📓

Giảng thuyết Kinh Kim Cang - Tập 4 (Hết)

image

Giảng thuyết Kinh Kim Cang - Tập 4 (Hết)

(Liên Sinh Hoạt Phật giảng Kinh Kim Cang)

Cuốn số: 710 Xuất bản năm: N/A Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

61. Phần thứ 17: Vô ngã tột cùng (5)

(Bài giảng 61) Thích Ca Mâu Ni

Khi chúng ta nói đến kinh Kim Cang, bây giờ tôi nói một chút về quá khứ. “Phật Nhiên Đăng mới thọ kí cho ta mà nói rằng: Vào đời sau sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.”

Ở đây có một câu hỏi, vì sao Phật Nhiên Đăng lại thọ kí cho Phật Thích Ca Mâu Ni là “Thích Ca Mâu Ni”? Ai biết ý nghĩa của bốn chữ “Thích Ca Mâu Ni”? Ai nói được hoàn toàn thì tặng cho người đó chuỗi niệm hạt này. Năng nhân và tịch tĩnh? Tốt, còn gì nữa không? Nói từng chữ một, Thích là ý nghĩa gì? Ca là ý nghĩa gì? Mâu Ni là ý nghĩa gì? Bạn nói năng nhân thì không sai, nhưng nếu nói từng chữ một thì sao? Phật Nhiên Đăng vì sao ban tên gọi là Thích Ca Mâu Ni? Khi ấy ngài chưa được gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni đâu.

Khi ngài đi gặp Phật Nhiên Đăng, ngài là Thiện Huệ Đồng Tử, phải thế không? Ngài đến bên một cái giếng, bởi vì tất cả hoa sen đã được bán hết rồi, không có hoa sen, ngài nhìn thấy bên cạnh giếng có một cô gái đang rửa hoa sen, ngài đã mua hoa sen của cô gái này để cúng dường Phật Nhiên Đăng. Cô gái bán hoa sen cho ngài, sau này cô chuyển thế thành thê tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, chính là Yashodhara [Da Du Đà La]. Nếu bạn có đọc tiểu sử, khi ấy Phật Thích Ca Mâu Ni có một xưng hiệu, hình như ngài cũng là tiên nhân, nghĩa là một người tu hành.

Còn gì nữa không? Vì sao thọ kí cho ngài bốn chữ Thích Ca Mâu Ni? Câu chú của Phật Thích Ca Mâu Ni là: “Om muni muni maha muni sakyamuni soha.” Bởi vì không có ai biết, cho nên mới hỏi các bạn. Mọi người đều nói là năng nhân và năng tịch, đây là điều mọi người đều biết, nhưng tách từng chữ ra thì lại khác, tức là đặc biệt giải thích bốn chữ này.

Thích chính là giải thoát, trong tiếng Trung thì Thích chính là giải thoát. Ý nghĩa của chữ Ca chính là tăng lên, có thể nói là gia tăng giải thoát. Hai chữ Mâu Ni là bảo châu, chúng ta thường nói là ngọc Mani, là bảo châu đó! Là châu báu, bảo châu, trên đời căn bản là không có cái gọi là ngọc Mani. Ngày xưa, bảo châu mà Long Nữ dâng tặng là ngọc Mani, thế gian không có đâu, đó là viên bảo châu quý giá nhất trên đời, tỏa ra vạn tia ánh sáng. Bốn chữ này ghép lại, chính là “thành tựu giải thoát, giống như bảo châu quang minh trân quý nhất”. Chính là ý nghĩa của bốn chữ này.

Bây giờ chúng ta giải thích hai chữ Mâu Ni, còn gọi là năng nhân, cũng có nghĩa là “có thể ở thế giới Ta Bà vượt trên con người bình thường, có thể dùng bố thí để độ hóa con người chúng sinh”, chúng ta gọi là năng nhân. Mâu Ni còn gọi là năng nhân, Thích Ca là tộc Thích Ca. Phật Nhiên Đăng vào lúc ấy đã sớm biết ngài sẽ sinh ra trong gia tộc Thích Ca rồi, sau đó ngài sẽ trở thành năng nhân, giải thoát, có thể giải thoát, có thể cứu độ chúng sinh. Cho nên hôm nay tôi đặc biệt giảng hàm nghĩa chính là như vậy. Điều bạn nói cũng đúng rồi, đó là ý nghĩa chủ yếu của Thích Ca Mâu Ni. Năng tịch, năng nhân, có thể tịch diệt, cũng có thể năng nhân bố thí pháp cho chúng sinh, Phật Nhiên Đăng khi ấy đã ban cho ngài ý nghĩa của bốn chữ Thích Ca Mâu Ni như vậy.

"Tu Bồ Đề! Bồ Tát cũng như thế. Nếu nói rằng: "Ta đang diệt độ vô lượng chúng sinh" thì không gọi là Bồ Tát. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Thật không có pháp gọi là Bồ Tát. Thế nên Phật nói: mọi pháp vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả. Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát nói rằng: "Ta đang làm trang nghiêm cõi Phật" thì không gọi là Bồ Tát. Là vì sao? Như Lai nói: trang nghiêm cõi Phật tức chẳng phải trang nghiêm, thì gọi là trang nghiêm. Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát thông đạt pháp vô ngã thì Như Lai nói đó đúng là Bồ Tát.”

Đoạn này rất đơn giản. "Tu Bồ Đề! Bồ Tát cũng như thế. Nếu nói rằng: "Ta đang diệt độ vô lượng chúng sinh" thì không gọi là Bồ Tát.” Nếu Bồ Tát nghĩ như thế này “Ta phải đi cứu độ chúng sinh”, vậy thì đó không phải là Bồ Tát. Vì sao không phải là Bồ Tát? Không có cái danh xưng Bồ Tát này, chỉ là miễn cưỡng nói thành Bồ Tát. Giống như Sư Tôn nói “Trong cuộc đời này tôi đang độ chúng sinh”, nếu tôi nghĩ như vậy thì không phải là Lư Sư Tôn. Không thể nghĩ như vậy, bởi vì mỗi con người đều như nhau, Sư Tôn cũng như vậy, Phật tính là bình đẳng, bình đẳng tính trí, không có “tôi là Bồ Tát, các bạn không phải”, không có chuyện đó. Chỉ có sự khác biệt giữa ai giác ngộ trước ai giác ngộ sau mà thôi.

Bạn chỉ là tỉnh ngộ trước mà thôi, chúng tôi tỉnh ngộ sau mà thôi, sự khác biệt là như vậy. Cho nên ai tỉnh giấc mộng lớn trước, ai thức tỉnh trước, người thức tỉnh trước lại đi đánh thức người còn chưa thức tỉnh, như vậy tức là nói tôi đang độ chúng sinh. Tôi thức tỉnh trước, bạn thức tỉnh sau, có sự khác biệt trước sau, và những cái khác căn bản không có sự khác biệt gì cả. Cho nên Bồ Tát không thể nghĩ thế này “Tôi đang diệt độ vô lượng chúng sinh”. “Tôi phải độ rất nhiều rất nhiều chúng sinh”, không thể nghĩ như vậy, đó không gọi là Bồ Tát.

Vì sao vậy? “Tu Bồ Đề! Thật không có pháp gọi là Bồ Tát.” Thực tế không có cái tên gọi Bồ Tát này, Bồ Tát cũng là một hư danh thôi. Nếu bạn nghĩ “Tôi muốn làm một Bồ Tát”, bạn nghĩ như vậy là bạn vì điều gì đó mà làm. Ý của Phật nói rằng bạn căn bản không trụ tâm, vô trụ, bạn không trụ vào cái bề ngoài của Bồ Tát, không trụ trên cái tên gọi Bồ Tát, bởi vì bạn không trụ cho nên mới gọi là Bồ Tát, nếu bạn có trụ thì không phải là Bồ Tát. Bởi vì bạn có trụ thì tức là có ngã, có nhân, có chúng sinh, có thọ giả. Trong kinh Kim Cang chủ yếu nhất chính là vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả. Vì đã là vô ngã thì còn có Bồ Tát gì? Không có, không có Bồ Tát. Vì đã vô ngã thì còn có Phật gì? Không có, cho nên đó là một danh từ, Bồ Tát, thứ gì cũng đều là danh từ.

Nếu như vẫn còn có Bồ Tát nói như thế này: “Tôi phải đi làm trang nghiêm cõi Phật”, cõi Phật vốn dĩ đã trang nghiêm rồi mà, cần gì bạn đi làm trang nghiêm nữa? Bạn cho rằng bạn có thể làm trang nghiêm cõi Phật sao? Không thể làm trang nghiêm cõi Phật! Chính vì có ngã, có chúng sinh nên bạn mới đi làm trang nghiêm cõi Phật đó! Bạn có ngã tướng mới đi làm trang nghiêm cõi Phật, cõi Phật không cần trang nghiêm, vốn dĩ đã rất trang nghiêm rồi. Cái gì trang nghiêm nhất? Cái Không chính là trang nghiêm, cái gì cũng không có chính là trang nghiêm. Trang nghiêm là cái gì? Chính là thanh tịnh đó! Cái gì cũng không có chính là thanh tịnh, thanh tịnh chính là trang nghiêm đó! Đâu cần bạn đi thanh tịnh? Cái Không vẫn cần bạn đi tạo ra cái Không sao? Bạn không tạo ra được cái Không, chỉ là bạn biến mình thành cái Không, lấy cái Không đi ấn chứng cái Không, lấy thanh tịnh đi ấn chứng thanh tịnh.

Không trang nghiêm được, bởi vì bạn có ngã tướng nên bạn mới nghĩ là đi làm trang nghiêm, mới nghĩ đến trang nghiêm, cho nên "Ta đang làm trang nghiêm cõi Phật - thì không gọi là Bồ Tát.” Đó không phải là Bồ Tát. Có suy nghĩ này thì đã có ngã tướng rồi, bạn đã không thanh tịnh rồi thì làm sao trang nghiêm? “Là vì sao? Như Lai nói: trang nghiêm cõi Phật tức chẳng phải trang nghiêm.” Bạn muốn đi làm trang nghiêm cõi Phật, kì thực không có việc làm trang nghiêm này, bởi vì không có trang nghiêm mới gọi là trang nghiêm, nói ra thì là như vậy. Vốn dĩ chính là không, bạn đi trang nghiêm cái gì?

Không là cái gì? Chính là thanh tịnh đó! Thanh tịnh chính mình, không còn một chút gì nữa thì đó là Không, không có hai chữ trang nghiêm này, đó mới gọi là trang nghiêm. Nếu bạn thêm vào hai chữ trang nghiêm này thì đó còn gọi là Không ư? Đó là Bất Không rồi. Cho nên Không và Bất Không ở đây phân biệt rất rõ ràng, Không chính là thanh tịnh, thanh tịnh chính là trang nghiêm. Vậy Không lại còn thêm vào hai chữ trang nghiêm thì không còn ý nghĩa nữa, không cần! Vốn dĩ chính là thanh tịnh, vốn dĩ chính là Không.

“Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát thông đạt pháp vô ngã”, nếu có một Bồ Tát đã hiểu được pháp vô ngã rồi thì vị đó sẽ biết, sẽ hoàn toàn hiểu rõ. Lúc này Phật mới nói, người này mới là Bồ Tát chân chính, Bồ Tát cũng là một danh từ thôi! Cho nên danh xưng của sư phụ tôi là Sakya Chứng Không Thượng sư, thế nào gọi là Sakya Chứng Không Thượng sư? Ngài đã chứng được tính Không rồi, ngài đã hoàn toàn thanh tịnh rồi, mới là Sakya Chứng Không Thượng sư.

Ngài đã hoàn toàn thanh tịnh rồi, Sakya Chứng Không Thượng sư chỉ là một danh từ, ngài chính là Trisong Rinpoche, ngài bảo tôi gọi ngài là Sakya Chứng Không Thượng sư. Chùa Sakya ở Seattle chính là do Sakya Chứng Không Thượng sư đi quyên tiền mà xây dựng lên. Vì sao ngài bảo tôi gọi ngài là Sakya Chứng Không? Ngài đã chứng tính Không rồi, ngài đã đạt được tính Không, không cần gọi ngài là Trisong Rinpoche, gọi ngài là Sakya Chứng Không - vị Thượng sư đã chứng được tính Không, đó mới là Thượng sư chân chính, chứng được tính Không mới gọi là một Thượng sư chân chính.

Có Thượng sư chỉ có cái danh Thượng sư, còn thật ra là không thanh tịnh, đương nhiên họ không học được vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Khi bạn thật sự có thể đến được vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng thì lúc đó chính là đã chứng minh bạn là Thượng sư Chứng Không, Thượng sư đã chứng tính Không. Khi ấy mới có thể nói “Như Lai nói đó đúng là Bồ Tát”, người đó chính là Bồ Tát chân chính rồi. Người bình thường không giảng được, chỉ có Sư Tôn hiểu được, nghiêm túc mà nói thật sự là rất khó giảng.

Ví dụ Sakya Chứng Không Thượng sư, ngài cũng từng nói với tôi ngài là Trisong Rinpoche, vì sao tôi không gọi ngài là Trisong Rinpoche? Bởi vì đó là tên giả, Chứng Không mới là cái tên chân chính. Mọi người sau này mỗi người chứng ngộ được tính Không rồi, bạn dung nhập vào tính Không, vậy thì bạn thành tựu rồi. Bạn dựa vào vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng để bố thí cho người khác, để họ cũng có thể chứng được tính Không, đây chính là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cho nên căn bản là không có danh từ này, cũng có nghĩa là bạn là người tỉnh trước, sau đó lại gọi người khác thức tỉnh.

Cũng có rất nhiều người gọi không dậy, bởi vì trong đầu của con người hiện đại đều có phân, phân thì đều không sạch, bạn còn gọi được họ dậy sao? Bạn bảo họ “phải yêu kẻ thù của bạn”, họ ghét muốn chết mà còn phải yêu ư? Trong đầu có phân mà! Bạn làm sao đây? Không cứu được. Bạn xem các quốc gia cũng như vậy, Nga đánh Ukraine, bởi vì có một bên cho rằng: “Tôi phải dựa vào bên đó.” Bên này nói: “Anh không được dựa vào bên đó, anh phải quy về bên này của tôi, anh không nghe lời tôi, tôi sẽ tiêu diệt anh!” Quốc gia và quốc gia, con người và con người cũng chẳng có khác biệt gì, cũng như nhau thôi.

“Anh không nghe tôi, tôi sẽ tiêu diệt anh!” Bên đó coi là Thượng sư sao? Đó là “hạ sư”! Không thể nào có chuyện mỗi người đều nghe bạn được, đúng không? Tôi độ chúng sinh cũng không nói rằng mỗi chúng sinh đều phải nghe tôi. No! Ai sẽ nghe bạn? Cũng không thể nói độ mấy người, người ta hỏi tôi: “Lư Sư Tôn, bây giờ ngài đã độ bao nhiêu người rồi?” Tôi nói: “Nửa người.” Á? Con người làm gì có nửa người? Tôi nói: “Tôi không có độ chúng sinh.” Tôi làm gì có độ chúng sinh.

Không phải tôi độ! Là tôi gọi bạn tỉnh dậy, tôi tỉnh trước rồi gọi bạn tỉnh dậy, đây cũng không phải là là độ chúng sinh, mọi người đều bình đẳng, sẽ có một ngày sẽ tỉnh ra. Đợi đến khi bạn tỉnh rồi, bạn sẽ hiểu thế nào là vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Nếu bạn không có bốn điều này, tôi bảo đảm, quốc gia và quốc gia sẽ đánh nhau tới lui, trong gia đình cũng có phân tranh, giữa người và người cũng không hợp lại, không phải tôi tiêu diệt anh thì anh cũng tiêu diệt tôi, không phải anh hại tôi thì là tôi hại anh, không phải anh ghét tôi thì là tôi ghét anh.

Cho nên chúng ta làm một người tu hành phải vô ngã tướng, bạn đi làm bất cứ việc thiện gì cũng đừng để ở trong tâm, đó mới là chân thiện, là việc thiện chân chính. Nếu bạn làm một việc thiện mà lại ghi nhớ ở trong tâm, “tôi mãi mãi ghi nhớ ở trong tâm, tôi làm việc thiện gì, làm bao nhiêu việc thiện, tôi đều ghi nhớ trong lòng”, vậy đó không gọi người tốt, bạn không phải là người tốt, bạn là vì điều gì đó mà làm chứ không phải là làm mà không vì gì cả. Kinh Kim Cang chính là nói đến điều này. Om mani padme hum.

(Ngày 26/02/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Đồng Tử Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 61.)

62. Phần thứ 18: Nhất thể đồng quán (1)

(Bài giảng 62) Nhất thể đồng quán

Chúng ta nói về “nhất thể đồng quán” là được rồi. Thế giới đại đồng mà Khổng Phu Tử của chúng ta nói chính là nhất thể đồng quán. Nhất thể đồng quán mà Thánh nhân Khổng Tử của Trung Quốc nói là thế giới đại đồng. Tiêu đề này Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến chính là điều này. Tôi thường nghĩ đến một việc, vì sao bây giờ mỗi quốc gia đều phải có quân đội, đều phải có Bộ trưởng Quốc phòng? Tôi thường nghĩ chúng ta cùng sống trên một địa cầu, vì sao không phải là những người sống trên địa cầu đều là người cùng một nhà? Không cần phải có quân đội, có cảnh sát là được rồi.

Cảnh sát thì vẫn cần, có cảnh sát để bắt những người phạm tội, trộm này, cắp này, dâm này, cướp này, những việc này đương nhiên là phạm pháp. Phóng hỏa, giết người, đây đều là tội rất nặng, đều cần cảnh sát để bảo vệ. Bộ đội thì không cần, vì sao? Tôi thường nghĩ thế này: vì sao nước này phải đánh nhau với nước kia? Không cần! Không cần phải có bộ đội, không cần có Bộ trưởng Quốc phòng, hãy biến thế giới thành một liên hợp quốc chân chính, tất cả con người trên trái đất đều là một đất nước, đất nước này gọi là Liên Hợp Quốc, đừng so bì với nhau, cũng đừng đánh nhau. Ý của Phật, ý của Như Lai là như vậy.

Phật từng nói rằng, mọi chúng sinh đều có Phật tính, có thể nói là mọi chúng sinh đều là Phật. Sinh mệnh của họ là có hạn, từ khi họ sinh ra đến khi chết, quãng thời gian này hãy để cho họ được sống những ngày hạnh phúc vui vẻ mĩ mãn. Bây giờ đã phân thành nhiều quốc gia như vậy, mỗi quốc gia đều có quân đội. Nếu một nhà lãnh đạo cấp thế giới bước ra và phát biểu rằng, tất cả vũ khí, chiến xa, quân cơ, chiến hạm mà bộ đội sử dụng toàn bộ đều hủy bỏ, không cần có quân đội nữa, vậy con người liệu có thể sống tương đối hạnh phúc một chút không? Bởi vì con người trong thời gian ngắn ngủi này, sinh mạng có hạn mà! Các bạn hãy dùng đầu óc suy nghĩ một chút đi. Cách nghĩ của Sư Tôn chính là như vậy.

Cách nghĩ của Sư Tôn là không cần có quốc gia, trên địa cầu chính là một đất nước địa cầu, có thể có hôn nhân, thương mại thông với nhau mà không có ranh giới nào cả, có thể đến đến đi đi mà không cần thị thực, cũng không cần phải thế nào cả, không cần phải giữ nghiêm như vậy, mọi người có thể đi tới đi lui tùy ý mọi người. Nhưng phải có cảnh sát để quản, bạn không thể làm điều phi pháp, bạn không thể giết người phóng hỏa, bạn không thể trộm cướp, như vậy có phải là tốt hơn một chút không? Cả thế giới chính là một quốc gia, như vậy liệu có hạnh phúc hơn một chút không? Các bạn có từng nghĩ đến điều này không? Không có à, không có ai từng nghĩ đến điều này.

Không cần có Bộ trưởng Quốc phòng, không cần có quân đội. Bạn biết quân đội rất lãng phí mạng sống con người mà! Có một số người cả đời làm bộ đội, hoặc là phải chịu huấn luyện quân sự, làm bộ đội trong nhiều năm, điều này rất lãng phí. Hơn nữa còn chế tạo ra những vũ khí, chế tạo ra những thứ giết người, tôi rất phản đối điểm này. Rất nhiều quốc gia vào ngày Quốc khánh của mình, chiến xa xếp hàng đi qua phủ Tổng thống. Hoặc là tên lửa gì đó, hoặc là đạn đạo, thậm chí bom nguyên tử, bom hạt nhân đều được mang ra, một đống những thứ giết người đó đều được mang ra, tôi phản đối nhất là điều này!

Vào ngày Quốc khánh thì phải là xe hoa diễu hành, Sư Tôn chủ trương là những cô gái xinh đẹp đều ra múa cột! Bạn nói xem, khi mọi người hoan hỉ vui mừng kỉ niệm sinh nhật của đất nước này, bạn đem những vũ khí giết người ra để làm cái gì? Tôi cứ nghĩ đến vấn đề này đó! Vì sao cố ý phải tỏ ra “đất nước tôi rất mạnh, tôi có bao nhiêu tên lửa”, đó có ý nghĩa gì? Đó không phải là nhất thể đồng quán. Nhất thể chính là mọi người đều là như nhau, chỉ cần là con người, mọi người đều như nhau thì gọi là nhất thể, bạn, tôi và người khác không có phân biệt, chỉ có yêu không có ghét.

Cái gọi là chiến tranh chính là nước này và nước kia ghét nhau. Theo Phật nói, chỉ có yêu không thể có ghét, cho nên mới có thể là nhất thể, bạn tách ra, hễ tách ra thì sẽ phiền phức rồi, sẽ có phân biệt, hễ có phân biệt thì sẽ có ghét. Nếu nhất thể là không có oán ghét thì thế giới đại đồng rồi! Mọi người đều như nhau mà, chính là thế giới đại đồng mà Khổng Tử nói. Tôi tán thưởng nhất là phụ thân của Khổng Tử, 70 tuổi lấy cô vợ 20 tuổi rồi sinh ra Khổng Tử, vì sao tôi lại tán thưởng ông ấy? Tôi cũng không nói ra được. Nhất thể mà, đừng phân biệt lẫn nhau, đều là đồng thể đó!

Chẳng phải Phật giáo nói rằng “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi” sao? Vô duyên đại từ tức là tôi và bạn mặc dù không phải là cùng một nguồn gốc, nhưng tôi vẫn từ bi bạn, chúng ta đều là con người đương nhiên là đồng thể rồi! Cho nên thật sự vào ngày Quốc khánh, mời Lư Sư Tôn ra ngoài múa cột, tôi cũng có thể múa, tôi có thể nhảy, mặc dù múa cũng chẳng được lắm đâu nhưng cần múa thì cũng có thể chứ! Ngày Quốc khánh, mọi người diễu hành xe hoa, khắp chốn mừng vui, đem những vũ khí kia bày ra cho mọi người xem có ý nghĩa gì chứ? Anh muốn khoe cơ bắp, “đất nước tôi rất mạnh, tôi có muscle (cơ bắp)” để làm cái gì? Cho nên đó đều trái ngược với tinh thần của Phật Đà, Phật Đà là nói về vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni mới là vĩ đại, vĩ nhân!

Ý tưởng của Sư Tôn là như thế này, tôi cho rằng không cần có các quốc gia, và không có ranh giới, muốn đi đâu thì đi đến đó, không cần hộ chiếu. Không có quốc gia mà! Toàn bộ địa cầu là một quốc gia thì cần gì phải có hộ chiếu? Cũng không cần vũ khí, bạn không cần làm ra những vũ khí giết người đó, tên lửa, đạn pháo, bom hạt nhân, bom nguyên tử, đạn gì chứ… toàn là trứng gà! [Trong tiếng Trung, từ đạn và trứng đồng âm với nhau.] Đúng là trứng gà thối, tư tưởng của con người thật dirty (bẩn), rất bẩn thỉu, rất dirty. Vì sao không hiểu tinh thần của Phật Đà? Nhất thể đồng quán, tinh thần của Phật Đà chính là như vậy.

Vì thế tôi nghĩ, ví dụ như nhiều quốc gia như vậy có bom hạt nhân, nước có nhiều số một là Nga, nước thứ hai là Mĩ, nước thứ ba là Trung Quốc, kì thực đều không cần phải có, không cần có cái gì mà súng trường AK tự động, không cần! Không cần chiến xa, chiến hạm, quân cơ, toàn bộ đều là máy bay dân dụng. Chúng ta chỉ cần hai thứ: máy bay dân dụng và gà rán, để cho con người hạnh phúc một chút mà, đúng thế không? Anh làm những thứ kia để làm cái gì?

Tôi đang nói đến nhất thể đồng quán, cho nên tôi có cảm nghĩ như vậy. Tôi giải thích nhất thể đồng quán khác với người ta, điều tôi giảng không giống họ. Bởi vì tôi là người trái đất, tôi nhìn địa cầu của chúng ta và nghĩ, mọi người ở trên trái đất này có thể sống cuộc đời 100 năm rất hạnh phúc. Chúng ta nếu tính bình quân tuổi thọ là 100 tuổi đi, mọi người sống 100 năm rất hạnh phúc, yêu thương lẫn nhau, hòa hợp lẫn nhau, viên mãn lẫn nhau, đều không có tranh cãi, mọi người rất vui vẻ, bên nào có nạn đói, chúng ta liền giúp bên đó, bên nào có dịch bệnh, chúng ta đi cứu giúp họ, phát minh ra những loại vaccine để giúp đỡ họ.

Giống như lần này có dịch bệnh, mọi người cùng giúp đỡ, mỗi quốc gia đều giúp đỡ nhau, đây đều là việc rất tốt, đây chính là nói một cách rất đơn giản về đồng thể đại bi, vô duyên đại từ đồng thể đại bi chính là như vậy. Khiến cho trái đất này càng hạnh phúc hơn, càng viên mãn hơn, trong một giấc mộng ngắn ngủi này, chí ít cũng có một giấc mộng đẹp chứ không phải là ác mộng. Đừng hận tới hận lui, đừng có tôi ghét anh, anh ghét tôi, con người lúc nào cũng tôi ghét anh, anh ghét tôi, gia đình thì là vợ chồng hận nhau tới lui, giữa vợ chồng con cái không hợp nhau hoặc như thế nào đó, đều không cần có những điều này, sau đó các quốc gia cũng thế. Cho nên chiếu theo tinh thần của Phật Đà, không cần có Bộ trưởng Quốc phòng, không cần có quân đội, không cần phải chết nhiều người như vậy.

Hàng ngày mỗi buổi tối, Sư Tôn làm siêu độ cho những người chết vì dịch bệnh, chết vì virus, đã làm hai năm rồi. Tôi không có được thù lao gì của những người đó, không cần thù lao, tôi không phải vì tiền mà làm việc này, cũng không phải vì công đức mà làm việc này, không phải vì làm việc này thì có công đức, cũng không phải vì công đức này mà làm. Làm siêu độ đã hai năm không vì cái gì cả, đây chính là nhất thể đồng quán, không phân biệt bạn là người nước nào, không phân biệt bạn là người của tôn giáo nào. Tối hôm qua có cái đoạn phim hoạt hình kia: “Bạn theo tôn giáo nào, tôi đều có thể giúp bạn, bất kể bạn tin theo tôn giáo gì, tôi đều có thể giúp bạn.” Đây chính là tư tưởng của tôi, nhất thể đồng quán mà, chính là như vậy.

Tôi giải thích điều này tuyệt đối khác với người ta giải thích. Sau này chúng ta ở đây nếu có người làm Tổng thống, tôi hi vọng vào ngày Quốc khánh, vào lễ kỷ niệm quốc gia, hãy làm xe hoa diễu hành, Tổng thống hạ một cái lệnh là được, đừng có đem những vũ khí kia ra trình diễn, vũ khí đều tiêu hủy hết, không cần có Bộ trưởng Quốc phòng, không cần có quân đội. Kì thực bây giờ châu Âu có mấy nước trung lập, tư tưởng của họ gần với nhất thể đồng quán: chúng ta đều là trung lập, chúng ta không dựa vào bên nào cả, tốt nhất là không có Quốc phòng, không có Bộ trưởng Quốc phòng, không có Quốc phòng không có quân đội, tôi không đánh nhau với người ta.

Sau này chúng ta ở đây, bất kể là thế hệ này hay thế hệ sau, thậm chí thế hệ sau nữa, khi họ lên làm Tổng thống, ngày Quốc khánh thì hãy diễu hành xe hoa, không có ai múa cột thì Sư Tôn sẽ ra múa! Lần sau ở Hộ Ma Bảo Điện chúng ta hãy làm một cái cột, huấn luyện mấy người múa cột, trước khi làm Hộ Ma thì biểu diễn cho Phật Bồ Tát xem. Đây chính là ý tưởng lạ của tôi, mọi người không nghĩ đến, còn tôi thì nghĩ như thế.

Trước Tết ước rằng có thể tài nguyên cuồn cuộn, bây giờ đã thực hiện được ba phần tư rồi, bây giờ tôi đã trở thành “viên cuồn cuộn” rồi. Tài nguyên cuồn cuồn, tài chưa thấy cuồn cuộn, nhưng vóc dáng thì đã trở thành “viên cuồn cuộn” rồi. [Trong tiếng Trung, từ nguyên và viên (tròn) đồng âm.] Được rồi, hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 27/02/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Kim Cang Tát Đỏa tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 62.)

63. Phần thứ 18: Nhất thể đồng quán (2)

(Bài giảng 63) Ngũ nhãn

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có nhục nhãn không?" "Thưa Thế Tôn, đúng vậy! Như Lai có nhục nhãn." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có thiên nhãn không?" "Thưa Thế Tôn, đúng vậy! Như Lai có thiên nhãn." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có huệ nhãn không?" "Thưa Thế Tôn, đúng vậy! Như Lai có huệ nhãn." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có pháp nhãn không?" "Thưa Thế Tôn, đúng vậy! Như Lai có pháp nhãn." "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có Phật nhãn không?" "Thưa Thế Tôn, đúng vậy! Như Lai có Phật nhãn."

Hôm nay tôi giảng về Ngũ nhãn. Trước khi giảng về Ngũ nhãn, tôi muốn nói với mọi người, mặc dù chúng ta đã học pháp vô ngã, trong kinh Kim Cang nói về vô ngã, tột cùng, bạn muốn đắc được pháp tột cùng thì nhất định phải vô ngã. Bạn đã học rồi, biết rồi, muốn đạt đến tột cùng thì nhất định phải vô ngã. Vậy bạn học vô ngã rồi, vì sao còn cần những con mắt này? Kì thực trong phần trước của kinh Kim Cang không nói đến, nhưng trước đây tôi đã từng nói với mọi người, hai chữ “quán chiếu” rất quan trọng, chúng ta có Quán Chiếu Lôi Tạng Tự. Quán Chiếu Lôi Tạng Tự ở bang nào nhỉ? Ở bang New Jersey cạnh bang New York có Quán Chiếu Lôi Tạng Tự.

Hai chữ “quán chiếu” rất quan trọng, mặc dù bạn đã học pháp vô ngã, nhưng bạn vẫn cần có quán chiếu mới có thể nói về Ngũ nhãn. Nếu bạn đã học pháp vô ngã, bạn nói không có cái ngã rồi thì còn quán chiếu cái gì? Tôi không quán chiếu cái gì cả. Nhưng quán chiếu vẫn tồn tại đó! Chúng ta ở tại thế giới Ta Bà, quán chiếu của bạn vẫn còn đó! Thế nào gọi là quán chiếu? Tôi chẳng đã nói rồi sao? Phải tu cho đúng hành vi của bạn, và tu cho đúng suy nghĩ của bạn đó! Cái này chẳng phải cần quán chiếu sao?

Cái gọi là tu hành chính là tu cho đúng hành vi của bạn, và tu cho đúng suy nghĩ của bạn. Bạn nói: “Tôi đã học pháp vô ngã rồi, vậy tôi nằm ra đó, không ăn không uống, không tiểu tiện.” Người ta có ăn, có uống thì mới có tiểu tiện. Không ăn không uống thì sẽ không tiểu tiện. Nằm xuống giống như một người chết, không làm gì cả, vô ngã mà, tức là tương đương với chết rồi! Vậy nghiệp của bạn vẫn còn đó, những nghiệp bạn đã từng làm vẫn còn đó!

Vì thế chúng ta tu hành nhất định phải quán chiếu, quán chiếu là không thiếu được. Quán chiếu cái gì? Nhìn rõ hành vi của bạn có tạo nghiệp hay không? Rồi lại nhìn rõ suy nghĩ của bạn có tạo nghiệp hay không? Đây chính là tu hành đó! Bằng không bạn sẽ chẳng có gì nữa, sẽ chỉ còn lại việc chờ chết thôi! Có người hỏi tôi: “Lư Sư Tôn ở thế giới Ta Bà này làm cái gì?” Tôi nói tôi chờ chết đó! Tất cả vô sở đắc mà, tôi còn làm cái gì nữa? Chính là đợi chết đó! Nhưng cũng không thể như vậy, bạn phải quán chiếu hành vi của chính bạn. Bạn vẫn còn có hành vi, vẫn còn có suy nghĩ của bạn mà, nằm ra đó nghĩ lung tung có tác dụng gì? Đó không phải là tu hành. Cho nên hai chữ “quán chiếu” rất quan trọng.

Trong kinh Kim Cang cũng nhắc đến, bạn xem A Di Đà Phật là thế nào? Diệu quan sát trí! Diệu quan sát trí là cái gì? Quán chiếu! Trong năm trí huệ lớn của Như Lai có một loại là diệu quan sát trí. Bạn phải quan sát hành vi và suy nghĩ của chính mình, đây mới là tu hành. Sau đó tu sửa chúng cho đúng, biến chúng thành đúng, đừng có suy nghĩ ngông cuồng, đó chính là biến thành chính niệm. Đừng có hành vi bất hảo, đó là chính, bát chính đạo không có chính hành nhỉ, mà là chính nghiệp, cũng tức là như vậy.

Tiếp theo tôi giải thích dùng cái gì để quán chiếu. Đương nhiên là dùng con mắt của bạn, dùng suy nghĩ của bạn đó! Dùng suy nghĩ để xem xét suy nghĩ. Ở đây có nhắc đến Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi Tu Bồ Đề: “Như Lai có nhục nhãn không?” “Có.” Tu Bồ Đề trả lời đều nói có. Nhục nhãn là làm gì? Muôn vàn chúng sinh đều có nhục nhãn, chúng sinh chúng ta đều có con mắt thịt, để nhìn cái gì? Quan sát lời nói và sắc mặt, mọi cảnh tượng của thế giới Ta Bà này bạn đều có thể nhìn được, đó là phạm vi của con mắt thịt. “Như Lai có thiên nhãn không?” Tu Bồ Đề trả lời: “Có.” Thiên nhãn là làm gì? Bạn có thể nhìn thấy những thứ mà nhục nhãn của người bình thường không nhìn thấy, ba nghìn đại thiên thế giới bạn đều có thể nhìn thấy.

Ví dụ tối hôm qua, Sư Mẫu nhìn thấy một vị Cát Tường Thiên Nữ ở trước mặt bà ấy. Bà ấy đích thực đã nhìn thấy, bà ấy kể với tôi rằng trước lúc bà ấy sắp ngủ thì nhìn thấy Cát Tường Thiên Nữ. Đa phần là bà ấy đã nhìn thấy rất nhiều ma, tối hôm qua lại đặc biệt nhìn thấy Tiên nữ. Buổi tối tôi từ hành lang nhà tôi, khi tôi trở về phòng ngủ của tôi, tôi đều niệm, đầu tiên là niệm Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát, vị thứ hai tôi nhìn thấy chính là Cát Tường Thiên. Tối hôm qua Sư Mẫu nhìn thấy Cát Tường Thiên, đây là con mắt gì? Người khác không nhìn thấy nhưng thiên nhãn có thể nhìn thấy, nhìn thấy ba nghìn đại thiên thế giới, đó thuộc về phạm vi của thiên nhãn.

Tiếp theo, “Như Lai có huệ nhãn không?” "Thưa Thế Tôn, đúng vậy! Như Lai có huệ nhãn.” Tu Bồ Đề trả lời rằng cũng có, liên tục năm lần trả lời có, đều là Tu Bồ Đề trả lời. Huệ nhãn là làm cái gì? Có thể nhìn thấy tâm của chính mình, nhìn vào bên trong chính là huệ nhãn, huệ nhãn không phải là nhìn ra bên ngoài, mà là nhìn vào bên trong chính mình. Nhìn cái gì? Nhìn suy nghĩ của chính bạn đó! Nhìn hành vi của chính bạn đó! Nhìn cái nội tại của bạn, bạn tu hành đến khi Phật tính của bạn hiển hiện, nhìn thấy Phật tính của chính bạn, cái này thuộc về huệ nhãn.

Tiếp theo, “Như Lai có pháp nhãn không?” Tu Bồ Đề trả lời: “Có, có pháp nhãn.” Thế nào là pháp nhãn? Bạn có phát bồ đề tâm muốn đi cứu độ chúng sinh không? Người có pháp nhãn mới có thể đi quảng độ chúng sinh đó! Bạn hiểu Phật pháp của Đại thừa, Tiểu thừa, Phật pháp của Tiểu thừa bạn cũng hiểu, bạn hiểu đệ nhất nghĩa pháp. Thế nào là đệ nhất nghĩa pháp? Pháp vô ngã chính là đệ nhất nghĩa pháp, là pháp tối thượng thừa, pháp cao nhất là pháp vô ngã, vô ngã chính là đệ nhất nghĩa pháp. Bạn đã có pháp nhãn thì bạn mới có thể dùng pháp đệ nhất nghĩa của bạn để đi gọi người khác thức tỉnh. Hiểu được đệ nhất nghĩa pháp này mới là người có pháp nhãn, không có pháp nhãn thì bạn không hiểu được.

Sư Tôn đã nói rồi, các bạn hiểu được thế nào là đệ nhất nghĩa pháp, pháp vô ngã chính là đệ nhất nghĩa pháp, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng. Thế nào là chúng sinh tướng? Vô chúng sinh tướng này và vô nhân tướng chẳng phải là như nhau sao? Không giống nhau. Chúng sinh là đại diện cho toàn bộ không gian. Thọ giả là đại diện cho thời gian đó! Tôi phải nói rõ với mọi người, không gian, thời gian đều phá bỏ! Không gian và thời gian đều phá bỏ, đây mới là vô ngã chân chính. Cho nên bạn có thể nhìn thấy Phật tính, là vì bản thân Phật tính là phá bỏ không gian và thời gian, đâu đâu cũng có. Đây là thuộc về pháp nhãn.

Tiếp theo hỏi: “Như Lai có Phật nhãn không?” Không sai, Như Lai có Phật nhãn. Phật nhãn là thế nào? Không chỉ là có thể nhìn được Tứ thánh giới, thậm chí trên nhìn đến Tứ thánh giới, dưới có thể nhìn đến địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, mười pháp giới đều có thể nhìn được hết, bao gồm cả tâm của con người. Người nào khởi tâm động niệm Phật đều có thể thấy, đều rất rõ ràng. Đây chính là năm con mắt, Ngũ nhãn đó!

Bạn phải phân biệt rõ Ngũ nhãn. Thế nào là nhục nhãn, chính là bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh sắc tướng của thế giới Ta Bà. Thế nào là thiên nhãn? Ba nghìn đại thiên thế giới bạn đều có thể chiếu kiến. Thế nào là pháp nhãn? Bạn có thể biết cái gì là pháp đệ nhất nghĩa, pháp tối thượng thừa, pháp cứu cánh bạn đều hiểu được, chính là pháp nhãn. Thế nào là huệ nhãn? Bạn có thể quan sát hành vi của chính mình, suy nghĩ của chính mình, bao gồm Phật tính của chính bạn hiển hiện, bạn đều có thể biết, chính là huệ nhãn. Thế nào là Phật nhãn? Phật nhãn là trên nhìn được Tứ thánh giới, dưới nhìn được tam đồ, mười tám tầng địa ngục bạn đều có thể nhìn thấy được, bao gồm mọi vọng niệm của chúng sinh bạn đều nhìn rõ mồn một.

Vì thế hôm nay chúng ta nói về Ngũ nhãn, năm loại con mắt, tôi giảng cho mọi người về năm con mắt này. Như Lai có Ngũ nhãn này mới có thể viên mãn. Tôi lấy một ví dụ thế này. Buổi tối hôm trước tôi đột nhiên đi đến một nơi, sau đó tôi đã nhìn thấy đệ tử đó. Tôi không phải là nhìn lén người ta đâu, tôi là tùy ý, nói cách khác là nguyên thần này đi ra, sau đó đi đến một nơi nhìn thấy một đệ tử. A! Tôi bất ngờ phát hiện ra bí mật của anh ta, secret, bí mật của anh ta đó. “A! Thì ra anh ta là như vậy!” Tôi không nhìn ra mà. Thật đó, tôi tình cờ nhìn thấy bí mật của anh ta, sau khi tôi nhìn thấy bí mật của anh ta, tôi liền trở về. Sau khi trở về, buổi sáng tôi tỉnh dậy, tôi nghĩ thì ra là như vậy, thì ra anh ta có thể như vậy, chính là vì như thế. Bởi vì như thế cho nên anh ta mới như thế này, chà! Cuối cùng tôi đã hiểu rồi, cuối cùng tôi đã biết được bí mật của anh ta rồi!

