📓

Hồng quang đại thành tựu - Tập 4

image

Hồng quang đại thành tựu

Địa điểm: Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ. Thời gian: Năm 1993 Quyển số: 625 Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

126. Thập Trụ Tâm Luận - Giác tâm không sinh (1)

Hôm nay chúng ta lại giảng “Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp - tâm thứ bảy: tâm giác tâm không sinh. Chữ “giác” này là cảm giác, cũng tức là cái tâm của cảm giác hoàn toàn không sinh ra.

Lập trường này rất kỳ quái, rất nhiều người không có cách nào hiểu được loại trụ tâm thứ bảy mà đại sư Hoằng Pháp nói đến. Giống như A La Hán, có một kiểu A La Hán gọi là “vô sinh”. Ý nghĩa của “vô sinh” là nói rằng trong thiền định có một cảnh giới rất cao, trong cảnh giới này, tất cả cảm giác đều không có, mọi cảm nhận đều không có, kiểu cảnh giới này gọi là “tâm giác tâm không sinh”, tức là cái loại tâm của cảm giác hoàn toàn không sinh ra.

Trước đây tôi từng kể lão hòa thượng Hư Vân thiền định, ngài đã đến cảnh giới này. Ngài có một lần đang luộc khoai sọ thì thiền định một chút, không ngờ lần thiền định này, đến khi mở mắt ra xuất định thì nhìn nồi khoai sọ trước mặt, lửa đã tắt, không chỉ không có lửa, mà ngay cả khoai sọ cũng lên mốc cả rồi.

Bạn thử nghĩ xem: ngài đã thiền định bao lâu? Ngài nhập định một cái, cho rằng chỉ nhập định một chút thôi, không ngờ nhập định một cái thì ôi chao, khoai sọ của ngài không ngờ mốc meo cả. Như vậy là phải mấy ngày đó! Ngài nhập vào trong định, tuyết rơi mấy ngày, bên ngoài gian nhà cỏ của ngài đã ngập tuyết, không thể nào đi ra được. Ở trong định cảnh này hoàn toàn không còn cảm giác gì cả, có thể nói là tâm cảm giác hoàn toàn không sinh ra, đây là cảnh giới thiền định rất cao thâm.

Nói chung, thiền định này là tiến nhập vào trong một dạng “không tướng”, bất kì một loại cảm giác nào cũng đều không có, điều này rất giống với cái gì? Rất giống với trạng thái của niết bàn. Giả sử khi bạn tu thiền định có trạng thái này, có thể nói với bếp ăn là tôi không cần ăn cơm, tôi đã có thể thiền định rất lâu, có thể thiền định mấy ngày liền. Chà! Thế thì chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền thức ăn. Hy vọng mọi người có thể tinh tấn tiến nhập kiểu thiền định này, nhà bếp của chúng ta sẽ không cần phải nấu nữa, tổ nấu ăn cũng không cần nấu cơm, mọi người đều tiến vào trong thiền định này, chà, rất tốt, có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Không Vương Phật? Chính là vì bản thân ngài có thể nhìn thấu tất cả. Vì sao Phật Đà xuất gia? Xuất gia đòi hỏi phải nhìn thấu tất cả, nhìn thấu rất nhiều thứ. Xuất gia được gọi là sa môn, còn gọi là không môn, cho nên Phật Đà được gọi là Không Vương Phật chính là vì ngài đã nhận ra tất cả đều là không.

Còn như phụ thân của Phật Đà (vua Tịnh Phạn) muốn truyền ngôi vua cho Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Đà không muốn ngồi trên ngôi vua đó, giả sử Phật Đà ngồi lên ngôi vua mà vua Tịnh Phạn truyền lại cho mình thì sẽ đến lúc bị vua Lưu Ly diệt.

Bởi vậy đó là một sự vô thường, ngài đã nhìn thấu cái ngôi vua này, vương vị không phải là vĩnh viễn. Nghĩ mà xem Ấn Độ hiện nay, vương quốc mà vua Tịnh Phạn xưa kia để lại nay ở đâu? Không có, trống không, bao gồm cả nước Xá Vệ, nước Xá Vệ cũng không có, bây giờ cái gì cũng không còn, tất cả thành đống hoang tàn rồi.

Vương vị vốn dĩ là không, chỉ có người không biết mới đi tranh giành cái ngôi vua đó.

Và bạn cần phải làm một Không Vương, tiến vào không môn phải xuất gia, phải nhìn thấu vợ con. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nhìn thấu, Yasodara là thê tử của ngài, ngài cũng nhìn thấu, ngài cũng nhìn thấu con cái, nhìn thấu đứa con trai La Hầu La của mình. Ngài rời bỏ vương vị, rời bỏ mọi hưởng thụ vật chất, rời bỏ thê tử, con trai, rời bỏ mọi tài sản của vương thất, không cần danh, cũng không cần tiền, vợ cũng không cần, con cái cũng không cần, hôn nhân cũng không cần, thế rồi tiến vào không môn, cũng tức là xuất gia. Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi tìm hiểu đại đạo như vậy.

Giả sử bạn vẫn còn quyến luyến những điều này thì tức là bạn đã sinh tâm, nếu có thể nhìn thấu những điều này thì tức là bạn không sinh tâm, cái tâm này không hề phát ra.

Những điều trên đều mang nhiều ý vị, đến được trụ tâm thứ bảy rồi - tâm giác tâm không sinh, là rất khó đạt đến. Chúng ta nhìn mỗi một thứ đều muốn sinh tâm, sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật đều vẫn nằm trong phạm vi sinh tâm. Bạn nhìn tác phẩm nghệ thuật, a, cái này là đồ cổ, thế là bạn đã sinh tâm rồi. Cho đến khi với tất cả mọi thứ, bạn hoàn toàn không có trạng thái cảm giác gì, đây mới là tâm giác tâm không sinh.

Cảnh giới này là định vào một, không chỉ là định vào một mà ngay cả một cũng không có, thì sẽ tiến vào cảnh giới tính Không hoàn toàn. Đạt đến được cảnh giới này rồi, bạn có thể triệu thỉnh được rất nhiều Phật Bồ Tát, trong cảnh giới này có thể nói một cách rất đơn giản là tính Không của bạn đã bộc lộ, là hiện tượng một vùng không gian vũ trụ rộng lớn hoàn toàn. Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Không Vương Phật, có thể tiến vào cảnh giới này mới xem là giải thoát tột cùng.

Nếu với bất kì việc gì bạn đều sinh tâm thì bạn sẽ có vấn vương, nếu không sinh tâm thì sẽ không có vấn vương. Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

14/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

127. Thập Trụ Tâm Luận - Giác tâm không sinh (2)

Chúng ta lại nói về tâm giác tâm không sinh, loại trụ tâm thứ bảy của đại sư Hoằng Pháp.

Bên trong cảnh giới rất sâu này, phải đạt đến ngũ uẩn đều không. Chúng ta từng nói về ngũ uẩn đều không, sắc, thọ, tưởng, hành, thức, những thứ này đều đã không còn gì, không còn một chút cảm giác nào. Không những sắc, thọ, tưởng, hành, thức đã không còn, mà phải cả mười hai nhân duyên cũng không còn. Ngay cả mười hai nhân duyên cũng không còn thì mới có thể tiến vào cảnh giới này.

Mọi người biết rằng, một khi sinh tâm thì sẽ có nhân, loại bỏ rồi, không sinh tâm nữa thì ngay cả nhân cũng không còn. Còn nói về nhân duyên thì chắc chắn là bạn đã sinh tâm rồi thì mới sinh ra duyên, mới có thể kết quả. Bởi vậy nhân quả nhất định là vì đã sinh tâm, tâm ở trong đó mới sinh ra kết quả, mới sinh ra nhân quả. Giả sử bạn không sinh tâm, thì về phương diện nhân quả mà nói, sẽ là trạng thái vô sinh, trạng thái trống rỗng hoàn toàn.

Chúng ta hãy thử nhìn hư không vũ trụ, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể chứng minh được biên giới của vũ trụ ở đâu. Nhân loại chúng ta nghiên cứu hư không rộng bao nhiêu, xa bao nhiêu, sâu bao nhiêu, tàu vũ trụ bay đi rồi lại bay về, còn những nhà nghiên cứu thì đều đã chết hết cả rồi, bởi vì vũ trụ này quá rộng lớn, vô biên mà! Đúng là đại không!

Tàu vũ trụ bay đi, có lẽ là hàng năm, hàng tháng tiến hành tìm tòi vũ trụ, rốt cục vũ trụ lớn tới mức nào? Bay đi, mới bay được một vòng mà thôi, bay trở về, ôi, những nhà nghiên cứu đều đã chết cả, cho nên bạn nói xem làm sao để biết vũ trụ rộng lớn vô biên đến thế nào?

Cho đến tận bây giờ, nhân loại cũng không có cách nào hiểu được trong hệ mặt trời có mấy hành tinh là thật sự có thể đổ bộ lên bề mặt của chúng. Bạn nói mặt trăng là gần nhất, đổ bộ lên rồi, còn những hành tinh khác, làm sao bạn đổ bộ lên đây? Ngay cả tình hình của chúng cũng không biết. Huống hồ các nhà khoa học thường nói rằng, trong toàn bộ vũ trụ có năm trăm hệ mặt trời, một hệ mặt trời bạn còn chưa hiểu được, huống hồ có năm trăm hệ mặt trời, đúng là đại không, vô biên vô hạn. Nghĩ mà xem, nhân loại đúng là nhỏ bé.

Các thế giới được nói đến trong kinh Phật, Phật thường nói rằng: không thể nghĩ, không thể bàn, những nơi có khoảng cách xa phải đi qua mấy trăm triệu Phật quốc thì mới đến được một Phật quốc khác, điều này chỉ có trong kinh Phật mới nhắc đến.

Ấn Độ có sông Hằng, cát sông Hằng là vô số, lấy số cát đó tượng trưng cho toàn bộ vũ trụ thật sự là đúng.

Bạn đọc Kinh Thánh của Cơ Đốc giáo, Kinh Koran của Hồi giáo, Kinh Hoa Hồng của Thiên Chúa giáo, đều chẳng thể viết được những điều như trong kinh Phật, có vô lượng Phật quốc nhiều như số cát sông Hằng.

Những điều ngày xưa Phật Thích Ca Mâu Ni nói, ghi chép lại, những ấn chứng của ngài tương đối gần với khoa học, căn bản là không thể nào đếm được các thế giới.

Phật Đà biết rằng phải thành tựu Không Vương Phật, tiến vào cảnh giới của đại không hoàn toàn, phải nhìn thấu tất cả, giống như năm uẩn đều không, mười hai nhân duyên đều không, còn phải hiểu sinh không tức là chúng sinh không.

Trong cái gọi là ba không, không thứ nhất chính là sinh không, bởi vì tôi không, bạn không, người khác không, cho nên chúng sinh là không, trong logic này có thể nói chúng sinh đều là không. Còn có pháp không, tất cả hiện tượng vật chất cuối cùng sẽ quy về không, đây chính là pháp không. Còn có một cái nữa là ngã pháp đều không, bao gồm ngã không còn, bao gồm hiện tượng vật chất không còn, tức là ngã pháp đều không, đây gọi là ba không.

Có thể đạt đến cảnh giới ba không tức là có thể tiến vào ba giải thoát (ba loại cảnh giới giải thoát), cái này trong Phật điển gọi là tam tam muội.

Trong Mật giáo cũng có tam tam muội, cảnh giới này rất cao, cảnh giới này chính là: Vô tướng — tất cả đều không có hình tướng. Vô tác — không có hành vi gì, căn bản là một chút hành động cũng không có. Vô nguyện — vì bạn đã vô tướng vô tác, vậy thì còn có mong muốn gì chứ, cho nên ngay cả nguyện vọng cũng không có.

Thật ra vô nguyện chính là không sinh tâm, không sinh tâm tức là vô nguyện, bạn sinh tâm rồi thì sẽ sinh nguyện, có nguyện vọng thì sẽ sinh ra sức mạnh. Tôi nhận thấy có người chủ trương đừng có mong muốn, đừng sinh ra nguyện vọng, người ta nói điều này không sai. Nhưng tôi cho rằng, mỗi hành giả đều phải trải qua một sự nỗ lực mới có thể đạt đến ba giải thoát, không phải là vừa bắt đầu một cái là bạn đã vô tướng, vô tác, vô nguyện, đây là việc không thể nào. Bạn phải trải qua một sự rèn luyện, từ có rồi đi đến không, bạn không thể nói: tôi bắt đầu học Phật, tôi thiền định một cái thì đã có tâm giác tâm không sinh rồi, thế thì “khủng” quá, cảnh giới này của bạn, việc tu hành này của bạn đúng là quá xuất sắc, người nào có thể đạt đến tâm giác tâm không sinh chứ?

Lập trường thứ bảy của đại sư Hoằng Pháp là tâm giác tâm không sinh, tâm này rất cao thâm, nghĩa đế rất thâm sâu. Nói về chúng sinh, mọi người biết rằng tôi có tồn tại không? Bây giờ tôi đang giảng kinh thuyết pháp, cho nên hẳn là tôi tồn tại, nhưng đây cũng là hiện tượng nhất thời. 52 năm trước đây của tôi, vốn dĩ chẳng có Lư Thắng Ngạn cái con người này. 50 năm sau, tôi viết giấy cam đoan với bạn rằng 50 năm sau sẽ không có Lư Thắng Ngạn cái con người này, khả năng là chẳng đến 50 năm đã không còn Lư Thắng Ngạn rồi, sự tồn tại của tôi chỉ là hiện tượng nhất thời, cái này gọi là ngã không.

Chúng sinh cũng như thế, chúng sinh của 5.000 năm nay ở đâu, đây chẳng phải là chúng sinh không sao? Pháp không, tất cả hiện tượng vật chất cũng sẽ quy về không. Ngã pháp đều không, như vậy mới có thể tiến vào không định chân chính. Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

14/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

128. Thập Trụ Tâm Luận - Đạo vô vi tâm (1)

Hôm nay chúng ta giảng trụ tâm thứ tám trong “Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp - tâm đạo vô vi.

Nói đến cảnh giới trụ tâm lúc này đã là vô cùng cao rồi, thật sự đến được cảnh giới rất cao này có thể nói là đã hô ứng với tính Không rồi, hơn nữa đều thuộc về pháp môn giải thoát chân chính, đã tiến vào Thánh giới rồi.

Cái gọi là tam tam muội “tam giải thoát môn” là nói về vô tướng, vô tác, vô nguyện. Ý nghĩa chân chính của tâm vô vi này, sự khác biệt giữa hữu vi và vô vi phải phân tách rất tỉ mỉ mới có thể phân biệt được.

Rất tỉ mỉ tiến vào bên trong cảnh giới rất vi diệu mới có thể lĩnh hội được rằng chúng sinh thế giới Ta Bà chúng ta đều là hữu vi, không có người nào là vô vi, chỉ có Thánh nhân mới vô vi. Nhìn chung mà nói, mọi người tự mình có thể ngẫm nghĩ xem bạn có phải là hữu vi không. Tất cả chúng sinh của thế giới Ta Bà chúng ta hiện nay, mọi người đều là hữu vi. Ví dụ hôm nay bạn đi học là hữu vi, vì sao? Sau này muốn lấy được học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, như vậy là bản thân bạn đã hữu vi rồi, phải lấy được cái danh phận này tức là hữu vi rồi.

Bây giờ bạn làm việc là vì cái gì? Rất đơn giản, money, là vì tiền. Bạn kiếm tiền đương nhiên cũng là hy vọng làm việc chăm chỉ, có được công trạng tốt, có thể nâng lương, đây là hữu vi. Giả sử nói về sự nghiệp của bạn, đương nhiên bạn hy vọng mỗi năm đều cứ thế phát triển trở thành một sự nghiệp rất to lớn, đây là hữu vi.

Tâm vô vi đối với thế nhân mà nói thì rất khó, rất khó để thấy là bạn thật sự có tâm vô vi. Nhưng cảnh giới trụ tâm của tâm vô vi như thế này chính là điều được nhắc đến trong kinh Kim Cang: “Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy.” Đây chính là tâm vô vi.

Hôm nay chúng ta học Phật muốn đạt đến tâm vô vi, đương nhiên đây là đi vào một dạng cảnh giới trụ tâm rất vi diệu rồi, rất vi diệu rất vi diệu, rất khó rất khó, đây là cảnh giới của Thánh nhân, có thể nói là cảnh giới hoàn toàn bất động, hoàn toàn giải thoát.

“Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy” của kinh Kim Cang là nói về tam luân thể không, ví dụ như là bây giờ chúng ta làm một việc thiện, tôi không hề nghĩ làm việc thiện này là vì nêu cao tên tuổi, cũng không phải nghĩ làm việc thiện này để có được một vài lợi ích nào đó, hoặc là giành được sự tín phục của người ta, sự tôn kính của người ta nên mới làm việc thiện này.

Không có người làm tức là bạn không hề cảm thấy bạn đang làm việc thiện, không có người nhận tức là bạn không cảm thấy vì bạn làm việc thiện nên gia tăng phúc lợi cho người khác, bạn không cảm thấy bạn ban ơn cho người khác, không cảm thấy chính bạn đang làm việc thiện, không có quá trình làm việc thiện này, đây gọi là tam luân thể không.

Không có người làm, không có người nhận, không có vật việc được làm, đây gọi là tam luân thể không. Bạn không vì điều gì mà làm việc thiện này, tức là “nên không có chỗ trụ mà sinh tâm ấy”, đây là tâm vô vi - làm mà không vì gì cả.

Trước kia tôi thường nghĩ đạo lý “không làm mà lại là làm” là thế nào? Bạn không làm mà lại là có làm. Hôm nay tôi đã giảng rất rõ ràng: Tôi không vì cái gì cả mà làm, nhưng tôi đã làm, đây gọi là vô vi mà làm. Trên thế giới này rất ít người có thể đạt đến cảnh giới này, đã rất ít rất ít rồi. Bạn chỉ cần vô vi mà làm thì bạn đã là Thánh nhân rồi.

Cho nên cảnh giới của tâm đạo vô vi căn bản chính là làm không vì gì cả, bạn phát tâm bồ đề, nhưng không vì cái gì, không vì muốn thành Phật, cũng không vì muốn thành Bồ Tát. Không vì cái gì mà bạn vẫn phát tâm bồ đề, đây là rất cao cấp, cao hơn một cấp so với tâm giác tâm không sinh.

Tâm giác tâm không sinh tức là ba giải thoát, hoàn toàn giải thoát rồi. Vô tướng, trên thế giới này cái gì cũng đều không có! Vô vi, tôi cũng không làm tất cả mọi việc. Vô nguyện, không có chút nguyện vọng nào cả. Đây chính là ba cửa giải thoát.

Bạn có thể đạt đến hoàn toàn thanh tịnh, cảnh giới hoàn toàn không có gì cả thì là tâm giác tâm không sinh, nhưng vì sao lại sinh tâm chứ? Là tâm đạo vô vi, làm không vì gì cả, chúng ta phát tâm bồ đề, nhưng không gì cái gì cả mà phát tâm bồ đề, cảnh giới này là tuyệt vời!

Bạn tu hành có thể đạt đến cảnh giới này, căn bản là hoàn toàn giải thoát, không có phiền não, không có lo âu, không có một chút tạp chất nào lẫn trong tư duy của bạn, ý niệm của bạn là một dạng minh thể sáng chói hoàn toàn thanh tịnh.

“Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp càng giảng thì càng cao thâm, tiến vào cảnh giới vô vi mà làm, tâm đạo vô vi, tam luân thể không, tam luân thể không căn bản chính là trụ mà không trụ. Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

16/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

129. Thập Trụ Tâm Luận - Đạo vô vi tâm (2)

Người học Phật chúng ta khi thật sự tiến vào tâm đạo vô vi, có thể nói là trăng thanh gió mát rồi. Vì sao là trăng thanh gió mát? Tức là gió thổi đến đâu, ý của bạn sẽ đi đến đó. Rất khó để giải thích, gió mát có ý nghĩa là rất nhậm vận, gió mát nhậm vận, thổi thế nào thì có thể tùy ý đi đến nơi đó, thổi tới thổi lui, sang trái sang phải, tiến trước lùi sau, lên trên xuống dưới, gió mát tùy ý chuyển động. Trăng thanh là ý gì? Nó có biến hóa, nhưng lại là nhất như, bất kể là biến thế nào thì vẫn là biến trở về như ban đầu. Khi có thể đến được tâm cảnh trăng thanh gió mát này rồi thì có thể được gọi là tâm vô vi.

Đôi khi con người phải học tập tự nhiên, tự nhiên cũng là một dạng nhậm vận. Bạn đạt đến được tâm cảnh trăng thanh gió mát cũng có thể gọi là tự tại, hoặc gọi là “trụ mà không trụ”. Mặt trăng thì không phải lúc nào cũng tròn, có khi nó bị khuyết, nhưng sau đó nó lại tròn, tròn rồi lại khuyết, gió mát thì thổi khắp nơi, đây gọi là một cảnh giới của sự tự tại nhậm vận, tâm đạo vô vi chính là như vậy.

Bản thân tôi lĩnh hội được một tư tưởng, Lư Thắng Ngạn có một tư tưởng, rất nhiều người biết, tư tưởng của Lư Thắng Ngạn chính là tư tưởng “không hề gì”. Thế nào là tư tưởng “không hề gì”? Cũng tức là bất kì sự việc gì, bất kể là việc lớn hay việc nhỏ, việc thô hay việc tinh, bất kì sự việc gì đều là vô sự.

Giả sử như thế này, tôi lấy một so sánh, có một ngày Chân Phật Tông không tồn tại trên đời nữa, thì với tôi cũng không hề gì. Bởi vì vốn dĩ là không có, ban đầu không có Chân Phật Tông, sau này lại biến thành không có, lại trở về nguyên bản, không hề gì! Cho nên có người cho rằng, ồ, nếu Chân Phật Tông không còn nữa, Lư Thắng Ngạn nhất định là sẽ rất đau lòng, rất u sầu. Thật ra không phải, bởi vì tôi có tư tưởng không hề gì, cái này chính là tâm đạo vô vi.

Tôi không phải là chúng sinh thế tục bình thường, hôm nay có một chúng sinh thế tục, anh ta nói một câu: anh ta kỳ vọng tổ chức của mình trở thành tổ chức lớn số một thế giới. Đây là câu nói của ai? Mọi người đều biết đây tức là tâm hữu vi. Anh ta muốn làm cho tổ chức của mình thành tổ chức số một trên toàn thế giới, nhưng hôm nay Chân Phật Tông không làm như vậy, có hay không đều như nhau, chúng ta thuận theo tự nhiên. Đây chính là tâm đạo vô vi của bản thân Lư Thắng Ngạn, chính là tâm không hề gì. Hôm nay không trở thành tổ chức lớn số một thế giới, mà là trở thành tổ chức biến mất trên thế giới, Chân Phật Tông biến mất khỏi thế giới này rồi, không có nữa, Lư Thắng Ngạn cũng không tồn tại, Chân Phật Tông cũng không có, thì tôi vẫn là ba chữ: không hề gì. Đây chính là tâm vô vi.

Tôi dốc hết sức làm, tôi không hề nói rằng không muốn Chân Phật Tông tốt, đương nhiên tôi hy vọng Chân Phật Tông tốt, đối với việc hoằng dương Chân Phật Mật Pháp tôi đã tận lực rồi, dốc hết sức làm rồi, tôi cũng không tính toán thành bại gì cả. Đây là tâm gì? Tam luân thể không.

Hôm nay Chân Phật Tông không phải muốn xây dựng tòa thánh giống như Thiên Chúa giáo, Lư Thắng Ngạn phải làm Giáo Hoàng, bên dưới có các giáo chủ, hồng y giáo chủ, giáo chủ gì gì đó, mỗi nước đều có. Không hề như vậy, tôi chỉ là trong sự hoàn toàn tự nhiên làm mà không vì gì cả, đây gọi là tâm đạo vô vi. Hôm nay Lư Thắng Ngạn giả sử có tai nạn gì, có tai nạn rất lớn xảy đến. Thật khủng khiếp, xảy ra sự việc rất lớn, đại tai nạn đến rồi, cũng không hề gì! Bất kì nơi nào tôi đều có thể đi, bất kì nơi nào cũng đều là đạo tràng của tôi. Ví dụ mắc bệnh nặng, hoặc là gặp phải tai nạn lớn, các kiểu cảnh ngộ, chỉ ba chữ thôi: không hề gì.

Bạn có thể tu đến cảnh giới này thì bạn có thể lĩnh hội được đạo lý của sự giải thoát, lúc này chính là thật sự giải thoát rồi. Hôm nay giả sử có một sự việc khiến bạn lo lắng, khiến bạn phiền não, khiến tâm bạn bất an, trong lòng bạn không yên, trong lòng bạn vướng mắc, trong lòng rất nặng nề, giống như đá đè lên tâm bạn vậy, thế thì nói chung, căn bản là bạn chưa đạt đến cảnh giới không hề gì.

Còn tư tưởng của Sư Tôn là tư tưởng không hề gì, đã là tư tưởng không hề gì rồi thì tức là tâm vô vi mà làm, đây cũng là tâm đạo vô vi giải thoát rất hay. Bởi vì tôi đã lĩnh ngộ được trên thế giới này, cuối cùng là quy về không, Phật Đà nói “thành trụ hoại không”, sau này đều quy về không. Tất cả những gì tôi làm cũng là vô vi, tuy rằng tôi có nguyện vọng rất lớn, nguyện vọng của Sư Tôn là phân thân xả cốt độ chúng sinh, thậm chí không bỏ rơi một chúng sinh nào, nhưng trên thực tế đến cuối cùng thì cũng là vô nguyện, không có nguyện vọng gì, bởi vì tôi là vô vi mà làm. Vô vi mà làm là cái gì? Là tâm đạo vô vi.

Đây là trụ tâm thứ tám, đã là cảnh giới rất cao rồi, triết học này gọi là triết học vô ngại, chính là triết học vô ngại mà lúc còn trẻ khi viết văn chương tôi đã từng nói đến, cũng tức là triết học không có chướng ngại. Đến cảnh giới này, có thể nói là đã hợp lại biến thành một, một lại tiến vào không.

Trong lòng Sư Tôn coi chúng sinh là bình đẳng, cảnh giới này chính là sự giải thích hay nhất về tâm đạo vô vi. Om mani padme hum.

16/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

130. Thập Trụ Tâm Luận - Cực vô tự tính tâm (1)

Hôm nay chúng ta giảng tâm thứ chín trong “Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp - tâm cực vô tự tính. Đến được cảnh giới như vậy có thể nói là “bất khả thuyết”. Vừa rồi tự tôi cảm thấy: giả sử nói thì sẽ không trúng, không nói thì trúng. Cho nên muốn giảng tâm cực vô tự tính là vô cùng khó, bởi vì chỉ có người đã đến được cảnh giới này thì bản thân họ mới có thể lĩnh hội được, mới có thể hiểu được, cũng mới có thể thâm nhập được nghĩa đế của nó.

Thế nào là không có tự tính? Thật ra trên thế giới có rất nhiều thứ đều không có tự tính. Tâm cực vô tự tính giống cái gì nhỉ? Giống nước. Chúng ta nói về nước, bản thân nước là không có tự tính, nó theo duyên mà biến đổi, dựa theo nhân duyên mà sinh ra rất nhiều biến hóa, nó không hề có hình dạng cố định, hơn nữa cũng không có một thể cố định, thậm chí không có tính chất cố định. Chúng ta thường nói “thủy tính dương hoa” [thành ngữ này có ý nghĩa dễ dàng thay đổi như dòng nước, lả lướt nhẹ nhàng như hoa dương], cũng tức là chỉ không có tự tính. Bạn biết rằng nước này, nếu bạn đun nóng quá mức nó sẽ biến thành hơi nước, hơi nước và nước là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Hơi nước và nước có quan hệ gì đây? Thật ra nó là theo nhân duyên mà biến hóa, khi hơi nước bốc lên cao thì biến thành mây. Mây, hơi nước, nước, cái gì cũng thay đổi, đây chính là không có tự tính!

Bạn biết rằng mây trong không trung khi nhiều và nặng rồi, theo nhân duyên sẽ rơi xuống và lại biến thành nước, đôi khi sẽ là tuyết rơi, dựa theo nhân duyên, khi có nhân duyên thành tuyết thì nó sẽ biến thành tuyết, tổ chức của nó hoàn toàn thay đổi hết, không giống nhau một chút nào. Rồi nước còn biến thành băng nữa, bạn để nước dưới 0 độ nước sẽ đóng băng, băng và nước cũng lại khác nhau. Nước cũng có thể biến thành mưa đá, đây chính là những ví dụ thực tế về việc bản thân nước không có tự tính.

Mọi người hiểu vô tự tính là dựa theo nhân duyên mà biến hóa, bạn xem giới tự nhiên rất nhiều thứ là vô tự tính. Lửa cũng thế, bản thân lửa có sinh mệnh không? Mọi người biết một tia lửa nhỏ có thể lan ra thành một đám cháy rừng, chỉ một đốm lửa mà thôi có thể biến thành đám cháy rất to. Sự sinh diệt của lửa nằm ở đâu? Thật ra sinh diệt cũng là dựa theo nhân duyên, chúng ta làm Hộ Ma thì biết, lửa một chốc thì cháy bên này, một chốc lại cháy bên kia, lúc thì ở trên, lúc thì ở dưới, nó luôn dựa theo nhân duyên mà biến hóa, bởi vậy nói rằng lửa cũng không có tự tính.

Lại nói về gió, gió có tự tính không? Bất luận là gió thổi thế nào, bạn đều không bắt được nó. Gió thổi qua rừng trúc thưa, bạn luôn nghe thấy tiếng gió vang lên, nhưng trúc cũng không bắt được gió, không có thứ gì có thể chặn được gió. Bản thân gió chính là không có tự tính, Đông Tây Nam Bắc trên trên dưới dưới chỗ nào cũng có, đây chính là vô tự tính.

Lại nói về đất, mọi người nhất định cho rằng đất có tự tính, bạn xem bản thân đất chính là một cục to, nó bất động, nhưng bạn đừng cho rằng đất có tự tính, thật ra đất cũng là vô tự tính. Mọi người chưa từng nghĩ rằng Sư Tôn từng học địa chất học, địa lý học, tôi biết vỏ trái đất có thể biến đổi. Ví dụ như trước kia hòn đảo Đài Loan này nối liền với tỉnh Phúc Kiến, là vì vỏ trái đất biến động nên phân tách ra, sau đó mới biến thành một hòn đảo biệt lập. Châu Phi và châu Âu ban đầu là liền với nhau, cũng là vì vỏ trái đất biến đổi nên mới phân thành châu Phi và châu Âu. Còn có những vận động tạo núi, bên này sụt một cái, bên kia lại trồi lên mấy cái, thế là biến thành mấy ngọn núi, đây là vận động tạo núi. Bởi vậy nói rằng, bản thân đất cũng là không có tự tính, hoàn toàn dựa vào nhân duyên mà biến hóa.

Bạn xem đất thay đổi nhiều thế nào. Vàng là từ đất biến thành, kim cương cũng là từ đất biến thành, bạch kim, đá quý, thạch anh tím, thạch anh xanh, thạnh anh đỏ, ngọc bích, ngọc lục bảo, hồng ngọc, đá topaz (hoàng ngọc), bất kì loại đá quý nào, toàn bộ đều là do bản thân đất biến hóa ra. Cho nên đất không có tự tính, và vì nó không có tự tính cho nên đây gọi là cực vô tự tính. Sau khi tôi giải thích, dần dần bạn sẽ hiểu thế nào gọi là vô tự tính.

Bởi vậy Phật Đà quan sát rất sâu, ngài phát hiện ra pháp không có tự tính, tất cả pháp nhân duyên là tùy theo nhân duyên mà sinh diệt, căn bản không có tự tính. Tất cả pháp nhân duyên đều không có tự tính, vạn vật trong thiên hạ đều dựa theo nhân duyên mà biến hóa, đây là một chân lý giữa vũ trụ, là điều mà bản thân Phật Đà quan sát thấy.

Khi bạn đã hiểu được tất cả pháp nhân duyên là cực vô tự tính, khi pháp vô tự tính, bạn đã lĩnh ngộ được rồi, hơn nữa chính bạn cũng thực tiễn làm được rồi, thì điểm đặt chân của bạn là tâm cực vô tự tính. Lúc này, sự lĩnh ngộ của bạn là không sinh không diệt, không sinh không tử. Tiến vào trong nhận thức này tức là như đến như đi, không đến không đi tức là Như Lai. Ở đây là bản thân bạn đã lĩnh ngộ được tâm cực vô tự tính, sau đó bạn đi ấn chứng, bạn sẽ đắc được tâm này.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

17/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

131. Thập Trụ Tâm Luận - Cực vô tự tính tâm (2)

Chúng ta lại nói về tâm cực vô tự tính.

Đây là cảnh giới rất cao, tại cảnh giới này quan sát thấy vốn dĩ tất cả pháp vô tự tính, điều này đòi hỏi bạn phải đi thực tiễn, sau khi bạn thực tiễn tất cả pháp vô tự tính rồi, tiến vào cảnh giới này, bạn mới có thể đạt đến khai ngộ. Bạn sẽ có được cái gì? “Không sinh không diệt, như đến như đi, không đến không đi”, bạn đến được cảnh giới này rồi thì căn bản là vô trụ.

Trong cảnh giới này có thể nói là không có một điểm cố định, vì không có điểm cố định như vậy mới là đại viên mãn. Nhưng cái này đòi hỏi phải đi thực tiễn, không thể chỉ nói miệng, cái này ai cũng biết, bạn phải thực tiễn được nó thì mới là xuất sắc! Có thể nói là bạn không vương dù chỉ một sợi tơ, căn bản trên người bạn không có phiền não. Tôi nói rồi, tất cả phiền não về cơ bản là vô trụ, sẽ không để trong tâm bạn, đều giống như nước chảy, một chốc là chảy đi mất rồi.

Có một ví dụ rất hay nói về tâm của Thánh nhân giống như mặt hồ thanh tịnh, giống như một tấm gương khi có con chim nhạn bay qua mặt hồ đó. Khi chim nhạn đến, mặt hồ sẽ hiện bóng của con chim nhạn, nhưng khi nó bay qua rồi, chim nhạn không còn nữa, “nhạn đi không lưu ảnh”, ngay cả cái bóng ảnh cũng không lưu lại, đây là theo duyên mà sinh ra, theo duyên mà diệt, nhưng bản tính của nó, thứ ban đầu là không biến hóa.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói ngài không hề thuyết pháp. Phật Đà nói, ta thuyết pháp 49 năm, nhưng không hề có thuyết pháp. Mọi người sẽ cảm thấy rất kỳ quái, rõ ràng ngài nói rằng thuyết pháp 49 năm, đột nhiên lại nói căn bản không có thuyết pháp. Phật Đà nói, giả như có ai nói ta thuyết pháp thì tức là phỉ báng ta. Lời này rất kỳ lạ.

Thật ra Phật Đà thật sự biết tâm cực vô tự tính, thật sự đã tiến vào cảnh giới này, thuyết pháp là theo duyên mà thuyết, pháp vốn là không, không có, có thuyết cũng như không thuyết, có nói cũng như không nói, cho nên không xem là thuyết pháp. Giống tôi Lư Thắng Ngạn hôm nay ở đây thuyết pháp khai thị, hôm nay giả như có người nói tôi đang thuyết pháp khai thị thì tức là phỉ báng tôi. Bởi vì vốn dĩ sự tồn tại của pháp này cũng là không vô, nói cũng như không nói, cho nên không xem là nói. Triết học chính là kỳ quái như vậy, có đạo lý rất thâm sâu ảo diệu ở trong đó, bạn không ở trong cảnh giới ấy thì không có cách nào hiểu được.

Cho nên tôi nói quá khứ làm gì có Lư Thắng Ngạn. 52 năm trước ai là Lư Thắng Ngạn? 50 năm sau ai là Lư Thắng Ngạn? Lư Thắng Ngạn chẳng qua chỉ là một hình ảnh ngẫu nhiên bay qua trong vũ trụ mà thôi, giống như hình ảnh của con chim nhạn ngẫu nhiên bay qua mà thôi, bay qua rồi thì không có nữa. Cảnh giới này tức là căn bản không có đến, căn bản cũng không có đi, đến được cảnh giới này mới gọi là quảng đại viên mãn.

Bạn có thể lĩnh ngộ được cảnh giới này thì bạn còn phiền não cái gì? Có gì đáng phiền não? Bạn còn chưa khai ngộ, sau khi bạn khai ngộ rồi mới gọi là tâm cực vô tự tính. Sau khi bạn khai ngộ giải thoát rồi, bạn còn có gì có thể sợ hãi chứ? Không có gì đáng sợ cả, bởi vì tất cả pháp đều vô tự tính, tâm bạn cũng là vô trụ. Tâm hoàn toàn là vô trụ, đó là tâm rất quảng đại. Tương lai bạn muốn thành Phật, thành Phật thế nào? Chính là một giọt nước rơi vào trong biển lớn, chính là thành Phật.

