📕

Sự sư pháp ngũ thập tụng

image

Sự sư pháp ngũ thập tụng

🪷 50 quy tắc ứng xử giữa thầy và trò

Cuốn số: 699 Xuất bản năm: N/A Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

Mở đầu. Cấp độ giới luật và hỏi đáp

Do có người hỏi về vấn đề các cấp độ của giới luật cho nên hôm nay chúng ta sẽ nói về "Giới" một cách đơn giản. Đương nhiên giới luật của Phật giáo dựa vào Ngũ giới làm nền tảng cơ sở. Chúng ta đều hiểu Ngũ giới là: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu. Ngũ giới chính là giới luật cơ bản nhất của Phật giáo. Kì thực bản thân giới luật của Tiểu thừa cũng dựa vào Ngũ giới là chủ yếu nhất. Có giới của Tiểu thừa rồi thì sau đó mới đi vào đến giới của Đại thừa. Trên thực tế, giới bồ đề nên là cao nhất, trong đó bao gồm giới lục độ. Bình thường chúng ta vẫn nói đến lục độ, đây chính là giới lục độ, cũng chính là cần phải làm các công tác lục độ liên tục cho đến khi đạt được lục độ vạn hành. Lục độ vạn hành chính là tương đương với Bồ Tát Đại thừa. 🌟 Đi vào tu tập Mật tông thì cần giữ Sự sư pháp ngũ thập tụng. Sự sư pháp ngũ thập tụng trong Mật giáo được gọi là Sự giới… tức là cần phụng sự Thượng sư như thế nào, cần phụng sự Phật Bồ Tát như thế nào, những cái này thuộc về sự pháp. Lại tiến thêm một bước nữa thì chính là Mười bốn đại giới của Mật giáo, thuộc về Hành bộ, là đặc biệt nói về việc ngoài phụng sự Phật, phụng sự Thượng sư ra thì còn phải tu pháp như thế nào, làm sao để mặt đối mặt với việc tu hành, thì được gọi là Hành bộ. Thế nên Mười bốn đại giới cơ bản cũng chính là thuộc về giới luật của Hành bộ. 🌟 Đệ tử đã quy y Chân Phật Tông nhất định phải giữ giới, đây là điều mà tất cả mọi hành giả Phật giáo đều cần phải giữ. Sau khi có được Ngũ giới làm nền tảng rồi, nếu bản thân muốn nhận thêm bát quan trai giới hoặc Bồ Tát giới thì đó là chính tự bản thân bạn phát tâm Bồ Tát Đại thừa. Đối với tông phái thuộc về Mật giáo như chúng ta, trước tiên nên giữ hai giới, một là Sự bộ giới, còn gọi là Sự sư pháp ngũ thập tụng, tức là làm sao để phụng sự Thượng sư. Tiếp theo đó là Mười bốn đại giới của Mật giáo, thuộc về Hành bộ giới. Đây chính là hai bộ giới luật cơ bản nhất của Mật giáo. (Trích từ cuốn 667 - “Giới luật Mật thừa Chân Phật Tông Mật”, chương 12 - Cấp độ của giới luật.) 🌟 ❓ Hỏi: Giới luật là gì? ✳ Đáp: “Đại Thừa Nghĩa Chương” viết: "Người nói lời giới hạnh, người này trong sáng, cũng được gọi là Giới. Tam nghiệp như lửa cháy thiêu đốt người tu hành. Các sự việc có tính chất thiêu đốt tương tự, nhờ có giới mà có thể ngăn chặn và bảo vệ, nếu người đó trong sáng, là người thanh lương. Do đó, người trong sáng, có tâm thanh lương, ngược lại sẽ được bảo vệ, ngăn chặn, bởi vậy cũng được gọi là giới." Giới luật chính là những luật lệ quy định để tránh khỏi tà ác, bảo vệ các tín đồ Phật giáo. ❓ Hỏi: Công dụng của giới luật là gì? ✳ Đáp: Trước tiên chúng ta cần hiểu bốn phần của giới luật là: Giới pháp — Là những điều luật mà Như Lai đã định ra. Giới thể — Dẫn nạp giới pháp vào tâm, là công đức giúp ngăn chặn những điều sai ác phát sinh từ tâm hành giả. Giới hạnh — Cùng với giới thể và các hành động như pháp được gọi là giới hạnh. Giới tướng — Sự khác biệt của hành vi, giới có sự phân biệt năm giới, mười giới, thậm chí hai trăm năm mươi giới. Do vậy chúng ta có thể hiểu được ngay rằng: công dụng của giới luật chính là công đức để giúp phòng tránh và ngăn chặn ta không làm điều ác. Liên Sinh Thánh Tôn cho rằng công dụng của giới luật có ba điều: - Tránh xa tất cả những điều xấu xa phi pháp. - Làm thiện tích phúc chứng ngộ Như Lai. - Lợi lạc cho tất cả chúng sinh hữu tình. ❓ Hỏi: Ba thứ giới - định - huệ có liên quan với nhau thế nào? ✳ Đáp: Để phòng tránh và ngăn chặn làm điều ác là "giới", đừng suy nghĩ để an tịnh lại là "định", phá bỏ cái ác chứng được cái thực là "huệ". Nhờ có "giới" mới sản sinh ra "định", nhờ có "định" mới sản sinh ra "huệ". Đây chính là nhất giới, nhì định, tam huệ, tứ giải thoát, ngũ giải thoát tri kiến, đây chính là năm phần pháp thân. (Trích từ cuốn 081 - Chân Phật Nghi Quỹ kinh, chương 6 - Nghi quỹ giới luật.) ❓ Hỏi: Chân Phật Tông coi trọng lời thề giữa Thượng sư và hành giả Chân Phật. Giữa Thượng sư và hành giả Chân Phật cũng có giới luật, chính là "Sự sư pháp", xin hỏi, nội dung của "Sự sư pháp" như thế nào? ✳ Đáp: Giữa Thượng sư và hành giả của Chân Phật Tông có giới luật, giới luật ở đây nói về việc Thầy nhận ra đệ tử như thế nào, đệ tử cần cung kính lễ nghĩa với Thầy ra sao. Giới luật này có nguồn gốc từ Mã Minh Bồ Tát, là do Mã Minh Bồ Tát đã tiếp nhận chỉ thị từ chư Phật mà viết ra. “Sự sư pháp” gồm 50 đoạn tụng ngắn, do vậy gọi tên là “Sự sư pháp ngũ thập tụng”. ❓ Hỏi: Giới luật học cũng là một môn học trong trường đại học, trong đó còn có những quy tắc gì không? ✳ Đáp: Trong Phật giáo có rất nhiều giới luật, đương nhiên cũng có rất nhiều quy tắc không nằm trong giới luật. Đó chính là khi tu học tông phái nào thì đồng thời cần tuân thủ quy tắc của tông phái đó. Những quy tắc này là xuất phát từ giới đức mà diễn hóa ra. Các đệ tử Chân Phật chúng ta đồng thời giữ các quy tắc này cũng chính là "quy tắc có thể làm thành chu vi", giúp hình thành nên một tông phái hoàn mỹ, một tổ chức hoàn mỹ. Như vậy mới là: Nghiêm túc. Kính cẩn. Như pháp.

01. Kệ tụng

(1) Trong thập phương thế giới, tam thế nhất thiết Phật, ba thời năng lễ phụng, vị thầy quán đảnh ta.

(2) Dùng tâm cung kính nhất, chắp tay cầm hoa sen, cúng dường mạn-đà-la, đầu chạm chân đảnh lễ.

(3) Thầy có thể tại gia, hoặc chỉ vừa thọ giới, cũng giống trước kinh tượng, phải bỏ hết nghi ngờ.

(4) Là đệ tử xuất gia, thường tịnh tâm phụng sự, đang ngồi cần đứng dậy, cung kính nghênh tiếp thầy.

(5) Người thầy và đệ tử, cần khảo sát lẫn nhau, nếu không khảo sát trước, cả hai cùng mắc tội.

(6) Nếu thầy đầy sân hận, tham ái ngày càng nhiều, khoa trương và ngạo mạn, chọn lựa chớ đi theo.

(7) Một vị thầy tuyệt hảo, nhẫn, bi, trí chẳng sai, thông hiểu pháp bí mật, thấu luận nghĩa dễ dàng.

(8) Chân ngôn tướng tốt đẹp, sự nghiệp mạn-đà-la, mười Chân Như ghi khắc gốc rễ đều thanh tịnh.

(9) Nếu ta đi cầu pháp, lại dám phỉ báng thầy, tức coi thường Như Lai, sẽ gặp đầy khổ não.

(10) Do ngày càng ngu si, mà nhận thêm quả báo, bởi bám chặt điều ác, bệnh tật đeo bám hoài.

(11) Bị bắt tới vương pháp, rắn độc cắn bị thương, nạn nước lửa trộm cướp, phi nhân thoải mái hành.

(12) Còn làm điều khuất tất, chướng ngại sẽ phát sinh, tới giây phút mệnh chung, đọa xuống làm ác thú.

(13) Đừng khiến cho thầy ta, phải sinh thêm phiền não, ngu si mà vi phạm, đọa địa ngục A Tì.

(14) Thọ bao điều cực khổ, đáng sợ chẳng kể xiết, chỉ do phỉ báng thầy, địa ngục này kẹt mãi.

(15) Ai có được vị thầy, nắm giữ nhiều chính pháp, hãy nhất tâm một lòng, chớ sinh tâm khinh mạn.

(16) Luôn hướng đến thầy ta, phụng sự và cúng dường, giữ tấm lòng kính trọng, chướng ngại ắt tiêu trừ.

(17) Quay tâm dựa vào thầy, Hỷ xả và lạc hạnh, thân này còn đem cúng, tiền tài lại màng chi.

(18) Một mình tu vạn kiếp, cũng khó chứng Như Lai, nhưng trong cuộc đời này, ta có thầy dẫn dắt.

(19) Nên thề bảo vệ khắp, cúng dường chư Như Lai, cung kính đối với thầy, như cung kính chư Phật.

(20) Những gì yêu quý nhất, đồ trân quý cực kì, cầu bồ đề vô tận, ta thành tâm cống hiến.

(21) Phụng sự Phật và thầy, ý niệm lành tăng trưởng, thầy ruộng phúc tối thắng, ta chóng chứng Bồ Đề.

(22) Do vậy, người cầu pháp, nhẫn nại tạo công đức, không lừa dối trước thầy, thường đắc trí kim cương.

(23) Nếu dẫm lên bóng thầy, phạm tội như phá tháp, giường ghế và vật dụng, ngồi lên cũng là tội.

(24) Với mọi điều thầy dạy, hoan hỷ mà lắng nghe, nếu thân không làm được, dùng thiện ngôn trình rõ.

(25) Dựa duy nhất vào thầy, mọi việc đều thành tựu, hiện lạc và sinh thiên, đâu dám làm trái lệnh.

(26) Mọi tài sản của thầy, gìn giữ như sinh mệnh, cung kính như người thân, không mảy may khinh suất.

(27) Chẳng nên trước mặt thầy, đội mũ và giơ chân, cho tay vào túi áo, hay thoải mái ngồi nằm.

(28) Khi có việc cần ngồi, đừng tùy ý dạng chân, mọi uy nghi phải giữ, thầy đứng ta đứng lên.

(29) Nơi thầy cần đi qua, không nên tùy ý bước, cẩn thận tránh qua bên, thầy hắt hơi vẫn kính.

(30) Cũng như trước mặt thầy, đừng thì thầm to nhỏ, cười nói khắp xung quanh, ca hát hay nhảy múa.

(31) Thầy cho ngồi hay đứng, cần kính cẩn trang nghiêm, nếu đường đi nguy hiểm, tự đi trước dẫn đường.

(32) Khi ở trước mặt thầy chớ tỏ ra uể oải, bẻ tay kêu răng rắc, hay dựa cột dựa tường.

(33) Khi rửa chân, giặt giũ, tắm rửa, những việc trên, với thầy cần báo trước, đừng để thầy phải nhìn.

(34) Không nên thường xuyên nhắc, đến tên gọi của thầy, nếu có người cố hỏi, nhắc đến một chữ thôi.

(35) Khi được lệnh tập hợp, hãy đợi thầy dặn dò. tất cả việc được giao trong lòng luôn ghi nhớ.

(36) Cười ho hoặc ngáp dài, phải dùng tay che miệng, khi có việc muốn hỏi, cúi người chắp tay thưa.

(37) Là phụ nữ tại gia, tịnh tâm đến nghe pháp, cần chắp tay kính cẩn, tập trung gương mặt thầy.

(38) Nghe pháp rồi cần giữ, xả bỏ tâm ngạo mạn, giống như cô dâu mới, cúi mặt khi thẹn thùng.

(39) Giữ thân mình trang nghiêm, đừng nhen lên ái lạc, đối với việc bất thiện, luôn nhớ phải tránh xa.

(40) Ngưỡng mộ công đức thầy, đừng săm soi lỗi nhỏ, tùy thuận mà thành tựu, soi mói chỉ hại mình.

(41) Việc thuyết pháp độ người, mạn-đà-la hộ ma, khi sống cùng chỗ thầy, không có lệnh đừng làm.

(42) Tiền bạc khi thu nhận, từ thuyết pháp, giảng kinh, cần cúng hết lên thầy, chỉ dùng khi được phép.

(43) Đồng học và pháp duệ, không nhận đệ tử nhau, không ở trước mặt thầy, nhận lễ cúng thừa sự.

(44) Đồ muốn dâng lên thầy, hai tay cầm dâng cúng, với đồ thầy ban cho, cung kính cúi đầu nhận.

(45) Tự chuyên tu chính hành, luôn nhớ chẳng được quên, dù thầy chưa hoàn hảo, vẫn giữ lòng yêu kính.

(46) Nếu lời dạy của thầy, do bệnh không làm được, cần lễ phép thông báo, mới chẳng mắc lỗi lầm.

(47) Luôn khiến thầy vui vẻ, chẳng phải bận tâm gì, phụng hành thật chăm chỉ, chuyện phiền phức đừng kêu.

(48) Điều Kim Cang Như Lai, chư Phật từng tuyên thuyết, hãy vâng lời dạy bảo, theo thầy, thành tựu lớn.

(49) Đệ tử đã thanh tịnh, quy y Tam Bảo xong, cần học Sự sư pháp, trước tiên cần thuộc lòng.

(50) Sau thọ nhận bí mật, giúp thành tựu chính pháp, mười bốn giới căn bản, phải trì tụng thường xuyên.

