📑

Đại Nhật Như Lai quán

image

Đại Nhật Như Lai quán

Giảng pháp: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Thời gian: N/A Địa điểm: N/A Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

Chú ý: Chưa nhận quán đảnh, xin đừng tu pháp!

Chú ngữ:

Ôm. Ben-za ta-tu. Fan. (Ah. Ưa. La. Hùm. Khan.)

Công đức của pháp:

Người tu trì Đại Nhật Như Lai quán sẽ có năng lực di chuyển được núi và biển, ví dụ, người đó biết rằng biển sẽ biến thành ruộng dâu, núi cũng sẽ biến thành biển, đồng thời, có thể dự tính được khi nào núi biến thành biển, biển biến thành núi.

Nói chung, ở trong một đất nước, hoặc một bang, hoặc một thành phố nếu có người tu thành tựu pháp Đại Nhật Như Lai quán thì đất nước, bang hoặc thành phố đó sẽ ít có thiên tai như bão hoặc động đất, hoặc lũ lụt hạn hán, hoặc dịch bệnh, v.v… Chủ yếu là vì pháp Đại Nhật Như Lai quán có đại nhật chiếu khắp, chắc chắn khiến cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ngũ cốc dồi dào, người người an cư lạc nghiệp.

Nghi quỹ:

Liên Sinh Hoạt Phật biết rằng Đại Nhật Như Lai có một xưng hiệu khác mà người đời không biết, tôn xưng của ngài là: Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng Như Lai.

Cho nên bí mật pháp thân biến hóa của Liên Sinh Hoạt Phật chính là: Đại Nhật Như Lai - Vô Tà Nhãn Như Lai (Phật Nhãn Phật Mẫu) - Liên Hoa Đồng Tử - Liên Sinh Hoạt Phật.

Tôi đặc biệt viết ra bài kệ tụng tán Đại Nhật Như Lai như sau: (Trước khi tu pháp thì hát bài tụng tán.)

Quy mệnh Đại Nhật lễ Tam Bảo. Giáo chủ tạo nên muôn hình tướng. Nhãn Tạng Như Lai đại bi tôn. Thanh tịnh ba nghiệp lợi chúng sinh. Thắng hết tam thế thập phương Phật. Trong bí mật thừa cũng kham năng. Ruộng phúc vô thượng đáng ca ngợi. Lệnh đắc ba thân lần lượt thành. Cúi lạy Đại Nhật tự tại chủ. Chuỗi ngọc trang nghiêm chuyển pháp luân. Trong Kim cương giới đức vô biên. Thiện xảo huyễn võng bền bỉ giữ. Trao truyền quán đảnh các thắng nghiệp. Quyền hiện phàm tướng Thai tạng giới. Tam muội du già thập bát hội. Đảnh lễ thỉnh cầu hiện diệu nghĩa.

Trước khi tu pháp, ở trong mật đàn, cần tụng tán ba lần.

Bây giờ tôi sẽ tường thuật lại nghi quỹ tu trì Đại Nhật Như Lai quán như sau:

(Bắt đầu từ niệm chú thanh tịnh cho đến Cao Vương Quan Thế Âm chân kinh, từ mục 1 đến 7 mỗi lần tu pháp đều phải làm, nên ở đây lược bỏ.)

Kết ấn: ấn trí quyền — Tay trái nắm lại, duỗi ngón trỏ ra, năm ngón tay phải nắm lấy ngón trỏ tay trái, ngón cái tay phải đè lên đầu ngón trỏ tay trái, giữ ấn trước ngực.

Quán tưởng: đầu tiên quán tưởng chủng tử chữ Fan của Bổn tôn ở trong hư không xoay tròn, sau đó quán tưởng chủng tử tự hóa thành bảo tháp trang nghiêm. Từ bảo tháp trang nghiêm lại chuyển thành Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Tỳ Lô Giá Na Phật ngồi nghiêm tư thế kiết già trên tòa hoa sen tám cánh ở giữa nguyệt luân, có màu vàng kim đại uy đức, thân khoác thiên y màu trắng lông ngỗng, có tất cả mọi tướng tốt, phong thái an tường viên mãn, đầu đội mũ miện, tóc rủ xuống như dải lụa tết, thân thể là tất cả minh chú, làm vô lượng thần biến, tay kết ấn đại trí quyền, phóng tỏa vô lượng ánh sáng quý.

