📓

Giảng thuyết Kinh Kim Cang - Tập 1

image

Giảng thuyết Kinh Kim Cang - Tập 1

(Liên Sinh Hoạt Phật giảng Kinh Kim Cang)

Cuốn số: 710 Xuất bản năm: N/A Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

Lời người biên tập

Đại từ đại bi - Quả vị trí huệ tính Không kim cương bất hoại

Pháp Vương Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn vào ngày 13 tháng 4 năm 2013 tại Đài Loan Lôi Tạng Tự, trong buổi đại pháp hội Hộ Ma Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát đã khai thị như sau:

Mọi người đều đọc kinh Kim Cang rồi, có người biết đọc, có người có thể đọc thuộc lòng, nhưng bạn có hiểu nội dung của kinh Kim Cang là cái gì không? Có rất nhiều người giảng kinh Kim Cang, tôi nói với mọi người, không có một người nào nói đúng cả. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh tức là nói rằng có thể phá hủy được kim cương, nên bộ kinh này mới được gọi là kinh Kim Cang, ngay cả kim cương cũng đều có thể phá hủy, nên bộ kinh này mới là kinh Kim Cang vua của các bộ kinh. Tôi còn phải nói với mọi người rằng, cái gọi là kinh Kim Cang tức là phá hủy tất cả tập tính và quy phạm của nhân sinh thế tục, tất cả mọi thứ được cho là thiện, ác đều nhất loạt phá hủy hết, bất kể là thiện hay là ác đều đồng loạt phá hủy hết, thì mới coi là kinh Kim Cang. Hơn nữa còn phá hủy tất cả những gì bạn cho rằng là quy tắc, quy phạm trên người bạn đều phá hủy toàn bộ.

Nếu bạn có thể hiểu lời tôi đang nói lúc này thì bạn đã hiểu ý nghĩa sâu nhất của kinh Kim Cang rồi, hiểu chân đế của kinh Kim Cang. Nếu bạn nghe không hiểu lời tôi đang nói bây giờ, bạn sẽ không thể hiểu được kinh Kim Cang. Kinh Kim Cang còn gọi là kinh phá hủy tất cả mọi thứ, đây mới là kinh Kim Cang chân chính. Nếu trong kinh Kim Cang bạn còn nhắc đến rằng Phật có nói ra một quy phạm nào đó thì bạn vẫn chưa hiểu kinh Kim Cang. Vô cùng thâm sâu đó! Ai có thể hiểu rõ kinh Kim Cang đây?

Thế nên tôi nói câu này, người ở dưới liên hỏi: “Sư Tôn, lẽ nào thầy không muốn chúng tôi bố thí sao? Lẽ nào thầy không muốn chúng tôi làm việc thiện sao? Lẽ nào thầy không muốn chúng tôi chiếu theo pháp của Phật mà tu sao? Vì sao lại phá hủy sạch sành sanh mọi thứ? Sư Tôn có ý gì vậy?” Tôi lấy một so sánh đơn giản nói cho bạn nghe, tôi hỏi bạn: Trên mặt trăng, cái gì là thiện, cái gì là ác? Bây giờ ai có thể trả lời tôi? Trên mặt trăng cái gì mặn cái gì là chay? Ai có thể trả lời tôi? Bây giờ tôi nói với bạn một câu, cái gọi là kinh Kim Cang tức là kinh điển phá hủy tất cả.

Trên thế giới này người có thể hiểu thấu kinh Kim Cang, Lư Sư Tôn là một trong số đó. Người giảng kinh Kim Cang thì có rất nhiều, nhưng không có người nào nói như vậy. Cái gọi là bố thí tức là không có bố thí, biết rằng không có bố thí mới gọi là bố thí. Cái gọi là công đức là vì biết rằng không có công đức nên mới gọi là công đức. Cái gọi là quả vị là vì biết rằng không có quả vị nên mới gọi là quả vị. Rất khó giải thích, nhưng Sư Tôn có thể biết được đó là ý gì, chân đế của nó nằm ở đâu, chính là vì tôi đã minh tâm khai ngộ. Khi bạn minh tâm kiến tính rồi bạn mới có thể giảng kinh Kim Cang, nếu chưa minh tâm kiến tính mà giảng kinh Kim Cang thì sẽ bỏ sót nghĩa đế chủ yếu nhất của kinh Kim Cang.

Người Trung Quốc chúng ta, người Hán là thích kinh Kim Cang nhất, và Tâm Kinh nữa, rất nhiều người đều có thể thuộc lòng, hơn nữa còn chép lại, sao chép, điều này rất tốt. Sư Tôn bảo mọi người cũng phải bố thí, cũng phải làm việc thiện, không hề nói rằng mọi người đừng làm bố thí và làm việc thiện. Nhưng đây chỉ là một giai đoạn, là một giai tầng. Thật sự đến được cảnh giới cao nhất rồi thì là kim cang phá hủy tất cả, tôi nói để mọi người biết, ngay cả Phật pháp cũng phá hủy! Phật Đà trong kinh Kim Cang đã nói rất rõ ràng rồi, “pháp còn nên bỏ huống hồ không phải là pháp”. Phật pháp đều phải bỏ huống hồ không phải là pháp, đó là cảnh giới cao nhất. Cho nên không ai hiểu kinh Kim Cang, người có thể giảng kinh Kim Cang thì nhất định phải là người đã minh tâm kiến tính, nhất định đã đắc được chân đế của Như Lai thì mới có thể giảng kinh Kim Cang.

Tôi lại nói đến Hỉ Kim Cang, “điều trọng yếu là sinh khởi nhân duyên”, nếu bạn và Hỉ Kim Cang có duyên, bạn nhận được quán đảnh của Hỉ Kim Cang, bạn có được kiến địa của Hỉ Kim Cang, bạn tu pháp của Hỉ Kim Cang rồi, bạn có pháp lực của Hỉ Kim Cang rồi, đắc được quả của Không trí [trí huệ tính Không]. Hai chữ “Không trí” này rất quan trọng, đây là quả Không trí mà trong kinh Kim Cang nói đến. Khi mới bắt đầu, bạn phải có nhân duyên với Phật pháp, bạn nhận quán đảnh của Bổn tôn, bắt đầu có kiến địa của Phật pháp, cuối cùng bạn tu Phật pháp rồi, đến khi bạn lại đắc được pháp lực của Phật pháp, cuối cùng bạn đắc được quả Không trí, và Không trí này chính là kinh Kim Cang.

Dưới sự cùng thỉnh pháp của Chân Phật Tông Tông Vụ Ủy Viên Hội, Chân Phật Tông Seattle Lôi Tạng Tự, Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, Đài Loan Lôi Tạng Tự, vào ngày 24/07/2021, Pháp Vương Liên Sinh Hoạt Phật đã bắt đầu giảng dạy bộ kinh Kim Cang - Vua của các kinh này.

Nay chúng tôi đã biên tập và chỉnh lí hoàn chỉnh kinh văn Kinh Kim Cang và nội dung giảng kinh của Pháp Vương để trình bày với bạn đọc những yếu nghĩa giảng kinh thuyết pháp sâu sắc thấu đáo.

Giới thiệu văn tập 710. Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn giảng Kinh Kim Cang

00. Tác giả Kinh Kim Cang là ai?

Hôm nay tôi thấy buổi đồng tu này có hai chủ đề chính: Thứ nhất, thỉnh pháp vừa rồi là yêu cầu tôi giảng kinh Kim Cang. Thật ra, giảng về Đạo Quả, đến một người cũng không có, bởi vì Đạo Quả rất khó giảng. Người giảng kinh Kim Cang thì lại vô cùng nhiều, rất nhiều pháp sư đã giảng rồi. Nhưng tôi cho rằng ý nghĩa trọng yếu của kinh Kim Cang còn khó giảng hơn cả Đạo Quả. Rất nhiều người giảng kinh Kim Cang, nhưng tất cả đều là "học sinh mầm non" hết… Không thể nói tất cả đều là kindergarten, kindergarten baby [trẻ em mầm non]. Thật ra, kinh Kim Cang là "chí kim", "chí cang", là một bộ kinh điển vô cùng vĩ đại! Rất ít người có thể nói trúng yếu nghĩa, vì thế tôi mới phải bắt đầu giảng kinh Kim Cang. Rất nhiều người giảng kinh Kim Cang là giảng như thế nào? Đầu tiên là họ giải thích tên gọi kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, sau đó họ lại giảng về người phiên dịch là pháp sư Tam Tạng Cưu Ma La Thập đời Hậu Tần, nói về dịch giả. Còn tôi thì nói với các bạn một sự thật: kinh Phật là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng. Thế còn là ai viết ra? Tác giả là ai? Tác giả là ai, đại bộ phận đều không có tác giả… Kinh điển Hiển giáo có dịch giả Cưu Ma La Thập, ông ấy phiên dịch, kinh Kim Cang là do Cưu Ma La Thập dịch, thế nhưng tác giả là ai? Không có, không có tác giả. Kinh điển Hiển giáo đại bộ phận đều là như vậy, gần như bất kì kinh điển nào cũng là như vậy, không có tác giả, chỉ có dịch giả. Kinh điển Mật giáo thì khác. Mọi người có chú ý thấy không nhỉ? Các kinh điển Mật giáo đều có tác giả, có dịch giả. Bản kinh này là ai viết? Đạo Quả, Virupa là tác giả, còn bản dịch thì có dịch giả. Kinh điển Mật giáo cũng có rất nhiều, và đều có tác giả: Là ai viết? Tsongkhapa viết "Mật tông đạo thứ đệ quảng luận", "Bồ đề đạo thứ đệ quảng luận"… tất cả "Ngũ bộ đại luận" đều có tác giả, không phải là Di Lặc Bồ Tát viết; Duy thức, Trung quán đều có tác giả. Vô Trước, Thế Thân viết về Duy thức. Còn Trung quán thì có Long Thọ, có Đề Bà, đều có tác giả. Duy nhất chỉ có kinh điển Hiển giáo là không có tác giả, chỉ có người phiên dịch. Mọi người có phát hiện ra không? Là mọi người phát hiện ra sao? Mỗi bộ kinh điển Mật giáo đều có tác giả, có dịch giả, kinh điển Hiển giáo thì toàn bộ đều không kí tên, không có tác giả. Đây là một vấn đề đáng tìm hiểu. Đương nhiên kinh Hiển giáo là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, nhưng khi giảng, vào thời Ấn Độ cổ đại, lúc Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, nếu như những người ngồi ở dưới nghe cũng lập tức bận bịu ghi chép lại, ngay tại chỗ đó dùng bút ghi chép lại, thì vào thời Ấn Độ cổ đại, đó không phải là một hành vi lễ phép, không phải là một hành vi lịch sự. Ấn Độ cổ đại coi đó là hành vi không hợp lễ nghĩa. Nếu mà Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp, đệ tử ở dưới lui cui ghi chép, ghi lại những điều mà sư phụ giảng, thì đó là điều không thể. Thời hiện đại này thì được, thời cổ đại thì không được. Do vậy mà có cái gọi là lần kết tập thứ nhất, lần kết tập thứ hai, lần kết tập thứ ba, lần kết tập thứ tư, là để chỉ những người đã nghe xong, sau đó mọi người cảm thấy cần ghi chép lại những lời Phật Đà đã nói giảng khi ấy, sau đó lại biên soạn chúng lại, kinh điển thông thường đều như vậy. Khả năng ghi nhớ của A Nan tôn giả rất tốt, vì thế đại bộ phận đều là do A Nan tôn giả nghe được, ghi nhớ những điều nghe được, rồi ngài ấy có thể nói lại chúng, rồi những đệ tử ở dưới xác nhận rằng đúng là Phật có nói lời đó, sau đó họ mới lại ghi chép chúng. Còn con người hiện đại, ai có được trí nhớ tốt như vậy? Lúc này tôi đang nghĩ, Sư Tôn thuyết pháp lâu như vậy, bản thân tôi cũng quên rồi, rất nhiều điều bản thân tôi cũng quên rồi, tôi đã nói gì tôi cũng quên rồi. Các vị đang ngồi ở đây, ai là người có thể nhớ hết những bài thuyết pháp của Sư Tôn từ lúc bắt đầu cho đến bây giờ? Có hay không? Nếu có người như thế thì hãy đến bảo tôi, thế thì bạn chính là A Nan trong quá khứ đó. Lần đầu tiên tôi thuyết pháp là ở đâu? Địa điểm là Đầu Biện Khanh ở Đài Trung. Lần đó sau khi chúng tôi bơi xong, tôi mặc quần áo vào rồi lên một tháp nước, ở trên tháp nước tôi đã giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Khi ấy có ai có mặt ở đó? Chà, mọi người xem! Liên Thế, Liên Chủ, họ là hai đệ tử lâu năm. Hai người có xuống bơi không? Khi ấy sau khi tôi xem phong thủy xong liền đi bơi ở con sông ở Đầu Biện Khanh Đài Trung. Tôi thích bơi, mọi người đều cùng xuống bơi, sau khi bơi xong thì vẫn còn thời gian, tôi ở trên tháp nước, ngồi ở phía trên tháp nước giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bắt đầu từ lúc đó cho đến bây giờ, có ai có thể nhớ bài thuyết pháp của tôi không? Hoặc từ khi bạn quy y nghe Sư Tôn thuyết pháp, bạn có hoàn toàn ghi nhớ hết từng chữ không? Người nhớ được nhất định là A Nan tôn giả chuyển thế đó. Thật sự rất khó đó! Vì thế thật sự vô cùng thù thắng, vô cùng hi hữu. Hôm nay thuyết pháp đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 24/07/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Quan Thế Âm Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và giảng Đạo Quả bài giảng thứ 419.)

01. Ý nghĩa chân thực của Kinh Kim Cang

(Bài giảng 1)

Hôm nay tôi bắt đầu giảng một chút về kinh Kim Cang. Hôm nay sẽ nói về hai chữ Kim Cang. Kim Cang là gì? Chúng ta đã xem bộ phim điện ảnh King Kong chưa? Rồi à, đó chính là Kim Cang, Kim Cang chính là đại tinh tinh đó, bộ phim King Kong. Kim Cang ở đây không phải là King Kong kia. Cái được gọi là kim cang ở Ấn Độ là một vũ khí của Ấn Độ cổ đại, là một loại vũ khí dùng vào thời cổ đại khi họ đánh nhau, vũ khí được dùng khi các quốc gia đánh nhau gọi là kim cang. Thế kim cang là gì? Giống như hình thêu trên áo đây. (Sư Tôn chỉ vào hình chày kim cang được thêu trên áo ngài.) Đây chính là kim cang. (Sư Tôn giơ chiếc chày kim cang lên.) Đây là vũ khí được dùng vào thời Ấn Độ cổ đại. Thật ra cái này rất kiên cố không hư hỏng, vũ khí này dùng làm gì? Chính là dùng để phá hủy mọi thứ. Phá hủy quân địch, tiêu diệt quân địch, vào thời Ấn Độ cổ đại, vũ khí này dùng để tiêu diệt kẻ địch.

Kim Cang có rất nhiều hàm nghĩa, cũng có thể nói rằng, đây chính là kim cang, kí hiệu này chính là kim cang, đại diện cho sự bất hoại, cái này sẽ không hư hoại, nhưng nó có thể phá hủy tất cả. Bởi vì nó rất cứng chắc, có thể phá hủy mọi thứ. Chúng ta cầm chày kim cang là cầm như thế này, dùng ấn phẫn nộ để cầm chày kim cang (Sư Tôn thị phạm). Phẫn nộ Kim Cang, Đại Lực Kim Cang của Chân Phật Tông chúng ta, ngài ấy là Đại Lực Kim Cang phá hủy tất cả. Hùng Thiên Hộ Pháp cũng gọi là Đại Lực Kim Cang, một tên gọi khác của ngài ấy chính là Đại Lực Kim Cang. Hùng Thiên Hộ Pháp chính là Đại Lực Kim Cang, mọi người hãy tìm hiểu một chút về Đại Lực Kim Cang mà xem.

Rất nhiều người không biết kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật rốt cục hàm nghĩa nằm ở đâu. Chỉ riêng tên kinh này đã chỉ ra ý nghĩa của kinh Kim Cang nằm trong đó rồi. Phá hủy tất cả, chính là kinh Kim Cang. Ý nghĩa nói tóm gọn lại thành kinh Kim Cang, phá hủy tất cả, cái gì cũng phá hủy hết. Bởi vậy, khi Tổ sư Đạt Ma thuyết pháp, ngài ấy đi lên, ngồi xuống, sau đó đập bàn một cái, xong, thuyết pháp xong rồi, thế rồi đi xuống. Hôm nay tôi giảng kinh Kim Cang, đã giảng xong rồi, bởi vì chẳng có gì có thể nói được mà, cái gì cũng đều phá hủy hết rồi thì còn nói gì nữa? Không cần giảng, đến cả pháp cũng phá hủy hết thì còn giảng pháp gì nữa chứ?

Chẳng có ai nói như vậy cả. Chẳng có ai giảng kinh Kim Cang lại nói như vậy cả. Những người mà giảng thì đều thao thao bất tuyệt, người nghe thì cũng thờ ơ, rốt cục hiểu được cái gì? Hôm nay giảng kinh Kim Cang chính là cần nói về ý nghĩa trọng yếu của nó. Phá hủy tất cả chính là yếu nghĩa của kinh Kim Cang, ngay đến pháp cũng phá hủy, ngay cả Phật pháp cũng phá hủy. Bạn tự mình nghĩ thử xem, mọi người hãy dùng một chút não bộ nghĩ thử xem, nếu như bạn đã thành Phật rồi, tôi hỏi bạn, bạn đã thành Phật rồi, bạn là A Đạt Nhĩ Mã Phật, bạn là Tì Lô Giá Na Phật, bạn là A Di Đà Phật, bạn là Dược Sư Như Lai, bạn là A Súc Phật, bạn là Bảo Sinh Phật, bạn là Bất Không Thành Tựu Phật, thế thì bạn mỗi ngày còn tu Phật pháp không? Có cần phải tu Phật pháp không? Có cần không? Đúng rồi, vô tu mà, không cần tu nữa, Phật pháp có thể quẳng đi, bạn đã thành Phật rồi mà, vô tu chính là tu, tu cũng tức là vô tu. Kinh Kim Cang chính là phá hủy tất cả, chính là thành tựu, nói như vậy mọi người sẽ thấy rõ ràng. Bạn thành Phật rồi thì còn tu Hộ Ma không? Thành Phật rồi, bạn còn làm Hộ Ma không? Bạn cần cúng dường ai nữa? Có Bổn tôn nào không phải là bạn đây? Sau khi bạn thành Phật rồi bạn còn tu Hộ Ma, thế thì bạn cúng dường cái gì? Cúng dường người à? Cúng cái gì? Không cần cúng, bạn là Ứng Cúng, bạn nên nhận đồ cúng chứ không phải là đi cúng dường. Nói như thế mọi người nghe hiểu hay không hiểu?

Cái gì gọi là Bát Nhã Ba La Mật? Bát nhã, chúng ta biết đó là trí huệ, trí huệ không phải là trí huệ bình thường, mà là Phật huệ, trí huệ của Phật, không phải là tri thức của nhân gian, không phải là trí tuệ của nhân gian, không phải tri thức của nhân gian, không thuộc về tri thức nhân gian, mà là tri thức xuất thế gian. Hai chữ bát nhã này thuộc về trí huệ xuất thế gian. Đến khi trí huệ viên mãn rồi thì thành tựu cảnh giới Không, tất cả đều quét sạch.

Ba la mật, trước đây chúng ta thường nói Bát nhã Ba la mật, Ba la mật, Ba la mật thừa chính là Đại thừa, là quảng đại vô biên. Ý nghĩa của Kim Cang chính là nói rằng trí huệ phá hủy tất cả là Như Lai đệ nhất, Đại thừa quảng đại vô tận. Ý nghĩa của kinh điển này chính là nằm ở đây, trí huệ phá hủy tất cả, Ba la mật quảng đại vô biên. Bản kinh điển này, bạn hãy ghi nhớ: nó là kinh điển quảng đại vô biên về trí huệ phá hủy tất cả. Cách giải thích của tôi khác với cách giải thích của người khác. Bạn có thể thấy người khác giải thích không giống như vậy. Có người cũng giải thích như vậy, bởi vì kim cang là kiên cố, nên họ gọi là trí huệ bất hoại. Kinh điển trí huệ bất hoại quảng đại vô biên. Ba la mật được gọi là Ba la mật thừa, chính là Đại thừa, Ba la mật thừa chính là Đại thừa. Hỏi "Anh học cái gì?" "Tôi học Đại thừa, chính là Ba la mật thừa." Tiểu thừa là Small thừa, small potato thừa. Kinh điển trí huệ bất hoại quảng đại vô biên. Kinh điển trí huệ bất hoại đạt đến quảng đại vô biên. Hoặc có thể nói rằng, là kinh điển quảng đại vô biên vĩ đại nhất, là kinh điển về trí huệ phá hủy tất cả để đạt đến Phật quả. Quả là quả trong từ quả vị, không phải là quốc trong từ quốc gia. Cũng có thể nói như vậy.

Thật ra, Ba la mật mọi người đã từng ăn chưa? [trong tiếng Trung, từ quả mít cũng có cách đọc là ba la mật] Loại quả đó gọi là ba la mật. Mọi người có biết quả mít được trồng ở đâu không? Đông Nam Á, Đông Nam Á có quả mít. Có ngon không? Tôi không thích ăn lắm, mọi người nói ngon, nhưng tôi lại không thích ăn lắm, tóm lại là có một hương vị hơi lạ. Ba La Mật kinh, như thế là đã biết đến danh từ này rồi, hôm nay sẽ nói về danh từ này. Kim Cang vừa là bất hoại vừa là phá hủy, Bát nhã chính là trí huệ, hàm ý của Ba la mật rất nhiều. Quảng đại vô biên, giúp đến được bỉ ngạn, thành tựu Phật quả, cứ nói như thế này thì rất dài.

Bản kinh điển này, người phiên dịch là Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập đời Hậu Tần. Bản thân người phiên dịch, mọi người thử lấy điện thoại tìm kiếm xem, có tư liệu về ông ấy đấy, mọi người sẽ biết ngay thôi, không cần tôi nói nữa. Ông ấy đương nhiên là người Ấn Độ, ấy, có phải là người Ấn Độ không? Có phải không? Đúng là người Ấn Độ. Có thể là người Trung Quốc di dân đến Ấn Độ không, rồi lại từ Ấn Độ quay về? Hình như có một pháp sư là như thế, đúng, đó là Sư Lợi Tinh Ha. Sư Lợi Tinh Ha thầy của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, ngài ấy là người Hán, di dân đến Ấn Độ học tập Phật pháp, sau đó Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đã bái ngài ấy làm thầy. Sư phụ của Liên Hoa Sinh Đại Sĩ là người Hán, di dân đến Ấn Độ trở thành người Ấn Độ, sau đó lại truyền pháp cho Liên Hoa Sinh Đại Sĩ, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ là người Ấn Độ. Mọi người đã từng nghe qua chưa? Sư Lợi Tinh Ha là người Hán, di dân đến Ấn Độ (Thiên Trúc), sau đó trở thành người Ấn Độ, rồi lại truyền pháp cho Liên Hoa Sinh Đại Sĩ.

Thôi, hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 25/07/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Liên Hoa Sinh Đại Sĩ tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 1.)

02. Liên hệ giữa kinh Kim Cang và pháp Thời luân, pháp Thí thân

(Bài giảng 2)

Kim cang chính là vũ khí của thời Ấn Độ cổ đại. Kim cương thừa biểu thị sự bất hoại. Giống như kim cang, đây chính là kim cang. Đây là vũ khí thời Ấn Độ cổ đại, nó là thứ bất hoại. Bạn không tin sao? Bạn thử cầm nó lên và ném vào tường, nó cũng sẽ không hỏng đâu, vẫn như thế này. Bạn ném nó xuống đất nó cũng không hỏng, nó cũng vẫn như thế này. Đây là vũ khí của thời Ấn Độ cổ đại, tượng trưng cho Kim cương thừa. Vũ khí của Ấn Độ cổ đại, cầm vũ khí này tượng trưng cho sự bất hoại, đây chính là kinh Kim Cang. Cái thứ bất hoại này là để làm gì? Để phá bỏ tất cả, kinh Kim Cang cũng như vậy. Kim Cang là kinh điển trí huệ bất hoại để phá bỏ tất cả đạt đến thành tựu. Giải thích về kinh Kim Cang tôi đã nói rồi. Là kinh điển dựa vào trí huệ bất hoại của kim cang, Bát nhã chính là trí huệ, để đạt đến thành tựu, nên gọi là kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Thành tựu rất lớn, thành tựu lớn nhất, thành tựu vô thượng, chính là Ba la mật, đại diện cho Đại thừa, Ba la mật thừa đại diện cho Đại thừa, Ba la mật chính là tượng trưng cho thành tựu vô thượng. Bởi vậy, kinh điển này chính là kinh điển dựa vào trí huệ của kim cang bất hoại để mà quét sạch tất cả, đạt đến thành tựu vô thượng. Giải thích thế này là rõ ràng rồi. Tôi bảo mọi người nhé, từ kinh điển này tôi đã liên tưởng đến Thời Luân Kim Cang. Thời Luân Kim Cang là ai biến hóa ra? Là Thích Ca Mâu Ni Phật biến hóa ra Thời Luân Kim Cang, tại tháp Amaravati ở miền nam Ấn Độ, ngài đã đem pháp Thời Luân Kim Cang truyền cho Quốc vương xứ Shambhala là Vua Nguyệt Hiền. Thời luân có ý nghĩa là gì? Là bánh xe lớn của thế gian liên tục quay vòng, không có một thứ nào là không bị hủy hoại. Nhà cửa, ví dụ, tuổi đời của Chân Phật Mật Uyển dài, hay là thọ mạng của Sư Tôn dài? Tuổi đời của nhà cửa tương đối dài, đúng vậy không? Có những ngôi nhà có thể kéo dài tới một trăm năm, hai trăm năm, thậm chí những ngôi nhà mấy trăm tuổi cũng có, đã trở thành những ngôi nhà cổ rồi, lâu đài cổ, chúng vẫn tồn tại như xưa. Nhưng chúng sẽ có lúc bị hủy diệt không? Có, bởi vì chúng đã trải qua một thời gian rất dài. Thời Luân Kim Cang chính là bánh xe thời gian khổng lồ, phá hủy toàn bộ, hủy hoại tất cả. Đây là ý nghĩa của bánh xe thời gian, ý nghĩa của Thời Luân Kim Cang. Mọi người đã nghe qua Thời Luân Kim Cang, ý nghĩa chân chính của Thời Luân Kim Cang chính là bánh xe thời gian khổng lồ khi lăn qua thì cái gì cũng chẳng còn. Xe cộ có hỏng không? Có, sẽ hỏng. Nhà cửa có hỏng không? Sẽ hỏng. Con người có hoại diệt không? Sẽ hoại diệt. Hoại diệt như thế nào? Thời gian qua đi, bạn sinh ra là trẻ sơ sinh, sau đó thành trẻ con, thành thanh niên, thiếu niên, rồi trưởng thành, tiếp theo là tuổi già, cuối cùng bạn chết đi, thế là bạn đã hoại diệt rồi. Cái thứ gì đã khiến mọi thứ hoại diệt? Là bánh xe thời gian. Thời gian, nằm trong thời gian. 700 triệu năm trước, chúng ta học vật lý đôi khi có nhắc đến. 700 triệu năm trước trái đất đã có bảy lần chuyển biến, có nghĩa là núi biến thành ruộng dâu, ruộng dâu biến thành núi. Biển rộng là núi, sau đó núi lại biến thành biển, biển lại biến thành núi, tất cả mọi thứ đều hoại diệt hết cả. Nằm trong thời gian thì chẳng thứ gì tồn tại được, nghĩa là quét sạch tất cả. Thời Luân Kim Cang cũng quét sạch tất cả. Ngoài ra, bạn có nhớ Tổ sư Đạt Ma đến Tây Tạng đã đổi tên thành gì không? Là Padampa Sanggye. Khi đến Tây Tạng, tên của ngài được gọi là Padampa Sanggye. Padampa Sanggye đã truyền cho Mã Cát Lạp Tôn [Machig Labdron] pháp gì? Pháp này gọi là pháp Thí thân. Pháp Thí thân, pháp Xả thân. Đó là pháp Đoạn. Đoạn, thế nào gọi là pháp Đoạn? Phá hủy hết! Cắt luôn cả cái cổ của mình. Người Nhật Bản thì rạch bụng mà chết. Họ có ba cây đao, một cây đao dài, một cây đao trung, một cây đao ngắn. Đao ngắn dùng để làm gì? Khi thất bại thì họ rạch bụng, đó là tinh thần võ sĩ đạo. Mổ bụng tự sát, rạch bụng. Rạch bụng trong tiếng Nhật gọi là gì? Tiếng Nhật, Japan language. Tôi nhớ hình như là seppuku. Tôi không nhớ rõ lắm, bởi vì trước kia bố tôi thường kể chuyện rạch bụng tự sát. Phát âm thế nào, từ rạch bụng ấy? Tôi nhớ hình như bố tôi nói là… tôi nghe rồi nhưng lại quên mất rồi. Seppuku phải không? Seppuku. Đúng thế à, đúng thế không? Is it true? No kidding? [Có đúng không? Không đùa chứ?] Seppuku. Thấy không, tôi vẫn còn nhớ được, bố tôi thường nói seppuku. Bố tôi cầm cái bokken trong nhà, là cái kiếm gỗ, kiếm gỗ của samurai Nhật Bản, rất dày, rất thô, để đánh tôi tới mức cây gậy này cũng gãy luôn. Chà, thật đó. Thế nên Sư Tôn là mình đồng da sắt đó. Bốp! Cái gậy bokken Nhật Bản cũng gãy luôn. Bánh xe lớn thời gian này là Đoạn pháp, Tổ sư Đạt Ma truyền cho Mã Cát Lạp Tôn chính là Đoạn pháp. Cắt lìa cái cổ, đem toàn bộ thân mình cúng dường cho tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát của thập phương tam thế, cúng dường lục đạo chúng sinh, đem toàn bộ thân mình cúng dường hết, đây gọi là tinh thần cho đi và tinh thần xả bỏ. Chúng ta tu hành cần có tinh thần này mới có thể thành tựu. Hôm nay bạn nghe tôi giảng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, bạn cần phải có tinh thần từ bỏ tất cả. Đừng để điều tốt lưu lại trong tâm, cũng đừng để điều xấu lưu lại trong tâm. Thiện, ác đều không đặt trong tâm, tất cả việc lớn, việc vừa, việc nhỏ đều không để trong tâm, hãy quét sạch tất cả. Chỉ vì người ta nói bạn một câu mà bạn đau lòng đến ba ngày, không đáng như thế! Bạn là hành giả, đừng đem những thứ rác rưởi này bỏ vào bên trong thân thể bạn, cần vứt bỏ hết những thứ rác rưởi bên trong thân thể bạn! Tiền bạc, sự nghiệp, tình yêu, tình thân, tất cả vàng bạc châu báu, bao gồm cả thân thể của chính mình, tất cả đều loại bỏ sạch sẽ, thì đó mới là kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Bạn có hiểu kinh điển này không? Chỉ một câu nói có thể khiến bạn đau lòng mất mấy ngày, một việc nhỏ xíu thế là bạn chẳng đến nữa. Lão phu không đến nữa, tôi chẳng lên pháp tọa thuyết pháp nữa! Không sướng mà! Có được như thế không? Mỗi sự việc đều là việc tốt, tôi đã nói rồi: "Tất cả mọi việc đều là sự an bài hoàn hảo nhất." Thế thì còn có việc gì nữa, sự an bài hoàn hảo vẫn còn là có việc, ngay cả sự an bài hoàn hảo cũng cần phải bỏ đi. Tôi giảng kinh Kim Cang không giống những người khác giảng. Chỉ riêng mỗi tên gọi kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật tôi đã nói lâu như vậy rồi. Mọi người hiểu kinh Kim Cang, mọi người mỗi ngày đều niệm kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật: "Tôi nghe như vầy. Một thời, Đức Phật ở thành Xá Vệ trong khu vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì kheo. Hôm ấy, gần đến giờ thọ trai, Thế Tôn đắp y cầm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Ở trong thành, ngài lần lượt khất thực rồi trở về nơi ở của mình. Ăn xong, ngài thu dọn y bát, rửa chân rồi bày chỗ để ngồi." Ngày ngày niệm, thế bạn có biết kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là gì không? Chính là bánh xe thời gian, chính là pháp Đoạn! Đoạn trừ tất cả! Tình yêu gì chứ? Khốn kiếp! Thật đó, tất cả đều là nhất thời thôi! Bạn không biết sao? Đó là nhất thời đó! Lúc này thì có tình yêu, bạn chết đi rồi thì còn tình yêu gì nữa? Bạn chết rồi thì còn tiền bạc của cải gì nữa? Bạn chết rồi thì còn nhà cửa xe hơi gì nữa? Bạn chết rồi thì ngay cả nhục thể cũng chẳng còn, bạn muốn thành tựu thì ngay cả nhục thể này cũng cần phải thanh trừ sạch sẽ hết! Sự nghiệp à, tình yêu à, vận mệnh à, phong thủy à, tử vi à,… kì thực Phật Đà nói, chúng đều là khốn kiếp cả! Phật Đà chẳng thích gì những thứ này. Người hiểu phong thủy là Xá Lợi Phất, đại đệ tử số một của Phật, là vị trí huệ bậc nhất, phong thủy chủ yếu dùng tại nhân gian, là dùng pháp nhập thế để độ chúng sinh mà thôi, chứ thật ra chẳng có tác dụng gì. Hôm nay tôi giảng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật thì sẽ giảng rõ ràng một chút cho mọi người rằng: kinh này có liên quan với pháp Thời luân! Bánh xe lớn của thời gian lăn qua, tất cả mọi thứ đều chẳng còn. Kinh này có liên quan đến pháp Thí thân, con người chết rồi thì cái gì cũng chẳng còn. Tuy nhiên, là tôi nói một ý chung, tất cả mọi thứ trên đời đều chẳng còn. Con người chết đi rồi, tất cả mọi thứ trên thế gian đều chẳng còn gì! Tình thân cái gì, tình yêu cái gì, tình cái gì, tình cái gì, cho dù như ông Piano cũng chẳng còn nữa! (Sư Tôn chỉ vào Thượng sư Liên Cầm - chữ Cầm này trong từ dương cầm, nghĩa là đàn piano). Piano và Sakura, Thượng sư Liên Cầm này gọi là Piano, Sakura là thầy giảng dạy Liên Anh (Anh trong từ hoa anh đào), thật sự đều chẳng còn gì. Hoa anh đào cũng chẳng còn, sakura. Om mani padme hum. (Ngày 31/07/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 2.)

03. Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội (1)

(Bài giảng 3) Nguồn gốc thời gian địa điểm của người giảng kinh Kim Cang

Bây giờ chúng ta lại nói một chút về kinh Kim Cang. Đi vào chủ đề "Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội". Kinh Kim Cang này, Phật Thích Ca Mâu Ni muốn nói kinh Kim Cang thì cũng phải có điều kiện, bây giờ nói về điều kiện của nó. Thứ nhất, phải có người giảng kinh. Nhân vật chính là ai? Là Phật Thích Ca Mâu Ni. Người nghe là ai? Người đặt câu hỏi chủ yếu là ai? Nhìn chung mà nói thì Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh cũng là trò hỏi thầy trả lời, một trong số những đệ tử này nêu lên thắc mắc, Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ theo điều mà người đó hỏi mà nói bộ kinh điển này. Người hỏi ở đây, nhân vật nam chính thứ hai chính là Tu Bồ Đề. Địa điểm là ở đâu? Ở tịnh xá Kì Viên. Phật Thích Ca Mâu Ni từng sống ở ba nơi rất quan trọng, một là hang động Linh Sơn, hang động ở núi Linh Thứu, hai là tịnh xá Trúc Lâm, thứ ba là tịnh xá Kì Viên. Trong đời Thích Ca Mâu Ni Phật đã từng sống ở ba nơi, hang động ở núi Linh Thứu, tịnh xá Trúc Lâm và tịnh xá Kì Viên. Thế còn nguyên do là gì? Là do có người hỏi. Ai hỏi? Tu Bồ Đề hỏi. Vì sao lại là Tu Bồ Đề hỏi? Bởi vì là kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Tu Bồ Đề cũng là một trong số mười đại đệ tử, là "giải Không nghĩa đệ nhất", tức ngài ấy hiểu rõ nhất về tính Không, nên ở đây do ngài ấy hỏi. Trí huệ đệ nhất là Xá Lợi Phất. Thần thông đệ nhất là Mục Kiền Liên. Còn đây là do người hiểu rõ về tính Không nhất là Tu Bồ Đề hỏi, phần lớn đều là giải đáp câu hỏi của Tu Bồ Đề. Nguyên do của pháp hội, chúng ta mỗi lần tụ hội để giảng đều có người giảng kinh, có người nghe kinh, có địa điểm. Có nhân vật, thời gian, địa điểm, còn có quá trình diễn ra, nên đây là "Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội". Nói như vậy mọi người hiểu rồi chứ? Thế nào là "Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội"? Có nhân vật, có địa điểm, có hỏi có đáp, quá trình hỏi đáp, có thời gian (đương nhiên chính là lúc sống tại tịnh xá Kì Viên), nguyên do của pháp hội chính là như vừa nói. Lúc ban đầu, Phật Thích Ca Mâu Ni lên Đao Lợi Thiên giảng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện cho phu nhân Maya nghe, chính là mẫu thân của ngài. Sau đó, Phật Thích Ca Mâu Ni biến mất khỏi đó một lúc, rồi đột nhiên trở về. Liên Hoa Sắc là một tì kheo ni xinh đẹp nhất trong tăng đoàn. Bởi vì trong tăng đoàn, Liên Hoa Sắc là người xinh đẹp nhất, nên đã hại rất nhiều tăng nhân đầu trọc chạy theo nàng ấy. Liên Hoa Sắc là người đầu tiên chạy đến trước mặt Phật Đà, nàng nói: "Con đến trước tiên để nghênh đón Thế Tôn trở về." Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Không phải, không phải cô." Nàng ấy nói: "Rõ ràng con là người đầu tiên đến, vì sao lại nói không phải con?" Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Có một người đến trước cô." Nàng ấy nói: "Không có đâu, con là người đầu tiên chạy đến, tì kheo ni Liên Hoa Sắc con là người đầu tiên chạy đến, vì sao thầy lại nói còn có người khác, bên cạnh con chẳng có người nào khác, con là người đầu tiên đến nghênh tiếp Phật Thích Ca Mâu Ni." Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Có một người đến trước cô, người này chính là Tu Bồ Đề." Bởi vì Tu Bồ Đề cũng biết Phật Thích Ca Mâu Ni sắp từ Đao Lợi Thiên xuống, ngài ấy muốn đi nghênh tiếp, nhưng ngài ấy đứng lên rồi lại ngồi xuống, đây là ngồi thiền định còn suy nghĩ thì đi nghênh tiếp Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni lập tức biết ngay: "Người đầu tiên đến nghênh tiếp ta là Tu Bồ Đề tôn giả." Ngài ấy không dùng hình tượng thật để đi đón tiếp Phật Thích Ca Mâu Ni, còn Liên Hoa Sắc thì có hình tượng thật để đi đón tiếp Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng người đến đầu tiên vẫn là Tu Bồ Đề. Vì thế ở đây nói đến hai nhân vật chính, một là Phật Thích Ca Mâu Ni là người giảng kinh, hai là Tu Bồ Đề là người nêu câu hỏi. Kinh Kim Cang chính là vì hai nhân vật chính này mà mới thành kinh Kim Cang. Đây là "Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội". Hôm nay chúng ta sẽ nói về câu nói này. Đúng thế, nguyên do của pháp hội nhất định cần có địa điểm, là ở tịnh xá Kì Viên. Cần có nhân vật, Tu Bồ Đề nêu câu hỏi, Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời. Quá trình diễn ra sự việc, có bao nhiêu người ở đó, ở tịnh xá Kì Viên, đây chính là lí do dẫn đến pháp hội. Thời gian thì sao? Là hơn 2600 năm trước, 100 năm nữa đã qua rồi, nên thành ra là hơn 2600 năm trước tại tịnh xá Kì Viên thành Xá Vệ ở Ấn Độ. Có thời gian, có địa điểm, có nhân vật, như vậy mới có thể thành một bản kinh điển, đây chính là "Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội". Nếu như không nói như thế này, nhân duyên chính là bắt đầu, nhân duyên bắt đầu chính là thứ nhất, tiếp theo thì là đoạn văn này: "Tôi nghe như vầy. Một thời, Đức Phật ở thành Xá Vệ trong khu vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì kheo. Hôm ấy, gần đến giờ thọ trai, Thế Tôn đắp y cầm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Ở trong thành, ngài lần lượt khất thực rồi trở về nơi ở của mình. Ăn xong, ngài thu dọn y bát, rửa chân rồi bày chỗ để ngồi." Đoạn văn này hẳn là mọi người rất hiểu rồi, nhưng ở đây cũng có rất nhiều hàm nghĩa, đừng coi thường đoạn văn này. Đoạn văn này cũng cần phải giảng tới mấy ngày đó. Sao, làm gì có cái gì? Mọi người nghĩ mà xem, bạn đọc đoạn văn này thấy rất rõ ràng, bạn đọc đều hiểu cả. Ở nơi đó, mọi người ra ngoài rồi đem bát trở về, bày chỗ ngồi ra, sau đó ăn cơm xong, rửa chân, rửa mặt, đi tắm, rồi lại lên chỗ ngồi, đại khái là như vậy. Đâu có đơn giản như thế. Có hàm ý đó, mọi người tự mình thử nghĩ trước đi, ở đây rốt cục có hàm ý gì? Đây là cuộc sống của Phật Thích Ca Mâu Ni đó, trong đây có hàm ý gì, bạn tự mình nghĩ xem. Rồi đợi đến thứ bảy tuần sau tôi sẽ nói cho bạn nghe, bạn sẽ hiểu. Những gì viết trong đoạn này là địa điểm và các vị đại tì kheo nhiều như vậy, khi ấy họ đi ra ngoài hóa duyên, hóa duyên trở về thì ăn cơm no. Ăn no rồi thì dọn dẹp y bát, rửa chân, Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi ở đó. Cái này rất đơn giản, tôi đã nói xong rồi, đúng vậy không? Là như thế à? Trong đây còn có ý nghĩa rất sâu nữa, tôi bảo bạn nhé, bạn đừng có không biết một cách ngốc nghếch thế, ý nghĩa rất sâu nằm ở trong này đó. Thôi nói đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 01/08/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 3.)

04. Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội (2)

(Bài giảng 4) Chuyện ăn mặc ở hoạt động đi lại của Phật Đà

“Tôi nghe như vầy. Một thời, Đức Phật ở thành Xá Vệ trong vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì kheo. Hôm ấy, gần đến giờ thọ trai, Thế Tôn đắp y cầm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Ở trong thành, ngài lần lượt khất thực rồi trở về nơi ở của mình. Ăn xong, ngài thu dọn y bát, rửa chân rồi bày chỗ để ngồi.” Hôm nay chúng ta nói về kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, nghĩa là kinh điển dùng trí huệ bất hoại để đạt được thành tựu vô đẳng đẳng, vô thượng, là kinh điển lấy trí huệ bất hoại để phá hủy tất cả, đạt đến vô đẳng đẳng. Pháp hội đã bắt đầu, pháp hội, và kinh Kim Cang này cũng bắt đầu rồi! "Tôi nghe như vầy." Bốn chữ này, bình thường thì chữ "tôi" này là để chỉ… chủ yếu là chỉ A Nan tôn giả, cùng tất cả những người có mặt ở đó đã nghe được, người nghe pháp, "tôi" ở đây là chỉ A Nan tôn giả nghe Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, cùng tất cả đồng môn cùng ngồi nghe Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, nên gọi là "tôi nghe như vầy", nghĩa là tôi đang ngồi ở đó nghe được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp. "Tôi" này là chỉ A Nan tôn giả. Khả năng ghi nhớ của A Nan tôn giả là Number One. Trí nhớ của ngài ấy là tốt nhất, thế nên "tôi nghe như vầy" là ngài ấy đã ghi nhớ tất cả lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói. Vốn dĩ tôi muốn nói, có thể ghi nhớ tất cả kinh điển mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, trí nhớ như vậy là thiên hạ vô song, chẳng có người nào khác. Tôi không thể nào tin được, lão phu đây không tin. Có loại người nào như thế không, thời bây giờ ấy? Nói thử xem. Có kiểu người như thế không? Tôi cũng chẳng thể nhớ được. Hôm nay, tôi nói để bạn biết, Chu Thời Nghi dạy Lực học lượng tử, lượng tử này, sáng nay tôi vừa ngủ dậy thì cứ nghĩ mãi về hai chữ "lượng tử", rốt cục là các hạt, hay là điện tử, hay là trung tử, hay là cái gì tử? Nghĩ cả nửa ngày rồi thì từ bên trong, chữ "lượng" này mới bật ra, tôi mới nhớ ra là Lực học lượng tử, ông ấy là chuyên gia. Một chữ "lượng" đã khiến tôi nghĩ lâu như vậy. Bạn chê tôi ư? Tôi mắc chứng đãng trí rồi, tôi làm sao mà nhớ được chứ? Nghe nói trí nhớ của A Nan siêu tốt, những gì Phật Đà nói ông ấy đều biết, kinh đều do A Nan và những người bổ sung cho trí nhớ của A Nan. Những người ngồi nghe pháp khi ấy, cái gọi là "tuyệt kĩ" chính là nằm ở đây đó. Câu này Phật Thích Ca Mâu Ni có từng nói không? Có, mọi người cùng thừa nhận, và thế là sẽ ghi lại, và như thế là "tôi nghe như vầy". Mỗi kinh điển đều bắt đầu bằng bốn chữ này. Là A Nan và các đại tì kheo có mặt ở đó nghe pháp. "Một thời, Đức Phật ở thành Xá Vệ trong vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc", ở đây có vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc, thành Xá Vệ thì mọi người đã biết rồi, Phật Đà sống ở thành Xá Vệ. Vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc này gọi là tịnh xá Kì Viên. Phật Đà từng sống ở ba nơi: một là hang động ở núi Linh Thứu, đó là lúc sớm nhất, nơi tiếp theo là tịnh xá Trúc Lâm, cuối cùng là tịnh xá Kì Viên, gọi đầy đủ là vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc. Thế nào là Kì Thụ? Kì thụ tức là cây kì lạ, có người nói thế này, đó là cây (thụ) mà. No, sai rồi, là Thái Tử Kì Đà. Hồi ấy có một người là Thái Tử Kì Đà, khu vườn này thuộc về thái tử. Rồi có trưởng lão Cấp Cô Độc muốn mua khu vườn này. Ai đã đi xem địa lí? Là Xá Lợi Phất. Xá Lợi Phất đã tìm khắp nơi trong nước Xá Vệ thì tìm thấy địa điểm này. Trưởng lão Cấp Cô Độc, hay còn gọi là trưởng giả Cấp Cô Độc, ông ấy là một từ thiện gia lớn ở nước Xá Vệ. Thế nào gọi là Cấp Cô Độc? [Cấp cô độc nghĩa là tặng cho người cô đơn.] Nghĩa là, hễ bạn là cô nhi, quả phụ, hoặc đàn ông độc thân, người nghèo, ông ấy sẽ đều cho thức ăn, cho chỗ để ở. Bởi vậy đại thiện nhân này có biệt danh là trưởng giả Cấp Cô Độc. Trưởng giả Cấp Cô Độc muốn dâng tặng một khu vườn cho Phật Thích Ca Mâu Ni, ông ấy muốn cúng dường một mảnh vườn cho Phật Thích Ca Mâu Ni. Xá Lợi Phất đã nhìn trúng khu vườn này, đó là khu vườn của Thái Tử Kì Đà. Thái Tử Kì Đà nói với trưởng lão Cấp Cô Độc: "Nếu ông có thể dùng vàng, dùng vàng để phủ lên khu vườn này thì tôi sẽ bán nó cho ông." Thế rồi trưởng giả Cấp Cô Độc thật sự đã dùng vàng để phủ lên mặt đất, mặt đất toàn bộ đều lát vàng, thế là Thái Tử Kì Đà đã không thể không bán cho trưởng lão Cấp Cô Độc. Nói như vậy mọi người rõ rồi chứ? Thế nhưng ông ấy chỉ phủ vàng lên mặt đất, trên cây không có phủ vàng. Trong khu vườn này có rất nhiều cây, cây không được phủ vàng. Những cây ấy là do ai cúng dường? Là Thái Tử Kì Đà nói rằng vì ông đã cúng dường đất này cho Phật Thích Ca Mâu Ni rồi, vậy thì tôi sẽ cúng dường cây ở đây cho Phật Thích Ca Mâu Ni, vì thế nên gọi là vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc. Nói như vậy hiểu rồi chứ? Mọi người nghe có hiểu không? Khu vườn này vốn dĩ là của Thái Tử Kì Đà, Cấp Cô Độc muốn mua, Thái Tử nói: "Chỉ cần ông dùng vàng phủ lên mảnh đất này, phần đất được phủ vàng tôi sẽ bán cho ông." Trưởng giả Cấp Cô Độc thật sự là một người rất có tiền, bởi vì ông ấy là đại phú hào, ông ấy chuyên môn chu cấp cho người cô quả, còn cho cả người cô đơn, là một đại thiện nhân cho người ta ăn, cho người ta chỗ ở. Ông ấy đã dùng vàng để phủ lên mảnh đất này để tặng cho Phật Thích Ca Mâu Ni. Cây thì không phủ vàng, cây là của Thái Tử Kì Đà, những cây ấy là do Thái Tử Kì Đà cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni, vì thế trở thành vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc, gọi đơn giản là tịnh xá Kì Viên. Như vậy mọi người hiểu rồi chứ? Đoạn này, "Một thời, Đức Phật ở thành Xá Vệ trong vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc", người khác dịch ra đôi khi dịch sai. Kì thụ có người dịch thành... cây không có gốc đúng không? Cây không có gốc thì gọi là kì thụ, có người dịch thành cây không gốc. Sai rồi! Là cây của Thái Tử Kì Đà tặng cho Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng với trưởng giả Cấp Cô Độc tặng khu vườn này cho Phật Thích Ca Mâu Ni, phong thủy địa lí của khu vườn này là do Xá Lợi Phất xem. "Cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì kheo", tổng cộng có 1250 người, có nhiều người như vậy. Khi ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni "gần đến giờ thọ trai", giờ ăn đã đến rồi, ngài mặc y phục, cầm theo bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. "Ở trong thành, ngài lần lượt khất thực rồi trở về nơi ở của mình. Ăn xong, ngài thu dọn y bát, rửa chân rồi bày chỗ để ngồi." Tôi giải thích đoạn này. Giờ ăn cơm đã đến rồi. Ăn cơm, tiếng Đài Loan gọi là "đi ăn", tiếng Quảng Đông gọi là "xực phàn", tiếng Mã Lai, Ấn Độ gọi là "makan nasi". Còn tiếng Quốc ngữ thì sao? Là "ăn cơm", đúng không? Đúng, chúng ta thì vào buổi trưa sẽ nói là lunch time, buổi tối thì nói là dinner time, buổi sáng thì là breakfast. Ăn cơm ở đây cũng có kiến thức đó. Đại Ca Diếp chuyên tìm đến người nghèo để xin đồ ăn. Phật Thích Ca Mâu Ni có hỏi ông ấy vì sao lại tìm đến nhà người nghèo để xin ăn? Ông ấy nói ông ấy muốn chúc phúc cho người nghèo, để họ sau này trở nên giàu có. Đó là Đại Ca Diếp. Thế nên Đại Ca Diếp ăn như thế nào? Ăn giống như pháp sư Liên Tự ấy. Còn A Nan tôn giả thì chuyên môn đến nhà người giàu để xin ăn. Thế là, Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi ông ấy, vì sao ông chuyên môn xin ăn từ những người có tiền? A Nan trả lời rằng ông ấy muốn giảm bớt gánh nặng của người nghèo, người nghèo muốn cúng dường ông ấy nhưng họ đã rất nghèo rồi, lại còn phải san sẻ thức ăn để cúng dường ông ấy thì thật sự không đành lòng, vì thế ông ấy chuyên đi xin thức ăn từ người giàu. Thế nên A Nan nhìn trông như pháp sư Tuyên Nhân vậy. Mọi người nhìn xem hai người này đứng lên thấy rất khác nhau. Tuyên Nhân thì trông to như thế này, còn Liên Tự thì còm nhom gầy khô. Đại Ca Diếp cũng còm nhom gầy khô, còn A Nan thì béo béo mầm mập. Cả hai người nói đều có lí. Phật Đà nói, hai ông nói đều có lí, nhưng cũng chẳng có lí. Hai ông không có "bình đẳng quán"! Ông ra ngoài hóa duyên, đi khất thực, ông gặp được cái gì thì ăn cái đó, không có chuyện ông lựa chọn, ông còn lựa chọn thì đã đi chệch đường rồi. Giáo huấn của Phật Thích Ca Mâu Ni là như vậy đó. Ăn, bạn cần có quan điểm bình đẳng, không thể lựa chọn đồ ăn. Người xuất gia chính là như thế, hôm nay có cái gì thì ăn cái đó. Hôm nay bạn gặp người nghèo thì bạn ăn đồ của người nghèo. Ngày mai bạn gặp người giàu, người có rất nhiều tiền, thì bạn ăn đồ của người giàu. Ăn cũng cần có học vấn! Phật nói, một người chuyên môn xin ăn từ người nghèo, một người chuyên môn xin ăn từ người giàu, thì đều không có "bình đẳng quán", đều có thiên lệch. Một người hướng về người nghèo, một người hướng về người giàu, hai người đều không đúng. Có cái gì thì ăn cái đó, bản thân là một hành giả thì không thể chọn lựa thức ăn, điểm này cần chú ý đó! Bạn chọn lựa đồ ăn là không đúng đâu. Tôi bảo bạn nhé, Đại Ca Diếp là cực kì đó! Ông ấy là người cực kì đó! Ông ấy ăn… gọi ông ấy là Đầu Đà Đệ Nhất chẳng phải là gọi bừa đâu! Vì sao cuối cùng ông ấy lại rời bỏ tăng đoàn của Phật Thích Ca Mâu Ni? Bởi vì sau này, Phật Thích Ca Mâu Ni sống tại tịnh xá Trúc Lâm, sống ở nơi này, sống cũng cần có học vấn đó. Ở đây nói đến sống, ở đây cần bàn về chuyện ăn, mặc, ở, đi lại. Đại Ca Diếp bởi vậy gọi là Đầu Đà Đệ Nhất, trên phương diện ăn, phương diện ở, phương diện mặc, phương diện hoạt động, toàn bộ việc ăn mặc ở hoạt động ông ấy đều không giống những người khác. Về việc ăn, thức ăn xin được, trước tiên ông ấy quán tưởng, trước khi ăn đều làm quán tưởng, đem những thức ăn này… giống như chúng ta vậy, đầu tiên cúng dường Phật Bồ Tát chư Tôn, cúng dường lục đạo chúng sinh, sau đó lại quán tưởng những thức ăn này biến thành poo! [Poo trong tiếng Anh có nghĩa là cục phân.] Canh để ăn thì biến thành nước tiểu, uống nước tiểu! Ăn phân! Đây là dùng hạnh đầu đà để làm mọi việc. Bạn là người tu hành thì cần ghi nhớ! Không chỉ là "bình đẳng quán" mà còn phải quán tưởng những thứ này thành những thứ khó nuốt trôi nhất trong thiên hạ. Thật đó. "Pháp sư ăn phân, uống nước tiểu", không phải là uống rượu, mà là uống nước tiểu, ăn nước tiểu, ăn phân, đó là cách ăn của Đầu Đà Đệ Nhất. Vì sao ông ấy rời tăng đoàn? Bởi vì cuối cùng Phật Thích Ca Mâu Ni sống tại tịnh xá Trúc Lâm, sống ở vườn Cấp Cô Độc, là nơi quá tuyệt vời! Đó là biệt thự đó! Đại Ca Diếp không hề muốn sống ở đó. Nơi ông ấy sống là ở đâu? Ông ấy sống ở giữa nghĩa địa, giữa những phần mộ, ở giữa các ngôi mộ, sống trong hang, sống dưới cây, đó đích thực là Đại Ca Diếp, bởi vậy mới nói ông ấy là một đệ tử rất vĩ đại. Ông ấy không sống ở tịnh xá, không ngủ trên giường, tuyệt đối luôn ngủ giữa những ngôi mộ, ngủ dưới cây, ngủ trong hang động, đó là việc sống của ông ấy. Ông ấy ngủ cũng vẫn không ngả ra, tuyệt đối không nằm xuống, ông ấy ngủ ngồi, đó là Đại Ca Diếp. Ông ấy giữ thói tu hành theo hạnh đầu đà, là người số một, vì thế ông ấy được gọi là Đầu Đà Đệ Nhất. Nào có giống như A Nan, ngủ giống như heo vậy! Thế nên hai người ấy vốn không hợp nhau, A Nan và Đại Ca Diếp căn bản là không hợp nhau. Một người giống như Liên Tự, một người giống như Tuyên Nhân, hình thể đều khác nhau. Một người ăn tới béo mầm, một người còm nhom, Đại Ca Diếp là như vậy. Ồ, thật đó! Ngón tay ông ấy duỗi ra thì trông như chân gà vậy. Tiếp theo lại nói về việc mặc. Thời ấy Phật Thích Ca Mâu Ni mặc đồ là mặc như thế nào? Một tấm vải! Hồi đầu tiên, vị Đầu Đà Đệ Nhất mặc như thế nào? Ở nghĩa trang, rất nhiều khu rừng vứt xác ở Ấn Độ là những gò đất chôn lộn xộn! Những người chết ấy, những mảnh vải quấn lên thân người chết, lấy ra để quấn lên người mình, cách mặc là quấn vải lên người như vậy, đó là cách mặc của Đại Ca Diếp. Cách mặc sau này, cách họ mặc và cách mặc quấn lên người có một chút giống với cách mặc của các hòa thượng Tiểu thừa ở Thái Lan, họ vẫn còn gìn giữ cách mặc của thời cổ đại ở Thiên Trúc. Cách mặc, mặc quần áo không giống với chúng ta hiện tại là mặc một chiếc váy Lama, một chiếc áo khoác, thế là thành trang phục Lama, có đúng không? Còn khoác thêm cái áo choàng không tay này, áo thiền, khoác thêm cái áo thiền, cái đó gọi là áo thiền. Cái này đã thay đổi rồi, đã cải biến rồi. Cách mặc đúng là một tấm vải quấn lên người, hơn nữa tấm vải ấy không phải là vải tốt gì, đều giống như tấm vải quấn người chết, cái vải bọc người chết lại. Ở Ấn Độ khi chết, lấy tấm vải quấn lên thân người chết, đó là cách mặc của họ. Cách mặc cũng có học vấn đó. Bạn xem họ mặc ra sao? Bạn có biết mặc không? Thật sự đem tấm vải ra cho bạn mặc, bạn có biết mặc không? Đưa cho bạn y phục của Tiểu thừa để mặc, chỉ có một tấm vải quấn lên người thôi. "Cầm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Ở trong thành, ngài lần lượt khất thực", mọi người đều đi như vậy, sau đó họ đi chân đất, thời ấy là đi chân đất, bây giờ thì đã đi giày rồi, đi dép cỏ. Hòa thượng bây giờ đã khác rồi! Đi giày da, đi cái gì… trước kia là đi dép cỏ, đi giày cỏ, thế nhưng vào mùa hè, vì Ấn Độ nhiều mưa, khi ấy thường hay mưa, thế nên mới có "an cư kết hạ". "An cư kết hạ" là ý nói rằng bởi vì trời mưa, sâu bọ sẽ bò ra, bạn đi ra ngoài khất thực sẽ dẫm lên những sâu bọ này, khiến chúng bị dẫm chết, bởi vì không sát sinh, cho nên mới gọi là "an cư kết hạ", "an cư kết hạ" trong thời gian ba tháng. Ở đây sau khi vào thành khất thực xong, "trở về nơi ở của mình", nghĩa là trở về tịnh xá Kì Viên. Mọi người ăn cơm xong, chỉnh đốn lại y phục, sắp xếp lại, dọn dẹp sạch sẽ, "thu dọn y bát, rửa chân", bởi vì đi chân đất nên phải rửa chân, khi đi về thì chân đều bẩn cả, thế nên phải rửa chân. Sau đó đem giường ngồi ra… họ gọi là giường ngồi, tương đối rộng một chút, sau đó bày một tấm thảm ngồi, sau đó ngồi lên thảm, ngồi ngay trên mặt đất. Đoạn này nói về hạnh đầu đà. Ăn, vừa rồi ta đã nói rồi. Mặc, là quấn vải dùng cho người chết, loại vải để bọc người chết, quấn nó lên trên người. Ở, nếu là hạnh đầu đà, thì họ sống ở nơi nghĩa địa và hang động, hoặc dưới cây. Còn đi lại, chính là đi chân đất, đi chân trần. Mọi người đều đi chân đất, tiếng Đài Loan gọi là đi chân đất, đó là việc đi lại. Về đoạn này, mọi người có ý kiến gì không? Nhưng rồi về sau, Đại Ca Diếp đã rời khỏi tăng đoàn. Vì sao vậy? Tăng đoàn đã thay đổi rồi, hơn nữa Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tiếp nhận người ta cúng cơm, cuối cùng Phật Thích Ca Mâu Ni cũng tiếp nhận người ta cúng cơm, nghĩa là có thí chủ nói "tôi mời các vị ăn cơm", "mời tăng đoàn các vị ăn cơm", mọi người đều cùng đi ăn, tiếp nhận cúng cơm, sau này Phật Đà cũng tiếp nhận cúng cơm. Việc mặc y phục cũng có thay đổi, những vải quấn người chết trước kia đã trở thành một loại hình như gọi là… có một loại quần áo gọi là "áo trăm mảnh vá", vải mà người ta không cần, đem những mảnh vải ấy khâu lại với nhau, may thành quần áo để mặc, đó gọi là "áo trăm mảnh vá". Vải mà người ta không cần đem bỏ đi, thì nhặt chúng về, may chúng lại thành quần áo. Nói như vậy bạn có thể hiểu được những điều tôi vừa mới nói chứ? Phật Đà thời cổ đại, hồi mới đầu là Phật Đà ở trong hang động. Sau đó có người cúng dường tịnh xá Trúc Lâm, sau đó lại có người cúng dường nơi ở tốt nhất, nơi đó cũng tương tự như biệt thự, tịnh xá Kì Viên chính là vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc. Cái này thì rất tốt rồi! Đó là nơi phong thủy mà Xá Lợi Phất đã nhìn ra. Đoạn này đã giảng xong rồi. Bởi vậy bây giờ chúng ta tu hành, thật sự là quá tiện lợi cho những hòa thượng các bạn rồi, quá tiện nghi rồi. Liên Tự chẳng phải là không ăn đồ ngon, mà là hệ tiêu hóa của ông ta không tốt! Ông ấy chẳng giống Đại Ca Diếp đâu. Bạn xem, lại còn quán tưởng nữa chứ! Đại Ca Diếp còn quán tưởng nữa kìa! Cầm lấy đồ ăn ngon, lại quán tưởng chúng thành poo. Quán tưởng thành "xi xi", pee pee, quán tưởng thành pee pee. [pee pee trong tiếng Anh là đi tiểu - ý Sư Tôn là quán tưởng thành nước tiểu] Bạn xem, ăn lại còn phải quán tưởng như vậy. Còn Mật giáo của chúng ta thì lại khác. Người tu Mật giáo là biết, mỗi lần ăn gì cũng cần quán tưởng. Thế là may quá rồi. Còn y phục Lama thì còn may cả đường cong nữa! Áo Lama lại còn may thành những đường cong, chà, A Di Đà Phật. Om mani padme hum. (Ngày 08/08/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Chuẩn Đề Phật Mẫu Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 4.)

05. Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội (3)

(Bài giảng 5) Chuyện ăn mặc ở đi lại có phải là tu hành không?

Hôm qua tôi đã giảng “Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội”. ”Tôi nghe như vầy. Một thời, Đức Phật ở thành Xá Vệ trong vườn Kì Thụ Cấp Cô Độc cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại tì kheo. Hôm ấy, gần đến giờ thọ trai, Thế Tôn đắp y cầm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Ở trong thành, ngài lần lượt khất thực rồi trở về nơi ở của mình. Ăn xong, ngài thu dọn y bát, rửa chân rồi bày chỗ để ngồi.” Đoạn này, hôm qua tôi đã giảng đoạn này rồi, không biết mọi người đã xem chưa? Tôi hỏi mọi người, các bạn có biết ý nghĩa của đoạn này không? Hôm qua đã giải thích ý nghĩa từng từ rồi, nhưng thật ra vẫn còn ý nghĩa sâu xa nữa. Có người hỏi Lư Sư Tôn: "Lư Sư Tôn, ngài tu hành như thế nào?" Tôi đáp, ăn cơm đi ngủ, câu trả lời của tôi là ăn cơm rồi đi ngủ. Mọi người hỏi tôi: "Ngài tu hành ra sao?" Tôi nói: "Ăn cơm rồi đi ngủ." Người đó liền nói: "Cái này thì ai cũng biết mà!" Mỗi người đều biết ăn cơm, đi ngủ. Tu hành chính là ăn cơm đi ngủ, không hề sai! Vừa rồi giảng về phẩm thứ nhất, phần thứ nhất nguyên do của pháp hội, chính là ăn cơm, mặc quần áo, rửa chân, lên giường đi ngủ, chính là ăn cơm đi ngủ. Người ấy rất vui mừng: "Thế thì tôi cũng biết tu hành, tôi cũng ăn cơm đi ngủ mà." Không giống đâu, bên trong có ý nghĩa đó. Bạn phải biết hôm nay chúng ta ăn cơm cũng có kiến thức trong đó. Bạn ăn cơm thì có làm cúng dường, ăn cơm thì cũng làm siêu độ, ăn cơm thì phải làm thanh tịnh. Bạn có biết làm không? Đó mới là biết cách ăn cơm thật sự. Bạn phải biết đi ngủ cũng có kiến thức, tu hành chân chính là bạn phải biết giấc mơ trong khi ngủ, bạn biết rằng đó chỉ là mơ, bạn có làm được thế không? Giấc mơ xấu tôi có thể thay đổi thành giấc mơ tốt, bạn có thể không? Có biết không? Rồi trong mơ, tôi còn có thể tu pháp trong khi ngủ nữa, bạn có biết không? Khác nhau đấy! Bởi thế ý nghĩa chính là ở đây. Cuộc sống của Phật Đà cũng giống với người bình thường, ăn cơm đi ngủ, nhưng cũng không giống với người bình thường. Mặc dù bên ngoài vẫn là ăn cơm đi ngủ, nhưng ý nghĩa sâu nhất của nó thì khác, không giống với người bình thường. Khác hẳn đó. Bạn đừng tưởng rằng là giống nhé. Mọi người đều biết ăn cơm đi ngủ. Mọi người hỏi Lư Sư Tôn: "Ngài tu hành thế nào?" "Ăn cơm đi ngủ." Thế thì ai mà không biết chứ? Tôi bảo bạn nhé, đâu phải ai cũng biết. Bạn có biết cúng dường không? Bạn có biết siêu độ không? Bạn có biết thanh tịnh không? Ăn cơm, trong việc này có ba hàm nghĩa. Đi ngủ, bạn biết là mơ, có thể thay đổi giấc mơ hoặc có thể tu hành trong mơ, thì đây chính là đang làm công phu thanh tịnh thực sự đó. Bạn có biết không? Vì thế, người học Mật pháp nhất định phải hiểu. Hơn nữa, tôi nói để mọi người biết, trong đây còn có hàm nghĩa. Hôm qua nói về việc ăn, ăn mặc ở đi lại đều là tu hành, ngoài ra còn có một điểm, là thanh tịnh. Bạn biết rằng Đại Ca Diếp tu hành theo hạnh đầu đà, việc ăn mặc ở hoạt động của ông ấy không giống người ta. Hạnh đầu đà của ông ấy là phá hủy. Phá hủy cái gì? Nơi ông ấy sống, tôi nói để mọi người biết, là ở giữa những phần mộ, ở giữa rừng vứt xác giữa những ngôi mộ, ở dưới cây, ở trong hang động, không có giường ngủ. Tay của ông ấy không chạm vào tiền, tay không được chạm vào tiền. Nếu mắt ông ấy nhìn thấy tì kheo ni, nhìn thấy phụ nữ xinh đẹp, ông ấy không nhìn, mắt ông ấy sẽ nhìn xuống đất, không nhìn người ta, hạnh đầu đà là như thế đấy, mắt nhìn xuống đất, không được nhìn vào mắt của phụ nữ, nhìn rồi thì có điện, bạn sẽ bị điện giật mà chết đó, tôi nói để bạn biết đấy. Mắt của phụ nữ bạn có dám nhìn không? Bạn biết Đường Tam Tạng gặp phải yêu tinh nhện: "Ông hòa thượng, mắc vào lưới này rồi thì không bò ra được đâu, để cho yêu tinh nhện ăn thịt thôi." Bởi vậy nói, cái gọi là A La Hán chính là trừ bỏ lục tặc nhãn nhĩ tị thiệt thân ý, chính là nằm trong việc ăn mặc ở đi lại hoạt động. Bạn xem Đại Ca Diếp, tiền, ông ấy không chạm vào, trên người ông ấy không một xu dính túi, không chạm vào tiền. Sắc, mắt ông ấy nhìn xuống đất, không nhìn phụ nữ. Danh, ông ấy không tranh tên tuổi, rời khỏi tăng đoàn. Trong tăng đoàn cũng có tranh đấu, bạn xem, Đề Bà Đạt Đa kia chính là muốn tranh giành tăng đoàn với Phật Thích Ca Mâu Ni. Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni đã già, Đề Bà Đạt Đa tu hành cũng rất tốt, ông ấy cũng tu được 30 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, Phật Thích Ca Mâu Ni tu được 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Đề Bà Đạt Đa tu được 30 tướng tốt, chỉ kém Phật Thích Ca Mâu Ni hai tướng tốt mà thôi, và đều có 80 vẻ đẹp. Ông ấy muốn làm, làm cái gì? Ông ấy muốn làm người lãnh đạo tăng đoàn: "Phật Thích Ca Mâu Ni già đanh ra rồi mà vẫn còn chưa chết, nên đến lượt ta rồi chứ." Đề Bà Đạt Đa đã có cách nghĩ như vậy: "Nên đến lượt ta làm lãnh đạo rồi, làm Tổng thống, làm thế nào đây? Mi đứng ở đó à, đứng ở hố xí rồi mà còn không ị đi, cái lão già đanh rồi mà vẫn còn không mau chết đi, ta muốn làm lãnh đạo rồi." Đề Bà Đạt Đa đã nghĩ như thế đó, danh, đã cắm đầu vào cái chữ "danh" này rồi. Còn có cả cắm đầu vào việc ăn. Bạn xem Đại Ca Diếp ăn, ăn những thứ nghèo nàn nhất rồi mà lại còn quán tưởng những thứ nghèo nàn nhất ấy thành poopee pee. Ngủ, bạn xem, con người có năm nhu cầu lớn, tiền, sắc, danh, ăn, ngủ, năm nhu cầu lớn, Đại Ca Diếp đều bỏ qua hết. Đây chính là hàm nghĩa sâu nhất của đoạn thứ nhất này. Người khác không giảng như vậy, Lư Sư Tôn mới giảng như vậy thôi. Bạn nói xem có đúng thế không? Giống như A Nan, con lợn lười biếng đó, ăn tới mức béo phây phây, từ sáng đến tối ở cùng với những cô gái, vừa tham ăn vừa háo sắc, lại còn cái gì cũng muốn hưởng thụ. Trong số mười đại đệ tử thì sau khi Phật Đà tạ thế, A Nan tôn giả chẳng đạt được cảnh giới gì, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch thì ông ấy mới bắt đầu tu hành. Mười đại đệ tử người ta mỗi người đều có thành tựu. Trong tăng đoàn của Phật Đà có Xá Lợi Phất, có Mục Kiền Liên, bởi vì Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bản thân cũng có đoàn thể của chính mình. Trước khi Xá Lợi Phất quy y Phật Thích Ca Mâu Ni, bản thân ngài ấy đã có một đoàn thể tu hành rồi. Mục Kiền Liên cũng thế, họ đều là người đứng đầu. Xá Lợi Phất là trưởng lão, Mục Kiền Liên cũng là trưởng lão, một người là trí huệ đệ nhất, một người là thần thông đệ nhất. Xá Lợi Phất là trí huệ đệ nhất. Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất. Bởi vì cảm nhận thấy Phật pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni vô cùng hay nên họ mới đến quy y Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ vốn dĩ đã lãnh đạo đoàn thể của họ đến quy y ở chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni. Mục Kiền Liên cũng thế, ngài ấy lãnh đạo đoàn thể của mình đến quy y ở chỗ của Phật Thích Ca Mâu Ni, vì thế tăng đoàn của Phật Đà mới trở nên lớn mạnh như vậy. Bởi vậy, Phật Đà rất tôn trọng Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, bởi vì bản thân họ vốn đều là người đứng đầu, nên khá tôn trọng họ, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Đại Ca Diếp, Phật cũng rất tôn trọng. Vì thế, khi ông ấy mới rời khỏi tăng đoàn, Phật Thích Ca Mâu Ni một mực gọi ông ấy quay lại, ông ấy không chịu, gọi mấy lần ông ấy vẫn không muốn quay lại, cho đến tận lúc Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, ông ấy từ một nơi rất xa vội vã trở về. Phật Thích Ca Mâu Ni rất tôn trọng Đại Ca Diếp, bởi vì ông ấy thật sự tu hành. A Nan thì chỉ lười biếng, vì thế Đại Ca Diếp rất coi thường A Nan. Mặc dù cuối cùng A Nan cũng có thành tựu thì cũng là do Đại Ca Diếp thúc ép ông ấy. Hai người ấy vốn dĩ bất hòa, Đại Ca Diếp nhìn thấy một người lười như heo, thế nhưng lại làm thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni, cho nên ông ấy lặng lẽ rời khỏi tăng đoàn, đến cuối cùng, Đại Ca Diếp cũng độ được không ít người, khi Phật Đà viên tịch, ông ấy đã đặc biệt quay về. A Nan đã mấy lần nổi lửa để thiêu Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng hễ muốn hỏa thiêu thì châm lửa kiểu gì cũng không thành. Chỉ có sau khi Đại Ca Diếp quay về thì mới có thể châm lửa lên, có thể thấy là Phật Thích Ca Mâu Ni rất tôn trọng Đại Ca Diếp, Phật đã đợi ông ấy trở về. Tôi vừa giảng với mọi người xong rồi, đây chính là "Phần thứ 1: Nguyên do của pháp hội", về ý nghĩa sâu xa bên trong của nó, là phá bỏ cả việc ăn mặc ở hoạt động, phá hủy tài sắc danh ăn ngủ, nằm ở việc đóng lại nhãn nhĩ tị thiệt thân ý, đây mới là trọng điểm của đoạn này. Có ai giảng như vậy không? Có người nào giảng kinh Kim Cang như vậy không? Mọi người đã từng nghe người ta giảng kinh Kim Cang chưa? Có người nào giảng như vậy không? Khả năng là có, cũng có khả năng là không có, nhưng Sư Tôn thì giảng như vậy đó. Ý nghĩa của đoạn này chính là nằm ở đây. Om mani padme hum. (Ngày 09/08/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Hỉ Kim Cang tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 5.)

06. Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi (1)

(Bài giảng 6) Thiện Hiện có ý nghĩa gì?

Bây giờ sẽ giảng kinh Kim Cang. Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi. Bây giờ tôi hỏi mọi người nhé. Thế nào gọi là Thiện Hiện. Tiêu đề "Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi." Thế nào là Thiện Hiện? Các Thượng sư, các vị đọc kinh Kim Cang thường niệm Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi. Phần thứ 1: Nguyên do pháp hội, Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi. Thế nào là Thiện Hiện? Nếu như bạn biết thì hãy giơ tay, người nào hiểu thì giơ tay. Thế nào gọi là Thiện Hiện? Thượng sư Liên Vượng có biết hay không? (Thượng sư Liên Vượng thử trả lời câu hỏi của Sư Tôn.) Ông bảo là đoán thôi à? Mời ngồi! Nhưng ông ấy đoán đúng rồi. Tôi bảo bạn nhé, Tu Bồ Đề có ba tên gọi, tên thứ nhất là Không Sinh, tên thứ hai là Thiện Cát, tên thứ ba là Thiện Hiện. Ở đây nhắc đến tên gọi thứ ba. "Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi." Bởi vậy rất nhiều người không hiểu vì sao tiêu đề này lại gọi là phần "Thiện Hiện thưa hỏi." Liên Vượng đoán bừa rằng là Tu Bồ Đề thỉnh cầu. Ông ấy đoán thôi, để cho ông ấy đi mò cá thì cũng mò được cá đấy, mò bừa mà không ngờ cũng bắt được cá. (Sư Tôn cười) Ba tên gọi này cũng có nguồn gốc, để tôi nói cho bạn biết. Trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai phải, đầu gối phải chạm đất, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: "Thật hiếm có! Thế Tôn! Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát, khéo dặn dò chư Bồ Tát. Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì nên sống ra sao? Nên hàng phục tâm ra sao?" Phật nói: "Lành thay, lành thay. Tu Bồ Đề! Đúng như ông vừa nói. Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát. Nay hãy lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà nói thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên sống thế nào, nên hàng phục tâm ra sao." "Vâng thưa Thế Tôn! Con nguyện được lắng nghe."

Tôi đọc một lần kinh văn. Bây giờ sẽ giảng về nguồn gốc của Thiện Hiện. Tôi nói về Tu Bồ Đề trước.

Được rồi, Tu Bồ Đề, có người nói thế nào nhỉ? Tu nghĩa là cần, Bồ Đề, Cần Bồ Đề, thế có đúng không? Nói đúng thì cũng đúng, nói không đúng thì cũng không đúng. Bởi vì bạn đã tách cái tên gọi của người ta ra, cái tên vốn dĩ là Tu Bồ Đề. Thật ra, đệ tử của Phật Đà có hai vị Tu Bồ Đề. Một Tu Bồ Đề thuộc hàng vương tộc. Bạn biết rằng Ấn Độ giai cấp phân rất rõ ràng, người tu hành là người tu hành, một người là Tu Bồ Đề tu hành, Tu Bồ Đề của tộc Bà La Môn, một người là Tu Bồ Đề của vương tộc. Tu Bồ Đề này là Tu Bồ Đề của Bà La Môn, là Tu Bồ Đề sinh ra trong gia đình của người tu hành, không phải là Tu Bồ Đề của dòng dõi vua kia. Đầu tiên phải nói rõ rằng không thể tách tên gọi của ông ấy ra được. "Tu", mỗi người chúng ta đều cần bồ đề, điều này thật sự rất đúng. Nhưng Tu Bồ Đề là tên gọi của một người, là tôn giả Tu Bồ Đề.

Nếu như bạn từng đọc một cuốn kinh điển tên là Bách Duyên Kinh, trước tiên tôi nói với bạn điều mà người ta không biết, trong Bách Duyên Kinh cũng không có viết đâu, chỉ có Lư Sư Tôn biết thôi. Người ta nói nhân quả ba đời, cái tôi nói là nhân quả bốn đời. Nhân quả bốn đời của Tu Bồ Đề, bốn kiếp đầu tiên, không có ai biết, chỉ có Lư Sư Tôn biết. Trong kiếp quá khứ, ông ấy cũng là một hành giả. Kiếp sớm nhất đó chỉ có tôi biết, không có người nào từng nói, bây giờ tôi nói mọi người mới biết. Tôi mà không nói thì bạn có đọc Bách Duyên Kinh cũng không thấy có viết đâu. Bách Duyên Kinh cũng chỉ nói rằng ông ấy cũng là một hành giả thôi. Nhưng Bách Duyên Kinh cũng có viết rằng hành giả này vốn dĩ cũng có rất nhiều đồ đệ, nhưng toàn bộ đồ đệ của ông ấy cuối cùng đều rời bỏ ông ấy. Trong lòng ông ấy sinh niềm tức giận, phẫn nộ, đây chính là cái sân trong tham sân si. Đối với mỗi đệ tử bỏ đi, ông ấy đều nguyền rủa họ, đều chửi họ. Đó là một kiếp trong tam thế của Tu Bồ Đề. Tôi nói về kiếp trước đó, trước cả cái kiếp này. Đó là điều mà Bách Duyên Kinh đã ghi chép, là nói về kiếp ấy. Điều tôi nói nằm ngoài Bách Duyên Kinh, điều mà không có ai biết. Vì sao tôi lại biết? Là Tu Bồ Đề nói với tôi. Vào kiếp quá khứ trong quá khứ, ông ấy cũng là hành giả. Ông ấy nhận nuôi một vài trẻ mồ côi ở trong chùa. Những đứa trẻ mà người ta không muốn thì ông ấy đem về nhận nuôi chúng. Thời ấy tiếng đồn lan xa rằng nếu bạn sinh trẻ con mà không muốn chúng, thì bạn hãy đem đến chùa đó, ông ấy sẽ nhận nuôi chúng. Khi ấy, Tu Bồ Đề là trụ trì của ngôi chùa đó. Bởi vì những lời đồn đại mà bọn đạo tặc đã biết được tin tức ấy, chúng cho rằng chùa có nhiều tiền, cho rằng Tu Bồ Đề có tiền nên ông ấy có thể nhận nuôi trẻ mồ côi, nên chúng liền đi đến chùa đó để cướp. Kết quả là lục lọi thế nào cũng chẳng ra tiền. Bọn cướp bức hỏi Tu Bồ Đề: "Đem tiền ra đây!" Những tên cướp này rất hung hãn đòi đưa tiền ra. Tu Bồ Đề nói: "Tôi không có tiền!". Bọn cướp hỏi: "Không có tiền mà sao ông nhận giữ trẻ mồ côi?" Ông ấy nói: "Chúng tôi đi ra ngoài hóa duyên, trở về được nhiều hơn một chút, nên đem cho những đứa trẻ mồ côi này ăn." Bọn cướp không tin. Bọn cướp thật sự không tin, chúng liền bắt lũ trẻ mồ côi lại, nhốt những đứa trẻ ở đó cho bọn trẻ con khóc, chúng nói chúng sẽ uy hiếp Tu Bồ Đề: "Nếu như ông không nói ra chỗ giấu tiền, bọn tao sẽ giết hết những đứa trẻ này!" Tu Bồ Đề nói: "Tôi thật sự không có tiền, tôi chỉ thương xót những đứa trẻ mồ côi thôi. Tôi đi hóa duyên về, bản thân ăn một ít, còn lại là cho bọn chúng." Bọn cướp không tin. Chúng nói: "Không giết một đứa thì ông sẽ không nói ra chỗ giấu tiền!" Bọn cướp liền giết một đứa bé, máu chảy đầy mặt đất. Tu Bồ Đề òa khóc, thật sự ông ấy không lấy đâu ra tiền, nếu như có tiền thì đã tốt rồi. Bọn cướp lại giết đứa thứ hai, giết hết lũ trẻ mồ côi rồi, Tu Bồ Đề cũng không đưa ra được tiền. Bọn cướp thấy vậy, thật sự có lẽ đã nhìn ra rằng không có tiền thật, chúng liền chạy mất, bỏ lại một mình Tu Bồ Đề. Lúc này, Tu Bồ Đề vô cùng căm phẫn, vô cùng căm hận. Ông ấy nói ông ấy không muốn làm người nữa, không muốn làm người nữa rồi. Không muốn làm người, thì làm gì? Cuối cùng, vì trẻ mồ côi đều đã bị giết, ông ấy liền rời khỏi chùa này đi vào hang động trong núi sâu cho đến những năm cuối đời. Tu Bồ Đề đã kể với tôi như vậy. Chuyện này không có người nào biết. Trong lòng ông ấy có sự hận thù con người, từ lúc ấy bắt đầu có lòng hận thù con người. Đó là một kiếp, một kiếp sống của ông ấy đã trải qua như vậy. Còn trong Bách Duyên Kinh là Phật Thích Ca Mâu Ni nói về lai lịch của Tu Bồ Đề, là kiếp thứ hai, khi ông ấy là trụ trì của một ngôi chùa, đem theo các đệ tử đi ra ngoài hóa duyên, cũng đi khất thực như vậy. Nhưng đến cuối cùng thì mỗi đệ tử đều bỏ đi hết, từng người từng người một đều không tin ông ấy nữa, bởi vì trong lòng ông ấy có một sự căm hận, mọi người bị ông ấy mắng, bị vị trụ trì Tu Bồ Đề này mắng, mắng đến mức mọi người đều bỏ đi hết. Bỏ đi rồi thì ông ấy lại càng chửi. Ông ấy vốn dĩ rất căm ghét con người, ông ấy nói: "Con người chẳng phải thứ tốt đẹp gì!", chửi câu này thì rất ác độc, chửi hết cả đám đệ tử của ông ấy, chửi tới mức mọi người đều rời bỏ ông ấy, đó là những gì ghi lại trong Bách Duyên Kinh, tất cả đệ tử đều bỏ đi hết sạch. Trong lòng ông ấy lại có sự thù hận thứ hai, đó là kiếp tiếp theo. Bởi vì có cái duyên thù hận này, hai kiếp thù hận, mà ông ấy đã biến thành độc long, có năm trăm kiếp ông ấy đều làm độc long. Độc long là gì? Nói theo cách thông thường thì chúng ta nói ở Thiên Trúc không phân biệt rồng và rắn, rồng và rắn không phân biệt, như vậy cũng có nghĩa là ông ấy có năm trăm kiếp đọa làm thân rắn độc, ông ấy biến thành một con độc long, rắn độc. "Naga", chính là rắn độc, naga chính là rắn. Có một ngày, thời gian làm rắn độc của ông ấy đã hết, tâm sân hận của ông ấy vẫn còn, do vậy đến khi xong kì hạn làm rắn độc, có đại bàng kim sí điểu bay tới, dùng móng bắt lấy độc long từ trong biển, bay lên không trung để chuẩn bị nuốt gọn, con độc long này rất to, và đại bàng kim sí điểu đã sẵn sàng có một bữa ăn ngon rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni biết được, khi vừa thành Phật, ngài đã biết, ngài liền hóa ra một thân biến thành một tì kheo sống ở lưng chừng núi. Đại bàng kim sí điểu bắt được con độc long ấy thì bay lên núi này, bay qua trước mặt Phật Thích Ca Mâu Ni. Con rắn độc này miệng phát ra âm thanh, gật đầu với Phật Thích Ca Mâu Ni, chính là gật đầu. Gật đầu, sau đó miệng phát ra âm thanh cầu xin tì kheo cứu nó, bởi vì nó đã sắp sửa biến thành thức ăn rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni không cứu nó, và thế là con độc long này đã bị đại bàng kim sí điểu ăn mất. Nhưng vì nó đã cầu cứu và gật đầu với Phật Thích Ca Mâu Ni, gật đầu cung kính để cầu xin tì kheo cứu nó, Phật Thích Ca Mâu Ni không cứu nó, như vậy là đã trải qua một kiếp được nói đến trong Bách Duyên Kinh. Sau đó ông ấy chuyển thế đến nhà của một Bà La Môn, sinh ra làm một đứa bé. Khi đứa bé này ra đời, nhà kho của nhà đó vốn dĩ có rất nhiều tiền, gia đình Bà La Môn ấy rất lắm tiền, có nhà kho, có vàng bạc châu báu, có biệt thự, khi đứa bé ra đời thì những của cải này cũng biến mất luôn, bởi vậy mới gọi đứa bé là "Không Sinh". Đứa bé lấy tên này, người nhà đó nói, mày vừa ra đời thì nhà kho, vàng bạc châu báu, và tất cả nhà cửa của nhà ta đều chẳng còn nữa, mày vừa ra đời thì nhà ta biến thành trống rỗng, chẳng còn thứ gì cả, thế nên đặt cho mày tên là Không Sinh. Nhà ấy chạy đi tìm một thầy tướng mệnh để xem mệnh số, quẻ bói nói rằng đó là biểu tượng của điềm lành, là điều tốt, đứa bé này là điều lành, là tượng trưng cho cát tường, chính là Tu Bồ Đề. Quẻ bói này đã nói đứa trẻ này là tốt, là may mắn, vì thế đứa bé được đặt cho cái tên thứ hai là Thiện Cát. Bảy ngày sau, ấy, nhà kho lại có, nhà cửa lại xuất hiện, vàng bạc châu báu lại xuất hiện, vì thế, người nhà lại đặt cho đứa bé tên gọi thứ ba gọi là Thiện Hiện. Vì thế, Tu Bồ Đề vừa tên là Không Sinh, vừa tên là Thiện Cát, tên gọi thứ ba là Thiện Hiện. Thế nên "Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi", Thiện Hiện chính là Tu Bồ Đề, phần thưa hỏi chính là thỉnh cầu Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu thuyết pháp, vì thế nên đây gọi là "Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi". Ý nghĩa của Thiện Hiện là từ đây mà có, nói như vậy mọi người hiểu chứ? Thế nên Thượng sư Liên Vượng đã mò được con cá trong cái ao nước đen, mò cá đó, thật sự ông ấy đã tóm được con cá rồi. Thiện Hiện chính là tên của Tu Bồ Đề, bản thân ông ấy còn tên là Không Sinh, sau đó tên là Thiện Cát, tên thứ ba gọi là Thiện Hiện, chính là Tu Bồ Đề. "Trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai phải, đầu gối phải chạm đất, chắp tay cung kính bạch Phật." Vì sao lại là để lộ vai phải và đầu gối phải? Bây giờ tôi hỏi mọi người, vì sao lại là để lộ vai phải và đầu gối phải? Bạn biết rằng để lộ vai phải nghĩa là, như các Lama Tây Tạng bây giờ, ở bên này họ đều để lộ ra, tôi mới hỏi họ là vì sao lại để lộ vai phải? Họ bảo để như thế trông "gợi cảm", đó là một vị geshe nói đó. Tôi sẽ không nói tên ra, vị geshe đó nói để như thế trông khá gợi cảm. Để lộ một bên vai, sau đó đầu gối phải, đây là tập tục của đất nước Thiên Trúc. Để lộ vai phải, đầu gối phải, chủ yếu là thuận theo chiều kim đồng hồ, thuận theo chiều kim đồng hồ là biểu thị hành vi là chính pháp, những gì chúng tôi làm là chính pháp, nên mới là vai phải, đầu gối phải. Bạn xem, mỗi khi chúng ta đi vòng quanh tháp, vòng quanh núi, vòng quanh hồ, vòng quanh chùa, đều là đi theo chiều thuận kim đồng hồ, bạn đừng đi ngược chiều kim đồng hồ, quay kinh luân cũng như vậy, bạn cần quay thuận chiều kim đồng hồ, đừng quay ngược chiều kim đồng hồ, phải thuận theo chiều kim đồng hồ mà quay, như thế thì được coi là chính pháp. Nếu làm ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ bị coi là tà môn ngoại đạo. Truyền pháp ngoại đạo… Vì thế, để lộ vai phải, đầu gối phải biểu thị đó là chính pháp, không phải là để cho gợi cảm, để cho gợi cảm là do vị geshe kia nói đó. Geshe người Tây Tạng họ gọi là doctor (tiến sĩ), geshe cũng phân thành mấy loại, có geshe cao, có geshe thấp, đó là do một vị geshe nói. Chúng tôi có hỏi họ vì sao anh lại để lộ vai phải, không để lộ vai trái? Anh ta nói để cho nó gợi cảm. Vai phải vai trái giống nhau mà, thật đúng là… Chắp tay cung kính, hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni… Đã hơn 10 giờ rồi à, đã quá thời gian nhiều rồi. Vợ hỏi: "Chồng à, mắt em cứ nháy suốt, phải làm sao đây?" Chồng nói: "Mắt trái nháy thì có tiền, mắt phải nháy thì có họa, mắt nào của em nháy?" Vợ nói: "Mắt trái em nháy." Chồng nói: "Em sắp phát tài rồi." Vợ nói: "Cũng đúng đấy, hôm nay em dọn dẹp phòng, phát hiện ra quỹ đen của chồng đó." Chồng nói: "Tiên sư, chả trách mắt phải của anh cứ nháy mãi." Câu chuyện này cũng là trái phải, thế nhưng việc nháy mắt của anh ta không đúng lắm với điều chúng ta nói. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 14/08/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Hoàng Tài Thần Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 6.)

07. Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi (2)

(Bài giảng 7) Làm sao để loại bỏ chủng tử sân hận trong tâm

Khi ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai phải, đầu gối phải chạm đất, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: "Thật hiếm có! Thế Tôn! Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát, khéo dặn dò chư Bồ Tát. Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì nên sống ra sao? Nên hàng phục tâm ra sao?" Phật nói: "Lành thay, lành thay. Tu Bồ Đề! Đúng như ông vừa nói. Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát. Nay hãy lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà nói thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên sống thế nào, nên hàng phục tâm ra sao." "Vâng thưa Thế Tôn! Con nguyện được lắng nghe." Bây giờ chúng ta lại nói về trưởng lão Tu Bồ Đề. Thật ra, đoạn văn này… (Pháp Vương đọc diễn cảm "Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi" một lần.) Đoạn kinh văn này mọi người đều nên hiểu. Một người đặt câu hỏi, nghĩa là Tu Bồ Đề đặt câu hỏi. Đoạn kinh văn này hẳn là đã rất rõ ràng rồi, không cần phải giải thích lại. Hay là vẫn nên giải thích một chút nữa nhỉ! Chúng ta vẫn nói về ba chữ Tu Bồ Đề. Sau khi Tu Bồ Đề ra đời, ông ấy rất thông minh, vô cùng thông minh. Nhưng ông ấy vẫn còn chủng tử sân hận ở bên trong. Bởi vì những sự liên quan của mấy kiếp trước nên trong lòng ông ấy vẫn còn chủng tử sân hận. Vì thế, Phật Thích Ca Mâu Ni dạy bảo Tu Bồ Đề, đầu tiên là dạy Nhẫn nhục ba la mật, ngài dạy ông ấy Nhẫn nhục ba la mật. Ông ấy đã đạt đến tam muội gọi là Vô tranh tam muội, đã đắc được Vô tranh tam muội rồi, cuối cùng, ông ấy đã đạt được cái gì? Samaya tính Không. Trong lúc Phật truyền pháp, ngài đã đến làng quê của Tu Bồ Đề. Tu Bồ Đề nghe nói Phật Thích Ca Mâu Ni là một người trí huệ rất cao, ông ấy tự nhận thấy trí huệ của mình cũng rất cao, vì thế khi Phật đang thuyết pháp, ông ấy đứng từ xa xa nghe. Khi Phật thuyết pháp thì ngài đã nói gì? Ngài nói: "Thật ra chúng sinh là bình đẳng, không có sự phân biệt người và ta." Phật đã giảng pháp tột cùng nhất: không có sự phân biệt người và ta, chúng sinh là bình đẳng. Ngài cũng nói: "Thật ra chúng sinh chính là ta, ta chính là chúng sinh, không có sự phân biệt người và ta, là bình đẳng." Lúc này, Tu Bồ Đề đang đứng ở nơi xa nghe thấy, ông ấy liền chắp tay lại. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Không có sự phân biệt người và ta." Thật ra, điều mà Ngài giảng rất hợp với tâm của Tu Bồ Đề, vì thế, khi Phật Đà quay trở về nơi ngài ở, Tu Bồ Đề cứ đi đi lại lại ở ngoài cửa nơi Phật ở. Phật Thích Ca Mâu Ni biết được, liền mời ông ấy vào trong ngồi, hai người nói chuyện, vừa nói thì đã rất hợp ý nhau, đã có duyên rồi. Duyên từ đâu đến? Duyên chính là từ lúc ông ấy còn là một con độc long bị đại bàng kim sí điểu dùng móng tóm lấy bay lên không trung, Phật Thích Ca Mâu Ni thì ngồi ở lưng núi, con độc long đã cầu cứu Phật Thích Ca Mâu Ni, gật đầu với Phật Thích Ca Mâu Ni cầu cứu. Đó chính là duyên. Ông ấy và Phật Thích Ca Mâu Ni đã có duyên, cái duyên này là từ đây mà có. Bởi vậy tôi nói, cái duyên vô cùng quan trọng, duyên phận vô cùng quan trọng. (Không phải là "phân vượn" trong từ bãi phân của loài khỉ vượn đâu nhé.) Có đúng không? Là như vậy mà, không có duyên phận thì Sư Tôn cũng chẳng có cách nào. Vì thế, Phật Đà có nói một câu rằng: "Chẳng có cách nào độ người không có duyên phận." Phật có ba điều không thể, không thể độ người vô duyên, tất cả đều cần có duyên phận. Vì thế, có rất nhiều người từ rất xa xôi đến tìm tôi, cầu tôi giúp họ chữa bệnh trị bệnh. Tôi đưa tay ra thì phát hiện ra sức mạnh ấy không thể phát ra được, cho thấy rằng người này và tôi không có duyên phận, họ sẽ không có cách nào khỏi bệnh được, cuối cùng tôi chẳng có cách nào để giúp họ cả, đây là vì duyên phận quá mỏng. Chỉ cần có duyên phận thì sẽ xuất hiện kì tích, sẽ hiển hiện kì tích. Cô Elizabeth ở đây nhỉ. Đúng, Elizabeth, cô ấy và tôi có duyên phận. Lúc trước cô ấy đến Seattle, trong đầu cô ấy có khối u. Chụp X-quang, MRI, trong đầu có một khối u. Cô ấy đến đây. Sau đó quay trở về, sau khi gặp Sư Tôn rồi thì quay về. Buổi tối cô ấy nằm mơ. Trong mơ, Sư Tôn đã biến thành bác sĩ ngoại khoa, đẩy cô ấy vào trong phòng phẫu thuật, mổ não cho cô ấy, lấy khối u ra, để lại một mảnh da. Sau đó nói với cô ấy: "Khối u này đã giúp cô lấy ra rồi, chỉ còn lại một chút da." Ấy, trong mơ cô ấy được Sư Tôn mổ não, cô có cảm thấy đau không? Có không? Không à? Phẫu thuật trong mơ đương nhiên là không thấy đau rồi. Thực tế mà mổ xem, chỉ có tiêm thuốc tê mới không đau thôi. Nhưng trên thực tế là tôi không có mổ não cho cô ấy. Trong mơ phẫu thuật thì không có cảm giác gì. Xong rồi, qua một đêm. Cô ấy đã nhìn thấy Sư Tôn là người mổ não cho cô ấy. Tôi không phải là bác sĩ ngoại khoa, tôi không học khoa đó. Đến con gà tôi cũng không dám giết, Sư Tôn không dám giết gà. Trước kia mẹ tôi từng giết gà. Mẹ tôi thường niệm một câu: "Làm gà làm chim đến bao giờ hết. Tao hóa kiếp cho mày. Cắt!" Thế là cắt tiết. Mẹ tôi từng giết gà. Mẹ tôi nói câu: "Làm gà làm chim đến bao giờ hết. Tao hóa kiếp cho mày. Cắt!" Bạn làm gà, làm chim, vĩnh viễn chẳng thể hết kiếp được, hãy mau chóng đi chuyển thế đi, ý câu nói ấy là thế. Tôi phẫu thuật mổ não cho Elizabeth. Trước nay tôi chưa từng cầm vào dao, tôi sợ nhất là dao, nhưng khi nằm mơ thì lại dám cầm. Được rồi, sau khi lấy khối u ra, cô ấy không còn đau nữa, hơn nữa quay trở về kiểm tra thì khối u đó thật sự đã biến mất rồi, chỉ còn thừa lại chút da. Đây chính là có duyên phận đó, có duyên phận mới có khả năng giúp bạn làm thủ thuật thì mới khỏi được. Bản thân Elizabeth cũng biết cô ấy và Sư Tôn có duyên từ mấy kiếp, duyên phận trong mấy kiếp nằm ở đây, cho nên rất dễ khỏi bệnh. Cũng có rất nhiều người đã đến đây, khỏi bệnh rồi thì trở về, đều là do duyên phận mấy kiếp nên mới có khả năng, không có duyên phận thì không thể chữa được, đơn giản như vậy thôi. Vì thế, bạn muốn nương dựa vào Phật, Tu Bồ Đề nương dựa vào Phật Thích Ca Mâu Ni cũng cần có duyên đó, chính là từ lúc ông ấy làm độc long bị đại bàng kim sí điểu bắt lấy, ông ấy đã cầu xin tì kheo cứu, người đó là Phật Thích Ca Mâu Ni, việc cầu cứu này đã trở thành có duyên, vì thế lần sau gặp mặt, ông ấy sẽ có thể nương dựa vào Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi Tu Bồ Đề nương dựa vào Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Thích Ca Mâu Ni biết kiếp quá khứ của ông ấy, nói ra rằng trong lòng ông ấy có sân có hận, vì thế muốn giải trừ sân hận của ông ấy, nên bảo ông ấy tu Nhẫn nhục ba la mật. Ông ấy đã tu đến Vô tận tam muội, tu đến Vô sinh pháp nhẫn, đã chứng được Vô sinh pháp nhẫn. Vô sinh pháp nhẫn là một quả vị, quả vị rất cao. Bây giờ mà muốn chứng được Vô sinh pháp nhẫn thì không đơn giản đâu, thật sự là không dễ đâu! Chỉ cần ngoáy một cái lông gà vào mũi bạn là bạn đã thấy ngứa rồi, có đúng không? Chỉ mới nói bạn vài câu là bạn đã tâm trạng không tốt rồi. Không được đánh lộn, hễ đánh lộn là thôi bạn xong rồi, hôn nhân chắc chắn là rạn nứt. Vì thế, kiểu gì cũng không được đánh lộn. Vợ chồng không thể đánh lộn, chỉ cần đánh là sẽ hằn vào trong tâm, in dấu vào trong tâm rồi thì sẽ sinh ra sân hận. Chửi mắng cũng không được, chửi rồi cũng không được, nói những lời nặng nề cũng không được. Nếu có tức giận: "Bảo anh làm thế nào thì anh làm như thế đi!" Trong lòng liền không thoải mái: "Lão phu đây không làm đấy!" Thế là không sướng rồi, bạn nghe hiểu rồi chứ? Chồng thường mắng vợ, cuối cùng vợ đã phản kháng. Một hôm, vợ không phản kháng nữa, chồng cảm thấy rất kì quái: "Sao lại không phản kháng nhỉ? Trái lại sao lại cầm bàn chải đi cọ bồn cầu nhỉ?" Mỗi lần chồng chửi vợ, vợ liền đi chùi bồn cầu. Ôi, vợ đã thay đổi rồi, rất tốt! Chồng nói: "Vì sao mỗi lần tôi chửi cô, cô đều đi cọ bồn cầu?" Vợ liền nói: "Tôi cầm cái bàn chải đánh răng của anh đi cọ bồn cầu đó." Vẫn còn có sân hận trong lòng, vì thế, người với người chung sống với nhau thật sự là rất khó, bởi vậy nói việc người khó. Thiên hạ có ba cái khó: lên trời khó, thứ hai là kiếm tiền khó, thứ ba là việc người rất khó. Chuyện thị phi của nhân gian rất khó. Bạn cần phải tu đến khi hoàn toàn có thể nhẫn nhịn, chính là Nhẫn nhục ba la mật. Tu Bồ Đề đã tu Nhẫn nhục ba la mật, người ta nói cái gì, ông ấy đều vẫn như thế, bởi vì chung quy vẫn là không. Ông ấy đắc được Không tam muội, đắc được Vô sinh pháp nhẫn, cuối cùng, ông ấy đã loại bỏ được chủng tử sân hận của khiếp quá khứ trên người mình rồi. Người ấy chính là Tu Bồ Đề vĩ đại. Bởi vậy cần hiểu, chúng ta tu hành, bạn tu hành cái gì? Cần hiểu nhẫn nhục, nhẫn nhục chính là tu hành, ai không hiểu nhẫn nhục thì thật sự là kindergarten baby (trẻ con mẫu giáo). Rất nhiều đệ tử thực sự mà nói thì hoàn toàn không hiểu nhẫn nhục, cùng ở dưới một mái hiên, nhưng bạn còn tranh giành tới lui. Cùng là đồng môn quy y, bạn còn không sướng nhau, còn đấu tới đấu lui, còn đấu tranh, còn phỉ báng lẫn nhau. Nếu như bạn biết tu Nhẫn nhục ba la mật thì sẽ không có chuyện, không tu Nhẫn nhục ba la mật thì chắc chắn có chuyện. Hãy học tập Tu Bồ Đề đi, có phải không? Mọi người tu Nhẫn nhục ba la mật, tất cả mọi thứ đều quy về không, vứt bỏ hết những rác rưởi bên trong thân thể bạn. Bạn đem rác rưởi đặt vào trong lòng làm cái gì? Vứt đi! Để cho tâm mình trống rỗng, sẽ chẳng còn chuyện gì cả. Tâm không giải phóng được, rác rưởi đều chất chồng bên trong bạn, để cho rác rưởi lên men ở bên trong. Không phải lên men, là phát điên đó. Bạn tự làm cho mình ngột ngạt. Thật là ngốc! Ngu quá! Ngốc quá! Nhẫn nhục ba la mật đi thôi, hôm nay Sư Tôn dạy mọi người Nhẫn nhục ba la mật của Tu Bồ Đề để vứt bỏ rác rưởi trên người bạn, giải phóng hết! Tất cả đều không quan trọng, giải phóng chúng hết đi, cái gì cũng chẳng có, sống ung dung tự tại. Tự bạn đem rác rưởi quẳng vào trong thân thể mình, như thế cả buổi, chính bạn sẽ sinh ra sự ngột ngạt, những rác rưởi ấy đã lên men, biến thành có độc. Bạn không mắc Covid-19, nhưng bạn đã bị chính mình nhiễm độc mà chết. Bạn không mắc Covid-19, không sai. Những người ngồi ở đây đều không nhiễm Covid-19, nếu có người nào mắc Covid-19 thì chúng ta phải chạy mau! Nhưng tâm của bạn đã bị nhiễm độc mà chết rồi. Thật đó, kiếp sau, vì bạn có chủng tử sân hận, bạn sẽ chuyển thế đến nơi có độc. Hôm nay mọi người nghe điều này: Tu Bồ Đề tu Nhẫn nhục ba la mật, đạt được Vô tranh tam muội. Om mani padme hum. (Ngày 15/08/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 7.)

08. Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi (3)

(Bài giảng 8) Vô sinh pháp nhẫn

Khi ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai phải, đầu gối phải chạm đất, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: "Thật hiếm có! Thế Tôn! Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát, khéo dặn dò chư Bồ Tát. Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì nên sống ra sao? Nên hàng phục tâm ra sao?" Phật nói: "Lành thay, lành thay. Tu Bồ Đề! Đúng như ông vừa nói. Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát. Nay hãy lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà nói thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên sống thế nào, nên hàng phục tâm ra sao." "Vâng thưa Thế Tôn! Con nguyện được lắng nghe." "Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi" vẫn còn chưa bắt đầu giảng nữa. Vẫn còn đang nói về Tu Bồ Đề. Ba chữ này cần nói rất lâu. Vẫn cần phải nói về Tu Bồ Đề. Phật Đà dạy Tu Bồ Đề là vô cùng có dụng ý. Phật Đà quan sát kiếp quá khứ của Tu Bồ Đề… quá khứ của ông ấy tôi đã nói rồi. Tâm sân hận của ông ấy vô cùng nặng, tham sân, tâm sân này vô cùng nặng. Vì thế Phật Đà dạy ông ấy Nhẫn nhục ba la mật trước. Tôi đã giảng Nhẫn nhục ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật cần tu đến trình độ nào? Tu đến không còn nhẫn nhục. Vừa là nhẫn nhục, vừa không có nhẫn nhục, nhưng vẫn là nhẫn nhục. Phải biến hai chữ nhẫn nhục này thành tự nhiên mà thế thì sẽ trở thành không có nhẫn nhục nữa. Chúng ta bắt đầu là nhẫn nhục: nhẫn nhục thì khó chịu lắm, người ta sỉ nhục bạn mà bạn vẫn bất động là điều rất khó. Đại bộ phận nhìn chung mà nói đều là, chúng ta gọi là cái gì nhỉ? Tiếng Đài Loan cái gì mà như một đám khói, giống như một đám lửa, thế rồi một cơn gió thổi đến, vù! Thổi đám lửa này tán loạn tứ tung. Bạn vốn dĩ đang bất động, bỗng dưng người ta nói một câu, bạn liền giống như đám lửa kia, lửa bùng bùng khói ngùn ngụt. Tiếng Đài Loan có một câu nói, là thế nào nhỉ? Người ta đụng vào một cái đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi. Có đúng thế không? Lại vẫn là cái lão già này nghĩ ra, mấy người đều từ Đài Loan đến mà chẳng nói ra được! Người ta đụng vào một cái đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi. Tu Bồ Đề ban đầu là như vậy. Phật Đà dạy ông ấy Nhẫn nhục ba la mật: "Ông phải nhẫn." Ông ấy nhịn, nhẫn nhịn mọi thứ, nhẫn nhịn đến cuối cùng thì trở thành tự nhiên. Tất cả mọi sự phỉ báng, tất cả mọi sự công kích, tất cả cái gì đến, ông ấy đều rất tự nhiên như không, chẳng có cảm giác gì. Cái này thì không phải là nhẫn nhục, không cần nhẫn nhục nữa rồi! Bạn đã tự nhiên rồi thì làm gì còn phải nhẫn nữa? Vì thế cái này mới gọi là thành công. Sau đó tiến thêm một bước, bạn đạt đến Vô sinh pháp nhẫn thì lại là một bước cao hơn. Tu Bồ Đề ông ấy đã chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn rồi. Tất cả mọi sự công kích đều là chẳng có công kích gì, tất cả mọi phỉ báng đều chẳng phải là phỉ báng. Tất cả mọi sỉ nhục đều không phải là sỉ nhục, đều chẳng sinh ra thì lấy đâu ra sỉ nhục? Cái này gọi là Vô sinh. Bạn tu đến trình độ này rồi thì quả vị này mới gọi là Vô sinh pháp nhẫn. Không có phỉ báng, không có công kích, cái gì cũng không có. Cái này làm được không? Phật Đà dạy ông ấy: "Ông chứng đắc cái này rồi thì mới gọi là Vô sinh pháp nhẫn." Cái này, đương nhiên bây giờ nói như thế này mọi người nghe không hiểu, sau này giảng tiếp mọi người sẽ hiểu. Kinh Kim Cang là nói đến điều này. Đây là một điều trong số đó: căn bản là không có phỉ báng, bạn cũng không cần nhẫn nhục. Căn bản là không có cái gì gọi là công kích, bạn cũng không cần nhẫn nhục. Căn bản là cái gì cũng chẳng có. Mà cái gì cũng không có thì bạn nhẫn nhục làm cái gì? Bởi vì không có nhẫn nhục thì mới gọi là nhẫn nhục. Được rồi, Tu Bồ Đề tu đến mức như thế, như thế mới gọi là Vô tranh tam muội mà Phật dạy. Vô tranh, không có cái gọi là tranh luận, cái đó gọi là Vô tranh, Tu Bồ Đề đã chứng đến đây, cuối cùng, ông ấy đã đạt đến Không tam muội, bởi vì vô sinh mà, nên có thể chứng được Không tam muội, cũng có nghĩa là tiến nhập vào thiền định tính Không. Bởi vì Tu Bồ Đề đã tiến nhập vào bên trong thiền định tính Không - Không tam muội rồi, ông ấy có hai hiện tượng sản sinh ra: hiện tượng thứ nhất, ông ấy ở trong hang động trên núi Linh Thứu, sống trong hang động tu hành thiền dịnh. Khi tiến nhập vào Không tam muội, rất nhiều thiên nữ xuất hiện trong hư không rắc hoa cho ông ấy. Hoa trời từ trong hư không rơi xuống ấy khiến nửa thân người ông ấy ngập trong hoa, nghĩa là hoa ngập đến cả nửa thân người. Hoa trời rơi xuống chỗ ông ngồi, rắc lên trên người ông. Sau đó hoa làm thành vòng quây xung quanh ông, khiến ông ấy ngập cả nửa người trong hoa. Tu Bồ Đề tỉnh lại, vừa nhìn lên trời thì: Chà! Bao nhiêu là hoa trời đang rơi xuống! Ông ấy hỏi: "Các vị là ai? Vì sao từ trên trời rắc hoa cho tôi?" Lúc này, thiên chủ của Đế Thích Thiên mới nói rằng: "Ta là thiên chủ của Đế Thích Thiên, đem theo thiên nhân của Đế Thích Thiên, bởi vì biết ông đã tiến nhập vào Không tam muội, toàn thân tỏa sáng, ánh sáng trực thấu (đẳng lưu), chúng tôi ở trên trời đều cảm nhận thấy, ánh sáng này ở thiên thượng là bất khả tư nghì. Nhìn xuống dưới thì thấy là Tu Bồ Đề đang tiến nhập vào Không tam muội, chúng tôi khen ngợi, vì thế mới rắc hoa." Tu Bồ Đề cũng hỏi: "Thế vì sao các vị lại rắc hoa?" "Chính là vì ông đã tiến nhập vào Không tam muội." Thế nào gọi là Không tam muội? Không có phiền não, không có ngã chấp, ngã chấp không còn, phiền não không còn, pháp chấp cũng không còn. Không còn pháp chấp, không còn ngã chấp, không còn phiền não, tiến nhập vào Không tam muội. Vì thế nên mới rắc hoa khen ngợi Tu Bồ Đề! Tu Bồ Đề liền cùng với thiên nhân nói một vài đạo lí, đạo lí tiến nhập vào Không tam muội, nhắc đến: không còn cái Ngã, cũng không còn pháp, cũng không còn phiền não, như thế tiến nhập vào Không tam muội. Vì thế thiên nhân ca ngợi, rắc hoa cho ông ấy, đó là điều thứ nhất, chỉ có Tu Bồ Đề mới được ghi vào trong kinh điển rằng Tu Bồ Đề đã đắc Không tam muội, khi tiến nhập vào Không tam muội thì Đế Thích Thiên và thiên nữ cùng rắc hoa cho ông ấy. Hiện tượng thứ hai là, có một hôm Tu Bồ Đề bị ốm, bị bệnh. Bạn nói xem, Tu Bồ Đề đã chứng đắc Không tam muội rồi thì vì sao vẫn bị ốm? Ông ấy thật sự đã chứng đắc Không tam muội rồi, ông ấy không còn cái tôi nữa, nhưng cái thân thể thì vẫn phải đi theo Phật Đà. Cái bụng đói thì vẫn phải đi ra ngoài hóa duyên, vẫn cần phải ăn. Vì thế, con người ta ăn ngũ cốc hoa màu, có ai là không sinh bệnh chứ? Đều sẽ có bệnh, không có người nào là không sinh bệnh. Mọi người ở đây ai không mắc bệnh hãy giơ tay, ai chưa từng mắc bệnh thì hãy giơ tay? Ai chưa từng mắc bệnh, chưa từng bị cảm cúm thì giơ tay? Mọi người đều từng bị cảm cúm. Bây giờ mọi người ai đang cảm thấy thân thể hoàn toàn không có bệnh gì cả thì giơ tay? Một chút bệnh cũng không có sao? Bạn có bị nhức hông không, có bị đau lưng không? Thân thể có chỗ nào không đau? Mắt bạn có bị cận thị không? Mắt vẫn tốt à, không bị cận thị à? Tốt.. Ơ! Thế bạn từng mổ lazer à? Từng mổ lazer thì là có bệnh rồi! Sư Tôn mới là chưa từng mổ lazer. Tôi trước nay chẳng hề đeo kính. Tôi chẳng qua chỉ là học một pháp: mỗi ngày, buổi sáng ngủ dậy… cái này tôi từng nói rồi, mỗi buổi sáng khi ngủ dậy thì đứng bên cửa sổ, sau đó nhắm mắt lại đảo mắt 14 lần, sau đó bất thình lình mở to mắt ra. Đảo mắt cần phải đảo hết cỡ đấy nhé! Con mắt và nhãn cầu cùng chuyển động, đảo theo vòng tròn 14 lần, nhắm mắt lại đảo mắt 14 lần, sau đó lại mở to mắt ra, nhìn vào nơi xa nhất. Tôi nhìn vào double trees ở xa nhất, hai cái cây, tôi nhìn vào hai cái cây ở xa nhất. Tôi tập đảo mắt như vậy đã bao nhiêu năm rồi… đổi lại là không phải đeo kính. Chữ gì tôi cũng nhìn rõ ràng được hết, chữ nhỏ tôi cũng nhìn rõ được. Cái này cần công phu luyện tập bao nhiêu năm đó! Bởi vậy cái này cũng là một sự bền bỉ. Sau đó là răng đập vào nhau 36 lần, đập thế xong rồi cuối cùng răng cũng rụng mất một chiếc. Sau đó bác sĩ nha khoa Quế Thanh đã gắn răng lại cho tôi. Sau khi tôi gắn răng lại, không thể nói là răng của tôi không có bệnh. Răng của tôi vẫn có bệnh đó. Lần trước răng còn bị viêm, răng bị viêm thì cũng đau. Ngoài ra, tôi còn có trò gõ màng nhĩ: bịt lỗ tai lại, gõ vào màng nhĩ, giống như là gõ trống vậy, gõ 70 lần, tôi gõ 70 lần. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu; một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tổng cộng làm mười lần; một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy. Đôi khi tôi nói là một hai ba bốn năm sáu, sau đó nói A Di Đà Phật. Hai hai ba bốn năm sáu A Di Đà Phật. Ba hai ba bốn năm sáu A Di Đà Phật… Tổng cộng 70 lần. Tai tôi vẫn tốt, nhãn lực vẫn tốt, còn răng thì… cũng là việc chẳng có cách nào. Đời người bảy chục mới bắt đầu mà. Bảy chục mới bắt đầu cái gì? Bảy chục bắt đầu rụng răng! Còn gì nữa? Đau khớp, đau hông, mọi thứ đau đều đến. Bảy chục tuổi bắt đầu có những cái đau như vậy, những thứ khác thì vẫn tốt. Vì thế Tu Bồ Đề mắc bệnh, Đế Thích Thiên này lại đến, khi ông ấy mắc bệnh. Lần này Tu Bồ Đề lại hỏi Đế Thích Thiên: "Các vị đến làm gì?" "Tôi đến để hát tặng cho ông nghe." Đế Thích Thiên nói "Tôi đến hát cho ông nghe", thế rồi hát. Tất cả thiên nhân trong hư không đều hát cho Tu Bồ Đề nghe, an ủi ông ấy. Tu Bồ Đề nghe xong thì trong lòng vui vẻ! Những đóa hoa tâm đều nở. Hoa tâm nở ra thì bệnh cũng khỏi. Họ đã hát cái gì vậy? "Đức hạnh cao hơn cả trời! Công ở nơi ấy dài giống như nước chảy! Đức thì cao như núi! Hạnh của ông, công đức của ông dài như dòng nước chảy vậy!" Ca ngợi Tu Bồ Đề. Vì Tu Bồ Đề được thiên nhân hát cho nghe, âm nhạc có thể chữa lành, âm nhạc có thể trị bệnh, thế là bệnh của Tu Bồ Đề đã khỏi rồi. Mọi người có biết không? Có một lần Sư Tôn mắc chứng viêm mô tế bào. Lão hòa thượng Hư Vân trong hư không đi qua, nhìn thấy tôi bị bệnh, ông ấy chỉ giơ tay ra, cứ thế xuyên qua mây, từ trên mây chỉ vươn cánh tay ra rất dài, vươn đến tận trong nhà tôi, từ mái nhà đi vào trong nhà tôi, thẳng đến giường bệnh mà tôi đang nằm, ông ấy sờ lên đầu tôi. Mọi người có nhớ không? Đó là lão hòa thượng Hư Vân… Tôi còn chẳng biết nữa… Bấy giờ tôi mới biết có một vị là lão hòa thượng Hư Vân, do đồng tu hội Thập Phương ở Hồng Kông điêu khắc tặng cho tôi, là Thượng sư Thường Nhân tặng cho tôi một bức tượng lão hòa thượng Hư Vân, trong Mật Uyển có một bức tượng lão hòa thượng Hư Vân đó. Giữa tôi và lão hòa thượng Hư Vân có nhân duyên tồn tại. Vì thế khi ông ấy đi qua, nhìn thấy tôi đang bị bệnh, ông ấy cũng xoa đầu tôi để an ủi tôi. Sau đó mọi người có nhớ không? Khi tôi ẩn cư, tôi đã mắc chứng nứt não, nứt não, bộ não đã sắp vỡ ra rồi. Tôi đi nhiễu chùa, đi lễ Phật, nhiễu chùa, nhiễu tháp, cứ thế đi đến chỗ của Phật Dược Sư, một vị rất lớn… Hàn Quốc có một vị Phật Dược Sư rất to lớn, Phật Dược Sư đặt ở ngoài trời. Tôi đi đến đó làm đại lễ bái trước Phật, đi đến nơi đó làm đại lễ bái, người cũng sắp xỉu cả rồi. Trên đường trở về, tôi nhìn thấy Dược Sư Như Lai đến, Dược Thượng Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát, 12 Dược Xoa Thần Tướng, toàn bộ đều hiển hiện lên trước mặt tôi. Tôi liền biết rằng bệnh này được cứu rồi, các vị như thể đang an ủi tôi. Tương tự, Đế Thích Thiên hạ giáng để an ủi Tu Bồ Đề: "Ông bị ốm rồi.", các vị hạ giáng hát cho Tu Bồ Đề nghe. Vì sao Tu Bồ Đề có thể có được sự ca ngợi của thiên nhân, được họ rắc hoa và hát cho ông ấy nghe? Bởi vì ông ấy thật sự đã có thể tiến nhập vào Không tam muội. Không tam muội là chủ đề của kinh Kim Cang. Kinh Kim Cang là nói về Không tam muội. Phá hủy tất cả, chính là Không. Cho nên, sau cùng thì Thiền tông dựa vào kinh Kim Cang để nhận định xem bạn đã khai ngộ hay chưa. Chính là dựa vào kinh Kim Cang để phán đoán: bạn đã khai ngộ chưa, kinh Kim Cang đây sẽ nhận định xem bạn đã khai ngộ rồi hay bạn chưa khai ngộ, dùng kinh Kim Cang để đánh giá bạn. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 21/08/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Diêu Trì Kim Mẫu Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 8.)

09. Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi (4)

(Bài giảng 9) Tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề

Bây giờ tôi cùng mọi người nói về Phần thứ hai: Thiện Hiện thưa hỏi. ”Khi ấy, trưởng lão Tu Bồ Đề ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, để lộ vai phải, đầu gối phải chạm đất, chắp tay cung kính bạch Phật.” Để lộ vai phải, đầu gối phải chạm đất. Cái này thuộc về một kiểu nghi thức ở Thiên Trúc thời ấy, biểu thị là cách quỳ đúng, chứ không phải tà môn, là đúng đắn.

Chắp tay cung kính bạch Phật rằng: "Thật hiếm có! Thế Tôn! Như Lai khéo hộ niệm chư Bồ Tát, khéo dặn dò chư Bồ Tát. Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thì nên sống ra sao? Nên hàng phục tâm ra sao?" Đây là điều Tu Bồ Đề hỏi, ý nói rằng: thật vô cùng hiếm có, Phật Thích Ca Mâu Ni trụ thế là điều vô cùng hiếm có. Thời gian qua Phật vẫn luôn hộ trì tất cả Bồ Tát, cũng có thể giúp đỡ tất cả Bồ Tát. Phật Thích Ca Mâu Ni, tất cả thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, có nghĩa rằng rất nhiều tín chúng phát tâm ấy... Thế nào gọi là tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề? Bây giờ tôi hỏi mọi người. Bốn chữ, trả lời đúng thì có thưởng. Ồ, anh đã kêu lên trước. (Có một đệ tử nào đó nói: Chính đẳng chính giác.) Vậy chuỗi hạt này tặng cho anh. Chính là chính đẳng chính giác. Tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chính là phát tâm cầu được chính đẳng, cầu chứng minh chính đẳng chính giác. Chính đẳng chính giác, phát cái tâm này. "Nên sống ra sao? Nên hàng phục tâm ra sao?" Chủ yếu là nói rằng: tâm phải trụ ở chỗ nào? Nên làm thế nào để hàng phục tâm ấy? Đây là điều Tu Bồ Đề hỏi. Trước kia, mẹ tôi nói tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cái này chính là phát tâm chính đẳng chính giác, câu này chính là thế. Thế nào là thiện nam, thiện nữ? Ý muốn nói rằng, người phát tâm chính đẳng chính giác này thì gọi là thiện nam, thiện nữ. Bạn không phát tâm muốn đạt đến chính đẳng chính giác này thì bạn không phải là thiện nam thiện nữ. Thật ra, thiện nam thiện nữ có ý nghĩa vô cùng rộng, chủ yếu ở đây là nhắc đến ưu bà tắc, ưu bà di. Những ưu bà tắc, ưu bà di tín ngưỡng Phật giáo đều gọi là thiện nam, thiện nữ. "Nên sống ra sao? Nên hàng phục tâm ra sao?" Tu Bồ Đề hỏi vậy. Phật nói: "Lành thay, lành thay. Tu Bồ Đề! Đúng như ông vừa nói. Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát. Nay hãy lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà nói thiện nam, thiện nữ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên sống thế nào, nên hàng phục tâm ra sao."

"Vâng thưa Thế Tôn! Con nguyện được lắng nghe."Đây là Tu Bồ Đề nói. Nguyện được lắng nghe nghĩa là con sẵn lòng nghe một cách vui vẻ, mong Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời câu hỏi này của con. Con rất hoan hỉ lắng nghe Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời câu hỏi này của con. Con nguyện lắng nghe, nghe một cách vui vẻ. Cũng thế, "khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát", ở đây là Phật Thích Ca Mâu Ni, bản thân ngài chính là điều ngự trượng phu. Thế nào gọi là điều ngự trượng phu? Ai đi chệch đường thì gọi trở về, ai đi sai đường thì gọi người ấy trở về chính đạo. Gọi mà không trở về thì phải làm sao? Thả trâu đi ăn cỏ. Thả trâu đi ăn cỏ, để tùy họ đi. Giống như Quỷ Bà của chúng ta bái quỷ đó, thật ra tôi cũng rất cảm kích bà ấy, tôi nói thật lòng đó, nhiều năm như vậy đều đi trên chính đạo, đột nhiên gặp phải quỷ liền bị quỷ mê muội đầu óc, không ngờ lại đi đem tấm bia ở Bách Tính Công Miếu đến thôn Quốc Tính (ở huyện Nam Đầu, Đài Loan) để đặt ở đó. Đến khi bố của Thượng sư Liên Đông đã trang hoàng xong xuôi, bà ấy lại đem những tấm bia đó về. Bạn biết không, khi bà ta đem đến đặt ở Quốc Tính, có hai tì kheo ni trông giữ tấm bia này đều bị chết. Hai tì kheo ni ấy đều chết rồi, mọi người đều biết rồi đó. Selamat pagi, đúng không nhỉ? Tiếng Indonesia là selamat, selamat chính là chết rồi. Tôi nói cho bạn biết nhé, ai đã đi đem tấm bia đó về? Chính là bố của Thượng sư Liên Đông. Ông ấy đã đem tấm bia đó về, ngay cả ông ấy cũng bị trúng bùa. Ông ấy cắt tóc thành kiểu đầu Nhật Bản, kiểu đầu của võ sĩ Nhật Bản, chỗ này là một túm tóc, phần tóc hai bên thì cạo sạch, ở giữa có một túm tóc, ông ấy dẹp bỏ hết tượng Phật ở đàn thành trong nhà mình. Bạn có biết không? Đã phải tốn biết bao nhiêu công sức mới chữa khỏi được cho ông ấy, tất cả đều bị tinh thần thất thường. Tấm bia ấy đã được đặt ở khu Quan Âm ở Đào Viên, Đài Loan. Một trong hai tòa Điện Hộ Pháp đã được xây dựng ở đó, tấm bia ở Bách Tính Công Miếu đã được bày ở đó. Đó là đã đi vào tà đạo, đi vào quỷ đạo, kêu bà ta quay lại, bà ta không quay lại, không quay lại thì tôi cũng chẳng còn cách nào, thả trâu ăn cỏ thôi, thả trâu ăn cỏ. Bạn quay về, bạn thay đổi cho đúng là xong rồi, đúng vậy không. Đây gọi là bậc trượng phu giỏi dặn dò điều ngự. Ai đi sai đường thì sửa chữa lại họ, đi vào tà đạo thì khiến họ cải tà quy chính. Đây gọi là khéo hộ niệm, khéo dặn dò. Về đoạn này, có còn ai không hiểu không? Thiện nam, thiện nữ là chỉ ưu bà tắc, ưu bà di, chứ không phải là con người có tâm địa tốt thông thường. Đừng có nhầm lẫn mà cho rằng thiện nam là người nam có tâm địa tốt, thiện nữ là người nữ có tâm địa tốt, không phải đâu, chính là ưu bà tắc, ưu bà di có tâm muốn học chính pháp của Phật giáo để tương lai muốn chứng được chính đẳng chính giác. Có người giải thích tâm Tam miệu tam bồ đề là thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền chính là tam, có người giải thích là pháp thân, báo thân, ứng thân, ba thân này chính là tâm tam bồ đề. Cũng có người giải thích Tì Lô Giá Na Phật, Lô Xá Na Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật gọi là tâm Tam miệu tam bồ đề. Thật ra chỉ đơn giản là Chính đẳng chính giác thôi, đừng nghĩ nó quá phức tạp. Om mani padme hum. (Ngày 22/08/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Diêu Trì Kim Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 9.)

10. Phần thứ 2: Thiện Hiện thưa hỏi (5)

(Bài giảng 10) Chính đẳng chính giác

Chẳng phải Tu Bồ Đề hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni sao? "Phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nên sống thế nào, nên hàng phục tâm ra sao." Hôm đó tôi đã hỏi thế nào là tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, và Thượng sư Liên Chủ đã trả lời đúng rồi, nghĩa là chính đẳng chính giác. Kết quả là ông ấy đã được thưởng một chiếc vòng tay. Vậy thì bây giờ tôi hỏi mọi người, tôi hỏi nhé: Thế nào là chính đẳng? Thế nào là chính giác? Ở đây cũng có ý nghĩa rất sâu đó! Thế nào gọi là chính đẳng, thế nào gọi là chính giác? Ông ấy đã nói rồi, Thượng sư Liên Chủ đã nói rồi, là chính đẳng chính giác. Chính đẳng chính giác nghe rất hay, thế ý nghĩa sâu xa của nó là gì? Bạn phải biết được thâm nghĩa của nó, ý nghĩa chủ yếu nhất của nó nằm ở đâu. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc chính đẳng chính giác, ngài ấy có ba lần chuyển pháp luân. Mọi người đều biết, lần chuyển pháp luân thứ nhất tại vườn Lộc Dã, đó là khi Phật truyền dạy Khổ - Tập - Diệt - Đạo của Tiểu thừa, đây là lần chuyển pháp luân thứ nhất, tại vườn Lộc Dã. Bây giờ tôi hỏi bạn, hỏi mọi người lần chuyển pháp luân thứ hai ở đâu? Phật Đà đã giảng cái gì? Lần thứ hai chuyển pháp luân là giảng ở đâu? Mọi người học Phật nhiều năm như vậy rồi, Phật Thích Ca Mâu Ni có ba lần chuyển pháp luân. Bây giờ tôi hỏi, lần chuyển pháp luân thứ hai là giảng ở đâu? Tịnh xá Trúc Lâm ư? Lần thứ hai vị Phật chuyển pháp luân là ở thành Vương Xá, tại thành Vương Xá đã nói về lần chuyển pháp luân thứ hai. Được rồi, vậy thì giảng cái gì? Bát nhã. Còn gì nữa? Ý nghĩa của nó nằm ở đâu? Nằm ở "vô tướng". Vô tướng, vô, vô nghĩa là không có, và tướng, là vô tướng. Bây giờ tôi hỏi bạn, lần chuyển pháp luân thứ ba là giảng ở đâu? Ở thành nào? Giảng cái gì? Lần chuyển pháp luân thứ ba là tại thành Liên Hoa, Phật giảng "liễu nghĩa". Bởi vậy, chính đẳng, cái gì là chính đẳng? Vô tướng chính là chính đẳng. Cái gì là chính giác? Liễu nghĩa chính là chính giác. Cái này rất thâm sâu nhỉ, tôi đã nói rồi, bản thân kinh Kim Cang rất thâm sâu đó. Nói vô tướng là chính đẳng. Ở đây nói đến hai loại trí huệ. Cái gì là chính đẳng? Bình đẳng tính trí chính là chính đẳng. Đại viên kính trí chính là liễu nghĩa. Trong Phật pháp, hai cái này vô cùng quan trọng. Ba lần chuyển pháp luân của Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rõ về chính đẳng chính giác của Phật. Lần thứ nhất chính là nói về Khổ - Tập - Diệt - Đạo của Phật, chính là chân lí. Cái gọi là đế, khổ đế, tập đế, đạo đế, diệt đế, toàn bộ đều là chân lí, gọi là đế, chữ đế bên trái có bộ ngôn, bên phải có chữ hoàng trong từ hoàng đế. Chữ đế này chính là chân lí, Khổ - Tập - Diệt - Đạo chính là chân lí. Bình đẳng chính là chân lí. Viên mãn, liễu nghĩa chính là chân lí. Vô tướng chính là chân lí. Điều mà kinh Kim Cang nói đến chính là cái này, chính đẳng chính giác. Mọi người thử dùng não để nghĩ một chút mà xem, sau này khi tôi giảng tiếp kinh Kim cang thì mọi người sẽ càng hiểu rõ hơn thế nào gọi là chính đẳng chính giác. Rồi, chúng ta giảng đoạn thứ ba này. Phần thứ ba: Đại thừa chính tông. Đại thừa, cái gì là Đại thừa? Mật giáo cũng là một giáo phái trong Đại thừa. Đại thừa bao hàm rất nhiều tông phái. Chính tông, thế nào là chính tông? Hàm nghĩa chân chính, liễu nghĩa chân chính, liễu nghĩa chân chính của Đại thừa, đó là phần thứ ba này nói đến. Phần thứ 3: Đại thừa chính tông Phật bảo Tu Bồ Đề: "Chư Bồ Tát Ma Ha Tát nên hàng phục tâm như thế này! Cần nghĩ tất cả các loài chúng sinh hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc biến hóa mà sinh ra, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc hữu tưởng, hoặc vô tưởng, hoặc không phải hữu tưởng không phải vô tưởng, ta đều cho vào Vô dư niết bàn mà diệt độ. Như vậy, diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh, nhưng thật ra không có chúng sinh nào được diệt độ. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì không phải là Bồ Tát. Đoạn này nói về việc tương ứng chính đẳng chính giác. Phật nói rằng, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc biến hóa mà sinh ra, chúng ta nói về đoạn này trước. Sinh từ trứng, hôm nay chúng ta ăn món trứng chưng cà chua, trứng chính là noãn sinh. Món trứng chưng cà chua, trước kia chúng tôi làm bộ đội, làm lính, quân nhân, khi tôi học trường quân đội cũng có một món mà mọi người rất thích ăn, chính là món trứng chưng cà chua. Đây là một món ăn nổi tiếng trong quân đội, một món ăn nổi tiếng của bộ đội. Chúng tôi cũng thường xuyên ăn. Chùa của chúng ta, mặc dù chúng ta làm hòa thượng, thật ra cũng không khác làm bộ đội là mấy, tôi cũng ngày ngày ăn trứng chưng cà chua, trứng này chính là noãn sinh. Tôi ở nơi đây lâu như vậy rồi, nhưng vẫn chưa từng ăn trứng rùa. Thật ra rùa cũng là loài noãn sinh, chúng nở ra từ trứng, vì thế mới có "vương bát đản", nguyên nhân mà có từ "vương bát đản" là vì vậy đấy. [Vương bát đản, vương bát là con rùa, đản là quả trứng, trong tiếng Trung từ này có nghĩa là thằng khốn, đồ vô lại, hoặc có ý chửi người khác là đồ con rùa rụt cổ.] Thế nên, chuyện kể rằng có người đến nhà hàng để ăn món ba ba. Sau đó gọi waiter (bồi bàn), họ có năm người, năm người đi đến nhà hàng ăn ba ba, gọi waiter lại nói: "Anh hãy chia thành năm bát cho tôi!". Người waiter loay hoay một hồi rồi nói: "Tôi không có cách nào chia được". Anh ta hỏi: "Vì sao lại không chia được?" "Bởi vì con ba ba này có tổng cộng sáu quả trứng, các ông chỉ có năm người, có sáu quả trứng, vậy ông bảo tôi chia thế nào?" Nói sáu quả trứng rùa chẳng phải là chửi họ sao, hơn nữa đích xác lại còn lôi cả chính bản thân mình vào nữa, khách có năm người mà có sáu tên vô lại. Đây chính là noãn sinh, là sinh ra từ trứng. Thấp sinh, thế nào gọi là thấp sinh? Thấp sinh chắc chắn là rất nhiều rồi. Thật đó, trong nước có rất nhiều sinh vật do ẩm ướt mà sinh ra. Vì thế những sinh vật sinh ra từ nước đều gọi là thấp sinh. Như thế thì nhiều lắm. Do đó, người ăn chay chân chính thì ngay cả vaccine cũng không thể tiêm. Vì sao thế? Bạn tiêm vaccine rồi thì chẳng phải là giết hết virus Covid-19 sao. Virus cũng là sinh mạng mà, bởi vì chúng sống, thế là bạn sát sinh rồi, bạn đi tiêm vaccine chẳng phải là giết bọn chúng rồi sao? Đó là thấp sinh! Rất nhiều vi khuẩn đó: "Uống một ngụm nước sạch, tám vạn bốn nghìn trùng, nếu như không trì chú, khác gì giết chúng sinh." Thực vật cũng là sinh vật đó, bạn nhổ chúng lên, ví dụ như là củ cải, khi cắt chúng thì chúng kêu "á", kêu "á" một cái thế là bạn nhổ cây cải lên, thực vật có biết kêu không? Chúng mọc dài ra, chúng có tế bào, bạn cho rằng ăn rau chính là ăn chay sao? Nhầm rồi. Việc ăn chay là ai nói? Là do Lương Vũ Đế nói. Hòa thượng ở Thái Lan có ăn chay không? Tôi bảo bạn nhé, việc ăn mặc ở Thái Lan, ăn, mặc, ở, đi lại đều kế thừa Phật giáo nguyên thủy, họ mang nhiều sắc thái đậm nhất, còn những hòa thượng ở nơi khác đều đã có thay đổi rồi. Đặc biệt là khi Phật giáo truyền đến Đông Thổ, Phật giáo Trung Quốc đã thay đổi thành ăn chay, điều này là do Lương Vũ Đế thay đổi. Việc điểm giới sẹo là do Lương Vũ Đế kêu người ta làm. Hòa thượng Thái Lan ở đâu có điểm giới sẹo? Căn bản là không có chuyện đó! Vì sao phải điểm giới sẹo chứ? Tâm phân biệt quá nặng! Vị Lương Vũ Đế này, mặc dù ông ta là Phật tâm thiên tử, nhưng ông ta đã làm hậu cung loạn cào cào. Ông ta đã cưới một người phụ nữ yêu kiều nhất của triều đại trước. Bạn biết rằng khi Lương Vũ Đế đóng đô tại Kiến Khương (hiện nay là thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô), ông ấy đã đánh bại triều đại trước, sau đó toàn bộ phi tần đều bị Lương Vũ Đế đem đi, vì thế hoàng hậu khi đó hối hận vì Lương Vũ Đế làm hoàng đế, bà ấy nói, từ nay về sau, bà ấy cũng không gặp được Lương Vũ Đế nữa. Lương Vũ Đế rất háo sắc, thật sự là một tên họ Trư đó! Mọi người có biết Lương Vũ Đế không? Ông ta đã sinh bao nhiêu đứa con, mọi người nói xem? Ông ta đã kết nạp phi tần yêu kiều xinh đẹp nhất của triều đại trước làm sở hữu của mình, sinh ra hai người con gái — đây chính là báo ứng: hai người con gái đó đều qua lại với chú và bác của chúng. Thật sự là loạn, loạn luân. Lương Vũ Đế rất đồi bại! Chúng ta thường tụng Lương Hoàng Bảo Sám để sám hối, Lương Hoàng Bảo Sám là kinh dùng để sám hối, nhưng không phải là của ông ta! Chỉ là dùng tên của ông ta thôi, là do khi đó Lương Vũ Đế bảo những người xuất gia viết một bản kinh sám hối, để siêu độ cho một phi tử mà ông ta sủng ái. Lương Vũ Đế rất đồi bại, là một tên họ Trư! Thật đó, ông ta ngồi trong cung điện, nhìn thấy một cung nữ, rất nhiều cung nữ đứng bên cạnh, rồi gió thổi qua, váy của cung nữ nào tốc lên ông ta nhìn thấy đùi của cung nữ đó, thế là tối hôm đó, ông ta liền nói "ta muốn ngươi". Mọi người có biết Lương Vũ Đế không, mỗi lần ông ta gặp trắc trở là lại muốn xuất gia làm hòa thượng, liền chạy đến chùa Đồng Thái Tự ở cạnh đó để làm hòa thượng! Ngay sát vách đó! Nằm ở sát vách với hoàng cung, ông ta xây một ngôi chùa, chính là đi sang chùa ở sát vách để làm hòa thượng. Rồi tất cả thần tử lại kéo ông ta về, lôi trở về, thế thôi, ông ta lại làm hoàng đế, đến khi gặp chuyện khó khăn lại đi làm hòa thượng, rồi lại bị lôi trở về. Đến lần thứ ba lại đi làm hòa thượng, lại bị lôi về… thật là báo ứng! Vì thế, đến cuối cùng, ông ta chết đói tại hoàng cung. Tôi giảng lan man đi đâu mất rồi…? Không phải tôi phê bình Lương Vũ Đế, tôi nói cho bạn biết, Lương Vũ Đế là Phật tâm thiên tử, ông ta đã xây rất nhiều chùa. Thai sinh, thấp sinh, việc ăn chay là do ai tạo ra? Là Lương Vũ Đế. Điểm giới sẹo là do ai tạo ra? Lương Vũ Đế. Bởi vì Phật giáo Trung Nguyên chính là do ông ta làm như vậy nên mới có điểm giới sẹo, mới có ăn chay, những việc này là do Lương Vũ Đế làm. Hóa sinh, thế nào là hóa sinh? Là hóa ra từ trong không khí! Con vi khuẩn Covid-19 là từ không khí hóa ra, là hóa sinh, nó có thể biến chủng! Bạn có biết không? Đóng cửa ở trong nhà từ sáng tới tối thì cũng mắc bệnh sưng phù, biến thành phù to lên, béo mập ra, đều sẽ biến thành phù lên. Nó có thể hóa sinh biến chủng đó! Hai loại kết hợp lại với nhau rồi biến hóa, đó chính là hóa sinh. Còn có thai sinh, con người chúng ta là thai sinh. Rất nhiều động vật cũng là thai sinh, cũng có rất nhiều động vật là noãn sinh, đại bộ phận loài chim đều là noãn sinh, có rất nhiều động vật là thai sinh, và cũng có rất nhiều là noãn sinh. Bốn hình thức sinh ra này, thế nào nhỉ… nói điều này là có ý nghĩa gì? Bình đẳng. Hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc hữu tưởng, hoặc vô tưởng, hoặc không phải hữu tưởng không phải vô tưởng, ta đều cho vào Vô dư niết bàn mà diệt độ. Bình đẳng, bình đẳng diệt độ. Thế nào là Vô dư niết bàn? Giờ hỏi mọi người, tôi đã từng nói rồi, người nào giơ tay trả lời Vô dư niết bàn? Tôi đã giảng rồi, mọi người đều không nhớ được sao? Thế nào là Vô dư niết bàn? Là không còn nhân duyên Sinh, cũng không còn nhân duyên Tử, đó là Vô dư niết bàn đó! Bạn sẽ không sinh ra nữa, bạn cũng sẽ không chết nữa, đây gọi là Vô dư niết bàn. Giảng cho mọi người chẳng có tác dụng gì cả, giảng xong mọi người đều quên… so với trí nhớ kém cỏi của lão già tôi đây thì trí nhớ của mọi người còn kém hơn. Hoặc có sắc, tôi hỏi bạn, chữ sắc này là ý gì? Tôi nói cho bạn biết, chữ sắc này không phải là sắc trong từ háo sắc đâu. Hou sek (tiếng Quảng, ý là ngon), háo sắc… à, là ngon à? Ngon và háo sắc không giống nhau! Có sắc nghĩa là có hình tượng. Hoặc không sắc, là không có hình tượng. Bạn nói xem cái gì là không có hình tượng? Vi khuẩn này, bạn có nhìn thấy chúng không? Chúng không có hình tượng! Nhưng Covid-19 thì có hình tượng, nó có hình cầu, đội thêm cái chóp, dưới kính hiển vi có thể nhìn thấy. Khi đó chúng ta gọi chúng là không sắc, đó là vô sắc. Ma cũng không có hình tượng, ghost [ma] không có hình tượng. Hoặc có sắc, hoặc không sắc, trung ấm cũng không có hình tượng. Hoặc hữu tưởng, là có tư tưởng, có suy nghĩ, và không có suy nghĩ. Thế nào là thứ không có suy nghĩ? Thực vật đều có suy nghĩ, hòn đá, nó có suy nghĩ không? Thật ra nếu nói cho đúng thì vẫn là có… bạn xem đá quý, đá quý có tồn tại từ tính. Bạn chặt nó làm đôi, từ tính của nó sẽ giảm đi một nửa, một nửa này không phát sáng được. Một nửa kia nó vẫn có từ tính, một nửa kia thì không có. Bây giờ khoa học đã chứng minh như vậy. Muốn tìm ra được những thứ thật sự không có tư tưởng là rất khó. Hoặc không phải hữu tưởng không phải vô tưởng, cũng không phải là hữu tưởng cũng không phải là vô tưởng, nghĩa là ở giữa. Có lúc có suy nghĩ, có lúc không có suy nghĩ, thì Phật Thích Ca Mâu Ni đều cho vào Vô dư niết bàn mà diệt độ. Vừa nãy tôi đã giải thích thế nào là Vô dư niết bàn rồi, không còn nhân duyên Sinh, cũng không còn nhân duyên Tử, thì đó là Vô dư niết bàn. Diệt độ là chữ diệt cuối cùng, là diệt trong Tứ thánh đạo, độ tương đương với độ hóa, độ hóa cho chúng sinh. Như vậy, diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh, chúng sinh mà Phật độ hóa là vô lượng vô biên, ai muốn làm như vậy? Như vậy, diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh, có ai muốn như vậy? Có một người… Có một vị Bồ Tát làm điều đó, ngài ấy ở trước mặt rất nhiều vị Phật và phát nguyện rằng: "Tôi muốn độ hóa tất cả chúng sinh, nếu tôi không độ hóa những chúng sinh này, nếu tôi không làm theo lời thề nguyện của tôi, đầu tôi sẽ vỡ thành mười phần." Đó là Quan Thế Âm Bồ Tát, ngài đã phát lời thề này, khi ấy có thập ức câu tri Phật, một câu tri chính là mười triệu, ở trước mặt mười ức câu tri Phật, nghĩa là ở trước mặt vô lượng vô số Phật mà phát nguyện, đó là Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài ấy muốn độ hóa chúng sinh, nếu như ngài ấy không làm đúng theo mà thối lùi cái tâm lúc đó, tâm của ngài thay đổi, thì đầu ngài sẽ bị vỡ thành mười phần. Đây là lời thề của Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát rất từ bi, chúng sinh mà ngài ấy độ hóa là nhiều nhất. Hôm nay tạm thời giảng đến đây thôi! Om mani padme hum. (Ngày 28/08/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Sinh Đại Sĩ Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 10.)

