì chủ yếu là trung mạch, trung mạch nhất định phải thẳng. Khi bạn quán tưởng cũng phải quán tưởng trung mạch.

Khi giới thiệu về pháp Linh nhiệt, bạn nhất định phải biết về Cửu tiết Phật phong. Cửu tiết Phật phong và Bảo bình khí đã tu rất tốt rồi, bạn mới có thể tu linh nhiệt. Bởi vì Cửu tiết Phật phong chủ yếu là sự tuần hoàn của khí, hoàn toàn là sự tuần hoàn của hô hấp và khí.

Bảo bình khí chủ yếu là khí của bạn đã sinh ra năng lượng rồi, đã có khí công rồi. Bạn tu thành Bảo bình khí rồi là bạn sẽ có khí công.

Bạn chưa tu thành Bảo bình khí mà đã tu pháp Linh nhiệt thì gió từ hít thở của bạn không đủ sức mạnh thì bạn làm sao có thể quạt ra được lửa chứ? Không quạt ra lửa thì không thể nào thành tựu linh nhiệt.

Vì vậy Bảo bình khí và Cửu tiết Phật phong là cơ sở của Linh nhiệt. Nhất định phải tu được Bảo bình khí đã. Cửu tiết Phật phong là dẫn khí tuần hoàn, Bảo bình khí khiến cho khí của bạn sản sinh ra một loại sức mạnh. Loại sức mạnh rất lớn đó được sinh ra, có thể làm chấn động, có thể thổi bùng lửa đan điền của bạn. Sức mạnh đó được sinh ra thì bạn mới thành tựu được linh nhiệt.

Vì vậy bên trong có liên quan đến phương pháp hô hấp, bạn làm sao biến khí này trở nên có sức mạnh chính là nhờ vào phương pháp hô hấp. Cho nên có hơi thở chậm, có dẫn hơi thở, có hơi thở đầy, có hơi thở đều, có hơi thở hắt ra, chính là ở trong đây. Cái này liên quan đến phương pháp hô hấp. Vì phương pháp hô hấp có thể khiến khí của bạn có sức mạnh, có thể thổi bùng linh nhiệt.

Chúng ta biết là hành giả Tạng mật trong lúc tu bình khí, chỉ cần khí đi vào trung mạch, khí di chuyển trong trung mạch thì sẽ rất tuyệt vời. Lúc đó sẽ có cảm nhận về lạc của niềm hỷ lạc sẽ xuất hiện. Khi khí di chuyển trong trung mạch, cảm giác nhẹ nhõm đó, đạp gió cưỡi mây đó, giống như tiên bay trên trời vậy, loại cảm giác đạp gió cưỡi mây trên bầu trời, chính là vào lúc khí di chuyển bên trong trung mạch thì bạn đã cảm nhận được rồi.

Chúng ta hiểu là cảnh giới đó chính là tầng trời Dục giới, chính là loại cảnh giới đó. Tầng trời Dục giới, dục chính là dục của tham dục, bạn giống như là một thần tiên hưởng lạc, chính là ở trong trạng thái đó. Vì vậy, có rất nhiều người hỏi tôi: “Lư Sư Tôn, pháp vị là cái gì?”

Pháp vị à, pháp cũng có mùi vị, bạn uống một miếng nước, quân tử chi giao đạm nhược thủy [mối kết giao của quân tử nhạt như nước lã]. Uống một miếng nước, rất nhạt, không có mùi vị gì. Bạn ăn đường thì ngọt, ăn muối thì mặn. Nếu pha chế vị tốt thì vị rất ngon. Ở trong pháp có mùi vị chính là pháp vị.

Cá nhân tôi cho rằng, khí ở bên trong kinh mạch di chuyển như vậy, khi chuyển động sẽ sản sinh ra cảm giác khoái lạc đó, tôi cho rằng cái đó chính là pháp vị. Đã có pháp vị của sơ giác rồi, loại pháp vị của cảm giác ban đầu khi vừa mới bắt đầu đã có rồi.

Rất nhiều đại sư, hòa thượng, tỳ kheo, tỳ kheo ni xuất gia. Bạn hỏi họ có pháp vị gì? Họ nói là tâm hoan hỷ. Một lúc sau thì biến thành tâm đau khổ, là sẽ rơi nước mắt, cái đó không phải là pháp vị. Hoặc bạn cho rằng mình đã lĩnh ngộ, ồ! Thì ra tôi đọc kinh sách, ôi chao! Kinh điển này, ồ! Tôi nghĩ ra rồi, Đức Phật đang nói đến ý nghĩa gì, ồ! Tôi lĩnh ngộ rồi, ôi hoan hỷ quá! Cái này chính là pháp vị rồi. Thông thường mọi người đều là như vậy, cho rằng pháp vị chính là khi lĩnh ngộ những lời Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong kinh điển, thì chính là pháp vị. Tôi cho rằng những cái đó đều là pháp vị về mặt lý luận.

Giống như hôm nay, ôi tâm trạng rất nhẹ nhõm, ngắm phong cảnh, choa! Phong cảnh đẹp quá, sinh ra tâm hoan hỷ, ôi cái này tuyệt quá, vị ngon vô cùng. Ăn được món ăn ngon, choa… cái này tuyệt, mỹ vị vô cùng. Cảm thấy gió mát mơn man, sóng nước lăn tăn, cảm thấy phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp, trong tâm niềm nở, hít thở sâu một cái, bản thân anh ta cho rằng đây là pháp vị. Không phải vậy. Cái này là vô hình rồi.

Pháp vị thực sự hữu hình là khí đang di chuyển trong trung mạch. Vì vậy tương lai khi tôi nói đến Vô thượng mật bộ, tôi sẽ giảng cho mọi người là khí trực tiếp đi vào trung mạch. Bạn đạt được cái đó liền cho rằng giá trị của đời người cũng gần như là thế này rồi, giá trị của cuộc đời là như vậy.

Thật ra theo như hành giả Mật giáo mà nói, tuy bạn đạt được cái này, bạn vẫn phải diệt trừ loại chấp trước này. Phải đi vào một tầng sâu hơn, còn có rất nhiều tầng khác. Vì vậy loại cảm nhận này, tuy là pháp vị, bạn biết được là được, còn phải đi vào một tầng sâu hơn nữa. Điều này là rất có lý, bởi vì giả sử nếu bạn cứ bám chấp vào loại cảm nhận hỷ lạc này thì không thể thực sự khai ngộ.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum!

06/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

050. Pháp Linh nhiệt (2)

Tôi sẽ giảng tiếp với mọi người về pháp Linh nhiệt. Pháp Linh nhiệt chính là pháp Chuyết hỏa. Chúng ta đã giảng về Tỳ Lô thất chi tọa. Trọng điểm của pháp Linh nhiệt nằm ở hô hấp hoàn toàn. Bản thân hô hấp chính là khí. Khí này tuần hoàn ở bên trong cơ thể, khí đến được đan điền thì chúng ta gọi là hô hấp hoàn toàn. Chỉ cần bạn dùng ý niệm quán tưởng khí đi đến đan điền, sau đó thở ra, loại khí này gọi là hô hấp hoàn toàn.

Dùng khí để khiến chuyết hỏa của chính cơ thể mình được sản sinh ra. Loại quán tưởng này rất quan trọng, cũng có nghĩa là cần phải quán tưởng trung mạch, quán tưởng mạch trái mạch phải. Vì khí của bạn cần đi từ mạch trái mạch phải đến đan điền, thổi vào điểm này, thổi vào điểm của chuyết hỏa. Điểm của chuyết hỏa chính là hình ㄎ ở bên cạnh chữ Ah, là một góc được cắt ra từ chữ Ah giống hình số 5, đặt ở cung sinh pháp.

Thế nào gọi là cung sinh pháp? Chính là vị trí dưới rốn bốn lóng tay, là cung sinh pháp có hình tam giác, đây là điểm bắt đầu của chuyết hỏa, điểm này vô cùng quan trọng. Buổi thuyết pháp ngày hôm nay cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì bạn muốn tu khí-mạch-minh điểm, lấy pháp Chuyết hỏa - pháp Linh nhiệt làm nền tảng, nhất định phải làm bùng cháy được chuyết hỏa.

Hành giả Mật giáo quán tưởng trung mạch, mạch trái và phải, dùng hô hấp hoàn toàn, quán tưởng điểm của chuyết hỏa ở bên trong cung sinh pháp. Chữ này có vài hiện tượng: Thứ nhất, là rất quang minh, nó rất sáng chói. Thứ hai, bản thân nó rất nóng, có màu đỏ, rất nóng, nóng như là miếng thép nung đỏ. Thứ ba, nó rất mảnh, mảnh như cây kim. Chính là có ba đặc điểm này.

image

Cách quán tưởng trung mạch thì mọi người đều đã biết rồi, có màu xanh lam, trung mạch to bằng ống hút. Chính giữa cung sinh pháp hình tam giác có điểm của chuyết hỏa, là một nửa của chữ Ah. Hô hấp hoàn toàn là lợi dụng khí hít vào thở ra của bạn đi vào đến vị trí đan điền, đây là hô hấp hoàn toàn. Sau đó thổi bùng điểm này, dùng phương pháp hít thở, phương pháp hô hấp hoàn toàn để thổi bùng điểm này, để điểm này càng sáng, càng nóng. Sau đó nó sẽ từ từ nổi lên.

Ở trong Mật pháp, cái này là trước kia sư phụ tôi dạy, cứ mười hơi thở thì thăng lên một điểm. Từ Mật luân đi lên Tề luân, khiến toàn bộ mạch xung quanh rốn biến thành ánh sáng, biến thành nhiệt, đây là điểm quan trọng. Sau đó tiếp tục đi lên đến Tâm luân, đến Hầu luân, đến Mi tâm luân, là như vậy đó.

Ở đây có nâng có hạ, có đi lên có đi xuống. Khi sản sinh ra hiện tượng ấm áp, đây là một điểm quan trọng, có sự ấm áp, toàn thân sẽ ấm áp. Và lửa này còn lan tỏa khắp cơ thể, còn chiếu ánh sáng ra ngoài. Vì nó có ánh sáng mà, có nhiệt mà. Đây là một điểm quan trọng. Ánh sáng và nhiệt ở khắp cơ thể.

Ngày xưa Lama của Tây Tạng tu chuyết hỏa này, đến ban đêm cũng quán tưởng chuyết hỏa. Họ tu được chuyết hỏa ở vị trí dưới rốn bốn lóng tay được dài khoảng ba lóng tay, tại đó phóng quang, phóng nhiệt. Ban đêm khi ngủ cũng quán tưởng chuyết hỏa như vậy. Như vậy rất ấm áp, toàn thân đều rất ấm áp. Cho dù bên cạnh có tuyết rơi, tuyết đó cũng bị tan chảy, cũng sẽ bị sự ấm áp trên cơ thể bạn làm cho tan chảy.

Pháp Chuyết hỏa, chỉ cần khi toàn thân bạn có sự ấm áp, có ánh sáng, thì đó là một loại định, chính là một trạng thái “hỏa quang đại định”. Trong trạng thái này, lửa này có thể thiêu đốt toàn thân bạn, thậm chí thiêu đốt đến tận hư không, toàn bộ thế giới hữu tình đều đang ở trong lửa. Những gì bạn chạm đến đều hóa thành thanh tịnh, những gì tiếp xúc với lửa của bạn toàn bộ hóa thành thanh tịnh. Bản thân bạn thanh tịnh, những gì tiếp xúc lửa đó cũng đều thanh tịnh.

Vào thời của Phật Thích Ca Mâu Ni, có rất nhiều đại đệ tử đều nhập hỏa quang tam muội này. Pháp này vô cùng quan trọng. Nhớ kĩ: Điểm của chuyết hỏa, phải sáng chói, phải nóng, phải mảnh như kim. Quán tưởng ba kinh mạch: quán tưởng trung mạch, mạch trái và phải. Ứng dụng hô hấp hoàn toàn để nó thổi bùng nhiệt, thổi bùng độ nóng, thổi bùng lửa, thổi bùng ánh sáng. Mười hơi thở, bạn có thể quán tưởng nó đi đến Tề luân, xung quanh rốn đều nóng lên. Đến Tâm luân, xung quanh tim đều nóng. Đến Hầu luân, xung quanh họng đều nóng. Đến Mi tâm luân, xung quanh trán đều nóng. Cái này là tứ Không. Vì khi nó nổi lên, sẽ có một loại “không” và “hỷ” được sinh ra, gọi là “tứ Hỷ tứ Không”.

Tại sao là tứ Hỷ tứ Không? Hỷ và Không là như nhau, bình đẳng nhau, Hỷ tức là Không, Không tức là Hỷ. Trong Mật giáo, Không và Hỷ là như nhau. Chuyết hỏa nổi lên, chính là tứ Không, toàn thân đều là lửa, đều là thanh tịnh. Định ở trong lửa chính là hỏa quang tam muội đại định. Loại định này vô cùng tuyệt vời, tuyệt vời hơn bất cứ một loại thiền định nào.

Tại sao là tứ Hỷ tứ Không? Hỷ và Không là như nhau, bình đẳng nhau, Hỷ tức là Không, Không tức là Hỷ. Trong Mật giáo, Không và Hỷ là như nhau. Chuyết hỏa nổi lên, chính là tứ Không, toàn thân đều là lửa, đều là thanh tịnh. Định ở trong lửa chính là hỏa quang tam muội đại định. Loại định này vô cùng tuyệt vời, tuyệt vời hơn bất cứ một loại thiền định nào.

Bạn muốn chứng minh tính Không, thì tu từ chuyết hỏa sẽ có thể chứng minh tính Không, nhưng nhất định phải có sự bền lòng, tập pháp này cần phải có sự kiên trì thực tu một cách thực tế, lấy Bảo bình khí và Cửu tiết Phật phong làm cơ sở. Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

06/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

051. Bồ đề tâm nguyệt dịch

Lúc nãy vừa giảng xong chuyết hỏa, vậy bây giờ chúng ta nói về bồ đề tâm nguyệt dịch. Bồ đề tâm nguyệt dịch nằm ở Mi tâm luân. Chữ này là chữ Hang (V), chữ Hang là một góc khác của chữ Ah.

Chữ Hang đó nằm ở đây. Một khi chuyết hỏa của bạn đi lên, tự nhiên nó sẽ làm tan chảy minh điểm. Minh điểm này giống như là dầu vậy. Tuy không phải là dầu, nhưng tôi ví nó như là dầu. Hễ tan chảy là chất lỏng sẽ rơi xuống phía dưới, rơi xuống một cái, rơi lên trên chuyết hỏa thì tiếp xúc lẫn nhau, ánh sáng và nhiệt được sinh ra sẽ càng thanh tịnh hơn, càng sáng chói hơn, càng nóng hơn. Có thể nói là đủ để làm các lỗ chân lông trên người mở ra, chiếu ra ánh sáng, toàn thân đều là ánh sáng.

Vậy thì bồ đề tâm nguyệt dịch rơi xuống phía dưới, chuyết hỏa bốc lên trên. Bồ đề tâm nguyệt dịch rời khỏi Mi tâm luân, đến Hầu luân, cái này cũng gọi là sơ hỷ. Sơ hỷ, thắng hỷ, ly hỷ, cuối cùng là cụ sinh hỷ, bốn hỷ cơ bản này gọi là tứ Hỷ. Tối thắng hỷ. Cái này gọi là tứ Hỷ và tứ Không, đều được sinh ra như vậy, sản sinh rất nhiều hiện tượng hỷ lạc, vui thích. Khi chuyết hỏa nổi lên và bồ đề tâm nguyệt dịch chảy xuống đều sản sinh hỷ lạc, cũng sinh ra ánh sáng rất lớn, chỉ cần quang minh phong mạch được sản sinh ra là tịnh quang liền được sinh ra.

Vậy thì bồ đề tâm nguyệt dịch rơi xuống phía dưới, chuyết hỏa bốc lên trên. Bồ đề tâm nguyệt dịch rời khỏi Mi tâm luân, đến Hầu luân, cái này cũng gọi là sơ hỷ. Sơ hỷ, thắng hỷ, ly hỷ, cuối cùng là cụ sinh hỷ, bốn hỷ cơ bản này gọi là tứ Hỷ. Tối thắng hỷ. Cái này gọi là tứ Hỷ và tứ Không, đều được sinh ra như vậy, sản sinh rất nhiều hiện tượng hỷ lạc, vui thích. Khi chuyết hỏa nổi lên và bồ đề tâm nguyệt dịch chảy xuống đều sản sinh hỷ lạc, cũng sinh ra ánh sáng rất lớn, chỉ cần quang minh phong mạch được sản sinh ra là tịnh quang liền được sinh ra.

Bồ đề tâm nguyệt dịch cũng tan chảy xuống phía dưới, đến Tâm luân kết hợp cùng với chuyết hỏa, từ chỗ này sinh ra ánh sáng và nhiệt, sản sinh tịnh quang phóng chiếu bốn phía. Đây là một sự tu hành rất vĩ đại. Đây là trạng thái thủy và hỏa dung hòa. Cái này là minh điểm. Thủy ở Mi tâm luân, hỏa ở Tề luân. Hỏa nổi lên, thủy chảy xuống, hai thứ dung hòa tại Tâm luân, khiến hoa sen trong tâm của bạn nở rộ, chủng tử thức ban đầu của bạn có thể tự phát lộ, Phật tính có thể hiển hiện ra. Từ chỗ này thông qua toàn thân đều là ánh sáng, nhiệt, thanh tịnh.

Bản thân dung hòa vào bên trong loại thiền định này, có thể nói là một đại định thủy hỏa đại an chỉ. Loại thiền định này rất lợi hại, là vĩ đại nhất. Loại thiền định này thực sự đi vào trong thủy hỏa đại định. Đây là một loại thiền định lớn nhất của hiện tượng vật chất bên trong cơ thể bạn cùng với nguyên tố sinh mệnh nâng lên hạ xuống, dung hòa với nhau. Một hành giả, một người tu đạo sau khi trải qua loại thiền định này, bạn có thể lĩnh hội được cái gì là niềm hỷ lạc, cái gì là tịnh quang, cái gì là tam muội ở bên trong thiền định này.

Bên trong còn có một pháp nâng minh điểm, tôi sẽ giảng giải đôi chút ở đây. Giả sử minh điểm liên tục rơi xuống dưới, rơi, rơi, rơi… mãi cho đến Mật luân, hành giả phải nắm chặt nắm đấm đặt trước ngực, phải hít mạnh một hơi, quán tưởng ở luân xa bí mật của bạn có một chữ Hum, chữ Hum rất thanh mát. Sau đó, bạn hít một hơi, lúc này phần bụng và phần lưng của bạn giống như dính vào nhau. Hít vào một hơi, từ từ thở ra, chữ Hum từ từ đi lên phía trên, trong miệng bạn cũng phải niệm “Hummmm…” . Tức là chữ Hum được nâng lên trên, nâng lên đến Mi tâm luân. “Hummmm!”, hai nhãn cầu nhìn lên trên.

Nắm chặt nắm đấm, hít mạnh một hơi, phải quán tưởng và phải niệm chú, lại phải có thủ ấn, đây chính là Mật pháp. Làm như vậy đó. “Hummmm!” Khi bạn niệm Hum, chữ Hum ở Mật luân của bạn sẽ đi lên trên, nâng lên đến mi tâm. À, không được nâng ra ngoài nhé. Bạn nâng minh điểm ra bên ngoài là sẽ chết đó. Vì vậy lúc này lập tức quán tưởng chày kim cang chữ thập ấn giữ đỉnh đầu của bạn. Kết chày yết ma chữ thập, chính là chày kim cang chữ thập, ấn giữ đỉnh đầu của bạn, phong tỏa đỉnh đầu của bạn, không để minh điểm từ đầu trung mạch, từ đỉnh huyệt chạy ra ngoài, nếu chạy ra ngoài là bạn sẽ chết. Không chạy ra ngoài thì bạn vẫn sống, hơn nữa còn nâng lên rất tốt là nâng lên đến Mi tâm luân.

Bạn học được pháp này của tôi, hôm nay tôi dạy chữ Hum ở Mật luân nâng lên trên, có thủ ấn, có quán tưởng, có chú tự-chữ Hum dài, bạn chỉ cần học thành thạo rồi, rất quen thuộc rồi, trị giá một triệu đô la Mỹ. Hai mắt nhìn lên trên, nâng, hai tay nắm chặt, chữ Hum ở Mật luân đi lên trên, miệng bạn thở ra chữ Hum, hít mạnh một hơi, khi thở ra thì Hum… nâng lên trên. Chính là pháp này, đáng giá một triệu đô la Mỹ.

Một triệu đô la Mỹ, mọi người thấy thế một cái thì ô! Mau học thôi. Thật ra pháp này rất đơn giản nhưng nhất định phải thành thạo, bạn phải biết pháp nâng. Bên trong có pháp giáng xuống, pháp nâng lên, pháp giữ đều, pháp tán ra. Giáng, đề, trì, tán đều ở trong đây.

Pháp nâng vô cùng quan trọng, bạn học được pháp nâng thì bạn có thể cưới 108 người vợ, đây là cơ sở của pháp Vô lậu. Chữ Hum dài nâng lên trên, chày kim cang chữ thập chặn lại, nắm chặt tay, hít mạnh một hơi, từ từ thở ra, chữ Hum đi lên trên. Khẩu quyết này vô cùng quan trọng, đáng giá một triệu đô la. Om mani padme hum.

07/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

052. Pháp Chuyết hỏa

Mấy ngày hôm nay chúng ta có giới thiệu đến pháp Chuyết hỏa. Thật ra pháp Chuyết hỏa nhìn có vẻ đơn giản, nhưng mà lúc làm cũng tương đối khó khăn. Trong đó vấn đề về khí và vấn đề minh điểm rơi xuống, vấn đề chuyết hỏa nổi lên, vấn đề nâng, và còn vấn đề làm sao giữ được khí, vấn đề tán khí, đâu đâu cũng đều là vấn đề. Những cái này đều là khẩu quyết, bên trong cũng có tâm yếu rất quan trọng.

Giống hôm qua tôi có nói đến pháp nâng, cái này có thể nói là giá trị liên thành. Tôi nói là đáng giá một triệu đô la Mỹ. Nam nữ đều có thể tu. Nắm chặt nắm đấm, đặt ở trước ngực, hít mạnh một hơi, khi thở ra thì chữ Hum màu xanh lam được nâng lên trên đến mi tâm, hai mắt phải nhìn lên trên, miệng phải niệm “Hummmm!”, nâng chữ Hum này lên trên. Mấy khẩu quyết chủ yếu ở đây là: Nắm chặt tay đặt trước ngực, chữ Hum màu xanh lam ở Mật luân, trong miệng niệm Hummmm, chữ Hum dài. Từ từ nâng chữ Hum lên trên. Hai mắt nhìn lên trời. Toàn bộ thần đều nâng lên trên.

Nam giới nâng thì nam giới sẽ không bị chảy bạch bồ đề, nữ giới nâng thì không chảy hồng bồ đề. Đây là nền tảng của pháp Vô lậu. Từ lúc còn trẻ bạn đã tu rồi, giống như Đạo gia nói, tinh-khí-thần đều đầy đủ, không bị mất đi. Đây là khẩu quyết của pháp nâng. Tất cả đều có khẩu quyết. Giáng xuống, minh điểm rơi xuống dưới cũng có khẩu quyết. Minh điểm không dễ gì mà rơi xuống dưới, nguyên tố sinh mệnh thực sự của bạn không dễ gì rơi xuống dưới.

Cái gọi là minh điểm, loại minh điểm bị chảy đi mất là minh điểm vật chất, không phải là minh điểm sinh mệnh thực sự. Minh điểm sinh mệnh thực sự cố thủ ở chỗ này. Nó muốn giáng xuống không phải đơn giản, bởi vì nó ngưng kết rất chặt, làm sao hạ xuống chứ? Cái này có khẩu quyết. Khẩu quyết này không thể nói ra. Nói ra là tôi bị mất 1 triệu đô la. Vì vậy khẩu quyết của pháp giáng, tôi phải giữ lại, bạn phải quy y, phải nhận quán đảnh, rồi xem biểu hiện của bạn ra sao thì mới giảng giải, mới nói cho bạn nghe, cần phải khẩu truyền, phải nói bằng miệng, phải có động tác, lúc nãy tôi nói về pháp nâng đã có động tác rồi, nó có phương pháp.

Vậy pháp giáng đương nhiên cũng có khẩu quyết, bạn thử nghĩ xem, thủy muốn giáng xuống dưới, vốn dĩ nó ngưng kết rất chắc chắn, rất kiên cố, làm sao rơi xuống? Ngày thường chúng ta nhìn thấy món ăn ngon, oa! Đây là món ăn mà tôi thích ăn nhất đây, vừa nhìn… bạn liền chảy nước miếng, cái này chính là pháp giáng. Bạn nuốt nước miếng, nước miếng chảy ra. Bình thường bạn không chảy nước miếng, tại sao vậy? Vì bạn không nhìn thấy món ăn ngon thì làm sao chảy nước miếng? Chính là vì bạn nhìn thấy món ăn thích ăn nhất thì bạn mới liên tục chảy nước miếng. Cái này chính là pháp giáng.

Tôi nói cho mọi người biết, tôi đã tiết lộ gần như là một nửa khẩu quyết rồi. Hôm nay minh điểm ở mi tâm của bạn muốn rơi xuống, hoàn toàn giống với đạo lý này, có cùng đạo lý giống với chảy nước miếng. Nhưng vẫn là không nên nói ra, vì tổn thất quá nhiều, việc kinh doanh này của tôi sẽ không làm được nữa. Đây là pháp giáng.

Pháp trì giữ cũng có khẩu quyết, muốn bảo lưu khí ở bên trong cơ thể của bạn đều có khẩu quyết hết. Vậy pháp trì có khẩu quyết gì? Thượng áp và hạ đề [trên ép xuống, dưới nâng lên] là có thể giữ cân bằng, là có thể giữ được toàn bộ khí của Bảo bình khí. Cái gì là Bảo bình khí? Bạn phải biết pháp trì giữ, trì bình khí, chữ “trì” này vô cùng quan trọng. Thượng áp, bạn ép yết hầu xuống, chính là thượng áp. Đẩy lưỡi lên hàm trên, đè khí xuống dưới. Còn hạ đề, cái này chính là hạ đề rồi, thu bụng lại, dính vào phần lưng, nâng hậu môn lên, chính là hạ đề.

Thượng áp hạ đề là có thể giữ được khí, cái này gọi là trì bình khí. Bạn có thể giữ được khí, cái này cũng là phương pháp, đây chính là khẩu quyết. Khẩu quyết chính là giống như bạn luyện bảo bình khí, người ta hỏi bạn, anh có biết cách giữ không? Cái này chính là cách trì giữ, tôi đã giảng cho mọi người nghe rồi. Bảo bình khí là khi bạn hít một hơi vào giữ lại, thượng áp hạ đề, là có thể duy trì được bình khí này, duy trì càng lâu càng tốt.

Sau khi giữ xong rồi phải tán đi, bạn không biết cách tán khí đi thì phải làm sao? Thật ra tán có nội tán và ngoại tán. Tán từ bên trong trước, chính là đem toàn bộ khí này phân tán ra, di chuyển đến các lỗ chân lông, từ các lỗ chân lông thoát ra ngoài. Nếu di chuyển không thoát ra được thì xông lên đỉnh đầu, thoát ra từ đỉnh huyệt, bạn sẽ khai đỉnh, đỉnh môn của bạn sẽ mở ra. Cái này gọi là xạ khí.

Thông thường mà nói, một ngày bạn không nên xạ khí quá hai lần đến ba lần, vì rất dễ bị tổn thương, chỉ được xạ khí một lần. Tức là luồng khí này, không được thoát ra bằng lỗ mũi, phải phụt lên đỉnh đầu, lên trên, dùng ý niệm, từ trung mạch bắn thẳng lên đến đỉnh môn -đỉnh huyệt. Khí thoát ra từ đỉnh huyệt và các lỗ chân lông, gọi là nội tán. Còn thoát ra từ lỗ mũi chính là ngoại tán. Cuối cùng không còn cách nào mới thoát ra từ lỗ mũi. Đây là khẩu quyết của pháp tán khí.

Giáng, đề, trì, tán. Khẩu quyết của khí ở bên trong cơ thể bạn làm sao giáng, đề, trì, tán, trước đây tôi không nói đâu, bây giờ đã nói ba khẩu quyết rồi. Làm sao tán? Làm sao trì? Làm sao đề? Làm sao giáng? Chỉ có giáng là không nói. Vì phải giữ lại một chút, nếu không sẽ không kinh doanh được nữa.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

08/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

053. Thiền định

Vốn dĩ tôi định giới thiệu với mọi người về pháp Huyễn quán, pháp Linh nhiệt. Mở đầu của sáu pháp đại thành tựu là pháp Linh nhiệt, pháp thứ hai phải giới thiệu với mọi người là pháp Huyễn quán. Tuy nhiên ở đây phải giảng cho mọi người trước, bên trong pháp Huyễn quán cần phải thực hành thiền định chuyên chú. Thật ra tâm muốn định vốn dĩ là rất khó khăn, thực sự là không dễ dàng. Bạn muốn tâm của mình có thể yên định thực sự là rất khó.

Trước đây bạn chưa từng chú ý đến tâm của mình. Khi bạn chú ý được ý niệm, tâm niệm của mình, bạn mới biết thì ra tâm niệm của chính bản thân mình chạy loạn như vậy, không bắt giữ được nó.

Cả đời tôi có một cảm giác, giống như tôi đi đến một chỗ nào đó. Khi đi thì cảm thấy rất xa, trên đường đi luôn thấy rất xa. Nhưng khi từ chỗ đó muốn quay về nhà, liền cảm thấy sao mới một lúc đã về đến rồi, có cảm giác như vậy. Lúc đi cảm thấy rất xa, lúc về hình như nhanh hơn một chút. Thật ra không phải vậy đâu, khoảng cách bằng nhau, nhưng khi đi, bạn chú ý khoảng cách, chú ý đến cảnh sắc bên đường, luôn chú ý, đi như thế nào? Đến nơi chưa? Oa! Lâu như vậy. Nhưng khi quay về bạn không chú ý nữa, bạn thả lỏng, không chú ý nữa, thì sẽ cảm thấy rất nhanh.

Ý của tôi muốn nói là tâm cũng là như vậy. Bạn không chú ý đến nó thì sẽ không biết tâm mình chạy lung tung. Chú ý đến nó, bạn mới phát hiện bạn không nắm bắt được tâm mình.

Vì vậy phải tu pháp Huyễn quán. Trước tiên tâm phải định. Bạn có thể bắt đầu chú ý đến tâm mình, lúc này là “sơ trụ”, đúng lúc tâm vừa bắt đầu muốn trụ, muốn định, một lúc sau bạn liền không định được nữa. Sau khi không định nữa, bạn sẽ cảm thấy, ôi chao! Tâm mình chạy mất rồi, phải kéo nó quay trở lại, phải tập trung vào chỗ này, cái này gọi là “tục trụ”, để tâm tiếp tục trụ lại.

Nhưng mà tiếp tục không được lâu, tâm lại chạy, bạn lại kéo nó về, rồi từ từ đi vào trạng thái thứ ba, gọi là “hồi trụ”, kéo về lần nữa. Sơ trụ, tục trụ, hồi trụ. Sau đó sẽ vững bền hơn, có thể gọi là “ổn trụ”, có một chút ổn định, sự ổn định này cũng không giữ được quá lâu, nhiều nhất là 10 phút. Nếu bạn có thể chuyên chú vào một thứ gì đó 10 phút đã rất lợi hại rồi. 10 phút rất nhanh rồi không còn như vậy nữa.

Tôi nói thật với mọi người, bạn niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, bạn niệm một lúc là xong, khi nào bạn mới có thể coi là niệm hoàn chỉnh một biến Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh? Có nghĩa là mỗi một chữ bạn đều niệm rất rõ ràng, ý nghĩ đều đặt lên trên chữ, đều ở trong Phật hiệu. Tôi hỏi bạn, bạn đang niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, trong kinh văn ngắn như vậy, khi nào tâm của bạn hoàn toàn chuyên chú? Có phải là bạn thỉnh thoảng niệm đến chỗ này, tâm đột nhiên lại nghĩ về cái khác không? Bạn tự mình nghĩ xem, khi nào bạn niệm được một biến Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh hoàn chỉnh?

Bạn tưởng rằng chúng ta bái Đại Bi Sám, mọi người đều chuyên tâm giống nhau lễ bái sao? Nói cho mọi người biết, bạn có thể bái một trang đã là rất giỏi rồi, tuy bạn đang bái, nhưng tâm không biết đã đi đâu rồi. Khi bạn niệm kinh văn, rõ ràng là đã niệm qua rồi. Ủa? Bạn cũng quên mất là mình đã niệm hay là chưa, bởi vì tâm của bạn không ở đó. Vì vậy trụ tâm là vô cùng quan trọng.

Đến cuối cùng còn phải đến trình độ nào? Bạn đạt đến cuối cùng gọi là “tịch trụ”. Có thể trụ một cách rất tịch tĩnh, khiến tâm của bạn trở nên rất tịch tĩnh và trụ lại, và không thể để nó có hiện tượng hôn trầm. Có rất nhiều người đạt đến tịch trụ, cho rằng chà! Tôi đã trụ rồi. Tại sao vậy? Bởi vì bạn đã ngủ say rồi, bạn đã đi vào trạng thái giấc ngủ rồi, nhưng mà bạn cho rằng đó là một loại thiền định.

Có rất nhiều người cho rằng như vậy. Ồ, tôi định lại một cái, tôi liền quên cả thời không, thời gian cũng quên rồi, không gian cũng quên rồi. Chà! Tôi đã đạt thiền định rồi, sau khi xuất định anh ta rất vui mừng, tôi đã thật sự đạt thiền định rồi. Thật ra bạn đã đánh mất tâm tỉnh giác, ngay đến tâm tỉnh giác cũng không còn nữa. Thật ra lúc nãy bạn đang ở trong thiền định cũng không sai, nhưng mà ngủ quên mất, không phải thiền định. Thế nhưng thời gian bạn ngủ say rất kỳ lạ, rõ ràng bạn chỉ ngủ có 5 phút, rõ ràng cảm thấy… 5 phút. Rõ ràng chỉ cảm thấy có 5 phút, nhưng bạn cảm thấy rất dài. Khi vừa tỉnh dậy, ủa, sao mới có 5 phút thôi? Tôi tưởng là ngủ nửa tiếng hoặc một tiếng rồi chứ. Đúng là có cảm giác này, nhưng đây không gọi là tịch trụ.

Cái gọi là tịch trụ thực sự là bạn giữ được tâm tỉnh giác của mình, không phải hôn trầm, cũng không phải trạo cử. Thực sự là loại trạng thái mà tâm định được thì rất khó để chộp lấy. Vì vậy hành giả tu hành như chúng ta, đối với vấn đề thiền định cần phải rất chú ý. Trạng thái của tâm tổng cộng có 9 thứ, 9 thứ tự trạng thái của tâm, tương đối khó. Bạn muốn thực sự đi vào bên trong đại định sâu nhất, lại có thể giữ được ý thức rõ ràng, không hôn trầm, cũng không trạo cử, hơn nữa tâm có thể chuyên chú vào một thứ, nhập tam ma địa như vậy thực sự không đơn giản.

Phàm phu thông thường không chú ý đến tâm của mình, ngay đến trụ cũng không có, tâm vốn dĩ là trôi nổi bồng bềnh, nhìn thấy cái này nghĩ đến cái nọ, vốn dĩ tâm chưa bao giờ dừng lại. Bạn có thể thực sự nghiên cứu tâm của mình, có thể an định, đã là sơ trụ rồi, xem như là bắt đầu rồi. Sơ trụ, tục trụ, hồi trụ, ổn trụ, cuối cùng đến tịch trụ, cuối cùng là vào bên trong ý thức sâu nhất.

Về sau sẽ phải giới thiệu pháp Huyễn quán, phải cần đến một loại thiền định chuyên nhất. Bạn tu pháp rất chú ý, rất chuyên nhất, chuyên nhất trong thiền định, sẽ sinh ra một loại sức mạnh.

Hôm nay chúng ta, bất kể là giảng về pháp gì, sáu pháp đại thành tựu của Naropa, chúng ta nói về pháp Chuyết hỏa, pháp Linh nhiệt, cũng phải nói về thiền định. Tiếp theo sẽ nói về pháp Huyễn quán, thiền định đó càng thâm sâu hơn. Được rồi, ngày mai tiếp tục giới thiệu. Om mani padme hum!

08/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

054. Pháp Huyễn quán

Hôm nay tôi sẽ giới thiệu về pháp Huyễn quán trong sáu pháp đại thành tựu của Naropa. Huyễn tức là mê huyễn. Quán tức là quán tưởng. Pháp là phương pháp, nên gọi là pháp Huyễn quán. Trong sáu pháp của Naropa, thông thường mà nói, pháp tu của nó tương đối rõ ràng, cũng có nghĩa là bạn sẽ rất dễ dàng làm được.

Nói về bày đàn tràng, bạn đặt lên bức tường của nhà mình một cái gương thật lớn. Bản thân bạn thì ngồi ở trước gương. Ở phía sau của bạn, trên đỉnh đầu của bạn, nếu có thể, dùng một hình ảnh, tức là hình ảnh vị Bổn tôn mà bạn đang tu, Bổn tôn ngồi ở trên đỉnh đầu của bạn. Bạn nhìn thẳng vào gương, bạn sẽ nhìn thấy bản thân mình, và Bổn tôn đang ngồi trên đỉnh đầu của mình. Đàn tràng chính là như vậy, rất đơn giản.

