📑

Bí mật của kiến tính

image

Bí mật của kiến tính

Bài đăng trong Chân Phật Báo số 1457

Xuất bản: 19/01/2023 Tác giả: Pháp sư Liên Án Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Bài viết của Pháp sư Liên Án

Thế nào gọi là kiến tính? Vì sao mỗi ngày tu pháp phải ngồi thiền một tiếng đồng hồ? Và tốt nhất là đừng để gián đoạn! Sư Phật khai thị: “Chính là để cho tinh khí chảy ngược đến thiên tâm (tập trung tư tưởng vào thiên tâm), để cho thần quang vô hình ngưng tụ ngày càng dày, tiến tới thấy được chân tính (thiên tâm tự động, thần quang xuất hiện, đây chính là tự tính, là tự ngã vốn có), thần quang sẽ tự nhiên tan vào đại tâm của vũ trụ (Tỳ Lô tính hải), trời người hợp nhất này tức là đắc chứng. Phật Đà ở dưới cây bồ đề thấy những ngôi sao ở phương Đông, thật ra chính là thần quang của chính mình hiển hiện, và thần quang này thì chúng sinh đều có!”

Vì thế Đạo gia vô cùng coi trọng tinh khí (thận thủy), Đạo gia bảo vệ tinh thủy, chính là pháp giữ giới luật của Phật giáo. Phật môn xuất gia cũng là vì để không rò rỉ nguyên dương, giảm bớt việc thế tục để có thể tập trung vào tu hành. Nếu tinh thủy dồi dào thì thần quang sẽ ngưng tụ, ý thổ tịnh thổ tự nhiên sẽ ngưng kết và không lỏng lẻo, nếu thận thủy đầy thì sẽ tràn ra, vì thế hành giả nên tu pháp cố thủ thần thủy, có thể tham khảo pháp Đại ôn dưỡng mà Sư Phật đã dạy (trong văn tập Lư Thắng Ngạn số 22 - Khởi Linh Học), và pháp Thu nhiếp (trong văn tập Lư Thắng Ngạn số 52 - Một Chút Thiền Vị, chương 2).

Hành giả muốn có thể kiến tính, tư thế ngồi thiền trước tiên phải học Tỳ Lô thất chi tọa: nhờ vào thế ngồi hoa sen, còn gọi là song bàn, sẽ tự động nâng hậu môn, hạ hành khí sẽ đi vào trung mạch; hai tay dùng định ấn đặt dưới rốn, tức là bình trụ khí đi vào trung mạch; ưỡn ngực vai ngang, thẳng xương sống phía sau, tức là biến hành khí đi vào trung mạch; thu hàm dưới lại tức là thượng hành khí đi vào trung mạch; đầu lưỡi chạm vào hàm trên (Đạo gia gọi là bắc cầu trời), mệnh khí đi vào trung mạch, hai mắt nửa nhắm nửa mở nhìn cố định vào một chỗ (nhìn vào chóp mũi hoặc nhìn vào chày kim cang) để điều hòa thân tâm, để năm khí này có thể triều nguyên (chảy ngược đến thiên tâm). Người không ngồi được song bàn thì ngồi đơn bàn cũng được, đơn bàn cũng không được nữa thì ngồi tùy ý cũng được, nhưng cần có đệm ngồi thì khí sẽ thuận hơn một chút, cũng là để hạ hành khí đi vào trung mạch.