Nhưng bí mật này không thể nói ra được, cũng không thể nói công khai, cũng không thể nói riêng, cái gì tôi cũng không dám nói. Vậy hiểu rồi thì có tác dụng gì? Chính là để Sư Tôn biết người này có cách nghĩ như vậy. Anh ta đã làm một việc rất bí mật, nhưng anh ta cũng bày kế nghi binh để mọi người không rõ anh ta đang làm cái gì. Khi làm việc này, anh ta đã nghĩ rất nhiều kế sách, cố ý bày nghi binh để mọi người tin tưởng anh ta, rằng làm như vậy bạn sẽ tin tưởng tôi.

Không ngờ tôi lại đi nhìn thấy bí mật của anh ta, ôi chao! Điều không nên nhìn thấy tôi đều đã nhìn thấy rồi, nhưng lại không thể nói ra. Cho nên tôi nói điều này tức là bạn có thể biết được tâm chúng sinh, mặc dù anh ta bề ngoài ngụy trang là một người như thế này, nhưng bạn đã hiểu được bí mật của anh ta rồi. Như Lai có năng lực này để biết được vọng tâm của một con người, khởi tâm động niệm của anh ta bạn đều có thể hiểu được rất rõ ràng.

Giống như một câu chuyện cười thế này. Tiểu Minh: “Bố ơi, con biết bí mật của bố rồi.” Kì thực Tiểu Minh có biết hay không thì chính bố cậu cũng không rõ. Bố nói: “Con biết giữ mồm thì bố sẽ cho con 500 đô la Mĩ.” 500 đô la Mĩ là rất nhiều đó. Tiểu Minh nói: “Chà! Hữu dụng đến thế cơ? Một lúc đã kiếm được 500!” Cậu liền nói với mẹ: “Mẹ ơi, con biết bí mật của mẹ rồi!” Mẹ lấy ra 1000 đô Mĩ nói: “Cho con 1000 đô này, con không được nói ra!” Người đưa thư đến, Tiểu Minh nói với người đưa thư: “Bác đưa thư, cháu biết bí mật của bác rồi!” Người đưa thư liền khóc: “Cuối cùng con đã biết ta là bố của con rồi!” Lần này không cho tiền, người đưa thư ôm chặt lấy cậu bé, Tiểu Minh thì chẳng hiểu ra làm sao cả. Có rất nhiều bí mật không thể nói ra đâu. Hôm nay chúng ta nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 05/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Dược Sư Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 63.)

64. Phần thứ 18: Nhất thể đồng quán (3)

(Bài giảng 64) Vô sở đắc

Bây giờ chúng ta giảng kinh Kim Cang. Bây giờ Phật Đà lại hỏi Tu Bồ Đề, Ngài vẫn lấy cát sông Hằng để so sánh.

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như trong một con sông Hằng có bao nhiêu cát lại có bấy nhiêu sông Hằng nhiều bằng số cát ấy, lại có số cõi Phật nhiều bằng tất cả cát của tất cả sông Hằng ấy, như thế có nhiều không?" "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" Phật bảo Tu Bồ Đề: "Trong tất cả quốc thổ ấy, tất cả chúng sinh có bao nhiêu loại tâm, Như Lai đều biết. Là vì sao? Như Lai nói: mọi tâm đều chẳng phải tâm, thì gọi là tâm. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc."

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như trong một con sông Hằng có bao nhiêu cát lại có bấy nhiêu sông Hằng nhiều bằng số cát ấy, lại có số cõi Phật nhiều bằng tất cả cát của tất cả sông Hằng ấy, như thế có nhiều không?" "Rất nhiều, thưa Thế Tôn!" Rất nhiều người không biết giải thích câu này. Trước đây tôi từng nói, Phật Thích Ca Mâu Ni rất thích nói câu này, dùng cát sông Hằng để làm so sánh. Ý của câu này nói rằng: “Cát của sông Hằng có nhiều không? Nhiều đến mức không cách nào đếm được. Nhưng nếu mỗi hạt cát là một con sông Hằng, vậy cát đó nhiều không?” Câu nói này là như vậy, vì thế khi đọc kinh các bạn phải ghi nhớ.

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như cát có trong sông Hằng, Phật nói đó là cát chăng?” "Thưa Thế Tôn, đúng vậy! Như Lai nói là cát.” Cát của sông Hằng là cát. Tiếp theo: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như trong một con sông Hằng có bao nhiêu cát lại có bấy nhiêu sông Hằng nhiều bằng số cát ấy.” Câu nói này rất nhiều người đều không có cách nào giải thích được. Phật Thích Ca Mâu Ni nói nếu tất cả cát trong sông Hằng, mỗi một hạt cát lại là một sông Hằng. Ý của câu “sông Hằng nhiều bằng số cát ấy” là muốn nói rằng một hạt cát tương đương với một sông Hằng. “Số cõi Phật nhiều bằng tất cả cát của tất cả sông Hằng ấy”, thế giới của Phật, thế giới của Như Lai tương đương với tất cả số cát của tất cả sông Hằng. “Như thế có nhiều không?" Như vậy có được xem là nhiều không? Đương nhiên là nhiều rồi! Cát sông Hằng đã là rất nhiều rồi, một hạt cát lại tương đương với một sông Hằng, thế giới của Phật nhiều tương đương như vậy. Thế giới của Như Lai tương đương với cát sông Hằng, lại còn là một hạt cát tương đương với một sông Hằng, và tất cả số cát tương đương với thế giới của Phật. Tôi thấy thế giới của Phật là vô cùng nhiều, đếm không xuể!

Phật bảo Tu Bồ Đề: "Trong tất cả quốc thổ ấy, tất cả chúng sinh có bao nhiêu loại tâm, Như Lai đều biết.” Trong mỗi một tịnh thổ, mỗi một Phật quốc này, tâm niệm của mọi chúng sinh, một suy nghĩ mà họ nghĩ ra Phật đều biết, vì sao vậy? Chiếu theo lí mà nói thì Phật hẳn là không biết được, bạn nói xem cát sông Hằng, nếu một hạt cát là một chúng sinh, làm sao mà nghĩ được tâm nhiều như số cát ấy đang nghĩ cái gì. Huống hồ là mỗi hạt cát lại tương đương với một sông Hằng. Nhiều cát như vậy, nhiều thế giới Phật như vậy, nhiều chúng sinh trong các thế giới Phật như vậy, đầu của họ đang nghĩ cái gì Phật cũng biết, vì sao?

Bây giờ tôi cũng biết, bao nhiêu loại tâm Như Lai đều biết. Phật đều biết, là vì sao? Vì sao có thể biết được đây? Lúc này Như Lai mới nói ra nguyên nhân, Như Lai nói: “Mọi tâm đều chẳng phải tâm.” Mọi suy nghĩ, mọi ý tưởng đều là chẳng phải tâm, tất cả đều không phải là ý nghĩ, bởi vì đều không phải là ý nghĩ nên chẳng phải tâm chính là tâm. Là vì sao? Cho nên Phật nói thế này: “Tu Bồ Đề! Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc.” Đương nhiên tôi cũng hiểu ba chữ này.

Tâm chúng sinh giống như cát sông Hằng, cho dù một hạt cát là một chúng sinh rồi, cát sông Hằng đã khiến bạn không đếm nổi rồi, làm sao bạn biết được tâm của chúng sinh chứ? Không thể nào! Một hạt cát đó lại tương đương với một sông Hằng, vậy thì có bao nhiêu cát chứ? Căn bản là không có cách nào đếm nổi. Cát của một sông Hằng đã không có cách nào đếm được rồi, lại còn một hạt cát tương đương với một sông Hằng, toàn bộ số cát lại tương đương là một Phật quốc, vậy chúng sinh trong Phật quốc nhiều như thế nào? Vô số đó. Đó là bao nhiêu loại tâm, rất nhiều, rất nhiều suy nghĩ Như Lai đều biết, vì sao vậy? Phật nói: “Tu Bồ Đề! Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc.” Đây chính là nguyên nhân, cũng là câu nói quan trọng nhất trong kinh Kim Cang. Ba chữ “vô sở đắc” mà tối hôm qua tôi đã giảng.

Ví dụ nói mỗi thế giới Ta Bà của chúng ta là được rồi, chúng ta nói thế giới Ta Bà tổng cộng có bao nhiêu người? Trên trái đất này tổng cộng có bao nhiêu người? Bảy tỉ, được, vậy Phật biết tâm của bảy tỉ người này đang nghĩ gì, vì sao Phật biết được? Đáp án nằm ở đây: “Tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc.” Cũng có thể nói thế này, mọi điều mà các bạn nghĩ, điều mà mỗi con người nghĩ trong tâm, các bạn đều không có được, cho nên Như Lai biết tâm chúng sinh, bởi vì không có người nào có thể có được, không cần phải nói! Phật cũng không cần nghĩ.

Dù sao các bạn cũng không có được, mọi người các bạn đều suy nghĩ đi: “Tôi muốn có được tiền, tôi muốn trúng xổ số, tôi muốn trúng Power [một giải xổ số độc đắc ở Mĩ], tôi muốn thế nào đó…” Bạn nghĩ đi, để cho bạn nghĩ. Tôi nói với bạn, không ai có thể có được. Cho dù bạn trúng xổ số rồi, trúng Power rồi, không ai có thể vĩnh viễn có được Power này, có được xổ số này, không có! Bạn có biệt thự, rất tốt! Bạn liền mua nhiều căn nhà, bạn có tiền mua nhiều căn nhà, có thể kiếm tiền. Bạn mua rất nhiều nhà, bạn làm nhà trọ, thế là bạn kiếm được tiền rồi.

Tôi thường nghĩ, Seattle Lôi Tạng Tự của chúng ta cũng đã mua mấy gian phòng khách nhỉ, Seattle Lôi Tạng Tự có mấy gian phòng khách. Người hiện sống trong phòng khách này, Thượng sư Liên Vượng, phòng khách bên đó của ông có mấy người ở? Một người ở, một gian phòng khách chỉ một người ở, chính là căn mà Liên Vượng ở. Còn có phòng không có người ở không? Đều có người ở hết à? Chắc là Bích Trân biết rõ hơn một chút. Mỗi phòng đều có người ở, ở được bao nhiêu người? (Thượng sư Bích Trân: ngoài phòng của Thượng sư Liên Vượng ra, ít nhất đều có thể ở hai người trở lên, phòng phía tây, phía bắc hiện tại đều đã kín người, phòng phía nam cũng có rất nhiều người ở.) Có một vài căn là ít người ở. (Thượng sư Bích Trân: bình thường tương đối ít người, nếu có pháp hội thì bên đó sẽ ở kín hết.) Được rồi, cảm ơn!

Ví dụ Thượng sư Liên Vượng một người ở một phòng, tôi nghĩ, căn phòng đó có thể làm phòng trọ! Còn có trong số những người ấy, bạn chỉ cần tập trung người ta vào ở một nửa số phòng, một nửa kia có thể lấy ra làm phòng trọ, thuê người đến quản lí, thu tiền hàng tháng. Còn có một người chuyên môn tu sửa phòng trọ nữa, ví dụ có thứ gì đó hỏng thì họ liền đi sửa chữa. Người có đầu óc kinh doanh thì chắc chắn sẽ kiếm tiền, tuyệt đối có thể kiếm tiền, thuê hai người, một người chuyên môn sửa chữa đồ đạc bị hỏng, một người là quản lí, đi giám sát, thu tiền và tiếp khách.

Làm nhà trọ đi, bởi vì có phòng mà! Có phòng không thể nào để một người ở trong một phòng, chà! Thế này lãng phí quá! Ông rất may mắn đó ông biết không? (Thượng sư Liên Vượng: Tôi phải quét phòng, quét sân.) Dù sao ông không phải trông phòng là tốt rồi. Tôi nói với bạn, bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, đầu óc của bạn tính toán rất nhanh, cuối cùng cũng là vô sở đắc! Cho dù nhà bạn to thế nào, là biệt thự, cuối cùng cũng chẳng có được!

Giống như xe mà Sư Tôn lái toàn là xe hàng đầu đó! Là xe do sư tỉ Hanifa tặng, sư tỉ Hanifa tặng tôi hai chiếc xe, một chiếc là xe Rolls-Royce hàng đầu, là do sư tỉ Hanifa tặng, một chiếc là xe bán thể thao Maserati, tiếng Ý gọi là Maserati, họ chuyên môn làm xe thể thao, bây giờ cũng làm xe bán thể thao, xe Sư Tôn đi là xe bán thể thao, đây cũng là xe rất đắt. Bạn có thể vĩnh viễn có được hai chiếc xe này không? Không thể nào, không thể có được! Sẽ có một ngày phải rời xa xe của bạn, rời xa biệt thự của bạn, xe, nhà bạn đều không có được, tiền làm sao bạn có thể có được chứ?

Cho nên Phật biết tâm chúng sinh đang quằn quại, cũng giống như cái hố xí thời xưa của chúng ta. Các bạn đã từng ngồi trong hố xí ngày xưa chưa? Khi ấy chúng ta phải ngồi xổm, không hề có bồn cầu ngồi bệt, lấy đâu ra bồn cầu ngồi, rồi còn bồn cầu xả nữa nữa, nước xả ra là không còn gì nữa, cái này cũng rất hay, ngay cả phân cũng chẳng phải là của bạn! Những thứ có trên người bạn, đó là phân của bạn tồn ở trong đại tràng của bạn, bạn ngồi như thế này, xả một cái, “ào”, không còn gì nữa. Hố xí ngày xưa bạn cho rằng có, không sai, nhưng phải gọi người ta đến để lấy ra, phải moi hết toàn bộ những thứ đó ra. Còn nữa, bạn nhìn thấy ở phía trên hố xí ngày xưa có rất nhiều dòi, những con dòi màu trắng ở đó ngọ nguậy lăn lộn. Mấy thứ của bạn vừa rơi xuống, “pẹt”, bọn chúng liền lao vào tranh nhau, cả một đống. Tôi nói với bạn, suy nghĩ của con người, những gì đầu óc bạn nghĩ mỗi ngày cũng giống như những con sâu non trong cái hố xí ngày xưa, ở trong đó lăn lộn quằn quại. Mọi của cải không người nào có thể có được cái gì.

Nói một cách rất đơn giản, có người muốn sống lâu, vừa rồi thỉnh Phật trụ thế vô lượng thọ, nghĩ mà xem, chẳng qua cũng chỉ thêm vài năm nữa, nếu thật sự có tăng thêm tuổi thọ thì cũng chỉ sống thêm vài năm thôi, sống thêm mấy năm nữa. (Mọi người vỗ tay.) Có gì đáng để vỗ tay chứ, cuối cùng cũng vẫn “tinh tinh” thôi. Ngày trước tôi đi đến chỗ của thầy Thubten Daerji, thầy ấy thường giơ ra một ngón tay kêu “tinh tinh”, thầy luôn nói với tôi “tinh tinh”, “tinh tinh” thế là đi thôi! Thị giả của thầy (Thubten Qigong) cũng “tinh tinh” giống như thế rồi đi. Thầy Thubten Daerji đi rồi, thầy chuẩn bị một phần các thứ của chính mình giao cho Thubten Qigong, Thubten Qigong cũng chẳng có được, bây giờ ông ấy cũng đã “tinh tinh” rồi, cũng đã đi rồi.

Vì thế, cuối cùng rồi con người cũng đều “tinh tinh”, đều nằm xuống “tinh tinh”. Tiền không phải của bạn, nhà cửa không phải của bạn, xe không phải của bạn, vợ không phải của bạn, con cũng không phải của bạn, cháu cũng không phải của bạn, đây chính là tâm quá khứ không thể đắc, tâm hiện tại không thể đắc, tâm vị lai không thể đắc.

Tối hôm qua tôi đã nói rằng quá khứ đã qua rồi, hiện tại cũng sẽ thành quá khứ, tương lai còn chưa đến, xin hỏi bạn có được cái gì? Tôi hỏi lại một câu: “Mọi người sau này có thể có được cái gì?” Mọi người thử nghĩ xem, tương lai bạn sẽ có được cái gì? Có người cho rằng: “Tôi sẽ trở nên rất xinh đẹp.” Trở nên rất đẹp thì sẽ có tâm ngạo mạn, bởi vì cô ấy trở nên xinh đẹp thì sẽ có tâm kiêu ngạo. Không thể vĩnh viễn, không có thứ gì thuộc về ta vĩnh viễn.

Vừa rồi chẳng phải đã nói câu chuyện cười đó sao? “Khi bạn là sinh viên năm hai, bạn nặng bao nhiêu kg? Hãy giết chết trái tim của bạn trai bạn bằng cách hãy đi ăn cơm cùng với bạn trai trước đây, để cho anh ta cắt bỏ cái tâm ấy.” Cho nên sắc đẹp cũng không phải là vĩnh viễn, tuyệt đối không phải là vĩnh viễn, chẳng mấy chốc sẽ không có gì. Hơn nữa thanh xuân cũng chẳng qua là một chốc rồi sẽ tan biến, ta muốn tóm chặt lấy cái đuôi của hoàng hôn, là cái đuôi của thanh xuân. Tôi nói cái đuôi của hoàng hôn chỉ một chốc cũng tiêu biến, sẽ không có hoàng hôn nữa. Hoàng hôn đẹp nhất, nhưng ngay lập tức cũng không còn nữa. Cái đuôi của tuổi trẻ cũng như vậy, muốn túm chặt lấy cái đuôi của tuổi trẻ để cho mình đẹp lâu hơn một chút, nhưng cuối cùng cũng không thể có được.

Hôm đó hình như chúng ta ở nhà ăn của Seattle Lôi Tạng Tự, nhìn thấy có một phụ nữ đang hát, đúng không? Bà ấy đi hát từ khi còn trẻ cho đến khi già yếu và biến thành một bộ xương, đó đại diện cho bất khả đắc. Sắc không thể có, muốn túm lấy cái đuôi của tuổi trẻ, tôi nói để bạn biết rất đơn giản, không cần Như Lai phải biết tôi cũng biết, túm không được! Tôi đều biết cả rồi, tôi thường lấy ra tấm ảnh của tôi, đó là tấm ảnh hồi hai mươi mấy tuổi, có giống ngôi sao điện ảnh không? Rất giống mà.

Bây giờ ai còn mang theo tấm ảnh đó? Trên mạng có à? Tôi không xem mạng, tôi không biết trên mạng có tấm ảnh đó. Bây giờ tôi có giống ảnh đó không? Khi ấy tôi ngoài 20 tuổi, bạn gái của tôi là Lưu Giang Hà ngồi ở phòng khách nhà tôi, tối nào cô ấy cũng ngồi ở phòng khách nhà tôi không đi. Bố mẹ tôi nói: “Chúng ta sắp đi ngủ rồi, bạn gái anh vẫn chưa đi, làm sao đây?” Tôi nói: “Để con tiễn cô ấy về, con đưa cô ấy về.” Lưu Giang Hà, ngày nào cô ấy cũng ngồi trong phòng khách nhà tôi, cứ ngồi mãi cho đến khuya vẫn không đi.

(Trong phòng có nhiều người giơ điện thoại lên.) Có tấm ảnh đó rồi, tìm được bốn tấm ảnh à? (Màn hình hiển thị ảnh của Pháp Vương.) Đó là bộ đội, khi ấy tôi mặc quân phục, đó là tấm ảnh khi tôi học ở trường quân đội. Không phải tấm đó, là tấm này, không phải để cho tôi xem đâu, đó là tôi, đưa cho tôi xem làm gì? Đúng vậy, không giữ được tuổi trẻ, không thể có! Thân thể của bạn cũng không phải là của bạn, con người đều sẽ già, hơn nữa đôi khi vô thường đến rất nhanh, vô thường rất nhanh chóng, hôm nay vẫn còn đây, một lúc sau đã không còn nữa, vì thế sắc đẹp cũng không giữ được.

(Màn hình hiển thị một tấm ảnh khác của Pháp Vương.) Ồ, là tấm ảnh đó phải không? Có người nói có hơi giống ngôi sao điện ảnh đó! Bạn nhìn xem có giống tôi hiện tại không? (Mọi người: giống.) Đừng lừa tôi, đừng có lừa tôi, bây giờ nếu mà tôi giống như vậy thì đi ra ngoài đường không biết có bao nhiêu người huýt sáo. Điều đáng tiếc duy nhất trong cuộc đời này của tôi chính là tôi lùn quá. Người ta nói cao to đẹp trai, đẹp trai, lúc trẻ có, nhưng không thể nói là cao to đẹp trai được, không thể nói hai chữ cao to được, vốn dĩ là không thể có mà! Làm sao bạn có thể hoàn hảo được? Con người không thể nào hoàn hảo như vậy.

Pháp sư Lị Lị ở đâu nhỉ? (Pháp sư Lị Lị: Dạ ở đây!). Bố và mẹ của pháp sư Lị Lị chúng tôi đều biết, bố của pháp sư Lị Lị từng nói: “Trong số ba người con gái của tôi, đứa thứ hai là xinh đẹp nhất.” Người con gái thứ hai chính là pháp sư Lị Lị, cô đứng dậy cho mọi người nhìn xem, bây giờ có xinh đẹp không? Vâng, mời ngồi! Cuối cùng cũng xinh đẹp một chút. Khi xưa pháp sư Lị Lị là phó chủ tịch của ngân hàng Rainier, ngân hàng Rainier là tiền thân của Seattle First, cô ấy là phó chủ tịch của một đơn vị của ngân hàng Rainier.

Khi ấy có ba người mới di cư qua (ba người đàn ông). Bởi vì cô ấy là người Hoa, rất nhiều người Hoa đến ngân hàng đều tìm cô ấy để gửi tiền, rút tiền, làm nghiệp vụ ngân hàng gì phần lớn đều tìm cô ấy. Có ba người đàn ông này ngày nào cũng cắt cỏ trong sân vườn nhà cô ấy, chúng tôi biết căn bản là nhà cô ấy không cần cắt cỏ, đã có ba người đàn ông đó đến cắt cỏ miễn phí ở nhà cô ấy rồi. Có ba người đàn ông, một người hình như làm kiến trúc, một người bán hoa quả, người kia thì không biết là làm cái gì. Cô đã quên rồi à, tôi thì vẫn nhớ, một người làm xây dựng, bây giờ rất phát đạt, làm xây dựng kiếm được rất nhiều tiền. Một người là nhập khẩu trái cây, còn có một người không biết là người nào? Tóm lại là có ba người đàn ông thường xuyên giúp cô ấy cắt cỏ, cô ấy khi đó là tiền hô hậu ủng, rất uy phong. Cho nên bạn xem, tiền không thể có, sắc không thể có, địa vị không thể có.

Người nào có thể làm Tổng thống vĩnh viễn? Không có ai, đại bộ phận đều là đời này tới đời kia, chính là như vậy. Triều đại cũng như thế, đều là luân phiên, không có vĩnh viễn. Giống như Tần Thủy Hoàng muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, Hán Vũ Đế cũng muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, họ đều luyện đơn, ăn Tiên đơn trường sinh bất lão, giống như ở trên tấm vải kia viết vô lượng thọ, họ đều muốn có được vô lượng thọ. Tần Thủy Hoàng cũng muốn có được vô lượng thọ, cho nên đã phái đạo sĩ khi đó là Từ Phúc dẫn ba nghìn đồng nam, ba nghìn đồng nữ đi ra biển để tìm Tiên đơn, một đi không trở lại, đi đến Nhật Bản trở thành tổ tiên của người Nhật. Hán Vũ Đế cũng tương tự, luyện đơn uống Tiên đơn, xem xem có thể vô lượng thọ không, đến cuối cùng thì cũng “tinh tinh”. Có mấy người đều muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, chẳng có ai, đều sẽ chết.

Cho nên mọi người nghĩ mà xem, vô sở đắc, khi đặt ba chữ này vào trong tâm, phiền não gì cũng không có, nó có thể cắt đứt tập khí, cắt đứt phiền não, có thể cắt đứt mọi bám chấp. Bạn chấp vào cái gì? Vô sở đắc! Bạn chấp vào cái gì? Bạn phiền não cái gì? Vô sở đắc! Bạn không cần tức giận, bởi vì bạn có nổi giận thì cũng là vô sở đắc. Cắt đứt! Bạn phiền não cái gì? Dù sao mọi người đều như vậy, sau này mọi người đều sống ở Tây Phương Cảnh, Song Liên Cảnh Giới, đi đến nơi đó, ở bên trong cái hộp càng tốt hơn! Có được cái gì đây? Vô sở đắc mà! Tiền, sắc, danh, ăn, ngủ, không ai có được cái gì.

Vì thế đương nhiên Như Lai hiểu được tâm của con người, bởi vì mọi tâm đều chẳng phải là tâm. Những gì bạn nghĩ đến đều không phải là nghĩ, bởi vì những gì bạn nghĩ đều là vô sở đắc, vì thế chính là chẳng phải tâm. Điều bạn nghĩ đều vô ích, đều không phải là suy nghĩ của bạn, bởi vì không phải suy nghĩ mới gọi là tâm. Tôi đã giải thích với bạn câu này rồi. Như Lai đều biết các bạn đang nghĩ cái gì, bởi vì đều vô sở đắc mà. Ba chữ vô sở đắc là đúng rồi, không ai có thể có được cái gì, cho nên Phật đương nhiên đều biết vô sở đắc.

Chỉ có mê muội trong thế giới Ta Bà, suy nghĩ đủ thứ về thế giới, họ ở trong mê mà không biết, cho nên không thể cắt đứt phiền não, không thể cắt đứt bám chấp, không thể cắt đứt tập khí. Nếu bạn biết thì có thể buông bỏ toàn bộ, như vậy bạn mới có thể đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Dụng ý của kinh Kim Cang nằm ở đây, kinh Kim Cang chính là cắt đứt! Cắt đứt tất cả, hủy diệt tất cả, cắt! Tôi nói kinh Kim Cang là bất hoại, phá hủy tất cả, bạn nói xem có phải là phá hủy toàn bộ không? Bởi vì vô sở đắc mà, không ai có thể có được cái gì.

Sư Tôn cho rằng người ta mua cho tôi xe Rolls-Royce, xe Maserati, tốt, hai chiếc xe đó cũng chẳng phải của tôi, tạm thời dùng một chút thôi, cũng là không thể có. Như vậy mọi người nghe hiểu rồi chứ? Vì thế đừng cho rằng bạn dài hay là ngắn, thật ra dài ngắn đều như nhau, đều là như nhau. Trên thế giới này, Phật biết chúng sinh thế giới Ta Bà nhiều người như vậy, bảy tỉ chúng sinh toàn bộ đều vô sở đắc. Trong con mắt của Phật, chúng sinh chẳng qua chỉ là những con dòi ở trong hố xí ngày xưa, ở đó lăn lộn, có lúc thì tôi ngoi lên, có lúc thì đè anh xuống, có lúc thì lộn xuống dưới, có lúc thì lộn lên trên, lộn xuống dưới, đến cuối cùng cũng không còn.

Nhìn khí sắc người bạn thân không được tốt lắm, tôi hỏi: “Nhìn sắc mặt cậu không tốt, trong người không thoải mái à?” Cô ấy nói: “Không phải, chồng tớ nhập viện, tớ phải ngày đêm trông nom.” Tôi lại hỏi: “Vậy là cậu không thuê y tá chăm sóc anh ta à?” Bạn thân nói: “Chính vì có thuê một cô y tá xinh đẹp cho nên tớ mới phải ngày đêm để mắt đến anh ta.” Bạn xem, đây chính là phiền não của con người. Om mani padme hum.

(Ngày 06/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Đại Bạch Liên Hoa Đồng Tử tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 64.)

65. Phần thứ 19: Pháp giới thông suốt không ngăn trở

(Bài giảng 65) Pháp giới thông suốt không ngăn trở

Hôm nay chúng ta giảng kinh Kim Cang - Phần thứ 19: Pháp giới thông suốt không ngăn trở. Tôi đọc một lần cả đoạn của phần thứ 19 này, bởi vì nó không dài lắm.

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Nếu có người dùng thất bảo tràn đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, người ấy vì nhân duyên này có được phúc nhiều không?" "Đúng thế, thưa Thế Tôn! Người này do nhân duyên ấy mà có phúc rất nhiều." "Tu Bồ Đề! Nếu phúc đức có thật, Như Lai không nói có được phúc đức nhiều, vì phúc đức là không, nên Như Lai nói có được phúc đức nhiều."

Chỉ có mấy câu ngắn ngắn này thôi là kết thúc phẩm này.

Phần thứ 19: Pháp giới thông suốt không ngăn trở, bạn xem, đoạn văn này và phẩm thứ 8 của kinh Kim Cang chẳng phải là có chỗ tương đồng sao? Phẩm thứ 8 là nói như thế này: “Có người dùng thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí”, cũng là nói đến vấn đề phúc đức. Nhưng điều nói đến trong phẩm thứ 8 là lấy việc này để so sánh với việc thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang xem cái nào phúc đức nhiều, cái nào phúc đức ít. “Có người dùng thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí”, công đức của người này đương nhiên là rất nhiều, nhưng vẫn thua người thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang, đây là so sánh của phẩm thứ 8.

Thế còn phẩm thứ 19 là dùng việc này để so sánh: "Tu Bồ Đề! Nếu phúc đức có thật, Như Lai không nói có được phúc đức nhiều, vì phúc đức là không, nên Như Lai nói có được phúc đức nhiều." Đây là câu trả lời của Phật Đà, nếu phúc đức là có thật, thực tế là có, Như Lai không nói là có được phúc đức nhiều. Thực tế là có phúc đức, vì sao Như Lai nói là không có phúc đức nhiều? “Vì phúc đức là không”, phúc đức là không có, cho nên Như Lai nói là có được phúc đức nhiều. Nói chung, người đọc kinh các bạn có thể hiểu được Phật Đà rốt cục đang nói cái gì không? Đây chính là vấn đề mà Phật Đà trả lời.

Tu Bồ Đề đã nói: “Có được phúc rất nhiều.” Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Tu Bồ Đề rằng: “Nếu phúc đức có thật, Như Lai không nói là có được phúc đức nhiều, vì phúc đức là không, Như Lai nói là có được phúc đức nhiều.” Ở đây đang nói cái gì? Ý nghĩa gì? Ai có thể giải đáp, lần này có thưởng! Chà! Là Dzambhala Tài Thần đó! Lại còn có thêm hai đồng tiền cổ nữa. Chà, sợi dây này rất quý, tôi hà một hơi khí! Ai có thể trả lời được câu này sẽ tặng cho người đó sợi dây này. Vâng, mời đại sứ.

(Đại sứ: đảnh lễ Sư Tôn. Kinh Kim Cang là Phật Đà nói cho người phát tâm Đại thừa, người phát tâm Đại thừa muốn đạt đến A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, nói cho người đạt chính đẳng chính giác cao nhất. Cho nên pháp của vũ trụ là không sinh không diệt, không đoạn không thường, là giống như hư không, thậm chí ngay cả tro bụi bạn cũng đều không thấy. Vậy bạn tu hành bạn muốn độ chúng sinh vô lượng, căn bản không có thời gian để nghĩ là tôi đang độ chúng sinh, căn bản không có thời gian để đi tính toán. Cũng giống như một vị hoàng đế kia nói ông ta đã xây bao nhiêu chùa, có phúc đức không? Đạt Ma nói ông không có phúc đức.

Vì thế phúc đức có thể tính đếm đo lường được thì không xem là nhiều, phúc đức thật sự, tôi xây chùa, tôi quyên tặng nhà cửa, tôi quyên tặng cái gì có thể tính đếm được, đó không nói là có nhiều phúc đức. Cho nên phúc đức tức là nói rằng bạn làm mà không nói, phúc đức vô lượng, cái đó mới gọi là nhiều, cái đó mới là phúc đức thật, cái này chính là chân nghĩa của kinh Kim Cang, chính là bố thí vô tướng, sống vô trụ, tu hành vô đức. Khi bạn làm theo cách như vậy, những công đức này không nhìn thấy, chính mình cũng không nói, thì sẽ nhiều như hư không, đó mới gọi là phúc đức. Cảm tạ Sư Tôn!)

Nói rất chính xác, tặng cho ông sợi dây này. Phật Thích Ca Mâu Ni nói câu này, bạn đừng dựa theo kinh văn để giải thích. Vừa rồi ngài đại sứ đã nói rồi, người có phúc đức chân chính không bao giờ đi nói về phúc đức, cái này chính là vô trụ. Bạn vô trụ mà đi bố thí, tôi không phải vì cái gì mới bố thí, không vì phúc đức mới đi bố thí, như thế thì phúc đức nhiều. Nếu bạn vì cái gì đó mới đi bố thí thì phúc đức ấy sẽ ít đi, thậm chí không có phúc đức. Cho nên cả đoạn câu này chính là vô trụ, Phật Thích Ca Mâu Ni dạy mọi người vô trụ tướng bố thí.

Phẩm thứ 8 dùng so sánh, “Nếu có người dùng thất bảo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, công đức rất nhiều.” Tu Bồ Đề nói không sai, công đức rất nhiều, nhưng vẫn còn thua người đọc tụng kinh Kim Cang, thọ trì kinh Kim Cang, đó là hai so sánh. Ý nghĩa của phẩm thứ 8 chính là hai người so sánh với nhau, chính là hai so sánh. Phẩm này nói đến vô trụ tướng bố thí thì là phúc đức nhiều, có trụ tướng bố thí thì “Như Lai không nói có được phúc đức nhiều”, bởi vì phúc đức ấy có hạn.

Vì thế, chúng ta bất kể làm việc gì, không phải vì phúc đức mới làm, chúng ta làm theo bổn phận tu hành của mình, cũng không mong cầu báo đáp gì, cái đó mới gọi là phúc đức nhiều. Bạn vì cái gì đó mới làm thì cái đó chính là “Như Lai không nói có được phúc đức nhiều, vì phúc đức là không”, căn bản là bạn không có phúc đức. Giống như Lương Vũ Đế thời Nam Triều, ông ấy đã xây dựng nhiều chùa như vậy, nuôi dưỡng nhiều người xuất gia như vậy, kết quả ông ấy hỏi Tổ sư Đạt Ma rằng: “Công đức của ta thế nào?” Tổ sư Đạt Ma nói một chút công đức cũng không có. Bạn vì công đức mà làm thì đó còn có công đức gì? Căn bản chính là không có công đức.

Cho nên chúng ta không vì cái gì mà làm, là vô trụ tướng bố thí, bạn không phải vì cái mà đi bố thí thì cái đó là phúc đức nhiều. Bạn vì cái gì mà đi làm thì đó là không có phúc đức. Cái này hết sức đơn giản, đoạn văn này vô cùng đơn giản, vì sao tiêu đề là Phần thứ 19: Pháp giới thông suốt không ngăn trở? Thế nào là Pháp giới thông suốt không ngăn trở? Nếu dựa theo ý nghĩa thì đề mục của phần này nên là Phần thứ 19: Phúc đức có hay không, vì sao tiêu đề lại là Pháp giới thông suốt không ngăn trở? Pháp giới thông suốt không ngăn trở và phúc đức có hay không có liên quan gì? Đương nhiên là có liên quan rồi!

Nếu dựa theo Pháp giới thông suốt không ngăn trở mà nói thì làm gì có phúc đức gì. Toàn bộ pháp giới, chúng ta nói gom về một cái cho tiện lợi là được rồi, mặt trăng, trái đất, còn có chín hành tinh trong hệ mặt trời, tinh cầu nào có phúc đức? Tôi hỏi bạn, là sao Hải Vương à? Sao Diêm Vương à? Sao Hỏa à? Mặt trăng à? Trái đất à? Trái đất có công đức gì? Trái đất chẳng qua cũng chỉ là một hành tinh trong số chín hành tinh thôi. Pháp giới thông suốt không ngăn trở, chúng ta nói về hệ mặt trời là được rồi, không cần phải nói về toàn bộ pháp giới đều tương thông, đều là như vậy. Bạn biết có bao nhiêu pháp giới không? Nghe nói có một trăm hệ mặt trời.

Hệ mặt trời của chúng ta chỉ là một hệ mặt trời trong số đó, ngoài ra còn có bao giới hạn, bạn không vượt qua được, thế giới bên ngoài thái dương hệ này bạn căn bản là không vượt qua được. Đi tới nơi đó chính là điểm đầu cùng, bạn không vào được, bởi vì đó là có lớp khí quyển lớn, dày hơn cả lớp khí quyển bao quanh trái đất, lại còn chìm xuống, không có thứ gì có thể xuyên qua được. Cả hệ mặt trời bạn đã không có phúc đức gì rồi, một hạt cát nhỏ bé như bạn xem là phúc đức gì chứ?

Chúng ta biết rằng trên mặt trăng đến một con người cũng không có, người ta cũng chưa từng phát hiện ra có sinh vật trên mặt trăng. Tôi hỏi bạn, trên mặt trăng có phúc đức gì? Bạn nói cho tôi nghe xem, trên mặt trăng có phúc đức gì? Lại quay lại nói, trên trái đất có phúc đức gì? Bạn nhìn xem Nga và Ukraine đang đánh nhau, đó chẳng qua là hai con dòi ở trong hố phân, chúng đang ở đó đánh nhau thôi, nhìn từ trên vũ trụ thì căn bản là không có việc này. Cho nên nếu bạn có nhãn quang rộng lớn, bạn biết Phật pháp, Phật pháp thật sự là quảng đại vô biên, chúng ta thường nói Phật pháp vô biên, không có biên giới. Phật pháp vô biên chính là pháp giới thông suốt không ngăn trở.

Lúc nhỏ tôi có xem kiến đỏ và kiến đen, hai bên kiến đánh nhau. Khi còn nhỏ, tôi sống ở kí túc xá của Công ty Điện Lực Đài Loan ở ngã tư đường Lâm Sâm ở Cao Hùng (khu phố thị Đại Cảng). Khi ấy tôi thường xuyên nhìn thấy kiến bò tới bò lui. Bạn làm rơi ra một viên đường, rất nhiều kiến lập tức bu tới, ở Đài Loan cũng có hiện tượng này, bạn làm rơi một viên đường là sẽ có kiến bu tới. Cho nên ở trong sân nhà tôi, kiến đỏ và kiến đen hai bên đánh nhau, đánh rất kịch liệt, thật sự là máu chảy thành sông, những xác chết, những con kiến chết đầy rẫy.

Hai bên đánh nhau, kiến đỏ và kiến đen cắn lẫn nhau, chà! Hai bên kiến đánh nhau. Khi ấy tôi là trẻ con rất nghịch ngợm, muốn kết thúc cuộc chiến của chúng, tôi lấy mấy tờ giấy để ở đó, sau đó tôi châm lửa ở bên này, châm lửa ở bên kia, chà! Toàn bộ kiến đều chết sạch, hại tôi bây giờ siêu độ mệt nghỉ. Khi xưa tôi không hiểu, nhìn thấy kiến bò bò thế này… chà! Kiến từ bên kia bò tới, kiến từ bên này bò qua, bên cạnh bức tường tôi đặt một ít giấy, sau đó đốt bên này, đốt bên kia, cứ thế đốt lửa, chà! Xác chết đầy đồng.

Các bạn có biết chuyện này không? Ai lúc nhỏ từng dùng giấy đốt kiến giơ tay? Cũng không ít người từng giết kiến nhỉ! Thật đó, khi ấy tôi còn là trẻ con rất nghịch ngợm, nhìn thấy kiến bò theo bức tường bao, liền dùng giấy đốt bên này đốt bên kia, để cho chúng không có đường chạy thoát, sau đó chúng chết thành một đống. (Hội trường có người nói: Còn có phương pháp khác.) Bạn xịt thuốc DDT à? (Hội trường có người nói: dùng nước sôi.) Bạn dùng nước sôi để dội vào tổ kiến à? Chà, cái này càng dã man hơn.

Tôi hỏi mọi người, có liên hệ gì với trời đất thần linh chứ? Thật sự là những sinh mạng rất nhỏ mà! Từ sinh mạng của kiến, bạn lại nhìn xem sinh mạng của con người, kì thực sinh mạng của con người cũng là những sinh mạng rất nhỏ bé thôi! Ngày nay mạng người cũng chẳng đáng tiền gì, bạn xem chiến tranh kia xảy ra, rất tàn ác. Chúng ta đều cảm thấy, ôi chao! Thật sự không muốn có chiến tranh như vậy, những người chết đều là đồng loại, đồng loại đều là loài người hà tất phải tương tàn, tôi có cách nghĩ như vậy. Nhưng mà con người, đôi khi cũng tự mình gây tội lỗi, làm cái gì mà bom hạt nhân, làm cái gì mà vũ khí hóa học, làm những vũ khí hạt nhân này, bạn tự mình chịu diệt vong, đó là tự tạo ác nghiệt đó! Tự gây tội lỗi, không thể sống được!