Cách tu pháp tức là bạn soi gương mỗi ngày. Mỗi ngày đều nhìn chính bản thân mình ở trong gương và Bổn tôn của mình. Bạn có thể nhìn thấy Bổn tôn của mình đang ngồi trên đầu mình. Phương pháp tu hành này gọi là pháp Huyễn quán.

Đương nhiên là mỗi ngày bạn đều phải nhìn, đều phải ngồi ở trước gương, quan sát bản thân mình và quan sát Bổn tôn. Mọi người sẽ nghĩ như vậy có gì đáng để tu chứ? Mỗi ngày nhìn mình và nhìn Bổn tôn của mình có gì đáng tu chứ? Thật ra cách tu pháp này rất vi diệu, rất huyền diệu.

Bạn xem tổ sư của Thiền tông, tổ sư Đạt Ma, ngài đi đến Trung Quốc, tại Thiếu Lâm Tự ngồi quay mặt vào tường, khi ngài ngồi mặt đối diện với vách tường ở trong hang động, quay mặt vào tường chính là ngồi đối diện với bức tường. Ngồi xuống một cái là ngài ngồi suốt 9 năm luôn. Mọi người thử nghĩ xem, đối diện với vách tường thì có gì đáng xem, quay mặt vào tường, đối diện bức tường có gì đáng xem chứ? Cái này chính là muốn dạy cho bạn từ thứ đơn giản nhất nhìn ra được chữ “huyễn” này.

Đầu tiên chúng ta hãy nghĩ đến cơ thể của chúng ta, cơ thể của bạn được cấu thành từ đất, nước, lửa, gió. Sau khi tứ đại tan rã thì cái gì cũng không còn nữa, máy móc trên cơ thể bạn có bộ phận nào đó gặp sự cố, máy móc đã hỏng rồi. Bây giờ có thể đổi cơ quan rồi, cơ quan trong cơ thể của bạn bị hư hỏng ở bộ phận nào thì có thể thay bộ phận mới.

Vậy khi hỏng đến không thể thay được nữa, không thể sử dụng thì sao? Vậy tức là tứ đại tan rã, tan rã một cái là không còn nữa. Cơ thể này là vỏ huyễn, cái vỏ huyễn ảo. Nghĩ xem toàn bộ sự vật của vũ trụ này đều là mộng huyễn, đều là huyễn ảo.

Ngày nay các báo cáo tin tức nói rằng sao Hỏa cũng có sinh vật. Sao Hỏa cách chúng ta quá xa, giống như nằm mơ vậy, bạn không thể tưởng tượng được ở đó có sinh vật gì. Ở đó cũng sẽ không thể tưởng tượng được trái đất xa xôi như vậy, lại có nhiều sinh vật đang sinh sống, giống như một giấc mơ.

Tôi thường hay nói với mọi người một câu. Giả sử bạn có kẻ thù, có những người mà bạn rất ghét, rất ghét, rất ghét. Tôi bảo mọi người phải thường xuyên nghĩ đến 50 năm sau sẽ ra sao đây?

Lấy tôi làm ví dụ, tôi 52 tuổi, 50 năm sau, chà 102 tuổi, 102 tuổi là rất thọ rồi, e là không sống được lâu như vậy. Còn có thù hận gì chứ? Đâu còn có thù hận gì nữa. 50 năm sau, đối phương không còn nữa, bạn cũng không còn nữa, thế giới này không biết đã thay đổi thành thế nào rồi. Phải suy nghĩ như vậy, bạn sẽ cảm thấy đời người giống như mộng huyễn vậy. Cho nên đừng suốt ngày để thù hận ở trong lòng. Nghĩ xem 50 năm sau, mối thù đó còn ở chỗ nào? Không còn nữa. Mọi thứ đều là “huyễn không” hết, giống như sương khói, đều tan biến hết. Vì vậy đừng đi chấp vào yêu, chấp vào hận, chấp vào thù, chấp vào tình. Bạn có chấp cũng vô ích. Những chuyện đã qua sẽ không quay lại nữa. Hiện tại cũng sẽ biến thành quá khứ. Tương lai cũng chưa biết là ở đâu nữa. Vì vậy gọi là ba tâm không thể đắc.

Hôm nay tôi dạy cho mọi người về quan niệm của huyễn, quan niệm của mộng huyễn. Bạn ngồi ở trước gương chính là dạy cho bạn quan niệm này. Cơ thể của con người chúng ta, yếu tố đất (địa) chính là cơ thể của bạn. Da, thịt, xương đều là đất. Yếu tố nước (thủy) là gì? Chính là huyết dịch của bạn. Còn yếu tố lửa (hỏa) chính là nhiệt độ cơ thể của bạn. Yếu tố gió (phong) tức là hô hấp của bạn, khí ở bên trong cơ thể bạn. Bốn cái này tan rã thì cái gì cũng không còn nữa. Nên cái thân thể này là vỏ huyễn.

Bạn ngồi ở trước gương chính là để bạn thấy cơ thể của mình là huyễn không. Không chỉ có cơ thể của bạn là huyễn không, mà bạn ở trong gương lại càng là huyễn không, cái hình ảnh đó vốn dĩ không có thực thể, là phản ánh bản thân bạn mà thôi, phản ánh bạn ở trong gương. Bổn tôn của bạn ngồi ở trên đầu bạn, cũng là ở trong gương, cũng là huyễn không. Pháp Huyễn quán chính là phải tu Bổn tôn của bạn và bạn ở trong gương, và bạn ở bên ngoài gương, ba người hợp nhất, hòa nhập làm một.

Bạn phải thường xuyên nghĩ: “Người ngoài gương là mình sao? Người ở bên trong gương là mình sao? Bổn tôn ngồi trên đỉnh đầu là mình sao?” Thường xuyên nghĩ như vậy, sau đó nhập vào tam ma địa của huyễn quán. Đây là một phương pháp tu hành.

Trước khi bạn muốn nhập vào, bạn có quan niệm về mộng huyễn, nhìn vào mình ở trong gương, nghĩ đến mình ở ngoài gương, rồi nghĩ đến Bổn tôn ở trên đỉnh đầu. Bạn liên tục quan sát như vậy, trong lúc nghĩ như vậy, chỉ trong một sát-na nhập Tam ma địa, hiện tượng ba người hợp nhất sẽ được sinh ra, chính là một phương pháp như vậy.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

09/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

055. Nói rõ về thành tựu pháp Huyễn quán

Chúng ta nói về pháp Huyễn quán, có lẽ mọi người vẫn chưa biết làm sao để tu. Vậy thì tiếp tục nói chi tiết về huyễn quán, nói kĩ hơn nữa.

Chúng ta mỗi ngày, mỗi người đều phải soi gương, ngày nào cũng soi. Vậy khi bạn nhìn vào bạn ở trong gương, bạn sẽ có một loại cảm giác, sẽ sinh ra một cảm giác. Hôm nay tâm trạng rất tốt, bạn ở trong gương là bộ mặt tươi cười, phản ánh ra một cảm giác rất hân hoan. Hôm nay tâm trạng không tốt, bộ mặt ấy sẽ dàu dàu, bản thân mình nhìn thấy cũng không thích. Cảm xúc của con người không phải mỗi ngày đều giữ được như nhau. Trong một ngày cũng biến đổi rất nhiều lần, giống như ông trời vậy, trời có lúc nắng, có lúc âm u, mây đen kéo đến, có lúc thì mưa xuống, có lúc thì nổi gió. Thời tiết mỗi ngày đều biến hóa, khuôn mặt của con người cũng như vậy.

Hôm nay tôi nói với mọi người, vườn hoa bên ngoài của chúng ta đang nở rộ, hoa cúc, hoa thược dược, nở rất đẹp, hoa thơm, hoa rất đẹp. Còn nữa, bữa trưa ở phòng ăn của chúng ta, cơm canh thơm ngon, đúng là ngon miệng, thực sự rất ngon. Các cô gái để tóc tu hành ở đây, họ xịt nước hoa, đánh son, đánh phấn má, mùi thơm của nước hoa ngửi cũng rất thích, rất thơm tho dịu nhẹ. Bạn xem, hương hoa, mùi thức ăn, mùi hương của con người, đều rất thơm, rất tốt đẹp.

Nhưng mà, sau khi bạn nghe được một tin tức xong, mặt của bạn liền nặng trĩu. Bạn nghe được một tin xấu, hôm nay vốn dĩ cho rằng mọi thứ đều tốt đẹp, đột nhiên có một cuộc điện thoại báo cho bạn một tin rất xấu. Đột nhiên có một tin rất xấu ở nơi khác được truyền đến cho bạn, mặt của bạn liền nặng trĩu xuống, ngay lập tức, rất nhanh chóng. Lúc này hoa cũng không thấy thơm, cơm canh cũng không thấy thơm, cho dù mỹ nữ đứng trước mặt bạn, bạn cũng cảm thấy rất chán ghét. Đây chính là một sự thay đổi. Cái này bạn cần phải ở trong pháp Huyễn quán để quan sát. Khuôn mặt hôm nay của bạn là khuôn mặt ra sao thì ở trong gương có thể biểu hiện ra hết. Nhìn kĩ mắt, lông mày, mũi, miệng, tai của bạn, toàn bộ khuôn mặt và thân thể của bạn, thậm chí là ánh sáng trên người bạn, sau đó đối chiếu với Bổn tôn trang nghiêm.

Mỗi ngày đều quan sát thật kĩ, bạn biến đôi mắt của mình thành đôi mắt của Bổn tôn, biến lông mày của mình thành lông mày của Bổn tôn, biến tai của mình thành tai của Bổn tôn, biến miệng của mình thành miệng của Bổn tôn, biến khuôn mặt của mình thành khuôn mặt của Bổn tôn. Vậy bạn sẽ nhìn như thế này, nhìn trên nhìn dưới, nhìn trên nhìn dưới, nhìn trên nhìn dưới, nhìn trên nhìn dưới, nhìn trên nhìn dưới… Phải đối chiếu. Sau đó biến đổi bản thân, tự mình nhìn mặt của mình, tự mình biến đổi. Biến khuôn mặt của mình, thân hình của mình, ánh sáng trên cơ thể mình thành ánh sáng của Bổn tôn. Sau đó bạn nhìn vào bản thân mình, trong một sát-na, bạn liền biến mình thành Bổn tôn. Điều này bạn nhất định phải học được.

Cái gọi là pháp Huyễn quán chính là thay đổi hình tướng thế tục của bản thân, ở bên trong gương nhìn vào Bổn tôn, đối chiếu với nhau, từ từ cải chính, cải chính hình tướng của chính mình hoàn toàn biến thành hình tướng của Bổn tôn, giống hệt nhau. Sẽ biến ra như vậy. Chỉ búng tay một cái, trong lúc tinh thần của bạn vô cùng tập trung, chuyên chú quan sát, bạn đột nhiên phát hiện mình chính là Bổn tôn. Bạn và Bổn tôn hoàn toàn hợp nhất, Bổn tôn từ trên đỉnh đầu của bạn giáng xuống cơ thể của bạn, bạn và Bổn tôn hoàn toàn giống hệt nhau, phải quan sát được như vậy. Lúc này chính là hiện tượng Bổn tôn và bạn ở trong gương, với bạn ở ngoài gương, cả ba hợp nhất với nhau. Phương pháp này gọi là pháp Chú kính. Đây là pháp Chú kính của Đạo gia, cũng chính là pháp Huyễn quán trong sáu pháp của Naropa của Mật giáo.

Vốn dĩ cái này là hư huyễn, phương pháp tu hành này là hư huyễn, không phải chân thực. Nhưng ở trong hư huyễn, bạn có thể tìm được một loại hiện tượng cả ba hợp nhất với nhau. Lúc này trong sự quán chiếu của bạn từ trong gương mà đi vào Tam ma địa. Bạn sẽ nhìn thấy khói, nhìn thấy sương mù, sẽ thực sự hiển hiện ra Bổn tôn cho bạn thấy. Bạn còn có thể nghe thấy âm thanh nữa, nghe thấy Bổn tôn từ bên trong gương đi ra, sau đó dạy pháp cho bạn, tương ứng với bạn. Đây chính là thành tựu huyễn quán.

Phương pháp tu hành này gọi là pháp Huyễn quán. Tổ sư Đạt Ma quay mặt vào tường chín năm, tôi cho rằng pháp mà ngài tu chính là pháp Huyễn quán này. Nhị tổ Huệ Khả của Thiền tông cũng tu pháp Huyễn quán này, ngài cũng ngồi quay mặt vào tường như vậy.

Chúng ta cũng có thể thực hành bế quan, quay mặt vào tường, không phải là quay mặt vào tường suy ngẫm lỗi lầm, là ngồi quay mặt vào tường để soi gương, quan sát bản thân mình, quan sát Bổn tôn, cho đến khi cả ba hợp nhất, đây chính là thành tựu huyễn quán.

Trong lúc bạn đang quan sát, vì tinh thần của bạn rất tập trung, quan sát mắt, quan sát lông mày, quan sát mũi, quan sát miệng, quan sát tai, sau đó mới nhìn Bổn tôn, biến cái miệng của Bổn tôn thành cái miệng của bạn, mắt Bổn tôn biến thành mắt của bạn, lông mày Bổn tôn biến thành lông mày của bạn, tai Bổn tôn biến thành tai của bạn, quan sát rõ ràng từng cái một, di chuyển Bổn tôn xuống phía dưới, cả ba hợp nhất. Xoẹt một cái, là lập tức hợp nhất. Hợp nhất rồi, sinh ra sương mù, khói, sản sinh ra Bổn tôn xuất hiện, đây chính là tương ứng.

Phương pháp này cũng rất hay đó, rất dễ bày đàn tràng, vả lại, tôi nói cho bạn biết, phương pháp này có rất nhiều điều huyền diệu, bạn nhìn đến cuối cùng, ở bên trong gương sẽ có thế giới Cực Lạc. Bạn nhìn đến cuối cùng, ở bên trong gương sẽ xuất hiện tiên cảnh. Bạn nhìn đến cuối cùng, bản thân bạn sẽ đi vào bên trong gương. Bạn nhìn đến cuối cùng, bạn có thể ăn được bàn đào của Vương Mẫu Nương Nương, những điều đó sẽ hiện ra ở trong gương. Bạn nhìn đến cuối cùng, bên trong có rất nhiều mật pháp, bên trong gương sẽ xuất hiện rất nhiều chữ, rất nhiều mật pháp. Đây chính là thành tựu pháp Huyễn quán.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

09/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

056. Nói rõ về pháp thành tựu Mộng quán (1)

Tại đây, tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với mọi người về pháp thành tựu Mộng quán trong sáu pháp của Naropa. Trong “Hồng quang đại thành tựu” tôi đã từng nhắc đến tu mộng, vậy ở đây giống như là nhắc lại thôi, pháp tu mộng này tương đương với pháp thành tựu Mộng quán trong sáu pháp của Naropa. Pháp thành tựu Mộng quán và tu mộng có sự trùng lặp. Vậy thì cũng không sao, tại đây tôi nhắc lại với mọi người một lần nữa.

Trạng thái của đời người chúng ta rất đặc biệt. Thật ra, nếu nói là đặc biệt thì cũng là rất bình thường, phi thường cũng giống như bình thường mà. Giống như trạng thái tỉnh táo của những người đang sống như chúng ta là một trạng thái. Khi ngủ cũng là một trạng thái, khi nằm mơ lại là một trạng thái. Người bình thường đều chỉ có ba trạng thái này.

Nhưng người tu hành thì lại khác. Ngoài ba trạng thái trên, họ còn có một trạng thái siêu giác siêu nhiên không giống với thế tục. Có thể nói đó là trạng thái của Phật, Bồ Tát. Chính là trạng thái siêu giác.

Hôm nay chúng ta đừng sống trong cuộc sống của người bình thường nữa. Bạn muốn sống trong cuộc sống của người thường, vậy thì chỉ có ba trạng thái tỉnh táo, ngủ, và nằm mơ mà thôi.

Còn siêu giác thì cần phải tu pháp. Lúc tỉnh bạn cũng phải tu pháp. Vậy lúc bạn nằm mơ thì phải làm sao? Cũng nhất định phải tu pháp. Nằm mơ tu pháp là rất khó. Lúc bạn tỉnh, đi vào đàn thành tu một đàn pháp, ngồi xuống thật yên tĩnh, làm yên tĩnh tâm linh của mình, bạn có thể làm được. Trong mơ bạn làm sao làm được?

Vì vậy trong Mật giáo có tu mộng, chính là pháp thành tựu Mộng quán. Khi nằm mơ bạn cũng phải tu pháp. Bạn nằm mơ không tu pháp thì vọng tưởng điên đảo, vậy là không đúng rồi. Cho nên trong Mật giáo có dạy bạn khi nằm mơ cũng phải tu pháp.

Cái này đương nhiên là có trình tự của nó.

Điều đầu tiên bạn phải hiểu được “minh mộng”, hiểu rõ là mình đang nằm mơ. Người bình thường khi nằm mơ thì không biết nữa là mình đang nằm mơ. Rất đơn giản, không còn biết rõ là sẽ rối tung loạn xạ ngay thôi. Vì vậy bạn cần phải hiểu là đang nằm mơ. Đầu tiên phải biết là lúc này bạn đang nằm mơ.

Điều thứ hai là cần phải “nhận mộng”, bạn phải nhận ra giấc mơ này, phải ghi nhớ rất rõ ràng, biết được mình ở trong mơ làm những gì, không được vừa ngủ dậy là cái gì cũng quên hết, ngủ dậy là cái gì cũng không còn nữa. Phải nhận thức về giấc mơ này, hơn nữa phải biết giấc mơ này là hư huyễn.

Điều thứ ba là phải “chuyển mộng”, xoay chuyển. Con người trong giấc mơ thường hay có hành vi phạm vào ngũ giới. Bạn nhìn thấy có một món đồ quý trong giấc mơ, lúc bạn tỉnh bạn sẽ không lấy cắp, nhưng khi bạn nằm mơ bạn sẽ rất lợi hại, bạn sẽ đi lấy cắp. Lấy cắp cái này vẫn chưa là gì, còn đi lấy cắp cái khác nữa, lấy cắp cái khác càng nghiêm trọng hơn. Khi nằm mơ bạn mất đi năng lực tự chủ, bạn không có cách nào chuyển đổi. Phương pháp của Mật giáo dạy bạn chuyển mộng, chuyển đổi nó thành một loại chính mộng, giấc mộng có chính niệm.

Tiếp theo, ở trong mơ bạn vẫn phải tu pháp. Tôi nói với mọi người: “Bạn ở trong mơ có thiền định không?”

Nói đùa à, nằm mơ mà còn thiền định? Ban ngày tôi còn không thể thiền định được, nằm mơ còn có thể ở đó tu pháp, ở đó thiền định, vậy chẳng phải là lừa người ta sao?

Sai rồi. Pháp của Mật giáo nói cho chúng ta biết thế này, khi bạn nằm mơ vẫn có thể biết tu pháp, vẫn còn thể thiền định ở trong mơ. Đây chính là chỗ vĩ đại của nó. Chỗ vĩ đại của Mật giáo chính là dạy bạn trong mơ cũng phải tu.

Trước đây tôi có nói rồi, lần trước khi tôi giảng về thành tựu mộng quán, tôi có nói, sư phụ từng nói: Khi nằm mơ, và khi chết đi không khác biệt là mấy. Khi con người chết và lúc nằm mơ cũng gần giống nhau.

Giả sử nếu bạn ở trong giấc mơ mà không thể chuyển mộng, không thể thiền định, vậy bạn thảm rồi. Bạn làm sao có thể vãng sinh Tây phương Cực Lạc thế giới? Bạn làm sao có thể tu hành thành tựu chứ? Vì giấc mơ cũng có thể chuyển đổi bạn mà. Lúc đó bạn không thể giữ được sự tỉnh táo, khi bạn chết đi, người ta kéo bạn xuống địa ngục, bạn liền đi theo, chẳng phải bạn liền đi theo sao? Bạn ở trong mơ chẳng phải rối tung loạn xạ phạm vào ngũ giới sao? Giới gì bạn cũng phạm nói gì đến năm giới chứ, có mà 108 giới. Bát giới, Trư Bát Giới mà chúng ta hay nói, bạn cũng đều phạm phải. Rất đơn giản thôi.

Vì vậy giấc mơ nhất định phải rõ ràng, quan trọng là “rõ ràng”. Phải biết đó là giấc mơ, phải chuyển giấc mơ này, ở trong mơ có thể thiền định, tu pháp. Hơn nữa bạn ở trong mơ biết rõ đây là giấc mơ. Khi bạn chết đi, bạn cũng có thể biết là bây giờ mình chết rồi. Sau đó bạn có thể vãng sinh. Bạn có thể cầu nguyện Phật, đi theo Phật vãng sinh.

Vì vậy bất kể bạn là Hiển giáo hay Mật giáo, chỉ cần nếu ban đêm nằm mơ mà bạn rối tung loạn xạ, bạn sẽ không có thành tựu đâu, bất kể bạn thuộc tông giáo nào. Rất đơn giản mà có phải không? Ban đêm khi ngủ bạn rối tung loạn xạ, sau khi bạn chết chẳng phải vẫn rối tung loạn xạ sao? Vậy bạn cho rằng mình tu hành cao đến đâu chứ? Đến giấc mơ mà bạn cũng không thể tự chủ thì bạn tu hành cao đến đâu chứ?

Vì vậy bản thân Mật giáo có tu pháp trong giấc mơ. Những người tu Hiển giáo nhiều lúc nói: “Này, tôi có thể niệm Phật ở trong mơ.” Đây là hiện tượng tốt. Nhiều lúc trong mơ bạn vẫn giữ được ý thức: “À, tôi phải niệm Phật.” Gặp phải chuyện gì cũng: “Tôi phải niệm Phật, tôi không thể phạm giới.” Cái này chính là ở trong giấc mơ bạn cũng có thể tu.

Ngày nay muốn giữ được tâm cảnh giác là tương đối khó. Trong Mật giáo dựa vào vài phương pháp, lần trước có nói rồi. Nếu như người nào chưa nghe thì phải mua băng ghi hình, băng thu âm, đến Seattle Lôi Tạng Tự mua là có. Phải mua băng thu âm, băng ghi hình, vì tôi có giảng về pháp Miên quang, cái đó phải dựa vào lực gia trì của Thượng sư và Bổn tôn. Thượng sư và Bổn tôn đến gia trì cho bạn, sau đó trước khi ngủ bạn cũng phải tu pháp. Sau khi ngủ rồi cũng phải tu pháp. Sau đó phải kết giới, phải biết làm sao kết giới. Về kết giới thì phải dựa vào sức mạnh của Hộ pháp để bảo hộ cho bạn ngủ. Vừa phải kết giới, vừa phải tu pháp, vừa phải cầu nguyện Bổn tôn và Thượng sư gia trì cho bạn, phải dựa vào hạnh nguyện lực rất lớn thì mới có thể tu hành trong giấc mơ.

Đây là pháp rất vĩ đại trong Mật giáo, loại pháp này gọi là pháp thành tựu Mộng quán, là pháp thứ ba trong sáu pháp Naropa.

Hy vọng mọi người có thể thật tỉnh giác, ở trong giấc mơ cũng có thể tu hành.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum!

12/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

057. Nói rõ về pháp thành tựu Mộng quán (2)

Tôi sẽ nói với mọi người về ví dụ thực tế của pháp thành tựu Mộng quán.

Có một lần tôi đi Malaysia. Tại Malaysia có rất nhiều người dân tộc, người dân tộc ở đó - người Mã Lai, họ biết làm bùa ngải, biết nuôi quỷ, rất nhiều bùa ngải, Đông Nam Á nổi tiếng về bùa ngải, nuôi quỷ.

Khi tôi qua bên đó, mỗi đêm tôi đều tu pháp thành tựu Mộng quán. Trong đó có một thầy bùa ngải nuôi quỷ, ông ta sai phái những tiểu quỷ của ông ta đến.

Thông thường mà nói, người như Lư Sư Tôn, khi vừa bước vào một nơi nào đó, tôi chỉ cần hít thở không khí một cái, nhận ra mùi vị của không khí có chút khác lạ, đây chính là một loại siêu giác của người tu hành, loại cảm giác siêu nhiên đó gọi là siêu giác. Tôi liền biết ngay có thứ gì đó.

Đương nhiên là đêm hôm đó, tôi vẫn như thường lệ, nhất định phải tu pháp thành tựu Mộng quán, vậy là tu pháp thôi. Tôi tu như thế nào? Chính là tôi niệm tam tự minh chú ngữ là “Lang Yang Khang” [Ram Yam Kham] “Lang Yang Khang”, “Lang Yang Khang”, biến hóa bản thân thành một cái chày kim cang. Bên này là đầu Phật, đầu của Kim cang, ba mặt đều là đầu Phật. Chày kim cang này rất kiên cố nằm lên trên giường, sau đó dùng tam tự minh gia trì “Lang Yang Khang”, niệm đến chữ “Khang” thì biến, biến một cái thành ngay chày kim cang nằm ở trên giường.

Thầy bùa ngải nuôi quỷ đó sai khiến đám quỷ nhỏ của ông ta đến. Sau khi đi vào mấy con tiểu quỷ đó liền cắn vào cổ của tôi. Vừa cắn vào thì “rắc” một cái, oa! Mọi người sẽ cho rằng cổ của Lư Sư Tôn chắc là gãy rồi, hóa ra không phải. Thì ra là răng của tiểu quỷ đó bị gãy. Mọi người thử nghĩ xem, bản thân chày kim cang vốn dĩ là rất cứng. Răng của tiểu quỷ làm sao cứng bằng chày kim cang chứ? Vì vậy răng của tiểu quỷ này cần phải đi khám nha khoa rồi, tiểu quỷ đi khám nha sĩ để trám răng, vì bị gãy răng rồi, gãy rồi trám không được thì phải lắp răng giả. Đám tiểu quỷ mà thầy bùa ngải đó nuôi còn phải đi khám nha sĩ để lắp răng giả.

Vì vậy bạn tu pháp thành tựu Mộng quán sẽ có lợi ích to lớn, có thể biến hóa. Cơ thể bạn biến mất, biến thành một cái chày kim cang nằm thẳng ở trên giường. Trong hư không có ánh sáng màu đỏ chiếu vào bạn giống như một cái lọng. Trong hư không có Không hành Hộ pháp. Bạn phải hiểu rõ mộng. Bạn phải quán giữa hai chân mày của mình có một chấm màu trắng, giấc mơ của bạn sẽ vô cùng rõ ràng.

Mỗi ngày bạn có giấc ngủ ngon, tinh thần tràn trề, trước khi bước xuống giường thì làm Bảo bình khí 7 lần, cầu nguyện 11 lần, cảm tạ Căn bản Thượng sư, Bổn tôn của bạn đã gia trì cho bạn. Đây đều là khẩu quyết quan trọng.

Rất đơn giản, chỉ cần khi lên gường bạn niệm “Lang Yang Khang” rồi biến, niệm “Lang Yang Khang” 7 lần, biến bản thân thành chày kim cang. Bất kì loại quỷ quái nào đến trong giấc mơ của bạn để trộm khí của bạn cũng trộm không được, bạn sẽ trở nên vô cùng kiên cố.

Đây là pháp của Mật giáo, pháp này vô cùng tuyệt hảo. Nếu bạn dùng pháp này, thân tâm sẽ vô cùng kiên cố, sẽ có một giấc ngủ rất sâu. Tiếp theo, bạn nằm mơ đều là đang thiền định, đều là đang tu hành. Đây chính là khẩu quyết quan trọng của pháp thành tựu Mộng quán.

Ngoài ra, mọi người cần phải biết, bản thân giấc mơ ở trong Mật giáo cũng là một pháp giới, là một pháp giới được phản ánh ra trong bát thức điền.

Đương nhiên là bạn hiểu rồi, chúng ta nằm mơ, những người thường hay nằm mơ nói, ôi giấc mơ là giả mà, là huyễn mà, là huyễn giác, là mộng huyễn. Đúng thật là mộng huyễn, nhưng trong bát thức điền của bạn, giả sử bạn không điều chỉnh tốt giấc mơ, có phải là sẽ ảnh hưởng lúc bạn tỉnh táo không? Pháp giới này liệu có ảnh hưởng đến một pháp giới lúc tỉnh táo của bạn không? Vẫn sẽ ảnh hưởng.

Rất nhiều người ban đêm ngủ không được là sẽ ảnh hưởng đến ban ngày, nó sẽ gây ảnh hưởng đến tu hành của ban ngày. Ban ngày bạn tu hành rất tốt, ban đêm thì thần hồn điên đảo, vậy cũng không được. Đến một thế giới khác là bạn thần hồn điên đảo ngay. Vì vậy pháp thành tựu Mộng quán chính là liên kết sự tu hành giữa ban ngày và ban đêm lại với nhau, biến thành nhất quán. Giả sử hôm nay ban ngày bạn tu hành rất tốt, ban đêm là bạn rối tung loạn xạ, như vậy là bạn đã mất đi chính niệm. Vì vậy tu hành của ban ngày và giấc ngủ của ban đêm phải liên kết nhất quán với nhau. Đây là pháp thành tựu Mộng quán - pháp thứ ba trong sáu pháp của Naropa. Bạn chỉ cần liên kết nhất quán giữa tu hành của ban ngày và giấc ngủ của ban đêm, đều là đang tu hành, tu pháp trong chính niệm, thành tựu này rất vĩ đại.

Vì vậy phải làm sao để đảm bảo bạn có thể vãng sinh Tây phương Cực Lạc thế giới? Nói cho bạn biết, ban đêm bạn cũng có chính mộng, bạn biết được mộng là huyễn, bạn ở trong giấc mơ có thể thiền định tu hành, như vậy tôi sẽ tán dương bạn, bạn đã thành tựu. Có thể nói là bạn đã có được thành tựu bước đầu rồi, đảm bảo bạn có thể vãng sinh.

Giả sử nói tối hôm nay bạn nằm mơ mà cũng không biết là mơ, bạn khờ dại loạn mộng, mơ linh tinh lộn xộn, có nhiều lúc nó còn kéo bạn đi lung tung, kéo bạn đi khắp nơi, làm chuyện điên loạn. Vậy thì bạn tu hành vẫn chưa có thành tựu.

Mọi người có thể động não suy nghĩ một chút xem những lời như Lư Sư Tôn vừa nói có đúng hay không? Vì ban ngày bạn tu rất tốt, nhưng ban đêm thì thần hồn điên đảo, như vậy làm sao có thể nói là có thành tựu? Nhất định phải là nhất quán, tu hành nhất định phải là nhất quán. Bởi vì bạn đừng cho rằng ban đêm nằm mơ là huyễn, thật ra thật sự ở trong mắt Phật, trong cái nhìn Như Lai, bạn đang ngủ là huyễn, vậy lúc bạn tỉnh táo chẳng lẽ không phải là huyễn sao? Vẫn là một cái huyễn thôi. Đời người chẳng qua là một giấc mộng trăm năm mà thôi, đều là huyễn. Phải nhận rõ cái huyễn này. Trong huyễn tu huyễn, tu hành trong mộng huyễn, sau đó đắc chính giác chân chính, chính là trạng thái siêu giác trong bốn loại trạng thái. Cái này là vĩ đại nhất.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

12/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

058. Pháp thành tựu Tịnh quang (1)

Hôm nay, tôi sẽ nói với mọi người về pháp thứ tư trong sáu pháp của Naropa, cũng chính là pháp thành tựu Tịnh quang.

Pháp thành tựu Tịnh quang này vô cùng đặc biệt. Trước đây tôi đã từng nói, tu hành có nhiều giai đoạn. Tu hành của Mật giáo có thể ấn chứng chư thiên, từ trong trung mạch bạn có thể ấn chứng được đại hỷ lạc, khi đi vào cõi Sắc giới, bạn có thể ấn chứng tịnh quang.

Ở cõi Dục giới, bạn sinh ra đại hỷ lạc. Ở cõi Sắc giới có tịnh quang được sinh ra. Pháp thành tựu Tịnh quang cũng gần như là ở trong giai đoạn của cõi Sắc giới, lúc sản sinh ra tịnh quang.

Còn cõi Vô sắc giới thì rất khó để vào. Tôi từng loanh quanh ở xung quanh trong cõi Vô sắc giới. Cõi Vô sắc giới cái gì cũng không có. Bạn nói xem, không có thang, không có bậc thang, bạn làm sao lên được cõi trời này? Sau này tôi sẽ nói với mọi người về cõi Vô sắc giới, làm sao đi lên cõi Vô sắc giới.

Liên quan đến pháp thành tựu Tịnh quang, có rất nhiều cách nói khác nhau. Tổ sư các đời, lão tổ sư của nhiều đời có các cách nói cũng không giống nhau. Có người nói như thế này, ở trong Mật giáo, ở trong Tạng mật có nhắc đến, nói là: Bạn muốn sinh ra tịnh quang, bạn phải dừng được ý niệm của bạn. Vậy thì, ý niệm trước đã đi qua rồi, ý niệm ở phía sau vẫn chưa sinh ra, khoảng trống ở chính giữa sẽ sinh ra tịnh quang. Điều này không phải là tổ tiên nói, mà là tổ sư, là các lão tổ sư nói đó.

Ở đây nói là ý niệm ở phía trước của bạn đã đi qua rồi, ý niệm ở phía sau vẫn chưa sinh ra, khoảng trống ở giữa sẽ sinh ra tịnh quang. Các vị rất lợi hại, nghiên cứu vô cùng thấu triệt. Ở giữa niệm và niệm sinh ra tịnh quang. Nhưng tôi cho rằng cái này thuộc về mặt lý luận, về mặt lý luận thì nói như vậy, dù sao bạn cũng không biết khi nào tịnh quang được sinh ra mà.

Có một cách nói khác là như thế này. Bạn chỉ cần tu chứng được chuyết hỏa, chuyết hỏa đã xuất ra rồi, chuyết hỏa là nội hỏa của bạn, nó sẽ di chuyển bên trong cơ thể. Khi bạn tập trung chuyết hỏa lại với nhau, giống như ánh sáng mặt trời chiếu vào kính lúp, sau khi đi qua kính lúp, nó sẽ hội tụ thành một điểm, từ trong điểm này sinh ra lửa, lửa thì chắc chắn sẽ sinh ra ánh sáng, cái này cũng là do tổ sư nói, tổ sư nói như vậy đó.

Ngài nói, chuyết hỏa của bạn, trong lúc vận hành ở bên trong cơ thể, tự nhiên sẽ sinh ra ánh sáng. Nhưng mà, cái này đương nhiên cũng tồn tại đạo lý của nó, vì bạn biết đó, lửa sẽ sinh ra khói mà, cũng sinh ra ánh sáng, từ trong lửa sinh ra ánh sáng, cái này giống như một suy luận, rất phù hợp logic.

Nhưng mà tu hành, phải làm sao để hiển hiện ra ánh sáng thanh tịnh này? Chắc chắn là có cách tu của nó, vẫn nên để nó tự hiện ra. Giống như chuyết hỏa của bạn đã sinh ra rồi, chuyết hỏa thông trên dưới, thông trái phải, đi nghiêng, đi thẳng, đi lên, đi xuống, đi khắp nơi, đi đến cuối cùng, tự nhiên nó sinh ra lửa, nó sẽ sinh ra ánh sáng một cách tự nhiên. Có phải tịnh quang được sinh ra như vậy không? Tôi cũng từng nghĩ đến vấn đề này, và cũng từng nghiên cứu về vấn đề này.

Nhưng mà cuối cùng, bản thân tôi sau khi đi sâu vào nghiên cứu và thực tu, bản thân tôi mới phát hiện ra, khi bạn sinh ra chuyết hỏa, không sai, chuyết hỏa vận hành ở bên trong trung mạch. Khi bồ đề tâm nguyệt dịch rơi xuống, hòa tan ở luân xa tim, sẽ làm thả lỏng toàn bộ mạch ở xung quanh luân xa tim. Chủ yếu nhất là, luân xa tim của bạn sẽ biến thành hoa sen tám cánh, nở ra một đóa hoa sen.

Ngoài ra, vẫn còn một điểm quan trọng, khi hoa sen này nở ra, tại nhụy sen của hoa sen này, ở bên trong nhụy hoa có một sợi tơ. Tôi phát hiện sợi tơ đó có thể phát sáng, tôi đặt tên cho nó gọi là “ngũ thái tâm mạch” - tâm mạch ngũ sắc. Khi hoa sen tám cánh ở trong luân xa tim nở ra, ở chính giữa hoa có một sợi tâm mạch ngũ sắc, đây là nguồn sáng thực sự, nguồn sáng phát ra ánh sáng nằm ở đó.

Bởi vì bạn nâng chuyết hỏa lên, làm bồ đề tâm nguyệt dịch chảy xuống, hợp nhất tại luân xa tim, quả tim thịt sau khi sau tan chảy rồi sẽ nở ra, biến thành hoa sen tám cánh. Ở chính giữa hoa sen tám cánh có ngũ thái tâm mạch, ngũ thái tâm mạch này sẽ phát ra tịnh quang.

Ánh sáng đầu tiên nó phát ra là ánh sáng trắng mềm mại, màu trắng có hào quang hơi mềm. Sau này từ ngũ thái tâm mạch này mới biến thành “ngũ trí quang”, ánh sáng của năm loại trí huệ, sau cùng biến thành cầu vồng ngũ sắc, đây là một khẩu quyết quan trọng.

Cái này do bản thân tôi phát hiện ra, khi hoa sen tám cánh của bạn nở ra, có tâm mạch ngũ sắc, nó sẽ hóa ra ánh sáng cầu vồng ngũ sắc. Vì vậy phóng quang có rất nhiều loại, là ánh sáng đầu tiên trong luân xa tim của bạn phát ra, là ánh sáng thực sự trong luân xa tim của bạn, gọi là ánh sáng tâm mạch ngũ sắc, điều này do bản thân tôi phát hiện ra.