(Hết kệ tụng)

02. Giải thích

(Trích từ Văn tập số 46 của Liên Sinh Hoạt Phật - "Hành giả ở Seattle", chương "Các vấn đề quan trọng khi quy y một vị thầy".) ♦ Câu 1 "Trong thập phương thế giới, tam thế nhất thiết Phật, ba thời năng lễ phụng, vị thầy quán đảnh ta." Đệ tử cần lễ bái Thượng sư, nhớ về Thượng sư một ngày ba thời (sáng sớm, buổi trưa, chiều tà), giống như cung kính lạy Phật mỗi ngày ba thời. ♦ Câu 2 "Dùng tâm cung kính nhất, chắp tay cầm hoa sen, cúng dường mạn-đà-la, đầu chạm chân đảnh lễ." Dâng hoa trước đàn thành, trước Thượng sư cung kính đảnh lễ ngũ thể đầu địa. ♦ Câu 3 "Thầy có thể tại gia, hoặc chỉ vừa thọ giới, cũng giống trước kinh tượng, phải bỏ hết nghi ngờ." Không quan trọng thầy là người tu hành tại gia hay xuất gia, hay là người mới thọ giới. Trước thầy cũng giống như ở trước tượng Phật và kinh sách vậy, đều phải cung kính, không được có những suy nghĩ ác, nghi ngờ hoặc phỉ báng. ♦ Câu 4 "Là đệ tử xuất gia, thường tịnh tâm phụng sự, đang ngồi cần đứng dậy, cung kính nghênh tiếp thầy." Cần có tâm thanh tịnh để phụng sự thầy, cần hiểu được việc đứng dậy khỏi chỗ ngồi để kính lễ thầy. ♦ Câu 5 "Người thầy và đệ tử, cần khảo sát lẫn nhau, nếu không khảo sát trước, cả hai cùng mắc tội." Trước khi bái một ai đó làm thầy, cần khảo sát vị thầy, xem vị này có thể đảm đương vai trò làm thầy hay không. Thầy cũng cần chú ý xem người đệ tử này có thể dạy dỗ được hay không, nếu không cả hai sẽ cùng phạm phải lỗi Bất như pháp, đều là tội bất cẩn. ♦ Câu 6 "Nếu thầy đầy sân hận, tham ái ngày càng nhiều, khoa trương và ngạo mạn, chọn lựa chớ đi theo." Người thầy dễ nổi giận, không có lòng từ bi, có tâm tham ái vào những thứ phù phiếm, ngạo mạn tự đề cao mình, vậy thì không nên quy y người thầy như vậy. Do đó trước khi quy y cần phải thấy được rõ tập tính của thầy. ♦ Câu 7 "Một vị thầy tuyệt hảo, nhẫn bi trí chẳng sai, thông hiểu pháp bí mật, thấu luận nghĩa dễ dàng." Người có lòng từ bi lớn, người có trí huệ lớn, người thủ giữ giới luật, tôn trọng bản thân, không nịnh nọt xuyên tạc, người đã thấu hiểu mọi pháp mới là một người thầy tốt. Do vậy khi chọn thầy cần chú ý. ♦ Câu 8 "Chân ngôn tướng tốt đẹp, sự nghiệp mạn-đà-la, mười Chân Như ghi khắc, gốc rễ đều thanh tịnh." Tất cả các pháp đều thông đạt, tự chứng quả vị Thập Địa Bồ Tát, lục căn thanh tịnh, không còn phiền não, mới là người thầy tốt. ♦ Câu 9 "Nếu ta đi cầu pháp, lại dám phỉ báng thầy, tức coi thường Như Lai, sẽ gặp đầy khổ não." Đệ tử cầu pháp không thể phỉ báng thầy, chửi thầy hoặc chửi Phật, chắc chắn sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ. ♦ Câu 10 "Do ngày càng ngu si, mà nhận thêm quả báo, bởi bám chặt điều ác, bệnh tật đeo bám hoài." Kẻ phỉ báng thầy là người rất ngu si, mau chóng sẽ bị quả báo. Các ác thần cõi trời sẽ đi vào tâm trí, chắc chắn mắc bệnh nặng, không thể giải thoát.

♦ Câu 11 "Bị bắt tới vương pháp, rắn độc cắn bị thương, nạn nước lửa trộm cướp, phi nhân thoải mái hành." Phỉ báng thầy sẽ dễ mang nghiệp dính vào vương pháp (luật pháp, kiện tụng), sẽ bị các loài động vật có độc gây tổn thương, đều sẽ gặp nạn ngập lụt, hỏa hoạn, trộm cướp, mọi ác quỷ thần sẽ đều giáng xuống tai nạn. ♦ Câu 12 "Còn làm điều khuất tất, chướng ngại sẽ phát sinh, tới giây phút mệnh chung, đọa xuống làm ác thú. Phỉ báng thầy sẽ tự có ác thần đem đến tai nạn, sau khi chết sẽ rơi vào tam ác đạo, tức địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. ♦ Câu 13 "Đừng khiến cho thầy mình, phải sinh thêm phiền não, ngu si mà vi phạm, đọa địa ngục A Tì." Đệ tử phụng sự thầy, đừng khiến thầy có chút nào phiền não, nếu vi phạm ý chỉ của thầy, lừa phản thầy, sẽ phải vào địa ngục A Tì. ♦ Câu 14 "Thọ bao điều cực khổ, đáng sợ chẳng kể xiết, chỉ do phỉ báng thầy, địa ngục này kẹt mãi." Địa ngục A Tì là địa ngục đau khổ nhất, bởi do phỉ báng thầy thì sẽ phải chịu cảnh bị khủng bố như vậy, đau khổ vô tận.

♦ Câu 15 "Ai có được vị thầy, nắm giữ nhiều chính pháp, hãy nhất tâm một lòng, đừng sinh tâm khinh mạn." Vị thầy nắm giữ rộng rãi nhiều chính pháp, đệ tử cần nhất tâm phụng sự, nếu có tâm coi thường, sẽ phạm vào trọng tội như trên. ♦ Câu 16 "Luôn hướng đến thầy ta, phụng sự và cúng dường, giữ tấm lòng kính trọng, chướng ngại ắt tiêu trừ." Tận tâm cúng dường thầy, tôn trọng thầy, nhờ vào sự gia trì của thầy, từ đó có thể diệt trừ chướng ngại, phiền não. ♦ Câu 17 "Quay tâm dựa vào thầy, hỷ xả và lạc hạnh, thân này còn đem cúng, tiền tài lại màng chi." Sinh mệnh của mình còn có thể hy sinh, nói gì đến tiền tài, người thích bố thí hỷ xả sẽ có được phúc báo. ♦ Câu 18 "Một mình tu vạn kiếp, cũng khó chứng Như Lai, nhưng trong cuộc đời này, ta có thầy dẫn dắt." Người tu hành nếu vẫn chưa gặp được đúng thầy thì chẳng có cách nào để tu trì thành Phật được. Chính là nhờ có thầy truyền pháp mà mình có thể tu trì thành Phật, mọi công đức là từ thầy ban cho.

♦ Câu 19 "Nên thề bảo vệ khắp, cúng dường chư Như Lai, cung kính đối với thầy, như cung kính chư Phật." Phụng sự thầy là lời thề nguyện của bản thân khi mới nhập môn, việc đó cũng quan trọng giống như việc cúng dường Phật. ♦ Câu 20 "Những gì yêu quý nhất, đồ trân quý cực kì, cầu bồ đề vô tận, ta thành tâm cống hiến." Thượng sư cũng chính là đại diện, bao gồm toàn thể Tam Bảo. Cần đem mọi thứ tốt nhất để phụng sự thầy, sẽ có được vô lượng vô biên công đức. ♦ Câu 21 "Phụng sự Phật và thầy, ý niệm lành tăng trưởng, thầy ruộng phúc tối thắng, ta chóng chứng Bồ Đề." Cúng dường thầy, cúng dường Phật. Các ngài là ruộng phúc tốt đẹp nhất, từ đó sẽ nhanh chóng sẽ chứng được quả vị Bồ Đề. ♦ Câu 22 "Do vậy, người cầu pháp, nhẫn nại tạo công đức, không lừa dối trước thầy, thường đắc trí kim cương." Đối với thầy phải rất thành ý phụng sự, nhẫn nại chịu đựng, không được lừa dối, chắc chắn sẽ có được trí huệ kim cương của Như Lai.

♦ Câu 23 "Nếu dẫm lên bóng thầy, phạm tội như phá tháp, giường ghế và vật dụng, ngồi lên cũng là tội." Không được dẫm chân lên bóng thầy, không được ngồi lên giường của thầy, không được dùng những vật dụng thường dùng của thầy, đây đều là mắc tội. ♦ Câu 24 "Với mọi điều thầy dạy, hoan hỷ mà lắng nghe, nếu thân không làm được, dùng thiện ngôn trình rõ." Hoan hỷ tiếp nhận những chỉ dạy của thầy, nếu không thể làm được, có thể khéo léo dùng tình cảm để biểu đạt. ♦ Câu 25 "Dựa duy nhất vào thầy, mọi việc đều thành tựu, hiện lạc và sinh thiên, đâu dám làm trái lệnh." Nhờ thầy truyền pháp, đệ tử mới có thể thành tựu mọi pháp. Thầy là ruộng phúc vô thượng, đệ tử đừng vi phạm mệnh lệnh của thầy. ♦ Câu 26 "Mọi tài sản của thầy, gìn giữ như sinh mệnh, cung kính như người thân, không mảy may khinh suất." Thay thầy gìn giữ tài sản giống như gìn giữ sinh mệnh của mình, không được lãng phí. Cung kính thầy như cung kính đối với tất cả những ai đáng kính nhất, cung kính thầy như đối với người thân trong gia đình, không được lơ là. ♦ Câu 27 "Chẳng nên trước mặt thầy, đội mũ và giơ chân, cho tay vào túi áo, hay thoải mái ngồi nằm." Ở trước mặt thầy cần giữ sự đoan trang, những hành động mang hình dạng và trạng thái xấu, ví dụ như giơ chân, đút tay vào túi quần túi áo đều không được làm. ♦ Câu 28 "Khi có việc cần ngồi, đừng tùy ý dạng chân, mọi uy nghi phải giữ, thầy đứng ta đứng lên." Đệ tử Phật nên giữ sự uy nghi, khi ngồi hai chân đừng dang rộng một cách thoải mái, khi thầy vừa đứng dậy thì cũng cần lập tức đứng dậy theo. ♦ Câu 29 "Nơi thầy cần đi qua, không nên tùy ý bước, cẩn thận tránh qua bên, thầy hắt hơi vẫn kính." Trên đoạn đường thầy đi qua, nên cung kính đứng sang bên cạnh, cung kính đón tiễn. Nếu thầy hắt hơi, ho, chảy nước mũi, không được có tâm ghê sợ.

♦ Câu 30 "Cũng như trước mặt thầy, đừng thì thầm to nhỏ, cười nói khắp xung quanh, ca hát hay nhảy múa." Trước mặt thầy cũng không thể bí mật thầm thì to nhỏ, tất cả mọi hành động không trang trọng đều cần loại bỏ. ♦ Câu 31 "Thầy cho ngồi hay đứng, cần kính cẩn trang nghiêm, nếu đường đi nguy hiểm, tự đi trước dẫn đường." Đối với chỉ thị của thầy đều cần trang nghiêm kính lễ. Nếu thấy đi trên đường có phần nguy hiểm thì tự mình cần đi trước để dẫn đường cho thầy. ♦ Câu 32 "Khi ở trước mặt thầy, chớ tỏ ra uể oải, bẻ tay kêu răng rắc, hay dựa cột dựa tường." Ở trước mặt thầy, tinh thần cần phấn khởi, không được có bộ dạng yếu ớt kiệt sức, dừng hết mọi hành vi xấu, người không được dựa cột hay dựa tường. ♦ Câu 33 "Khi rửa chân giặt giũ, tắm rửa, những việc trên, với thầy cần báo trước, đừng để thầy phải nhìn." Khi giặt quần áo, rửa mặt, rửa chân, tắm gội, trước tiên cần báo cho thầy biết, đừng để thầy phải nhìn thấy. ♦ Câu 34 "Không nên thường xuyên nhắc, đến tên gọi của thầy, nếu có người cố hỏi, nhắc đến một chữ thôi." Không được tùy ý gọi tên thầy, nếu có người hỏi thì nói cho họ pháp hiệu của thầy. ♦ Câu 35 "Khi được lệnh tập hợp, hãy đợi thầy giao phó, tất cả việc được giao, trong lòng luôn ghi nhớ." Luôn luôn đợi thầy giao việc, luôn nhớ việc thầy đã giao cho, tận lực để hoàn thành. ♦ Câu 36 "Cười ho hoặc ngáp dài, phải dùng tay che miệng, khi có việc muốn hỏi, cúi người chắp tay thưa." Hễ muốn cười, ngáp, ho, đều phải dùng tay che miệng lại. Có chuyện muốn nói đều phải cúi người cung kính. ♦ Câu 37 "Là phụ nữ tại gia, tịnh tâm đến nghe pháp, cần chắp tay kính cẩn, tập trung gương mặt thầy." Phụ nữ đến nghe pháp cần hết sức đoan trang, hai tay chắp lại, tập trung tinh thần. ♦ Câu 38 "Nghe pháp rồi cần giữ, xả bỏ tâm ngạo mạn, giống như cô dâu mới, cúi mặt khi thẹn thùng." Khi được thầy truyền pháp, phụ nữ cần giữ gìn và làm theo cẩn thận, không được tự cao tự đại, cần phải giống như cô dâu mới mà cúi đầu học pháp. ♦ Câu 39 "Giữ thân mình trang nghiêm, đừng nhen lên ái lạc, đối với việc bất thiện, luôn nhớ phải tránh xa." Phụ nữ học pháp cần tránh xa những thứ phù phiếm, những đồ trang sức thế tục, tránh nảy sinh tâm yêu thích, đối với những việc bất thiện, cần phải nhớ để tránh xa. ♦ Câu 40 "Ngưỡng mộ công đức thầy, đừng săm soi lỗi nhỏ, tùy thuận mà thành tựu, soi mói chỉ hại mình." Học theo những đức hạnh của thầy, nếu thầy có khuyết điểm nhỏ thì không được phóng đại thổi phồng lên. Cần phải biết tùy thuận theo thầy thì mới có được thành tựu, nếu phóng đại những khuyết điểm của thầy, khởi tâm khinh mạn thì không những bản thân học pháp sẽ chẳng đạt thành tựu gì mà còn tự làm tổn hại đến mình. ♦ Câu 41 "Việc thuyết pháp độ người, mạn-đà-la hộ ma, khi sống cùng chỗ thầy, không có lệnh đừng làm." Hễ là các việc pháp sự thì đều cần theo ý kiến của thầy mà làm, không có chỉ thị của thầy thì không được làm. ♦ Câu 42 "Tiền bạc khi thu nhận, từ thuyết pháp giảng kinh, cần cúng hết lên thầy, chỉ dùng khi được phép." Tư lương có được từ việc giảng kinh thuyết pháp và truyền pháp đều phải coi là tài sản của thầy, chờ thầy cho phép và phân phối ra sao thì sau đó mới được phép sử dụng. ♦ Câu 43 "Đồng học và pháp duệ, không nhận đệ tử nhau, không ở trước mặt thầy, nhận lễ cúng thừa sự." Không được làm hỗn loạn sự thống nhất về pháp trong dòng truyền thừa. Những người cùng quy y một vị thầy không thể lại trở thành thầy-trò của nhau, đây là sự thống nhất trong pháp.