Thật sự tôi rất muốn nói rõ ràng với mọi người, nhưng mọi người phải hiểu, vạn vật trên đời toàn bộ đều không có tự tính, tất cả con người, tất cả chúng sinh cũng đều không có tự tính. Trong con mắt của Phật chân chính thì không nhìn thấy có chúng sinh, lấy đâu ra chúng sinh? Không có chúng sinh, bởi vì chúng sinh chẳng qua chỉ là một hình ảnh nhất thời mà thôi.

Bạn có thể hiểu được điều này thì bạn còn tranh cái gì? Tranh danh à? Tranh lợi à? Bạn còn muốn đi kết hôn, đi viên mãn gia đình à? Tranh đất đai à? Hay là muốn tranh cái gì đó, có cái gì đáng để tranh chứ?

Đến khi lĩnh ngộ được cực vô tự tính rồi thì cảnh giới hoàn toàn tuyệt đối như như bất động sẽ sản sinh. Tuy nhiên, đòi hỏi tự mình sau khi hiểu lý luận rồi phải đi thực tiễn nó.

Bản thân Lục Tổ Huệ Năng cũng đi thực tiễn, sau khi ngài được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền pháp, Ngũ Tổ nói với Lục Tổ: “Anh đi thực tiễn điều đó, anh sẽ là Lục Tổ.” Hôm nay giảng đạo lý này cho mọi người, bạn đi thực tiễn nó, bạn sẽ khai ngộ, sẽ đắc đạo. Bạn không đi thực tiễn nó, bạn chỉ hiểu lý luận suông thì bạn vẫn là phàm phu. Bởi vì trong tâm bạn vẫn có vướng mắc, trong tâm của Thánh nhân chân chính thì căn bản không có vướng mắc, không vương một sợi tơ, cho dù phiền não có to bằng trời, “Thái Sơn phía trước sụp, mặt cũng không biến sắc”, cho dù núi Thái Sơn ở trước mặt có đổ sụp xuống thì mặt bạn cũng sẽ không đổi sắc. Đây chính là bất động, như như bất động, một cảnh giới không vướng dù một sợi tơ.

Những Bồ Tát ở trên địa thứ tám, tức địa thứ chín, địa thứ mười không cần dụng công, bởi vì chỉ cần các vị dựa theo duyên mà làm thì đều khế hợp với chân như, hợp nhất với chân như. Đó chính là một trạng thái vô tu vô trụ, không cần tu đã ở trong chân như rồi. Vô trụ, không cần trụ cũng đã ở trong chân như rồi. Cảnh giới này có thể nói hoàn toàn tuyệt đối là một cảnh giới của Như Lai chân như. Cảnh giới này chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni lĩnh hội được, đây là cách giải thích hay nhất về tâm cực vô tự tính. Om mani padme hum.

17/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

132. Thập Trụ Tâm Luận - Bí mật trang nghiêm tâm

Hôm nay giảng tâm thứ mười trong “Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp - tâm bí mật trang nghiêm.

Tâm bí mật trang nghiêm là dựa theo một điểm đứng mà bản thân ta lập tâm trong Mật giáo. Thật ra tâm thứ tám, tâm thứ chín, tâm thứ mười, ba tâm này là bình đẳng, cũng tức là tâm thứ tám thuộc về cứu cánh của Thiên Thai tông, tâm thứ chín là cứu cánh của Hoa Nghiêm tông, tâm thứ mười là cứu cánh của Mật tông. Có thể nói điểm đứng của tâm thứ tám, thứ chín, thứ mười là bình đẳng.

Thế nào là tâm bí mật trang nghiêm? Hai chữ “bí mật” này có liên quan đến Mật giáo. Bí mật mà bản thân Mật giáo nói đến nằm ở thân khẩu ý của Đại Nhật Như Lai, cũng tức là bí mật của thân, bí mật của khẩu, bí mật của ý, được gọi là tam mật. Đây là tam mật của Đại Nhật Như Lai, vậy tam mật này là cái gì? Là thân, khẩu, ý thanh tịnh. Mật giáo dựa vào điều này mà tu tức là tâm của mỗi người chúng ta, giả sử thân khẩu ý của bạn cũng thanh tịnh như thế thì bạn chính là Đại Nhật Như Lai rồi. Tâm của chúng sinh với tâm của Đại Nhật Như Lai, nếu có thân khẩu ý hoàn toàn như nhau, tương đương bản thân bạn chính là đã biến thành Đại Nhật Như Lai.

Mọi người hiểu rằng, Đại Nhật Như Lai rất trang nghiêm, có thể nói ngài là Trung ương Tỳ Lô Giá Na Phật (Đại Nhật Như Lai) trong số Ngũ Phương Phật, cũng có thể nói ngài là giáo chủ của bản thân Mật giáo. Giáo chủ của bản thân Mật giáo, tướng trang nghiêm của ngài là vô cùng thù thắng. Khi bạn ấn chứng được thân khẩu ý thanh tịnh, tức là bạn đã biến thân thành Đại Nhật Như Lai trang nghiêm như vậy. Bạn có năm đại trí huệ, hơn nữa thân khẩu ý đều là thanh tịnh. Vào lúc này, sự lập tâm của bạn chính là Đại Nhật Như Lai, cũng tức là tâm bí mật trang nghiêm.

Hành giả Mật giáo có thể nói là dùng một phương pháp của yoga, đi theo phương pháp tương ứng, tu từng bước từng bước, nếu bạn muốn tu khẩu thanh tịnh thì bạn liên tục trì chú, liên tục trì niệm chú ngữ; nếu bạn muốn tu thân thanh tịnh thì phải giữ giới, dùng thân thể của bạn để làm đại thủ ấn, thân đại thủ ấn, khiến thân bạn thanh tịnh; thế còn ý niệm của bạn muốn thanh tịnh, bạn phải tu thế nào? Phải tu quán tưởng, phải tu quán, sau đó từ quán tiến nhập vào tu khí mạch điểm. Bản thân việc tu hành khí mạch điểm cũng tương đương với tu hành thân khẩu ý, hoàn toàn là như nhau. Bản thân tu hành thân khẩu ý và khí mạch điểm là tương thông.

Sau khi tu hành khí mạch điểm thì dùng khí mạch điểm của chính bạn đi chứng minh tính Không của vũ trụ này, khi đạt đến thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh, thì giữa bạn và vũ trụ chính là yoga (tương ứng) lẫn nhau. Hễ tương ứng là sẽ biến thân. Biến thân là gì? Là “tức thân thành Phật”. Đây chính là lập luận của tâm bí mật trang nghiêm, lý luận của nó chính là ở đây. Thực tu tức là phải dựa vào chúng ta tu thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh, tu khí mạch điểm để chứng minh tính Không, đạt đến cảnh giới của tính Không.

Trong Mật giáo có cái gọi là Ngoại pháp — thân khẩu ý thanh tịnh, Nội pháp — tu hành khí mạch minh điểm. Sau đó có Vô thượng mật, Vô thượng mật chính là một dạng tu hành cao cấp hơn để tiêu trừ dục vọng của nhục thân của bạn. Sau cùng đạt đến Đại viên mãn, chứng minh được tính Không.

Trong Mật giáo, chúng ta thường nói “lập đoạn” và “nhậm vận”, đây là cảnh giới của Đại viên mãn. Thế nào gọi là lập đoạn? Lập tức đoạn trừ thân khẩu ý phàm phu của bạn, thân khẩu ý của phàm phu lập tức cắt bỏ. Còn nhậm vận tức là bạn lập tức đầy ắp toàn bộ vũ trụ.

Thật ra phương pháp của Thiền tông cũng có thể nói là lập đoạn, có suy nghĩ không tốt, hoặc có tạp niệm kéo đến, lập tức cắt đứt nó, tức là lập đoạn. Còn nhậm vận? Bản thân nhậm vận tức là đầy ắp cả vũ trụ, bạn chính là Phật, Thiền tông cũng chỉ thẳng như vậy. Đại viên mãn trong Mật giáo gọi là Togal và Trekcho, tức là lập đoạn và nhậm vận. Đương nhiên muốn đến được cảnh giới như vậy là rất khó, nhưng mọi người có thể từ từ mà tu.

Bản thân chúng ta khi tu pháp của Mật giáo, yêu cầu bạn phải quán Không, quán Không tức là khiến thân tâm của bạn đều hóa thành không, toàn bộ thế giới hữu sắc, toàn bộ thế giới vật chất, đều biến thành không.

“Ôm sư-pa-wa su-ta sa-ơ-wa ta-ơ-ma sư-pa-wa su-tô hằng” - Đây là chú quán Không. Bạn phải niệm chú quán Không, niệm xong sau đó hóa thân thể của mình thành không, tâm của bạn hóa thành không, biến tất cả thế giới hữu hình, tất cả thế giới vật chất có hình tượng đều biến thành không, lúc này, bạn và vũ trụ đã tan nhập vào nhau.

Tôi luôn luôn hình dung dòng chảy pháp của vũ trụ đi vào, hoàn hoàn dung hợp với mình, nước và sữa hòa vào nhau, bạn phải chứng minh bạn chính là Phật, tức là phải đạt đến cảnh giới của tâm bí mật trang nghiêm.

Bạn muốn tiến vào bên trong tâm của vũ trụ thì phải hóa chính mình thành không. Dòng chảy pháp của vũ trụ phải đi vào thân thể của bạn. Bạn phải hóa thành không, giống như bạn là một cốc nước, dòng chảy pháp đổ vào một cái là đầy ắp, đây chính là một cảnh giới tương ứng.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

18/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

133. Ý nghĩa của Thập Trụ Tâm Luận

Hôm nay chúng ta giảng ý nghĩa của “Thập Trụ Tâm Luận”.

Đại sư Hoằng Pháp (Không Hải) đã phân tâm thành mười loại, từ loại thứ nhất là tâm của động vật cho đến tâm bí mật trang nghiêm, điều này tương đương với pháp giới được phân thành mười pháp giới. Ngài cũng phân tâm thành mười loại, thật ra tâm có bao nhiêu loại? Rất nhiều rất nhiều loại, chỉ là chủ yếu phân thành mười loại, xấp xỉ thuộc về mười loại này. Trên thực tế, chúng ta dùng con mắt để nhìn thế giới Ta Bà này, Phật pháp nói một câu “tất cả do tâm tạo”, rất có mùi vị triết học, rất sâu rất sâu, hơn nữa rất vi diệu, tất cả do tâm tạo.

Trên thực tế mỗi một người chúng ta hoặc tất cả động vật, khi làm bất kì một hành vi nào, hoàn toàn do ý niệm chi phối, do ý thức của họ chi phối hành vi của họ, sau đó trong ý thức này không chỉ là ý thức ở bề ngoài mà thôi, còn có ý thức rất sâu tiềm ẩn bên trong. Thậm chí còn có ý thức rất sâu không thể nào đo lường được, sâu đến mức độ nào? Tôi cũng không biết. Tóm lại, bạn nghiên cứu ý thức đến bên trong cảnh giới sâu nhất, bạn phát hiện ra bên trong vô cùng sâu rộng, cực kì sâu. Cái này chính là chủng tử, chủng tử nguyên thủy nhất sâu nhất của tâm. Đây là một triết học vô cùng tuyệt vời ở trong Phật pháp.

Thông thường nghiên cứu và thảo luận Phật pháp, tuy rằng bạn biết tâm, nhưng tâm thật sự là cái gì? Chính là một dạng biến hóa của đủ loại chủng tử nguyên thủy của bạn, cái này thuộc về phạm vi của duy thức học. Trong Phật pháp, duy thức học được nói như vậy, lập luận ở trong chủng tử của bản thân duy thức sản sinh ra ý thức bề ngoài, từ ý thức bề ngoài mà khống chế hành vi của bản thân con người. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là ý thức bề ngoài, thật ra cái mà phát ra từ chủng tử thức bên trong nguyên thủy mới là tâm thật sự.

Bản thân “Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp tuy phân thành mười, chúng ta biết, bạn tu hành chính là bắt đầu từ tâm của động vật, liên tục cho đến khi thăng hoa cao nhất trở thành tâm bí mật trang nghiêm, đây chính là tu hành.

Giả sử bạn từ tâm bí mật trang nghiêm cao nhất mà rơi xuống thì tức là đọa lạc. Một đằng là thăng hoa, một đằng là đọa lạc. Một đằng là tứ Thánh giới, bốn Thánh giới cao nhất, một đằng là giới địa ngục, tam ác đạo.

Hôm nay chúng ta tu hành chính là phải kéo lên, khiến tâm mình thăng hoa đến tứ Thánh giới, trực tiếp thành Phật, đi lĩnh ngộ toàn bộ đạo lý của vũ trụ. Cho nên “Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp rất hữu ích đối với chúng ta. Bây giờ bạn đã hiểu bạn tu hành là làm cái gì rồi. Bản thân bạn cũng hiểu cảnh giới của các loại tâm, bạn cũng biết thì ra đủ thứ trong đời quá khứ của bạn đều đã biến thành chủng tử trong ý thức của bạn. Bạn phải tiêu trừ mọi vô minh từ vô thủy, phải tiêu trừ những chủng tử của thói quen xấu trong quá khứ trước đây, tịnh hóa chúng, biến thành Phật thức (chủng thức của Như Lai) thanh tịnh, phải hiển hiện được nó ra, phải hiển hiện Phật tính ra, đây chính là mục đích của tu hành thành Phật.

Phật tính của bạn hiển hiện ra tức là khai ngộ. Bạn bị che mờ thì bạn chính là động vật, bạn chính là con người, bạn chính là atula, bạn chính là địa ngục, là ngạ quỷ. Tập tính của bạn vẫn còn, Phật tính bị che lấp, toàn bộ đều ở trong tam ác đạo. Nhưng sau khi bạn thanh tịnh rồi, sau khi hiển lộ Phật thức của bạn rồi, thì tức là bạn thành tựu rồi.

Trong kinh Phật chúng ta thường xuyên đọc thấy tâm có thể tạo ra thiên đường, tâm cũng có thể tạo ra địa ngục. Thật ra “tất cả do tâm tạo”, thiên đường không phải là làm ra một cái thiên đường có sẵn rồi mọi người cùng đến đó, mọi người cùng đi lên thiên đường, có thiên đường là vì tâm bạn thanh tịnh bạn mới có thể đi vào cảnh giới đó. Tâm của bạn không thanh tịnh thì làm sao bạn đi vào thiên đường chứ? Cho nên địa ngục cũng là cho chính bạn tạo ra, là vì cái tâm của bạn cho nên bạn mới xuống địa ngục, không phải là bất kì ai cũng có thể cứu bạn được đâu.

Vì thế, bản thân giảng pháp của Phật giáo, giáo hóa của Như Lai, ngài nói như thế nào? Ngài nói: “Tự mình cứu chính mình.” Nói rằng phải tự cứu, không ai có thể kéo bạn ra được, không ai có thể cứu bạn được, tất cả do tâm tạo, cái tâm này là tự tâm, tâm của chính mình tạo ra.

Bởi vậy, thiên đường địa ngục đều là do tâm của bạn tạo ra. Muốn đi vào thiên đường, không phải là nói Sư Tôn đến độ hóa bạn, bạn quy y tôi, gửi Sư Tôn một chút cúng dường là bạn có thể vào thiên đường, không có chuyện đó đâu! Bản thân bạn không tu tâm của mình, tu hạnh của chính mình thì bạn vĩnh viễn không đến được thiên đường. Cảnh giới đó là tự mình tạo ra.

Địa ngục cũng như thế, bạn phải xuống địa ngục, bạn nói ôi ai cứu tôi với. Bạn không dựa vào Phật pháp mà tu hành, tu cái tâm của bạn, làm sao bạn có thể thoát khỏi địa ngục? Đây là lập luận của Phật giáo, có một chút khác với tôn giáo khác. Không thể ỷ lại, không có chuyện nhờ vả, hoàn toàn dựa vào tâm của chính bạn tạo ra. Ý nghĩa của bản thân “Thập Trụ Tâm Luận” của đại sư Hoằng Pháp chính là ở đây.

Tiếp đó, bạn phải hiểu tâm của động vật và tâm của con người chúng ta, và tâm của Như Lai là “nhất như”. Thế nào là nhất như? Tâm của Như Lai cũng có thể biến thành tâm của động vật, tâm của động vật cũng có thể biến thành tâm của Như Lai, nói cách khác là, chỉ cần bạn tu hành thì nhất định có thể thành Phật. Bởi vậy mới nói “tức tâm thành Phật”, tâm của bạn chính là Phật. Cũng có thể nói “tâm tức là Phật”, bạn đã đến được cảnh giới rồi, tâm bạn thanh tịnh rồi thì tâm bạn chính là Phật rồi đó!

Đây hoàn toàn là đạo lý thanh tịnh và bất tịnh, tịnh và ô nhiễm. Và trong con mắt của Phật (Như Lai) thì “vô tịnh vô cấu”, chuyện này là thế nào? Đây chính là cảnh giới của đại viên mãn, thật sự là bí mật trang nghiêm.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

18/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

134. Nói về chú tạng

Hôm nay chúng ta nói một chút về chú tạng và phù tạng. Chúng ta biết rằng, bản thân Phật giáo mà nói có Tam Tạng Thập Nhị Bộ. Tam Tạng Thập Nhị Bộ tức là: kinh tạng, luật tạng, luận tạng.

Kinh — chính là lời Phật Đà (Phật Thích Ca Mâu Ni) đã nói, sau khi tập hợp lại thì gọi là kinh. Luật — chính là những giới luật đã được đặt ra vào thời đại của Phật Đà, gọi là luật tạng. Luận — chính là ngoài Phật Đà ra, còn có rất nhiều tổ sư khác, là tổ sư các đời của Phật giáo giải thích chi tiết đạo lý của Phật Đà thì được gọi là luận tạng. Ba cái này hợp lại chính là Kinh-Luật-Luận Tam Tạng Thập Nhị Bộ.

Những điều này đều được ghi chép trong sách cổ, tức là trong Đại Tạng Kinh có ghi, mọi người giở ra đọc sẽ thấy rất rõ ràng, cái này thuộc về bộ phận của Hiển giáo. Chú tạng trong đó thì thuộc về bộ phận của Mật giáo, chú tạng thì không nằm trong Tam Tạng.

Chúng ta đọc Phật điển, trong kinh Phật, thường đọc thấy ở phần cuối của kinh có đưa ra chú ngữ, liệt kê ra rất nhiều chú ngữ. Phần sau của kinh điển có chú ngữ, tập hợp toàn bộ những chú ngữ này lại, giải thích chi tiết về chúng, sắp xếp chúng, thì sẽ hình thành nên một bộ tạng khác, chính là chú tạng.

Chúng ta biết rằng chú có nghĩa bí mật, tức là khá bí mật. Bởi vì trước kia tôi từng nói, khi chúng ta niệm chú tức là đang niệm tâm của Phật Bồ Tát. Bạn xưng niệm “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, đây là niệm tên của Phật Bồ Tát, hoặc là niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát”, đây đều là niệm tên của Phật Bồ Tát.

Thế còn chú là niệm tâm của ngài, ví dụ niệm “Ôm a-mi-đê-wa sê” chính là niệm tâm của A Di Đà Phật, niệm “Ôm ma-ni pát-mi hùm” chính là niệm tâm của Quan Thế Âm Bồ Tát.

Hai cái này không giống nhau, một cái là niệm bên trong, một cái là niệm bên ngoài, cho nên trong “Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận”, Tổ sư Tsongkhapa nói, bạn niệm tên Phật tức là đang niệm sắc thân của Phật, sắc thân tức là hình tướng của ngài; thế còn niệm chú của ngài tức là làm xúc động tâm của Như Lai. Hai cái này là khác nhau.

Bản thân chú mà nói, tâm là vô hình, cho nên có nghĩa bí mật của nó ở trong đó. Trong Mật giáo dùng trì minh (trì chú) làm cơ sở, trì minh (trì chú) chính là nghĩa bí mật, nghĩa bí mật thì gọi là Mật tông.

Mọi người có hiểu vì sao Mật giáo được gọi là Mật giáo không? Bởi vì cái mà Mật giáo niệm là vô hình, có nghĩa bí mật vô hình. Dùng chú để hoằng dương chính là Mật giáo. Chúng ta biết chú có rất nhiều, nếu mà sắp xếp lại thì thật sự là cực kì đó. Ví dụ mỗi vị Phật đều có chú của vị Phật đó, mỗi một Bồ Tát lại có chú của Bồ Tát đó. Theo như tôi biết, không chỉ là Phật Bồ Tát có chú, tất cả Kim Cang Thần cũng có chú của Kim Cang Thần, tất cả Hộ Pháp đều có chú, bao gồm tất cả chư Thiên đều có chú. Cho nên có 20 thiên, 12 thiên, 8 thiên, 28 thiên, tất cả chư Thiên đều có chú ngữ của chính họ, thậm chí rất nhiều thần cũng có chú ngữ của riêng mình.

Cho nên nếu chỉnh lý chú tạng, thật sự sắp xếp toàn bộ chú ngữ lại thì cũng cần rất nhiều sách. Muốn nói rõ nghĩa bí mật của chúng cũng cần rất nhiều sách, tập hợp lại thành một kho tàng, gọi là chú tạng.

Chúng ta biết Mật giáo tu hành có thành tựu trì minh. Thành tựu trì minh thật ra giống với đạo lý niệm Phật. Tịnh Thổ tông niệm Phật đến khi nhất tâm bất loạn, Phật đến tiếp dẫn; trì danh niệm Phật đã có sức mạnh lớn như vậy rồi, chỉ mỗi niệm tên của ngài mà đã có sức mạnh lớn đến vậy rồi, thậm chí có vị cổ đức nói, niệm tên Phật đã có thể tiêu trừ rất nhiều nghiệp chướng nhiều kiếp rồi.

Bạn trì tâm chú của ngài, cũng như thế, khi bạn thành tựu trì minh rồi, bạn liên tục trì chú ngữ của Phật Bồ Tát, trì đến khi nhất tâm bất loạn, đương nhiên bạn sẽ xúc động tâm của Như Lai, xúc động tâm của Bồ Tát, ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn bạn. Bạn không chỉ niệm tên bề ngoài của ngài mà thôi, bạn còn xúc động tâm ngài, ngài sẽ cảm động, ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn bạn.

Bởi vậy khi thành tựu trì minh rồi, cảm ứng (tương ứng) khi ấy là cực kì tốt. Niệm Phật đã có thể cảm ứng, cho nên bạn niệm chú thì càng có cảm ứng, ví dụ người học Phật chúng ta, tuy rằng rất nhiều người học Hiển giáo, nhưng họ cũng niệm chú, ví dụ chú Đại Bi, chúng ta biết rằng trưởng lão Ngộ Minh cả đời đều trì chú Đại Bi. Mặc dù ông ấy học Hiển, học Thiền, nhưng bản thân ông ấy cũng niệm chú, không hề nói rằng tôi học Hiển giáo thì tôi sẽ không niệm chú ngữ. Giống như là trong các cuốn khóa tụng của khóa tu buổi sáng, khóa tu buổi tối thì vẫn phải trì mười chú nhỏ, niệm biến thực chân ngôn.

Thứ mà họ học đều là của Hiển giáo, nhưng thật sự lúc làm pháp lại có dùng chú ngữ, khi làm lễ cúng lớn trước Phật thì phải niệm chú, niệm kinh, niệm Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm, niệm đến sau cùng thì phải niệm chú Đại Bi, bạn niệm Cao Vương Kinh thì sẽ phải niệm Thất Phật diệt tội chân ngôn, phía sau đều có thêm chú ngữ bạn sẽ cần niệm. Khi bạn làm cúng dường cũng không phải là niệm chú ngữ theo tiếng Quốc ngữ, không phải Quốc ngữ, mà là một vài chú ngữ tiếng Phạn, bạn vẫn phải niệm.

Vì thế thật ra nói chung, Phật giáo cho đến hiện tại thì cũng giống như là “trong Hiển có Mật”, tuy bạn học Hiển nhưng bên trong có Mật, “trong Mật có Hiển”, trong Mật cũng có đạo lý của Hiển giáo, thật ra Hiển - Mật nên viên dung. Ví dụ nói về du già diễm khẩu, trong du già diễm khẩu toàn bộ đều là các thứ của Mật giáo.

Hôm nay nói tới đây. Om mani padme hum.

19/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

135. Nói về phù tạng

Chúng ta lại nói về phù tạng. Phù tức là chữ phù trong vẽ phù. Khi tôi nói đến cái này, nhất định có rất nhiều người nói, trong Phật giáo có vẽ phù sao? Nhưng trong Mật giáo thì có phù, bạn xem trong pháp bản của Uế Tích Kim Cang Đại Quyền Thần Vương Phật, có rất nhiều phù ở trong đó, không phải là không có phù, chỉ là người bình thường không thật sự biết rằng trong Phật giáo cũng có phù.

Bạn xem những chữ Phạn kia, chữ Phạn chính là văn tự của Thiên Trúc, căn bản đó chính là phù, họ nói rằng vốn dĩ chữ Phạn này là do Đại Phạm Thiên Vương sáng tạo ra, là từ cõi trời xuống, nó có một biểu tượng, lấy ví dụ đơn giản một chữ “Hàn” - “Na-mô san-man-tô wa-zư-la hàn”, chữ “Hàn” này khi vẽ ra giống như một con người, giống một vị Bất Động Minh Vương cầm kiếm. Bản thân chữ Phạn chính là một loại phù thức. Người khác không nghĩ thế, nhưng tôi cho rằng đây là phù.

Trong pháp Uế Tích Kim Cang Đại Quyền Thần Vương Phật có rất nhiều phù thức, bởi vậy trong Mật giáo nói không có phù, thật ra là vẫn có phù, tôi cho rằng tập hợp toàn bộ phù lại thì sẽ thành phù tạng.

Phù này là cái thứ gì? Thật ra so với chú ngữ chỉ là dị thức đồng công [hình thức khác nhau nhưng công hiệu như nhau], chú là dùng âm thanh để biểu hiện, phù là dùng kiểu chữ để biểu hiện; phù phải dùng cách viết, còn chú phải dùng cách phát ra thanh âm; một cái là âm, một cái là hình, cho nên phù và chú vốn dĩ là không tách nhau.

Trước kia tôi vẽ phù, bản thân nó có trên, giữa, dưới, phía trên gọi là tam dương khai thái, danh hiệu của Phật, ở giữa là sắc lệnh việc gì đó, ở dưới là ấn của Phật Bồ Tát, chữ “Cang” đó là ấn của Phật Bồ Tát, in ở đó, có người gọi là ruột phù.

Vẽ phù cũng phân ra trên, giữa, dưới, Phật nào đó sắc lệnh việc gì đó thành công, áp ấn cang sẽ thành phù. Hình thức phù thông thường là như vậy. Phù và chú đều có thể sản sinh ra một dạng sức mạnh, vì sao có thể sản sinh ra một dạng sức mạnh? Bởi vì trong kiểu chữ của bản thân phù có danh hiệu của Phật Bồ Tát ở trong đó, có ấn bí mật của ngài ở trong đó, vì thế có thể sinh ra một dạng sức mạnh.

Chúng ta niệm chú ngữ là có thể sinh ra sức mạnh, ví dụ bạn chỉ mỗi niệm Phật cũng có thể sản sinh ra một dạng sức mạnh, trì chú cũng có thể sản sinh ra một dạng sức mạnh. Bản thân phù có danh hiệu Phật Bồ Tát, có nghĩa bí mật của Phật Bồ Tát, ấn bí mật ở bên trong, cho nên nó cũng có thể sinh ra sức mạnh.

Còn có một điểm quan trọng nhất chính là, bạn là người học Mật pháp, bạn phải biết thỉnh cầu Bổn tôn của chính mình hạ giáng để bố quang, tức là tập trung ánh sáng trên lá phù đó, tập trung ở trên lá phù thì có thể sản sinh ra một dạng sức mạnh. Nói cách khác là một tờ giấy rất bình thường, sau khi vẽ chữ lên, sau khi viết vài chữ lên đó, nhờ thỉnh Phật Bồ Tát đến phóng quang gia trì lên tờ giấy này, một khi có phóng quang gia trì lên tờ giấy thì sẽ sản sinh ra sức mạnh, sản sinh pháp lực, cái này chính là công hiệu của phù. Giả sử không có Phật Bồ Tát phóng quang gia trì lên tờ giấy đó thì tờ giấy này vẫn chỉ là giấy. Cho nên sự khác biệt giữa giấy và phù nằm ở đây.

Tôi nói với mọi người, cầu pháp nước chú Đại Bi, trước đây tôi luôn luôn nói rằng, nước chú Đại Bi là chúng ta lấy một cốc nước, chính là một cốc nước bình thường, dựa theo cách làm pháp của Mật giáo, đầu tiên thỉnh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát đến, thỉnh cầu Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát hạ giáng, từ trong hư không giáng xuống. Bạn thỉnh cầu ngài thì phải quán tưởng thế nào? Kết thủ ấn Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, niệm tâm chú của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, đây là ba yếu tố của Mật giáo.

Phải tưởng tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát đến, niệm chú của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, kết thủ ấn của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, quán tưởng ngài ở trong hư không hiển hiện, sau đó Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát phóng quang vào trong cốc nước, điểm này rất quan trọng, đây chính là đang bố quang!

Chỉ cần ánh sáng đi vào trong nước, vốn dĩ chỉ là một cốc nước bình thường mà thôi, nhưng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát cầm cành dương liễu, vẩy cam lộ một cái, chà! Cam lộ sẽ rơi vào trong nước. Bạn đều phải quán tưởng rất rõ ràng, sau đó bạn chắp tay trì chú Đại Bi, bạn niệm 49 biến chú Đại Bi, hoặc là 21 biến chú Đại Bi đều được. Tóm lại, bạn niệm đến khi cảm ứng, niệm đến khi cảm thấy Quan Thế Âm Bồ Tát thật sự cầm cành dương liễu vẩy tịnh thủy vào trong cốc nước bình thường, 21 biến, 49 biến chú Đại Bi, hoặc bạn muốn niệm nhiều hơn cũng được, càng nhiều càng tốt, niệm 108 biến chú Đại Bi, liên tục niệm, niệm đến khi chính mình cảm ứng.

Rất nhiều người có cảm ứng, không phải là chỉ có vài người, rất nhiều người có thể cảm ứng được Phật Bồ Tát giáng lâm, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát đích thực giáng lâm, ánh sáng của ngài chiếu khắp và đi vào trong nước, lúc này cốc nước này chính là nước chú Đại Bi.

Cho nên rất nhiều người đến hỏi tôi, cầu nước chú Đại Bi như thế nào. Tôi dạy cho bạn biết, nước bình thường đặt tại Phật đàn, bạn quán tưởng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát đến, kết thủ ấn Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, trì chú Đại Bi, liên tục trì, trì đến khi bạn có cảm ứng, trì đến khi bạn cảm ứng thấy Quan Thế Âm Bồ Tát Đến, phóng quang vào trong nước, cốc nước này chính là nước chú Đại Bi. Bởi vậy trì chú có công lực như vậy.

Thế còn phù, bạn vẽ xong phù của nước chú Đại Bi, làm pháp tương tự, nước và phù thật ra cách làm pháp như nhau, quán tưởng như nhau, trì chú như nhau, kết thủ ấn như nhau, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát phóng quang gia trì lên phù, lá phù này đốt thành tro rồi bỏ vào trong nước, nước này sẽ thành nước chú Đại Bi, giống nhau. Vì thế phù chú như nhau, nó có pháp lực và tác dụng của bản thân nó.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

19/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

136. Ba yếu tố của Mật giáo Yết ma pháp (1)

Hôm nay chúng ta nói một chút về ba yếu tố của pháp Yết ma.

Nhìn chung mà nói, trong Mật giáo cũng có pháp xuất thế và pháp nhập thế, pháp xuất thế chính là tu pháp bình thường của chúng ta, tu pháp là vì chấm dứt sinh tử, minh tâm kiến tính, pháp như vậy gọi là pháp xuất thế. Thế còn pháp nhập thế gọi là pháp Yết ma, tức là tác pháp, ví dụ như giúp người ta tiêu tai, làm tăng ích, kính ái, làm hàng phục, đây gọi là pháp Yết ma.

Trong Mật pháp phân ra pháp xuất thế và pháp nhập thế, pháp Yết ma có ba yếu tố quan trọng, chúng ta gọi là Bổn tôn, người làm pháp, người cầu pháp, có thể nói đây chính là ba yếu tố.

Ba yếu tố này, bản thân chúng có ý nghĩa quan trọng ở bên trong. Ví dụ như mấy hôm trước tôi nói, nếu bạn muốn một pháp thành công thì nhất định phải có Bổn tôn giáng lâm, Bổn tôn giáng lâm để bố quang, thế thì pháp này sẽ có thể thành. Bổn tôn không giáng lâm để bố quang thì giống như bạn đang diễn trò thôi, thế nào là diễn trò? Tức là diễn một trò chơi của pháp, nhưng trên thực tế chẳng có hiệu quả gì. Chỉ có Bổn tôn vô hình giáng lâm phóng quang gia trì thì pháp này mới là pháp thành công.

Trong Mật giáo có nói rất kĩ càng, chỉ có Phật Bồ Tát vô hình phóng quang gia trì cho bạn, tu pháp như vậy mới xem là pháp có thành tựu. Thiếu điều này thì chỉ là đang diễn trò múa rối, lắc lắc mấy cái rồi đi vào, thế là kết thúc, nhưng trên thực tế không có hiệu quả gì. Người cầu pháp kia cũng không có được cảm ứng gì, bản thân người làm pháp là bạn mà nói thì bạn cũng chưa chắc cảm ứng được để mà nói pháp này là pháp thành công.

Điểm này rất quan trọng, trong ba yếu tố cũng vẫn là có Bổn tôn. Vậy muốn thỉnh Bổn tôn đến thì có rất nhiều kỹ xảo, trước kia sư phụ Mật giáo từng nói, quán tưởng của bạn phải cực kì rõ ràng, nhất định phải có sức mạnh. Sư phụ cũng từng nói với tôi, anh nghĩ đến cái gì, ví dụ anh muốn thỉnh Quan Thế Âm Bồ Tát đến, quán tưởng Quan Thế Âm Bồ Tát ở trong hư không. Sau đó, anh phải quán tưởng Quan Thế Âm Bồ Tát mặc thiên y bay bay, ngài liên tục di động tiến về phía trước, quán tưởng váy thiên y của ngài tung bay, quán tưởng ngài đeo khuyên tai, hoặc trên tay đeo vòng, tất cả đều lay động. Phải quán tưởng rất rõ ràng, biểu thị tinh thần của bạn rất tập trung, ý niệm vô cùng rõ ràng, một lòng phụng thỉnh ngài đến. Ngay cả váy thiên y của ngài cũng lay động. Sư phụ tôi nói đây là một khẩu quyết.

Sư phụ Mật giáo nói rằng bản thân cái này chính là khẩu quyết, hơn nữa chân của ngài còn phải cử động nữa, liên tục bước đi về phía trước, còn phải quán tưởng chân ngài chuyển động chứ không phải là đứng trơ trơ ra trong hư không.

Tôi nói với mọi người một bí mật, mỗi một lần tôi làm nước cam lộ để sái tịnh, hoặc làm cam lộ hóa thực, tôi đều quán tưởng tịnh bình có cành liễu của Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát hơi lay động tịnh bình, tức là hơi nghiêng một chút, thế rồi cành dương liễu có nước nhỏ xuống, trên tay tôi cầm một tịnh bình, nước đó sẽ rơi vào trong tịnh bình của tôi, đây chính là khẩu quyết của bản thân tôi.

Bản thân tôi mỗi buổi sáng đều làm sái tịnh, khi làm cam lộ thí thực, quán tưởng Quan Thế Âm Bồ Tát ở tại hư không, trên tay ngài cầm tịnh bình, dương liễu tịnh thủy, nghiêng một cái là cành liễu vẩy tịnh thủy sẽ nhỏ cam lộ vào trong tịnh bình của tôi, sau đó tôi lại chấm vào tịnh bình này để vẩy nước đi.

Đây là một khẩu quyết rất quan trọng, quán tưởng phải vô cùng rõ ràng, trên thực tế cũng cảm ứng được Quan Thế Âm Bồ Tát đến, đây chính là một khẩu quyết rất quan trọng. Vì thế, khi chúng ta làm quán tưởng, nhất định phải tưởng tượng rất rõ ràng, biểu thị tinh thần của bạn rất thống nhất, có thể thỉnh được Quan Thế Âm Bồ Tát.