Vì vậy, có một số tổ sư nói, ở giữa ý niệm trước và ý niệm sau sẽ phát ra tịnh quang, đây là về mặt lý luận. Ngoài ra tổ sư khác nói, chuyết hỏa bốc lên, lửa bốc lên thì đương nhiên là có ánh sáng, nó phát ra một cách tự nhiên. Nhưng hôm nay, Lư Thắng Ngạn đang nói đến ánh sáng của tâm mạch ngũ sắc ở bên trong khi Tâm luân mở ra.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

13/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

059. Pháp thành tựu Tịnh quang (2)

Chúng ta sẽ nói tiếp về pháp thành tựu Tịnh quang. Ở trong các cõi trời của tam giới - Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, tôi cho rằng cần phân biệt như thế này: Ở Dục giới, người có phúc báo lớn có thể lên cõi Dục giới, cho nên người này thuộc về “phúc đại”, phúc khí rất lớn. Tại sao phúc khí rất lớn? Vì anh ta bố thí mà, anh ta làm công đức, cho nên phúc khí rất lớn, vì vậy anh ta đến cõi Dục giới để hưởng phúc.

Cõi Sắc giới, tôi cho rằng là “huệ đại”, không phải là hỏa đại [nổi khùng] đâu, là huệ, huệ của trí huệ. Bởi vì anh ta thiền định, dựa vào sức mạnh của thiền định mà đi vào bên trong sản sinh trí huệ, dựa vào gia tăng trí huệ lực mà từng bước từng bước đi lên cõi này, vì vậy nên thuộc về “huệ đại”.

Vậy cõi Vô sắc giới, tôi cho rằng là “không đại”. Không đại là gì? Bởi vì bản thân anh ta tu hư không, tu duy thức, tu vô tưởng, vô tưởng chính là không có suy tưởng, ngay cả không có suy tưởng cũng vứt bỏ thì tức là phi tưởng phi phi tưởng. Loại bỏ cả thức thì biến thành vô sở hữu. Vì vậy cái mà anh ta ấn chứng, tôi cho rằng ở trong cõi Vô sắc là thuộc “không đại”.

Vậy thì pháp thành tựu Tịnh quang, tôi cho rằng là ở cõi Vô sắc, ở cõi Vô sắc sẽ sinh ra tịnh quang. Vậy tịnh quang của tôi làm sao sinh ra được vậy? Thật ra tôi đã vận hành thủy hỏa dung hòa từ lâu rồi. Thủy chảy xuống dưới, hỏa bốc lên trên, mở luân xa tim ra. Vừa mở luân xa tim ra, tôi phát hiện có một điểm tuyệt diệu.

Ngày thường Chân Phật Tông chúng ta niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, giả sử bạn rất thận trọng, rất chuyên nhất để niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, bạn sẽ phát hiện ra trong kinh này toàn bộ là Phật hiệu và Bồ Tát hiệu của mười phương.

Về phương diện niệm Phật, niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh cũng như là niệm Phật mười phương, Bồ Tát mười phương. Bạn không tin, bạn đọc Đại Tạng Kinh, bên trong có giải thích Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, toàn bộ đều là Phật hiệu của Phật mười phương và Bồ Tát mười phương. Phật hiệu và Bồ Tát hiệu. Nếu bạn niệm một cách chuyên nhất, tương đương với niệm danh hiệu của Phật và Bồ Tát mười triệu, mười tỷ, vô số biến. Nếu bạn thực sự tập trung tinh thần mà niệm, Phật mười phương, Bồ Tát mười phương sẽ quán đảnh cho bạn.

Tôi nói cho bạn biết về hiện tượng này, bạn niệm một biến cũng đồng nghĩa là đã tẩy sạch nghiệp chướng của bạn. Rất giống cái gì? Giống như giúp bạn lột bỏ nghiệp chướng, từng mảnh từng mảnh nghiệp chướng, giúp bạn lột bỏ. Luân xa tim mở ra, có nhiều lúc là dựa vào việc lột bỏ nghiệp chướng này, từng mảnh từng mảnh nghiệp chướng được lột bỏ như vậy. Sau đó kinh mạch của toàn thân, bạn biết là xung quanh luân xa tim có rất nhiều mạch phiền não, mạch phiền não rất đau khổ, bám giữ lấy nhau tại một chỗ. Cho nên người Đài Loan chúng ta nói là “tâm thắt nút”, tim bị thắt nút.

Hôm nay bạn tu khí mạch chính là nới lỏng nút thắt phiền não của bạn. Còn có thủy hỏa dung hòa, chính là để nới lỏng những nút thắt phiền não của tâm mạch. Sau khi mở ra rồi, hoa sen ở luân xa tim của bạn mới nở ra, mới gọi là hoa sen ở tâm nở ra.

Bạn niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, Phật và Bồ Tát ở hư không quán đảnh gia trì cho bạn. Phật, Bồ Tát mười phương quán đảnh gia trì cho bạn, lột sạch nghiệp chướng cho bạn, lột… lột.. lột... lột đến cuối cùng, hoa sen ở tim của bạn sẽ xuất hiện, sẽ nở rộ. Hoa sen ở luân xa tim sẽ nở ra, bên trong sẽ có ánh sáng, ánh sáng của tâm mạch ngũ sắc mới hiện ra, đây gọi là tâm quang phát lộ. Nguyên nhân của tâm quang phát lộ chính là ở đây. Thế nào gọi là tâm quang phát lộ? Cái này chính là tâm quang phát lộ.

Chúng ta nói ánh sáng mà chúng ta tự phát ra chính là Tử quang. Tử quang chính là ánh sáng của chính mình. Ánh sáng của ý thức vũ trụ cao nhất gọi là Mẫu quang, Mẫu tịnh quang. Tử tịnh quang và Mẫu tịnh quang. Bạn đưa ánh sáng lên để kết hợp với Mẫu tịnh quang, gọi là Quả tịnh quang, đây gọi là tam quang.

Tử tịnh quang là ánh sáng thanh tịnh do bản thân phát ra, ý thức của vũ trụ gọi là Mẫu tịnh quang, ánh sáng vốn có của ý thức vũ trụ. Hai loại ánh sáng Mẫu-Tử này tiếp xúc, gọi là Quả tịnh quang. Lúc này bạn sẽ có thể ấn chứng được Tỳ Lô tính hải.

Bạn sẽ bơi trong kho tàng ánh sáng rộng lớn của Tỳ Lô tính hải, bạn bắt đầu bơi lội trong biển ánh sáng, đảm bảo khi bơi sẽ không bị hụt hơi, sẽ không bị chìm xuống. Tắm ánh sáng đó là vô cùng thanh tịnh, khiến bạn cảm thấy ở đây cũng có niềm hỷ lạc lớn lao. Niềm hỷ lạc này gọi là đại hỷ lạc, vô thượng lạc, vô thượng đại lạc, thắng lạc diệu hỷ.

Trong kinh Phật thường xuyên nhắc đến một câu, gọi là “thường lạc ngã tịnh”, “thường lạc ngã tịnh” có thể nói là Tịnh Quang thế giới. Bạn đã đạt thành tựu tịnh quang rồi, đi vào Tỳ Lô tính hải, bơi lội trong biển ánh sáng, lúc này gọi là “thường lạc ngã tịnh”, một niềm khoái lạc vĩnh hằng mãi mãi, cái ngã là thanh tịnh mãi mãi. “Thường lạc ngã tịnh”, bốn chữ này chính là cảnh giới tổng hợp giữa cõi Dục giới và cõi Sắc giới, cảnh giới tổng hợp chính là “thường lạc ngã tịnh”.

Đạt đến “thường lạc ngã tịnh” đã là rất lợi hại rồi. Muốn thường lạc, làm gì có cách nào thường lạc? Bạn xem đạo địa ngục, đạo ngạ quỷ, đạo súc sinh, nơi nào có thường lạc? Đạo súc sinh vẫn có niềm vui ngắn ngủi, vẫn còn một chút, nếu không thì là tranh đấu, đạo a tu la chính là tranh đấu. Đạo địa ngục, đạo ngạ quỷ, mãi mãi đều là khổ. Đạo súc sinh mãi mãi đều là khổ, đây là thường khổ, không phải là thường lạc mà là thường khổ, “thường khổ ngã tạng” [đau khổ thường hằng, cái ngã dơ bẩn], chính là như vậy.

Cảnh giới của “thường lạc ngã tịnh”, có thể nói chính là thành tựu tịnh quang. Bạn đến cõi Dục giới và cõi Sắc giới đều đạt thành tựu rồi, đã leo lên được tầng trời thứ hai. Bạn chỉ cần tu thành công pháp thành tựu Tịnh quang, phát ra tịnh quang, trong trạng thái Tử quang và Mẫu quang kết hợp biến thành Quả quang, bạn sẽ đạt “thường lạc ngã tịnh”, chính là thành tựu tịnh quang.

Phương pháp tu hành này vô cùng đặc biệt. Nhớ là nhất định phải niệm Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh, lột sạch hết toàn bộ nghiệp chướng của bạn, để toàn bộ phiền não xung quanh luân xa tim của bạn được tiêu trừ. Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

13/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

060. Pháp thành tựu Trung ấm (1)

Hôm nay tôi sẽ nói với mọi người về pháp thứ năm trong sáu pháp của Naropa - pháp thành tựu Trung ấm. Đầu tiên là giải thích về trung ấm. Thật ra trung ấm chính là “linh hồn” theo cách gọi của người bình người. Trong Phật giáo gọi là “thức”, thức trong từ kiến thức. Ba cách gọi: thức, trung ấm, linh hồn, pháp thành tựu này cũng chính là pháp thành tựu linh hồn.

Linh hồn là sau khi con người chết đi mới xuất hiện. Cái xuất hiện trong lúc bạn còn nhục thể và chuyển thế thì gọi là trung ấm.

Pháp thành tựu này chính là muốn nói cho bạn biết làm sao để vãng sinh Phật giới thanh tịnh, không còn phải tiếp tục luân hồi trong lục đạo, cái này rất quan trọng.

Nhưng thông thường mà nói, nếu như bạn tu pháp cầu vồng có thành tựu, hoặc giả bạn đã tu hành đạt được công lực rồi, thì đều không cần phải đi qua trung ấm. Cũng có nghĩa là không còn giai đoạn linh hồn nữa. Vậy chỉ cần bạn còn xuất hiện linh hồn thì có thể nói là chưa đủ công lực. Vì công lực không đủ ở trong giai đoạn này cho nên vẫn cần phải có một phương pháp cứu độ khác để giải cứu bạn.

Thông thường mà nói, con người khi chết đi, có một yogi thực sự, một hành giả Mật giáo, giả sử đúng lúc gặp thời cơ khi trung ấm của bạn vừa mới xuất hiện, người đó lập tức sẽ chỉ dẫn trung ấm của bạn đi như thế nào, tức là linh hồn của bạn cần phải đi như thế nào, cái này gọi là cứu độ trung ấm.

Vậy thì có vài điểm quan trọng nhất tôi nói với mọi người trước. Hành giả du già của Mật giáo phải nói với người vừa mới chết: “Anh phải buông bỏ tất cả, xả bỏ tất cả.” Điểm này rất quan trọng. Bạn phải buông bỏ tất cả, xả bỏ tất cả.

Bạn phải để tâm mình được an định, tâm của bạn phải rất chuyên chú, rất yên tĩnh và an định. Điểm thứ hai này cũng rất quan trọng. Xả bỏ tất cả thì bạn mới có thể định tâm, tâm của bạn có thể dừng lại. Lúc này là bạn phải chú ý đó.

Chú ý điểm thứ ba, tâm được an định rồi, bạn phải để ánh sáng của tự thân xuất hiện, chính là loại tịnh quang mà ngày thường bạn tu hành phải biểu hiện ra. Tâm của bạn không định, bạn không thể xả bỏ tất cả, tịnh quang của bạn sẽ không xuất hiện, vì vậy pháp này có liên quan đến pháp thành tựu Tịnh quang.

Ngày thường bạn tu ra được tịnh quang, lúc này, tâm bạn vừa an định, tịnh quang sẽ xuất hiện. Khi tịnh quang vừa xuất hiện, bạn lập tức cầu nguyện Mẫu tịnh quang của ý thức vũ trụ mau chóng hiện ra. Bởi vì một khi Tử tịnh quang của bạn xuất hiện, Mẫu tịnh quang sẽ theo đó mà hiện ra. Lúc này bạn chỉ cần đem Tử tịnh quang của bạn đi vào trong Mẫu tịnh quang để an định, trụ vào trong Mẫu tịnh quang, bạn vẫn có thể vãng sinh.

Và linh hồn đi ra nhất định phải từ đỉnh huyệt, đi ra từ đỉnh đầu, ra bên ngoài là vãng sinh. Vãng sinh Tây phương Cực Lạc thế giới, Đông phương Lưu Ly thế giới, bất cứ một Phật giới nào bạn cũng có thể đi. Bạn có nguyện lực ra sao, lúc này bạn phát huy nguyện lực của mình, tôi nguyện đi đến đâu, ngày thường bạn hồi hướng đến chỗ nào, lúc này Mẫu tịnh quang sẽ xuất hiện. Đây là khẩu quyết quan trọng nhất trong cứu độ trung ấm của Mật giáo.

Vị yogi sẽ phải nhanh chóng dạy cho bạn, ở bên tai nói với bạn là: “Anh phải xả bỏ tất cả.” Lúc này bạn không được nghĩ tiền riêng của mình cất giấu ở đâu, không được nghĩ như vậy. “Tôi còn có rất nhiều trân bảo, châu báu, tôi còn có rất nhiều nhà vẫn chưa bán, tôi còn có đất đai, còn phải giao phó hậu sự.” Bạn nghĩ như vậy là tiêu đời.

Vì bạn có thể xả bỏ tất cả thì tâm mới có thể an, mới có thể định. Tử tịnh quang mà bản thân bạn tu hành được mới xuất hiện. Tử tịnh quang kéo theo Mẫu tịnh quang cùng xuất hiện.

Mật giáo chính là như vậy. Mật giáo chính là nói thành tựu tịnh quang và thành tựu trung ấm ở tại lúc này, trong chốc lát từ trên đỉnh đầu, Mẫu tịnh quang từ trên đỉnh huyệt đi xuống, đón Tử tịnh quang đi. Có rất nhiều tình huống không cần phải đi qua trung ấm, không cần đi qua linh hồn, đi qua linh hồn quá phiền phức. Ngày thường chúng ta tu hành có tịnh quang, chết đi, tịnh quang xuất hiện, trực tiếp đi vào Mẫu tịnh quang là đi luôn.

Ngày thường bạn đã tu hành rất có thành tựu rồi, Bổn tôn sẽ đến đón bạn. Khi tu pháp Bổn tôn có thành tựu, Bổn tôn và bạn tương ứng, khi bạn chết đi, Bổn tôn đương nhiên sẽ biết, Ngài đến đón bạn, đi ngay lập tức.

Tịnh Thổ tông niệm Phật, niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Bạn niệm đến thành tựu chuyên nhất rồi, Phật hiện ra trước mặt, lập tức đón bạn đi, cái này cũng không cần đi qua trung ấm, không cần đi qua linh hồn, chỉ là đón ánh sáng của bạn đi mà thôi. Vì vậy tu Mật giáo pháp Bổn tôn có thành tựu, Bổn tôn sẽ đón bạn đi. Tịnh Thổ tông niệm Phật có thành tựu, lập tức sẽ có Phật đón bạn đi, Phật A Di Đà sẽ đón bạn đi. Bạn tu Thiền tông đạt thành tựu, bạn lập tức nhập vào tính Không.

Hành giả chúng ta ngày thường tu hành, đặt Bổn tôn lên trên đỉnh đầu, ánh sáng trên người bạn trực tiếp đi qua trung mạch, từ đỉnh đầu thông với trung mạch của Bổn tôn, thế là bạn đi vào Bổn tôn, bạn liền “tức thân thành Phật”. Đây là công lực tu hành, loại công lực này phát ra vào lúc lâm chung là vô cùng quan trọng, vào lúc sắp chết, giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Vì vậy trong “Lâm Chung Chỉ Yếu” dạy chúng ta là nhất định phải an tâm, phải chuyên nhất, nhất định phải định. Bạn an tâm rồi, ánh sáng sẽ xuất hiện, tâm không an, ánh sáng sẽ không xuất hiện.

Vì vậy trung ấm, linh hồn của bạn, trong giai đoạn vãng sinh, thật ra chỉ có vài khẩu quyết quan trọng mà thôi. Xả tất cả, định tâm, ánh sáng xuất hiện, đi ra từ đỉnh đầu, cái này chính là khẩu quyết quan trọng của thành tựu linh hồn. Bạn không thông qua cái này thì chắc chắn vào lục đạo luân hồi. Nếu trung ấm mà bạn cũng không thể thành tựu thì chắc chắn là lục đạo luân hồi.

Vì vậy hôm nay giả sử có một vị yogi ở bên cạnh bạn, người đó có thể chỉ điểm cho bạn, điểm này rất quan trọng.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

14/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

061. Pháp thành tựu Trung ấm (2)

Trong pháp thành tựu Trung ấm cũng cho chúng ta biết, khi con người chết đi, không chắc là sẽ biết mình đã chết. Vì tôi đã từng nói, con người khi chết cũng gần giống như là nằm mơ. Khi bạn nằm mơ cũng không biết là mình đang nằm mơ, vậy bạn làm sao biết là mình đã chết? Vì vậy vấn đề ở đây muốn nói là, giấc mơ này của bạn rất dài, cảnh giới linh hồn của bạn rất dài.

Thông thường mà nói, có thể tỉnh dậy từ trong giấc mơ này, biết là mình đã chết, hầu hết là phải trên ba ngày bạn mới biết là mình đã chết.

Linh hồn của người bình thường không có năng lực tự chủ, không có công lực của tu hành, không có định lực, vậy họ sẽ xuất hiện rất nhiều cảnh giới. Những cảnh giới này đều gọi là huyễn, huyễn trong từ mộng huyễn. Vì vậy khi loại cảnh giới này xuất hiện, hành giả yogi, các hành giả của Mật giáo, sẽ nói với họ: “Tất cả cảnh giới xuất hiện đều là huyễn, quan trọng là anh phải nhận ra cái huyễn đó, khéo léo định tâm.”

Bởi vì khi chết, bạn sẽ rất hoảng sợ, tất cả oan thân trái chủ lúc này đều sẽ xuất hiện. Họ muốn đòi mạng đó! Bạn sát sinh mà, phải đòi mạng thôi. Bạn mắc nợ, chủ nợ đều đến hết, đều đòi nợ bạn. Nhưng bạn phải thấy những cái này đều là huyễn, đều là ảo giác. Bạn chỉ cần định tâm, những ảo huyễn đó đều biến mất. Rất quan trọng.

Vì vậy mật pháp cứu độ trung ấm dạy cho bạn nhìn tất cả ác ma, ác quỷ sinh ra từ trong trung ấm đều thành huyễn cảnh. Phải phá cái huyễn cảnh này, tâm của bạn phải định được, và đi theo nguyện lực của bạn. Vì vậy bạn sẽ rơi vào vài cái vực sâu, rất khủng khiếp, vực sâu màu đen, vực sâu màu trắng, vực sâu màu đỏ, bạn sẽ rơi xuống đó. Sẽ có rất nhiều ác quỷ xuất hiện, bạn sẽ nghe thấy rất nhiều âm thanh khủng khiếp, lửa thiêu đốt bạn, nước thành sóng thần, núi đổ đất lở. Mặt đất thì là núi đổ đất lở, nước thì là sóng thần, lửa thì thành lửa thiêu đốt bạn, gió thì cứ gào thét như là gió bão. Những âm thanh rất khủng khiếp đều có, rất nhiều ác quỷ xuất hiện. Vì đây là một loại biến hóa khi đất, nước, lửa, gió của cơ thể bạn bị tan rã. Bạn phải xem đó là một loại huyễn cảnh. Nhớ là nhất định phải an định tâm, dựa vào nguyện lực của mình chú ý nhìn ánh sáng. Có sáu luồng ánh sáng màu nhạt không được đi vào. Ánh sáng trắng là ánh sáng của thiên đạo, là đi lên trời. Những ánh sáng khác là ánh sáng của lục đạo luân hồi, đều không được đi vào. Nhất định phải là ánh sáng tịnh quang cực kì thanh tịnh, cực kì quang minh thì bạn mới có thể đi theo, hoặc là Phật A Di Đà đến tiếp dẫn bạn.

Vì vậy nói cho mọi người biết yếu nghĩa căn bản, yếu nghĩa quan trọng nhất về mặt căn bản, chính là những hành giả của Mật giáo ở bên tai bạn nói với bạn: “Anh phải chú ý, tất cả huyễn cảnh xuất hiện đều là giả hết.”

Bạn nhìn thấy ác quỷ xuất hiện, chà... ác quỷ ở trước mặt, bạn không dám đi về phía trước, bạn sợ rồi. Bên cạnh có một hang động, hoặc một hốc cây, bạn liền trốn vào đó. Ồ! Một con chó cái đang sinh nở, chó cái đang đẻ chó con, bạn chui vào bên trong cái hang động đó, thế là bạn liền sinh ra thành một con chó, không phải hot dog [xúc xích], mà là chó.

Vì vậy có rất nhiều cảnh giới ép bạn đi vào bên trong cảnh giới của lục đạo luân hồi. Vào lúc này hoàn toàn dựa vào định lực. Vì vậy ngày thường những người tu thiền định như chúng ta sẽ sinh ra định lực, ở đây có liên quan rất lớn. Giống mộng quán, thành tựu trung ấm là bạn phải biết đây là giấc mơ, vậy bạn cũng phải biết đây là huyễn cảnh. Giả sử bạn không tu mộng quán, bạn sẽ không biết đây là huyễn cảnh, bạn sẽ sợ hãi, sẽ chạy trốn, sẽ trốn đi khắp nơi. Bạn trốn vào trong bào thai của người phụ nữ, ồ! Bạn biến thành một trẻ sơ sinh, sinh ra khóc oa oa… Sinh ra nhìn một cái, ồ, một thế giới khác rồi, một gia đình khác rồi, bạn được sinh ra rồi.

Vì vậy có rất nhiều cảnh giới, chẳng phải tôi nói rồi sao? Khiêng kiệu đến đón bạn, chà! Bạn liền vui mừng, bước lên trên kiệu, bạn liền biến thành con cua. Bạn nhìn thấy một chiếc tàu hỏa đến đón bạn, chà! Tuyệt quá! Bạn vừa ngồi vào tàu hỏa, chà! Bạn liền biến thành một con rắn. Bạn nhìn thấy máy bay, chà! Cái này tốt nhất rồi, máy bay đến rồi, bạn bước lên ngay, ồ, bạn liền biến thành chuồn chuồn, là biến thành chuồn chuồn.

Bất cứ loại hình tướng nào hóa hiện thành thứ mà bạn thích đến đón bạn, bạn đều không được đi. Chỉ có Phật mang tòa sen đến đón bạn thì bạn mới có thể đi theo.

Trong Mật giáo là nhìn tịnh quang. Mẫu quang tiếp cận bạn, hút bạn đi. Chúng ta xem trong phim ảnh, giống như đĩa bay trong vũ trụ bay lên, con người đứng trên mặt đất, chà! Bị hút lên trên, bị hút bay lên trên, có chút giống với hiện tượng Tử quang và Mẫu quang gặp nhau, biến thành Quả quang. Chính là Mẫu quang đến đón bạn đó.

Ở trong lục đạo luân hồi, bạn chú ý là chỉ có đi ra từ trên đỉnh huyệt mới là vãng sinh Phật quốc thanh tịnh, và thiên đạo cũng là đi ra từ chỗ này, đi ra từ chỗ nào khác đều không phải là nơi tốt lành. Vì vậy đôi lúc có người sẽ biến thành cá, fish. Có người biến thành chim bay trên bầu trời, có người sinh làm người, có người sinh làm ngựa, có người sinh làm trâu, có người khi sinh ra, tùy tiện chui ra khỏi một cái hang, chà! Thật tồi tệ, biến thành lợn rồi.

Vì vậy bạn lúc này phải tu hành một loại định tâm, để tâm an định. Sự biến hóa của đất, nước, lửa, gió, bạn đều biết đây là huyễn cảnh của thân thể mình. Tất cả oan thân trái chủ xuất hiện gào thét, bạn đều biết đây chỉ là ảo giác, đây là do nghiệp chướng của bạn sinh ra. Nghiệp chướng sinh ra rồi, bạn phải nhanh chóng trì chú, niệm Phật để tiêu trừ chúng. Lúc này quan trọng nhất vẫn là phải trì chú, niệm Phật. Ngày thường bạn tu cái gì, bạn trì chú. Ngày thường bạn tu niệm Phật thì bạn cứ niệm Phật. Ngày thường bạn dùng định lực thì mau chóng dùng định lực để tiêu diệt hết những huyễn cảnh này. Đây chính là mật pháp cứu độ trung ấm.

Trong sáu pháp của Naropa, mật pháp cứu độ trung ấm cũng rất quan trọng. Cái này thuộc về mật pháp cứu độ trung cấp. Tại sao lại là trung cấp? Bởi vì bạn đọa vào linh hồn đã là thứ đẳng rồi. Bạn không thể trực tiếp thành Phật, trực tiếp lên Tây phương, bạn biến thành linh hồn cho nên chính là thứ đẳng rồi. Linh hồn cũng rất lợi hại, nó sử dụng ý niệm. Ý niệm có thể chuyển động, đi chỗ nào là đến chỗ đó, muốn đến chỗ nào là đến chỗ đó. Cảnh giới này có chút giống với thời khắc của hoàng hôn. “Trời chiều đẹp vô hạn, chỉ là sắp hoàng hôn.”

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

14/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

062. Pháp thành tựu Trung ấm (3)

Chúng ta sẽ nói tiếp về thành tựu trung ấm. Thành tựu trung ấm chính là nói con người khi chết đi, giả sử có một cao tăng đại đức biết pháp thành tựu trung ấm, vậy thì khi có người vừa mới viên tịch, ông ấy ở bên cạnh chỉ dẫn cho người chết, nghĩa là chỉ dẫn cho bạn phải đi con đường này. Vậy thì đây là một nhân duyên thiện lành vô cùng tốt.

Ngày thường bạn không thể nào tìm được cao tăng đại đức hoặc hành giả Mật giáo để chỉ dẫn bạn đi như thế nào, bạn cần phải có thường thức về phương diện này. Bạn phải biết rằng, tâm phải định được, không được nghĩ đến chuyện gì nữa.

Giống như khi bạn lâm chung, bạn đột nhiên nghĩ đến vợ của bạn có tái hôn hay không? Con trai của bạn vẫn chưa kết hôn, con gái của bạn phải làm sao? Nếu bạn nghĩ những điều này, thế thì tuyệt đối không có cách nào vãng sinh cả. Hoặc là nghĩ đến trong cuộc đời của bạn còn có rất nhiều người nợ bạn vẫn chưa trả, hoặc trong tâm vẫn có oán hận, những cái này đều không thể nghĩ đến.

Trong tâm bạn phải hoàn toàn tĩnh lặng, tâm có thể an, ánh sáng của bạn sẽ xuất hiện, bao gồm ánh sáng cao nhất ở vũ trụ đều xuất hiện. Điều này rất quan trọng, vì vậy, pháp môn an tâm, có thể nói toàn bộ Phật giáo đều cầu một cái “tâm an”. Bạn có thể an được tâm của mình, tất cả tự nhiên sẽ rất bình hòa, có thể vãng sinh. Đây là một điểm quan trọng.

Vậy thì yogi cao minh hoặc là hành giả của Mật giáo, họ còn có một pháp là Quang uẩn thiên thức. Quang uẩn thiên thức có nghĩa là yogi cao minh có thể dùng công lực của mình khiến người chết có thể vãng sinh tịnh thổ Phật quốc, pháp này gọi là pháp Quang uẩn thiên thức.

Nhưng mà bạn có thể gặp được người như vậy cũng là do nhân duyên thiện lành mà bạn tu mấy kiếp mới có thể gặp được, nếu không sẽ rất khó khăn. Vị yoyi có thể có thành tựu như vậy thì rất ít.

Cách làm pháp là như thế này. Bạn mời vị yogi như vậy đến nhà mình, ông ấy có thể dùng chữ Hum màu xanh lam mà ông ấy tu luyện được, hà một hơi vào chữ Hum màu xanh lam. Tức là ở trên đầu ngón tay này có chữ Hum màu xanh lam. Sau đó ông ấy dùng pháp bịt. Hum, Hum mắt lại, Hum hai lỗ mũi lại. Hum… Hum… Hum…Hum… Bao gồm cả luân xa rốn, Hum! Bao gồm hậu môn, cửa bài tiết của bạn. Bao gồm cả Mật luân, cửa bí mật, cửa tiểu tiện. Hai cửa đại tiện và tiểu tiện đều bịt lại hết, dùng chữ Hum. Hum! Chữ Hum màu xanh lam, nhưng cái này cần phải có công lực. Giả sử bạn không Hum ra được, Hum! Không có chữ Hum, bạn tùy tiện ấn loạn lên cũng không được. Cái này cần phải là hành giả du già, hành giả tu hành rất cao. Ông ấy lấy chữ Hum ở trong luân xa tim, nâng lên trên, đến đầu ngón tay, bịt hết toàn bộ cửa đi ra của bạn [trung ấm], chỉ chừa lại một thiên khiếu, chính là lỗ đỉnh đầu, chỉ còn lại đỉnh khiếu này. Ngay đến cái cổng ở Mi tâm này cũng phải đóng lại. Vậy chắc chắn sẽ vãng sinh.

Nhưng bạn muốn mời được hành giả Mật giáo biết Quang uẩn thiên thức pháp như vậy, bạn đi đâu tìm chứ? Rất khó tìm được.

Vì vậy Thượng sư Liên Hoa Tùng Hùng gặp đúng lúc cơ duyên rất trùng hợp, có Sư Tôn ở đó, Sư Tôn chính là dùng pháp Quang uẩn thiên thức giúp ông ấy.

Rất nhiều người cho rằng: “Ôi! Có Sư Tôn chữa trị như vậy, ông ấy nhất định sẽ khỏe lại thôi.”

Thật ra tôi đã nhận ra từ trước là ông ấy đã không thể khỏe lại nữa rồi. Vậy nên đã dùng Quang uẩn thiên thức pháp, dùng chữ Hum màu xanh, đặt lên trên đầu ngón tay, ấn vào từng cái cửa trên người ông ấy.

Lúc đó cũng có rất nhiều đệ tử Chân Phật Tông có mặt, nhìn thấy tôi đang làm, họ cho rằng: “Ôi! Sư Tôn trị bệnh cho ông ấy, ông ấy nhất định sẽ khỏe lại.”

Sau khi làm xong pháp Quang uẩn thiên thức cho ông ấy, ông ấy nói mình khỏe lại một nửa, ông ấy khỏe lại một nửa còn nhảy từ trên giường xuống. Ông ấy nói: “Ôi! Khỏe rồi”, liền nhảy xuống đảnh lễ Sư Tôn!

Lúc đó tôi nhìn thấy, đương nhiên là chữ Hum màu xanh lam vẫn có nhiều sức mạnh gia trì lên trên người ông ấy, khiến ông ấy vẫn còn có sức để bước xuống giường, nhưng không lâu, ông ấy đã vãng sinh. Thần thức của ông ấy chính là từ trên đỉnh đầu đi ra. Chỉ cần là từ đỉnh khiếu đi ra thì chắc chắn là vãng sinh Phật quốc.

Vì vậy điểm này rất quan trọng, công lực tu hành vô cùng quan trọng. Bạn biết pháp Quang uẩn thiên thức sẽ tốt hơn khi có người ở bên cạnh chỉ dẫn cho bạn phải đi như thế nào, gặp phải cảnh tượng gì phải đi như thế nào, gặp phải tình huống gì phải đi như thế nào, bạn phải nhanh chóng tâm an, bạn phải mau chóng không nghĩ gì hết, lúc này phải không nghĩ, bất kì ý nghĩ gì cũng không có, chuyên tâm nhất chí dựa theo nguyện lực của bạn đi vãng sinh.

Pháp thành tựu Trung ấm có thể giúp ích rất tốt, bất kể bạn là Hiển giáo hay Mật giáo đều là một loại chỉ dẫn quan trọng lúc lâm chung. Lúc lâm chung chỉ dẫn cho bạn một con đường chính quan trọng nhất. Cho dù bạn ở trong cảnh giới đó nhìn thấy cảnh sắc gì, bạn đều không được mê hoặc. Cảnh sắc có đẹp đến mấy bạn cũng không được mê hoặc, cảnh sắc có tuyệt đến mấy bạn cũng không được mê hoặc. Đặc biệt là người thân đến đón bạn, bạn cũng không được đi theo. Bạn cho rằng người thân rất thân, chà, tốt quá rồi, ông nội bạn đến tiếp dẫn bạn, bố bạn, mẹ bạn đến tiếp dẫn bạn đều không được đi theo. Chắc chắn sẽ rơi vào âm giới.

Vì vậy quan trọng nhất là an định ngay tại tâm, cầu nguyện tịnh quang của Phật, Bồ Tát xuất hiện tiếp dẫn cho bạn. Đây là mục đích quan trọng nhất.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

15/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

063. Pháp Phowa (1)

Chúng ta sẽ nói về pháp cuối cùng trong sáu pháp của Naropa, chính là pháp thứ sáu gọi là pháp Phowa. Pháp Phowa cũng chính là pháp khai đỉnh.

Pháp này ở trong Hiển giáo không có. Mật giáo có pháp khai đỉnh, cũng chính là mở cái lỗ ở trên đỉnh đầu này, đả thông cái đỉnh này, để thần thức có thể trực tiếp từ cái đỉnh này đi ra ngoài, thế là có thể vãng sinh Phật quốc thanh tịnh. Pháp này chỉ có ở trong Mật giáo, Hiển giáo không có khai đỉnh hay không khai đỉnh gì cả.

Vậy Mật giáo có khai đỉnh, dựa theo những gì sư phụ tôi nói trước đây thì pháp này là phương pháp vãng sinh nhanh nhất. Nhưng cũng có một điều cấm kỵ, chính là người quá trẻ không nên tu, người già tu thì sẽ tốt hơn. Người trẻ tuổi tu pháp Phowa này sẽ nhanh chóng vãng sinh. Mọi người vừa nghe nói nhanh chóng vãng sinh thì “Ôi! Thôi đi, thôi đi, không tu nữa.” Tại sao vậy? Vì chẳng bao lâu sẽ chết ngay.

Nhưng trên thực tế nó cũng có phương pháp. Vì bạn tu không tốt cho nên mới thực sự là nhanh chóng vãng sinh. Nhưng thử nghĩ ngược lại xem, mọi người thử nghĩ xem, bạn có thể vãng sinh Phật quốc thì đâu có sợ sớm hay là muộn chứ? Có gì phải sợ sớm hay muộn chứ, thật ra nhân gian có gì tốt đâu?

Tôi nhớ là họa sĩ Van Gogh có nói một câu: “Đời người chính là đau khổ, đau khổ chính là đời người.” Vậy bạn sống lâu, sống lâu như con rùa vậy, bạn nói xem làm rùa mà sống lâu thì có gì tốt đẹp? Làm người thường xuyên đau khổ thì bạn sống lâu có gì tốt chứ? Sống lâu cần phải có ý nghĩa của sống lâu, cũng có nghĩa là bạn sống lâu mà sống rất có ý nghĩa thì mới là sống lâu thực sự. Bằng không, sống ngắn mà có tinh hoa, có giá trị thì thọ mạng này tuy ngắn nhưng cũng là trường thọ.

Tôi cho rằng ngắn mà có tinh hoa, có giá trị thì chính là trường thọ. Bạn sống lâu nhưng càng già lại càng tà môn, càng già càng biến thành lão yêu quái, càng già càng trở nên khó ưa, càng già càng không hiền từ, sống lâu như vậy thì thà không có. Đây là kiến giải của bản thân tôi, quan điểm của bản thân tôi là như vậy.

Vậy giới thiệu pháp Phowa, pháp khai đỉnh, pháp này ở trong Mật giáo cũng là vô cùng trân quý. Tu thì rất đơn giản, thành tựu cũng rất nhanh, chứ không phải chết rất nhanh đâu. Sau khi bạn thành tựu rồi thì không tu nữa. Nghĩa là bạn phá xong đỉnh, khai đỉnh xong thì bạn không nên tu nữa. Một tháng tu một lần là được để duy trì khai đỉnh.

Nhưng bạn cần phải tu pháp Trường Thọ Phật, dùng nước cam lộ của Phật Trường Thọ để quán đảnh cho bạn, để làm gia tăng thọ mạng của mình, bạn sẽ không vãng sinh quá sớm. Pháp Phowa còn phải kết hợp với pháp Trường Thọ Phật cùng tu.

Ở chỗ tôi cũng có truyền dạy pháp Trường Thọ Phật, nhưng những pháp này đều nhất định phải nhận quán đảnh, quy y, nhận quán đảnh xong rồi mới có thể truyền thụ.

Còn về pháp khai đỉnh, pháp Phowa này, nhất định phải là bản thân tu hành có một chút thành tựu rồi mới làm được. Ít nhất bạn phải có nền tảng của Tứ gia hành rồi, Tứ gia hành đã có tương ứng rồi, đã có quy y rồi, nhận quán đảnh rồi, có nền tảng của Tứ gia hành, bản thân cũng tương ứng với Thượng sư rồi, lúc này mới tu pháp Phowa. Tôi cho rằng như vậy đã là đầy đủ. Pháp duyên có thể được xem là đầy đủ rồi.