♦ Câu 44 "Đồ muốn dâng lên thầy, hai tay cầm dâng cúng, với đồ thầy ban cho, cung kính cúi đầu nhận." Đồ vật muốn dâng lên thầy, hai tay nâng lên cung kính. Nếu thầy ban cho thì hai tay cũng phải dâng lên quá đỉnh đầu để lĩnh nhận. ♦ Câu 45 "Tự chuyên tu chính hành, luôn nhớ chẳng được quên, dù thầy chưa hoàn hảo, vẫn giữ lòng yêu kính." Đệ tử Phật cần chuyên chú tu hành công khóa, thường xuyên không được gián đoạn, những việc không hợp với giới luật thì không được làm, không được cố ý tìm kiếm sai sót của thầy. ♦ Câu 46 "Nếu lời dạy của thầy, do bệnh không làm được, cần lễ phép thông báo, mới chẳng mắc lỗi lầm." Những lời dạy của thầy cần nhất nhất tuân theo, nếu do bệnh tật mà làm không được cần khéo léo giải thích, như vậy mới không mắc phải lỗi. ♦ Câu 47 "Luôn khiến thầy vui vẻ, chẳng phải bận tâm gì, phụng hành thật chăm chỉ, chuyện phiền phức đừng kêu." Tất cả mọi hành vi việc làm đều cần phải khiến thầy vui. Tất cả những việc gây ra phiền não thì thay thầy giải quyết, nỗ lực mà làm, cung kính cúng dường phụng sự thầy, không được lười biếng. Các việc phiền phức, các việc phát sinh xung quanh và liên quan đến pháp của thầy thường sẽ rất nhiều, do vậy tốt nhất là không nói, đừng kể ra hay làm thầy phải bận tâm không cần thiết. ♦ Câu 48 "Điều Kim Cang Như Lai, chư Phật từng tuyên thuyết, hãy vâng lời dạy bảo, theo thầy thành tựu lớn." Phật đã nói rằng chỉ duy nhất dựa vào thầy thì sẽ có thể đạt được đại thành tựu. ♦ Câu 49 "Đệ tử đã thanh tịnh, quy y Tam Bảo xong, cần học Sự sư pháp, trước tiên cần thuộc lòng.” Hễ có đệ tử đến quy y cần yêu cầu đệ tử đọc thuộc "Sự sư pháp" để không phạm lỗi lầm. ♦ Câu 50 "Sau thọ nhận bí mật, giúp thành tựu chính pháp, mười bốn giới căn bản, phải trì tụng thường xuyên." Sau khi đệ tử đã quy y và nhận quán đảnh rồi thì sẽ được truyền dạy mật pháp để người đó có thể tu thành tựu chính pháp. Mười bốn giới luật cơ bản tránh bị đọa địa ngục của Mật tông cũng cần phải được dạy, sau khi đã thọ trì thì mới có thể trở thành người tu trì kim cương thiện lành.

03. Liên Sinh Hoạt Phật giảng giải Sự sư pháp ngũ thập tụng

Ngày 12 tháng 7 năm 1987 Bây giờ tôi sẽ bắt đầu giải thích về Sự sư pháp ngũ thập tụng. Câu 1: "Trong thập phương thế giới, tam thế nhất thiết Phật, ba thời năng lễ phụng, vị thầy quán đảnh ta." Với vai trò là một đệ tử Phật, trong một ngày có ba thời điểm, đó là lúc mặt trời mới mọc, lúc mặt trời lên đến điểm cao nhất (chính giữa ngày), và lúc mặt trời lặn, cần đảnh lễ Thượng sư, nhớ về Thượng sư, cung kính giống như lạy Phật ba thời. Điều này rất nghiêm khắc. Nói cách khác, vào lúc ngủ dậy lạy Phật thì cần quán tưởng Thượng sư và Tam Bảo, buổi trưa cũng cần làm một lần như vậy, buổi tối cũng cần làm một lần như vậy.

Điều thứ nhất này mặc dù nghiêm khắc nhưng nếu so với Hồi giáo thì vẫn còn rất thoải mái. Nghe nói Hồi giáo một ngày cần phải lạy năm lần.

Tôi cảm thấy thực tế không cần phải nghiêm khắc như thế. Chúng ta một ngày chỉ cần tu pháp một lần, lúc đó nhớ về Thượng sư là có thể được rồi. Cùng lúc đó cũng lễ bái Tam Bảo và Thượng sư, như vậy là được rồi. Khi chúng ta thực hiện điều thứ nhất này có thể "chiết khấu" đi 2/3 (mọi người cười). Hy vọng mọi người khi thực hiện điều thứ nhất này thì một ngày làm một lần là được rồi, nghĩ nhiều quá lại biến thành mắc bệnh "tương tư" mất. (mọi người cười) Câu 2: "Dùng tâm cung kính nhất, chắp tay cầm hoa sen, cúng dường mạn-đà-la, đầu chạm chân đảnh lễ." Câu này giải thích như sau. Dâng hoa trước đàn thành, đứng trước Thượng sư cung kính làm đại lễ bái ngũ thể đầu địa. Điều này cũng rất nghiêm khắc, cần thực hiện giống như là hễ nhìn thấy Thượng sư hoặc Tam Bảo thì luôn luôn cần làm đại lễ bái.

Tôi nghĩ rằng nếu mà cứ hễ gặp mặt là cần phải làm đại lễ bái thì mọi người hiện đang sống ở đây sẽ đều muốn chuyển nhà đi hết (mọi người cười). Do vậy nếu gặp mặt thầy thường xuyên thì chỉ cần chắp tay là được rồi. Khi bạn rời đi xa, sau đó gặp mặt lại lần đầu, hoặc bạn đã rời xa Thượng sư rất lâu rồi, rất lâu rồi mới trở lại thì có thể làm đại lễ bái. Còn bình thường chúng ta chắp tay lại, chắp tay biểu hiện sự cung kính, nên chắp tay là được rồi. Nhưng đừng đợi Thầy chắp tay trước bạn rồi bạn mới chắp tay đấy nhé (mọi người cười). Câu 3: "Thầy có thể tại gia, hoặc chỉ vừa thọ giới, cũng giống trước kinh tượng, phải bỏ hết nghi ngờ." Câu này giải thích là, bất kể Thượng sư là người tại gia hay người xuất gia, hoặc là vừa mới thọ giới Cụ Túc, ở trước thầy cũng giống như ở trước tượng Phật, trước kinh sách, thì đều phải cung kính, không được có suy nghĩ xấu, có sự hoài nghi hoặc phỉ báng.

Điều này có nghĩa là, khi ở trước tượng Phật hoặc ở trước kinh sách, hoặc có Thượng sư đội mũ Phật, có Phật ở trên, thì tại lúc đó cũng giống như Phật đang ở trước mặt bạn, không thể sản sinh ra những suy nghĩ xấu xa, nói cách khác là sản sinh ra ác ý, ví dụ như có sự phỉ báng, có sự nghi ngờ Thượng sư.

Điều này thì hẳn là mọi người đều có thể làm, nhưng vẫn có một số người không làm được. Đôi khi, Thượng sư truyền pháp đang ngồi trên pháp tọa, chúng ta ngồi phía dưới khán đài nghĩ: "Ai chà, Thượng sư này trẻ tuổi quá, không biết ông ấy có đạo hạnh gì không?" Thế là ý niệm tà đã sản sinh ra rồi đó.

Hoặc là, vị Thượng sư này trông vẻ ngoài thật thanh tú, ông ấy ngồi trên sân khấu, cô gái ngồi ở phía dưới vừa trông thấy, ái chà, thế là nghĩ muốn "kiss" một cái (mọi người cười). Việc này cũng từng xảy ra đó, mọi người đừng có coi thường rằng đây chỉ là một ý niệm nhỏ.

Có một đệ tử nữ rất quái lạ, cô ấy viết thư cho tôi kể rằng ở nhà cô có thờ tượng Thượng sư. Cô nói, bức tượng Thượng sư này nhìn rất đáng yêu, mỗi lần cô tu pháp đều nghĩ muốn hôn một cái rồi mới tu (mọi người cười). Việc này cũng không phải là không thể xảy ra, Thượng sư của chúng ta ở đây còn rất trẻ trung mà (mọi người cười). (Sư Tôn lấy tay xoa đầu, mọi người cười). Nhưng cái đầu trọc này của tôi thì không đáng yêu. Câu 4: "Là đệ tử xuất gia, thường tịnh tâm phụng sự, đang ngồi cần đứng dậy, cung kính nghênh tiếp thầy." Điều này có nghĩa là cần tận tâm phụng sự Thượng sư, cần hiểu phép nhường chỗ cho thầy. Với tôi việc nhường chỗ này thì rất đơn giản. Việc nhường chỗ à, chỗ ngồi này của (tôi) Thượng sư cho phép bạn ngồi đó. Ngoài ra, người làm thầy cũng sẽ thường không bất lịch sự đến như vậy. Ví dụ sẽ không có chuyện là đệ tử đứng dậy nói nhường cho thầy ngồi, thầy liền ngồi xuống luôn. Thầy chỉ là muốn cùng bạn nói chuyện thôi, còn bạn ngồi rồi thì bạn có thể ngồi. Câu 5: "Người thầy và đệ tử, cần khảo sát lẫn nhau, nếu không khảo sát trước, cả hai cùng mắc tội." Điều này giải thích rằng trước khi bái một người làm thầy, trước tiên nên quan sát thầy, nên quan sát kĩ một chút xem người thầy này có tư cách để làm Thượng sư của bạn hay không. Còn Thượng sư cũng cần chú ý xem người đệ tử này có thể dạy dỗ được không, nếu không thì cả hai sẽ cùng phạm vào lỗi bất như pháp. Việc này đều là phạm vào tội khinh suất.

Điều này thì tương đối khó. Bởi vì bạn biết rằng muốn biết một người chí ít cũng cần một thời gian khá dài, thế nên Mật giáo trước đây là người học trò cần phải quan sát Thượng sư ba năm, người làm thầy cũng cần phải xem xét đệ tử ba năm. Cứ xem xét tới lui như vậy rồi cũng chẳng có kết quả gì. (mọi người cười lớn)

Tuy vậy, tôi cho rằng làm một người đệ tử, trước khi muốn quy y một vị thầy, anh ta trước tiên cần phải hiểu một chút về vị thầy này, hoàn cảnh của thầy, sau đó là toàn bộ những kinh nghiệm của thầy, thậm chí là cả phẩm chất tư cách của người thầy đó như thế nào, từ đầu phải tìm hiểu một chút. Bạn cần phải thấy người này đáng để quy y thì bạn mới quy y. Bởi vì có nhiều bạn mỗi khi cứ gặp một người, hễ cứ gặp một vị thầy là lại "ôi chà bái làm thầy thôi, tôi chỉ muốn bái người đó làm thầy luôn thôi", cứ gặp một Thượng sư nào là lại bái Thượng sư đó. Thực tế việc có rất nhiều thầy cũng là một sai lầm.

Những Thượng sư ngày nay, các Thượng sư truyền pháp, có người là thật, đương nhiên cũng có người là giả. Do vậy lựa chọn thầy cũng giống như lựa chọn kim cương vậy, bạn cần phải nhìn ra được kim cương đó là thật hay là giả. Nếu thực sự là kim cương thật, bạn liền muốn đi mua lập tức, và bạn sẽ tiêu một khoản tiền lớn. Còn nếu mua phải kim cương giả thì là bạn đã bị lừa rồi. Do đó chọn lựa Thượng sư cũng giống như chọn lựa kim cương

Xem xét xem rốt cục tôi là Thượng sư thật hay là Thượng sư giả đây? Nhưng cũng cần xem xét xem con mắt của các bạn là mắt thật hay là mắt giả nữa (mọi người cười). Bạn khảo sát tôi - người thầy này, rốt cục là thật hay giả, thế nhưng, các bạn cũng đã có thể nhìn thấy rất nhiều ảnh Thượng sư phóng quang, thực sự là ánh sáng thật, có đúng vậy không? (cười) Câu 6: "Nếu thầy đầy sân hận, tham ái ngày càng nhiều, tự khoa trương ngạo mạn, chọn lựa đừng đi theo." Câu này giải thích rằng, một Thượng sư chân chính thì sẽ không dễ dàng nổi giận. Hơn nữa, người đó có tâm từ bi, sẽ không có tâm tham, cũng sẽ không yêu thích những thứ phù phiếm, cũng sẽ không cực kì ngạo mạn, cũng sẽ không khoa trương về cái tôi của ông ta.

Nếu giả sử ông ta có ngược lại những điều trên, rất dễ nổi cáu, không có tâm từ bi, lại tham lam, lại yêu thích những thứ phù phiếm, lại ngạo mạn, lại khoa trương về bản thân, người như vậy thì các bạn đừng có đi quy y.

Thực ra trước đây khi còn trẻ, tôi cũng tương đối hăng máu, tôi viết văn chương kể lại, cứ chuyện bất bình là tôi sẽ xông ra cứu giúp (cười), ấy là "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha" (mọi người cười). Nhưng sau đó, tâm của tôi đã mở rộng ra như vũ trụ, tôi cảm thấy tâm này của mình vốn vô lượng, đã trở thành một cảnh giới vô lượng tâm, từ đó tôi có thể tương đối cảm thông và có thể từ bi với chúng sinh của toàn bộ thế giới vũ trụ này. Bây giờ tôi chẳng còn cảm giác tức giận nữa, do vậy bây giờ biến thành bị người ta đánh rồi (cười). Trước đây là khi người ta đánh bạn một cái, bạn liền muốn đánh trả một cái. Còn bây giờ thì mọi người muốn đánh ta thì ta chạy thôi (mọi người cười). Do vậy là chẳng còn nổi giận nữa. Câu 7: "Một vị thầy tuyệt hảo, nhẫn bi trí chẳng sai, thông hiểu pháp bí mật, thấu luận nghĩa dễ dàng." Câu này giải thích rằng, một người có tâm từ bi vĩ đại, một người có trí huệ vĩ đại, một người luôn trì giữ giới luật, một người có sự tự tôn, không nịnh bợ hay bẻ cong sự thật, lại thông thạo tất cả các pháp, người đó mới là một Thượng sư tốt. Vì vậy, một Thượng sư chân chính là phải hiểu tất cả Phật pháp, Mật pháp, bao gồm Hiển giáo và Mật giáo, tất cả các pháp hiện có. Từ pháp cơ sở nhất đến pháp cao sâu nhất, tất cả đều phải thông hiểu hết.

