Ca Lâu La Thiên (Đại Bàng Kim Sí Điểu) niệm tụng pháp
Giảng pháp: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Thời gian: N/A Địa điểm: N/A Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam
Chú ý: Chưa nhận quán đảnh, xin đừng tu pháp!
Nghi quỹ
Trước tiên, thỉnh cầu căn bản truyền thừa gia trì:
Đầu tiên quán Không, sau đó quán tưởng Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Hoạt Phật trụ ở đỉnh đầu phóng quang gia trì. Trì tâm chú Liên Hoa Đồng Tử 7 biến, cầu nguyện tu pháp viên mãn.
Tiếp theo, làm quán tưởng tứ vô lượng tâm. Làm thủ ấn đánh thức (vỗ tay hai lần, bắt chéo hai tay, búng ngón tay).
1. Chú thanh tịnh.
2. Chú triệu thỉnh.
3. Đại lễ bái.
4. Đại cúng dường.
5. Tứ quy y.
6. Mặc giáp hộ thân.
7. Cao Vương Quan Thế Âm Chân Kinh. (1 biến)
8. Chú Vãng sinh. (7 biến)
9. Căn bản Truyền thừa Thượng sư tâm chú:
Ôm gu-ru lién-sâng sit-đi hùm. (108 biến)
10. Kết ấn và quán tưởng:
Kết ấn: Hai bàn tay hướng ra ngoài, ngón cái phải đè lên ngón cái trái, các ngón tay còn lại xòe ra như đôi cánh, quạt ba lần. Chủng tử tự: Chữ Ga (tiếng Phạn) màu vàng kim
Quán tưởng: Đầu tiên quán Không, niệm chú quán Không: Ôm sư-pa-wa su-ta sa-ơ-wa ta-ơ-ma sư-pa-wa su-tô hằng. (3 biến)
(1) Trên mặt biển lớn, trời xanh vạn dặm không mây, nguyệt luân từ mặt biển nhô lên, trong nguyệt luân có một chủng tử chữ Ga phóng quang. Màu sắc của chủng tử tự phóng quang dựa theo nhu cầu của hành giả mà biến hóa: cầu tiêu tai thì quán tưởng chủng tử tự màu trắng phóng ánh sáng trắng, cầu tăng ích thì quán tưởng chủng tử tự màu vàng phóng ánh sáng vàng, cầu kính ái thì quán tưởng chủng tử tự màu đỏ phóng ánh sáng đỏ, cầu hàng phục thì quán tưởng chủng tử tự màu lam phóng ánh sáng lam.
(2) Chữ Ga trong nguyệt luân xay tròn hóa thành Ca Lâu La Tôn Giả, có mỏ chim màu vàng kim, hai tay hai chân, tay chân đều có móng, hai cánh, hiện tướng phẫn nộ. Hoặc đầu có hai sừng, hoặc miệng kẹp con rồng, hai tay túm vào hai bên thân rồng. Hình tượng có hình chim, nửa người nửa chim. Cũng có hình tượng bốn tay: từ rốn trở lên có hình Thiên Vương, mũi miệng giống như mũi miệng chim ưng, có màu xanh lục, từ rốn trở xuống giống như chim ưng. Đội mũ miện, có búi tóc, cổ tay đều có vòng quý, mặc thiên y đeo chuỗi vòng, duỗi hai đuôi, mở hướng xuống dưới. Bốn tay, hai tay chính kết đại ấn, tức là hai ngón tay cái chéo nhau, trái dưới phải trên, hoặc thành tâm chắp tay lại. Hai tay còn lại buông xuống, duỗi năm ngón tay, làm hình thí nguyện.
(3) Quán tưởng thiên tâm của Ca Lâu La Tôn Giả phóng ra một vệt ánh sáng trắng chiếu thẳng đến thiên tâm của hành giả. Từ họng ngài phóng ra một vệt ánh sáng đỏ chiếu thẳng đến họng của hành giả. Tâm luân của ngài phóng ra một vệt ánh sáng xanh lam chiếu thẳng đến tâm luân của hành giả. Ba ánh sáng trắng, đỏ, lam tan vào thân tâm của hành giả.