Quán tưởng trong vô lượng ánh sáng quý có vô lượng chủng tử chữ Fan, vô lượng ánh sáng quý quán đảnh cho hành giả Mật tông, chủng tử tự của Bổn tôn ở tim, ở mi tâm, ở họng, ở rốn, ở hai tay, ở hai chân, chủng tính của Bổn tôn đầy ắp toàn thân. Nói cách khác là hành giả Mật tông toàn thân đầy ắp chủng tính tự và bách bảo vô lượng quang.

“Đoàng” một tiếng, trong sát-na, hành giả biến hóa thành Đại Nhật Như Lai.

Niệm chú: Ôm. Mua-rư-la-thua-tu. Chung. (108 biến)

Niệm chú xong, hơ chuỗi hạt trên lư hương, hai tay chắp thế hoa sen nâng chuỗi hạt, đặt trước ngực, quán tưởng chân ngôn chữ Fan, dung nhập vào trong chuỗi hạt, thành tựu công đức bí mật tạng. Từ đó quán tưởng chữ Fan nhập vào trong 108 hạt của chuỗi hạt.

Niệm chú: Ôm. Mua-rư-la-yu-xi-yê. Rưa-pua. Sa-ma-ti. Hùm. (7 biến)

Tĩnh tọa (kết ấn). Nhập Tam ma địa. Tam ma địa này tức là Tam ma địa của Đại Nhật Như Lai. Chính là Đại Nhật Như Lai ngũ tướng thành thân. Tại Sắc cứu cánh thiên vương cung hiện thành đẳng chính giác, có đầy đủ tất cả Như Lai Phổ Hiền đại bồ đề tâm, dùng sức mạnh samaya để sản sinh ra Tam ma địa kiên cố nhất, hỷ lạc vô cùng.

Xuất định hồi hướng:

Nguyện đem công đức này. Tự thành Đại Nhật tôn. Thập phương Phật Bồ Tát. Hiện ngay trong mạn-đà.

Vỗ tay xuống khỏi pháp tọa. Đại lễ bái Phật. Rời khỏi đàn thành. Viên mãn cát tường.

Liên Sinh Hoạt Phật khai thị tâm yếu khẩu quyết:

Đại Nhật Như Lai có tên tiếng Phạn là Maha Vairocana, cũng chính là Đại Quang Minh Biến Chiếu, hoặc Đại Nhật Biến Chiếu, hoặc Biến Nhất Thiết Xứ Chiếu. Vị Như Lai này có ý nghĩa là ánh sáng chiếu tất cả vạn vật vũ trụ mà không có chút chướng ngại nào. Bởi vì Đại Nhật Như Lai, về bên trong thì chiếu xuyên pháp giới chân như, về bên ngoài thì chiếu khắp tất cả chúng sinh mà không có chướng ngại, cho nên sự viên mãn các đức hành của ngài, pháp tính vĩnh viễn bất biến của ngài, có thể nói là tập hợp tất cả pháp tính của chư tôn, và ở khắp mọi nơi, vì vậy ngài được tôn là chủ tôn của Mật tông, tức là Đại Nhật Giáo Chủ.

Hình tượng của Đại Nhật Như Lai trong Kim cương giới là: “Pháp thân Đại Nhật Trí, thân Phật có màu vàng của diêm phù đàn kim, giống như tướng của Bồ Tát, đầu đội búi tóc như vương miện, toàn thân phóng ra ánh sáng đủ màu sắc, thân khoác dải lụa, đây là ấn hiệu của bậc chính giác tối cao tại Hội Đầu Đà Thiên, tay kết ấn trí quyền.”

Hình tượng của Đại Nhật Như Lai trong Thai tạng giới là: “Đại Nhật Như Lai ngồi trên tòa hoa sen tám cánh. Toàn thân màu vàng kim, có hình tướng giống Bồ Tát, chân ngồi kiết già trên tòa hoa sen quý, đầu đội mũ Ngũ Phật, đeo dải khăn trắng, phía sau đầu là vòng tròn ánh sáng ngũ sắc đan xen, ánh sáng trên đầu như mây, ánh sáng từ thân tỏa ra nhiều lớp, nhẹ như tơ, mái tóc màu xanh tím rủ xuống hai vai. Tai đeo khuyên tai vàng, cổ đeo nhiều vòng chuỗi hạt châu báu, mọi châu báu quý giá, và tóc bằng ngọc xanh và lộng lẫy, xõa xuống đầu gối, đeo vòng ngọc trên hai cánh tay, hai cổ tay đeo vòng vàng. Hai lòng bàn tay đặt lên nhau, tay phải ở trên, tay trái ở dưới, ngón cái chạm vào nhau, ngửa lên, đặt bên dưới rốn. Thân trên khoác áo trắng nhẹ nhàng đẹp đẽ, bên dưới mặc váy gấm, gấm xanh quần lụa, đai dệt bằng gấm xanh.”