Rồi còn gì nữa? Bạn muốn thỉnh Bổn tôn đến thì còn phải biết làm thủ ấn câu triệu. Bạn quán tưởng Quan Thế Âm Bồ Tát hiển hiện trong hư không, quán tưởng chân ngài dẫm lên mây, sau đó cái móc này biến to ra, biến thành rất dài, rất lớn, một cái móc kéo dài đến tận hư không, và cái móc phải móc vào đám mây của ngài để cho ngài không thể bay đi nơi khác, mây đã bị bạn móc chặt lại rồi, thế thì Quan Thế Âm Bồ Tát nhất định phải đến.

Trước kia còn có đệ tử nói như thế thì sẽ làm cho ngài ngã nhào mất, ngã nhào tức là khi bạn móc vào đám mây thì Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ đứng không vững, ngài nhất định phải hạ xuống, như thế này thì cũng là nghĩ hơi quá mức rồi. Quan Thế Âm Bồ Tát từ trên mây rơi xuống, không cẩn thận một cái là ngài ngã trẹo chân luôn. Đây là nghĩ thái quá rồi, thật ra chỉ cần móc vào đám mây của ngài là được rồi. Thế rồi quán tưởng ngài phóng quang gia trì, là như vậy.

Còn gì nữa? Bạn biết ấn “tâm trong tâm”, khi bạn muốn quán tưởng vị Phật Bồ Tát nào thì bạn kết thủ ấn của vị Phật Bồ Tát đó. Hơn nữa ấn tâm trong tâm động một cái, một khi đã động, vừa nghĩ đến ngài, rồi cử động ấn tâm trong tâm, thì sẽ làm xúc động tâm của Phật Bồ Tát, hễ xúc động tâm của Phật Bồ Tát thì ngài nhất định phải đến, cho nên ấn tâm trong tâm là mật truyền, không thể nói ra được.

Trong Mật giáo có rất nhiều bí mật kiểu này, rất nhiều khẩu quyết, nếu tùy tiện nói ra ấn tâm trong tâm, mọi người biết được rồi thì sẽ tùy tiện kết ấn tâm trong tâm, thế thì hại Phật Bồ Tát trong hư không phải chạy loạn lên khắp nơi. Phật Bồ Tát chạy loạn khắp nơi, đành chịu thôi vì bạn đã cử động ấn tâm trong tâm rồi, ngài không đến không được. Nhưng đến một cái thì phát hiện ra, việc nhỏ như hạt vừng! “Vì sao con mèo của tôi không chịu ăn cơm?…” Bạn cũng dùng ấn tâm trong tâm, thế thì quá đáng rồi.

Đối với rất nhiều sự việc, chúng ta thật sự phải giữ đạo trung quán, trung quán tức là với bất kì sự việc gì thì bạn đều phải phù hợp với trung quán, đây là yếu quyết về Bổn tôn, yếu tố thứ nhất. Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

19/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

137. Ba yếu tố của Mật giáo Yết ma pháp (2)

Hôm qua chúng ta đề cập đến Bổn tôn giáng lâm là rất quan trọng, nhưng điều kiện chủ yếu để Bổn tôn giáng lâm nằm ở đâu? Thật ra nằm ở người làm pháp, tức là người tu pháp, điều này rất quan trọng. Bổn tôn đến hay không đến, trọng điểm nằm ở chính người đó.

Vậy người làm pháp phải làm sao? Tức là tất cả đồ cúng dường của bạn phải chu toàn, phải viên mãn, những thứ trong khi bạn tu pháp phải cực kì thanh tịnh viên mãn. Bạn là người làm pháp, bản thân bạn mà nói phải nhất tâm, nhất tâm đi làm pháp đó, không có nhị tâm, không thể nói vừa làm pháp, vừa bóc trái cây, vừa ăn chuối, như thế thì không được rồi, như thế là đã nhị tâm rồi! Bạn vừa làm pháp, vừa lấy bánh quy để ăn, như thế là không được!

Vì thế khi tu pháp phải hoàn toàn nhất tâm, đồ cúng phải đầy đủ, tất cả đồ cúng phải thanh tịnh, phải chu toàn, giả sử bạn cẩn thận hơn thì bạn còn phải mộc dục, mộc dục tức là nói rằng bạn bạn phải đi tắm trước. Thế rồi cẩn thận hơn nữa là bạn phải trai giới, khi tôi muốn làm một pháp này, tôi thanh tịnh chính mình, trước tiên là trai giới, rồi tắm gội, rồi đánh răng, dùng chỉ nha khoa, kem đánh răng, súc miệng…, tất cả đều làm cho sạch, bằng không khi bạn niệm chú, khí mà bạn thở ra đều bẩn.

Tịnh khẩu, tịnh thân, còn cả ý niệm cũng phải thanh tịnh, còn gì nữa? Tất cả nghi quỹ bạn đều phải hiểu rõ ràng, hoàn toàn không được bỏ sót, tức là bạn làm đại cúng dường, cũng phải làm đại lễ bái, cũng phải niệm chú tứ quy y, bạn cũng phải làm mặc giáp hộ thân. Rồi trong quá trình bạn làm pháp, thỉnh cầu, bạn đều không được bỏ sót. Tất cả tu hành - phát tâm thế nào, hồi hướng ra sao, trì chú thế nào, niệm kinh ra sao, tất cả đều phải rất đầy đủ. Nếu làm pháp như vậy thì Bổn tôn sẽ giáng lâm.

Vì thế người làm pháp, bản thân người đang tu, cũng rất quan trọng. Nếu người tu mà sơ suất thì sẽ phạm vào tội xem thường, tội xem thường tức là không hề coi trọng pháp này mà lại xem nhẹ. Vậy giả sử bạn nói, sợ rằng trong lúc làm pháp bạn có khuyết điểm, vậy thì bạn phải niệm Bách tự minh chú, sau cùng còn phải niệm chân ngôn, niệm Bách tự minh chú để bù đắp lại.

Ý ở đây nói rằng, trong quá trình tôi tu pháp, có suy nghĩ không cung kính với Phật Bồ Tát, hoặc là đối với bản thân Phật Bồ Tát không đầy đủ lễ phép, hoặc là trong nghi quỹ bạn làm có khuyết điểm, vậy thì niệm ba biến Bách tự minh chú để sửa chữa khuyết điểm. Cái này giống như bổ sung, bù đắp. Bổ khuyết xong thì sẽ tốt, sẽ không nghiêm trọng nữa, nói cách khác là pháp này của bạn đã rất chu toàn rồi. Người làm pháp rất quan trọng, phải nhất tâm đi làm pháp này.

Ngoài ra, ba yếu tố tu hành pháp Yết ma thì cái thứ ba là người cầu pháp. Bổn tôn cũng giáng lâm rồi, bản thân bạn cũng làm pháp rất chu toàn rồi, nhưng người cầu pháp thì qua loa đại khái, cái này cũng không được. Ngày nay cũng có rất nhiều người cầu pháp như vậy, tình huống này cũng có.

Ví dụ có người cầu Sư Tôn làm một đàn Hộ Ma, người ta hỏi: “Vì sao anh muốn làm Hộ Ma?” ”Nghe nói Hộ Ma rất hữu hiệu, cho nên muốn thử xem.” Bạn không thể nói câu “thử xem” này, trong lòng cũng không được nghĩ thế. Phật Bồ Tát đến đây phóng quang gia trì cho bạn mà còn phải để cho bạn thử ư? Phật thần thánh như vậy, Bồ Tát thần thánh như vậy xuống đàn để phóng quang gia trì cho bạn, kết quả là người cầu pháp lại nói: “Tôi thử xem thế nào.” Thế này thì sai quá rồi!

Người cầu pháp nhất định phải kiền kính, kiền kính tức là kiền thành và cung kính, tốt nhất là nhất định phải đến. Bản thân người cầu một đàn pháp phải đến, như vậy mới tốt, mới được tính. Trước kia có người như thế này, “Ồ! Sư Tôn đang làm Hộ Ma à, hầy tốt quá, tôi cũng muốn báo danh tham gia, giúp tôi báo danh thỉnh cầu, cứ ứng trước cho tôi một khoản tiền đi!” Tùy ý thôi, không hề quy định bạn phải đưa bao nhiêu tiền.

Tùy ý là được, nhưng mà khẩu khí của bạn là nói rằng, cứ tùy ý giúp tôi đi, tùy ý giúp tôi một chút đi, tôi cũng tham gia một phần. “Thế anh cầu cái gì?” “Để tôi nghĩ thử xem tôi muốn cầu cái gì!” Như thế là đã mất sự kiền kính rồi.

Bạn phải rất kiền kính, phải có tâm rất cung kính, cầu Phật Bồ Tát giáng quang, cầu Thượng sư làm cho bạn một đàn pháp, ba tâm này phải hợp nhất, tức là tâm của Bổn tôn, tâm của người làm pháp, tâm của người cầu pháp phải hợp nhất, điểm này rất quan trọng.

Vì thế trước đây có người cầu Sư Tôn vẽ phù cho họ, tôi nói: “Anh muốn vẽ mấy lá?” Anh ta nói: “Càng nhiều càng tốt!” Tôi nói: “Cái gì mà càng nhiều càng tốt chứ?” Anh ta nói: “Để dành khi cần đến. Có khi hàng xóm xung quanh cần, hoặc có bệnh thì tôi sẽ cho họ, hoặc là thế nào đó…” Thế chẳng phải là đã biến thành công ty phù lục sao? Điều này không được! Cầu cũng không thể nói là tôi cầu 100 lá, tôi muốn cầu 200 lá, tốt nhất là vẽ toàn bộ phù trong cuốn sách đó cho tôi đi, mỗi loại phù cho tôi năm lá. Không phải là kiểu cầu pháp này!

Người cầu phù đó phải thật sự viết sớ văn, biểu thị sự kiền thành và cung kính của anh ta. Phải khởi bẩm để trời nghe, phải để cho thứ này của anh ta lên đến thiên đình, để Phật Bồ Tát biết bạn rất kiền thành cung kính đến cầu, chứ không phải là rất tùy tiện.

Bởi vậy người cầu pháp bây giờ rất tùy tiện! Đúng kiểu như vậy! “Giúp tôi cầu đi, được không, tôi không biết đâu, thôi thì cứ tùy ý mà giúp tôi cầu đi!” Người như thế thì không được. Nhất định là người có việc cũng phải có mặt, hơn nữa phải rất kiền thành, rất cung kính, phải cùng trì chú, như vậy mới tốt. Đó chính là một đàn pháp Yết ma rất hoàn mỹ. Yêu cầu người cầu pháp, người làm pháp, Bổn tôn giáng lâm, cả ba hợp nhất, đây chính là ba yếu tố tu hành pháp Yết ma.

Mọi người đã hiểu rồi nhỉ, cho nên cầu pháp không thể cầu thay, cũng không thể tùy tiện cầu, cũng không thể đánh mất sự cung kính. Sư Tôn thì đang ở bên này làm pháp mà anh ta ở bên kia liên tục gãi chân, như thế cũng không được. Vì thế phải chú ý, bản thân người cầu pháp tốt nhất cũng phải tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

20/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

138. Đại viên kính trí (1)

Hôm nay chúng ta nói về Đại viên kính trí. Trong Mật giáo, có thể nói tổ sư là Kim Cang Tổng Trì, Ngũ Phương Phật chính là Đại Nhật Như Lai, A Súc Phật, A Di Đà Phật, Bảo Sinh Phật, Bất Không Thành Tựu Phật, đều được gọi là bậc Kim Cang Tổng Trì, tất cả đều được gọi là Kim Cang Tổng Trì. Vị cao nhất chính là Kim Cang Tổng Trì, sau đó ở dưới chính là Ngũ Phương Phật, Ngũ Phương Phật lại hóa sinh ra Pháp Vương Tử của Ngũ Phật, gọi là Kim Cang Tát Đỏa.

Thật ra, Kim Cang Tát Đỏa cũng có thể gọi là Kim Cang Trì Tôn Giả. Kim Cang Tát Đỏa lại có ba thân — như là Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Thủ Bồ Tát, Kim Cang Tâm Bồ Tát, tức là một vị là Pháp thân, một vị là Báo thân, một vị là Ứng thân. Kim Cang Tâm, Kim Cang Thủ, Kim Cang Tát Đỏa là cùng một vị Bồ Tát.

Ngũ Phương Phật đại diện cho năm trí huệ của bản thân Phật (Kim Cang Tổng Trì), năm trí huệ rất lớn. Trong đó, Đông Phương A Súc Như Lai, trí huệ mà ngài tượng trưng là Đại viên kính trí - trí huệ giống như chiếc gương tròn lớn. Còn như trong “Duy Thức Luận” có nói thì đây là trí huệ thuộc về thức thứ tám khai phá ra, gọi là Đại viên kính trí.

Từ cách đây rất lâu đã có người hỏi tôi thế nào gọi là Đại viên kính trí. Gần đây, cũng có pháp sư Liên Kiêm hỏi tôi thế nào là Đại viên kính trí. Bây giờ tôi sẽ nói với mọi người thế nào là Đại viên kính trí. Thật ra, bản thức của Đại viên kính trí, ý nghĩa của vốn có chính là nói về bản thức thanh tịnh, tức là biểu thị một sự thanh tịnh rất viên mãn, cái thức này là sự thanh tịnh rất viên mãn, hoàn toàn không bị ô nhiễm, cái này chính là Đại viên kính trí. Bản thức hoàn toàn thanh tịnh không có ô nhiễm chính là Đại viên kính trí.

Cũng có cách nói như thế này, các loại hình thái thiện ác của phàm phu, bạn đều có thể hiểu cực kì rõ ràng minh bạch. Phàm là đủ kiểu sự tình thiện ác trên thế giới này, nghìn thứ vạn thứ, muôn hình muôn vẻ, các loại thế giới hữu sắc, các loại hình tượng của thế giới vật chất, nếu bạn đều có thể hiểu được rõ ràng, thì có thể nói đây cũng là Đại viên kính trí.

Người tu hành chúng ta muốn tu đến cảnh giới này thì cũng rất khó khăn. Bởi vì thiện ác thị phi đôi khi là chồng chéo lên nhau, khiến cho bạn không phân biệt được. Thế nào là hợp pháp? Thế nào là không hợp pháp? Cái gì là thuộc về thiện? Cái gì là thuộc về ác? Đôi khi, giữa hai suy nghĩ này, đột nhiên đan xen vào nhau, trong chốc lát bạn trở nên mơ hồ, thế thì bạn sẽ không phân biệt rõ được nữa.

Đôi khi bạn hỏi người ta, được, anh nói là thiện, vậy định nghĩa của thiện là gì? Trong chốc lát bạn mơ hồ luôn, định nghĩa của thiện là gì? Bạn không có cách nào đưa ra một định nghĩa, bởi vậy đạo lý, chữ lý này, chúng ta thường xuyên nói, ông nói ông có lý, bà nói bà có lý, rốt cuộc cái lý nào mới là đúng đây?

Đôi khi, nhân gian chúng ta có rất nhiều thị phi, ví dụ có một số người, đứng trên lập trường của Chân Phật Tông chúng ta mà nói, có một số đệ tử Chân Phật Tông, họ cho rằng, ôi chao, Sư Tôn nói về sự việc này vô cùng công chính, rất hay. Nhưng đứng trên góc độ khác để nhìn nhận, xem cách Sư Tôn xử lý sự việc này, cũng có rất nhiều người sẽ phê bình, sự việc này không nhất định là hoàn toàn mười phân vẹn mười. Giống như trong tông phái chúng ta, đôi khi thông báo một sự việc ra ngoài, sự việc này phải làm như thế nào, cũng có người có ý kiến, đúng không?

Ví dụ Kurukulle Phật Mẫu. Chúng ta tu pháp kính ái, chà, kết quả là đệ tử lợi dụng pháp của Kurukulle Phật Mẫu đi làm thành một loại bột kính ái, mọi người có biết không? Nói cách khác là, loại bột kính ái này có thể tăng cường sự kính yêu lẫn nhau. Kurukulle Phật Mẫu là Bổn tôn kính ái, pháp này vốn dĩ là rất hay, nhưng bây giờ đã có bán cả bột kính ái rồi, có người muốn bán bột kính ái, nói rằng mua về sử dụng cho gia đình mình, có thể khiến gia đình viên mãn. Cái này rất hay, đưa cho người yêu mình, khiến cho người yêu của mình càng yêu mình hơn, đeo một gói ở trên người, ai ai cũng yêu kính, đây đều là việc tốt.

Nhưng đứng từ một góc độ khác mà nói, người ta nói rằng giả sử để cho lưu manh mua được bột kính ái của Chân Phật Tông chúng ta, hắn cho mỗi cô gái ăn một chút, họ đều sẽ nảy sinh tình yêu với hắn. Ơ, bạn không nghĩ đến phương diện này à, bạn nói xem, vấn đề này đã phát sinh rồi. Tên lưu manh kia bôi đầy bột kính ái lên người, các cô gái nhìn thấy hắn đều nói rằng hắn tốt, thật ra hắn là kẻ đồi bại đó. Các cô gái đều yêu thích hắn, đều bị bột kính ái của hắn dẫn dụ. Đây là vì pháp lực của Kurukulle Phật Mẫu, vì thế, ở đây sẽ nảy sinh một vấn đề.

Bởi vậy mới nói, nếu bạn có thể dùng gương sáng trong tim mình đi chiếu hiện đủ loại thiện ác thị phi trên thế gian, hơn nữa còn có thể phân biệt được rõ ràng, loại trí huệ này gọi là Đại viên kính trí. Như vậy là bạn đại khái có thể hiểu được rồi, Đại viên kính trí nói rằng, bạn phân biệt rõ ràng cảnh giới của phàm phu, đồng thời, ý thức của bản thân bạn cũng là bản thức vô cùng thanh tịnh, bản thân bạn đã khai phát thức thứ tám, trong tim giống như gương sáng chiếu hiện, lúc này, bạn chính là Bao Thanh Thiên.

Bởi vì bạn nhìn tất cả mọi thứ trên đời, bạn đều rõ ràng, bạn xử án vô cùng chính xác, tỉ mỉ kĩ lưỡng, bạn chính là Bao Thanh Thiên, tuyệt đối không phải là Bao Hắc Thiên. Bầu trời này là trong veo, Đại viên kính trí chính là chiếc gương trong veo, bản thức thanh tịnh một chút ô nhiễm cũng không có, đây chính là Đại viên kính trí.

Cho nên hàng ngày tôi viết văn, mỗi lần đều phải quan sát rất rõ ràng, ví dụ tôi viết “Chân Phật Luận Kiếm” là phải quan sát rõ ràng, ở đây chính là dùng Đại viên kính trí để quán chiếu.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

21/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

139. Đại viên kính trí (2)

Chúng ta lại nói về Đại viên kính trí. Đại viên kính trí là khai phát thức thứ tám trong “Duy Thức Luận” sẽ sản sinh ra một dạng trí huệ vô cùng thanh tịnh viên mãn. Vậy thì cũng có người hỏi tôi, ngài biết Đại viên kính trí, vậy Đại viên kính trí tu như thế nào? Đây là một câu hỏi rất lớn, Đại viên kính trí có liên quan đến kính đàn huyễn quán, huyễn này là huyễn trong huyễn giác, quán là quán trong quán sát, cũng chính là pháp Huyễn quán.

Khi bạn tu Đại viên kính trí, trong Ấn Độ cổ đại và Tạng mật đều có dạy người ta cách tu ra sao. Họ dùng kính đàn, tức là dùng gương soi để bố đàn, ở trong phòng mình bố trí một đàn pháp bằng gương, những chiếc gương phải sắp đặt chiếu lẫn nhau. Hiệu ứng sinh ra sẽ như thế nào? Khi bạn ngồi trong kính đàn, nhìn về phía trước, có vô số bạn xuất hiện. Bên phải cũng có vô số bạn, bên trái cũng có vô số bạn, phía trước cũng có vô số bạn, phía sau cũng có vô số bạn. Nếu một mình bạn ngồi đó, chà, sẽ hiện ra nghìn nghìn vạn vạn bạn, đây là kính đàn.

Bạn có thể mời thợ kính đến để thiết kế kính đàn cho bạn. Bạn ngồi ở giữa, vừa nhìn thì thấy, chà, nghìn nghìn vạn vạn bạn ngồi trước mặt bạn, bên trái cũng có, bên phải cũng có, trước mặt cũng có, sau lưng cũng có, đây gọi là kính đàn.

Thế rồi cũng đặt Bổn tôn ở bên trong kính đàn, tương tự cũng sẽ hiển hiện nghìn nghìn vạn vạn Bổn tôn ở trên đỉnh đầu bạn. Trước kia trong khi tu hành, có sư phụ, tổ sư nói thế này: ở trong đàn thành này, bạn chỉ cần tu một đàn pháp thì tương đương với tu nghìn nghìn vạn vạn đàn pháp. Bởi vậy, pháp Thiên chuyển luân chính là từ trong pháp kính đàn này mà diễn biến ra.

Bạn thử nghĩ mà xem! Một mình bạn ngồi trong đó tu một đàn pháp, vốn dĩ bạn chỉ có một người đang tu, bạn ngồi trong kính đàn có nghìn nghìn vạn vạn bạn, lúc này bạn tu một đàn pháp chẳng phải là chuyển thành một nghìn đàn pháp sao? Một nghìn bạn tức là một nghìn đàn pháp, một vạn bạn chính là một vạn đàn pháp. Chà! Đây là pháp môn tiện lợi, các bạn ngồi bên trong làm một đàn Hộ Ma, tức là một nghìn đàn, chỉ cần tu một đàn tức là đã tu một nghìn đàn rồi! Chà! Lời quá rồi! Cái này chính là pháp Thiên chuyển luân, bằng cách này mà huyễn hóa ra.

Mọi người biết pháp Thiên chuyển luân, vậy thì bạn quán tưởng một nghìn bạn ở trong hư không, cùng niệm một tiếng Phật hiệu, một chú ngữ, tức là niệm một nghìn tiếng Phật hiệu, một nghìn tiếng chú ngữ, đây gọi là pháp Thiên chuyển luân. Điều này trong Mật pháp mới có, Hiển giáo bình thường không hề nói rằng, này, bạn niệm một biến tương đương với một nghìn biến, niệm một biến tương đương với một vạn biến, hoặc vô số vạn biến. Dùng pháp kính đàn để tu trì có lợi ích như vậy. Tổ sư nói rồi, bạn ở trong kính đàn tu hành có công đức rất lớn, công đức vô lượng vô số sản sinh ra từ trong kính đàn.

Đại viên kính trí tu như thế nào? Tức là bạn ngồi trước kính đàn, nhìn vào Bổn tôn, nhìn vào chính mình, giữa hai người đối chiếu lẫn nhau, giữa sự trang nghiêm của Bổn tôn và bạn đối chiếu lẫn nhau, cứ thế quan sát. Từ trong sự quán chiếu này, đột nhiên, Bổn tôn đi vào bên trong thân thể bạn, trong sát-na, Bổn tôn tiến vào bên trong thân thể bạn, bạn nhìn lâu là sẽ mơ hồ ngay! Nhìn rồi lại nhìn, quan sát rồi lại quan sát, liên tục quan sát Bổn tôn, nhìn lâu rồi sẽ trở nên mơ hồ… Ơ, làm sao thế nhỉ? Mình biến thành Bổn tôn rồi! Đây chính là Bổn tôn đi vào bên trong bạn, trong sát-na sản sinh ra một dạng biến hóa, hai bên hợp nhất, cũng tức là Bổn tôn, bạn, bạn trong gương, trong sát-na, khi có một dạng tương ứng của sự hợp nhất chính là lúc bản thân Đại viên kính trí hiển hiện, cũng tức là hợp nhất rồi. Bổn tôn, bạn, còn có cả bạn ở trong gương, ba người đột nhiên hợp lại. Phương pháp tu hành này chính là Đại viên kính trí kính đàn tu trì pháp, thật ra là có liên quan đến pháp Huyễn quán.

Có người có thể mượn phương pháp này để tu hành, thứ nhất đây vừa là pháp Thiên chuyển luân, thứ hai đây cũng là pháp kính đàn của Đại viên kính trí, hai điều này đều cực kì tốt. Bởi vậy phương pháp tu hành này tôi cảm thấy rất hay. Chúng ta thường xuyên quan sát chính mình, từ trong gương quan sát chính mình, quan sát nghìn nghìn vạn vạn mình, sau đó khiến cho thân khẩu ý của chính mình và thân khẩu ý của Bổn tôn hoàn toàn thanh tịnh giống hệt nhau. Chỉ cần sự thanh tịnh của Bổn tôn và sự thanh tịnh của hành giả có thể hợp nhất thì gọi là Đại viên kính trí, chính là hợp nhất rồi.

Trước kia tôi cũng từng nói, cách tu hành này, đôi khi bạn soi gương, trong gương sẽ xuất hiện khói, trong gương sẽ xuất hiện Bổn tôn, thậm chí sẽ xuất hiện ánh sáng, sau đó Phật quốc xuất hiện, Phật quốc ở ngay trong gương, sau đó chính bạn cũng tiến vào Phật quốc.

Trước kia tôi từng nói, khi bạn tu pháp huyễn quán này, khi tu pháp kính đàn này, đến Tây phương Cực Lạc thế giới, đến chỗ của Vương Mẫu Nương Nương, bạn còn có thể ăn được đào tiên. Khi xuất hiện khói, còn có thể nhìn thấy cảnh tượng của khói. Nhìn thấy ánh sáng, nhìn thấy lửa, thế rồi tự mình có cảm ứng, Phật quốc xuất hiện, Bổn tôn ở trong gương, những cái này đều là hiện tượng của sự cảm ứng.

Nhưng cần chú ý một chút, bạn không thể đi tìm kiếm cái gì đó. Có người ở trong tình huống này muốn tìm kiếm đại thần thông hoặc là thế nào đó, vậy thì cũng có người sẽ đi vào bàng môn.

Đây là một phương pháp tu hành rất hay, nhưng tâm tu hành nhất định phải rất định, phải rất tĩnh, phải hoàn toàn có thể giữ được sự tự chủ đối với tâm cảnh chính mình, điểm này rất quan trọng. Không thể để cho chính mình đi vào bàng môn, đi vào bàng môn cũng sẽ sản sinh ra hiện tượng không tốt. Đây chính là tu hành pháp kính đàn của Đại viên kính trí.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

21/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

140. Tính Không (1)

Hôm nay chúng ta nói về tính Không.

Hai chữ tính Không này rất khó giảng, rất khó nói. Nó chính là tên gọi khác của chân như. Bản thân tính Không mà nói chính là chân như. Còn chân như cũng chính là tính Không.

Rất nhiều người khi nói về tính Không, họ đều sẽ nói như thế này, họ nói: “Tính Không chẳng có gì để mà nói, bởi vì tất cả đều là không.” Bản thân câu nói này không phải là rất chính xác. Nói tất cả đều không tức là tính Không, thế thì câu nói này không đúng rồi.

Cái gọi là tính Không tức là dựa vào trong cái Không mà hiện ra thực tính của nó. Đây mới là chính xác. Dựa vào trong cái Không mà hiện ra thực tính của nó mới gọi là tính Không.

Thế còn muốn tu tính Không này, tu cho chân như này hiển hiện ra là như thế này, có một phương pháp tu hành, ở trong trí huệ bát nhã, có một phương pháp là lìa bỏ ngã chấp, lìa bỏ pháp chấp, thì sẽ có thể dung nhập tính Không và tiến vào tính Không.

Trước kia tôi từng giảng rồi, Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp lâu như vậy, thật ra là ngài đều đang nói về chân như này, cũng là đều đi xung quanh tính Không này, nói về điều đó. Thế nhưng, nếu bạn muốn thật sự đi vào trong tính Không thì đó thật sự là cực kì khó khăn. Lìa bỏ ngã chấp, mọi người biết rồi, lìa bỏ ngã chấp chính là tất cả mọi sự bám chấp vào cái tôi này đều không còn. Ta vốn dĩ chính là không, tôi từng nói thân thể một con người là từ đất nước lửa gió tổ hợp lại mà thành. Vậy thì sau khi phân tách thân thể con người ra thì cái tôi này không còn tồn tại nữa.

Mọi người cho rằng Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn này, Lư Thắng Ngạn chính là Lư Thắng Ngạn, Lư Thắng Ngạn chính là tôi, trên thực tế Lư Thắng Ngạn chỉ là một mã hiệu mà thôi. Bản thân Liên Sinh Hoạt Phật mà nói cũng là một mã hiệu, có tính tượng trưng. Vậy Lư Thắng Ngạn chân chính là ai? Mọi người sẽ chỉ ra, chính là cái người đang ở đây thuyết pháp này. OK! Vậy bạn chỉ chỗ nào là tôi? Đầu là tôi sao? Không đúng! Hẳn là toàn thân đều là tôi, nhưng trên thực tế, toàn thân đều là tôi, là bốn thứ đất nước lửa gió tổ hợp lại mà thành.

Chúng ta biết rằng lửa ở đây chính là nhiệt độ; gió chính là không khí hô hấp; nước chính là máu và những dịch thể trong người bạn, tất cả đều thuộc về nước; đất chính là xương, thịt, da, lông, đều thuộc về đất. Khi tứ đại phân tách ra, cái tôi này sẽ không tồn tại nữa. Bốn thứ này tổ hợp lại thì sẽ hình thành một cái tôi, phân tách ra rồi thì không còn nữa.

Đây chính là một phương pháp loại bỏ ngã chấp. Muốn loại bỏ ngã chấp, bạn phải thường xuyên nghĩ như vậy. Bạn nhìn một cái bàn, chúng ta biết rằng đây là một cái bàn, cái bàn này có thể phân tách ra, biến thành mặt bàn, biến thành như vậy. Một khi tách ra thì không còn là một cái bàn nữa. Đạo lý tương tự. Bạn nói cái này tuy rằng không phải là cái bàn, nhưng nói chung là một tấm gỗ. Được thôi, là một tấm gỗ, bạn phân tách nó ra, cưa nó ra thì sẽ biến thành mùn rồi. Dùng phương pháp khoa học để phân tách nó ra, đốt nó thì sẽ không còn nữa, sẽ hóa thành khí, không còn gì cả, trên thực tế cũng là không. Đây chính là phương pháp loại bỏ ngã chấp.

Còn nữa, phải làm sao để loại bỏ pháp chấp? Pháp chấp được nói đến ở đây là, thế giới có hình sắc đều là pháp chấp. Thế giới có hình sắc, thế thì quá rộng lớn. Chúng ta nói về hành tinh là được rồi. Bạn có biết không, hành tinh này, trong kinh Phật có nói - Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Niệm vô biên xứ, ngoài ra còn có Tưởng vô biên xứ, tất cả đều là vô tận vô biên. Bạn nhìn xem hành tinh của vũ trụ này, thật sự là không có biên giới. Đến bây giờ, các nhà khoa học đều vẫn không thể nói cái biên của thế giới này nằm ở đâu, đều không có cách nào nói được.

Vì thế, Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói một câu, bạn nói đến chữ Không này, dùng đầu óc của phàm phu bình thường để mà nghĩ về chữ Không này thì sẽ phát điên. Thế nào là phát điên? Tức là về cơ bản không có cách nào suy lường được. Đối với Không, không có cách nào để đo lường. Phật Đà từng nói, lấy phàm phu để mà đo lường cảnh giới của Phật, cảnh giới của Không, thì sẽ phát điên. Căn bản là không cách nào đo lường được! Cũng chẳng có cách nào đi suy nghĩ cảnh giới đó ở chỗ nào! Vì thế, loại bỏ pháp chấp là vô cùng khó. Vô cùng khó, cực kì khó.

Nghĩ mà xem, có bao nhiêu ngôi sao? Có bao nhiêu thế giới của những ngôi sao này? Có bao nhiêu thế giới to hơn trái đất? Ngoài hệ mặt trời thì sao? Bạn không cách nào dùng não của mình để nghĩ về thế giới, quá rộng lớn, quá trống rỗng! Suy nghĩ như vậy cũng có thể khiến bạn dung nhập vào cảnh giới này.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nghĩ như thế này: kiến có thế giới của kiến, mức độ nhỏ thì là thế giới của loài kiến. Nhỏ đến mức như ốc sên, trước kia tôi thường nói về ốc sên, hai cái vòi của ốc sên, ở trên đó cũng có thế giới của chúng, nghe nói có mấy nghìn triệu vi trùng ở trên cái vòi của ốc sên, đó cũng là một địa cầu đó! Ở trên cái vòi của nó có hai địa cầu, đôi khi nó sẽ cuộn lại để đánh nhau. Nó cũng có chiến tranh giữa các vì sao đó, bởi vì hai cái vòi của nó sẽ đánh lẫn nhau, nó cũng có chiến tranh giữa các vì sao.

Nhỏ thì có thể nhỏ đến mức như vậy, to thì có thể to đến mức vô biên. Nếu nghĩ như vậy, bạn có thể loại bỏ được pháp chấp này. Đối với tất cả thế giới hữu hình sẽ loại bỏ hết. Như vậy thì rất dễ tiến nhập tính Không, loại bỏ ngã chấp, sau đó loại bỏ pháp chấp, rất dễ tiến vào trong thế giới của tính Không, đi ngộ nhập thế giới chân như.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

21/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

141. Tính Không (2)

Chúng ta lại nói về tính Không.

Mọi người biết rằng, tính Không rất khó dùng suy nghĩ của bạn để mà đo lường, bởi vì rất khó đo lường sự vô biên vô tế của nó, cho nên rất dễ khiến cho người ta phát điên. Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp 49 năm, nói về chân như, là dùng trí huệ bát nhã để đi đo lường duy thức. Duy thức là nhỏ nhất, tính Không là lớn nhất, còn chân như lại bao gồm toàn bộ. Thật sự là để cho bạn đi suy ngẫm về điều này thì đều chẳng có cách nào nghĩ được. Vì thế, có người nói, tất cả đều không là cũng không đúng. Bởi vì cái gọi là tính Không là từ trong hư không hiện ra thực tính của nó.

Thiên Thai tông có “Thiên Thai tam quán” như thế này. Phương pháp của nó nói rằng, tất cả thứ hữu tướng, tất cả mọi thứ có hình tướng đều là Không, đây là quán Không thứ nhất. Thế giới của vô tướng chính là Không, thế giới của hữu tướng cũng là Không. Tất cả những thứ có hình tượng đều là giả.

Gần đây tôi đọc sách, chúng ta biết vườn Cấp Cô Độc, trước kia có trưởng giả Cấp Cô Độc xây cho Phật Thích Ca Mâu Ni một khu vườn Cấp Cô Độc. Bên trong vườn Cấp Cô Độc có một tinh xá, tinh xá đó tên là gì? Là tinh xá Kỳ Viên đúng không? (Đệ tử trả lời.) Sao mọi người lại nói nhỏ như vậy, là tinh xá gì? (Đệ tử trả lời.) Phải nói to như vậy thì tôi mới nghe được, tôi mới có thể nói ra được chứ!

Thật ra là tôi biết, nhưng mà cái chữ đầu tiên tôi luôn phát âm sai, trước kia tôi luôn nói là tinh xá Kỵ Viên, thật ra là Kỳ Viên đó! Tinh xá Kỳ Viên đó là nhà lầu bảy tầng, khi xưa rất đẹp đẽ, mọi người biết trưởng giả Cấp Cô Độc mua cho Phật Đà khu vườn Cấp Cô Độc đó là dùng vàng để phủ lên mặt đất. Vị Vương Tử kia nói rằng vốn dĩ anh ta không bán, sau cùng trưởng giả Cấp Cô Độc nhất định muốn mua, anh ta nói vậy thì như thế này, ông dùng vàng để phủ đầy vườn Cấp Cô Độc thì tôi sẽ bán cho ông. Kết quả là ông ấy thật sự đã dùng vàng để phủ đầy khu vườn Cấp Cô Độc. Đó là người rất giàu có thì mới có cách, vì thế, khi phủ vàng xong thì ông ấy xây lên tinh xá Kỳ Viên.

Tinh xá này cao bảy tầng, vào thời đó mà nói thì là nơi hào hoa nhất. Bây giờ bạn đi tới đó xem, nhà lầu bảy tầng - một đống tro tàn! Chẳng còn gì cả! Đã trải qua hơn 2.500 năm rồi, thứ này không còn nữa, cho nên nhà lầu cũng không còn.

Bạn nói nước Xá Vệ, khi xưa thành Xá Vệ là một big city đó, là một thành phố lớn, ở trong kinh điển nói rằng thành Xá Vệ này có bản nghìn vạn nhân khẩu, bạn nói xem bảy nghìn vạn nhân khẩu có lớn không? Trong thành Xá Vệ có bảy nghìn vạn nhân khẩu, bây giờ Tokyo mới có mấy nghìn vạn, hai nghìn vạn nhân khẩu [20 triệu người], thành Xá Vệ có bảy nghìn vạn nhân khẩu. Bây giờ thì sao? Thành Xá Vệ chẳng còn cái gì cả! À vẫn còn! Một ít gạch! Một ít ngói! Còn có một số người sống ở đó, không còn nhiều người như xưa nữa.

