📓

Đại Viên Mãn cửu thứ đệ - Tập 2

Giảng luận Đại Viên Mãn cửu thứ đệ - Tập 2

(Liên Sinh Hoạt Phật giảng Đại Viên Mãn cửu thứ đệ)

Văn tập số: N/A Xuất bản năm: N/A Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên tập và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

Bài giảng số 11

Ma ha du già - Bản thân là Bổn tôn, phu nhân là Phật Mẫu, con cái là quyến thuộc của Phật Bồ Tát

(Pháp Vương Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn khai thị pháp "Đại Viên Mãn cửu thứ đệ" trong buổi đồng tu pháp Bổn tôn Liên Hoa Sinh Đại Sĩ tại Seattle Lôi Tạng Tự, Hoa Kì, vào ngày 20 tháng 7 năm 2013.)

Hôm nay chúng ta giảng pháp Đại Viên Mãn, Thượng sư Liên Lai lại hỏi rất nhiều câu hỏi, ông ấy nói Sư Tôn nói rằng "Sự bộ", "Hành bộ", "Du già bộ" mà Kim Cang Tát Đỏa giảng, cái gọi là "Sự bộ" nghĩa là coi Bổn tôn là chủ nhân, chúng ta là người hầu, sau đó thì phục vụ Ngài, đây gọi là "Sự bộ"; cái gọi là "Hành bộ" thì gần hơn một chút, nghĩa là biến thành bạn bè của mình, nghĩa là Bổn tôn là bạn của mình, giống như mình, "đối sinh" xuất hiện, nghĩa là đối diện, chính diện trong hư không, đó là "Hành bộ"; "Du già bộ" thì là dung nhập, Bổn tôn đi vào bên trong bản thân, bản thân đi vào bên trong Bổn tôn, dung hợp thành một với Bổn tôn như vậy, có hiện tượng tương ứng, đây gọi là "Du già bộ".

Lần trước tôi đã giảng như vậy. Thượng sư Liên Lai lại nói: "Nếu xét trong việc tu pháp thì còn có sự phân biệt gì nữa?" Cái này mà nói ra thì rất dài, đây là câu hỏi của Thượng sư Liên Lai. Thật ra cái gọi là "Sự bộ" đều hoàn toàn dựa theo những quy tắc quy chuẩn. "Sự bộ" của chúng ta tôi cũng đã giải thích rồi, muốn thỉnh cầu Bổn tôn quán đảnh thì trước tiên cần làm cúng dường mandala, có nghĩa là lập đàn thành. Ở vùng Tây Tạng, họ dùng nhiều loại cát màu sắc để cúng mandala cát, rất trang nghiêm, hơn nữa còn cần kéo sợi dây để làm viền trong tròn ngoài vuông, ở bên trong là hình tròn, bên ngoài là hình vuông, làm thành mandala cung điện của Bổn tôn, giống như một pháp đài vậy, giống như một cung điện có bốn cổng, dùng sợi chỉ để căng ra, sau đó lại dùng loại cát đặc biệt để chế tạo, làm ra một mandala hoàn chỉnh. Có rất nhiều Lama cùng tham gia làm mandala. Sau khi làm xong còn phải tụng kinh, thỉnh Bổn tôn xuống.

Tôi lấy một so sánh, giả dụ là "Sự bộ", muốn thỉnh Bát Nhã Phật Mẫu thì bạn phải niệm kinh Đại Bát Nhã, kinh Đại Bát Nhã rất dài, có rất nhiều bộ, cần niệm bảy ngày bảy đêm, đây là điều cơ bản nhất. Nếu không thì phải niệm kinh Đại Bát Nhã 49 ngày, niệm xong kinh Đại Bát Nhã thì lại dùng nghi thức trang nghiêm để triệu thỉnh, còn phải dùng "đa mã" (cúng phẩm đồ ăn) để cúng dường cho Ngài, làm phương pháp triệu thỉnh để Bổn tôn hạ xuống mandala. Muốn làm một quán đảnh cần tiến hành như vậy, cần niệm kinh bảy ngày bảy đêm, lại còn phải làm mandala cát, làm mandala cát cũng cần mấy ngày, muốn làm một quán đảnh thì mất thời gian tới nửa tháng hoặc một tháng, kinh Đại Bát Nhã chính là "Sự bộ".

Đến "Hành bộ" thì đơn giản hơn rồi, bởi vì kết tinh của bản thân kinh Đại Bát Nhã chính là kinh Kim Cang, tất cả bát nhã kết tinh lại thành kinh Kim Cang, kinh Kim Cang thuộc về "Hành bộ". Khi làm "Hành bộ", bạn niệm kinh Kim Cang, niệm bảy bộ, một buổi tối là niệm xong rồi. Một buổi tối niệm bảy bộ kinh Kim Cang là rất đơn giản, ngày hôm sau có thể quán đảnh rồi. Hơn nữa, bố trí đàn thành không cần phải phức tạp như trên, chỉ cần Bát Nhã Phật Mẫu ngồi ở chính giữa, sau đó các quyến thuộc của Bát Nhã Phật Mẫu ngồi ở xung quanh, không cần mandala cát, như thế này gọi là làm "Hành bộ", niệm kinh cũng ngắn. Còn đàn thành thì sao? Thậm chí ở chính giữa có thể dùng một nắm đất để tượng trưng cho Bát Nhã Phật Mẫu, bên cạnh đặt vài nắm cát tượng trưng cho quyến thuộc của Ngài, như thế cũng được xem là một đàn thành rồi. Đó chính là pháp "Hành bộ", niệm kinh Kim Cang là được rồi.