Tại Chân Phật Mật Uyển có hai bức mandala, bức bên phải là madala Kim cương giới, bức bên trái là mandala Thai tạng giới. Còn Đại Nhật Như Lai chính là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương Đỉnh - hai bộ giáo điển căn bản của Mật tông, chiếm vị trí chủ tôn trong hai bộ mandala Kim cương giới và Thai tạng giới.

Nghe nói, đại sư Hoằng Pháp (Không Hải) của Nhật Bản đến Trung Thổ học Mật tông, đại sư Hoằng Pháp ở chỗ của lão hòa thượng Huệ Quả đã tung hoa để chọn Bổn tôn, cú tung hoa đó đã tung trúng vào Đại Nhật Như Lai. Đại sư Hoằng Pháp của Nhật Bản chính là tổ sư Đông mật của Mật tông Nhật Bản.

Tên gốc của kinh Đại Nhật là kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì. Lấy Tỳ Lô Giá Na làm biệt danh của mặt trời, do vậy nói rằng kinh Đại Nhật và 14 quyển giải nghĩa đều là sáu quyển kinh văn đầu trong số bảy quyển kinh gốc do Thiện Vô Úy Tam Tạng giải thích. Quyển thứ bảy nói về thứ tự cúng dường mà bản kinh này đã nói, là do pháp sư Bất Khả Tư Nghì giải thích, gọi là Bất Khả Tư Nghì Sớ.

Tên gốc của kinh Kim Cương Đỉnh là kinh Kim Cương Đỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương, là tên chung của 10 vạn bài kệ 18 hội bản tiếng Phạn. Ba quyển do Bất Không dịch, còn Thí Hộ thì dịch kinh Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Giáo Vương. Ngoài ra còn có kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng do Kim Cương Trí dịch. Ba bản dịch này đều là kinh Kim Cương Đỉnh.

Ngày xưa Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn từng nói, tiền thân của Liên Sinh Hoạt Phật là Liên Hoa Đồng Tử, tiền thân của Liên Hoa Đồng Tử là Vô Tà Nhãn Như Lai, tên gọi khác của Vô Tà Nhãn Như Lai chính là Phật Nhãn Phật Mẫu. Phật Nhãn Phật Mẫu vốn là Đại Cát Tường Kim Cang Minh Phi, là do Đại Nhật Như Lai sinh ra.

Trong Đại Nhật Như Lai quán, Liên Sinh Hoạt Phật có một miêu tả đặc biệt, chính là lấy chủng tử pháp tính của Bổn tôn bí mật dung nhập vào trong chuỗi hạt, trở thành bí mật công đức tạng. Pháp bí mật này vô cùng trân quý, pháp này có một tên gọi chính là Chuyển châu minh.

Yếu quyết của Đại Nhật Như Lai quán đương nhiên trước tiên là chú tự, sau đó là bảo tháp, rồi biến thành Đại Nhật Như Lai. Tiếp đó là chú tự phóng ánh sáng đầy ắp toàn thân, thế là tự mình biến thành Bổn tôn Đại Nhật Như Lai.

Hành giả tu trì Đại Nhật Như Lai quán nếu đắc thành tựu thì chắc chắn trở thành “hải nội long tượng”. Thế nào là hải nội long tượng? Đây là một so sánh rồng đi trong nước, sức mạnh lớn nhất, voi đi trên đất liền cũng có sức mạnh lớn nhất, rồng và voi chính là người gánh vác đại pháp. Nói ngắn gọn là, thanh danh vang dội khắp thế giới, thành tựu của người đó sẽ khiến người đời kinh thán.

Theo như tôi biết, người chuyên tu trì Đại Nhật Như Lai quán có thể tức thân thành Phật, đồng thời thân có ánh sáng, nếu hành nghề y cứu đời thì chính là một vị danh y.

Tôi nhớ có một danh y Lama chuyên bí mật tu Đại Nhật Như Lai quán.