Điều này đã chứng minh cái gì? Chứng minh rằng thế giới hữu hình đều rất giả, nó sẽ tiêu biến, nó sẽ hóa thành không, nó sẽ giải tán, nó sẽ phân tách, nó sẽ thành, trụ, hoại, không.

Đây chính là một dạng giả quán. Giống như con người chúng ta, tôi nói rồi, đất, nước, lửa, gió, không phân tách ra, con người bạn sẽ ở đâu? Lư Thắng Ngạn ở đâu? Trước khi chưa sinh ra ở đâu? Sau khi chết đi rồi ở đâu? Lư Thắng Ngạn trước khi sinh ra ở đâu? Sau khi chết rồi ở đâu? Còn không phải là giả ư, phân tách ra rồi thì sẽ là giả, tất cả quy về không, không có nữa. Cho nên cái này gọi là không quán, giả quán.

Ngoài ra, từ trong không và giả sinh ra một loại quán gọi là trung quán. Đây là một phái nhánh trong Phật giáo gọi là phái Trung Quán, đây là Thiên Thai tam quán — không, giả, trung. Tức là từ trong không và giả hiển hiện ra thực tính, gọi là trung quán thì gọi là phái Trung Quán, thuộc về một phái nhánh trong Phật giáo. Cho nên, các bạn đi nghiên cứu về Thiên Thai tam quán này là có thể biết được.

Sau này chúng ta sẽ đi Ấn Độ, sau đó đi thăm thành Xá Vệ, vườn Lâm Tỳ Ni, xem cây bồ đề, xem sông Hằng, xem Đại học Nalanda, xem Linh Sơn. Bây giờ người ta đi xem về xong nói rằng chỉ còn lại một ít đá, đá đen, đá trắng, đá xám, sau đó họ liền nhặt một hòn đá lên, bỏ vào trong túi rồi mang về lưu niệm. Họ nói đi lấy cát sông Hằng về để làm kỷ niệm. Toàn bộ đều đã biến thành những bức tường đổ, biến thành một bãi đất hoang. Có thể nói, thế giới hữu hình sau cùng đều quy về không!

Thế giới hữu hình đều là giả, nhưng cái chân lý vẫn còn tồn tại của nó, chân như còn tồn tại của nó chính là thực tính của nó thì vẫn có. Bản thân Phật tính vẫn có. Nếu bạn lấy được thực tính và Phật tính của nó ra thì đây gọi là phái Trung Quán.

Ví dụ: Chúng ta ở trong thiền định tất cả đều không, tiến vào Không định bên trong thiền định. Tâm vô lượng, quảng đại vô biên, cảnh giới này chính là cảnh giới của Không định. Tất cả chẳng có gì, tất cả không có biên giới, ngay cả suy tưởng cũng không có, đây gọi là Phi tưởng thiên, ngay cả suy tưởng cũng không có, ngay cả thức cũng không có, tiến vào cảnh giới này thì là Không định rồi. Nhưng bạn ở trong đây nhất định phải hiển hiện ra Phật tính của nó, một khi hiện ra Phật tính của nó thì sẽ là thế giới chân như. Vì thế chúng ta nói, muốn phát bồ đề tâm, bạn muốn hiển hiện bồ đề tâm này, muốn hiển hiện Phật tính, chính là tính Không. Phật tính, tính Không, chân như, bát nhã, duy thức, du già, là từ bên trong bồ đề tâm, bên trong Phật tính hiển hiện ra, cái này chính là phái Trung Quán.

Chúng ta nói về tính Không này đương nhiên là rất khó nói, rất khó để thể hội, nhưng giáo pháp của Phật Đà và giáo pháp của Thiền tông, Thiền tông dạy bạn “cắt đứt”, đưa mọi suy nghĩ dung nhập vào trong tính Không, hiển hiện Phật tính, chỉ thẳng Phật tính, Thiền tông dạy như vậy.

Hôm nay giảng đến đây. Om mani padme hum.

23/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

142. Nói về bệnh lý (1)

Hôm nay tôi nói với mọi người một chút về bệnh lý.

Bản thân tôi không phải là bác sĩ, nhưng mà sao? Bởi vì có rất nhiều đệ tử đến hỏi tôi về bệnh lý, cho nên về phương diện bệnh lý, tôi cũng có một chút hiểu biết. Trong nhận thức của bản thân tôi, tôi cảm thấy bệnh tật là việc rất đau khổ. Có thể nói, điều khổ nhất của đời người cũng chính là bệnh, tôi cho rằng như vậy.

Rất nhiều người cái gì cũng không sợ, nhưng hễ nghe đến bệnh tật là họ sợ. Trước kia chẳng phải là có Khổng Minh sao? Trương Phi kia rất uy vũ, ông ta cưỡi ngựa nói: “Ta đây chẳng sợ việc gì hết!” Anh hùng hảo hán việc gì cũng không sợ. Khổng Minh nói: “Nói một chữ sẽ khiến ngươi sợ ngay!” Trương Phi nói: “Là cái gì?” Ông ta vẫn rất uy vũ! Khổng Minh chỉ nhẹ nhàng nói một chữ “bệnh”, Trương Phi liền từ trên ngựa rơi xuống. Thật sự là sợ rồi!

Vì thế khi chúng sinh khỏe mạnh, bạn là một con rồng, khi có bệnh thì bạn là một con sâu, trong chốc lát bạn đã biến thành một con sâu. Bất kể bạn là anh hùng hào kiệt, vĩ nhân, thánh nhân gì, nếu bị bệnh thì sẽ rất thảm. Bởi vậy nói đến bệnh là biến sắc.

Nói đến bệnh lý, thật ra bệnh của chúng sinh có rất nhiều nhân tố. Chúng ta biết rằng tứ đại không điều hòa thì người ta sẽ sinh bệnh. Địa, thủy, hỏa, phong mà điều hòa không tốt tức là có bệnh! Hỏa quá nhiều, dương khí của họ quá vượng, đây là bị bệnh quá nóng. Thủy quá nhiều thì là âm thịnh, bệnh của âm khí. Còn bản thân thổ mà phân liệt thì xương thịt của bạn đều có bệnh. Còn hô hấp, là phong, nếu điều hòa không tốt cũng là bệnh. Vì thế, đây gọi là tứ đại không điều hòa.

Nói chung, đây thuộc về bệnh của phàm phu, tức là một loại bệnh mà chúng sinh bình thường biểu hiện ra. Bệnh thông thường, bạn vẫn có thể đi khám bác sĩ, vẫn chữa được, còn có thuốc để chữa. Giả sử là bệnh nhân quả thì bạn không có thuốc nào chữa được! Có một số bệnh thuộc về bệnh nhân quả, có một số người sinh ra đã bị mắc bệnh viêm não rồi. Có những người vừa sinh ra đã bị bệnh bại liệt trẻ em rồi. Vừa sinh ra đã yếu ớt, bị câm, điếc, tàn tật, nói cách khác là những bệnh trên người họ ngay khi sinh ra đã có rồi, là bệnh bẩm sinh. Còn có rất nhiều bệnh hiểm nghèo.

Đây không phải là nói rằng bạn đã phạm vào tội lỗi gì mà bạn mới bị bệnh này. Hoặc là trong cuộc đời của bạn, căn bản là bạn không hề phạm lỗi gì, căn bản là bạn chỉ vừa sinh ra thôi, vì sao đã có bệnh rồi? Ở đây phải nói đến nhân quả, về nhân quả mà nói thì đó là do bạn mang từ kiếp trước đến. Vì thế những loại bệnh này chúng ta gọi là bệnh nhân quả.

Còn có một loại là bệnh quỷ thần, quỷ thần vô hình đó đến gây chướng ngại, bạn xung phạm đến quỷ, xung phạm đến thần, bạn dính phải sát khí, vô hình trung những quấy nhiễu đó khiến bạn có bệnh, chúng ta gọi là bệnh quỷ thần.

Vì thế nói về bệnh thì bệnh mà bác sĩ nhìn ra chỉ là bệnh thông thường. Bệnh lý mà người học Phật tu hành chúng ta biết đến chính là bao gồm bệnh thông thường, còn có bệnh nhân quả, sâu hơn nữa còn có bệnh quỷ thần. Bệnh quỷ thần và bệnh nhân quả này phải dùng Phật pháp để chữa trị, để xử lý.

Bệnh bình thường bạn phải đi tìm bác sĩ, đi khám bác sĩ của bạn. Chúng tôi ở Mỹ đại bộ phận mà nói đều có bác sĩ gia đình, bạn đi khám bác sĩ gia đình trước, sau khi bác sĩ gia đình khám cho bạn xong, nhận thấy bệnh của bạn bác sĩ gia đình không thể chữa trị được thì sau đó sẽ phân loại, giới thiệu bạn đi gặp bác sĩ chuyên môn cao hơn. Bệnh thông thường, bạn đi khám bác sĩ của mình, sau đó lại đi khám bác sĩ chuyên khoa giỏi hơn được bác sĩ gia đình của bạn giới thiệu. Bệnh thông thường còn có thể chữa được, nhưng trong số những bệnh thông thường cũng có những bệnh hiểm nghèo, bệnh hiểm nghèo thì cũng hết cách!

Còn như bệnh nhân quả, rất nhiều đều là bệnh hiểm nghèo. Với bệnh quỷ thần, bệnh nhân quả, chúng ta đều dùng Phật pháp để xử lý. Vì sao lại có bệnh nhân quả và bệnh quỷ thần? Nguyên nhân bệnh, nguồn gốc bắt đầu nằm ở bản thân con người, bệnh của họ đều đến từ chính bản thân người đó mà ra.

Nói chung, người bình thường sẽ có ba thứ độc, ba thứ độc này là tham, sân, si. Vì thế chúng ta nói, một người tu hành, bạn sẽ tương đối không bị bệnh tật làm rầy rà. Thế khi bạn không là người tu hành, bạn là người bình thường, thì bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhân quả và bệnh quỷ thần, bởi vì liên quan đến tham, sân, si của bạn sẽ sản sinh ra đủ loại quấy nhiễu của quỷ thần, và sự tồn tại của nhân quả mà sản sinh ra những bệnh tật này.

Chính bạn phải làm thế nào để trị tham sân si này? Tham sân si là cái thứ gì?

Tham — chính là tham niệm của chính bản thân bạn, suy nghĩ rất tham lam, thể hiện ra ở hành vi. Sân — là không cách nào kiểm soát được tâm trạng của chính mình. Si — là vô minh, là vô tri.

Trọng điểm đều nằm trên chữ tham. Giả sử một người có thể tâm như nước lặng, không có tham niệm, tu dưỡng lâu dài thân tâm chính mình, có thể điều dưỡng rất tốt tứ đại của mình, tâm bình khí hòa, đối với sự tình gì cũng đều giữ đạo trung hòa và không tham, như vậy là bạn đã hiểu được đạo dưỡng sinh rồi. Người hiểu được đạo dưỡng sinh, người đó sẽ tương đối ít bệnh, ít phiền não. Bệnh tương đối ít, phiền não cũng tương đối ít, tất cả đều rất thanh tịnh, điềm đạm và bình thản sống cuộc đời của chính mình.

Bởi vậy, hành giả của chúng ta hôm nay đều tu hành thanh tịnh tức là phải sống cuộc đời của bạn một cách thanh tịnh, không ưu phiền, không bệnh tật, phải điều dưỡng thân tâm của bạn. Khi điều hòa được tâm rồi, thân thể của chính bạn cũng sẽ tốt thôi.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

24/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

143. Nói về bệnh lý (2)

Hôm nay chúng ta cùng nói tiếp về về bệnh lý.

Rất nhiều người hỏi: “Tham sân si làm sao lại mắc bệnh chứ?” Đương nhiên sẽ mắc bệnh rồi! Mọi người dùng não mà nghĩ thử một chút xem, tôi nói một việc rất đơn giản thôi. Tham sắc, đạo lý rất đơn giản, buông thả quá độ, bạn sẽ biến thành gấu trúc, đôi mắt thâm đen. Chức năng thận của bạn sẽ không tốt, bởi vì bạn đã tham hoa đẹp tới mức quá nhiều rồi.

Trước kia, tôi từng đọc một cuốn sách, tham sắc rồi thì cái gì cũng không kiềm chế được, nếu bạn quá tham, mắt sẽ chảy nước mắt, mũi cũng chảy nước mũi không dừng được, chỗ nào cũng sẽ chảy nước, bạn sẽ không nhịn được. Đến lúc đó thì thân thể của bạn chỗ này bệnh, chỗ kia bệnh, hông nhức, lưng đau, mọi bệnh đều kéo đến.

Bạn tham tiền, tham tiền sẽ phát điên! Tâm quá tham lam thì trong lòng bạn cũng không bình tịnh, cũng sẽ bị cao huyết áp, cũng sẽ có bệnh. Ngoài ra, bạn tham danh, quá lao lực thì cũng sẽ mất ngủ. Quá trọng sự nghiệp, quá tham danh, quá tham lợi, quá tham bất kì cái gì, đều sẽ sinh ra bệnh mất ngủ. Quá tham ăn, bây giờ bạn biết rồi, cholesterol quá cao, đường huyết quá cao, tim sẽ không khỏe, cơ tim tắc nghẽn, trúng phong, những bệnh này đều sẽ đến.

Nói chung, bản thân cái tham sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh, sân cũng như thế, si tức là vô minh, vô tri, thứ không nên ăn bạn đều ăn. Đây chính là một loại bệnh.

Phương pháp để chúng ta đối trị tham, sân, si chính là giới, định, huệ trong Phật pháp. Chúng ta biết rằng giới, định, huệ chính là để dừng tham, sân, si.

Giới — tức là giữ năm giới, làm mười thiện. Định — tức là phải nhất tâm bất loạn, dừng lại vọng niệm của bạn, đừng có ngông cuồng với những suy nghĩ vọng tưởng hão huyền, nhất tâm bất loạn chính là định. Huệ — chính là đối với mọi đạo lý, bạn phải nhìn ra một cách cực kì rõ ràng, đối với với mọi lý lẽ, bạn phải quan sát vô cùng rõ ràng minh bạch, bạn biết dùng phương pháp để đối trị, đây chính là trí huệ.

Giữ năm giới, làm mười thiện thì sẽ không tham lam. Bạn có thể định thì bạn sẽ không sân hận. Bạn có trí huệ thì sẽ không ngu si, sẽ không vô minh, sẽ không vô tri. Vì thế, giới định huệ của Phật pháp rất tốt để đối trị tham sân si.

Trong Phật pháp cũng nói, giới định huệ, bạn muốn làm được vừa đủ tốt thì cũng không đơn giản. Bạn giữ giới thái quá thì sẽ biến thành chấp vào giới, bị giới giữ chặt, sẽ không còn là giữ giới mà là bị “giới giữ”. Điều này nói thế nào nhỉ? Tức là khi bạn giữ giới mà quá cố chấp, cuộc sống sẽ biến thành hà khắc, quá máy móc, thông thái rởm, không hiểu sự linh hoạt, thì sẽ biến thành bị giới giữ.

Cho nên bản thân giữ giới mà nói cũng có cái gọi là khai giải, khai giải nói rằng, mặc dù có giới này, nhưng trong một trường hợp nào đó, bạn có thể thay đổi linh hoạt một chút, đây gọi là khai giải. Vì thế, người giữ giới chúng ta không thể biến thành kiểu người thông thái rởm, cố chấp không thông, không biết linh hoạt.

Người ta kể một câu chuyện cười, “thân trần truồng ngồi trên ghế dài”, ý nghĩa là gì? Đoán một câu thành ngữ, chính là “cứng nhắc máy móc”, nghĩa là con người bạn quá thông thái rởm, cứng nhắc máy móc không biết linh hoạt. Tuy rằng bạn giữ giới, nhưng giữ giới theo kiểu như vậy cũng không tốt. Giữ giới mà thành ra như vậy thì cũng không được.

Vì thế, người giữ giới chúng ta, tuy phải giữ năm giới làm mười thiện, nhưng tuyệt đối không được cứng nhắc máy móc! Phải linh hoạt ứng dụng, bằng không giữ giới cũng sẽ biến thành bệnh đó! Gọi là giới bệnh.

Được rồi, bảo bạn định, bạn định một cái là định đến Không cảnh, bạn cho rằng, ôi chao, tất cả đều không, thế là rơi vào ngoan không [ngoan cố chấp vào cái không]. Thế rồi sau khi rơi vào ngoan không, có khả năng sẽ sinh ra tình hình thế nào? Vì tất cả đều không rồi, thế thì tôi không cần làm gì cả, sự nghiệp cũng không làm, cái gì cũng không làm, tắm cũng không tắm, sẽ biến thành hippie [người theo văn hóa phản kháng, có lối sống và văn hóa trái ngược với xã hội, lập dị nổi loạn], sau cùng sẽ biến thành vô lại, cái này gọi là thiền bệnh! Bệnh sinh ra sau khi thiền định này chính là thiền bệnh, ngồi thiền cũng sẽ sinh ra bệnh. Bởi vì sau khi định vào ngoan không thì đột nhiên tư tưởng bạn thay đổi rồi, sẽ biến thành lười nhác, buông thả. Cho nên, thế nào là đạo trung quán của định, đi con đường trung đạo của nó cũng rất quan trọng.

Vì thế, thiền định cũng sẽ sinh ra bệnh. Chúng ta biết rằng đây gọi là thiền bệnh. Sau khi rơi vào thiền bệnh thì cũng rất thảm. Đôi khi ngồi thiền cũng sẽ sinh ra bệnh quỷ thần. Bởi vì bạn sinh ra vọng niệm, bạn cũng sẽ đi đến bàng môn, khi có những vọng niệm khác, có những bám chấp khác, cũng sẽ sinh ra bệnh.

Vừa nãy nói đến huệ — trí huệ. Trí huệ cũng sẽ sinh ra bệnh, bệnh này gọi là gì? Gọi là “trí cuồng”. Bởi vì sau khi bạn quan sát lý sự vô cùng rõ ràng, bạn cảm thấy: mình là thiên hạ đệ nhất, không ai bì được với mình. Khi bạn có được rất nhiều trí huệ, bạn nhìn đời bằng nửa con mắt, trên thế giới chỉ có một mình bạn, người khác đều không phải là người. Cho rằng người khác đều không phải là người, bạn sẽ sinh ra tâm tự cao ngạo mạn, một khi tâm tự cao ngạo mạn sinh ra thì sẽ biến thành trí cuồng. Điên cuồng, khinh người, ngạo mạn, tất cả đều xuất hiện. Thiên hạ đệ nhất cao thủ, có ai có thể thắng được người đó chứ? Họ hiểu về “quỳ hoa bảo điển”, “hấp tinh đại pháp” [tên các môn võ công thượng thừa trong tiểu thuyết Kim Dung]. Chà! Quá khủng! Thiên hạ đệ nhất cao thủ, mỗi người đều tranh bí kíp võ lâm đệ nhất thiên hạ, nếu lấy được thì chính là thiên hạ đệ nhất cao thủ, sẽ sinh ra tự cao ngạo mạn.

Với người biết rất nhiều trí huệ, có một việc rất quan trọng, đó sẽ là sinh ra một dạng điên, đây cũng là một loại bệnh. Vì thế, giới có bệnh, thiền định cũng có bệnh, bản thân hiểu biết quá nhiều cũng sẽ sinh ra một loại bệnh cuồng ngạo, đều là bệnh.

Vì thế người tu hành chúng ta hôm nay phải rất chú ý, trong Phật pháp có nói, Phật pháp giống như đánh đàn, quá căng thì sẽ đứt, quá lỏng thì sẽ không có âm thanh. Vì thế, tinh thần trung đạo chính là tinh thần chủ yếu nhất mà Phật Đà nói.

Hôm nay giảng đến đây. Om mani padme hum.

25/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

144. Khẩu quyết trọng yếu của thiền định - Vô sự, vô tâm (1)

Hôm nay chúng ta sẽ giảng về hai khẩu quyết quan trọng khi thiền định, chúng ta đều biết đây là vô sự và vô tâm.

Có một câu nói rằng: “No news is good news.” Không có tin gì tức là tin tốt. Thật ra cái này chính là vô sự.

Chúng ta học thiền định, giả sử bạn có chuyện vướng ở trong đầu, bạn sẽ không thể nào nhập định, vì thế ở đây có một khẩu quyết rất quan trọng — khi tâm cảnh của bạn vô cùng bình lặng, khi không có việc gì quấy nhiễu bạn thì dễ nhập định nhất. Vào lúc thư thái nhất (chính là rất thoải mái, rất nhẹ nhõm, rất bình thản) là lúc dễ nhập định nhất. Ngược lại, khi bạn có rất nhiều việc đang quẫy nhiễu bạn, đó là lúc khó nhập thiền định nhất.

Lần này, Pháp Vương Ganden Tripa - vị Pháp Vương cao nhất của Hoàng giáo, đến Seattle Lôi Tạng Tự, ngài tặng cho tôi một thứ, thứ này không phải là viên thuốc trường thọ, cũng không phải là viên đại bổ, ngài nói với tôi rằng thứ này chính là viên thuốc thiền định. Viên thuốc thiền định cũng có màu đen.

Ngài nói không được nhìn thấy ánh sáng, khi bạn uống viên thuốc này thì phải đóng chặt cửa sổ, cửa đi cũng phải đóng lại, đèn đóm gì, ánh sáng gì cũng không được có. Ở trong bóng tối mở cái thuốc đó ra, sau đó nuốt viên thuốc thiền định đó xuống. Ngài nói, lúc đó thiền định sẽ rất tốt. Ngài nói, viên thuốc này của họ rất trân quý, viên thuốc thiền định rất quý giá, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa uống!

Tôi nghĩ: vì sao lại có kiểu thuốc viên thiền định này chứ? Vì sao phải uống viên thuốc thiền định này chứ? Thật ra chỉ có một đạo lý, đó là khi bạn uống viên thuốc đó xong, vào lúc đó bạn sẽ chuyển toàn bộ những ưu tư, lo âu của thế tục thành không, tức là quên hết.

Bởi vậy Đạo gia có một câu nói rằng, khi bạn tu định, quan trọng nhất là phải tọa vong. Ngồi xuống, quên hết. Hai chữ tọa vong này rất có ý nghĩa ở trong đó. Thật ra tọa vong, quên hết rồi thì tức là vô sự.

Thiền định, bạn muốn tiến vào bên trong định cảnh, nhất định phải vô sự. Không có vô sự này thì bạn không nhập định được. Tôi tin rằng Pháp Vương Ganden Tripa, viên thuốc mà vị Rinpoche này tặng cho tôi, chắc chắn là sau khi uống vào, toàn bộ cả người đều trống rỗng. Ngài nói, cái này nhập định rất tốt, cái này rất quý giá! Cái này rất hiếm có! Đến bây giờ tôi vẫn chưa uống, chính là vì bản thân tôi về mặt định lực mà nói, tôi muốn nhập định thì rất dễ. Về mặt thu tâm, thu cái tâm về, quên hết tất cả mọi việc, bản thân tôi làm việc này rất dễ, cho nên không cần mượn loại thuốc kia để nhập vào thiền định. Tôi cất viên thuốc thiền định của ngài ấy rất cẩn thận, giữ lại làm kỷ niệm.

Khẩu quyết của thiền định nhất định phải vô sự vô tâm. Vô sự này trong tiếng Đài Loan là “không việc gì”. “Có việc gì đâu.” “Không có việc gì cả.” Vì thế, khi lão hòa thượng Quảng Khâm sắp viên tịch, ngài đã nói một câu: “Không đến không đi, có việc gì đâu.” Câu nói này bình thường nói lên rất bình thường, không có đến, không có đi, không có việc gì hết. Thật ra, câu nói này của ngài ấy là một câu nói chứng ngộ đó! Điều này cho thấy ngài ấy không hề đến thế giới Ta Bà này, cũng không hề rời khỏi thế giới Ta Bà, đây chính là lời nói đầy ắp cả vũ trụ. Không có đến, không có đi chính là Như Lai, “Không đến không đi, có việc gì đâu.” — Vô lai vô khứ vô sự.

Ngài ấy chứng ngộ nói ra lời này, “không đến không đi” là Như Lai, cũng biểu thị bản thân ngài ấy đầy ắp cả trong vũ trụ. Căn bản không có đến, cũng không có đi, vô sự. Vô sự — căn bản không có việc gì xảy ra cả! Vì thế, với ngài ấy mà nói, sinh tử đều phá bỏ rồi, chết cũng không phải là chết, sống cũng không phải là sống, không sống cũng không chết, đây là lời khai ngộ.

Khi bạn thiền định cũng có thể không đến không đi, không việc gì, vô sự, thì bạn thành Phật rồi. Sau này mọi người khi sắp viên tịch cũng có thể nói một câu: “Không đến không đi không việc gì.” Mọi người đều không có việc gì. Bạn có thể nói ra, hơn nữa còn có thể làm được trên thực tế thì bạn chính là Như Lai, chính là Phật.

Cho nên khi Phật độ chúng sinh, có đôi khi về mặt thánh đế mà nói thì không phải là độ chúng sinh, về mặt tục đế mà nói thì là đang độ chúng sinh. Thật sự đã đến được cảnh giới rất cao thì căn bản không có chúng sinh nào có thể độ. Bởi vì tất cả chúng sinh đều là do bản thân Như Lai hóa ra, hóa ra ở thế giới Ta Bà để làm cái gì? Ở tại thế giới Ta Bà để chơi. Chỉ là một cảnh tướng, vậy thì làm gì có chúng sinh có thể độ, chúng sinh trở về nơi ban đầu rồi thì mọi người đều là Như Lai mà, đều là Phật mà, chỉ là lúc này hiển hiện ra, nhận lấy ánh sáng chiếu trên thân thể một người thì sẽ hiển hiện ra.

Bây giờ vì sao tôi lại dễ nhập định như vậy? Tôi có một khẩu quyết: “Đều sẽ qua đi.” Mọi người ghi nhớ câu này rồi thì rất dễ nhập định. Giả sử trong lòng bạn có việc gì, bạn hãy nghĩ: “Đều sẽ qua đi.”

Giống như trước đây trong tông phái chúng ta phát sinh một sự việc rất lớn, vì sao Sư Tôn lại không phiền não? Bởi vì tôi nghĩ: “Đều sẽ qua đi.” Một năm sau cũng không còn nữa, năm năm sau cũng không còn nữa, mười năm thì sao? Vẫn còn lưu lại đến mười năm sao? Đều sẽ qua đi, đây chính là khẩu quyết trọng yếu của thiền định.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

26/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

145. Khẩu quyết trọng yếu của thiền định - Vô sự, vô tâm (2)

Chúng ta lại nói về hai khẩu quyết trọng yếu của thiền định, chính là vô sự và vô tâm.

Bạn tu thiền định nhất định phải vô sự, cũng phải vô tâm. Và có thể nói rằng vô sự và vô tâm là tương thông. Tâm hoàn toàn giống như gương sáng, không vướng víu một chút sự tình, không một việc nào bận lòng thì là vô sự và vô tâm.

Ở trong cảnh giới không vương một sợi tơ, bởi vì bạn đã trống rỗng tất cả, thì hễ bạn định xuống, giữa thân thể của bạn và vũ trụ, có thể nói là trạng thái trời người hợp nhất. Bởi vì thân thể bạn chính là vũ trụ rồi, và vũ trụ cũng chính là thân thể của bạn.

Chỉ có hai khẩu quyết rất quan trọng là vô sự và vô tâm mới có thể tiến vào bên trong thiền định sâu nhất, khai phá ý thức sâu nhất của chính bản thân bạn.

Vì thế trong nghi quỹ của Mật giáo, khi học đến lúc phải nhập Tam ma địa, đều sẽ phải học vô sự vô tâm, sau đó mới nhập Tam ma địa. Nhưng mọi người biết rằng, muốn vô sự là rất khó. Bởi vì mỗi người đều có rất nhiều chuyện phiền não, khi bạn muốn nhập định, mọi việc sẽ nổi lên trên bề mặt, toàn bộ đều trồi lên trên bề mặt. Chỉ trong một suy nghĩ mà thay đổi trong nháy mắt, tất cả mọi việc đều nổi lên, khiến bạn lăn lộn trong suy nghĩ đủ kiểu phiền não giữa cõi đời này, căn bản là bạn chẳng thể nào nhập định được.

Vì thế, trong Mật giáo đầu tiên dạy bạn pháp Nhất duyên thiền định. Pháp Nhất duyên thiền định tức là yêu cầu bạn chuyên chú, hoàn toàn tập trung vào một thứ, khiến cho tâm bạn định vào một, đây chính là pháp Nhất duyên thiền định. Sau đó từ một hóa thành vô sự vô tâm. Một này chính là quán tưởng mà bình thường trong Mật giáo nói đến, đây là một phương pháp, một pháp môn thuận tiện.

Không có việc gì tức là vô sự. Mọi người cũng biết khẩu quyết của Sư Tôn rồi, khẩu quyết của tôi chính là: “Việc gì cũng đều qua đi.” Trước kia phiền não của tôi nhiều lắm, trước kia khi còn là học sinh, phiền não của tôi chính là thi cử - test. Mỗi lần thi cử, ôi, rất đau khổ, rất khổ sở. Làm học sinh đương nhiên rất tốt, học sinh không cần phải lo lắng cái gì cả, sợ nhất chính là thi cử. Sau khi học Phật rồi, rất nhiều sự việc tôi đều nhìn được thông suốt, nghĩ thoáng rồi. Bởi vì tôi biết mọi thứ đều sẽ qua đi, thời học sinh cho đến bây giờ đã cách tôi rất xa rồi. Đôi khi bây giờ nghĩ lại, nhận thấy phiền não khi đó căn bản là quá thừa, cũng không cần phải đi phiền não về những chuyện thi cử đó.

Thế còn tương lai cũng không cần phải phiền não, cảnh ngộ đã gặp phải hiện tại cũng sẽ qua đi thôi! Cho nên, khẩu quyết của tôi, nguyên nhân mà những điều này biến thành vô sự là: “Đều sẽ qua đi.”

Tông phái chúng ta - Chân Phật Tông, cũng có rất nhiều xung đột, phê phán, đôi khi là đến từ bên ngoài, những phê bình đến từ bên ngoài, xung đột đến từ bên trong, đều sẽ có. Bên trong cũng có thể xung kích bạn. Bản thân một số đệ tử mà nói, giống như thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, rất nhiều đệ tử lén lút chạy đến chỗ của đệ tử phản nghịch Đề Bà Đạt Đa. Tương tự, đệ tử của tông phái chúng ta cũng lăn qua lộn lại, nhưng vì sao tôi không phiền não, nguyên nhân tôi có thể nhập định là tôi nghĩ đến câu nói: “Đều sẽ qua đi.”

“Đều sẽ qua đi”, phiền não này sẽ không tồn tại mãi mãi, chỉ là hiện lên trên bề mặt cho bạn nhìn thấy, khiến trong lòng bạn ưu phiền. Thật ra nó sẽ rất nhanh, trong vòng nửa năm là không còn nữa rồi, hoặc là một năm là không còn nữa, năm năm còn không? Mười năm còn không? Chẳng tiếp tục lâu như vậy đâu, tất cả đều sẽ qua đi.

Vì thế, khi các bạn gặp phải rất nhiều phiền não, khi rất nhiều sự việc quấy rầy bạn, hãy nhớ một câu nói của Lư Sư Tôn: “Đều sẽ qua đi.” Cũng sẽ không tồn tại nữa. Cho nên mọi người thử nghĩ đi, tôi thì nghĩ như thế này, giống như bệnh trên thân thể bạn, thân thể có bệnh, tôi cũng nghĩ như vậy, cũng sẽ qua đi. Thậm chí bao gồm chính thân thể của bạn cũng sẽ qua đi, qua đi cái gì? “Không đến không đi, không có việc gì cả.”

Tôi thường nghĩ đến phiền não phải chuyển nhà, ôi chao, sách của tôi quá nhiều! Gay to! Chuyển thế nào đây? Cả một nhà sách! Chuyển nhà là một việc rất khổ sở, tôi nghĩ: “Ôi chao, phiền não quá! Không muốn chuyển nhà nữa. Bây giờ đồ đạc trong nhà nhiều như thế này, phải chuyển thế nào? Gọi ai đến chuyển đây, tự mình chuyển ư? Tự mình chuyển thì phải chuyển rất lâu. Mời các pháp sư đến giúp chuyển, thế thì bí mật của mình đều sẽ bị họ biết hết.” (Sư Tôn cười) Đúng không? Đôi khi có một số thứ chỉ có chính tôi chuyển thôi, không thể cái gì cũng để cho pháp sư chuyển được, đều chuyển về nhà hết cho tôi, tôi phải làm sao? Ôi! Trong lòng rất ưu phiền.

Đôi khi tôi nghĩ đến việc chuyển nhà, trong lòng rất phiền não. Nhưng bạn phải nghĩ thế này, cuối cùng tôi đã khai ngộ rồi. Chuyển nhà chân chính, lần chuyển nhà chân chính sau cùng, không có ai giúp bạn chuyển, chỉ có mình bạn chuyển thôi, hơn nữa cũng không cần chuyển thứ gì cả, đều không mang theo được.

Mọi người nghĩ xem: “Lần chuyển nhà cuối cùng là một mình bạn tự chuyển, nhưng không có thứ gì để bạn chuyển cả, chỉ có bạn chuyển thôi.” Cho nên có cái gì đáng để bận tâm? Lần chuyển nhà cuối cùng là “only you[chỉ bạn thôi], hơn nữa không cần chuyển.

Tất cả sự việc trên đời, nói chung, bạn đều không đem đi được, bạn còn phiền não cái gì chứ? Vô sự vô tâm chính là ở đây đó! Bạn thật sự có thể vô sự vô tâm thì hễ ngồi thiền là cực kì đó! Tiến nhập bên trong ý thức rất sâu, khai mở Phật tính, Phật tính của bạn hiển lộ, bạn đã khai ngộ rồi.

Giống như bản thân Milarepa không xây chùa, chỉ là sống ở trong hang đá, ngài nói: “Tôi thiền định cũng có thể độ chúng sinh, thiền định cũng là đang độ chúng sinh.” Tôi lĩnh ngộ được câu nói này, bởi vì sau khi bạn thiền định, tinh thần của bạn đầy ắp cả vũ trụ như dòng chảy ánh sáng, đương nhiên bạn có thể độ chúng sinh rồi. Tất cả chúng sinh đều được ánh sáng của bạn chiếu tới, ánh sáng của bạn chiếu tới tức là bạn đang độ chúng sinh. Không nhất định phải xây chùa, không nhất định phải xây miếu, ở trong hang động thiền định cũng là độ chúng sinh. Chỉ cần bạn hiển hiện ánh sáng Phật tính của bạn, bạn tu chứng rồi tức là đang độ chúng sinh, trọng điểm vẫn nằm ở vô sự vô tâm.

Om mani padme hum.

27/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

146. Trọng yếu của thực tu (1)

Hôm nay chúng ta giảng về hai chữ “thực tu”. Trong Mật giáo mà nói, Mật giáo rất coi trọng thực tu, ví dụ Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, lời di chúc của ngài, khi ngài rời khỏi thế giới Ta Bà, ngài liền nói sáu chữ “kính sư, trọng pháp, thực tu”.

Nói chung Mật giáo là phái thực tu, cũng có thể nói bản thân nó chú trọng vào sự hành trì trên thực tế, thực hành trên thực tế là thuộc về Mật giáo. Chúng ta biết rằng trong Phật pháp có nói lý thuyết, có lý pháp và sự pháp, cái gọi là lý pháp chính là nói về Phật lý — đạo lý của Phật; sự pháp chính là thực tu.

Cái này phân biệt như thế nào? Thật ra chúng ta cũng có thể nói một ví dụ rất đơn giản, tôi nói với mọi người một chút, ví dụ các nhà dinh dưỡng của chúng ta, họ nghiên cứu mỗi một thứ, ví dụ trong nước gồm có thứ gì. Chúng ta biết nước là H₂O, hai cái H và một cái O. Đôi khi, chúng ta không nhất định phải biết trong nước có thứ gì, dù sao chúng ta khát nước thì uống nước thôi. Nói nước là H₂O tức là nói về lý, nói khát nước thì uống nước tức là thực tu.

Các nhà dinh dưỡng, họ có thể phối hợp thức ăn, họ nói cái này có bao nhiêu tinh bột, cái này có bao nhiêu protein, có bao nhiêu chất béo, có bao nhiêu năng lượng, có bao nhiêu đường, có bao nhiêu carbohydrate, đây là nói về lý. Thế còn thực tu thì sao? Ăn các thứ vào, thế là tất cả đều đi xuống. Căn bản là không biết bên trong có carbohydrate gì, protein gì, chất béo, năng lượng, đường, đều không biết.