Ấy vậy mà bây giờ có người vừa mới quy y khoảng một, hai tháng đã muốn nói rằng: "Ai dô, pháp gì tôi cũng đều thông hiểu hết rồi! Tôi là Thượng sư." Phật pháp là vạn pháp, là vô cùng vô tận, cả đời này bạn cũng chẳng nghiên cứu hết được, vì pháp rộng như biển. Các đại thành tựu giả ở Ấn Độ, ví dụ như Milarepa, bản thân ngài cũng cần tới mười hai năm tu khổ hạnh, tu hành mười hai năm mới có thể thành tựu được như vậy, mới trở thành một đại thành tựu giả như vậy. Chúng ta hãy nói về thành tựu giả vĩ đại nhất trong Phật giáo của chúng ta, giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật. Bản thân ngài cũng cần học qua mười mấy vị thầy, bao gồm sáu vị thầy ngoại đạo, ngài mới có thể trong vòng sáu năm tu khổ hạnh, đến cuối cùng ngài mới có thể tu hành đắc chứng.

Trên phương diện thời gian mà nói thì bản thân tôi đây không dám nói mình đã tu hành cao sâu đến mức nào, nhưng tôi cũng đã tu hành khổ cực gần hai mươi năm rồi. Nhờ hai mươi năm mới có thể hiểu được từ pháp cơ sở nhất cho đến pháp cao sâu nhất của Mật giáo.

Mặc dù ngày nay có tàu con thoi rồi nên có thể nhanh hơn được chút, nhưng cần cẩn thận không sẽ bị nổ tung (cười). Việc nổ tung này cũng tương đương với việc chúng ta tu hành quá nhanh, chúng ta mong cầu thành tựu quá nhanh, tâm quá nóng vội. Vậy thì rất dễ gặp ma do nền tảng tu tập vẫn chưa đạt được tới. Nếu chúng ta hiểu được mọi nghi quỹ tu hành và đọc hết tất cả kinh luận của Phật giáo thì chúng ta có thể thấy rằng cần phải cẩn thận nhiều hơn một chút, vì tu hành không thể được mắc sai lầm. Câu 8: "Chân ngôn tướng tốt đẹp, sự nghiệp mạn-đà-la, mười Chân Như ghi khắc, gốc rễ đều thanh tịnh." Câu này giải thích rằng, một người mà tất cả các pháp đều thông đạt và hiểu rõ, cũng tự mình chứng đắc được quả vị Thập Địa Bồ Tát, lục căn đã hoàn toàn thanh tịnh rồi, cũng chẳng còn phiền não nữa, thì mới là người thầy tốt nhất. Nói cách khác là người thầy mà bạn quy y cần phải hiểu hết mọi vấn đề trong Phật pháp, hiểu hết toàn bộ nghi quỹ Hiển - Mật giáo. Người thầy cần phải thực sự đạt đến một trình độ tu hành nào đó, đã thâm nhập được vào cảnh giới nào đó rồi. Sau đó người thầy mới lại dạy lại phương pháp tu hành cho đệ tử, và đệ tử cũng có thể đạt được, như vậy mới được gọi là một người thầy chân chính.

Không sai khi nói rằng bản thân Thượng sư chân chính cũng có rất nhiều phiền não vây quanh, nhưng ông ấy đã hoàn toàn vượt qua được những phiền não này, xem chúng thật nhẹ nhàng rồi. Ngoài ra người thầy này chắc chắn phải là người đã loại bỏ được hết mọi phiền não. Giả sử có người thầy mà suốt cả ngày cứ nói mãi: "Ai chà, thật là phiền não quá, cái này thật là phiền, cái kia cũng thật là phiền! Ai chà, nhiều quá mức, phiền não nhiều đến thế cơ à!" Một Thượng sư như vậy chắc chắn là một Thượng sư giả, bởi vì tự ông ta phiền não nhiều như vậy thì làm sao có thể giúp người khác giải thoát được khỏi phiền não đây? Giả sử có một ngày nào đó, Thượng sư này bị ai đó chửi một câu rằng: "Ôi dào, ông mà là Thượng sư gì, ông là đồ ngốc thì có!” (mọi người cười) Thượng sư này bắt đầu có phiền não rồi đây, ông ta cứ luôn nghĩ rằng cái người chửi ông ta đó mới là đồ ngốc.

Thế rồi Thượng sư đó ban đêm chẳng thể ngủ được, tu pháp cũng không tu được, cứ hễ ngồi xuống muốn thiền định là trong tâm chỉ nghĩ đến bộ mặt của cái người kia. Trong đầu ông ta nghĩ đến cái người đã chửi ông ta là đồ ngốc đó, ông ta cầm lấy cái chày kim cang dùng hết sức để giáng cho kẻ đó một đòn trúng đầu (mọi người cười). Thượng sư này sau khi làm xong ác pháp hại người đó, buổi tối đi ngủ cũng chẳng thế nào ngủ ngon lành được, ông ta mất ngủ. Một Thượng sư như vậy là một người bị ô nhiễm, chúng ta gọi là bị nhiễm ô rồi.

Một Thượng sư mà đã bị phiền não làm cho ô nhiễm, Thượng sư như vậy, phiền não của chính mình ông ta cũng không có cách nào vượt qua và xem chúng nhẹ nhàng được, không cởi bỏ được phiền não, đương nhiên là một Thượng sư giả. Thượng sư chân chính thì trong tâm hoàn toàn vô cùng khoan khoái rộng mở, giống như mặt trời rực rỡ vậy. Tất cả những phỉ báng đi vào trong tâm ông đều sẽ bị đốt cháy rụi. Do vậy mọi người hãy ghi nhớ thật rõ, vị thầy để quy y cần phải giống như mặt trời, có thể thoát khỏi mọi phiền não lo lắng. Câu 9: "Nếu ta đi cầu pháp, lại đi phỉ báng thầy, tức coi thường Như Lai, sẽ gặp đầy khổ não." Câu này giải thích rằng, đệ tử cầu pháp không thể phỉ báng Thượng sư. Chửi bới Thượng sư cũng đồng nghĩa với chửi bới Phật, chắc chắn sẽ gặp nhiều khổ não.

Việc này trên thực tế, có rất ít người giữ được mình hoàn toàn trong sáng, chưa từng phỉ báng chút nào. Có người khi thấy thầy của mình không sạch sẽ, hoặc thấy sai lầm của thầy, anh ta liền phỉ báng ngay. Trong trường hợp này, có lẽ Thượng sư thật sự có lỗi, có lẽ Thượng sư thật sự có sai lầm, nhưng bạn đã quy y ông ấy rồi thì bạn cần phải tôn trọng ông. Ví dụ có những Thượng sư tuổi đã cao, ông ấy ho, ông ấy nhổ nước bọt "phụt". Bạn có thể sẽ nói rằng Thượng sư này thật mất vệ sinh, chắc chắn là Thượng sư giả (mọi người cười). Có Thượng sư thì mỗi lần đi toilet là cả tiếng đồng hồ, đi vệ sinh cả một tiếng đồng hồ (mọi người cười). Trong lòng bạn sẽ nghĩ, Thượng sư này mỗi lần trốn trong toilet làm gì mà lâu như vậy! Đây đúng là một Thượng sư thích mùi hôi rồi! Chắc chắn là Thượng sư giả.

Cũng có lúc mọi người sẽ nghĩ, Thượng sư gì mà có cá tính kì quái như thế. Đôi khi có Thượng sư có cá tính kì quái thật, ông ta chẳng nói chẳng rằng, làm gì cũng đều rất bí mật. Trong lòng đệ tử có thể nghĩ, đây là Thượng sư đang độ cõi âm (cười). Thực tế thì mỗi vị Thượng sư đều có thói quen tính cách riêng, khác biệt với từng đệ tử. Nhưng chỉ cần pháp mà Thượng sư truyền từ bản thân họ là chính xác và bạn tu trì pháp đó có thể đạt được sự tương ứng (thành công) là được. Làm đệ tử không nên chỉ quan tâm những lỗi lầm nhỏ của Thượng sư.

Có Thượng sư thích gãi cái chân ghẻ (mọi người cười), có Thượng sư thì lại thích ăn ớt cay, có Thượng sư thì thích ăn phao câu vịt. Không thể vì Thượng sư có chút điều nhỏ nhặt như thế mà bạn liền nói: "Ôi dào, như thế này thì không tốt, như vậy là không đúng."

Vì thế, nếu việc tu hành có thể giúp cho bạn được tương ứng, hơn nữa Thượng sư đó thực sự có pháp truyền cho bạn thì chắc chắn là Thượng sư thật. Nếu thấy những thói quen xấu của Thượng sư, bạn không cần phải học theo. Và bạn vẫn cần phải tôn trọng ông ấy, bởi vì nếu bạn chửi thầy thì cũng tương đương với việc bạn chửi các vị Phật vậy. Câu 10: "Bởi ngày càng ngu si, mà nhận thêm quả báo, bởi bám chặt điều ác, bệnh tật đeo bám hoài." Câu này giải thích như sau. Phỉ báng Thượng sư là một hành vi cực kì ngu ngốc, rất nhanh chóng sẽ gặp phải báo ứng. Các vị ác thần trên trời sẽ đi vào trong tâm của kẻ này, hơn nữa anh ta sẽ mắc bệnh nặng, không thể nào có được sự giải thoát.

Tình huống sẽ là như thế này. Một Thượng sư chân chính sẽ có thiên long hộ pháp bảo vệ luôn ở bên cạnh, còn một Thượng sư giả mạo chắc chắn có ác quỷ ở xung quanh. Bất kể bạn có quy y đúng người hay không thì bạn cũng đều không được phép phỉ báng.

Giả sử bạn phỉ báng một Thượng sư chân chính, người đó là Thượng sư thực sự, thì thiên long hộ pháp sẽ lập tức thi hành nhiệm vụ của họ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp tai ương. Bởi vì bạn đã phỉ báng Thượng sư, hành động phỉ báng của bạn sẽ đeo bám trên thân thể chính bạn, bạn sẽ phải nhận nghiệp báo như thế.

Còn nếu bạn phỉ báng một Thượng sư giả, các ác quỷ xung quanh Thượng sư giả này sẽ càng trở nên hung ác hơn. Bạn chửi chủ nhân của họ, thì các ác quỷ này sẽ lập tức hành động, sẽ nuốt sạch người mà bạn chửi, ác quỷ này sẽ đi vào trong tâm bạn, ở trong tâm bạn, ở trong bụng bạn, sẽ kết lại thành một khối sẹo, rồi sẽ biến thành CANCER [ung thư]. Do đó dù đệ tử khi quy y bất kể vị Thượng sư thế nào đi nữa, nếu thấy Thượng sư là người tốt thì bạn nên gần gũi, còn nếu bạn biết là người không tốt thì bạn chỉ cần lặng lẽ rời xa. Không được chửi mắng, bởi vì bạn chửi là phạm vào khẩu nghiệp, chính bản thân bạn sẽ chuốc lấy tai ương.

Bản thân tôi đã quy y 21 vị thầy. Thầy của tôi mắng tôi, từ trước đến nay tôi rất hay bị thầy mắng, nhưng tôi chẳng khi nào dám mắng lại thầy. Đây chính là nguyên nhân khiến tôi còn sống được đến bây giờ. Câu 11: "Bị bắt tới vương pháp, rắn độc cắn bị thương, nạn nước lửa trộm cướp, phi nhân thoải mái hành." Câu này giải thích như sau. Người nào phỉ báng một Thượng sư chân chính thì chắc chắn sẽ dễ phạm phải vương pháp (luật pháp), sẽ bị những loài vật có độc làm bị thương, sẽ đều gặp phải tai nạn về nước, tai nạn về lửa, trộm cắp, tất cả các ác quỷ thần sẽ đều giáng tai nạn xuống.

Giống như điều trên, đối với chúng ta mà nói, là một tín đồ Phật giáo, bản thân ta không thể nào có hành động phỉ báng, không thể phỉ báng bất kì kiểu người nào, huống hồ đó lại là một Thượng sư chân chính. Đây cũng là vấn đề về tu dưỡng. Phỉ báng chẳng phải là một việc gì tốt đẹp, trong tâm ta cần phải hiểu rõ ràng.

Bạn biết được (việc) như vậy là tốt rồi, cũng không cần phải để trong tâm thêm làm gì nữa. Bạn cần phải tu dưỡng mình để trở nên không có thói quen tùy tiện phỉ báng, hoặc về cơ bản mà nói là không thể có hành động phỉ báng.

Với một vị Thượng sư chân chính, xung quanh ngài đều có thiên long hộ pháp. Cho dù bạn ở một nơi rất xa xôi thì bạn cứ thử chửi Thượng sư xem. Thượng sư có thể không biết, có thể sẽ không biết là vì ông ấy ở đây còn bạn thì ở chỗ khác lén lút chửi ông ấy. Ông ấy sẽ không biết nhưng thổ địa công ở chỗ bạn sẽ biết ngay đấy (mọi người cười). Thổ địa công sẽ chạy đến thì thầm với hộ pháp của Thượng sư để báo cáo sự việc (cười). Khi hộ pháp biết, hộ pháp sẽ phân định mức độ nghiêm trọng. Bạn phỉ báng nặng nề thì sẽ phân định bạn nặng. Bạn phỉ báng ít thì sẽ phân định bạn nhẹ, nặng nhẹ tùy mức độ tương ứng. Trên thực tế việc này là có thật.

Bản thân tôi cũng từng có vài kinh nghiệm, tôi đã gặp rất nhiều người, nhưng không phải họ phỉ báng tôi, họ phỉ báng Thượng sư khác, kết quả là những người đó gặp phải sự việc không tốt. Điều này Phật đã từng có lần giải thích rồi. Ngài nói, phỉ báng giống như nhổ nước bọt lên trời vậy. Bạn ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt. Nhổ một miếng nước bọt lên trời ấy à, xem xem sức lực của bạn nhổ được bao xa, rốt cục thì nó vẫn sẽ rơi xuống trúng bạn mà thôi (cười).

Phật nói: Phỉ báng vào hư không, người nhận chính là mình. Bạn xem xem, bạn nhổ nước bọt vào hư không, kết quả thì chỉ cần sau khi một cơn gió nhẹ lướt qua, cái "thứ" này của bạn liền rơi xuống, vẫn là rơi trúng vào mặt bạn mà thôi. Vẫn chính là bạn phải nhận lại, do thế không được phỉ báng.