Còn đối với "Du già bộ", thân thể của chính bạn là đàn thành, bởi vì bạn đã hợp nhất cùng với Bát Nhã Phật Mẫu rồi, chỉ cần Bát Nhã Phật Mẫu hạ giáng, dung nhập vào với thân thể của bạn, thì đây chính là "Du già bộ" rồi. Ngài lập tức có thể quán đảnh cho bạn. Một lát nữa đây, Sư Tôn cần quán đảnh cho mấy người, ngay khi các vị từ trong hư không hạ giáng xuống, tiến vào bên trong trung mạch của Sư Tôn, xếp thành một hàng, đôi khi, thậm chí có hàng trăm vị đều hạ giáng đến bên trong thân thể tôi.

Trước đây ở Cao Hùng, khu vực Đào Nguyên có ba cây cầu được đặt tên theo tên của Sư Tôn, gọi là Cầu Liên Sinh số 1, Cầu Liên Sinh số hai, Cầu Liên Sinh số 3. Chúng là cầu nối giữa người dân tộc và thế giới bên ngoài. Khi khánh thành cầu, lúc tôi đang cắt băng khánh thành khai quang cho cây cầu, ngay tại đó còn có cúng tế, có chuẩn bị rất nhiều cúng phẩm để thỉnh cầu chư Tôn giáng lâm. Lúc cầu thỉnh, rất nhiều Sơn Thần, Thổ Địa ở bốn xung quanh khu vực Đào Nguyên đều đến, giáng xuống bên trong trung mạch của tôi, toàn bộ đều giáng xuống bên trong thân thể tôi.

Ngày hôm đó, khi các vị giáng xuống, tôi đặc biệt triệu thỉnh, cũng lắc trống, lắc chuông. Khi vừa lắc chuông lắc trống thì có năm vị giáng xuống, từ bên trong trung mạch đi xuống. Nếu mọi người chú ý thì sẽ thấy khi các vị giáng xuống sẽ hơi có cảm giác, bản thân tôi đã có cảm giác. Các vị đi vào trung mạch, dung nhập vào trong thân của Căn bản Thượng sư thì có thể biết được các vị cùng giáng xuống, đây gọi là "Du già bộ". Khi ấy nếu có làm quán đảnh cũng đều được, bởi vì thân thể của tôi chính là đàn thành của chư Tôn rồi.

Thế còn phải niệm cái gì đây? Niệm chú là được rồi. Niệm chú gì đây? Bạn có thể niệm tâm chú của Bát Nhã Phật Mẫu: "Om gati gati paluagati paluasanggati bodhi soha." "Om gati gati palua gati palua sanggati bodhi soha." Bạn hãy niệm chú này, Bát Nhã Phật Mẫu sẽ giáng xuống thân bạn, thế là bạn có thể quán đảnh Bát Nhã Phật Mẫu, đây chính là "Du già bộ".

Tôi nói như vậy mọi người cũng khá rõ ràng rồi. Cái gọi là "Sự bộ" thì làm tương đối phức tạp, "Hành bộ" thì xấp xỉ ở giữa, đơn giản nhất chính là "Du già bộ", bởi vì thân thể chính là đàn thành, căn bản là bạn không cần làm đàn thành, bởi vì thân thể của hành giả đã chính là đàn thành rồi, các vị đều có thể xuống. "Sự bộ" cần làm đàn thành, giống như mandala cát. "Hành bộ" chỉ cần làm đàn thành đơn giản là chủ tôn cũng có thể xuống rồi. "Du già bộ" thì thân thể chính mình đã là đàn thành rồi, chủ tôn có thể hợp nhất, dung nhập với bạn, như vậy là có thể làm quán đảnh rồi.

Vì vậy, đợi một lát nữa khi tôi làm quán đảnh, ai muốn quy y có thể làm quán đảnh quy y. Nếu không thì mọi người lấy một tờ giấy ghi ra, Sư Tôn lập tức triệu thỉnh, sẽ quán đảnh vị mà bạn muốn quán đảnh. Thật ra, cũng không cần triệu thỉnh, bởi vì Ngài đã ở trên người tôi rồi. Có một số người hôm nay có báo danh xin quán đảnh. Tuy nhiên, tôi nói với mọi người một chuyện, ví dụ như Kim Cang Thần, có một số vị không thể quán đảnh được, những vị đó cần phải tu pháp trước thì mới có thể quán đảnh được. Tốt nhất là bây giờ tu vị nào thì tu cho xong, rồi làm quán đảnh của vị đó, như thế là tốt nhất, đây là cách tương đối thuận tiện.

Bạn không thể tùy tiện viết ra một cái tên, viết ra tên vị Bổn tôn mà bạn muốn quán đảnh, có người nào đã nói với Sư Tôn là muốn quán đảnh gì đó, đợi lát nữa cùng ra quán đảnh. Bằng không thì ai muốn làm quán đảnh, nhất định phải cúng dường "đa mã", điều này rất quan trọng. Thế "đa mã" là cái gì? Tiếng Tạng nghĩa là đồ ăn, là những thứ có thể ăn được, nghĩa là bạn cần đem những thứ này cúng dường cho Bổn tôn mà bạn muốn quán đảnh. Không thể làm lộn xộn! Ví dụ ở bên kia bạn muốn quán đảnh vị đó, những đồ ăn thuộc về vị đó thì vị khác đến cũng không thể ăn được. Bởi vì bạn muốn quán đảnh vị đó nên đồ ăn của bạn là đặc biệt dâng cho vị đó thôi, phải như vậy mới được.

