📗

270. Phật Đà mà tôi biết

image

Phật Đà mà tôi biết

🪷 Tôi nghe như vầy

Văn tập: 270 Xuất bản: 03/2019 Tác giả: Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Biên dịch: Ban Biên dịch và Truyền thông Upala Việt Nam

Mục lục

🔎 Văn bản đang trong quá trình hiệu đính!!!

Lời mở đầu

Phật Đà! Ngài ở nơi đâu?

Rất nhiều năm trước tôi đã xem một bộ phim, trong phim có một cảnh khiến tôi rúng động. Cảnh phim đó là: Một tăng nhân, cũng là một tu hành giả đã già. Đã trải qua đủ cả tửu, sắc, tài, khí. Ông cũng đã tu hành niệm Phật, trì chú, thiền định, giới hạnh… các loại phạm hạnh. Cuối cùng, tăng nhân cao giọng gọi lớn, ở trước thánh tượng của Phật Đà, tăng nhân hét lên rất to: Phật Đà! Ngài ở nơi đâu? Phật Đà! Ngài ở nơi đâu? Phật Đà! Ngài rốt cục là ở chỗ nào? Phật Đà! Ngài ở trong lúc say rượu sao? Phật Đà! Ngài ở trên cơ thể trần trụi của đàn bà sao? Phật Đà! Ngài ở trong tiền vàng sao? Phật Đà! Ngài ở trong tham, sân, si sao? Phật…. Phật…. Phật…. Phật….

PHẬT ĐÀ RỐT CỤC NGÀI Ở ĐÂU?

Tiếng kêu gào đầy đau đớn này xé toạc màn đêm thăm thẳm. Mỗi một tiếng kêu lên khiến người ta cảm động nhức nhối. Cuối cùng, tăng nhân ngã xuống! Tăng nhân cũng biến mất luôn! Cảnh phim khép lại.

Trong sách viết rất nhiều về những ứng hóa của Phật Đà. Ngay trên tay tôi đây cũng có hai cuốn, hai cuốn này là:

"Tuyển tập lịch sử ứng hóa của Thích Ca Như Lai" (Lão pháp sư Huệ Quang biên tập)

"Sự tích ứng hóa của Thích Ca Như Lai" (Thời Đường. Vương Bột soạn)

Những sự biến hóa này chẳng có gì khác ngoài: Dâng hoa búi tóc. Cưỡi voi nhập thai. Đản sinh tại gốc cây. Học văn tập võ. Dưới gốc cây xem cày ruộng. Đấu võ cưới vợ. Chu du khắp nơi. Nửa đêm vượt thành. 6 năm nơi núi tuyết. Dưới gốc cây bồ đề. Tu đạo hàng ma. Đắc đạo thành Phật. … vân vân và vân vân.

Những tích chuyện lịch sử về sự ứng hóa này rất nhiều người đều đã biết. Có một số người nghe nhiều tới mức thuộc làu làu, bàn tán sôi nổi.

🌟

Nay tôi viết cuốn sách "Phật Đà mà tôi biết" khác hẳn với sách của các tác giả trước đây. Tôi nghe như vầy: Là bởi tôi đích thân nghe thấy. Là bởi tôi đích thân nhìn thấy. Có người nói tôi là Xá Lợi Phất chuyển hóa. Tôi cũng chẳng biết là có phải hay không. Cũng có thể là phải, cũng có thể là không phải. Nhưng, những gì tôi viết ra không giống với sách mọi người đã biết. Điều tôi muốn nói với mọi người là: "Phật Đà! Rốt cục là ngài ở ngay đây."

Tôi chỉ ra: "Phật Đà chân chính!”

Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn Sheng-yen Lu

17102 NE 40th CT REDMOND WA 98052 U.S.A

Tháng 03 năm 2019

01. Tôi đến thăm Phật Đà

Vì một vấn đề khó mà tôi đã du hành vượt thời gian, đích thân viếng thăm Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ xa Phật Đà đã trông thấy tôi rồi. Hỏi: "Liên Sinh, đến có chuyện gì?" Trước tiên tôi quỳ xuống, ngũ thể đầu địa, quỳ cao và chắp tay lại. Đáp: "Tôi có một chuyện khó quyết định, nên đặc biệt tới xin ngài dạy bảo." Hỏi: "Có chuyện gì khó quyết?" Tôi đáp: "Ngày xưa, Phổ Hiền Bồ Tát có mười đại nguyện, một trong số đó là "thỉnh Phật trụ thế". Nhưng ngày nay lại có một Quỷ Bà đề xuất rằng phải là "thỉnh Phật trụ tâm". Trụ thế với trụ tâm, chỉ khác nhau một chữ, bởi vì rất khó quyết định cái nào đúng cái nào sai, nên đặc biệt xin sự chỉ giáo của Thế Tôn Phật Đà." Phật Đà cười nói: "Liên Sinh, tôi đặc biệt nói cho ngài biết!" Tôi nói: "Nguyện xin nghe rõ."