Thực ra một vị Thượng sư chân chính thì sẽ không trừng phạt mọi người. Còn giả sử ông ấy không nghe thấy, hoặc cơ bản là ông ấy không hề biết, thì làm sao mà ông ấy trừng phạt bạn được chứ! Hình phạt chủ yếu đến từ chính bản thân bạn, bạn đã quăng đi sự phỉ báng thì khi nó dội trở lại, người phải chịu nhận vẫn là chính bản thân bạn. Câu 12: "Còn làm điều khuất tất, chướng ngại sẽ phát sinh, tới giây phút mệnh chung, đọa xuống làm ác thú." Câu này giải thích như sau. Người phỉ báng một Thượng sư chân chính thì sẽ tự có ác thần đến giáng tai nạn, và sau khi chết sẽ đọa vào tam ác đạo, tức là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ở đây có một danh xưng gọi là Tần Na Dạ Già. Tần Na Dạ Già là một loài quỷ mũi dài. Loài quỷ mũi dài này thích xuất hiện vào ban đêm, sau đó sẽ đến bên giường ngủ của bạn, dùng cái mũi dài của nó hút khí của bạn, khiến cho bạn sáng sớm ra đã cảm thấy không thể nào bò ra khỏi giường được, rất mệt mỏi (mọi người cười). Việc này giải thích vì sao rất nhiều người vẫn ngủ được, nhưng càng ngủ lại càng mệt mỏi, mỗi sáng tỉnh dậy, mặt mũi đều có chút biến dạng, đau đầu chóng mặt, vừa dậm chân đứng dậy đã cảm thấy rất mệt, thậm chí xém chút nữa là ngã lăn ra đất. (cười).

Ngủ càng lâu thì lại càng mệt mỏi. Đó chính là do bị quỷ Tần Na Dạ Già đến trộm hết sạch khí của bạn. Tần Na Dạ Già làm theo chỉ thị của ai mà lại đến trộm hết khí của bạn? Bởi vì suy nghĩ của bạn không tốt, bạn nghĩ đến việc muốn chửi người khác, muốn phỉ báng một Thượng sư chân chính, hay phỉ báng Phật, thì khi đó con quỷ này sẽ đến. Khi bạn có ác niệm như vậy, sản sinh ra loại ác niệm như thế, ác niệm tập trung lại trong đầu bạn, thì quỷ này sẽ đến.

Tóm lại khi một người có suy nghĩ muốn phỉ báng, thì quỷ này sẽ đến để hút hết khí của người đó. Do vậy buổi sáng dù bạn tu được rất tốt, nhưng buổi tối sẽ bị mất hết sạch. Như thế cũng chẳng khác gì không tu (cười). Còn theo như câu giải thích trên, nếu phỉ báng một Thượng sư chân chính thì sau khi chết đi sẽ rơi vào tam ác đạo, chính là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Câu 13: "Đừng khiến cho thầy mình, phải sinh thêm phiền não, ngu si mà vi phạm, đọa địa ngục A Tì." Câu này giải thích rằng, làm một đệ tử Mật giáo cần phải phụng sự Thượng sư, đừng khiến cho Thượng sư phải phiền não về mình. Nếu vi phạm ý chỉ của Thượng sư, hoặc nghiêm trọng hơn là lừa gạt Thượng sư thì sẽ phải đọa vào địa ngục A Tì.

Mấy điều này đều rất nghiêm trọng. Chủ yếu là vì một vị Thượng sư chân chính là người truyền thụ Phật pháp, ngài đại diện cho Phật, pháp, tăng tới để độ chúng sinh. Người nào chống đối lại cũng đồng nghĩa với việc hoàn toàn đi xuống tam ác đạo, đương nhiên sẽ có báo ứng của tam ác đạo. Do vậy tâm người tu hành cần phải hiểu rõ về quang minh, phân biệt được thiện ác.

Với vị Thượng sư mà bạn đã xác nhận đi theo, nếu là Thượng sư thật thì bạn cần phải làm theo những ý chỉ của ngài. Còn nếu giả sử bạn cảm thấy đó là Thượng sư giả thì bạn cũng không nên phỉ báng. Bạn cứ âm thầm tạo khoảng cách xa dần là được rồi. Bởi đôi khi thật - giả rất khó phân biệt. Nếu bạn nghĩ đó là giả, cũng không nên phỉ báng thầy, bạn cứ âm thầm giữ khoảng cách xa với thầy. Tới sau này lỡ bạn phát hiện ra ông ấy lại là thật, bạn lại có thể trở về được gần thầy (mọi người cười). Việc này cũng giống như chọn kim cương thôi, kim cương thật và kim cương giả cuối cùng chắc chắn có thể phân biệt được.

Tôi nói với mọi người một điều rất thật lòng, là trên thế giới này đã có thật thì chắc chắn sẽ có giả. Do đó để chọn lựa một Thượng sư chân chính đòi hỏi phải dùng đến huệ nhãn của bạn, dùng trí huệ của bạn, dùng lý trí của bạn để phân biệt. Câu 14: "Thọ bao điều cực khổ, đáng sợ chẳng kể xiết, chỉ do phỉ báng thầy, địa ngục này kẹt mãi." Câu này giải thích rằng, địa ngục A Tì là địa ngục khổ nhất, do bởi phỉ báng Thượng sư chân chính nên sẽ phải chịu đựng sự khủng bố của địa ngục này, đau khổ vô tận. Câu 15: "Ai có được vị thầy, nắm giữ nhiều chính pháp, hãy nhất tâm một lòng, đừng sinh tâm khinh mạn." Câu này giải thích rằng, đối với vị Thượng sư hoằng trì chính pháp, đệ tử cần nhất tâm phụng sự, nếu có tâm khinh thường sẽ phạm vào trọng tội nói ở trên.

Ý của câu thứ 15 này cũng muốn nói rằng, giả sử bạn nhất tâm phụng sự Thượng sư thì một Thượng sư chân chính sẽ hiểu được tâm của bạn. Ngài nhất định sẽ dạy pháp cho bạn, khiến cho bạn thành tựu được. Đó là nhờ có Thượng sư dạy pháp.

Nhưng có người vẫn dùng tam tâm để phụng sự Thượng sư. Ví dụ như có người mặc dù đã quy y nhưng chẳng liên lạc gì. Thế rồi một ngày anh ta đến, anh ta nói rằng mình là đệ tử của Thượng sư. Thượng sư cũng không chắc đã nhận ra anh ta, liền hỏi rằng: "Anh bảo anh là đệ tử sao? Anh lấy chứng thư quy y ra đây cho tôi xem." Việc này thể hiện rằng giữa Thượng sư và đệ tử dường như sắp trở thành người lạ với nhau rồi. Đệ tử từ trước tới nay chẳng hề phụng sự Thượng sư nên Thượng sư cũng quên đệ tử này mất rồi. Việc quy y như thế cũng chẳng khác nào một cái danh xưng mà thôi, một cái danh xưng trống rỗng.

Đối với việc phụng sự Thượng sư cần có sự nhất tâm, không được có tâm nào khác. Bạn phụng sự Thượng sư, tự nhiên thầy sẽ truyền dạy tâm pháp chân chính cho bạn. Khi bạn nhất tâm phụng sự Thượng sư, thầy nhất định sẽ hiểu con người bạn. Do vậy trong kinh điển Mật giáo có một câu nói rằng, chỉ cần chuẩn bị tâm cho tốt, vị thầy chân chính của bạn sẽ xuất hiện. Câu 16: "Luôn hướng đến thầy ta, phụng sự và cúng dường, giữ tấm lòng kính trọng, chướng ngại ắt tiêu trừ." Giải thích điều này như sau. Tận tâm cúng dường Thượng sư, kính trọng Thượng sư, nhờ có sự gia trì của Thượng sư nên bạn có thể loại bỏ được các chướng ngại, diệt trừ phiền não. Ý của việc cúng dường ở đây là một hình thức biểu thị, bên trong nó có ý nghĩa của sự dâng hiến.

Trước đây ở Ấn Độ, bản thân người xuất gia không tự sản xuất được gì, họ sẽ đi xin sự bố thí của chúng sinh, sau đó họ sẽ chúc phúc cho chúng sinh. Vậy thì ở đây cũng thế, chúng sinh cúng dường lên Thượng sư, Thượng sư sẽ chúc phúc cho chúng sinh đó. Việc chúc phúc này chính là một dạng sức mạnh gia trì.

Điều này làm tôi nhớ đến một lão hòa thượng trước đây, ông ấy có rất nhiều, rất nhiều đệ tử. Có một lần bế quan, ông đến một túp lều ở sâu trong núi, đóng cửa không gặp ai. Lúc này tất cả các đệ tử đều nghĩ, sư phụ có rất nhiều đệ tử, lẽ đương nhiên mỗi ngày sẽ đều có đệ tử đến cúng dường cho ông. Bởi vì ông có rất nhiều đệ tử cho nên trong lòng mỗi đệ tử đều nghĩ: "Ây dà, sư phụ có nhiều đệ tử như vậy, cho nên hôm nay nhất định sẽ có người đến cũng dường cho thầy rồi, nên chúng ta không cần phải đi nữa". Kết quả là vị sư phụ đó một tuần lễ không có gì để ăn (cười). Hơn nữa còn đóng cửa ở bên trong lều, cũng không thể gọi điện thoại, do vậy Thượng sư đói đến mức ruột xoắn cả lại (cười). Kể từ đó, hệ tiêu hóa của ông luôn luôn không tốt. Lão hòa thượng đó nói, nhiều đệ tử quá cũng không tốt. (cười)

Do vậy khi bạn nhớ đến sư phụ, bạn cần phải đến cúng dường, bạn không thể nói rằng: "Ôi chà, sự phụ này ngày nào cũng có nhiều đệ tử đến cúng dường rồi, chúng ta không cần phải đến nữa." Thế thì sẽ có ngày sư phụ chỉ còn da bọc xương thôi (cười). Câu 17: "Quay tâm dựa vào thầy, hỷ xả và lạc hạnh, thân này còn đem cúng, tiền tài lại màng chi." Câu này giải thích như sau. Sinh mệnh của bản thân đều có thể hy sinh, huống chi tài sản. Người yêu thích bố thí từ thiện sẽ có phúc báo.

Điều này nói ra thì có vẻ như rất nghiêm trọng nhưng thực ra cũng có đạo lý của nó. Điều này dạy con người không những cần bố thí tài sản mà còn cần phải bố thí tất cả những thứ khác. Tuy vậy tôi nghĩ rất nhiều người không thể thực hiện được điều này. Vì muốn từ bỏ cả sinh mệnh của mình thì không thể nào tiếp tục ăn cơm (cười). Trên thực tế, sinh mệnh của con người chúng ta, có sinh tất có tử. Sinh mệnh cũng chỉ là vấn đề ngắn hay dài mà thôi. Khổng Tử từng nói một câu: "Sáng nghe đạo, tối chết cũng cam lòng." Và cũng nói một câu khác rằng: "Già mà không có đức hạnh là phường giặc cướp." Chúng ta sống trên thế giới này, cuộc sống nên dùng vào những việc có lợi ích.

Bản thân tôi cũng chẳng hy vọng mình sống thật lâu. Bản thân tôi thấy mình truyền pháp được khá khá nhiều thì có thể lui về được rồi. Sống càng lâu thì lại càng "chín nẫu" ra thôi, nghiệp chướng càng nặng.

Vậy vì sao vẫn có thể có một số người sẵn sàng hy sinh sinh mạng của chính mình cho Phật hoặc cho Kim cương Thượng sư đây? Có người kể rằng một số đệ tử nói là muốn chết thì nên chết trước mặt của Thượng sư. Ý tôi không phải nói mọi người nên đến chết trước mặt tôi đâu nhé (mọi người cười). Mà là với ai "đi trước tôi một bước", (do một Kim cương Thượng sư chân chính thì sẽ có năng lực, để ngay thời khắc bạn chết, Thượng sư có thể nhanh chóng dùng sức mạnh siêu độ cho linh hồn của bạn đến cảnh giới tốt đẹp hơn), có lẽ tốt hơn là chết sớm một chút, sau đó để cho Kim cương Thượng sư chân chính đến siêu độ cho bạn.

Nói chung bất kể sớm hay muộn, một vị Kim cương Thượng sư chân chính sẽ đều có năng lực siêu độ cho đệ tử của chính mình. Bởi vì bản thân tâm của ngài đã rộng lớn như vũ trụ, ngài có năng lực của ngài, có thể kéo linh hồn của bạn đi theo, cùng đến nơi thanh tịnh.

Trong Mật pháp, chúng ta có thể tưởng tượng có một sức mạnh vô cùng to lớn. Hôm nay giả sử tôi không mang trên mình trách nhiệm truyền pháp thì tôi sớm đã không còn ở tại nhân gian này nữa rồi.

Chúng ta không nên tham bộ quần áo ta đang mặc đẹp này, màu sắc rất đẹp này, đừng tham cuộc sống đang tốt đẹp này, đồ ăn rất ngon này, cũng không phải vì trên thế giới này vẫn còn trách nhiệm chưa hoàn thành mà phải sống.

Về vấn đề trên, sáng sớm hôm nay tôi cũng đã nghĩ đến. Tôi thành lập tông phái, có phúc mọi người hưởng, có nạn thì tôi chịu (cười). Hãy nhớ nếu Thượng sư có gặp tai nạn, mọi người đừng chơi chiêu "bỏ chạy là thượng sách" nhé. Tôi thường nghĩ, hy vọng Phật Bồ Tát ban phúc cho chúng sinh, và chỉ cần chúng sinh đừng làm hại Thượng sư của họ là tốt lắm rồi. Ý của tôi muốn nói rằng, các bạn không thực sự cần thiết phải làm điều gì cho Thượng sư cả, chỉ cần không làm hại thầy là được rồi, không làm hại đã là việc thiện lành rồi. Thiện tai! A Di Đà Phật! (mọi người cười).

Câu thứ 17 này nói ra thì rất nghiêm túc, rằng cuộc sống của chính bản thân đều có thể hy sinh, huống hồ tài sản, người thích bố thí làm từ thiện thì sẽ có phúc báo. Cuối cùng Thượng sư chỉ có yêu cầu là, tất cả mọi thứ đều vô hại là được rồi! A Di Đà Phật. Câu 18: "Một mình tu vạn kiếp, cũng khó chứng Như Lai, nhưng trong cuộc đời này, ta có thầy dẫn dắt." Câu này giải thích như sau. Người tu hành nếu chưa gặp được Thượng sư, sẽ không có cách nào để tu trì thành Phật. Nhờ Thượng sư truyền pháp mới có thể tu được thành Phật, công đức này chính là do Thượng sư ban cho.