Nếu như hôm nay mọi người không mua đồ ăn thì không thể tùy tiện ra xin quán đảnh, vì như vậy thì không làm được. Quán đảnh nhất định phải có cúng phẩm, có rượu không, có thịt không? Có không? Ai đã mua rượu rồi? Có hai người mua rượu rồi. Vậy những thứ vừa nãy tôi trông thấy là đúng rồi. Ngoài ra, có ai mua thịt rồi? Anh cũng mua thịt rồi à, ok, vừa nãy tôi thấy có rượu, có thịt. Nói chung thì tôi muốn làm quán đảnh, tôi sẽ quán tưởng đồ ăn giống như mây vậy, trong hư không tràn ngập mây, như vậy mới có thể làm quán đảnh. Sau này muốn làm quán đảnh, cần nói trước với Sư Tôn xem bạn muốn làm quán đảnh gì, nếu tôi có thời gian, tôi sẽ đến Mật Uyển giúp bạn quán đảnh, tốt nhất là khi đồng tu thì sẽ quán đảnh giúp bạn, như vậy thì rất tốt. Lúc đồng tu làm quán đảnh, bởi vì có các vị giáng xuống. Hôm nay mặc dù Bổn tôn Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đang ở đây, nhưng còn có các các vị khác cũng đã tiến nhập vào bên trong thân thể của Sư Tôn rồi, vì thế có thể giúp quán đảnh cho mọi người.

Các pháp được nói đến trong Mật giáo là rất bí mật, rất secret, làm pháp cũng rất bí mật. Trước kia, ví dụ như triều Thanh, chỉ có thể ở trong cung đình mới có Mật pháp, cũng mới có thể tu Mật pháp, các gia đình bình thường không có tu Mật pháp. Bây giờ là do Mật pháp phổ truyền, càng ngày càng công khai, nên mới có nhiều Mật pháp được nói giảng ra ngoài. Ở đây tôi có một câu chuyện cười. Có một chàng trai định trêu bạn gái của anh ta, là anh ta bất chợt nổi hứng nghĩ ra, anh ta gửi đến bạn gái một tin nhắn nặc danh rằng: "Này người đẹp, buổi tối có rảnh không?" Bạn gái của anh ta không biết là ai gửi, liền hỏi: "Anh là…?" Anh ta nói đùa rằng: "Anh là khách hàng yêu thích của em." Bạn gái liền nói: "Tôi đã không làm nghề này rất lâu rồi." Bạn trai của cô đọc thấy, thôi xong! Đây cũng là một bí mật đó.

Thật ra rất nhiều người đều có bí mật. Trước kia tôi cũng từng kể một câu chuyện cười khác nói về bí mật. Có một hôm Tiểu Minh biết được bí mật của bố, cậu bé liền nói với bố: "Bố ơi, con biết bí mật của bố rồi." Bố cậu liền lo lắng nói: "Bố cho con một trăm đồng, con đừng có nói chuyện này ra." Tiểu Minh nói: "Ô! Vâng ạ." Cậu bé cầm một trăm đồng và không nói gì hết. Cậu đột nhiên cảm thấy nói như thế rất có tác dụng, cậu bèn đi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con biết bí mật của mẹ rồi." Mẹ cậu rất căng thẳng nói: "Mẹ cho con năm trăm đồng, con tuyệt đối không được nói ra." Tiểu Minh nghĩ: "Chỉ cần nói với người lớn về bí mật thì đều có lợi, ai cũng cho mình tiền." Ngày hôm đó người đưa thư tới, Tiểu Minh nói với người đưa thư: "Chú đưa thư, cháu biết bí mật của chú rồi." Người đưa thư rơi nước mắt nói: "Cuối cùng hôm nay con đã biết chú là bố của con rồi."

Bí mật thì không thể nói ra. Bản thân Mật pháp cũng là một dạng bí mật, vốn dĩ là không thể nói, bây giờ thì đã biến thành có thể nói rồi. Theo luật quốc gia, bạn không thể nói về chuyện riêng tư của mọi người, bạn không thể công bố chuyện bí mật riêng tư của người khác, hoặc không thể công bố thư tình của người ta. Nguyên nhân vì sao Sư Tôn không viết thư tình chính là vì khi tôi học tiểu học, tôi đã viết một bức thư tình gửi cho bạn gái của tôi, không ngờ đến ngày hôm sau, cô bạn đột ngột dán lên bảng thông báo. Tôi nghĩ: "Bạn học sao lại cùng tụ tập ở chỗ bảng thông báo xem cái gì vậy nhỉ?" Tôi chạy lại xem, ối! Mặt tôi xanh lét, xém tí nữa thì ngất xỉu, không ngờ thư tình của tôi lại bị dán lên bảng thông báo! Khi ấy trong lòng tôi nghĩ: "Từ hôm nay trở đi, mình sẽ không viết thư tình nữa." Tôi đã thề không viết thư tình, phải hành động thực tế. Về sau, tôi thật sự không viết thư tình nữa, tôi chẳng gửi thư tình cho ai cả, một chữ cũng không.

