📑

Như Ý Luân Quán Tự Tại Bồ Tát

image

Như Ý Luân Quán Tự Tại Bồ Tát

Giới thiệu pháp tướng Như Ý Luân Quán Tự Tại Bồ Tát

Bồ Tát có sáu tay, thân màu vàng kim, ngồi trong nguyệt luân. Trên đầu, nơi búi tóc có đội mũ miện trang nghiêm, trên mũ miện có A Di Đà Phật trụ tướng thuyết pháp. Bên phải, tay thứ nhất làm tướng tư duy, biểu thị thương nhớ tất cả chúng sinh hữu tình; tay thứ hai cầm bảo châu như ý, biểu thị có thể thỏa mãn nguyện vọng của chúng sinh; tay thứ ba cầm chuỗi hạt, biểu thị có thể cứu độ khổ của bàng sinh. Bên trái, tay thứ nhất đè lên quang minh sơn, ý rằng có thể thành tựu tín niệm của chúng sinh không dao động; tay thứ hai cầm hoa sen, vì hoa sen được ví với sự thuần khiết, biểu thị có thể tịnh trừ pháp bất chính của thế gian; tay thứ ba cầm bảo luân, biểu thị có thể chuyển vô lượng pháp luân, vì thế ngài còn được gọi là Như Ý Luân. Sáu tay biểu thị có thể đi tới lục đạo, dùng tâm đại bi để đoạn trừ khổ của chúng sinh hữu tình.

image

Chủng tử: chữ Seh màu vàng kim. Thủ ấn: Ngón cái giơ thẳng chạm vào đầu ngón trỏ, ngón giữa giơ thẳng chạm đầu vào nhau, ngón áp út và ngón út duỗi thẳng đan chéo nhau. Chú ngữ: Ôm wa-la-ta pô-thô-mi hùm

Pháp ngữ khai thị trân quý của Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn - lai lịch của Như Ý Luân Quán Tự Tại Bồ Tát và lợi ích tu pháp

Như Ý Luân Quan Âm có mật hiệu là Trì Bảo Kim Cang, là một trong những biến hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Như Ý Luân Quan Âm có sáu cánh tay là hình tượng được người đời thờ cúng rộng rãi. Căn cứ theo ghi chép trong “Quán Tự Tại Như Ý Luân Bồ Tát du già pháp yếu”, Bồ Tát có thân màu vàng kim, ngồi trong nguyệt luân. Trên đầu, nơi búi tóc có đội mũ miện trang nghiêm, trên mũ miện có A Di Đà Phật trụ tướng thuyết pháp. Bên phải, tay thứ nhất làm tướng tư duy, biểu thị thương nhớ tất cả chúng sinh hữu tình; tay thứ hai cầm bảo châu như ý, biểu thị có thể thỏa mãn nguyện vọng của chúng sinh; tay thứ ba cầm chuỗi hạt, biểu thị có thể cứu độ khổ của bàng sinh. Bên trái, tay thứ nhất đè lên quang minh sơn, ý rằng có thể thành tựu tín niệm của chúng sinh không dao động; tay thứ hai cầm hoa sen, vì hoa sen được ví với sự thuần khiết, biểu thị có thể tịnh trừ pháp bất chính của thế gian; tay thứ ba cầm bảo luân, biểu thị có thể chuyển vô lượng pháp luân, vì thế ngài còn được gọi là Như Ý Luân. Sáu tay biểu thị có thể đi tới lục đạo, dùng tâm đại bi để đoạn trừ khổ của chúng sinh hữu tình.

Như Ý Luân Quan Âm có đại thần chú, gọi là “Đại Liên Hoa Chiên Đàn Mani Tâm Luân Như Ý Bảo Luân Vương Đà-la-ni”. Sức mạnh uy thần của pháp này giống như cây báu mani và bảo châu như ý, có thể khiến cho tất cả báu vật rơi xuống như mưa, thỏa mãn nguyện vọng của chúng sinh, có thể đắc xuất thế và của cải của thế gian.

Chú ngữ của Như Ý Luân Quan Âm có chú dài, đại tâm chú, tùy tâm chú, chủ yếu căn cứ theo “Phật Thuyết Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà-la-ni Kinh” thì tùy tâm chú của ngài là: “Ôm wa-la-ta pô-thô-mi hùm.”

Tụng chú này một biến, lập tức có thể miễn trừ tội nạn, thành tựu sự nghiệp. Nếu ngày ngày trì tụng 108 biến, A Di Đà Phật tự hiện thân, cũng nhìn thấy đủ tướng trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, và nhìn thấy các Bồ Tát ở thế giới Cực Lạc, cũng nhìn thấy tất cả chư Phật mười phương, cũng nhìn thấy tịnh thổ mà Quan Thế Âm Bồ Tát cư ngụ, đắc tự thân thanh tịnh, liên hoa hóa sinh, có đủ mọi tướng, không đọa ác đạo mà thường sinh trước Phật.

Căn cứ theo ghi chép trong “Như Ý Luân Đà-la-ni Kinh”, phẩm “Đàn Pháp”, mandala Như Ý Luân phân thành Nội viện và Ngoại viện, còn gọi là “Bí Mật Như Ý Luân Đà-la-ni Đại Mandala Ấn Tam Muội Da”. Trong kinh ghi rằng: “Mandala tam muội da bí mật này, người chưa đủ lực chỉ vẽ chỗ ngồi, viết tên lên từng vị trí, làm pháp cúng dường cũng sẽ được thành tựu.” Mandala tam muội da bí mật này là nơi mà Thánh Quán Tự Tại hiện thân và nguyện, là nơi mà tất cả chư thiên thần tiên cung kính tán thán thủ hộ, là nơi các hữu tình được miễn trừ tất cả tội chướng, là nơi thành tựu hai loại thuốc thế gian và xuất thế gian. Tăng trưởng tích phúc, khi mệnh chung sẽ được vãng sinh đến cõi Tây phương Cực Lạc, liên hoa hóa sinh, mặc thiên y và tự mình trang nghiêm, nhận thức được túc mệnh trí và thậm chí bồ đề, không đọa ác đạo.”