Phật Đà nói: “Năm xưa khi tôi mới đắc đạo thì đã muốn viên tịch, muốn nhập niết bàn rồi, không muốn trụ thế nữa. Sau đó có Đại Phạm Thiên, Đao Lợi Thiên khuyên thỉnh trụ thế, bởi vậy tôi mới lưu lại, ở lại thế giới Ta Bà này 80 năm. Bởi vậy mới có kinh, luật, luận truyền lại cho đời sau.”

Nếu như: Đại Phạm Thiên, Đao Lợi Thiên không thỉnh Phật trụ thế, thì thế giới Ta Bà này cũng chẳng có chính pháp lưu truyền. Thế giới Ta Bà sẽ không biết đến Phật, chỉ là màn đêm. Xin hỏi: "Thỉnh Phật trụ tâm" bằng cách nào? Bởi vì thế giới Ta Bà sẽ chẳng hề có chính pháp của Phật Đà mà!

Tôi lại hỏi: "Nếu như Quỷ Bà cãi cố, cãi là vì đã có Phật Thích Ca Mâu Ni trụ thế, thế gian có Tam Bảo, nên Quỷ Bà mới đề xuất "thỉnh Phật trụ tâm", vậy ngài nói thế nào đây?" Phật Đà đáp: Thỉnh Phật trụ tâm chỉ là nói miệng sơ sơ vậy thôi, không phải thực tế, ai cũng nói được. Là đệ tử Phật chân chính cần tu trì tất cả phạm hạnh (hạnh thanh tịnh). Quán đảnh thanh tịnh. Tu pháp thanh tịnh. Nghe hiểu thanh tịnh. Giới hành thanh tịnh. Thân khẩu ý thanh tịnh. Nhập Tam ma địa thanh tịnh. Không cần thỉnh thì Phật cũng đã ở trong tâm rồi. Nếu không như vậy thì thỉnh Phật trụ tâm chỉ là hô khẩu hiệu mà thôi!

Phật Đà lại nói: "Thế gian có loại người xây dựng những ngôi chùa xa hoa rộng lớn, thu thập vô số tư lương, chùa chiền trở thành thắng cảnh tham quan, những con người tạp nham tới tới lui lui, chùa giống như trở thành nơi làm kinh doanh vậy. Đây chỉ là một kiểu bề ngoài. Giáo pháp của tôi là hành giả cần tu hành tất cả phạm hạnh, pháp nhập Tam ma địa, chứng đắc Phật quả mới là quan trọng nhất. Tôi nghe những lời dạy của Phật Đà. Đã có thể phân biệt được: "Thỉnh Phật trụ thế.” "Thỉnh Phật trụ tâm.” "Phật giáo bề ngoài.” "Phật giáo chính pháp.”

Tôi đã nghe hiểu được thánh ngôn của Phật Đà, vô cùng hoan hỷ tán thán. Tôi đã hiểu rất rõ mục đích chân chính của Phật. Quỷ Bà, xin đừng nuôi quỷ nữa! Quỷ Bà, xin đừng nói những lời thoạt nghe tưởng đúng nhưng thực ra là sai bét nữa! Quỷ Bà, xin đừng biểu hiện bên ngoài là từ bi nhưng lại đi lừa bịp tư lương của chúng sinh nữa!

02. Lai lịch của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm

Có một đệ tử có phần nghi hoặc về lai lịch của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, xin tôi giải đáp nghi hoặc. Anh nói: Anh đã từng nghe Lư Sư Tôn kể. Ngày xưa. Quan Thế Âm Bồ Tát dùng sức mạnh đại từ bi để quảng độ chúng sinh. Bồ Tát muốn biết thành tích độ chúng sinh của mình như thế nào. Ngài dùng huệ nhãn để quan sát. Kết quả là: Chúng sinh chẳng tăng thêm một người. Chúng sinh chẳng giảm đi một người.