Đã có rất nhiều hành giả trải qua quá trình rất dài, rất nhiều trong việc học Phật, học Đạo. Họ cũng đã tìm rất nhiều cơ hội, đã bái rất nhiều sư phụ, nhưng trong quá trình tu tập đó, họ vẫn chưa gặp được một vị Thượng sư chân chính. Những sư phụ tu hành kia đều là giả, vì thế trải qua bao nhiêu kiếp tu hành rồi mà những gì tu được đều là giả, nên chẳng thể thành Phật được.

Chỉ tới khi gặp được Kim cương Thượng sư chân chính, họ mới có thể thành Phật, bởi vì lúc đó pháp mà Thượng sư chân chính truyền cho mới là Mật pháp chân chính. Trong Mật pháp chân chính mới có tâm pháp vô thượng thành Phật. Nên mới nói, công đức thành tựu Phật quả là nhờ Thượng sư, là Thượng sư chân chính đem tới cho bạn. Câu 19: "Nên thề bảo vệ khắp, cúng dường chư Như Lai, cung kính đối với thầy, như cung kính chư Phật." Câu này giải thích như sau. Phụng sự Thượng sư là lời thề nguyện khi bản thân ta mới nhập môn, việc này cũng quan trọng giống như cúng dường Phật. Việc gặp được một vị Thượng sư chân chính cũng tượng trưng cho việc bạn gặp Phật pháp tăng. Vậy nên trong nhập môn Mật giáo, việc cúng dường Thượng sư cũng quan trọng như cúng dường Phật vậy. Câu 20: "Những gì yêu quý nhất, đồ trân quý cực kì, cầu bồ đề vô tận, ta thành tâm cống hiến." Câu này giải thích rằng, Thượng sư là bao gồm tất cả Tam Bảo, nếu đem những thứ tốt đẹp nhất để phụng sự Thượng sư thì ta sẽ có được vô lượng vô biên công đức. Ý điều này muốn nói chúng ta hãy đem những thứ tốt nhất để dâng lên cho Thượng sư. Tuy nhiên Thượng sư không nhất định cần phải nhận. Nhận những đồ này của bạn chỉ cần dùng "tâm ý" là được rồi.

Ví dụ ở trước mặt Phật, bạn đem ra những bảo vật quý giá nhất của mình, kim cương mà mình thích nhất, bảo châu, đá quý, lấy ra đặt trước mặt Phật, quán tưởng chúng toàn bộ dâng lên cho Phật. Những thứ này Phật cũng chẳng lấy đi mất của bạn, vẫn là của bạn thôi. Nhưng bạn không thể nghĩ rằng tôi chỉ lấy ra dâng cho Phật như thế thì việc dâng cúng cho Phật này là giả. Nếu vậy bạn sẽ không nghiêm túc, không thể vì thế nghĩ rằng mình có thể tùy tiện lấy ra cúng lúc nào cũng được. Bạn cần phải thực sự có thành ý.

Ý nghĩa của kinh văn cũng chính là nói rằng, bạn hãy dùng những thứ tốt nhất quán tưởng dâng lên Thượng sư, dâng lên tất cả chư Phật Bồ Tát. Và chỉ cần bạn xuất phát từ tâm ý của mình cũng đã là điều rất tốt, như vậy là công đức cũng đã rất lớn rồi.

Trên thực tế, một vị Phật chân chính cũng không cần kim cương hay bảo châu của bạn. Ngài cũng sẽ chẳng ăn lạc rang hay chuối mà bạn cúng dường đâu (cười). Giả sử bạn đến vườn thú cho khỉ ăn lạc hay ăn chuối, chắc chắn là chúng sẽ rất thích. Và nếu bạn chỉ lấy lạc và chuối ra cúng cho Phật, Phật cũng vẫn rất vui, tuy vậy ngài không nhất định cần phải hưởng chúng.

Trước đây có một người cúng Thổ Địa Công, một người khác nói với anh ta: "Thổ Địa Công của anh thích ăn lạc và chuối." Tôi đi gặp Thổ Địa Công của anh ta, phát hiện ra Thổ Địa Công của anh là linh hồn của một con khỉ đến sống trong tượng Thổ Địa Công của nhà anh. Thảo nào mà Thổ Địa Công này lại thích ăn lạc và chuối (cười).

Ý của tôi muốn nói ở đây rằng, bạn dùng thứ gì để cúng Phật đều có thể được, đều có ý nghĩa. Giống như tôi đây, lần trước tôi tìm thứ gì đó để cúng Phật, tìm không được, tôi liền cúng một bình rượu. Bình rượu đó vừa hay lại là rượu bổ, rượu đại bổ, rượu đại bổ hoàn hảo. Nhưng do cúng bình rượu này rồi, tôi đã bị say mất cả tuần. Trên thực tế, Phật Bồ Tát không nhất định sẽ uống rượu bổ này của bạn, nhưng do tôi dùng tâm mình để cúng nên sau đó liền gặp phải một dạng phản ứng của rượu.

Việc trên cũng có ý nghĩa của nó. Nếu bạn thường xuyên quán tưởng dâng cúng kim cương cho Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát cũng sẽ hoàn trả lại kim cương cho bạn. Nếu bạn thường quán tưởng cúng tiền cho Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát cũng sẽ cho bạn tiền. Vì thế tại Bồ Đề Đường, tôi đã giảng về vấn đề quán tưởng cúng tiền, mọi người ở đó bây giờ, cỡ khoảng sang năm sẽ giàu có. Hy vọng Phật Bồ Tát ban phúc cho mọi người được thành tựu tất cả. Câu 21: "Phụng sự Phật và thầy, ý niệm lành tăng trưởng, thầy ruộng phúc tối thắng, ta chóng chứng Bồ Đề." Điều này giải thích rằng, cúng dường Thượng sư, cúng dường Phật là tạo ruộng phúc tối thắng, rất nhanh chóng sẽ gặt hái được quả bồ đề. Ý của điều này cũng muốn nói rằng việc cho đi sẽ đem lại nhiều phúc hơn việc nhận lấy.

Có một câu nói trong Kinh Thánh rằng, khi chúng ta cho đi, chúng ta còn có phúc nhiều hơn người nhận. Bởi vì khi bạn cho người khác, trong lòng bạn chắc chắn rất rộng mở, rất vui vẻ, tâm trạng rất thoải mái. Bởi vì tâm hồn bạn mở rộng, phúc báo của bạn sẽ đến.

Con người ích kỷ sẽ không có được phúc báo, còn người có tấm lòng rộng mở sẽ có phúc báo. Bởi vì một khi bạn mở rộng tâm mình thì sẽ có ánh sáng hiển hiện. Một khi đã có ánh sáng hiển hiện thì ông trời chắc chắn sẽ ban phúc. Chúng ta làm người hãy nhớ rằng cần có tâm rộng lớn như bầu trời, tấm lòng cần rộng mở, tấm lòng mở rộng rồi thì mới có phúc báo.

Khi bạn tặng đồ cho người nghèo, ngoài việc bạn đang làm một việc tốt, bạn còn đang tự huân luyện tấm lòng rộng mở, sau đó bạn sẽ có được tâm yêu thương. Lúc đó tự nhiên ông trời sẽ có cảm ứng, sẽ ban phúc cho bạn, bạn sẽ có được ruộng phúc tối thắng.

Việc này hoàn toàn không phải nói rằng Thượng sư, hay Phật nhất định muốn ăn đồ của bạn cúng, hay là luôn nhất định muốn lấy tiền của bạn, hoàn toàn không phải vậy. Việc này giống như một sự huân luyện, là một sự luyện tập, hoàn toàn không phải là Thượng sư nói này nói kia rằng các người hãy đưa hết tất cả cho ta, các người phải không được sở hữu cái gì mới là tốt. Không thể nào nói như vậy được (cười lớn), đúng không nào?

Ở đây các bạn chỉ cần dùng một số tiền nhỏ hoặc đưa ra một chút thành ý, một chút đồ gì đó để cúng dường. Bạn cúng dường Phật, Phật cũng sẽ chẳng ăn đồ của bạn, bản thân ngài ngồi ở đây cũng chẳng thế nào ăn đồ của bạn được. Cúng dường pháp, pháp cũng không thể ăn đồ của bạn. Phật pháp tăng, cuối cùng thì là mỗi tăng ăn hết thôi (cười). Do vậy cúng Phật, Phật sẽ không ăn được, cúng tăng thì tăng sẽ ăn hết. Tuy vậy việc cúng tăng cũng cần phải xem xét hoàn cảnh. Nếu bản thân trên người bạn chẳng có gì, bạn có thể giữ lại cho mình. Trên người bạn có hai phần, bạn có thể cúng Phật một phần. Trong Kinh Thánh có nói "một phần mười tiền lương của bạn", đó là một phần mười số tiền mà bạn có để dành cho Thượng Đế. Đây cũng là một kiểu cho đi, nhưng ở đây Chúa quy định là một phần mười, chúng ta thì chẳng có quy định như vậy, mà là tùy ý. Do bạn bố thí thì bạn mới có được phúc, tâm mới rộng mở, mới luyện tập được cho bản thân không còn ích kỷ nữa, ý nghĩa ở đây chính là như vậy. Câu 22: "Do vậy, người cầu pháp, nhẫn nại tạo công đức, không lừa dối trước thầy, thường đắc trí kim cương." Câu này giải thích rằng, đối với Thượng sư cần tôn kính phụng sự một cách đầy thành ý, cần có tính nhẫn nại, không được lừa dối hay giả vờ, thì chắc chắn sẽ đạt được trí huệ kim cương của Như Lai.

Việc này tương tự với quá trình cầu học pháp điển hình: khi chúng ta đi cầu học một pháp nào đó thì học pháp hay cầu pháp đều cần phải có sự nhẫn nại. Trước đây, Milarepa đến cầu pháp ở chỗ đại sư Marpa, thế là đại sư Marpa bảo Milarepa làm nhà cho ngài ở. Cứ xây gần xong một căn nhà thì ngài lại bảo Milarepa "xây rồi thì đập bỏ đi". Ngài nói rằng phong thủy không tốt, cần phải đập bỏ. Milarepa xây một căn nhà hình chữ nhật thì đại sư Marpa lại nói: "Ta muốn một căn nhà hình tam giác, do vậy căn này cần phải đập bỏ." Khi xây xong căn nhà hình tam giác, đại sư Marpa lại nói: "Căn nhà này xây cho ta hơi bị nghiêng, không được, cần đập bỏ." Sự giày vò đó khiến cho Milarepa chẳng còn biết làm cách nào, thực sự là chẳng thể chịu đựng nổi nữa, nhưng Milarepa vẫn muốn cầu pháp. Đại sư Marpa nói: "Ngươi mang đồ gì đến đây, xem xem ngươi dâng lên cho ta cái gì, sau đó ta mới quán đảnh cho ngươi." Milarepa không có tiền, nhưng Sư Mẫu bí mật lấy ra một viên đá quý, bà lén đưa đá quý cho Milarepa. Bà nói: "Con cầm lấy viên đá quý này của ta đem dâng lên cho sư phụ cầu xin ngài quán đảnh cho con." Milarepa không có tiền, đây là mượn tạm viên đá quý của Sư Mẫu để đi cúng thầy. (cười) Milarepa đã phải chịu rất nhiều khổ cực, đến cuối cùng mới được đại sư Marpa quán đảnh cho.

Hôm nay nếu tôi nói với mọi người rằng: "Anh xây cho tôi cái nhà, tôi mới quán đảnh cho anh", thì tôi nghĩ Lôi Tạng Tự chẳng còn tăm hơi một người nào cả (cười lớn), mọi người đều bỏ chạy hết sạch (cười). Xây cho tôi một căn nhà, tôi mới quán đảnh cho, mua cho tôi một chiếc xe Rolls Royce đến đây tôi mới quán đảnh cho (cười lớn). Nếu mà nói ra câu này thì chẳng có lấy "nửa con người" nào muốn quán đảnh nữa. Tuy nhiên trong việc cầu pháp, pháp càng khó cầu bao nhiêu thì lại càng đáng quý bấy nhiêu. Càng dễ có được thì lại càng dễ đánh mất, bạn sẽ chẳng trân trọng, sẽ coi pháp như cái chổi cùn vậy. Con người là như thế, do vậy đôi khi cũng nên cho những người ở xa đến rèn luyện thêm một chút. Câu 23: "Nếu dẫm lên bóng thầy, phạm tội như phá tháp, giường ghế và vật dụng, ngồi lên cũng là tội." Quy định này rất nghiêm trọng, trước đây việc kiểu này cũng đã từng có. Đây là một loại giới điều thể hiện sự cung kính. Lấy ví dụ về bóng râm, khi Thượng sư ngồi ở đây, ánh mặt trời chiếu tới, bóng đổ về phía sau. Nếu bạn dẫm lên bóng của Thượng sư thì xem như thiếu lễ độ, biểu thị một hành vi không lễ độ. Bạn không thể dẫm chân lên bóng của Thượng sư được. Cũng không thể ngồi lên giường của Thượng sư, thậm chí những thứ thường ngày Thượng sư dùng, hoặc pháp khí, đều không thể dùng mà không có sự cho phép. Nếu phạm phải là mắc tội.

Việc này cũng biểu hiện ý nghĩa về sự cung kính. Ví dụ nói về chuyện những đồ thầy đã dùng qua thì không được phép dùng. Trước đây có một đệ tử, nói nôm na là đệ tử này lấy đôi giày của Thượng sư để đi vào chân mình, đi giày xong rồi cũng chạy biến mất luôn (cười lớn). Thượng sư gọi anh ta quay lại, nói rằng đó là giày của tôi, anh ta lại còn rất cao hứng. Anh ta nói vì đây là giày của Thượng sư nên mới tốt, vì tốt nên mới đi vào thử xem sao. Kì thực, theo quy định của điều luật này thì làm thế là không được (cười).

Có rất nhiều việc không thể làm. Chúng ta bình thường cũng đã cần như vậy, bình thường chúng ta làm người cũng cần có lễ phép đối với người lớn tuổi, lễ phép đối với sư trưởng. Rất nhiều tình huống là sự lễ phép thông thường, không hẳn phải cần tới quy định cứng nhắc thì mới lễ phép. Câu 24: "Với mọi điều thầy dạy, hoan hỷ mà lắng nghe, nếu thân không làm được, dùng thiện ngôn trình rõ." Điều này giải thích rằng, bạn cần vui vẻ tiếp nhận những giáo huấn của Thượng sư. Giả sử nếu không thể làm theo được thì có thể khéo léo trình bày hoàn cảnh. Điều luật này rất có đạo lý.