11. Phần thứ 3: Đại thừa chính tông (1)

(Bài giảng 11) Ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng

(Tiếp tục bài giảng trước) Ta đều cho vào Vô dư niết bàn mà diệt độ. Như vậy, diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh, nhưng thật ra không có chúng sinh nào được diệt độ. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì không phải là Bồ Tát. Bây giờ chúng ta nói về "Ta đều cho vào Vô dư niết bàn mà diệt độ. Như vậy, diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh, nhưng thật ra không có chúng sinh nào được diệt độ." Câu này là quan trọng nhất! Bạn nói xem, chúng ta độ hóa chúng sinh, thật ra không có chúng sinh nào để mà bạn có thể diệt độ. Quan Thế Âm Bồ Tát phát nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sinh, đến cuối cùng ngài ấy phát hiện ra, những chúng sinh mà ngài đã độ không tăng cũng không giảm (không tăng thêm cũng không giảm bớt), chúng sinh vẫn là chúng sinh, không ít đi dù chỉ một người. Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng nản lòng, thế là đầu của ngài liền vỡ thành mười phần, vì đã chùn bước rồi, không độ hóa chúng sinh nữa, mất lòng tin rồi, nên đầu vỡ thành mười phần. Sư phụ của ngài là A Di Đà Phật vội vã đến, khẩn trương biến các mảnh đầu của ngài (toàn bộ mười mảnh vỡ) thành mười cái đầu, biến mỗi phần đầu thành một khuôn mặt, rồi lại cộng thêm bản thân Bồ Tát đứng ở trên, thế là thành mười một cái đầu, rồi biến thành Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. A Di Đà Phật đến nói với Quan Thế Âm Bồ Tát: "Ngươi thật là đứa trẻ ngốc! Ngươi thật ngốc quá!" A Di Đà Phật đã sắp xếp tổ hợp lại từ đầu, thế là biến thành Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát. Thật không có chúng sinh nào được diệt độ, là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì không phải là Bồ Tát. Đây chính là đáp án. Thích Liên Thùy là ai? Lôi Phong Bồi, anh trả lời câu hỏi này thế nào? Tôi hỏi anh: "Anh là ai?" Anh hãy trả lời câu hỏi này. Tổ sư Đạt Ma đã từng trả lời rồi. Lương Vũ Đế hỏi Tổ sư Đạt Ma: "Người ở trước mắt ta là ai?" Tổ sư Đạt Ma trả lời thế nào? Mọi người có trả lời được không? Rất đơn giản, mọi người đều đã đọc qua điển tích này rồi. Lương Vũ Đế hỏi: "Người đứng trước mặt ta đây là ai?" Hỏi Tổ sư Đạt Ma như vậy. Tổ sư Đạt Ma trả lời thế nào? Có ai biết không? Ôi, chuỗi hạt này (Sư Tôn cầm chuỗi hạt ở trên bàn lên), chà chuỗi hạt này đẹp quá! Thích Liên Thùy, anh trả lời xem nào. Anh ta im thin thít kìa. Mọi người trả lời đi, ai nói trúng thì có thưởng. (Một đệ tử nào đó nói: không biết.) Không biết ư? Không biết vẫn chưa được, vẫn chưa hoàn toàn nói đúng. Mới được tạm một nửa. Thôi giữ lại, không tặng nữa! Ở đây nói đến: Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì không phải là Bồ Tát. Hỏi mọi người, ngã tướng, đương nhiên biết rồi, vô ngã tướng. Nhân tướng, mọi người biết rồi, ngã tướng chính là cá thể, nhân tướng chính là hình tướng của cá thể. Chúng sinh tướng, cái gọi là chúng sinh tướng là rất rất nhiều chúng sinh. Thọ giả tướng nghĩa là sự dài ngắn của thời gian, thời gian dài ngắn. Thật ra, theo những gì Phật nói, cái gọi là ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì chúng sinh tướng chính là không gian, thọ giả tướng chính là thời gian. Một vị Bồ Tát (Bodhisattva) nếu còn có cái tâm ngã ở trong đó, cùng cái tâm "tôi là một con người" ở trong đó, còn có những chúng sinh khác ở trong đó, còn có thọ mạng của tôi dài bao nhiêu ở trong đó, thế thì đây không phải là Bồ Tát. Ý nghĩa chính là nằm ở đây. Ý nghĩa của nó, ý nghĩa rất quan trọng trong kinh Kim Cang, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, cái này đại diện cho… Tôi hỏi bạn nhé, thời gian bây giờ là mấy giờ? Bây giờ là 4 giờ 56 phút, thời gian này là do ai định ra? Là con người định ra. Tôi nói cho bạn biết nhé, làm gì có thời gian? Không có thời gian. Thời gian là do con người đặt ra. Mọi người thử nghĩ một chút mà xem, hôm nay nếu không có thời gian, con người sẽ… giống như bây giờ chúng ta đang là năm 2021, là bắt đầu tính từ lúc chúa Jesus của đạo Cơ Đốc ra đời, đạo Cơ Đốc bắt đầu từ chúa Jesus, năm dương lịch hiện tại là năm 2021. Khi ấy, thời của chúa Jesus là hơn 2000 năm trước, nhưng hơn 2600 năm trước Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sinh rồi, Phật còn sớm hơn cả Jesus, còn Lão Tử của Trung Quốc lại càng sớm hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni, còn sớm hơn nữa. Đó đều là dùng thời gian để tính toán. Thời gian là ai định ra? Là con người định ra. Vô thọ giả tướng nghĩa là thời gian không còn nữa, vì thời gian đã không còn, nếu như không có thời gian, thì còn có nhân duyên hòa hợp gì nữa chứ. Không có nhân duyên hòa hợp gì. Không có không gian, tôi nói cho bạn biết, vô chúng sinh tướng, vì đã không còn chúng sinh thì còn có nhân duyên hòa hợp cái gì nữa. Không còn, nhân duyên cũng không còn nữa. Tất cả nhân duyên sinh, tất cả nhân duyên diệt, đều không còn gì nữa. Vậy cái mà Phật pháp nói đến (vừa nãy điều mà Liên Thùy hỏi chính là ở đây) nhấn mạnh tất cả đều là do nhân duyên mà sinh ra, sinh diệt vô thường, duyên khởi tính Không chăng? Ngay cả duyên khởi cũng không còn, không còn chúng sinh tướng thì làm gì có duyên khởi gì đây. Vì thế toàn bộ cái này đều là phiến diện, tất cả Phật pháp cũng là phiến diện, còn có Phật gì đây? Không Phật, không chúng sinh. Ngã tướng, nhân tướng, cái này càng thấp cấp. Lại còn thêm Bồ Tát có ngã tướng ư? Bồ Tát là nghĩ vì chúng sinh, không nghĩ vì bản thân. Bạn vẫn còn vì bản thân ư? A Di Đà Phật! Thế thì bạn không phải là Bồ Tát. Vì thế, người học Phật chúng ta, dựa theo cuộc sống của mình, dựa theo việc tu hành mỗi ngày của mình mà làm, điều bạn làm không phải vì bản thân, mà là làm vì chúng sinh. Bạn làm pháp lục độ — bố thí, nhẫn nhục, trì giới, trí huệ, thiền định, tinh tấn, làm pháp lục độ là Bồ Tát, không làm vì bản thân, bạn làm vì chúng sinh. Thật ra, khi bạn làm điều này mà trong mắt không có chúng sinh, nhưng bản thân bạn vẫn cứ làm như vậy, thì cái này mới là Bồ Tát chân chính. Còn nếu như bạn làm pháp lục độ, mà trong mắt vẫn còn có chúng sinh thì cũng không phải. Vì thế, chúng ta nói tam luận thể không: không có người làm pháp lục độ, cũng không có người nhận pháp lục độ, cũng không có sự việc làm hoặc nhận, đây mới là Bồ Tát. Nói thế này đã là rất sâu rồi. Tôi nói điều này đã là rất sâu rồi. Vì thế, hôm nay tôi thuyết pháp ở đây: Sư Tôn ở đây thuyết pháp, nhưng không có người thuyết pháp. Mọi người ở dưới nghe pháp, nhưng không có người nghe pháp. Cũng không có việc thuyết pháp này. Đây mới là điều chính xác. Vì thế, nếu có người nói Phật Thích Ca Mâu Ni có thuyết pháp thì chính là đang phỉ báng Phật. Nói thế mọi người có hiểu không? Ở đây ý nghĩa rất sâu đó! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức là không phải Bồ Tát. Tất cả Phật pháp đều phá bỏ hết. Liệu có phải là giảng quá sâu một chút rồi không? (Đệ tử: xin Sư Tôn giải thích một lần nữa.) Không có người giảng (không có người thuyết pháp), cũng không có người nghe pháp, cũng không có sự việc thuyết pháp này. Vì thế, Lương Vũ Đế xây nhiều chùa như vậy, tự cho rằng công đức của mình rất cao, nhưng trước mặt Đạt Ma thì không đáng giá một đồng. Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma rằng: "Ta xây nhiều chùa như vậy, nuôi dưỡng nhiều hòa thượng như vậy, công đức của ta thế nào?" Đạt Ma chỉ nói một câu: "Không có công đức." Lời Đạt Ma nói mới là đúng. Lương Vũ Đế vừa nghe nói rằng không có công đức thì ông ta liền tức giận, không nghe lời Đạt Ma nữa. Đạt Ma đi rồi, ông ta còn phái quân đi truy sát Đạt Ma nữa. Khi đó, Chí Công hòa thượng, Chí Công cũng là một cao tăng đắc đạo, mới đến nói với Lương Vũ Đế rằng: "Điều ngài ấy nói mới là đúng. Điều Đạt Ma nói mới là đúng." Thế rồi mới tìm ngài ấy về, nhưng không đưa về được, ngài đã đến nước Ngụy rồi (chính là Bắc Ngụy, Nam Lương Bắc Ngụy), không đưa ngài ấy về được! Lương Vũ Đế vẫn còn chưa đến được trình độ đó, nhiều nhất ông ấy cũng chỉ là một tín đồ Phật giáo mà thôi. Ông ta rất háo sắc, hôm qua tôi đã nói rồi đúng không? Gió thổi qua, thổi tốc váy của cung nữ lên, ông ta nhìn thấy là thèm nhỏ dãi, tối đó liền muốn cô cung nữ đó, kết quả là lại sinh con. Đứa con này là cung nữ sinh ra, những đứa con do các phi tần sinh ra đều coi thường đứa con này, cuối cùng đứa con này đã chiếm quân đội hùng hậu, anh ta cũng là con trai của Lương Vũ Đế, chỉ là mẹ của anh ta tương đối thấp hèn mà thôi, cô ta chỉ là một cung nữ. Từ nhỏ đứa con trai này đã bị các A Ca lớn bắt nạt, cuối cùng anh ta đã nắm lấy một lực lượng quân đội hùng hậu. Lương Vũ Đế hỏi Chí Công: "Sau này ta sẽ gặp phải chuyện gì?" Chí Công không dám trả lời, chỉ vào yết hầu và cổ của mình, kết quả là một phản tướng của Đông Ngụy tên là Hầu Cảnh đã bao vây đánh Lương Vũ Đế. Khi ấy, Hầu Cảnh rời bỏ Đông Ngụy, Lương Vũ Đế đầu hàng, sau đó ông ta quy thuận Nam Lương. Lương Vũ Đế đóng đô tại Kiến Khang, chính là Nam Kinh. Khi Lương Vũ Đế bị Hầu Cảnh bao vây, vây thành, khi toàn bộ hoàng cung bị bao vây, đứa con trai của cung nữ nắm đội binh hùng hậu, anh ta là người nhỏ nhất trong số các A Ca, anh ta nắm quân đội hùng hậu, anh ta chỉ cần xuất binh là có thể giải cứu được Lương Vũ Đế, nhưng anh ta đã không xuất binh, kết quả là Lương Vũ Đế đã chết đói. Bởi vậy, thật ra Lương Vũ Đế cũng là một hoàng đế rất tốt, ông ta không muốn bị như vậy, nhưng sau khi lên làm hoàng đế rồi thì đã thay đổi. Đây cũng là lịch sử, thế nên gọi là "sóng cuốn trôi hết cả những nhân vật anh hùng thiên cổ." Om mani padme hum. (Ngày 29/08/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Câu Tài Thiên Nữ tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 11.)

12. Phần thứ 3: Đại thừa chính tông (2)

(Bài giảng 12) Vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng

Phật bảo Tu Bồ Đề: "Chư Bồ Tát Ma Ha Tát nên hàng phục tâm như thế này! Cần nghĩ tất cả các loài chúng sinh hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc biến hóa mà sinh ra, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc hữu tưởng, hoặc vô tưởng, hoặc không phải hữu tưởng không phải vô tưởng, ta đều cho vào Vô dư niết bàn mà diệt độ. Như vậy, diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sinh, nhưng thật ra không có chúng sinh nào được diệt độ. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì không phải là Bồ Tát. Có người hỏi: "Trong phần thứ 3: Đại thừa chính tông, vì sao Sư Tôn giảng chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thọ giả tướng là chỉ thời gian, chúng sinh tướng là thuộc về không gian, không có không gian, không có thời gian thì có gì tốt?" Có người hỏi vấn đề này. Chúng sinh tướng… Phần thứ 3: Đại thừa chính tông, "chúng sinh tướng" và "thọ giả tướng", "vô ngã tướng". Vô ngã tướng… Nếu Bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, thì không phải là Bồ Tát. Vậy thì nhất định phải không có rồi! Thế còn chúng sinh tướng, Sư Tôn nói, chính là không gian. Thọ giả tướng là thời gian. Tôi nói với mọi người, thọ giả tướng là thời gian, tuổi thọ đại diện cho thời gian. Vì sao? Có người trường thọ, có người đoản thọ, có người sống lâu, có người sống rất dài, cái này gọi là thọ giả tướng. Nếu như không có thời gian, trong Phật giáo gọi là "tam tế nhất như". Thế nào là tam tế nhất như? Quá khứ, hiện tại, vị lai đều thành một khối. Sư Tôn có thể biết đời quá khứ, có thể biết đời tương lai của mình, vì sao tôi có thể biết được? Bởi vì đó là vô thọ giả tướng, không có thời gian, thời gian đều là do con người tạo ra. Bạn xem đó, I miss you every year, every month, every second, every minute, every second, every hour. I miss you. (Anh nhớ em từng năm, từng tháng, từng giây, từng phút, từng giờ. Anh nhớ em.) Đây là lời những người yêu nói với nhau. Là lời mà trước đây tôi nói (Sư Tôn cười). Bây giờ thì không nói nữa, không biết nữa rồi. Every second, I miss you. Chà, cái này thật lợi hại, trong từng giây đều đang nhớ. Ở đây, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, hàng tuần, cứ thế từ đầu tới cuối, toàn bộ đều là con người đặt ra, vốn dĩ không có thời gian, đều là do bản thân con người thiết lập ra. Vô thọ giả tướng, ai có thể thật sự tính được, thiên địa huyền hoàng, vũ trụ hồng hoang, ai có thể tính ra được là bao lâu? Đương nhiên rồi, Phật giáo có nói, Phật Thích Ca Mâu Ni có nói, chính là nói về kiếp: đầu tiên chính là Sơ kiếp, kiếp cuối cùng gọi là Câu lạc kiếp, kiếp hiện tại gọi là Hiền kiếp. Trong Phật giáo có nói, Hiền kiếp có nghìn vị Phật, có không? Hiền kiếp thiên Phật. Vì thế, khi bạn tu hành chứng được vô thọ giả tướng, bạn có thể trở về quá khứ. Quá khứ tôi là ai, là ai… tôi đều có thể nói được ra. Sau này tôi sẽ ra sao, tôi có thể nói được ra, tam tế nhất như mà! Quá khứ hiện tại vị lai, tam tế nhất như là cùng một thời gian, cùng một lúc, thì gọi là vô thọ giả tướng. Có được lợi ích này. Vô chúng sinh tướng thì là buổi tối hôm nay tôi muốn đến nơi nào, tôi không có khái niệm không gian. Tôi muốn đi tìm bạn, tôi liền đi tìm bạn, bất kể bạn sống ở đâu, bạn sống ở Malaysia cũng được, sống tại Đài Loan cũng được, sống tại nước Anh cũng được, sống tại Pháp, tại Thụy Điển, tại bất kì nơi nào… Iceland, thậm chí sống tại Nam Cực, Bắc Cực, tôi đều có thể đến, bởi vì tôi không còn khái niệm không gian. Khi bạn tu hành đạt đến không còn không gian, thì điều càng lợi hại hơn là, bạn muốn đến thế giới Cực Lạc, đến thế giới, đến Phật quốc, đến thế giới Viên Thông của Quan Thế Âm Bồ Tát, đến tịnh thổ Thúy Vi của Địa Tạng Vương Bồ Tát, đến thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật, đến thế giới Diệu Hỉ của A Súc Phật, đến chỗ nào bạn cũng đều có thể đi được hết. Cái này gọi là "không còn không gian". Chớp mắt một cái là bạn đã đến nơi rồi, tôi không cần phải tốn rất nhiều thời gian để đi bằng máy bay, hay là cưỡi mây đạp sương, hay là như ta vẫn nói là niệm chú một lát, một đám mây liền hạ xuống, bạn ngồi trên đám mây đó, rồi đám mây chở bạn đi, không cần phải thế. Vô chúng sinh tướng nghĩa là không còn không gian, lợi ích còn có rất nhiều nữa, tôi nói với mọi người, đúng thế không. Chà, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, vô nhân tướng, vô ngã tướng, đây là điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Tu Bồ Đề. Mọi người biết ngôi chùa Jokhang, chùa Ramoche đều có các bức tướng của Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng vậy không? Có tướng Phật Thích Ca Mâu Ni 8 tuổi, có thân tướng Phật Thích Ca Mâu Ni trong độ tuổi 12. Bức tướng ở chùa Jokhang là do công chúa nào tặng? Có một người là công chúa Xích Tôn ở Nepal tặng. Còn bức kia là do một người là công chúa Văn Thành của triều Đường tặng. Công chúa Văn Thành lấy bức tướng mấy tuổi? Khi công chúa gả vào hoàng cung Tây Tạng đã đem theo bức tướng 12 tuổi. Còn công chúa Xích Tôn thì đem theo bức tướng 8 tuổi, hai bức tướng của Phật Thích Ca Mâu Ni, một bức để ở chùa Jokang, một bức để ở chùa Ramoche, có đúng không? Một bức là 12 tuổi, một bức là 8 tuổi, hai bức tướng này là từ đâu đến? Làm sao mà một bức từ Trung Quốc đến vùng đất tuyết, đến Tây Tạng, một bức thì từ Nepal đến Tây Tạng, là ai điêu khắc? Ai đem cho vật liệu? Mọi người có biết không? Đều không ai biết à? Bồ Tát Di Lặc cho vật liệu, người điêu khắc là Công Tượng Thiên. Di Lặc Bồ Tát đã bỏ ra rất nhiều vàng bạc, châu báu của ngài, tập hợp lại, tặng cho Công Tượng Thiên, Công Tượng Thiên đã chế tác ra bức thân tướng Phật Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi và 8 tuổi. Vì sao lại có bức thân tướng Phật Thích Ca Mâu Ni 8 tuổi và 12 tuổi? Có ai biết khi ấy Phật Thích Ca Mâu Ni cao bao nhiêu không? Có ai biết không? Khi xưa, lúc điêu khắc ra bức tướng này, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với Công Tượng Thiên: "Anh hãy điêu khắc thân tướng 8 tuổi và 12 tuổi của ta." Công Tượng Thiên đó nói: "Tôi không biết lúc 8 tuổi thì ngài cao bao nhiêu, cũng không biết lúc ngài 12 tuổi thì cao bao nhiêu?" Thế là Phật Thích Ca Mâu Ni nói với anh ta rằng: "Có một nhũ mẫu khi ta còn nhỏ vẫn còn sống…" nghĩa là nhũ mẫu mà cho ngài bú sữa vẫn còn sống, "… nhũ mẫu đưa ta đến một nơi, anh hãy đến hỏi nhũ mẫu của ta là biết được khi 8 tuổi ta cao bao nhiêu, khi 12 tuổi ta cao bao nhiêu." Kết quả là Công Tượng Thiên liền tìm đến nhũ mẫu đó. Nhũ mẫu bảo anh ta rằng: "Tôi biết. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn nhỏ tôi cho ngài uống sữa, tại một cái chòi nghỉ mát ở thành Ca Tì La Vệ, ở đó có hai bức tượng, một bức vóc dáng tương đối nhỏ, một bức vóc dáng tương đối cao, bức nhỏ chính là Phật Thích Ca Mâu Ni lúc 8 tuổi, bức cao chính là Phật lúc 12 tuổi, anh hãy tới đó mà đo." Công Tượng Thiên đó đi đo, thế là biết được khi 8 tuổi Phật Thích Ca Mâu Ni cao bao nhiêu, khi 12 tuổi Phật Thích Ca Mâu Ni cao bao nhiêu. Sư Tôn biết được những sự việc trong quá khứ này của Đức Phật. Vì sao ngài biết những việc này chứ? Thân tướng lúc 8 tuổi, thân tướng lúc 12 tuổi, cúng tại chùa Jokhang, chùa Ramoche. Chùa Jokhang, chùa Ramoche ở Tây Tạng, làm sao ngài biết được đo được bao nhiêu tấc, thân hình ra sao, vì sao mà ngài biết được? Bởi vì, tôi đã là vô chúng sinh tướng, tôi đã vô thọ giả tướng. Khi tôi vô chúng sinh tướng thì tôi có thể đi đến bất kì chỗ nào. Khi vô thọ giả tướng, tôi có thể trở về quá khứ, đương nhiên tôi biết được! Còn mọi người có biết không? Biết làm sao được! Mấy giờ rồi nhỉ? 10 giờ 13 phút à? Chà, hôm nay tôi kể chuyện xưa cho mọi người nghe rồi. Tu Bồ Đề, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, bốn người này. Nếu như bạn đi xem bốn người này, sau lưng bức thân tướng của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc 8 tuổi và thân tướng lúc 12 tuổi có bốn đệ tử của ngài. Bốn người này được điêu khắc đứng sau lưng Phật Thích Ca Mâu Ni, có bốn bức tướng, chính là Xá Lợi Phất, Tu Bồ Đề, Mục Kiền Liên, A Nan. Vì sao không có Đại Ca Diếp? Bởi vì khi đó Đại Ca Diếp đã rời khỏi tăng đoàn rồi, vì ngài ấy cãi nhau với A Nan, nên ngài muốn rời khỏi tăng đoàn. Phật Thích Ca Mâu Ni giữ ngài ấy ở lại, nói "ông đừng bỏ đi, ông đừng đi", Phật Thích Ca Mâu Ni giữ ông ấy ở lại tăng đoàn. Ông ấy nói, tôi thật sự không thấy có lí do gì để ở lại, mọi người sống và ăn mặc tốt như vậy, tôi theo hạnh đầu đà, vẫn phải theo pháp của Thanh Văn. Thế nào gọi là Thanh Văn? Tôi hỏi mọi người, vì sao gọi là Thanh Văn? Bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni có mười đại Thanh Văn, chính là mười đại A La Hán. Vì sao gọi là Thanh Văn? Thế nào gọi là Thanh Văn? Tôi nói cho bạn biết, Thanh Văn chính là tận tai nghe được Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, thì gọi là tai nghe được âm thanh của Phật Thích Ca Mâu Ni, nghe được tiếng nói của Phật Thích Ca Mâu Ni, người nghe Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp mà thành tựu thì gọi là Thanh Văn. Mọi người hiểu chứ? Hôm nay tôi nói điều này, bạn xem, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề và A Nan, đều ở phía sau thân tướng 8 tuổi và 12 tuổi của Phật, bốn người này, khi xưa bốn người này ở gần Đức Phật nhất. Tôi biết, mọi người đến chùa Jokhang, chùa Ramoche xem những bức tượng này, bốn trong số mười đại đại A La Hán, bốn vị trong số đó đều có tượng điêu khắc ở sau lưng Phật. Ngày mai tôi sẽ bắt đầu giảng "Phần thứ tư: Diệu hạnh vô trụ". Tôi nói cho bạn biết nhé, hôm nay tôi giảng cái này là bí mật đó, không được nói ra ngoài đâu đấy! Không có ai biết đâu, cái này buộc phải vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng mới có thể biết được, không có ai biết đâu! Mọi người đã biết được căn nguyên của bức thân tướng 8 tuổi, bức thân tướng 12 tuổi của Phật. Ngoài ra, các bức tướng sau lưng ngài là gì, chỉ có Sư Tôn biết thôi! Om mani padme hum. (Ngày 04/09/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Đồng Tử Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 12.)

13. Phần thứ 4: Diệu hạnh vô trụ (1)

(Bài giảng 13) Vô tướng bố thí

Hôm nay chúng ta giảng Kinh Kim Cang. Phần thứ 4: Diệu hạnh vô trụ.

"Tiếp nữa, Tu Bồ Đề! Trong pháp, Bồ Tát nên vô sở trụ mà làm việc bố thí, gọi là không bám vào sắc tướng mà bố thí, không bám vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí. Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên bố thí như vậy, đừng trụ vào tướng. Vì sao như vậy? Nếu Bồ Tát không trụ vào tướng mà bố thí thì phúc đức ấy bất khả tư lượng." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Hư không phương đông có thể đoán chừng được không?" "Không thể, thưa Thế Tôn!" "Tu Bồ Đề! Hư không phương nam, tây, bắc, bốn phương phụ, phương trên phương dưới có thể đoán chừng được không?" "Không thể, thưa Thế Tôn!" "Tu Bồ Đề! Bồ Tát bố thí mà không bám trụ vào tướng thì phúc đức cũng bất khả tư lượng như vậy. Tu Bồ Đề! Bồ Tát chỉ nên trụ tâm theo như điều đã dạy." Phần thứ 4: Diệu hạnh vô trụ. Diệu hạnh, diệu hạnh mà ở đây nói đến chính là bố thí. Là Bồ Tát, bạn muốn làm một Bồ Tát đăng địa, bố thí là việc số một cần phải làm. Trong kinh Kim Cang gọi đó là diệu hạnh. Một loại hành vi rất tốt được gọi là diệu hạnh.