Độ chúng sinh, chúng sinh chẳng bớt đi người nào, cũng chẳng tăng lên người nào. Thành tích như vậy tương đương quả trứng tròn trĩnh. Bồ Tát bởi thế nên bực mình, không độ chúng sinh nữa! Chính Bồ Tát đã tự mình phát lời thề nguyện nhưng lại bỏ dở, do vậy mà đầu vỡ làm bảy phần, tứ chi và thân thể cũng tan nát. Lúc này, A Di Đà Phật lập tức đến, gom tất cả những mảnh thân thể của Quan Thế Âm Bồ Tát sắp xếp lại, rồi thổi một hơi khí. Thế là Quan Thế Âm Bồ Tát sống lại. Trở thành Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát.

🌟

Đệ tử này còn nói: Anh cũng lại nghe kể chuyện về Diệu Trang Vương. Công chúa thứ ba của Diệu Trang Vương là công chúa Diệu Thiện, công chúa thứ nhất là Diệu Thanh, công chúa thứ hai là Diệu Âm. Chỉ có công chúa Diệu Thiện là thích tu hành. Nhưng Diệu Trang Vương không thích công chúa Diệu Thiện tu hành, tìm đủ cách ngăn cản, thậm chí còn gây áp lực. Cuối cùng, Phật Thích Ca Mâu Ni hướng dẫn công chúa đến Phổ Đà Lạc Gia Sơn để tu hành. Công chúa Diệu Thiện đã ở tại Phổ Đà Lạc Gia Sơn tu hành 9 năm, đạt được chứng quả, lấy danh hiệu là Quan Thế Âm Bồ Tát. Sau này, Diệu Trang Vương ngã bệnh, bệnh tình rất nặng, đã sắp nhắm mắt buông tay rồi. Có một hòa thượng thành tựu đạo đã chỉ dẫn : Có hai vị thuốc có thể chữa được bệnh, đó là phải đem nấu chín con mắt và cánh tay của người thân ruột thịt của Quốc Vương lên rồi ăn thì mới có thể khỏi được. Diệu Thanh, Diệu Âm đều không dám. Chỉ có Diệu Thiện hiến dâng con mắt và tay của nàng. Kết quả là bệnh của Diệu Trang Vương đã khỏi. Sau đó ông cũng đã tin Phật. Còn công chúa Diệu Thiện (Quan Thế Âm Bồ Tát) liền mọc ra nghìn cánh tay, nghìn con mắt, trở thành Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát.

🌟

Đệ tử hỏi tôi: "Chuyện nào là thật? Chuyện nào là giả?" (Hai câu chuyện này hoàn toàn khác nhau.) Chính tôi cũng bị hoang mang rồi. Thế là, tôi lại "xuyên việt thời không", đến thỉnh Phật Thích Ca Mâu Ni giải đáp nghi hoặc. Tôi hỏi Phật: "Chuyện nào là thật?" Phật không đáp. "…" Tôi hỏi lần hai: "Chuyện nào mới là thật?" Phật vẫn không đáp: "…" Tôi hỏi lần ba: "Chuyện nào là đúng?" Phật Đà nói: "Mặt trăng soi bóng nghìn hồ, xin hỏi mặt trăng trong nghìn hồ nước này thì mặt trăng nào mới là thật?" Tôi nghe xong câu này lập tức hiểu ra rồi! (Vạn tượng thu về trong tấm gương.)

03. Xá Lợi Phất hỏi Phật Đà

Ngày xưa, Xá Lợi Phất hỏi Phật Đà: "Thế Tôn! Năm xưa chứng đạo dưới gốc bồ đề, vì sao muốn lập tức nhập niết bàn, nguyên nhân là sao?" Phật Đà đáp: "Thế giới Ta Bà chỉ là huyễn nhân hành huyễn sự [con người huyễn làm điều huyễn], thế nên ta lập tức muốn nhập niết bàn, chỉ vì vậy mà thôi." Xá Lợi Phất hỏi: "Thế Tôn! Năm xưa Đại Phạm Thiên, Đao Lợi Thiên thỉnh Phật trụ thế, Phật Đà vì vậy mà trụ thế 80 năm, nguyên nhân là vì sao?" Phật Đà đáp: "Chỉ có hai chữ thôi: Từ Bi!" Xá Lợi Phất hỏi: "Từ bi, vì mục đích gì?" Phật Đà đáp: "Khuyên nhủ huyễn nhân rời xa huyễn." Xá Lợi Phất hỏi: "Thế Tôn ba lần chuyển pháp luân, làm lợi ích lớn cho thiên nhân, thuyết pháp 49 năm. Vậy vì sao lại nói chưa từng chuyển pháp luân? Vì sao lại nói chưa từng nói lấy một chữ?" Phật Đà đáp: "Ánh nến vốn vô tâm." Xá Lợi Phất nghe xong liền hiểu ra rồi! (Các thánh đệ tử có hiểu hay không?)