Bạn xem Covid-19 đã làm cho toàn thể nhân loại khốn đốn lắm rồi! Học sinh không còn giống với học sinh, người đi làm không còn giống như đi làm, còn như người hoằng pháp chúng ta đều không đi ra ngoài được, trước đây đều đi đến các nước trên thế giới hoằng pháp, bạn xem bây giờ nước nào phong tỏa đã phong tỏa, muốn đi ra ngoài cũng khó! Bởi vì Covid-19 mà mọi thứ đã đóng cửa hai năm rồi, đóng đến cuối cùng thì học sinh bây giờ thật sự phải nói một câu là: trơ ra như phỗng. Những người đi làm thì đóng cửa làm việc trong nhà mình, giống như Microsoft vẫn chưa hoàn toàn đến công ty làm việc, có người vẫn ở nhà làm việc, hai năm rồi không có gặp mặt đồng nghiệp, tôi thấy tinh thần người ta đều sắp suy sụp rồi. Con người không thể thăm hỏi lẫn nhau, sự héo mòn tinh thần ấy thật sự là rất tàn nhẫn.

Cho nên bạn xem, tiêu đề này chính là Pháp giới thông suốt không ngăn trở, Phật pháp vô biên, pháp giới thông suốt rộng lớn vô biên, đều là đạo lí này. Vì thế chúng ta bây giờ hiểu được cái gì? Tâm lượng đừng nhỏ hẹp như vậy! Tâm lượng rộng lớn một chút, không có việc gì là không thể linh hoạt châm chước, không có việc gì là không thể khoan dung. Tâm lượng của bạn nhỏ như con kiến, nhất định muốn đánh nhau sao? Tâm lượng phải mở rộng, đừng có con mắt bé tin hin như mắt đậu xanh. Con mắt Sư Tôn vốn dĩ rất to, bây giờ già rồi thì da mắt trùng xuống, da mắt trùng xuống thành một đường, lại càng giống Phật Bồ Tát. Rất ít Phật Bồ Tát có con mắt mở ra rất to, đều là mắt he hé nhìn xuống như thế này.

Tôi cũng không phải là mắt đậu xanh, mắt của tôi rất to. Mắt của con người đừng có nhỏ giống như hạt đậu xanh, nhãn giới nhỏ như vậy, pháp giới vô cùng tận, Pháp giới thông suốt không ngăn trở, Phật pháp quảng đại vô biên, rất rộng lớn. Tuyệt đối đừng học loài kiến, tuyệt đối đừng học loài rùa, hai con mắt của loài rùa chỉ nhìn thấy phía trước mình. Tâm lượng này, mọi người phải học khoan dung, Phật pháp chính là khoan dung, là quảng đại vô biên, tâm lượng quảng đại vô biên đều có thể bao dung. Chính vì con người không thể khoan dung nên giữa nước này với nước kia mới có chiến tranh, không thể khoan dung nên mới có cách mạng gia đình, không thể khoan dung nên giữa người với người mới có thù hận, mới có oán thù.

Điều Sư Tôn học tập là như vậy, đều đối tốt với mỗi con người, bao gồm cả người rất xấu, ta vẫn phải đối tốt với họ. Cho nên Sư Tôn từng ở Đài Loan Lôi Tạng Tự nói một câu là: “Lư Sư Tôn tuyệt đối sẽ không đi kiện người ta.” Khi ấy Thượng sư Liên Cực ở bên cạnh, tôi đi xuống pháp tọa, ông ấy liền nói với tôi: ”Thầy sai rồi! Người ta sẽ kiện thầy, thầy không kiện người ta thì người ta sẽ kiện thầy.” Vậy thì coi như tôi xui xẻo, không sao cả, để cho người ta kiện đi! Tôi nói với bạn nhé, kiện người khác sẽ khiến người khác đau khổ. Bạn kiện người đó, người đó nhất định sẽ rất đau khổ, họ phải nghĩ cách giải quyết vụ kiện này, họ chắc chắn sẽ đau khổ.

Cho nên bản thân tôi cũng sám hối rồi! Trước kia tôi viết văn cũng từng phê bình người ta, khi tôi phê bình người ta, người ta chắc chắn rất đau khổ. Vì thế sau này tôi không còn giễu Quỷ Bà “đồ rê mi” nữa, tôi không cần phải mỗi năm đều chế giễu bà ấy “đồ rê mi” nữa, đâu cần chứ? Tôi đã viết năm cuốn sách phải không? Có sai không? Thật sự chẳng có cách nào phân biệt. Còn nữa, trước đây tôi từng viết “Con mắt kim cang phẫn nộ”, tôi đã phê bình rất nhiều người, cũng phê bình cả Lâm Vân, cũng phê bình cả Tinh Vân của Phật Quang Sơn, không nên thế, không nên thế. Cho nên khi muốn phê bình phải ghi nhớ không thể khiến đối phương đau khổ, đừng làm cho người ta đau khổ.

Ở trên pháp tọa tôi nói tôi tuyệt đối không kiện người ta, bởi vì bị kiện thật sự rất đau khổ. Vì thế tôi không kiện người ta, đây chính là điều tôi nói khi ngồi trên pháp tọa ở Đài Loan Lôi Tạng Tự. Tôi bất kể mình phải chịu ấm ức thế nào cũng không thể đi kiện người khác. Giống như điều mà Jesus nói đó, Guru Jesus của tôi cũng nói như vậy, “phải yêu kẻ thù của bạn”, đó là Phật pháp, điều Jesus nói là Phật pháp, yêu kẻ thù của bạn cũng là Phật pháp, tôi giảng về Pháp giới thông suốt không ngăn trở một cách đơn giản như vậy.

Có người hỏi thi nhân Ấn Độ Tagore ba câu hỏi: “Cái gì dễ nhất? Cái gì khó nhất? Cái gì vĩ đại nhất?” Tagore đáp: “Chỉ trích người khác là dễ nhất, nhận thức chính mình là khó nhất, tình yêu không mong cầu được đáp lại là vĩ đại nhất.” Bạn xem thi nhân Tagore nói mấy câu này chính là điều mà hôm nay Sư Tôn giảng về Pháp giới thông suốt không ngăn trở. Phê bình người khác, chỉ trích người khác là việc dễ nhất, nhận thức chính mình, là suy nghĩ trong đầu bạn đó, bạn có hiểu được chính mình không? Cái này là khó nhất. Tình yêu không mong cầu báo đáp là vĩ đại nhất, chính là điều vô sở trụ bố thí mà kinh Kim Cang nói đến hôm nay. Tôi không vì điều gì cả mà đi bố thí, bố thí mà không bám trụ vào việc bố thí. Câu trả lời của Tagore. Trước kia tôi viết thơ mới, thơ mới của Tagore, ông ấy có tập thơ của ông ấy, Tagore thật sự rất vĩ đại. Hôm nay giảng đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 12/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu A Di Đà Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 65.)

66. Phần thứ 20: Lìa sắc lìa tướng

(Bài giảng 66) Sắc, tướng

Hôm nay chúng ta giảng Phần thứ 20: Lìa sắc lìa tướng. Đoạn này cũng rất ngắn, tôi đọc toàn bộ đoạn này:

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào sắc thân đầy đủ mà thấy Phật không?" "Không được, thưa Thế Tôn! Không nên dựa vào sắc thân đầy đủ mà thấy Như Lai. Là vì sao? Như Lai nói: mọi tướng đầy đủ tức chẳng đầy đủ, thì gọi là mọi tướng đầy đủ."

Phần thứ 20: Lìa sắc lìa tướng, cũng tức là bạn nói về Phật thì không thể nói sắc của ngài, cũng không thể nói tướng của ngài, bạn phải thấy được Như Lai không phải nhờ nhìn tướng của ngài, cũng không phải nhờ nhìn sắc của ngài. Sắc này kì thực là sẽ biến hóa; tướng, chúng ta biết rằng Như Lai có 32 tướng, bản thân Phật có 32 tướng, 80 vẻ đẹp. Nhưng trong kinh Kim Cang nói, mặc dù Như Lai có đầy đủ mọi tướng, nhưng không thể dựa vào tướng để thấy Như Lai, cũng không thể dựa vào sắc để thấy Như Lai. Vậy cái gì là sắc? Sắc nói đến ở đây không phải là sắc trong háo sắc mà chúng ta nói, mà là nói về sự biến hóa của Như Lai.

Tôi lấy một ví dụ, giống như Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa, Tôn Ngộ Không cùng với Nhị Lang Thần của Đô Giang Yển ở Thành Đô, Tứ Xuyên, miếu Nhị Lang Thần có phải ở Thành Đô, Tứ Xuyên không? Nhị Lang Thần là cháu của Ngọc Hoàng Đại Đế, tên là Dương Tiễn. Nhị Lang Thần có 73 phép biến hóa, Tôn Ngộ Không có 72 phép. Tôi nhớ tôi đã từng đọc là khi Nhị Lang Thần đuổi theo Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không liền biến thành một ngôi miếu, biến thành một tòa Lôi Tạng Tự, bên cạnh có một cột cờ, bởi vì cái đuôi của hắn chưa biến mất được, chính là cái cột cờ. Nhị Lang Thần nhìn quanh, Tôn Ngộ Không đã chạy đi đâu rồi? Nhìn thấy cái cột cờ, đây chắc chắn là cái đuôi của hắn rồi, Nhị Lang Thần nhận ra đây là Tôn Ngộ Không biến ra. Tôn Ngộ Không có biến hóa thế nào thì cái đuôi của hắn cũng vẫn lộ ra, cho nên trong khi Tôn Ngộ Không và Nhị Lang Thần đấu pháp, bởi vì Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa, Nhị Lang Thần có 73 phép biến hóa, cho nên Tôn Ngộ Không luôn thất bại.

Sắc ở đây chính là nói về biến hóa, bạn không thể thấy một vị đang bay trong không trung, bạn liền nói đó là ai đang bay, cho rằng người đó chính là Phật. Người đang bay trong không trung chính là Phật, không thể cho rằng như vậy, bay trong không trung còn có chim mà, lẽ nào chim là Phật sao? Lẽ nào máy bay là Phật sao? Đều không phải, cái này chính là sắc. Mấy hôm trước tôi mới vừa bay trong không trung, ở trong không trung lượn đi lượn lại quay vòng như thế này, tôi có thể phi hành, muốn đến nơi nào là có thể bay đến nơi đó. Vậy bạn không thể nói rằng: “Ngài có thể bay trong không trung, vậy ngài chính là Phật!” Không phải. Cho nên không thể dựa vào sắc thân để mà thấy. Hoặc bạn có thể ẩn thân, bạn có thể biến hóa, giống như Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không có thể biến thành một ngôi chùa, có một cột cờ, bạn liền nói: “Chà! Tôn Ngộ Không rất lợi hại, chắc chắn là Phật!” Đây là biến hóa, là nói về sắc, chính là nói về biến hóa.

Cái gọi là tướng, Như Lai đương nhiên có rất nhiều tướng mạo, ví dụ như hai tai rủ xuống vai, mọi người đều làm được, vai co lên thế này thế là rủ xuống vai rồi, hai tai liền rủ xuống vai. Con mắt, mắt của Phật đều là mắt khép hờ. Chẳng phải chúng ta nói là thèm khát sao? Mắt khép hờ thật ra không phải là con mắt thèm khát, Kim Cang tức là con mắt phẫn nộ, Kim Cang tức là mở to con mắt, bạn không thể nói người nào mở to con mắt là Kim Cang Thần, không thể nói như vậy. Bạn không thể nói mắt khép hờ chính là thèm khát, con mắt của Phật là con mắt hiền từ, đôi lông mày rất hiền từ thiện lành, con mắt rất hiền hòa, tướng mạo của ngài hết sức viên mãn, trên đỉnh đầu có nhục kế rất trang nghiêm, thân tướng của mỗi vị Phật đều vô cùng viên mãn.

Còn có cánh tay dài quá đầu gối, cánh tay của ngài vươn ra dài quá đầu gối. 32 tướng của Phật có cánh tay dài quá đầu gối, cánh tay của ai có thể vượt quá đầu gối? Bạn ngồi thì đương nhiên có thể tay dài quá đầu gối rồi, phải đứng lên mà cánh tay vẫn dài quá đầu gối cơ. Cho nên bạn xem, 32 tướng tốt của Phật là tuyệt đỉnh. Hơn nữa lưỡi của ngài thè ra có thể che kín cả khuôn mặt, bạn đọc trong kinh A Di Đà nói Phật vươn ra tướng lưỡi dài rộng, tức là lưỡi vươn ra cả một mảng lớn, rất dài, hơn nữa còn có thể che kín khuôn mặt của mình, đó cũng là một trong 32 tướng.

Phật có 32 tướng, bạn đừng nhìn thấy có 32 tướng, nhìn thấy người có thân tướng viên mãn là bảo đó là Phật. Không thể dựa vào thấy 32 tướng, bởi vì Chuyển Luân Thánh Vương cũng có tướng như vậy, sau này kinh Kim Cang cũng sẽ nhắc đến, Chuyển Luân Thánh Vương cũng có 32 tướng. Cho nên ở đây, phần lìa sắc lìa tướng chủ yếu là nói bạn phải rời xa đủ loại biến hóa, người có đủ loại biến hóa không nhất định là Phật. Bạn phải rời xa tướng, có 32 tướng, 80 vẻ đẹp cũng chưa chắc là Phật.

Bạn biết Phật có 32 tướng, Đề Bà Đạt Đa có 30 tướng, rất gần với Phật Thích Ca Mâu Ni, cho nên tướng mạo của Đề Bà Đạt Đa vô cùng trang nghiêm. Nhưng ở trong tăng đoàn, ông ta nói Phật Thích Ca Mâu Ni đã già rồi, nên tới phiên ông ta làm lãnh đạo tăng đoàn rồi, tức là muốn cưỡng bức Phật Thích Ca Mâu Ni thoái vị, dùng ngôn ngữ hiện đại thì chính là cưỡng bức, đẩy Phật Thích Ca Mâu Ni khỏi ngôi vị: “Ông nghỉ hưu đi, bây giờ để tôi làm lãnh đạo tăng đoàn.” Đề Bà Đạt Đa chính là có ý như vậy, tăng đoàn lớn như thế, Phật Thích Ca Mâu Ni đã già rồi mà còn chưa chết, tuổi tác đã cao như thế rồi, thân thể cũng không khỏe mạnh, thế mà ông ta cũng chưa đi, cũng không nghỉ hưu, tiếp tục chiếm giữ vị trí này. Đề Bà Đạt Đa thật sự không chịu được nữa liền cưỡng bức, muốn Phật Thích Ca Mâu Ni phải thoái vị, ông ta muốn bản thân làm lãnh đạo tăng đoàn. Đề Bà Đạt Đa có 30 tướng, chỉ thiếu có 2 tướng mà thôi, cho nên không thể dùng tướng mạo để nói người đó chính là Phật, cũng không thể dùng biến hóa để nói đó là Phật.

Biến hóa, cái này Tân Đầu Lư rất lợi hại. Các chúng sinh nói rằng một số vị A La Hán đều có thần thông. Chúng sinh thì sao, họ trèo lên cây, ở nơi rất cao treo một gói đồ, sau đó nói với A La Hán rằng: “Các vị ai có năng lực bay lên lấy cái gói kia xuống thì gói đồ đó sẽ thuộc về người đó.” Tân Đầu Lư liền hiển hóa thần thông, nhẹ nhàng nhún một cái là bay lên, giống như chim bay lên chỗ cao nhất của cây, lấy cái gói đó xuống. Bởi vì Tân Đầu Lư hiển hiện thần thông này, Phật Thích Ca Mâu Ni liền quở mắng rằng: “Sau này ông sẽ ở lại thế giới Ta Bà, làm A La Hán trụ thế.” Chính vì thế mà Tân Đầu Lư đã trở thành A La Hán trụ thế.

Cho nên rất nhiều Phật Bồ Tát đều có thần thông. Kì thực giống như chiếc chuông kim cang này ở đây, cầm lên thì rất nhẹ, nếu như đè chiếc chuông này xuống, tăng thêm một chút sức mạnh, rồi lại cầm lên thì đã khác rồi, nó đã bịt hút chặt vào mặt bàn rồi. Có thể di chuyển qua lại, nhưng trên thực tế nó đã bị hút xuống bàn rồi, thật sự bị hút rất chặt, bạn dùng nhiều sức hơn thì đương nhiên có thể nhấc nó lên, nhưng nhấc một cách nhẹ nhàng thì không nhấc lên được. Chỉ là như thế này thôi, đây là ma thuật, thật sự tôi chỉ đè nhẹ một chút, thêm vào một chút sức mạnh mà thôi, bên trong có một lực hút đã hút chặt nó xuống rồi.

Tôi từng biểu diễn qua trò này ở tại bàn ăn, hình như là ở nhà hàng Kiều Viên ở Đài Trung. Khi mọi người đi ăn, khi ấy món ăn còn chưa được đưa lên, tôi cầm bát lên rồi úp xuống, rồi liền đè lên nó một lúc, tôi kêu mọi người nhấc cái bát này lên. “Ấy!” Mọi người đều nói: “Sao cái bát này lại có lực hút?” Nó đã bị hút lên mặt bàn. Bình thường không như vậy, bình thường đặt bát như thế, nhấc lên là nhấc được ngay, tôi đè lên nó, thêm vào một chút linh lực, thật sự là chiếc bát đó đã có lực hút hút nó lại, không nhấc lên được. Cho nên bạn ngẫu nhiên lấy một chiếc đĩa đưa cho tôi, tôi chỉ cần gia trì cho chiếc đĩa này, các bạn dùng chiếc đĩa này thì nó sẽ chạy được, sẽ trở thành điệp tiên. [Đĩa tiên dùng cho hình thức bói toán bằng chén đĩa.]

Vì thế cái này không phải là ma thuật, cái này vốn dĩ chính là linh, vốn dĩ chính là khí. Cho nên lìa sắc lìa tướng, các bạn đừng vì tôi có thể làm như vậy mà các bạn liền cho rằng tôi là Phật, đây là biến hóa; các bạn đừng cho rằng người nào đó tướng mạo rất trang nghiêm mà liền cho rằng đó là Phật, phải rời tướng, đó gọi là lìa tướng. Ý nghĩa của đoạn kinh văn này là Phần thứ 20: Lìa sắc lìa tướng. "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào sắc thân đầy đủ mà thấy Phật không?" "Không được, thưa Thế Tôn! Không nên dựa vào sắc thân đầy đủ mà thấy Như Lai. Là vì sao? Như Lai nói: mọi tướng đầy đủ tức chẳng đầy đủ, thì gọi là mọi tướng đầy đủ."

Có biến hóa, không sai, có đầy đủ sắc thân, Phật đương nhiên có thần thông, nhưng người có thần thông không nhất định là Phật, nói với mọi người như vậy là mọi người hiểu rồi, không chắc đã là Phật, ở đây có thể giải thích “Như Lai nói có đầy đủ sắc thân tức không đầy đủ sắc thân”. Như Lai cũng có thể biến hóa, nhưng người biết biến hóa không nhất định chính là Phật, ý ở đây chính là như vậy. Tôi đã giải thích với mọi người ý này, không giống người khác giảng lắm. Phật có thần thông, nhưng người có thần thông không nhất định là Phật.

Ma có sức mạnh nhỏ, Phật có sức mạnh lớn, có sức mạnh lớn thì gọi là Thần, có sức mạnh nhỏ thì gọi là ma. Ma cũng có sức mạnh đó, sao ma lại không có sức mạnh được chứ? Có đó, họ cũng có thể biến hóa, tôi từng gặp rất nhiều ma, còn có Sư Mẫu cũng nhìn thấy rất nhiều ma, họ đều biết biến hóa. Họ có thể biến hóa thành xinh đẹp nhất để cho bạn thấy, cũng biết biến thành xấu xí cho bạn nhìn thấy, biến thành tóc tai rũ rượi, bảy lỗ chảy máu cho bạn nhìn, dọa bạn sợ chạy tóe khói. Đợi một lát sau ngoảnh đầu lại, chà! Họ lại biến thành một cô gái vô cùng yêu kiều cho bạn nhìn. Lúc thì họ là cô gái duyên dáng yêu kiều, lúc thì họ tóc tai rũ rượi, bảy lỗ chảy máu, lưỡi thè ra rất dài.

Không thể vì họ có thể biến hóa mà cho rằng họ chính là Phật, đây là lìa sắc. Không thể vì tướng mạo của họ rất trang nghiêm mà cho rằng họ là Phật. Ma cũng có thể biến ra vô cùng trang nghiêm, giống như Đề Bà Đạt Đa cũng có được 30 tướng, bạn nhìn không ra. Cho nên ở đây nói: "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào sắc thân đầy đủ mà thấy Phật không?" "Không được, thưa Thế Tôn! Không nên dựa vào sắc thân đầy đủ mà thấy Như Lai. Là vì sao? Như Lai nói: mọi tướng đầy đủ tức chẳng đầy đủ, thì gọi là mọi tướng đầy đủ." Như Lai có đầy đủ 32 tướng, không sai, nhưng người có đầy đủ 32 tướng không nhất định chính là Như Lai. Cho nên không thể dựa vào tướng mà thấy, không thể dựa vào sắc mà thấy. Phần thứ 20: Lìa sắc lìa tướng mà Phật nói, cho dù ngài biết biến hóa, bạn cũng không nhất định phải tin, vậy ngài xuất hiện 32 tướng, bạn cũng không thể cho rằng đây chính là Như Lai, vậy phải thấy Như Lai như thế nào? Trong Mật giáo chúng ta nói, cho dù hiển hiện Phật tính của bạn, chính bạn đã hiển hiện Phật tính của mình rồi, lúc này cái bạn nhìn thấy chính là Phật rồi. Phật tính, chúng ta nói là minh tâm kiến tính, bạn đã nhìn thấy Phật tính chân chính, cái đó mới là chân thực kiến chân chính. Nếu không thấy được Phật tính chân thực, mọi sắc, tướng đều không phải, chỉ có chính bạn hiển phát được Phật tính quang minh của chính mình thì đó mới gọi là thấy.

Muốn nhìn thấy Phật tính phải tiêu trừ sạch nghiệp chướng của bạn, tiêu trừ sạch nghiệp thân khẩu ý của bạn, tức là trong khi tu pháp Mật giáo, bạn thanh trừ nghiệp thân khẩu ý của mình, trở thành thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý niệm thanh tịnh, đến khi hoàn toàn thanh tịnh, bạn nhận thức được tính Không rồi, bạn tiến vào tính Không, lúc này mới có thể gọi là kiến tính. Vâng, hôm nay nói đến đây thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 13/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Bất Không Quyến Sách Quan Âm tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 66.)

67. Phần thứ 21: Không nói điều đã nói

(Bài giảng 67) Bất khả thuyết

Hôm nay chúng ta giảng kinh Kim Cang. Đoạn này rất ngắn, giảng một lúc là xong rồi.

Phần thứ 21: Không nói điều đã nói. Tiêu đề này nói rất hay. Pháp không thể nói, tức là không nói. Cái gì là điều đã nói? Điều đã nói chính là không phải pháp. Tiêu đề này, Phần thứ 21: Không nói điều đã nói, thế nào là không nói? Chính là pháp không thể nói. Thế nào là điều đã nói đây? Điều đã nói chính là không phải pháp. Tiêu đề này giải thích điều đã nói đều không phải là pháp, pháp là không thể nói, điều đã nói đều không phải là pháp. Tiêu đề này viết như vậy, được rồi, chúng ta đọc nội dung.

"Tu Bồ Đề! Ông đừng bảo rằng Như Lai có ý nói: "Ta đang thuyết pháp ở mức độ nào đó." Đừng nghĩ như thế, là vì sao? Nếu có người nói Như Lai có thuyết pháp ở mức độ nào đó thì tức là phỉ báng Phật, không thể hiểu được điều ta nói. Tu Bồ Đề! Thuyết pháp đó, không có pháp nào có thể thuyết, thì gọi là thuyết pháp.”

Người thuyết pháp không có pháp nào có thể nói, vậy vì sao bạn vẫn phải nói? Đoạn này cũng rất quan trọng, có thể nói rằng ở đây chính là nói yếu nghĩa quan trọng số một, ở trong đây nói về một yếu nghĩa rất quan trọng. "Tu Bồ Đề! Ông đừng bảo rằng Như Lai có ý nói: "Ta đang thuyết pháp ở mức độ nào đó." Bạn không được nghĩ như vậy, bạn không được nghĩ Như Lai này có thuyết pháp.

Đừng nghĩ như thế, là vì sao?” Vì sao vậy? Nếu có người nói Như Lai có thuyết pháp tức là phỉ báng Phật đó! “Không thể hiểu được điều ta nói.” Người này không thể hiểu được điều ta đã nói. Tu Bồ Đề! Người thuyết pháp này là không có pháp nào có thể nói, bởi vì không có pháp nào có thể nói mới gọi là thuyết pháp. Đoạn này, mọi người nghe như vậy có rõ không? Đọc thì thấy rất rõ ràng, ngẫm nghĩ thì hình như chỉ hiểu lơ tơ mơ, lơ tơ mơ là tiếng gì nhỉ? Tiếng Quảng Đông.

Thật sự, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh là giảng như vậy, bạn nghe xong thì không hiểu gì cả, cái này có gì để mà nói? Nói thẳng tưng là không cần giảng là xong, không giảng thì còn rõ ràng một chút, giảng rồi lại khiến cho mọi người không hiểu gì cả, nhưng điều Phật Đà nói có đạo lí ở trong đó. Cái nói đến ở đây là “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”. Nếu lấy điều này ra để giảng thì sẽ giảng được thông, nếu không lấy điều này ra để giảng thì những gì Phật Đà đã nói toàn bộ đều không thông.

Phật Đà nói ngài không có thuyết pháp, bạn không thể nói Phật Đà có thuyết pháp, vì sao vậy? Nếu có người nói “Như Lai có thuyết pháp”, tức là phỉ báng Phật, “không thể hiểu được điều ta nói”, người đó không có cách nào hiểu được ý nghĩa chân chính của ta nằm ở đâu. “Tu Bồ Đề! Thuyết pháp đó, không có pháp nào có thể thuyết.” Không có pháp nào có thể thuyết này mới gọi là thuyết pháp. Tôi nói lại lần thứ hai, lần thứ ba, các bạn vẫn lơ tơ mơ đúng không? Kì thực tôi cũng lơ tơ mơ, rất khó nói được rõ ràng, giảng thế nào đây, điều này không thể giảng.

Tôi thường dùng mặt trăng để làm so sánh. Trên mặt trăng không có con người, vậy có ai thuyết pháp? Không có. Có ai nghe pháp? Cũng không có. Có pháp không? Cũng không có! Cái gì cũng không có, không có người, không có người thuyết pháp, không có người nghe pháp, cũng không có pháp có thể thuyết, đó là mặt trăng đó! Nhưng chúng ta bây giờ đang ở trên trái đất, trên trái đất có người, khi ấy Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cũng là ở trên trái đất, núi Linh Thứu, cũng là núi đó! Tại pháp hội Linh Sơn ngài không hề thuyết pháp, là ý gì? Cái nói đến ở đây chính là Phật tính đó!

Phật tính chân chính là không có cách nào giảng được, nói ra đều là bã mía, tức là lơ tơ mơ, cái mà nói ra, cái mà có thể nói ra đều không phải là pháp, cái mà có thể nói ra thì không phải là Phật tính, Phật tính là không giảng được, Phật tính là bất khả thuyết. Vậy cái mà bạn đang giảng bây giờ đương nhiên không phải là pháp rồi, đều không phải là Phật tính mà! Cho nên Phật Đà nói, nếu bạn nói Phật có thuyết pháp thì đó là đang phỉ báng Phật.

Người này căn bản là không hiểu, bởi vì Phật tính là bất khả thuyết. Ở đây có nói “thuyết pháp đó, không có pháp nào có thể thuyết”, Phật tính là thật sự không thể giảng, bởi vì là Phật tính không thể giảng, lúc này mới gọi là thuyết pháp. Bởi vì bạn không thể giảng, không thể thuyết, cho nên mới là thuyết pháp, nói đến thuyết pháp này là bất khả thuyết, đó mới là thuyết pháp, như vậy có hiểu hơn một chút không?

Việc thuyết pháp đó, phải nói là người thuyết pháp không có pháp nào có thể thuyết, bởi vì muốn nói về Phật tính là bất khả thuyết, Phật tính là không thể thuyết. Bởi vì nói rằng Phật tính là bất khả thuyết thì đây mới là thuyết pháp. Như thế đoạn sau mới nói một câu là: “Không thể hiểu được điều ta nói.” Bởi vì Phật tính tuyệt đối là bất khả thuyết. Tôi hỏi bạn: “Phật tính là cái gì?” Không thứ gì có thể nói, bởi vì tôi giảng rằng không thứ gì có thể nói cho nên mới là thuyết pháp, đây là điều Phật Đà nói.

Phật Đà nói kinh này, càng nói người ta càng hồ đồ. Nếu như ai không hiểu, người không thể minh tâm kiến tính đọc bản kinh này, thật sự là đọc cũng như không! Tụng bản kinh này cũng là uổng công! Bạn phải biết rằng ý chủ yếu của Như Lai là cái gì. Đây chính là đệ nhất nghĩa, phải hiểu được đệ nhất nghĩa này. Tiếp tục từ đây trở đi tương đối dễ giảng, nhưng nếu bạn không hiểu thì cũng vẫn là không dễ giảng.

Khi ấy, Huệ Mệnh Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Sẽ lại có chúng sinh ở đời vị lai nghe pháp này mà sinh tín tâm sao?" Phật nói: "Tu Bồ Đề! Đó chẳng phải chúng sinh, chẳng phải không phải chúng sinh. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Chúng sinh đó, Như Lai nói không phải chúng sinh, thì gọi là chúng sinh."

Khi ấy, Huệ Mệnh Tu Bồ Đề bạch Phật rằng”, vào lúc ấy, Tu Bồ Đề nói với Phật Đà rằng: "Thế Tôn! Sẽ lại có chúng sinh ở đời vị lai nghe pháp này mà sinh tín tâm sao?" Ngài hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni, nếu có rất nhiều chúng sinh, vào đời tương lai nghe được pháp này, họ có sinh tín tâm không? Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Tu Bồ Đề! Đó chẳng phải chúng sinh, chẳng phải không phải chúng sinh. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Chúng sinh đó, Như Lai nói không phải chúng sinh, thì gọi là chúng sinh."

Câu này như vậy, các bạn có hiểu không? Điều nói đến ở đây là gì? Tiếng Đài Loan sẽ nói là ông nói về cái con cóc khô gì đó! Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Tu Bồ Đề, ông nghe rõ đây, họ không phải là chúng sinh đâu!” “Chẳng phải không phải chúng sinh”, không phải là chúng sinh, vì sao không phải là chúng sinh? “Tu Bồ Đề! Chúng sinh, chúng sinh đó, Như Lai nói không phải là chúng sinh đâu! Vì không phải là chúng sinh mới gọi là chúng sinh.”

Nói cái con cóc khô gì vậy, nói cái con khỉ gió gì vậy chứ? Nói rất hay mà, Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Tu Bồ Đề, họ không phải là chúng sinh, là Phật tính. Trong con mắt ta thấy mọi người đều là Phật tính, trong con mắt Phật Đà ta nhìn là Phật tính, không phải chúng sinh.” Vì sao “chẳng phải không phải chúng sinh” đây? “Tu Bồ Đề, ông hãy nghe kĩ, chúng sinh đó, Như Lai nói không phải chúng sinh, là Phật tính.” Nhưng mà chúng sinh chính là nói chúng sinh đó, là vì họ chưa minh tâm kiến tính, cho nên mới gọi chính họ là chúng sinh. Như vậy đã hiểu chưa?

Cái nói đến ở đây là Phật tính, Phật tính là không thể thuyết, cái mà có thể thuyết thì không phải là Phật tính, Phật tính là bất khả thuyết, cái mà được thuyết ra thì không phải là Phật tính. Trong con mắt của Phật Đà căn bản không có chúng sinh, chỉ có Phật tính, bởi vì chúng sinh đều có Phật tính. Cái Phật Đà nhìn thấy là Phật tính, không phải là chúng sinh, cho nên Phật Đà nói đó không phải chúng sinh, nhưng những người này tự cho rằng họ là chúng sinh, bởi vì họ không nhìn được Phật tính, vì thế mới cho rằng họ là chúng sinh. Đoạn này như vậy là mọi người hiểu rồi.

Vì sao nói là Huệ Mệnh Tu Bồ Đề? Tu Bồ Đề là Tu Bồ Đề, thêm hai chữ Huệ Mệnh làm cái gì? Là Phật Đà ca ngợi ông ấy. Huệ chính là tính, mệnh là thân thể, tính, tức là tính Không, mệnh tức là thân thể. Huệ Mệnh Tu Bồ Đề tức là nói rằng Tu Bồ Đề có thân thể lại có trí huệ, trí huệ này là trí huệ của Như Lai, không phải là trí huệ bình thường, là trí huệ của Như Lai, cho nên Phật nói, trí huệ của Như Lai thật sự là vĩ đại nhất.

Tôi còn nhớ trong “Ngũ Đăng Hội Nguyên” có một chuyện, khi Phật Thích Ca Mâu Ni sắp tạ thế, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hạ giáng nói với Phật Thích Ca Mâu Ni: “Thỉnh Phật trụ thế, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh tiếp tục lại chuyển pháp luân.” Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi ngược lại Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: “Ta có chuyển pháp luân sao?” Lúc này Văn Thù Bồ Tát nghe xong thì lập tức biết Phật đang nói cái gì, ngài không nói một câu nào liền rời đi, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát liền bỏ đi.

Một câu nói quan trọng nhất của Phật là: “Ta có thuyết pháp sao? Ta có chuyển pháp luân sao?” Ta có thuyết pháp sao? Phật không hề có thuyết pháp, bởi vì chúng sinh đều là Phật tính. Nhưng vì sao có chúng sinh? Bởi vì họ vẫn chưa hiểu Phật tính của chính mình, họ chưa minh tâm kiến tính, cho nên họ chính là chúng sinh. Nếu minh tâm kiến tính rồi, bạn hiểu Phật tính của mình rồi, bạn đã là Phật tính rồi, Phật còn cần thuyết pháp gì? Không cần thuyết pháp. Pháp đã thuyết cũng không phải là pháp, bởi vì pháp là chỉ Phật tính, Phật tính là không thể thuyết. Toàn bộ ý nghĩa của đoạn này nằm ở đây.

Vì vậy các bạn đã hiểu rồi, chúng sinh là không có ý nghĩa gì. Sống trên thế giới này cũng chẳng có ý nghĩa. Bạn đã làm rất nhiều công đức, cũng là không có công đức, làm gì có công đức gì? Cho nên kiếm tiền cũng không có ý nghĩa gì cả, bạn kiếm tiền vì cái gì? Muốn mua biệt thự à, mua nhà cửa à, mua nhà cửa cũng chẳng có ý nghĩa gì, nhà là nhà, bạn là bạn, không có ý nghĩa. Muốn mua chiếc xe này à, mua xe cũng không có ý nghĩa, xe là xe, bạn là bạn. Muốn kết hôn sinh con à, vợ là vợ, con là con, bạn là bạn, không có ý nghĩa gì cả, làm gì có ý nghĩa gì?

Người ở thiên đàng, tiền ở ngân hàng, vợ nằm trong vòng tay người khác, anh em đang tranh nhau tài sản của bạn, có ý nghĩa gì chứ? Tạm thời, là bạn có thể dùng một lúc, hơi có một chút thú vị, tạm thời bạn có thể dùng được, sau này đều chẳng có gì nữa. Cho nên tình yêu, biến mẹ mày đi! Toàn bộ đều là huyễn, trên thế giới Ta Bà này toàn bộ đều là huyễn, nằm mơ đó, mộng huyễn mà thôi! Điều kinh Kim Cang nói tôi đã chỉ rõ rồi, thế giới Ta Bà này chẳng qua là mộng huyễn bào ảnh, sau này sẽ nói đến mộng huyễn bào ảnh, chẳng qua là mộng huyễn bào ảnh. Đương nhiên bạn thuyết pháp là không có ý nghĩa, bởi vì cái có ý nghĩa nhất vẫn là Phật tính của bạn, lậu tận thông, công đức thiên, công đức thiên chú ý đến Thứ tự sinh khởi và Thứ tự viên mãn.

Mật giáo chúng ta có cái gọi là Thứ tự sinh khởi và Thứ tự viên mãn. Theo lí mà nói Phật Đà nói bộ kinh này toàn là Thứ tự viên mãn, không có Thứ tự sinh khởi, nhưng Thứ tự sinh khởi của chúng ta có quan trọng không? Kì thực cũng quan trọng. Cái gọi là Trung quán chính là Thứ tự sinh khởi và Thứ tự viên mãn kết hợp với nhau, vì sao? Bởi vì Thứ tự sinh khởi chính là Thứ tự viên mãn, Thứ tự viên mãn chính là Thứ tự sinh khởi. Để tôi nói rõ hơn một chút, chúng sinh chính là Phật, Phật chính là chúng sinh, bạn nói Không, tôi nói Có, Không và Có đều phải coi trọng.

Kinh Kim Cang là nói về cái Không, nhưng Không chính là Có, Có chính là Không. Thế giới vật chất chính là thế giới tinh thần, thế giới tinh thần chính là thế giới vật chất. Chính là điều mà Tâm Kinh nói đến “sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc”. Trong Tâm Kinh có sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc. Có chính là Không, Không cũng chính là Có, cái này chính là Trung quán.

Vì thế chúng ta học Mật giáo, Thứ tự sinh khởi cũng quan trọng, bởi vì bạn tu viên mãn Thứ tự sinh khởi rồi thì chính là Thứ tự viên mãn đó. Bạn không tu Thứ tự sinh khởi thì làm sao mà viên mãn được? Vậy trong viên mãn chính là từ Thứ tự sinh khởi mà tu xuất ra. Thứ tự sinh khởi chính là nhân, Thứ tự viên mãn chính là quả. Kinh Kim Cang là nói về quả nên mới nói như vậy, cho nên chúng ta bình thường không chỉ mỗi coi trọng những gì đã nói trong kinh Kim Cang này.

Nếu bạn hoàn toàn chấp vào Không thì sẽ thế nào? Tốt thôi, vậy tôi không phải là chúng sinh, tôi là Phật tính, tôi có thể làm thế nào cũng đều là Phật tính đó, vậy thì không đúng rồi, như vậy thì bạn không có nhân quả rồi. Nếu như bạn quá mê vào Không sẽ biến thành “ngoan không”, nếu mà ngoan không thì sẽ không có nhân quả rồi. Như vậy đã hiểu chưa? Mật giáo chúng ta gần như đều thuộc về Trung quán, Có cũng coi trọng, Không cũng coi trọng, cho nên không thể nói vì bạn hoàn toàn Không rồi cho nên có thể làm loạn.

Bởi vì chúng sinh quá coi trọng cái Có cho nên mới giảng cho bạn về cái Không. Bạn thật sự tiến vào cảnh giới của Không, thật sự hoàn toàn trống rỗng, vậy thì sẽ biến thành ngoan không rồi, hoàn toàn chấp vào Không, vậy cũng là bám chấp. Lúc ấy gọi là ngoan không, tức là không có nhân quả, bạn cho rằng không có nhân quả, bạn sẽ làm loạn lung tung cả. Đây là đạo lí mà Phật nói.

Hôm nay tôi giảng đoạn này, bất khả thuyết, vậy cái có thể thuyết thì chính là không nói điều đã nói, cái đã nói chính là không phải pháp, pháp là không thể thuyết, cái đã nói chính là không phải pháp, tiêu đề này chính là như vậy. Nếu tôi không giảng, không ai biết ý nghĩa của đoạn này là gì, đoạn này cũng rất khó giảng, thật may Sư Tôn có thể giảng. Hôm nay giảng đến đây. Om mani padme hum.

(Ngày 19/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Quan Thế Âm Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 67.)

68. Phần thứ 22: Không pháp nào có thể đắc

(Bài giảng 68) Số 0 là lợi hại nhất

Hôm nay chúng ta giảng kinh Kim Cang là giảng đoạn này. Phẩm này là phẩm thứ 22, rất ngắn.

Phần thứ 22: Không pháp nào có thể đắc.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Phật đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là không phải có được sao?" Phật nói: "Đúng thế, đúng thế. Tu Bồ Đề! Ta đối với A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thậm chí không có một chút pháp nào có thể có được, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề."

Phẩm này chỉ có mấy câu ngắn này thôi. Phần thứ 22: Không pháp nào có thể đắc. Bạn xem, kinh Kim Cang Phật Thích Ca Mâu Ni giảng thành như thế này, có mệt mỏi không chứ? Mệt mỏi chết mất thôi! Tôi thẳng thừng không giảng cho xong. Phật Thích Ca giảng kinh mà giảng như thế này: Phần thứ 22: Không pháp nào có thể đắc, cũng tức là nói rằng không pháp nào có thể đắc, không có pháp có thể có được.