Vì thế mà hôm nay tôi vẫn còn có thể ngồi yên ổn trên pháp tọa này. Nếu như có thư tình thì tôi sẽ thảm lắm, người ta viết thư tình cho tôi, tôi tuyệt đối không trả lời. Tôi nói cho bạn biết nhé, đừng cho rằng bạn viết thư tình cho tôi thì tôi sẽ trả lời lại thư tình của bạn, không đâu! Thế nhưng, bạn viết thư tình cho tôi, tôi sẽ ghi nhớ, tôi sẽ giúp bạn cất giữ chúng cẩn thận, "Đây là thư tình của ai?", "Đây là thư tình của người nào?", tôi sẽ cất giữ cẩn thận. Thế nhưng tôi sẽ không trả lời thư tình của bạn đâu. Bởi vì, nếu như tôi trả lời thư bạn, bạn đem công bố lên mạng thì toàn thế giới lập tức biết được. Vì thế, Sư Tôn không tùy tiện viết các thứ, đây cũng là bí mật đó! Bản thân Mật giáo là một bí mật, hôm nay mọi người có thể nghe được pháp Mật giáo là vô cùng khó có được.

Chúng ta lại tiến thêm một bước nữa nói về "Ma ha du già" của pháp "Đại Viên Mãn cửu thứ đệ", chính là "Đại du già", so với "Du già bộ" thì tiến hơn một bước.

"Ma ha du già" chủ yếu nhất chính là đã xem bản thân mình là Bổn tôn rồi, giống như là nhà của bạn đều biến thành cung điện rồi. Đại du già là như vậy, người bên cạnh bạn, ví dụ như phu nhân của bạn, sẽ là Phật Mẫu của bạn, con cái của bạn, con trai thì trở thành quyến thuộc của Phật, con gái thì trở thành quyến thuộc của Bồ Tát. Tương tự, trong gia đình bạn, tất cả mọi người, bạn thân của bạn cũng xem như là quyến thuộc. Bên trong cảnh giới Đại du già, tất cả sông hồ đại địa đều trở thành tịnh thổ, bản thân bạn thì tương đương là một vị Bổn tôn, tiến thêm một bước cao hơn thì bạn chính là Bổn tôn rồi.

Đại du già là "chính bản thân bạn là Bổn tôn", không chỉ là tương ứng thôi đâu, bởi vì bạn đã hóa thành Bổn tôn rồi, phu nhân của bạn chính là Phật Mẫu, phu nhân thứ hai second wife của bạn chính là phi tử của bạn. Tất cả con cái của bạn đều là quyến thuộc của Phật Bồ Tát là bạn. Không khác gì Phật Bồ Tát, bạn bè của bạn cũng thế, tất cả mọi người đều trở thành giống như Phật Bồ Tát, tất cả nhà cửa đều trở thành cung điện, tất cả núi sông đại địa đều trở thành tịnh thổ, chẳng khác gì Phật quốc.

Bạn chính là Bổn tôn, tất cả đều biến thành một cuộc sống như Phật quốc mà không có sự khác biệt nào, chính là một cuộc sống phương tiện của Đại du già. Đại du già --- Ma ha du già, có ý nghĩa như vậy. Đó là một pháp phương tiện, trong Đại du già, có rất nhiều pháp phương tiện. Ở trong tịnh thổ, bạn đã hưởng thụ cái gọi là khoái lạc và mọi quang minh, sau đó lại xem những thứ này thành tính Không, đây là tu hành Đại du già, là ý nghĩa của Ma ha du già.

Ngoài ra, tiến thêm một bước nữa, tu hành theo cách này cũng không đơn giản, đó là cấp độ hoàn toàn không còn phân biệt. Ở đây có một câu chuyện cười, người này cũng hoàn toàn không có sự phân biệt nào cả. Có một chàng trai đi vào quán rượu, anh ta gọi phục vụ: "Cho hai ly rượu." Tiếp viên quầy rượu liền hỏi: "Thưa ông, vì sao lại gọi hai ly rượu?" Anh ta nói: "Một ly là cho tôi, một ly là cho bạn gái tôi. Bởi vì bạn gái tôi mắc bệnh nặng, nhập viện rồi, vì thế tôi uống thay cô ấy một ly." Ngày hôm sau, anh ta lại đến quán rượu, nói với tiếp viên quầy rượu: "Cho một ly rượu." Tiếp viên quầy rượu liền sốt sắng hỏi: "Bạn gái của ông đã vãng sinh rồi sao? Nếu không thì vì sao ông lại chỉ gọi một ly rượu?" Anh ta rất tức giận nói: "Nói bậy!" Tiếp viên quầy rượu lại hỏi: "Thế thì vì sao hôm nay chỉ gọi một ly thôi?" Anh ta nói: "Bởi vì hôm nay tôi bỏ rượu rồi. Tôi chỉ uống thay ly của bạn gái tôi thôi."

Có thể giúp bạn gái uống rượu cũng xem như là Đại du già. Đại du già là như vậy, Đại du già là tính tổng hợp, núi sông đại địa, nhà cửa, bản thân bạn, toàn bộ đều là Bổn tôn của bạn biến hóa ra; thân khẩu ý của bạn toàn bộ đều là Bổn tôn; thân thể của bạn làm gì, mỗi tư thế chuyển động đều là thủ ấn, miệng nói ra lời gì thì đều là chú ngữ, suy nghĩ của bạn đều là suy nghĩ của Phật Bồ Tát.