Mật giáo căn bản nói về thực tu, đôi khi là trực tiếp xuyên thẳng vào, về mặt lý luận có rất nhiều người có thể nói, nhưng trên thực tế nếu không có thực tu thì không được. Nói cho đúng là, lý luận phải biết, và thực tu cũng phải biết, cả hai cùng tiến hành, như vậy là tốt nhất.

Vì sao Mật giáo lại thiên về thực tu? Tôi biết gần đây giới Phật giáo có cái gọi là test - kỳ thi, Phật học hội khảo. Phật học hội khảo là thuộc về cái gì? Có phải là thực tu không? Không phải thực tu. Đó là lý luận. Sao lại nói vậy? Ví dụ, họ sẽ đưa ra một đề mục để hỏi bạn: Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày mấy tháng mấy? Được! Chúng ta trả lời: Phật giáo Nam truyền thì ngày Vesak là 8/2, Phật giáo Bắc truyền thì đại bộ phận lấy ngày sinh là 8/4. Bởi vì ngày sinh không biết chắc, ngày sinh không biết đã trải qua bao lâu rồi, mọi người làm sinh nhật thì cứ làm một ngày 8/2 là Vesak, một ngày là 8/4.

Lại hỏi tiếp: Mother của Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Mẹ của ngài là ai? Chúng ta liền trả lời: Phu nhân Maya. Father của ngài là ai? Là vua Tịnh Phạn. Dì của ngài là ai? Bạn phải trả lời dì của ngài là ai. Chính là người dì xuất gia sau cùng, là phu nhân Mahaprajapati. Đây đều là bài thi Phật học.

Bài thi Phật học sẽ hỏi bạn cái này, Phật Thích Ca Mâu Ni có mấy đệ tử, đại đệ tử của ngài là ai? Tên của mười đại đệ tử là gì? Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở đâu? Vườn Lâm Tỳ Ni. Lần chuyển pháp luân đầu tiên là ở đâu? Ở vườn Lộc Dã. Hỏi những câu như vậy. Xong rồi lại hỏi tiếp: Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên chuyển pháp luân là chuyển cái gì? Là tứ Thánh đế. Lần chuyển pháp luân sau cùng là chuyển cái gì? Cũng là tứ Thánh đế. Bát nhã của ngài là bao hàm cái gì? Tứ Thánh đế, lục độ, bát chính đạo, thập nhị nhân duyên. Lý luận về bát nhã của ngài đều phải nói ra được hết.

Lý luận về phương diện này, tôi từng nói, giáo sư đại học, tiến sĩ Phật học đều biết, nhưng còn thiền định của họ, bây giờ bạn hỏi xem, ông thiền định khai mở duy thức đến cái thứ mấy rồi? Hả cái gì cơ? Thiền định khai phá duy thức đến cái thứ mấy à? Ông ấy không biết gì cả. Ông ấy chẳng thể nào trả lời, bởi vì phương diện này là thuộc về phương diện thực tu. Bản thân ông đã chứng nghiệm được cái gì, ông chứng nghiệm được lạc chưa? Ông chứng thực được tịnh quang chưa? Ông chứng nghiệm được Không chưa? Ông chứng nghiệm đến địa thứ mấy của Bồ Tát rồi? Phương diện này không còn là lý luận nữa. Phương diện này thuộc về bộ phận thực tu. Cho nên Phật pháp phân thành lý luận và thực tu. Bản thân Mật giáo mà nói là coi trọng thực tu.

Nhưng lý luận cũng phải hiểu, bạn phải biết đạo lý. Bạn phải có lý luận trước, sau khi bạn nói được lý luận rồi thì chính bạn phải đi thực tu. Giống như chúng ta mỗi ngày tu một đàn pháp. Mỗi một người xuất gia, buổi sáng họ cũng phải tu pháp, buổi trưa cũng phải tu pháp, buổi tối cũng phải tu pháp, trước khi đi ngủ cũng phải tu pháp.

Trong “Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận” có nói, một ngày phải tu bốn đàn pháp, phải tu bốn tọa. Mọi người sẽ nói: “Ôi chao! Tu bốn tọa cơ à?” Thật ghê gớm, thật sự là… Tôi quy định như thế này: bạn là đệ tử Chân Phật Tông, mỗi ngày tối thiểu phải mỗi ngày một tu, bận thế nào cũng phải mỗi ngày một tu. Bạn tu một đàn pháp, tu Bổn tôn, như vậy là bạn đang làm bộ phận thực tu.

Không chỉ pháp Bổn tôn là bộ phận thực tu, Nội pháp cũng là bộ phận thực tu. Bốn quán đảnh của Mật giáo là: Ngoại pháp - Bổn tôn, Nội pháp - khí mạch minh điểm, Tam quán - Vô thượng mật, Tứ quán - Đại viên mãn. Bốn loại quán đảnh này, từng tầng từng tầng, đều là chiếu theo thực tu. Nhưng bạn cũng phải hiểu một số lý luận, thế nào là Tứ gia hành? Thế nào là Thượng sư tương ứng? Thế nào là Bổn tôn? Và cả lý luận về khí mạch minh điểm, bạn đều phải biết hết. Làm sao để chuyển ngũ luân? Làm sao để khai phát ngũ luân? Làm sao khiến tịnh quang xuất hiện? Làm sao để dung nhập? Làm sao để vận hành khí mạch minh điểm của bạn, đến sau cùng biến thành đại viên mãn? Cái này đều cần sự phối hợp giữa lý luận và thực tu.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

29/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

147. Trọng yếu của thực tu (2)

Hôm nay chúng ta cũng nói về thực tu.

Cá nhân tôi là người thực tu. Đương nhiên về phương diện Phật lý, bản thân tôi cũng rất chăm chỉ đi tìm tòi nghiên cứu. Nhưng tôi thuộc về phái thực nghiệm. Tôi từng nói rồi, phái lý luận là ở trong lớp học, thầy giáo giảng, học sinh ghi chép, đây là lý luận. Nhưng sự pháp — bộ phận thực tu là phòng thực nghiệm. Sau khi bạn biết lý luận rồi, bạn phải đi thực nghiệm. Bản thân tôi đã hiểu lý luận rồi, tôi cũng phải đi thực nghiệm. Cho nên tôi thật sự là đã tự mình đi qua con đường này.

Giống như tu pháp Bổn tôn, tôi đích thực là mỗi ngày đều tu, tức là tôi y theo nghi quỹ của pháp Bổn tôn để mà tu pháp lần này tới lần khác, không phải chỉ nói miệng không. Không phải nói rằng, tôi dạy mọi người tu hành, còn bản thân lại không tu, như vậy thì không đúng. Tôi dạy mọi người tu hành, còn bản thân trên thực tế cũng phải nỗ lực thực hiện, bản thân phải làm trên thực tế, đây chính là thực tu.

Thế tôi tu khí mạch minh điểm thì sao? Mọi người cũng tu khí mạch minh điểm giống như tôi. Tôi cũng dạy mọi người tu Bảo bình khí ra sao, tôi biết khẩu quyết của Bảo bình khí là nâng lên ép xuống, nâng khí lên tạo thành cái nắp ở bên dưới bình, ở trên ép khí hít vào xuống dưới, lại tạo thành một cái nắp nữa. Hai cái nắp hợp lại thế là thành một cái bảo bình.

Trên thực tế tôi cũng làm, tôi cũng thực tu Bảo bình khí, sau khi khí của bạn đủ rồi, bạn tu chuyết hỏa, tôi cũng thực tu chuyết hỏa. Thực tu chuyết hỏa, thắp lửa lên, phải quán tưởng minh điểm, phải quán tưởng Không, phải quán tưởng nhiệt, phải quán tưởng ánh sáng, chuyết hỏa đó sinh ra như thế nào, vận chuyển như thế nào đều phải thực hiện trên thực tế, không phải là biết lý luận là xong.

Bạn tu được chuyết hỏa rồi, khí cũng tu được rồi, bạn phải hiểu cách thông mạch, hiểu cách mở năm luân xa, khí và hỏa của bạn khi vận hành trong trung mạch, bạn sản sinh ra một cảm giác vui sướng, cảm giác vui sướng này, cái đại lạc này không phải là thứ mà phàm phu thế tục có thể biết được. Cho nên nói chung, sau khi bạn tu thành công rồi, bạn đã chứng minh được Dục giới thiên này là như thế nào.

Sau đó nhờ thông mạch mà sản sinh tịnh quang, khai phá năm luân xa, sau khi sản sinh tịnh quang, bạn sẽ có thể nhìn thấy minh điểm, bạn có thể nhìn thấy được minh điểm của tịnh quang, sẽ sản sinh ra. Đây cũng không phải là tùy miệng nói khơi khơi.

Với người bình thường thì: “Chà! Lần này tôi đi tham gia pháp hội, pháp hỷ tràn đầy, tôi đã có được pháp vị rồi.” Nhưng khi tâm trạng bạn không tốt, khi đi tham gia pháp hội, không có pháp hỷ, ngay cả pháp vị cũng không có, đây chỉ là một loại cảm giác hư huyễn. Nhưng người thực tu Mật giáo, cảm nhận về cái lạc chân chính, cái pháp vị đó, bạn sẽ có một sự trải nghiệm đích thực, một sự lĩnh hội thật sự, tuyệt đối không phải hư giả, không phải hư huyễn.

Nói một cách đơn giản, trong Nội pháp có pháp chuyết hỏa, có pháp vô lậu, có pháp minh điểm. Nói về pháp minh điểm là được rồi, pháp minh điểm vận hành như thế nào? Cơ sở của pháp minh điểm là vô lậu, vô lậu cũng không phải là tùy miệng mà nói khơi khơi, bạn phải có được sự thể nghiệm của chính mình, phải đi thực hiện đi chứng minh, cái này không thể nào nói dối. Bạn nói: “Tôi đã chứng minh vô lậu rồi.” Đây chỉ là nói mồm, nói ngoài miệng, nhưng trên thực tế là bạn ngày ngày đều lậu, đây chính là vọng ngữ. Cái này ở trong ngũ giới là bạn đã phạm vào giới vọng ngữ. Bạn nói tôi đã tu chứng vô lậu rồi, được, đã nói ra câu này rồi. Nhưng trên thực tế thì sao? Không phải như vậy, thế thì đã phạm vào ngũ giới rồi.

Hôm nay bạn là người tu chứng vô lậu, bạn phải đưa ra được sự thật để chứng minh. Đây là kết tinh, là thành quả do bạn thực tu mà có được. Bạn phải có được bằng chứng, có được chứng nghiệm. Bởi vậy phải thực tu mới có chứng nghiệm, giả sử bạn chỉ dựa vào lý luận thì không có tác dụng gì.

Chúng ta tu pháp vô lậu chuyển thành pháp minh điểm, bạn tu pháp vô lậu như thế nào? Đó là một khẩu quyết rất bí mật. Rất bí mật đó, trước kia sư phụ truyền xuống khẩu quyết, sau khi bạn có được rồi, bạn mới có thể ứng dụng pháp nâng trong thân thể mình. Có quán tưởng, có chú ngữ, có các loại kim cang quyền để phối hợp. Cái này nhất định phải đi chứng nghiệm trên thực tế, chứ không phải là lý luận Phật học mà thôi!

Nghiên cứu lý luận Phật học, những người có được học vị tiến sĩ thông thường gần như đều có bệnh, bởi vì Đại Tạng Kinh quá nhiều, họ đọc xong thì cũng hoa cả mắt. Sau đó thì sao? Ít nhất là họ cũng đã đọc rồi, nghiên cứu xong thì đã mắc chứng khí hư rồi, khí đã rất hư, thân thể đã vô cùng hư nhược rồi. Ôi… những người như vậy, phần lớn đều đã bị kiểu như vậy rồi. Bạn bảo họ thực tu. Ôi! Đời này tôi chẳng có cách nào thực tu được, đời này tôi nghiên cứu Phật lý thôi, ôi… là như thế này. Họ nghiên cứu Phật lý là như vậy đó.

Đòi hỏi bạn phải đi chứng minh Phật lý trên thực tế đó! Cho nên Mật giáo là giáo phái thực hiện Phật lý, không phải là chỉ ở đó mà nghiên cứu. Chao! Họ viết văn chương rất hay, Phật lý đúng là rất kĩ càng tỉ mỉ, nhưng thân thể thì yếu sắp chết rồi. Thật đó, lại còn viêm phổi, còn viêm gan, còn viêm dạ dày, còn viêm ruột, rồi viêm thận, rồi viêm não, bệnh viêm gì cũng có. Phật lý của họ rất tinh xảo, không hề sai, nhưng chỉ là trên lý luận, còn khí mạch minh điểm thực tế của bạn, thân thể của bạn không tu cho tốt, bạn có thể chứng minh tinh thần của bạn và vũ trụ là trời người hợp nhất không, khí trên thân thể bạn có cách nào dung hợp với pháp lưu ánh sáng vũ trụ không? Bạn có thể là kim cương bất hoại không?

Mật giáo là nói về kim cương bất hoại, khí nhất định phải đủ, mạch nhất định phải thông, minh điểm nhất định phải vận chuyển, phải nhìn thấy minh điểm tịnh quang của chính mình, dung nhập vào trong đại quang minh trong vũ trụ, cái này nhất định phải thực tu. Vì thế, phái Chân Phật Tông chúng ta là tông phái thực tu. Chân Phật Mật Pháp là Mật pháp thực tu, không phải là chỉ nói mỗi Phật lý.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

29/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

148. Nói về điều tâm

Hôm nay chúng ta nói một chút về điều tâm.

Nhìn chung mà nói, mỗi một hành giả chúng ta, trong quá trình tu hành đều phải thanh tịnh tâm của chính mình. Hơn nữa, muốn để cho tâm mình vô cùng cân bằng, có nghĩa là tâm bạn vô cùng tĩnh, thì đây chính là công phu điều tâm. Bạn muốn nhập Tam ma địa thì cũng phải điều tâm của bạn.

Khi chúng ta muốn nhập định, nhất định phải điều chỉnh hơi thở của mình. Khi bạn ngồi thiền nhất định phải rất an tịnh, sau đó bạn hít thở phải vô cùng cân bằng, tức là thời gian một hít vào và một thở ra phải bằng nhau. Không phải là hít vào thì dài mà thở ra thì lại ngắn hoặc là thở ra thì dài mà hít vào thì ngắn, đều không phải. Nghĩa là khi hít thở đã cực kì đều đặn rồi, tâm bạn sẽ có thể vô cùng cân bằng. Vì thế, chúng ta thường hay nói, tâm và hơi thở ở cùng nhau, việc hít thở và tâm bạn là thường xuyên ở cùng nhau. Vì thế, chúng ta điều hòa hơi thở chính là đang điều hòa tâm của chúng ta, là như nhau.

Điều tâm nói đến ở đây là như vậy. Một người muốn có thể thật sự điều tâm là rất khó. Bởi vì mỗi người đều có phiền não nhỏ, đau khổ lớn, đau khổ nhỏ, phiền não lớn, khi nào bạn mới có thể thật sự điều hòa được cái tâm này đến mức độ vô cùng đều đặn đây? Bây giờ tôi hỏi mọi người: “Khi nào bạn có thể thật sự điều hòa tâm mình đến mức vô cùng bình tịnh không nổi sóng, giống như trạng thái mặt nước hồ hoàn toàn không có gió thổi qua, giống như gương sáng không gợn sóng, đến khi nào đây?”

Nói thật là rất khó. Bởi vì những hình sắc mà bạn tiếp xúc mỗi ngày đều là phiền não nhỏ đau khổ lớn. Có một câu mà tôi thường nói, phải đi nhìn núi nhìn sông, bạn có đau khổ gì, có phiền não gì, hãy đi vào trong núi sâu, nói cho núi nghe. Đó là một kiểu công phu điều tâm, nói cho núi nghe, nói cho sông nước nghe, bởi vì bạn gửi tình vào trong núi sông, tâm linh của bạn sẽ có thể điều hòa, có thể chữa lành những vết thương của bạn.

Cho nên tôi hy vọng mỗi hành giả phải đi nhìn núi nhìn sông nhiều hơn, phải đi sâu vào đại tự nhiên, hòa mình với tự nhiên. Bạn từ từ đi thể hội tâm của tự nhiên, bạn có thể điều hòa tâm chính mình, điều hòa tâm mình đến mức rất bình, rất mềm, rất tĩnh.

Xã hội hiện đại hình hình sắc sắc, thị thị phi phi, phiền phiền não não, ưu ưu sầu sầu liên tục không dừng, bạn thật sự muốn tìm được một phút tĩnh tâm như nước cũng rất khó. Người ta nói bừa một câu là bạn đã đau lòng ghê gớm rồi, bạn đã đau lòng tới mấy ngày rồi, không phải là một ngày là có thể lắng xuống được. Người ta nói bừa một câu là bạn đã đau lòng mất mấy ngày, đến khi tâm bạn từ từ bình phục rồi thì lại có một câu nói khác, phát sinh một số sự việc, tâm trạng bạn lúc cao lúc thấp, ngày ngày buồn bực.

Thật ra tâm của con người, có một câu nói rất hay: “Tâm con người giống như sóng thủy triều.” Những con sóng trên biển căn bản là không có lúc nào dừng lại, mỗi ngày đều ầm ào, một cơn sóng qua đi lại nổi lên một cơn sóng khác, không dừng lại, vĩnh viễn không dừng dứt. Vì thế, hôm nay chúng ta tu hành là đang điều tâm, điều hòa cái tâm của chính mình. Bạn thể hội được đại tự nhiên, tan vào đại tự nhiên, bạn điều chỉnh tâm chính mình, rất quan trọng. Cho nên có lúc người tu hành chúng ta, cư sĩ tại gia, đột ngột bị thất tình, oa, thảm rồi, sẽ trở nên vô cùng trầm cảm. Oa, thất tình rồi, muốn bù đắp tâm linh của họ là không dễ dàng.

Trong quân đội chúng tôi thường lưu truyền một câu nói: “Chân trời cỏ thơm đâu chẳng có, hà tất lưu luyến một nhành hoa.” Đây là một dạng chuyển biến về tâm linh, câu nói này cũng có một tác dụng điều tâm. Điều hòa tâm mình được rồi, sau đó bạn thay đổi tâm mình, có thể chuyển hướng tâm mình sang mặt tốt.

Ngày nay hành giả chúng ta cũng phải như vậy, bất kì sự việc gì ngăn trở hãy coi như một sự khảo nghiệm, là đang test bạn, đang kiểm tra bạn. Bất kì một phiền não nào đều xem như không có việc gì. Bất kì một tin vịt phỉ báng nào cộng với những sự hãm hại lên bản thân bạn, đều dùng vô tâm để hóa giải nó, thế là bạn có thể tự tại sống giữa trời đất, vĩnh viễn có thể an tâm. Giả sử bạn không như vậy, thế thì bạn chính là ngày ngày tâm trạng lúc cao lúc thấp, lúc trồi lúc sụt, vĩnh viễn chẳng có cách nào, giống như sóng biển vậy. Như vậy thì bạn chính là một phàm phu.

Điều tâm mà Phật Đà nói, tâm chúng ta không được quá căng, không được tính toán chi li bất kì sự việc nào, như thế là quá căng. Nhưng cũng không được quá lỏng, cái gì cũng chẳng sao cả, như thế thì quá buông thả rồi. Cho nên khi quá lỏng bạn phải điều chỉnh căng lên một chút, khi quá căng phải điều chỉnh cho lỏng ra một chút. Đây là điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói, giữa căng và lỏng bạn phải điều hòa cho vừa khéo, đó chính là điều tâm.

Có thể sống một cách vô cùng đẹp đẽ, giữ được tâm linh hết sức bình hòa, đây là tâm thái của một hành giả. Bạn tính toán mọi thứ thì sẽ là quá căng, nhưng phàm chuyện gì cũng không hề gì thì là quá lỏng. Phải điều chỉnh giữa hai cái này sao cho vừa khéo, dùng tâm pháp không hề gì để đi làm những việc tu hành của bạn, đây chính là công phu điều tâm.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

30/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

149. Nói về từ bi hỷ xả - Tứ vô lượng tâm

Hôm nay chúng ta nói về vô lượng tâm. Tứ vô lượng tâm được nói đến trong Chân Phật Mật Pháp, trong mỗi nghi quỹ Mật pháp của chúng ta có nhắc đến, mỗi hành giả phải phát tứ vô lượng tâm. Tứ vô lượng tâm chính là từ bi hỷ xả.

Từ — tức là cho người khác sự vui vẻ. Bi — tức là giải trừ đau khổ của người khác. Hỷ — hoan hỷ vui vẻ tận lực đi làm. Xả — có thể đem thời gian của mình, sinh mạng của mình, tiền bạc của mình, tất cả đều có thể thí xả toàn bộ.

Đây là tứ vô lượng tâm, chính là bốn tâm vô lượng của Bồ Tát — từ bi hỷ xả.

Mỗi hành giả chúng ta nếu muốn bồi dưỡng tứ vô lượng tâm, nghĩa là biến thân mình thành quảng đại vô lượng, tâm tiểu ngã là tâm tính toán so đo. Tâm đắc tu hành của bản thân tôi, tôi nói như thế này, giả sử mỗi người vì một cái tôi thì khắp nơi đều có phiền não, giả như bạn không vì cái tôi thì trong lòng của bạn sẽ không có đau khổ. Bạn vì chúng sinh thiên hạ, nếu bạn có thể hoàn toàn thí xả thì bạn sẽ không có phiền não.

Người người có phiền não là do người người vì cái tôi nên mới có phiền não. Nếu người người vì người khác, Nếu người người vì người khác thì lấy đâu ra phiền não. Chỉ cần người khác tốt, còn chính mình thì không hề gì, thế thì bạn sẽ không có đau khổ, sẽ không có phiền não. Cho nên người tu hành chúng ta là bồi dưỡng tâm vô lượng, tâm quảng đại vô lượng, cho nên phải từ bi hỷ xả.

Chúng ta biết điều Phật Đà nói, quá căng tức là nói rằng nếu bạn lúc nào cũng tính toán so đo việc rất nhỏ, như thế là quá căng. Nếu nghe được một câu nói bạn đã khởi phiền não rồi tức là quá căng. Cho nên Phật Đà dạy bạn lỏng ra một chút, thư giãn ra, không có việc gì cả, cứ để nó qua đi, tức là thả lỏng. Thế nhưng quá lỏng thì phải điều chỉnh căng lên một chút, giống như tu hành Chân Phật Mật Pháp của chúng ta hôm nay, giả sử có đệ tử tu hành là, thức dậy tu một đàn, ăn sáng lại tu một đàn, giữa bữa sáng và bữa trưa lại tu một đàn, bữa trưa lại cũng tu một đàn, sau đó ở giữa lại tu lại tu, tức là từ sáng đến tối đều tu hành, như thế thì quá căng rồi. Một ngày từ sáng đến tối đều tu một cách rất căng trong Mật pháp thì đôi khi cũng sẽ sinh bệnh đó.

Bạn biết đấy, có người làm công khóa, lần nào cũng phải giành được vị trí số một, anh ta rất chăm chỉ làm công khóa, nhưng nếu có một lần giành được vị trí số hai thì sẽ suy sụp ngay, tinh thần sẽ thất thường. Đây là nguyên nhân gì? Là quá căng. Vì thế, bạn làm sao để điều hòa chính mình, điều hòa cho tốt thước đo cuộc sống của chính mình, điều này là vô cùng quan trọng. Bạn không chỉ cần làm tốt công khóa mà bạn còn phải hiểu cách thả lỏng. Bởi vậy nói thật lòng, khi bạn đi học thì phải chuyên tâm nhất chí đi học, khi chơi thì cũng phải thả lỏng hết mình mà chơi. Sau đó khi học hành, bạn lại thu tâm về. Khi đi ra ngoài chơi, tâm lại thoải mái ra để đi chơi, để cho nó chạy băng băng trên thảo nguyên rộng lớn, đừng căng thẳng. Đây chính là một tác dụng điều tâm. Bạn phải điều chỉnh tâm mình trở nên quảng đại vô lượng, tâm từ bi hỷ xả thì sẽ không có phiền não.

Có một số người tu hành nghe đến tu hành Mật giáo thì, chà, cực kì tốt, thế là từ buổi sáng cho đến buổi trưa, cho đến buổi tối, đến đêm khuya, thậm chí không ngủ không nghỉ để tu hành, như thế cũng sẽ sinh bệnh, đây là quá căng, cho nên sẽ sinh bệnh. Thế còn lỏng thì sao? Bạn lại nói: Ái chà, Sư Tôn bảo chúng ta đừng quá căng, vậy thì dứt khoát là tốt, chúng ta ăn ba bữa, còn ngủ giấc buổi trưa, rồi nghỉ ngơi sớm, buổi sáng ngủ dậy muộn, buổi tối lại đi ngủ sớm, sau đó lại ăn vặt, rồi đọc báo, còn có thời gian đi cafe, lại uống cafe, lại ăn bánh. Khi vẽ phù lại còn ăn bánh quy, lúc này lại còn có thời gian để vận động, buổi sáng cũng phải vận động, Sư Tôn của chúng ta nói mỗi ngày phải vận động, tối thiểu phải nửa tiếng đồng hồ, buổi sáng phải vận động nửa tiếng, buổi trưa phải vận động nửa tiếng, buổi tối cũng vận động nửa tiếng. Ối, bạn nói xem, có tu một đàn pháp nào đâu, không hề có! Như thế là quá lỏng rồi. Bởi vậy, bạn phân phối thời gian như thế nào là rất quan trọng.

Bồi dưỡng tâm vô lượng cũng rất quan trọng, vì chúng sinh, không vì chính mình, thế thì sẽ biến thành đại ngã. Tâm đại ngã — là vì chúng sinh, không vì chính mình; tâm tiểu ngã — là vì chính mình, chúng sinh kệ họ! Mặc kệ người khác, người khác cho dù thế nào thì cũng mặc kệ hết, chỉ cần chính mình tốt là được, đó là tâm tiểu ngã. Bạn bồi dưỡng chính mình thành tâm đại ngã, bạn và ý thức vũ trụ có thể dung hợp, bởi vì bản thân ý thức vũ trụ mà nói chính là tâm đại ngã.

Giống như Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát, giống như Đại Nhật Như Lai trong hư không, cái gọi là biến chiếu của các vị tức là không chỗ nào không chiếu đến, ý nghĩa này nói rằng: Đối với tất cả chúng sinh đều nhất loạt bình đẳng cứu tế. Cái này thuộc về tâm đại ngã.

Chúng ta muốn dung nhập vào trong ý thức vũ trụ, nhất định phải học tâm đại ngã. Bạn muốn độ chúng sinh cũng phải học tâm đại ngã. Bạn muốn chính mình không có phiền não cũng cần tâm đại ngã. Bạn muốn vô vi mà làm thì cũng phải có tâm đại ngã. Điều này vô cùng quan trọng. Vì thế tứ vô lượng tâm chính là tâm đại ngã. Bốn loại tâm vô lượng từ bi hỷ xả, toàn bộ đều là tâm đại ngã.

Học Phật, bạn có tâm đại ngã rồi mới có thể tự độ mình và cũng có thể đi độ người khác, không có tâm đại ngã thì không phải là tu hành.

Hôm nay giảng đến đây. Om mani padme hum.

30/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

150. Đối trị (1)

Hôm nay chúng ta nói về đối trị. Trước kia từng có một người phụ nữ đến Seattle Lôi Tạng Tự tham gia đồng tu với chúng ta ở Mật Uyển. Sau khi xem vài lần, bà ấy nói: “8 giờ tối thứ bảy hàng tuần mọi người đồng tu, ở trong Mật Uyển vào lúc 4 giờ hàng ngày cũng đồng tu, trong khi đồng tu, mọi người niệm chú ngữ, kết thủ ấn, làm xong cái này lẽ nào có thể thành Phật sao?” Bà ấy đã có một thắc mắc là lẽ nào đồng tu xong thì bạn rất dễ thành Phật sao?

Thật ra muốn thành Phật không hề dễ, nhưng trong tu pháp Chân Phật Mật Pháp của chúng ta, trên thực tế là đang làm một công phu đối trị. Bản thân việc thành Phật mà nói không dễ dàng, nhưng bạn theo cách này mà tu thì tối thiểu nó sẽ sinh ra một sự đối trị. Điều nói đến ở đây chính là đối trị.

Nói chung, phần lớn mọi người đều sẽ có thắc mắc. “Anh ngồi đó thiền định thì có thể thành Phật sao?” “Anh niệm niệm Phật là có thể thành Phật sao?” “Anh trì chú là có thể thành Phật sao?” “Anh kết thủ ấn là có thể thành Phật sao?” “Anh tiêu tốn nhiều thời gian vào việc tu pháp, như vậy có thể thành Phật sao?”

Đương nhiên thành Phật không dễ, nhưng trên thực tế là bạn đang làm công phu đối trị, từng bước từng bước đi trên con đường đạo để thành Phật.

Chúng ta nói trong Chân Phật Mật Pháp có cái gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh tức là chúng ta kết một thủ ấn để triệu mời Phật đến. Kết ấn cái móc để triệu thỉnh, có hàm ý bên trong, cái gọi là triệu thỉnh chính là đang đối trị khoảng cách quá xa giữa bạn và Phật. Ý nghĩa của triệu thỉnh là hy vọng Phật có thể đến gần bạn, bạn có thể đến gần Phật, thậm chí hợp nhất với Phật, triệu thỉnh này là đối trị việc bạn và Phật không thân thiết, cho nên mới phải làm triệu thỉnh. Giả sử bạn ngày ngày đều ở cùng Phật, hợp nhất với Phật, thế thì căn bản là không cần triệu thỉnh, điều này rất đơn giản. Hôm nay chúng ta tu pháp chính là vì bạn và Phật không thân cận, cho nên mới phải dùng cách triệu thỉnh, đây là một cách đối trị. Từ đây chúng ta có thể biết tu pháp là đang mang dụng ý gì, nghĩa là hy vọng bạn và Phật hợp nhất nên mới làm triệu thỉnh.

Trong việc học Phật có một câu nói: “Học Phật một năm Phật ở trước mặt, học Phật ba năm Phật ở chân trời, học Phật mười năm Phật không thấy nữa.” Vì sao lại như vậy? Bởi vì ban đầu bạn sẽ cảm thấy học Phật rất dễ, cho nên ngày ngày có cảm ứng, rất dễ có cảm ứng. Nhưng trên thực tế, bạn thâm nhập kinh tạng rồi thì sẽ phát hiện ra không hề có chuyện dễ dàng như thế, Phật lý ở trong đó vô cùng tỉ mỉ, đạo lý cực kì sâu, học đến cuối cùng, sau 10 năm bạn học sẽ nhận ra, chà, thì ra Phật pháp sâu xa như vậy, ngược lại, bạn cảm thấy mình cách xa Phật, sẽ không còn thấy Phật nữa.

Người bình thường mới phát tâm thì rất nhiệt tình, khi mới bắt đầu, mới phát tâm thì rất tốt, sau đó chưa tới vài năm sau, bạn sẽ dần dần “mất hút”, đầu hổ đuôi chuột, cái đầu con hổ rất to, đuôi chuột thì rất nhỏ, tức là mất hút luôn. Có thể duy trì được tâm lâu dài đúng là rất ít người. Trong khi tu pháp chúng ta thường làm triệu thỉnh, hy vọng Phật và bạn rất gần nhau. Tứ tự minh “Cha Hum Ban Ho”, Cha — là Phật xuất hiện, Hum — là Phật di chuyển đến trước mặt bạn, Ban — là Phật trụ trên đầu, Ho — là Phật đi vào bên trong bạn, hợp nhất với bạn rồi, tứ tự minh chú này chính là như vậy. Triệu thỉnh là để đối trị bạn và Phật không thân cận.

Vì sao chúng ta phải có đàn thành? Tu hành vì sao phải có đàn thành? Đàn thành vô cùng trang nghiêm, đàn thành vô cùng thanh tịnh, tức là để sau khi bạn nhìn thấy đàn thành, bạn cảm thấy bản thân bạn không thanh tịnh, đàn thành là để đối trị sự không thanh tịnh của bạn. Bạn nhìn thấy đàn thành thì sinh tâm hoan hỷ, tức là để đối trị sự không thanh tịnh của bản thân bạn. Đàn thành rất trang nghiêm, đôi khi bạn nhìn thấy sự trang nghiêm của đàn thành, cảm thấy bản thân mình cần phải trang nghiêm giống như Phật Bồ Tát. Đây là để đối trị chính bạn, cũng là một sự đối trị.

Chúng ta thường phải quán Không, trong tu pháp có yêu cầu bạn quán Không, trước khi bạn muốn nhập Tam ma địa cũng phải quán Không. Vì sao phải quán Không? Bởi vì bản thân bạn chưa Không mà! Quán Không tức là bạn đã hoàn toàn hóa tâm mình thành vô tâm, tiêu trừ hết tất cả vọng niệm, buông bỏ hết tất cả phiền não, đây mới gọi là quán Không đó! Đạo lý của quán Không là như vậy. Bởi vì trong khi tu pháp mà bạn có phiền não, có rất nhiều việc linh tinh, có rất nhiều vọng niệm ở trong lòng, như thế mà tu thì không tốt, không thể nhập Tam ma địa được. Cho nên trong tu pháp trước khi nhập Tam ma địa, bạn phải quán Không trước, nghĩa là để đối trị cái sự chưa Không của bản thân bạn. Bạn có quá nhiều thứ, bên trong thân bạn có quá nhiều thứ quá phức tạp, không hoàn toàn thanh tịnh. Cho nên quán Không là muốn bạn hoàn toàn biến thành trạng thái Không thì bạn mới có thể dẫn Phật Bồ Tát vào trong tâm của bạn. Bên trong thân thể bạn quá bẩn, trong nhà kho của bạn có quá nhiều mạng nhện, bẩn muốn chết, Phật Bồ Tát có muốn đi vào trong thân thể bạn không? Bạn là người bẩn mà! Bên trong thân thể bạn có mạng nhện mà còn muốn mời Phật Bồ Tát đi vào bên trong thân thể bạn. Vì thế, ý nghĩa của quán Không là chuẩn bị vị trí để Phật Bồ Tát có thể đi vào, gọi là quán Không, để đối trị sự chưa Không.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

31/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

151. Đối trị (2)

Chúng ta lại nói một chút về đối trị. Trong Chân Phật Mật Pháp có rất nhiều nghi quỹ, mỗi nghi quỹ đều là đối trị, nghĩa là giúp bạn điều chỉnh tâm của chính mình, điều chỉnh khẩu của chính mình, điều chỉnh ý niệm của chính mình, đều là đang làm công phu này. Vì thế đừng nói: “Trong khi đồng tu, kết thủ ấn này, niệm chú này, rồi quán tưởng này, thế là bạn có thể thành Phật rồi!” Nhanh như thế ư? Lấy đâu ra mà nhanh như vậy? Trên thực tế không hề nhanh, nhưng trên thực tế là bạn đang điều chỉnh, điều chỉnh khẩu của bạn, điều chỉnh ý niệm của bạn, điều chỉnh thân thể của bạn, đều là đang điều chỉnh.

Giống như giới định huệ, giới định huệ là để đối trị tham sân si. Chúng ta từng nói giới định huệ là đối trị tham sân si, hôm nay trong đồng tu của chúng ta cũng là đang đối trị, trong đồng tu của chúng ta có một nghi quỹ, gọi là tam quang bao trùm, thỉnh cầu Bổn tôn hiển hiện trong hư không, sau đó ngài phóng một đường ánh sáng trắng chiếu đến thiên tâm của bạn, một đường ánh sáng đỏ chiếu đến họng của bạn, một đường ánh sáng lam chiếu đến tim của bạn, ba ánh sáng bao trùm. Vì sao cần có ba ánh sáng bao trùm? Đây là biểu thị thân khẩu ý của bạn không thanh tịnh, không thanh tịnh nên mới cần ba ánh sáng gia trì.

Thỉnh cầu Phật Bồ Tát xuất hiện, ba đường ánh sáng chiếu đến bạn, bạn phải quán tưởng ba đường ánh sáng chiếu đến bạn, vì sao phải chiếu đến bạn? Bởi vì trong đầu bạn toàn là nòng nọc, cho nên ngài phải dùng ánh sáng màu trắng để cho ý niệm của bạn, những suy nghĩ của bạn biến thành ánh sáng màu trắng. Bởi vì miệng của bạn toàn những lời nói dối, thường xuyên khoác lác, cho nên ánh sáng đỏ chiếu đến họng bạn là để thanh tịnh những lời nói dối này của bạn. Nói dối, nói khoác, nói lời tục tĩu, nói hai lưỡi, ác khẩu, chửi tam tự kinh. Không phải là tam tự kinh “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, là tam tự kinh kiểu kia cơ [ý nói chửi thề]. Ánh sáng đỏ này chiếu đến bạn, khiến cho khẩu của bạn thanh tịnh. Ánh sáng lam chiếu đến tim bạn, chính là khiến cho thân thể bạn, toàn thân tay chân, bao gồm cả thân thể, toàn thân đều thanh tịnh, thân thể thanh tịnh. Chúng ta cầu nguyện ba ánh sáng bao trùm chính là vì thân thể bạn vốn bất tịnh, khẩu bất tịnh, ý niệm bất tịnh, nên mới cầu ba ánh sáng gia trì, đây là đối trị đó! Đều là đang đối trị sự không thanh tịnh của thân thể bạn, thân khẩu ý không thanh tịnh. Chính là một sự đối trị đó!