Kì lạ không, vậy chúng ta học pháp gì? Không học là xong! Hôm nay giảng đến đây thôi. Vì đã không pháp nào có thể đắc, tôi thuyết pháp gì đây? Thuyết cũng như không thuyết, có nói cũng như không nói pháp, có thuyết pháp cũng không thể đắc, vậy thì tôi còn thuyết pháp gì đây? Mọi người trở về nhà, những người đầu trọc chúng tôi trở về nhà, nam thì về nhà kết hôn, nữ thì về nhà lấy chồng, Chân Phật Tông chúng ta, True Buddha School thế là giải tán.

Sau khi đọc kinh Kim Cang, không pháp nào có thể đắc, thật sự giải tán cho xong! Không pháp nào có thể đắc, còn giảng nhiều pháp như vậy, còn học nhiều Mật pháp như vậy để làm gì? Đây là Tu Bồ Đề hỏi Phật: “Thế Tôn, Phật đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề…” Trong kinh Kim Cang thường xuyên nhắc đến câu nói này, kì thực câu nói này căn bản chính là Phật tính. Phật đắc A nậu a la tam miệu tam bồ đề vẫn là không đắc được cái gì cả, bạn đắc được Phật tính vẫn là không đắc được gì cả.

Đương nhiên là vô sở đắc rồi, tôi cũng nói được. Vốn dĩ Phật tính chính là của bạn rồi, vì sao phải đi đắc nó? Đắc là lấy một thứ từ bên ngoài vào mới gọi là đắc. Phật tính là thứ vốn có của bạn, bạn còn phải đắc cái gì? Phật tính vốn dĩ chính là của bạn, còn có cái gì để mà đắc đây? Vốn dĩ bạn chính là Phật tính, Phật tính chính là bạn đó! Bạn còn muốn cầu pháp gì, cầu đắc cái gì? Đương nhiên là không đắc được gì cả. Tôi đã giải thích rồi đó!

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Đúng thế, đúng thế, Tu Bồ Đề. Ta đối với A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, Phật tính của ta, thậm chí không có một chút pháp nào có thể có được, thì gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.” “Phật tính của ta, một chút pháp đều không có được, bởi vì không có được mới gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.” Vốn dĩ chính là của ta, ta còn muốn đắc cái gì? Giảng xong rồi, chúng ta kể chuyện cười thôi.

Đây hình như là chuyện cười về Vi Tiểu Bảo, có hình ảnh. Vi Tiểu Bảo thường cảm thấy võ công mà có con số mới là lợi hại nhất. Anh ta nói: “Ví dụ như Cửu âm bạch cốt trảo là của Mai Siêu Phong.” Cửu âm bạch cốt trảo là của Mai Siêu Phong, bạn xem có một số 9 ở đây. Võ công của Mai Siêu Phong là rất mạnh, trong cuốn tiểu thuyết nào của Kim Dung nhỉ? Anh Hùng Xạ Điêu. Lợi hại lợi hại, bái phục bái phục! Cửu âm bạch cốt trảo của Mai Siêu Phong. Còn nữa bạn xem đây, Hàng long thập bát chưởng cũng có con số, là bộ nào nhỉ? Thần Điêu Đại Hiệp à, cũng là Anh Hùng Xạ Điêu à, Thiên Long Bát Bộ cũng có. Tóm lại, Hàng long thập bát chưởng cũng rất lợi hại, là của tiểu thuyết Kim Dung. Chà! Lợi hại quá, Cửu âm bạch cốt trảo, Hàng long thập bát chưởng. Vi Tiểu Bảo nói: “Còn có một khóc, hai gào, ba thắt cổ của bà vợ ta nữa.” Bạn xem, con số này vẫn là lợi hại.

Tôi nói với bạn, lợi hại nhất là Phật Thích Ca Mâu Ni! Bạn xem đây cũng là con số đó: Phần thứ 22: Không pháp nào có thể đắc, 22 cũng là con số, cũng là một phẩm. Một chiêu lợi hại nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni chính là… tôi nói để bạn biết, zero, số 0 chính là lợi hại nhất. Làm sao số 0 là lợi hại nhất chứ? Bởi vì 0 chính là khởi đầu của tất cả con số. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Không pháp nào có thể đắc, vô sở đắc.” Vô sở đắc là cái gì? Zero, số 0 là lợi hại nhất.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra con số lợi hại nhất là số 0, A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là cái gì? Là số 0, là Phật tính, là tính Không. Không là cái gì? Hôm nay chúng ta giảng Không, mọi người biết Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Không, giảng cái Không này chính là số 0. Không là bao hàm tất cả, mọi con số đều nằm trong đó, số 0 là lợi hại nhất, còn có cái gì lợi hại hơn số 0 sao? Không có! Bởi vì số 0 bao hàm tất cả mọi con số, cho nên tất cả mọi con số bắt nguồn từ số 0.

Số 0 là gì? Chính là không pháp nào có thể đắc, ngay cả một chút cũng không dính, hoàn toàn thanh tịnh. Hoàn toàn thanh tịnh chính là zero, chính là số 0. Bạn có thể tu đến khi hoàn toàn thanh tịnh thì bạn thành Phật rồi, không còn một chút nghiệp nào nữa. Nghiệp, vào lần giảng kinh trước, chúng ta thường nhắc đến “tịnh phần”, thế nào gọi là tịnh phần? Tôi nói với bạn một cách rất đơn giản, tức là bạn đã thanh tịnh được mấy phần.

Ví dụ như Bồ Tát thập địa, khi bạn mới bắt đầu thanh tịnh được một phần thì là Hoan hỉ địa. Tiếp theo thanh tịnh được hai phần, thanh tịnh ba phần, thanh tịnh bốn phần, thanh tịnh năm phần, thanh tịnh sáu phần, thanh tịnh bảy phần thì gọi là Viễn hành địa. Thanh tịnh được tám phần gọi là Bất động địa, thanh tịnh chín phần, thanh tịnh mười phần gọi là Pháp vân địa. Sau đó, trong Mật giáo nói rằng đến địa mười một chính là Ngũ luân, bao gồm đỉnh luân, đều mở ra. Đến địa mười hai, địa mười hai rưỡi, địa mười hai rưỡi chính là ngay cả nhục kế của Như Lai cũng đều mở ra, toàn bộ đều mở ra hết thì chính là Phật.

Thập địa Bồ Tát là mở một phần thanh tịnh thì là Bồ Tát sơ địa, đến địa thứ tám là Bất động địa, đến địa thứ mười gọi là Pháp vân địa, sau đó lại tiến một bước nữa, Hiển giáo thì địa mười một là Phật rồi. Cho nên Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát có mười một đầu, thể hiện rằng Ngài đã đến địa mười một rồi, một đầu đại diện cho một địa, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát tương đương là Phật, trong Hiển giáo là như vậy. Thế còn đến như A Di Đà Phật thì gọi là địa mười ba, thanh tịnh mười ba phần gọi là địa mười ba. Bản Sơ Phật là thanh tịnh địa mười sáu. Kì thực trên địa thứ mười thì đều là số 0.

Bạn xem hệ chữ số Ả Rập của chúng ra bắt đầu từ số 0. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, đếm như vậy. Cho nên Phật nói về Phần thứ 22: Không pháp nào có thể đắc, giải thích của Sư Tôn khác với giải thích của người ta, số 0 không pháp nào có thể đắc, không có được một ít, dù một chút xíu cũng đều không có được, tức là hoàn toàn thanh tịnh, tức là tịnh phần hoàn toàn thanh tịnh. Cái mà Phật Thích Ca Mâu Ni đắc được là hoàn toàn thanh tịnh, cũng chính là số 0, tiến nhập Không, cái này chính là Thứ tự viên mãn.

Sao lại chỉ có một người vỗ tay nhỉ? Một người vỗ tay, người này chính là số 1, người thứ nhất, không có ai vỗ tay thì là số 0. Tôi nói như vậy thì các bạn đã hiểu rõ rồi. Tôi đọc lại một lần: Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Phật đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề là không phải có được sao?" Phật nói: "Đúng thế, đúng thế. Tu Bồ Đề! Ta đối với A nậu đa la tam miệu tam bồ đề thậm chí không có một chút pháp nào có thể có được, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề."

Đương nhiên rồi, tính Không, số 0, tôi không có được cái gì, nhưng cái tôi có được là Không, Không chính là số 0, cái gì cũng không có, nó là thứ mà bạn vốn đã có. Chúng ta thường nói “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, trong kinh điển viết “trên trời dưới trời chỉ có mình ta”, cái “ngã” ở đây là cái gì? Chính là số 0, cái ta này chính là Phật tính, cũng chính là số 0, chính là Không, đó là độc tôn, chỉ có số 0 mới có thể nói là độc tôn, số 1 thì đều không thể nói, số 1 thì vẫn còn có 1, bất kể bạn thanh tịnh đến trình độ nào. Vậy thì ý nghĩa của việc hôm nay chúng ta tu hành chính là nói rằng chúng ta đang làm thanh tịnh chính mình, từ sơ địa cho đến thập địa, tịnh phần như vậy.

Chúng ta đang thanh tịnh bản thân, bạn thanh tịnh được một phần, thanh tịnh hai phần, thanh tịnh ba phần, thanh tịnh bốn phần, thanh tịnh năm phần, thanh tịnh sáu phần, thanh tịnh đến khi hoàn toàn thanh tịnh là con số 0 thì đó là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cái này chính là điều mà hành giả chúng ta nói rằng chúng ta đang tu hành. Vì sao không đắc được cái gì? Bởi vì số 0 vốn dĩ chính là của chính bạn, Phật đã nói rồi, chúng sinh đều có Phật tính, chỉ là bạn không biết mà thôi, bạn không khai phát nó, không minh tâm kiến tính, bạn vẫn là chúng sinh.

Cho nên cái tên chúng sinh là vì cái gì? Vì bạn vẫn không nhìn thấy được Phật tính thì gọi là chúng sinh. Bạn đã giác ngộ rồi, bạn đã nhìn thấy Phật tính rồi, vậy thì bạn chính là Phật. Phật tính không phải là lấy từ chỗ của sư phụ, cũng không phải là lấy từ chỗ của người khác, càng không phải là ai cho bạn. Phật Nhiên Đăng khi thọ kí cho Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật cũng nói: “Ta không có được pháp gì, ta không đắc được cái gì, Phật thọ kí cho ta là thọ kí cho ta, nhưng ta không đắc được cái gì.” Bởi vì Phật tính vốn dĩ chính là chính bạn, bạn được nhiên là không đắc được cái gì.

Vì thế, Phần 22: Không pháp nào có thể đắc này, chủ yếu là nói rằng không phải là ai cho bạn, không phải là sư phụ cho bạn, cũng không phải là người khác cho bạn, cũng không phải là đàn ông cho bạn, không phải là đàn bà cho bạn, cũng không phải là Phật Thích Ca Mâu Ni cho bạn, cũng không phải là A Di Đà Phật cho bạn, không phải là người nào cho bạn. Chỉ có chính bạn tìm kiếm ở bên trong, để khi tập khí, bám chấp, phiền não của bạn hoàn toàn tịnh trừ sạch sẽ, cuối cùng sẽ hiển phát Phật tính của bạn, chính là số 0, cái đó chính là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Mọi người có ý kiến gì về Phần 22: Không pháp nào có thể đắc này không? Không có ý kiến à! Om mani padme hum.

(Ngày 20/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma A Di Đà Phật tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 68.)

69. Phần thứ 23: Tịnh tâm hành thiện (1)

(Bài giảng 69) Tâm thanh tịnh

Tiêu đề của chúng ta hôm nay là Phần thứ 23: Tịnh tâm hành thiện. Phật Đà nói: "Tiếp nữa, Tu Bồ Đề! Pháp này bình đẳng, không có cao thấp, thì gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nhờ vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, tu tất cả pháp thiện, tức là đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Pháp thiện đã nói đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp thiện, thì gọi là pháp thiện.”

Tôi giảng cho mọi người về đoạn này một chút. Phần thứ 23: Tịnh tâm hành thiện, giải thích tiêu đề này thế nào? Chính là dùng tâm thanh tịnh để làm tất cả pháp thiện. Dùng tâm thanh tịnh để làm tất cả các pháp thiện, kì thực là vô cùng khó, chủ yếu nằm ở ba chữ “tâm thanh tịnh”. Khi chúng ta giảng Đạo Quả có nói đến một phần thanh tịnh thì vẫn là chưa viên mãn. Cho nên tâm thanh tịnh làm tất cả pháp thiện, kì thực tiêu đề này là dùng tâm thanh tịnh để làm tất cả pháp thiện là rất khó.

Tâm thanh tịnh nói đến ở đây là tương đương với Phật đang làm tất cả các pháp thiện. Ai có thể mười phần thanh tịnh chứ? Đại bộ phận con người chúng ta, khi còn nhỏ, chúng ta đã phân chia con người thành người này tốt, người này xấu, khi còn nhỏ chúng ta nói muốn làm một người tốt, không muốn làm người xấu, phân làm hai, phân con người thành bên này tốt, bên kia xấu. Điều đó là không đúng. Người có học vấn chân chính biết rằng trong tốt có xấu, trong xấu có tốt. Cho nên trước kia, giáo viên ở trường tôi từng kể một câu chuyện: có một tên đạo tặc đi cướp một ngôi làng kia, nhìn thấy một em bé đang trèo lên thành giếng, trèo lên trên miệng giếng và sắp rơi xuống rồi. Tên đạo tặc đó vẫn còn có thể đột ngột khởi lương tâm, ôm lấy em bé đó đi, bế em bé đến một chỗ tương đối an toàn, sau đó lại đi vào cướp. Đó là giáo viên kể cho chúng tôi nghe! Trên thế giới không có người tốt tuyệt đối, cũng không có người xấu tuyệt đối, không cần dùng cách phân đôi để phân con người thành “đây là người tốt, đây là người xấu”, không thể làm như vậy.

Muốn xem bạn thanh tịnh được mấy phần, trong Đạo Quả đã nói bạn thanh tịnh được mấy phần. Cho nên tôi giảng tiêu đề này không giống với người khác giảng. Người ta giảng là dùng tâm thanh tịnh để làm tất cả pháp thiện, thế là kết thúc tiêu đề này rồi. Tôi thì khác, thế nào là tâm thanh tịnh? Dưới bầu trời này có người nào là tâm thanh tịnh? Không có đâu, thật sự! Sư Tôn đã rất thiện lương rồi, thế mà lúc nhỏ tôi đến nhà sách Đại Bàng xem sách, bởi vì nhà tôi ở Cao Hùng, lúc nhỏ tôi lớn lên tại Cao Hùng, từ tiểu học đến trung học đều ở Cao Hùng Đài Loan cho đến tận khi 19 tuổi.

Ở nơi tôi sống, khi đó gọi là ngã tư Lâm Sâm, bên cạnh là đường Sân Bóng, ở đó có một nhà sách Đại Bàng. Từ nhỏ tôi đã thích đọc sách, thích đọc sách đương nhiên là tốt rồi, là hiện tượng tốt, tôi đã đọc rất nhiều sách. Tôi đến nhà sách để thuê sách, đọc xong mà thấy thích thì cũng nghĩ cách lấy trộm một cuốn về. Tôi cũng ăn trộm đó! Đọc sách là tốt, trộm sách là không tốt, cái tốt và cái xấu đó triệt tiêu lẫn nhau, chính là số 0. Tôi thích đọc sách là tốt, nhưng ăn trộm sách của người ta thì là không tốt.

Đương nhiên tôi có cách trộm sách… Tôi rất lợi hại đó. Tôi trộm sách chưa bao giờ bị phát hiện. Đến cuối cùng vì đã trộm nhiều quá nên bị bố tôi phát hiện ra, sau đó bố tôi đem số sách đó và tôi, túm tất cả đến nhà sách Đại Bàng, kêu tôi xin lỗi ông chủ, trả lại sách cho người ta, nói xin lỗi ông chủ rằng tôi đã sai rồi. Trộm sách đương nhiên là không tốt rồi, nhưng đọc sách là tốt, thích sách là tốt, cho nên chúng tôi khi ấy còn có một câu nói là: ăn trộm sách là nhã tặc, là tên trộm nho nhã. Nho nhã là tốt, trộm thì không tốt, bạn nói xem có đúng không?

Vì thế con người không hoàn toàn là tốt! Phải trải qua từng phần, từng phần thanh tịnh. Ví dụ như Phật pháp mà nói, trong Đạo Quả có nói, bạn đã thanh tịnh được một phần thì gọi là Hoan hỉ địa, thanh tịnh được tám phần, thật sự thanh tịnh đến tám phần, chỉ còn lại hai phần không tốt thì gọi là Bất động địa, khi ấy đã gần như là đăng địa Bồ Tát rồi. Thanh tịnh một phần gọi là Hoan Hỉ Bồ Tát, thanh tịnh được tám phần gọi là Bất động địa, khi ấy mới là Bồ Tát chân chính. Thanh tịnh được chín phần, thanh tịnh được mười phần, mười phần gọi là Pháp vân địa, khi ấy mới thật sự gần đến Phật, Hậu Bổ Phật, thanh tịnh mười phần gọi là Hậu Bổ Phật.

Bây giờ tôi hỏi mọi người: “Bạn đã thanh tịnh được mấy phần?” Bạn thật sự luôn không có ác niệm sao? Bạn không hề có một chút suy nghĩ xấu nào sao? Ai thật sự một chút suy nghĩ không tốt đều không có hãy giơ tay? Bạn có bảo đảm suy nghĩ của chính bạn đều là tốt không? Nếu suy nghĩ của bạn hoàn toàn là tốt, ngay cả một chút tà niệm, ác niệm, hoặc đố kị, ghen tuông, tất cả đều không có, hoàn toàn sạch trơn rồi, giống như tôi đang ngồi trên pháp tọa này hoàn toàn sạch trơn rồi, suy nghĩ gì cũng đều không có, mời giơ tay? Có ai mười phần thanh tịnh? Vì thế tôi nói tiêu đề này rất quan trọng, chính là ở chỗ này đây!

Tâm thanh tịnh làm tất cả pháp thiện, người khác sẽ không giảng như thế này đâu! Người khác chỉ nói dùng tâm thanh tịnh để làm tất cả pháp thiện, xong, tiêu đề này thế là kết thúc rồi. Tôi nói với bạn, có một phần thanh tịnh, có hai phần thanh tịnh, có ba phần thanh tịnh, có bốn phần thanh tịnh, có năm phần thanh tịnh, có sáu phần thanh tịnh, có bảy phần thanh tịnh, có tám phần thanh tịnh. Đến được chín phần thanh tịnh thì Phật mới nhận định tám phần thanh tịnh này là Bất động địa, tức là khi ấy tâm thanh tịnh của bạn đã hoàn toàn bất động rồi, nhưng vẫn còn có hai phần chưa thanh tịnh. Khi ấy mới là mang tên gọi Bồ Tát chân chính, gọi là Bồ Tát chân chính. Đến được tám phần thanh tịnh thì gọi là Bồ Tát bất động, đã bất động rồi thì mới bảo đảm sẽ không còn đi lệch về nơi xấu nữa.

Tâm thanh tịnh là cái gì? Người khác giảng thì nói là tâm thanh tịnh thôi, không phải! Sư Tôn nói tâm thanh tịnh là cần phải xem bạn có bao nhiêu phần thanh tịnh, giống như chúng ta ăn món steak (bò bít tết), bạn muốn chín mấy phần? Well-done tức là chín mười phần, medium (tái) hay là medium-well, almost well-done (gần chín hẳn), hoặc là nói well-done hoàn toàn, tức là chín mười phần. Hay là bạn muốn ăn sống, đương nhiên không có ai ăn sống rồi. Cũng có người ăn năm phần, cũng có người ăn mấy phần, đều có medium, medium-well, almost well-done, well-done, là như vậy đó. Như vậy các bạn đã hiểu tâm thanh tịnh chưa?

Vì thế hôm nay Phần thứ 23: Tịnh tâm hành thiện, nếu như tôi không giảng thì không có ai giảng như vậy đâu, tôi tin rằng không có ai. Giảng kinh Kim Cang không có ai giảng như vậy đâu! Người ta giảng tâm thanh tịnh rất dễ thôi, tôi chính là người tốt! Bạn là người tốt chỗ nào? Tự bạn nghĩ thử đi, bạn có phải là người tốt không? Bạn hoàn toàn thanh tịnh không? Bạn còn có sự phân biệt tốt xấu đó! Lại còn phân biệt trên dưới nữa, không được! Phật tính là hoàn toàn bình đẳng!

Bạn còn có ưa thích, nhìn thấy người này, tôi thích làm bạn với họ, my good friend (bạn tốt của tôi), người kia nhìn thì cảm thấy rất dirty (bẩn), yuck (kinh tởm), họ nói chuyện tôi không thích, nhìn thấy họ là tôi buồn nôn rồi, nhìn thấy họ, ngay đến nhà xí cũng không muốn vào cùng nhà, nhà xí họ đã vào thì tôi không vào. Có tâm tốt xấu thì không phải là hoàn toàn thanh tịnh, chúng ta nhìn chúng sinh là bình đẳng, không có tâm tốt xấu.

Vì thế người với người có bất hòa đều vì cái tâm thiện ác, không được có tâm này! Nếu bạn có tâm thanh tịnh, vậy thì căn bản sẽ không có những điều này! Ghen tuông cũng vậy, đố kị cũng vậy. Bạn làm tốt, bạn là số một, tôi liền ghen tị với bạn, đây không phải là thanh tịnh. Ghen tuông cũng không phải là thanh tịnh, đó là có tâm tốt xấu. Hôm nay tôi giảng như vậy mọi người nghe có hiểu không?

Các bạn đã đọc chú giải của kinh Kim Cang chưa? Người khác giảng kinh Kim Cang có giảng như vậy không? Có ai từng đọc giơ tay? (Mọi người có mặt ở hội trường giơ tay.) Có ai giảng như vậy về tâm thanh tịnh không? (Có người nói: Không nhớ nữa.) Hả? Anh không nhớ à, vậy anh đọc rồi cũng như chưa đọc. Còn ai không? Nhưng mà như vậy cũng rất tốt, bạn biết không? Đọc rồi đã là rất tốt rồi.

Hình như tôi từng đọc một câu chuyện như thế này. Có ông nội và cháu, hai người đang ở bên bờ sông. Ông nội thích đọc sách, ông ham học không biết mệt mỏi, cháu liền hỏi ông: “Ông đọc nhiều sách như vậy đều nhớ hết sao?” Ông nội nói: “Thật sự là ông đọc xong là quên luôn.” Cháu cười ông: “Vậy ông nội còn đọc sách làm gì nữa? Ông đọc xong là quên, chi bằng không đọc!” Ông nội liền lấy một cái giỏ đưa cho cậu bé, là một cái giỏ đựng than củi, bên trong rất đen. Ông bảo cháu: “Cháu cầm cái giỏ này đi đến bờ sông đựng nước đem về cho ông.”

Cháu liền đi lấy nước, kết quả là hễ nhấc lên là nước đều chảy ra ngoài hết. Cháu cầm về cho ông nội xem, nói không có cách nào đựng được nước. Ông nội liền nói: “Vậy cháu lại đi lấy lần nữa.” Cháu nghe lời ông nội, lại đi lấy nước. Trở về thì vẫn như vậy, chiếc giỏ chẳng có một chút nước nào. Cháu nói: “Đựng nước cách này thì cũng vô dụng.” Ông nội nói: “Không sai, ông đọc sách cũng chẳng có tác dụng gì, bởi vì đều không lưu giữ được, hôm nay đọc rồi, ngày mai lại quên. Nhưng mà, cháu hãy chú ý nhìn xem, cái giỏ đó ban đầu đựng than củi, là màu đen, bây giờ nó đã trở nên sạch sẽ rồi. Đọc thêm nhiều lần thì ta sẽ sạch sẽ, sẽ thanh tịnh.”

Vì thế đọc thêm nhiều lần kinh Kim Cang, bạn sẽ thanh tịnh. Bạn đọc một lần đương nhiên sẽ quên mất, bạn đọc thêm nhiều lần, cũng đọc thêm cả phần chú giải nữa, bạn sẽ trở nên thanh tịnh. Cho nên vì sao phải trì, phải tụng, phải chép kinh Kim Cang chính là vì ý nghĩa này, để bạn mỗi lần lại gia tăng, mỗi lần lại thanh tịnh thêm, ý nghĩa chính là ở đây.

Hôm nay chúng ta giảng tiêu đề này là tâm thanh tịnh làm tất cả pháp thiện, dùng tâm thanh tịnh làm tất cả pháp thiện. Tâm thanh tịnh này, không có ai giảng giống như Sư Tôn phân nó thành một phần thanh tịnh, hai phần thanh tịnh, ba phần thanh tịnh, liên tục đến mười phần thanh tịnh, đến khi thanh tịnh mười ba phần thì chính là Ngũ Phương Phật, đến được thanh tịnh mười sáu phần thì chính là Bản Sơ Phật, A Đạt Nhĩ Mã Phật, Đạo Quả đã viết như vậy.

A Hoa đi khám bác sĩ, nói với bác sĩ rằng: “Bác sĩ, không biết vì nguyên nhân gì, mỗi lần khi tôi đánh răng đều cảm thấy kinh tởm bồn nôn?” Bác sĩ chú ý nhìn A Hoa, nói: “Chắc là không có chuyện gì đâu, lần sau đánh răng hãy nhớ đừng đeo kính là được rồi.” Nhìn chính mình cũng sẽ cảm thấy rất kinh tởm đó. Đúng vậy, có đôi nhi nhìn chính mình cũng sẽ thấy rất kinh tởm. Om mani padme hum.

(Ngày 26/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 69.)

70. Phần thứ 23: Tịnh tâm hành thiện (2)

(Bài giảng 70) Pháp này bình đẳng, không có cao thấp

Hôm nay chúng ta giảng Phần thứ 23: Tịnh tâm hành thiện. Đoạn này nói đến: "Tiếp nữa, Tu Bồ Đề! Pháp này bình đẳng, không có cao thấp, thì gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Nhờ vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, tu tất cả pháp thiện, tức là đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Pháp thiện đã nói đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp thiện, thì gọi là pháp thiện.”

Câu này nói rằng: Pháp thiện đó, Như Lai nói đó không phải là pháp thiện, bởi vì không phải là pháp thiện cho nên là pháp thiện. Điều này chắc là mọi người đều hiểu rõ rồi, Phật Thích Ca Mâu Ni nói những câu kiểu này quá nhiều rồi, chúng ta cũng nghe quá nhiều rồi, mọi người đều hiểu điều ngài nói là ý gì. Thế nhưng ở đây tôi lại giải thích với mọi người một chút, cái gọi là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (Sư Tôn nói tiếng Đài), nói cách này là mẹ tôi dạy, câu này nói theo tiếng Đài. Bởi vì tôi phát âm theo tiếng Quốc ngữ A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, mẹ tôi khi niệm kinh, tôi nghe thấy là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (tiếng Đài), nên tôi đã bị thành thói quen, mỗi lần niệm đến câu này tôi liền nói A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (tiếng Đài), là như vậy đó.

“Pháp này bình đẳng, không có cao thấp.” Mọi người nghĩ xem, Phật tính là bình đẳng không có cao thấp, không có phân đẳng cấp. Chúng ta giảng đơn giản một chút là được rồi. Chúng ta nói đến cả vũ trụ rộng lớn này, ở đâu là cao, ở đâu là thấp đây? Cao, thấp vốn dĩ là con người phân biệt, bạn sống ở nơi nào trên trái đất? Bạn có sống ở nơi cao của trái đất không? Hay là nơi thấp? Kì thực mỗi con người chúng ta chân đều dẫm trên trái đất, trái đất ở bên dưới bàn chân ta, nhưng nếu như lật ngược lại, trái đất đang tự chuyển động, trái đất ở phía trên chúng ta, con người chúng ta ở bên dưới trái đất, bởi vì nó là thứ hình tròn mà!

Vì thế chúng ta nói một cách rất đơn giản, bạn là một hạt cát sông Hằng nhỏ bé, trái đất chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong vũ trụ. Các nhà khoa học chỉ ra chín đại hành tinh xếp hàng, hệ mặt trời từ sao Thiên Vương, sao Diêm Vương, sao Hải Vương, sau đó là sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Thổ, sao Hỏa), sau đó mới đến lượt Trái Đất, chín đại hành tinh xếp hàng như vậy. (Chú thích: thứ tự cách mặt trời từ gần đến xa là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương.)

Trong đó còn có rất nhiều vệ tinh, ngoài ra trong hư không còn có rất nhiều sao băng. Còn bây giờ? Đã có quá nhiều vệ tinh nhân tạo đếm không xuể, rốt cục bạn ở đâu? Bây giờ khoa học nói, bên ngoài chín đại hành tinh có bao giới hạn, hệ mặt trời với chín đại hành tinh này có kết giới, bạn không ra ngoài được. Thế rồi còn nói có một trăm mặt trời, vì sao bạn không cảm thấy là có một trăm mặt trời? Bởi vì ánh sáng của những mặt trời đó chiếu không tới chỗ của bạn, cho nên bạn mới không cảm thấy có mặt trời. Nói có một trăm hệ mặt trời, đó chỉ là dự đoán.

Trước kia Sư Tôn học trắc lượng, cũng từng học quan trắc khi mặt trăng che các hành tinh. Giờ Greenwich, tức là ở nước Anh có một ngôi làng nhỏ tên là Greenwich, lấy thời gian ở đó làm chuẩn, trong thời gian này, ngôi sao nào sẽ bay qua bầu trời của bạn, chúng ta hãy nhìn vào đáy của khay thủy ngân. Dựa vào mặt trăng che các vì sao để thăm dò khí hậu, tôi học quan trắc, giờ Greenwich mấy giờ mấy phút mấy giây, sẽ có một ngôi sao bay vào vùng trời của bạn, độ sáng của nó là sao cấp một, sao cấp hai, sao cấp ba, sao cấp bốn, sao siêu sáng là sao cấp một, sao càng tối mờ thì là sao cấp bốn, nó sẽ đi qua đây, nó cũng có tên, đều được đăng kí trong sổ thiên văn học, mỗi ngôi sao, từng ngôi sao đều có.

Bạn biết vũ trụ lớn thế nào không? Rất lớn, những ngôi sao mà nhân loại đã phát hiện, mỗi ngôi sao đều có tên. Khi bạn phát hiện được một ngôi sao, chưa có ai viết tên ngôi sao đó, ngôi sao đó là vô danh, là do bạn quan trắc mà thấy, bạn nhìn thấy ngôi sao đó, ngôi sao đó sẽ dùng tên của bạn làm tên ngôi sao. Mỗi một ngôi sao đều có tên, đây là những ngôi sao mà người ta quan trắc thiên văn đã nhìn ra. Sư Tôn cũng nhìn, hi vọng có một ngôi sao Lư Thắng Ngạn, nhìn cả nửa ngày đều là những ngôi sao đã có tên rồi, không có nhìn thấy ngôi sao nào chưa có tên. Vì thế trong một khoảng thời gian nào đó, có một ngôi sao nào đó đi qua đài thiên văn này, bạn đều có thể biết, đó chính là khoa học. Thiết bị đó của chúng tôi gọi là nghi cụ nguyệt yểm tinh, Sư Tôn từng học qua.

Vũ trụ lớn vô cùng, Phật Thích Ca Mâu Ni vào thời đại của Ngài, hơn 2600 năm trước, thật kì lạ, Phật Thích Ca Mâu Ni đã biết có ba nghìn đại thiên thế giới! Ba nghìn tiểu thiên thế giới mới thành một trung thiên thế giới, ba nghìn trung thiên thế giới mới thành một đại thiên thế giới, vậy ba nghìn đại thiên thế giới sẽ rộng lớn cỡ nào? Phật Thích Ca Mâu Ni vào thời đại ấy, ngài đã chẳng phải là con người rồi, ngài thật sự là ông Phật rồi! Ngài nói số cát sông Hằng, một hạt cát sông Hằng tương đương với một thế giới, một hạt hạt cát sông Hằng tương đương với một con sông Hằng, bạn nói xem có bao nhiêu cát sông Hằng? Ba nghìn đại thiên thế giới tương đương như vậy, vũ trụ này to lớn đến mức nào? Làm sao có thể phân rõ, chẳng có cách nào phân được!

Mọi người nghĩ xem, có phải là không có cách nào phân rõ không? A nậu đa la tam miệu tam bồ đề phân thế nào? Đó là toàn bộ hư không, toàn bộ hư không đều bao hàm rồi, ba nghìn đại thiên thế giới đều bao hàm toàn bộ rồi, làm gì có cao thấp? Không có, đều là bình đẳng. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự là không đơn giản, não của con người chúng ta không có cách nào nghĩ giống như vậy được, Phật Thích Ca Mâu Ni căn bản không phải là con người! Ngài nói ba nghìn đại thiên thế giới, ai có thể nghĩ đến chứ? Chỉ có Phật thôi, trí huệ của Phật mới có thể biết, cho nên lời Phật nói là chân lí.

Pháp là bình đẳng, không có cao thấp, cái này mới gọi là Phật tính. Bởi vì là vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, lấy điều này để tu tất cả pháp thiện, đều là không vì cái gì cả! Không vì cái gì mà làm, tôi chưa bao giờ vì cái gì đó mà làm. Tôi làm vì tiền sao? Không phải làm vì tiền. Làm vì danh sao? Cũng không phải làm vì danh. Vậy làm vì cái gì? Tôi chẳng làm vì cái gì cả, chính là vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, sau đó tu hành tất cả pháp thiện. Hãy nhớ, A nậu đa la tam miệu tam bồ đề chính là giúp đỡ chúng sinh, bạn đi giúp đỡ chúng sinh.

“Tu Bồ Đề! Pháp thiện đã nói đó…” Bây giờ sẽ nói về pháp thiện. “Tu Bồ Đề! Pháp thiện đã nói đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp thiện.” Pháp thiện kì thực cũng không phải pháp thiện thì gọi là pháp thiện, chính là vì đặt cho nó một cái danh từ thì gọi là pháp thiện. Vì sao không phải là pháp thiện? Chúng ta đang làm việc tốt, sao lại không phải là pháp thiện chứ? Rất nhiều bác sĩ nói: “Tôi làm nghề y cứu đời, tôi đang làm việc thiện, tôi đang cứu độ chúng sinh.” Tôi đang cứu độ chúng sinh, tôi đang làm việc thiện, tôi là bác sĩ, tôi loại bỏ đau khổ cho bạn, chữa khỏi bệnh cho bạn, loại bỏ ung thư của bạn, loại bỏ rất nhiều bệnh tật khó chữa của bạn.

Rất nhiều bác sĩ ở trong bệnh viện lớn đều đang làm việc thiện. Bác sĩ đúng là đang làm việc thiện, trước kia chúng ta nói là nghề y cứu đời, nghề y cứu đời tức là đang giúp đỡ chúng sinh, giải trừ đau khổ của con người thế gian, cái đó chính là việc thiện. Nghề y cứu đời, tôi không tính công lao, tôi đi khám bệnh miễn phí, tôi đi ra ngoài làm việc thiện, tôi đến châu Phi khám bệnh từ thiện, tôi là một bác sĩ rất nổi tiếng, tôi không cần tiền, tôi đến châu Phi khám bệnh từ thiện. Đó chính là làm việc thiện, đúng không? Bố thí cho chúng sinh, cứu độ chúng sinh, đây chính là việc thiện.

Được rồi, là việc thiện phải không? Bạn lại nghĩ sâu thêm một chút, mọi người có chút đầu óc thì hãy nghĩ sâu thêm một chút, bệnh nhân nào bạn có thể cứu họ không chết? Cứu, chỉ là tạm thời, nhất thời giải trừ cái đau khổ này. Cái đau nhất thời, tôi loại bỏ nó cho bạn, bạn sẽ không chết sao? Đến cuối cùng thì bạn vẫn sẽ chết mà! Tôi nói với bạn, người cứu cũng chết, người được cứu cũng chết, bệnh nhân của mọi bệnh viện toàn bộ đều chết, và bác sĩ chữa cho bệnh nhân trong bệnh viện cũng đều chết cả. Hôm nay ở đây Lư Thắng Ngạn thuyết pháp, nói rằng ông ấy đang thuyết pháp độ chúng sinh, Lư Thắng Ngạn cũng sẽ chết, người thuyết pháp cũng sẽ chết, người nghe pháp cuối cùng thì cũng sẽ phải chết.

Tôi thường hỏi Tenzin Gyatso trẻ tuổi nhất, cậu bao nhiêu tuổi? How old are you? Nineteen (mười chín). Mời ngồi! Kindergarten baby (em bé mẫu giáo). 19 tuổi, vào tuổi ấy tôi vẫn còn chưa hiểu chuyện đâu. Sau 100 năm nữa, cậu có còn không? (Tenzin Gyatso: Không còn.) Phải dũng cảm một chút, cậu phải sống tới 120 tuổi chứ! Thật sự, sống đến 120 tuổi đúng là rất khó, lão hòa thượng Hư Vân sống đến 120 tuổi, sống 120 tuổi thật sự là rất khó! Bạn xem, 100 năm sau, người thuyết pháp cũng không còn, người nghe pháp cũng không còn, ngay cả người trẻ tuổi nhất của chúng ta… đúng, vẫn còn có mấy baby (em bé). 120 năm sau còn có ai sống không? Đều không có! Người thuyết pháp không còn, người nghe pháp cũng không còn, vậy bạn cứu chúng sinh nào?

“Bây giờ tôi đang thuyết pháp độ chúng sinh.” Bạn độ chúng sinh nào? Bác sĩ ở bệnh viện cứu chúng sinh nào? Trên nguyên tắc mà nói, cái gì là thiện? Không có, đều là nhất thời thôi! Đau khổ, nhất thời thôi! Giải trừ đau khổ của bạn cũng là nhất thời! Có tiền, nhất thời thôi! Bạn đừng ngưỡng mộ người có tiền, họ cũng là nhất thời thôi. Bạn không cần ngưỡng mộ người xinh đẹp, nhất thời thôi. Rất nhanh chóng bạn sẽ trở thành bà lão, mặt đầy nếp nhăn, chẳng mấy chốc mà răng cũng rụng hết, nhanh chóng bạn sẽ bị loãng xương. Vì thế bạn xem, cái đó gọi là việc thiện gì? Đều là nhất thời thôi. Cuối cùng cái gì cũng đều không còn, cái gì cũng không có.

Khi ấy, Phật tính chân chính có thể hiển hiện ra, chính là vô ngã, vô nhân, không có ta cũng không có người, cũng không có chúng sinh, cũng không có thời gian, tất cả đều không có. Cho nên, nói bạn đang làm việc thiện, Như Lai nói đó không phải là làm việc thiện, bởi vì không phải là việc thiện nên mới gọi là việc thiện. Bởi vì bạn không vì cái gì cả mà làm, đó chính là việc thiện, bạn vì cái gì mà làm thì không phải là việc thiện. Điều Như Lai nói đến là cái “nhất thời” này.

Lúc này tôi đang làm việc thiện, nhưng việc thiện này nếu là vì cái gì đó mà làm, đó không phải là việc thiện. Bạn vì cái danh mà làm, bạn muốn thành danh, đó là vì cái danh của bạn mà làm, vậy đó được coi là việc thiện gì chứ? Bác sĩ vì kiếm tiền thôi, bác sĩ có khi họ đeo vàng đeo ngọc. Tôi đã thấy một số bác sĩ, bác sĩ đó nói rằng: “Chiếc nhẫn kim cương này là do tôi phẫu thuật mà có được đó.” “Cái khóa của cái thắt lưng da của tôi làm bằng vàng đó.”

Ở Đài Loan người có tiền, đàn ông thì dùng thắt lưng da, cái khóa thắt lưng làm bằng vàng. “Cái này của tôi làm bằng vàng, là do tôi mổ ruột thừa của người ta mà có đó.” “Cái đồng hồ Rolex của tôi là do giúp người ta mổ não mà có đó.” “Cái vòng tay làm bằng vàng, kim cương và châu báu này của tôi là do tôi giúp người ta cắt trĩ mà có đó.” Bạn vì cái gì mà làm? Bạn vì những thứ này mà làm, đó không gọi là thiện, đó không phải là pháp thiện, bạn không vì cái gì mà làm thì tức là pháp thiện, không vì cái gì mà làm thì đó chính là pháp thiện trong một khoảnh khắc thật sự.

Như Lai nói không có pháp thiện vĩnh viễn, đó chính là tính Không. Bạn thật sự tu được ánh sáng tính Không trong tâm bạn, dung nhập vào trong ánh sáng của vũ trụ, cái đó mới là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cho nên giữ được ánh sáng trong tâm bạn, cái đó mới là pháp thiện vĩnh viễn, Phật tính đó mới là pháp thiện chân chính. Những cái khác, bạn vì cái gì đó mà làm thì đều không phải. Hơn nữa nghiêm túc mà nói, Lục Tổ Huệ Năng nói: “Không có thiện cũng không có ác, chính vào cái lúc đó.” (Chú thích: Không nghĩ thiện không nghĩ ác, chính vào lúc ấy.) Cái ngài nói đến chính là Phật tính.