Nhờ tu hành như vậy, sự biến hóa của thân khẩu ý cũng chính là đủ loại biến hóa của Phật Bồ Tát. Núi sông đại địa, nhà cửa, đất đai,v.v…, toàn bộ đều là sự biến hóa của Phật Bồ Tát, bao gồm chính bạn, tất cả quyến thuộc, tất cả đều là sự biến hóa của Phật Bồ Tát. Nhất cử nhất động của bạn đều là Bổn tôn. Miệng bạn nói gì, đọc gì, đều là chú ngữ, tai bạn nghe thấy gì đều là thiên nhạc, đừng có sự phân biệt nào; sống tại thế giới Ta Bà cũng tương đương với sống tại Phật quốc tịnh thổ, sự tu hành như vậy gọi là Ma ha du già.

Tiếp theo, nói về A nỗ du già. Thật ra trước đây, tôi đã giảng rất nhiều rồi, Hỉ Kim Cang tu hành khí, mạch, minh điểm thuộc về trí huệ, thuộc về thứ tự viên mãn, thuộc về khoái lạc, quang minh và tính không, đều nằm trong A nỗ du già. Yogi tu khí, yogi tu minh điểm, yogi tu trung mạch, tổng hợp lại đều là phạm vi của A nỗ du già. Sư Tôn từng giảng khí, mạch, minh điểm, trong Hỉ Kim Cang đã có nói rồi, cũng có nói khoái lạc, minh, không, những cái này đều thuộc về trí huệ, là pháp thứ tự viên mãn. Mà pháp thứ tự viên mãn thì cũng tương đương với A nỗ du già.

Ở đây có một câu chuyện cười, không biết có liên quan gì đến A nỗ du già không. Có người rất thích con đười ươi ở Châu Phi. Một hôm anh ta đi đến vườn thú xem đười ươi, khi nhìn thấy đười ươi, anh ta rất hào hứng vẫy tay với đười ươi. Kết quả là khiến con đười ươi rất tức giận, tất cả đám đười ươi đều cầm đá ném người này. Anh ta bị đá ném trúng, đầu chảy máu, tức giận đi tìm người quản lý vườn thú để lý luận. Người quản lý rất nghi hoặc hỏi: "Anh đã làm gì bọn chúng?" Anh ta nói anh ta chỉ vẫy tay gọi bọn chúng mà thôi. Người quản lý đáp: "À, trong ngôn ngữ của loài đười ươi thì vẫy tay có ý nghĩa là chửi chúng nó ngu đó." "Thế thì tôi nên làm gì để chào hỏi chúng nó đây?" Người quản lý đáp: "Anh chỉ cần hướng về chúng đấm ngực và hét lên woo woo, thế là được rồi." Thế là anh ta lập tức chạy đến trước mặt đám đười ươi đấm ngực và hét lên, thế là tất cả đám đười ươi đã vẫy tay với anh ta.

Trong A nỗ du già, tu khí, mạch, minh điểm có một chút tính tượng trưng, nó là trí huệ. Rất nhiều thủ ấn, ví dụ như những thủ ấn mà hiện tại chúng ta đang làm, đều rất có trí huệ, đều có tính tượng trưng. Nhưng bản thân thủ ấn có tồn tại trí huệ của nó. Trong A nỗ du già, bạn muốn triệu thỉnh Bổn tôn nào thì thật ra chỉ cần giơ một ngón tay ra, làm thành ấn móc câu là được rồi. Muốn triệu thỉnh vị nào thì một ấn móc câu là đủ rồi. Càng lợi hại hơn là giống như lông mi giả của các cô gái, bạn chỉ cần quán tưởng lông mi thành một cái móc câu, đều là lông mi giả, chỉ cần nhắm mắt lại, suy nghĩ muốn triệu thỉnh vị nào, như thế người khác không biết thủ ấn của bạn, nhưng thật ra là bạn đã dùng lông mi giả của mình để biến thành móc câu kim cương để thu hút rồi.

Trong A nỗ du già, trung mạch thông là tối quan trọng, giống như Sư Tôn trung mạch thông thì sẽ biết được Bổn tôn nào đi vào. Người có trung mạch thông thì chạm vào lỗ đỉnh đầu một lúc, Bổn tôn tiến vào là từ lỗ đỉnh đầu đi vào, đi đến trung mạch của bạn. Khi trung mạch của bạn thông rồi thì trăm vị văn võ có thể tiến vào bên trong thân thể bạn. Tôi vừa an tịnh lại, triệu thỉnh Bổn tôn Liên Sư, Yeshe Tsogyal, Mandarava thì các vị lập tức có thể đi vào bên trong thân thể tôi.

Thỉnh thoảng khi tôi đang làm cúng dường, tôi thường hay làm cúng dường, cái này cũng có thể làm cúng dường. Đây là tiếng chuông, rất vang, âm thanh cũng rất hay. Mọi người đều thấy thân thể tôi bất động một lúc, đó là tôi đang cúng dường thanh âm tới Bổn tôn của tôi. Bổn tôn của tôi tiếp nhận cúng dường thanh âm, cúng dường âm thanh, cúng dường âm thanh tuyệt diệu, lúc này tôi ngưng bặt một lúc, biểu thị rằng ngài đã đến tiếp nhận và đi rồi. Sự ngưng bặt này không phải là bản thân tôi ngưng bặt lại, mà là tự nhiên như thế, khi ngài đến tiếp nhận cúng dường này xong thì tự nhiên tôi sẽ không ngưng bặt nữa.