Danh y Lama này cùng nhiều vị Lama cưỡi ngựa đến vùng xa, đến nơi mà dân cư ít đến, có một con ngựa trong số đó đột ngột chết, vì thế hành trình bị trì hoãn.

Danh y Lama nói: “Tôi có thể khiến cho ngựa chết sống lại.” Mọi người nghe xong thì đều lắc đầu không tin. Danh y Lama chỉ yêu cầu ở cùng con ngựa chết một đêm. Danh y Lama ban đêm ngủ cùng ngựa, dùng mũi mình hít thở vào mũi con ngựa. Kể cũng lạ, con ngựa đó có được khí trong người của danh y Lama thì không ngờ đã sống dậy, nhảy vọt lên, cất tiếng hí như bình thường. Các Lama khác đều kinh thán. Lúc đó họ mới biết công đức to lớn của Đại Nhật Như Lai quán.

Người tu trì Đại Nhật Như Lai quán sẽ có năng lực di chuyển được núi và biển, ví dụ, người đó biết rằng biển sẽ biến thành ruộng dâu, núi cũng sẽ biến thành biển, đồng thời, có thể dự tính được khi nào núi biến thành biển, biển biến thành núi.

Nói chung, ở trong một đất nước, hoặc một bang, hoặc một thành phố nếu có người tu thành tựu pháp Đại Nhật Như Lai quán thì đất nước, bang hoặc thành phố đó sẽ ít có thiên tai như bão hoặc động đất, hoặc lũ lụt hạn hán, hoặc dịch bệnh, v.v… Chủ yếu là vì pháp Đại Nhật Như Lai quán có đại nhật chiếu khắp, chắc chắn khiến cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ngũ cốc dồi dào, người người an cư lạc nghiệp.

Người tu trì Đại Nhật Như Lai quán, đương nhiên tâm lượng phải vô cùng lớn, phải lấy tâm từ bi làm chính. Trong Phật pháp, tâm từ bi phân làm ba loại: Chúng sinh từ — tức là coi chúng sinh trong thiên hạ là cha mẹ, anh em mình. (Ta kính trọng bậc cha mẹ ta cũng như kính trọng các bậc cha mẹ của mọi người, ta yêu thương con em ta cũng như yêu thương con em của mọi người.) [Lời của Mạnh Tử] Thậm chí coi chúng sinh trong thiên hạ giống như là chính mình.

Pháp duyên từ — phá bỏ ngã tướng, hoàn toàn thông đạt cái không gốc của mọi pháp, như phá bốn tướng của kinh Kim Cang, cái từ bi do phá bốn tướng dẫn đến chính là pháp duyên từ.

Vô duyên từ — đây là cái từ “tam luân thể không” vô tận, tức là cái từ bi của chư Phật, có thể phổ duyên tất cả chúng sinh, biết các duyên không thật, hư vọng điên đảo, vì thế tâm không có nguyên do. Tuy làm việc từ bi nhưng không thấy người nhận sự từ bi đó, không thấy người làm việc từ bi, thậm chí không biết người làm việc đó là từ bi, đó là không bỏ sót không tướng, cũng không bỏ sót hữu tướng. Kiểu từ bi này gọi là vô duyên từ và vô sự từ.

Đại Nhật Như Lai quán kì thực là pháp phản quán nội chiếu, phần đông người chuyên tu thành tựu tương ứng có thể nhìn thấy ngũ tạng bên trong thân thể mình sáng đẹp rực rỡ.

“Ngũ tạng trong người, sáng như đại nhật” - cái thần trí sáng rõ này, trong pháp tu này là một công phu thực tiễn, người thành tựu pháp này ở trong bóng tối thì con mắt cũng có ánh sáng long lanh, có thể ở trong đêm tối không cần bật đèn cũng có thể nhìn thấy vật, đây là sự tương ứng ban sơ nhất.

Liên Sinh Hoạt Phật cho rằng đại thành tựu giả của pháp tu hành vào lúc lâm chung có thể ngay cả lông tóc xương cốt cũng sẽ hóa hết, không còn sót lại một chút nào, không có một chút tro nào, hoàn toàn dung nhập vào trong đại nhật. Đạo thăng thiên này còn lợi hại hơn cả hóa thân cầu vồng. Đây là: Chôn xương chẳng cần nơi đất tổ. Hào quang đại nhất thấu huyền quan.