Bạn xem trên trái đất, một hạt cát nhỏ bé của sông Hằng Ấn Độ tượng trưng cho một trái đất, bạn nói xem bạn hành được cái thiện gì? Bạn có hiểu không? Con kiến tha hạt gạo, chúng tha hạt gạo để đi cứu tế cho loài kiến gặp nạn, chúng cũng đang hành thiện. Nhân loại chúng ta mang đồ cứu tế đi cứu những người dân gặp nạn của Ukraine, chúng ta cho rằng đó là thiện hạnh, là thiện hạnh không sai, nhưng trong vũ trụ này, việc ấy chỉ giống như một con kiến gánh một hạt gạo đi đến nhà của con kiến không có gì để ăn, bên trong tổ kiến, để chúng được ăn no, đây chính là thiện.

Mọi người thử nghĩ xem, bạn nhìn thấy kiến tha những hạt cơm mà con người ăn thừa đến nhà của một con kiến khác để đi cứu tế chúng, sự việc này bạn có nhìn thấy không? Giống như chúng ta đang làm việc thiện, Quỹ từ thiện Lư Thắng Ngạn mang những đồ cứu tế tặng cho dân ở vùng gặp nạn ở Ukraine để cứu giúp họ, Hội công đức Hoa Quang mang rất nhiều đồ cứu tế gửi đến Ba Lan để cho những dân tị nạn của Ukraine. Bởi vì họ không sản xuất được, hơn nữa đã biến thành dân tị nạn rồi, bạn không cứu tế họ, họ làm sao mà sống đây? Cái này gọi là làm việc thiện.

Hội công đức Hoa Quang không vì cái gì cả, Quỹ từ thiện Lư Thắng Ngạn cũng không vì cái gì cả, thường xuyên đi giúp đỡ người ta, những đoàn thể từ thiện khác cũng không vì cái gì cả, đây chính là cái thiện trong khoảnh khắc, còn việc thiện vĩnh hằng chính là Phật tính, ánh sáng trong tâm của bạn tỏa sáng lấp lánh, sau đó dung nhập vào trong ánh sáng lớn của cả vũ trụ, trong tính Không bao la, cái này mới gọi là thành tựu. Điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói là cái này.

Tôi có một nữ đồng nghiệp cái gì cũng tốt, mỗi tội lười. Lười đến mức nào? Bà ngoại yêu thương cô ấy nhất bị ốm, nằm trên giường bệnh đã hai tháng, cô ấy đi chăm sóc bà, chưa tới vài ngày bà ngoại đã khỏe rồi, ngồi dậy được và cũng có thể ăn cơm, cái gì cũng có thể làm được, mọi người đều khen nữ đồng nghiệp này chăm sóc bà thật tốt. Hỏi bà cụ: “Cô ấy chăm sóc bà thế nào?” Bà cụ thở dài một hơi: “Tôi mà không gượng dậy thì e là con bé nó chết đói rồi.” Rốt cục là cô chăm sóc bà ngoại hay là bà ngoại chăm sóc cô đây? Hành giả chúng ta không thể lười biếng, tu hành không thể lười biếng.

Ngoài ra còn có một người là Audrey Hepburn, trước đây các nữ sinh rất chuộng kiểu tóc của Hepburn. Đây là lời Audrey Hepburn nói: nếu muốn có đôi môi xinh đẹp, thì hãy nói những lời tử tế; nếu muốn có đôi mắt khả ái, thì hãy nhìn vào những điểm tốt của người khác; nếu muốn có thân hình mảnh mai thì hãy đem thức ăn của bạn phân phát cho người đói khát. Có hiểu không Huệ Quân? Đừng quá ích kỉ nhé!

Tiểu Minh 5 tuổi giở cuốn album và hỏi: “Bố ơi, cái cô xinh đẹp bên cạnh bố là ai vậy?” Bố nhìn người con gái trong tấm ảnh, thân hình mảnh mai, tướng mạo xinh đẹp, tự nhiên và phóng khoáng, nghĩ đến dung nhan từng có của vợ mình, không khỏi tự hào nói: “Đó chính là mẹ con đó.” Tiểu Minh liền nhếch mép về phía nhà bếp, thấp giọng nói: “Bà béo ở trong bếp kia quả nhiên không phải là mẹ ruột của con rồi.” Bạn xem, xinh đẹp cũng là nhất thời, sắc đẹp cũng là nhất thời, bạn thấy họ bây giờ xinh đẹp, cảm thấy rất đẹp. Vì sao bạn không dùng cách quán Bạch cốt? Bởi vì quán không ra xương trắng, chỉ quán thấy một thân thể trắng nõn nà thôi. Om mani padme hum.

(Ngày 27/03/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Diêu Trì Kim Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 70.)

71. Phần thứ 24: Phúc trí không gì sánh bằng

(Bài giảng 71) So sánh với vô hạn

"Tu Bồ Đề! Nếu tất cả các núi Tu Di chứa trong tam thiên đại thiên thế giới, có người dùng thất bảo tích tụ nhiều như số núi ấy mà bố thí, hoặc có người thọ trì đọc tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật này cho dù chỉ bốn câu kệ, vì người khác mà giảng thuyết, thì phúc đức của người bố thí so với người trì kinh trăm phần không bằng một phần, trăm nghìn vạn ức phần, thậm chí tính toán tỉ dụ thì cũng không thể so bì được.”

Phần thứ 24: Phúc trí không gì sánh bằng, phúc phần và trí huệ không cách nào có thể so bì. Phật Thích Ca Mâu Ni rất thích dùng so sánh để nói. Đoạn trước ngài dùng sông Hằng của Ấn Độ, lấy cát sông Hằng để so sánh, mỗi một hạt cát của sông Hằng lại tương đương với một con sông Hằng, cát của nhiều sông Hằng như vậy, bạn có thể đếm được không? Không đếm được. So sánh phúc phần và trí huệ, phúc trí chính là dùng so sánh.

Và phần thứ 24 này cũng là đang so sánh, trước tiên tôi nói với mọi người về so sánh, sau đó mới giảng vào nội dung kinh văn. Lần này Phật dùng cái gì để so sánh? Phật nói "Tu Bồ Đề! Nếu tất cả các núi Tu Di chứa trong tam thiên đại thiên thế giới”, đây chính là so sánh đó. Nhưng bạn đọc xong không cảm thấy rất kì quái sao? Phật nói câu này là ý gì? Nếu “tất cả các núi Tu Di chứa trong tam thiên đại thiên thế giới”, so sánh này trong não của chúng ta, bạn có nghĩ ra lối suy nghĩ đó không? Bởi vì trong Phật giáo dùng so sánh là như vậy.

Trên thế giới này của chúng ta, núi cao nhất chính là núi Tu Di, đó là ngọn núi cao nhất. Trung tâm của toàn bộ thế giới quan của Phật giáo chính là núi Tu Di, bên cạnh có bốn đại châu, cách xa bốn đại châu một chút là tám tiểu châu. Bốn châu này là châu gì? Trước đây chúng ta nói phương đông là Đông Thắng Thần Châu, phương nam là Nam Thiệm Bộ Châu, phương tây là Tây Ngưu Hạ Châu, phương bắc là Bắc Câu Lư Châu, có bốn châu. Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Bắc Câu Lư Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, phân thành bốn đại châu, có biển nước thơm ngăn cách, rồi có tám tiểu châu như vậy.

Núi Tu Di chỉ có một, đó là ngọn núi cao nhất, cho nên gọi là Tu Di Sơn Vương. Vậy thì vì sao Phật lại nói là “tất cả các núi Tu Di” chứ? Đây là điều khiến mọi người bối rối. Các núi Tu Di, lẽ nào núi Tu Di có rất nhiều sao? Không phải! Núi Tu Di chỉ có một, trong quan niệm của Phật giáo thì đó là Núi Vua, ngọn núi cao nhất thì chỉ có một, không có các núi Tu Di. Vì sao nói là “tất cả các núi Tu Di”? Đây là tỉ dụ của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Núi Tu Di, nếu như núi Tu Di nhiều như tam thiên đại thiên thế giới cộng lại, bạn xem nhiều thế nào! Ý của Phật nói rằng rất lớn, lớn tới mức không gì sánh bằng. Một núi Tu Di đã là rất lớn rồi, cao vô cùng rồi, còn dùng tới tất cả các núi Tu Di của tam thiên đại thiên thế giới, như vậy thì cao thế nào? Bởi vì núi Tu Di chỉ là một ngọn núi Tu Di trong một tiểu thiên thế giới mà thôi, vậy thì ba nghìn đại thiên thế giới nhân với ba nghìn đại thiên thế giới, có bao nhiêu núi Tu Di chồng lên nhau cao đến mức như thế.

So sánh của Phật Thích Ca Mâu Ni đều dùng cách này, cho nên khi bạn đọc kinh, tất cả các núi Tu Di, núi Tu Di chỉ có một thôi, vì sao là các núi Tu Di? Tức là Phật đang dùng so sánh. Núi Tu Di giống như là rất nhiều núi Tu Di của ba nghìn đại thiên thế giới cộng lại, chính là các núi Tu Di. Nếu núi cao như vậy tương đương với toàn bộ thất bảo chồng chất lên cao như vậy, có người dùng thất bảo nhiều như so sánh này để mà bố thí, nếu người đó dùng cái này làm bố thí. Đây chính là so sánh của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nếu có một người khác dùng kinh Bát Nhã Ba La Mật, dùng một cuốn kinh Kim Cang, cho dù chỉ bốn câu kệ, chỉ niệm bốn câu kệ: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng.” Thọ trì đọc tụng, tôi đã giải thích thế nào là thọ trì đọc tụng rồi, ở đây không giải thích lại nữa. Được, giảng cho người khác, “vì người khác mà giảng thuyết, thì phúc đức của người bố thí so với người trì kinh trăm phần không bằng một phần, trăm nghìn vạn ức phần, thậm chí tính toán tỉ dụ thì cũng không thể so bì được.” Đoạn này đã kết thúc rồi. Nói cách khác là, bố thí nhiều như thế đều không sánh bằng bốn câu kệ của kinh Kim Cang.

Có nghĩa là phúc đức của thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang lớn hơn cả phúc đức của việc đem thất bảo cao như tất cả núi Tu Di của tam thiên đại thiên thế giới đi bố thí. Việc này không có gì sánh bằng, ở đây chủ yếu nói rằng, hễ là những việc bố thí của thế gian thì đều là hữu hạn. Bạn ở thế giới Ta Bà làm việc thiện đều là hữu hạn, đó là phúc nhỏ trí nhỏ. Muốn vô hạn thì phải là hư không, phải là Phật tính, mới là vô hạn. Phúc đức của nhập thế đều là rất có hạn, phúc đức của xuất thế là vô hạn, ý nghĩa chủ yếu nhất của đoạn này là nói như vậy.

Phật Thích Ca Mâu Ni dùng so sánh, ngài thường dùng số cát sông Hằng để so sánh, lại dùng độ cao của núi Tu Di để so sánh với công đức này, công đức của ai lớn, công đức của ai nhỏ, nhưng mà công đức lớn hay công đức nhỏ đều là có hạn, bất kể công đức của bạn nhiều bao nhiêu đều là có hạn. Vậy cái vô hạn là cái gì? Chính là kinh Kim Cang mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, còn có bốn câu kệ, đó chính là vô hạn, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, đó là vô hạn.

Chúng ta có thể so sánh một cách đơn giản, bạn nhìn xem thế giới Ta Bà chẳng qua là một quả bóng. Chúng lấy tạm một chuỗi hạt là được rồi, một hạt ở đây là thế giới Ta Bà, còn những hạt khác thì sao, là chín đại hành tinh và tất cả vệ tinh xâu lại thành chuỗi nhiều thế này. Vậy bạn ở trên quả bóng này làm một vài việc thiện, bạn nói công đức của bạn lớn bao nhiêu? Rất nhỏ mà, đúng không? Công đức vô cùng nhỏ, bạn xem chuỗi hạt này có bao nhiêu địa cầu? Một hạt coi như là một địa cầu đi, việc thiện bạn làm có tính là gì chứ?

Trên địa cầu, một quốc gia nhỏ bé, bạn ở đây làm việc thiện, công đức của bạn lớn bao nhiêu? Cả hệ mặt trời nhiều tinh cầu như vậy, bạn làm việc thiện quá nhỏ bé, việc thiện trên thế giới Ta Bà thật sự là quá nhỏ, quá nhỏ nhưng không phải là bảo bạn đừng làm, vẫn phải làm, nhưng mà so với công đức chân chính thì đó đúng là quá nhỏ. Phật Thích Ca Mâu Ni so sánh như vậy.

Một ngọn núi Tu Di đã là rất lớn rồi, nhiều núi Tu Di như vậy toàn bộ cộng lại, cũng chẳng qua là một chuỗi hạt, bạn so sánh với hư không thì làm sao mà so chứ? Không so nổi. Cho nên ở trên Phật đã nói: Phần thứ 24: Phúc trí không gì sánh bằng. Phúc trí không gì sánh bằng, tiêu đề này chính là như vậy, lấy cái hữu hạn để so sánh với cái vô hạn, đương nhiên là chẳng có cách nào sánh bằng. Cái gì là cái vô hạn? Kinh Kim Cang chính là vô hạn, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng” chính là cái vô hạn. Như vậy mọi người đã hiểu phần thứ 24 chưa? Hẳn là có thể hiểu được rồi!

Vì thế chúng ta học Phật, căn cứ theo điều Phật đã giảng, thật sự là vô hạn, điều Phật đã thuyết là vô hạn. Có người học Phật, càng học tâm lượng càng hẹp hòi, như vậy là đã đi sai đường rồi. Học Phật cái cần học chính là tâm đó, tâm lượng của bạn phải rộng lớn như hư không vô hạn, cái gì cũng đều dung chứa được, đó mới là Phật pháp. Học Phật, chỉ là vì bản thân ích kỉ thì là có hạn. Bạn học Phật là vì chúng sinh thì đó là vô hạn. Lại so sánh thêm nữa thì lấy chúng sinh tướng so sánh với hư không, hư không càng rộng lớn hơn.

Vì thế, nhân gian thế giới Ta Bà này của chúng ta, theo như Phật nói thì không có thứ chân thực, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, nghĩa là không có thứ chân thực. Bạn nói xem thứ nào là chân thực? Không có cái gì là chân thực. Những gì mắt bạn nhìn thấy, tai bạn nghe thấy, thứ mà bạn chạm vào được, bạn cho rằng là thật, kì thực đều là huyễn tướng. Bạn cho rằng tiền của bạn rất nhiều, đều không phải của bạn. Bạn cho rằng chiếc xe hào nhoáng kia là của bạn, cũng không phải là của bạn. Bạn cho rằng biệt thự này là của bạn, cũng chẳng phải là của bạn.

Thứ gì là của bạn? Không có một thứ nào là của bạn, bao gồm cả chính thân thể bạn cũng không phải là của bạn. Phật Thích Ca Mâu Ni nói như vậy, tất cả những thứ bạn nhìn thấy, thứ bạn nghe thấy, thứ bạn sờ chạm được, không có thứ gì là của bạn. Chỉ là để cho bạn có được một lúc, đến cuối cùng thì đều không có. Tôi thường nói, người ở thiên đàng, tiền ở ngân hàng, vợ thì ở trong vòng tay người khác, anh em đang tranh giành tài sản của bạn. Trên đời không có một thứ nào là của bạn, vô hạn mà Phật nói chính là đạo lí này.

Vô hạn, bạn hiểu vô hạn rồi, tâm lượng của bạn sẽ lớn lên, tâm lượng sẽ rộng rãi. Kẻ trộm vào nhà bạn để lấy đồ của bạn, dù sao bạn cũng không dùng thì để cho người khác dùng đi, người khác dùng cũng như bạn dùng, tâm lượng chính là phải như vậy. Jesus nói rồi, người ta lấy áo ngoài của bạn, bạn cũng cho họ luôn áo trong, ngay cả đồ lót cũng cởi ra đưa cho họ. Jesus nói vậy, không phải tôi nói.

Đúng thế, Jesus người ta cũng hiểu được đạo lí này, cho nên Jesus cũng nói phải yêu kẻ thù của bạn. Làm gì có kẻ thù gì, dưới bầu trời này làm gì có kẻ thù nào? Chỉ có lợi hại, không có kẻ thù, người nào đối với tôi có lợi thì là bạn của tôi, người nào đối với tôi không có lợi thì là kẻ thù của tôi, đó là tâm lí ích kỉ, làm gì có kẻ thù nào? Tâm lượng mở rộng ra như vũ trụ vô hạn thì bạn mới có thể thành tựu, tâm lượng bạn hẹp hòi thì làm gì có thành tựu.

Thẩm phán hỏi phạm nhân tại tòa, thẩm phán hỏi: “Vì sao anh muốn làm tiền giả?” Phạm nhân trả lời: “Bởi vì tôi trên còn cha mẹ già, dưới còn con nhỏ, người già mắc bệnh phải vào viện, trẻ con đi học cần học phí, vợ phải mua đồ trang điểm, còn phải thỉnh thoảng đánh bài, vay nợ bên ngoài vẫn còn phải trả lãi, mỗi tháng còn trả tiền vay mua xe, mua nhà.” Thẩm phán nói: “Đủ rồi, nói vào điểm chính.” Phạm nhân nói: “Tôi không biết in tiền thật.”

Tôi nói để bạn biết, bạn cho rằng bạn có tiền, đó đều là giấy thôi! Làm gì có tiền? Tiền đó chỉ có ở tại đất nước của bạn mới có thể dùng, ở trên trái đất này có thể dùng, rời khỏi trái đất này thì chẳng cái gì còn dùng được. Có một ngày, có một đất nước tiêu tùng rồi, bạn nói xem tiền đó là tiền gì? Chỉ là giấy thôi, làm gì còn là tiền? Đều là giả.

Ở đây hỏi đến vấn đề tiền thật và tiền giả, câu chuyện cười này là như sau. Vào tiết thanh minh tảo mộ, Tiểu Minh rất cảm thán: “Tiền vàng mã bây giờ làm giống y như thật, khi đốt đi còn có cảm giác hơi tiếc.” Anh ta cười khổ xong thì vợ gọi điện tới: “Chẳng phải anh đang đi tảo mộ sao? Sao anh không mang theo tiền vàng mã?” Vợ nói tiếp: “Còn cả 60.000 tệ em vừa lĩnh đi đâu mất rồi? Em để ở bên cạnh tiền vàng đó.” Tiểu Minh nghe xong thì khóc ngất đi ở trước ngôi mộ. Có rất nhiều người đang tảo mộ ở bên cạnh đều hết sức tán thưởng anh: “Đúng là hiếu thuận, tảo mộ mà cũng khóc như thế này, ngày nay không còn thấy nhiều người như thế.” Buổi tối anh còn gặp ác mộng, tổ tiên nói: “Con à, hại chúng ta ở âm phủ bị cảnh sát bắt, bởi vì cảnh sát âm phủ nói tiền chúng ta dùng là tiền giả.”

Tôi hỏi bạn, cái gì là tiền thật, cái gì là tiền giả? Mọi người công nhận là tiền thì đó là tiền, mọi người không công nhận là tiền thì đó không phải là tiền, chỉ là vì công nhận mà thôi! Bởi vì đất nước công nhận đây là tiền thì mới là tiền, cho nên tiền cũng là giả. Và vì tiền là giả, vậy cái gì là thật? Không có, không có thứ gì thật, vốn dĩ chính là một cảnh hư huyễn mà thôi! Vì thế Phật Đà nói, nhân gian này vốn dĩ chính là một huyễn cảnh. Cho nên bạn muốn tìm đến một thứ chân thực, thứ chân thực này chính là Phật pháp.

Nhưng Phật pháp cũng không phải là thật, Phật pháp chỉ là dạy bạn thanh tịnh, khi bạn thật sự hoàn toàn thanh tịnh rồi bạn mới tìm thấy Phật tính chân chính, Phật pháp chỉ là một công cụ mà thôi. Trong kinh Kim Cang có nói, Phật pháp cũng chỉ là một công cụ mà thôi, từ bờ bên này đến bờ bên kia, trong đó mọi con thuyền chính là công cụ, thuyền đó chính là Phật pháp.

Bạn đến được bờ bên kia rồi, công cụ này có thể bỏ đi, con thuyền này không dùng đến nữa, bởi vì bạn đã thành tựu rồi. Phật pháp cũng chính là một công cụ mà thôi, chính là một công cụ đưa bạn đến bờ bên kia. Vì thế điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói khá thực tế, tương đối có tính chân thực. Kì thực trên thế giới này không có cái gì có tính chân thực. Om mani padme hum.

(Ngày 02/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Chuẩn Đề Phật Mẫu Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 71.)

72. Phần thứ 25: Hóa vô sở hóa

(Bài giảng 72) Chúng sinh ai độ?

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Các ông đừng bảo rằng Như Lai có ý nói: "Ta đang độ chúng sinh". Tu Bồ Đề! Đừng nghĩ như thế. Là vì sao? Thật không có chúng sinh nào được Như Lai độ. Nếu có chúng sinh nào được Như Lai độ thì Như Lai ắt có ngã - nhân - chúng sinh - thọ giả. Tu Bồ Đề! Như Lai nói: "Có ngã, tức chẳng phải có ngã, nhưng kẻ phàm phu cho là có ngã." Tu Bồ Đề! Phàm phu đó Như Lai nói tức chẳng phải phàm phu, thì gọi là phàm phu.”

Cái này tôi đã nói rồi: “Tu Bồ Đề à! Ông có biết không? Tất cả đệ tử các ông đừng cho rằng Phật có suy nghĩ thế này: “Ta đang độ chúng sinh.” Kì thực không có suy nghĩ ấy. Tu Bồ Đề, đừng có suy nghĩ này, vì sao vậy? Thực sự không có chúng sinh nào là ta độ, nếu có chúng sinh là do ta độ, Như Lai tức là có ngã, có nhân, có chúng sinh, có thọ giả. Tu Bồ Đề à! Như Lai nói có ngã tức không có ngã, có ngã tức là không có ngã, nhưng phàm phu cho rằng có ngã, người bình thường đều cho rằng có ngã. Tu Bồ Đề! Người bình thường, Như Lai nói tức không phải phàm phu, họ không phải là người bình thường mới gọi là người bình thường.” Đoạn này nói như vậy.

Trọng điểm nằm ở đâu? Chúng sinh vốn dĩ đều có Phật tính. Phật thuyết pháp, bạn nghe pháp, bạn biết pháp rồi, dùng pháp này rồi, bạn sẽ tự độ. Phật không độ bạn, là chính bạn làm thanh tịnh chính mình, Phật tính của bạn hiển hiện, Phật tính vốn dĩ đã có rồi, vốn dĩ trên người bạn đã có Phật tính rồi, ai cũng không thể độ bạn, chỉ có tự độ, chỉ có tự mình độ chính mình.

Như Lai không thể độ bạn, Phật Đà cũng không thể độ bạn, bởi vì Phật tính là của chính bạn mà! “Là thứ của tôi, vậy tôi còn cần anh đến độ tôi làm cái gì? Anh dạy tôi phương pháp, tôi thanh tịnh chính mình rồi, là tôi tự mình độ chính mình.” Sau khi độ chính mình xong, Phật tính của mình hiển hiện rồi, là bạn tự mình thành Phật, không phải là Phật độ bạn. Phật Đà nói như vậy, không phải ta đi độ chúng sinh, là chúng sinh tự độ.

Là chúng sinh tự độ chính mình, tôi chỉ nói với bạn phải làm thế nào mới có thể thanh tịnh, rồi bạn chiếu theo phương pháp của tôi mà làm, tự mình độ chính mình, tự mình thành tựu, thành Phật. Ý nghĩa chính là như vậy. Cho nên Phật Đà không thể nghĩ thế này: “Ta độ chúng sinh.” No, chúng sinh không phải là bạn độ, mỗi một chúng sinh đều là tự mình độ chính mình. Như vậy mọi người nghe đã hiểu chưa? Không có ai có thể độ bạn, chỉ có chính bạn độ chính mình, bởi vì Phật tính nằm ở trên người bạn, bạn làm thanh tịnh chính mình rồi, bạn thành tựu rồi, bạn chính là thành tựu giả.

Bản thân bạn không thanh tịnh, Phật nào có thể độ bạn? Cho nên Phật không nghĩ như thế này: “Ta đang độ chúng sinh”. Cũng tức là không có người thuyết, không có người nghe, Phật nói như vậy đó. Ý của tôi là như thế này, bạn chẳng qua chỉ là dùng Phật pháp để thanh tịnh chính mình, Phật pháp chỉ là một công cụ, là một cái tua-vít, xoay, xoay, xoay, xoay như thế này để vặn bạn chặt lại, là một cái tua-vít để vặn bạn chặt lại, chỉ là một công cụ, bạn bị lỏng thì vặn bạn chặt lại, bạn sẽ tinh tấn, khi tinh tấn rồi thì cuối cùng sẽ thanh tịnh chính mình, tự mình độ mình là thành tựu rồi.

Cho nên Phật không nói bạn quy y ai. Đương nhiên, chúng ta khi đang sống ta nói, bạn quy y Lư Sư Tôn, bạn quy y Phật pháp tăng, kì thực là quy y tự tính, tự quy y, tự mình quy y Phật tính của chính mình, đó gọi là tự quy y, tự mình độ mình. Tôi nói điểm này mọi người đều biết rồi. Phật nói “thật không có chúng sinh nào là Như Lai độ”, căn bản không có một chúng sinh nào là Như Lai độ, vì sao? Bởi vì tự mình độ chính mình mà! Phật tính của bạn làm gì có phải do Như Lai độ, không có chuyện này, là tự mình độ mình.

“Thật không có chúng sinh nào được Như Lai độ”, nếu có chúng sinh được Như Lai độ, thì Phật đó không phải là Phật rồi, đó là vì có nguyên nhân mới thuyết pháp, không phải là vì không vì nguyên nhân gì mà thuyết pháp. Phật Đà thuyết pháp là “vô nhân thuyết pháp”, nếu Như Lai thuyết pháp vì điều gì đó thì tức là có ngã rồi. “Chúng sinh đều là do ta độ, vui quá đi!” Đừng vui mừng, người ta đều là tự mình độ mình, không phải là bạn độ, “vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng”, căn bản không có, ai là do bạn độ chứ? Không có! Cho nên Phật nói nếu như có ngã, tức không có ngã, thì không phải là ngã, ngã cũng không phải là ngã.

Nhưng người bình thường đều cho rằng có ngã, bởi vì có ngã nên mới ích kỉ đó! Nếu bạn nghĩ đến cái tôi, tâm ích kỉ của bạn sẽ xuất hiện, cho nên người học Phật không thể có tâm ích kỉ, cho nên không thể có cái ngã này! Người phàm phu, người bình thường đều cho rằng “Tôi chính là ai, chính là tôi”, đều cho rằng có cái tôi. Cho nên Phật nói với Tu Bồ Đề, cái gọi là “phàm phu đó Như Lai nói tức chẳng phải phàm phu”, người bình thường không phải là người bình thường, bởi vì trong con mắt của Phật là nhìn thấy Phật tính, người bình thường chính là Phật.

Cái gọi là “phàm phu đó Như Lai nói tức chẳng phải phàm phu”, bởi vì trong con mắt của Phật đều là Phật tính, không có kẻ phàm phu, tức không phải phàm phu. Vì người phàm phu cho rằng có ngã, cho nên “gọi là phàm phu”, cho nên gọi là làm một phàm phu, tức là người bình thường. Người bình thường đều cho rằng có cái ngã, con người đều cho rằng có cái tôi, bởi vì có cái tôi nên bạn ích kỉ, không thể có cái tôi, cho nên Phật Đà nói là vô ngã tướng, phải vô ngã.

Từ sáng đến tối nói vô ngã, vô ngã, tức là bảo bạn không được ích kỉ. Bởi vì một khi đã xuất hiện cái tôi thì bắt đầu ích kỉ rồi: “Đây là của tôi, đó là của anh, kia là của họ, đều có cái tôi cả.” Đây chính là đều có cái tâm ích kỉ. “Tôi muốn cái tốt, tôi cho anh cái xấu” chính là ích kỉ đó! Nếu mọi người bình đẳng như nhau thì mới đúng, mới là tâm bình đẳng. Cho nên Phật tính chính là tâm bình đẳng, chính là cái đạo lí này. Chương này tôi vừa giảng đã hiểu chưa?

Mấy năm nay mọi người hãy học một chút thiền định, bởi vì ở trong nhà tức là sống yên, kiết hạ an cư, đừng đi lung tung, ở nhà cho khỏe, không sợ thời gian, chăm sóc bản thân, người nhà yên lòng. Trong thời kì dịch bệnh, không đến không đi không hề gì. Đương nhiên, không đến không đi thì sẽ không bị lây nhiễm. Mọi người yên tâm, mấy năm nay thời kì dịch bệnh ở trong nhà chăm chỉ tu thiền định đi. Om mani padme hum.

(Ngày 03/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 72.)

73. Phần thứ 26: Pháp thân phi tướng

(Bài giảng 73) Pháp thân thanh tịnh

"Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có thể dựa vào ba mươi hai tướng mà quán đó là Như Lai không?" Tu Bồ Đề nói: "Đúng thế! Đúng thế! Dựa vào ba mươi hai tướng mà quán Như Lai." Phật nói: "Tu Bồ Đề! Nếu dùng ba mươi hai tướng mà quán Như Lai thì Chuyển Luân Thánh Vương tức là Như Lai." Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thưa Thế Tôn! Theo con hiểu nghĩa Phật nói, không nên dựa vào ba mươi hai tướng mà quán Như Lai." Khi ấy, Thế Tôn bèn nói bài kệ: Nếu do sắc thấy ta Do âm thanh cầu ta Người ấy hành tà đạo Không thể thấy Như Lai.

“Pháp thân phi tướng” là ý gì đây? Tức là pháp thân thanh tịnh là hoàn toàn vô tướng, không phải là dùng tướng để biểu thị, pháp thân thanh tịnh là không có tướng. Pháp thân thanh tịnh là không có tướng, tiêu đề này là như vậy, nội dung bản văn là thế nào đây? "Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào?” Ý của ông là như thế nào đây? “Có thể dựa vào ba mươi hai tướng mà quán đó là Như Lai không?" Nếu như có đủ 32 tướng thì chính là Như Lai sao?

Tu Bồ Đề nói: "Đúng thế! Đúng thế! Dựa vào ba mươi hai tướng mà quán Như Lai." Tu Bồ Đề không trả lời, “Đúng thế, đúng thế”, thưa vâng, thưa vâng, dùng 32 tướng mà quán Như Lai, có 32 tướng thì dường như là Như Lai rồi! Như Lai có 32 tướng thì không sai, nhưng Phật Đà nói với ông ấy rằng: “Nếu dùng ba mươi hai tướng mà quán Như Lai”, nếu mà có 32 tướng thì là Như Lai, thì “Chuyển Luân Thánh Vương tức là Như Lai”. Chuyển Luân Thánh Vương chính là Như Lai, bởi vì Chuyển Luân Thánh Vương cũng có 32 tướng.

Mọi người đối với vấn đề này đều xét đến Chuyển Luân Thánh Vương, mọi người đều biết ngài có 32 tướng. Phật Thích Ca Mâu Ni hiển hóa thân tướng của ngài, ngài có 32 tướng, 80 vẻ đẹp. Vậy người kia có 32 tướng thì là Như Lai sao? Tu Bồ Đề không dám nói, ông ấy không nói đúng, cũng không nói sai. Nhưng Phật Đà đã trả lời ông ấy, nếu dùng 32 tướng để thấy Như Lai thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai.

Thế nào là Chuyển Luân Thánh Vương? Mọi người thử tìm trên điện thoại xem câu trả lời thế nào. Thế nào là Chuyển Luân Thánh Vương? Bởi vì giới Phật giáo cũng vì điều này mà có tranh luận. Mọi người xem từ điển Phật giáo xem họ viết Chuyển Luân Thánh Vương là ai, là cái gì? Giới Phật giáo vì vấn đề này cũng có tranh luận, thế nào là Chuyển Luân Thánh Vương?

(Thượng sư Liên Truyền: Báo cáo Sư Tôn, trong từ điển Phật học nói như thế này: Chuyển Luân Thánh Vương ý nghĩa là nói về vua chuyển bánh xe, Chuyển Luân Thánh Đế, Luân Vương, Phi Hành Chuyển Luân Đế, Phi Hành Hoàng Đế, ý tức là vua chuyển bánh xe quý. Thuyết về sự xuất hiện của Chuyển Luân Thánh Vương thịnh hành vào thời đại Thế Tôn, đoạn sau còn rất dài, về cơ bản là như vậy.)

Vâng, cảm ơn! Từ điển Phật giáo này nói như vậy, hình như là vua của nhân gian, đúng không? Mọi người đều cho rằng vua của nhân gian, ở Ấn Độ họ nói rằng Chuyển Luân Thánh Vương chính là vua ở nhân gian, tức là vua của thế giới Ta Bà. Vậy thì có rất nhiều đệ tử Phật đưa ra nghi vấn, bây giờ có Chuyển Luân Thánh Vương không? Chắc là không có, theo như từ điển Phật giáo nói thì bây giờ ở đâu có Chuyển Luân Thánh Vương chứ? Cũng không có bánh xe bay xuất hiện, cũng không có thất bảo. Đương nhiên bánh xe bay đó, hoặc thất bảo đó, những thứ này đều thuộc về vô hình.

Vậy chúng ta xem những nhân vương hiện nay xem, bạn nói xem hiện tại trên thế giới, nước lớn nhất có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới, bạn xem Biden đó, ông ấy cũng có đầy sức ảnh hưởng, đúng không? Tổng thống Mĩ Biden, ông ấy làm gì có 32 tướng? Cho dù một tướng ông ấy cũng không có. Đây là nhân tướng, làm gì có tướng gì? Bạn nói xem Tổng tống của đất nước nào có 32 tướng? Theo như 32 tướng mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói, căn bản là ngay cả một tướng cũng không có, làm gì có Chuyển Luân Thánh Vương? Vì thế, giới Phật giáo vì chuyện này mà cứ chỉ trích lẫn nhau mãi.

Cho nên bạn nói xem, thế nào là Chuyển Luân Thánh Vương? Chúng ta ở thế giới Ta Bà thì không nhìn thấy. Bạn nói Thánh Vương xuất hiện, chúng ta lấy Trung Quốc để nói đi… hoặc là chúng ta nói về Ấn Độ cũng được. Vua Ashoka chuyển pháp luân của Phật giáo là người nổi tiếng nhất, vua Ashoka của vương triều Maurya, ông ấy chuyển pháp luân của Phật giáo. Mọi người có biết vua Ashoka trông như thế nào không? Vua Ashoka có 32 tướng không? Vì thế rất nhiều người vì Chuyển Luân Thánh Vương mà vẫn đang tranh luận. Cá nhân tôi nghĩ thế này, cái gọi là Chuyển Luân Thánh Vương cũng là vô hình thôi, Chuyển Luân Thánh Vương mà Phật Đà nói cũng là vô hình.

Dưới bầu trời này, có người nào mà tai dài rủ xuống vai không? Tai rất dài, dái tai rủ xuống đến tận vai, đây là một trong 32 tướng. Đương nhiên bạn làm như thế này (co vai lên) thì có thể được, tai chạm vào vai, tức là rất dài. Tôi đã kéo tai rất lâu rồi mới được dài như thế này đó, kéo bao lâu rồi mới được dài thế này, Sư Tôn cũng được xem là có một chút tướng tai rồi! Trước đây tai của tôi rất nhỏ, chính vì tai tôi rất nhỏ, khi còn nhỏ tôi có biệt hiệu là “con chuột”, tai của con chuột rất nhỏ mà. Bây giờ tôi đã kéo nó tương đối dài một chút rồi, tai là phải như vậy.

Lưỡi thì phải có tướng lưỡi rộng dài, tôi từng nói lưỡi thè ra là có thể che kín cả mặt, có kiểu tướng này không? Tìm thấy ở đâu? Cho nên trong kinh A Di Đà nói, lộ ra tướng lưỡi rộng dài che khắp cả ba nghìn đại thiên thế giới, che hết cả ba nghìn đại thiên thế giới lại, đó gọi là tướng lưỡi rộng dài. Không chỉ là che kín mặt mình thôi, mà có thể che kín cả ba nghìn đại thiên thế giới. Thành thật mà nói, 32 tướng đó, bây giờ làm gì có kiểu người ấy? Lưỡi thè ra có thể che kín mặt mình, thật là…

Các bạn ở đây có người nào cánh tay dài quá đầu gối, đứng dậy mà cánh tay dài quá đầu gối, có ai không? Đó cũng là một trong 32 tướng, cánh tay dài quá đầu gối. Bạn đứng lên, nếu bây giờ cánh tay dài quá đầu gối, thì tôi sẽ tặng bạn cái túi này, lập tức tặng cho bạn. Làm gì có chứ? Ngay cả tôi cũng không có, cho nên Phật Đà nói điều này tôi cho rằng là vô hình.

Bạn có biết Thập Điện Diêm Vương không? Thập Điện Diêm La Vương, điện thứ nhất là Tần Quảng Vương, điện thứ năm là Diêm La Vương, điện thứ mười gọi là gì? Chính là Chuyển Luân Vương. Diêm La Vương ở điện thứ mười chính là Chuyển Luân Vương, đúng không? Diêm La Vương có tướng này không? Các bạn đã từng nhìn thấy Diêm La Vương chưa? Có Thập Điện Diêm Vương, mười điện đó! Thập Điện Diêm La Vương, chúng ta gọi chung là Diêm La Vương, kì thực là điện thứ năm mới là Diêm La, điện thứ nhất là Tần Quảng Vương, điện thứ năm là Diêm La Vương, điện thứ mười là Chuyển Luân Vương.

Tôi cho rằng trước nay chưa có người nào từng nhìn thấy Chuyển Luân Vương, Chuyển Luân Thánh Vương chưa từng có ai nhìn thấy, cũng chưa từng có ai sau khi nhìn thấy Thập Điện Diêm Vương lại trở về thế giới Ta Bà để kể Diêm La Vương trông như thế nào cả. Những người đã đi tới âm gian, đã đi đến Thập Điện Diêm Vương, sau đó lại trở về thì có! Nhưng cũng không nói họ trông như thế nào, đều là dựa vào tưởng tượng. Cá nhân tôi cho rằng 32 tướng, 80 vẻ đẹp này có vẻ như là vô hình, cho nên trước mắt nói rằng Chuyển Luân Thánh Vương là vô hình.

Thượng Nguyên Thiên Quan ở trên trời chuyển luân, Thượng Nguyên Thiên Quan ở trên trời chuyển bánh xe, chuyển luân tại thế giới Ta Bà thì là Trung Nguyên Địa Quan, chuyển luân ở dưới nước là Hạ Nguyên Thủy Quan, trong kinh điển Đạo gia có điều này. Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế chính là Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Thiên Quan là chưởng quản chuyển luân ở trời, Địa Quan là chưởng quản chuyển luân ở trên mặt đất, Thủy Quan Đại Đế là chưởng quản chuyển luân ở dưới nước.

Ở Trung Quốc mà nói thì chúng ta gọi Nghiêu, Thuấn, Vũ là Tam Quan Đại Đế. Thiên Quan là Nghiêu, Địa Quan là Thuấn, Thủy Quan là Đại Vũ, Đại Vũ trị thủy đó, Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế. Kì thực bây giờ Nghiêu, Thuấn, Vũ cũng không có người nào từng nhìn thấy, mọi người đã từng thấy chưa? Cũng chưa từng thấy. Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế, các bạn cũng chưa từng nhìn thấy, Thập Điện Diêm Vương cũng chưa từng nhìn thấy, họ đều là vô hình mà. Ngoài ra còn một số vị nữa các bạn cũng chưa từng nhìn thấy.

Nếu dựa vào tín ngưỡng mà nói, người ở dưới nước chưởng quản nước, chúng ta gọi là Thần Bảo Hộ là được rồi, Thần Bảo Hộ. Đài Loan chúng ta có rất nhiều người đến từ Phúc Kiến, những người thời kì đầu di dân đến Đài Loan có Tuyền Châu, Thần của Tuyền Châu là Quảng Trạch Tôn Vương, là Thần Bảo Hộ của Tuyền Châu. Thần Bảo Hộ của Chương Châu là Khai Chương Thánh Vương, đây là Thần Bảo Hộ. Ngoài ra còn có một vị, Thần Bảo Hộ của mỗi gia đình là gì? Tam Sơn Quốc Vương. Các bạn đã từng nhìn thấy các vị này chưa? Mọi người chúng ta cũng không biết, bởi vì họ cũng là vô hình. Nhưng các bạn đã từng nhìn thấy tướng của họ được điêu khắc ra chưa? Mỗi một vị đều có 32 tướng giống như Phật.