Thượng sư Liên Lai thấy mỗi khi Sư Tôn cúng dường đồ ăn thì cầm đồ ăn từ bàn ăn lên, và tôi niệm rất đơn giản: "Mời Diêu Trì Kim Mẫu, mời A Di Đà Phật, mời Địa Tạng Vương Bồ Tát, mời chư Tôn." (Sư Tôn ngưng bặt lại một lúc.) Ấy? Bây giờ trên tay tôi chẳng có đồ ăn mà tôi cũng bất động một lúc, chính là biểu thị rằng các ngài đã đến tiếp nhận cúng dường của tôi, hơn nữa tôi còn thấy rất rõ ràng rằng các Du Già Mẫu, các Không Hành Mẫu, rất nhiều Không Hành Mẫu đã đến tiếp nhận cúng dường. Có thể thấy được Bổn tôn của mình đến tiếp nhận cúng dường, điều này cho thấy trung mạch đã thông rồi, các ngài đã có thể đi vào bên trong thân thể bạn, rất nhiều vị đều có thể tiến vào bên trong. Tu trung mạch thông là rất quan trọng, trung mạch không thông thì không được.

Khi ấy tôi nói với Thượng sư Liên Lai: "Muốn trung mạch thông, đầu tiên cần phải tu khí. Các yogi nhất định phải tu khí, đây là phạm vi của A nỗ du già, sau đó lại tu thông trung mạch. Thứ hai là phải chú ý ba việc, một là trong đầu không được có phiền não, hai là trong đầu cần trống rỗng, hoàn toàn là không, không được giữ lại điều gì trong đầu nữa." Đừng có để những thứ rác rưởi ở trong đầu bạn. Những gì chứa trong đầu con người không phải là Phật Bồ Tát, không thường nhớ đến Phật Bồ Tát, thì những thứ mà bạn thường nghĩ đến đều là rác rưởi, ví dụ như người nào là người rất đáng ghét, người nào là người bạn rất thích, chuyện nào khiến bạn vui, chuyện nào khiến bạn tức giận. Bạn chỉ nghĩ tới những chuyện thất tình lục dục, trong đầu bạn toàn là garbage (rác rưởi). Nếu như trong đầu bạn toàn là garbage thì trung mạch sẽ bị tắc nghẽn, triệu thỉnh Bổn tôn, Bổn tôn sẽ không đến.

Bạn chỉ cần loại bỏ hết bản thân, loại bỏ hết rác rưởi, trút bỏ hết bùn nhơ, vứt bỏ hết những vọng tưởng mơ hồ, loại bỏ hết vọng tưởng, loại bỏ hết những vọng niệm, tạp niệm, suy nghĩ ô uế trong đầu bạn, ví dụ như "tôi ghét người kia", "tôi ghen với người đó", "tôi đố kị với người này", bởi như thế thì lúc này trong đầu bạn toàn là rác rưởi. Bạn muốn triệu thỉnh vị nào đến thì vị đó đều không muốn đến, cũng không muốn tiến vào bên trong bạn, bởi vì bên trong bạn đều rất bẩn, rất dirty, vì sao phải tiến vào chứ? Bạn cần phải thanh tịnh, thân thể bạn cần thanh tịnh, ý niệm của bạn thanh tịnh, khẩu của bạn thanh tịnh, hơn nữa bạn phải buông bỏ tất cả, quét sạch sẽ mọi vọng niệm, khi ấy Bổn tôn mới có thể tiến đến được. Phương pháp tu hành như vậy chính là A nỗ du già. Nói như vậy thì tương đối có thể hiểu được rồi, tu trung mạch, dùng trung mạch để đại diện, như vậy là có thể hiểu được rồi, đây là sự tu hành mang tính trí tuệ. Ý niệm của bạn nhất định phải thanh tịnh.

Trong Chân Phật Kinh có nói đến "thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh", bạn không thể đem toàn bộ những việc vừa mới làm đặt vào trong đầu mà không trút bỏ, bạn đem bao nhiêu sự việc suốt mười mấy năm tích trữ ở trong đầu bạn, không giải phóng chúng đi, như thế thì đến bao giờ bạn mới thanh tịnh được đây? Căn bản là không hề thanh tịnh mà! Vì thế, nếu như không thanh tịnh thì trung mạch sẽ bị tắc nghẽn, trung mạch sao có thể thông được? Bạn muốn trung mạch thông thì còn phải tu khí, phải tu mạch, phải tu minh điểm thanh tịnh, đều phải nhìn thấy được minh điểm.

Thượng sư Liên Vượng, ông có nhìn thấy được minh điểm không? (Có.) Ông ấy nhìn được ánh sáng minh điểm, đây chính là thanh tịnh. Tu thân khẩu ý của bạn thanh tịnh, tu trung mạch của bạn có thể thông, minh điểm có thể hạ xuống, chuyết hỏa có thể nâng lên, những phương pháp này đều được nói đến trong A nỗ du già. Trước kia tôi cũng đã nói với mọi người rồi. Bổn tôn có thể tiến vào, vì sao vậy? Tất cả mọi vị đều có thể dung nhập vào bên trong thân thể bạn, đó là vì bạn đã trút bỏ hết rồi, đã biến thành không rồi.