11. Trì tâm chú Ca Lâu La Tôn Giả
Chú ngữ: Ôm ga-si-bô sô-ha. (108 biến)
12. Nhập Tam ma địa.
13. Xuất định.
14. Tụng tán: Kính lễ Đại Bàng Kim Sí Điểu Thần thông trí huệ dũng mãnh lực Trừ ma diệt oán ban phúc huệ Bảo vệ chúng sinh đến Phật quốc.
15. Trì thêm những tâm chú khác. Ôm a-mi-đê-wa sê. (tâm chú A Di Đà Phật) Ôm pẩn-la-múa lin-thô-lin sô-ha. (Địa Tạng Bồ Tát diệt định nghiệp chân ngôn) Ôm ma-ni pê-mi hùm. (tâm chú Quan Thế Âm Bồ Tát) Ôm ha-ha-ha wây sa-mô-yê sô-ha. (tâm chú Địa Tạng Vương Bồ Tát) Ôm chưa-li chu-li chuân-thí sô-ha. (tâm chú Chuẩn Đề Phật Mẫu) Ôm chân-pa-la cha-lâng-cha-na-ya sô-ha. (tâm chú Hoàng Tài Thần) Ôm ah hùm pê-cha gu-ru pê-ma sit-đi-hùm sê. (tâm chú Liên Hoa Sinh Đại Sĩ) Ôm ah hùm gu-ru pây a-ha-sa-sa-ma-ha lién-shâng sit-đi hùm. (tâm chú căn bản Liên Hoa Đồng Tử) Tê-ya-tha ôm bê-cát-chư-ya bê-cát-chư-ya ma-ha bê-cát-chư-ya la-cha sa-mu ca-tưa-hây sô-ha. (tâm chú Dược Sư Phật)
16. Niệm Phật. (3 biến)
17. Hồi hướng.
18. Bách tự minh chú. (3 biến)
19. Đại lễ bái.
20. Chú viên mãn.
Ôm bu-lin. (3 biến) Ôm ma-ni pê-mi hùm.
Làm thủ ấn giải tán: vỗ tay hai lần, bắt chéo tay, búng ngón tay. Tu pháp viên mãn. Như ý cát tường.
Chú ý: Quán tưởng Ca Lâu La Tôn Giả nhập ngã hợp nhất: Ca Lâu La Tôn Giả hóa thành một điểm sáng, từ lỗ đỉnh đầu của hành giả đi vào, ngồi tại đài sen ở trong tim, sau đó thân biến to ra đến khi bằng với thân của hành giả. (Hai người kết hợp chặt chẽ, Ca Lâu La Tôn Giả tức là mình, mình tức là Ca Lâu La Tôn Giả, không hai không khác.)
Giới thiệu pháp tướng Ca Lâu La Thiên
Ca Lâu La Thiên có mỏ chim màu vàng kim, hai tay hai chân, tay chân đều có móng, hai cánh, hiện tướng phẫn nộ. Hoặc đầu có hai sừng, hoặc miệng kẹp con rồng, hai tay túm vào hai bên thân rồng. Hình tượng có hình chim, nửa người nửa chim. Cũng có hình tượng bốn tay: từ rốn trở lên có hình Thiên Vương, mũi miệng giống như mũi miệng chim ưng, có màu xanh lục, từ rốn trở xuống giống như chim ưng. Đội mũ miện, có búi tóc, cổ tay đều có vòng quý, mặc thiên y đeo chuỗi vòng, duỗi hai đuôi, mở hướng xuống dưới. Bốn tay, hai tay chính kết đại ấn, tức là hai ngón tay cái chéo nhau, trái dưới phải trên, hoặc thành tâm chắp tay lại. Hai tay còn lại buông xuống, duỗi năm ngón tay, làm hình thí nguyện.