Bởi vì bạn muốn tu pháp Phowa, bạn phải quán tưởng Căn bản Thượng sư trên đỉnh đầu. Căn bản Thượng sư chính là Kim Cương Trì, Kim Cang Tát Đỏa của bạn. Khi bạn quán tưởng, tay trái cần phải cầm thứ gì đó, tay phải cũng phải cầm. Giống như chúng ta ở đây, tay trái cầm chuông kim cang, tay phải cầm chày kim cang, phải quán tưởng Căn bản Thượng sư an trụ trên đỉnh đầu, bản thân biến hóa thành Kim Cang Hợi Mẫu.

Vị này chính là Kim Cang Hợi Mẫu. Bức hình phía tay trái của tôi chính là Kim Cang Hợi Mẫu, tay này của Ngài cầm một con dao lưỡi cong ngắn, tay này cầm thiên linh cái, và cả tư thế đứng nữa, bạn cần phải biến bản thân mình thành Kim Cang Hợi Mẫu. Dùng trung mạch của Kim Cang Hợi Mẫu thông trung mạch của Căn bản Thượng sư. Trung mạch này thông với trung mạch của Căn bản Thượng sư.

Trong luân xa tim của Kim Cang Hợi Mẫu, hoa sen nở ra, bên trong có chữ Hum màu trắng. Căn bản Thượng sư cũng như vậy, luân xa tim của ngài mở ra, bên trong có chữ Hum màu trắng. Có hai chú tự. Khi bạn quán tưởng hoàn chỉnh, bạn cần phải cầu nguyện trước, cầu nguyện Căn bản Thượng sư gia trì cho bạn, bạn khẩn thiết muốn vãng sinh Phật quốc thanh tịnh, cầu nguyện rất khẩn thiết. Có người nói là cầu nguyện là phải vô cùng khao khát, rất mong muốn, tôi nhất định phải đi, tôi không đi không được. Tôi phải lập tức đi. À không được nói đi ngay lập tức, đi ngay lập tức là chết luôn. Tôi nhất định phải đi, tôi không đi không được, tôi nhất định phải vãng sinh, nhất định phải đến Phật quốc.

Vậy khi niệm thì có hai chú tự, một chữ là "Hơ", nói lớn tiếng, vang to, làm chấn động chữ Hum của bạn từ trung mạch đi thẳng đến chữ Hum ở luân xa tim của Căn bản Thượng sư, hai chữ hợp lại với nhau, sau đó mới đi xuống, một lúc sau mới đi xuống, đi xuống là “Ka”, chữ “Ka”, “Ka…” đi xuống, đi xuống đến chỗ này của bạn, mới “Hơ” đi lên. “Ka” đi xuống.

Nhưng mà luồng khí rung chuyển lên trên này, cần phải dùng Bảo bình khí. Vì vậy bạn tu Bảo bình khí có thành tựu rồi, lúc này bạn vận dụng Bảo bình khí của chính mình, đưa chữ Hum màu trắng này thông từ trung mạch cho đến trên đỉnh huyệt đi vào luân xa tim của Căn bản Thượng sư, hợp nhất với Căn bản Thượng sư, sau đó mới “Ka” đi xuống. Một lên một xuống 21 lần. Người có thượng căn thực sự thì chỗ đỉnh đầu này sẽ lập tức tan chảy, có máu chảy ra, mở ra một cái lỗ. Rất nhanh chóng, có người rất nhanh, chỉ một ngày đã thành tựu. Có người thì chậm hơn, chậm nhất là 49 ngày sẽ thành tựu. Vì vậy người căn cơ cao, anh ta chỉ mất một ngày. “Hơ” một cái, là đi lên trên, “Ka” là đi xuống dưới. Ở đây phải quán tưởng chữ Hum màu trắng khi chấn động, đi lên trên, sau đó đi xuống, 21 lần, như vậy là có thể thành tựu rồi, cực kì không đơn giản.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum.

15/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

064. Pháp Phowa (2)

Hôm nay tôi sẽ nói với mọi người chi tiết hơn về pháp Phowa - khai đỉnh. Quan trọng nhất là muốn nói đây là phương pháp để cho linh hồn của bạn trực tiếp đi ra từ trên lỗ đỉnh đầu. Cũng tức là lúc bạn còn đang sống đã mở lỗ đỉnh đầu này của bạn ra. Chỉ có con đường này mới có thể dễ dàng để cho linh hồn của bạn đi ra từ lỗ đỉnh đầu. Phương pháp mở lỗ đỉnh đầu ra chính là pháp Phowa.

Pháp này có khẩu quyết quan trọng ở bên trong. Trước tiên biến mình thành Kim Cang Hợi Mẫu. Ngồi trên đầu bạn chính là Căn bản Thượng sư của bạn. Kim Cương Tổng Trì chính là Thượng sư của bạn, ở phía trên nữa là tổ sư các đời, từng vòng tròn cao dần lên trên. Sau đó tổ sư các đời toàn bộ biến thành các điểm ánh sáng giáng xuống, đi vào Kim Cương Tổng Trì, đại diện Bổn tôn truyền thừa của bạn, chính là Căn bản Thượng sư của bạn - Kim Cương Tổng Trì.

Tiếp theo quán tưởng một đường trung mạch từ Kim Cang Hợi Mẫu đến Kim Cương Tổng Trì, ở trong luân xa tim có hoa sen nở ra, trên hoa sen có chữ Hum. Ở đây có một yếu quyết, chữ Hum này đứng thẳng chứ không phải nằm ngang, nếu nằm ngang, bạn hô một tiếng, chú tự của bạn đi lên, nó sẽ nằm ngang bay lên. Phải là thẳng đứng bay lên sẽ dễ hơn, nằm ngang sẽ gặp trở ngại hơn.

Điều thứ hai, có người hỏi tôi: “Cái chữ Hum mà ngài nói là màu trắng.” Nhưng trước đây tôi có nói chữ Hum màu xanh lam, vậy rốt cuộc là màu trắng đúng hay màu xanh lam đúng? Hôm nay tôi muốn nói là cả hai đều đúng. Tôi quen dùng màu trắng, vì tôi là Bạch Liên Hoa Đồng Tử, cho nên là màu trắng. Còn những người khác có thể dùng chữ Hum màu xanh lam. Tôi quen dùng màu trắng.

Ở trong đây vẫn còn một yếu quyết. Khi bạn muốn đẩy chữ Hum này từ Kim Cang Hợi Mẫu lên Kim Cương Tổng Trì, một yếu quyết chính là chữ Hum của Kim Cương Tổng Trì - chữ Hum trên hoa sen trong Tâm luân, phần đuôi chữ Hum có một cái móc, cái móc ấy đi xuống dưới, móc vào cái vòng tròn của chữ Hum tại luân xa tim của Kim Cang Hợi Mẫu. Cái này cũng là một yếu quyết, một khẩu quyết rất quan trọng. Quán tưởng chữ Hum của Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cương Tổng Trì, cái móc ở phía dưới chữ Hum từ trung mạch đi xuống móc vào cái vòng tròn của chữ Hum ở luân xa tim của Kim Cang Hợi Mẫu, vừa hay móc vào được. Mọi người có thể tượng tưởng ra được chữ Hum này có một cái móc đi xuống móc vào cái vòng tròn trên đầu chữ Hum kia.

Phải quán tưởng thật là rõ ràng, Hợi Mẫu, Kim Cương Tổng Trì, trung mạch, hoa sen luân xa tim, chữ Hum, sau đó chữ Hum đi xuống móc vào nhau, cầu nguyện vô cùng khẩn thiết, nhất định phải vãng sinh. “Hơ” lập tức móc lên trên, đưa luồng khí đó đi lên, lên đến luân xa tim của Kim Cương Tổng Trì, hợp lại với nhau một lúc, “Ka” lại đi xuống luân xa tim của chính mình. Nhớ kĩ, cái này là xông đỉnh, cũng tức là xạ đỉnh. Cái này từ trung mạch bắn lên đến đỉnh huyệt. Phải bắn 21 lần. Một lần tu pháp là 21 lần. Phải làm chỗ này bị sưng lên, có máu chảy ra, có một cái lỗ, có thể cắm cỏ cát tường vào đây để chứng nghiệm. Cái này chính là khai đỉnh.

Làm 21 lần. “Hơ”, “Ka”, “Hơ”, “Ka”, “Hơ”, “Ka”. Cứ như vậy vừa quán tưởng vừa hô hai chú tự này. Bạn sẽ cảm thấy chỗ này rất khác, bắt đầu ở trung mạch có một luồng khí xông lên đỉnh đầu, đi lên trên, cho đến khi xông ra ngoài, phải mở cái đỉnh huyệt này ra. Chỉ cần bạn khai đỉnh là được rồi. Sau này một tháng tu một lần là được. Còn phải niệm chú Trường Thọ Phật, tu pháp Trường Thọ Phật để bảo vệ bạn, nếu không chữ Hum của bạn đi ra ngoài không về được nữa, vậy là vãng sinh luôn. Ở thế giới Ta Bà này sẽ không nhìn thấy bạn nữa, người ta muốn tìm bạn cũng rất khó, vì bạn đã vãng sinh Tây phương Cực Lạc thế giới, đi vào tịnh thổ của Kim Cang Tát Đỏa.

Vì vậy thật sự mà nói, một hành giả tu xong pháp khai đỉnh pháp, pháp Phowa, bất kì lúc nào cũng có thể vãng sinh. Một cao nhân nói: “Bất kì khi nào tôi muốn đi là đi.” Ngày mai tôi muốn đi, rất đơn giản, ngày mai sẽ rất vui mừng, tắm rửa trước, mặc quần áo mới, gọi hết toàn bộ đệ tử của mình đến trước mặt, sau đó say goodbye [tạm biệt] với mọi người: “Ta phải đi rồi, ta phải đi đến tịnh thổ rồi, từ nay về sau sẽ không quay lại nữa.”

Tạm biệt mọi người một cách rất nhẹ nhàng, giao phó một số hậu sự. Sau đó “Hơ” một tiếng, chấn động một cái, thế là để thần thức ra ngoài, từ trên đỉnh này cho thần thức đi ra ngoài, không được quay về nữa. Sau đó không được thu về nữa, không “Ka” nữa. Bạn “Ka” nửa ngày trời là bạn không đi được nữa đâu. Lúc đó đám đệ tử nhìn bạn biểu diễn, bạn đang biểu diễn trò tử vong, làm nửa ngày trời mà sao sư phụ của mình vẫn chưa chết vậy? Cái lão già câng này tại sao vẫn chưa chết?

Cái này chính là để thần thức ra ngoài, rung chuyển một cái, đem thần thức của mình xông lên đỉnh đầu đi ra ngoài, không quay trở lại nữa, lập tức vãng sinh. Một luồng khí đẩy thần thức của mình lên đỉnh, bắn lên đỉnh, bắn ra ngoài, đi thẳng đến tịnh thổ, sẽ không quay về nữa.

Rất nhiều cao tăng có thể ăn mặc chỉnh tề, tắm rửa tịnh thân, sau đó ở trước mặt Phật mỉm cười rồi ra đi, sau đó, chính là vận hành thần thức của mình bay ra ngoài, thế rồi mỉm cười ra đi.

Năm xưa đệ tử Xá Lợi Phất của Phật chính là như vậy đó. Khi Xá Lợi Phất muốn chết, quay trở về quê hương của mình, say goodbye với mọi người, tinh thần rất vui vẻ, nhắm mắt ra đi, ở trong phòng cấm của mình, nhắm mắt một cái là ngài ra đi.

Cái này là công lực giỏi bậc nhất, nói khi nào chết là khi đó chết. Không giống như một số người cứ ở đó kéo dài tuổi già, kéo dài tuổi già đâu có ý nghĩa gì.

Vì vậy cao tăng đại đức thực sự, tu xong pháp này rồi là quyết định được vãng sinh.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum!

16/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

065. Truyền pháp chọn chính pháp khí (đúng người)

Có thể nói tôi đã giảng xong toàn bộ cả sáu pháp của Naropa, bắt đầu từ pháp Linh nhiệt cho đến pháp Phowa, tổng cộng là sáu pháp. Đây là đại pháp vô cùng trân quý do tổ sư truyền lại.

Thực tế mà nói, muốn tu thành toàn bộ sáu pháp này cũng rất là khó khăn, vì phải tốn rất nhiều thời gian, tu xong toàn bộ là vô cùng khó khăn. Hành giả chúng ta có thể lựa chọn pháp mà mình thích để tu.

Trong sáu pháp này, có một pháp khá quan trọng chính là pháp Linh nhiệt. Pháp Linh nhiệt tương đối quan trọng hơn, bởi vì bạn muốn học đại thành tựu cầu vồng thì nhất định phải học pháp Linh nhiệt. Có nhiệt trước, sau đó có nhiệt độ, có khói, có lửa, có ánh sáng. Nền tảng của sáu pháp này nếu tính ra cũng chính là pháp Linh nhiệt. Vì vậy nên tu pháp Linh nhiệt. Sau khi tu thành pháp Linh nhiệt rồi, năm pháp còn lại có thể nói là sẽ tu dễ dàng hơn.

Trong Mật giáo của chúng ta, về phương diện pháp Bổn tôn, chủ yếu là tu thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh, cái này cũng gần giống với Hiển giáo thông thường. Nhưng trong Tạng mật có tu pháp về khí-mạch-minh điểm. Trong khí-mạch-minh điểm, khí chủ yếu nhất là Bảo bình khí, và Cửu tiết Phật phong làm cơ sở. Tiếp theo, bạn cần phải tu pháp Linh nhiệt, nhất định phải tu thành. Bạn có pháp Linh nhiệt mới có thể tu pháp Minh điểm, pháp Vô lậu, tiếp theo tu sáu pháp thành tựu, chính là sáu pháp thành tựu của Naropa.

Theo như trình tự mà tôi nói, bạn cần phải làm như vậy, tu như vậy mới được. Có nhiều pháp như thế, có sáu loại pháp, chẳng lẽ phải tu hết toàn bộ sao? Không nhất định phải vậy, không cần tu hết toàn bộ. Bạn chỉ cần thành tựu một pháp, rất có thể bạn thành một pháp là sẽ thông rất nhiều pháp. Bởi vì Huyễn quán, Tịnh quang, pháp Phowa, và pháp tu mộng, bên trong đều là có liên quan. Vì vậy bạn thông một pháp, rất dễ thông những pháp khác.

Quan trọng nhất là phải tu được pháp Linh nhiệt. Bạn tu thành pháp Linh nhiệt rồi, luồng khí này của bạn có thể đi đến trung đan điền, đến thượng đan điền, có thể đi xuống đến trung đan điền, cũng có thể xuống đến hạ đan điền. Bạn có thể vận hành nhiệt đến khắp các bộ phận trong cơ thể của bạn. Bạn càng tu càng tinh thuần, tinh thần của bạn sẽ càng tốt, nền tảng tu pháp của bạn sẽ càng vững chắc. Cơ thể bạn sẽ không có tật bệnh, khí rất đầy đủ, hơn nữa có thể vận dụng khí này của bạn. Ở đây có thể nói, con người thời nay thường xuyên nói đến khí công, thật ra trong Mật giáo, Bảo bình khí và Cửu tiết Phật phong đều là khí công. Dùng khí này để tu hành, chúng ta chính là dùng khí công để tu Phật pháp.

Điều này để cho bạn hiểu, bạn thực sự có thể thành tựu vẫn phải dựa vào pháp Linh nhiệt, sau đó thông năm pháp còn lại. Sau đó bạn mới chọn một trong các pháp để tu, nhất định thành Phật, nhất định thành tựu. Tu hành nhất định phải có quyết tâm, bạn phải ghi nhớ trong lòng những gì sư phụ nói.

Vì vậy pháp khí có rất nhiều loại, có chính pháp khí, có phá pháp khí, còn có táng pháp khí.

Thế nào là chính pháp khí? Những lời Thượng sư nói, bạn nhớ hết toàn bộ. Bạn có thể nắm được ý quan trọng, có thể thực tu mỗi ngày, bạn phải tạo ra tâm đắc của chính mình, bản thân bạn thực sự có thành tựu, đó là chính pháp khí. Hơn nữa phải bền lòng, ghi nhớ khẩu quyết tâm yếu mà sư phụ nói, cái này là chính pháp khí.

Vậy thế nào là phá pháp khí? Bạn vốn dĩ không bền lòng, hôm nay nghe xong, chà! Hay quá! Pháp hay! Ngày mai ngủ dậy, bạn không làm, vốn dĩ pháp rất hay nhưng mà bạn không tu. Thậm chí hôm nay bạn nghe rất có tâm đắc lĩnh ngộ. Một tuần sau, bạn quên sạch toàn bộ, đây là phá pháp khí.

Thế nào là phá pháp khí? Trước kia ví dụ như thế này. Bạn cầm một cái bát, sư phụ đem pháp nhũ, sữa bò đổ vào trong cái bát của bạn. Nhưng mà cái bát này của bạn bị vỡ, làm sao đổ được đây? Vì sữa sẽ chảy hết ra ngoài. Cho nên gọi là phá pháp khí là như vậy. Không phải sư phụ không dạy bạn, sư phụ đem khẩu quyết tâm yếu của mình để dạy lại cho bạn rồi. Kết quả bạn cho rằng không quan trọng, vốn dĩ không có duyên để tu, hoặc là hôm nay tu rồi, dừng lại ba ngày không tu, tuần sau mới tu tiếp, tháng sau tu tiếp. Đây là phá pháp khí. Sữa đã rót vào trong bát cho bạn, kết quả toàn bộ bị chảy ra ngoài, đây là phá pháp khí, không còn cách nào khác. Vì vậy phá pháp khí rất khó thành tựu, chính pháp khí rất dễ thành tựu.

Còn có một loại là táng pháp khí. Đó là bạn đưa cái bát ra, tâm của bạn dơ bẩn, it’s dirty, you are dirty people, là người dơ bẩn, người dơ bẩn còn có tập đoàn của người dơ bẩn. Pháp nhũ của sư phụ là sữa bò, là rất tươi ngon, rất tinh khiết, hơn nữa rất nhiều dinh dưỡng, rất tốt, rót xuống cho bạn. Chà! Vì cái bát của bạn là bát bẩn, toàn bộ sữa bò đều biến thành dơ bẩn.

Ở đây là tâm thuật của bạn bất chính, bạn học Phật pháp chỉ nghĩ đi kiếm tiền, đi lừa tiền. Học xong Phật pháp, đi lừa gạt, vì danh vì lợi, bất chấp thủ đoạn. Vì danh, nghĩ cho danh vọng của chính mình, nghĩ cho lợi ích của chính mình, không phải là thực sự đang tu tâm thanh tịnh. Đây là táng pháp khí. Sữa bò rất sạch, rất trắng sạch rót xuống, kết quả tâm của bạn là dơ bẩn, tạo nên một mớ lộn xộn, vậy thì thảm rồi. Đây chính là táng pháp khí.

Vì vậy Thượng sư truyền pháp phải chọn pháp khí để truyền thụ, lựa chọn pháp khí chân chính. Tâm của bạn đích thực là vô cùng thanh tịnh, bạn không phải vì danh vì lợi, không phải lừa người khác. Sư phụ sẽ xem, sẽ quan sát, không thể tùy tiện truyền pháp. Nếu truyền thì Phật pháp vốn dĩ rất tuyệt hảo đều bị bạn làm dơ bẩn. Gặp phải táng pháp khí mà truyền thì toàn bộ đều thê thảm, Phật pháp cũng bị ô uế. Gặp phải phá pháp khí mà truyền cho anh ta, anh ta để mất hết toàn bộ. Giảng “Bồ đề đạo thứ đệ quảng luận”, giảng "Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”, giảng muốn sống muốn chết, giảng đến khô cả miệng luôn rồi, đều đi tong. Giảng đến cạn kiệt sức lực, giảng hết lòng hết dạ, anh ta nghe từ tai này đi ra từ tai kia. Đây là phá pháp khí.

Vì vậy truyền pháp phải chọn chính pháp khí. Điều này cũng rất quan trọng. Om mani padme hum!

17/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

066. Nội dung quan trọng của tu hành (1)

Hôm nay tôi sẽ nói với mọi người về nội dung quan trọng của tu hành.

Thế nào gọi là hành giả? Hành giả chính là người đang tu hành, người tu hành thì gọi là hành giả. Trước kia, trong truyện Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không chính là Tôn hành giả, người tu hành họ Tôn thì gọi là Tôn hành giả.

Các bạn thường nói mình là hành giả, rốt cục các bạn có hiểu nội dung quan trọng mà các bạn tu hành là gì không? Có một số người nói mình là người học Phật, nhưng mà tất cả hành vi và tư tưởng của chính mình thì lại cách Phật rất xa, Phật ở tận chân trời, còn bạn học Phật mãi mãi chẳng thể lên được đến trời.

Ở đây tôi nói về nội dung quan trọng của tu hành, chủ yếu nhất là muốn nói với các bạn về ý nghĩa sâu nhất ở đây là gì.

Trong Mật giáo của chúng ta có bốn pháp: một là tức tai, một là tăng ích, một là kính ái, một là hàng phục. Thật ra trong nội dung quan trọng của một hành giả, một điểm quan trọng nhất là hàng phục. Mọi người vừa nghe đến hàng phục là cho rằng là hàng phục người khác, hoặc là hàng phục một số sự việc, để cho bản thân có thể thuận lợi, thật ra nghĩ như thế là sai rồi.

Trước đây có một triết học gia nói: “Kẻ địch lớn nhất là chính mình.” Hàng phục này chính là phải hàng phục chính mình, tu hành chủ yếu là đang hàng phục, và đối tượng của hàng phục là chính mình.

Chúng ta có thể nói thế này, nghiệp chướng mà mỗi cá nhân tích lũy lại qua nhiều kiếp là vô cùng nặng, cho nên chúng ta thường hay nói “nghiệp chướng rất nặng”, chính là nghiệp mà bạn tích lũy qua nhiều kiếp rất nặng. Còn nữa, không chỉ như vậy, những thói xấu của bạn, những thói quen không tốt của bạn rất nặng, những cái này đều cần phải hàng phục.

Cho nên hành giả phải hàng phục chủ yếu là hàng phục tham, sân, si của chính mình. Phật Đà thường nói “tam độc lục tặc”, tam độc chính là tham, sân, si, lục tặc chính là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của bản thân bạn chính là sáu tên giặc.

Bởi vì tham niệm của con người đôi khi là từ mỗi một bộ phận này mà sinh ra, ví dụ như mắt có thể tham sắc. Tai thích nghe những điệu nhạc đồi trụy, mũi thích ngửi, lưỡi thích nếm vị ngon. Thân thể không thanh tịnh, sự tiếp xúc và ý niệm đều không thanh tịnh, những cái này đều phải hàng phục.

Chúng ta hàng phục lục tặc của bản thân, chính là hàng phục mắt tai mũi lưỡi thân ý của mình, sắc thanh hương vị xúc pháp của mình, đây có thể gọi là một loại công phu duy thức. Bạn muốn hàng phục lục tặc, hàng phục tham sân si, vậy thì phải thiền định, phải học thiền định. Bởi vì từ trong thiền định, bạn mới có thể sinh ra trí huệ, dùng trí huệ để phá trừ tham sân si và lục tặc của thân mình. Bạn muốn đạt được thiền định rất sâu thì nhất định phải thanh tịnh mắt tai mũi lưỡi thân ý, đây chính là bạn đang làm công phu hàng phục.

Ngoài ra, nội dung quan trọng của tu hành chính là phải quy y. Đó là quy y một sư phụ thật sự có thể hiểu biết Phật lý. Các bạn cảm thấy quy y quá đơn giản ư? Thật ra quy y không đơn giản, bởi vì quy y đến tận cùng, quy y sâu nặng nhất là quy y chính mình. Hàng phục là hàng phục chính mình, quy y cũng là quy y chính mình.

Bởi vì khi bạn đã đến được bên trong duy thức, tức là vào trong ý thức thiền định sâu nhất, bạn sẽ phát hiện ra ý thức sâu nhất - thức thứ chín Am-ma-la thức. Am-ma-la thức là gì? Chúng ta gọi là Như Lai tạng, chính là Phật thức. Phật tính này, đến ý thức sâu nhất, bạn mới có thể phát hiện ra thì ra bản thân bạn cũng là Phật tính.

Bạn quy y Phật, thì ra là quy y ý thức sâu nhất của chính mình, cho nên đến cuối cùng trở thành quy y chính mình. Hàng phục là phải hàng phục chính mình, quy y cũng là quy y Phật tính của chính mình. Bởi vì Phật tính ở trong ý thức sâu nhất của chính mình là tương thông với Phật tính của ý thức vũ trụ tối cao. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ đã nói: “Thì ra chúng sinh đều có Phật tính.” Chúng sinh đều có Phật tính ở trong ý thức sâu nhất.

Vì thế bạn quy y đến cùng thì không phải là quy y sư phụ, mà là quy y Phật tính, cũng tương đương với quy y chính mình. Hai nội dung chủ yếu này rất quan trọng. Cho nên, Thiền tông thường nói “trực chỉ”, ý nghĩa của “trực chỉ” chính là muốn bạn tỉnh ngộ. Bạn phải thường nghĩ trong tâm mình có Phật tính, phải thắp lên ngọn đèn tâm của mình, chính là đánh thức Phật tính của mình.

Mật giáo cũng nói như vậy. Mật giáo cũng nói với bạn rất trực tiếp rằng bạn chính là Phật. Vì sao? Phật không phải nói đến hình tượng bên ngoài, mà là Phật tính ở bên trong ý thức sâu nhất của nội tại.

Cho nên Lư Sư Tôn cũng có thể đảnh lễ chúng sinh. Tôi chẳng hề gì, tôi có thể đảnh lễ chúng sinh. Tôi đảnh lễ chính là đang đảnh lễ Phật tính của ý thức sâu nhất, cho nên việc hướng tới chúng sinh để đảnh lễ chẳng hề gì. Bởi vì ở đây là đảnh lễ Phật tính vốn có ở bên trong ý thức sâu nhất của bạn.

Do vậy, mỗi người chúng ta đều phải tôn trọng bản thân, tôn trọng Phật tính ở bên trong ý thức sâu nhất của chính mình. Còn phải hàng phục chính mình, hàng phục tham sân si nhiều kiếp của mình, hàng phục lục tặc mắt tai mũi lưỡi thân ý của chính mình. Đây là nội dung quan trọng của hành giả, cũng chính là một nội dung quan trọng của tu hành.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

18/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

067. Nội dung quan trọng của tu hành (2)

Chúng ta lại nói về nội dung quan trọng của tu hành. Có rất nhiều người hỏi: “Biết nội dung quan trọng của tu hành là phải hàng phục chính mình, cũng phải quy y chính mình, vậy tu hành rốt cuộc có mục đích gì? Ý nghĩa của nó nằm ở đâu?”

Hiện tại rất nhiều chúng sinh thế giới Ta Bà, đại bộ phận đều không biết cần phải tu hành. Họ nói là: “Ngày nào tôi cũng sống rất vui vẻ, vì sao tôi phải tu hành chứ? Tâm địa của tôi tốt là được.” Thật ra muốn nói “tâm địa tốt là được” cũng khó lắm, cũng rất khó khăn. Cho nên tu hành có ý nghĩa của tu hành.

Nhưng nói “tâm địa tốt”, câu nói này cũng rất khó nói, vì sao đây? Bởi vì chúng sinh Ta Bà bình thường trên đời này, ở trong sự mê hoặc họ thường không giữ vững được tâm mình, cho nên làm sao nói “tâm địa tốt” chứ? Điều này là rất khó khăn.

Nội dung quan trọng của tu hành, ý nghĩa chủ yếu nhất là nằm ở “minh giác”, bạn phải duy trì một sự “minh giác”, tức là rất tinh tường và hiểu biết. Sau khi bạn đi con đường này, bạn có thể đạt được minh giác thì bạn sẽ càng hiểu biết, sẽ không mơ hồ nữa. Bạn nói xem một người muốn tâm địa tốt, bạn cũng cần phải biết làm sao để tâm địa tốt, như thế nào mới là tâm địa tốt. Bạn biết phương pháp rồi thì chính là tu hành, chính là minh giác, là một loại cảm nhận rất rõ ràng, cảm nhận rõ ràng và tinh tường sẽ sinh ra.

Ngoài ra bạn còn đạt được một niềm vui chân chính, một người tu hành có thể đạt được niềm vui chân chính, vậy thì phiền não của bạn sẽ có thể giải thoát. Bởi vì bạn đạt được niềm vui, phiền não sẽ ít đi, cũng không còn nữa, căn bản là không có phiền não, đây là một hiện tượng đại lạc chân chính.

Mọi người biết rằng, Phật Đà Thích Ca Mâu Ni Phật nói: “Đời người chính là khổ.” Bạn có thể giải thoát đau khổ mới có thể đạt được một loại trạng thái đại lạc. Bạn thực hành rồi, bạn làm rồi, bạn đạt được đại lạc rồi, trạng thái này sinh ra rồi, đây mới gọi là tu hành. Bằng không nhìn chung mà nói, con người đều sẽ có phiền não, phiền não là thứ không mất đi, vĩnh viễn là gánh nặng trên người bạn. Bạn không tu hành, vĩnh viễn không có cách nào giải trừ phiền não.

Ngoài ra, bạn sẽ đạt đến một ngộ cảnh, ngộ cảnh này chính là trí huệ của bạn không giống với trí huệ thế gian thông thường, loại trí huệ này của bạn đến từ ý thức vũ trụ. Bạn là một người siêu giác, một Thánh giả giác ngộ siêu nhiên, cho nên sự lĩnh ngộ của bạn, sự khai ngộ của bạn không giống với tri thức của thế gian, đây là một loại trí huệ Phật cao thâm nhất.

Lại là một điều khác biệt, loại trí huệ này là trí huệ mà chúng sinh thế giới Ta Bà bình thường tìm không được, cái này cũng phải tu hành mới có thể đạt được. Bạn tiến nhập cảnh giới thiền định rất sâu, rất cao thâm, thì mới có thể khai phá ra loại trí huệ này. Bạn không tiến vào thiền định rất sâu thì chẳng có cách nào khai phá ra loại trí huệ này, bạn chỉ có được tri thức cuộc sống phổ thông mà thôi.

Ngoài ra còn cần có tịnh quang, ánh sáng thanh tịnh sản sinh ra. Nói chung, người có ác niệm, dưới cái nhìn của người có thiên nhãn, nhìn một cái là thấy ngay cái người có suy nghĩ bất hảo. Bạn phải loại bỏ suy nghĩ xấu, phải sản sinh ra một loại trí huệ quang minh, sản sinh ánh sáng thanh tịnh, vậy là khác biệt rồi, cho nên nhất định phải tu hành, đây chính là ý nghĩa của tu hành.

Bởi vì ở trong thiền định, sau khi bạn mở mang thân tâm chính mình, bạn sẽ đạt được một dạng năng lực ứng biến, cái này cũng phải tu hành mới có thể đắc được. Năng lực ứng biến là cái gì? Trong Phật giáo nói rằng, năng lực ứng biến gọi là thần thông. Bạn sẽ có thần thông, thần thông chính là năng lực ứng biến. Bất kì sự việc gì bạn đều có thể nhậm vận, thần thông nhậm vận, rất tự nhiên, rất tự tại tùy ý vận dụng thần thông của bạn, giải quyết phiền não của chúng sinh.

Tôi thường hay nói thần thông chính là “tâm tưởng sự thành”, trong lòng bạn muốn gì thì sự việc đó sẽ làm được, sẽ tốt. Mỗi lần chúng ta viết thư cho bạn bè, sau cùng đều viết là “chúc vui”, điều này biểu thị muốn nói rằng rất tự tại, rất vui vẻ, tâm của bạn sẽ rất tự do, vui vẻ. Chúc “tâm tưởng sự thành”, bốn chữ này chính là thần thông, đây là nguyện lực của bạn, một khi nguyện lực của bạn muốn thì sự việc sẽ đạt thành.

Cái này không phải là ma thuật, mà là thần thông tự tại. Bạn muốn cái gì sẽ có cái đó, bạn muốn giải quyết thế nào thì sẽ giải quyết như thế. Khi bạn tu hành đến cảnh giới rất cao thì có thể nhậm vận. Giống như Phật, giống như Tiên trên trời, các vị đều có thể thần thông nhậm vận, các vị nghĩ đến cái gì thì cái đó sẽ đến.

Ví dụ bạn muốn ăn một chút gì đó, thoáng một cái là có thể biến ra, lập tức ăn một cách rất vui vẻ. Bạn không muốn nữa thì sẽ biến mất. Bạn muốn sống trong cung điện hào hoa nhất, to lớn nhất, nó liền biến ra. Bạn muốn ngửi mùi thơm hoa sen, lập tức biến ra được hoa sen, ngửi thấy ngay mùi thơm hoa sen. Cho nên đây gọi là “tâm tưởng sự thành”, thần thông biến hóa chính là ở đây, có thể tự do tự tại mà nhậm vận thần thông.

Nếu bạn có thần túc thông, “Tôi muốn đến Đài Loan, đi thăm một người bạn cũ.”, chớp mắt một cái là đến. Nghĩ đến châu Âu, muốn đi xem tháp Eiffel ở Paris, chớp mắt một cái cũng đến luôn, đây chính là thần thông nhậm vận. Bạn đã đạt tới cảnh giới tu hành rồi thì những việc này đều có được một cách dễ dàng, tiện lợi như lấy quả quýt ở trên bàn vậy. Bạn nói xem như vậy có tốt không? Đương nhiên là tốt rồi, nhưng mà cái này phải tu hành mới có thể đạt được.

Cho nên bạn nói thần thông nhậm vận, tự do du hý, mọi người đều nói Phật sướng, Thần Tiên sướng, hành giả phải nỗ lực thực hành mới có thể giúp chính bạn chứng được thần thông tự tại, thanh tịnh quang minh, đại lạc, chứng được minh giác, phiền não tiêu trừ, sinh tử tự chủ, đây chính là mục đích của tu hành.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

18/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

068. Cảnh giới của tương ứng (1)

Hôm nay tôi nói với mọi người về cảnh giới của tương ứng. Rất nhiều người hỏi: “Kim cương thừa du già đều nói về tương ứng, tương ứng sẽ sinh ra cảnh giới của tương ứng. Thế nào là một dạng cảnh giới của tương ứng?” Nhìn chung, có rất nhiều cảnh giới của tương ứng. Hôm nay tôi muốn nói về kiểu tương ứng tương đối chính xác, cũng tương đối chân thực mà bạn có thể ấn chứng.

Lấy chính tôi làm một ví dụ. Ví dụ Bổn tôn của bạn là A Di Đà Phật, nhưng về mặt cảm giác, bạn luôn cảm thấy A Di Đà Phật cách bạn rất xa chứ không hề ở cùng với bạn, bạn không hề là A Di Đà Phật, điều này cho thấy bạn vẫn chưa đạt đến cảnh giới của tương ứng. Giả như bạn tương ứng rồi, trong lúc tu pháp bạn tương ứng với A Di Đà Phật rồi, bạn có thể nhìn thấy ngài. Bạn có thể kiến Phật, chính là nhìn thấy Phật.

Chúng ta đang tu thiền định, tu đại thành tựu cầu vồng, bạn ở trong mơ nhìn thấy A Di Đà Phật, tỉnh dậy rồi thấy rất vui! Bạn nói tôi thấy Phật trong mơ, cuối cùng ở trong mơ nhìn thấy Phật rồi, đây có thể nói là tương ứng sơ cấp, rất thô và nông. Bởi vì trong mơ bạn nhìn thấy không nhất định là thật, thỉnh thoảng ngài cho bạn có một giấc mơ, cho bạn vui mừng một chút mà thôi.

Thế giả dụ trong thiền định mà bạn nhìn thấy Phật thì sao? Cái này lại khác. Bạn ở trong thiền định không phải là ở trong mơ, Phật mà bạn nhìn thấy trong thiền định và Phật mà bạn thấy ở trong mơ là khác nhau. Ngài sẽ để bạn cảm giác thấy là bạn đích thực nhìn thấy Phật, ngài sẽ khiến bạn ấn tượng rất sâu sắc. Còn tốt hơn nữa đó là bạn không cần thiền định, bạn mở mắt ra cũng nhìn thấy Phật, mở mắt ra là thật sự nhìn thấy Phật, đây chính là tương ứng.

Thật ra kiểu hiện tượng của tương ứng này, bạn có thể có cảm nhận. Cảm nhận này rất đơn giản, bản thân bạn có thể phát ra ánh sáng, trên người có ánh sáng, có cầu vồng bảy sắc bao quanh bạn. Bạn sẽ cảm thấy A Di Đà Phật không phải ở chân trời, mà bạn chính là A Di Đà Phật.

“Phật mạn” sinh ra trong Mật giáo chính là hình tượng trang nghiêm của Như Lai, từng phút từng giây, hình tượng trang nghiêm của Phật và bạn hợp nhất chính là Phật mạn của Như Lai. Một khi đã sinh ra Phật mạn thì nhất ngôn nhất hành, nhất cử nhất động của bạn đều là Phật, cái này chính là cảnh giới tương ứng chân chính.

Có rất nhiều người nói: “Hây da! Tôi tương ứng rồi, tôi cảm thấy thân thể rất mát mẻ.” Thân thể anh ta mát mẻ giống như ăn kem vậy, như thế là tương ứng rồi. Có người nói: “Hây da! Hôm nay tôi tương ứng rồi.” Hỏi anh ta vì sao tương ứng, anh ta nói: “Tôi cảm thấy hôm nay tâm trạng rất tốt, rất dễ chịu, nhẹ nhõm, rất khinh an.” “Hây da! Cuối cùng tôi đã tương ứng rồi.” Ngày mai phiền não tới, thế là lại không tương ứng nữa, ngày mai lại không tương ứng rồi, lại thấy rất khổ. Đây không phải là tương ứng, tương ứng thật sự chính là một trạng thái hợp nhất sản sinh ra, một dạng Phật mạn. Thân thể cảm thấy xung quanh, không chỉ là cảm giác mà là thật sự phóng quang, cầu vồng bảy sắc quấn quanh bạn, mà còn có một điều rất quan trọng là Hộ pháp ở bên cạnh, không hề rời xa bạn, lúc nào cũng đều có Hộ pháp ở xung quanh bạn.