Vì thế, Chuyển Luân Thánh Vương này, cá nhân tôi cho rằng thế này, ngài là vô hình. Ở đây chúng ta có một vị là Thiên Thượng Thánh Mẫu, tướng của ngài như thế nào? Đúng vậy, bạn thấy tướng mạo của ngài, tai rất dài đó! Kì thực Thiên Thượng Thánh Mẫu cũng thuộc về Thủy Thần. Giống như tượng điêu khắc của Quan Thế Âm Bồ Tát, ngài cũng có 32 tướng. Địa Tạng Bồ Tát chưởng quản địa ngục, ngài cũng có đầy đủ 32 tướng, tranh vẽ của Địa Tạng Vương Bồ Tát, tranh vẽ của Quan Thế Âm Bồ Tát cũng có 32 tướng.

Cho nên chuyển pháp luân từ bi là Quan Thế Âm Bồ Tát, chuyển pháp luân của địa ngục là Địa Tạng Vương Bồ Tát, chuyển pháp luân của cõi trời là Ngọc Hoàng Đại Đế, tại Đao Lợi Thiên chuyển pháp luân của cõi trời. Ngọc Hoàng Đại Đế chuyển pháp luân của cõi trời, ngài cũng có đủ 32 tướng. Tôi cho rằng những cái gọi là 32 tướng 80 vẻ đẹp này, trong Phật giáo nói đến các vị chuyển pháp luân trên trời, chuyển pháp luân dưới nước, chuyển pháp luân trong địa ngục, chuyển pháp luân từ bi, chuyển pháp luân trí huệ, các vị đều có đủ 32 tướng, nhưng các vị ấy không nhất định là Phật.

Phật chắc chắn có 32 tướng, 80 vẻ đẹp. Cho nên đoạn này Phật nói thế nào là Chuyển Luân Thánh Vương, các bạn phải chú ý đó, thế giới Ta Bà căn bản không tìm được một vị Chuyển Luân Thánh Vương như vậy, cho nên trong thế giới vô hình mới có. Tôi nhớ rằng vì Chuyển Luân Thánh Vương này mà trong giáo giới từng có những cuộc tranh luận, tôi cho rằng họ vẫn là vô hình.

Thế rồi Tu Bồ Đề lại bạch Phật rằng, "Thưa Thế Tôn! Theo con hiểu nghĩa Phật nói, không nên dựa vào ba mươi hai tướng mà quán Như Lai.” Không sai. Lúc này Tu Bồ Đề mới hiểu là không thể dùng 32 tướng để thấy Như Lai, bởi vì Như Lai không có tướng. Nói cách khác là, pháp thân thanh tịnh căn bản là vô tướng, 32 tướng căn bản chính là vô tướng, cho nên pháp thân thanh tịnh càng là vô tướng.

Lúc này, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói một bài kệ:

Nếu do sắc thấy ta Do âm thanh cầu ta Người ấy hành tà đạo Không thể thấy Như Lai.

Hiểu bài kệ này thế nào? Sắc chính là 32 tướng. Nếu dựa vào tướng, nếu như cho rằng tướng chính là Như Lai, lại còn cho rằng âm thanh phát ra chính là Như Lai, thì người này đang làm tà đạo, không thể thấy Như Lai.

“Do âm thanh cầu ta”, tôi cho rằng câu này nên nói thế này, bạn đi tìm cầu Như Lai có tướng thì không thể thấy được Như Lai. Tìm cầu Như Lai có tướng thì không tìm được. Bạn dùng âm thanh để đi tìm Như Lai này cũng không tìm được, vì sao không tìm được? Tâm thanh tịnh, Phật tính thanh tịnh, pháp thân thanh tịnh hoàn toàn không phải là có tướng. Bạn không thể dùng âm thanh để đi tìm pháp thân thanh tịnh. Nếu bạn dùng âm thanh để đi tìm cầu, hoặc bạn nhìn thấy cái tướng kia cho rằng đó chính là Như Lai thì người này đang làm tà đạo, không thể thấy Như Lai.

Ngày xưa khi tôi đọc kinh Kim Cang, tôi vẫn chưa hiểu những điều này, tôi cho rằng “do âm thanh cầu ta”, cái này không tốt, không đúng. Thế thì tôi thường xuyên niệm Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, đó là tôi dùng âm thanh, lẽ nào dùng âm thanh là không đúng sao? Niệm Nam Mô A Di Đà Phật không đúng sao? Chúng ta thường thấy chính là A Di Đà Phật mà! Ngày ngày niệm Nam Mô A Di Đà Phật, đó không phải là dùng âm thanh sao? Sao lại là “người ấy hành tà đạo”? Tôi ngày xưa đã nghi hoặc điểm này. Tôi niệm Phật hoặc là cầu nguyện Phật, thỉnh cầu Phật tức là đang hành tà đạo ư? Điều này không đúng rồi! Vậy thế nào mới đúng đây?

Không phải là giải thích như vậy. Ở đây Phật nói đến tâm thanh tịnh, pháp thân thanh tịnh, không phải là có tướng. Pháp thân thanh tịnh cũng không phải là cầu mà có, nếu bạn đi cầu pháp thân thanh tịnh, dùng cách cầu xin đó thì sẽ không có được, cũng không phải là tu mà ra. Là bạn làm cho mình thanh tịnh rồi thì tự nhiên Phật sẽ hiển hiện, nói như vậy mọi người đã hiểu chưa? Cho nên câu nói này, “nếu do sắc thấy ta”, cũng là biểu thị pháp thân thanh tịnh, vô tướng, không thể dùng 32 tướng để thấy, cũng không thể dùng 80 vẻ đẹp để thấy.

Pháp thân thanh tịnh cũng không phải là bạn dùng âm thanh đi tìm cầu là có thể cầu được, là buộc phải dùng pháp thanh tịnh để thanh tịnh chính bạn, thanh tịnh đến cuối cùng Phật tính của bạn sẽ hiển hiện, không cần phải cầu. Hai câu này “Người đó hành tà đạo, không thể thấy Như Lai”, nếu bạn làm như vậy thì người này đang làm tà đạo, không thể nhìn thấy Như Lai, không thể nhìn thấy pháp thân thanh tịnh, bản thân bạn không thể biến thành pháp thân thanh tịnh. Nói thế này đã hiểu chưa?

Vì thế, theo âm thanh này mà nói, trước kia tôi nói rằng chúng ta thường xuyên niệm Phật, vậy Phật ở trong kinh Kim Cang lại nói rằng “Do âm thanh cầu ta, người đó hành tà đạo”, vậy thì mỗi ngày chúng ta niệm Phật chẳng phải là đang hành tà đạo sao? Không phải! Chúng ta niệm Phật là khẩu thanh tịnh, niệm chú là khẩu thanh tịnh, đó là dùng âm thanh, không sai. Bạn không dùng âm thanh cũng được, bạn niệm thầm trong tâm cũng được, nhưng bạn niệm ra tiếng rồi in vào trong tâm. Khi bạn niệm Phật thì sẽ không nói lời tục tĩu, đó không phải là vọng ngữ.

Nếu không vọng ngữ, khẩu của bạn sẽ thanh tịnh, còn cả thanh tịnh ý niệm, còn cả thanh tịnh thân thể, đây chính là pháp thanh tịnh, thanh tịnh đến tận cùng thì cuối cùng bạn đạt được pháp thân thanh tịnh. Cho nên không phải là dùng âm thanh niệm Phật của bạn, không phải là dùng pháp thân thanh tịnh mà bạn đi thỉnh cầu về, không phải là dùng âm thanh để đi cầu pháp thân thanh tịnh, mà là dùng thân khẩu ý thanh tịnh rồi, khi đã đạt 12, 13, 16 phần thanh tịnh rồi thì bạn chính là Như Lai. Ý của Phật là như vậy.

Phần pháp thân phi tướng này tôi giải thích như vậy. Vì thế Chuyển Luân Thánh Vương, tôi cho rằng cũng là vô hình, giống như Thập Điện Diêm Vương đều rất trang nghiêm, giống như Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng rất trang nghiêm, giống như Quan Thế Âm Bồ Tát cũng rất trang nghiêm, ngài cũng có 32 tướng. Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng có 32 tướng, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng có 32 tướng, rất nhiều Bồ Tát đều có 32 tướng, nhưng Bồ Tát thì không nhất định đã là Phật!

Phật có 32 tướng, 80 vẻ đẹp, Bồ Tát cũng có 32 tướng, nhưng Bồ Tát không nhất định đã là Phật, không chắc mỗi một vị đều là Phật. Cho nên bạn xem, Ngọc Hoàng Đại Đế, Thiên Đế kia ở Đao Lợi Thiên chuyển thiên thượng giới, ngài cũng có 32 tướng. Chuyển địa giới như Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan cũng đều có 32 tướng, Thập Điện Diêm Vương cũng có 32 tướng, nhưng họ không phải là Phật. Đây là giải thích của tôi.

Khi giới thiệu bản thân, nhất định phải nói là bản thân rất xấu. Nếu bạn đúng là mĩ nữ soái ca, mọi người sẽ cảm thấy bạn rất khiêm tốn, nếu bạn thật sự rất xấu thì chí ít người ta vẫn có thể phát hiện ra ưu điểm khác của bạn. Ưu điểm ấy chính là bạn đúng là rất thật thà.

Cái này cũng là thân tướng, có người trông rất đẹp, có người trông rất xấu. Nhưng bạn không thể nói người nào xinh đẹp thì là người tốt, người nào xấu xí thì là người xấu, đúng không? Soái ca mĩ nữ trông rất đẹp, ít nhất kiếp trước của họ đều có nhân duyên, bạn trông rất xấu, kiếp trước của bạn cũng có nhân duyên. Tuy nhiên có người trông xấu xí nhưng tâm địa lại rất tốt.

Tôi thích xem múa rối của Đài Loan, bạn có biết múa rối không? Trước kia thịnh hành trò múa rối, Cáp Mạch hai răng trông rất xấu, nhưng tâm địa anh ta rất tốt, anh ta hình dạng xấu xí, hai răng chìa ra, Cáp Mạch, Cáp Mạch. Ngoài ra còn có Bí Điêu, Bí Điêu trông rất xấu xí lại còn gù lưng, nhưng tâm địa cũng rất tốt. Quái Lão Tử cũng rất xấu, nhưng anh ta cũng là người tốt, cũng rất kì lạ, múa rối rất thích diễn cái này. Nhân vật có tạo hình đẹp, Sử Diễm Văn là đại nho hiệp ở Vân Châu, anh ta hình dáng rất đẹp, đương nhiên anh ta là nhân vật nam chính.

Tướng không nhất định là như vậy, nhưng chúng ta nói “tướng do tâm sinh”, khuôn mặt của con người là do tâm bạn sinh ra, bạn phải có trách nhiệm với tướng mạo của mình. “Tướng do tâm sinh”, cho nên nếu bạn đã nhiều tuổi, già rồi, đại bộ phận đều rất xấu, bởi vì có nhiều nếp nhăn nên càng ngày càng xấu, người xấu thật sự khiến người ta sợ. Phụ nữ xấu lại còn để tóc dài, nửa đêm xuất hiện dọa người ta sợ khiếp, bạn nhìn thấy mái tóc rất dài của họ, đột nhiên quay ra phía sau nhìn thấy, bạn sẽ bị dọa cho sợ gần chết. Tuổi tác đã cao thì để tóc dài không đẹp, nên cắt tóc ngắn đi một chút.

Nếu bạn có tu hành, tuổi tác càng ngày càng cao thì trông bạn sẽ càng hiền hậu. Người cao tuổi, bất kể là nam hay nữ đều rất hiền hậu, đây đều là người có tu hành. Nếu càng già càng trông đáng sợ thì nhất định là phàm phu, càng già càng ghê, bạn hung hăng cái gì chứ! Mọi người đều nhất luật bình đẳng, đều có Phật tính, bạn hung cái gì mà hung! Bạn xem Bí Điêu đó, mặc dù lưng gù nhưng anh ta không hề đáng sợ!

Bạn hãy xem ai kia ở Lôi Tạng Tự của chúng ta… Vì thế phải hiền hậu một chút, rất quan trọng đó, phải hiền hậu một chút, đừng hung dữ, ăn nói phải rất khách khí. Thấy người đến thì phải: “Hoan nghênh đến thăm!” Nhìn thấy người ta đi thì phải nói “Xin phép không tiễn!” Người đến sắp rời đi thì phải nói “Cảm ơn!” đều phải cảm ơn, phải rất lễ phép, càng hung thì càng xấu! Đừng có hung dữ quá, bệnh của Seattle Lôi Tạng Tự của chúng ta chính là mọi người đều rất hung dữ. Cầu Vồng Lôi Tạng Tự có hung dữ không? Tôi nói với bạn, người hung dữ đều là người không có tu hành! Om mani padme hum.

(Ngày 09/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Hoàng Tài Thần Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 73.)

74. Phần thứ 27: Không đoạn không diệt

(Bài giảng 74) Ngoan không

Bây giờ giảng Phần thứ 27: Không đoạn không diệt. Chà! Tiêu đề này, tôi nói để bạn biết, đây là điều khó giảng nhất, đoạn này là khó giảng nhất trong kinh Kim Cang, Phần thứ 27: Không đoạn không diệt.

Phần thứ 27: Không có đoạn cũng không có diệt có ý nghĩa là gì? Chúng ta đọc nội dung:

"Tu Bồ Đề! Nếu ông nghĩ rằng: Vì Như Lai chẳng dựa vào các tướng đầy đủ mà đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Chớ nghĩ rằng: Như Lai chẳng dựa vào các tướng đầy đủ mà đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề." "Tu Bồ Đề! Nếu ông nghĩ rằng, người phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nói mọi pháp đoạn diệt. Đừng nghĩ như vậy! Là vì sao? Người phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề đối với pháp không nói tướng đoạn diệt."

Đoạn này tôi cho là khó giảng nhất trong kinh Kim Cang. Vốn dĩ trong kinh Kim Cang nói về cái Không, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, tôi đã nói cũng giống như mặt trăng, cái gì cũng không có, tức là không. Mặt trăng có cái gì? Cái gì cũng không có, không có mặn, không có chay, không có pháp thiện, không có pháp ác, cái gì cũng không có. Chúng ta biết mặt trăng cũng không có con người, vô ngã tướng, không có cái tôi ở đó; vô nhân tướng, cũng không có người mà; vô chúng sinh tướng, căn bản không có con người cũng không có chúng sinh; vô thọ giả tướng, cũng không có ai thọ mạng dài, ai thọ mạng ngắn. Thời gian và không gian trên mặt trăng đều không có ý nghĩa, thời gian qua bao lâu rồi không có ý nghĩa gì, không gian lớn thế nào cũng không có ý nghĩa.

Bây giờ Sư Tôn bán đất trên mặt trăng, các bạn có muốn mua không? Muốn à? Rất đắt đó, bởi vì tôi có thể cắt ra một mảnh lớn cho bạn, sau này bạn vãng sinh rồi thì có thể đến đó sống. Tôi viết cho bạn tờ giấy, tôi còn đóng dấu nữa, Sư Tôn bảo đảm cho bạn, đúng thế không? Bán được rồi thì tôi cầm tiền đi đổ xăng. Chẳng có ý nghĩa gì hết! Ở đó tiền không có ý nghĩa gì hết! Bạn nói trên mặt trăng kiếm tiền gì, tiền kiếm được bạn có thể tiêu không? Không thể tiêu thì có ý nghĩa gì? Đất trên mặt trăng cũng không có ý nghĩa! Bạn xem bây giờ một mảnh đất bất kì, một căn nhà cần bao nhiêu tiền? Đất trên mặt trăng rộng như vậy đều không cần tiền, không có quan niệm về tiền, đó là đoạn!

Kinh Kim Cang vốn là nói về đoạn, bây giờ lại nói “không đoạn không diệt”, không đoạn cũng không diệt, cũng không phải là hoàn toàn cái gì cũng không có, cho nên đoạn này là khó giảng nhất. Phật nói với Tu Bồ Đề: Tu Bồ Đề, ông không thể nghĩ như vậy đâu! “Như Lai chẳng dựa vào các tướng đầy đủ”, Như Lai không hề dựa vào 32 tướng 80 vẻ đẹp mà đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Bạn không được nghĩ như vậy, không được nói: “Như Lai vì vô tướng mới đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.” Tu Bồ Đề, ông không được nghĩ như thế này: “Như Lai chẳng dựa vào các tướng đầy đủ mà đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.” Lại nhắc lại một lần nữa, không phải là dựa vào các tướng đầy đủ mà đi đắc được A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

"Tu Bồ Đề! Nếu ông nghĩ rằng, người phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề nói mọi pháp đoạn diệt.” Nếu như bạn đã phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề rồi, phát tâm bồ đề rồi, khi thuyết pháp nói “mọi pháp là đoạn diệt, là không có. Phật pháp là không có, là đoạn, là diệt”, cũng không thể có suy nghĩ này. Vì sao? “Người phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề đối với pháp không nói tướng đoạn diệt.” Vì bạn đã có phát tâm bồ đề rồi, đối với pháp này bạn không nói về tướng đoạn và diệt.

Giảng xong rồi, mọi người nghe thấy thế nào, có đã hay không? Đã lắm! Bởi vì không biết rốt cục đang giảng cái gì, Phật Thích Ca Mâu Ni đang giảng cái cóc khô gì vậy? Ngài chẳng phải nói về không sao? Đừng chấp vào tướng sao? Không thể chấp vào có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả sao? Chính vì không thể chấp mà phát tâm bồ đề, phát tâm bồ đề cũng không thể nói tất cả đều là không, đều là đoạn, đều là diệt. Đoạn này chính là như vậy, giảng thế nào đây?

Giống như hôm qua giảng về 32 tướng, khi tôi trở về Phật Bồ Tát có chỉ điểm. Quá khứ Phật từng nói, có cái gọi là Kim Luân Vương, Ngân Luân Vương, đều là Thánh Vương chuyển pháp luân, Thiết Luân Vương cũng là Thánh Vương chuyển pháp luân. Trong đời quá khứ khi có Kim Luân Vương xuất hiện để quản lí thiên hạ đều có 32 tướng, Kim Luân Vương, Ngân Luân Vương, Đồng Luân Vương và Thiết Luân Vương, Sư Tôn đã từng làm một trong bốn vị vua này.

Còn như Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài chuyển pháp luân của đất, ngài cũng có 32 tướng. Quan Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề Phật Mẫu đều có 32 tướng, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chuyển bánh xe trí huệ có 32 tướng, Quan Thế Âm Bồ Tát chuyển pháp môn từ bi có 32 tướng, các vị đều là Chuyển Luân Thánh Vương. Giống như trong Phật Quốc Shambhala, vị Quốc vương đời thứ nhất có đầy đủ mọi tướng là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, vị Quốc vương đời thứ hai có đầy đủ mọi tướng là Bạch Liên Hoa Vương, cũng đều là Chuyển Luân Thánh Vương, đều có 32 tướng. Tối hôm qua Phật Đà chỉ thị tôi như vậy, có Kim Luân Vương, Ngân Luân Vương, Đồng Luân Vương, Thiết Luân Vương, khi ấy những vị vua xuất hiện đều quản lí thiên hạ, đều có 32 tướng.

Phần 27: Không đoạn không diệt này, Trung quán mà chúng ta nói chính là từ đây ra, Long Thọ Bồ Tát hiểu đạo lí của Trung quán. Có, là “không phải là không có”, giống như chúng ta bây giờ tức là có, ngồi ở đây đều là có, nhưng đều là huyễn thân, huyễn hóa mà ra, có cũng như không có, cho nên nói là không. Nhưng không thể nói đoạn diệt, nếu đoạn diệt tức là ngoan không [ngoan cố chấp vào cái không]. Không đoạn không diệt tức là nói rằng bạn không thể nói đoạn nói diệt, bởi vì đoạn diệt tức là ngoan không, ngoan không thì cái gì cũng đều không cần phải làm, chúng ta cũng không cần phải tu hành, vì sao? Vì đã đoạn diệt rồi thì đều là không có mà!

Giống như trước kia bố tôi biện luận với tôi, khi tôi đang học Phật, ông ấy tranh luận với tôi. Bố tôi chủ trương chết rồi thì cái gì cũng không còn. “Linh hồn là cái gì? Tôi không nhìn thấy, thiên đường gì, địa ngục gì, Phật quốc tịnh thổ gì, cái gì cũng không có!” Bố tôi kiên trì với chủ trương này. Tôi thì bảo có, khi ấy tôi bảo bố tôi: “Có chứ, có thiên đường, có địa ngục, có linh hồn đó!” Tôi nói là có. Bố tôi cãi tôi, ông ấy nói không có, thế nên không có gì cần làm cả. Ngày hôm đó là đêm giao thừa, hai chúng tôi cãi nhau, tranh luận đến cùng thì ông ấy nổi giận, đập bàn một cái rồi không ăn nữa! Ông ấy từ Đài Trung đi Cao Hùng chơi, bố tôi đi Cao Hùng gặp bạn.

Tôi nói tôi cũng muốn đi Cao Hùng tìm bạn, Cao Hùng có bạn học của tôi, tôi cũng muốn đi Cao Hùng. Mẹ tôi nói: “Hai người cãi nhau xong rồi hai người đều đi Cao Hùng, thế tôi đi đâu?” Khi ấy chúng tôi tranh luận về có và không. Kì thực bố tôi là ngoan không, cái gì cũng không có. “Anh bảo có, lấy ra cho tôi xem! Anh nói có linh hồn, lấy ra cho tôi xem! Tôi nhìn thấy thì mới tính.” Bố tôi cứ kiên trì như vậy, tôi thì nói với ông ấy, tranh luận với ông ấy. Thật ra tôi cũng không đúng, nói có cũng không đúng, bởi vì cái có này là huyễn.

Nhưng chúng ta phải hiểu một câu, chúng ta phải mượn cái huyễn này để rời xa huyễn. Trong cõi vô hình tự nhiên có vật, không thể nói là đoạn, không thể nói là diệt, không đoạn không diệt chính là ở đây. Bản thân bạn có một Phật tính, bạn tu được rồi, thanh tịnh rồi, Phật tính của bạn tự nhiên hiển hiện. Phật tính vốn dĩ chính là của chính bạn, bạn tự mình độ mình, cũng không phải là ai đến độ bạn, chính là bạn tự mình độ mình. Sau khi bạn học Phật pháp, dùng phương pháp của Phật pháp này để hiển hiện Phật tính của bạn, thanh tịnh rồi hiển hiện ra, cái này chính là thành tựu.

Phát bồ đề tâm không thể nói tướng đoạn diệt, bạn nói tướng đoạn diệt thì phát bồ đề tâm có tác dụng gì? Không có chúng sinh có thể độ mà! Vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả, vậy bạn phát bồ đề tâm làm cái gì? Nhưng vì sự thanh tịnh của bạn, bạn phải phát bồ đề tâm, phải phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Bạn phát bồ đề tâm rồi bạn mới có thể thanh tịnh chính mình. Thanh tịnh chính mình rồi mới có thể thành tựu Phật tính, Không tính, dung nhập, bạn mới có thể đắc được quả vị, bạn mới có quả vị được!

Làm như vậy, nhưng đừng ghi nhớ tôi đã thuyết pháp gì, độ bao nhiêu chúng sinh, không cần ghi nhớ, đó là vô hạn. Viết sách cũng đừng ghi nhớ bao nhiêu cuốn, cứ viết viết viết thôi… Bất kể là thế nào thì tôi cứ viết. Vẽ tranh cũng thế, phát bồ đề tâm cũng thế. Bạn giúp đỡ người ta đừng nghĩ việc giúp đỡ, tôi cứ phát bồ đề tâm, tôi muốn làm thôi, đừng nghĩ sau đó sẽ thế nào, tôi làm mà không vì gì cả. Điều kinh Kim Cang nói là như vậy, cho nên Trung quán của Long Thọ Bồ Tát là từ đây ra. Ngài cho rằng Thứ tự sinh khởi chính là Có, Thứ tự viên mãn chính là Không, Có và Không phải song vận, tư tưởng của Long Thọ Bồ Tát chính là Trung quán.

Bạn phải có Thứ tự sinh khởi mới có thể có Thứ tự viên mãn được! Bạn chưa gì đã nói Không, nói Thứ tự viên mãn, vậy Thứ tự sinh khởi không cần làm sao? Không cần Thứ tự sinh khởi nữa, vậy chúng ta đều không cần Phật pháp, không dùng Phật pháp, không cần thuyết pháp, không cần nghe pháp, không cần tu pháp, dù sao cũng là đoạn diệt mà! Chết rồi tất cả đều không có, giống như lí luận của bố tôi, lí luận của bố tôi chính là đoạn diệt. Cho nên phải ở trong cả hai, cũng không phải Có, cũng không phải Không, cũng không phải là ở giữa Có và Không, chỉ là dùng cả hai.

Giống như Tâm Kinh nói: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Điều này đã nói rất rõ ràng rồi. Sắc chính là Có, vốn dĩ toàn bộ thế giới Ta Bà đủ loại hình tượng chính là sắc, nó căn bản chính là Không, nhưng cái Không cũng chính là sắc! Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Bạn phải có Có, phát bồ đề tâm sau đó thanh tịnh tất cả thì bạn mới có thể tiến nhập tính Không, đắc được quả vị, chính là như vậy. Cũng không phải là đắc được quả vị gì, dù sao bạn cũng đã hiển phát Phật tính của mình rồi.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói về không đoạn không diệt như vậy, không thể có suy nghĩ đoạn diệt, bởi vì có đoạn, có diệt tức là ngoan không. Cho nên hôm nay chúng ta làm bất kì việc gì, thanh tịnh chính mình là quan trọng nhất, bạn thanh tịnh chính mình rồi thì vô cùng tốt, giống như Chuyển Luân Thánh Vương vẫn đang ở các cõi trời, Đại Phạm Thiên Vương chính là Chuyển Luân Thánh Vương, Tha Hóa Tự Tại Thiên Thiên Vương, thiên chủ của Dục Giới Thiên, Đại Tự Tại Thiên cũng là Chuyển Luân Thánh Vương, đều có 32 tướng. Thiên chủ của Sắc Giới Thiên có 32 tướng, thiên chủ của Dục Giới Thiên có 32 tướng, rất nhiều Phật Bồ Tát đang chuyển pháp luân đều là 32 tướng, ở đây là căn cứ theo điều đã giảng tối hôm qua và hôm nay phối hợp lại.

Bạn đã làm rồi, chuyển pháp luân, sau đó thanh tịnh chính mình rồi, tự nhiên thành tựu. Không có nhân sinh, không có nhân tử, không sinh không tử, bạn sẽ niết bàn thành tựu. Phải tẩy trừ bản thân không thanh tịnh, biến nó thành thanh tịnh rồi thì Phật tính hiển hiện, chính là như vậy. Đây là yếu nghĩa của Phật pháp, yếu nghĩa này cũng chính là Trung quán, Sắc Không song vận, Có và Không là song vận, quan niệm Trung quán của Long Thọ Bồ Tát, Thứ tự sinh khởi và Thứ tự viên mãn song vận. (Đệ tử dâng lên cúng dường cảm ơn Pháp Vương đã truyền thụ kinh Kim Cang.) Vâng, việc cúng dường này vẫn có giá trị. Om mani padme hum.

(Ngày 10/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Chuẩn Đề Phật Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 74.)

75. Phần thứ 28: Không thọ không tham

(Bài giảng 75) Pháp vô ngã

"Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát đem thất bảo đầy trong thế giới nhiều như số cát sông Hằng để bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã nên thành tựu pháp nhẫn, thì công đức của Bồ Tát này có được còn hơn cả công đức của Bồ Tát trước. Là vì sao? Tu Bồ Đề! Là vì các Bồ Tát không nhận phúc đức." Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Vì sao nói Bồ Tát không nhận phúc đức?" "Tu Bồ Đề! Bồ Tát không nên tham chấp vào phúc đức có được nên mới nói là không nhận phúc đức."

Cái này đã giảng bao lâu rồi vẫn là hai chữ phúc đức, lại dùng cát sông Hằng để so sánh. Phật Thích Ca Mâu Ni dùng cát sông Hằng để so sánh, còn dùng cả núi Tu Di để so sánh rất là nhiều. Phần thứ 28: Không thọ không tham ở đây là nói về Bồ Tát không thọ, không tiếp nhận bất kì thứ gì, ví dụ tiền bạc, ví dụ danh vị, ví dụ lợi ích, ví dụ đủ mọi thứ hữu hình, không vì cái này mà làm tức là không thọ. Không tham có ý nghĩa là bản thân Bồ Tát làm mọi việc bố thí không hề vì muốn nhận được cái gì, hay là muốn tham danh, tham lợi, tham sắc, đều không có! Nhưng ngài vẫn đi làm, đây mới là Bồ Tát chân chính. Bồ Tát không vì cái gì cả mà làm.

Bây giờ chúng ta giảng nội dung. Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi Tu Bồ Đề: “Nếu Bồ Tát đem thất bảo đầy trong thế giới nhiều như số cát sông Hằng để bố thí”. Nếu Bồ Tát dùng thất bảo trong thế giới nhiều như số cát sông Hằng, đem ra để làm bố thí, cũng tức là làm việc thiện, bố thí tương đương với làm việc tốt, làm việc thiện. “Nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã nên thành tựu pháp nhẫn, thì công đức của Bồ Tát này có được còn hơn cả công đức của Bồ Tát trước.” Ý nghĩa là Bồ Tát sau biết mọi pháp vô ngã nên đắc thanh tựu pháp nhẫn, nói cách khác là cũng đi bố thí, Bồ Tát sau biết tất cả pháp là vô ngã nên đắc thành tựu pháp nhẫn, cũng đi làm việc thiện, làm đủ mọi việc thiện, thì công đức của Bồ Tát sau thắng công đức mà Bồ Tát trước có được.

Thế nào gọi là tất cả pháp là vô ngã? Tức là pháp vô ngã, Bồ Tát không có chữ “ngã” này tồn tại. Vì thế khi mọi người thọ Bồ Tát giới, tôi đã nói một câu, bạn nhận Bồ Tát giới rồi thì hãy nghĩ cho người khác, không nghĩ cho chính mình. Điều kiện cơ bản nhất khi thọ Bồ Tát giới là nghĩ cho người khác không nghĩ cho chính mình, cái này chính là pháp vô ngã. Khi người ta thọ Bồ Tát giới tôi thường phải nói câu này, bạn thọ Bồ Tát giới rồi tức là nghĩ vì chúng sinh chứ không nghĩ cho chính mình. Nếu nghĩ cho chính mình thì không có công đức. Nếu bạn không nghĩ cho mình, cái đó mới là công đức chân chính.

Cho nên ở đây nói rốt cục có bao nhiêu phúc đức? Bạn xem thất bảo đầy trong thế giới bằng với số cát sông Hằng, đem ra làm việc thiện, người này có công đức không? Đương nhiên là có, đương nhiên là có công đức. Nhưng nếu dựa vào pháp vô vi mà làm việc thiện, thì mọi công đức của Bồ Tát này còn hơn cả công đức mà Bồ Tát trước đã làm. Vì sao? “Tu Bồ Đề! Là vì các Bồ Tát không nhận phúc đức.” Có nghĩa là Bồ Tát là không thọ, không tham. Vì các Bồ Tát không nhận phúc đức, Bồ Tát là không tiếp nhận phúc đức, cũng không tham, căn bản chính là không có nghĩ về phúc đức.

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng, Tu Bồ Đề hỏi: "Thế Tôn! Vì sao nói Bồ Tát không nhận phúc đức?” Vì sao Bồ Tát này không nhận phúc đức? Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời: "Tu Bồ Đề! Bồ Tát không nên tham chấp vào phúc đức có được nên mới nói là không nhận phúc đức.” Mặc dù là Bồ Tát làm các việc phúc đức, nhưng các vị không có tham chấp vào phúc đức đó, cho nên nói là không nhận phúc đức. Đoạn này thật sự là quá đơn giản, nhưng Phật không nói cái gọi là phúc đức chính là không phải phúc đức, vì không phải là phúc đức nên mới là phúc đức, Phật không nói câu này. Bình thường Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ nói, nhưng đoạn này ngài không nói câu này.

Cái gọi là phúc đức chính là không có phúc đức, bởi vì phúc đức giống như mộng huyễn, phúc và đức đều là một dạng giấc mộng, là một dạng huyễn, là một dạng huyễn giác, như mộng như huyễn, căn bản là không có phúc đức. Bởi vì không có phúc đức cho nên mới là phúc đức. Tức là nói rằng bạn đã hiểu rõ ràng rành mạch rồi, phúc đức này cũng là mộng huyễn, không nhận phúc đức, không tham phúc đức, đây mới là phúc đức chân chính đó! Phúc đức này khiến bạn có thể rời xa như mộng như huyễn, nghe rõ rồi chứ!

Nói về Lư Sư Tôn làm ví dụ, mọi thứ của thế gian thật sự tôi không tham chấp, không hề tham chấp. Bạn xem, bây giờ Sư Tôn lái xe Rolls-Royce, xe cao cấp nhất. Vậy sao lại bảo là không tham? Lẽ nào không phải là tham lái chiếc xe Rolls-Royce cao cấp đó ư? Mặc dù tôi lái xe Rolls-Royce, nhưng tôi biết chiếc xe này không hề thuộc về tôi. Đây là thứ của thế gian, chỉ là để cho tôi dùng tạm một lúc mà thôi, tạm thời có thể dùng thay cho đi bộ, Sư Tôn cũng có một chiếc xe Maserati, tổng cộng có hai chiếc xe. Ngoài ra còn có một đồng môn muốn tặng tôi xe Bentley, xe đã lái tới rồi, xe Bentley đều đã đưa đến cho tôi xem rồi! Họ mua xe đó là muốn tặng cho tôi.

Tôi nói tôi chẳng biết làm thế nào, tôi không chống đỡ được! Có một số đồng môn nghe thấy thì nói: “Sao cơ? Người ta muốn tặng thầy một chiếc Bentley, thầy nhận đi! Thầy biết sao không? Thầy nhận nó rồi có thể bán lại.” Khi ấy tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã có hai chiếc xe rồi, chiếc Rolls-Royce này là đi lại giữa nhà và chùa, tôi chưa từng đỗ lại ở bên ngoài, chỉ đỗ ở trong bãi đậu xe của Chân Phật Mật Uyển, đậu ở trong sân đậu xe ở Nam Sơn Nhã Xá, tức là chỉ chạy qua chạy lại giữa nhà và chùa thôi. Khi tôi đi tới những nơi khác thì tôi lái chiếc Maserati sẽ không bị chú ý lắm, nhưng lái xe Rolls-Royce đi khắp nơi đậu ở đó, một lát sau thì xe sẽ biến mất đó.

Nhưng tôi biết, đây chẳng qua chỉ là trong mơ thôi! Trong mơ cho bạn lái chiếc xe này, tôi không hề tham chấp, tôi không hề nói chiếc xe đó là của Lư Sư Tôn, tôi không nói vậy! Trên người tôi có rất nhiều món đồ tốt, Sư Tôn có viên kim cương bao nhiêu carat đó, viên kim cương Marilyn Monroe đã đeo bao nhiêu carat nhỉ? Gần ba mươi carat nhỉ! Tôi cũng không tham viên kim cương này, tôi cũng không đeo ra ngoài, khi vui thì đeo một chút. Tôi đã ngừng đeo tất cả những chiếc nhẫn này trong một thời gian, vàng, bạch kim đều không đeo. Gần đây tôi vui thì đeo một chút.

Bạn xem, tôi có một chiếc đồng hồ rất tốt, chiếc đồng hồ này là loại Rolex đầy sao. Lần trước tôi đeo một chiếc Piaget bằng bạch kim, đồng hồ Piaget này là vàng trắng, lần trước tôi đeo ra ngoài, cũng đầy sao đó. Người ta tặng tôi bao nhiêu đồng hồ bạn có biết không? Đồng hồ Piaget do người ta tặng, đệ tử tặng có mười chiếc, tôi đem đi bán. Đã bán bao nhiêu chiếc Rolex rồi? Không đếm nổi, khoảng bảy, tám cái đồng hồ vàng Rolex rồi! Bán từ thiện cho Phật đường đó, bán từ thiện xong đều cho Phật đường kia. Sau này cũng là bán từ thiện, đem những thứ kia đi bán hết, rồi tặng cho Chân Phật Tông, tặng cho Quỹ từ thiện Lư Thắng Ngạn, tất cả đều bán hết.

Hai chiếc xe bây giờ đều là sư tỉ Hanifa tặng, đều là người ta tặng, không phải tôi mua đâu! Tất cả đồng hồ đều là đệ tử tặng, cũng không có một chiếc nào là tôi mua. Nhưng tôi có tham không? Không! Vì sao không tham những thứ đó? Chỉ là để bạn đeo chơi một lúc thôi! Mấy carat mấy carat đều là chơi thôi, bạn không thể có được chúng vĩnh viễn, bao gồm cả chính thân thể bạn cũng đều không phải là của bạn vĩnh viễn, không có thứ nào là của bạn, bạn hiểu điều này thì sẽ không thọ không tham. Bạn không có lòng tham với những thứ này, bạn cũng nhìn thấu chúng đều là những thứ giả.

Tôi nói với bạn nhé, Long Thọ Bồ Tát Thiên Thai Tông “nhất tâm tam quán” là ai? Pháp sư Huệ Văn truyền cho pháp sư Huệ Tư, pháp sư Huệ Tư truyền cho đại sư Trí Giả. Sơ tổ Huệ Văn của Thiên Thai Tông, nhị tổ Huệ Tư, tam tổ chính là đại sư Trí Giả, trong đó có một cái là nhất tâm tam quán, vì sao gọi là nhất tâm tam quán? Không, Giả, Trung. Cái gì gọi là Không, Giả, Trung? Không, điều kinh Kim Cang nói đến chính là Không. Kinh Kim Cang cũng nói đến Giả. Trung là Trung quán của Long Thọ Bồ Tát.

Mọi người thử nghĩ xem, trên thế giới này là giả, là huyễn, thế giới này tương lai cũng sẽ biến thành không. Bạn nghĩ xa một chút, trái đất cũng là thành trụ hoại không, thân thể chúng ta cũng là thành trụ hoại không. Bạn nghĩ kĩ mà xem, thân thể của bạn có phải là thành trụ hoại không không? Vì đã là thành trụ hoại không, sau này cũng là không thôi. Vì đã là không, vậy bạn còn bám chấp gì vào những thứ vật chất? Nên không thọ, không tham. Nói như vậy mọi người đã rõ chưa? Người sau họ đã biết, không có cái gì gọi là làm phúc đức. Không có phúc đức cái thứ này, bởi vì hiểu rõ rồi, căn bản là không có phúc đức mới là phúc đức, phúc đức đó là để cho bạn rời xa Không và Giả của thế giới Ta Bà này.

Đồ vật đều sẽ hoại, chiếc Rolls-Royce đầu tiên của tôi là bố của Thượng sư Liên Truyền - Thượng sư Liên Tín tặng cho tôi, chiếc xe đó đã hỏng rồi, cho nên đã bán rồi. Chiếc xe thứ hai là Bentley, là sư tỉ Hanifa tặng, bởi vì tôi đã lái nó rất lâu rồi, lái đến bây giờ công ty Bentley đó không còn sản xuất linh kiện cho xe đó nữa, chẳng biết làm sao, hễ nó hỏng là không có chỗ nào sửa. Bạn hỏi cô phiên dịch Hanifa đó, bây giờ chiếc xe Bentley đó vẫn còn để ở chỗ cô ấy, xe rất dài rất to, rất đẹp, vỏ ngoài rất tốt, bên trong toàn bộ đều rất cũ rồi, cho nên tôi liền trả lại cho cô ấy.

Còn chiếc Rolls-Royce kia có sẽ cũ không, có sẽ hỏng không? Cũng thế thôi! Vì thế sao bạn lại bám chấp rằng thứ này là của tôi, vĩnh viễn đều là của tôi, chuyện này là không thể nào, chiếc xe này rồi sẽ hỏng. Kim cương hình như sẽ không hỏng nhỉ! Nghe nói kim cương ở một góc độ nào đó cũng sẽ hỏng. Vì sao tôi đeo những thứ này trên người? Ví dụ đồng hồ này, bởi vì khi người ta tặng cho tôi thì có khắc hai chữ Thắng Ngạn, dùng một lá vàng để khắc lên hai chữ Thắng Ngạn, úp cái đồng hồ Rolex này xuống cũng là hai chữ Thắng Ngạn, thế nên tôi đeo trên người.

Bởi vì đây cũng có một sự tượng trưng, có hai chữ Thắng Ngạn cho nên tôi mới đeo, nếu không có hai chữ Thắng Ngạn này thì tôi không đeo. Nhưng mà Thắng Ngạn cũng là không có, đó cũng là cái tên giả thôi! Gần đây có lẽ là tôi vui vẻ phấn khởi quá cho nên tôi mới đeo một chút, bình thường tôi cũng không đeo, hai tay đều không đeo, ngay cả nhẫn tôi cũng không đeo. Cái này bằng vàng, cái này là vàng trắng, bên cạnh là kim cương, cũng không biết là đồng môn nào tặng tôi, cái này cũng là đồng môn tặng. Đồng hồ Rolex này là lúc trước Tông Ủy Hội tặng, cái này là một đại gia ở Trung Quốc Đại Lục tặng, đều là người ta tặng, không phải tôi đi mua đâu, tôi không tham.