Có rất nhiều lý thuyết Phật giáo mà bản thân các Thượng sư đều đã biết, nhưng khi các bạn mới bắt đầu học Phật, các bạn không biết. Do đó khi các bạn phạm lỗi thì Thượng sư cần giải thích đôi chút, các bạn đừng nói rằng như vậy là không tốt.

Cá nhân tôi thì như thế này. Tôi thường rất ngại nói, ví dụ như nếu có người phạm lỗi, tôi đều ngại phải nói thẳng với họ, tôi thường nói loanh quanh, nói vòng vèo một lúc rồi mới nói tới chuyện đó. Cá tính của tôi là như thế. Tôi sẽ không trực tiếp mắng người ta theo kiểu khi tôi trông thấy ai đó làm điều không đúng thì liền mắng luôn, hoặc là lấy cái gậy cá gỗ gõ vào đầu một cái. Trước đây sư phụ của tôi sẽ làm như vậy, nghĩa là trực tiếp mắng luôn. Mỗi khi tôi đi thăm các vị để xin được tư vấn, tôi đều bị mắng. Trước đây tôi tìm đến lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, hỏi ông một vài đạo lý, ông liền mắng cho một trận. Ông cứ trực tiếp mắng mỏ như thế. Ông nói: "Anh là cái đồ tà môn ngoại đạo, như thế là không đúng, như thế là sai lầm, ở chỗ anh như thế đó à!" Tôi nghe mà cảm thấy bị mắng chửi tới mức xấu hổ.

Trong lòng tôi thường nghĩ, sau này nếu mình làm thầy, mình sẽ không mắng học trò như vậy, bởi vì mắng chửi như vậy chẳng có gì hay cả, trong lòng học trò sẽ rất buồn. Tôi trông thấy những lúc lão cư sĩ lấy cái gậy cá gỗ, hễ nghe nói mắc tội là ngài liền chạy tới, cầm gậy cá gỗ gõ vào đầu học trò một cái. Là như vậy đó.

Còn pháp sư Lạc Quả khi ở trên bục thuyết pháp mà bên dưới có người nói chuyện, ông quát lên ngay tại chỗ: "Anh nói hay tôi nói, anh lên đây nói cũng tốt, tôi nghe anh nói.” (Sư Tôn cười) Thế là pháp sư đó liền đi xuống để cho đệ tử của ông nói, khiến cho đệ tử kia mặt đỏ tía tai. Nhưng tôi làm Thượng sư thì không như vậy. Khi tôi phát hiện ra ai đó có điều chưa đúng, tôi sẽ khéo léo nói quanh co tận… mấy vòng, sau đó nếu các bạn lắng nghe, nếu thực sự có được chút hiểu ý và nhận ra là được rồi.

Tôi sẽ không chửi mắng người ta, cũng không đánh người ta. Tôi làm Thượng sư chỉ có thể thị hiện được hình tướng Bồ Tát, không thể nào thể hiện được hình tướng Kim cang (Sư Tôn cười lớn). Tôi không thể nổi giận như Kim cang Hộ pháp với đôi mắt trừng trừng được, tôi chỉ có đôi mắt của Bồ Tát thôi, nhìn chúng sinh đầy từ bi.

Nếu Thượng sư có giáo huấn điều gì, đệ tử nên vui vẻ lắng nghe lời giáo huấn. Còn những việc mà Thượng sư dạy bạn làm, giả sử bảo bạn làm việc này việc kia, bạn nên hoan hỷ mà làm. Nhưng nếu làm không được việc đó, bạn cần nói việc này có thể làm chậm lại mấy ngày, hoặc nói bạn không thể làm được. Nguyên nhân là gì thì hãy nói ra. Nói ra rồi thì không còn lo lắng nữa. Nếu thực sự bạn làm không được thì cũng đừng miễn cưỡng. Bây giờ bảo bạn bơi từ bờ bên này qua bờ bên kia của hồ Sammamish, giả sử bạn hoàn toàn chẳng biết bơi tí gì mà cũng vẫn cứ đi vì cho rằng không thể nào làm trái lệnh của thầy được, thế là bạn bảo: "Được thôi, tôi sẽ đi bơi." Làm như thế cũng không được. Do đó, bạn cần nói rõ ràng: "Con không biết bơi, đợi con học cho biết bơi đã, rồi con sẽ lại bơi qua." Những việc thế này đều có thể thông cảm được. Việc không thể làm thì đừng làm, và bạn có thể giải thích một cách khéo léo. Câu 25: "Dựa duy nhất vào thầy, mọi việc đều thành tựu, hiện lạc và sinh thiên, đâu dám làm trái lệnh." Câu này giải thích như sau. Nhờ có Thượng sư truyền pháp mà đệ tử mới có thể thành tựu mọi pháp. Thượng sư là ruộng phúc vô thượng, đệ tử đừng vi phạm mệnh lệnh của thầy. Đây chính là vấn đề của việc giảng pháp. Trên thực tế, câu thứ 25 này muốn nói rằng, thứ duy nhất mà Phật truyền xuống thế giới này chính là pháp, chính là Phật pháp. Bởi vì Thượng sư đã đạt được chứng ngộ rồi, ngài biết Phật pháp, biết rằng ý nghĩa quan trọng nhất của đời người chính là tu pháp, các thứ khác đều là thứ yếu.

Điều quan trọng nhất là bản thân đời người nên tu tập Phật pháp, như vậy mới có thể đạt được thành tựu vĩnh hằng, đạt được sự siêu việt vĩnh hằng. Vậy thì ai hiểu được Phật pháp đây? Chính Thượng sư hiểu được Phật pháp. Thế rồi Thượng sư truyền pháp này cho bạn. Nhờ bạn đã có được pháp, bạn mới có thể thành tựu được pháp, việc này chính là uống nước nhớ nguồn.

Về căn bản, Thượng sư chính là ngọn nguồn của Phật pháp tăng, cũng chính là ngọn nguồn của Phật pháp. Thế nên đối với Căn bản Thượng sư mà nói thì đương nhiên đó là dựa trên mối quan hệ truyền pháp, nhất định bạn cần đạt được sự thành tựu về pháp, nhất định bạn cần phải hiểu được thế nào là cung kính với Thượng sư.

Đây là một đạo lý chắc chắn. Không có chuyện nói rằng tôi có được pháp rồi sau đó tôi tu pháp, tôi chẳng cần cung kính người đã truyền pháp cho tôi nữa. Nói như vậy là một sự mâu thuẫn. Tuy thế không có nhiều người trong khắp thiên hạ có thể giữ mình mà làm đúng theo được “Sự sư pháp ngũ thập tụng”. Giáo chủ của Phật giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni năm đó truyền pháp cho Đề Bà Đạt Đa, ông ta thậm chí còn chẳng cung kính Thế Tôn mà còn phản nghịch, hơn nữa còn quay lại làm hại Đức Phật. May là mạng của Phật Thích Ca Mâu Ni còn dài nên không bị hại chết, do vậy nên mới có nhiều bộ Đại Tạng Kinh được truyền lại cho đến bây giờ.

Nhưng số mệnh của chúa Jesus thì lại rất thảm. Một trong số mười hai môn đồ của ngài đã phản bội ngài. Kẻ đó chính là Judas. Trong bữa tối cuối cùng, Jesus cùng với hai môn đồ đang ăn tối, Judas đã bí mật lẻn ra ngoài đi báo cáo với quân đội La Mã đến bắt Jesus. Trò làm hại thầy, hắn ta đi báo cáo với quân đội La Mã đến bắt thầy mình. Sự việc kiểu như vậy từ xưa đến nay cũng rất nhiều.

Trước đây có hai người rất giỏi bắn cung, bắn đều rất chính xác, một người trong đó là sư phụ, một người là đệ tử. Mọi phương pháp bắn cung, sư phụ đều dạy hết cho đệ tử. Trong lòng đệ tử này luôn nghĩ đến việc khi đi trên đường mọi người đều nói anh ta là thần xạ thủ số hai, còn thần xạ thủ số một chính là sư phụ của anh. Anh nói: "Dù có làm thế nào cũng chẳng thể thay đổi thành tôi là số một và thầy là số hai được."

Thế rồi một ngày nọ, anh đứng trên đỉnh núi, vừa hay sư phụ của anh cũng đứng ngọn núi bên kia ngắm mặt trời mọc. Đệ tử này từ phía sau đi tới, anh nghĩ cơ hội đến rồi, để cho xạ thủ số một chết thì anh ta sẽ trở thành số một, có đúng vậy không? Anh liền lấy cung tên ra để bắn sư phụ mình, anh đã nghĩ vậy.

Sư phụ của anh nghe tiếng gió do mũi tên bắn ra từ phía sau, trên người ông cũng có đeo cung tên, ông cũng lấy tên ra để bắn phản lại. Vừa khéo hai mũi trên chạm trúng vào nhau trong không trung, đệ tử của ông nhảy dựng lên vì sợ. Sao lại có thể có một chiêu hay đến vậy. Không cần nhìn, chỉ nghe tiếng tên bắn đến là có thể bắn trả lại rất lợi hại như vậy. Kết quả là anh ta đi sám hối với sư phụ. Sư phụ anh nói, việc này chẳng phải là vấn đề lớn. Lòng dạ con người ta là như vậy, ta giữ lại một chiêu, chiêu này chính là để phòng ngừa người như anh đó. (cười lớn)

Thế nên người trong thiên hạ cần ghi nhớ, ai làm sư phụ luôn cần giữ lại cho mình một chiêu (cười lớn). Ai cũng giữ lại, cho đến cuối cùng thì biến thành nửa chiêu cũng chẳng có nữa (cười lớn). Mỗi người đều giữ lại một chiêu, giữ lại cho đến bây giờ thì trở thành nửa chiêu cũng không có (cười lớn). Do vậy, làm đệ tử trước tiên nên đọc "Sự sư pháp ngũ thập tụng", làm sư phụ cũng cần đọc "Sự sư pháp ngũ thập tụng". Như vậy mới là tương đối chính thống, mới là tương đối chính phái.

Ban đầu, Mã Minh Bồ Tát viết "Sự sư pháp ngũ thập tụng" là vì những lực lượng tâm linh vĩ đại của vũ trụ bảo ngài viết. Bởi vì lực lượng tâm linh vĩ đại của vũ trụ trong hư không đã thấy kẻ làm thầy cũng chẳng ra thầy, kẻ làm trò cũng chẳng ra trò, tất cả đều trở thành vô cùng hỗn loạn, do vậy các vị yêu cầu Mã Minh Bồ Tát viết ra "Sự sư pháp ngũ thập tụng" này để lưu truyền cho hậu thế. Mỗi người đều tuân thủ theo thì sẽ hợp với những quy tắc lễ nghĩa chính đáng giữa thầy và trò. Giả sử không có những quy tắc lễ nghĩa này thì Phật pháp còn trở thành Phật pháp cái gì nữa? Khi đó thì là vô pháp vô thiên, chẳng cần pháp nữa. Trật tự xã hội được giữ bởi pháp luật, còn pháp của Phật giáo thì được giữ bởi quy tắc trong "Sự sư pháp ngũ thập tụng" giữa thầy và trò.

Thế còn Đức Phật thì sao? Phật Thích Ca Mâu Ni từng bị hại sáu lần, Đề Bà Đạt Đa dùng thức ăn có bỏ thuốc độc, đốt lửa thiêu nhằm hãm hại Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn Chúa Jesus thì thảm nhất, ngài bị đóng đinh cho đến chết trên thập tự giá cũng bởi vì một trong số mười hai môn đồ của ngài đã bán đứng ngài. Hắn ta cầm được tiền rồi cũng không còn mặt mũi nào mà dùng, cuối cùng thì cũng lại treo cổ tự vẫn. Hắn ta chẳng còn mặt mũi nào, biết rằng bản thân mình sai rồi, thế là treo cổ chết.

Do vậy giữa thầy và trò, cần có "Sự sư pháp ngũ thập tụng" để gìn giữ mối quan hệ thầy trò, hy vọng mọi người đừng học theo Judas, hoặc là học theo giống như Đề Bà Đạt Đa. Nếu giả sử bạn học theo những kẻ này thì nhớ nói trước với tôi một tiếng, để tôi còn kịp chạy trước (mọi người cười lớn). Tôi nói đùa thế thôi. Ở đây, mọi người chúng ta đều rất tốt, mọi người đều rất phát tâm, rất có lòng từ bi, đều là những người tốt, dùng bồ đề tâm để truyền pháp, độ thế, cùng làm công tác cứu độ chúng sinh.

Chúng ta hiểu rằng không phải chỉ vì bản thân mình mà còn vì chúng sinh, tâm lượng mở rộng đến mức độ rộng lớn nhất. Đừng có hẹp hòi quá, tâm lượng cần mở rộng ra đến mức giống như một câu nói trong kinh Kim Cang: "Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng". Trước tiên nói về yêu cầu đầu tiên "vô ngã tướng". Trong mọi việc, bạn đừng đặt cái tôi lên trước hết thì tâm của bạn sẽ rộng mở. Trong mỗi sự việc bạn đừng nghĩ đến cái "tôi", thì tâm bạn càng rộng mở. Điều kiện số một trong kinh Kim Cang là "vô ngã tướng", con người trên thế giới này trong bất kì việc gì đều nghĩ đến cái "tôi" trước tiên. Do đó kinh Kim Cang mới nói điều hoàn toàn ngược lại rằng trước tiên đừng nghĩ đến bản thân ta thì chính là "vô ngã tướng". Ở đâu và lúc nào cũng nghĩ cho người khác, ở đâu cũng nghĩ cho mọi người, ở đâu cũng nghĩ vì cái chung thì được gọi là "vô ngã tướng".

Nếu bạn muốn độ chúng sinh nhưng lại nói về chính "tôi" trước, tôi muốn tất cả đều có tiền, tôi muốn có thể làm sao đó, làm sao đó mới có thể độ chúng sinh. Thì đó chính là bạn đã có "ngã tướng" trước rồi. Đã có "ngã tướng" trước rồi thì còn độ chúng sinh cái gì nữa đây?

Do đó người làm đệ tử, người làm thầy đều cần phải "vô ngã tướng". Người "vô ngã tướng" thì sẽ không cần danh lợi. Rất nhiều người thích tranh danh đoạt lợi, chính là tranh giành một cái "tôi". Ví dụ nói, chi bằng tôi ra mặt, người khác đều ở dưới, đây đều là cái "tôi" ích kỷ. Hoặc nói rằng, chi bằng tôi có tiền, sẽ điều khiển được người khác làm thế nào, đó cũng là vì làm lợi cho cái "tôi". Bởi thế trước tiên cần học để có thể "vô ngã tướng". Trước tiên cần phá bỏ cái "tôi" này. Câu 26: "Mọi tài sản của thầy, gìn giữ như sinh mệnh, cung kính như người thân, không mảy may khinh suất." Câu này giải thích là, ta cần thay thầy bảo vệ tài sản giống như bảo vệ sinh mệnh của chính mình, không được lãng phí. Cần cung kính với thầy như đối với những người đáng cung kính nhất, xem thầy như người thân. Không được xem thường việc này.