🌟

Ngày nay. Tôi vì chuyện của Quỷ Bà mà đi hỏi Phật Đà. Hỏi: "Quỷ Bà lừa gạt tín chúng, hành vi này của bà ta là sao?" Phật Đà đáp: "Lấy huyễn lừa huyễn, người mù dắt người mù." Hỏi: "Vì sao nhiều người bị lừa như vậy, hơn nữa còn tin vào cái kẻ đáng chết này?" Phật Đà đáp: "Một đám người vô tri!" Tôi hỏi: "Viết sách để chữa cho họ thì sao?" Phật Đà đáp: "Những kẻ mà bệnh đã ăn vào ruột gan thì khó cứu độ lắm." Tôi hỏi: "Làm sao mới có thể cứu được?" Phật Đà nói: "Người có giới hành thanh tịnh mới có thể được cứu. Người có trí tuệ sáng suốt mới có thể được cứu." Tôi hỏi: "Vì sao khuyên rồi mà người ta không biết quay đầu?" Phật Đà nói: "Ngài không thể nào khi người ta mới quy y, khi mới cạo đầu, đã cho phép người ta dạy giới hạnh thanh tịnh được. Sai lầm này là tại ngài." (Tôi rất xấu hổ.) Tôi nói: "Tôi đang sửa đây." Phật Đà nói: "Thế duyên dễ nhiễm, đạo nghiệp khó làm. Người có thể độ thì ngài có thể độ được, người không thể độ thì cũng không thể độ được." Tôi hỏi Phật Đà: "Trong tương lai tôi cần làm thế nào?" Phật Đà đáp: "Làm cái gì?"

Phật Đà cho tôi bốn câu:

"Trói cởi chẳng khác. Căn trần cùng nguồn. Một chút chẳng đổi. Dạo chơi thập phương."

04. Xá Lợi Phất hiểu phong thủy sao?

Tôi hỏi Phật Đà: "Lúc ban đầu Phật và đệ tử sống trong hang động tu  hành. Sau đó sống tại tinh xá Trúc Lâm và vườn Cấp Cô Độc. Hai nơi này khác nhau rất nhiều. Nơi ở trước thuộc về khổ hạnh, nơi ở sau thì lại thoải mái, việc này là vì sao?" Phật Đà đáp:

"Nơi ở trước là khi đệ tử còn ít, do vậy nên ở trong hang động. Nơi ở sau là khi đệ tử đông, hang động không còn đủ chỗ dùng, do vậy mới sống trong tinh xá Trúc Lâm và vườn Cấp Cô Độc. Cũng vì thế mà đem đến rất nhiều sự phê bình." Tôi hỏi Phật Đà: "Địa lý của vườn Cấp Cô Độc nghe nói là do tôn giả Xá Lợi Phất tìm ra. Ngài ấy hiểu về phong thủy sao?" Phật Đà nói: “Việc này giải thích từ đầu thì rất dài. Tôi nói cho ngài nghe.

Ấn Độ cổ đại có vương quốc Kiêu Tát La, thủ đô là thành Xá Vệ, Quốc Vương là vua Ba Tư Nặc. Tể tướng chính là Tu Đạt, giàu có nhiều tiền. Tu Đạt thích bố thí, cứu tế người nghèo, nuôi dưỡng người già, người ta gọi ông là trưởng giả Cấp Cô Độc. Trưởng giả Cấp Cô Độc nghe hiểu Phật pháp, khởi tâm cung kính to lớn, đặc biệt mời Phật Đà đến thành Xá Vệ hoằng pháp. Phật Đà đồng ý. Nhưng Tu Đạt (Cấp Cô Độc) muốn xây tinh xá để làm nơi ở cho số lượng đệ tử đông đúc của Phật Đà. Phật Đà liền phái Xá Lợi Phất đi giúp đỡ việc xây tinh xá.