Đại Bàng Kim Sí Điểu tiếng Phạn là Garuda, là Ca Lâu La trong Thiên Long Bát Bộ. Những truyền thuyết về đại bàng trong Trung Quốc cổ cũng có, Trang Tử của Đạo gia từng viết: “Tên là Bàng, lưng của Bàng không biết là dài mấy nghìn dặm, khi tức giận thì bay, những mong mỏi của ngài như mây thả trên rời trời… Bàng di chuyển ở biển Nam, vỗ xuống nước ba nghìn dặm, lượn vòng như cơn lốc lên trên chín vạn dặm.” Trong Phật giáo Tạng truyền cũng lưu truyền có chim đại bàng thế gian (tức là Kim Sí Điểu), hóa thân chim đại bàng (là chim đại bàng trên đỉnh đầu của Bổn tôn tướng phẫn nộ), chim đại bàng trí huệ (chư Phật Bồ Tát vì điều phục độc long), nhiều cách phân biệt khác nhau.
Điển cố về đôi cánh vàng bắt rồng thường gặp trong kinh Phật. Kinh thư có nói: “Kim Sí Điểu Vương tên gọi là Chính Âm, trong các loài lông vũ thì vui vẻ tự do, tại cõi Diêm Phù Đề, ngày ăn một long vương và năm trăm rồng nhỏ.” Thật ra, Rồng trong kinh Phật được dịch ra ở Trung Quốc thì nguyên văn trong kinh Phật Ấn Độ là chỉ một loài rắn độc, không giống với rồng mà người Trung Quốc biết đến, và Kim Sí Điểu ăn rắn để sống, là ngài làthiên địch của rắn.
Trong “Thời Luân Kim Cang Mật Tục” có ghi chép, thời kỳ mạt pháp có vô số ác long, địa thần, tà linh tinh quỷ sẽ làm hại chúng sinh. Kim Cang Thủ Bồ Tát từ bi hóa hiện thành Đại Bàng Kim Sí Điểu, hàng phục độ hóa tất cả ác long sẽ làm hại chúng sinh. Đặc biệt là thần ác long hung mãnh Bạt Tô Đạt La hóa hiện thành rắn đến làm hại chúng sinh, còn Kim Cang Thủ Bồ Tát hóa hiện ra chim đại bàng đến ăn và độ hóa chúng, để chúng không làm nguy hại chúng sinh, nhân duyên độ hóa này trong kinh điển mật tục “Thân Tựu Mã Ba” có ghi chép cụ thể.
Kim Sí Điểu vì ăn rắn độc nên phát hỏa tự thiêu, giống như phượng hoàng trang nghiêm niết bàn rồi sống lại, tim ngài hóa thành như ý bảo châu, sẽ rơi vào biển lớn, long tộc sẽ tranh giành như ý bảo châu, ai lấy được như ý bảo châu này thì có thể tránh được Đại Bàng Kim Sí Điểu làm hại. Cái này thuộc về Đại Bàng Kim Sí Điểu mắt vàng ở thế gian, có thể chặn thiên ma, ngài từng hóa thành cư sĩ, từng gặp đức Thế Tôn. Ngoài ra, trong mật tục có nhắc đến Đại Bàng Kim Sí Điểu là Bổn tôn huyễn hóa, chính là Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát, Phật vì hàng phục rồng mà hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu, gọi là huyễn hóa trí huệ tôn.
Cả Ấn Độ và Tây Tạng hiện còn có rất nhiều pháp tu chim đại bàng, đặc biệt những pháp tu trong phẩm Terma hoàn hảo của dòng truyền thừa Trì Minh (Vidyadhara) đã được dịch trước đây thậm chí còn phi thường và sâu sắc hơn. Tóm lại, bất luận là bộ đại bàng nào thì đều là bộ chủ của tất cả trí huệ và phẫn nộ, cũng là vũ khí sắc bén của sự nghiệp phục vụ. Trì tụng tâm chú của ngài với số lượng ít cũng sẽ có được uy lực vô ngại, có thể là kình địch của các thần thổ địa và các loài rồng, yêu ma, bệnh tật.