Sư Tôn không tham, chỉ là bạn tặng cho tôi thì tôi đeo cho bạn thấy. Tôi cũng biết cái này là đồ giả, bởi vì bạn tặng tôi, tôi không đeo cho bạn thấy, bạn sẽ hỏi tôi: “Có phải là thầy tặng cho người ta rồi không? Hay là thầy không thích?” Bởi vì tôi không thường xuyên đeo, cho nên gần đây họ lại muốn tặng tôi một cái, đúng vậy! Lại muốn tặng tôi một cái đồng hồ Piaget, lại có khắc tên, bên trong chiếc đồng hồ lại khắc lên hai chữ Thắng Ngạn, đúng là cái tên rất to đó. Họ cho rằng tôi không thích đeo cái đồng hồ Piaget bạch kim kia. Thật ra tôi rất thích đeo, chỉ là hơi nặng một chút, khi làm đại lễ bái thường đè lên cái tay này, tay sẽ bị đau.

Mọi người hãy nhớ, cái này là để bạn dùng tạm thời thôi, không phải là chính bạn có được thật sự, tạm thời để bạn nhìn một chút, không phải là bạn thật sự có được. Mọi người đã hiểu chưa? Vì thế điều mà kinh Kim Cang nói rất rõ ràng, Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát dùng thất bảo trong thế giới nhiều bằng số cát sông Hằng để làm việc thiện, nếu có người biết tất cả pháp là vô ngã, căn bản tức là tư tưởng vô ngã, pháp vô ngã, để làm mọi việc thiện, thì công đức mà Bồ Tát này có được còn hơn cả công đức mà Bồ Tát trước có được. Vì sao? Tu Bồ Đề! Vì các Bồ Tát không nhận phúc đức.

Đương nhiên là không nhận phúc đức rồi, bởi vì căn bản không có phúc đức. Phúc đức cũng là không, là giả, chỉ là tạm thời cho bạn hưởng thụ một chút, cảm thấy dường như thoải mái một chút, thấy hay một chút, đó chỉ là tạm thời. Tu Bồ Đề hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni vì sao Bồ Tát không nhận phúc đức? Phật Thích Ca Mâu Ni trả lời, Tu Bồ Đề à, Bồ Tát sẽ không tham vào phúc đức đã làm, cho nên nói là không nhận phúc đức, sẽ không tham thứ này.

Thế giới Ta Bà này của chúng ta có rất nhiều tỉ phú, ví dụ Bill Gates đang sống ở ngay đây thôi, phía trên của chúng ta chính là Microsoft, ở đó có một khu đất đai rất rộng, rất tốt. Ngày xưa khi đi qua nơi đó, tôi liền bảo khu đất này là của người giàu có nhất thế giới, khi ấy còn chưa có Microsoft đâu, toàn bộ đều là rừng cây, khi chúng ta mới chuyển tới đây. Bạn thử hỏi bậc cha ông mà xem, khi chúng ta mua mảnh đất này còn chưa có Microsoft, khi ấy ngồi trên xe tôi đã nói với họ rằng, mảnh đất ở phía trên là của người giàu có số một thế giới. Đúng đó, thế rồi Microsoft đã mua nó, Bill Gates chính là người giàu nhất thế giới. Thật sự là có chuyện ấy! Không tin bạn hãy hỏi họ, khi ấy ai ngồi trong xe nhỉ? Chúng tôi từ quận Ballard đi qua đây, đúng không! Tôi nói mảnh đất phía trên là của người giàu nhất thế giới. Khi ấy tôi vừa nhìn đã biết đó là của người giàu nhất thế giới rồi, chính là Bill Gates.

Thế nhưng người giàu nhất thế giới thì có tác dụng gì không? Không có tác dụng gì, chẳng có tác dụng quái gì cả! Có một ngày ông ta sẽ… bây giờ ông ta dường như đã biết rồi, có tiền thật sự cũng vô dụng. Có mảnh đất đó, làm càng ngày càng to, bạn xem tòa nhà công ty đó càng xây càng rộng, càng ngày càng to, họ đã mua hết toàn bộ đất phía trên rồi. Là của ông ấy sao? Không phải! Tạm thời để ông dùng thôi, tạm thời để ông nhìn thấy thôi, có một ngày cũng sẽ là của người khác. Người giàu số một thế giới cũng không phải là người giàu số một thế giới, bởi vì không phải là người giàu số một thế giới mới là người giàu số một thế giới. Bây giờ họ đều hiểu, cho nên họ đem hết mấy tỉ mấy tỉ ra để làm từ thiện, bạn xem ông ấy cũng đem mấy tỉ cho ai, mấy tỉ này cho ai, ông ấy cũng đang làm phúc đức, sau này ông ấy có thể lên cõi trời. Bởi vì ông ấy có làm phúc đức, ông ấy sẽ có thể lên trời.

Ông ấy biết rằng tiền đó chỉ dùng ở thế giới Ta Bà thôi, không có ý nghĩa gì! Cho nên tôi thường xuyên nói một so sánh, nói rằng là bạn đến mặt trăng, cái gì là phúc đức? Cái gì là việc thiện? Cái gì là việc ác? Thứ gì quý giá nhất? Tôi lấy ví dụ đó! Bạn đến mặt trăng, thứ gì là đắt nhất? Thứ gì là rẻ nhất? Không có. Cái gì là thiện, cái gì là ác? Không có. Cái gì là Phật pháp, cái gì là chính pháp, cái gì là tà pháp? Không có. Trên mặt trăng người nào thắng người nào bại? Không có. Trên mặt trăng, người nào được người nào thua? Không có.

Nhân gian vốn dĩ cũng không có! Chỉ là khiến cho con mắt của chính mình bị mê lú mới cho là có. Đoạn sau sẽ nói đến, chỉ là con mắt của con người cho là có, kì thực là không có. Con người phải tu hành thế nào mới có thể thoát khỏi thế giới mê huyễn, thoát khỏi cái không huyễn này của nhân gian? Long Thọ Bồ Tát nói với chúng ta về Trung quán, dùng Thứ tự sinh khởi và Thứ tự viên mãn song vận mới có thể rời xa thế giới Ta Bà này, mới có thể có được thành tựu.

Ở chương trước Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nói không đoạn không diệt. Vì thế không thể chấp vào Có, cũng không thể chấp vào Không, tức là phải Trung quán. Điều Long Thọ Bồ Tát nói chính là phải Có - Không song vận, Không và Có song vận, sau đó bạn thanh tịnh chính mình rồi bạn mới có thể rời xa huyễn cảnh này. Đạo lí chỉ là như vậy mà thôi, nhưng nếu bạn lười biếng, không nghiêm túc, không nỗ lực học tập chăm chỉ, chăm chỉ thanh tịnh bản thân thì kiếp sau bạn vẫn ở trong lục đạo trong huyễn cảnh mà luân hồi.

Không rời xa được lục đạo luân hồi này, vĩnh viễn lưu chuyển trong lục đạo, bạn không rời xa được huyễn cảnh này, đây chính là nhân quả. Cho nên Phật pháp nói như thế này, mặc dù bạn biết, nhưng bạn buộc phải dùng cái huyễn cảnh này, thân thể này của mình, sau khi rời xa thân thể này của mình, bạn có thể rời xa huyễn cảnh mới xem là thành tựu. Phật pháp dạy như vậy. Tôi giảng như vậy mọi người có hiểu không?

(Có đệ tử hỏi: Thành tựu pháp nhẫn.)

Chữ nhẫn ở đây là việc tốt, việc thiện, không phải là bảo bạn nhịn không được đi tiểu tiện, không phải là cái nhẫn đó. Cũng không phải là nói người ta đánh bạn, chửi bạn, bắt nạt bạn, bạn nhẫn nhục, ở đây không phải nói về nhẫn nhục. Chữ nhẫn này là chỉ thiện, việc thiện, làm việc thiện, thật ra vừa nãy tôi đã giảng nhẫn này chính là việc thiện. Tôi không bảo bạn rằng đó là nhẫn nhục, là nhẫn nhục đại diện cho mọi việc thiện, không phải! Trong kinh Kim Cang, Phật không nói việc thiện, Phật nói bố thí, bố thí đại diện cho tất cả việc thiện. Kì thực sáu ba la mật đương nhiên có nhẫn nhục, bố thí, trì giới, tinh tấn, trí huệ, thiền định, đó là sáu ba la mật. Thành tựu pháp nhẫn, lúc này là dùng chữ nhẫn, một chữ để đại diện cho mọi pháp thiện, ý nghĩa là việc thiện, sự đại diện ấy tương đối rộng lớn, không chỉ có mỗi nhẫn nhục. Om mani padme hum.

(Ngày 16/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Hoàng Tài Thần Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 75.)

76. Phần thứ 29: Uy nghi tịch tĩnh

(Bài giảng 76) Uy nghi

"Tu Bồ Đề! Nếu có người nói: Như Lai hoặc đến hoặc đi, hoặc ngồi hoặc nằm, thì người đó không hiểu nghĩa ta nói. Là vì sao? Vì Như Lai đó chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai.”

Đoạn này rất nhiều người đã đọc rồi nhưng cũng không hiểu là Phật đang nói cái gì. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: "Tu Bồ Đề! Nếu có người nói: Như Lai hoặc đến hoặc đi, hoặc ngồi hoặc nằm, thì người đó không hiểu nghĩa ta nói. Là vì sao? Vì Như Lai đó chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai.” Rất nhiều người đọc đoạn này đều không thể giải thích. Thế nào là Phần thứ 29: Uy nghi tịch tĩnh, uy nghi tức là thế nào? Chúng ta thường xuyên nói uy nghi, người xuất gia phải có sự uy nghi, uy nghi cái gì? “Đi như gió, ngồi như đồng, đứng như tùng, nằm như cung.” Đây chính là uy nghi, uy nghi bề ngoài, đây là uy nghi biểu hiện ra bên ngoài. Người xuất gia là như vậy.

Ví dụ bạn đi đường thì không bao giờ được đung đưa lắc lư đâu! Người ta trông thấy sẽ bảo cái người xuất gia này làm gì có cái uy nghi gì để mà nói? Chẳng có uy nghi gì! Muốn có uy nghi, ngồi phải có tướng ngồi, đứng phải có tướng đứng, nằm phải có tướng nằm. Khi đi bộ nhanh còn có quy định là hai người phải đi cạnh nhau, phải có cùng nhịp bước. Tôi đã từng sống trong một thiền viện ở Nhật một thời gian, tôi đã đến chùa Yukawa ở Hakodate, Hokkaido, ngoài ra còn có mấy ngôi chùa nữa tôi cũng từng ở một thời gian.

Lối đi của họ đều dùng sỏi để rải, hai người đi bộ thì âm thanh phải cùng vang lên “rạo, rạo, rạo”. Những lối đi nhỏ họ thích rải sỏi, hai người đi phải cùng nhịp bước và đi cạnh nhau, không thể một người đi trước một người đi sau, là hai người cùng bước, quy định là như vậy, đó gọi là uy nghi. Ngồi có tướng ngồi, đứng có tướng đứng, không thể bảo là cúi xuống, khom lưng, xì mũi, khạc nhổ, ngoáy tai, gãi đầu, tất cả những điều này đều không đúng. Đều phải có quy tắc, đây chính là uy nghi, sự uy nghi của tướng bên ngoài.

Uy nghi tịch tĩnh ở đây, uy nghi mà Phật Đà nói là cái gì? Bất động chính là uy nghi, tịch tĩnh chính là uy nghi. Bạn đi vào trong chùa của người ta thấy họ đang ăn cơm, bạn sẽ bị người ta dọa chết khiếp đó! Vì sao? Một cái kim rơi xuống đất cũng nghe thấy được, nghĩa là sao? Không có ai nói chuyện. Chân Phật Tông chúng ta ăn cơm, bất kể là ở Seattle Lôi Tạng Tự hay Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, khi chúng ta ăn thì nói chuyện oang oang, chỉ là không co chân lên thôi, còn đâu mọi người đều nói chuyện oang oang, kỉ luật của chúng ta khá lỏng lẻo. Bạn nhìn xem phòng ăn của người ta, một cây kim rơi xuống cũng đều nghe thấy, không nói chuyện, không nói thì thầm.

Khi ăn cơm, ăn cơm có tướng ăn, từ bát tới miệng, cầm bát lên là đưa lên miệng, không phải là cúi xuống rồi xì xà xì xụp, không phải là như vậy. Từ bát tới miệng, đưa bát lên, rồi ăn từ tốn như thế này, ăn từ tốn, vì thế đều là quy tắc. Hơn nữa, ăn cơm không bao giờ nói thì thầm. Nếu bạn muốn ăn thêm cơm, đũa bạn phải bày ở tư thế nào đó tức là làm dấu hiệu muốn người phục vụ giúp bạn đi lấy thêm một bát cơm nữa. Bạn muốn gắp thêm món gì, đũa của bạn sẽ bày ở tư thế đó, đều không nói chuyện, đó chính là uy nghi. Tuy vậy đó là biểu hiện bên ngoài thôi. Chân Phật Tông chúng ta chú trọng nội tâm. Cái bên ngoài cũng không ích gì, đúng không? Cái bề ngoài không ích gì, chúng ta chú trọng tới bên trong.

Uy nghi chân chính nói đến ở đây là sự tịch tĩnh trong tâm, sự tịch tĩnh của tâm, không có niệm tưởng. Vừa mới nói rồi, Lục Tổ Huệ Năng nói “không nghĩ thiện không nghĩ ác”, không có niệm tưởng gì, trong tâm bạn tịch tĩnh tức là uy nghi, trong tâm bạn rất tịch tĩnh, rất bình lặng, chính là uy nghi. Nếu bạn tức giận, tức là mất kiểm soát. Giận dữ, tức giận hoặc nói với giọng to hơn đều là mất kiểm soát, điều này là không đúng. Tịch tĩnh mới là uy nghi chân chính, bất động, tịch tĩnh là uy nghi chân chính, tâm bất động, tâm tịch tĩnh, đó mới là uy nghi. Tiêu đề này là viết như vậy.

Nội dung đoạn văn là: “Như Lai hoặc đến hoặc đi, hoặc ngồi hoặc nằm”, đây là biểu hiện cái uy nghi ra ngoài, đây chính là uy nghi. “Thì người đó không hiểu nghĩa ta nói. Là vì sao? Vì Như Lai đó chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai.” Tôi thường nói về hai chữ Như Lai này, vì sao dùng hai chữ Như Lai? Như tức là hình như, dường như có đến, dường như có đi. Như Lai và Như Khứ cùng là tên gọi của Phật, Như Khứ cũng là tên của Phật.

Hình như có đến, hình như có đi, cũng là tịch tĩnh, kì thực Phật căn bản là đầy ắp cả vũ trụ, bạn thành Phật rồi thì cũng như đầy ắp cả vũ trụ, bạn chính là hư không. Bạn nghĩ đến Phật, Phật sẽ tiến vào trong tâm bạn, bạn thành tựu rồi, chỉ cần suy nghĩ nhớ đến Phật, Phật liền xuất hiện, Phật sẽ ở trước mặt bạn. Ý này nói rằng, Như Lai căn bản là như như bất động, không có đến cũng không có đi, không có đến cũng không có đi thì mới gọi là Như Lai, là Như Lai chân chính. Chữ Như này tức là giống như, hình như có đến, hình như lại không đến.

Phật nói với Tu Bồ Đề là nếu có người nói Như Lai “hoặc đến hoặc đi”, hình như Phật đã sinh ra tại thế giới Ta Bà rồi lại đi rồi, “hoặc ngồi hoặc nằm”, hình như có ngồi hoặc có đi ngủ, nói Như Lai có đến có đi, có ngồi có nằm, thì người này “không hiểu nghĩa ta nói”, là người này không hiểu ta. Vì sao? Bởi vì là Như Lai thì từ trước tới nay đều không từng đến cũng không từng đi mới gọi là Như Lai. Như vậy mọi người nghe đã hiểu chưa?

Ý tôi muốn nói rằng, bản thân Như Lai là bất động, là tịch tĩnh, đây là sự uy nghi tốt nhất. Bất động và tịch tĩnh là sự uy nghi tốt nhất, là tướng tốt nhất của Như Lai. Bởi vì Phật không phải là ở trong tâm bạn, chỉ là khi trong suy nghĩ của bạn có Phật thì ngài sẽ hiển hiện, bạn cầu ngài thì không nhất định phải đến trước mặt ngài cầu ngài, bạn chỉ cần một suy nghĩ, tôi nhớ đến vị Như Lai này thì Như Lai sẽ xuất hiện.

Tôi thường nghĩ đến bài hát kia: “Nhớ đến em, em ở nơi chân trời; nhớ đến em, em ở ngay trước mắt; nhớ đến em, em ở trong tâm trí; nhớ đến em, em ở trong tim tôi.” Là như thế đó! Phật hình như ở chân trời, không phải, Phật ở ngay trước mắt bạn, cũng không phải, Phật ở ngay trong tâm trí bạn, Phật ở ngay trong tim bạn. Khắp nơi đều có Phật, bạn chỉ cần trong tâm tịch tĩnh, tâm bạn bất động thì chính là sự uy nghi của bạn. Lúc này tâm bạn tịch tĩnh, tâm bất động, bản thân bạn chính là Phật rồi! Đây là sự uy nghi lớn nhất chứ không phải là cái biểu hiện bề ngoài.

Cho nên Phần thứ 29: Uy nghi tịch tĩnh nói đến ở đây, uy nghi lớn nhất chính là tịch tĩnh, chính là bất động, bạn bất động thì Phật sẽ ở ngay trong tâm bạn. Bạn tịch tĩnh thì Phật cũng chính là bạn. Nếu nói là phải động mới là Phật thì đó là hiểu sai điều Phật nói rồi, ý nghĩa của đoạn này đã hiện rõ rồi. Phật có đến có đi, Phật có ngồi có nằm, vậy đó không phải là Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni nói như vậy, Phật chân chính là đầy ắp hư không, ngài không đến cũng không đi, cho nên mới gọi là Như Lai. Như vậy nghe đã hiểu chưa?

Nói chung đoạn này nếu không giải thích thì rất ít người hiểu, tôi giải thích như vậy thì các bạn đã hiểu rõ ràng rồi. Mọi người hiểu được đoạn này, sau đó khi bạn đọc kinh, đọc đoạn này sẽ hiểu, tịch tĩnh chính là uy nghi, bất động chính là uy nghi. Phật chính là hư không, bạn nhớ đến ngài, ngài sẽ tiến vào trong tâm bạn, bạn nhớ đến ngài, chính bạn sẽ là Phật, đó chính là Như Lai. Phật là như vậy, ngài không có hình tướng gì, không có đến đi, không có ngồi nằm. Om mani padme hum.

(Ngày 17/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Kurukulle Phật Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 76.)

77. Phần thứ 30: Lí lẽ về một hợp tướng

(Bài giảng 77) Một hợp tướng

"Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ nghiền nát tam thiên đại thiên thế giới thành vi trần, ý ông thế nào? Vi trần ấy có nhiều không?" Tu Bồ Đề nói: "Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Nếu những vi trần là thật có thì Phật ắt không nói là vi trần. Vì sao như thế? Phật nói: vi trần tức chẳng phải vi trần, thì gọi là vi trần. Thế Tôn! Như Lai nói tam thiên đại thiên thế giới tức chẳng phải thế giới, thì gọi là thế giới. Là vì sao? Nếu thế giới thật có thì ắt là một hợp tướng. Như Lai nói: một hợp tướng, tức chẳng phải một hợp tướng, thì gọi là một hợp tướng." "Tu Bồ Đề! Một hợp tướng đó ắt không thể nói, chỉ có người phàm phu tham chấp vào việc đó."

Phật Đà hỏi: "Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ nghiền nát tam thiên đại thiên thế giới thành vi trần, ý ông thế nào? Vi trần ấy có nhiều không?" Cái này mọi người đều có thể thấy rõ rồi, Phật hỏi Tu Bồ Đề dùng ba nghìn đại thiên thế giới nghiền nát thành bụi. Trước đây tôi đã từng giảng về tam thiên đại thiên thế giới rồi. Bây giờ chúng ta ở thế giới này gọi là tiểu thiên thế giới, ba nghìn tiểu thiên thế giới sẽ thành một trung thiên thế giới, ba nghìn trung thiên thế giới mới biến thành một đại thiên thế giới, ba nghìn đại thiên thế giới thì gọi là tam thiên đại thiên thế giới.

Bạn thấy tam thiên đại thiên thế giới đã rất lớn rồi, đếm không xuể rồi, lại còn nghiền nát thành vi trần, tam thiên đại thiên thế giới để biến thành bụi mịn PM2.5, ngay cả nhìn cũng không thấy bụi đó. Bụi xám còn có thể nhìn thấy được, còn bụi mịn PM2.5 thì có nhìn cũng không thấy. “Vi trần nhỏ như vậy có nhiều không?” Phật Đà hỏi Tu Bồ Đề.

Tu Bồ Đề đáp rằng rất nhiều. "Rất nhiều, thưa Thế Tôn! Là vì sao? Nếu những vi trần là thật có thì Phật ắt không nói là vi trần. Vì sao như thế? Phật nói: vi trần tức chẳng phải vi trần, thì gọi là vi trần.” Câu này Tu Bồ Đề trả lời là rất nhiều thưa Thế Tôn. Vì sao vậy? “Nếu vi trần là thực có thì Phật sẽ không nói là vi trần.” Nếu như có nhiều vi trần như vậy, Phật nói đó không phải là vi trần. Vì sao lại nói như vậy? Phật nói những vi trần này đều không phải là vi trần, vì muốn có thể nói như thế cho nên gọi là vi trần.

Thế này chắc là nghe không hiểu rõ lắm. Có người giảng nói rằng nhiều như vậy nhưng trong con mắt của Phật thì không có những vi trần ấy. Vì muốn nói là có nhiều vi trần như vậy nên đặt cho nó một cái tên, cái tên ấy chính là vi trần, ý nghĩa chính là như vậy. Phật nói đó không phải là vi trần, vì sao? Bởi vì Phật nói rất nhiều vi trần đều không phải là vi trần, vì để gọi cái thứ này cho nên Thế Tôn đặt cho nó cái tên gọi là vi trần.

“Thế Tôn! Như Lai nói tam thiên đại thiên thế giới tức chẳng phải thế giới, thì gọi là thế giới. Là vì sao?” Tam thiên đại thiên thế giới đều không phải là thế giới, cho nên mới gọi là thế giới. Vì sao vậy? “Nếu thế giới thật có thì ắt là một hợp tướng.” Trọng điểm nằm ở một hợp tướng. “Như Lai nói: một hợp tướng, tức chẳng phải một hợp tướng, thì gọi là một hợp tướng.” Một hợp tướng, cũng không phải là một hợp tướng, cho nên gọi là một hợp tướng. "Tu Bồ Đề! Một hợp tướng đó ắt không thể nói, chỉ có người phàm phu tham chấp vào việc đó.”

Cho nên bây giờ phải giải thích với mọi người thế nào gọi là một hợp tướng, cái gọi là một hợp tướng chính là tổ hợp. Bạn nói xem thế giới Ta Bà có bao nhiêu người? Rất nhiều rất nhiều, người của mỗi chủng tộc đều nhiều cực kì, có rất nhiều chủng tộc. Ví dụ Trung Quốc Đại Lục, tức là người Hán, Mãn là người đông bắc, Mông là người Mông Cổ, Hồi là người Tân Cương, Tạng là người Tây Tạng, Miêu là người dân tộc Miêu, Hán Mãn Mông Hồi Tạng Miêu, Trung Quốc có tồn tại những chủng tộc này, mỗi một chủng tộc đều có rất nhiều người. Như vậy có nhiều không? Nhiều chứ!

Bạn xem một thành phố Thượng Hải đã có 26 triệu người, một thành phố Trùng Khánh gần bằng dân số của cả Đài Loan, một thành phố mà dân số bằng một quốc gia, nhiều người như thế, rất là khủng! Dân số của Trung Quốc Đại Lục rất đông, dân số của Ấn Độ cũng rất nhiều, còn có rất nhiều quốc gia nữa dân số đều rất nhiều, không biết là có bao nhiêu người, thật sự! Có người da đen, có người da trắng, có người da vàng, chủ yếu còn có người da nâu, còn có người da xám, người chủng tộc màu sắc gì cũng có, rất nhiều!

Nhưng trong con mắt của Phật đều không phải là người, vì sao vậy? Bởi vì cái này đều là tổ hợp, một hợp tướng chính là tổ hợp. Thế nào là tổ hợp? Mỗi con người đều là đất nước lửa gió tổ hợp lại mà thành, đất nước lửa gió cộng thêm một chút linh khí tổ hợp lại, hoặc là biến chủng. Nói một cách rất đơn giản về biến chủng, bạn xem Covid-19 đều là biến chủng, vì sao? Cái này và cái kia tổ hợp lại sẽ thành biến chủng… Những virus này đều đã học Mật giáo. Rất nhiều Phật Bồ Tát của Mật giáo đều là biến chủng đó. Bạn xem Đại Uy Đức Kim Cang là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Diễm Ma Pháp Vương kết hợp lại mà thành, biến thành Đại Uy Đức Kim Cang, đó không phải là biến chủng sao?

Nói đơn cử con người chúng ta là được rồi. Bạn cũng là biến chủng đó, có người nào không phải là biến chủng? Đều là tổ hợp mà, bố bạn và mẹ bạn kết hợp lại, biến thành một con trùng có hình sợi và một con trùng có hình tròn, hai con kết hợp lại biến thành bạn. Phần tử cấu tạo ra bạn là cái gì? Cũng là một hợp tướng. Thế nào là một hợp tướng? Đất nước lửa gió chính là một hợp tướng. Ở đây duyên tập hợp lại, rồi nó cũng sẽ tan. Bạn đừng nói chỉ có con người là biến chủng, tất cả chúng sinh bao gồm loài bay trên trời, loài bò dưới đất, loài bơi trong nước, toàn bộ đều là biến chủng, đất nước lửa gió toàn bộ địa cầu cũng là biến chủng.

Mọi ngôi sao đều là biến chủng, mọi tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, đại thiên thế giới, toàn bộ đều là biến chủng, đều là một hợp tướng. Toàn bộ đều là tổ hợp, đó gọi là một hợp tướng. Như vậy mọi người đã hiểu một hợp tướng chưa? Vì thế đừng nói rằng sinh vật chúng ta là một hợp tướng, mọi cái bàn cũng là một hợp tướng, cái table (bàn), chair (ghế) mà bạn nhìn thấy là một hợp tướng. Bàn này là từ đâu biến chủng ra? Đó là được làm từ gỗ, tạo khúc gỗ thành một hình dạng, sau đó thì ngăn kéo đi với ngăn kéo, mặt bàn đi với mặt bàn, thế rồi còn phải thêm mấy cái đinh hoặc bên trong còn có vài miếng thép nữa, kết hợp chúng lại thành một cái bàn, đó là một hợp tướng.

Cái bàn là một hợp tướng, cái ghế cũng là một hợp tướng, cái gì cũng đều là một hợp tướng. Đó là những khoáng chất lấy từ lòng đất, khi kết hợp lại sẽ trở thành một chiếc lư hương, đều là một hợp tướng. Lư Sư Tôn có thứ này rất đắt (mặt dây chuyền), bằng vàng, có đá quý ngọc bích hồng ngọc, còn có rất nhiều viên kim cương nhỏ ở bên trong nữa, được nhà thiết kế tổ hợp lại, đây là cái gì? Một hợp tướng. Cái này giống như một mandala, ở chính giữa viên ngọc bích hồng ngọc này có một vị Bổn tôn ở đây, còn những cái khác là quyến thuộc của ngài, đây chính là phạm vi của ngài, là một thế giới của ngài, đây chính là một hợp tướng.

Nói ngẫu nhiên bất kì một thứ gì đều là một hợp tướng. Giống như cái gương này là pha lê, bên trong phủ lên một lớp ánh sáng bạc thì sẽ trở thành cái gương, có thể soi thấy con người. Pha lê không soi được con người, nhưng nếu quét lên nó một lớp sơn phản xạ, thêm vào cái khung này để có thể xoay tròn, thêm một cái giá đỡ, cái gương này là một hợp tướng, bất kì thứ gì cũng đều là một hợp tướng, bao gồm cả máy ghi hình, toàn bộ đều là như nhau, là nhựa, sắt thép hoặc sắt thanh, công nghiệp khai khoáng, nhựa, giấy dán, thứ gì kết hợp lại, còn có chiếc gương pha lê trước mặt nữa, những sợi dây điện bằng nhựa ở bên trong, toàn bộ đều là một hợp tướng, không có thứ gì không phải là một hợp tướng.

Trong con mắt của Phật, một hợp tướng là Không, một hợp tướng không phải là một hợp tướng, miễn cưỡng gọi nó là một hợp tướng. Con người chúng ta một hợp tướng mới là nhiều đó! Bạn xem con người chúng ta có tóc, có mắt, có mũi, có miệng, có răng, có tai, toàn bộ đều là tổ hợp, ngũ quan toàn bộ đều là tổ hợp, đây chính là một hợp tướng. Tách ra thì không phải đâu! Tôi nói với mọi người, chỉ cần bạn tách cái đầu ra thì không còn con người nữa, mắt trả về với mắt, không nhìn thấy; tai trả về với tai, không nghe thấy; mũi trả về với mũi, không hít được không khí. Bạn nói xem, lấy răng ra thì còn có thể ăn được không? Không thể ăn, bạn cần có một hợp tướng mới có thể có tác dụng, tách ra thì đều không còn tác dụng nữa.

Vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni nói lí lẽ về một hợp tướng, toàn bộ đều là một hợp tướng, tách ra là hết. Con người chết đi, tức là tách ra rồi. Tôi nói với mọi người, khi còn sống cũng không phải là bạn. Mọi người cho rằng tôi là tôi, Phật nói bạn không phải là bạn, tôi không phải là tôi, họ không phải là họ. Vì sao? Bạn cho rằng bạn ở đây có thể kiểm soát chính mình à? Wrong! (Sai!) Tôi nói cho bạn biết, không thể kiểm soát! Mắt tôi muốn nhìn, nhưng tuổi cao rồi, mắt bạn nhìn cũng không rõ ràng. Mắt mờ, tóc bạc, răng long, là của bạn sao?

Răng bạn muốn nhai vật cứng thì không nhai được, răng cũng chưa chắc là của bạn, nó rụng đi thì không phải là của bạn nữa, phải lắp răng giả. Mắt cũng không phải của bạn, bạn có thể kiểm soát không? Bạn muốn nhìn xa, nhưng nhìn gần bạn còn không nhìn được. Lư Sư Tôn đọc chữ trên báo đều nhìn được, chữ trên tờ báo rất nhỏ nhưng Lư Sư Tôn vẫn nhìn được. Người có đeo kính, bỏ kính ra xem xem bạn có nhìn được không? Mắt là của bạn sao? Không phải của bạn. Tai cũng không phải của bạn, miệng cũng không phải của bạn, răng cũng không phải của bạn.

Mấy hôm trước, Lư Sư Tôn bị đau lưng, bây giờ cái miếng đỡ ở đây đã bỏ ra rồi. Bạn bảo lưng không đau thì nó sẽ không đau sao? Nó vẫn đau. “Lưng là của tôi, tôi có thể ra lệnh cho nó không đau!” Làm gì có chuyện bạn ra mệnh lệnh chứ! Mệnh lệnh của bạn vô tác dụng, cái lưng cũng không phải của bạn. Khi bạn già đi thì sẽ bắt đầu hỏng từ chân, đầu gối bạn đau, nếu đã là của bạn thì bạn hãy bảo nó không đau đi, nhưng nó vẫn đau, bạn phải đi chữa, đi xử lí. “Om suri suri mahasuri…” Cái dụng cụ này của bạn hỏng rồi thì phải đi xử lí sửa chữa. Bạn chẳng qua là một thứ tổ hợp mà thôi, đừng cho rằng đều là của bạn.

Chính là Phần thứ 30: Lí lẽ về một hợp tướng mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Một thứ tổ hợp khi phân tán rồi thì không còn gì nữa. Trái đất cũng như thế, hễ phân tán ra thì trái đất không còn nữa. Ba nghìn đại thiên thế giới hễ phân tán ra thì đều không còn. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Tu Bồ Đề! Một hợp tướng đó, kì thực không thể nói, vốn dĩ là một việc không thể nói, nhưng con người phàm phu tham chấp vào việc này.” Con người là có tham niệm. Ý của Phật Đà là nói rằng con người đừng có tham niệm, bởi vì thân thể đều không phải là của bạn, bạn tham cái gì mà tham?

Tôi thấy ở đây “Quyên góp 750.000 đô”, trong lòng có chút không nỡ, nhưng không thể tham 750.000 đô này là của tôi, kì thực cũng không phải là của tôi. Bởi vì tôi không dùng đến 750.000 đô này. You just buy the gas, just buy a water, no use the money. (Ông chỉ mua xăng, mua nước, không cần nhiều tiền.) Vậy thì bố thí cho người khác có sao đâu! Cho nên bạn nghĩ một chút sẽ nghĩ thông thôi. Cái gì là của bạn? Bạn cho rằng những thứ mà Sư Tôn đeo đi ra ngoài, đây đương nhiên là của Lư Sư Tôn rồi. Cái này là của Lư Sư Tôn, cũng không phải của Sư Mẫu, bởi vì cái này là một đệ tử tặng cho tôi. Người ta tặng cho tôi đồ tốt như vậy, đó là của tôi sao? Đây là cho bạn mượn để ngây ra nhìn mấy chục năm thôi!

Bạn xem, cuối cùng tôi đã nghĩ thông rồi, để vào trong két an toàn của ngân hàng, hoàn toàn không lấy ra, có một ngày bạn tứ đại phân tán, thì đó còn là của bạn không? Không có! Ở trong két an toàn của ngân hàng, nó là của ai? Ai lấy được chứ cũng không phải của bạn, chỉ là tạm thời. Nghĩ thông rồi thì lấy ra đeo, nghĩ thông rồi thì để cho mình sướng một chút, đúng không? Để cho bạn sướng một lúc, sau đó thì không phải là của bạn nữa. Bạn cho rằng vợ là của bạn sao? Tôi nói cho bạn biết, không phải của bạn. Mọi người cho rằng cô vợ xinh đẹp kia là của tôi, không phải của bạn. Có một ngày bạn chết đi, cô ấy vẫn còn trẻ, cô ấy còn muốn lấy người khác nữa, trên đời này không có gì vĩnh viễn.

Hãy nhớ điều Phật Thích Ca Mâu Ni nói “chỉ có người phàm phu tham chấp vào việc đó”. Người chưa hiểu đạo lí của kinh Kim Cang đều cho rằng là của mình. Tôi mới không cho rằng cái mặt dây chuyện này là của tôi, cũng không cho rằng cái đồng hồ có khắc tên tôi ở trên tay là của tôi. Đồng hồ khắc tên chắc chắn là của tôi, cái đồng hồ Rolex này cũng có khắc tên Thắng Ngạn của tôi, bỏ cái tên Rolex đi, dùng vàng dán lên, trên đó khắc chữ kí của tôi, đây là đồng hồ Rolex nhãn hiệu Thắng Ngạn, hai chữ Thắng Ngạn này to như vậy, Thắng Ngạn đây là cái dây đeo của tôi.

Hãy nhớ, đợi đến khi tôi bị đưa đi thiêu, những thứ này cũng thiêu luôn, thiêu không được, chúng vẫn còn đó. Bạn đều biến thành tro rồi, còn thứ này (đồng hồ) thì không thiêu được, dù có khắc tên của bạn lên thì cũng không phải là của bạn, cho bạn mượn để nhìn mấy chục năm thôi! Chỉ là ngây ra nhìn mà thôi. Tiền cũng không phải của bạn, nhà cũng không phải của bạn, xe cũng không phải của bạn, đều là một hợp tướng. Nhà cửa là một hợp tướng, xe cộ là một hợp tướng, bạn là một hợp tướng. Cả địa cầu là một hợp tướng, toàn bộ tam thiên đại thiên thế giới đều là một hợp tướng! Chỉ là con người phàm phu không hiểu đạo lí một hợp tướng, cho rằng đều là của họ, không có chuyện này!

Cho nên bạn xem cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, họ đều cho rằng “Tôi chiếm lĩnh thành phố của anh”, họ cho rằng chiếm lĩnh được thì là của họ, trong con mắt của chúng ta thấy thì đúng là trò chơi, trong cái nhìn của chúng ta thì căn bản là họ đang chơi trò chơi, play game, những người này đang chơi trò chơi. “Tham chấp việc ấy”, phàm phu đó! Đều là những kẻ đần độn! Toàn là những kẻ đần độn ngu si, không có trí tuệ, không có trí huệ của Như Lai. Trí huệ của Như Lai rõ ràng nói với bạn rằng toàn bộ đều là một hợp tướng, nhưng bạn vẫn cứ không tin. Bạn vẫn cứ tin cái hợp tướng này, còn tin cái gì là của bạn nữa? Thế nên mới ngu!

Bạn xem Hán Vũ Đế, Tần Thủy Hoàng, làm hoàng đế rất thoải mái thế là muốn trường sinh bất lão. Hán Vũ Đế còn luyện đơn, Tần Thủy Hoàng cũng kêu Từ Phúc đi ra ngoài biển tìm tiên đơn, mang theo ba nghìn đồng nam, ba nghìn đồng nữ, kết quả là họ đi ra biển kết đôi với nhau. Tần Thủy Hoàng muốn làm hoàng đế vĩnh viễn, Hán Vũ Đế cũng muốn giành nhiều công lao hiển hách, sau khi đã chiếm lĩnh rất nhiều đất đai, trở thành hoàng đế vĩ đại nhất của triều Hán là Hán Vũ Đế, ông ấy còn muốn làm thần tiên, vĩnh viễn không chết, kết quả là không biết đã chết bao nhiêu năm rồi. Ông ta cũng đã uống đơn do đạo sĩ luyện, muốn trường sinh bất lão. Chết rồi! Phật Thích Ca Mâu Ni nói đều là hợp tướng! “Tham chấp việc ấy”, đều là tham.

Cho nên người tu hành dục vọng càng ít càng tốt, tốt nhất là con người cần sống đạm bạc, đừng tranh giành chiếm đoạt, phải hiểu đạo lí này. Bởi vì Phật Đà nói: “Chỉ có người phàm phu tham chấp vào việc đó.” Tham, vẫn là tham cái thứ một hợp tướng này. Vì sao người tu hành có thể tâm bình khí hòa, có thể thờ ơ với mọi thứ, có thể dễ dàng tịnh tâm lại? Là vì vô niệm! Bởi vì bạn không tham, đương nhiên có thể vô niệm.

Bạn còn nảy sinh tham niệm thì làm sao có thể vô niệm? Vô niệm, Chân Phật Kinh nói: “Lấy vô niệm làm chính giác Phật bảo.” Bạn không còn nảy sinh những suy nghĩ không tốt nữa, suy nghĩ của bạn đã hoàn toàn trống rỗng, lúc này bạn thành tựu rồi, Phật tính chân chính hiển phát. Phật Đà bảo chúng ta tu hành là như vậy, đầu tiên bạn hiểu đạo lí này, sau đó đi thực tiễn “không tham chấp”.

Vì sao Quỷ Bà phải nói là kiếp trước anh nợ tôi bao nhiêu tiền? Tiền của bạn phải đưa cho Quỷ Bà. Khi xưa bà ấy thấy Seattle của chúng ta rất nhiều người trúng xổ số, bà ấy còn kêu đồng môn mau đi mua xổ số, kết quả là dù một người cũng không trúng. Bà ấy thậm chí còn mua xổ số phân phát cho mọi người, hi vọng có thể trúng, kết quả là đều không trúng, tham chấp vào việc ấy đó! Đến một ngày bạn sẽ biết, thân thể còn không phải là của bạn thì bạn tham cái gì mà tham? Cho nên tôi nói với mọi người, hôm nay phải nghe cho rõ ràng đạo lí này của kinh Kim Cang, không được tham chấp vào một hợp tướng!

Phàm phu là tham một hợp tướng. Tham cái gì? Nhà cửa, xe cộ. Tham cái gì? Tham cái mặt dây chuyền này, vàng, kim cương, đá quý. Tham cái gì? Tham vẻ ngoài của bạn trông phải rất đẹp, muốn nó đẹp nhưng nó đẹp không nổi, và cứ thế càng ngày càng già, rồi đến lúc cũng tan tành vỡ vụn, lửa thiêu một cái rồi chẳng còn gì cả, hết sạch rồi! Khi ấy không thể tham được nữa… vẫn có thể, linh hồn kia vẫn tham, trung ấm vẫn còn tham. Vì thế con người phàm phu, nếu hiểu được đạo lí này, bạn sẽ không tham chấp, có thể hiển phát Phật tính của chính mình, ánh sáng tự mình tỏa sáng, ánh sáng vô cùng xán lạn tỏa sáng một mình. Om mani padme hum.