Do vậy Xá Lợi Phất bắt đầu chọn địa điểm. Hoa viên ở thành phía Đông. Xá Lợi Phất nói: Không được! Nơi đây trồng hành tỏi quá nhiều, mùi xú uế ảnh hưởng tới con người, không thanh tịnh, do vậy không thể xây tinh xá. Hoa viên ở thành phía Tây. Xá Lợi Phất nói: Không được! Đám đất này ngày trước là lò giết mổ, có mùi máu tanh. Hoa viên ở thành phía Nam. Xá Lợi Phất nói: Đám đất này rất đẹp, có linh khí, có thể tập trung nhập định, có thể xây tinh xá được. Cuối cùng, đây đã trở thành vườn Cấp Cô Độc của thời kỳ Phật Đà, tiếng tăm lừng lẫy.

Phật Đà nói: "Xá Lợi Phất không hiểu về phong thủy, nhưng một bậc đại trí huệ như ngài ấy thì bẩm sinh đã hiểu cách chọn đất rồi. Việc này nhờ vào sự thông minh tài trí của Xá Lợi Phất, người ngoài hiểu nhầm là ngài ấy hiểu phong thủy." Tôi hỏi: "Vì sao Phật Đà nói là không thích phong thủy?" Phật Đà nói: "Ha ha ha! Pháp vẫn còn nên bỏ, huống hồ là không phải là pháp!" Tôi hỏi: "Cái là gì không phải là pháp?" Phật Đà nói: "Ngoài pháp cứu cánh thành Phật ra thì đều không phải là pháp!" Phật nói tiếp: "Bốc quẻ, chiêm tinh, phong thủy, thần toán, xem tướng mệnh… đều là phi pháp cả." Tôi hỏi: "Thần thông là phi pháp sao? Phật Đà nói: "Nói một cách nghiêm khắc thì đúng là phi pháp!" (Thần thông không phải là cứu cánh.) Tôi hỏi: "Thế nào là Như Lai cứu cánh nhất pháp?" Phật Đà nói: "Được mất thì rồi cũng chết, thập phương chư Phật hiện toàn thân." Tôi nói: "Không hiểu, xin nói rõ!" Phật Đà nói: "Nếu con người hiểu được thì trái đất này vốn chẳng có nắm đất nào. Nếu con người hiểu được thì vốn chẳng có nơi gọi là cứu cánh." (Tôi đã hiểu rồi! Thánh đệ tử có hiểu không?)

05. Mang nghiệp vãng sinh?

Tôi hỏi Phật Đà: "Thời Tịnh thổ tông thịnh hành, có hai phái, một phái chủ trương phải "tiêu nghiệp vãng sinh" [muốn được vãng sinh thì cần phải tiêu trừ hết nghiệp chướng], phái kia thì chủ trương có thể "mang nghiệp vãng sinh" [không cần phải tiêu trừ hết nghiệp chướng, có thể mang nghiệp cùng vãng sinh]. Không biết ý kiến của Phật Đà ra sao?" Phật Đà hỏi ngược lại tôi: "Liên Sinh, ngài nghĩ thế nào?" Tôi đáp: "Nghiệp chướng tiêu trừ hết thì đương nhiên có thể vãng sinh, đây là vấn đề chẳng có gì nghi ngờ. Còn đối với việc mang nghiệp vãng sinh thì tôi nghĩ cũng có thể được. Bởi vì trong kinh điển có nói, nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nghe A Di Đà Phật, nếu nhất tâm bất loạn trì tụng danh hiệu Phật một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, thì người này vào lúc lâm chung, A Di Đà Phật và chư thánh chúng sẽ hiện lên trước mắt người đó. Người này vào lúc kết thúc đời người tâm không đảo điên thì lập tức được vãng sinh quốc thổ Cực Lạc của A Di Đà Phật." Phật Đà đáp: “Tiêu nghiệp vãng sinh, có thể! Mang nghiệp vãng sinh, có thể! Liên Sinh! Ngài nói đúng rồi! Kì thực vãng sinh thế giới Cực Lạc cần hai điều kiện: Không thể thiếu nhân duyên là thiện căn phúc đức. Nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo.” Phật Đà nói: “Thiện căn! Phúc đức! Nhân duyên! Đối với con người kiếp này để có được đã rất khó rồi! Nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo, đây chính là Tam ma địa, cũng tức là điều tâm tập trung tại một chỗ.” Phật Đà nói: "Điều chỉnh tâm tập trung tại một chỗ, không việc gì là không làm được! Muốn vãng sinh thế giới Cực Lạc cần có hai điều kiện này, nói khó thì cũng khó, mà nói dễ thì cũng dễ.”