Khi chúng ta tu pháp, tu đến đây mọi người đều tùy miệng nói: Bây giờ bắt đầu nhé, tam quang gia trì! Nào thì tam quang gia trì, ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng lam, chẳng có cảm giác gì cả. Đây là đối trị thân thể bạn không có ánh sáng đó! Thân thể bạn căn bản không có ánh sáng, thân thể bạn không thanh tịnh, làm gì có ánh sáng chứ? Cho nên cầu Phật Bồ Tát phóng ba ánh sáng gia trì cho bạn, đây đều có ý nghĩa cả, có công phu đối trị, không phải là tùy tiện.

Còn nữa, chúng ta phải quán tưởng chủng tử tự, có không? Khi Bổn tôn của bạn còn chưa xuất hiện, chúng ta phải quán tưởng chủng tử chữ Seh, chủng tử tự của A Di Đà Phật xuất hiện. Chữ Ah - phải quán tưởng chữ Ah này, đều phải quán tưởng chủng tử tự để làm gì? Chủng tử này chính là một cái nhân, chúng ta nói đây là nhân, chữ nhân trong nhân quả. Chúng ta quán tưởng chủng tử tự biểu thị cái nguyên thủy nhất, bạn học cái ý thức nguyên thủy nhất của Phật ở trong đó, bạn muốn học Phật thì trước tiên phải quán tưởng chủng tử tự, đây gọi là nhân địa chân thực - nhân địa rất thật. Ý nghĩa của quán tưởng chủng tử tự này là đối trị nhân địa của bạn không thật, chính từ trong ý thức chân thực nhất đối trị sự không chân thực của chính bản thân bạn.

Giống như lúc nhỏ Sư Tôn đi nhà thờ, nhà thờ của đạo Cơ Đốc, việc đi nhà thờ của tôi là nhân địa không thật, vì sao lại là nhân địa không thật? Bởi vì tôi đi nhà thờ Cơ Đốc không hề vì thật sự tin Chúa Jesus, mà là vì bạn gái tôi ở đó. Đi tới đó thì sẽ gần bạn gái hơn một chút, dễ nói chuyện, nhìn thấy thôi cũng tốt rồi, giống như là nói thêm vài câu để liên kết tình cảm. Đây chính là nhân địa không thật.

Hôm nay bạn học Phật bạn đi đến chùa của chúng tôi, bạn nhìn ngó quan sát, nhìn để tìm bạn, tìm đối tượng, người Đại Lục nói là “tăm tia đối tượng”. Bạn đến để tăm tia đối tượng, không phải là thật sự đến để tu pháp. Bạn không phải thật sự đến để thực tu, đến để học Phật, như vậy tức là nhân địa không thật. Xuất phát điểm của bạn không đúng.

Bởi vậy Mật giáo bảo bạn quán tưởng chủng tử tự, quán tưởng chữ Seh chủng tử tự của A Di Đà Phật. Quán tưởng chủng tử tự chung của chư Phật Bồ Tát - chữ Ah, ý nghĩa là ở đây, chính là muốn bạn nhân địa phải chân thực, bạn thật sự đến để học Phật. Không thể nói làm một pháp sư mà tu pháp thì qua loa đại khái, hỏi vì sao xuất gia, lại bảo: “Bởi vì tôi thất nghiệp rồi. Tôi không nghề nghiệp, cho nên tôi xuất gia.” Ôi, đùa à? Bạn như thế là nhân địa không thật. Muốn học Phật cho nên mới xuất gia, nhân địa như thế là thật. Giả sử vì bạn chẳng còn đường nào, cho nên mới xuất gia cho xong, dù sao cũng có cơm ăn, có chốn ngủ, có nơi để ngồi xổm, đây tức là nhân địa không thật. Vì thế phải yêu cầu bạn quán tưởng chủng tử tự, thâm nhập bên trong ý thức của Phật, đều có ý nghĩa.

Chúng ta tu pháp có làm hồi hướng, hồi hướng là đối trị cái gì? Hồi hướng có thể nói là đối trị tâm lỏng lẻo của bạn, sự tán loạn của bạn, hồi hướng là một sự tổng kết việc bạn tu pháp là làm cái gì. Chính là một sự tổng kết, một sự hướng về. Hôm nay trong khi tu pháp, giả sử bạn tùy tiện qua loa, nhưng khi bạn nói đến hồi hướng, bạn cũng sẽ cảnh tỉnh chính mình. Ôi chà, vừa rồi mình tu pháp tán loạn quá, bây giờ hồi hướng thì cảm thấy rất hổ thẹn, bởi vì bạn tu pháp là muốn vãng sinh Tây phương Cực Lạc thế giới, bạn muốn thành Phật cơ, nhưng bạn dùng cái tâm tán loạn như vậy để tu, chẳng phải là quá hời hợt sao? Cho nên hồi hướng tương đương một sự tổng kết, là đối trị sự tán loạn của chính bạn.

Giống như chúng ta làm tứ quy y, phải niệm “Namo guru bei, namo buddha ye, namo dharma ye, namo sangha ye.” là để đối trị tâm bạn không nằm ở Kim cương Thượng sư, không nằm ở Phật pháp tăng, đây đều là một sự đối trị. Vì thế nghi quỹ tu pháp hoàn toàn là bỏ công sức để làm việc đối trị, lâu ngày thành thục thì có thể thành Phật.

Om mani padme hum.

31/10/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

152. Thể tướng dụng (1)

Hôm nay tôi giới thiệu với mọi người ba chữ “thể tướng dụng”. Người nghiên cứu Phật pháp thông thường biết dùng ba chữ thể, tướng, dụng. Giả sử nếu coi Phật pháp thành triết học để nghiên cứu thì ba chữ này cũng rất quan trọng, đây là một phương pháp nghiên cứu về phương diện triết học. Thể — có thể nói là bản thể. Tướng — chính là tượng trưng bên ngoài. Dụng — chính là tác dụng.

Lấy một ví dụ để nói, giống như cái chuông trong chùa, chuông dùng đồng để làm cái thể của nó, nó được đúc bằng đồng, nhưng cái tướng bên ngoài của nó giống một cái chuông, một cái chuông rất to, tác dụng của nó là cái gì? Gõ vào nó thì sẽ “boong”, nó sẽ kêu, có thể phát ra âm thanh “boong” chính là tác dụng của nó.

Người nghiên cứu Phật pháp thường xuyên dùng ba chữ này để phân tích Phật pháp. Chúng ta đánh trống cũng thế, bản thân trống là: thể là da, tướng của nó là cái trống, có hình tròn tròn, gõ lên thì “tùng, tùng, tùng”… đây chính là tác dụng của nó.

Có rất nhiều ví dụ về thể tướng dụng, rất nhiều thứ đều có thể dùng để làm ví dụ. Giống như xây nhà, rất nhiều ngôi nhà ở Mỹ đều làm bằng gỗ, nhà ở Đài Loan đa phần đều làm bằng xi-măng. Xi-măng dùng để xây nhà, thể của nó chính là đất, tướng bên ngoài giống như cát, tác dụng của xi-măng là ở đâu? Nó sẽ đông cứng lại, đây chính là tác dụng của nó.

Cho nên chúng ta nghiên cứu một thứ, bạn đưa thể tướng dụng vào để phân tích thì sẽ rất dễ hiểu. Ví dụ cái bàn này, thể của nó chúng ta nhìn một cái là biết nó là gỗ, tướng của nó là một cái bàn, tác dụng của nó thì mọi người đều biết, có thể ngồi viết trên bàn, còn có ngăn kéo để dùng, đây chính là tác dụng của nó.

Tôi giới thiệu đơn giản về thể tướng dụng, mọi người đã tương đối hiểu được thế nào là thể, thế nào là tướng, thế nào là dụng rồi.

Thật ra ba chữ này dùng trong Phật pháp rất hữu ích. Chúng ta thường nói Phật có ba thân - Pháp thân, Báo thân, Ứng thân. Pháp thân chính là thể, Báo thân chính là tướng, Ứng thân chính là dụng. Bây giờ mọi người đã hiểu rồi, Pháp thân là nguyên tố của Phật, Như Lai, Chân Như. Khi ngài muốn hiển hiện thành một vị Phật, ví dụ A Di Đà Phật của Tây phương Cực Lạc thế giới thì đó chính là Báo thân, ngài hiển hiện ra hình tượng của A Di Đà Phật, vậy thì đây chính là Báo thân Phật. A Di Đà Phật lại chuyển thế đến nhân gian, đây chính là tác dụng, tức là ngài bắt đầu thuyết pháp, đây chính là Ứng thân Phật.

Pháp thân Phật, Báo thân Phật, Ứng thân Phật nói theo cách này thì rất dễ hiểu rõ ràng. Vì thế, tôi thường nói, Đại Nhật Như Lai ở thiên thượng giới chính là Pháp thân Phật, ngài hóa thành Liên Hoa Đồng Tử chính là Báo thân Phật, thế rồi Liên Hoa Đồng Tử hạ sinh thành Lư Thắng Ngạn chính là Ứng thân Phật, hiện tại ở thế giới Ta Bà đang sản sinh ra một tác dụng, tác dụng của ngài đã xuất hiện rồi, đây chính là Ứng thân Phật.

Chúng ta lại lấy một ví dụ, cái thể của đèn huỳnh quang là gì? Điện chính là thể của nó, không có điện thì tất cả đều miễn bàn, đèn điện thì nhất định phải có điện, không có điện thì bóng đèn điện đó chẳng có tác dụng gì, cho nên điện chính là thể của nó. Bây giờ đèn huỳnh quang này ở đây, cái này chính là tướng của nó, ánh sáng phát ra chính là tác dụng của nó, đây là thể tướng dụng.

Bởi vậy chúng ta làm Hộ Ma, cần nói về thể tướng dụng của Hộ Ma nằm ở đâu? Thể chính là Bổn tôn, bạn phải thỉnh mời Bổn tôn đến, bạn làm Hộ Ma tức là cúng dường Bổn tôn. Lò Hộ Ma, cúng phẩm của Hộ Ma chính là tướng, sau khi bạn làm xong một đàn Hộ Ma, tác dụng tiêu tai, tăng ích, kính ái, hàng phục sinh ra sau khi hỏa cúng chính là dụng.

Dùng thể tướng dụng của triết học để phân tích Phật pháp đều có tồn tại đạo lý của nó. Chúng ta triệu thỉnh Bổn tôn đến, Bổn tôn là thể, ngài là cái thể vô hình. Bạn ở đây đốt Hộ Ma, đây chính là tướng. Tác dụng tiêu tai, tăng ích, kính ái, hàng phục sản sinh ra chính là dụng của nó.

Bạn nghiên cứu mỗi kinh điển Phật nói, bạn phải dùng ba chữ này để nghiên cứu, cái gì là thể của bản kinh này, cái gì là tướng của bản kinh này, tác dụng của bản kinh này là gì. Cho nên nghiên cứu Phật pháp thì chắc chắn dùng đến thể tướng dụng.

Bây giờ mọi người đã có một chút khái niệm về nghiên cứu rồi, thế nào là bản thể, thế nào là ngoại tướng, thế nào là tác dụng. Bạn dùng phương pháp này để đi nghiên cứu Phật pháp, nó vô cùng hữu dụng.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

01/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

153. Thể tướng dụng (2)

Hôm nay tiếp tục giới thiệu về thể tướng dụng. Bạn biết ứng dụng của thể tướng dụng rồi thì bạn có thể sẽ biết Phật Bồ Tát là gì. Đôi khi có người hỏi: "Phật là gì?” Thiền tông chỉ nói “Phật chính là Phật”. “Pháp là gì?” “Pháp chính là pháp.” Chẳng hề giải thích, chỉ lặp lại một câu, là để nhấn mạnh thêm, cũng là rất hay.

Trên thực tế, bạn muốn giải thích chữ Phật này cũng vô cùng khó. Đôi khi bạn nói Bồ Tát là gì, trong chốc lát không thể nghĩ được gì. Thật ra có thể nói như thế này, bồ đề tâm là thể của ngài, bản thân Bồ Tát có bồ đề tâm, người phát bồ đề tâm chính là Bồ Tát. Vậy tướng của Bồ Tát là gì? Người có bồ đề tâm hiển hiện ra chính là Bồ Tát, cho nên đừng nghĩ Bồ Tát nhất định phải thành như thế nào đó.

Ví dụ trong kinh điển nói Thanh Văn đều là đầu trọc, Bồ Tát đều có tóc, có búi tóc, đội mũ, tướng mạo rất trang nghiêm, hai tai hai mắt rất hiền từ, cái mũi, cái miệng đều rất đẹp, ngũ quan rất thanh tú, đó chính là Bồ Tát. Không phải như vậy đâu, chỉ cần là người phát bồ đề tâm thì đều là Bồ Tát hết, có thể nói người đã thọ Bồ Tát giới thì đều là Bồ Tát hết, cái này chính là tướng của Bồ Tát.

Tác dụng của ngài là gì? Từ bi hỷ xả cứu độ chúng sinh, dùng lục độ vạn hành để đi cứu độ chúng sinh, đây chính là tác dụng. Vì thế, chúng ta nghiên cứu danh từ của Phật học cũng có thể dùng thể tướng dụng.

Mọi người thử nghĩ xem, tam tự minh chú Om Ah Hum, ba chữ này trong Mật giáo rất quan trọng. Om — vũ trụ, Ah — Phật, Hùm — thành tựu, đây chính là thể tướng dụng. Om chính là bản thể, bản thể của vũ trụ, Ah chính là Phật Bồ Tát xuất hiện, Hum chính là thành tựu tất cả. Thể tướng dụng đều có ở đây. Om — bản thể, Ah — tướng, Hum — tác dụng, thành tựu tất cả chính là tác dụng. Vì thế, dùng thể tướng dụng để giải thích đều rất rõ ràng.

Bây giờ tôi dạy mọi người một pháp thanh tịnh, chúng ta dùng chữ Hum màu xanh lam đứng thẳng ở trong hoa sen Tâm luân. Hum một tiếng, lỗ mũi bên phải có một chữ Hum đi ra, ở trước mặt bạn. Hum hum hum…, từ chữ Hum mẹ này sinh ra một vài chữ Hum con, rồi biến thành một đống chữ Hum bao bọc lấy bạn, bao vây toàn bộ ngôi nhà, đầy ắp cả ba nghìn đại thiên thế giới, toàn bộ đều là chữ Hum màu lam.

Lúc này, bạn phải niệm chú Hum hum hum… liên tục niệm thành tiếng, chữ Hum đó từ lỗ mũi của bạn giống như một tấm màn chú, nghĩa là chữ nọ móc vào chữ kia, đầy ắp cả đại thiên thế giới, trở thành một chữ Hum lớn màu lam. Lúc này bạn có thể quán tưởng toàn bộ vũ trụ đều bị chữ Hum này lấp đầy.

Sau đó bạn dùng lỗ mũi trái để hít những chữ Hum này vào, hít vào chữ Hum màu lam, Hum hum hum…, đi vào thân thể bạn, bao gồm cả ngón tay, ngón chân, cả những nơi vi tế nhất, toàn bộ đều đầy ắp chữ Hum màu lam. Sau cùng bản thân biến thành một chữ Hum lớn màu lam.

Trì chú và quán tưởng như vậy, đây là một pháp thanh tịnh rất vi diệu. Nói cách khác là lúc này toàn bộ thân tâm bạn đã hoàn toàn thanh tịnh, bản thân biến thành chữ Hum, toàn bộ vũ trụ biến thành Hum, một trạng thái Hum và Hum hợp nhất.

Chữ Hum này có tác dụng lớn, nó có thể thanh trừ tất cả nghiệp chướng. Bạn chỉ mỗi niệm chữ Hum này cũng chính là một chú ngữ, một chú ngữ rất vĩ đại. Bạn biết không? Hai mươi cõi trời trong các cõi trời, chú ngữ của họ chính là một chữ Hum này mà thôi, chính là chữ Hum này, đây gọi là pháp thanh tịnh vi diệu nhất. Chỉ tu mỗi chữ này, nếu bạn tu thành rồi thì cực kì đó, tu thành rồi tức là hợp nhất rồi, Phật Bồ Tát đều có thể hợp nhất với bạn.

Pháp của Mật giáo rất vi diệu, chỉ tu mỗi chữ Hum này đã có tác dụng cực kì rồi, tác dụng mà nó sản sinh ra đã có thể tiêu trừ rất nhiều nghiệp chướng, tất cả nghiệp chướng đều tiêu trừ hết. Bản thân bạn hóa thành chữ Hum màu lam thanh tịnh. Chữ Hum màu lam của vũ trụ và bạn hoàn toàn hợp nhất. Pháp này cũng có thể trị bệnh, cũng có thể tiêu nghiệp chướng, tăng gia phúc phần, cũng có thể thành Phật, đến lúc đó bạn “Hum” một cái, toàn bộ vũ trụ vỡ vụn, bạn thành Phật rồi — Hum!

Đây chính là Nhất tự thanh tịnh pháp.

Om mani padme hum.

01/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

154. Cảm nhận của thiền định (1)

Hôm nay sẽ nói với mọi người về cảm nhận của thiền định. Cảm nhận của thiền định không nhất định là mỗi người đều giống nhau, đây là kinh nghiệm của chính tôi. Tôi đã có một quãng thời gian rất dài rất dài tu hành thiền định rồi, ở đây bản thân tôi có một vài cảm nhận.

Thiền định trong Mật giáo mà nói cũng chính là thành tựu Tam ma địa. Chúng ta tu định đại bộ phận đều bắt đầu tu từ thiền định, bởi vì cho đến thời điểm này vẫn chưa có phương pháp nào tốt hơn ngồi thiền. Vì thế, ba đại thành tựu của Mật giáo là thành tựu trì chú, thành tựu Hộ Ma, thành tựu thiền định, cũng chỉ có từ trong thiền định mới có thể thâm nhập thân tâm của bạn, đi khai phá ý thức của bạn, tiến vào trong cảnh giới sâu nhất. Đây là khai phá tự ngã, tương đương với khai phá vũ trụ.

Đừng coi thường thân thể nhỏ bé của chúng ta, thật ra bên trong có bí ẩn vô cùng sâu xa. Không chỉ là thân thể mà thôi, gồm cả tâm của bạn, ý thức sâu nhất của bạn, đều có thể khai phá ra từ trong định.

Cảm nhận của thiền định không nhất định mỗi người đều giống nhau. Một cảm nhận sớm nhất của tôi chính là nhận ra toàn bộ người mình đông cứng lại. Trước kia tôi có làm một so sánh, giống như chúng ta xây nhà. Nền móng phải trải xi-măng trước, cát, xi-măng kết hợp lại với nhau sau đó trải xong thì nó sẽ từ từ đông cứng lại.

Cảm giác đầu tiên của tôi chính là, ồ, sao trong hư không lại có một khối khí rất đặc biệt - special air từ trong hư không đi xuống, sau đó đi vào trong đầu tôi, lúc này toàn bộ đầu tôi đông cứng lại, khí đó từ từ đi vào sau đó liền đông cứng lại. Sau đó đến họng, rồi đến nửa thân trên đều đông cứng lại. Đến nửa thân dưới cũng đông cứng lại, ngay cả tay chân cũng đều đông cứng lại, toàn thân bất động. Cảm giác đó giống như chính mình đã biến thành tảng đá rất kiên cố rồi, chính mình đã biến thành kiểu tảng đá mà búa đập cũng không vỡ rồi. Đó là cảm giác đầu tiên của tôi, tuy vậy thời gian của cảm giác này cũng tương đối dài.

Cảm giác của lần đầu tiên là vị trí thiên tâm và đầu đông cứng lại mà thôi, sau đó tôi hỏi sư phụ thế này thì phải làm sao. Ngài nói: “Con phải di chuyển khối khí đông cứng này xuống phía dưới, di chuyển đến Hầu luân, đến Tâm luân, đến Tề luân, đến Hải để luân, lúc này toàn thân sẽ hoàn toàn đông cứng.”

Sư phụ còn dạy tôi quán tưởng chính mình thành núi Tu Di, nghĩa là một ngọn núi cao lớn nhất, trong Phật điển thường nói núi Tu Di chính là một ngọn núi cao chạm tới trời, lúc này quán tưởng chính mình thành một ngọn núi. Chà! Đúng là bất động như sơn.

Ngồi tư thế Tỳ Lô thất chi tọa rất vững chắc, chính mình biến thành giống như ngọn núi, vững chắc bất động như núi. Cảm nhận này đến như thế nào? Có thể nói như thế này, tôi có một so sánh, khi bạn thả lỏng chính mình, bạn khiến thân tâm mình hoàn toàn trống rỗng, rất nhanh chóng, khối khí của dòng chảy pháp của vũ trụ sẽ “ào” một cái, đi vào bên trong thân thể bạn. Thân tâm bạn đều đầy ắp dòng chảy pháp của vũ trụ, sự kiên cố đó là tột bậc!

Bởi vậy tôi từng nói, trước kia khi tôi ngồi thiền, quán tưởng chính mình trống rỗng, sau đó đột nhiên dòng chảy pháp của vũ trụ sẽ đi vào, toàn bộ thân thể đầy ắp khí. Lúc này lại quán tưởng chính mình trở thành núi Tu Di cao lớn như vậy. Trong cảm ứng của tôi có hai con ma đi đến bên cạnh ngọn núi, chúng nói: “Ơ! Sao ở đây đột nhiên lại xuất hiện một ngọn núi lớn nhỉ? Trước kia chúng ta đi qua đâu có nhìn thấy.” Kết quả là chúng phải đi vòng qua ngọn núi này mất vài năm mới có thể đi qua được ngọn núi.

Đây cũng là một cảm nhận rất vi diệu. Bạn xem, hai con ma đó khi gặp phải ngọn núi là bạn thì cũng chẳng có cách nào, chúng chỉ có cách đi vòng quanh núi, kết quả là phải đi thời gian rất lâu rất lâu mới có thể đi qua được, cảnh giới tu hành này đích thực là bất khả tư nghì.

Đây là cảm nhận đầu tiên của tôi, cho nên đôi khi đối với người tinh thần không ổn định lắm, tôi thường nói với họ thế này: Hãy quán tưởng chính mình là một ngọn núi lớn, sau đó niệm chú gia trì cho nó biến thành một ngọn núi lớn, lúc này vạn linh không thể xâm nhập, vạn tà không thể xâm nhập. Bất kì một tà ma, tà linh, yêu ma quỷ quái nào cũng đều không dám bắt nạt bạn, bởi vì bạn bất động như núi. Điểm này cũng vô cùng quan trọng.

Tôi thường dạy người ta, thường xuyên bị trộm khí hoặc bị linh bắt nạt, người bị tinh thần không ổn định, tôi đều bảo họ quán tưởng bản thân là một ngọn núi, sau đó niệm tâm chú kim cang: “Ôm mu-ti sô-ha.” Ngoài ra còn một câu nữa là: "Ôm u-luân-ni sô-ha.” Tôi bảo họ niệm chú này, sau đó dùng chú này để gia trì chính mình biến thành một ngọn núi Tu Di.

Cảm nhận đầu tiên khi thiền định của tôi có được là như thế, bản thân phải trống rỗng thì mới có thể có dòng chảy pháp của vũ trụ đi vào bên trong thân thể bạn, sau đó khí đầy ắp toàn thân, sau đó hóa khí này thành núi Tu Di trang nghiêm.

Hôm nay nói tới đây. Om mani padme hum.

04/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

155. Cảm nhận của thiền định (2)

Chúng ta lại nói về cảm nhận của thiền định. Mọi người nghe tôi nói cảm nhận đầu tiên của thiền định là đông cứng bất động như núi, cái này phải tu như thế nào? Làm sao để thân tâm của mình trống rỗng là một vấn đề. Trong Mật giáo, tôi từng dạy phải tu Kim cang tụng và Bảo bình khí, đây là một phương pháp dưỡng khí, dưỡng chính khí của trời đất.

Bảo bình khí và Kim cang tụng có thể cùng tu, chúng ta biết rằng trong Mật giáo có tam tự minh chú “Om Ah Hum”. Bảo bình khí chính là đưa khí hít vào giữ ở hạ đan điền, trên ép dưới nâng, biến thành một cái bảo bình, bế khí ở bên trong, nhịn thở đến khi thật sự không thể nhịn được nữa thì mới thở khí ra.

Kim cang tụng là cái gì? Khi bạn hít khí vào, đầu tiên quán tưởng hít chữ Om màu trắng vào, đi vào hạ đan điền biến thành chữ Ah màu đỏ, sau đó hòa tan, biến khối khí này thành bảo bình đè lên hạ đan điền của bạn, sau một khoảng thời gian thì thở ra, biến thành chữ Hum màu lam. Đây chính là hợp tu Kim cang tụng và Bảo bình khí, cái này rất đơn giản.

Chữ Om màu trắng đi vào, biến thành chữ Ah màu đỏ ở hạ đan điền, sau đó lại thở ra biến thành chữ Hum màu lam đi ra, cứ tuần hoàn như vậy, đây chính là Bảo bình khí và Kim cang tụng. Sau đó bạn dùng phương pháp này để tu đi tu lại, tu Bảo bình khí một ngày đừng tu quá 21 lần, làm xong sau một khoảng thời gian, bạn hãy làm trống rỗng thân tâm mình.

Có một diệu pháp trong Mật giáo thường xuyên nhắc đến, bất kể là luyện Kim cang quyền hay tu Bảo bình khí, Kim cang tụng, đều có một câu nói là “tâm khế bản nhiên”, đưa tâm của bạn quy về tính Không nguyên thủy thì gọi là tâm khế bản nhiên, có nghĩa là thả lỏng thân tâm của bạn. Bạn không nghĩ gì cả, không làm gì cả, trong trạng thái hợp với tự nhiên này thì gọi là tâm khế bản nhiên.

Bạn luyện Kim cang quyền sau một khoảng thời gian cũng phải tâm khế bản nhiên, đây là một tác dụng điều hòa. Tôi nói với mọi người, khi tâm bạn khế hợp với bản nhiên, thân tâm thả lỏng, làm trống rỗng tất cả, vọng niệm không khởi, dưới trạng thái thân tâm đều không tồn tại, “ào” một tiếng, dòng chảy pháp vũ trụ lập tức đi vào bên trong thân thể bạn, hoàn toàn hợp nhất với bạn. Đây chính là trạng thái hợp nhất.

Vì thế, “đông cứng thành núi Tu Di” mà tôi nói xảy đến bằng cách nào? Bạn phải luyện khí, sau khi luyện xong khí, trong sát-na thân tâm trống rỗng, đột nhiên cảm nhận được trạng thái dòng chảy pháp của vũ trụ tiến vào thân thể bạn hoàn toàn hợp nhất với bạn.

Người khác sẽ không nói điều này, rất nhiều pháp sư không trải nghiệm được điều này. Trước kia có người hỏi pháp sư: “Ông thiền định có cảm nhận gì?” Pháp sư kia nói: “Tôi ngồi rất lâu, có ngồi hay không ngồi cũng đều như nhau, đều không có cảm giác gì cả, lấy đâu ra cảm nhận gì?”

Có rất nhiều người ngồi rất lâu, đều không có cảm nhận gì cả, có một lần họ hỏi một pháp sư: “Ông thiền định có cảm nhận gì?” Ông ấy nói: “Đầu óc tôi rất thanh.” Đầu óc ông ấy trở nên rất thanh, nghĩa là khá minh mẫn, như thế đã là không tệ rồi.

Vẫn có người hỏi: “Ông thiền định có cảm nhận gì?” Ông ấy nói: “Cuối cùng tôi đã nhớ ra tôi đã giấu tiền ở đâu.” Cuối cùng ông ấy đã nhớ ra rồi, khi đầu óc rất thanh, có rất nhiều sự việc ông ấy đều có thể nhớ ra.

Nhưng thiền định không phải là mục đích như thế này. Trong Mật giáo nói du già tức là tương ứng, tức là hợp nhất. Tương ứng là có cảm nhận chứ không phải hoàn toàn không có cảm giác gì cả. Khi thân tâm của bạn trống rỗng, tâm khế bản nhiên, thân tâm thả lỏng, hoàn toàn không nghĩ, khi không có vọng niệm, bạn sẽ cảm thấy thân thể mình đã tràn đầy khí, giống như một ngọn núi sẽ như như bất động, đây là điều chắc chắn sẽ có.

Trong cảm nhận khi thiền định của tôi, cảm giác đầu tiên chính là đông cứng, phương pháp đông cứng không phải là nói rằng ngồi một lúc, được, thân tâm thả lỏng thế là đông cứng rồi, không phải, mà là phải lâu dài, bạn luyện Bảo bình khí, luyện Kim cang tụng, sau đó tâm khế bản nhiên thì mới có cảm nhận đó.

Giống như khi nãy chúng ta tu pháp, tôi đã làm Bảo bình khí và Kim cang tụng, tôi chỉ làm hai lần Bảo bình khí và Kim cang tụng, sau khi làm xong tôi liền thả lỏng thân tâm, không nghĩ gì cả, thân thể lập tức đông cứng giống như một ngọn núi.

Tôi tuyệt đối không khoác lác và nói dối, chính là như vậy. Hôm nay giả sử Lư Thắng Ngạn không có cảm giác gì mà tôi lại nói rằng tôi bất động như núi, như thế tức là tôi nói dối, đó là tôi khoác lác, tôi chính là tên đại bịp số một trong trời đất này.

Ở trong thiền định tôi đích thực chính xác là bất động như núi, đích thực chính xác là có cảm nhận, đích thực chính xác là dòng chảy pháp vũ trụ trút xuống đầu tôi, thân tâm của tôi toàn bộ đều đầy ắp. Tôi tin rằng trong các đệ tử của tôi, có rất nhiều người đều đã có cảm nhận này, không phải là hoàn toàn không có. Đây là cảm nhận đầu tiên của tôi — đông cứng, bất động như núi.

Om mani padme hum.

04/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

156. Cảm nhận của thiền định (3)

Chúng ta lại nói một chút về cảm nhận của thiền định.

Thiền cũng có khía cạnh lý luận, về mặt lý luận thì dạy bạn rằng thân thể phải ngồi thế Tỳ Lô thất chi tọa, điều này chúng ta đã biết. Thế còn tâm phải như thế nào? Tâm phải vô sự vô tâm.

Vô tâm là trạng thái thế nào? Đừng nghĩ về quá khứ, đừng nghĩ về tương lai, đừng chấp vào hiện tại, tức là vô tâm, tâm không biết ở đâu tức là vô tâm. Vô tâm thì không còn suy nghĩ gì cả, trống rỗng tất cả, tâm phải như vậy, đây là về mặt lý luận, rất khó làm được như vậy, rất khó!

Thế còn mắt phải như thế nào? Mắt phải đặt vào đâu? Mắt nhìn mũi, mũi nhìn tim, tim lại phải vô tâm. Trong Mật giáo nói “như mặt biển phẳng lặng”, tâm không có quá khứ, không có tương lai, không chấp vào hiện tại, để làm trống rỗng cái tâm này. Thân phải ngồi thế Tỳ Lô thất chi tọa, giống như núi Tu Di vậy.

Thế còn hành động rốt cục phải làm thế nào? Đừng sửa sang, đừng chỉnh sửa, tức là nhậm vận, cái này tương đối thâm sâu ảo diệu, là một lý luận về thiền định tương đối khó.

Tôi lại nói với mọi người, ngoài cảm nhận đông cứng đầu tiên ra, cảm nhận thứ hai của tôi là tôi có được pháp hỷ chưa từng có trước đây. Mọi người đều biết nói rằng “pháp hỷ tràn đầy”, tham gia một buổi pháp hội, chà, pháp hỷ đầy ắp tâm hồn, nhẹ lâng lâng, cảm thấy vô cùng dễ chịu, rất vui sướng giống như gió xuân thổi lướt trên mặt, gió xuân thổi nhẹ trên mặt bạn, cảm thấy tham gia pháp hội trở về, đi trên đường cũng rất nhẹ, thế là gọi đây là pháp hỷ đầy ắp.

Pháp hỷ mà tôi nói đến không phải là pháp hỷ này. Pháp hỷ mà tôi có được khác với người bình thường. Với người bình thường là cảm giác đến từ bên ngoài, cảm thấy pháp hỷ tràn đầy, còn tôi là dạng pháp hỷ từ bên trong phát ra, từ bên trong thân thể tỏa ra.

Tôi tu Bảo bình khí, sau đó lợi dụng bảo bình khí để sinh ra chuyết hỏa. Pháp của Nhị quán trong Mật giáo phải tu chuyết hỏa, khí mạch, minh điểm, khi lửa ở đan điền sinh ra, hạ đan điền sẽ nóng, rất ấm, xuất hiện rất nhiều trạng thái, sẽ xuất hiện rất nhiều cảm nhận.

Chúng ta biết trong pháp Chuyết hỏa phải đưa lửa ở đan điền đi lên, khiến cho bồ đề tâm nguyệt dịch ở Mi tâm luân này rơi xuống. Đây là trạng thái gì? Tôi nói thẳng với mọi người, đây chính là giọt dầu rơi vào trong lửa đó. Bùm! Lửa và nước, bồ đề tâm nguyệt dịch và chuyết hỏa giống như dầu và lửa cùng cháy, hiện tượng này sẽ sinh ra một loại lực rất lớn.

Khi cháy lên, mạch trong toàn thân chúng ta vì có chuyết hỏa đi qua mà sản sinh ra một khoái cảm vô cùng dễ chịu. Chúng ta biết rằng ở vị trí Mi tâm luân, Hầu luân, Tâm luân, Tề luân, Mật luân, Hải để luân đều có rất nhiều mạch tập trung, khi nước rơi vào trong lửa, sau đó đốt cháy lên, ánh sáng và nhiệt đó, minh điểm đó xuyên qua mạch, khi tất cả mạch đều thông thì bạn sẽ có được pháp hỷ đó, chỉ có thân thể bạn mới có thể cảm giác được.

Khi hòa tan điểm đó (minh điểm trắng), điểm đó nhỏ ra rơi vào trong lửa sẽ đốt cháy, khi cháy thì sẽ có một sự vận động đi vào bên trong các mạch, sự ma sát này sẽ khiến bạn có được thiên hạ đệ nhất đại lạc, cảm nhận đó sẽ xuất hiện.

Cảm nhận đó người tu hành bình thường rất ít người có được, rất ít, rất ít. Trong cuốn “Giải thích về thiền định” tôi có viết, pháp vị mà tôi có được chính là thứ này. Điều mà tôi đã viết ở trong sách là muốn nói rằng, khi khí đi qua mạch, sự ma sát sinh ra đó chính là pháp vị. Khi chuyết hỏa đi qua mạch, đại lạc sản sinh ra do ma sát chính là pháp vị.

Đây là chú thích mà tôi viết ra, tôi cho rằng cảm nhận thứ hai trong thiền định của tôi chính là cảm nhận về đại lạc, pháp hỷ tràn đầy là chỉ chính là cái này, chứ không phải là cái sự vui vẻ bề ngoài, mà là một sự vui vẻ của nội tại.

Vì thế tôi tu hành không phải là chỉ nói mà không làm, không phải là tùy tiện nói ra. Không phải nói rằng tôi đọc xong kinh này, ồ, tôi đọc xong thấy rất thoải mái, khi đọc kinh rất dễ chịu, ồ, cuối cùng tôi đã hiểu rồi, cảm thấy hình như tâm trạng rất nhẹ nhõm, rất vui vẻ. Cái này đương nhiên cũng là pháp hỷ, nhưng đây là biểu hiện bề ngoài, không phải là sinh ra từ nội tại.

Pháp hỷ và pháp vị mà hôm nay chúng ta nói đến là vì khi khí của bạn và chuyết hỏa của bạn thông mạch bên trong thân thể bạn sẽ sản sinh ra một loại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tôi đã trải nghiệm được nó, vì thế tôi tu chứng pháp Vô lậu, tu chứng pháp Minh điểm, tu chứng pháp Chuyết hỏa không phải là chém gió. Gió không phải là để chém, bão không phải là để chém, bạn phải nói ra được trải nghiệm này của chính mình thì mới cho thấy đích thực là bạn có công lực.

Bảo bình khí, Kim cang tụng bạn học được rồi thì sẽ đông cứng, làm trống rỗng thân tâm thì bạn tuyệt đối sẽ đông cứng. Khí của bạn đầy đủ, khi lợi dụng khối khí này để thông mạch thì bạn sẽ có được pháp hỷ, đây là tu bên trong chứ không phải là đến từ bên ngoài, hoàn toàn là cảm nhận chân thực mà bạn có được trong thiền định, cảm nhận về đại lạc là ở đây.