Đoạn này, tôi cảm thấy Guru Jesus của tôi cũng đã từng nói rồi, trong Kinh Thánh cũng có nói đến. Tôi thường nói, tay phải làm việc thiện đừng để tay trái biết, tay trái làm việc thiện đừng để tay phải biết. Câu nói này của Jesus chính là làm diệu hạnh vô trụ. Đây là điều mà Jesus đã từng nói trong Kinh Thánh, tay phải làm việc thiện đừng để tay trái biết, tay trái làm việc thiện đừng để tay phải biết, như thế là vô trụ rồi. Nếu mà bạn hữu trụ bố thí thì đó là tình trạng gì? Nghĩa là bạn cố ý làm điều đó! "Tôi phải đi làm việc thiện đây." Trước khi làm việc thiện mà bạn lại nói: "Tôi phải đi bố thí đây!" Thế thì đó là cố ý bố thí, công đức đó chỉ nằm trong việc bố thí của bạn mà thôi, một sự bố thí rất nhỏ bé. Bạn quên luôn cả việc bố thí, thì đây gọi là… Chúng ta ở United States, Texas, vì sao có Lôi Tạng Tự gọi là Tam Luân Lôi Tạng Tự nhỉ? Tôi đặt tên cho nó là Tam Luân Lôi Tạng Tự, khi tôi viết "Tam Luân Lôi Tạng Tự", mọi người trông thấy nói là xe ba bánh, bây giờ làm gì có xe ba bánh chứ? Chúng ta nói: xe ba bánh chạy rất nhanh, trên xe có bà già đanh, đòi năm chục đưa một "cành", thế có phải là sang chảnh? Vì sao xe ba bánh chạy rất nhanh, trên xe có bà già đanh, đòi năm chục đưa một "cành"? Bởi vì người kéo xe là tình nhân trong quá khứ của bà già, khi trở về nhà bà ấy đã ngồi trên xe ba bánh của ông ta, thấy người yêu cũ vẫn còn phải kéo xe ba bánh, vì thế xe ba bánh đó chạy tới, đòi năm chục, bà ấy đưa hẳn một trăm, đồng cảm với hoàn cảnh của ông ta. Tôi không bảo Tam Luân Lôi Tạng Tự là xe ba bánh đâu, mà trọng điểm của nó là "tam luân thể không". Bạn bố thí phải là không có người bố thí, không có người nhận bố thí, không có vật bố thí, đó gọi là bố thí không bám trụ vào sắc tướng, gọi là tam luân thể không. Đây là một cảnh giới rất cao, bạn thật sự muốn làm việc thiện, không cần phải nói ra rằng "tôi đang làm việc thiện đây", bất kể thời gian nào bạn cũng đều đang làm việc thiện. Không có tiền làm sao làm việc thiện? Có người hỏi tôi: "Tôi không có tiền làm sao làm việc thiện?" Có thể chứ, cười với người khác một cái, bạn không làm được sao? Một nụ cười, bạn đừng có kiểu như… (Sư Tôn làm bộ mặt khó đăm đăm) "để tôi xem anh nợ tôi bao nhiêu tiền", đó không phải là làm việc thiện. Người ta đến nhà bạn thì bạn hỏi "Đến làm gì? Anh đến đây làm cái gì?" Người ta mắc nợ bạn sao? Hãy cười với người ta một cái: "Hoan nghênh!" Sau đó cười với họ: "Mời ngồi! Mời ngồi!" Đừng giống như mấy người canh cổng, gác cổng của Lôi Tạng Tự chúng ta cứ ngồi bên trong mà tiếp đãi. Vào lúc đó, có người đi vào, bạn hãy cười tươi hoan nghênh họ, phải tự nhiên một chút: "Chào mừng bạn đến thăm." "Xin hỏi có phải bạn đến bái Phật không?" "Xin hỏi bạn đến rút thẻ phải không?" "Xin hỏi có phải bạn đến khu bán đồ Phật giáo để thỉnh đồ không?" "Xin hỏi…" Thế rồi bạn dắt họ đi, rất chào đón họ, đây chính là cúng dường đó. Không được như thế này: có người đến (Sư Tôn làm động tác xua tay để bảo người ta đi mau đi), không được như thế! Ở nơi bán đồ Phật giáo, khách hỏi: "Xin hỏi món này bao nhiêu tiền?" "Đừng hỏi bao nhiêu tiền, muốn mua thì mua!" Không được thế! Bạn như thế có phải là bố thí không? "Nếu bạn thích, nhưng bạn lại không có tiền, thì bạn cứ cầm về đi." "Nếu bạn thích, nhưng không đủ tiền, bạn cứ cầm về đi, lần sau cầm tiền đến đưa cho tôi cũng được." Thế thì tốt bao nhiêu! Đó là bố thí đó! Bạn có biết không, Dagchen Rinpoche, Pháp Vương của phái Sakya, chính là Pháp Vương phái Sakya của chùa Sakya của chúng ta ở đây, Dagchen Rinpoche. Chỉ có hai vị Pháp Vương phái Sakya thôi, một người là Trizin (Trizin ở Ấn Độ), một người ở Seattle, chính là Dagchen. (Dagchen Rinpoche viên tịch ngày 29 tháng 4 năm 2016). Dagchen Rinpoche và Sư Tôn cùng làm hỏa cúng, có ảnh chụp làm chứng, ngài ấy cùng Sư Tôn làm hỏa cúng tại Seattle Lôi Tạng Tự. Khi ấy chúng ta đang là Tết Hải Dương nên bày sạp bán đồ, vào Tết Hải Dương chúng ta có bày sạp bán đồ, Dagchen Rinpoche đi tham quan Tết Hải Dương, trông thấy cái kinh luân quay tay mới cầm lên chơi, lắc lắc, lắc lắc, hỏi bao nhiêu tiền. Pháp sư trông nom đã giật ngang ngay: "Không bán! Không bán!" Không bán kinh luân quay tay. Ngài ấy là một trong hai vị Pháp Vương của phái Sakya đó, Dagchen và Trizin, chỉ có hai vị Pháp Vương mà thôi, ngay cả Pháp Vương mà anh cũng không tặng cho họ được cái kinh luân quay tay sao, chí ít anh cũng phải kết thiện duyên chứ. Người ta là Pháp Vương cơ mà, rất hiếm có, rất hi hữu đó, từ nơi rất xa đến đây. Người ta đến thăm ngài ấy thì đều phải bò, phải quỳ đến trước cửa chùa, quỳ ở trước mặt ngài ấy để cầu xin gia trì đó, thế mà pháp sư của chúng ta lại nói: "Không bán! No, go your way." [Không, ông đi đi.] Không lẽ pháp sư của chúng ta vĩ đại hơn sao? Có điều, phải hiểu về bố thí đó! Không được đắc tội với khách, có người đến, bạn phải độ họ, một người thì một người, nhất định phải độ cho họ. Có người đến đã là rất khó có được rồi, thế mà đều bị bạn đắc tội hết cả, thế thì chẳng còn ai đến nữa. Chồng của Jennifer, ông ấy sinh ra tại Ấn Độ, ông ấy có rất nhiều bạn bè Ấn Độ, trước kia có rất nhiều người Ấn Độ đến, là do chồng của Jennifer giới thiệu họ rằng ở đây có một ngôi chùa. Người Ấn Độ đều đến tham bái, thế là bị một vài pháp sư của chúng ta ở đây lần lượt "mời đi", từ đó không có người Ấn Độ đến nữa. A Di Đà Phật! Phải thay đổi đó! Đó là bố thí đó, là độ chúng sinh, không phải là chặn chúng sinh. Điều này rất quan trọng, một người đến thì độ một người, bất kể thế nào cũng phải nói những lời hết sức tốt đẹp, tươi cười chào hỏi, rất vui vẻ, rất khiêm nhường nói chuyện và tiếp đãi họ, mời họ uống một chén trà. Họ có thiện cảm với chùa của bạn thì cũng tăng thêm niềm vẻ vang của Phật Bồ Tát. Đó là bố thí đó, bình thường bạn cần phải tu dưỡng. Cái đó cũng gọi là bố thí, ngôn ngữ nồng hậu, ngôn ngữ ấm áp, nét mặt tươi cười: "Hoan nghênh bạn đến! Chào mừng đến thăm!" Mọi người đến rồi, hoan nghênh đã đến chơi, những cô gái bán hàng trong trung tâm thương mại người ta còn biết nói, sao mà bạn không biết nói thế chứ? "Anh muốn gì? Anh đến đây làm gì?" Ở đâu có cái kiểu đó vậy? Hãy độ chúng sinh đi! Tu Bồ Đề! Trong pháp, Bồ Tát nên vô sở trụ mà làm việc bố thí. Đừng dùng cái tâm của bạn, bạn mà dùng tâm của bạn, tâm phải như thế nào? Hãy tự nhiên mà đi cảm hóa người ta đến quy y Chân Phật, tự nhiên như nó là thế mà đi cảm hóa, cái đó chính là bố thí, cái đó chính là bố thí pháp, ý nghĩa của nó là như vậy. Bạn đừng quá giả tạo: "Hê hê hê hê! Hi hi hi hi!" Giả tạo quá, đó là giả tạo, nhìn qua một cái là thấy bạn đang giả tạo rồi. Hãy làm một cách tự nhiên, tôi không bảo mọi người phải giả tạo, nên vô sở trụ mà làm. Trong pháp Bồ Tát nên vô sở trụ. Đừng có giả dối, trong tâm bạn phải thấy tự nhiên thoải mái mà làm việc bố thí. Gọi là không bám vào sắc tướng mà bố thí, không bám vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí. Đây là bố thí ở mức độ cao hơn, bố thì ở mức cao nhất, tự nhiên mà sinh ra, là một dạng bố thí tự nhiên sinh ra trên phương diện tâm lí, đây chính là bố thí mà không bám trụ vào tướng. Bồ Tát không trụ vào tướng mà bố thí thì phúc đức ấy bất khả tư lượng. Ngày ngày bạn đều nghĩ: "Hôm nay mình phải bố thí cái gì đây?" Thế thì công đức bố thí này rất là có hạn! Bố thí xong rồi thì quên luôn, coi đó là việc rất tự nhiên, thì phúc đức mới là không thể đo lường được. Phúc báo và đức hạnh ấy mới là không thể đo lường được. Đoạn này chủ yếu là nói về những điều này. Tu Bồ Đề! (Mỗi khi Phật nói một câu đều sẽ gọi tên của ngài ấy). Ý ông thế nào? Hư không phương đông có thể đoán chừng được không? Ý ông thế nào: ở đây là có ý gì? Ông hãy xem hư không phương đông có thể đoán chừng được không? Ông hãy nhìn hư không, hư không ở phương đông có thể suy xét được không? Phương đông xa tới bao nhiêu? Không thể đo lường được! Đông tây nam bắc bốn phương phụ và hư không trên dưới có thể đoán chừng được không? Đương nhiên, đông tây nam bắc toàn bộ cả hư không đều không thể xét đoán được. Tu Bồ Đề! Bồ Tát bố thí mà không bám trụ vào tướng thì phúc đức cũng bất khả tư lượng như vậy. Nếu như Bồ Tát không trụ vào tướng mà bố thí… vì sao không trụ vào tướng mà bố thí? Ý là, tôi cầm món đồ này tặng cho người ta, nhưng không tính toán món đồ đó bao nhiêu tiền. Ngày ngày cứ nghĩ tôi tặng bạn món đồ đó đáng giá bao nhiêu tiền, thế thì bố thí đó rất ít, nghĩa là bạn chỉ xét đoán những món đồ đó mà thôi. Căn bản là bạn không nghĩ ngợi món đồ đó bao nhiêu tiền, bạn cứ cho đi, như thế gọi là bố thí mà không bám trụ vào tướng. Đồng thời, hôm nay bạn cho rồi, một lúc sau là bạn cũng quên luôn, đừng ghi nhớ là bạn đã tặng người ta cái gì, cho rồi là cho thôi. Nếu như bạn không trụ vào tướng mà bố thí thì phúc phận và phúc đức của việc đó cũng sẽ là không thể đo lường được. Tu Bồ Đề! Bồ Tát chỉ nên giữ tâm theo như điều đã dạy. Đây gọi là không trụ tướng mà bố thí, muốn hiểu được điều này rất đơn giản, xem ra rất đơn giản, nhưng làm được thì rất khó, thật đó! Vì thế chúng ta, bất kể là bạn như thế nào cũng không được đánh giá người khác thông qua quần áo họ mặc bên ngoài. Bất kì người nào đến Seattle Lôi Tạng Tự, Biệt thự Cầu Vồng, Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, thì đều phải có thái độ như thế. Không trụ tướng mà bố thí: không được thường xuyên nghĩ đến mình đã làm được bao nhiêu công đức, đi tính toán xem hôm nay mình đã làm được bao nhiêu công đức rồi, hoặc là kiểu như thế, đừng đi tính toán, thì công đức đó mới là không thể đo lường. Cũng đừng quá giả tạo, bởi vì giả tạo chính là bị trụ vào tâm mất rồi, và cũng đừng có nghĩ mãi đến điều đó. Nhưng người tiếp nhận thì cần cảm ơn — người tiếp nhận cần cảm ơn, cần thường xuyên báo đáp người ta, báo đáp người ta khi xưa đã cho bạn những thứ này, thường xuyên cảm ơn họ. Vì thế, Sư Tôn thường hay nói một câu rằng: "Trong cuộc đời tiếp theo đây của tôi chỉ còn lại hai chữ, đó chính là cảm ơn." Đối với mỗi một người đều cần cảm ơn, người ta cho bạn một hào một xu, bạn cũng đều phải cảm ơn hết, phải hồi hướng. Đúng vậy! Tôi vẫn luôn nghĩ rằng trong cuộc đời này chỉ còn lại hai chữ "cảm ơn" mà thôi, chỉ còn lại cảm ơn. Tôi thường nghĩ, bố tôi, khi tôi còn nhỏ ông ấy đã không thừa nhận tôi, đến khi ông ấy ra đi, ông ấy vẫn không nhận tôi. Bởi vì khi tôi còn nhỏ, ông ấy cho rằng tôi không phải là đứa con do ông sinh ra, cho đến tận khi ông ấy ra đi, ông ấy vẫn cho rằng tôi không phải là con do ông sinh ra. Nhưng tôi có cần cảm ơn không? Cần! Vì sao? Vì sao ông ấy đối với tôi như vậy mà tôi vẫn cần cảm ơn ông ấy? Vẫn nên cảm ơn! Nếu không có bố tôi nuôi dưỡng tôi… Mẹ tôi không đi làm kiếm tiền, mặc dù bà ấy có giúp người ta may quần áo để kiếm chút tiền, rồi nuôi gà để kiếm chút tiền, nuôi lợn để kiếm chút tiền, mẹ tôi từng nuôi gà, nuôi lợn, cũng bán lợn, bán gà, cũng giúp người ta may quần áo, bà ấy cũng kiếm được chút tiền, nhưng vẫn là số tiền lương mà bố tôi kiếm được để nuôi những đứa trẻ chúng tôi. Mặc dù ông ấy đối xử với tôi không tốt, Sư Tôn cũng vẫn là ăn cơm của ông ấy mà lớn lên. Vẫn cần cảm ơn, ông ấy vẫn có công ơn đối với tôi, mặc dù ông ấy không thừa nhận tôi, nhưng tôi không thể không nhận ông ấy. Bạn vẫn cần cảm ơn, người xấu xa thế nào bạn cũng đều phải cảm ơn họ. Trước kia tôi bị giáo viên đánh, bởi vì thành tích học hành của tôi không tốt lắm, lại còn bị lưu ban hai lần. Đó là niềm "vẻ vang" của tôi đó, trong số các bạn có ai bị lưu ban hai lần không? Làm sao mà dốt bằng tôi được chứ, mọi người cũng lưu ban hai lần à, thật không đó? Cấp hai, năm một thời cấp hai tôi lưu ban hai lần, sau đó bị chuyển đến trường cấp ba hạng ba ở thành phố Cao Hùng, tôi không thể tiếp tục học ở trường cấp ba hạng hai nữa. Anh lưu ban hai lần, vậy thì tống anh đến lớp học nghề, lớp huấn luyện nghề. Trong lớp học lưu ban đó, thành tích của tôi xem ra lại là tốt nhất, vì thế mới khích lệ tôi bắt đầu học hành. Tôi bị chuyển tới trường cấp ba hạng ba ở Cao Hùng (hiện tại là trường cấp ba Sư Giáp), còn trường hạng hai thì tôi không biết hiện tại có còn hay không, nó ở cạnh sông Ái Hà. Khi xưa là trường cấp ba hạng ba ở Cao Hùng, cấp hai tôi bị lưu ban hai lần, bị chuyển đến trường cấp ba hạng ba, hai lớp học đều là học sinh lưu ban, gọi là lớp huấn luyện nghề (lớp học nghề). Tôi bị chuyển đến nơi đó, nhưng vẫn phải cảm ơn, cảm ơn những giáo viên đó, tôi vẫn cần cảm ơn. Lúc nhỏ tôi thường xuyên bị đánh, nhưng tôi cũng khá thông minh, con trai của hội trưởng hội cha mẹ học sinh đứng ở chỗ này, thầy giáo đánh từ bên kia qua, tôi nhanh chóng đứng cạnh con trai của hội trưởng hội cha mẹ học sinh, thầy đánh tới chỗ này, trông thấy con trai của hội trưởng hội cha mẹ học sinh, thầy giáo liền không dám đánh nữa. Thầy giáo không dám đánh con trai của hội trưởng hội cha mẹ học sinh, thầy nói: "Những em còn lại không cần đánh nữa, tay tôi mỏi rồi." Thế là tôi không bị đánh nữa. Sau đó, tôi cũng sẽ lót thêm bao bố bên trong quần kaki, khi thầy giáo đánh vào mông tôi: "Bộp! Bộp! Có chuyện gì thế nhỉ?" Thầy liền lôi ra được bao bố bên trong quần kaki của tôi ra. Tôi cảm ơn cách giáo dục đánh mắng của họ, cảm ơn họ, điều đó thúc giục bạn tinh tấn hơn, thật sự đã thúc giục tôi tinh tấn hơn. Từ một học sinh lưu ban đến khi tôi lên cấp ba, tôi đều đứng nhất lớp, còn giành được học bổng của công ty xi măng Gia Tân Cao Hùng nữa, lần nào tôi cũng được học bổng, hơn nữa còn được miễn học phí. Học sinh xếp thứ nhất được miễn học phí. Gia đình thanh bần được miễn học phí, còn giành được học bổng của công ty xi măng Gia Tân. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ công ty xi măng Gia Tân, không biết công ty đó có còn không. Tôi thật sự rất cảm ơn họ đã cho tôi học bổng, để tôi được đi học miễn phí. Vì thế bây giờ các bạn đã biết là cần cảm ơn, cũng cần hiểu về bố thí, hơn nữa, khi bố thí thì phải vô tướng. Cho người khác cái gì thì cũng quên luôn việc đó đi, gia trì cũng quên luôn, làm việc gì cũng quên luôn. Mỗi người hãy nhớ điều này. Vì như thế mới được công đức lớn. Cả đoạn này "Phần thứ 4: Diệu hạnh vô trụ" là nói về tam luân thể không, Jesus cũng từng nói rồi, trong Kinh Thánh có nói: "Việc mà tay phải làm, chớ để tay trái biết." Như vậy mọi người nghe có hiểu lời tôi nói không? Khi bố thí, bạn đừng chủ động nói rằng tôi đang bố thí đây, cứ tự nhiên mà phát tâm bố thí thôi, cái này gọi là hành vi khéo léo, là thật sự vô trụ, vô trụ tướng bố thí. Còn đối với những người nhận bố thí như chúng ta, chúng ta cần ghi nhớ, hơn nữa còn phải biết ơn, cũng cần học tập tinh thần tinh tấn đó, cũng đi thực hiện vô trụ bố thí. Đây là điều quan trọng nhất. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 05/09/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma mùa thu A Di Đà Phật tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 13.)

14. Phần thứ 4: Diệu hạnh vô trụ (2)

(Bài giảng 14) Lại nói về bất trụ tướng bố thí

Bây giờ tôi giảng tiếp Kinh Kim Cang. Phần thứ 4: Diệu hạnh vô trụ. Đoạn này nói về bố thí. Trước tiên tôi nói một điều này: đúng vào buổi tối hôm trước… Sư Tôn ngồi xuống, buổi tối tôi tu pháp siêu độ nghìn chiếc thuyền pháp. Tôi ngồi thiền, tôi thỉnh, ra lệnh, tôi niệm: "Xin mời các thân trung ấm hữu duyên, xin mời lên thuyền pháp.", "Triệu tỉnh các thân trung ấm hữu duyên, xin mời lên thuyền." Tôi cứ niệm như vậy. Sau khi niệm xong thì có một vị Bồ Tát đến, vị này gọi là Hiền Thủ Bồ Tát. Hiền là chữ Hiền trong Thánh hiền, Thủ là chữ thủ trong thủ lĩnh, Bồ Tát Hiền Thủ. Có Hiền Thủ Bồ Tát đến, nói với tôi: "Lư Sư Tôn, ngài siêu độ gì đấy?" Nghĩa là ngài siêu độ cái gì. Tôi nói với Hiền Thủ Bồ Tát: "Bây giờ tôi đang làm siêu độ, đang siêu độ cho tất cả những linh hồn hữu duyên đã chết do bị nhiễm virus corona." Hiền Thủ Bồ Tát lại hỏi: "Vậy khi ngài siêu độ chuyển dời và độ hóa cho các đệ tử Chân Phật Tông, lúc viên tịch, khi đệ tử Chân Phật Tông viên tịch, ngài cũng siêu độ sao?" Tôi nói: "Có, tôi có siêu độ. Chỉ cần viết thư gửi đến Tông Ủy Hội, tôi đều cùng siêu độ cho họ lên thuyền pháp, nghĩa là đệ tử Chân Phật Tông tôi cũng siêu độ." Sau đó ngài ấy hỏi tôi: "Tổ tiên của ngài và cả bạn bè của ngài, ngài đều siêu độ sao?" Tôi nói: "Đúng, tôi cũng siêu độ." Điểm quan trọng là ở đây — cuối cùng, Hiền Thủ Bồ Tát hỏi tôi: "Đối với các linh hồn trung ấm đã qua đời, những linh hồn mà đến đây để mong ngài siêu độ, họ là những linh hồn trung ấm hoàn toàn không có quan hệ gì với ngài cả, cũng chẳng phải bạn bè thân thích của ngài, cũng không phải là tổ tiên của ngài, cũng không phải là đệ tử của ngài, cũng không phải là những người đã chết vì virus corona,… những trung ấm này ngài cũng siêu độ sao?" Tôi lập tức không trả lời được, đúng vậy không? Bởi vì họ và tôi không có duyên mà, những linh hồn mà ngay cả một chút quan hệ cũng không có thì tôi không siêu độ được. Hiền Thủ Bồ Tát nói với tôi: "Thế thì việc siêu độ của ngài gọi là hữu tướng siêu độ rồi." Vậy ngài bảo tôi phải làm sao đây? "Sau này ngài phải thay đổi: trung ấm hữu duyên, trung ấm vô duyên, xin mời lên thuyền pháp." Bồ Tát nói: "Có như thế thì công đức của ngài mới là vô lượng, công đức vô đẳng đẳng. Kinh Kim Cang nói rồi: hư không có thể đo lường được không? Không thể. Nhưng chỉ cần ngài làm siêu độ không bám trụ vào tướng, thì công đức không thể ước đoán! Đạo lý tương tự, vì thế, ngài cần phải làm vô tướng siêu độ - trung ấm hữu duyên, trung ấm vô duyên, đều phải siêu độ. Bất kể là người mà ngài quen biết hay không quen biết, là đệ tử Chân Phật Tông hay không phải là đệ tử Chân Phật Tông, cho dù là bạn bè của ngài cũng tốt, không phải bạn bè của ngài cũng tốt, là tổ tiên của ngài cũng tốt, không phải tổ tiên của ngài cũng tốt, là người chết vì dịch bệnh cũng tốt, không phải là người chết vì dịch bệnh cũng tốt, toàn bộ đều siêu độ hết. Đây mới gọi là vô tướng siêu độ.” Hiền Thủ Bồ Tát nói với tôi như vậy. Tôi nói, xin cảm ơn, bởi vì Hiền Thủ Bồ Tát đã nói một câu: "Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. Tất cả những gì có linh hồn đều cần siêu độ. Như thế mới gọi là làm công đức vô đẳng đẳng… nhưng lại không nghĩ về công đức, đừng nghĩ về những việc này thì có công đức. Hơn nữa còn vô đẳng đẳng, không nghĩ về nó, đó mới gọi là vô tướng siêu độ." Hiền Thủ Bồ Tát nói với tôi như vậy. Tôi đem kể chuyện này, vì đoạn kinh hôm nay chính là cái này. Phần thứ 4: Diệu hạnh vô trụ. "Tiếp nữa, Tu Bồ Đề! Trong pháp, Bồ Tát nên vô sở trụ mà làm việc bố thí, gọi là không bám vào sắc tướng mà bố thí, không bám vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí. Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên bố thí như vậy, đừng trụ vào tướng. Vì sao như vậy? Nếu Bồ Tát không trụ vào tướng mà bố thí thì phúc đức ấy bất khả tư lượng." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Hư không phương đông có thể đoán chừng được không?" "Không thể, thưa Thế Tôn!" "Tu Bồ Đề! Hư không phương nam, tây, bắc, bốn phương phụ, phương trên phương dưới có thể đoán chừng được không?" "Không thể, thưa Thế Tôn!" "Tu Bồ Đề! Bồ Tát bố thí mà không bám trụ vào tướng thì phúc đức cũng bất khả tư lượng như vậy. Tu Bồ Đề! Bồ Tát chỉ nên trụ tâm theo như điều đã dạy." Như vậy mọi người có hiểu không? Tôi kể, trước kia có một viên ngoại già, vào lúc mất mùa, ông ấy đã bố thí cháo, tiếng Quảng Đông gọi là cháo, bố thí cháo. Ông ấy cứ nấu, cứ thế nấu ra cho người hầu phục vụ. Vào lúc mất mùa, mọi người không có gì để ăn, rất nhiều người đói bụng, vừa nghe nói viên ngoại này bố thí cháo, kết quả là người hầu, có rất nhiều người hầu đang bố thí, rất nhiều người đến. Người hầu chạy lại nói: "Viên ngoại, viên ngoại! Chúng tôi nhận thấy người có tiền cũng đến ăn cháo đó!" Viên ngoại già ở đó nói: "Không sao, vẫn cứ bố thí, có tiền hay không có tiền thì đều bố thí." Hàng xóm của ông ta cũng đến, "Cái người hàng xóm gia đình cũng đâu có tệ, thế mà họ cũng đến!" "Không sao!" Lão viên ngoại nói: "Đều được hết." Người hầu lại chạy đến nói: "Còn có một vài người sau khi lấy một bát rồi, ăn xong lại đến lấy nữa đó! Lại đến gói, lại đến lấy, cầm theo cả cái thùng để đựng nữa!" Viên ngoại già cũng nói: "Không sao cả, để họ lấy, không có vấn đề gì." "Không được đâu! Họ không phải chỉ có một người đến, cả nhà lớn lớn nhỏ nhỏ, lại còn ôm cả cháu chắt đến hết nữa!" "Không sao cả." Viên ngoại già vẫn nói là không hề gì. "Rồi còn nữa, thế còn cái gì mà… họ đã đến nhiều lần rồi, ngày nào cũng đến ăn, họ đã xem chỗ của ông như quán cơm rồi!" "Không sao cả." Viên ngoại già cũng vẫn nói: "Không có vấn đề gì." "Liệu có cần phải giới hạn thời gian không, vào lúc nào có thể đến, lúc nào không thể đến không?" "Không sao cả." Viên ngoại già cũng vẫn nói như thế: "Cái gì cũng không sao hết. Người nào đến lấy mang về cũng không sao, đem thùng đến đựng cũng không sao, thậm chí lấy cả một thùng đi cũng không sao, chúng ta lại nấu tiếp thôi." Câu chuyện về viên ngoại già này chính là vô tướng bố thí đó! Tất cả đều bố thí hết. Còn phải bất trụ tướng bố thí: những người ác, những kẻ ác nhất trong làng, giết người vô số, có người thì cướp bóc, có người thì rất xấu xa, có người trộm cướp, cũng có người lừa đảo, nói dối, có kẻ phạm tội giết người, đều đến để lấy cháo. Người hầu lại chạy đến nói: "Không được đâu, tên sát nhân cũng đến, tên lừa đảo cũng đến, tên trộm cướp cũng đến, kẻ hiếp dâm cũng đến, đều đến để ăn cháo của ông đó!" Viên ngoại già nói: "Không sao cả, được hết. Tất cả bất kể là thiện hay ác, đều bố thí cho họ hết." Tôi nói với mọi người rất đơn giản, đây là vô tướng bố thí. Chúng ta đừng nói về công đức, không bám trụ vào tướng công đức. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni có nói thế này, "công đức này mới là bất khả tư nghì". Viên ngoại kia đời đời kiếp kiếp đều là người giàu có, ông ấy không cầu lên trời, cũng không mong xưng thần, nhưng mỗi một kiếp sống của ông, trong vô lượng kiếp đều là người giàu có, hơn nữa thân thể lại không có bệnh tật. Tôi nghĩ sau đợt dịch bệnh này, khi mọi người lại sống bình thường, tôi cũng hy vọng Seattle Lôi Tạng Tự, cho dù hàng xóm đến ăn cũng tốt, hãy để cho họ ăn. Bất kể là người ta ở lại bao lâu cũng không hạn chế, bất kì ai đến ăn đều được. Cả nhà đến ăn cũng được, gói đem về cũng được, thậm chí bạn gói đem về cho hàng xóm ăn cũng được, đều được cả, cái gì cũng được hết, tôi sẽ nấu. Thật sự là ăn đến mức mỏ vàng cũng cạn. Pháp sư Liên Từ ơi… Seattle Lôi Tạng Tự hết tiền rồi à, phải làm sao đây? Tất cả đều bị ăn hết rồi à? Đệ tử trên khắp thế giới đến ăn, rồi ở lại không đi, ngày ngày đến ăn cơm! Không chỉ ăn cơm, ngay cả bữa phụ, bữa trưa, bữa tối, bữa sáng đều gói về hết! Hơn nữa không chỉ như vậy, người ta còn đưa cả nhà đến! Không chỉ cả nhà đến, hàng xóm xung quanh cũng đều gói đem về!" Tôi bảo bạn nhé: "Sẽ không vô ích đâu, công đức vô lượng đó!" "Tuyệt đối đừng sắp cơm hộp cho những người này!" "Không được, anh đã ở đây tương đối lâu rồi đó!", lại còn gói ghém cơm mang đi, coi chừng pháp sư sẽ chửi đó, Thượng sư sẽ chửi đó. Cơm hộp đã cầm đến tay rồi còn bị thu lại, đó thật là sự việc xấu hổ quá. Người ta lấy đi rồi thì cứ lấy đi thôi, đừng chỉ vì một hộp cơm, đúng thế không? Vì thế, phải thật sự bố thí vô lượng đó! Phật Thích Ca Mâu Ni nói vô tướng bố thí, tất cả Bồ Tát khi làm lục độ đều là vô tướng, đây là điều do chính Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói, là điểm quan trọng trong Kinh Kim Cang. Thế nào là vô tướng? Sư Tôn phải làm vô tướng siêu độ, tất cả chúng sinh, tất cả người xuất gia, tì kheo, tì kheo ni, tổ nấu ăn, thậm chí tất cả nhân viên làm việc, sau này khi dịch bệnh qua đi rồi, bởi vì khi có dịch bệnh thì chúng ta có hạn chế người đến, vì sao phải hạn chế người? Bởi vì sợ tụ tập đông thì sẽ bị lây nhiễm, thế nên buộc phải như vậy, nên phải giới hạn số người, bao nhiêu người thì được vào, bao nhiêu người thì không được vào, đặt ra sự phân biệt số người, đặt ra sự phân biệt về thời gian, đặt ra sự phân biệt về thời gian ngắn dài. Hình như ở chỗ nào đó chúng ta có dán một mảnh vải, dán một tờ giấy trắng, phải không? Hình như là ở lâu trên ba tháng thì không được ăn cơm hộp nữa, người ở trên ba tháng thì không được ăn cơm hộp đúng không? Không vấn đề gì, không vấn đề gì hết! Hãy để cho họ ăn đi! Hàng xóm sống trong khu vực nếu như đến lấy cơm hộp thì cũng cho họ lấy, bất kể là vì dịch bệnh mà họ lấy về ăn, hoặc là ở trong lều ăn, ăn ở bên ngoài, đều được cả. Ở trong nhà chúng ta hạn chế số người bởi vì liên quan đến dịch bệnh, sau này Seattle Lôi Tạng Tự, hoặc Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đều hãy vô tướng bố thí. Đừng sợ người ta đến ăn! Bởi vì người ta ăn xong thì bạn sẽ có phúc phần đó, người nấu ăn có phúc phần, trụ trì có phúc phần, hễ là người xuất tiền hỗ trợ Lôi Tạng Tự thì đều có phúc phần. Đều là vô tướng. Điều này rất quan trọng. Như vậy thì không phải chặn chúng sinh, mà thật sự là đang giúp đỡ tất cả chúng sinh. Bởi vậy, chúng ta trợ giúp tất cả chúng sinh đều là vô tướng. Diệu hạnh vô trụ ở đây là không trụ vào cái gì hết. Không vì cái gì cả, cứ thế bố thí thôi. Bởi vậy nói, nên vô sở trụ mà làm việc bố thí, gọi là không bám vào sắc tướng mà bố thí, không bám vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí. Thật ra trong việc bố thí này… không bám vào sắc tướng mà bố thí, rất đơn giản mà! Người trẻ tuổi đến, tôi bố thí; người già đến, tôi bố thí, đây gọi là không bám vào sắc tướng mà bố thí. Người bệnh thân thể ốm yếu đến tôi bố thí; người khỏe mạnh đến tôi bố thí, đây gọi là không bám vào sắc tướng mà bố thí. Cũng thế, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, hoàn toàn đều bố thí như vậy, thì công đức này là không thể đo lường được, Phật Thích Ca Mâu Ni nói như vậy. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 11/09/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Dược Sư Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 14.)

15. Phần thứ 5: Thấy lẽ thật đúng lí

(Bài giảng 15) Phàm tất cả mọi tướng đều là hư vọng

Chúng ta giảng Phần thứ 5: Thấy lẽ thật đúng lí

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào thân tướng mà thấy Như Lai không?" "Không thể, thưa Thế Tôn! Không thể dựa vào thân tướng mà thấy được Như Lai. Là vì sao? Thân tướng mà Như Lai nói đến cũng tức không phải thân tướng." Phật nói với Tu Bồ Đề: "Phàm tất cả mọi tướng đều là hư vọng. Nếu thấy mọi tướng không phải tướng tức là thấy Như Lai." Nếu thấy mọi tướng không phải tướng thì mới có thể thấy được Như Lai, vì thế điều mà ở đây nói đến chính là vô tướng. Vô tướng, ở đây có ý nghĩa rất sâu. "Có thể dựa vào thân tướng mà thấy Như Lai không?" Hỏi Tu Bồ Đề, Tu Bồ Đề trả lời: "Không thể, thưa Thế Tôn! Không thể dựa vào thân tướng mà thấy được Như Lai." Vì sao vậy? Thân tướng mà Như Lai nói đến tức không phải là thân tướng. Tôi nhớ trước kia trong kinh sách có ghi chép lại, Công Xảo Thiên (cũng chính là Tài Nghệ Thiên) muốn làm tượng của Như Lai. Tôi từng kể với mọi người rồi, ông ấy muốn làm tượng đẳng thân của Phật Thích Ca Mâu Ni 8 tuổi và tượng đẳng thân của ngài lúc 12 tuổi. Bức tượng đẳng thân 8 tuổi của Như Lai ở Nepal được nghênh đón qua Tây Tạng, bức tượng đẳng thân 12 tuổi ở Đại Đường cũng được nghênh đón qua Tây Tạng, được thỉnh đến Tây Tạng để thờ cúng. Một bức ở chùa Jokhang, một bức ở chùa Ramoche. Công Xảo Thiên muốn đo thân tướng của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi xuống để cho ông ta đo, nhưng từ đầu tới cuối ông ta không thể đo được thân tướng của Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi vì thân thể của Phật có vô kiến đỉnh tướng [vô kiến đỉnh tướng là một trong ba tướng đặc biệt của Phật, tướng cao quý nhất, nằm ở đỉnh đầu Phật phóng hào quang màu vàng], đó là một trong 32 tướng tốt của Phật, là vô kiến đỉnh tướng. Ông ta không có cách nào nhìn thấy được đỉnh đầu của Phật, không thể đo được đỉnh đầu của Phật, thân tướng của Như Lai không thể thấy được, không có cách nào để đo. Vì sao lại như vậy? Bởi vì tất cả mọi tướng đều là phi tướng. Trên thực tế cũng như vậy. Bạn ở tại thế giới Ta Bà, bạn nhìn thấy hình tướng của tôi Lư Thắng Ngạn, rất nhiều người chụp ảnh thân tướng của Lư Thắng Ngạn, chụp thân tướng của tôi: "Lư Sư Tôn bây giờ là tướng gì, chúng tôi chụp tướng đó." Tôi bây giờ không muốn bạn chụp ảnh tôi, vì sao vậy? Tôi đã 77 tuổi rồi, bây giờ đã già rồi, bạn muốn chụp ảnh tôi, bạn hãy chụp bức ảnh khi tôi còn trẻ ấy, bức ảnh đó là tôi thích nhất, vì thế, tôi luôn mang theo bên mình. Đúng rồi, bức ảnh young man đó. (Sư Tôn lấy tấm ảnh từ trong túi đem theo mình ra.) Người ta so sánh bức ảnh này của tôi với một ngôi sao Hàn Quốc, họ nói: "Ôi chao! Tấm ảnh này của Sư Tôn rất giống một ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc đó." Có thể chiếu được bức ảnh này không? Đến gần một chút có thể chiếu được không? Mọi người xem bức ảnh này, vừa đẹp trai vừa phong độ. Bức ảnh này của tôi mà đưa cho các nữ sinh xem, nữ sinh sẽ ra sức mà hôn, ra sức hôn tấm ảnh này của tôi. Họ không hôn bản thân tôi, thế vì sao lại hôn bức ảnh này? Đây cũng là Lư Thắng Ngạn mà. Lư Thắng Ngạn, người nào mới là Lư Thắng Ngạn đây? Lư Thắng Ngạn lúc sơ sinh, Lư Thắng Ngạn lúc nhi đồng, Lư Thắng Ngạn thời niên thiếu, Lư Thắng Ngạn lúc trung niên, Lư Thắng Ngạn lúc đứng tuổi, Lư Thắng Ngạn già nua hiện tại, đều chẳng giống nhau! Đây chính là phi tướng, có thứ nào thật sự có thể bảo lưu một loại tướng tồn tại mãi chứ? Đoạn sau có nói đến, trong kinh Kim Cang có nói đến, bất kì một tướng nào cũng đều là một hợp tướng. Thế nào gọi là một hợp tướng? Là một sự cấu thành, là tổ hợp. Thế nào là tổ hợp? Là đất nước lửa gió tổ hợp lại, nhà cửa cũng là một sự tổ hợp, cái xe cũng là một sự tổ hợp, bất kì một cái nào, bạn xem những thứ này đều là sự tổ hợp, bất kì thứ gì cũng đều là sự tổ hợp. Bạn có thể thật sự nhận ra cái tướng ban đầu nào mới là Lư Thắng Ngạn không? Bạn nói xem, tướng nào? Tương lai tôi sẽ tạ thế, nếu như tôi có thể sống đến 80 tuổi, sống đến 90 tuổi, sống đến 100 tuổi, sống đến 110 tuổi, sống đến 120 tuổi… còn có người bảo tôi sống đến 150 tuổi, họ nói: "Sư Tôn, thầy phải đưa con đi, con muốn cùng thầy đi đến Tây phương Cực Lạc thế giới Ma Ha Song Liên Trì, nhưng bây giờ con vẫn còn rất trẻ, nếu như thầy không sống đến 150 tuổi thì làm sao con đi cùng thầy được?" Tôi sống đến 150 tuổi ư? Đừng nằm mơ nữa, đó chỉ là chuyện trong mơ thôi. Sống đến 120 tuổi ư, đừng có nằm mơ, đừng có mơ nữa. Sống đến 100 tuổi, ngay cả mơ tôi cũng không dám mơ. Sống đến 90 tuổi, thế thì rất may mắn rồi, may mắn lắm mới có thể sống đến 90 tuổi. Bây giờ tôi gặp những người 90 tuổi, tôi liền cảm thấy, ôi bà tôi ơi! Dọa tôi chết mất! Sao mà xấu xí thế, khó coi thế! 90 tuổi thì trông rất xấu rồi. Sống đến 80 tuổi thì còn có thể miễn cưỡng được một chút. Muốn đi cùng với tôi, không phải tôi nói là thân thể xương thịt này đi cùng nhau, không phải, bạn muốn đi cùng Sư Tôn, được thôi, tôi đều đồng ý với bạn, cùng Sư Tôn vãng sinh Phật quốc tịnh thổ, nhưng tôi đi trước, bạn đi sau. Tôi đi trước, bạn đi sau, đều có thể cùng đi, cũng là cùng đi mà, sau này đều ở cùng nhau, đều ở Ma Ha Song Liên Trì mà, cái đó mới gọi là sống mãi. Phải tu hành, đúng vậy không? Đến khi bạn thấy được pháp nhĩ bản nhiên rồi, bỏ được ngã chấp, pháp chấp, loại bỏ hết phiền não, loại bỏ hết tập khí, loại bỏ hết mọi loại nghiệp chướng, thì bạn có thể vãng sinh. Phải tu hành đó, trước tiên phải loại bỏ được điều này thì pháp nhĩ bản nhiên sẽ ở ngay đó, đó mới là cùng đi, chứ không phải là biến mất cùng thân thể xương thịt này, mọi người cùng đi. Cùng đi là được rồi, Chân Phật Tông không còn nữa, mọi người đều cùng đi thì Chân Phật Tông làm gì còn nữa? Chẳng còn nữa đâu. Vì thế, điều nói đến ở đây là, chúng ta đều là phi tướng, ta ở đây chỉ là một biểu hiện bên ngoài, là sự tổ hợp của đất nước lửa gió. Thân thể của chúng ta là đất nước lửa gió, đất chính là thịt và xương cốt, nước là máu và dịch, lửa là nhiệt độ, gió là hô hấp. Những thứ ở bên trong cơ thể thì là gì? Những thứ đó chính là đất, chính là đất đó, lục phủ ngũ tạng chính là đất, ta chỉ là một sự tổ hợp của đất nước lửa gió. Bạn nhìn thấy bản thân mình chính là sự tổ hợp của đất nước lửa gió, mà vì bạn đã biết thân thể của bạn là tổ hợp đất nước lửa gió rồi, bạn mới có thể nhìn thấy được chân tướng. Hiểu được phi tướng rồi thì bạn sẽ "nếu thấy mọi tướng không phải tướng tức là thấy Như Lai". Nếu bạn giải tán hết đất, nước, lửa, gió, thì cái còn lại chính là Phật tính, là Như Lai. Nói như thế mọi người hiểu chứ? Đoạn này là thế. Đương nhiên, không thể dựa vào thân tướng mà thấy Như Lai, bởi vì Như Lai cũng có tướng lúc 8 tuổi, cũng có tướng lúc 12 tuổi, cũng có tướng lúc mới chỉ vài tuổi. Phật sống đến 80 tuổi. Không thể dựa vào thân tướng mà thấy Như Lai. Bạn cho rằng Lư Sư Tôn chính là như thế này sao, thế thì tôi trước kia phong độ anh tuấn, đó cũng là tôi mà, đúng không? Bạn xem, tôi đã lấy tấm ảnh ra, đây chính là bằng chứng rồi, khi xưa tóc hất như thế này, để lệch, rất nhiều nữ sinh đều sẽ rú lên rồi ngất xỉu đó. Khi xưa tôi có nhiều bạn gái, thật đó. Bởi vậy, điều mà Như Lai nói, "thân tướng, tức không phải thân tướng", chỉ là sự tổ hợp tạm thời của đất nước lửa gió. Phật bảo Tu Bồ Đề: "Phàm tất cả mọi tướng đều là hư vọng." Bạn đừng cho rằng những thứ trên trái đất là thật, tôi nói cho bạn biết, cho rằng trái đất là thật, là thực tướng, NO, trái đất cũng sẽ có ngày vỡ ra. Nói một cách rất đơn giản, trái đất cũng là một tổ hợp, cũng là một tổ hợp của đất nước lửa gió. Có một ngày, những tai nạn đất nước lửa gió xảy đến, nước nhấn chìm cả địa cầu, trái đất vỡ ra, khi ấy còn tướng không? Cũng là một tổ hợp thôi, vì thế Phật nói, phàm tất cả mọi tướng đều là hư vọng, đều là giả hết. Đây là thấy lẽ thật đúng lí, dùng đạo lí để nói, thật sự nhìn thấy được phi tướng. Cuộc đời chúng ta cũng giống như điều nói ở đây: Đời người giống như một đống phân. Cơ hội giống như cục phân, nước dội đi thì cũng không lấy lại được. Nước bồn cầu mà dội đi thì không lấy lại được nữa. Tình yêu cũng giống như cục phân, khi đã "đến" rồi thì ngăn cũng không ngăn được nữa. Làm sao có thể nhịn được? Tôi cảm thấy người tuổi cao sẽ có trải nghiệm này, tuổi tác cao rồi, khi buồn đi vệ sinh thì không nhịn được, bởi vì sao, cứ đúng bảy giờ là đi vệ sinh, nhưng chín giờ thì mới ngủ dậy. Người già là như vậy. Cuộc đời giống như một đống phân, mỗi ngày đều như thế, cũng lại không phải như thế. Bạn có nhìn phân của bạn không? Có nhìn phân của bạn mỗi ngày không? Đó là thứ nghệ thuật nhất do chính bạn chế tạo ra mà. Nghệ thuật đó, bức họa ấy, mỗi ngày bạn đều vẽ lên trên bồn cầu, hơn nữa hình dạng đi ra đều khác nhau, màu sắc cũng khác, mỗi ngày đều phải thế, nhưng mỗi ngày đều không giống nhau. Đi làm cũng giống như đại tiện, đôi khi rất nỗ lực rất lâu, nhưng chỉ đánh được một cái rắm. Đáng tiếc nhất là, kem mà chúng ta thích ăn nhất cũng giống như cục phân. Vì sao vậy? Lúc kem tuôn ra thì cũng quấn mấy vòng, cuối cùng nhấn một cái mới thật sự thành cây kem. Đời người chính là như thế, đời người chính là một đống phân. Om mani padme hum. (Ngày 12/09/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Lục Độ Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 15.)