Mấy ngày trước tôi nhận được một bức thư, bức thư này là của một đệ tử giúp nhận cúng dường cho thầy từ các đệ tử khác. Trong thư có viết đã nhận cúng dường cho thầy tổng cộng là bao nhiêu, nhưng bây giờ con nghèo quá, nên đã dùng hết sạch rồi (cười), xin thầy thứ lỗi, thực sự là do nghèo quá cho nên đã dùng hết rồi. Thế rồi cũng có viết giấy vay tiền, cũng có giấy vay nợ.

Đệ tử này tâm địa rất tốt, anh dùng tiền của thầy trước, sau đó viết giấy nợ gửi cho thầy, về sau cũng trả lại cùng với lời cảm ơn. Đây là một đệ tử có tâm địa vô cùng tốt. Tuy nhiên cũng có một số người thì tỏ ra lợi hại hơn một chút. Anh ta không nói gì, cũng không viết giấy vay nợ, như vậy đúng là lợi hại hơn rồi (cười).

Kì thực tiền của Phật Bồ Tát, hay tiền của Thượng sư, thì đều cần phải trân trọng. Muốn dùng thì không được lãng phí. Tiền của Phật Bồ Tát và tiền của Thượng sư thì đều là tiền của chúng sinh, cũng giống nhau cả. Do vậy cần nghĩ đến những chỗ khó của việc này! Muốn dùng số tiền này cần phải rất thận trọng, cần tiết giản, cần cực kì tiết giản. Câu 27: "Chẳng nên trước mặt thầy, đội mũ và giơ chân, cho tay vào túi áo, hay thoải mái ngồi nằm." Câu này giải thích rằng ở trước mặt Thượng sư, cách cư xử cần đoan trang, những động tác thể hiện hình ảnh hoặc thái độ xấu ví dụ như giơ cao chân, hoặc đút tay vào túi áo đều không được làm. Đây chính là phép lịch sự thông thường, như chúng ta thường nói "tôn sư trọng đạo" vậy. Ở trước mặt thầy đương nhiên cần phải lịch sự tôn trọng như thế. Bình thường ở trước mặt thầy cũng cần phải lễ độ. Mấy việc như vắt chân lên cao, gãi chân ngứa (cười), trung tiện, gãi rồi lắc người lung tung, đều là những biểu hiện không được hay lắm. Câu 28: "Khi có việc cần ngồi, đừng tùy ý dạng chân, mọi uy nghi phải giữ, thầy đứng ta đứng lên." Câu trên giải thích rằng đệ tử Phật nên có sự uy nghi, khi ngồi không được để hai chân dạng một cách thoải mái hoặc vươn dài ra. Nếu thầy đứng dậy thì lập tức cần đứng dậy theo. Nói cách khác là cách chúng ta ngồi cũng cần phải đoan chính, không được vươn dài chân ra, vươn dài chân ra nhìn cũng không đẹp mắt. Khi thầy đứng dậy mà bạn vẫn còn ngồi im thì như vậy xem ra thầy biến thành thị vệ của bạn mất rồi! (cười) Câu 29: "Nơi thầy cần đi qua, không nên tùy ý bước, cẩn thận tránh qua bên, thầy hắt hơi vẫn kính." Câu này giải thích rằng đoạn đường mà thầy cần phải đi qua, đệ tử nên đứng trang nghiêm ở bên cạnh để nghênh đón và tiễn chào. Nếu thầy có bị ho, sổ mũi thì cũng không được có tâm ghê sợ. Đây cũng là một vấn đề về mặt lễ nghĩa.

Các bạn đã từng thấy tôi hắt xì hơi chưa, có ai từng nghe thấy chưa, có ai không? Hơn bốn năm nay, tôi đã đến Mỹ xấp xỉ cũng hơn bốn năm rồi, mà vẫn chưa từng hắt xì hơi lần nào (cười), lý do rất đơn giản thôi! Giả sử tôi có hắt xì hơi thì chắc chắn là bị cảm. Vì hơn bốn năm nay tôi không hắt xì hơi nghĩa là hơn bốn năm qua cũng chẳng hề bị cảm. Giả sử có một ngày, các bạn nghe thấy tiếng tôi hắt xì hơi thì chắc chắn là "trúng" rồi (cười lớn). Không phải tôi nói là trúng số, mà là trúng cảm mạo (cười lớn).

Theo như chúng ta nói ở đây thì hắt xì hơi, ho, đều là những việc rất tự nhiên. Giả sử thầy của bạn có hiện tượng ho hoặc hắt xì hơi mà bạn lập tức cảm thấy: "Ai chà, như vậy thật là không được! Thầy mà như vậy là không được rồi! Cảm cúm hay bị ho là không tốt rồi." Thì nên nhớ đây là hiện tượng tự nhiên thôi, không nên vì thế mà tỏ ra ghê sợ thầy. Câu 30: "Cũng như trước mặt thầy, đừng thì thầm to nhỏ, cười nói khắp xung quanh, ca hát hay nhảy múa." Câu này giải thích, ở trước mặt thầy, không được nói chuyện riêng, tất cả mọi hành động thiếu tính trang trọng đều cần loại bỏ. Đây cũng chính là phép lịch sự thông thường thôi. Chúng ta nghiên cứu vấn đề này một chút.

Có người nói, người tu hành cần phải rất tích cực, cần nghiêm túc tu hành. Có người nói rằng có thể lười biếng một chút, một ngày chỉ cần tu một chút chút thôi. Tôi cho rằng, như chúng ta tu hành ở đây, về thời gian cũng không nên quá độ, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không tu gì. Chúng ta giống như học sinh đi học, một ngày phải viết vài chữ Hán, một ngày phải làm mấy phép tính, một ngày cần đọc bao nhiêu trang sách. Chúng ta làm như vậy, không cần phải làm quá độ là được rồi.

Ngoài ra, trên phương diện tích cực hay trì trệ cũng cần có một vài quan điểm thế này. Có người nói, làm các việc Phật sự cần làm tới mức hoành tráng, tín chúng mấy nghìn vạn người, như vậy mới được xem là thành công. Lại có người nói, tốt nhất là hoàn toàn chẳng có việc gì cả, ngay cả một người cũng không có, như vậy mới tốt (cười).

Nhưng người tu hành cần có quan niệm như sau mới thực sự tốt, đó chính là "thuận theo tự nhiên thì sẽ tốt". Quan niệm tu hành trong Đạo giáo cũng có câu, "tùy tha vinh, tùy tha khô" [rực rỡ cũng được, khô héo cũng được]. Đây chính là tâm tự nhiên, tâm bình thản. Câu 31: "Thầy cho ngồi hay đứng, cần kính cẩn trang nghiêm, nếu đường đi nguy hiểm, tự đi trước dẫn đường." Giải thích: đối với chỉ thị của thầy, cần kính lễ trang nghiêm. Đi trên đoạn đường có khả năng nguy hiểm thì cần phải tiến lên trước để dẫn đường cho thầy.

Vì sao cần phải nghe theo chỉ thị của thầy? Bởi vì thầy truyền pháp, vậy nếu bạn muốn tu pháp cho thành tựu thì bạn nhất định phải nghe theo chỉ thị của thầy. Phật pháp là do chính thầy truyền xuống, giả sử bạn muốn tu pháp thành tựu, đương nhiên phải nghe theo lời của thầy dạy rồi. Còn khi gặp phải đoạn đường nguy hiểm, bạn cần phải đi trước dẫn đường. Không thể nào có chuyện có phúc thì mọi người hưởng, có nạn thì Thượng sư chịu (Sư Tôn cười, mọi người cười).

Thời nay mỗi khi mọi người cầu nguyện mà rốt cuộc đến cuối cùng vẫn chẳng có cách giải quyết, các bạn đều bảo đi tìm thầy là được rồi (cười). Như vậy thì tôi đây phiền phức lắm. Thường xuyên là như vậy đó (Sư Tôn cười, mọi người cười). Tôi từng nghe có tin đồn thế này. Đồn rằng có một người Israel, là người thông minh nhất. Người Israel và một người Anh cùng trên đường lên núi. Người Israel phát hiện ra ở phía trước có một vụ cướp đang xảy ra, ngọn núi này chẳng hề yên tĩnh an toàn. Do vậy người Israel nói với người Anh rằng trên người tôi có rất nhiều tiền, tôi cho anh mượn tiền trước (mọi người cười).

Người Anh ngu ngốc nghĩ, sao mà tốt vậy nhỉ, vô duyên vô cớ lại cho tôi vay nhiều tiền như vậy (mọi người cười). Kết quả là ở tại ngọn núi đó, họ thực sự đã gặp phải toán cướp, chúng cướp hết sạch tiền trên người bọn họ. Thế rồi hai người rời đi, sau khi bị cướp hết sạch tiền thì rời đi. Lúc này người Israel nói với người Anh đòi trả tiền (mọi người cười). Người Anh nói số tiền đó đều đã bị cướp hết rồi! Nhưng người Israel nói, tiền đã bị cướp hết thì phải đánh để đòi lại, còn kia là tiền tôi cho anh mượn cơ mà (mọi người cười), do vậy bất kể là có bị cướp hay không thì vẫn cần phải trả lại. Vậy nên khi gặp phải chuyện nguy hiểm, các bạn nhớ đừng cho tôi mượn tiền nhé (mọi người cười). Chuyện bị cướp này chẳng có liên quan gì đến mối quan hệ giữa hai người cả, khi gặp nạn thì giữa thầy và trò cũng bình đẳng như nhau thôi (mọi người cười). Câu 32: "Khi ở trước mặt thầy, chớ tỏ ra uể oải, bẻ tay kêu răng rắc, hay dựa cột dựa tường." Giải thích: Ở trước mặt thầy, tinh thần phải phấn chấn, không được có bộ dạng uể oải, các thói quen xấu cần phải loại bỏ, người không được dựa dẫm vào cột hay vào tường. Đây là một phép lịch sự, trước đây tôi từng nói rồi. Bạn ở trước mặt thầy, không thể cắn móng tay, rộp rộp rộp, không được tùy tiện cắn móng tay, cậy móng chân, gãi chân ngứa (cười). Chúng đều là việc không hay gì, đây là phép lịch sự. Câu 33: "Khi rửa chân giặt giũ, tắm rửa những việc trên, với thầy cần báo trước, đừng để thầy phải nhìn." Giải thích: Khi giặt quần áo, tắm rửa, rửa chân, trước đó cần thông báo với thầy, đừng để thầy trông thấy những việc này. Điều quy định này cũng là vấn đề về mặt lễ nghĩa. Bạn đi tắm, đương nhiên tắm mà bị người khác nhìn thấy thì không hay rồi (cười).

Trước đây phòng tắm của tôi làm bằng kính trong suốt, chưa được dán giấy mờ, không biết có bị người khác nhìn thấy nữa không, tôi không biết (cười), nhưng bây giờ thì đã có dán giấy mờ rồi. Trước đây tôi nghĩ rằng, bảo để cho người khác nhìn thấy là kiếm được món hời rồi (cười)! Để người khác nhìn thấy mình tắm là kiếm được món hời (cười)! Chẳng có vấn đề gì cả! Nhưng mà rốt cuộc có ai kiếm được món hời ở đây không thì tôi không rõ. Việc để người khác trông thấy mình tắm, hoặc nhìn thấy người khác tắm, rốt cuộc là ai đã kiếm được món hời, tôi vẫn chưa biết được rõ (cười). Tóm lại, đây là vấn đề về mặt lịch sự. Câu 34: "Không nên thường xuyên nhắc, đến tên gọi của thầy, nếu có người cố hỏi, nhắc đến một chữ thôi." Giải thích: Không được tùy tiện gọi tên của thầy, có người hỏi thì nói cho họ biết pháp hiệu của thầy. Đây cũng là một vấn đề về lễ nghĩa. Ví dụ như cha của tôi, tên của cha tôi là Lư Nhĩ Thuận. Giả sử tôi gặp cha tôi, tôi gọi, "Lư Nhĩ Thuận lại đây", như vậy thì chẳng lễ phép chút nào. Đối với bề trên của ta, làm sao mà có thể gọi Lư Nhĩ Thuận lại đây một chút được! Ví dụ, tên tôi là Lư Thắng Ngạn, mọi người gặp tôi liền gọi, "này Lư Thắng Ngạn" thì xem ra có vẻ không được đúng lắm! Đây là một vấn đề về phương diện lễ phép.

Giả sử là thầy, thầy gọi chúng ta, "này Lư Thắng Ngạn", vậy thì được, bề trên hoặc thầy gọi chúng ta như vậy thì được. Nhưng chúng ta là thế hệ sau, khi gọi các bậc cha chú thì không được gọi bằng đầy đủ tên họ như vậy. Có thể gọi là ngài Lư hoặc gọi là thầy Lư, có thể dùng họ để gọi như vậy. Ý nghĩa của điều quy định này là như thế. Câu 35: "Khi được lệnh tập hợp, hãy đợi thầy giao phó, tất cả việc được giao, trong lòng luôn ghi nhớ." Giải thích: Khi thầy đã giao cho việc gì thì cần ghi nhớ kĩ việc mà thầy đã giao phó, tận lực cố gắng hoàn thành. Điều quy định này cũng rất quan trọng. Bởi vì khi thầy đã giao việc cho, mọi người cần làm cho tốt, nói cách khác là phải hết sức cố gắng hoàn thành. Nếu không thể hoàn thành được thì cần giải thích với thầy, đừng cưỡng ép mà làm khó cho bản thân. Người làm thầy, khi giao việc cho đệ tử, cũng cần phải kiểm tra xem cấp độ năng lực của đệ tử. Ví dụ, ở trước chùa này có một lư hương lớn. Bây giờ kêu một đứa trẻ con dáng người thấp bé lại bảo hãy đem nhấc lư hương ra chỗ khác đi, việc này làm sao nó có thể làm được (cười).

Do đó trong phạm vi năng lực của bản thân, giả sử có việc được thầy giao cho, bản thân cần hết sức cố gắng để hoàn thành, không được quên. Hơn nữa, nếu bản thân làm không tốt, có thể giải thích việc này với thầy, nói rõ cái gì mình làm không được tốt. Có như vậy thì đôi bên có thể hiểu được, có sự thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau. ➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖ [ Ghi chú từ ND: có sự ghi nhận rằng chúng ta chỉ ghi chép được tới lời giảng của Tôn Sư tới hết câu số 35 trong tổng số 50 câu kệ tụng ]

(Hết)

Mục lục