Giống như bản thân tôi, mỗi lần ăn cơm đều làm cúng dường, chắp tay cúng dường, niệm chú cúng dường, tôi đều biết Hộ pháp có đến hay không. Mỗi bữa cơm đều có Hộ pháp ở xung quanh bạn. Hộ pháp này còn rất thích bữa tối, thích bữa trưa, rất hoan hỷ tiếp nhận cúng dường. Đây không phải là cảm giác, đây là nhìn thấy thật, thật sự nhìn thấy Hộ pháp ở xung quanh bạn. Bạn có thể sai khiển Hộ pháp. Không hành, Hộ pháp đều ở quanh bạn.

Bạn nói: “Ôi chao! Tôi có một việc phiền não, xin Hộ pháp giúp tôi đi hoàn thành nó.” Cái này ở trong Đạo gia mà nói thì “xin ngài mau đi làm” chính là “cấp cấp như luật lệnh”. Ngài sẽ mau chóng nhấc chân lên, nhanh chóng đi giúp bạn làm việc. Bạn sẽ không cần lo lắng nữa, tất cả mọi việc tự nhiên có thể tâm tưởng sự thành.

Bạn thật sự là một Kim cương Thượng sư, là một yogi, thì lời bạn nói ra chính là cấp cấp như luật lệnh, chính là luật lệnh. Hộ pháp tiếp nhận luật lệnh rồi sẽ lập tức đi giúp bạn hoàn thành việc đó.

Bạn muốn một chiếc long bào, sao mà đệ tử vẫn chưa tặng nhỉ? Vừa nghĩ tới điều này thôi, Hộ pháp liền đi luôn, nói vào trong đầu của đệ tử rằng: “Này! Anh phải nhanh chóng làm một chiếc long bào tặng Sư Tôn đi!” Đệ tử lập tức đi đặt làm long bào. Lát sau đã làm hơn 200 chiếc tặng cho tôi, bây giờ tôi đều mặc không hết, hại tôi mỗi ngày đều phải mặc chiếc mới.

Có đôi khi “ý nghĩ” rất quan trọng, bởi vì một Kim cương Thượng sư chân chính, vừa nghĩ đến thôi là việc gì cũng đều làm xong. Hộ pháp có ở đó hay không, nhắm mắt lại, Hộ pháp liền ở trước mặt bạn. Bản thân bạn chính là Phật, là cảnh giới hợp nhất, tương ứng. Bạn thật sự đến được cảnh giới này rồi thì có thể nói là Bổn tôn và hành giả Mật giáo hoàn toàn là trạng thái hợp nhất, bạn sẽ sinh ra Phật mạn. Lúc này bạn đã không còn là phàm phu, từng phút từng giây bạn đều là Phật, hiện tượng này mới có thể gọi là tương ứng.

Vậy thì có người sẽ nói, khi bạn đi vệ sinh thì phải làm sao?Lẽ nào Phật cũng làm việc đó sao? Đúng thế! Đây là nhất cử nhất động của đời sống thường ngày, bạn đang ăn cơm chính là Phật đang ăn cơm, bạn đi vệ sinh chính là Phật đang ngồi trên hoa sen, ngồi trên bệ xí chính là ngồi trên hoa sen, đều trang nghiêm như nhau. Như vậy cái này chính là tương ứng hợp nhất.

Bạn lúc nào cũng như vậy thì đây chính là Phật mạn phát khởi. Bạn đã phát khởi Phật mạn tương ứng với Bổn tôn của bạn, đây là một hiện tượng chính xác. Bạn không thể tách riêng ra khỏi ngài. Bạn không thể nào bây giờ là Phật, lát nữa thì không phải. Bất kể như thế nào, bạn ở trong Mật giáo, khi đến được Vô thượng mật bộ rồi thì mọi lúc bạn đều là Phật, đây mới là tương ứng thật sự. Đây chính là cảnh giới của tương ứng.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum.

19/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

069. Cảnh giới của tương ứng (2)

Chúng ta lại nói về cảnh giới của tương ứng, tương ứng này chính là yoga, tức là du già, cũng tức là Kim cương thừa. Vì sao gọi là Kim cương thừa? Hai chữ “kim cương” này đại diện cho sự kiên cố, rất kiên cố, một dạng sức mạnh ngưng đọng lại, sức mạnh rất lớn ngưng tụ lại chính là kim cương.

Cái này là sức mạnh vô địch, nói cách khác là nó có thể giống như kim cương, bất kì thứ gì, mọi ác nghiệp đều có thể bị nó phá vỡ. Cảnh giới của tương ứng cũng hoàn toàn giống với Kim cương thừa, do vậy mới gọi là Kim cương thừa. Chữ “kim” này chính là không biến sắc. Bạn nhìn vàng xem, vĩnh viễn đều là như thế, không đổi màu, luôn là màu sắc đẹp đẽ nhất, là màu sắc tôn quý nhất. Không biến thể, hình dạng sẽ không thay đổi, vĩnh viễn cố định là như vậy. Nếu bạn không tin, lấy một cục vàng để ở chỗ tôi đây. Đặt cục vàng ở đây, bạn nói cục vàng này nặng bao nhiêu, bạn đặt ở đây sau vài năm, nó cũng vẫn y như thế, sẽ không biến đổi. Vậy thì không biến sắc, không biến thể chính là kim cương. Bạn tương ứng rồi, bạn chính là như thế.

Người học Phật ngày nay thay đổi tới thay đổi lui, lòng người vô thường, rất dễ biến động. Có rất nhiều đệ tử nói với tôi: “Hây da! Tôi đã tương ứng rồi, tôi đã tương ứng với Bổn tôn rồi, đã tương ứng với Thượng sư rồi.” Đã tương ứng với Thượng sư ư? Với Thượng sư nào? “Tôi đã tương ứng với Sư Tôn rồi!” Rất tốt! Rất tốt! Anh đã tương ứng rồi, như thế rất tốt, cực kì tốt.

Chẳng bao lâu sau thì sao? Anh ta rút lại chứng thư quy y. Ô hay! Anh đã tương ứng rồi, sao còn rút lại chứng thư quy y chứ? Thế thì không đúng rồi, bởi vì sự tương ứng của anh ta là không chính xác.

Thế nào là tương ứng? Hôm nay tôi nói với mọi người, tâm bạn đã không còn biến động nữa, sẽ không dao động bất định. Thế nào gọi là “Thượng sư tương ứng pháp”? Tâm bạn đã giống hệt với tâm của Thượng sư rồi thì gọi là Thượng sư tương ứng pháp. Hôm nay bạn tu Thượng sư tương ứng pháp thì tâm của bạn sẽ hoàn toàn giống hệt với tâm Sư Tôn! Tâm của bạn chính là tâm Sư Tôn! Sư Tôn đang hoằng dương Phật pháp, quảng độ chúng sinh, bạn cũng cần làm như thế. Bạn đã tương ứng với tâm của Sư Tôn rồi, sao vẫn có thể thay lòng chứ? Tâm tâm tương ấn, sao vẫn còn có thể ly hôn chứ? Cái việc ly hôn này, các nước phương Tây, rất nhiều người ly hôn. Vì sao vẫn còn ly hôn? Bởi vì vẫn chưa có được tâm tâm tương ấn mà! Tâm tâm tương ấn thật sự thì sẽ không ly hôn đâu. [Sư Tôn nói ly hôn ở đây nghĩa là rời bỏ nhau, đệ tử đã tương ứng với thầy rồi thì sẽ không có chuyện rời bỏ thầy nữa.]

Cho nên pháp Thượng sư tương ứng nói rằng, bạn đã tu được pháp Thượng sư tương ứng rồi, bạn sẽ không ly hôn với Sư Tôn. Tâm bạn đã hoàn toàn kiên cố, cứng chắc như sắt thép rồi, rất chắc chắn rồi, vậy thì sẽ không thối lùi, vĩnh viễn sẽ không rút lui. Sẽ không nói là: “Hây da! Sau khi tôi tương ứng rồi, tôi còn phải tương ứng với người khác nữa.” Như thế là bạn ngoại tình rồi! Bạn đã tâm tâm tương ấn với tôi rồi, bạn còn đi tương ứng với người khác, bạn có mấy trái tim đây? Như thế thì sẽ có vấn đề rồi! Bạn ngoại tình rồi.

Bạn xem, hiện nay có rất nhiều đệ tử ngoại tình. Đệ tử ngoại tình nhìn thấy đằng kia có cô gái xinh đẹp liền chạy qua bên đó. Thấy anh chàng nào bảnh trai là chạy theo. Như thế thì không có chuyện tâm tâm tương ấn với Căn bản Thượng sư đâu, sao có thể gọi là tương ứng?

Mật giáo đầu tiên là phải tu bốn loại gia hành - pháp Tứ gia hành, có được nền móng vững chắc rồi mới tu pháp Thượng sư tương ứng, sau khi tương ứng với Thượng sư rồi mới tu pháp Bổn tôn, đây là một trình tự. Bạn tương ứng với Thượng sư rồi thì bạn sẽ không rời xa Sư Tôn. Hôm nay bạn rời xa Sư Tôn thì căn bản là bạn không hề tương ứng. Nói một cách đơn giản là không hề tương ứng, đúng không? Giả sử bạn tương ứng với Thượng sư rồi thì căn bản là bạn sẽ không rời xa.

Cho nên bạn đang tu, bạn đã quy y bao nhiêu năm rồi? Quy y 10 năm, 20 năm cũng không có tác dụng gì. Bạn mới quy y một lúc thôi nhưng đã tương ứng với Căn bản Thượng sư rồi, vậy là tâm bình đẳng rồi, lúc này gọi là “nhất vị”, hiện tượng nhất vị đã sản sinh ra rồi. Nhất vị chính là một loại mùi vị. Sư Tôn là ngọt thì đương nhiên bạn cũng là ngọt. Tôi là mặn thì bạn sẽ là mặn. Pháp tính của tôi như thế nào thì pháp tính của bạn sẽ như thế đó. Đây là hiện tượng nhất vị.

Bạn chỉ cần tương ứng với Sư Tôn thì thành tựu của Sư Tôn sẽ rất nhanh chóng chảy vào trong người bạn. Sẽ có cam lộ, truyền thừa của vũ trụ, truyền thừa của hư không chảy vào trong người bạn. Cho nên cam lộ của tôi cũng sẽ chảy trong người bạn, đó là một loại hương vị, hiện tượng của nhất vị sẽ sản sinh ra. Tương ứng rồi thì không thối lùi, không thể rút lui. Hễ có rút lui thì vẫn là chưa tương ứng. Cho nên bạn và Bổn tôn tương ứng cũng như thế. Bạn sẽ không rời xa Bổn tôn. Bổn tôn cũng sẽ không rời xa bạn.

Vì thế Mật giáo thông thường mà nói, cái gọi là samaya chính là nói bạn đã cùng với Bổn tôn, Hộ pháp, Căn bản Thượng sư, có một dạng sức mạnh ràng buộc. Khi bạn quay lưng với Căn bản Thượng sư, Căn bản Hộ pháp, Căn bản Bổn tôn, thì gọi là phá vỡ samaya. Về điểm này ở trong Mật giáo có ràng buộc, chính là giới luật.

Vì sao gọi là phá vỡ samaya? Phá vỡ samaya tức là đã rời bỏ sự ràng buộc rồi, là bạn không giữ giới luật Kim cương thừa thì bạn sẽ phá vỡ samaya. Cho nên bạn giữ giới samaya thì bạn sẽ không rời xa Căn bản Thượng sư, sẽ không rời xa Căn bản Bổn tôn, sẽ không rời xa Căn bản Hộ pháp, bốn đối tượng này sẽ vĩnh viễn kết hợp với nhau.

Khi bạn tương ứng, bản thân bạn chính là Bổn tôn, Hộ pháp ở xung quanh bạn, trên đầu bạn chính là Căn bản Thượng sư, chính là Kim Cương Trì, điều này rất dễ hiểu được. Trên đầu đội Căn bản Thượng sư, xung quanh là Hộ pháp, bạn chính là Bổn tôn, đây chính là một hiện tượng bạn đã tu trì tương ứng rồi, là một hiện tượng tương ứng chân chính. Còn một số những cảm ứng khác, cảm nhận khác, đều là thứ yếu thôi. Tương ứng chủ yếu chân chính là ở cái này. Lúc này, đương nhiên bạn sẽ không thối lùi đạo tâm. Cho nên tôi nói thối lùi đạo tâm, không có đạo tâm thì thối lùi cái gì?

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

19/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

070. Chuyên chú (1)

Hôm nay chúng ta nói về hai chữ “chuyên chú”. Chuyên chú tức là tinh thần thống nhất mà quá khứ tôi thường nói đến. Một hành giả muốn tu thành tựu, điều đầu tiên phải bắt đầu là nhất định phải rèn tinh thần thống nhất, phải chuyên chú. Cái này không chỉ ở trên phương diện tu hành, mà bất kì sự việc gì, nếu bạn muốn làm thành công thì bạn phải luôn đặt tinh thần tập trung vào đó, chuyên chú vào đó thì mới có thể thành công.

Chúng ta tu pháp, học Phật, quan trọng nhất vẫn là phải chuyên chú. Có rất nhiều người xuất gia, vì sao họ muốn xuất gia? Tì kheo, tì kheo ni vì sao muốn xuất gia? Bởi vì khi xuất gia, cuộc sống của họ sẽ trở nên đơn thuần, nguyên nhân của việc đơn thuần hóa này chính là nằm ở sự chuyên chú, chính là mong cầu sự chuyên chú. Bởi vì chúng ta biết rằng thế giới Ta Bà, chốn phồn hoa rất dễ mê hoặc người ta, vậy bạn muốn tu hành, xuất gia chính là muốn học một cuộc đời chuyên chú.

Thật ra Mật tông rất nghiêm, trước kia tôi nói vì sao Mật tông nghiêm khắc? Giới luật mà Phật Đà truyền xuống rất nghiêm ngặt, đối với việc tu hành của người xuất gia thì cực kì nghiêm ngặt. Mật tông thường xuyên nói về giới luật, bởi vì có giới luật ràng buộc cuộc sống của bạn, tâm bạn mới có thể không phân tán, như vậy mới có thể chuyên chú vào công phu tu hành, sinh ra một dạng sức mạnh. Xuất gia chính là vì mong cầu tinh thần thống nhất và chuyên chú, mọi người có thể ngẫm nghĩ rồi sẽ hiểu thôi.

Giới luật của người xuất gia rất nghiêm đó! Giới luật của Mật tông đặc biệt càng nghiêm hơn. Quy định tì kheo nam, người xuất gia nam, khi gặp phụ nữ phải giữ khoảng cách, khoảng cách là mấy bước, không được đứng quá gần, bởi vì đứng quá gần thì bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm trên người của phụ nữ, tim bạn sẽ đập loạn, trái tim sẽ đập rộn ràng.

Đều có quy định cả. Nói chuyện không thể nói quá ba bốn câu. Người xuất gia không được nói chuyện với phụ nữ. Còn có một điểm rất quan trọng nữa, đó là người xuất gia giữ giới luật Mật tông khi nói chuyện với phụ nữ thì mắt của người xuất gia đều phải nhìn xuống đất trong khi nói chuyện, không được nhìn mặt. Bởi vì nếu nhìn mặt phụ nữ, một khi ánh mắt của người phụ nữ đó bắt gặp ánh mắt của bạn thì sẽ sinh ra điện đó. Nhìn như thế rất dễ có điện, phiền phức sẽ từ đây mà ra.

Bởi vì tình cảm của con người thường xuyên đặt ở trong ánh mắt, người kia đột nhiên phát ra một dạng sóng điện, bạn tiếp nhận lấy sóng điện này, giữa hai người mà có điện thì đó là chuyện rất phiền phức.

Cho nên Mật tông quy định nói chuyện với phụ nữ thì mắt nhất định phải nhìn xuống đất. Cho nên bạn đừng nghĩ là tì kheo này đang làm cái trò gì vậy nhỉ. Đôi mắt lúc nào cũng nhìn xuống đất nói chuyện với bạn, thật chẳng lịch sự gì cả. Nói chuyện với bạn mà cứ nhìn đất là bởi vì tì kheo đó đang giữ giới luật của Mật tông, không được nhìn mặt phụ nữ, nhất là không được nhìn vào mắt, nếu có điện là thôi xong, cho nên có rất nhiều quy định.

Ở đây chủ yếu nói rằng người xuất gia tu hành nhất định phải chuyên chú. Vì sao người xuất gia thường hay ở trong núi tu hành? Bởi vì ở trong núi sâu dễ chuyên chú. Vì sao người xuất gia, người tu hành muốn đóng cửa ở trong phòng để tu hành? Chúng ta biết rằng bế quan phải ở trong một căn phòng nhỏ, chỉ rộng có hai bình thôi [khoảng 6,5 mét vuông]. Ở trong căn phòng nhỏ đó và không được phép ra ngoài. Ở trong đó bạn không có việc gì để làm cả, chỉ có hai chữ chuyên chú, chuyên chú tu Phật pháp của bạn, đây gọi là bế quan, bế quan là để có thể chuyên chú.

Những thứ sẽ làm tâm bạn hỗn loạn, khiến tâm bạn dao động thì không được tiếp xúc, tuyệt đối không được tiếp xúc. “Biết rõ núi có hổ, thế mà vẫn đi vào”, đây là tự bạn muốn chuốc họa vào thân rồi. Bạn rõ ràng biết rằng trong núi có hổ, bạn cứ dấn thân vào, đi vào để cho hổ ăn thịt, đây là tự bạn thích thế, vậy thì đừng trách ai.

Có người nói định lực của tôi tốt. Vâng! Định lực của bạn tốt, định lực của bạn tốt tới mức nào? Sức mạnh của hổ lớn, hay là sức mạnh của bạn lớn? Trừ phi bạn là Võ Tòng trong truyện Thủy Hử, Võ Tòng đánh hổ cũng phải dựa vào “ba chai chưa say” đó, sau khi uống ba bát rượu rồi, dựa vào men rượu đó mà lên núi, cuối cùng đã đánh chết hổ. Thế giới Ta Bà của chúng ta có mấy người là Võ Tòng chứ?

Cho nên bạn tu hành, nhớ là phải cắt bỏ hết ngoại duyên, những thứ có thể khiến tâm bạn dao động thì bạn phải cắt bỏ hết, cái này chính là chuyên chú, đây chính là chuyên chú thật sự. Giống như người xuất gia chúng ta cạo trọc đầu, vì sao phải cạo trọc hết tóc chứ? Việc này tương đương với việc cắt bỏ hết tất cả việc thế tục, mọi việc thế tục của thế giới Ta Bà. Tiêu trừ hết phiền não rồi, diệt tận hết tục duyên rồi, tinh tấn đi trên con đường tu hành, đây là “đặt kì hạn chứng quả” đó!

“Đặt kì hạn chứng quả” tức là ở trong khoảng thời gian này, bạn phải đạt được ấn chứng, đạt được chứng nghiệm của khai ngộ. Điều này rất tích cực, không phải tiêu cực. Cho nên bạn nói người xuất gia rất tiêu cực, từ sáng tới tối chỉ có mỗi việc ăn cơm. Không phải đâu, họ rất tích cực. Người xuất gia rất tích cực, tinh thần thống nhất, đặt kì hạn tu hành chứng quả đó. Trong cuộc đời xuất gia ngắn ngủi này, nhất định phải đắc được một sự xác nhận, một ấn chứng.

Cho nên phải trân trọng cuộc đời xuất gia, trân trọng sự quý giá của thời gian, không thể lãng phí, không thể để cho ngoại duyên làm dao động mê hoặc tâm bạn, khiến tâm bạn ô nhiễm lại từ đầu, như vậy mới là người xuất gia chân chính. Đợi đến khi bạn tu hành có định lực đủ rồi, bạn mới có thể đi tiếp dẫn chúng sinh. Bằng không, bạn sẽ bị chúng sinh dẫn đi, đổi lại bạn xuất gia nhưng lại bị chúng sinh tiếp dẫn. Bởi vậy phải chuyên chú.

Om mani padme hum.

20/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

071. Chuyên chú (2)

Chúng ta lại nói về chuyên chú. Mật giáo nói với chúng ta rằng, thứ mà chúng ta chuyên chú đó là chú ý đến khí, chú ý vào chữ “khí”. Hiển giáo thông thường chỉ chú trọng vào tu tâm, cho nên chuyên chú vào tâm. Còn Mật giáo chuyên chú vào khí. Nhưng mọi người thử nghĩ xem, chuyên chú vào tâm thì rất khó chuyên chú. Bạn nghĩ thử chữ tâm này, nghĩ đến cái tâm của bạn. Chúng ta thường hỏi tâm ở chỗ nào? Ôi! Bạn chẳng thể nào ngay lập tức tìm được cái tâm này.

Tâm là một thứ vô hình, bản thân nó là một thứ vô hình. Muốn tìm tâm đều không tìm được, vậy bạn làm sao mà tu tâm chứ? Cho nên Mật giáo có một thứ rất hay, đó là chuyên chú vào khí. Mật giáo có một lý luận thế nào nhỉ? “Tâm khí nhất như”, điểm này rất đặc biệt.

Bạn biết bạn tu khí chính là đang tu tâm. Tôi lấy một ví dụ để nói, chúng ta thường nói tâm bình khí hòa, khi tâm bạn rất bình lặng thì cũng chính là khí của bạn đang rất ôn hòa. Tâm và khí là hợp lại, vốn dĩ chính là một. Người tu Mật giáo là biết rõ về “tâm khí nhất như” nhất. Bạn điều hòa khí chính là đang điều hòa tâm mình, thật ra khi bạn tu khí chính là đang tu tâm của bạn.

Lấy một ví dụ về mặt trời và ánh nắng mặt trời, mặt trời là mặt trời, ánh sáng là ánh sáng, hai thứ này nhìn có vẻ không phải là một thứ giống nhau. Nhưng thật ra không có mặt trời thì làm gì có ánh sáng? Sẽ chẳng thể có ánh sáng nữa. Không có ánh sáng mặt trời, vậy mặt trời có còn tồn tại không? Căn bản là không có mặt trời. Cho nên mặt trời và ánh nắng mặt trời vốn dĩ là một, là một thứ thôi.

Bây giờ tâm và khí cũng giống như vậy, bởi vì tâm của bạn mà động thì khí sẽ động, khí mà động thì tâm sẽ động, cái này chính là tâm khí nhất như. Bạn biết đấy, tay của Sư Tôn đang cử động như thế này, đây là cái gì đang động? Đây là ý niệm của bạn, bộ não của bạn đang động,

Vậy thì vì sao tay lại động? Đó là khí của bạn chạy đến tay thì tay mới động. Cho nên nói đúng ra thì khí là ngoại hình của tâm, chính là ánh nắng mặt trời. Tâm chính là ý niệm của bạn, ý niệm của bạn động thì ánh mặt trời của bạn, tức là khí của bạn sẽ động.

Cho nên hành giả Mật giáo chúng ta khi điều hòa hô hấp, khi hoàn toàn chuyên chú vào khí thì chính là đang tu tâm của bạn đó. Vì thế bạn đang tu khí chính là đang tu ý, cũng tức là đang tu cái tâm của chính bạn.

Bạn xem bình thường chúng ta ngồi thiền hít thở, hơi thở cực kì mảnh, cực kì chậm, cực kì dài, tức là phải biến khí của thân thể bạn thành khí có trí huệ. Vậy thì loại khí trí huệ này sẽ biến thành tâm trí huệ. Khí của bạn có thể tu được định rồi thì tâm sẽ định.

Một khi cái tâm này chuyên chú rồi, khi tâm rất mảnh rồi, rất chuyên chú rồi, thì thể ánh sáng sẽ xuất hiện, Phật tính mới có thể xuất hiện, trọng điểm nằm ở đây. Tâm bạn rất thô thì khí sẽ thô. Khí rất nóng nảy thì tâm bạn chắc chắn sẽ nóng nảy. Tâm động rất ghê gớm thì khí sẽ động rất ghê gớm. Nếu khí chạy lung tung thì tâm cũng không tĩnh lại được.

Cho nên khi một người tức giận, tâm của họ ở đâu? Tâm của họ nhất định là đang nhảy tưng tưng, nhảy tưng tưng không dừng được, nhất định là anh ta sẽ giận như điên. Cho nên, bạn muốn gìn giữ tâm rất an tịnh, rất tĩnh lặng, thì khí của bạn cũng sẽ bình lặng và thư thái, bình lặng và thư thái nghĩa là tĩnh lặng xuống, lúc này thể ánh sáng, Phật tính của bạn mới có thể xuất hiện.

Sư Tôn tu hành làm quán tưởng, định tâm xuống để làm quán tưởng, quán tưởng chính mình thành không, quán tưởng trung mạch ra, quán tưởng nội hỏa của đan điền ra. Sau đó dùng hơi thở nhỏ, mảnh, chậm, dài để nuôi dưỡng lửa đan điền này. Việc bồi thêm lửa này chính là thủ đan. Dần dần, cái đan này vì liên hệ với hơi thở, cho nên nó cực kì ổn định, quán tưởng rất tĩnh, vận chuyển cái đan này lên lỗ đỉnh đầu, ở trong hư không cùng với ánh sáng của Phật Bồ Tát của hư không hợp lại cùng nhau.

Công phu này gọi là thổ nạp. Thổ nạp là cái gì? Chính là thổ khí, nạp khí, chính là giữ khí, sau đó dùng khối khí này để tu nội hỏa chân chính của bạn. Dùng khối khí này để giữ chắc cái tâm của bạn, chính là đang tu tâm đó! Công phu chuyên chú này, bạn có thể rất chuyên chú quán tưởng trung mạch, quán tưởng lửa của đan điền này, chuyên chú vào việc này, thì việc hít thở của bạn sẽ rất chuyên chú.

Vậy bạn chuyên chú vào hô hấp, chuyên chú vào lửa đan điền, có thể duy trì lâu dài mà tu như vậy thì chính là đang tu tâm. Đừng cho rằng bạn đang tu khí, bởi vì tâm khí là hợp nhất, trong Mật giáo nói rất rõ ràng, tâm khí là hợp nhất, lúc này bạn chính là đang tu tâm. Tâm của bạn hoàn toàn có thể định xuống, Phật tính mới có thể xuất hiện. Cho nên Hiển giáo nói tu tâm thật ra là tu tâm hướng khí, vô hình trung khí cũng được điều hòa tốt. Mật giáo nói tu khí, thật ra là tu khí hướng tâm đó. Vô hình trung, tâm cũng được điều hòa tốt.

Bởi vì tâm và khí là hợp nhất, không thể phân tách, giống như mặt trời và ánh nắng mặt trời vậy. Hôm nay Mật giáo chúng ta tu khí, mạch, minh điểm chính là công phu này, cũng là công phu tu tâm.

Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

21/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

072. Nhậm vận (1)

Hôm nay chúng ta thảo luận một chút về hai chữ “nhậm vận”. Trong Mật giáo thường xuyên nhắc tới hai chữ “nhậm vận”, hai chữ này có tác dụng về mặt lý luận và cả thực tế. Về mặt lý luận có thể nói đây cũng xem là một triết học của cuộc đời chúng ta. Bản thân tôi cảm thấy hai chữ này rất giống quan điểm triết học của tôi.

Xưa kia ở Tây Tạng, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ xây dựng ngôi chùa đầu tiên của Mật tông chính là chùa Nhậm Vận, tên tiếng Phạn là chùa Samye, có ý nghĩa là nhậm vận. Thế nào gọi là nhậm vận? Vì sao nó lại là triết học của cuộc đời? Tôi cho rằng nhậm vận là rất gần với tự nhiên, người học Phật chúng ta thường nói một câu là “mỗi ngày đều là ngày đẹp”, mỗi ngày đều là ngày tốt. Pháp sư trước kia cũng nói ngày nào cũng là ngày đẹp, bản thân tôi cũng cảm thấy như vậy, đây là quan điểm của chính tôi.

Ví dụ mùa xuân, bạn có thể thấy trăm hoa, trăm hoa đua nở đẹp vô cùng. Thế còn mùa hè thì có thể ra biển đi bơi, đều rất thích. Mùa thu thì sao? Bạn có thể đi xem lá phong, lá phong rất đẹp đó, hơn nữa, gió thu mưa thu tuy là khiến con người cảm thấy âu sầu, nhưng bạn có thể làm thơ mà! “Gió thu mưa thu buồn chết mất”, mùa thu tuy là rất thê lương, nhưng cũng có một mỹ cảm, cho nên cũng là rất hay.

Thế còn mùa đông thì sao? Tôi tự nói về chính mình, mùa đông có thể quây lò đốt lửa sưởi ấm, có thể làm barbeque [ăn món nướng ngoài trời], có thể ăn lẩu, đốt lửa nói chuyện cả đêm, bạn có thể nói chuyện trên trời dưới đất. Bên ngoài tuy là gió lạnh thấu xương, tuyết rơi dày đặc, nhưng đốt lửa sưởi ấm tán gẫu chuyện thường ngày cũng là một sự hưởng thụ rất ấm áp, cái này chính là “mỗi ngày đều là ngày đẹp”.

Tôi cho rằng bạn có thể dùng một góc độ khác để phù hợp với bất kì một ngày nào, như vậy chính là “nhậm vận”, về mặt lý luận thì là như vậy. Về việc người, rất nhiều người cho rằng những mối bất hòa về tình cảm thường sẽ gây ra phiền não. Việc người cũng thế, mà việc tình cảm cũng thế, sẽ đều có rất nhiều phiền não. Rất nhiều đệ tử đến hỏi việc đều là các vấn đề về mặt tình cảm, vấn đề về hôn nhân. Tôi cảm thấy tất cả đều tốt.

Quan điểm của tôi là thế nào? Thứ nhất, giả sử có bạn gái, chà! Rất tốt, thật ngọt ngào và ấm áp, cảm thấy sống trong tình cảm giữa hai người là một trạng thái vô cùng đẹp đẽ và mơn man như có gió thổi qua, vô cùng dễ chịu, rất tốt.

Giả sử là tạm xa nhau thì sao? Người bạn gái kia rời đi rồi, không hề gì! Tiểu biệt thắng tân hôn mà! [Tạm thời xa cách sẽ làm tình cảm thêm nồng thắm.] Xa nhau một thời gian sau đó quay trở lại, cảm thấy… chà! Lại có thêm hương vị mới mẻ, bạn biết là cảm giác mới mẻ đó rất khác. Cho nên là tiểu biệt thắng tân hôn, đây là cách so sánh của tôi thôi, không phải là tôi thật sự như vậy. Ở đây tôi nói về tình cảm giữa nam và nữ.

Giả sử người bạn gái này chia tay rồi, cô ấy “đá” bạn rồi thì sao? Bạn cần phải nghĩ thế này, “người cũ không đi, người mới sẽ không đến”. Người ta thấy bên cạnh bạn lúc nào cũng có một người bạn gái thì ai muốn đến chứ? Chính là khi bạn không có ai thì người mới mới đến, cho nên đều tốt cả.

Bạn đừng cho rằng cái gì cũng sẽ có phiền não, đừng nghĩ như vậy. Cho nên gọi là nhậm vận, cái này chính là công phu nhậm vận. Bất kì sự việc gì, về mặt triết học của tu hành mà nói thì đều tốt cả.

Đôi khi Sư Tôn nghĩ: “Mật pháp của tôi tốt như vậy, vì sao bạn không theo tôi học chứ? Trước kia bạn theo tôi học, vì sao bây giờ bạn lại muốn bỏ tôi mà đi chứ?” Thế rồi tôi ngẫm nghĩ lại, tôi có thể nghĩ thế này: “Bởi vì khoản mà người ta nợ anh đã trả xong rồi, người ta cúng dường anh, cúng dường đã mấy năm rồi, đã đến lúc người ta rời khỏi Chân Phật Tông rồi.” Phúc báo của Sư Tôn với người ta có hạn, cúng dường của họ đến bây giờ đã kết thúc rồi. Thế nhưng tôi vẫn phải cảm tạ người ta đã cúng dường tôi mấy năm! Có điều cũng tương tự như trên, nếu người cũ không đi thì người mới cũng sẽ không đến!

Mỗi một đệ tử Chân Phật Tông chỉ cần một người rời đi thì sẽ có một trăm người khác đến, sẽ có một trăm đệ tử mới đến, cho nên thực tế là có tăng không giảm. Giả sử có một ngày Chân Phật Tông “sập tiệm”, là bởi vì việc làm ăn không phát đạt lắm, người đến nhiều mà không phục vụ nổi cho nên “sập tiệm”. Ví dụ trung tâm hồi đáp thư tín của chúng ta vì sao có thể sập tiệm? À! Hiện tại vẫn chưa sập tiệm, nhưng mà thư từ thật sự là quá nhiều, xử lý không kịp, đệ tử nhiều quá rồi.

Giống như hôm nay, chỉ riêng một phân đường đã quy y gần 200 người, bạn viết chứng thư quy y cũng không kịp viết, mà mới chỉ là một phân đường thôi đó! Cho nên cần như thế này, bạn phải luôn nghĩ về điều tốt, bất kì sự việc gì đều phải nghĩ về điều tốt.

Trước kia có một so sánh “Tái ông mất ngựa, chắc gì đã không phải là phúc”, mất đi con ngựa không nhất định không phải là cái phúc, nó lại đưa về một con ngựa khác. Đưa về một con ngựa khác không nhất định đã là cái phúc, bởi vì con ngựa đã làm gãy chân người ta. Người bị ngã gãy chân cũng không thể nói không phải là cái phúc, bởi vì không phải đi lính, chân bị gãy rồi thì không phải đi lính. Những người dân trong làng đi lính đều chết rồi, chỉ có một mình người này là không chết, cho nên cái phúc này cũng rất khó nói.

Công phu nhậm vận của hành giả chúng ta nói rằng, bạn có thể nghĩ về mặt tốt, thậm chí mở lòng rất thoáng, tâm bình thản, không vương vấn chút gì, lúc này ánh sáng mới có thể hiển hiện. Bạn không thể lúc nào cũng để phiền não ở trong lòng bạn được, mọi thứ đều tốt đẹp, đây chính là triết học cuộc sống của hành giả.

Om mani padme hum.

22/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

073. Nhậm vận (2)

Chúng ta lại nói về hai chữ “nhậm vận”. Tôi đã nói rằng nhậm vận tức là rất tự nhiên mà vậy, trong triết học của Lão Tử cũng từng nói về hai chữ “tự nhiên”. Vô vi mà làm chính là tự nhiên, làm không vì điều gì cả chính là nhậm vận. Khi một người tu hành đạt đến cảnh giới rất cao, có thể nói người đó hoàn toàn là một hóa thân ánh sáng, bất kì việc gì xảy đến đều như mây khói thoảng qua, chớp mắt một cái là trôi qua, giống như trăng thanh gió mát, giống như một cơn gió mát, trăng sáng chiếu rọi khắp nơi.

Tấm lòng bình thản thênh thang này chính là tấm lòng mà một hành giả nên có, không có phiền não gì, cũng không có việc gì, cũng không có suy nghĩ trù tính gì, không có bụng dạ gì, rất khoan khoái nhẹ nhàng như trăng thanh gió mát, rất trong sáng, rất khoáng đạt, cảnh giới này chính là một cảnh giới nhậm vận chân chính.

Người tu Mật pháp chúng ta cũng có thể tu nhậm vận, nhậm vận của Mật pháp cũng rất tự nhiên là thế. Chúng ta chỉ là tu một chút pháp, có rất nhiều sự việc chúng ta có thể chuyển biến, nhậm vận cũng có thể xem là một dạng biến hóa, một dạng biến hóa tự nhiên là thế. Bạn theo tôi học thì sẽ có rất nhiều Mật pháp có thể khiến cho bạn chuyển biến vận mệnh của chính mình, chính bạn có thể trở nên nhậm vận.

Ví dụ bạn muốn tiêu tai, loại bỏ những tai nạn, không cần phải đi thỉnh giáo người khác, tự mình có thể thỉnh Phật tới ngồi trên đỉnh đầu bạn, Phật thả xuống cam lộ giống như mưa, tất cả đều đi vào trong thân thể bạn làm cho bạn thanh tịnh, giống như nước rơi xuống rất mát mẻ. Nghiệp đen của toàn thân bạn sẽ từ các lỗ chân lông chảy ra, bạn chảy hết nghiệp chướng màu đen, những tai nạn của bạn sẽ đều bị loại bỏ. Cho nên, khi bạn loại bỏ được những tai nạn rồi, bạn có thể dùng Phật pháp để tu, rất đơn giản.

Bạn nói tôi làm kinh doanh không tốt, thiếu tiền, tôi hy vọng gia tăng của cải của tôi, gia tăng phúc báo của tôi. Bạn theo Sư Tôn học pháp, bạn có thể quán tưởng chuột nhả tài bảo há miệng ra, thế là có ngay một xấp tiền giấy loại 100 đô la Mỹ. Tiền giấy hiện nay được in cực kì đẹp, sẽ biến hóa thành những tờ tiền màu sắc đó, không chỉ là một xấp mà biến thành một hàng, một mặt, một khối luôn. Một điểm, một hàng, một mặt, một không gian đều có cả, biến thành thế giới ba chiều, thế giới bốn chiều, cả một đống. Két sắt của bạn sẽ không chứa được hết đâu.