Để tập trung suy nghĩ thì trước tiên làm Cửu tiết Phật phong, pháp đếm hơi thở, hoặc pháp thiền định một duyên, v.v… Khổng Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi” (đạo của ta, chỉ một lẽ có thể xuyên suốt tất cả). Lão Tử nói: “Nhân năng thủ nhất vạn sự tất.” (con người có thể giữ vững một thứ thì muôn việc đều xong xuôi) Phật Đà nói: “Chế tâm một chỗ, không việc gì là không làm được.” Vì sao phải chạm đầu lưỡi vào hàm trên và nâng hậu môn lên? Bởi vì trung mạch của chúng ta ở khoang miệng và ở vị trí đáy chậu là đầu mút, cho nên muốn nối ở trên hay nối ở dưới thì Đạo gia đi từ trước ra sau theo hai mạch Nhâm Đốc rồi đi vào trung mạch, mạch Nhâm là từ huyệt Hội âm bên dưới hông, đi qua bụng ngực đến huyệt Thừa tương ở dưới môi. Mạch Đốc thì bắt đầu từ huyệt Trường cường ở xương cụt, đi dọc theo sau lưng và sau gáy đến huyệt Ngân giao ở trong môi. Còn Mật giáo thì quán tưởng mạch trái phải đi vào trung mạch, Thiền tông trực tiếp tu trung mạch từ Hải để luân đến Đỉnh luân (trục chỉ tâm tính), tu pháp có nhiều cách, nhưng cuối cùng các con đường khác nhau đều đồng quy, đều là để cho khí đi vào trung mạch, chảy ngược đến thiên tâm mà đắc chứng.

Tư thế thiền định giống nguyên lý của máy bơm nước và cái cây to, ví dụ:

1. Người đã từng học môn vật lý ở trường cấp hai đều biết nguyên lý của cái máy bơm nước là tạo ra "chân không", sau đó thông qua chênh lệch áp suất khí quyển, nước giếng ở dưới đất theo đường ống mà dâng lên.

2. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nước của những cây lớn được vận chuyển lên ngọn như thế nào? (Cây bạch đàn cầu vồng và cây Hyperion cao tới 116 mét.) Điều này là do sự thoát hơi nước tạo ra lực kéo mạnh, dựa vào lực hút bên trong và lực căng mà hình thành nên áp suất âm, thông qua cột nước liên tục để kéo nước di chuyển lên trên. Cũng như vậy, trong cơ thể con người còn có nhiệt độ, huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và kinh mạch trung ương cực nhỏ, cũng có thể sinh ra tác dụng thoát hơi nước để kéo tinh thủy vận động lên trên. Cũng như vậy, trong cơ thể con người còn có nhiệt độ, huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và kinh mạch trung ương cực nhỏ, cũng có thể sinh ra hơi nước để kéo tinh thủy lên trên. Khi ngồi thiền và giữ yên lặng (đúng kỹ thuật và tư thế ngồi) thì tinh thủy và ngũ khí sẽ chảy ngược về thiên tâm và hóa thành thần quang, cho nên nước rất quan trọng, nếu không có nguồn cung cấp nước, cây lớn sẽ khô héo, tinh thủy trong cơ thể người nếu khô kiệt thì sẽ suy vong.

Khẩu quyết tâm yếu của nhập Tam ma địa: vô sự, vô tâm (Lư Thắng Ngạn văn tập số 75 - Chân Phật Pháp Trong Pháp, số 80 - Vua của Phật Vương), tư thế ngồi im như cái cây, thân bất động (thân thanh tịnh), khẩu bất động (không trì chú niệm Phật - khẩu thanh tịnh), ý bất động (không nghĩ quá khứ hiện tại vị lai - vô niệm - ý thanh tịnh), quán tưởng chính mình thành một cái bình rỗng, sau khi phá vỡ nó thì không khí bên trong và không khí ở bên ngoài sẽ tan vào nhau (khai thị tại Seattle Lôi Tạng Tự ngày 20/6/2015), quán tưởng chính mình thân không, tâm không, tính không, pháp không (đây là chân không, dòng chảy pháp của vũ trụ tự nhiên sẽ trút vào toàn thân). Các nhà khoa học về cơ học lượng tử (vật lý lượng tử) đã chứng minh rằng mọi vật chất trong thế giới (bao gồm cả cơ thể con người) khi bị phân hủy thì cuối cùng đều là không, như Tâm Kinh nói: “Sắc tức là không, không tức là sắc”. Có thể thấy rằng vũ trụ là hư vô, nhân gian là là huyễn hóa, chỉ còn lại một ý thức vũ trụ mà thôi!