Tôi hỏi Phật Đà: "Nghiệp thì sao?" Phật Đà đáp: "Nghiệp đã nằm trong đó rồi!"

Trong một sát-na, tôi đã hiểu ra: Thiện căn, cũng là nghiệp! Phúc đức, cũng là nghiệp! Nhân duyên, cũng là nghiệp! Nhất tâm bất loạn, cũng là nghiệp! Tâm không điên đảo, cũng là nghiệp! Điều tâm một chỗ, cũng là nghiệp! Vãng sinh Cực Lạc, cũng là nghiệp! Tôi nói: Thế giới Ta Bà không có gì là không phải nghiệp. Thế giới Ta Bà chính là thế giới của nghiệp. Do vậy, khi A Nan tôn giả nói đã hiểu rõ nghiệp rồi, Phật Đà liền nói rằng ngài ấy vẫn chưa hiểu đâu. Hóa ra là như vậy! Hóa ra là như vậy! Do vậy, tiêu nghiệp vãng sinh vẫn chưa hiểu nghiệp. Do vậy, mang nghiệp vãng sinh, cũng không hiểu nghiệp.

Trong kinh A Di Đà, Phật Đà còn chưa nhắc đến chữ "nghiệp", nhưng, nghiệp đã nằm ngay trong đó rồi. Tôi nói: "Tất cả kinh mà chư Phật hộ niệm đều đắc chứng địa vị bất thối chuyển là A nậu đa la tam miểu tam bồ đề [quả vị Vô thượng chính đẳng chính giác, Vô thượng chính biến tri, Vô thượng bồ đề]."

Phật hỏi tôi: "Dễ không?" Tôi đáp: "Dễ!" Phật hỏi tôi: "Khó không?" Tôi đáp: "Khó!"

06. Kinh Cao Vương Quan Thế Âm là ngụy kinh?

Đại sư Liên Trì nói: "Kinh Cao Vương Quan Thế Âm là ngụy kinh!" [kinh giả] Pháp sư Tịnh Không nói: "Vì sao không niệm Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm?"

Đây là lời bình phẩm của một vị đại sư và một vị pháp sư, những sự tranh cãi khác còn rất nhiều.

Nhân duyên của tôi với Cao Vương Kinh là như thế này. Tại Ngọc Hoàng Cung [tên một ngôi chùa tại thành phố Đài Trung], tôi được Diêu Trì Kim Mẫu mở thiên nhãn. Trụ trì của Ngọc Hoàng Cung là pháp sư Thích Huệ Linh, ngài đã đưa cho tôi một cuốn kinh điển rất mỏng bảo tôi đọc. Cuốn kinh điển này chính là: Cao Vương Quan Thế Âm Kinh.

Tôi bắt đầu trì tụng, từ năm 26 tuổi đến nay là 74 tuổi, trước giờ chưa từng gián đoạn. Trên tàu xe tôi cũng niệm. Trên máy bay tôi cũng niệm. Trên đường đi du lịch tôi cũng niệm. Niệm một cách thuần thục, tiếng tụng kinh không ngừng dứt. Đương nhiên tôi biết rằng kinh điển này không phải là kinh do Phật tuyên thuyết, cũng biết rằng kinh này là thọ nhận từ giấc mơ. Nhưng tôi cảm thấy chẳng có gì là không tốt cả!

Theo như tôi biết, trong kinh bao gồm: Tam quy y. Đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú. Phật quốc hữu duyên, hữu duyên Phật pháp. Các vị Phật phát quang. (Tịnh Quang Bí Mật Phật, Đăng Vương Phật, Lưu Ly Quang Phật, Phổ Quang, Định Quang, v.v…) Quá khứ Thất Phật, vị lai Thiên Phật, hiện tại Phật.