Chuột nhả tài bảo há miệng ra! Mọi thứ đều có. Bạn trì thêm chú ngữ, bạn sẽ trở thành rất giàu có. Đây là pháp tu hành tăng ích. Cái này chính là nhậm vận, có thể chuyển biến. Bạn có tai nạn, bạn hãy dẹp yên tai nạn, bạn thiếu phúc báo thì hãy gia tăng phúc báo của bạn. Việc tu hành này có thể giúp bạn đạt được, bạn không tu thì đáng tiếc lắm. 100 đô la Mỹ đó! Chất cao như núi luôn, phúc báo này sẽ gia tăng, đây chính là pháp tăng ích.

Đối với pháp kính ái, chúng ta cũng có phương pháp tu. Bạn bảo chuyện tình của bạn không thể viên mãn, bạn gái thì từ đầu tới cuối cứ lúc gần lúc xa, giống như là vừa muốn đến vừa muốn đi, cũng không thể mãi mãi cùng với bạn xây dựng một gia đình Phật tử. Không hề gì! Chúng ta có pháp kính ái, bạn có thể kéo dài cái mũi ra. Không phải là Kurama Tengu của Nhật Bản đâu, cái mũi của Kurama Tengu của Nhật rất dài. [Kurama Tengu là thần Thiên Cẩu trong văn hóa dân gian Nhật Bản với mặt đỏ, mày chau, mũi rất dài, là vị thần bảo hộ mang đến phước lành.] Kéo dài cái mũi ra xem cô ấy ở bao xa, bạn đều có thể đến đó. Sau đó dùng cái mũi dài này để quấn lấy bạn gái, rồi kéo cô ấy vào trong lòng bạn, không thể kéo về gần quá, kéo đến trước mặt là được rồi, thế là cô ấy mãi mãi ở bên bạn, người khác không cướp đi được, đây chính là tu hành pháp kính ái.

Chúng ta dùng ánh sáng đỏ chiếu đến cô ấy, chiếu đến bạn gái của bạn. Rõ ràng trông bạn cũng rất xoàng thôi, nhưng cô ấy vừa nhìn thấy bạn thì mắt sáng lên. Đây là pháp kính ái. Giả sử trên người bạn có ánh sáng đỏ chiếu đến bạn, người khác nhìn bạn, mắt họ sẽ đều sáng lên, đây cũng là pháp kính ái. Bạn muốn học pháp này thì cũng phải quy y Chân Phật Tông, phải tu Chân Phật Mật Pháp, đều sẽ được gia đình viên mãn, hơn nữa các mối quan hệ bạn bè của bạn cũng sẽ rất thuận lợi. Cấp trên của bạn cũng sẽ tăng lương cho bạn, pháp này đều có lợi ích cả.

Trong Mật pháp có pháp hàng phục, pháp hàng phục là gì? Là hàng phục đối phương. Tôi từng nói pháp hàng phục cũng là hàng phục tham sân si của chính mình, điều này cũng rất quan trọng. Và hàng phục đối phương cũng rất quan trọng. Đối phương từ đầu tới cuối đều có ý xấu với bạn, có kẻ tiểu nhân có âm mưu với bạn, pháp hàng phục sẽ làm thế nào? Pháp hàng phục là trong lúc tu pháp dùng mãnh lợi túc, dùng cái chân dũng mãnh để làm gì? Dùng mãnh lợi túc để giẫm đạp là xong. Dù sao khí thế của bạn cũng rất mạnh, họ sẽ sợ bạn, bạn sẽ có thể sai khiến họ, đây chính là một loại pháp hàng phục.

Trong Mật pháp có cái gọi là “tức tăng hoài tru”, tức chính là tiêu tai, tăng tức là tăng ích, hoài tức là kính ái, tru tức là hàng phục. Cho nên trong Mật giáo, về mặt sự nghiệp [hành động] thì có các pháp tức tăng hoài tru này. Những pháp này bạn có thể nhậm vận, nhậm vận tức là chỉ cần bắt tay vào làm, đi tu pháp, là bạn có thể chuyển biến vận mệnh, chuyển biến tất cả thành lý tưởng hơn. Vốn dĩ về mặt lý luận mà nói, cái tâm nhậm vận này là tự nhiên, làm không vì điều gì cả, là trăng thanh gió mát, nhưng về mặt làm pháp thì có pháp Mật giáo như vậy. Người muốn học thì phải quy y.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

22/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

074. Pháp Bổn tôn

Hôm nay tôi nói với mọi người một chút về pháp Bổn tôn. Thật ra pháp Bổn tôn trong Mật giáo là cực kì quan trọng, bởi vì có người hỏi có phải pháp Bổn tôn chỉ thuộc về phạm vi của Ngoại mật hay không, thật ra không chỉ là phạm vi của Ngoại mật. Trước đây tôi từng nói, pháp Bổn tôn là pháp mà mỗi một hành giả Mật giáo đều phải tu trì lâu dài, hơn nữa không thể từ bỏ Bổn tôn, điểm này vô cùng quan trọng.

Chúng ta biết rằng Ngoại mật tu pháp Bổn tôn là: Thứ nhất, quán tưởng Bổn tôn ở trong hư không. (Cha) Thứ hai, Bổn tôn di chuyển đến trên đỉnh đầu. (Hum) Thứ ba, tiến nhập vào trong tâm bạn. (Ban) Thứ tư, Bổn tôn phóng to lên, sau đó hoàn toàn hợp nhất với bạn. (Ho)

Và trạng thái hợp nhất chính là “bạn chính là Bổn tôn, Bổn tôn chính là bạn”. Giả sử trong quá trình tu pháp Bổn tôn, bạn và Bổn tôn hoàn toàn hợp nhất rồi, vậy thì công đức của Bổn tôn chính là công đức của bạn, pháp lực của Bổn tôn cũng chính là pháp lực của bạn. Thành tựu này là cực kì tuyệt vời.

Do đó, pháp Bổn tôn tuy là thành tựu của Mật giáo Ngoại pháp, nhưng cần phải nói rằng, tu pháp này tương ứng rồi thì chắc chắn có thể vãng sinh. Pháp này cao thâm hơn niệm Phật của Hiển giáo. Vì thế, bạn tương ứng với pháp Bổn tôn của Mật giáo rồi thì có thể vãng sinh. Tôi bảo đảm với bạn, và còn có cả Phật Bồ Tát mười phương đều có thể bảo đảm với bạn điều này.

Bởi vì trong quá trình bạn tu trì pháp Bổn tôn của Mật giáo, bạn đã phải thâm nhập hơn pháp môn niệm Phật thông thường. Pháp môn niệm Phật đã có thể vãng sinh, cho nên pháp Bổn tôn của Mật giáo mà bạn tu tương ứng rồi thì cũng chắc chắn có thể vãng sinh, điều này có thể bảo đảm.

Trong Nội mật mà nói, cho rằng không cần pháp Bổn tôn, đó cũng là một sai lầm. Quá trình chủ yếu nhất của Nội mật là như thế này: Giai đoạn thứ nhất, chủ yếu là khi mới bắt đầu thì dùng khí để thổi chuyết hỏa. Giai đoạn thứ hai, dùng chuyết hỏa để luyện minh điểm. Giai đoạn thứ ba, minh điểm chuyển hóa thành thần thức, cũng tức là minh điểm chuyển hóa thành thần thức ánh sáng. Giai đoạn thứ tư, chính mình từ minh điểm biến hóa thành Bổn tôn, thần biến hóa thành Bổn tôn, hoặc là do minh điểm đưa đến tịnh thổ của Bổn tôn, trực tiếp đi qua trung mạch đưa đến tịnh thổ của Bổn tôn.

Về mặt tu pháp sẽ có việc này. Cho nên, do khí thổi ra chuyết hỏa, sau khi chuyết hỏa đi lên thì luyện minh điểm, minh điểm chuyển hóa thành thần thức ánh sáng, sau đó do thần thức ánh sáng trực tiếp thần biến thành Bổn tôn hoặc đưa đến tịnh thổ của Bổn tôn.

Cho nên đừng thấy Mật giáo nói Ngoại mật, nói Nội mật, đều cần có Bổn tôn, vì thế trong tu hành Mật giáo, pháp Bổn tôn là vô cùng quan trọng, điều này trong kinh Đại Nhật đều có nói. Trong kinh Đại Nhật từng nói đến một vị hoặc hai vị, thậm chí vô số vị đều đi vào trong thân của hành giả, toàn bộ đều đi vào bên trong thân thể của bạn. Hành giả và các vị hợp thành một, không có phân biệt, đây chính là nguyên lý của pháp Bổn tôn, cũng chính là nguyên lý thần biến của pháp Bổn tôn.

Chúng ta biết rằng trong Mật giáo pháp Bổn tôn vô cùng quan trọng, bất kể bạn tu Ngoại mật hay Nội mật đều cần Bổn tôn. Mật giáo có ba căn bản, Bổn tôn chính là một căn bản, Thượng sư là một căn bản, Hộ pháp là một căn bản, đây là ba căn bản của Mật giáo, tuyệt đối không thể quên mất ba căn bản.

Và sau khi bạn thành tựu pháp Bổn tôn, công lực của Bổn tôn của chính bạn sẽ sản sinh ra, hơn nữa còn phải triệu thỉnh tất cả quyến thuộc của Bổn tôn. Giả sử bạn tu Bổn tôn A Di Đà Phật, vậy thì Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát cũng có nhân duyên rất sâu với bạn. Lấy A Di Đà Phật là Bổn tôn, bạn biết A Di Đà Phật chính là “tự tính luân”. Còn “chính pháp luân” chính là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, “giáo lệnh luân” chính là Đại Uy Đức Kim Cang.

Vì thế hôm nay Bổn tôn của tôi là A Di Đà Phật, trước kia tôi cho rằng Hộ pháp của tôi là Bất Động Minh Vương, kết quả là tôi tu Bất Động Minh Vương, Bất Động Minh Vương mãi không đến. Cuối cùng, Đại Uy Đức Kim Cang không thỉnh mà tự đến. Tôi chẳng qua chỉ treo bức thangka Đại Uy Đức Kim Cang lên thôi. Vừa treo thangka lên thì Đại Uy Đức Kim Cang liền đến. Có thể nói Đại Uy Đức Kim Cang là biến hóa thân của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, cũng chính là giáo lệnh luân của A Di Đà Phật. Vì lý do này, có những nhân duyên này mà Đại Uy Đức Kim Cang đã trở thành Hộ pháp của tôi.

Sau khi bạn tu trì tương ứng rồi, khi bạn lặng im tưởng niệm, Đại Uy Đức Kim Cang sẽ hiển hiện. Bạn lấy A Di Đà Phật làm Bổn tôn thì Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Uy Đức Kim Cang tương lai sẽ có nhân duyên cực kì sâu với bạn. Bạn tu hành pháp Bổn tôn có thành tựu rồi, lúc nào cũng có thể cảm thấy được sự tồn tại của ngài, ngài ở cùng bạn, hợp làm một với bạn. Lúc nào bạn cũng có thể dùng công đức của Di Đà, công đức của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, công đức của Đại Uy Đức Kim Cang để phát huy pháp lực độ chúng sinh của mình. Điểm này chính là tầm quan trọng của pháp Bổn tôn, có thể nói là cực kì rõ ràng.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum.

23/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

075. Pháp Đoạt xá

Có người hỏi: “Hoạt Phật Tây Tạng chuyển thế rốt cục là thế nào?” Vấn đề Hoạt Phật chuyển thế này rất lớn. Rốt cục là trên người hành giả sẽ xảy ra chuyện gì? Đây là trọng điểm mà chúng ta nói đến ngày hôm nay. Bởi vì Hoạt Phật Tây Tạng nhận định rằng có một quy tắc, nhưng mà hôm nay chúng ta muốn nói đến phương pháp tu hành của Hoạt Phật chuyển thế.

Hoạt Phật nhất định phải có công lực, ông ấy biết bản thân muốn chuyển thế đến nơi nào, là “tự mình muốn” chứ không phải là “biết”, đây chính là tự chủ sinh tử. Khi tự chủ sinh tử, tôi muốn chuyển thế đến nơi nào, chuyển đến thân của người nào, đây là một trọng điểm, Hoạt Phật chuyển thế như vậy mới là Hoạt Phật Tây Tạng.

Khi ông ấy còn sống, ông ấy đã biết mình muốn chuyển thế đến nơi nào, chuyển thế đến thân của người nào. Vậy thì phương pháp này tu thế nào? Tôi nói để mọi người biết, bạn tu pháp Minh điểm là được rồi. Chẳng phải tôi đã nói với mọi người là dùng khí thổi chuyết hỏa, chuyết hỏa đi hòa tan minh điểm, minh điểm hóa thành ánh sáng, hóa thành thần thức, đem thần thức này đi, đem đi tới đâu? Đem tới trên người của người phụ nữ kia. Người phụ nữ đó mang thai, sau đó bạn trực tiếp đưa thần thức này vào trong bụng của cô ấy, đứa bé sinh ra chính là bạn, đây chính là chuyển thế.

Vậy thì cái thần thức này chuyển thế nào? Ở đây rất huyền bí. Tôi nói để mọi người biết, phương pháp này gọi là pháp Đoạt xá, đoạt tức là đi vào, xá tức là ngôi nhà. Chúng ta gọi em bé trong bụng của người mẹ chính là cái nhà, chính là nhà của thần thức đó, thần thức đi vào trong cái nhà này ở trong đó gọi là pháp Đoạt xá.

Hoạt Phật Tây Tạng chân chính phải hiểu về pháp Đoạt xá. Trước tiên phải thu thần thức bên trong thân thể mình lại, nói cách khác là tập trung thần thức từ cốt nhục bên trong thân thể lại, biến thành một cái thần thức, tức là minh điểm tập trung lại. Sau đó phóng thần thức vào trong huyết dịch của chính mình, tức là tiến vào nước. Sau khi tuần hoàn thì thần thức sẽ đi vào bên trong lửa chuyển hóa thành nhiệt độ, biến thành lửa. Sau đó thần thức đi vào bên trong khí thì là gió, đi vào bên trong gió, tức là bên trong hơi thở của bạn. Sau đó thần thức đi ra từ trung mạch rồi tiến vào “không”.

Khi thần thức tiến vào “không”, phải ngắm chuẩn phương hướng, phải ngắm chuẩn vào em bé ở bên trong bụng người phụ nữ mà bạn sẽ đầu thai đó, sau khi tiến vào rồi thì bạn ở bên trong đó đợi đến lúc sinh ra. Trên di chúc mà bạn để lại ở kiếp trước sẽ viết là: Tôi sẽ sinh ra ở ngôi làng nào, ở trong gia đình họ tên là gì, khi sinh ra có đặc trưng gì, ngôi nhà đó có đặc trưng gì, gia đình có đặc trưng gì. Hoạt Phật Tây Tạng chuyển thế là đi chuyển thế như vậy.

Và họ phải vận dụng pháp mà tôi vừa mới nói, là tu pháp Minh điểm. Khí, chuyết hỏa, minh điểm, sau đó minh điểm hóa thành thần thức, thần thức quy về đất, sau đó lại tiến vào nước, rồi tiến vào lửa, rồi tiến vào gió, cuối cùng tiến vào hư không giới, từ hư không giới lại đầu thai, phương pháp đoạt xá này phải huấn luyện bí mật.

Tôi có pháp Đoạt xá. Pháp Đoạt xá đòi hỏi phải nhận ra màu sắc, chuyển thế như thế nào phải đi nhận ra được màu sắc đó, như vậy mới có thể thật sự đắc được chuyển thế. Đây là Hoạt Phật Tây Tạng mật truyền, bí mật truyền thụ, nếu bạn không có được pháp này, bạn không thể tự chủ sinh tử, bạn có pháp này mới có thể tự chủ sinh tử.

Cho nên người tu hành chúng ta khi đến một cảnh giới rất cao thì đã có thể tự chủ sinh tử. Cái gọi là tự chủ sinh tử là nói rằng tôi muốn sinh ra ở đâu thì có thể sinh ra ở đó. Hôm nay tôi muốn chuyển thế thành Hoạt Phật Tây Tạng thì tôi có thể chuyển thế. Hôm nay tôi muốn đến tịnh thổ của A Di Đà Phật thì tôi có thể đến tịnh thổ của A Di Đà Phật. Muốn đến tịnh thổ Đông phương Lưu Ly thì tôi sẽ đến được tịnh thổ Đông phương Lưu Ly. Muốn đến tịnh thổ Di Lặc thì tôi sẽ đến được tịnh thổ Di Lặc.

Bạn có thể tự mình quyết định cái chết của chính mình thì gọi là tự chủ sinh tử. Hôm nay bạn không thể tự chủ sinh tử thì hoàn toàn rơi vào trong tay của Diêm La Vương. Hôm nay khi bạn chết bạn rất sợ hãi, không biết sẽ đi về đâu, vậy thì làm gì có tự chủ sinh tử, ngay cả bạn cũng không biết mình sẽ đi về đâu, sao có thể tự chủ sinh tử chứ?

Con người khi chết sẽ sinh ra tâm lý sợ hãi, bởi vì họ không cách nào tự chủ sinh tử được. Hôm nay tôi không hề sợ chết, có gì đáng phải sợ chứ? Ai sợ gì ai, con rùa sợ cái búa, ai sợ ai chứ? Không cần phải sợ, vì sao? Bởi vì bản thân bạn biết phải đi đường thế nào, bạn muốn đi tới nơi nào bạn có thể tự mình làm chủ, vậy thì bạn không cần sợ hãi. Mỉm cười ra đi, cảm giác vô cùng tốt đẹp, rất thoải mái, một cái chết rất sảng khoái, rất vui vẻ, rất vi diệu, rất dễ chịu.

Đây cũng là một trong mười danh hiệu của Phật, gọi là Thiện Thệ. Con người phải tu hành được như vậy mới xem là thành tựu. Bạn không thể tự chủ sinh tử, khi đối mặt với cái chết còn sợ muốn chết, không biết sẽ đi về đâu, liệu có phải chịu hình phạt không, nghiệp chướng liệu có xuất hiện không, liệu có rất nhiều ma quỷ đến bắt bạn không? Bạn ở đó lo sợ muốn chết, lấy đâu ra tự chủ sinh tử?

Hoạt Phật Tây Tạng chuyển thế ngày nay chính là có thể tự chủ sinh tử. Hôm nay mọi người tu cho giỏi, sau này mỗi người, mỗi Thượng sư, pháp sư đều là các Rinpoche chuyển thế, đều là Hoạt Phật. Sư Tôn là Đại Hoạt Phật, các bạn là Tiểu Hoạt Phật, các bạn là Little Rinpoche, tôi là Big Rinpoche, tôi là Big Light [ánh sáng lớn], các bạn là Small Light [ánh sáng nhỏ]. Đại quang và Tiểu quang, đây chính là tự chủ sinh tử. Tu hành nhất định là như vậy mới xem là thành tựu, nếu không thể tự chủ sinh tử thì đều không xem là Hoạt Phật.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum.

23/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

076. Pháp Tứ gia hành (1)

Hôm nay tôi nói với mọi người về pháp Tứ gia hành. Rất nhiều đệ tử khi mới quy y thường xuyên hỏi Lư Sư Tôn: “Chúng tôi vừa mới quy y, vậy thì nên tu pháp gì đây?” Tôi liền trả lời rằng: “Cần tu pháp Tứ gia hành.”

Có rất nhiều đệ tử thường cho rằng pháp Tứ gia hành là pháp cơ sở nhất, họ không muốn tu pháp cơ sở. Họ nói: “Không thể bắt đầu một cái là tu pháp cao nhất được à?” Tốt nhất là ngay từ đầu Sư Tôn truyền cho họ pháp Đại viên mãn, hoặc là pháp Đại Nhật Như Lai. Họ cho rằng Đại Nhật Như Lai là cao nhất rồi, hoặc là họ muốn học pháp Đại viên mãn cơ! Chính là pháp cao nhất của Mật giáo, truyền cho họ ngay lần đầu tiên, tốt nhất là sau vài ngày đã thành tựu rồi, mọi người đều như vậy. Rất ít người nói rằng: “Tôi nên tu từ pháp cơ sở nhất rồi từ từ cứ thế đi tới thành tựu.”

Tôi cho rằng Mật giáo cũng giống như chúng ta đi học vậy, vẫn phải bắt đầu từ lớp mẫu giáo, sau đó là tiểu học, cấp hai, cấp ba, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu sinh, cần phải như vậy. Không có ai bắt đầu học một cái đã làm nghiên cứu sinh được, vừa bắt đầu đã học tiến sĩ rồi, người như thế là rất đặc biệt. Muốn tìm được thần đồng đặc biệt như vậy đương nhiên là có, nhưng suy cho cùng cũng là thiểu số.

Bây giờ tôi cũng đang tìm, ngày nào tôi cũng tìm, tôi hy vọng Chân Phật Tông chúng ta sẽ xuất hiện một thần đồng. Tôi cũng đang tìm, người đó buộc phải có phúc báo rất lớn mới có thể xuất hiện một cái là thu hút được rất nhiều chúng sinh. Trí huệ của người đó rất cao, nói một hiểu mười, nói mười hiểu nghìn, hiểu vạn! Chà, thế thì người này đúng là nhân tài.

Nhưng mà bạn biết đấy, đệ tử Chân Phật Tông chúng ta rất nhiều đều chỉ biết một mà không biết mười, điều này rất phiền phức. Khổng Tử từng nói một câu, có một loại người không thể dạy, “người chỉ biết một mà không biết mười, không thể dạy”. Có nghĩa là gì? Ví dụ Khổng Tử nói với đệ tử: “Này! Chỗ anh để cái chuông kim cang bị bẩn rồi, anh hãy lau đi!” Anh ta liền cầm miếng vải lau chỗ đó một lúc, anh ta không biết rằng bên này cũng phải lau, bên kia cũng phải lau, bởi vì cái bàn có bốn góc mà.

Những người mà chỉ biết một góc và không biết những góc khác thì không thể dạy, đây là điều Khổng Tử nói. Cho nên phải học một biết mười, tức là bảo bạn lau chỗ bẩn đó thì bạn phải lau toàn bộ cái bàn, đây gọi là từ một mà suy ra ba. Bởi vậy Khổng Tử cũng hy vọng trong số các đệ tử của mình có nhân tài biết như vậy, đều phải biết cần làm như thế nào.

Nhân tài này phải có trí huệ rất cao, có phúc báo rất lớn, là nhân tài đốn ngộ chân chính. Nhưng mà rốt cục chúng sinh của thế giới Ta Bà này đều cần phải tiệm ngộ thì sẽ tốt hơn, bắt đầu dần dần từ cơ sở. Mật giáo cũng như thế, bắt đầu từ cơ sở cho đến đại pháp sâu nhất, cao nhất.

Tôi cảm thấy bản thân tôi cũng không phải là rất thông minh, mà là rất dốt, tôi tu pháp cũng là bắt đầu từ cơ sở. Pháp Tứ gia hành vô cùng quan trọng, mỗi một đệ tử quán đảnh quy y nhập môn trước tiên phải tu Tứ gia hành. Tứ gia hành này trong Mật giáo được gọi là Thứ tự sinh khởi.

Vậy thì Thứ tự sinh khởi làm cái gì? Ở đây có một so sánh. Ở trên đồng ruộng, chúng ta muốn cây sinh trưởng thì phải làm cái gì? Đầu tiên phải làm đất, phải xới lật đất lên, sau khi xới đất thì phải diệt cỏ, cỏ ở trên đất đều phải loại trừ hết, những loại cỏ rác không tốt đều phải loại trừ hết. Còn phải bón phân, phải lấy phân bón đem rải ra, như vậy tức là đã khiến cho thổ nhưỡng ban đầu không tốt trở thành thổ nhưỡng tốt rồi.

Vậy thì làm đất, xới đất, trừ cỏ, bón phân chính là công phu Tứ gia hành, so sánh này cực kì rõ ràng. Bạn không làm những việc này thì mảnh đất này không phải là đất tốt, sao có thể trồng được cây trái tốt chứ? Không thể nào. Vậy thì bạn xem pháp Tứ gia hành có quan trọng không?

Bởi thế lại nói rằng pháp Gia hành chính là nền móng của một tòa tháp. Bạn muốn xây một tòa tháp thì phải có cái móng tháp, bạn xây tháp không thể nào bắt đầu xây từ phía trên được, nhất định phải làm từ nền móng trước. Vì thế pháp Tứ gia hành là cơ sở của Mật giáo. Nhất định phải làm như vậy, phải làm vững chắc. Hiện nay Trung Quốc Đại Lục thường nói phải “đắp nền”, chính là phải rất vững chắc, rất chân thực, thiết thực, bạn làm tốt cái nền móng thì gọi là “đắp nền”.

Pháp Tứ gia hành nói rằng khi bạn bắt đầu học Mật giáo, nhất định trước tiên phải luyện công phu này cho thật chắc chắn, sau đó cơ sở Mật giáo mà bạn xây dựng lên sẽ vô cùng vững chắc. Nếu bạn không làm vững chắc, cái tháp này sẽ nghiêng đổ, sẽ không kết được quả ngon, thổ nhưỡng xấu thì sẽ không thể trồng được quả ngon.

Rất nhiều đệ tử hỏi tôi nên tu cái gì trước? Tôi luôn nói là Tứ gia hành. Nhất định phải tu Tứ gia hành, bạn không thể một bước lên trời được. Mật giáo coi trọng thứ tự, đây chính là Thứ tự sinh khởi. Sau đó bạn tu đến Đại thủ ấn, Đại viên mãn, Đại viên thắng huệ, Đại uy đức, đây chính là Thứ tự viên mãn, đã viên mãn rồi.

Cái gọi là viên mãn tức là chấm dứt sinh tử, phương pháp mà bạn có thể chấm dứt sinh tử, phương pháp rất trực tiếp chấm dứt sinh tử gọi là Thứ tự viên mãn. Một so sánh chính là giống như bạn tốt nghiệp lấy bằng tiến sĩ, tiến sĩ này chính là Thứ tự viên mãn, việc học tập của bạn đã đạt đến cảnh giới viên mãn rồi.

Hôm nay nói đến đây đã. Om mani padme hum.

26/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

077. Pháp Tứ gia hành (2)

Tôi lại nói với mọi người về pháp Tứ gia hành. Trong pháp Tứ gia hành của Mật giáo rốt cục là bao gồm cái gì? Nó bao gồm pháp Đại lễ bái, pháp Đại cúng dường, pháp Tứ quy y và pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát. Tu bốn pháp này tức là đang làm công phu Tứ gia hành.

Vì sao phải làm pháp Đại lễ bái? Quan trọng nhất của Đại lễ bái là muốn bạn kính lễ tất cả mười phương Phật, mười phương Pháp, mười phương Tăng, kính lễ Phật Bồ Tát trong hư không. Bạn phải thực tiễn thực hành đại lễ bái, có kiểu đại lễ bái toàn thân chạm đất, còn có kiểu lễ bái quỳ một nửa của Hiển giáo, còn có kiểu quán tưởng đại lễ bái của Chân Phật Tông chúng ta. Có rất nhiều phương pháp đại lễ bái.

Nhưng trên thực tế, pháp này có thể làm mềm dẻo thân thể bạn, khiến cho bạn trở nên vô cùng khỏe mạnh, khiến khí mạch của toàn thân bạn rung động. Còn có kiểu đại lễ bái toàn thân nằm hẳn xuống đất nữa. Chúng ta làm đại lễ bái này, mọi người cũng không được lười biếng, tốt nhất là bạn cũng đếm số lượng, tổng cộng cần phải làm mấy vạn biến, hoặc là mấy chục vạn biến, thậm chí là một trăm vạn biến đại lễ bái.

Việc này có thể bồi dưỡng thân thể bạn khỏe mạnh, rất có lợi đối với sự lưu thông của khí mạch, chẳng khác gì phương pháp vận động kiêm lạy Phật. Lạy Phật có thể bồi dưỡng tâm từ bi của bạn, khuất phục tâm ngạo mạn tự cao tự đại của bạn. Sau khi bạn lạy Phật, duyên của bạn và Phật sẽ tương đối gần gũi, đây cũng là một phương pháp rất tốt để kết duyên với Phật. Đó là pháp Đại lễ bái.

Pháp Đại cúng dường của Mật giáo chính là quán tưởng cúng dường, đem những thứ mà bạn yêu nhất, thích nhất ra để cúng dường Phật Bồ Tát. Dùng quán tưởng cúng dường chính là để huấn luyện sức quán tưởng của bạn, biến thứ này thành một hàng, biến thành một mặt phẳng, rồi lại biến thành một khối đầy ắp trong hư không. Làm quán tưởng cúng dường chính là đại cúng dường.

Cách cúng dường này trong Hiển giáo mà nói thì đương nhiên là hiếm, còn trong Mật giáo thì đều phải làm đại cúng dường, biểu thị cúng dường này là vô cùng vô tận, có thể khiến bạn có được phúc báo, phúc báo rất lớn.

Chúng ta đem thứ mà mình thích nhất cúng dường Phật, cúng dường pháp, cúng dường tăng, cúng dường chúng sinh, chính là một dạng bố thí. Nhưng chúng ta làm đại cúng dường cũng phải đếm số lượng, bạn phải làm bao nhiêu biến đại cúng dường, mười vạn biến, trăm vạn biến, kiểu như vậy, tự bạn phải chăm chỉ tu tập.

Tiếp theo là phải niệm chú Tứ quy y. Tứ quy y là làm gì? Chú Tứ quy y là biểu thị bạn và Phật, và pháp, và tăng, và Kim cương Thượng sư kết hợp chặt chẽ với nhau. Ý nghĩa của quy y là nương dựa, là nhờ cậy, là hợp nhất, cùng với Phật hợp nhất chính là ý nghĩa của quy y. Cho nên chúng ta thường xuyên cần niệm chú: “Na-mô gu-ru pây, na-mô pút-ta yê, na-mô ta-mô yê, na-mô sâng-kya yê.” Ý nghĩa chính là quy y Kim cương Thượng sư, quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng, đây gọi là chú Tứ quy y.

Khi bạn niệm chú Tứ quy y, tức là nói rằng bạn nương dựa vào Kim cương Thượng sư, Phật, pháp, tăng. Tăng ở đây là chỉ tăng Thánh hiền, quy y Thánh hiền. Bạn thường xuyên niệm chú này tức là biểu thị bạn và Phật pháp tăng kết duyên rất sâu sắc. Ngày ngày không quên, giờ giờ không quên đi nương dựa, đi nhờ cậy, đi hợp nhất chính là quy y.

Cho nên bạn thường xuyên niệm chú quy y này cũng lấy cơ sở là làm mười vạn biến, trăm vạn biến. Tương lai bạn sẽ không rời xa Kim cương Thượng sư, rời xa Phật, rời xa pháp, rời xa tăng, vĩnh viễn ở cùng nhau, ý nghĩa chính là nằm ở đây.

Bạn còn phải niệm rất nhiều chú ngữ khác nữa, chú ngữ của chúng ta đều rất có ý nghĩa, rất có pháp vị. Ví dụ Om Ah Hum cũng rất có ý nghĩa. Giả sử sau này bạn hiểu rõ ý nghĩa sâu nhất của chú ngữ này, bản thân bạn sẽ cảm thấy bạn đang niệm tâm của vũ trụ, tâm của toàn bộ ý thức vũ trụ. Nếu bạn niệm Om Ah Hum sẽ cảm thấy có một khối chân khí dội xuống đầu bạn, chú ngữ của Phật Bồ Tát đều là như vậy.

Vì thế phải niệm rất nhiều chú ngữ, phải niệm mười vạn biến, trăm vạn biến, chú ngữ của Bồ Tát có tương quan, chú ngữ của Thượng sư, chú ngữ của Bổn tôn bạn, tất cả đều phải niệm, điều này rất quan trọng, đều nằm trong phạm vi của gia hành.

Ngoài ra còn có Kim Cang Tâm Bồ Tát là làm gì? Bạn phải sám hối, những nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp của bạn trong đời quá khứ, đời hiện tại, đều phải loại bỏ hết sạch sẽ giống như diệt cỏ dại vậy. Pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát chính là cảnh giới Không, tiêu trừ toàn bộ những ác nghiệp của quá khứ. Đây là một pháp sám hối rất tốt, tương đương với bạn đang làm sám hối. Bạn sám hối cái gì? Sám hối những nghiệp không tốt mà đời này bạn đã tạo ra, sám hối đời quá khứ, rất nhiều đời, mỗi đời đều sám hối hết, phải loại trừ sạch sẽ những cỏ dại không tốt này, biến thành một mảnh đất sạch sẽ. Pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát có tác dụng này, hơn nữa đây cũng là một pháp rất tốt.

Pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát tương đương với khởi đầu tu pháp Mật giáo, có nghi quỹ hoàn chỉnh, còn bạn tu pháp Kim Cang Tâm Bồ Tát cũng tương đương với làm sám hối. Thỉnh cầu Phật Bồ Tát ban cam lộ quán đỉnh, nghiệp chướng thân thể bạn được tiêu trừ, thật tốt làm sao! Đây là một pháp sám hối rất tốt, tương đương với việc diệt cỏ để biến thành một thổ nhưỡng sạch sẽ, tương lai bạn sẽ bắt đầu gieo hạt, bắt đầu thành cây, thành mầm, thành cành, thành lá, có được quả ngon, đây chính là Tứ gia hành.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

26/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

078. Nói về thần thông (1)

Hôm nay chúng ta cần nói về thần thông. Chúng ta có thể nói về thần thông, chứ không phải là không được nói đến. Mật giáo còn được gọi là Thần thông tông, vì sao lại có hiện tượng thần thông? Bởi vì trong quá trình bạn tu Mật sẽ sinh ra một dạng sức mạnh, sự sinh ra pháp lực này chính là thần thông.

Vì sao gọi là thần thông? Không thể nghĩ, không thể đoán, không thể dùng não của người bình thường để tưởng tượng được, không có cách nào đoán chừng được, sự biến hóa này, hiện tượng thần biến này đều có thể gọi là thần thông. Người học Mật đều biết, khi tinh thần tập trung lại sẽ sản sinh ra một loại sức mạnh, một loại pháp lực sẽ sản sinh ra, pháp lực này có thể có rất nhiều công dụng, thì gọi là sức mạnh của thần thông.

Chúng ta biết rằng có sáu thần thông. Với Phật mà nói thì Phật có sáu thần thông, vậy thì người bình thường vẫn chưa tu chứng thành Phật có thần thông không? Cũng có thể có thần thông. Từ đó kết luận rằng, chỉ cần bạn tu chứng, chứng minh rằng bạn là người khai ngộ, bạn nhất định sẽ có thần thông, nhưng người chưa khai ngộ trong quá trình tu pháp cũng có thể có thần thông. Điều này có thể nói rằng, người có thần thông không nhất định là người khai ngộ, nhưng người khai ngộ thì nhất định sẽ có thần thông. Đây là một kết luận về thần thông.

Vậy thì bản thân Lư Sư Tôn có thần thông không? Tạm thời là một dấu chấm hỏi. Thế nhưng trên thực tế, ở trong đại pháp hội tại sân bóng của chính phủ Hồng Kông, có một cháu bé đã ngồi xe lăn ba năm, khi ấy tôi nói rằng, buổi tối hôm nay sẽ làm cho người ngồi trên xe lăn đứng dậy được. Thế rồi cháu bé đã ba năm ngồi trên xe lăn đó không ngờ đã đứng dậy, khi ấy có rất nhiều phóng viên báo chí đều nhìn thấy.

Những phóng viên báo chí đó đều muốn phỏng vấn tôi, tôi nói với họ rằng pháp hội buổi tối ngày hôm nay có power [sức mạnh], có pháp lực. Phóng viên đó liền nói với tôi: “Tôi đã thấy rồi, tôi thật sự nhìn thấy rồi, đúng là có power.” Bởi vì phóng viên đó ngồi ngay bên cạnh cháu bé ngồi trên xe lăn, cho nên anh ta cứ muốn phỏng vấn tôi.

Buổi tối hôm đó, một cháu bé người thân của Thượng sư Liên Mãn trên đầu có một cái nhọt được bế đến để tham gia pháp hội. Trên đầu có mọc một cái nhọt, cái nhọt tròn vo đó rất rõ ràng, ngày hôm sau, chưa cần tới mấy ngày, nó liền biến mất rồi, cái nhọt đó không còn nữa, hoàn toàn phẳng phiu. Buổi tối hôm đó chính là một pháp hội có power.

Nói một cách thẳng thừng ra thì đó là pháp hội thần thông. Bạn có thể đi tham dự một lần pháp hội thần thông kiểu này thì cực kì đó. Có người ngồi ở đó, vốn dĩ xương của họ bị cong vẹo, khi tham gia pháp hội, anh ta ngồi ở đó đột nhiên cảm thấy có một khối sức mạnh ùa tới, thế rồi xương cứ kêu khục khặc khục khặc, sau khi trở về thì xương hình chữ S này đã thẳng lại, thật sự là đã thẳng ra.

Tuy nhiên tôi nói rất thẳng thắn, pháp hội thần thông chữa bệnh giống như thế này rất khó gặp, vì pháp hội này mà tôi cũng nhịn ăn. Không phải là bản thân tôi không ăn, mà là Phật Bồ Tát bảo tôi không được ăn, thế là không thể ăn được. Liên tục mấy ngày liền tôi đều không thể ăn được, chỉ có uống nước ép dưa hấu. Đại pháp hội ở sân bóng chính phủ Hồng Kông đích thực là như vậy.

Bản thân tôi ba ngày ba đêm đều tu pháp, hơn nữa cả người tôi gần như ở trong trạng thái nửa hôn mê, bởi vì muốn phát huy sức mạnh của chính mình thì trước tiên chính mình phải tu rất nhiều pháp, phải cấm đoán chính mình, nghĩ cách để tinh thần phải thống nhất, phải lấy hết tất cả sức mạnh ra, vì thế mà sản sinh ra hiện tượng này.