Cái gì là thanh tịnh nhất? Trống không là thanh tịnh nhất, trống không đương nhiên là thanh tịnh nhất. Cái gì là không thanh tịnh? Bạn tập trung tất cả những thứ "có" lên người bạn thì làm sao có thể thanh tịnh được? Thanh tịnh nhất chính là bạn quét sạch hết những rác rưởi của bạn, toàn bộ đều quăng đi hết, hoàn toàn không còn gì, đó chính là thanh tịnh. Nếu trong nhà bạn toàn là garbage (rác) thì khách đến nhà cũng chẳng muốn vào nhà, vừa vào đã cảm thấy ặc, hôi hám quá, nghĩa là bên trong thân thể bạn hôi thối quá. Nếu không xả bỏ hết thì bên trong đều là rác rưởi, Phật Bồ Tát có muốn vào hay không?

Vì thế, đương nhiên là không thể tiến vào, đây là một điểm quan trọng. Bản thân A nỗ du già chính là tu khí, mạch, minh điểm, quan trọng nhất là thân khẩu ý thanh tịnh, dùng hình thức trí huệ. Chúng ta mở miệng ra nói đều rất hòa nhã, là khẩu thanh tịnh; viết văn chương đều viết rất nho nhã, rất hay, hơn nữa lại rất có ý nghĩa, không chửi người ta, không bỉ ổi, không hạ tiện. Viết văn cũng không thể viết về những chuyện khó chịu, bởi vì suy nghĩ của bạn khi ấy chắc chắn không thanh tịnh, trong đầu bạn chỉ muốn chửi người ta, muốn hạ thấp người khác, những suy nghĩ như thế chính là garbage, suy nghĩ rác rưởi. Chúng ta cần phải nghĩ rằng mỗi người đều có điểm tốt, đều có ưu điểm, đều là tốt cả, đó chính là suy nghĩ thanh tịnh, ý niệm thanh tịnh. Điều này trong Ma ha du già đã dạy bạn rồi.

Cuối cùng, A để du già chính là cứu cánh. Cứu cánh là gì đây? Chính là để cho bạn thấy được Phật tính của bản thân, chính là cứu cánh. A để du già là điểm cao nhất rồi, để cho bạn biết bản thân bạn chính là Phật tính, để bạn biết được bạn chính là cứu cánh. Tự tính chính là Phật tính, tính vốn có của bạn là Phật tính, để bạn biết, bạn nhìn thấy được, bạn cũng biết rõ ràng, đạt đến cứu cánh rồi thì bạn cũng minh tâm kiến tính rồi, đó là A để du già.

Trong Đại Viên Mãn có nói đến Nyingtik, thế nào gọi là Nyingtik? Nyingtik còn gọi là "tâm tủy", tủy trong từ cốt tủy, có nghĩa là bộ phận quan trọng nhất, chính là khẩu quyết, tâm yếu quan trọng nhất gọi là Nyingtik, chúng ta thì gọi là "tâm trong tâm". A để du già nói về Nyingtik, nói về tâm yếu quan trọng nhất, khẩu quyết quan trọng nhất, để bạn hiểu rõ tâm, thấy được Phật tính.

Lúc này, bạn có thể biết tất cả thế giới rộng lớn chính là pháp thân Phật, thế giới vô cùng vô tận đều là pháp thân Phật, bạn hiển hiện ra ánh sáng, bạn chính là báo thân Phật; bạn hiển hiện ra ánh sáng cầu vồng, bạn sẽ biến thành báo thân Phật; nếu như bạn hiện ra ảnh hưởng và pháp lực của bạn thì bạn chính là ứng thân Phật. Tôi nói như vậy, không biết mọi người có hiểu không?

Bình Nhi ba tuổi, người bạn nhỏ của tôi, tôi đối với cô bé rất thanh tịnh. Vì sao tôi và cô bé lại thân như vậy? Bởi vì cô bé là một Không Hành Mẫu mà tôi đưa từ thiên thượng giới xuống. Đôi mắt cô bé bây giờ có thể nhìn thấy bên trong thân thể con người có cái gì. Thiên nhãn của Bình Nhi đã được mở rồi. Mọi người có biết Bình Nhi không? Rất nhiều người biết đó. Hôm đó, cô bé nhìn một sư tỉ, nó nói: "Trên người sư tỉ này toàn là sâu." Rất nhiều sâu. Không sai, sư tỉ đó cũng biết trên người cô ấy có rất nhiều sâu. Sư tỉ đó ở đâu? Ở bên trong kia à! Ở bên trong kia là được rồi, tôi không muốn nói đó là người nào. Bình Nhi nhìn thấy được, nhìn thấy trên người sư tỉ đó có rất nhiều sâu.

Tôi nói với Bình Nhi: "Con xem trên người Sư Tôn có cái gì?" Bình Nhi liền nói với mẹ cô bé: "Trên người Sư Tôn có ánh sáng màu đỏ." Một em bé ba tuổi không biết nói dối đâu, cô bé không biết thế nào là quan hệ lợi hại. Nếu như cô bé quay người lại nhìn một lúc xem trên người Sư Tôn có cái gì: "Sư Tôn là lang đó!" Lang là cái gì? Tiếng Đài Loan nói là lang, tiếng phổ thông nghĩa là người. Tôi hỏi Bình Nhi: "Sư Tôn có phải là người màu đỏ không?" Bình Nhi nhìn một lúc nói: "Trên người Sư Tôn có ánh sáng đỏ." Thế nên Sư Tôn không phải là người màu đỏ, Bình Nhi có thể nhìn thấy, hơn nữa còn nhìn thấy cực kì rõ ràng nữa. Mẹ Bình Nhi nói, họ đi du lịch, Bình Nhi cùng mẹ, bố và anh trai của cô bé đi du lịch ở Oakland. Họ đi đến bãi biển, ngắm hoàng hôn. Họ đến biển ở Oakland (ở Oregon) ngắm hoàng hôn.