Bạn làm được điều này rồi thì bạn sẽ hiểu cách hòa tan điểm, làm cho điểm tan ra và rơi xuống, rơi vào trong chuyết hỏa, như thế chuyết hỏa của bạn có thể càng ngày càng vượng, càng ngày càng lên cao, bạn lợi dụng chuyết hỏa thì có thể mở ra năm luân xa của thân thể bạn.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

04/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

157. Cảm nhận của thiền định (4)

Chúng ta lại nói về cảm nhận của thiền định. Tôi nói đến có được pháp vị, vậy pháp vị đến bằng cách nào? Bản thân tôi nhận thấy có hai kiểu:

1. Khi bạn vận dụng khí của thân thể bạn đang thông mạch là đã có được pháp vị rồi, đã có được cảm nhận thích thú sản sinh ra rồi, hơn nữa càng lâu càng rõ ràng.

2. Đặc biệt là khi chuyết hỏa đang thông mạch thì càng rõ ràng hơn. Khí thông mạch sẽ có pháp lạc sinh ra, khi chuyết hỏa đang thông mạch thì có pháp lạc lớn hơn.

Trong Mật giáo có nhắc đến tứ Hỷ tứ Không, chữ Hỷ này là sơ hỷ, nhị hỷ, tam hỷ, tứ hỷ, tứ Hỷ chuyển thành Không thì chính là tứ Không. Hỷ tức là hỷ lạc, thật ra tôi cho rằng đây là bốn loại pháp vị rất đặc biệt.

Tôi từng nói giữa trời đất này cái lạc chân chính là cái gì. Tôi cho rằng cái lạc tu ra được từ bên trong con người mới là đại lạc chân chính, mới là trường cửu. Phàm phu thế tục cũng có lạc chứ không phải không có. Phàm phu thế tục cũng hòa tan điểm, giữa nam nữ thế tục khi làm “chuyện vui” cũng sẽ hòa tan điểm, nhưng đó là điểm thô tục, tức là minh điểm tầm thường.

Bất kể thế nào, khi minh điểm thô tục đi qua mạch cũng sẽ sản sinh ra một cảm giác sướng, đây chính là cái ham muốn lớn giữa nam và nữ, dục vọng chính là từ trong cái sướng của thế tục này mà sinh ra.

Họ cũng có cảm nhận sướng, nhưng minh điểm của họ là minh điểm thế tục. Họ cũng có hòa tan điểm, không sai, nhưng đây là cái lạc giữa nam nữ thế tục, nam nữ thế gian đều mê đắm vào cái sướng của nam nữ thế tục.

Nhưng đại lạc mà người tu hành có được và cái này hoàn toàn khác nhau, hoàn toàn là cảm nhận sung sướng sinh ra khi khí thông minh điểm trong thân thể chính mình, và chuyết hỏa đốt cháy minh điểm, cái lạc sinh ra khi minh điểm rơi xuống hòa tan vào cùng thông mạch, kiểu này thuộc về đại lạc của hành giả. Thời gian này còn dài, hơn nữa cảm nhận sung sướng còn lớn hơn, cảm nhận còn thích hơn, rõ ràng hơn, rõ rệt hơn, dài hơn, vì thế mới gọi là đại lạc.

Cái lạc của nam nữ thế tục chẳng qua chỉ là mấy giây, mấy phút là kết thúc rồi, nhất là đàn ông, cái sung sướng của đàn ông trong chốc lát từ điểm cao nhất rơi xuống điểm thấp nhất, loáng một cái đã hết rồi, một lúc đã kết thúc rồi. Phụ nữ thì đỡ hơn một chút, nghe nói phụ nữ có thể sướng vài lần, vài lần liên tục như thế, hơn nữa thời gian dài hơn một chút, nhưng đây chỉ là cái sướng thế tục mà thôi.

Cái sướng của hành giả hoàn toàn khác, hoàn toàn là khí thông mạch, cảm giác này tương đối khác một chút, sự thông mạch của chuyết hỏa và minh điểm càng tuyệt vời hơn. Thứ mà tôi tu chính là công lực chuyết hỏa đi thông minh điểm, thông mạch. Tôi đã tu chứng pháp Vô lậu, tu chứng pháp Vô lậu thì sẽ không còn cái lạc của thế tục nữa, cái lạc mà tôi có là một dạng pháp vị do thân tâm hoạt động bên trong thân thể chính mình, đây chính là đại lạc chân chính.

Vì thế, khi hành giả Mật giáo đã chứng minh được rồi thì họ sẽ giữ được mãi đại lạc đó, vĩnh viễn có thể bảo trì được đại lạc này, sẽ không mất đi. Cái lạc của thế tục chỉ vài giây, vài phút là chết luôn, giống như tôi nói “khi lên là một con rồng, khi xuống là một con giun”. Chi bằng bạn theo tôi tu hành, tôi sẽ dạy cho bạn bí quyết.

Bởi pháp này không thể tùy tiện dạy, tôi dạy cho bạn bí quyết, bạn có thể tu chứng vô lậu. Tôi dạy bạn bí quyết, bạn có thể tự thân có âm dương, có thể sản sinh đại lạc. Trong thân thể bạn có mạch, tự mình có chuyết hỏa, có thủy hỏa âm dương, thủy hỏa âm dương của bạn có thể tan vào nhau, bạn không cần đi tìm khoái lạc của thế tục, bản thân bạn có thể sản sinh đại lạc thì bạn còn phải đi tìm khoái lạc thế tục làm cái gì chứ?

Khi người tu hành đến được cảnh giới này, cảm nhận về lạc của họ chính là pháp vị của họ. Tôi dám nói ra điều này, tôi viết trong sách, tôi cứ thế viết ra, người khác không làm được điều đó. Tôi nói với bạn, bạn tìm pháp sư khác, không có đâu! Không tìm được pháp này đâu! Đây là bí mật nghìn vàng vạn vàng cũng không truyền. Tát già lục thế biến, kim cang quyền, giáng đề trì tán, kim cang quyền 16 kỹ xảo, 16 loại phương pháp tu hành, bạn tu thế nào? Làm sao để nâng bạch bồ đề lên? Không chỉ nâng lên mà còn phải bay qua núi Tu Di, pháp này là cực kì đó, đây là sư phụ dạy tôi, tôi cho rằng pháp này có vạn vàng cũng không mua được, trừ phi bạn thật sự thực tu, là đệ tử kính sư, trọng pháp, thực tu thì tôi có thể truyền cho bạn.

Pháp này phải truyền thụ mặt đối mặt, pháp này không thể truyền qua sáu tai, tức là truyền qua bốn tai mà thôi, tức là chỉ hai người. Tương lai tôi nhất định sẽ dạy, nhất định phải dạy cho mọi người. Nếu bạn thật sự đích thực là đệ tử thực tu, tôi chắc chắn sẽ truyền. Tôi sẽ dạy bạn làm sao để nâng, nó có phương pháp.

Ở chỗ này của Phật sẽ có nhục kế, Mật luân của Phật vì sao lại khác? Ngài có bí mật của ngài, cái này đều có đạo lý, không phải là nói một cách tùy tiện. Sau này tôi dạy bạn, bạn sẽ biết thôi, bây giờ không thể nói.

Cái lạc này vô cùng tuyệt vời, là thiên hạ đệ nhất, là thứ hay nhất. Bạn tu đạo có thể tu được cái này đã là rất tốt rồi, bản thân tôi cho rằng là rất tốt. Sau này tôi lại nói về cảm nhận cho mọi người nghe. Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

04/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

158. Cảm nhận của thiền định (5)

Hôm nay chúng ta vẫn nói về cảm nhận của thiền định, mấy ngày qua đều nói về cảm nhận của thiền định. Cũng có người hỏi, ở trong thiền định, đôi khi thân thể sẽ đột ngột rung lắc, tay sẽ cử động, thân thể sẽ lắc lư về phía trước phía sau, đầu sẽ gật tới gật lui, anh ta hỏi cảm nhận này của thiền định là thế nào. Tôi nói với mọi người, đây là khí động, tức là khi khí trong thân thể bạn lưu động thì sẽ sản sinh ra sự chuyển động này.

Hiện tượng linh động này thật ra cũng là một trong những cảm nhận của thiền định. Ngoại đan công, khởi linh, tự phát động công rất phổ biến ngày nay đều là một kiểu trong cảm nhận của thiền định, chính là trạng thái khí đang động.

Giả sử có linh bên ngoài đi vào thì sẽ khiến cho khí bạn động, cũng tức là linh động. Còn có rất nhiều kiểu, cũng có khi thiền định dường như có kiến đang bò trên đầu, hoặc là toàn thân đều cảm thấy ngứa, đó cũng là một kiểu khí động. Tức là khí đó đặc biệt đang di chuyển ở bộ phận nào đó, hoặc là một hiện tượng di động ở trên mặt, đó cũng là cảm nhận của thiền định.

Cảm nhận của thiền định có rất nhiều kiểu, cảm giác của mỗi người là không giống nhau. Có người cảm thấy lạnh, trong lúc thiền định cảm thấy toàn thân giống như đang ở trong kho lạnh, đó là do thủy đại trong thân thể sản sinh ra tác dụng thì sẽ cảm thấy lạnh. Ngược lại, cũng có người cảm thấy nóng, cái nóng này là tác dụng của hỏa đại.

Ngoài ra còn có người cảm thấy rất nặng. Chẳng phải tôi từng nói rằng đông cứng lại giống như một ngọn núi Tu Di rất nặng, đây là một cảm nhận về nặng, cảm nhận đầu tiên của tôi chính là cái cảm giác nặng giống như núi Tu Di vậy.

Xuất hiện trong thiền định cũng sẽ có cảm giác trơn và ráp, cảm thấy da dẻ rất trơn, rất thô, thô và trơn là như nhau, đều là cảm giác ở trên da. Ngoài ra còn có tự mình cảm thấy thân thể rất nhẹ, bay lên, cứ thế bay đi, ở trong thiền định liên tục bay đi, bay lên không trung, đây cũng là một trong những cảm nhận của thiền định.

Những cái này đều không quan trọng lắm, đừng cảm thấy rằng, ôi chao, có chuyện gì thế này, có phải là sắp xảy ra chuyện gì không, thật ra không phải. Cảm giác của địa đại chính là như núi Tu Di, rất nặng, cảm giác của phong đại chính là linh động, ngứa, còn có thân thể nhẹ, đều thuộc về cảm giác của phong đại. Cảm thấy lạnh là cảm giác của thủy đại. Cảm thấy nóng chính là cảm giác của hỏa đại. Vì thế, bản thể do tứ đại địa thủy hỏa phong tổ hợp thành sẽ khiến cho bạn ở trong thiền định sinh ra nhiều kiểu cảm nhận, cho nên những cái này đều sẽ có. Đôi khi sẽ biến thành rất to, bạn cảm thấy thân thể sẽ biến thành rất lớn, lớn giống như núi Tu Di, đôi khi lại biến thành rất nhỏ, thu nhỏ lại giống như một hạt đậu.

Kinh nghiệm của cá nhân tôi là, trước tiên tôi đông cứng, đầu tiên có khí đi vào, dòng chảy pháp của vũ trụ đi vào, thân thể liền đông cứng lại giống như núi Tu Di. Cảm giác đó vô cùng rõ rệt, không phải là huyễn giác, hoàn toàn là một kiểu cảm giác khí ở trong thân thể đang lưu thông, cực kì rõ nét.

Sau khi có cảm giác đông cứng rồi lại có khí động, nhờ sự dồi dào của khí mà lại tu chuyết hỏa. Trong chuyết hỏa sẽ sinh ra một cảm nhận về lạc, đó là một cảm nhận cao siêu hơn dục lạc định thông thường. Chuyết hỏa đi lên làm tan chảy minh điểm, khi chuyết hỏa và minh điểm hòa tan vận động ở trong mạch sẽ sản sinh tứ Hỷ tứ Không, tứ Hỷ tứ Không này chính là một cảm nhận của đại lạc.

Chuyết hỏa và minh điểm tan ra thì sẽ giống cái gì? Sẽ giống như dầu rơi vào trong lửa. Bùng! Hiện tượng bốc cháy sẽ sinh ra, hiện tượng bốc cháy này làm thông mạch của toàn thân, cái này gọi là “đại lạc vĩnh trì”, cảnh giới đại lạc duy trì mãi mãi này sẽ sinh ra. Sau đó lợi dụng hiện tượng chuyết hỏa và minh điểm tan ra để mà tháo lỏng năm luân xa Mi tâm luân, Hầu luân, Tâm luân, Tề luân và Mật luân ở bên trong thân thể, tức là mở toàn bộ ngũ luân ra, một khi ngũ luân này mở ra thì minh điểm sẽ hiển hiện, sẽ sản sinh ánh sáng.

Đặc biệt trong Mật giáo của chúng ta nhắc đến, trong Tâm luân có tâm mạch ngũ sắc, có một ống dẫn đặc biệt, giống như đèn huỳnh quang, có tâm mạch năm màu sắc ở trong Tâm luân của bạn. Khi quả tim thịt của bạn mở ra, tâm mạch ngũ sắc sẽ phóng quang, sẽ sản sinh ra cảm nhận của ánh sáng. Bạn phải dùng pháp nội thị, mắt không phải là nhìn ra ngoài, mà là nhìn vào bên trong, dùng pháp nội thị để nhìn tâm bạn, nhìn quả tim thịt của bạn mở ra sinh ra tâm mạch ngũ sắc.

Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

05/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

159. Cảm nhận của thiền định (6)

Chúng ta lại nói về cảm nhận của thiền định.

Kinh nghiệm của cá nhân tôi là đầu tiên đông cứng bất động như núi, sau đó sản sinh ra một cảm nhận về lạc, do minh điểm tan ra và rơi vào chuyết hỏa, chuyết hỏa bùng cháy mở ra năm luân xa, khi năm luân xa mở ra thì nhờ pháp nội thị, bạn có thể nhìn thấy ánh sáng nội tại, nhìn thấy minh điểm của chính bạn. Điểm ánh sáng này, một điểm, một điểm, tức là nhìn thấy ánh sáng.

Từ các điểm này, ánh sáng của từng điểm tập trung lại, trong Mật giáo gọi là nhìn thấy dây xích kim cang, ánh sáng giống như sợi dây xích. Khi bạn nhìn thấy xích kim cang thì đây là cấp độ thứ hai. Nhìn thấy ánh sáng ở cấp độ thứ ba tức là có thể từ bên trong xích kim cang nhìn thấy cõi Phật, cảnh giới của Phật quốc sẽ hiển hiện ra. Tiến vào giai đoạn thứ tư, bạn sẽ có thể nhìn thấy Phật.

Vì thế nhìn thấy ánh sáng có bốn giai đoạn: Thứ nhất — nhìn thấy ánh sáng của minh điểm. Thứ hai — nhìn thấy ánh sáng của xích kim cang. Thứ ba — nhìn thấy ánh sáng của Phật quốc. Thứ tư — nhìn thấy Phật, nhìn thấy Bổn tôn của mình.

Nhưng lúc này, nếu bạn lại tiến thêm một bước nữa, nếu từ thiền định nhìn thấy cảnh giới của tịnh quang rồi tiến thêm một bước nữa, tiến vào ý thức sâu nhất, bạn sẽ biết những cảnh giới này có đôi khi là từ bên trong thân thể bạn mà nhìn thấy, có nghĩa là do thân thể bạn biến hóa ra.

Sau khi bạn hiểu rồi, bạn sẽ tiến vào Không cảnh, ví dụ Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Tưởng vô biên xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, bốn cõi trời này bạn đều biết hết. Khi tiến vào cảnh giới này, bạn đã vượt qua cảnh giới của tịnh quang để tiến vào Không cảnh.

Ở trong Không cảnh, chính bạn có thể nhậm vận. Thế rồi bạn phát bồ đề tâm, ánh sáng của bồ đề tâm phát ra, bạn sẽ tiến vào tứ Thánh giới. Đây là kinh nghiệm thiền định của tôi, ở trong đây rất vi diệu.

Bạn xem, nhìn ánh sáng đó, pháp nội thị là nhìn vào bên trong, không phải nhìn ra bên ngoài. Bởi vì chuyết hỏa của bạn đang cháy, minh điểm đang tan ra, minh điểm là vật liệu, hễ đi vào trong lửa thì sẽ sản sinh ra ánh sáng lớn hơn, giống như bùng nổ, sản sinh ra ánh sáng càng lớn.

Bạn biết đổ dầu vào trong lửa rồi, bùng, hiện tượng đó sẽ xảy ra. Bởi vì chuyết hỏa cháy lên, minh điểm tan ra thì sẽ rơi vào trong lửa, bùng, thế là bốc cháy. Sau đó bạn chỉ dẫn cho chuyết hỏa của mình đi mở Mi tâm luân, mở Hầu luân, mở Tâm luân, mở Tề luân, mở Mật luân, mở ra xong thì tức là năm đại trí huệ, năm đại trí của Như Lai đều sản sinh ánh sáng.

Bạn nhìn vào bên trong sẽ nhìn thấy tịnh quang, ánh sáng đó là ánh sáng của minh điểm. Tôi nói rõ với mọi người đó là ánh sáng của minh điểm, ánh sáng của minh điểm tập hợp lại thì là xích kim cang. Xích kim cang giống như màn hình tivi, hình ảnh chiếu trên màn hình đó chính là Phật quốc tịnh thổ. Thậm chí bạn muốn nhìn thấy Phật, rất đơn giản chỉ cần vận dụng ý niệm của bạn là bạn có thể nhìn thấy Phật, điều này hợp với khoa học.

Tôi nói rằng màn hình tivi cũng là từng điểm từng điểm tập hợp lại, điểm biến thành sợi, sợi biến thành mặt phẳng, mặt phẳng đó chính là xích kim cang, điểm đó chính là minh điểm, từ đó mà nhìn. Thiên nhãn thông tu như thế nào? Chính là tu như thế này.

Ngoài ra còn có một pháp tu thiên nhãn thông nữa, đó là thu nhật quang, nguyệt quang, tinh quang của vũ trụ vào trong hai mắt bạn. Nhắm mắt lại, thu nhật quang, nguyệt quang, tinh quang vào trong hai mắt, tan vào trong hai mắt bạn, mở mắt ra là có ánh sáng, đây là một phương pháp khác để tu luyện thiên nhãn thông.

Nhưng trên thực tế, phương pháp tu luyện thiên nhãn thông mà tôi biết là chỉ dẫn chuyết hỏa mở năm luân xa thì sẽ sản sinh tịnh quang, dùng pháp nội thị để nhìn tịnh quang này thì sẽ nhìn thấy bên trong xích kim cang hiện ra thứ mà bạn muốn nhìn thấy. Bạn muốn nhìn thấy cái gì thì đều có thể từ bên trong chuỗi kim cang nhìn ra được, đó chính là thiên nhãn chân chính.

Cảnh giới của tịnh quang thật ra cũng là từ thế giới của chính bạn mà hiển hiện ra. Sau khi bạn hiểu được điều này rồi, bạn sẽ tiến vào Không cảnh, rồi từ bên trong Không cảnh mà phát bồ đề tâm, bạn sẽ vượt ra khỏi tứ Thánh giới, tức là Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn.

Trong quá trình bạn tu chuyết hỏa có một cái gọi là dục lạc định, tức là một kiểu thiền định dùng dục vọng của chính mình để sản sinh khoái lạc. Nhưng cái này đòi hỏi nhờ sự tu hành của chính mình để vượt qua, vượt qua cái dục niệm này. Bạn vượt qua được dục niệm rồi, từ trong dục niệm sản sinh ra thiền định, pháp định này gọi là dục lạc định, cái này trong Mật giáo là có. Nhưng pháp này chỉ có hành giả Mật giáo có đạo hạnh rất cao mới có thể tu.

Vậy dục lạc định có tác dụng gì? Nó có thể khiến cho minh điểm tan chảy, tan ra xong thì rơi vào trong chuyết hỏa, có thể biến tục khí trên người mình thành khí trí huệ. Dùng phương pháp này có thể mở trung mạch, mở ngũ luân, sản sinh trí huệ rất cao, một loại trí huệ mà chính bạn siêu việt, đây cũng là một phương pháp.

Bất luận thế nào, hành giả chúng ta phải tu Bảo bình khí, Kim cang tụng trước, sau đó tu Chuyết hỏa, sau đó tan minh điểm, rồi mở năm luân xa, đây chính là một cảm nhận tối thượng thừa chân chính tốt nhất trong thiền định của chúng ta.

Om mani padme hum.

05/11/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

160. Tương ứng cầu vồng (1)

Hôm nay tôi nói với mọi người về tương ứng cầu vồng.

Gần đây tôi đã đi Ấn Độ và Nepal. Đến Ấn Độ thì cũng đến Dharamshala, tức là chỗ của Dalai Lama. Lúc gặp mặt có nói đến vấn đề tương ứng cầu vồng. Dalai Lama hỏi bốn cảnh giới của Đại thủ ấn, cũng hỏi phương pháp tu trì của Đại viên mãn. Đây đều là những thứ bình thường tôi vẫn nói, cho nên đương nhiên tôi trả lời trôi chảy.

Trong Đại thủ ấn của Bạch giáo có bốn cấp độ tu trì: từ Chuyên nhất du già, Ly hý du già, Nhất vị du già đến Vô tu du già. Đây là bốn cấp độ tu trì, nhưng cũng có kiến địa của nó. Kiến địa của nó đầu tiên phải nhìn thấy ánh sáng của minh điểm, thứ hai phải nhìn thấy xích kim cang, thứ ba phải nhìn thấy Bổn tôn, thứ tư là hiện ra cõi Phật. Nếu một tu hành giả ở trong cảnh giới của Đại thủ ấn lúc nào cũng ở trong cõi Phật, nhất định có thể chuyển hóa. Nếu bảo trì được mãi mãi cảnh giới của Bổn tôn và cõi Phật thì chắc chắn là vãng sinh. Vì thế cảnh giới của Đại thủ ấn, Dalai Lama nghe tôi nói thì liên tục gật đầu.

Ngoài ra, ngài ấy còn hỏi về Đại viên mãn. Cảnh giới của Đại viên mãn là tâm tủy của Hồng giáo, chính là tâm trong tâm. Hai phương pháp tu trì, một là Trekcho, một là Togal. Trekcho tức là đốn siêu. Tu trì của bạn ở trong cảnh giới đó chính là đốn siêu, mỗi sự việc bạn đều có thể vượt lên trên. Togal chính là nhậm vận.

Khi ấy, Dalai Lama liền hỏi tôi về pháp Togal, tôi nói là vô tu, ở trong trạng thái của nhậm vận tức là vô tu. Dalai Lama bổ sung một câu, đó là tự nhiên. Thật ra nhậm vận chính là tự nhiên, sau khi đốn siêu rồi thì biến thành tự nhiên. Cảnh giới của vô tu là cao nhất, đây không phải là cái mà người phổ thông tu.

Có thể thấy trong màn đối đáp của tôi và Dalai Lama giống như tương ứng cầu vồng, trong sự đối đáp lẫn nhau này chính là một sự ấn chứng cảnh giới. Người phiên dịch của Dalai Lama không biết xích kim cang là cái gì. Trong Đại thủ ấn phải nhìn thấy ánh sáng của minh điểm, ánh sáng của minh điểm tụ tập lại thành xích kim cang. Xích kim cang hiển hiện Bổn tôn, Bổn tôn xuất hiện xong thì lại hiện lên cõi Phật, tịnh thổ của Phật. Vừa nói ra cảnh giới này, Dalai Lama liền biết hành giả đến đây đã đạt đến cảnh giới thế nào. Bởi vì Đại thủ ấn và Đại viên mãn đều là cảnh giới cao nhất. Pháp cao nhất của Bạch giáo chính là Đại thủ ấn, pháp cao nhất của Hồng giáo chính là Đại viên mãn. Cái này phải ấn chứng, phải nói ra với nhau.

Ví dụ nói về Đại viên mãn, đốn siêu thế nào? Bạn chỉ nói đốn siêu không thì chẳng có tác dụng gì. Đốn siêu tức là một dạng thăng hoa, bất kì một việc gì, bất kì một tình huống nào, bạn đều có thể thăng hoa. Sau khi thăng hoa, phiền não mới có thể giải thoát, tịnh quang mới có thể xuất hiện.

Hơn nữa phải dừng lại, khi suy nghĩ, vọng niệm rất nhiều thì bạn phải dừng lại được. Phương pháp dừng lại chính là một dạng đốn siêu.

Phải siêu việt, phải thăng hoa thì bạn mới có thể dừng vọng niệm, chuyển hóa vọng niệm thành cầu vồng. Đây là tu hành của Trekcho, rất cao thâm, không phải là pháp mà người bình thường có thể tu.

Tu Đại thủ ấn phải từng bước từng bước, Đại viên mãn lập tức dừng lại, tức là phải đốn siêu, sau đó tiến vào trạng thái vô tu của nhậm vận. Trạng thái vô tu có thể nói là không đi sửa sang, không đi chỉnh đốn, hoàn toàn là một kiểu trạng thái tự nhiên nhậm vận. Đây là pháp Đại viên mãn cao nhất.

Trong khi tôi trả lời, Dalai Lama liên tục gật đầu, tôi ứng đối như nước chảy, đây là ấn chứng cầu vồng, tương ứng cầu vồng. Hôm nay giả sử tôi không thâm nhập kinh tạng, không thực tu Mật pháp thì sẽ không thể trả lời tỉ mỉ như vậy, không thể tóm gọn để lập tức giải đáp vấn đề đó được.

Chúng tôi còn nói với nhau rất nhiều, nói đến Tam Luận của Long Thụ Bồ Tát, còn có một vài luận tác của các tổ sư, ví dụ “Bách Pháp Danh Môn Luận”, “Trung Luận”, “Thập Nhị Môn Luận”. Còn nói đến rất nhiều nghi quỹ Mật giáo, đây đều có thể nói là tương ứng cầu vồng.

Hôm nay nói tới đây. Om mani padme hum.

02/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

161. Tương ứng cầu vồng (2)

Lần này đến Ấn Độ, Nepal có bốn điểm quan trọng: Điểm thứ nhất chính là đến Dharamshala gặp mặt Dalai Lama. Điểm thứ hai chính là ở tu viện Drepung tại Ấn Độ, tôi đã lên pháp tọa, đối diện với hai nghìn vị Lama để khai thị thuyết pháp. Mọi người biết ba ngôi chùa lớn của Tây Tạng là tu viện Ganden, tu viện Drepung và tu viện Sera. Tôi đã đến tu viện Ganden, cũng đã đến tu viện Drepung. Còn có một điểm quan trọng nữa chính là tôi đã đi đến tám đại thánh địa của Phật Đà. Điểm quan trọng thứ tư chính là tôi đã tọa sàng tại tu viện Karma Lekshey Ling của Bạch giáo. Tọa sàng là một nghi thức, ngồi trên giường của Pháp Vương. Kachen Rinpoche đã giúp tôi trải chỗ ngồi trên giường, mời tôi ngồi lên giường của Pháp Vương. Đó là ngôi chùa ở Nepal. Có mấy điểm quan trọng này.

Tôi đi ra ngoài đều thỉnh cầu Hộ pháp theo bên mình, vì thế đến mỗi một địa phương, Hộ pháp sẽ nói cho tôi biết những việc sắp xảy ra, đây chính là tương ứng cầu vồng.

Khi bạn tu hành đến một cảnh giới nào đó sẽ đều có Hộ pháp theo thân, Hộ pháp sẽ nói cho bạn biết những việc sắp xảy ra. Tôi còn chưa đến Ấn Độ, Nepal thì Hộ pháp đã nói trước việc với tôi, tôi sẽ lần lượt gặp những việc gì, lần lượt đều ứng nghiệm. Trước khi xảy ra tôi đều đã biết sẽ xảy ra chuyện gì, vì thế đều có sự chuẩn bị từ trước, cho nên mọi việc đều có thể cát tường viên mãn. Tashi delek (Tạng ngữ - cát tường viên mãn).

Khi đến vườn Lộc Dã, Phật nhãn của Phật Đà liền hiển hiện trên tháp Phật (stupa), tròng mắt ở giữa còn di động nữa, biểu thị Phật Đà vẫn đang quan tâm đến những chúng sinh trên mặt đất, chúng sinh của thế giới Ta Bà, lúc nào cũng quan tâm chúng ta.

Chúng tôi đã đến Bodh Gaya, tức là dưới cây bồ đề, ở nơi đó Phật Đà còn đưa tay ra cầm bình cam lộ làm quán đảnh cho mỗi đệ tử chúng tôi.

Đến vườn Lâm Tỳ Ni ở Nepal, linh khí ở nơi đó rất mạnh, kim quang tỏa bốn phía, đúng là ánh sáng màu vàng kim sáng chói lọi, khắp trời khắp đất đều là ánh sáng vàng kim, ở đó linh khí mạnh nhất.

Có người sẽ hỏi chúng tôi sao đi ra ngoài thì cảm ứng lại nhiều như vậy? Thật ra là Hộ pháp đã thông báo trước. Bởi vì người tu hành có chứng nghiệm rồi thì Hộ pháp mọi lúc đều sẽ chỉ thị. Bạn đi đến đâu Hộ pháp sẽ chuẩn bị trước mọi thứ, bạn đến đó một cái là lập tức cảm ứng sẽ đến, lập tức tương ứng, đây là tương ứng cầu vồng.

Hôm nay người tu hành là bạn giả sử đã tu đến cảnh giới này rồi, việc ngày mai sắp xảy ra, việc sẽ xảy ra về sau, đời quá khứ, túc mệnh thông đều sẽ có. Những nút thắt bạn không cởi được thì đều có thể giúp bạn tháo gỡ. Vì sao bạn gặp phải nhân quả này? Vì sao lại có nhân quả như vậy? Thì ra trong đời quá khứ có nguyên nhân, Hộ pháp lập tức nói cho bạn biết.

Giống như tôi đến Dharamshala, chỗ của Dalai Lama, buổi tối hôm đó Hộ pháp còn đến giải thích với tôi về địa lý của Dharamshala. Tôi không khoác lác, cũng không giấu giếm, tôi chưa từng nghe nói đến huyệt ở Dharamshala là huyệt gì, ngài nói với tôi đó là huyệt Lão Công Khanh, còn giải thích với tôi về địa lý nữa! Bạn xem, Hộ pháp cũng hiểu địa lý, ngài giải thích rất rõ ràng.

Đến chỗ của Dalai Lama, Hộ pháp cũng ở đó, ngài nói cho tôi biết sẽ xảy ra chuyện gì, cần phải làm thế nào, tôi làm theo y như thế. Vì thế, chúng tôi thật sự đã thắng lợi khải hoàn, đã đánh một trận biết mình biết người. Bạn không biết mình không biết người thì không thể đánh trận. Binh Pháp Tôn Tử nói biết mình biết người mới có thể đánh thắng. Không hiểu gì về đối phương thì bạn đánh trận kiểu gì?

Trước khi xảy ra sự việc Hộ pháp đã nói cho tôi biết sẽ phát sinh chuyện gì, tôi phải làm thế nào, không tổn thất một chút nào, bảo đảm còn kiếm lời. Đó chính là Hộ pháp, bằng không Hộ pháp để làm cái gì chứ? Sau khi sự việc xong rồi, bạn cảm thấy bạn chịu thiệt, chà, thế thì Hộ pháp của bạn còn làm Hộ pháp cái gì chứ? Hộ pháp tức là phải hộ trì hành giả, đây chính là tương ứng cầu vồng, cầu vồng luôn luôn đi cùng Sư Tôn.

Bạn xem Phật nhãn ở vườn Lộc Dã, bình cam lộ và tay của Phật Đà ở Bodh Gaya, kim quang ở vườn Lâm Tỳ Ni, những cảm ứng này vô cùng thù thắng, hơn nữa đều hết sức chân thực. Lần này ở tu viện Drepung lên ghế thuyết pháp cũng là một sự kiện đáng kỷ niệm trong lịch sử Chân Phật Tông. Tu viện Drepung là một trong ba ngôi đại tự đó! Có mấy vị Rinpoche có thể đăng tọa thuyết pháp tại tu viện Drepung chứ? Sau này tấm ảnh đó phóng to một chút rồi treo nó lên, treo ở Lôi Tạng Tự. Còn có tọa sàng nữa, làm một tấm ảnh to rồi treo lên. Tấm ảnh ấn chứng cùng Dalai Lama cũng phóng to lên rồi treo nó lên.

Đây là cái gì? Đây là sau khi bạn tu hành chứng minh được cầu vồng rồi, tự nhiên bạn sẽ có cảm ứng thôi, cái này chính là đại thành tựu cầu vồng.

Om mani padme hum.

02/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

162. Tương ứng cầu vồng (3)

Hôm nay chúng ta lại nói về tương ứng cầu vồng phần 3. Hai lần trước tôi có nhắc đến ở Ấn Độ và Nepal đều có Hộ pháp đi theo, đến chỗ của Dalai Lama mới được cát tường viên mãn như vậy. Đến tu viện Drepung đăng tọa thuyết pháp, cảnh tượng ở đó cũng vô cùng long trọng, cũng rất trang nghiêm. Đến tu viện Karma Lekshey Ling, ngôi chùa của Bạch giáo, cũng tọa sàng.

Cái gọi là tọa sàng là một nghi thức, biểu thị bạn ngồi lên tòa Pháp Vương. Nghi thức tọa sàng đều là Rinpoche, Hoạt Phật, Pháp Vương mới có. Tại Nepal tọa sàng, tại tu viện Drepung lên ghế nói pháp, gặp mặt Dalai Lama, tất cả đều vô cùng viên mãn cát tường. Đây chính là sự tương ứng của Hộ pháp.

Sau khi bạn tu được thành tựu cầu vồng, bất kì sự việc gì cũng đều cát tường mọi thứ. Còn nữa, tôi cũng có cảm ứng với các đệ tử của mình. Vốn dĩ lần này chúng tôi đi Ấn Độ, Nepal, là “mật hành tôn giả”, tức là bí mật hành động. Cái gọi là “mật hành” tức là khi xuất phát không thông báo với bất kì người nào. Tại Hồng Kông không thông báo với ai, Ấn Độ cũng không, Nepal cũng không, đệ tử tự nhiên không biết để mà đi đón tại sân bay.

Kết quả là, ở Hồng Kông tự nhiên có đệ tử xuất hiện, đệ tử đột ngột xuất hiện này là nhân viên cao cấp của hãng Hàng Không Ấn Độ [Air India], là một đệ tử nữ, không hẹn mà tình cờ gặp mặt. Không hề hẹn mà cô ấy lại xuất hiện, nhưng mà cô ấy đã xuất hiện để gặp mặt Sư Tôn. Bất ngờ cô ấy nhìn thấy Sư Tôn, cô ấy cũng rất kinh ngạc.

Chúng tôi từ Hồng Kông đến Delhi Ấn Độ là đi máy bay của hãng Hàng Không Ấn Độ, đệ tử đến đó chính là nhân viên cao cấp của Hàng Không Ấn Độ. Bạn nói xem trên thế giới này có sự việc trùng hợp như thế không? Tôi cũng không biết là ở hãng Hàng Không Ấn Độ có một đệ tử của mình nữa. Gặp mặt ở cửa khách sạn, cô ấy liền sắp xếp gửi hành lý với Hàng Không Ấn Độ, thậm chí khi chúng tôi lên máy bay, cô ấy cũng sắp xếp chỗ ngồi, cô ấy thậm chí đi vào bên trong khoang máy bay để phục vụ tôi.

Đây cũng là một dạng tương ứng, bởi vì chúng tôi muốn ngồi máy bay của hàng Hàng Không Ấn Độ. Giả sử Hộ pháp tìm một người của Hàng Không Thái Lan đến thì không đúng rồi. Hoặc là tìm một người của Hàng Không Trung Quốc đến thì cũng không đúng. Bởi vì chúng tôi đi máy bay của hãng Hàng Không Ấn Độ, cho nên Hộ pháp liền tìm một đệ tử của Hàng Không Ấn Độ đến.

Khi ấy, mỗi Thượng sư, pháp sư tham gia chuyến du lịch đều vô cùng kinh ngạc. Chúng tôi ngồi máy bay của hãng Hàng Không Ấn Độ, Hộ pháp liền phái một người phục vụ của Hàng Không Ấn Độ đến giúp chúng tôi. Chúng tôi trở về thì đi máy bay hãng Hàng Không Tây Bắc [Northwest Airlines], tại Hồng Kông, Hộ pháp liền phái một nhân viên của Hàng Không Tây Bắc đến giúp đỡ, để “nâng hạng” cho chúng tôi, ban đầu là hạng Business thì biến thành First Class. Ban đầu là ngồi khoang thương gia, thế rồi biến thành khoang hạng nhất, đệ tử đó đã sắp xếp ổn thỏa cho chúng tôi.