Cho nên đại pháp hội lần đó thật sự rất kì diệu, rất nhiều sự tích cảm ứng, rất nhiều rất nhiều, đây chính là pháp hội thần thông, đây chính là thần thông. Còn có rất nhiều thần thông, các sự việc tương lai bạn đều có thể biết được, đây là một dạng năng lực của diệu quan sát. Bất kì sự việc gì bạn đều có thể thành tựu, trong lòng bạn nghĩ gì đều thành tựu. Trong lòng người khác nghĩ gì, bạn nhìn một cái là thấy ngay, những việc rất xa bạn cũng có thể nhìn thấy, âm thanh trong vũ trụ bạn đều nghe thấy, trong lòng người khác nghĩ gì bạn đều biết.

Quá khứ của bạn đều hiểu rõ hết, thậm chí bản thân bạn có thể thay hình đổi dạng đến một nơi khác. Mấy ngày trước tôi vừa đi đến một nơi khác, mấy ngày đó tôi trở về nói, tối hôm qua tôi đã tới đó đấy. Thế thì hay quá rồi. Không cần phải mua vé máy bay, thần túc là có thể đi rồi. Nhìn mọi thứ rất rõ ràng giống như nhìn lúc ban ngày vậy, ngay cả âm thanh mà người bên cạnh nói, bạn cũng đều nghe được họ đang nói cái gì. Bạn nói xem như vậy có rõ ràng hay không. Tôi nhìn thấy rõ cả quầy bán báo. Họ nói chuyện với tôi, tôi mua tờ báo của họ, đều cực kì rõ ràng, đây chính là thần túc thông.

Còn có lậu tận thông, thế nào gọi là lậu tận thông? Tất cả phiền não đều giải trừ, bạn không có phiền não gì, tất cả đều vô lậu rồi, bao gồm cả trí huệ của bạn cũng viên mãn, đây là Phật trí của Như Lai. Vô lậu, không có một khuyết điểm nào thì gọi là lậu tận thông, một chút phiền não đều không có, đều đã loại bỏ hết, trí huệ vô cùng viên mãn, hiện tượng tất cả đều vô lậu, thành tựu tất cả Phật quả viên mãn thì gọi là lậu tận thông. Có đầy đủ sáu thần thông thì chính là Phật.

Hôm nay tôi nói với mọi người đến đây. Om mani padme hum.

27/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

079. Nói về thần thông (2)

Tôi lại nói với mọi người một chút về thần thông. Rất nhiều người nói Sư Tôn chuyên môn nói thần thông, thật ra không phải là chuyên môn, là thỉnh thoảng nói một chút mà thôi. Chẳng qua là muốn cho mọi người có một quan niệm về thần thông: mục đích chủ yếu nhất của người học Phật chúng ta là chấm dứt sinh tử, là phải đoạn trừ phiền não, phải thành tựu quả vị Phật Bồ Tát, đây là mục tiêu của chính bạn. Thế còn thần thông chỉ là một sản phẩm phụ, từ bên cạnh nó sẽ tự nhiên sinh ra. Vì thế, người học Phật chúng ta đừng chạy theo thần thông, tôi thật sự muốn nói với mọi người về quan niệm này.

Giả sử bạn theo đuổi thần thông, vậy thì bạn sẽ chạy theo rẽ nhánh rồi, mục tiêu của bạn là thành tựu quả vị Phật Bồ Tát, là chấm dứt sinh tử, là đoạn trừ phiền não, chứ không phải là mưu cầu thần thông. Thần thông tự nó sẽ tự nhiên xuất hiện thôi, bạn không cần phải tìm cầu nó, nó sẽ tự đến, đây là một quan niệm rất quan trọng.

Vì thế ban đầu, Phật Thích Ca Mâu Ni đối với những hiện tượng thần thông không có ý nghĩa này, ngài không hy vọng các đệ tử của mình sẽ theo đuổi, có nghĩa là bạn có theo đuổi thần thông cũng không có ý nghĩa gì. Giống như có một kẻ ngoại đạo treo cái túi ở trên cây, một cái cây rất cao, rồi bảo đệ tử của Phật lấy xuống, trong đó có một vị La Hán liền nhẹ nhàng nhún người lên, nhẹ nhàng bay lên trên ngọn cây, lấy cái túi đó xuống. Phật Thích Ca Mâu Ni liền quở trách vị La Hán này, ngài nói: “Việc này chẳng có chút ý nghĩa nào.” Vì thế bạn sử dụng thần thông, đôi khi không cần tự mình làm, mà là nó sẽ xảy ra rất tự nhiên, không cần cố ý làm cũng tự nhiên có thần thông.

Vì thế trong những câu chuyện Phật giáo, trước kia vào thời đại của Phật Đà có rất nhiều sự tích thần thông. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có rất nhiều sự tích thần thông, những điều này đều là tự nhiên bộc lộ, có ý nghĩa. Và thần thông cũng có mấy lợi ích, thứ nhất là nó có thể thu hút quần chúng, bởi vì bạn sản sinh ra hiện tượng thần thông sẽ khiến rất nhiều chúng sinh biết được mà đến. Thứ hai, nó có thể gia tăng lòng tin của đệ tử, lòng tin sẽ khá kiên cố. Phật lý đương nhiên có thể gia tăng lòng tin của chúng ta, nhưng trên thực tế thần thông cũng có thể gia tăng lòng tin của đệ tử. Bởi vậy tôi cho rằng thế này: bạn có thần thông có ý nghĩa tự tâm bộc lộ thì được, nhưng thần thông vô nghĩa thì không được nói bừa, không được nói về nó.

Chúng ta biết rằng thần thông có khi không nhất định là công lực của bản thân bạn, ví dụ chúng ta làm hỏa cúng, làm Hộ Ma, Bổn tôn của bạn sẽ trợ giúp bạn, Hộ pháp của bạn cũng sẽ đến, đều ở xung quanh bạn. Vậy khi bạn làm hỏa cúng, những Hộ pháp đều sẽ giúp đỡ bạn.

Có người này bị bệnh sỏi mật, bạn làm xong hỏa cúng, Hộ pháp sẽ đi đến chỗ của người bệnh đó, lấy sỏi ra khỏi mật của người bệnh đó, lấy hết ra. Tôi nói với người đó, một tháng sau hãy đi kiểm tra sức khỏe, chụp X-quang, xem xem trong mật có còn sỏi hay không. Kiểm tra xong, ấy, sỏi đã không còn nữa rồi.

Có người bị sỏi thận, bị sỏi bàng quang, sỏi cũng tiêu biến mất, khối u cũng không còn, ngay cả ung thư cũng không còn. Rất nhiều những căn bệnh kì quái một lúc sau đã biến mất tiêu. Chính là vì bạn làm hỏa cúng để tiêu tai, không phải là bạn đi lấy sỏi ra, khiến cho người ta khỏi bệnh. Mà là Bổn tôn và Hộ pháp xung quanh bạn đã đi làm việc này, trong Mật giáo có điều này.

Vì thế đôi khi chúng ta giúp người ta làm pháp tiêu tai đều là Hộ pháp đi giúp đỡ, Hộ pháp bay đi làm việc. Mỗi lần bạn nhìn thấy Sư Tôn làm cúng dường, thỉnh cầu mau mau đạt được nguyện vọng, sau đó đặt cúng phẩm này xuống, rồi Hộ pháp tiếp nhận cúng dường cũng giống như đã nhận pháp chỉ. Lập tức thỉnh cầu Hộ pháp nhanh chóng khiến cho nguyện vọng này đạt thành, và rồi Hộ pháp nghe xong, lập tức sẽ “cấp cấp như luật lệnh” mà rất nhanh chóng nhanh chân như thần, lập tức xuất phát để làm xong việc này.

Rất nhiều việc không thể nào đạt thành, có nghĩa là việc rất khó hoàn thành, bởi vì có Bổn tôn vô hình và Hộ pháp vô hình đi giúp bạn làm, thì tự nhiên sẽ thành, tự nhiên tất cả đều làm xong. Sự việc bất khả tư nghì kiểu này chính là thần thông.

Pháp lực mà bản thân bạn tu được chính là sức mạnh tự lực - sức mạnh của chính mình, thế còn pháp lực do Hộ pháp và Bổn tôn làm thì gọi là tha lực. Bởi vậy thần thông có tự lực, có tha lực.

Giống như những tấm ảnh phóng quang của Chân Phật Tông chúng ta, rất nhiều người nói những tấm ảnh phóng quang này là ngụy tạo. Nói thẳng ra, tôi chẳng có thời gian nhàn rỗi để mà đi làm giả những thứ đó để lừa người ta, mà cũng không cần. Nói thẳng ra, Sư Tôn cũng không cần phải làm giả những tấm ảnh phóng quang đó để lừa người, tôi cũng đã đủ bận rộn rồi, làm gì có thời gian để mà làm.

Việc đó đôi khi cũng không phải là tự lực phóng quang, mà là tự tâm bộc lộ, từ bên trong tâm bạn sản sinh ra một tia sáng, nó tự nhiên sẽ tỏa sáng, đây là tự lực tỏa sáng. Nhưng đôi khi cũng không nhất định là tôi tự lực phóng quang, khi chúng ta làm pháp hội, Phật Bồ Tát đến từ hư không, khi các vị gia trì cho bạn, khi các vị phóng một chút ánh sáng đến bạn, vừa hay máy chụp hình chụp được, đó cũng không phải là tôi phóng quang, đó là Phật Bồ Tát ở trong hư không phóng quang gia trì cho bạn. Rất nhiều Phật Bồ Tát, các vị đều tỏa ra rất nhiều ánh sáng, máy chụp ảnh sẽ chụp được những ánh sáng đó.

Bây giờ cũng không chỉ là Sư Tôn phóng quang, rất nhiều đệ tử cũng phóng quang, rất nhiều Thượng sư, pháp sư, họ cũng tỏa sáng. Không chỉ là con người chúng ta phóng quang, Quan Thế Âm Bồ Tát ở Biệt thự Cầu Vồng ngày ngày đều phóng quang, bạn đi chụp hình ngài, kì lạ thay, đều là hào quang, cho nên việc phóng quang này cũng là một kiểu thần thông.

Hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

27/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

080. Sự kế thừa của Mật giáo (1)

Hôm nay chúng ta lại nói một chút về sự kế thừa của Mật giáo. Học Mật giáo buộc phải có sự kế thừa, tức là có truyền thừa. Nói chung, quy y là có truyền thừa, nhưng cũng chỉ là một cơ sở. Sau khi bạn nhận được một quán đảnh nào đó mới có thể tu một pháp nào đó, quy tắc là như vậy. Có một trật tự, một thứ tự.

Truyền thừa của Mật giáo vô cùng quan trọng, vì sao Mật giáo đặc biệt coi trọng sự kế thừa, truyền thừa? Bởi vì trọng điểm của Mật giáo nằm ở sự bí mật. Bởi vì nó có rất nhiều pháp là cực kì bí mật, hơn nữa những bí mật này đều là những bí mật rất sâu, không phải là pháp có tính bình thường, cũng không phải là có thể truyền tùy tiện. Người làm sư phụ phải xem căn khí của bạn mới có thể truyền pháp cho bạn. Bạn có căn khí có thể truyền thì thầy mới truyền thụ cho bạn.

Cho nên nói chung, Mật giáo là có quy tắc. Đệ tử là phi khí, không phải là pháp khí, bạn truyền pháp cho họ thì cũng xem là phạm lỗi. Vậy bản thân đệ tử là pháp khí chân chính mà bạn không truyền pháp cho họ thì cũng là phạm lỗi. Cho nên vấn đề chính là nằm ở đây, rốt cục bạn có phải là pháp khí không? Có thể truyền pháp không? Tầm quan trọng của truyền thừa Mật giáo chính là nằm ở đây. Đệ tử là pháp khí mà không truyền thì là phạm lỗi, đệ tử là phi pháp khí mà truyền thì cũng là phạm lỗi. Pháp bí mật sâu nhất không thể truyền bừa, tôi giải thích với mọi người một chút là mọi người sẽ hiểu rõ thôi.

Ví dụ chúng ta kết thủ ấn, đương nhiên bạn rất dễ dàng nhìn thấy thủ ấn mà tôi kết, đây là một thủ ấn, đây cũng là một thủ ấn (Sư Tôn thị phạm). Bạn nhìn thấy tôi kết thủ ấn này, a, dễ học quá, bạn lập tức học được những thủ ấn này. Nhưng mà trong thủ ấn này có bí mật, trong đó có một cái gọi là “ấn tâm trong tâm”, ấn tâm trong tâm chính là loại thủ ấn mà có thể làm xúc động tâm của Như Lai. Sư phụ sẽ dạy cho bạn, rồi bạn làm động tác đặc biệt đó thì đó gọi là ấn tâm trong tâm.

Một khi đã làm thủ ấn tâm trong tâm, Phật Bồ Tát nhất định sẽ hạ giáng. Ví dụ ấn tâm trong tâm này, hôm nay giả sử tôi tùy tiện công khai cho mọi người biết, nếu có cháu nhỏ trở về đem thủ ấn tâm trong tâm này ra nghịch chơi, kết quả là Phật Bồ Tát lại đến, nhìn thì thấy, “Hả, chẳng có việc gì mà lại triệu thỉnh ta đến!”, điều này là không thể được. Giả sử bạn truyền thủ ấn tâm trong tâm ra ngoài, tất cả mọi người đều kết ấn tâm trong tâm, việc này sẽ làm loạn mười pháp giới. Tất cả mọi vũ trụ, ý thức tối thượng của vũ trụ sẽ làm bạn loạn hết cả.

Bởi vì có rất nhiều người có huệ lực (sức mạnh của trí huệ) không cao lắm, phiền phức nằm ở đây. Giả sử nhà bạn bị bệnh gà toi, gà chết hai, ba con, họ cũng làm ấn tâm trong tâm, thỉnh cầu Quan Thế Âm Bồ Tát đến, Quan Thế Âm Bồ Tát đến trông thấy, ui chà, thì ra là bệnh gà toi. Một việc nhỏ như vậy mà họ cho rằng là việc rất lớn.

Có khi bạn gái chia tay anh ta, anh ta cũng làm một ấn tâm trong tâm, triệu thỉnh Tứ Đại Thiên Vương giáng xuống. Toàn bộ Tứ Đại Thiên Vương đều đến, rất căng thẳng, cầm pháp khí, có chuyện gì vậy? Thế rồi thấy chỉ là bạn gái đã chạy mất thôi mà! Hoặc là vợ bạn đánh bạn, bạn cũng thỉnh Tứ Đại Thiên Vương đến, đúng là kêu Phật Bồ Tát lo chuyện bao đồng. Đây chính là nguyên nhân của việc không thể truyền bừa ra ngoài, một đạo lý rất đơn giản.

Mọi người nghĩ xem, thứ này không thể truyền bừa. Cho nên ấn tâm trong tâm là phải chọn người mà truyền, bạn thật sự đang làm pháp vụ, là một hành giả chân chính thì mới có thể truyền.

Ví dụ còn có pháp Kim cang quyền, cũng có rất nhiều kĩ xảo ở trong đó. Nếu bạn muốn học một bộ quyền thuật, nhất định phải bái sư phụ, bạn không thể chỉ đọc sách là có thể học được. Cho nên quyền pháp nhất định phải có sư phụ trực tiếp đối diện với bạn, dạy cho bạn từng đường quyền một thì bạn mới có thể học được. Trong quyền thuật có khẩu quyết, có tâm yếu, cho nên cái này nhất định phải có thầy dạy.

Chúng ta biết rằng Kim cang quyền là dẫn dắt khí của thân thể bạn, là công cụ dẫn dắt. Nó sẽ làm luân xa của bạn nới lỏng ra, mở ra, phải vận minh điểm. Kim cang quyền tuy là vận động bên ngoài, nhưng trên thực tế khí mạch và minh điểm bên trong đều thuận theo quyền pháp mà vận động.

Bạn có thể làm cho chất lỏng ở Mi tâm luân giáng xuống, đi qua Hầu luân, khiến Tâm luân của bạn mở ra, khiến Tề luân của bạn đều nới lỏng ra, khiến Mật luân của bạn biến thành cực kì có lực, đây đều là kĩ xảo bí mật. Kim cang quyền không phải là có thể tùy tiện, không phải là đánh mấy bộ quyền thuật, vuốt mấy cái, xoay mấy cái là xong, không phải như vậy. Nhất định phải có sư phụ dạy, đó là Nội pháp, cũng xem như là công phu của Mật pháp.

Vì thế Mật giáo coi trọng quyền pháp - Kim cang quyền phải phối hợp với Nội pháp mới có thể khiến thân tâm của bạn đều hóa thành cầu vồng, đạt được đại thành tựu thành Phật, đây đều là bí mật. Pháp Kim cang quyền trong Mật pháp là bí mật, Nội pháp cũng là bí mật, nó có những công phu hạ xuống, nâng lên, giữ vững, thả lỏng… Trong đó có rất nhiều khẩu quyết bí mật, trên thực tế cũng cần phải có từng pháp, từng pháp, từng khẩu quyết, từng khẩu quyết, từng động tác, từng động tác, từng kĩ xảo, từng kĩ xảo, phải dạy như vậy mới biết được. Cũng phải dựa vào thời gian nữa, phải theo thời gian mà làm, lúc nào thì làm động tác nào, cái này cũng không thể nào học từ trong sách được. Cho nên đây chính là tầm quan trọng của sự kế thừa, tầm quan trọng của truyền thừa.

Hôm nay giảng đến đây. Om mani padme hum.

28/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

081. Sự kế thừa của Mật giáo (2)

Lần trước tôi đã nói về tính quan trọng của truyền thừa Mật giáo rồi, hôm nay tôi tiếp tục nói về truyền thừa. Các bạn biết về tam căn bản của Mật giáo rồi đó. Chính là Căn bản Thượng sư, Căn bản Bổn tôn, và Căn bản Hộ pháp.

Căn bản Thượng sư chính là gia trì cho cái gốc của bạn, sau khi bạn quy y Thượng sư Mật giáo rồi, bạn thường xuyên phải quán tưởng Căn bản Thượng sư gia trì cho bạn, Thượng sư trụ đỉnh và liên tục gia trì cho bạn, nhất định cần như vậy, cho nên tầm quan trọng của truyền thừa chính là ở đây.

Thông thường, bạn quy y sư phụ Hiển giáo xong thì bạn trở về nhà tự mình tu. Trở về nhà tự mình đọc kinh, xem kinh điển, niệm Phật, đại khái là như vậy, biết được một ít Phật lý rồi cứ thế niệm Phật.

Mật giáo thì khác, bạn từng giờ từng phút phải quán tưởng Căn bản Thượng sư trụ đỉnh gia trì cho bạn. Tính quan trọng của truyền thừa nằm ở đây.

Hôm qua tôi nói về quyền pháp Kim cang quyền, đối với thân thể thật sự rất quan trọng. Bởi vì khí của bạn đi như thế nào? Thượng hành khí đi tới đâu? Hạ hành khí đi tới đâu? Bình trụ khí đi tới đâu? Mệnh khí ở đâu? Biến hành khí ở đâu? Nó có một con đường nhất định. Bạn dùng ý để dẫn dắt, không được có sai sót, việc này cũng cần sư phụ nói với bạn kĩ càng. Khi có tình huống gì, sư phụ phải nói với bạn cần xử lý ra sao.

Thế nào gọi là khí kết? Khí của bạn kết chặt lại rồi, vậy phải làm thế nào để làm lỏng nó ra? Muốn hạ, muốn nâng, muốn giữ, muốn tán, đều có quyền pháp, có công phu của ý niệm.

Sự sắp đặt đàn thành Mật giáo chúng ta cũng cần có sư phụ chỉ điểm kĩ lưỡng. Đặc biệt là có những đàn pháp không công khai lại càng cần có sư phụ chỉ dẫn mới có thể sắp đặt. Đàn pháp có cái gọi là “ngoại đàn” - là công khai, có thể để cho mọi người nhìn thấy. Còn có “nội đàn” - là không công khai.

Bạn nói: “Này, tôi muốn xem nội đàn của anh!” “Tôi không công khai, làm sao mà anh có thể xem được?” ”Nội đàn của tôi ở bên trong đó, không thể để cho anh xem.”

Nội đàn dùng để làm gì? Rất nhiều pháp bí mật nhất định phải tu ở trong nội đàn. Ví dụ pháp hàng phục là pháp bí mật. Giả sử bạn công khai pháp hàng phục, vâng, hôm nay tôi muốn hàng phục ai, tôi thấy là bạn còn chưa hàng phục được họ thì họ đã hàng phục bạn mất rồi. Pháp hàng phục là không công khai, hơn nữa cách bày đàn pháp của pháp hàng phục là cực kì đặc thù.

Mật giáo còn có Vô thượng mật bộ cũng là không công khai. Vì sao không thể công khai Vô thượng mật bộ? Bởi vì tu pháp của nó vô cùng đặc thù, là một loại bí mật trong bí mật. Vì thế, bản thân Mật giáo có samaya, chính là một loại lời thề. Bạn thâm nhập vào trong Mật pháp, tiến vào bên trong samaya, có rất nhiều bí mật không thể công khai thì bạn không được công khai. Bởi vì nếu có một ngày công khai thì sẽ không còn là bí mật nữa, đã không còn là bí mật tức là bạn đã không thể giữ samaya rồi. Mà đã không thể giữ samaya tức là đã phá vỡ samaya, nếu phá vỡ samaya, rất nhiều Hộ pháp sẽ không sinh ra tâm hoan hỷ nữa.

Chúng ta biết rằng Vô thượng mật bộ có pháp Thích Ca lục thế biến, có cái gọi là Minh phi cửu thức, những cái này đều là kĩ xảo, toàn bộ đều là kĩ xảo. Tôi đã nói rồi, kĩ xảo tức là vào khoảng thời gian nào nên vận dụng kĩ xảo nào, vào khoảng thời gian nào phải làm loại Kim cang quyền nào. Vào khoảng thời gian nào phải nắm bắt cực kì chuẩn.

Nắm bắt tức là giống như trước đây chúng ta xào lươn phải đảo ba lần rưỡi, đảo một cái, hai cái, ba cái, rồi lửa bốc lên, rồi phải đảo thêm nửa cái nữa. Vì sao vậy? Bởi vì làm như vậy thì lươn mới có thể vừa chín tới, đúng lúc giòn tan. Đảo bốn cái thì bị quá chín rồi, quá chín thì sẽ bị nát mất, đảo ba lần thì vẫn còn sống, cho nên phải đảo ba lần rưỡi, xào cái thứ này phải ba lần rưỡi thì tức là nắm bắt rất chuẩn.

Nếu không có Căn bản Thượng sư dạy bạn những kĩ xảo này (chính là phương pháp kĩ thuật), bạn nắm bắt không chuẩn thì sẽ xuống địa ngục kim cang đó. Cho nên phép tắc rất nghiêm ngặt.

Khí của bạn đi tới đâu mà không thông, khí đến Hầu luân mà không thông, phải xoay như thế nào thì bạn mới thông được. Phải nắn chỉnh như thế nào? Cái này đều có phương pháp, kĩ thuật. Khí đến đâu? Khí đến chỗ này, nhưng bồ đề tâm nguyệt dịch này vì sao không hạ xuống? Cái này cần phải có Thượng sư dạy bạn, dạy bạn mau chóng làm quán tưởng gì thì chất lỏng sẽ giáng xuống. Khi nào thì phải nâng lên? Khi nào phải dùng Thích Ca lục thế biến? Vào thời khắc nào thì bạn phải nâng? Nếu như vào thời khắc đó bạn có thể nắm bắt được đúng lúc, nâng nó lên thì sẽ thành công. Vào thời khắc đó bạn không nâng lên, “Bùm!”, thế là toi rồi, sẽ rơi xuống nước, bạn sẽ chết chìm.

Ở trên phim bạn xem máy bay trực thăng cứu người rồi, đưa tay ra một cái, cái thang dây đúng lúc di chuyển tới, tay bạn vừa tóm chắc vào là người liền được kéo lên, đây chính là pháp nâng. Chính là lúc bạn rơi xuống nước, đột nhiên cái thang di chuyển tới, bạn túm chặt lấy, chính vào thời khắc đó, nếu bạn nắm bắt được chuẩn thì bạn sẽ sống. Bằng không, bạn sẽ rơi xuống nước. Mật giáo có pháp này.

Cho nên Liên Hoa Sinh Đại Sĩ nói: “Bạn muốn tu Mật pháp của tôi cũng giống như lấy ngọc trong miệng rắn độc.” Vào thời khắc đó đúng lúc miệng con rắn mở ra, cái răng đúng lúc lệch qua một bên, bạn lập tức đưa tay vào lấy viên ngọc ra. Lúc nó sắp ngậm miệng lại mà bạn lại thò tay vào lấy ngọc thì bạn chết chắc rồi. Cho nên nắm bắt chuẩn xác là cực kì quan trọng.

Mật giáo chính là có loại pháp này, vào thời khắc nguy cấp giữa sống và chết, bạn được độ bằng Hồng quang đại thành tựu. Cái này nhất định phải có Thượng sư đích thân truyền, đích thân quán đảnh cho bạn, đích thân truyền cho bạn, đích thân dạy bạn, dạy bạn mọi nghi quỹ, kĩ xảo thì bạn mới biết được, không có Căn bản Thượng sư thì sẽ không thành. Tính quan trọng của truyền thừa Mật giáo chính là ở đây.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

28/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

082. Khẩu quyết quan trọng nhất của Mật giáo (1)

Hôm nay tôi nói với mọi người về một khẩu quyết quan trọng nhất của Mật giáo. Khẩu quyết này nói rằng: “Bạn chính là Phật, Phật cũng chính là bạn.” Bất kể nói như thế nào, bạn chính là Phật, Phật chính là bạn. Đây chính là một khẩu quyết quan trọng nhất của Mật giáo.

Bản thân tôi nghiên cứu Phật pháp, phát hiện ra khẩu quyết này không chỉ trong Mật giáo có, thậm chí là phái khác cũng dùng khẩu quyết này. Tôi không nói có lẽ mọi người không biết, nói rồi các bạn sẽ hiểu rõ, khẩu quyết này vô cùng quan trọng.

Thật ra học Phật phân thành mấy hệ phái. Có phái gọi là Chân Như, người nói đến phái Chân Như sớm nhất có lẽ là Phật Nhiên Đăng. Phái Chân Như có thể nói là trực tiếp ấn tâm. Tâm của Phật và tâm của đệ tử trực tiếp tương ứng thì thuộc về phái Chân Như. Phái Chân Như là một chủ trương quan trọng nhất của Phật Nhiên Đăng. Trực tiếp ấn tâm cũng chính là nói rằng bạn chính là Phật, tôi là Phật, tôi ấn chứng bạn, cho nên bạn cũng là Phật, đây chính là phái Chân Như.

Còn có phái Bát Nhã, người nói về Bát Nhã chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni có thể nói là thuộc phái Bát Nhã. Phật Đà nói thế nào? Chúng ta biết về tứ Thánh đế, lục độ, lục ba la mật, bát chính đạo, thập nhị nhân duyên, đều là Phật Đà nói. Sau cùng thì Phật Đà nói một câu, ở dưới cây bồ đề khi ngài khai ngộ, ngài đã nói một câu: “Thì ra chúng sinh đều có Phật tính.” Chính là câu này, ý nói rằng: “Bạn chính là Phật, Phật chính là bạn.”

Ý nghĩa của Bát Nhã là từ những lý luận Phật huệ như tứ Thánh pháp, lục độ, bát chính đạo, thập nhị nhân duyên… (trí huệ của bản thân Phật) mà đi nhận ra “bản thân bạn chính là Phật”, đi khai phá, đi loại bỏ hết những chướng ngại đã che mờ trí huệ này, để hiển hiện Phật tính của mình. Như vậy là chứng minh được bạn chính là Phật, Phật chính là bạn. Phật Đà cũng nói chúng sinh đều có Phật tính, cái này thuộc về phái Bát Nhã.

Còn có phái Duy Thức, phái Duy Thức là chủ trương của Di Lặc Bồ Tát, từ sáu thức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đến thức thứ bảy, thức thứ tám, thức thứ chín am-ma-la thức đều phải đi khai phá. Am-ma-la thức là gì? Chính là Phật thức. Từ ý thức đi khai phá ý thức. Bên trong chính bản thân bạn có rất nhiều thức, mắt tai mũi lưỡi thân ý đều là thức, đến thức thứ chín của ý thức sâu nhất, khai mở ra thức thứ chín bên trong chủng tử thức của bạn, bên trong ý thức sâu nhất phát hiện ra bạn chính là Phật, Phật chính là bạn. Khai mở Phật tính ra, bạn sẽ thành Phật. Đây là phái Duy Thức.

Còn có Mật giáo mà chúng ta đang tu. Mật giáo là thuộc về hệ phái gì? Mật giáo chính là Du Già - Yoga. Du già chính là nói về tương ứng. Vì sao du già tương ứng nói rằng bạn chính là Phật, Phật chính là bạn? Cái gọi là đạo tương ứng chính là Phật và bạn hợp nhất. Tương ứng chính là Phật và tôi hợp nhất, Phật và bạn hợp nhất. Mật giáo nói về tự thân thành Phật, hợp nhất rồi thì bạn lập tức biến thành Phật, trực tiếp đi vào bên trong cảnh giới của Phật, lập tức biến thành Phật. Phật ta hợp nhất - yoga - du già - tương ứng, chính là tự thân thành Phật, biến chính bạn thành Phật, bạn chính là Phật, Phật chính là bạn, đây chính là du già.

Ở đây đã nói về bốn hệ phái rồi, bốn hệ phái là như vậy đó. Rồi còn có phái Trung Quán. Phái Trung Quán là ai chủ trương? Vừa rồi tôi nói phái Du Già là ai chủ trương? Chúng ta nói đó là tổ sư của Mật giáo, có thể xem là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ chủ trương. Vào thời kì cuối của Phật giáo tại Ấn Độ, ngài đã sáng lập ra một tông phái là Mật giáo, nên có thể xem là Liên Hoa Sinh Đại Sĩ chủ trương. Thật ra ở đây còn có mấy nguồn gốc nữa, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ cũng không phải là người sáng lập duy nhất, còn có mấy người nữa, ví dụ Long Thụ Bồ Tát, A Nan, các vị cũng truyền đi như vậy.

Phái Trung Quán chính là Long Thụ Bồ Tát đề xuất, nghiên cứu hữu và vô, hữu và không, không và hữu. Nghiên cứu không quán, nghiên cứu giả quán, sau cùng sẽ sản sinh ra một trung quán, đây chính là phái Trung Quán. Hệ phái Trung Quán trong Phật giáo không thiên về hữu, cũng không thiên về không. Không là nói về tính Không, hết thảy vũ trụ đều là không, đương nhiên ý nghĩa này rất sâu, không phải là tôi tùy tiện nói. Cuối cùng nói đến “chân không diệu hữu”, trong “chân không” có “diệu hữu”, chính là trung quán. Phái Trung Quán không thiên về không, cũng không thiên về hữu, cái thứ rút ra duy nhất ở giữa chính là Phật tính, chính là bồ đề tâm. Điều rút ra ở đây cũng chính là “tôi chính là Phật, bạn cũng là Phật”.

Tôi phân tích một cách đơn giản như thế này, tổng cộng có năm hệ phái: phái Chân Như, phái Bát Nhã, phái Duy Thức, phái Du Già, phái Trung Quán. Năm hệ phái học Phật này, khẩu quyết lớn nhất rút ra được chính là “tôi chính là Phật, bạn chính là Phật”.

Cho nên nếu bạn có quan niệm này, bạn cần làm hiển hiện Phật tính của mình, khai mở nó, đó chính là thành Phật. Bất kể bạn dùng phương pháp nào, dùng Chân Như, dùng Duy Thức, dùng Bát Nhã, dùng Du Già, dùng Trung Quán, bạn có đi nghiên cứu thế nào cũng đều phải khai phá ra Phật tính của bạn. Cho nên đây là khẩu quyết lớn nhất và cũng là hay nhất.

Om mani padme hum.

29/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

083. Khẩu quyết quan trọng nhất của Mật giáo (2)

Chúng ta đã biết một khẩu quyết lớn nhất như vậy rồi thì phải nói thế này: “Biết được khẩu quyết rồi thì phải đi thực hiện nó.” Thực hiện phải dựa vào bạn thực tu, tu hành trên thực tế, đi ấn chứng được điều đó.

Chúng ta biết Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Chúng sinh đều có Phật tính.” Lúc Phật Đà tại thế cũng từng nói với một quốc vương: “Ngài hỏi tôi cái gì là Phật pháp? Tôi nói với ngài, ngài chính là Phật.” Phật trực tiếp nói như vậy, quốc vương kia nghe xong lập tức khai ngộ, lập tức biến thành Phật.

Lúc này, thật ra là Phật trực tiếp xuyên thẳng vào bên trong nội tâm, lấy Phật tính của ông ấy ra, lập tức chuyển biến, từ đó về sau ông ấy thật sự đã bộc lộ Phật tính rồi, đây là lập tức khai ngộ.

Người có đại trí huệ chân chính, bạn nói với họ “anh chính là Phật”, anh ta nghe xong lập tức sẽ tiêu trừ hết mọi nghiệp chướng, Phật tính sẽ bộc lộ ra, ánh sáng tự tính sẽ hiển hiện ra, đây là người có căn khí lớn nhất.

Có rất nhiều người, bạn nói với họ anh chính là Phật. “Hả! Làm gì có chuyện đó!” Anh ta nói vậy. ”Tôi rõ ràng là một phàm phu thôi, sao có thể là Phật chứ?” Anh ta không tin. Nhưng rõ ràng Phật Đà đã nói rồi, chúng sinh đều có Phật tính, chỉ cần bạn đi thực tu, đi thực hiện thôi.

Chúng ta biết phương pháp của phái Du Già - bốn chữ “Cha Hum Ban Ho”. “Cha” chính là Phật ở trong hư không hiển hiện. Phật ở trong hư không ư? Phật ở đâu? Xa quá! Ngài đến rồi, ngài ở trong hư không. ”Hum”, di chuyển ngài, dịch chuyển ngài đến trước mặt bạn. Chà! Thật rõ ràng. Phật ở trước mặt bạn rất rõ ràng. ”Ban”, di chuyển đến trên đỉnh đầu bạn, có thể gia trì cho bạn, Phật trụ tại đỉnh đầu bạn, gia trì quán đảnh cho bạn. ”Ho”, Phật tiến vào bên trong thân thể bạn, ẩn bên trong người bạn. Đây là Sự pháp của du già.

Giờ đây mỗi ngày chúng ta làm công khóa, khi tu pháp du già - pháp tương ứng, chữ thứ nhất chính là “Cha”. Bạn ở cách Phật rất xa, khoảng cách rất xa. Phật ở rất xa, lúc này bạn tu, tu pháp “Cha”, thì Phật ở rất xa. “Hum”, Phật đến rồi, ngài đã đến, đến trước mặt bạn. “Ban”, ngài đến trên đầu bạn, đây là pháp thứ ba, tức là càng ngày càng gần, càng đến càng gần. Cuối cùng, “Ho”, ngài đi vào bên trong thân thể bạn. Đúng không? Phật đi vào bên trong thân thể bạn rồi, bạn sẽ cùng ngài hợp nhất, đây chính là tương ứng, chính là du già.

Lúc này, chúng ta biết ngài đã đi vào bên trong thân thể bạn, biến thành y hệt như bạn. Thật ra không phải là ngài biến thành giống hệt bạn, mà là bạn biến thành giống hệt ngài. Lúc này gọi là hợp nhất, hai người biến thành một người rồi. Không phải là như hai mà là như một. Lúc này chính là nhất như, chính là tương ứng rồi. Câu này đã chứng minh “Phật chính là bạn, bạn chính là Phật”. Tức là hai người đã tương ứng rồi, đây chính là du già. Phương pháp của du già là làm như vậy.

Vì thế hôm nay chúng ta học Mật giáo chính là thuộc về hệ phái Du Già, phương pháp Phật từ nơi rất xa tương ứng với bạn, mỗi ngày chúng ta làm công khóa chính là như vậy. Cho nên, trong “Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận” có cái gọi là “Sự bộ pháp”, “Hành bộ pháp”, “Du già pháp”, và “Vô thượng mật bộ pháp”. “Sự bộ pháp” thì mọi người đã biết rồi, Sự bộ pháp này thật ra ở nơi xa tiến lại gần, ở trên đỉnh đầu hợp nhất với bạn, đây chính là Sự bộ pháp. Khi bạn thật sự hợp nhất rồi thì cũng đại diện cho pháp Vô thượng mật bộ.

Tôi đã giảng “Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận” rồi, giảng từ đầu tới cuối, chưa từng có ai giảng, chỉ có tôi giảng. Cho nên toàn bộ “Du già bộ pháp”, các bạn đều biết hết cả rồi.

Mọi người đều biết Phật Thích Ca Mâu Ni giảng pháp Bát Nhã, Di Lặc Bồ Tát giảng pháp Duy Thức, Phật Nhiên Đăng giảng pháp Chân Như, Long Thụ Bồ Tát giảng pháp Trung Quán. Bạn muốn học Phật ư? Những pháp này tôi đều biết cả! Xem bạn muốn học pháp gì, tôi đều hiểu, tôi đều biết. Muốn phân tích được tường tận như thế này, trên thế giới này đã rất hiếm có rồi, cái quan trọng nhất là bản thân bạn phải đi thực hiện. Pháp trong Mật giáo coi trọng thực tu, thực tu cũng không phải là trên lý luận, mà là đi chứng minh trên thực tế.