(Ngày 23/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Liên Hoa Đồng Tử Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 77.)

78. Phần thứ 31: Tri kiến chẳng sinh

(Bài giảng 78) Tri kiến chẳng sinh

Tôi đọc đoạn kinh văn một lượt.

"Tu Bồ Đề! Nếu có người nói: Phật nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến. Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Người đó có hiểu nghĩa ta nói không?" "Không hiểu, thưa Thế Tôn! Là người ấy không hiểu nghĩa Như Lai nói. Là vì sao? Thế Tôn nói: ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, tức chẳng phải ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, thì gọi là ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến." "Tu Bồ Đề! Người phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đối với tất cả các pháp, nên biết như vậy, nên thấy như vậy, nên tin hiểu như vậy, không sinh pháp tướng. Tu Bồ Đề! Pháp tướng đã nói đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp tướng, thì gọi là pháp tướng."

“Phần thứ 31: Tri kiến chẳng sinh”, kinh văn nói như vậy. Hôm qua chúng ta giảng toàn bộ vũ trụ đều là một hợp tướng, những gì nhìn thấy đều là một hợp tướng, phân tách ra thì không còn gì cả, cho nên câu này nói rằng, tất cả mọi tướng thật sự đều không phải là thực tướng. Tất cả mọi tướng đều không phải là thực tướng. “Tri kiến chẳng sinh”, tất cả mọi tướng mà bạn nhìn thấy đều không phải là thực tướng, mọi tướng không có tính chân thực, không có tự tính.

Như vậy mọi người gần như có thể lí giải được toàn bộ đoạn kinh văn. “Tri kiến chẳng sinh”, cái gì bạn nhìn thấy, cái gì bạn biết hoàn toàn là vô sinh, không có tính chân thực. Bạn biết cái gì, bạn nhìn thấy cái gì, đều không có tính chân thực, bởi vì toàn bộ vũ trụ đều là một hợp tướng, tiếp theo, những gì bạn nghe thấy đều không có tính chân thực.

Tôi hỏi mọi người một vấn đề, mỗi lần tôi làm Hộ Ma, chẳng phải là tôi cầm cái chổi lông chim công sao? Cầm cái này rồi tôi sẽ đưa qua đưa lại ba lần, đúng không? Bạn có thể đoán trúng Sư Tôn viết gì trên cái chổi này không? Miệng tôi đang niệm cái gì không? Nếu có thể đoán trúng, tôi sẽ tặng cho bạn cái nhẫn vàng này, đây là nhẫn vàng, có đá quý, bên cạnh còn có kim cương lóng lánh nữa, tôi sẽ lập tức tặng bạn, tôi tuyệt đối không hối hận! Bạn có biết tôi cầm cái chổi này rồi niệm cái gì không? Tôi đang niệm cái gì? Nói sai một chữ cũng không được.

(Đệ tử sôi nổi trả lời.) Niệm 3 biến “Om ah hum” à, còn gì nữa không? Hum hum hum à, ram yam kham à, thôi không bán nữa, cái này tôi giữ lại đeo, bởi vì tôi đảm bảo các bạn không biết. (Đệ tử lại trả lời). Bốn chữ “trả về hư không” à? Tôi lắc một lần, hai lần, ba lần đều tăng thêm chữ đó. Được rồi! Tôi thấy mọi người không đoán được nên tôi mới dám nói như vậy, bởi vì thật sự cái mặt dây đeo này thật sự quá đắt, đưa cái này ra thì ai cũng đều giơ tay. Cái nhẫn này thì còn được một chút, nhưng cũng rất đắt, bạn xem xung quanh toàn là kim cương thật đó, ở giữa là đá quý thật, được làm bằng vàng, đây là nhẫn vàng, rất đẹp, đương nhiên không thể cho các bạn được. [Đùa]

Tôi nói thật đó, tôi không lừa người ta đâu. Cái chổi lông chim công này cầm lên, câu đầu tiên tôi niệm là “thanh tịnh”, câu tứ hai là “tự tính thanh tịnh”, câu thứ ba là “tất cả tự tính thanh tịnh”, thanh tịnh, tự tính thanh tịnh, tất cả tự tính thanh tịnh, chính là ba câu đó. Tôi làm Hộ Ma là để thanh tịnh, đó không chỉ là Hộ Ma thanh tịnh mà còn phải khiến cho tự tính của mình, Phật tính của mình thanh tịnh, biến tất cả ô uế thành Phật tính của chính mình thanh tịnh. Câu thứ ba “tất cả tự tính thanh tịnh” bao gồm tất cả chúng sinh các bạn, tất cả Phật tính đều thanh tịnh. Tôi nói ba câu đó.

Tôi nói để mọi người biết, tất cả mọi thứ đều là một hợp tướng, phân tách ra thì căn bản không có tự tính, tất cả đều không có, đều là vô tự tính, trên thực tế không có cái gì chân thực, đều không có. Tối hôm qua tôi nói, con mắt tách khỏi thân thể bạn thì nó không nhìn được nữa. Tai tách khỏi thân thể bạn thì nó không nghe được nữa. Răng tách khỏi thân thể bạn thì nó không thể ăn được nữa, tổ hợp lại thì mới có tác dụng, phân tách ra thì đều không có. Thế thì khi toàn bộ đều phân tách ra, còn lại cái gì? Cái còn lại chính là Phật tính. Loại bỏ hết, phân tách ra, bạn có thể nghĩ như vậy thì bạn sẽ thanh tịnh, nghĩ như vậy thì sẽ thanh tịnh, phải phân tách ra để nghĩ.

Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Phật nói ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến. Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Người đó có hiểu nghĩa ta nói không?” Không, không phải là nói như vậy thưa Thế Tôn. Người này không hiểu nghĩa Như Lai nói. Phật không nói như vậy, ý nghĩa không nằm ở đây, vì sao? “Thế Tôn nói: ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến”, đều không phải. Nhưng con người phàm phu lại xác thực là có ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến, cho nên mới nói là ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, thọ giả kiến.

"Tu Bồ Đề! Người phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, đối với tất cả các pháp…” Nếu bạn là người hiểu phát tâm bồ đề, trong tất cả các pháp, trong tất cả mọi thứ, “nên biết như vậy, nên thấy như vậy, nên tin hiểu như vậy”, bạn có thể biết, bạn cũng có thể thấy, phải tin theo như vậy và giải thích như vậy. “Không sinh pháp tướng”, thật sự là không có, cái gì cũng đều là không. “Tu Bồ Đề! Pháp tướng đã nói đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp tướng, thì gọi là pháp tướng.” Pháp tướng đã nói đó, cái gì là pháp tướng đây? Tất cả những gì nhìn thấy trong vũ trụ, những gì biết được, kì thực Như Lai nói “chẳng phải pháp tướng”, đều không phải là tính chân thực. “Thì gọi là pháp tướng” con người phàm phu cho rằng là có, cho nên mới gọi là pháp tướng.

Cả đoạn kinh văn này tôi đều giảng với mọi người rồi. Nói cách khác là, bất kì thứ gì trong vũ trụ cũng đều là một hợp tướng, những gì phàm phu nhìn thấy toàn bộ đều là một hợp tướng, những gì Phật Đà nhìn thấy kì thực là cái gì cũng không có, bởi vì cái chân thực duy nhất chính là Phật tính. Tôi đã nói về “thanh tịnh”, bạn thanh tịnh rồi thì chính là Phật tính, cho nên trong Cao Vương Kinh có Thanh Tịnh Phật. Khi thầy Thubten Daerji qua đời đã niệm hai chữ “thanh tịnh”.

Thượng sư Thubten Daerji chỉ niệm hai chữ “thanh tịnh”; “tự tính thanh tịnh” - bạn thanh tịnh rồi, Phật tính của chính bạn sẽ hiển hiện, thì gọi là tự tính thanh tịnh. Bạn thanh tịnh rồi, Phật tính của chính bạn đã hiển hiện rồi thì gọi là tự tính thanh tịnh; “Tất cả tự tính thanh tịnh” - tất cả mọi chúng sinh, tự tính của họ toàn bộ đều thanh tịnh. Vì thế mọi pháp mà chúng ta tu bây giờ, pháp cũng là giả, nhưng bạn tu pháp rồi thì bạn mới có thể thanh tịnh. Trong Đạo Quả nói, bạn có thể thanh tịnh được mấy phần? Thanh tịnh đến mười ba phần thì là Phật ở địa thứ mười ba, thanh tịnh đến mười sáu phần thì là Bản Sơ Phật (A Đạt Nhĩ Mã Phật), đó là dùng sự thanh tịnh để đại diện.

Bồ Tát cũng là thanh tịnh, thanh tịnh một phần thì là Hoan hỉ địa, thanh tịnh bảy phần thì là Tốc hành địa, thanh tịnh tám phần thì là Bất động địa. Thanh tịnh được mười địa thì gọi là Pháp vân địa, chính là Pháp vân địa. Thanh tịnh được mười một địa thì chính là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát ở địa thứ mười một. Vì thế dùng sự thanh tịnh để phân biệt, bây giờ chúng ta đang tu pháp chính là thanh tịnh bản thân, bạn thanh tịnh mấy phần, thanh tịnh bao nhiêu? Trong Đạo Quả phân biệt như vậy, chính là nói về thanh tịnh.

Cho nên, vì bạn đã là Bồ Tát, phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, tất cả pháp nên biết như vậy, thấy như vậy, tin theo như vậy, giải thích như vậy, là pháp tướng chẳng sinh. Những gì bạn nhìn thấy đều không có, đều không phải là thực tướng. Duy có Phật tính, duy có bạn thanh tịnh rồi, đến cuối cùng Phật tính của bạn hiển hiện rồi, cái đó mới là chân thực, những cái khác không có thứ gì là chân thực. Đoạn kinh văn này nói như vậy, đoạn này người khác có lẽ không giảng như thế này, Sư Tôn mới giảng như thế này.

Tiếp theo là giảng đoạn cuối cùng của kinh Kim Cang, Phần thứ 32: Ứng hóa không phải thật, tất cả mọi ứng hóa đều không phải là thật. Tôi nói với mọi người, Tây phương Cực Lạc thế giới cũng là ứng hóa, mọi Phật quốc tịnh thổ toàn bộ đều là ứng hóa mà ra, nhưng đã đến nơi đó rồi thì là cõi bất thối chuyển. Cõi bất thối chuyển tức là bạn đã đến Tây phương Cực Lạc thế giới rồi thì bạn sẽ không thối chuyển nữa, sẽ không trở lại lục đạo chúng sinh để mà luân hồi nữa, cho nên tôi hi vọng mọi người đều có thể đến được Tây phương Cực Lạc thế giới, bởi vì đó là cõi bất thối chuyển, sẽ không thối chuyển nữa.

Ở nơi đó có pháp thanh tịnh, ba mươi bảy đạo phẩm chính là pháp thanh tịnh. Ba mươi bảy đạo phẩm đều là pháp thanh tịnh, tu A La Hán là giới định huệ, bạn tu Bồ Tát chính là bát chính đạo, lục độ, bạn đạt thành tựu Phật chính là thập địa viên mãn, thập địa Bồ Tát viên mãn chính là Hậu Bổ Phật, đến địa mười một bạn thành Phật rồi, đó đều dùng sự thanh tịnh để phân biệt. Ba mươi bảy đạo phẩm, cái này rất nhiều người đều biết. Tứ thánh đế, bát chính đạo… bắt đầu từ tứ niệm xứ, như vậy tổng cộng có ba mươi bảy đạo phẩm, thuộc về Phật giáo đại thừa. Tiểu thừa là giới định huệ, Đại thừa là ba mươi bảy đạo phẩm. Đến Tây phương Cực Lạc thế giới rồi, bạn lại tu ba mươi bảy đạo phẩm này thì rất dễ dàng.

Sau này đến Tây phương Cực Lạc thế giới rồi, bạn chỉ cần tu ba mươi bảy đạo phẩm, ai nấy thành Phật, đó là thế giới mà A Di Đà Phật ứng hóa ra. Quan Thế Âm Bồ Tát cũng có Viên Thông Thế Giới, Địa Tạng Vương Bồ Tát có Thúy Vi Thế Giới, Đại Bồ Tát đều có Phật quốc tịnh thổ của riêng mình, ví dụ như Dược Sư Lưu Li Quang Phật có Lưu Li Thế Giới, Chân Phật Tông chúng ta có Chân Phật Thế Giới, chính là như vậy, đều là ứng hóa mà ra. Nhưng đến nơi đó rồi, bạn lại tu ba mươi bảy đạo phẩm, thành tựu rồi, bạn người người thành Phật, cho nên duy nhất là phải thành tựu Phật pháp, có thể thành tựu Phật tính quang minh thì nhất định phải thanh tịnh, dùng sự thanh tịnh để phân biệt xem bạn đã đến được Bồ Tát địa nào, là như vậy đó. Om mani padme hum.

(Ngày 24/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Tôn Thắng Phật Mẫu tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 78.)

79. Phần thứ 32: Ứng hóa không phải thật

(Bài giảng 79) Ứng hóa không phải thật

Chúng ta giảng kinh Kim Cang đoạn cuối cùng.

Phần thứ 32: Ứng hóa không phải thật. Hôm nay kinh Kim Cang phần thứ 32 này, mọi người đều đọc hiểu được, kì thực không cần phải giảng đã kết thúc rồi. Đã xuất hiện hai dải cầu vồng, vừa đúng lúc Chân Phật Bát Nhã Tạng lại tuyên truyền cuốn sách “Như mộng như huyễn”, đó chính là phẩm thứ 32 rồi. “Ứng hóa không phải thật”! Thế nào gọi là ứng hóa không phải thật? Tất cả những gì ứng hóa ra đều không phải là chân thực, cho nên trong kinh Kim Cang có nhắc đến, mọi người có nghĩ ra không, Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp, ngài nói ngài không có thuyết pháp. Bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni là ứng hóa thân, không phải là thật, ngài là ứng thân Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại thế giới Ta Bà là ứng thân Phật, không phải là thật, cho nên đương nhiên là ngài không có thuyết pháp.

Hôm nay nếu bạn nói “Lư Sư Tôn có thuyết pháp”, xem ra hình như là thật sự có thuyết pháp, kì thực cũng không có thuyết pháp, bởi vì tôi là ứng hóa thân, bạn cũng là ứng hóa thân, bởi vì ứng hóa thân đều là giả, căn bản chính là không có thuyết pháp. Pháp vốn dĩ cũng là giả, giống như pháp của Mật giáo đó là người ta soạn ra, mọi pháp nào là tiền hành, chính hành, hậu hành, toàn bộ đều là con người soạn ra, Mật pháp đều là con người soạn ra, đó chỉ là một công cụ.

Giống như chúng ta tu Tứ gia hành, tu Bổn tôn, tu Nội pháp, tu Vô thượng mật, cái này là thứ tự, một thứ tự của Mật pháp. Ví dụ Sự bộ, Hành bộ, Du già bộ, Vô thượng bộ của Mật pháp cũng là một thứ tự, cái này là ai làm ra? Là con người soạn ra, đó chỉ là một công cụ, một công cụ tu hành, pháp cũng là giả. Cho nên trong kinh Kim Cang có nói rằng pháp này cũng không phải là thật, huống hồ không phải là pháp, đó càng không phải là thật.

Phật nói rằng “ứng hóa không phải thật”, tôi nói với bạn nhé, trái đất cũng là giả, hệ mặt trời cũng là giả, ba nghìn đại thiên thế giới toàn bộ đều là giả, không có thứ chân thực, đây gọi là Phần thứ 32: Ứng hóa không phải thật. Bạn cho rằng là thật, giống như hôm nay hiển hiện hai dải cầu vồng, chúng ta biết rằng cầu vồng đương nhiên là giả rồi, nhìn trông có vẻ giống như thật, không sai, trông thì đúng là thật, kì thực là giả. Con người chúng ta cũng như vậy, trông thì là thật, kì thực cũng là giả.

Toàn bộ trái đất trông thì là thật, kì thực nó là một hợp tướng (đất nước lửa gió, có một ngày trái đất nổ tung, vỡ ra, còn có trái đất không? Không có! Toàn bộ hệ mặt trời đều nổ tung, còn có hệ mặt trời không? Không có! Con người thì sao, càng không có! Chúng ta học địa lí, hoặc là học lịch sử đều biết, Trung Quốc có năm nghìn năm lịch sử, chúng ta nói về Trung Quốc là được rồi, có năm nghìn năm lịch sử, vậy sáu nghìn năm trước, một vạn năm trước, hai vạn năm trước thì sao? Không có Trung Quốc ư? Đương nhiên không có rồi!

Trong thế giới khủng long, chúng ta nói về thế giới khủng long là được rồi, khủng long cũng là ứng hóa, chúng ta biết có khủng long, bởi vì có dấu tích xương của khủng long, chúng ta nghiên cứu biết rằng có cái thứ gọi là khủng long. Nhưng mà khủng long cũng không còn, bây giờ bạn đi tìm khủng long ở đâu? Có rồi, Seattle Lôi Tạng Tự chúng ta có khủng long. Trước đây có Khủng Long sư huynh, ông ta mặc bộ đồ khủng long lên người, kịch trường khủng long, chúng ta còn có kịch trường khủng long đúng không? Chúng ta biết đó là giả, đó là con người cải trang mà thành. Cho nên trước đây có, bây giờ không có. Bạn có biết không? Nhân loại chúng ta bây giờ có, sau này còn có không? Nói không chừng tương lai cũng không có nhân loại nữa, cũng là giả.

Trong lịch sử có rất nhiều ví dụ, trước kia có khủng long, bây giờ không có; trước kia có nhân loại, sau này còn có không? Không có! Tôi nói với bạn một khi bom hạt nhân kia ném ra, nếu nói tương lai thật sự đánh nhau bằng bom hạt nhân, đánh tới cuối cùng thì trái đất cũng đều nứt vỡ ra, trái đất vỡ ra, con người sống ở đâu chứ? Toàn bộ nhân loại đều không còn, về sau con cháu đời sau chúng sẽ nói trong quá khứ có một trái đất, trên trái đất có con người, con người trông hình dáng thế nào, bây giờ đã không còn rồi. Đó không phải là ứng hóa sao?

Tôi đọc toàn bộ kinh văn, phần “Ứng hóa không phải thật”, mọi thứ ứng hóa ra đều không phải là thật, không chỉ có mỗi cầu vồng không phải là thật.

"Tu Bồ Đề! Nếu có người dùng thất bảo đầy khắp vô lượng a-tăng-kỳ thế giới để bố thí, nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm bồ đề, trì bản kinh này cho dù chỉ bốn câu kệ, thọ trì đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết rộng rãi, thì phúc của người này còn hơn cả người cúng dường kia. Thế nào gọi là người diễn thuyết? Không giữ vào tướng, như như bất động. Là vì sao? Tất cả pháp hữu vi. Như mộng huyễn bào ảnh. Như sương cũng như điện. Nên quán thấy như vậy. Phật nói kinh đã xong, trưởng lão Tu Bồ Đề và các tì kheo, tì kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, tất cả thế giới, Trời, Người, Atula nghe điều Phật nói đều vô cùng hoan hỉ, tín thọ phụng hành.”

Giảng xong rồi, tín thọ phụng hành.

Ở đây nói “thất bảo đầy khắp vô lượng a-tăng-kỳ thế giới”, ở đây nói về thời gian, nếu có người dùng thất bảo đầy khắp vô lượng a-tăng-kỳ thế giới, cái gọi là a-tăng-kỳ chữ này đọc là “kỳ” nhỉ, a-tăng-kỳ thế giới, tôi thường viết chữ này thành chữ “chỉ” trong từ “chỉ có”, vì thế tôi đọc là “chỉ”, các bạn đọc là “kỳ”. Cái này đại diện cho thời gian. Ý của nó là nói rằng vô lượng a-tăng-kỳ, nghĩa là thời gian rất dài rất dài, chúng ta gọi là ba đại a-tăng-kỳ. Chữ “chỉ” cũng được, ông ấy đi tra điện thoại, nói là chữ “chỉ” cũng được. Khi tôi viết sách tôi dùng chữ này, lấy chữ “chỉ” để dùng, “chỉ” trong từ “chỉ là”.

Ba đại a-tăng-kỳ chính là vô cùng tận, thời gian rất dài rất dài. Sau đó lại thêm một cái “thế giới”, không gian rất dài rất dài, thế giới tương đương với không gian. Thời gian và không gian đều vô cùng dài, dùng thất bảo để bố thí, thứ quý giá nhất ở nhân gian là thất bảo, nói chung là kim cương, vàng, những thứ kiểu vậy, xà cừ, những thất bảo đó, mang những kim loại quý này đi làm từ thiện, dùng để bố thí, đương nhiên phúc đức này là rất lớn.

Nhưng “nếu có thiện nam, thiện nữ phát tâm bồ đề”, có một số thiện nam thiện nữ, người phát tâm bồ đề chính là thiện nam thiện nữ đó! “Trì bản kinh này”, họ chỉ cần trì kinh điển này, “cho dù chỉ bốn câu kệ”, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, có thể “thọ trì đọc tụng, vì người khác mà giảng thuyết rộng rãi, thì phúc của người này còn hơn cả người cúng dường kia”. Bạn có thể giảng kinh Kim Cang, bạn có thể trì vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, vì người khác mà giải thích, cũng tự mình thọ trì đọc tụng, thì phúc phần của người đó, phúc đức hơn cả người lấy thất bảo của vô lượng không gian, vô lượng thời gian ra để bố thí, thắng hơn!

Đây là pháp thí thắng tài thí. Pháp thí, không phải là nói các pháp sư đầu trọc của chúng ta ở đây đâu, là dùng pháp để bố thí, thì hơn cả dùng tài vật để bố thí, ý nghĩa chính là ở đây. Dùng Phật pháp này để bố thí thì hơn cả bố thí tài vật. Bạn lấy bốn câu kệ của kinh Kim Cang, thậm chí bạn trì tụng kinh Kim Cang, rồi bạn còn có thể thọ trì kinh Kim Cang, bạn tin tưởng vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, rồi còn đi thực tiễn điều này, thì phúc đức của bạn còn thắng hơn cả cái người bố thí trong vô lượng thời gian và không gian, ý nghĩa chính là ở đây. Vì sao lại như thế? Bởi vì bạn “không giữ vào tướng” nên có thể “như như bất động”.

Trên thế giới này cái thứ gì cũng động, chỉ có một thứ bất động, thứ gì bất động? Hư không bất động! Các bạn đi mua bất động sản, bất động sản tức là bất động, nhưng mà động đất thì làm sao mà bất động? Bất động sản mới là động sản, động sản mới là bất động sản. Động động, bất động, bất động, động động. Tôi nói với mọi người, trên thế giới làm gì có bất động sản gì, động đất một cái là không còn, dời núi lấp biển. Pháp thuật đôi khi có thể dời núi lấp biển, núi đều có thể chuyển dịch, khi có động đất thật sự, núi này sẽ chạy tới chỗ khác, vốn dĩ là văn phòng địa chính kia sẽ giúp tôi đo lường [đúng vị trí bất động sản], ngọn núi đó của tôi đã dịch chuyển đến chỗ khác, núi của tôi không còn nữa. Cả ngọn núi đều dịch chuyển rồi, làm gì có cái gì là bất động sản? Cái gì là như như bất động? Hư không chính là như như bất động. Mây cũng sẽ chạy tới chạy lui, gió cũng động, lửa cũng động, nước cũng chảy, cũng chuyển động, đất cũng động. Chỉ có hư không bất động, cho nên dùng tính Không để ví với Phật tính. Trong kinh Phật nói đến tính Không chính là Phật tính, Phật tính chính là tính Không. “Như như bất động. Là vì sao?” Thế nào gọi là như như bất động? Nguyên nhân gì đây? “Tất cả pháp hữu vi. Như mộng huyễn bào ảnh. Như sương cũng như điện. Nên quán thấy như vậy.”

Trong sách của tôi đã viết “như mộng như huyễn” đó, ở đây lại xuất hiện rồi. “Tất cả pháp hữu vi. Như mộng huyễn bào ảnh.” Thế nào là pháp hữu vi? Có pháp vô vi, pháp hữu vi. Pháp hữu vi tức là có hành vi, tất cả những gì bạn làm vì tiền, vì danh, vì sắc đều gọi là pháp hữu vi, nó sẽ trở thành không có. Bạn đừng thấy ở tỉ phú Bill Gates ở chỗ chúng tôi đây, bây giờ ở Mĩ có tỉ phú phát minh ra xe điện, ngoài ra còn có rất nhiều người có tiền, ví dụ tỉ phú Amazon, rất nhiều tỉ phú của Microsoft, những người này đều rất có tiền, những tỉ tỉ tỉ… kia, hết tỉ này tới tỉ nọ!

Nhưng tôi biết đó không phải là của họ, có một ngày họ sẽ già, họ biết tiền đó tuyệt đối không phải là của họ, tiền! Tiền tỉ của bạn có tác dụng gì? Thân thể bạn có bệnh, thế rồi bạn sẽ chôn ở đâu? Ví dụ như chúng ta thì sẽ rúc vào trong cái hộp vuông vuông đó ở trong Song Liên Cảnh Giới, cái hộp vuông vuông đó cũng không phải là của bạn, bạn hãy trốn ở trong cái hộp đó, buổi tối đi ra ngoài dọa người ta, chẳng dọa được ai đâu! Sư Tôn sẽ thu về, nếu bạn bị hồn ma đó dọa thì hãy tìm Lư Sư Tôn.

Bố vợ của con trai tôi sau khi chết, ông ấy theo Phật Kì và Sunny về Mĩ, buổi tối đi ra dọa người ta! Phật Kì và Sunny ngủ trên giường, ở giữa đột nhiên có thêm một người xuất hiện, Phật Kì nhìn thấy, trời ơi! Là bố của Sunny đó, ông ấy đang nằm ngủ giữa Sunny và Phật Kì, sau đó lại bay tới bay lui ở trong nhà, Phật Kì vội vàng chạy tới gọi tôi qua xem. Tôi đã nhìn thấy rồi: “Lại đây, ngoan đi nào, ông sống ở trong cái bình này.” Tôi kêu ông ấy ở trong cái bình, đậy ông ấy lại, từ đó ông ấy không ra ngoài nữa. Khi bố Sunny qua đời, bọn chúng mang một ít tro cốt từ Indonesia trở về, nên cố nhiên là ông ấy cũng đến nhà Phật Kì, đến nhà Phật Kì và Sunny rồi thì thường xuyên xuất hiện, dọa chúng sợ tới mức vội vàng chạy đi tìm tôi. Bị dọa như vậy thì bọn chúng mới đến tìm tôi, tìm tôi xem làm thế nào. Rất đơn giản thôi, đóng các cửa lại là ông ấy không chạy đi được. Tôi niệm chú triệu thỉnh thế là ông ấy đến, đưa tay tóm lấy rồi bỏ vào trong này không ra được nữa. Không thể ra ngoài dọa người, bảo chúng nó mỗi ngày chắp tay chào ông là được rồi.

Nói đến “tất cả pháp hữu vi”, tôi nói đến những tỉ phú đúng không? Ai vì tiền thì cuối cùng cũng là không, không có. Ai vì sắc thì tuổi già sức yếu, sắc cái gì mà sắc? Chẳng phải tôi đã nói rồi sao, cái cần cứng thì không cứng, đúng không? Vì thế sắc cũng là không, tiền cũng là không. Còn danh lại càng là không, danh cái gì? Có cái danh gì đáng lưu lại? Rất đơn giản, tôi nói với bạn, bạn đến châu Phi đi, tìm ngẫu nhiên một người của quốc gia nào đó mà hỏi: “Anh biết Khổng Tử là ai không?” Họ sẽ chẳng biết Khổng Tử là ai. Khổng Tử rất nổi tiếng đó, là Thánh nhân Khổng Tử của Trung Quốc.

Bạn đến châu Phi xa xôi hỏi xem Sư Tôn có nổi tiếng không? Ở một số quốc gia thì Lư Sư Tôn có một chút tiếng tăm, không chỉ là một vài quốc gia thôi đâu, đệ tử của tôi trên khắp thế giới đều có, đúng không? Nhưng bạn đến tháp Tokyo, bạn đứng ở dưới hỏi một người Nhật: “Anh có biết Lư Thắng Ngạn không?” Người Nhật sẽ nói với bạn: “Wakaranai”, tôi không biết người này. Bạn hỏi mười người xem, mười người này cho bạn hỏi, bạn hỏi mười người Nhật xem ai biết Lư Thắng Ngạn? Không có ai biết. Hỏi một trăm người cũng được, không có ai biết. Danh, căn bản là cứt chó! Bạn dẫm vào cứt chó còn biết kêu lên: “Đây là cứt chó!” Cứt chó còn có danh hơn bạn, bạn mang cái danh gì chứ, đúng không? Mọi người cho rằng mình rất nổi tiếng, Sư Tôn còn không có cái danh gì, bạn còn nói bạn có cái danh gì chứ?

Cho nên, “tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn bào ảnh”, chẳng qua chỉ là hiển hiện một lúc, trong một khoảng thời gian này nó hiện ra, sau đó thì không còn nữa. Tôi biết bố tôi tên là Lư Nhĩ Thuận, còn ông nội tôi là Lư Xương, ông cố tôi là Lư Đức Tiệp, hay, thế trên Lư Đức Tiệp thì sao, còn nhớ được không? Không nhớ được, bố tôi không nói với tôi, tôi chỉ biết từ Lư Đức Tiệp trở đi là không biết nữa. Sau này cháu tôi cũng như thế, có một ngày cháu chắt chút chít chụt chịt của bạn sẽ quên hết toàn bộ tổ tiên, bạn có cái danh gì? Không có danh.

Như Tổng thống của các nước, tôi hỏi mọi người, Tổng thống của châu Phi bạn biết được mấy người? Tôi hỏi bạn, ví dụ Tổng thống của nước Bờ Biển Ngà là ai? Có người nào biết? Tổng thống của đất nước Sư Tử là ai? Các bạn có biết không? Ai biết giơ tay, lập tức có thưởng! Tổng thống của nước Cộng Hòa Sierra Leone ở châu Phi là ai? Ai nói được lập tức có thưởng. Những thứ ở đây đều tặng cho người đó hết. Tổng thống của đất nước Sư Tử là ai? Mọi người không được xem điện thoại đâu đấy! Không có ai biết à! Tên gì? Đó là Tổng thống đó, Tổng thống là người nổi tiếng nhất một đất nước đúng không?

Đương nhiên bây giờ chúng ta biết Tổng thống của Ukraine là ai rồi, tin tức ngày nào cũng đưa, ngày xưa khi còn chưa có cuộc chiến tranh này, tôi hỏi bạn Tổng thống của Ukraine là ai, các bạn cũng không biết đâu, đúng không? Tổng thống à, những con người chúng ta ở đây đều không biết tên ông ấy là gì, trừ đất nước của ông ta ra, hoặc là những nước khác ở vùng phụ cận thì biết. Cộng Hòa Sierra Leone là tên của một quốc gia, cho nên bạn nghĩ thử xem cái danh có tác dụng gì?

“Như mộng huyễn bào ảnh”, thật sự là mộng huyễn, bong bóng, một lát sau là không còn nữa. “Như sương cũng như điện”, sương là những giọt sương của buổi sáng, mặt trời chiếu vào là không còn nữa. Điện, tức là tia chớp, lóe lên một cái rồi thôi. Mộng, tỉnh dậy là không còn nữa. Những bong bóng nước kia, vỡ rồi thì không còn nữa. Nên nghĩ như vậy, đối với toàn bộ thế giới vũ trụ nhân gian, “nên quán thấy như vậy”, cần suy nghĩ như vậy. Vào lúc đó bạn suy nghĩ như vậy thì tâm bạn mới dừng lại được, mới như như bất động. Thế nào là như như bất động? Nếu bạn suy nghĩ như vậy, “như mộng huyễn bào ảnh, như sương cũng như điện”, bạn nghĩ như vậy thì bạn có thể như như bất động. Đây là điều mà kinh Kim Cang dạy bạn.

Cuối cùng, sau khi Phật nói kinh này, “Phật nói kinh đã xong, trưởng lão Tu Bồ Đề và các tì kheo, tì kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di”, trưởng lão Tu Bồ Đề mọi người đều biết. Tì kheo và tì kheo ni mọi người đều biết, nam xuất gia gọi là tì kheo, nữ xuất gia gọi là tì kheo ni. Ưu bà tắc là nam chưa xuất gia, ưu bà di là nữ chưa xuất gia, đây chính là tứ chúng, trong Phật giáo gọi là tứ chúng.

“Tất cả thế giới”, tất cả con người thế gian, còn có Thiên nhân ở trên trời, chính là Thiên nhân của các cõi Dục giới thiên, Sắc giới thiên, Vô sắc giới thiên và Atula. Atula là một đạo khác, đạo Trời và đạo Atula. Đạo Atula thuộc hạng quỷ thần, họ tương đối thích đố kị và ghen tuông, những người này đều sẽ đến đạo Atula. Đạo Atula có một chút thần thông, nhưng vì họ còn có tập tính ghen tuông, còn có tập tính đố kị, còn có tập tính hiếu thắng ganh đua tồn tại, cho nên mới đến đạo Atula. Nghe được điều Phật giảng đều rất hoan hỉ, “tín thọ phụng hành”. Tiếp theo là kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.

Mười rưỡi rồi, thời gian cũng trôi qua rất nhanh, giảng xong rồi, giảng xong rồi thì nên làm thế nào? Giảng xong rồi thì không còn việc nữa, hát một bài hát để kết thúc nhé! Thật ra tôi hát điệu này không giống lắm, không giống với A Thủy ở Malaysia làm, ca từ là do tôi viết, anh ta viết nhạc, nhưng từ đầu tới cuối tôi đều không học được, thôi hát hai câu vậy: “Phật tính là biển, nhân gian là những con sóng, chúng ta trôi nổi ở trong đó, cuối cùng vẫn trở về với biển. Phật tính là biển, nhân gian là những con sóng, chúng ta trôi nổi ở trong đó, cuối cùng vẫn trở về với biển.” Om mani padme hum.

(Ngày 30/04/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì buổi đồng tu Dược Sư Phật Bổn tôn pháp tại Seattle Lôi Tạng Tự, và thuyết pháp khai thị Kinh Kim Cang - bài giảng 79.)

80. Lời kết

Hôm nay tại đây, tôi đã giảng xong kinh Kim Cang. Tôi cũng vừa nói, kinh Kim Cang là kinh điển trí huệ, có thể nói là trí huệ cao nhất, bởi vì nó trực tiếp dùng Phật tính để nói. Ngày xưa Thiền tông đến đời Ngũ tổ Hoằng Nhẫn thì đã dùng kinh Kim Cang để check (kiểm tra) xem bạn đã khai ngộ hay chưa. Cho nên khi Ngũ tổ Hoằng Nhẫn gọi Lục tổ đến phòng mình thì đã nói mấy điểm chính yếu quan trọng nhất trong kinh Kim Cang, ngài nói: “Đắc được cái này thì anh sẽ là vị tổ thứ sáu.”

Ngũ tổ truyền cho Lục tổ là dùng kinh Kim Cang, giải thích kinh Kim Cang, truyền bí mật cho Lục tổ. Hôm nay Sư Tôn đem những khẩu quyết trọng yếu nhất của kinh Kim Cang… bạn chú ý nghe điều Sư Tôn giảng, khẩu quyết quan trọng nhất đều đã giảng rồi. Người bình thường giảng kinh Kim Cang có khi không giảng như vậy đâu. Cho nên, Thượng sư Liên Từ, bà giảng có giống Sư Tôn giảng không? (Thượng sư Liên Từ: ban đầu Sư Tôn để cho đệ tử đọc bài giảng nghĩa của lão pháp sư Quả Hiền.) Không phải là Quả Hiền, là lão pháp sư Lạc Quả. Ở Đài Loan, Phổ Lí có một ngôi chùa là Phật Quang Tự, tôi ở đó nghe ông ấy giảng kinh Kim Cang. Nhưng ông ấy giảng có cách giảng nghĩa của ông ấy, tôi đã đưa cho Thượng sư Liên Từ xem để bà ấy giảng.

Nhưng lão pháp sư Lạc Quả giảng không giống tôi giảng. Tôi dựa vào trí huệ của tôi để giảng, dựa vào lí giải của tôi để giảng. Chúng ta không thể nói sư phụ của mình… Tôi đã quy y ba sư phụ Hiển giáo: người thứ nhất là Ấn Thuận đạo sư, người thứ hai là pháp sư Đạo An, người thứ ba là pháp sư Lạc Quả, tôi quy y ba sư phụ Hiển giáo. Nhưng chúng ta không thể nói rằng sư phụ không nói ra toàn bộ những yếu chỉ của kinh Kim Cang.

Thiền tông “một hoa nở năm cánh”, lão pháp sư Lạc Quả là truyền thừa của Tào Động tông, pháp sư Quả Hiền cạo đầu cho tôi là truyền thừa của Lâm Tế tông. Vì thế sau này thì Thiền tông là một hoa nở năm cánh, đến sau đời Lục tổ thì phân thành năm tông phái: một là Pháp Nhãn tông, một là Tào Động tông, một là Vi Ngưỡng tông, một là Lâm Tế tông, một là Vân Môn tông, một hoa nở năm cánh. Cho nên lão pháp sư Lạc Quả là truyền thừa của Tào Động tông của Thiền tông. Lão pháp sư Quả Hiền là Lâm Tế tông, tên của ông ấy là Lâm Tế Nghĩa Huyền.

Cho nên Sư Tôn truyền thừa nào cũng có, cũng có truyền thừa của Tịnh Độ tông, có truyền thừa của Tam Luân tông, có truyền thừa của Thiên Thai tông, có truyền thừa của Pháp Tướng tông, có truyền thừa của Luật tông, có truyền thừa của Mật tông, bạn muốn học cái gì bạn học tôi là có rồi! Hơn nữa bản thân Sư Tôn dùng lí giải của chính mình và những điều mà chính mình biết, những điều mà mình lĩnh ngộ được để giảng giải kinh Kim Cang, đó là điều người khác không bằng.

Nhưng chúng ta không thể nói: “Lão pháp sư Lạc Quả không giảng được, ông ấy chỉ giảng một cái có tính thông thường thôi.” Chúng ta không thể nói như vậy. Bởi vì chúng ta nhận định rằng sư phụ của chúng ta chỉ truyền những khẩu quyết quan trọng cho một vài người, bình thường ông ấy không công khai giảng cái này. Cho nên các bạn lĩnh ngộ được rồi, các bạn cũng không muốn nói ra, tôi thì đã nói ra rồi. Đúng thế! Ngũ tổ Hoằng Nhẫn đã giảng rất rõ ràng cho Lục tổ Huệ Năng, chính là như vậy.

Giảng thì giảng luôn ra, nhưng chúng ta không thể nói sư phụ của mình chỉ hiểu cái bề ngoài. No! Không thể nói như vậy. Mặc dù tôi từng nghe pháp sư Lạc Quả giảng kinh Kim Cang, nhưng điều mà lão pháp sư Lạc Quả đã nói về kinh Kim Cang, ông ấy chỉ nói với người bình thường. Ông ấy gọi mấy đệ tử bí mật lại, vào buổi tối giảng cho họ nghe, đó mới là khẩu quyết trọng yếu chân chính, ông ấy không truyền rộng rãi.

Tôi nói để mọi người biết, có hai nhân vật rất vĩ đại, trong lòng tôi vô cùng ngưỡng mộ. Họ không phải là tín đồ Phật giáo. Một người là Thánh Phương Tế ở thế kỉ 13 (không phải là Phương Tế Danh của bây giờ, Phương Tế Danh là giáo tông hiện tại). Đó là Thánh Phương Tế của Thiên Chúa giáo vào thế kỉ 13, cũng là được phong Thánh. Văn cầu thỉnh ngài có câu cuối cùng là: “Chỉ có hi sinh chính mình mới có thể đạt được cuộc sống vĩnh hằng.”

Ngoài ra, người thứ hai mà tôi kính phục là Thánh Teresa cũng của Thiên Chúa giáo. Tôi thường nói ngài nói một câu là: “Có thiên đường tôi không đi, tôi sẽ không đến thiên đường.” Vậy ngài đi đâu? “Tôi muốn ở cùng chỗ với những con người đau khổ nhất.” Đó là lời mà Thánh Teresa nói: “Có thiên đường tôi không đi, tôi muốn ở cùng chỗ với những con người đau khổ nhất, tôi muốn giúp đỡ những người đau khổ nhất.” Đó là lời của Thánh Teresa.

Tôi nói với mọi người, hai người này chính là vô ngã! Vô ngã chính là hi sinh bản thân, thành tựu chúng sinh. Vô ngã chính là bản thân không hưởng lạc mà ở cùng với những người đau khổ. Vô ngã tức là dành cho chúng sinh, không có chính mình. Om mani padme hum.

(Ngày 01/05/2022 Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn chủ trì đại pháp hội Hộ Ma Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tại Cầu Vồng Lôi Tạng Tự, và nói lời kết thúc khai thị Kinh Kim Cang.)

(Hết)

Mục lục