Ngồi thiền cần ngăn chặn: nhập ngoan không, ngũ uẩn ma (tức là ngũ uẩn, rơi vào trong thế giới của năm uẩn), tẩu hỏa nhập ma (hễ xuất hiện các tướng thì nhất loạt đều không để ý là được), dã hồ thiền [thiền của loài chồn hoang: chỉ loại thiền của những người chưa kiến tính mà đi lừa người, chỉ biết bắt chước làm và thuyết giảng chân lý mà chính mình chưa trực nhận] (bản thân mình là người luyện khí, cho rằng khí của mình đã hợp với khí của trời đất, như vậy hợp với chu thiên thì có thể xem là thành tựu; Đạo gia có rất nhiều sách về luyện đan, chú trọng nội công, chú trọng khí công, chú trọng thái dược, chú trọng thánh thai, cũng chính là tọa thiền hữu hình.) Tọa thiền thông minh pháp là kết thánh thai vô hình, người tọa thiền phải ngồi một cách tự nhiên, từ động nhập tĩnh, từ lạnh thành ấm, từ tán thành tụ, từ loạn thành nhất, chí khí trong sáng, hồi thần nhập thiên tâm. Quan Thế Âm Bồ Tát nói: “Phàm là người tu tọa thiền thông minh pháp này thì tất cả thiện thần sẽ ủng hộ, không rời xa một giây, bao gồm Hộ Thế Tứ Vương, Thiên long bát bộ quỷ thần, v.v… đều thủ hộ.”

Những điều nói ở trên đã chứng minh nguyên lý của tu hành, hành giả vì sao cần sám hối (những ác nghiệp đã tạo trong quá khứ), giữ giới (sau này không tạo ác nghiệp nữa), nêu cao điều thiện, vận động luyện khí thông mạch (bài vận động bảy luân xa, tám đại pháp của Kim Mẫu)? Chính là vì để cho thân thể vô cùng khỏe mạnh, khí huyết lưu thông, có thể ngồi thiền được lâu. Tu pháp Tứ gia hành là để tiêu nghiệp chướng, tăng phúc huệ, đạo tâm kiên cố, tu hành không dễ sinh ma chướng, có thể càng dễ dàng ngưng thần nhập thiên tâm, tiến vào tương ứng, nhập Tam ma địa.

Chân Phật Mật Pháp là cực kì khoa học, nếu hành giả muốn minh tâm kiến tính, nếu hiểu được nguyên lý tu hành (thì sẽ có tín tâm), phương pháp lại chính xác, khi ấy tu hành sẽ có được sức mạnh, chứ nói suông thì vô ích. Điều này đòi hỏi sự kiên trì và tinh tấn thực tu thực chứng, tại đây đặc biệt cảm ơn Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Hoạt Phật đã nói ra những đại bí mật nghìn năm không truyền, để chúng ta có được đại pháp tọa thiền thông minh vô thượng thượng có thể tu trì, thoát khỏi sinh tử, hy vọng mọi người biết trân trọng.

Ghi chú: 1. Xin tham khảo Văn tập Lư Thắng Ngạn số 45 - Tọa Thiền Thông Minh Pháp, cuốn số 51 - Vô Thượng Mật và Đại Thủ Ấn (Đại Nhật Như Lai thiền định, nhất duyên thiền định pháp). 2. Người muốn thực tu Chân Phật Mật Pháp, trước tiên xin hãy đem tâm thành kính quy y minh sư - Căn bản Truyền thừa Thượng sư Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn, người sáng lập Chân Phật Tông, có được truyền thừa Chân Phật Tông, thực tu như vậy mới có thể có được sức mạnh gia trì của truyền thừa và thành tựu, có sự chỉ điểm của minh sư thì tu h ành mới không có sai sót. Xin hãy đọc nhiều sách và khai thị của Liên Sinh Hoạt Phật, Liên Sinh Hoạt Phật nói: “Sách đại diện cho lòng tôi, mở sách của tôi ra là sẽ có được sự gia trì.”

Chúc: Sư Phật Sư Mẫu thường trụ thế gian, thường chuyển pháp luân, không nhập niết bàn, Phật thể an khang. Các vị đồng tu thân tâm khỏe mạnh, đạo tâm kiên cố, phúc huệ tăng trưởng, tu hành thành tựu. Liên Án đến từ Hoa Liên, Đài Loan chắp tay.