Hai ngày mà Bình Nhi đi chơi, cô bé nói với mẹ rằng: "Con rất nhớ Sư Tôn." Thật đó! Tôi cũng rất nhớ cô bé! Tôi còn nhớ lúc tôi phải đi Anh hoằng pháp, tôi đi bốn, năm ngày thì vội vàng trở về, tôi không dám đi chơi. Vì sao vậy? Bởi vì tôi phải trở về thăm Bình Nhi, tôi làm sao có thể đi lâu như vậy được chứ? Tôi nói với cô bé: "Bình Nhi! Ông đi châu Âu, đi England (nước Anh), ông chỉ đi ba ngày thôi, cả đi cả về tổng cộng năm ngày, sau năm ngày, ông sẽ về thăm cháu." Tôi nói: "Bình Nhi! Tạm biệt nhé." Cô bé nói: "No, không muốn tạm biệt." Tôi nói sau năm ngày sẽ quay về thăm cô bé, cô bé liền khóc luôn, cô bé khóc thật sự, tôi là nam tử hán đại trượng phu không thể khóc. Cô bé thật sự đã khóc rồi! Vì thế, tình cảm hai ông cháu chúng tôi là thật đó. Tôi thật sự yêu Bình Nhi, Bình Nhi cũng vô cùng yêu tôi. Chà! Tôi chắc là đã thơm cô bé đến mấy nghìn lần rồi, cô bé thật sự vô cùng đáng yêu. Tôi thường hát một bài hát cho cô bé nghe: "Hãy vén tấm che mặt của bạn lên, để tôi nhìn thấy khuôn mặt bạn, khuôn mặt bạn vừa tròn vừa đỏ, giống như trái táo vào mùa thu, khuôn mặt bạn vừa tròn vừa đỏ, giống như trái táo vào mùa thu." Tôi hát cho cô bé nghe!

Mỗi ngày tôi đều học thuộc một bài hát thiếu nhi để hát cho cô bé nghe, cô bé rất vui sướng. Nếu không thì thỉnh thoảng cô bé sẽ đổ lỗi cho tôi, một Không Hành Mẫu, vì sao lại đem đến thế giới Ta Bà chứ? Cô bé biết rằng chính cô bé là Không Hành Mẫu. Bây giờ tôi phải thường xuyên học thuộc bài hát thiếu nhi để hát cho cô bé nghe, nếu không thì thỉnh thoảng cô bé lại làm bộ mặt vô cảm với tôi. Cô bé nói chuyện với người khác thì rất nhiều, nhưng hễ thấy tôi thì lại bẽn lẽn, trốn sau lưng mẹ. Hễ tôi muốn thơm cô bé thì cô bé luôn để cho tôi thơm. Tôi nói: "Để ông ôm một cái nào." Cô bé nói: "Không được." Cô bé không để cho tôi ôm, lí do không để cho tôi ôm là vì cô ấy xấu hổ. Có một hôm, cô bé không xấu hổ nữa thì lại để cho tôi ôm.

Đây chính là sự tiếp xúc lẫn nhau trong hư không. Hàng ngày Sư Tôn đều có thể trông thấy Không Hành Mẫu, mỗi ngày tôi đều có thể nhìn thấy rất nhiều Không Hành Mẫu, họ nhảy múa trong hư không. Khi tôi cảm thấy buồn, ngày hôm đó tôi cùng mọi người từ Lôi Tạng Tự đi ra đường lớn, rồi lại từ đường lớn quay trở về Lôi Tạng Tự, Không Hành Mẫu trông thấy tôi buồn liền vẩy một chút cam lộ lên tôi, khi ấy trời đang trong xanh không mây đó! Không Hành Mẫu ở phía trên vẩy nước cam lộ đó! Vẩy lên người tôi. "Ấy? Sao lại có những giọt nước mưa lớn như vậy rơi trên tay tôi nhỉ?" Mọi người cho rằng là tôi uống nước, nước rớt ở trên tay tôi, thật ra không phải, ngày hôm đó, ai được vẩy cam lộ hãy giơ tay? Đó là cam lộ của Không Hành Mẫu, mọi người có uống hết không? Không à? Uống vào có thể trường sinh bất lão đó! Thật sự là Không Hành Mẫu vẩy cam lộ đó! Tôi biết, tôi không muốn kể chuyện này ra. Không Hành Mẫu thấy tôi buồn, vì thế họ đã nhảy múa trong hư không, là cam lộ do Không Hành Mẫu vẩy xuống, là những giọt nước mắt của Không Hành Mẫu, biết rằng tôi buồn quá, vì thế ở trong hư không múa cho tôi xem, sau đó vẩy một ít cam lộ xuống. Ai bị vẩy cam lộ trúng người thì giơ tay? Có không? Chà! Có nhiều người như vậy được cam lộ vẩy tới, thế mọi người có uống không? Có ai uống thì giơ tay? Không có à? Ôi chao! Đáng tiếc rồi! Giọt nước của tôi to nhất ư? Đúng rồi, hôm đó giọt nước trên người tôi là to nhất, một giọt ở đây, một giọt ở đây, hai giọt nước cam lộ. Vậy thôi! Om mani padme hum.

(còn tiếp)

Mục lục