Giống như Phật Thích Ca Mâu Ni nói tứ Thánh đế, đến cuối cùng, trong “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” ngài giảng “vô khổ tập diệt đạo”, đây chính là tính Không, chính là nói về tính Không. Đến cuối cùng thì lấy tính Không đó ra, phối hợp với tính Không để đi tu khổ tập diệt đạo, bạn có thể chứng minh bạn chính là Phật.

Tu lục độ ba la mật, bạn lấy tính Không ra phối hợp với lục độ ba la mật, bạn mới có thể chứng minh thành Phật, bởi vì “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” nói đến chính là tính Không. Còn vô khổ tập diệt đạo? Rõ ràng Phật Đà nói có khổ tập diệt đạo, vì sao “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” lại nói không có khổ tập diệt đạo? Chính là tính Không cần phối hợp với khổ tập diệt đạo để tu thì mới có thể chứng minh.

Tính Không cần phối hợp với sáu ba la mật để tu, tính Không không phối hợp với sáu ba la mật để tu, bạn chỉ tu mỗi bố thí ba la mật thì chỉ có thể đạt được phúc trời, đi đến các cõi trời, có được phúc báo lớn nhất. Nếu bạn không phối hợp với tính Không thì không thể có thành tựu, đây chính là pháp Bát Nhã.

Nói với mọi người như vậy là bạn hiểu rồi, ở đây đều đang chứng minh “bạn chính là Phật, Phật chính là bạn”. Hy vọng mọi người hiểu được rõ ràng. “Bạn chính là Phật”, tự bạn đi chứng minh. “Tôi chính là Phật”, tự tôi chứng minh.

Vâng, hôm nay nói tới đây. Om mani padme hum.

29/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

084. Bảo bình khí

Hôm nay tôi lại nói với mọi người về Bảo bình khí, bởi vì có đệ tử hỏi: “Rốt cục tu Bảo bình khí vào lúc thì nào tốt?” Vấn đề này trước đây trong “Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận” tôi đã từng nhắc đến. Bởi vì khi nào tu pháp này cũng phân thành hai phe, một phe chủ trương sau khi tương ứng Ngoại pháp rồi, cũng tức là sau khi tương ứng Bổn tôn rồi, mới có thể tu Bảo bình khí. Một phe khác thì chủ trương khi tu Tứ gia hành đã có thể tu Bảo bình khí rồi, cũng tức là ngay khi bạn quy y và nhận quán đảnh xong là có thể tu Bảo bình khí.

Bản thân tôi nghĩ thế này, bởi vì Bảo bình khí có thể nói là một khởi đầu của Nội pháp, cũng là một nền tảng của Nội pháp, một điểm quan trọng nhất. Tôi thì tùy thuận mọi người, bạn muốn sau khi tương ứng pháp Bổn tôn xong mới tu cũng được, muốn sau khi quy y nhận quán đảnh xong thì bắt đầu tu Bảo bình khí luôn cũng được. Nhưng bạn nhất định phải nhận thức rõ ràng về pháp Bảo bình khí, bởi vì Bảo bình khí là cực kì quan trọng trong sự khởi đầu tu Nội pháp.

Trong khẩu quyết trọng yếu của Orgyen, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đã nói: “Bình khí là quan trọng số một, tất cả công đức đến từ bình khí!” Điểm này cực kì quan trọng, cho nên nhất định phải tu bình khí.

Vì sao gọi là Bảo bình khí? Bởi vì phía bên dưới là nửa cái bình, bên trên lại có nửa cái bình đè xuống, cho nên gọi là bảo bình.

Thật ra bảo bình khí có ba loại: một loại là bảo bình khí của Tề luân, một loại là bảo bình khí của Tâm luân, một loại là bảo bình khí của toàn thân.

Nhưng bảo bình khí ở Tâm luân rất dễ khiến cho tâm khí động, như thế sẽ sinh ra phiền phức. Còn bảo bình khí của toàn thân, trước khi tu bảo bình khí ở Tề luân thì cũng vẫn không được tu. Cho nên thứ chúng ta nói đến chỉ là nói đến bảo bình khí của Tề luân hạ đan điền.

Khẩu quyết quan trọng nhất của nó có bốn giai đoạn hơi thở: một là dẫn, chính là hít khí vào, hai là đầy, ba là tiêu, bốn là tán.

Trước đây tôi từng dạy mọi người, hít một hơi khí, từ từ hít vào một hơi khí, cất giữ ở hạ đan điền. Sau khi khí đầy rồi, một ép chính là thượng khí ép xuống, một nâng chính là hạ khí nâng lên, chính là hai cái nắp. Ép xuống, giữ cho khí tồn tại ở chỗ đan điền, chính là pháp Bảo bình khí. Khẩu quyết quan trọng nhất là thượng khí nhất định phải ép xuống, hạ khí nhất định phải nâng lên, đan điền biến thành giống như một bảo bình, giữ khi ở đó, đây là yếu điểm quan trọng nhất.

Vì sao thượng khí ép xuống, hạ khí nâng lên? Bởi vì như thế thì khí mới có thể đi vào trung mạch, một khi khí đi vào trung mạch thì có thể sử dụng. Khí không đi vào trung mạch thì là khí bình thường, không phải là khí trí huệ mà còn là khí nghiệp chướng. Chúng ta tu pháp về khí, chủ yếu chính là phải biến khí nghiệp chướng thành khí trí huệ đi vào trung mạch.

Khí không nhất định phải thở ra toàn bộ, nếu thở ra toàn bộ thì bạn không thể nào sử dụng, cho nên phải giữ lại một ít khí vẫn còn ở chỗ đan điền, bất kì lúc nào cũng có thể sử dụng, điểm này rất quan trọng.

Cách tu pháp Bảo bình khí cũng phân thành hai loại: có một loại là Bảo bình khí nhu hòa, một loại là Bảo bình khí cương mãnh. Bảo bình khí nhu hòa chủ yếu là khi hít vào thì rất chậm, rất mảnh, rất dài. Bảo bình khí cương mãnh chính là khí vào rất nhanh, rất ngắn, rất mạnh. Nhưng mà nhanh, ngắn, mạnh có hại, vì sao? Bởi vì dễ bị thương tổn. Trong lúc bạn thở nhanh, ngắn, mạnh còn có “xạ tức”, nếu mà phụt khí ra thì khí sẽ lập tức xung lên đỉnh đầu, mắt sẽ đỏ, răng sẽ đau, đầu cũng sẽ đau, còn bị chảy máu cam nữa, tuổi thọ cũng sẽ ngắn đi, tổn thương đến não, cho nên Bảo bình khí cương mãnh sau này chúng ta sẽ nói đến.

Còn chúng ta tu Bảo bình khí nhu hòa, khi nhu hòa, bạn giữ khí đầy rồi, sau khi giữ rồi thì từ từ tiêu tán. Phải tiêu như thế nào? Bạn phải dùng ý niệm để dẫn khí từ lỗ chân lông thoát ra, đây chính là cách tiêu khí thứ nhất. Cách thứ hai thì sao? Bạn dùng ý niệm để xung khí lên đỉnh, xung lên phía trên đỉnh đầu. Nếu không thành thì bạn lại thở khí ra từ mũi và miệng, thật sự là không nhịn thở được nữa rồi thì thở khí ra. Phần khí này rất quan trọng, cực kì quan trọng.

Khi khởi đầu tu luyện Nội pháp là phải luyện nín thở trước. Bạn phải giữ được khí ở bên trong hai phút. Khi mới bắt đầu thì đừng miễn cưỡng, khi mới bắt đầu bạn hãy luyện từ nửa phút, một phút, một phút rưỡi, đừng miễn cưỡng, từ từ luyện tập, luyện đến khi có thể nhịn thở được hai phút. Bạn có thể ứng dụng khối khí này để thực hiện sáu pháp thành tựu - Đại thành tựu cầu vồng. Chính là ứng dụng khối khí này để sinh ra chuyết hỏa, ứng dụng khối khí này và chuyển hóa để làm tan minh điểm. Cho nên khẩu quyết Orgyen quan trọng nhất của Liên Hoa Sinh Địa Sĩ là nói “Tất cả lấy bình khí làm công đức”, trọng điểm chính là nằm ở đây.

Vậy còn cách tiêu tán thì sao? Phải dẫn khí đi ra từ lỗ chân lông, phải dẫn khí ở đầy ắp trong thân từ lỗ chân lông đi ra. Dùng cách xạ khí xung đỉnh, phụt khí ra từ đỉnh đầu. Khi thật sự không nhịn thở được nữa thì mới thở mạnh ra từ mũi, miệng. Bảo bình khí nhu hòa vẫn cần phải chú ý một chút, đừng quá cương mãnh.

Khẩu quyết dùng khí, vận khí quan trọng nhất là “hạ đề”, khí bên dưới phải nâng lên, khí bên trên phải ép xuống, tạo nên một cái bảo bình. Biến cái khối khí này thành hình dạng như một cái bảo bình, làm rồi thì bạn sẽ biết, bởi vì bạn sẽ cảm giác thấy khí thật sự ở tại đan điền. Nếu có thể khiến cho nó đi vào trung mạch thì sẽ biến thành khí trí huệ, đây là một trọng điểm, rất quan trọng.

Bạn tu thành bảo bình khí rồi, chuyết hỏa mới có thể thành. Không tu thành bảo bình khí, chuyết hỏa của bạn sẽ rất khó tu thành, bởi vì bảo bình khí là cơ sở của tất cả Nội pháp, là nền tảng, là cực kì quan trọng.

Pháp Tứ gia hành là nền tảng của Ngoại pháp, Bảo bình khí là nền tảng của Nội pháp. Hôm nay giảng tới đây thôi. Om mani padme hum.

30/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

085. Pháp Bố đàn

Có người nói Lư Sư Tôn giảng Đại thành tựu cầu vồng, giảng nhiều như vậy, nhưng mà vì sao vẫn chưa nhắc tới pháp Bố đàn? Hôm nay đúng lúc phải nói đến pháp Bố đàn.

Pháp Bố đàn cũng chính là nơi mà bạn phải tu hành. Mật giáo có quy định công khóa, yêu cầu bạn làm “bài tập về nhà”. Học sinh đi học về làm bài tập về nhà. Mỗi khi chúng ta tu pháp đều phải ở tu trước đàn thành.

Pháp Bố đàn chính là phải bố trí một đàn thành Mật giáo rất đơn giản, rất trang nghiêm. Đàn thành là nơi vạn đức giao quy, là nơi rất thần thánh, để khi bạn bước vào trong đó thì sẽ sinh tâm hoan hỷ, nhìn thấy đàn thành là trong lòng bạn sẽ thấy vui sướng, vui thích với việc ngồi lâu. Rất vui sướng, rất thích thú ngồi ở trong đó, có thể yên tĩnh tu pháp của bạn, cho nên pháp Bố đàn của Mật giáo rất quan trọng.

Pháp Bố đàn đương nhiên là lấy Bổn tôn của bạn làm chủ, bạn tu Bổn tôn nào thì cần đặt Bổn tôn đó ở chính giữa. Ở lớp thứ hai xung quanh là quyến thuộc của Bổn tôn. Bổn tôn đều có quyến thuộc, ví dụ bên cạnh A Di Đà Phật chính là có Quan Âm, có Đại Thế Chí. Bạn tu Bổn tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, bên cạnh Dược Sư Phật chính là có Nhật Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, còn có mười hai Dược Xoa. Có Bổn tôn rồi, có quyến thuộc rồi, sau đó bên dưới mới bày Hộ pháp. Hộ pháp ở tầng thứ ba, Kim cang Hộ pháp, v.v… Những Hộ pháp này có thể bày ở tầng thứ ba, đó là cách bố đàn thông thường.

Lại có người nói bên phải đàn thành có thể bày tháp xá lợi, bên trái thì đặt kinh điển mà thường ngày ta hay tụng. Dùng cái gì để làm trang nghiêm đàn thành đây? Dùng thangka, rất tốt. Thangka là rất trang nghiêm, bạn hãy bày một vài tấm thangka, những thangka có liên quan đến Bổn tôn. Cũng có thể dùng ô lọng để làm trang nghiêm, lại có thể dùng cờ Phật để làm trang nghiêm, dùng tấm màn hoa để làm trang nghiêm. Dùng đèn để làm trang nghiêm, nhất định phải dùng đèn. Dùng hoa làm trang nghiêm, dùng lông chim công để làm trang nghiêm. Những thứ để làm trang nghiêm đàn thành này bạn đều phải làm.

Ngoài ra quan trọng nhất là bạn phải bày bát cúng. Mật giáo chủ trương dùng tám món cúng, Chân Phật Tông chúng ta cũng dùng bát cúng. Bát cúng có khi dùng hai hàng, hai hàng thì có một hàng là đồ cúng thật sự, một hàng là quán tưởng biến hóa. Bạn có thể dùng những món đồ ở hàng đó cầm lên để làm quán tưởng biến hóa.

Bát cúng là những thứ gì? Bát cúng là hoa, hương, đèn, trà, quả, trong đó trà có hai loại, một loại là nước sạch, một loại là nước mộc dục - nước mộc dục chính là nước tắm gội. Nước tắm gội tức là cho một chút xà bông vào để cho Phật Bồ Tát tắm gội, rửa mặt. Wash hand [rửa tay], wash face [rửa mặt], wash body, là dùng để tắm gội. Đây là ý nghĩa tượng trưng, ý nghĩa chính là chúng ta cúng dường cho các vị. Cũng không nhất định là ý nghĩa này, nhưng đây là cúng dường của chúng ta, là tâm ý của chúng ta, cúng dường chính là biểu thị tâm ý của chúng ta.

Ở trong bát cúng còn có hai loại hương: một loại là hương đốt, có thể đốt lên tạo thành mùi thơm, một loại là phấn thơm, chính là loại phấn thơm xoa lên người, gọi đây là phấn thơm.

Trong đó còn có một vỏ ốc như ý, vỏ ốc như ý rất đặc biệt, vì sao phải cúng vỏ ốc như ý? Biểu thị là để cho Phật Bồ Tát vui vẻ, tất cả mọi thứ trong tâm đều vô cùng hài lòng, cũng tức là khiến cho hành giả (người tu hành) thấy hài lòng, cho nên gọi là ốc như ý.

Như vậy tổng cộng là tám loại, hoa hương đèn trà quả, trà có hai loại, hương có hai loại, rồi cộng thêm một cái vỏ ốc như ý, vừa đúng tám loại.

Cần phải hiểu quy tắc bố đàn của Mật giáo. Khi bạn tu pháp có rất nhiều quy tắc Mật giáo. Khi chúng ta tu pháp, có khi tu tiêu tai, có khi tu tăng ích, có khi tu hàng phục, có khi tu kính ái, cho nên pháp đàn cũng phải thay đổi. Pháp đàn cũng có quy tắc, đàn hình vuông, đàn hình tam giác, đàn hình tròn, đàn hình bán nguyệt, đều có quy định riêng. Vì sao phải làm như vậy? Bởi vì để giữ được đạo lý về ý nghĩa và sự tương ứng.

Ngoài ra, bố đàn cũng có màu sắc, khi làm tiêu tai thì dùng đàn màu trắng, dùng màu trắng tượng trưng cho thanh tịnh. Kính ái dùng đàn màu đỏ, tượng trưng cho sự nhiệt tình. Màu đỏ tượng trưng cho sự nồng nhiệt, đúng không? Hàng phục thì dùng màu lam, màu đen, tượng trưng cho sức mạnh của nó sẽ sinh ra. Thế còn tăng ích? Dùng màu vàng là tốt, vì sao dùng màu vàng? Bởi vì là vàng mà! Vàng thì giống màu vàng nhất rồi. Màu sắc của vàng, chà, bày màu sắc quý giá nhất đó ra. Tất cả đều là để có được tương ứng.

Tiêu tai dùng màu trắng là rất tốt, bởi vì màu trắng là màu sắc thanh tịnh nhất, tượng trưng cho sự sạch sẽ nhất, dùng màu trắng để những thứ đen sẽ chạy mất, những thứ trắng sẽ đi vào. Cho nên chúng ta tu Cửu tiết Phật phong chính là hít vào là màu trắng, thở ra là màu đen. Hít trắng thở đen, trắng vào đen ra, đều là biểu thị ý nghĩa tiêu nghiệp chướng.

Cho nên bạn nhìn xem, pháp đàn tiêu tai rất có ý nghĩa, màu trắng rất thanh tịnh. Đàn kính ái dùng màu đỏ biểu thị nhiệt tình, người người khao khát. Đàn tăng ích, chà, vàng! Dùng màu vàng. Đàn hàng phục dùng màu đen biểu thị sức mạnh, màu đen, màu lam biểu thị có sức mạnh rất lớn sản sinh ra.

Nó đều có ý nghĩa riêng, có phương vị riêng. Khi bố trí bạn phải xem, địa điểm tốt nhất là ở nơi tương đối yên tĩnh. Nơi có tàng phong tụ khí, tức là khí ở nơi đó sẽ không chảy mất, tụ lại ở nơi đó. Nơi tàng phong tụ khí là nơi tốt nhất.

Khi tôi nói về phong thủy, tôi sẽ nói với mọi người một chút về thế nào là tàng phong tụ khí. Trước tiên bạn phải chọn một căn phòng tàng phong tụ khí, căn phòng tốt nhất, tốt nhất là nơi tàng phong tụ khí thì bạn mới có thể bố đàn. Phật Bồ Tát rất hoan hỷ, có thể giáng lâm tới nơi đó. Nơi này đại diện cho báo thân của Phật Bồ Tát, báo thân Phật ở nơi đó. Pháp thân Phật ở tại hư không, báo thân Phật ở tại đàn thành, bản thân bạn chính là ứng thân Phật. Ba thân pháp-báo-ứng đều có rồi, tu hành chính là như vậy.

Bạn hiểu pháp Bố đàn rồi thì hãy bày pháp đàn cho tốt, tu cho tốt, có sự kiên trì, có tâm bền bỉ, nhất định sẽ có thành tựu.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum.

30/08/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

086. Nói về quán tưởng (1)

Mạn đàm về quán tưởng, trong tu trì Mật giáo có chú, thủ ấn và quán tưởng, trong đó tương đối đặc thù chính là quán tưởng. Quán tưởng nói một cách đơn giản là dùng ý, cái này rất đặc thù. Đặc biệt là khi bạn đang dùng ý, bạn có thể ngăn chặn huyễn tưởng, ngăn chặn tạp niệm, rất nhiều huyễn tưởng, tạp niệm, vọng niệm thì trong lúc bạn dùng ý, bạn sẽ ngăn chặn được chúng sinh ra.

Trong pháp của Mật giáo, có rất nhiều loại phương pháp quán tưởng. Bày đàn thành rất quan trọng thì tôi đã giảng rồi. Bày đàn thành chính là một loại quán tưởng, đây gọi là quán đạo tràng. Khi nào thì có thể dùng quán đạo tràng? Khi bạn đi ra ngoài thì có thể dùng cách quán này. Bạn đi ra ngoài không ở trong nhà mình, không thể nào ở tại đàn thành trong nhà mình để tu pháp được, vậy bạn có thể dùng cách quán đạo tràng này. Đây là một phương pháp quán đạo tràng rất tốt.

Tôi thường nói hành giả Mật giáo chúng ta khi lên máy bay làm sao để cho bạn ở trên máy bay thấy yên tâm? Ở trên máy bay muốn có thể yên tâm thì bạn cần làm một loại quán tưởng. Sau khi bạn lên máy bay, bạn ngồi yên lặng, ngồi yên một chỗ, quán tưởng đàn thành và chư Phật ở trước mặt bạn, quán tưởng Bổn tôn ở trước mặt bạn, đây chính là quán đạo tràng.

Bạn đi ra ngoài tu pháp, bạn ở trong hotel khách sạn, bạn cũng có thể dùng quán đạo tràng. Bạn cảm thấy nơi này không thanh tịnh lắm, chúng ta nên làm thế nào? Bạn có thể quán tưởng khách sạn thành một đóa hoa sen lớn thanh tịnh.

Giả sử bạn ngồi trên giường tu pháp, bạn hãy quán tưởng giường thành một đóa hoa sen lớn thanh tịnh, hành giả ngồi bên trên hoa sen, như vậy là cực kì trang nghiêm. Làm quán tưởng đạo tràng trước, sau đó quán tưởng giường mình - nơi không thanh tịnh, quán tưởng thành hoa sen thanh tịnh. Điều này rất quan trọng, quán tưởng xong rồi thì có thể tu pháp.

Ngồi trên máy bay bạn dùng cách quán đạo tràng, đàn thành của bạn sẽ xuất hiện. Sau đó bạn quán tưởng Bổn tôn từ nơi xa di chuyển đến trên đỉnh đầu bạn, ngồi trên đỉnh đầu bạn, lúc này bạn sẽ được yên tâm. Người ngồi trên máy bay nhưng trong lòng thì lại rất bình yên, bởi vì Bổn tôn ở cùng với bạn.

Vì thế khi tôi lên máy bay, tôi đều làm quán tưởng Bổn tôn, quán tưởng Bổn tôn trụ đỉnh, sau đó niệm chú Bổn tôn, trong lòng sẽ có được sự bình an. Không chỉ là như vậy, một khi Bổn tôn đã đến trên đỉnh đầu bạn, ngài sẽ bảo hộ bạn, toàn bộ máy bay đều nằm dưới sự bảo hộ của Bổn tôn, đây chính là một loại quán tưởng rất bình an. Tâm lý cực kì an tịnh, Bổn tôn ngồi trên đầu bạn, cùng bạn ngồi trên máy bay. Cho nên hành giả Mật giáo chúng ta đi tới đâu đều không tách rời Bổn tôn.

Ở trong đây có vài quán tưởng, trong Mật giáo rất quan trọng, quán đạo tràng rất quan trọng. Nếu bạn đi ra ngoài thì hãy dùng quán đạo tràng để tu hành. Ở trong nhà không có đàn thành cũng phải dùng quán đạo tràng để tu hành. Nếu không tiện bày đàn thành cũng có thể dùng quán đạo tràng để tu hành.

Tiếp theo còn có quán nguyệt luân, quán nguyệt luân là quán tưởng mặt trăng ngày mười lăm âm lịch rất tròn, trăng màu xanh rất tròn. Thông thường mà nói chúng ta quán tưởng như thế này là quán tưởng Thai tạng giới. Quán tưởng trong hư không vũ trụ mọc lên một vầng mặt trăng, mặt trăng này hình tròn, màu xanh, vô cùng trang nghiêm.

Trên bầu trời chúng ta nhìn thấy mặt trời mặt trăng, vì sao lại chọn mặt trăng? Mặt trăng tương đối dịu mát, màu sắc thuần khiết, có một cảm giác của sự thanh tịnh. Bởi vì mặt trời không dễ để nhìn vào, bạn nhìn mặt trời thì mắt bạn sẽ chảy nước mắt, không dễ nhìn mặt trời. Mặt trăng ở trong hư không, mọc lên một mặt trăng, đây là một quán tưởng rất trang nghiêm, một tâm cảnh rất mát mẻ.

Sau khi quán mặt trăng, cũng có quán chú tự. Chú tự là bình thường khi chư Phật sinh ra có một chữ, có một chữ là chủng tử tự của tất cả Phật Bồ Tát, chính là chữ Ah, là chủng tử tự của mọi vị Phật Bồ Tát, cho nên có một quán tưởng rất quan trọng chính là quán chữ Ah.

Quán tưởng chữ Ah này là từ trong nguyệt luân có một chữ Ah xuất hiện. Vì sao quán chữ Ah lại tương đối quan trọng? Bởi vì Ah đại diện cho sự sinh ra của mọi vị Phật Bồ Tát, nguyệt luân đại diện cho Thai tạng.

Chúng ta thường niệm chú tam tự minh “Om ah hum”. Chữ Om này cũng rất vĩ đại. Om - duy nhất một chữ Om. Om đại diện cho vũ trụ, vô hình. Ah đại diện cho Phật sinh ra. Hum đại diện cho thành tựu. Ba chữ này cực kì có ý nghĩa.

Om chính là vũ trụ, Ah chính là Phật sinh ra, Hum chính là thành tựu. Ba chữ này gọi là chú tam tự minh, là một câu chú rất hay. Dùng chữ Ah đại diện cho sự sinh ra của chư Phật Bồ Tát, cho nên trong Mật giáo, chữ Ah vô cùng quan trọng. Có người quán tưởng chữ Ah này mà đã thành tựu.

Hôm nay nói tới đây. Om mani padme hum.

02/09/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

087. Nói về quán tưởng (2)

Chúng ta lại mạn đàm về quán tưởng. Đầu tiên có nguyệt luân, sau đó có chú tự, từ bên trong chú tự có thể xuất hiện Bổn tôn, đây là một thứ tự quán tưởng. Mọi người thử nghĩ xem, vì sao phải như vậy? Bởi vì Mật giáo nói rằng tất cả đều đến từ hư không, trước tiên hư không có Thai tạng nguyệt luân, bên trong nguyệt luân có chủng tử chữ Ah. Bổn tôn từ trong chủng tử sinh ra, tức là từ bên trong chữ Ah xuất hiện Bổn tôn của bạn. Đây là một trình tự, một trình tự sinh ra.

Cho nên tiếp theo sẽ là quán Bổn tôn, từ bên trong chủng tử sinh ra Bổn tôn, Bổn tôn chính là ở trong hư không. Từ Bổn tôn lại sinh ra quán nhập ngã ngã nhập, Bổn tôn và ta hợp nhất, như thế này sẽ trở thành Du già, chính là Kim cương thừa, chính là Mật giáo.

Vì thế, sau khi quán tưởng rõ ràng chủng tử rồi, từ trung tâm của chủng tử sẽ xuất hiện Bổn tôn, bởi vì Phật Bồ Tát từ Thai tạng chủng tử tự sinh ra Bổn tôn, Bổn tôn xuất hiện trong hư không, bạn có thể niệm chú Tứ nhiếp “Cha Hum Ban Ho”. Đây chính là chú Tứ nhiếp, tức là thỉnh Bổn tôn ở trong hư không (Cha), di chuyển đến trước mặt bạn (Hum), rồi ngồi trên đỉnh đầu bạn (Ban), sau đó đi vào bên trong thân thể bạn, hợp nhất với bạn (Ho). Quán tưởng này gọi là quán nhập ngã ngã nhập.

Mấy loại quán tưởng này đều rất quan trọng, đầu tiên có quán nguyệt luân, quán chủng tử tự, sau đó là quán Bổn tôn, cuối cùng chính là quán nhập ngã ngã nhập, Bổn tôn đi vào bên trong thân thể bạn hợp nhất với bạn.

Trong sát-na, bạn đã hợp nhất với Bổn tôn rồi. Mật giáo dựa vào mấy quán tưởng quan trọng này để tu hành, từ bên trong quán tưởng của bạn cuối cùng biến thành chân thực, chính là Yoga tương ứng, đây là thứ tự tu pháp. Mấy quán tưởng này cực kì quan trọng, đó là quán đạo tràng, quán nguyệt luân, quán chủng tử tự, quán Bổn tôn và quán nhập ngã ngã nhập.

Chi tiết về quán nhập ngã ngã nhập, trước đây tôi đã giảng rồi. Cha - Bổn tôn xuất hiện tại hư không, Hum - di chuyển đến trước mặt bạn, ở ngay trước mặt, Ban - ngồi trên đỉnh đầu bạn, Ho - đi vào bên trong thân thể bạn, đây là chú Tứ nhiếp. Hành giả mỗi lần làm quán tưởng phải niệm 108 biến chú Bổn tôn, dùng chú ngữ, dùng thủ ấn và tưởng niệm để Bổn tôn và bạn hợp thành một, đây chính là tu hành của Mật giáo.

Chúng ta ngồi trên máy bay cũng có thể làm như vậy, Cha Hum Ban Ho, Bổn tôn đi vào bên trong thân thể bạn, bạn và Phật cùng ngồi trên máy bay. Máy bay này sẽ bay rất bình yên, trong lúc bay sẽ rất bình yên, rất như ý, rất cát tường. Sẽ không có sự việc gì xảy ra, cho dù có việc gì xảy ra thì cả người bạn cũng sẽ bay lên. Bay đến đâu đây? Bình an là được rồi, bình an chính là phúc. Hành giả chúng ta không cần sợ hãi, bởi vì Bổn tôn, Phật và bạn ở cùng nhau mà. Bạn chính là Phật, bạn đã biến thành Phật rồi.

Quán tưởng chi tiết, bạn phải quán tưởng và niệm chú rất kĩ càng, rất rõ ràng, ở trên máy bay cũng có thể tu như vậy. Ở trong khách sạn bạn cũng có thể tu như vậy. Về cơ bản, tu pháp của chúng ta chính là quán tưởng, trì chú, nhập tam ma địa, đây là Chính hành. Tu Chính hành trong nghi quỹ Chân Phật Mật Pháp của chúng ta là quán tưởng, trì chú, nhập tam ma địa, nhập tam ma địa chính là ở trong định, biểu thị Phật và ta hợp nhất, định ở trong trạng thái là một đó chính là nhập tam ma địa.

Mọi người hãy suy nghĩ, sau khi trở về hãy luôn luôn ghi nhớ trong tâm năm pháp quán tưởng này, đối với cơ sở tu hành của Mật giáo, bạn có thể hiểu rõ tu pháp về mặt cơ bản, thì bạn sẽ hiểu được Mật giáo tu như thế nào.

Trong vũ trụ này có rất nhiều lực thần diệu, ví dụ lực của chân như, đó là một sự ấn tâm rất mạnh, ánh sáng xuất ra kết hợp với ánh sáng ở đối diện, chính là ấn tâm, chính là lực của chân như.

Kiểu tương ứng giữa Thích Ca Như Lai và Đại Ca Diếp của Thiền tông gọi là “chân như tương ứng”, tương ứng chân như do ánh sáng và ánh sáng kết hợp với nhau. Bát nhã này là một vòng tròn, pháp Bát Nhã mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói là một vòng tròn ánh sáng cực kì viên mãn, đầy ắp trong hư không.

Duy Thức mà Di Lặc Bồ Tát nói chính là lột bỏ từng lớp từng lớp, tiến vào bên trong ý thức sâu nhất, sâu nhất, phát hiện ra chân như, trên thực tế điểm ánh sáng của Phật tính đó chính là duy thức, ánh sáng của duy thức.

Pháp Du Già, thứ mà bây giờ chúng ta đang tu là pháp Du Già Mật giáo, còn gọi là pháp tương ứng. Pháp tương ứng chính là vũ trụ có một ánh sáng rất lớn, chính là ý thức vũ trụ. Bên trong thân thể chúng ta có ánh sáng nhỏ, dùng ánh sáng nhỏ tiến vào trong ánh sáng lớn của vũ trụ, chính là pháp Du Già. Pháp Du Già tối thắng chính là Tử quang tiến nhập vào bên trong Mẫu quang.

Trung Quán là thế nào? Trung Quán chính là một loại sóng của ánh sáng, nhưng trong sóng của ánh sáng, bạn phải tìm được con đường đạo thuộc về chính mình, đó chính là pháp Trung Quán.

Những pháp này đều ở trong ánh sáng, đều rất vĩ đại. Là Lư Sư Tôn dùng các phương pháp để nhận thức, để tìm hiểu, để hiểu rõ, để thâm nhập. Phật giáo hiện tại chính là năm loại pháp tu hành: pháp Chân Như, pháp Bát Nhã, pháp Duy Thức, pháp Du Già, pháp Trung Quán. Hiện tại, những hướng dẫn của Phật giáo không rời xa năm loại pháp này.

Hôm nay tôi nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

02/09/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

088. Sự trân quý của truyền thừa

Hôm nay tôi sẽ nói một chút về sự trân quý của truyền thừa. Vào thời hiện đại này mà nói, truyền thừa Chân Phật Tông là vô cùng trân quý. Chúng ta có truyền thừa của Hồng giáo, có truyền thừa của Bạch giáo, cũng có truyền thừa của Hoàng giáo, còn có truyền thừa của Hoa giáo. Dòng chảy pháp của bốn truyền thừa lớn này tập hợp lại với nhau, đây là hiện tượng rất hiếm có.

Mật pháp của chúng ta cũng là cao nhất, ví dụ pháp Đại viên mãn, pháp Đại thủ ấn, pháp Đại viên thắng huệ, pháp Đại Uy Đức Kim Cang, pháp này cũng là cao nhất. Chân Phật Tông chúng ta không chỉ có truyền thừa rất trân quý mà pháp cũng rất trân quý, quang vinh mà chúng ta đạt được cũng rất thù thắng.

Giống như lần này chúng ta làm pháp hội, Pháp Vương tối cao trong số các Hoạt Phật Tây Tạng - Pháp Vương Ganden Tripa, ngài đã đến chỗ của chúng ta ở đây, ngài đã tặng cho Sư Tôn những pháp khí mà ngài đã dùng qua. Chuông này, chày này, trống này, ngoài ra còn có pháp bảo trân quý, ví dụ pháp bào của Pháp Vương ngài cũng tặng cho tôi. Tặng pháp bào của Pháp Vương cho tôi có ý nghĩa cực kì lớn, đây chính là một sự trân quý của truyền thừa.

Trong Mật giáo mà nói, có nói đến ấn chứng, cho nên việc tặng pháp bào của Pháp Vương cho bạn có thể nói cũng là một sự ấn chứng. Chúng ta không chỉ có như vậy mà thôi, địa vị của Rinpoche Hoạt Phật Tây Tạng vốn dĩ rất cao quý, giống như lần này Uy Quang Lôi Tạng Tự ở Los Angeles làm pháp hội, có hai vị Rinpoche, tôi nói với họ: “Các vị không cần đến để tôi quán đảnh.”, nhưng họ nói: “Nhất định phải nhận quán đảnh của Liên Sinh Hoạt Phật thì mới cam tâm tình nguyện.” Tôi nói với họ: “Các vị đã là Rinpoche rồi, không cần đến nhận quán đảnh.” Nhưng họ cứ kiên trì muốn nhận quán đảnh, đây cũng là một sự ấn chứng.

Nhìn chung mà nói, Rinpoche còn cần nhận quán đảnh gì chứ, họ đã là Hoạt Phật rồi. Nhưng họ cho rằng, Sư Tôn còn cao hơn cả Rinpoche, cho nên vẫn phải trân quý. Hai chữ “trân quý” này, họ gọi là H.H [His Holiness] có thể nói đấy là “high high”, rất cao, cao nhất đó. Pháp Vương Ganden Tripa, vị Pháp Vương cao nhất trong số Hoạt Phật Tây Tạng, đã tặng áo bào của Pháp Vương cho tôi. Cho nên những Rinpoche đó đến đều là đến để nhận quán đảnh. Rinpoche đến quy y Chân Phật Tông chúng ta rất nhiều đó! Sớm nhất thì có Dacheng Rinpoche, gần đây có Thubten Gyatso, họ đều đến quy y Chân Phật Tông chúng ta.

Vì thế, pháp lưu của Chân Phật Tông đã tỏa ra một loại hào quang, giống như đại thành tựu cầu vồng vậy. Người ta chỉ nhìn thấy tôi là sẽ sản sinh ra một sự biểu cảm vô cùng kinh ngạc, hơn nữa còn phát hiện ra ánh sáng chói lọi trên người tôi, trên người tôi có ánh sáng. Bởi vì trên người có ánh sáng rồi, họ sẽ thật lòng khâm phục, họ sẽ đến để nhận quán đảnh, quy y. Nguyên nhân chủ yếu chính là một dạng sức mạnh thu hút triệu gọi, sau khi một dạng hào quang phát ra, họ nhìn thấy và tự nhiên đến nhận quán đảnh, tự nhiên đến quy y, tự nhiên đem pháp bào của Pháp Vương tặng cho tôi.

Sự việc kiểu này cũng không thể tùy tiện nói ra, tôi bảo họ không cần đến nhận quán đảnh, họ nói tôi nhất định phải đến nhận quán đảnh. Bảo họ không cần quy y, bạn đã là Rinpoche rồi, đều là Hoạt Phật rồi mà, nhưng họ nhất định phải đến nhận quán đảnh và quy y từ Chân Phật Tông Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, đây là việc mà mọi người đã tận mắt nhìn thấy.

Đẳng cấp của họ được phân rất rõ ràng, người nào ngồi ở vị trí cao, người nào ngồi ở vị trí thấp, phân biệt rất rõ ràng. Người ở vị trí cao cũng đến nhận quán đảnh của Chân Phật Tông Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, sau đó để cho họ quy y, đây chính là sự thù thắng của pháp lưu Chân Phật Tông.

Cho nên sau này mỗi một vị Thượng sư, mỗi một vị pháp sư đi ra ngoài, trên mặt mọi người đều sẽ có ánh sáng, người ta hỏi về sư phụ của bạn, “A! Ông ấy là Hoạt Phật trong các Hoạt Phật, là Pháp Vương trong các Pháp Vương, là Thượng sư của Hoạt Phật, là sư phụ của Hoạt Phật.” Làm sao để tu được điều này? Có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Bên ngoài thì phải uy nghi và tỏa sáng, bên trong sau khi bạn tu thành, tự nhiên sự uy nghi và tỏa sáng bên ngoài của bạn sẽ hiển hiện ra sự uy nghiêm, hơn nữa còn hiện ra ánh sáng hào quang đó, sức mạnh nhiếp triệu đó.

Pháp lực của Mật giáo là vô cùng phi phàm, tương lai sự siêu thắng của Chân Phật Tông chúng ta là cực kì, không chỉ dừng lại ở bốn triệu đệ tử mà càng có nhiều chúng sinh hơn sẽ vì sự nhiếp triệu của tôi mà sau đó sẽ đến nương dựa vào tôi.

Hôm nay nói tới đây. Om mani padme hum.

17/09/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

(Hết quyển 2)

Mục lục