Tôi bị hấp dẫn bởi câu kinh "năng diệt sinh tử khổ, tiêu trừ chư độc hại", lại còn niệm kinh đủ nghìn biến thì trọng tội đều tiêu diệt. Do vậy, tôi không những tự mình niệm mà thậm chí còn đề cao và phát triển rộng.

Cao Vương Kinh có nhiều kỳ tích linh nghiệm, điều này mọi người khắp nơi đều đã biết. Tự cổ chí kim đã có rất nhiều sự tích linh nghiệm không sao đếm xuể. Pháp sư Thánh Nghiêm nói: "Các đệ tử đều vẫn đang truyền tụng, không có hậu quả xấu nào."

Đích thân tôi tìm đến chỗ của Phật Đà, hỏi từng việc cho rõ ràng. Tôi hỏi Phật Đà: "Cao Vương Kinh là do chính Phật Đà tuyên thuyết phải không?" Phật Đà đáp: "Không phải!" Tôi hỏi: "Bởi vì không phải, nên nó chính là ngụy kinh phải không?" Phật Đà đáp: "Không phải!" Tôi hỏi: "Tôi rối lên cả rồi đây. Không phải Phật Đà nói, cũng không phải là ngụy kinh, vậy rốt cục xem nó là gì?" Phật Đà đáp: "Là do Tịnh Quang Bí Mật Phật truyền thụ trong giấc mơ." Phật Đà lại nói: "Rất nhiều kinh luận là chư Phật nói, chư Bồ Tát nói, chư Thánh Hiền nói, đều là vì lợi ích cho chúng sinh trong thiên hạ. Đây đều là chính pháp!" Tôi hỏi: "Làm sao để phân biệt thật giả?" Phật Đà đáp: "Dùng tam pháp ấn để kiểm chứng, nếu hợp thì là chính pháp, không hợp thì là phi pháp."

07. Pháp song thân là chính hay là tà?

Ngũ giới của Phật Đà là:

1. Không sát sinh. 2. Không trộm cắp. 3. Không tà dâm. 4. Không vọng ngữ. 5. Không uống rượu.

Tuy nhiên, trong kinh Viên Giác có nói: dâm, nộ, si, đều là Phật pháp. Kinh Duy Ma Cật có nói: dâm, nộ, si, đều là Phật pháp.

Tôi xem trong Mật giáo Lý Thú Kinh cũng nhắc đến: tu đạo tham, tu đạo sân, tu đạo si. Do vậy mới nói: đạo tham gần Phật, đạo sân gần Kim Cang, đạo si gần Bồ Tát.

Pháp song thân từ xưa đến nay đều không ngừng bị phỉ báng. Tôi đặc biệt vì việc này mà đi thỉnh giáo Phật Đà. Tôi hỏi Phật Đà: "Tôi đến hỏi Phật Đà một sự việc mà từ xưa tới nay luôn đầy nghi ngờ." Phật Đà nói: "Hỏi về tham đạo phải không?" Tôi rất kinh ngạc: "Phật Đà đã biết mục đích tôi đến đây sao?" Phật Đà nói: "Trên trời dưới đất chẳng có gì bằng được Phật." Tôi hỏi: "Là sao?" Phật Đà đáp: "Ngày xưa có Duy Ma Cật Đại Sĩ và Tán Hoa Thiên Nữ." Tôi hỏi: "Mật giáo thì sao?" Phật Đà đáp: "Liên Hoa Sinh Đại Sĩ và công chúa Yeshe Tsogyal." Tôi hỏi: "Là chính? Hay là tà?" Phật Đà đáp: "Là chính." (Câu trả lời này khiến tôi kinh ngạc.) Tôi hỏi: "Vì sao như vậy?" Phật Đà đáp: "Chính niệm tu chính pháp." (Thực sự không có dâm niệm.) Tôi xin Phật Đà nói rõ hơn.