16. Phần thứ 6: Hiếm người có được chính tín (1)

(Bài giảng16) Chính tín nghĩa là thấy tướng là phi tướng Bây giờ giảng đến Phần thứ 6: Hiếm người có được chính tín. Tiêu đề này rất hay… Nếu bạn có chính tín thì là vô cùng hiếm có đó. Ý nghĩa của tiêu đề "Phần thứ 6: Hiếm người có được chính tín" này cũng chính là nói rằng bạn có thể có chính tín thì đã là vô cùng hi hữu. Bây giờ tôi có một câu hỏi rất đơn giản hỏi mọi người. Ở đây chúng ta không chuẩn bị quà. Chỉ có cái phất trần. Thế nên không có món quà nào có thể tặng mọi người. Được rồi, mọi người đều biết chính tín, mọi người đều nói chính tín Phật giáo mà. Bây giờ hỏi mọi người: Thế nào là chính tín? Trong kinh Kim Cang nói rằng người có chính tín là vô cùng hi hữu. Các tín đồ Phật giáo hiện nay thường thích nói thế này: "Tôi có lòng tin vào Phật giáo. Lư Sư Tôn ấy à, ông ta vừa là Cơ đốc giáo, Jesus cũng là guru của ông ta, ông ta cũng là Đạo giáo, Diêu Trì Kim Mẫu là Bổn tôn của ông ta, A Di Đà Phật cũng là Bổn tôn của ông ta. Rốt cục ông ta tin A Di Đà Phật hay là tin Diêu Trì Kim Mẫu? Hay là tin Guru Jesus của ông ta? Lư Thắng Ngạn kia chẳng phải là chính tín Phật giáo!" Bây giờ tôi hỏi bạn, rất nhiều người đều nói là chính tín Phật giáo. Hai chữ chính tín này, bạn nói cho tôi biết, thế nào là chính tín? (Mọi người có mặt tại chỗ hăng hái trả lời.) Thiện tri thức, chính đẳng chính giác ư? Nói to tát quá rồi! Tam pháp ấn? Đó là chân đế. Là tín ngưỡng khiến bản thân đạt được thân khẩu ý thanh tịnh? Trung đạo, bát chính đạo? Ấy, trong bát chính đạo có chính tín, đều là chính. Ôi, nói ra được một cái chính… chính tín nghĩa là gì? Ý nghĩa chân chính của chính tín nằm ở đâu? Chính tín, thế nào là chính tín? Trong kinh Kim Cang có nói đến chính tín đó! Không có sai lệch? Không có sai lệch đương nhiên là chính rồi, không sai, không có sự sai lệch… thế nhưng chỗ nào là không có sai lệch? Trung quán? Chỉ dựa vào giáo pháp của Phật Đà làm chính tín? Phạm vi của câu nói này quá lớn rồi, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhiều như vậy mà. Tôi đang nói về ý nghĩa chủ yếu nhất của hai chữ chính tín, trong kinh Kim Cang, ý nghĩa chủ yếu nhất là cái gì? Lấy giới làm thầy? Lấy giới làm thầy là di huấn cuối cùng của Phật Thích Ca Mâu Ni, là di huấn cuối cùng của Phật. Nếu như tôi hỏi di huấn cuối cùng của Phật Thích Ca Mâu Ni là gì và bạn trả lời là lấy giới làm thầy thì như thế là đúng, còn tôi đang nói về chính tín. Lấy bát nhã làm tôn chỉ, lấy trí huệ làm tôn chỉ? Thật ra những điều mọi người nói đều không sai, đều xoay quanh đó. Sư Tôn sẽ nói với mọi người chính tín chân chính là cái gì. Tôi thu lại chuỗi hạt này, không bán nữa. Phá bỏ tất cả phiền não? Nhưng vẫn còn bám chấp. Khổ - Tập - Diệt - Đạo? Đó là Tứ thánh đế. Người hợp với đạo, ý nói rằng, hợp với đạo lí đúng đắn… đạo thì quá lớn rồi, hợp nhất với đạo, ý của anh là hợp nhất với đạo à? Xin hỏi ngài đại sứ? (Sư Tôn ngoảnh đầu hỏi đại sứ Liêu Đông Châu, đại sứ đáp: thấy tất cả là không, như mộng huyễn.) Ô… rất gần rồi. Sư Tôn nói cho bạn nghe cái gì gọi là chính tín. Chính tín trong kinh Kim Cang, ở phần trên đã nói rồi, thấy tướng không phải tướng, tức là thấy Như Lai! Tất cả mọi tướng mà bạn nhìn thấy, đó đều không phải là thật, bởi vì đều không phải là thật thì bạn sẽ thấy được Như Lai. Thế nào là chính tín Phật giáo? Cái gọi là chính tín, phần chính tín hi hữu ở đây, bởi vì rất khó hiểu được thế nào gọi là chính tín, vì thế, hôm nay tôi mới giảng cho mọi người. Điều người ta nói: "Vừa tin Guru này, Jesus vừa là Guru của ông ấy, Diêu Trì Kim Mẫu cũng là Bổn tôn của ông ấy, A Di Đà Phật cũng là Bổn tôn của ông ấy, thế thì người này chẳng phải là chính tín Phật giáo." Họ không hiểu về chính tín. Hai chữ “chính tín” chính là thấy tướng không phải tướng, mọi tướng mà bạn nhìn thấy toàn bộ đều là hư vọng… hư trong từ hư giả, huyễn, đều là hư huyễn, nghĩa là phi tướng. Thấy tướng không phải tướng tức là thấy Như Lai, bạn sẽ nhìn thấy được Như Lai, thấy được đạo chân chính. Vì thế, thấy tướng không phải tướng, phi tướng chính là chính tín. Đạo lí này… người có thể hiểu được đạo lí này là vô cùng hiếm có, vô cùng ít. Phần này nói rằng, có thể hiểu được đạo lí này, người có thể hiểu được chính tín là vô cùng ít. Vì thế, con người thế gian bình thường đều là chấp tướng. Vì sao con người thế gian không có chính tín? Bởi vì họ đều chấp tướng. Bạn xem, người trẻ tuổi ngày nay, những người đàn ông chưa kết hôn, những chàng trai trẻ tuổi, mỗi người họ đều muốn cưới vợ xinh đẹp, có ai chịu lấy vợ xấu? Người xấu thì không gả được cho ai. Người mà xấu thì chẳng thể gả đi được. Đàn ông đều muốn lấy vợ xinh. Có người trẻ tuổi nào không muốn lấy người xinh đẹp? Họ đều chấp vào tướng. Bất kể là người xinh hay xấu, hoàn toàn đều không phải là tướng, đều là đất nước lửa gió tổ hợp thành. Bao gồm cả toàn bộ trái đất này, bất kì một thứ gì cũng đều là đất nước lửa gió hợp thành. Xe hơi cũng vậy, nhà cửa cũng vậy, cái gì cũng đều là một hợp tướng. Bạn nhìn thấy những tướng này, hiểu rằng chúng là do đất nước lửa gió hợp thành, khi phân tán ra thì chẳng còn gì hết, thì sẽ không chấp tướng nữa. Bạn không chấp tướng thì gọi là chính tín. Người chấp tướng chính là người thế tục. Đơn giản như vậy thôi. Thấy tướng không phải tướng, bởi vậy điều mà ngài đại sứ nói là gần đúng nhất, chính là điều mà phần trước nói đến, thấy tướng không phải tướng tức là thấy Như Lai, cái này chính là chính tính. Vô cùng hi hữu, bạn muốn hiểu được điều này là vô cùng hiếm có đó! Trên thế gian này, có người nào không chấp tướng? Cái họ chấp vào là tướng của tiền. Họ tin vào cái gì? Tin vào tiền! Không phải tiền của sư tỉ Tiền… cũng là tiền của sư tỉ Tiền. Đúng vậy không? Họ chấp vào tiền, tài, tiền tài, mọi người đều chấp vào những cái này. Tiếp đó là chấp vào sắc, những thứ đẹp đẽ: chấp vào nhãn hiệu, mặc toàn đồ hàng hiệu, ngay cả khẩu trang cũng phải hàng hiệu, ngay cả gậy ba-toong cũng phải hàng hiệu, ngay cả xe lăn cũng phải hàng hiệu, đều là đồ hàng hiệu, đó chính là chấp tướng, chấp sắc. Còn có chấp địa vị, chấp địa vị gì? Bạn xem, là tranh giành. Nước Mĩ và Trung Quốc tranh chấp cái gì? Minh chủ võ lâm. Minh chủ võ lâm trong tiểu thuyết Kim Dung, thật đó. Trên trái đất này ai to nhất? "Lão phu là to nhất" - đây là cái danh đó! Bạn xem, giữa nước này và nước kia cũng là cái danh, đất nước nhỏ chẳng có tiếng tăm gì, người ta đều coi thường. Người ta nhìn vào nước lớn, coi thường nước nhỏ. Trung Quốc nổi dậy rồi, bắt đầu rồi, khẩn trương, ai là minh chủ võ lâm, ai là lão đại? Họ tranh giành cái danh! Bạn xem, bây giờ có trưởng lão nổi dậy rồi, Chân Phật Tông chúng ta vừa lâu vừa già… Trưởng lão nổi dậy rồi, nhưng vì sao tôi không phải là trưởng lão, mọi người mới là trưởng lão? Mọi người là cái thứ gì chứ! Tranh giành cái danh trưởng lão này, đúng vậy không? Thượng sư cũng đang tranh cái danh. Pháp sư tranh với Thượng sư, Thượng sư tranh với trưởng lão, trưởng lão tranh với người tiếp nối, mọi người đều đang tranh với nhau, đúng thế không? Đây là một chữ danh đó! Thấy tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Như Lai. Toàn bộ đều là giả, là không, đều là hư huyễn, không có cái nào là chân thực! Bạn tu đến khi Phật tính của mình hiển hiện thì sẽ thấy Như Lai. Tất cả các tướng mà bạn nhìn thấy, bạn đều không bám chấp, khi ấy gọi là thấy tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Như Lai. Vì thế, hôm nay tôi cùng mọi người nói về chính tín hi hữu. Hiểu được thấy tướng chẳng phải tướng là vô cùng hiếm có. Hôm nay tôi chỉ giảng tiêu đề này thôi, thế là đã rất đủ rồi, đối với mọi người là đủ rồi, khi trở về hãy tận hưởng đi, hai chữ chính tín này là cái gì. Trở về hãy ngẫm nghĩ kĩ. Không giống như tín đồ Phật giáo bình thường, nói "Tôi chính tín Phật giáo." Anh chính tín cái gì chứ? Chấp tướng! Ngay việc anh có cách nghĩ chính tín cũng là chấp tướng rồi, thật ngốc. Bởi vậy, chính tín… họ nói bản thân họ chính tín Phật giáo, họ chấp vào chính tín Phật giáo, đồ ngốc. Thật sự là… Om mani padme hum. (Ngày 18/09/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu A Di Đà Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 16.)

17. Phần thứ 6: Hiếm người có được chính tín (2)

(Bài giảng 17) Đừng nên chấp pháp, đừng nên chấp vô pháp

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thưa Thế Tôn, liệu có chúng sinh nào nghe được những lời dạy này mà sinh lòng tin thật sự không?" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Đừng nói như vậy. Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, có người giữ giới tu phúc, với những lời dạy này có thể sinh tín tâm, coi những lời này là chân thật, nên biết là người ấy không chỉ gieo thiện căn ở một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật, mà là đã gieo thiện căn ở vô lượng nghìn vạn vị Phật. Thậm chí là người nghe được những lời này chỉ một niệm cũng sinh niềm tin thanh tịnh thì Tu Bồ Đề, Như Lai đều biết đều thấy rằng những chúng sinh ấy có được vô lượng phúc đức. Vì sao vậy? Vì các chúng sinh ấy không còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng." "Không còn pháp tướng, cũng không còn phi pháp tướng, là cớ vì sao? Vì các chúng sinh nếu tâm bám vào tướng thì tức là mắc vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả." "Nếu còn bám vào pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Là vì sao? Nếu còn bám vào phi pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Vì thế, đừng nên chấp pháp, đừng nên chấp vô pháp. Vì ý nghĩa này, Như Lai thường nói: tì kheo các ông nên biết pháp mà ta thuyết giảng như cái bè trên sông, pháp còn nên bỏ, huống hồ không phải là pháp." Đoạn này vô cùng thâm sâu ảo diệu, bạn đừng coi thường đoạn này, đoạn này vô cùng sâu. Rất nhiều người đều biết tụng kinh Kim Cang, nhưng hàm nghĩa trong đoạn này là cực sâu, bạn phải hiểu được ý nghĩa chân chính của đoạn này nằm ở đâu. Bạn hiểu được đoạn này thì quá tuyệt vời rồi. Tôi sẽ cùng mọi người nói kĩ về đoạn này. Bám vào "hữu tướng" đương nhiên không đúng rồi, nhưng bám vào "vô tướng" thì cũng không đúng. Sao lại như vậy? Câu trả lời chính là ở trong đoạn này. Tu Bồ Đề hỏi Phật, là hỏi như thế nào? "Thưa Thế Tôn, liệu có chúng sinh nào nghe được những lời dạy này mà sinh lòng tin thật sự không?" Lòng tin thật sự chính là chính tín. "Liệu có sinh chính tín không?" Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Tu Bồ Đề rằng đừng nói như vậy. Chớ nói như vậy, đừng nói như vậy. Sau khi Như Lai diệt độ, nghĩa là sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch. 500 năm sau, 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ. Có người giữ giới tu phúc, với những lời dạy này có thể sinh tín tâm, coi những lời này là chân thật, nghĩa là người có thể sinh lòng tin đối với những gì mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Coi những lời này là chân thật: cái này chính là chính tín. Nên biết là người ấy, cần biết con người này. Không chỉ gieo thiện căn ở một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật,… Chúng ta gặp được Phật thì cũng đồng nghĩa với đã trồng được thiện căn rồi, nghĩa là có thiện căn thì mới gặp được Phật. Nghĩa là bạn do có chính kiến đối với thực tướng phi tướng thì cũng tương đương trồng thiện căn ở vô lượng nghìn vạn vị Phật, nghĩa là thiện căn của bạn vô cùng thâm hậu, bạn sẽ gặp được nghìn vạn vị Phật. Thậm chí là người nghe được những lời này chỉ một niệm cũng sinh niềm tin thanh tịnh. Niềm tin thanh tịnh, tín ngưỡng hoàn toàn thanh tịnh. Tu Bồ Đề, Như Lai đều biết đều thấy, nghĩa là Phật đều biết đến bạn, sẽ nhìn thấy bạn, cũng biết đến bạn. Bạn hiểu được thực tướng phi tướng thì Phật đều sẽ thấy được bạn và biết đến bạn. Những chúng sinh ấy có được vô lượng phúc đức. Công đức của những chúng sinh này là vô lượng, phúc phần và phúc đức đều là vô lượng. Vì sao có thể như vậy? Vì các chúng sinh ấy không còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng. Không còn pháp tướng, cũng không còn phi pháp tướng. Bởi vì những chúng sinh này không còn ngã tướng, đã vô ngã rồi. Cũng không còn nhân tướng, cái tướng con người này. Chúng sinh tướng là chúng sinh ở thế giới Ta Bà. Thọ giả tướng nghĩa là có người sống lâu, có người sống ngắn. Vô pháp tướng là không còn tướng của pháp. Cũng không còn phi pháp tướng, đây chính là chỗ sâu nhất. "Không còn pháp tướng, cũng không còn phi pháp tướng, là cớ vì sao? Vì các chúng sinh nếu tâm bám vào tướng thì tức là mắc vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Nếu còn bám vào pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Là vì sao? Nếu còn bám vào phi pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả.” Vì thế, đừng nên chấp pháp, đừng nên chấp vô pháp. Chỗ sâu sắc nhất là ở đây. Cái chữ "bám" này vô cùng quan trọng, bạn bám vào pháp tướng, cái gì là pháp. Pháp được nói đến ở đây là sơn hà đại địa, bạn cho rằng có sơn hà đại địa thì đó chính là bám vào pháp tướng. Bạn cho rằng không có sơn hà đại địa thì chính là bám vào phi pháp tướng. Nhìn chung mà nói, đến đây thì đều là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, đều là chấp tướng. Bám vào phi pháp tướng cũng là chấp tướng, trọng điểm nằm ở việc "bám". Xuất hiện chữ "bám" này thì biểu thị rằng có cái ngã rồi. Nếu như bạn không có cái ngã thì bạn bám vào cái gì? Mọi người đọc kinh thì cứ thế là đọc, đọc, đọc, đọc rồi đọc cho hết. Thậm chí là người nghe được những lời này chỉ một niệm cũng sinh niềm tin thanh tịnh thì Tu Bồ Đề, Như Lai đều biết đều thấy rằng những chúng sinh ấy có được vô lượng phúc đức. Vì sao vậy? “Vì các chúng sinh ấy không còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng." "Không còn pháp tướng, cũng không còn phi pháp tướng, là cớ vì sao? Vì các chúng sinh nếu tâm bám vào tướng thì tức là mắc vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả." "Nếu còn bám vào pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Là vì sao? Nếu còn bám vào phi pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Vì thế, đừng nên chấp pháp, đừng nên chấp vô pháp. Vì ý nghĩa này, Như Lai thường nói: tì kheo các ông nên biết pháp mà ta thuyết giảng như cái bè trên sông, pháp còn nên bỏ, huống hồ không phải là pháp." Đọc xong rồi, đọc xong là xong thôi, bạn không biết ý nghĩa của nó nằm ở đâu. Vì sao không thể bám vào ngã tướng? Bởi vì vô ngã mà, tôi đã từng giảng rồi, không có cái tôi. Tôi đã từng nói, Lư Thắng Ngạn là ai, không có người nào là Lư Thắng Ngạn. Tôi đã lấy tấm ảnh cho bạn xem, người đó chính là Lư Thắng Ngạn ư, không phải đâu, đó là quá khứ của tôi. Vậy bạn nói người hiện tại chính là Lư Thắng Ngạn, không thể, ông ta cũng sẽ thành quá khứ. Người nào mới là Lư Thắng Ngạn? Người ở Song Liên Cảnh Giới là Lư Thắng Ngạn phải không? Linh cốt tháp Song Liên Cảnh Giới, linh cốt tháp của chúng ta, người ở đó chính là Lư Thắng Ngạn phải không? Cũng không phải, đó chỉ là tro cốt của ông ta, hoặc là một chút xá lợi đã thiêu ra được, đó cũng không phải là Lư Thắng Ngạn. Thế Lư Thắng Ngạn ở đâu? Căn bản là không có. Ở đâu có Lư Thắng Ngạn? Người đang thuyết pháp bây giờ có phải là Lư Thắng Ngạn không? Cũng không phải. Tôi nói, ngày mai chúng ta lại ở đây lại làm một lễ Hộ Ma. Tôi nói cho bạn biết, tôi dứt khoát không đến, mỗi ngày cứ bận bịu thế để làm cái gì, đúng vậy không, thật khiến lão già này mệt chết mất. Những người cho dù có đến thì cũng không chắc là các vị ở đây. Có một số người không đến, "Hôm qua chủ nhật vừa mới làm Hộ Ma xong, thứ hai lại kêu chúng tôi đến đây làm Hộ Ma, để làm cái khỉ gì chứ? Tôi không đi." Thế là không đến. Thay đổi tới lui, biến hóa tới biến hóa lui, căn bản là di động, chưa từng bao giờ dừng lại, suy nghĩ của bạn, những suy nghĩ trong đầu bạn, cái nào là suy nghĩ chứ? Suy nghĩ cũng thay đổi tới lui. Vừa mới nói "con người này tốt lắm đó", lúc sau đã "con người này là đồ khốn nạn". Thằng đểu, đồ vô lại, đồ thối tha. Ngày hôm nay bạn ca ngợi người ta, ngày mai bạn đã chửi người ta rồi. Suy nghĩ cũng thay đổi lung tung. Bạn biết không, thật là đáng sợ. Bạn yêu một người, ôi chao, ngày mai người ta hận bạn, bạn yêu người ta, yêu tới mức muốn chết, thế thì hỏng rồi, yêu tới mức muốn chết, nếu như người ta không yêu bạn, bạn liền muốn người ta chết, suy nghĩ này rất đáng sợ đó. Bạn có yêu người ta không? Yêu, yêu nhất! Được, yêu nhất, yêu nhất thì cũng hận nhất, có một ngày bạn không yêu người ta nữa, bạn trông thấy họ thì… Tình yêu, tôi bảo bạn nhé, kết duyên thì rất dễ, chia tay thì rất khó. Thật sự chia tay là một môn học rất lớn, chia tay mà không tốt thì người ta mà yêu bạn đến muốn chết thì người ta cũng xử bạn luôn, cũng chết đẹp luôn, rất nguy hiểm đó. Bạn cho rằng tình yêu rất ngọt ngào sao? Nguồn gốc của đau khổ đó, sẽ sản sinh ra rất nhiều đau khổ, bạn không hiểu sao. ”Vì các chúng sinh nếu tâm bám vào tướng thì tức là mắc vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả." "Nếu còn bám vào pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Là vì sao? Nếu còn bám vào phi pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Vì thế, đừng nên chấp pháp, đừng nên chấp vô pháp. Vì ý nghĩa này, Như Lai thường nói…” Nói riêng về đoạn này. Không nên chấp pháp, không nên chấp vô pháp. Đây là cảnh giới cao nhất. Vì thế, theo những điều Phật nói, không nên chấp vào yêu cũng không nên chấp vào hận, không nên chấp thiện cũng không nên chấp ác. Đó là cảnh giới cao nhất. Trước kia, trong Thiền tông có nói một câu rằng: "Không nghĩ thiện không nghĩ ác." Lục Tổ nói, không nghĩ thiện không nghĩ ác. Khi xưa Lục Tổ thật sự rất thông minh, không đi học, không biết chữ (có quỷ mới tin), ngài ấy có thể hiểu được không nghĩ thiện không nghĩ ác, đây chính là kinh Kim Cang, vô cùng sâu sắc. Ở đây ý nghĩa rất sâu, nói thẳng ra là không thể nói được, không thể giảng được, không thể giảng, đến cảnh giới này thì đã không thể dùng ngôn ngữ văn tự để mà giảng ra được. Không nên chấp pháp, cũng không nên chấp phi pháp, không nghĩ thiện không nghĩ ác. Bởi vậy, chữ "bám" này rất quan trọng, hễ có bám vào thì sẽ có cái ngã, cái tôi vốn dĩ là không có thì tôi bám vào cái gì? Đây là một cảnh giới rất cao. Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, bạn sẽ không còn nghiệp nữa. Bạn làm thiện nghiệp bạn sẽ lên trời, đạt quả nhỏ làm người làm trời. Bạn làm ác nghiệp bạn sẽ đọa tam đồ, gặp phải ác báo. Vì thế, bạn làm điều thiện rồi, không sai, bạn hành thiện nhưng không cần biết là thiện, đây là điều mà Jesus nói. Guru của tôi nói một câu: "Tay phải làm việc thiện, đừng để tay trái biết." Tôi cảm thấy Jesus chắc chắn là đã đọc kinh Kim Cang rồi, bởi thế ngài ấy hiểu được điều này mà. Tay phải việc thiện, đừng để tay trái biết. Ngài ấy không chấp thiện, không chấp ác, không chấp pháp, không chấp pháp tướng, không chấp phi pháp tướng, như thế mới có thể thành Phật. Hôm nay tôi nói với mọi người điều rất quan trọng… tôi vẫn chưa giảng xong đoạn này, lần sau sẽ giảng đến Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết. Tôi nói để mọi người biết, vô đắc vô thuyết chính là ý này, không có được, cũng không nói được. Có một đôi vợ chồng tham quan triển lãm tranh, người vợ bị cận thị nặng, bỗng nhiên có tiếng bà ấy kinh ngạc thét lên: "Đây là bức tranh xấu nhất mà tôi từng thấy." Chồng của bà bèn kéo bà sang một bên: "Nói nhỏ một chút, cái mà bà vừa nhìn thấy là cái gương đó." Đây gọi là chấp tướng. Sư tử trông thấy một con chó điên liền vội vàng tránh đi. Sư tử con nói: "Bố ơi, bố dám đánh nhau với hổ, dám tranh hùng với báo, thế sao lại lẩn tránh con chó điên này, thật là mất mặt quá!" Sư tử hỏi: "Con à, đánh bại một con chó điên thì có vinh quang không?" Sư tử con lắc đầu. "Vậy để con chó điên cắn một miếng thì có xui xẻo không?" Sư tử con gật đầu. "Bởi vì như thế, việc gì chúng ta phải dây dưa với con chó điên này. Không phải người nào cũng đáng làm đối thủ của con, đừng tranh biện với những người không đủ tố chất, hãy cười một chút, tránh thật xa, đừng để cho nó cắn con." Điều này bạn phải hiểu rõ, bởi vì rất nhiều người trên thế giới hiện nay đang đánh nhau với chó điên đó. Vì thế, Phật giáo có nói một câu: "Đừng để ý." Hãy phớt lờ đi. Còn tôi nói ba chữ "Không can hệ". Đừng để ý thì vẫn còn có sự việc đó. Không can hệ, tôi đã nói rồi, tôi nói sau khi tôi chết, sau này còn lại Chân Phật Tông chẳng có liên quan gì đến tôi. Tôi đã chết rồi mà. Selamat pagi. Selamat malam. Selamat, sẽ có một ngày tôi sẽ chết. Chân Phật Tông và tôi có quan hệ gì chứ? Không can hệ. Có Chân Phật Tông, không can hệ. Không có Chân Phật Tông, không can hệ. Chân Phật Tông không còn, cũng không can hệ, chẳng có một chút liên quan nào đến tôi. Tôi và cái tôi còn không có quan hệ gì cả thì còn có quan hệ gì với Chân Phật Tông chứ? Mọi người nghĩ mà xem, Chân Phật Tông và Lư Thắng Ngạn có can hệ gì? Chẳng có can hệ gì cả. Chân Phật Tông chỉ là một danh từ, Lư Thắng Ngạn cũng là một danh từ, đều là một danh từ mà thôi, căn bản là chẳng có, căn bản là chẳng có gì. Sau này chẳng còn gì thì cũng là cần phải như thế. Không có quan hệ gì cả. Vì thế, trong tâm tôi chẳng có một chút lăn tăn nào, chẳng hề có suy nghĩ đó. Rất nhiều phóng viên hỏi tôi, rất nhiều người phỏng vấn tôi: "Sau này ngài có kế hoạch gì không? Tương lai ngài muốn làm gì? Tương lai Chân Phật Tông muốn phát triển đến mức nào? Ngài muốn viết bao nhiêu cuốn sách? Ngài muốn vẽ bao nhiêu bức tranh? Ngài muốn thành tựu ra sao?" Tôi đều lắc đầu, không có. No, I don't care. Không có can hệ gì, chính là như thế, tôi chỉ có thể lấy ví dụ với mọi người như vậy mà thôi. Om mani padme hum. (Ngày 19/09/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Khổng Tước Minh Vương tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 17.)

18. Phần thứ 6: Hiếm người có được chính tín (3)

(Bài giảng 18) Thế nào là pháp? Thế nào là phi pháp?

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thưa Thế Tôn, liệu có chúng sinh nào nghe được những lời dạy này mà sinh lòng tin thật sự không?" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Đừng nói như vậy. Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, có người giữ giới tu phúc, với những lời dạy này có thể sinh tín tâm, coi những lời này là chân thật, nên biết là người ấy không chỉ gieo thiện căn ở một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật, mà là đã gieo thiện căn ở vô lượng nghìn vạn vị Phật. Thậm chí là người nghe được những lời này chỉ một niệm cũng sinh niềm tin thanh tịnh thì Tu Bồ Đề, Như Lai đều biết đều thấy rằng những chúng sinh ấy có được vô lượng phúc đức. Vì sao vậy? Vì các chúng sinh ấy không còn ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng." "Không còn pháp tướng, cũng không còn phi pháp tướng, là cớ vì sao? Vì các chúng sinh nếu tâm bám vào tướng thì tức là mắc vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả." "Nếu còn bám vào pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Là vì sao? Nếu còn bám vào phi pháp tướng, tức là chấp vào ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Vì thế, đừng nên chấp pháp, đừng nên chấp phi pháp. Vì ý nghĩa này, Như Lai thường nói: tì kheo các ông nên biết pháp mà ta thuyết giảng như cái bè trên sông, pháp còn nên bỏ, huống hồ không phải là pháp." Tôi đã nói rồi: Vì thế, đừng nên chấp pháp, đừng nên chấp vô pháp. Tôi đã giảng rồi, không nên chấp pháp, không nên chấp vô pháp, trọng điểm nằm ở chữ chấp. Bạn chấp thì sẽ là hữu tướng. Không nên chấp phi pháp, mặc dù phi pháp là vô tướng, nhưng việc bám chấp này của bạn lại là hữu tướng. Kinh Kim Cang nói về vô tướng, không thể chấp pháp. Khi bạn thật sự có được cái nghĩa này rồi thì Như Lai thường nói: “Tì kheo các ông nên biết pháp mà ta thuyết giảng như cái bè trên sông, pháp còn nên bỏ, huống hồ không phải là pháp.” Như cái bè trên sông, pháp còn nên bỏ, huống hồ không phải là pháp được nói đến ở đây là một điểm quan trọng. Tôi thường nói, tu hành giống như ngồi trên thuyền bè, bạn được chở trên cái thuyền này, cái thuyền này cần đến một bến khác, cái thuyền này đi đến nơi đó, bạn xuống thuyền, bạn có còn muốn bám trụ vào cái thuyền này không? Nói tôi không xuống thuyền, tôi muốn cái thuyền này cơ. Bạn cần cái thuyền này để làm gì? Cái thuyền này phải quay đầu, bạn đã lên bờ rồi, bạn vẫn còn muốn bám trụ lấy cái thuyền này không buông, thế gọi là bám chấp. Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp là nói như thế này, bạn tu hành nắm chắc vào một điểm, bạn tu thành rồi, thì điểm này cũng phải vứt bỏ, bạn đã đến được bờ rồi, bạn còn cần cái pháp đó làm gì nữa? Giống như chúng ta, nếu như chúng ta nói đời này tu hành, cuối cùng bạn đã đến được tịnh thổ rồi. Tốt rồi, bạn ở tịnh thổ, bạn có còn tu "pháp đến tịnh thổ" nữa không? Không cần nữa! Bạn đã đến được tịnh thổ rồi mà, cái pháp ban đầu bạn tu để có thể đến tịnh thổ bây giờ không cần dùng nữa, có thể quẳng đi rồi. Giống như cái bè, bạn ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, đã đến được bờ rồi thì còn cần chiếc thuyền này nữa không? Không cần nữa. Không dùng đến con thuyền này nữa, không cần phải đi thuyền, không cần trở về nữa. Bạn đã đến tịnh thổ rồi thì sẽ không thối chuyển nữa. Có thể không cần dùng đến pháp nữa rồi. Phật pháp mà bạn tu để đến tịnh thổ đã có thể không cần nữa, huống hồ là cái không phải là pháp. Thế nào là phi pháp? Phi pháp được nói đến ở đây chính là những thứ như xem phong thủy, chính là phi pháp, cái này không thể khiến bạn vãng sinh được. Bạn giải trừ tai họa, giúp người ta tiêu tai giải ách, cái này cũng không thể vãng sinh. Xem tướng cho người ta, xem tướng rất giỏi cũng không thể vãng sinh được! Đó chính là phi pháp. Bạn hiểu về cửu cung, chín cung ở trên bầu trời, xem tướng sao, bạn cũng không thể vãng sinh, cái này đều là phi pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni nói những cái này đều là phi pháp, không phải là Phật pháp chân chính. Còn tử vi đẩu số, bát tự đoán mệnh, tướng mặt, ma y tướng thuật, những cái này là phi pháp. Bạn xem phong thủy có thể vãng sinh không? Không thể, đó không phải là pháp để vãng sinh Phật quốc tịnh thổ. Tối thiểu vào lúc bạn sắp đi, tây phương Tam Thánh phải hiện lên trước mặt. A Di Đà Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát hiện lên trước mặt bạn, cầm một đài hoa sen để cho bạn ngồi lên thì bạn mới có thể đến được Phật quốc tịnh thổ đó, đây mới là chính pháp, chính là chính pháp của Tịnh thổ tông. Chúng ta tu hành Mật giáo còn cần thân thể chính mình hóa thành ánh sáng, dùng ánh sáng của chính mình để đến được Phật quốc tịnh thổ, nhờ ánh sáng của chính mình trực tiếp đến được Phật quốc tịnh thổ. Hóa thành cầu vồng, đi vào bên trong biển Phật, tử quang gặp mẫu quang, đó là Mật giáo! Những cái này mới thuộc về chính pháp. Còn những cái khác, ngũ thuật, bốc quẻ, tôi biết quẻ Văn Vương, xem bói, biết bát quái, thượng quái là gì, hạ quái là gì, vận mệnh tương lai của bạn ra sao… Tôi đều có thể tính ra được. Cái đó không thể vãng sinh được! Cái đó đều là phi pháp. Bạn biết tử vi đẩu số, cái này là phi pháp. Biết phong thủy, xem núi xem nước, xem loan đầu, xem tướng sao. Bạn biết xem hướng long mạch sơn thủy, bạn đều có thể xem được, nhưng cũng không thể vãng sinh. Chỉ là có thể khiến bạn đời sau có thể xưng vương, có phúc phận, có danh vọng, có ích ở thế giới Ta Bà, còn ở cõi trời, cõi tịnh thổ thì chẳng có tác dụng gì. Đó đều là phi pháp. Vì thế, hôm nay chúng ta tu hành, bạn nghĩ là "ấy, để tôi xem có thể kiếm được bao nhiêu tiền", đúng thế không, xem có thể kiếm được bao nhiêu tiền, bạn tu tương ứng với Hoàng Tài Thần, tương ứng với Dzambhala, bạn có thể đến được chỗ của ngài Dzambhala, bạn có thể đi đến Tứ Thiên Vương Thiên, đó chỉ là một pháp phương tiện. Đến được Tứ Thiên Vương Thiên rồi thì bạn vẫn phải tu hành… Đến được Thiên giới rồi, vẫn còn phải tu hành. Vì thế, ở đây, Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong đoạn này, tôi nhất định phải giảng cho rõ ràng cái gì là pháp, cái gì là phi pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, tất cả cái gì mà không phải là Phật pháp đều phải bỏ, huống hồ với Phật pháp, khi bạn đã đạt đến thành tựu rồi, đến được tịnh thổ rồi, bạn còn cần những pháp tịnh thổ để làm gì nữa? Không cần nữa! Đoạn này mọi người hiểu chưa? Tôi đã giảng cho mọi người rất rõ ràng rồi. Bảo bạn học Phật không phải là bảo bạn học xem phong thủy, học xem tướng mặt. Tôi cũng biết đó. Nhìn lông mày để xem anh em, nhìn mắt để xem trí tuệ, nhìn tai để xem thọ mạng, nhìn cằm để xem nô bộc, nhìn mũi để xem tiền tài… xem tiền tài của bạn có bao nhiêu. Nhìn miệng để xem vận, vận tốt, vận xấu, thì phải xem miệng của bạn. Ở phía sau đuôi mắt này thì xem số đào hoa. Cái này là tướng mặt! (Sư Tôn lần lượt chỉ các bộ phận trên khuôn mặt.) Đây là cung đào hoa, đây là cung huynh đệ, đây là cung trí tuệ, đây là cung tài bạch, đây là cung nô bộc, đây là cung vận khí, đây là cung đào hoa. Cái tai này, kéo nó ra, dài ra một chút, thì sẽ thành tai trường thọ ngay. Tai trường thọ, tai Phật Bồ Tát đều rất dài, dái tai đều rủ xuống vai, rủ xuống vai như thế này. Cái này đều là phi pháp! Không phải chính pháp, cái này đều không thể vãng sinh tịnh thổ được! Nếu bạn giỏi y thuật, bạn học y thuật rất giỏi, bạn thật sự là một thầy thuốc vĩ đại, bạn cứu độ rất nhiều chúng sinh, thì đây là một cơ sở để vãng sinh Thiên quốc. Bạn cứu độ rất nhiều người, bạn có thể đến cõi trời, còn Phật quốc thì vẫn chưa thể đến được, bởi vì bạn không có duyên tu Phật, không phải chính pháp. Nhưng bạn có thể dựa vào những thứ phi Phật pháp này để cứu độ chúng sinh, cái này được. Bạn có thể đến cõi trời, nhưng không thể đến Phật quốc, đó thuộc về phi Phật pháp. Vì thế, chính pháp và phi pháp, mọi người nghe rõ rồi, như thế là mọi người biết rồi. Đừng cho rằng đoán mệnh cũng là Phật pháp, đừng cho rằng biết xem sao trời cũng là Phật pháp. Có thể mượn gió đông, hô phong hoán vũ… bạn cho rằng gọi gió hô mưa là Phật pháp sao? Điều binh khiển tướng, thiên binh thiên tướng, cái mà thiên binh thiên tướng cấp cấp như luật lệnh, thần binh thần tướng cấp cấp như luật lệnh, bạn biết niệm câu chú này, thần binh thần tướng cấp cấp như luật lệnh, tất cả thần tướng bạn đều có thể điều động tới lui, chẳng có tác dụng gì, đều không phải là Phật pháp! Căn cứ theo những điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, đó là bàng môn tà đạo, đều không phải là Phật pháp. Sư Tôn cũng có thể niệm, thần binh thần tướng cấp cấp như luật lệnh! Bạn bấm vào đầu ngón tay nào thì là vị thần nào, hôm nay ai trực nhật, bây giờ là thời gian nào, tí sửu dẫn mão thìn tị ngọ mùi thân dậu tuất hợi, bạn ấn vào thời gian nào, sau đó bạn niệm chú, thì vị thần trực nhật của thời gian đó sẽ giáng xuống, thần trực nhật hôm nay sẽ giáng xuống để chờ nghe lệnh. Tôi bảo anh đi làm việc gì, anh chờ đợi nghe lệnh, thế rồi đi làm việc. Như thế có thể đến Phật quốc tịnh thổ không? Không thể! Nhiều nhất cũng chỉ có thể giúp bạn lên được cõi trời mà thôi, hưởng thiên phúc. Bạn cho rằng bạn là người có phúc phận, bạn giúp đỡ rất nhiều người nghèo khó, thế là bạn có thể đến Phật quốc tịnh thổ ư? Không có đâu, đến cõi trời thôi. Đây là điểm khác biệt giữa Phật giáo và các giáo phái khác. Vì thế, tôi giảng điểm này: Phần thứ 6: Hiếm người có được chính tín. Tất cả các tì kheo, nên biết pháp mà ta thuyết giảng như cái bè trên sông, pháp còn nên bỏ, huống hồ không phải là pháp. Đoạn này tôi đã giảng rõ ràng rồi. Vợ và chồng đang xem phim truyền hình, phim cổ trang về đề tài chiến tranh. Vợ xem rồi nói với chồng: "Không ngờ con người cổ đại cũng tự yêu bản thân đến như vậy!" Chồng nghi hoặc hỏi: "Tự yêu bản thân như thế nào?" Vợ nói: "Họ ra chiến trường, anh xem, họ giơ lá cờ lên, trên lá cờ còn viết một chữ "soái" to đùng nữa chứ!" [soái vừa có nghĩa là chủ tướng, vừa có nghĩa là đẹp trai] Tôi bảo cho bạn biết nhé, đây gọi là thiếu tri thức, người vợ này không đủ tri thức. Vì thế, người học Phật chúng ta ngày nay phải có đủ tri thức, giống như hôm nay giảng kinh Kim Cang, có đủ tri thức, bạn có thể phân biệt được, không có đủ tri thức thì bạn sẽ bị lừa! Bạn cho rằng bạn biết đoán mệnh, bạn biết xem bói, bạn có thể này kia… xem đông, xem tây, xem nam, xem bắc, bạn đều có thể tính ra được, thế nào cũng đều tính được… vô ích! Không đến được tịnh thổ, đó chẳng phải là Phật pháp. Bạn cho rằng bạn biết thần thông, thần cũng chẳng thông được, quỷ thông thì có! Thần thông cái gì chứ? Là quỷ thông, không phải thần thông! Hoặc thông loạn cào cào, thông cái gì chứ. Bạn có thể thông đến Phật quốc mới là chính pháp, những cái khác đều là tà pháp, thần thông cũng là tà pháp. Đương nhiên, bạn đã sản sinh năng lực rồi, bạn thành tựu rồi thì đương nhiên bạn sẽ sản sinh ra năng lực, đó chỉ là sản phẩm phụ thôi, tôi hoàn toàn không bảo bạn theo đuổi những thứ đó! Bạn mê đắm vào thần thông, thế thì bạn xong rồi, bạn không đến được Phật quốc tịnh thổ đâu. Thông cái gì mà thông? Tôi bảo cho bạn biết, có mà táo bón! Táo bón thì chẳng thông đâu. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum. (Ngày 25/09/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Quan Thế Âm Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 16.)

19. Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết (1)

(Bài giảng 19) Vô đắc vô thuyết

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?" Tu Bồ Đề nói: "Như con hiểu ý nghĩa mà Phật nói, không có pháp nhất định gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cũng không có pháp nhất định mà Như Lai có thể nói. Là vì sao? Là vì pháp mà Như Lai nói đều không thể lấy, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì sao như thế? Vì tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt." Đoạn này - Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết. Tôi giảng tiêu đề "Vô đắc vô thuyết" này. Tổ sư Đạt Ma, người ta mời ngài ấy thuyết pháp, khi ngài ấy đến Trung Thổ, người ta thỉnh ngài thuyết pháp, ngài nói: "Được, tôi thuyết pháp." Ngài ấy lên pháp tọa, cầm một cái hình như là tấm lót, cầm lên rồi đập bộp xuống bàn một cái. Xong rồi, thuyết pháp kết thúc, thế rồi đi xuống. Là như thế đó. Đơn giản như thế đó, tôi cũng làm được, lần sau tôi làm pháp hội, tôi sẽ đi lên, lắc chuông kim cang một cái, hoàn tất bài thuyết pháp, rồi tôi đi xuống. Thuyết pháp chẳng khác gì không thuyết pháp, có được cũng như chẳng có được gì, vô đắc vô thuyết. Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết. Tu Bồ Đề rất lợi hại, Tu Bồ đề thật sự là số một về biện giải ý nghĩa tính Không, bởi vì ngài ấy đã chứng được tính Không. Có chứng đắc tính Không không? Không có, đây gọi là vô đắc, bởi vì người chứng đắc tính Không sẽ chẳng nói tôi chứng đắc tính Không rồi đâu. A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chỉ là một danh từ mà thôi. Bạn thấy đó, vô đắc vô thuyết, không có người nào có được, cũng không có người nào mất. Một số người sẽ hỏi: "Sư Tôn, ngài nói vô đắc, không được không mất, ngài nói không được không mất: không có được gì, cũng không mất đi. Nếu thế thì, vì đã là vô đắc, chúng ta còn tu hành làm cái gì? Không cần tu nữa." Mọi người đi chơi, đi leo núi, đi chơi nước. Đưa mọi người đi leo núi, leo lên núi Chẩm Đầu mà ngủ [chẩm đầu nghĩa là cái gối], leo lên núi Sa Mạo ở phía sau Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, mọi người đi leo núi, ở đó có một công viên, núi ở đó cũng rất đẹp, có thác nước nhỏ. "Cầu nhỏ nước chảy bãi cát mây, đường cổ gió tây con ngựa gầy." Cực kì nên thơ, đi leo núi ở đó, thật sự có cây cầu nhỏ, có nước chảy, có thác nước, có bãi cát. Đi chơi là được rồi, đời người vui chơi là được rồi, còn tu hành cái gì chứ? Bảo chúng tôi tu hành ư? Chẳng có được cái gì cả thì tu cái hành gì chứ? Phải tu hành đó, bởi vì bạn cần tu hành mới có thể biết về vô đắc, bạn không tu hành thì làm sao biết về vô đắc được chứ. Bạn tu đến cuối cùng, thì cuối cùng bạn sẽ biết: "Tôi chẳng đạt được cái gì cả." Cái này chính là chứng nghiệm, bạn thật sự vô đắc, người biết được vô đắc mới gọi là có chứng nghiệm, bạn đã chứng được vô đắc rồi. Vì thế, trong Kinh Kim Cang có viết: "Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc". Bạn nắm bắt, đắc được tâm gì? Có một ông bác đang bán các món điểm tâm, ông bác này nói với một hòa thượng (hòa thượng đó muốn lên núi tìm sư phụ), ông bác nói: "Tôi đang bán điểm tâm, tôi xin hỏi cậu một câu, tâm quá khứ không thể nắm bắt, tâm hiện tại không thể nắm bắt, tâm vị lai không thể nắm bắt, thế cậu nắm bắt được tâm gì?" Hòa thượng kia không trả lời được. Cậu ta lên núi đi tìm sư phụ. Ông bác nói: "Mọi người xem, lại thêm một người nữa chết." Câu hỏi của ông bác không ai có thể trả lời được. "Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc. Cậu đắc được tâm gì? Nếu cậu trả lời được, tôi sẽ cho cậu điểm tâm miễn phí. Trả lời không được thì không cho nữa." Rất đơn giản, đó là tâm vô sở đắc. Tôi có được cái tâm vô sở đắc đó! Nếu như là tôi, ông bác hỏi tôi: "Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc. Anh đắc được tâm gì?" "Tôi muốn ăn điểm tâm này thôi." Tôi lấy luôn rồi đi. Cái đó là ngay lập tức, ngay tức thì tôi muốn ăn điểm tâm của ông. Rất nhiều người theo Thiền tông bây giờ đều nói về ngay lúc này, tôi nói cho bạn biết nhé, nói rất đơn giản, ngay lúc này cũng là sai. Ngay lúc này cũng là sai, bởi vì ngay lúc này của bạn hiện tại chính là tâm hiện tại rồi, tâm hiện tại chính là ngay lúc này mà. Rõ ràng đã nói với bạn rồi mà: "Tâm hiện tại cũng không thể đắc." Vì thế ngay lúc này của bạn cũng là sai, vậy cái gì mới là đúng? Vô đắc mới là đúng. Đây chính là tiêu đề mà hôm nay tôi giảng: Vô đắc. Vô thuyết. Phật pháp, vì sao cần giảng Phật pháp? Căn bản là không có Phật pháp. Trong kinh Kim Cang nói: tính Không vốn dĩ đã tồn tại rồi, Phật tính vốn dĩ đã tồn tại rồi, không phải là tu mà ra. Lần trước tôi đã giải thích qua một lần rồi, không phải là bạn dùng tu hành để tu ra được Phật tính, Phật tính từ đầu đã có rồi. Điều này rất sâu đó. Vô thuyết, Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp 49 năm, nhưng Ngài ấy không hề nói gì cả, trong kinh Kim Cang còn nói: "Nếu nói rằng ta có thuyết pháp, thì là phỉ báng ta, nghĩa là phỉ báng Phật." Đây đều là những điều rất thâm sâu ảo diệu. Pháp nhĩ bản nhiên chính là ở đây. Vô đắc vô thuyết chính là pháp nhĩ bản nhiên, chính là Phật tính, chính là tính Không. Bạn chỉ cần trực nhận được tính Không, trực nhận được Phật tính này. Bây giờ tôi hỏi mọi người, trên thế giới này bạn đạt được cái gì? Tôi hỏi bạn, trên thế giới này bạn có được thứ gì? Bạn có thể có được thứ gì? Mỗi người các bạn đang ngồi đây, sau này bạn sẽ có được cái gì? Nói đơn giản là, chúng ta ở đây người trẻ tuổi nhất là mấy tuổi? Tenzin, cậu trẻ tuổi nhất, cậu mấy tuổi rồi? 19 tuổi à? Được rồi, tôi hỏi cậu: 100 năm sau cậu có được cái gì? Vô sở đắc, không sai, mời ngồi. Thế cậu còn đi học làm cái gì? Đúng thế, người nào có thể có được cái gì? Có ai có thể có được thứ gì? Vô đắc mà, chẳng phải tôi đã nói rõ rồi sao. Bạn cho rằng tiền bạn kiếm được bây giờ là của bạn, không phải của bạn. Những thứ bạn vừa ăn lúc trưa xong mới là của bạn, nhưng mà cũng chẳng phải là của bạn, buổi tối là lại ra ngoài luôn. Bạn có được cái gì? Rốt cục bạn có được cái gì? Bởi vậy, điều mà kinh Kim Cang nói đến là mộng. Huyễn - mộng huyễn, bào - bong bóng nước, ảnh - cái bóng. Mộng huyễn bào ảnh thôi! Mọi người bán mạng kiếm tiền, bán mạng tranh làm minh chủ võ lâm, tiểu thuyết Kim Dung đã viết đó, mọi người đều tranh nhau làm minh chủ võ lâm. Bây giờ ai đang làm minh chủ võ lâm? Nước Mĩ đã làm một thời gian rồi. Không thể làm vĩnh viễn được, người nào có thể vĩnh viễn làm minh chủ võ lâm? Thế giới này thay đổi liên tục, biến tới biến lui, biến hóa vô cùng. Thật vô thường, trong Phật giáo chúng ta gọi là vô thường, không có trạng thái thường hằng. Bạn cho rằng sẽ vĩnh viễn làm minh chủ võ lâm ư? Hỏi bạn nhé: trên thế giới này bạn có thể có được cái gì? Không có, chính là vô đắc. Vô thuyết, bởi vì vô đắc rồi mà, thế thì còn nói cái gì nữa? Không cần nói nữa. Vì thế, mặc dù Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp 49 năm nhưng cũng không khác gì không nói. Sư Tôn thuyết pháp nhiều năm như vậy cũng như không nói. Vì thế, thuyết pháp là vì muốn bạn hiểu được vô đắc vô thuyết. Nếu bạn hiểu được vô đắc vô thuyết thì tâm bạn sẽ bình lặng. Thế giới sẽ được hòa bình thực sự. Bạn cho rằng vẫn còn có được thì sẽ khởi lên chiến tranh, khởi lên tranh luận, tranh tới tranh lui. Trước kia, sư phụ tôi nói với tôi, những con dòi trong hố phân đều tranh tới tranh lui, những con dòi nhỏ nhỏ màu trắng đó, có hay không? Chúng cứ thế tranh nhau nhung nhúc trong hố phân. Trước kia chúng ta còn có hố phân để mà nhìn, bây giờ mọi người đã không còn thấy hố phân nữa rồi. Bây giờ đã không còn nhà xí, nhà xí ở cạnh ruộng không còn nữa rồi, bây giờ đã dùng phân bón hóa học. Ngày xưa khi chúng tôi còn nhỏ còn phải ngồi xổm trên hố xí nữa, ở quê thì vẫn phải ngồi xổm, ngồi xổm trên hố xí, phía dưới thì những con dòi bò tới bò lui, lúc nha lúc nhúc, chúng có được cái gì không? Con người cũng giống như thế, chẳng có được cái gì cả. Vì thế, lúc này bạn có thể tâm bình khí hòa. Bạn thật sự nhận ra vô sở đắc chính là tu hành, vô đắc chính là tu hành, tâm sẽ lắng xuống, cũng không tranh đấu không phiền não, bởi vì cuối cùng thì đều như nhau cả, về cơ bản chính là như vậy, vô đắc mà! Có ai có thể đạt được một thứ gì chứ? Nhà cửa, bạn nói bạn có nhà cửa, nhà cửa so với tuổi thọ của bạn còn dài hơn. Khi Sư Tôn đi rồi, Chân Phật Mật Uyển vẫn còn đó, biệt thự Cầu Vồng vẫn còn đó, đúng thế không? Tro cốt của tôi sẽ được gửi đến Song Liên Cảnh Giới, cũng thế thôi. Bạn có được một chỗ trong đó, mua được một vị trí trong đó, có được một chỗ trong đó, thật ra vị trí đó cũng không hẳn là của bạn, không có, đó là không có không mất. Vô đắc vô thuyết, muốn thuyết pháp, pháp chân chính, chẳng có pháp nào có thể nói. Chúng ta nói pháp này nghĩa là nói về công cụ. Lần trước đã nói đến: Phật pháp chính là cái bè, pháp còn nên bỏ, huống hồ không phải là pháp. Phật pháp chân chính bạn còn phải bỏ, huống hồ là những thứ không phải là pháp kia. Ngày hôm qua đã nói rồi. Vì thế, mọi người tâm bình khí hòa, tâm bình khí hòa, vô niệm, chính là tu hành. Vô niệm, không can hệ, chính là tu hành. Chẳng phải hôm qua tôi đã nói đừng cho rằng Sư Tôn mặc kệ con trai, con gái, cháu trai, cháu gái của mình, mặc kệ, không phải là không yêu họ, có yêu. Không sai, chúng là con trai, con gái của bạn thì đương nhiên là yêu rồi, nhưng bạn có biết con trai, con gái của bạn là oan thân trái chủ kiếp trước của bạn không? Bạn có biết hay không? Có người là do thiện duyên mà đến, sẽ đối với bạn rất tốt, có người là do ác duyên mà đến, e rằng còn giết cả bạn nữa! Đó chính là duyên. Cái duyên đời đời kiếp kiếp của chúng ta, nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp của chúng ta đang kiểm soát chúng ta đó. Khi bạn đã hiểu Phật pháp rồi, biết rằng vô sở đắc rồi, bạn sẽ tâm bình khí hòa. Bạn vẫn còn yêu con cái, nhưng tất cả đều xuôi theo chúng, đối với cháu trai, cháu gái cũng vậy. Chẳng phải là vô tình, tôi muốn độ hóa chúng, nhưng còn phải xem nhân duyên của chúng nữa. Bây giờ chúng vẫn còn bám chấp vào tất cả mọi thứ của thế gian này, không hiểu về vô đắc vô thuyết. Bạn thật sự hiểu vô đắc vô thuyết thì bạn sẽ tu hành đó. Bạn chẳng có được cái gì thì bạn đi tranh giành với người ta làm cái gì? Bạn đi trộm đồ của người ta làm cái gì? Bạn đi khoe mẽ sắc dục của bản thân làm cái gì? Cuộc sống của bạn về cơ bản đã đủ rồi thì vì sao bạn còn phải đi tranh giành những thứ khác? Đó là "độc", Phật Thích Ca Mâu Ni nói rồi, những thứ đó là rắn độc đó. Bởi vậy, bạn hãy pháp nhĩ bản nhiên đi, cái gì đến sẽ đến, cái gì đi sẽ đi, cái gì có được sẽ có được, cái gì không có được thì không có được. Những thứ vật chất là như thế đó, con cái cũng thế thôi, con cái, cháu chắt đều là như thế. Phải lĩnh ngộ được những điều này là yếu nghĩa trọng yếu nhất của kinh Kim Cang. Hôm nay tôi đã giảng Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết. Om mani padme hum. (Ngày 26/09/2021 Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Hổ Đầu Kim Cang tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, đồng thời thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 19.)

20. Phần thứ 7: Vô đắc vô thuyết (2)

(Bài giảng 20) "Vô vi pháp" và "vô hữu định pháp”

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?" Tu Bồ Đề nói: "Như con hiểu ý nghĩa mà Phật nói, không có pháp nhất định gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cũng không có pháp nhất định mà Như Lai có thể nói. Là vì sao? Là vì pháp mà Như Lai nói đều không thể lấy, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì sao như thế? Vì tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt." Tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt, câu này cũng rất quan trọng, vô cùng quan trọng. Vô thuyết, vô đắc vô thuyết, phần thứ bảy. Lần trước chúng ta đã nói về vô đắc, tôi đã giảng một buổi tối rồi, bây giờ tôi nói về vô thuyết. Ý của Tu Bồ Đề là như thế này. Những pháp mà Như Lai đã nói, ở đây, lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng: pháp, đều không thể có được, không thể lấy được, cũng không thể nói được. Chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì sao như thế? Tôi hỏi mọi người nhé: thế nào là chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp? Vì sao lại nói như vậy? Phi pháp, phi phi pháp. Lần trước chúng ta đã nói về phi pháp, thế nào là chẳng phải pháp? Đoán mệnh này, xem tướng này, bốc quẻ này, xem sao trời này, tiên đoán này, xem phúc phận của bạn được bao nhiêu, nghiệp chướng nhẹ không, tử vi đẩu số này, hoàng cực mệnh số này, cân lạng của Viên Thiên Cương này, phong thủy địa lý của Lí Thuần Phong này, những cái này đều thuộc về phi pháp. Thế còn cái gì là phi phi pháp? Có ai có thể giải thích câu này không? Tôi nói cho mọi người biết nhé, cái gì gọi là không phải pháp, không phải phi pháp: hình như có pháp, mà hình như cũng không có pháp. Hãy nhớ cho kĩ, hình như có pháp, hình như có thuyết pháp đó, nhưng hình như không có pháp. Bạn có biết vì sao lại có hai chữ gọi là Như Lai không? Vì sao chúng ta lại dịch ra là Như Lai? Xin hỏi, Như Lai có ý nghĩa gì? (Có người trả lời tại chỗ: không đến, không đi.) Không phải không đến, không đi, không phải thế, tôi đã nói với mọi người rồi mà, lần trước tôi đã giảng rồi mà: hình như có đến, đó chính là Như Lai. Thế nào gọi là Như Khứ? Thật ra, Như Khứ cũng giống với Như Lai thôi, hình như có đi, đúng vậy không? Hình như có đến, nên gọi là Như Lai. Hình như có đi, nên gọi là Như Khứ. Cái chữ "như" ở đây nghĩa là "giống như" mà. Bởi vậy, thế nào gọi là chẳng phải phi pháp? Hình như có pháp, lại hình như không có pháp, cái này chính là chẳng phải phi pháp. Vậy thì rốt cục có thuyết pháp hay không? Vô thuyết. Thật sự đến cảnh giới cao nhất thì gọi là vô thuyết. Vì thế, tôi kể chuyện Tổ sư Đạt Ma, bạn xem Tổ sư Đạt Ma đó, người ta mời ngài thuyết pháp. Thiếu Lâm Tự, bởi vì ngài ấy sống ở Tung Sơn mà, ở núi phía sau Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, ở đó quay mặt vào tường. Sau đó ngài đi ra ngoài, mọi người biết ngài ấy là cao tăng đắc đạo bèn thỉnh ngài thuyết pháp. Ngài ấy đi lên pháp tọa… chẳng phải tôi đã kể với mọi người rồi sao? Lấy một quyển sổ ghi chép, cầm lên rồi đập bộp xuống một cái! "Xong, thuyết pháp xong rồi." Thế rồi ngài đi xuống. Bây giờ tôi cũng thuyết pháp xong rồi, là như vậy đó. Vô pháp khả thuyết, vô thuyết, căn bản là không có nói giảng, Tổ sư Đạt Ma căn bản không giảng, không thuyết pháp, chỉ bước lên rồi đập bộp xuống bàn một cái, rồi đi xuống, như thế là đã thuyết pháp xong rồi. Đó là cảnh giới tối cao, cao nhất. Vì sao lại như thế? Tôi kể cho mọi người một chuyện: mọi người cho rằng chúng ta đang ở trên trái đất, trên trái đất này có rất nhiều quốc gia, mỗi một quốc gia đều có rất nhiều người, đúng vậy không? Đều có rất nhiều, rất nhiều người, đều có rất nhiều, rất nhiều nhà cửa, rất nhiều xe cộ chạy tới chạy lui. Bây giờ, nước Mĩ và Trung Quốc, cả hai đều là nước lớn, xem ra thì đều to cả. Hai nước Mĩ - Trung thật sự là chẳng biết đang làm cái trò gì nữa… Cá nhân tôi không tham dự vào chính trị, cá nhân tôi trước nay không tham gia vào chính trị, tóm lại tôi cảm thấy, hai bên tranh tới tranh lui, cũng chẳng biết là tranh nhau cái gì nữa? Tranh đua à! Mọi người tranh đua, chẳng có liên quan gì đến tôi cả, tôi sống cuộc đời tôi, họ tranh nhau thì cứ tranh đi. Vậy mọi người nghĩ thử xem, cảnh giới cao nhất là cái gì? Đây là một kiến thức rất sâu. Trong con mắt của tôi, căn bản là không có trái đất, không có các quốc gia, không có chúng sinh, không có những con người này. Thật đó, các bạn tranh giành cái gì? Trong con mắt của tôi cơ bản là không có các quốc gia, không có những người này, không có ai đang làm minh chủ võ lâm. Bây giờ cái mà họ đang tranh giành chính là địa vị minh chủ võ lâm, trong tiểu thuyết Kim Dung có viết về minh chủ võ lâm, bây giờ người ta đang tranh nhau làm minh chủ võ lâm. Trong mắt mọi người có những con kiến không, có hay không? Có à? Chúng ta thường nhìn thấy những con kiến đang bò, đúng vậy không? Kiến và kiến, kiến đỏ và kiến đen có đánh lộn không? Còn nữa, kiến đen có đánh nhau với kiến đen không? Còn nữa, kiến nhỏ có đánh nhau với kiến to không? Kiến to và kiến nhỏ, và kiến các loại màu sắc có đánh nhau không? Thêm nữa, kiến ở trên núi có đánh nhau với kiến ở dưới núi không? Tôi hỏi bạn đó? Trước kia tôi thường thấy kiến đánh nhau. Tôi sống ở Cao Hùng, kí túc xá của công ty điện lực Cao Hùng. Tôi thường thấy một bầy kiến từ bên đây bò qua, kiến từ bên kia bò qua, hai bên cắn nhau, đánh nhau đến cuối cùng thì xác kiến khắp nơi, xương cốt cao như núi! Toàn bộ đều là xác kiến, tất cả đều ở đó. Bọn chúng có tranh giành tới lui không? Có. Hơn nữa chúng còn cắn sừng của nhau, cắn nhau đến cuối cùng chết một đống. Hình như có kiến… bây giờ trong lòng mọi người nghĩ, hình như có kiến, hình như không có kiến. Con người chúng ta, thật sự là giống hệt lũ kiến! Trong mắt bạn có kiến không? Bạn có từng nghĩ đến vương quốc kiến, kiến là một đất nước, một đất nước, nếu bạn có nghiên cứu về động vật thì bạn sẽ biết, kiến có đời sống quần tụ, có những vương quốc kiến, đôi bên sẽ vì lợi ích mà cũng đánh nhau. Bạn có thuyết pháp cho lũ kiến không? Bạn hãy nhìn một cách rộng hơn, con người có thuyết pháp không? Kiến có thuyết pháp không? Cái này chính là phi phi pháp. Tôi lấy ví dụ như vậy, không giống với kinh Kim Cang mà mọi người tưởng tượng. Kinh Kim Cang đích xác là phá hủy tất cả, bạn đắc được cái gì? Hôm đó tôi hỏi cậu, Tenzin Gyatso, một trăm năm sau cậu có được cái gì? Không có được gì. Thế rồi tôi hỏi thêm một câu: Thế bây giờ cậu còn đi học cái gì nữa? Vì sao còn phải đi học nữa? Tôi bảo cậu nhé, cậu phải trả lời thế này: "Bởi vì con cần phải đi học thêm để bổ sung tri thức, hiểu được lời Sư Tôn đang nói, sau đó lĩnh ngộ được vô đắc, vô thuyết." Đây là câu trả lời chính xác đó! Bạn cần hiểu được vì sao là vô sở đắc, vì sao là vô sở thuyết. Bạn cần lĩnh ngộ được những điều này. Vì thế, hôm nay tôi chủ yếu giảng về tiêu đề này: Vô đắc vô thuyết. Phật Thích Ca Mâu Ni hình như có thuyết pháp, mà cũng hình như không có. Trên thực tế cũng là như thế. Vì sao lại như vậy? Tu Bồ Đề nói, tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt. Thế nào là pháp vô vi? Vô vi pháp là làm chẳng vì cái gì cả, thì gọi là vô vi, tôi hoàn toàn làm chẳng vì cái gì cả. Giả sử hôm nay tôi làm việc thiện, giúp đỡ rất nhiều người, tôi cần phải xem báo ngày mai có đưa tin không, xem ti vi có phát tin tức không. Truyền hình có đưa tin việc tôi làm việc thiện không nhỉ. Tôi thấy mình làm việc thiện thì trong lòng rất sung sướng. Truyền hình có đưa tin, báo chí không đưa tin. Tôi làm việc thiện lớn như vậy mà báo chí không đăng à, ti vi cũng không phát, cũng chẳng đưa tin về tôi, thế thì sau này tôi không làm nữa, như thế thì gọi là hữu vi pháp. Thế nào là pháp vô vi? Jesus nói rồi: Việc thiện mà tay phải làm, đừng để tay trái biết. Jesus chính là một vị Guru cao minh, ngài đã nói câu này thì chính là "tam luân thể không" đó! Làm không phải vì điều gì cả, đó là pháp vô vi. Bạn mà làm vì một chút gì đó thì đó là pháp hữu vi. Vì thế, Thánh Hiền có sự khác biệt, tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt. Pháp vô vi của bạn thanh tịnh được mấy phần? Có được cái gì chăng? Vô vi pháp đương nhiên là không thể có được gì, có vì cái gì không? Cũng không phải là vì cái gì cả, chỉ là bạn cứ làm việc thiện một cách rất tự nhiên thôi. Mọi việc ác đừng làm, hãy làm mọi việc thiện, làm rồi thì cũng coi như chưa làm, nói rồi cũng không khác gì chưa nói. Kinh Kim Cang là kinh điển rất cao sâu đó! Bạn đừng xem thường nó, bạn nghĩ rằng nói rất dễ sao? Thật ra không hề dễ giảng đâu! Pháp vô vi có sự khác biệt gì, rốt cục bạn thanh tịnh được mấy phần? Vì thế, trong Mật giáo của chúng ta có cái gọi là phần thanh tịnh. Phần thanh tịnh là cái gì vậy? Hoàn toàn thanh tịnh nghĩa là pháp vô vi chân chính. Mọi sự khác biệt… bạn thanh tịnh hai phần thì bạn sẽ đăng địa, tới Bồ Tát địa thứ hai, bạn thanh tịnh được bốn phần thì là Bồ Tát địa thứ tư, thanh tịnh được tám phần thì là Bồ Tát địa thứ tám, thanh tịnh được mười phần là Bồ Tát địa thứ mười. Trong Mật giáo, bạn thanh tịnh được mười hai phần rưỡi thì bạn là Bồ Tát địa thứ mười hai rưỡi, bạn đến được mười ba phần thanh tịnh thì chính là Ngũ Phương Phật, thanh tịnh được mười sáu phần thì bạn chính là A Đạt Nhĩ Mã Phật, chính là Bản Sơ Phật. Trong thân thể chúng ta, chúng ta có ngũ luân, năm luân xa chính là mười địa, mỗi luân xa đại diện cho hai địa. Bạn mở được mật luân thì sẽ có được hai địa. Mở được tề luân thì bạn đạt được bốn địa, bạn mở được tâm luân thì đạt được sáu địa, bạn mở được hầu luân thì đạt được tám địa, mở được mi tâm luân thì đạt được mười địa Bồ Tát. Sau đó lại mở tiếp đỉnh luân thì sẽ là địa thứ mười hai. Mở được đỉnh kế thì là địa thứ mười hai rưỡi, cho đến khi thành Phật. Đây chính là sự khác biệt, đều do có pháp vô vi mà có sự khác biệt. Tôi nói đến chính là điều này. Vì thế, bạn thanh tịnh được mấy phần rồi? Không phải như người thế tục… Hôm nay tôi làm được việc thiện, ngày mai tôi phải xem báo, thậm chí phải mở cuộc họp báo, ngày mai phải xem mời phóng viên ảnh đến, phóng viên viết bài đến, ngày mai phải xem báo: "Tôi làm việc thiện đây, anh xem, mọi người đều biết tôi là người tốt đó!" Thế thì chẳng có tư cách, bạn chỉ có được suất lên trời, không có tư cách làm một Bồ Tát. Làm một vị Phật, Bồ Tát. Thế nào là Bồ Tát? Bồ Tát là vì người khác, không vì bản thân, nghĩ vì người khác, không nghĩ cho bản thân, đó mới là Bồ Tát. Chuyên nghĩ cho bản thân thì đó là còn có cái tôi, không phải là Bồ Tát, nhiều nhất thì là Nhân - Thiên thừa. Bồ Tát là nghĩ cho người khác, không nghĩ vì chính tôi, không nghĩ cho bản thân, đây mới là Bồ Tát, nhưng cũng có sự khác biệt. Có một phú ông đang dắt chó đi dạo, một sát thủ từ trong bụi cỏ nhảy ra, hai tiếng "binh binh", hắn ta đã đánh chết con chó. Phú ông nổi giận: "Anh giết con chó của tôi làm cái gì?" Tên sát thủ cười lạnh lùng: "Có người trả năm trăm vạn muốn tôi lấy cái mạng chó của ông." Phú ông nhìn tên sát thủ một cái, rất xúc động nắm lấy tay hắn: "Thầy dạy văn của cậu là ai vậy? Tôi muốn tặng quà cho ông ta." Thế nên đi học có tác dụng đó, Tenzin Gyatso ạ, nếu không khi cậu làm sát thủ, người ta thuê cậu đi lấy mạng chó của người nào đó, cậu lại giết chết con chó của họ, thế cũng là sai lầm đó. Tên sát thủ kia cũng phạm sai lầm rồi. Có một người đang bị đau răng, anh ta liền đi nhổ răng (anh ta tự bỏ tiền để đi nhổ răng), cuối cùng đã nhổ được chiếc răng. Người bệnh nói với nha sĩ: "Anh thật là biết kiếm tiền, trong vòng ba giây anh đã kiếm được của tôi 1500 đồng rồi." Nha sĩ nói với ông ta: "Nếu như ông sẵn lòng thì tôi có thể làm động tác chậm để nhổ răng cho ông." Cái này cũng là hiểu sai rồi, nhổ răng mà lại làm động tác chậm. Vì thế, thế nào là tất cả Thánh Hiền đều dựa vào pháp vô vi mà có sự khác biệt, thế nào là phi pháp phi phi pháp, pháp mà Như Lai nói đều không thể lấy, không thể nói, vì cũng không có pháp nhất định mà Như Lai có thể nói. Tất cả mọi pháp, trong câu chuyện cười vừa nãy có nói rồi, trên đời không có pháp nhất định. Bạn có biết không? Pháp Mật giáo là do các vị tổ sư trước kia truyền lại. Liệu có phải tự bản thân có thể tạo ra không? Có thể. Tổ sư Mật giáo tạo ra một pháp mới, có thể, điều này không sai, có thể như thế, rất nhiều pháp đều là pháp mới, nhưng các pháp này đều có thể thay đổi, vì thế mới gọi là không có pháp nhất định. Cái này mọi người cũng phải nghĩ một chút. Không có pháp nhất định mà Như Lai có thể nói, vì không có pháp nhất định mà Như Lai có thể nói. Vì thế, Phật Thích Ca Mâu Ni thường nói: "Bất khả thuyết!", bởi vì không có pháp nhất định, vì thế không thể nói. Tiểu Quyền và Tiểu Lưu hẹn nhau vào rừng leo núi, không cẩn thận bị lạc đường, điện thoại di động thì không có tín hiệu. Tiểu Quyền nói: "Đừng sợ, tớ có đem theo bản đồ." Tiểu Lưu vô cùng vui mừng giật lấy, mở ra xem rồi nói: "Cái cậu đem theo là bản đồ thế giới mà." Cũng là bản đồ, nhưng cái quan trọng là bản đồ của khu rừng này cơ, chứ không phải là bản đồ thế giới. Nói như thế mọi người đã hiểu chưa? Om mani padme hum. (Ngày 02/10/2021 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 20.)

(Hết tập 1)