Có Hộ pháp ở bên giống như được ăn cơm miễn phí vậy, rất nhiều sự việc ngài đều sẽ giúp đỡ. Vì thế, bạn tu được cầu vồng, tu được Hộ pháp thì cũng sẽ như thế, mọi việc đều sẽ giúp bạn sắp xếp một cách cát tường viên mãn.

Đến Dharamshala, đó là một nơi rất hoang vu hẻo lánh. Ở Bắc Ấn Độ mà, ở nơi đó lấy đâu ra đệ tử chứ? Núi cao, đường cụt, chỉ có hai con đường. Kết quả là không ngờ có người Tạng sinh ra ở Thanh Hải Trung Quốc sống ở đó, là đệ tử Chân Phật Tông. Đúng lúc tối hôm đó anh ta đi loanh quanh bên ngoài, ở Dharamshala trên núi chỉ có hai con đường, anh ta nhìn thấy trên túi hương đeo sau lưng của Thượng sư Thường Nhân có in logo Chân Phật Tông, giật mình sửng sốt, lập tức đuổi theo hỏi.

Khi Thượng sư Thường Nhân nói với anh ta là Sư Tôn đang ở Dharamshala, suýt chút nữa thì anh ta ngất xỉu. Anh ta cho rằng đang nằm mơ. Anh ta nói sao Sư Tôn lại có thể ở Dharamshala chứ? Đó là sự việc chúng tôi gặp ở Ấn Độ. Hộ pháp nói với đệ tử đó: “Đi ra ngoài đi!” Ở trên núi cao hoang vu đó, trên đỉnh núi còn có đệ tử Chân Phật Tông, hơn nữa còn là người Tây Tạng, người Tây Tạng sinh ra ở Thanh Hải.

Tại đó, Sư Tôn đã gặp mặt đệ tử, giống như một trò đùa vậy. Anh ta đã đến tiệm ăn từ rất sớm để đợi cuộc gặp mặt đầu tiên, việc này rất vi diệu.

Đến Nepal cũng gặp một đệ tử ở Pháp, anh ta còn đến sân bay đón máy bay nữa. Anh ta rảnh rỗi đi dạo trong tiệm bán thangka, ông chủ tiệm bán thangka nói: “Ơ, sư phụ của anh sẽ đến Nepal đó.” Đệ tử nghe xong liền vội vàng đến sân bay đón máy bay. Vì thế bất kì nơi nào cũng đều có Hộ pháp.

Ngoài ra, đệ tử đó còn nói, không chỉ có ông chủ của tiệm thangka nói với anh ta, ở trong mơ Sư Tôn cũng nói với anh ta là sắp đến Nepal, thế là anh liền đi tìm. Khi người chủ tiệm thangka nói với anh rằng Sư Tôn sắp đến Nepal, anh liền vội vàng đi đón máy bay. Vì thế, Hộ pháp Không hành đầy ắp hư không, các vị đều sẽ đi thông báo cho đệ tử của tôi biết để đến gặp mặt tôi.

Khi tôi đi trên đường ở Nepal, còn có ông chủ của tiệm thangka vội vàng cầm một bức tượng Phật tặng tôi, đây là một việc vô cùng ảo diệu. Gặp được người cũng rất vi diệu, cái duyên rất vi diệu, hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Đây đều là Hộ pháp an bài. Sức mạnh của Hộ pháp lớn như vậy, mọi người phải tu pháp cho tốt, tu được cầu vồng, tự nhiên tất cả đều sẽ cát tường viên mãn.

Om mani padme hum.

03/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

163. Tương ứng cầu vồng (4)

Chúng ta lại nói về tương ứng cầu vồng phần 4. Đến Ấn Độ và Nepal, mọi người đều biết, thức ăn và nước uống ở đó đều có vấn đề. Tôi từng lấy một ví dụ, người Seattle đến Ấn Độ, lỗ mũi ban đầu rất sạch sẽ, đến Ấn Độ một ngày, lỗ mũi liền đen như mực, chảy nước mũi đều là nước đen. Không khí thì như vậy, nước thì càng nghiêm trọng hơn, chạm cũng không muốn chạm vào, đồ ăn cũng như vậy.

Khi chúng tôi đi thì mang theo rất nhiều nước suối, cả vali gần như đều là nước suối để đảm bảo nước dùng trong một tháng. Ngay cả đánh răng cũng phải dùng nước suối của mình, chỉ có rửa mặt là dùng nước của người ta, còn những việc khác đều dùng nước của mình.

Vậy Hộ pháp giúp như thế nào? Nói ra thì cũng rất kỳ diệu. Đến đó chúng tôi ăn các thứ, Sư Tôn không sợ thứ gì cả, người khác thì cái gì cũng sợ. Người khác thì tiêm chỗ này, tiêm chỗ kia, tiêm vào mông, giống như nhảy Macarena vậy, chỗ nào cũng tiêm. Tôi không tiêm, chỉ có mỗi mình tôi không tiêm, tôi thỉnh Hộ pháp hộ trì.

Khi đi ra ngoài, mỗi lần ăn đồ ăn, tôi đều cúng dường Hộ pháp trước, Hộ pháp đến thì yên tâm mà ăn. Mọi người đều nhìn tôi, mọi người thấy tôi ăn thì mới liều mạng mà ăn. Giả sử Sư Tôn do dự một lúc thì mọi người đều không dám ăn.

Bạn biết ở Ấn Độ, rất nhiều thứ đều có vấn đề. Nói một ví dụ về trứng thôi, tôi lấy một quả trứng luộc, vừa bóc ra, ôi mẹ ơi, bên trong có lông gà, còn có cả mắt nữa, nó đã sắp nở thành gà con rồi mà họ còn làm thành trứng luộc chứ! Nước ở đó không thể uống được, vừa mở nước máy ra thì bên trong đều là các chấm trắng, đều là vi khuẩn.

Có một lần ở trong tiệm ăn, ở cái nơi mà “vào xong là đi”, tức là thành phố Varanaxi ở bên bờ sông Hằng [chơi chữ, biến đổi tên gọi Varanaxi thành “vào xong là đi”, tức là ăn vào là sẽ bị tiêu chảy], rất dễ nhớ. “Vào xong là đi”, thành phố đó ở bên bờ sông Hằng, chúng tôi ở đó ăn cơm. Họ đem ra món cá tẩm bột chiên, tôi làm cúng dường, khi cúng dường lần đầu Hộ pháp không đến, tôi dừng lại một lúc. Tôi lại cúng dường lần thứ hai, ngài đến rồi, tôi cho rằng Hộ pháp đến để tiếp nhận cúng dường, nhất định là có thể ăn được, tôi liền ăn.

Sau khi ăn một đĩa lớn, bản thân tôi có một cảm giác khi nãy Hộ pháp đến chậm một lúc là có ý gì. Thì ra món cá đó bị hỏng rồi, đã hỏng chảy nước rồi, hơn nữa còn có mùi nữa.

Thượng sư Thường Trí lấy rất nhiều cá cho tôi, nhưng ông ấy không ăn. Ông ấy biết là hỏng rồi, ông ấy không ăn, ông ấy ngửi thấy mùi bị hỏng rồi, cuối cùng khi ông ấy quay đầu lại định nói với tôi thì nhìn thấy tôi đã ăn hết sạch rồi, vì thế ông ấy không nói gì. Rất nhiều người đã ăn rồi, rất nhiều người nhìn Sư Tôn cúng dường xong thì họ cũng đã ăn hết rồi. Tốt rồi, “vào xong là đi”. Kể từ ngày hôm đó liên tiếp mấy người đều “vào xong là đi”.

Thế Sư Tôn có “vào xong là đi” không? Không có, Hộ pháp hộ trì. Tôi còn có một mẹo, chính là sau khi ăn phải những thứ không tốt thì uống một chút rượu cồn, rượu cồn uống vào sẽ giết vi khuẩn, chính là như vậy.

Tôi đến Ấn Độ và Nepal, mỗi lần cúng dường đều mời Hộ pháp. Hộ pháp hễ đến muộn hoặc không đến là tôi không dám ăn. Không dám ăn thì phải làm sao? Sẽ bị đói bụng. Nếu Hộ pháp chậm đến nhận cúng dường thì tức là thức ăn có vấn đề, đây chính là sự tương ứng của Hộ pháp, cũng là tương ứng cầu vồng.

Chúng ta biết Hộ pháp nhận cúng dường, khi ngài rất vui mừng nhận cúng dường thì thứ này nhất định là tốt, ngài đến chậm một lúc tức là biểu thị đồ ăn có vấn đề. Nước cũng thế, chúng tôi ở Ấn Độ uống nước đều là nước suối, nước uống, nước súc miệng, nước rửa mặt, toàn bộ đều dùng nước suối. Hộ pháp hộ trì, bạn lĩnh hội ý tứ của Hộ pháp, như thế sẽ hiểu được thức ăn này có thể dùng hay không.

Lần này chúng tôi đi có 18 người, chỉ có một mình Sư Tôn là từ đầu tới cuối không gặp chuyện gì cả. 17 người khác đều tiêm phòng hết, không bảo họ đi tiêm họ cũng đi tiêm, thế nhưng hầu hết đều gặp vấn đề, chỉ là lớn hay nhỏ mà thôi. Còn có người miệng nôn trôn tháo, người bị rất nặng cũng có. Hộ pháp hiển hiện hộ trì, khiến cho tôi đi và về đều không có một chút bệnh tình nào, hơn nữa tôi luôn ăn hết đồ ăn, không bữa nào để thừa lại một hạt cơm nào, đây chính là sức mạnh của Hộ pháp.

Bạn nghĩ mà xem, đi ra ngoài muốn bình an thì phải có Hộ pháp. Hễ đi trên đường thì xe xóc lên xóc xuống, xe chạy trên đường nhựa mà lắc lư giống như đang ngồi trên thuyền vậy, lắc lư cả bảy, tám tiếng đồng hồ, mỗi lần tôi thấy lắc dữ dội quá thì tôi cật lực niệm chú. Mọi người đều ngủ hết, chỉ có mình tôi tỉnh táo trì chú, mọi người đều ngủ chỉ mình tôi tỉnh. Lắc ghê gớm như vậy mà họ vẫn có thể ngủ được sao? Họ cho rằng lắc là để ru ngủ đó! Chỉ có một mình tôi là bán mạng niệm chú, thỉnh cầu Hộ pháp hộ trì cho xe không lật.

Mọi người thử nghĩ xem, chúng tôi thật sự đã nhìn thấy xe khách bị lật đổ trên đường, có mấy chiếc xe khách đã bị lật đổ xuống núi, rơi xuống ruộng, rơi xuống hào nước đều có. Nhưng có thể bình an đi, bình an trở về, đều là công lao của Hộ pháp. Kể cả sự bình an của thân thể bạn cũng là Hộ pháp đang trợ giúp.

Cảm ứng kiểu này vô cùng sâu sắc, chính là tương ứng cầu vồng. Chúng tôi chắp tay lại, cầu nguyện Hộ pháp đến nhận cúng dường, ngài đến muộn là bạn biết ngay. Cảm ứng nhanh chóng như vậy, sâu sắc như vậy. Ngài hoan hỷ tiếp nhận cúng dường cho thấy đồ ăn đều không có vấn đề gì, chậm trễ tức là có vấn đề, đừng ngửi mùi hoặc ăn, tất cả đều cát tường viên mãn.

Om mani padme hum.

03/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

164. Tương ứng cầu vồng (5)

Chúng ta lại nói về tương ứng cầu vồng phần 5. Lần này đến Ấn Độ và Nepal, chúng tôi cũng đến hang động tu hành của tổ sư Mật giáo, tức là hang động của tổ sư Naropa. Sau khi tham quan hang động tu hành của tổ sư thì có một cảm giác: linh khí của nó rất dày, là một nhân tố về địa linh.

Lần này chúng tôi đến Ấn Độ đi xem hang động tu hành của Naropa, tại Nepal chúng tôi đi xem hang núi tu hành của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, đây đều là nơi có địa lý.

Hang động của tổ sư Naropa ở bên đường, rất gần đường, sát với suối, có tiếng nước chảy rất lớn, hang động nằm ngay bên cạnh suối, cái này tức là “giới thủy chỉ lai long”, tức là nơi mà dòng nước đã chặn ngay long khí lại ở đó, thì gọi là “giới thủy chỉ lai long”.

Hang động đó còn có thạch nhũ, nước nhỏ xuống biến thành thạch nhũ. Bên trong vô cùng mát mẻ, nếu bạn tu hành ở bên trong thì đông ấm hè mát. Đi vào bên trong cảm thấy không khí rất trong lành, hơn nữa linh khí rất dày.

Chúng ta biết rằng lựa chọn địa lý rất quan trọng đối với tu hành. Nơi có khí phối hợp với khí của thân thể bạn, tu hành sẽ tương đối có thể có thành tựu. Người tu khí phải phối hợp với địa khí, cái gọi là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ba thứ thiên-địa-nhân hợp nhất, tu hành sẽ tương đối có thể nhanh chóng thành tựu. Vì thế, các tổ sư khi bế quan tu hành vẫn sẽ chọn nơi có địa lý.

Tôi quan sát một lúc, hang núi mà Naropa tu hành là huyệt Mao Giải, cũng tức là huyệt “con cua”. Hai cái càng giơ ra, có một cái đầu, nơi có cái miệng nhả ra nước, nhả nước trên núi ra. Nước ở đó rất trong, rất khó thấy được nước trong như vậy. Hang động đó ở một nơi không xa dưới chân núi Dharamshala, ở ngay bên đường.

Địa lý phải nhìn lai long [long mạch], có lai long, có kết huyệt, có sa thủ, có thủy, dòng nước này còn phải bao quanh, phương hướng phải chính xác, đây là năm yếu tố rất quan trọng.

Chúng ta biết rằng tổ sư Naropa là tổ sư của sáu pháp Naropa. Truyền thừa là Tilopa truyền cho Naropa, Naropa truyền cho Marpa, Marpa truyền cho Milarepa, Milarepa truyền cho Gampopa, đây chính là truyền thừa của tổ sư Bạch giáo.

Tổ sư Naropa nổi tiếng nhất với sáu pháp Naropa, trong đó pháp rất quan trọng là pháp Chuyết hỏa. Sáu pháp Naropa trong “Hồng Quang Đại Thành Tựu” tôi đều đã giảng rồi, tu thành tựu bất kì một pháp nào thì chính là A La Hán. Đặc biệt là tu hành pháp Chuyết hỏa, dẫn nội hỏa, phối hợp vừa vặn với địa linh ở nơi đó, cực kì tốt. Tôi vừa đi vào đã cảm thấy vô cùng mát mẻ, lúc đó đốt cháy chuyết hỏa lên, phối hợp với khí mát mẻ, toàn bộ dung hợp với nhau chính là “thủy hỏa ký tế”.

Bên ngoài hang động của Naropa còn có một chỗ vuông vắn nhỏ nhắn để Thượng sư đốt lửa. Tôi nghĩ nhất định là ngài ấy làm hỏa cúng. Ở phía trước chỗ ngồi của ngài ấy có một chỗ để đốt lửa, là để làm hỏa cúng. Thời tiết lạnh thì có thể chống rét, lại có thể làm hỏa cúng, thậm chí có thể đun nước, còn có thể nấu cơm, có thể xào rau, một cái bếp lò có rất nhiều công dụng.

Mỗi người chúng tôi đều ngồi vào chỗ mà tổ sư Naropa đã từng ngồi, mọi người đều ngồi ở đó. Tôi cũng hy vọng mỗi đệ tử từng ngồi vào đó đều tu thành tựu giống như tổ sư Naropa, như vậy thì tốt.

Nghe được tiếng nước chảy cũng tốt, vì sao? Âm thanh niệm chú của bạn giống như tiếng nước chảy, không gián đoạn. Không chỉ như vậy, chú âm còn phải thắng cả tiếng nước, bạn phải nghe được chú âm của chính mình. Cho dù lúc bạn không trì chú, bạn nghe thấy tiếng nước chảy đó cũng là chú âm, đó là sự miên man không dừng. Nước này còn có thể cổ vũ bạn tu trì, bạn nghe tiếng nước chảy không bao giờ ngừng, biểu thị tinh thần phi phàm của nó, chú âm miên man không dứt.

Một hành giả bình thường trì chú, ổn thôi, nhưng khi không trì chú, đừng cho rằng là không trì chú. Bình thường miệng đang trì chú, tâm cũng đang trì chú, lúc sau miệng không trì chú nữa, tâm vẫn phải chuyển chú, đây là sự xoay chuyển không ngừng, sự tinh tấn này là xoay chuyển không ngừng.

Vì thế, tôi tin rằng khi tổ sư Naropa ở trong hang động tu hành, ngài đã hòa hợp vào nước. Thường ngày ngài niệm chú, âm thanh lớn hơn cả tiếng nước suối, sau đó lại in chú âm vào trong nước suối, nghe âm thanh nước suối giống như chính mình đang niệm chú. Đây chính là tu hành hợp nhất ba thứ thiên-địa-nhân. Bạn chỉ cần tu được công phu này, nghe được bất kì âm thanh gì đều là đang trì chú.

Vừa nãy khi chúng ta tu xong pháp, đột nhiên nổi lên một cơn gió mạnh, tiếng rất vang, cửa cũng động, cửa sổ cũng động, cây bên ngoài đều lay động, phát ra âm thanh. Mọi người thắc mắc cái gì đến thế nhỉ? Là Hộ pháp đến đó. Vừa tu pháp xong thì Hộ pháp liền giáng lâm, âm thanh đó hòa nhập vào trong người bạn, tự thân bạn biến thành Hộ pháp.

Vì thế tâm hành giả phải hòa hợp cùng với tự nhiên. Bạn hòa tan vào cùng tiếng nước, tiếng nước chảy chính là chú âm. Hôm nay giảng tới đây. Om mani padme hum.

04/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

165. Tương ứng cầu vồng (6)

Chúng ta lại nói về tương ứng cầu vồng phần 6. Tại Ấn Độ chúng tôi đã đi xem hang động tu hành của Naropa, bạn sẽ có thể hiểu được con người và địa khí là tương thông. Tại Nepal, chúng tôi đã tới thăm hang núi mà tổ sư Liên Hoa Sinh Đại Sĩ bế quan tu hành. Hang núi tu hành của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ tương đối cao, nhưng cũng là nơi “giới thủy chỉ lai long”.

Bởi vì long khí đến hang động thì dừng lại, tuy rằng không có nước, trên thực tế nó cũng là “giới thủy chỉ lai long”. Vì về địa lý mà nói, “cao một tấc chính là núi, thấp một tấc chính là nước”. Cho nên đây cũng là “giới thủy chỉ lai long”, long mạch vừa hay đến chỗ đó thì dừng lại, dừng ở ngay đó.

Khi tôi đi lên núi, ở bên cạnh núi nhìn lên, long mạch ở ngay bên cạnh hang động, bên dưới thì không còn nữa. Như thế là khí không chảy đi. Ở dưới chân núi không nhìn được địa thế, đi vào trong hang núi, từ cửa hang nhìn ra ngoài, đúng là có một vòng tròn bao quanh, một viên ngọc hình tròn ở nơi rất xa đối diện với cửa hang, hai bên có hai vòng cát vây quanh, chính là “rồng xanh cướp ngọc”.

Pháp sư Liên Liêm hỏi tôi hang động của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ là địa thế gì, là huyệt gì? Tôi còn chưa lên tới nơi để xem thì ông ấy đã hỏi tôi rồi. Tôi nói tôi không biết. Đợi đến lúc đi lên nhìn thì biết là “rồng xanh cướp ngọc”. Một con rồng xanh bay xuống vừa hay chạm mặt với một viên ngọc, ngọn đồi tròn đó chính là viên ngọc, hai bên còn có vòng cát ôm vào, cực kì đẹp đẽ.

Đi vào bên trong cũng cảm thấy rất mát mẻ. Tổ sư Liên Hoa Sinh Đại Sĩ rất phi phàm, hang động mà ngài tu hành cũng rất phi thường. Tổ sư khi tu hành sau khi có được pháp thì đều nhanh chóng bế quan. Thời gian bế quan rất dài, có người thì một năm, hai năm, ba năm, bốn năm, năm năm, tu pháp đến khi tương ứng mới dừng.

Liên Hoa Sinh Đại Sĩ là người xứ Orgyen, bản thân ngài là tổ sư Hồng giáo, tức tổ sư phái Nyingma. Ngài cũng từng ở trong thiền định tiếp dẫn tôi đến Nepal tu hành. Vì thế, ở Ấn Độ và Nepal rất nhiều người nhìn thấy tôi đều nói với tôi: “Này, sao bây giờ ngài mới đến?” Ba năm trước họ đã nhìn thấy tôi, có người thì một năm trước nhìn thấy tôi, có người thì mấy năm trước đã nhìn thấy tôi. Tại Bodh Gaya, tại Nepal, ở rất nhiều nơi đều có người gặp tôi thì nói “Tôi từng thấy ông rồi”. Tôi cũng nói thẳng với mọi người, Nepal mà tôi nhìn thấy trong hư không hoàn toàn giống với Nepal mà tôi tận mắt nhìn thấy.

Hang động tu hành của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ mà chúng tôi đi xem có hai nơi, một nơi là hang động ở trên đỉnh núi, một nơi là dưới núi. Khi tôi đến hang động dưới núi thì phát hiện ra đây cũng là “giới thủy chỉ lai long”. Bạn xem, có một dòng suối rất trong chảy ra, hơn nữa còn có một hồ nước, nước rất trong. Còn có rất nhiều cá bơi ở dưới, hơn nữa không ai biết nước suối này từ đâu chảy tới.

Nghe nói hang trên núi và hang dưới núi là thông nhau, đều là nơi có địa khí. Khi ở trên núi nóng thì ngài xuống hang động ở dưới núi tu, dưới núi quá lạnh thì ngài lại đến hang động trên núi tu. Hoán đổi giữa hai hang động.

Đến nơi đó tôi đã nhìn thấy hang động của hai vị tổ sư đều có địa khí cực kì dày đặc, long, huyệt, sa, thủy, hướng, đều có đủ cả.

Bởi vậy, sau này các bạn tu hành cũng cần như vậy, đi tìm nơi bế quan, địa khí của nơi bế quan cũng phải dày như vậy thì mới có thể thành tựu. Bạn không thể tìm đến nơi tan hoang, nơi không có địa khí, vì như thế sẽ làm nhiều được ít. Giả sử bạn tìm được nơi có địa khí thì sẽ làm ít được nhiều. Vì thế, địa lý rất quan trọng, tôi cảm thấy đây cũng là tương ứng cầu vồng. Hang động mà tổ sư tìm đều có địa lý, tuyệt đối không phải là nơi không có địa lý tốt, địa lý không tốt thì tương đương với người này sẽ không có thành tựu.

Giống như Cầu Vồng Sơn Trang của Chân Phật Tông, cũng là nơi thất tinh lạc địa (bảy ngọn núi lớn), đều có địa khí rất hùng hậu. Bạn ở trong phòng bế quan ở Cầu Vồng Sơn Trang để thiền định, linh khí đó cũng rất khác, bạn sẽ cảm thấy giống như đang ở thiên thượng giới. Tu hành phải ở nơi có địa linh, bạn xem Liên Sư ở hang động dưới núi cũng có tiếng nước chảy, có tiếng suối.

Có thể nói thế này, nước và lửa của thân thể phối hợp, tan hợp vào nhau là thủy hỏa ký tế. Trong Mật giáo nói chuyết hỏa đi lên, bồ đề tâm nguyệt dịch rơi xuống, hoàn toàn chính là thủy hỏa ký tế, dùng thủy hỏa để luyện. Dùng phong để gia trì, dùng nguyên liệu thủy hỏa để luyện, sau đó thân thể của chính bạn chính là địa. Như thế là tổng hợp địa thủy hỏa phong, đây đều là yếu tố của tu hành.

Mọi người đã hiểu tầm quan trọng của đất rồi. Các bạn cũng có thể quan sát mảnh đất nào có địa khí, mảnh đất nào không có địa khí, thế rồi các bạn có thể bế quan tu hành cho tốt, sau này người người đều biến thành tổ sư Naropa và Liên Hoa Sinh Đại Sĩ. Hôm nay giảng đến đây. Om mani padme hum.

04/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

166. Ứng dụng Phật pháp vào đạo xử thế (1)

Hôm nay nói về ứng dụng Phật pháp vào đạo xử thế.

Chúng ta nghiên cứu Phật pháp thường xuyên dùng ba chữ thể-tướng-dụng để giảng giải Phật pháp. Trước kia tôi đã nói cái “thể” này chính là bản thể, “tướng” chính là ngoại tướng, còn “dụng” có thể nói là ứng dụng.

Ví dụ chúng ta gõ chuông, bản thể của chuông chính là đồng, dùng đồng để đúc. Tướng bên ngoài của nó chính là hình cái chuông, tác dụng của nó là gõ vào thì sẽ phát ra âm thanh. Vì thế, rất nhiều người nghiên cứu Phật học dùng ba chữ thể-tướng-dụng để giải thích Phật học.

Rất đơn giản, bất kì thứ gì bạn đều có thể dùng thể tướng dụng để phân tích. Ví dụ nói về cái bàn, bản thể của nó là gỗ, ngoại tướng của nó là một cái bàn, còn ứng dụng của nó chính là đặt các thứ lên trên, viết, làm việc. Vì thế, nghiên cứu rất nhiều kinh Phật, bạn chỉ cần nghĩ đến thể tướng dụng của chúng là có thể xem qua là hiểu ngay. Đây là một phương pháp nghiên cứu Phật học.

Giống như chúng ta thường nói ba thân Phật: Pháp thân chính là bản thể của Phật, Báo thân chính là tướng của Phật, Ứng thân chính là ứng dụng của Phật, mọi người nghĩ như thế thì sẽ rất rõ ràng. Vậy thì bạn sẽ biết tượng ở đàn thành là gì. Tượng mà bạn đặt trên đàn thành chính là Báo thân. Ứng thân là gì đây? Những người đang ngồi đây đều là Ứng thân. Những người có thể hoạt động, có thể đi hoằng dương Phật pháp đều là Ứng thân của Phật. Giống như A Di Đà Phật của thế giới Cực Lạc vẫn là Báo thân Phật. Bản thể là gì? Chính là hư không, ý thức vũ trụ, Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na). Bên dưới Ngũ Phật lại ứng hóa ra chính là Ứng thân. Pháp-Báo-Ứng cần phải như vậy, phân tích như vậy, bạn sẽ rất rõ ràng.

Vì thế, về mặt ứng dụng, Phật pháp đều dùng thể tướng dụng. Ở đây tôi cần nhắc đến vấn đề xử thế của Phật pháp. Phật pháp ứng dụng tại thế giới Ta Bà, phải dùng phương pháp gì đây? Chúng ta thường nghe pháp sư nói rằng phải tiêu trừ ba thứ độc tham, sân, si. Bạn loại bỏ hết tham sân si, bạn sẽ thành Phật thành Thánh, thế giới Ta Bà sẽ biến thành nhân gian tịnh thổ. Nhưng muốn loại bỏ rất khó, vì thế về mặt ứng dụng lại có ba cách: một là dừng, chính là cách mà cha của Đại Vũ dùng để trị thủy, chính là cách chặn. Khi tham đến thì chặn nó lại, sân đến thì chặn nó lại, đây chính là cách dừng. Hệ tiêu hóa của bạn không tốt, dùng cái nút của chai rượu vang bịt nó lại, cái nút làm sao mà bịt chặt được? Rất khó đó. Vì thế, cha của Đại Vũ trị thủy thất bại chính là vì đã dùng cách chặn.

Sau đó thì sao? Đại Vũ trị thủy đã dùng cách khơi thông. Cách khơi thông là thế nào? Là cách chuyển. Chính là chuyển hóa tham sân si.

Tu hành Phật pháp ứng dụng vào xử thế có cách dừng, có cách chuyển, ngoài ra cách cao siêu nhất chúng ta gọi là cách đi theo, đi theo nó, đi theo nó là cách cao minh nhất. Thật ra pháp Đại viên mãn trong Mật giáo chính là nói về cách đi theo. Ở đây có cách dừng, có cách chuyển, có cách đi theo, là ba cách.

Thiền tông cũng có ý vị của cách đi theo, tức là đi theo tham sân si. Đi theo tham sân si rất khó, pháp vị ở đây cực kì sâu, không phải là người có căn khí thượng đẳng thì không cách nào học được. Đại Vũ trị thủy dùng cách khơi thông, chính là cách chuyển. Khơi thông tham sân si để cho nó đi, đây là cách chuyển.

Bởi vậy tôi cho rằng giống như chúng ta tu hành, bạn phải hiểu thế nào là cách dừng. Pháp sư thông thường đều nói “Không được tham nhé! Không được sân nhé! Không được si nhé!” Nhưng lại cứ tham sân si, bạn có cách gì đây? Bạn dùng cái nút bịt chúng lại sao? Đương nhiên là bịt không được. Đôi khi còn đột ngột nổ “bụp”. Chà, tung tóe đầy trên đất, rất khủng khiếp. Đây chính là nát bét không thể cứu vãn, ngược lại càng nghiêm trọng. Đôi khi, không dừng được, ngược lại còn nát bét không thể cứu vãn.

Đại sư Phật pháp trước kia từng nói, tham sân si giống như cỏ, bạn dùng tảng đá to đè nó, đương nhiên nó không mọc. Có một ngày bạn nhấc tảng đá lên, cỏ sẽ lại mọc như cũ. Đây không phải là biện pháp cơ bản, biện pháp cơ bản thật sự vẫn là phải chuyển hóa, chuyển hóa tham sân si, đây chính là một kiểu khơi thông.

Còn cách đi theo thì càng cao siêu hơn, nó vượt lên trên tham sân si. Trong pháp Đại viên mãn của Mật giáo là Trekcho, vượt lên tham sân si. Sau đó đi nhậm vận, đi theo tham sân si mà nhậm vận. Đây là Mật giáo Đại viên mãn, là đại pháp tối cao của phái Nyingma.

Pháp Đại thủ ấn của Kagyu thì vẫn là có thứ tự dần dần. Đại viên mãn tâm trong tâm, cốt tủy của Đại viên mãn chính là nói về đốn siêu và nhậm vận, cái này chính là cách đi theo.

Ba phương pháp này cũng rất vi diệu. Trong xử thế, bạn ứng dụng ba phương pháp này, cách dừng, dừng không được thì dùng cách khơi thông, khơi thông không được thì dùng cách đi theo. Ba phương pháp này cũng phải vận dụng một cách linh hoạt.

Hôm nay nói đến đây. Om mani padme hum.

05/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

167. Ứng dụng Phật pháp vào đạo xử thế (2)

Hôm nay chúng ta nói về ứng dụng Phật pháp vào đạo xử thế.

Phật Đà giảng tinh thần trung đạo vô cùng hay, vô cùng vi diệu. Sau khi bạn thâm nhập nghiên cứu Phật pháp, bạn sẽ hiểu mỗi một thứ đều có thể vận dụng được một cách hợp lý. Lấy ví dụ tham sân si để nói, vô thủy vô minh là nói về bản tính của nhân loại, nghiệp cơ bản mà họ mang theo khi đầu thai qua các đời là rất nặng, bạn rất khó để xoay chuyển nó, rất khó để thay đổi. Nhưng khi bạn phải thay đổi nó, dùng cách chuyển thì tương đối dễ, dùng cách dừng thì tương đối khó. Cách đi theo đương nhiên là rất dễ, nhưng trí huệ của bạn phải rất cao thì mới có thể vượt lên trên tham sân si, mới có thể ứng dụng hiệu quả.

Những điều này đều thuộc về triết học trong Phật pháp. Lấy tham để nói, bạn bảo mọi người không được tham, như thế là không đúng, nhưng bảo mọi người hãy tham đi thì cũng không đúng. Vậy phải tham như thế nào? Phải tham một cách thỏa đáng. Bạn bảo người làm kinh doanh lẽ nào không được tham sao? Nhưng cái gì thuộc về mình đáng có thì bạn có thể có được, cái mình không đáng có được thì không cần phải đi chiếm lấy, như thế tức là thỏa đáng. Bạn đem những gì bạn có được vận dụng trên phương diện từ bi, đem đi vận dụng trên phương diện Phật pháp, đem đi vận dụng trên phương diện cứu người, thì đó là xác đáng.

Bởi vậy, rất nhiều sự việc bạn phải đi trên trung đạo, cái này rất vi diệu. Vượt qua trung đạo, vượt quá hoặc chưa tới đều không tốt. Phật Đà từng giảng rất rõ ràng rồi, dây đàn căng quá thì sẽ đứt, dây đàn chùng quá thì không có được âm thanh đẹp đẽ, vì thế, vừa đúng mức chính là trung đạo. Ngày nay Phật pháp ứng dụng trên thế gian này chính là phải đi trên trung đạo rất vi diệu.

Sân không nhất định là không tốt, bạn tranh luận chính đáng vì công lý thì đó là tốt. Bạn rất nghiêm túc tranh luận vì chính nghĩa thì cái sự sân này lại là tốt. Bạn là Hộ pháp, khi hộ trì Phật pháp, bạn phải dùng thanh kiếm của chính nghĩa để đi hộ trì Phật pháp. Vì thế bạn xem Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật đều có Hộ pháp ở bên cạnh, những Hộ pháp này chính là chuyển hóa sân thành việc bảo hộ Phật pháp.

Tham chuyển hóa thành từ bi, sân chuyển hóa thành kim cang, si cũng có thể chuyển hóa. Đối với rất nhiều việc vô lý áp bức lên bạn, bạn không nói gì, thể hiện ra bộ dạng rất ngu si để tránh khỏi những tranh chấp, đây là lúc bạn biểu hiện cái si. Không muốn đi tạo ra những tranh chấp không cần thiết, bạn giả vờ cực kì ngu si, cái này là “đại trí giả ngu”, có rất nhiều điều bạn không muốn nói.

Vì thế Phật Đà và Jesus Christ, khi những đệ tử vô lý chất vấn các ngài, các ngài liền nói: “Ta chẳng có gì để nói.” Phật Đà nói “bất khả thuyết”, Jesus thì cơ bản chẳng nói một câu nào. Các ngài đều là đại trí giả ngu, tránh được rất nhiều tranh chấp.

Đề Bà Đạt Đa phản bội, khi thăm dò Phật Đà, Phật Đà ngồi ở đó chẳng nói một câu nào. Khi có rất nhiều người chất vấn Jesus Christ, Jesus Christ cũng không nói một câu nào. Vì sao vậy? Bởi vì nói ra thì ngược lại, sẽ dẫn đến rất nhiều tranh chấp. Lúc này chính là lúc phải biểu hiện cái si của tham sân si. Cứ là đại trí giả ngu, chẳng nói gì cả. Vì thế, xử thế cũng có rất nhiều cách.

Tham không nhất định là không tốt, bạn tham một cách thỏa đáng, dùng vào việc từ thiện, thì tức là đại từ đại bi. Bạn sân một cách thỏa đáng, dùng vào việc hộ pháp, tức là Kim cang. Bạn si một cách thỏa đáng, nỗ lực làm việc nhưng không nói, chính là sự chuyển hóa của si. Trong việc đối nhân xử thế, bạn phải làm cho vừa phải hợp lý thì tức là đang đi trên trung đạo của Phật Đà.

Hôm nay có người nói trang phục của chúng ta nhìn chẳng giống trang phục xuất gia của Hiển giáo, cũng chẳng giống trang phục xuất gia của Mật giáo. Vì sao? Bởi vì chúng ta đi trên trung đạo, chúng ta gồm cả Hiển và Mật. Về Hiển, chúng ta có tượng trưng của Hiển giáo, đó là tay áo dài, màu sắc đậm, vì thế Chân Phật Tông chúng ta là Hiển Mật cùng nhau. Trang phục là con người thiết kế ra, chỉ cần trang nghiêm là được.

Vì thế con đường chúng ta đi là trung đạo, lệch về Hiển, lệch về Mật đều không tốt. Bạn chỉ học Mật thì không được, bởi vì bạn không có cơ sở của Hiển giáo. Bạn hoàn toàn học Hiển cũng không được, bởi vì trong Mật giáo rốt cục có “tâm trong tâm”, có rất nhiều bí mật trong đó.

Hôm nay Chân Phật Tông chúng ta chủ trương Hiển Mật phải viên dung, học Hiển trước sau đó học Mật, tiến vào “tâm trong tâm” của Phật pháp. Bạn học Phật thì dùng cách dừng trước, cách dừng nhưng không dừng được thì dùng cách chuyển, chuyển xong thì tiến vào cách đi theo, càng đốn siêu hơn, đây chính là xử thế của Phật pháp.

Om mani padme hum.

05/12/1996 - Chân Phật Mật Uyển - Seattle - Hoa Kỳ.

(Hết quyển 4)

Mục lục