Phật Đà nói: “Chúng sinh trong thiên hạ đều từ "dâm" mà sinh ra. "Song thân" tức là dâm. Những người xuất gia phạm hạnh thanh tịnh cần nghiêm khắc giữ giới luật không được tà dâm, không được mảy may sơ xảy. Có như vậy mới đạt được thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh. Tu đạo tham cần phải: Thân cùng đẳng cấp. (Hai bên đều là thân Bổn tôn.) Khẩu cùng đẳng cấp. (Hai bên đều là thần chú Bổn tôn.) Ý cùng đẳng cấp. (Hai bên ý đều ở tại bồ đề.) Nhờ vậy mà cả hai đều cùng hóa thành ánh sáng cầu vồng, chứng quả vị Bồ Tát.” Phật Đà nói: "Phương pháp này là pháp tu được nâng cấp lên từ dâm, từ dâm mà nâng cấp lên thành Phật pháp, từ đó mà cả hai đạt được hóa thân thành ánh sáng cầu vồng." (tóm tắt kỹ thuật) Phật Đà nói: "Pháp này rất khó, không phải là pháp dành cho chúng sinh, những người có căn tính thấp kém thì càng khó hơn. Tôi dùng huệ nhãn để quan sát thì trong vạn người cũng chẳng tìm thấy nổi một người." Tôi hỏi: "Vậy tôi cần phải nói thế nào?" Phật đáp: "Để người đời tự thấy!"

08. Tiếng gào của nội tâm

Tôi và Phật Đà ngồi đối diện với nhau trong im lặng, cả hai đều trầm mặc, thời gian cứ từ từ trôi qua. Phật Đà nói: "Hẳn là ngài đã biết rồi nhỉ!" Tôi nói: "Đã biết." Phật Đà nói: "Là Kim Mẫu nói với ngài nhỉ!" Tôi nói: "Đúng vậy. Diêu Trì Kim Mẫu đã nói rõ với tôi." Phật Đà nói: "Thời gian cũng không còn dài, cũng đã đến lúc nên trở về rồi! Là khi nào thì chính ngài đã biết rồi." Tôi nói: "Đúng vậy." Phật Đà nói: "Đối với cuộc đời này ngài vẫn còn chút gì không nỡ rời bỏ sao?" Nội tâm tôi dậy sóng, Phật Đà đều biết cả. Tôi nói: "Phật Đà đã biết cả." Phật Đà nói: "Nguyện lực của ngài lớn quá, ngài không nỡ rời xa tín chúng của ngài. Ngài không nỡ rời xa những người có phẩm chất Không Hành Mẫu, ngài không nỡ rời xa những thứ xung quanh, ngài vẫn còn nguyện lực." Tôi nói thẳng: "Có một chút." Phật Đà nói: "Ngài phải giống như tôi đây, Thái Tử Thích Ca khi còn trẻ tuổi đã rời bỏ vương cung, phải có sự quyết tâm như vậy." Tôi nói: "Điều tôi không nỡ từ bỏ là, tôi đã tinh tấn tu hành thành tựu pháp vô lậu, pháp chuyết hỏa, pháp minh điểm, pháp quang minh, pháp nhập tam ma địa, công lực của tôi cao như vậy mà có thể ở lại thế giới Ta Bà này thì sẽ độ thêm được nhiều chúng sinh một chút!" Phật Đà nói:

"Đây là ngài chấp vào pháp, nên từ bỏ đi. Nhưng, tôi nhìn ra sự mềm yếu của ngài là ngài khó từ bỏ được người có phẩm chất Không Hành Mẫu đó…" Tôi nói: "Chúng tôi có lời thề." Phật Đà nói: "Tôi thật sự không muốn trách cứ ngài!" Tôi nói: "Tôi nên làm sao đây?" Phật Đà nói: "Không có cách nào trọn vẹn cả hai, không phụ Như Lai không phụ nàng. Ngài xem Phật Đà tôi đây có thể không phụ Như Lai không phụ nàng không?" Tôi nói: "Tôi vẫn còn có thể tạo ra một ít thần tích!" Phật Đà nói: "Cố nhiên là ngài có năng lực của một vị Hoạt Phật chuyển hóa, ngài cũng có thể kiếp sau lại đến mà!" Tôi nói: "Để lỡ mất một kiếp sao?" Phật Đà nói: "Chúng tôi có cơ hội sẽ đánh thức ngài dậy! Giống như ở kiếp này vậy." Tôi nói: "Tôi thực sự không đi không được sao?" Phật Đà nói: "Ngài vẫn còn cho rằng ngài có bao nhiêu thời gian, cho dù tạm thời chưa đi, thì cũng còn bao nhiêu thời gian đây?" Tôi không biết nói gì hơn. Tôi: "…" Phật Đà nói: "Ngài đã sai lầm khi bị gắn chặt vào tình cảm vọng tưởng rồi. Ngài đã thua Xá Lợi Phất rồi!"

09. Trẻ con xây tháp

Tôi nghe được câu chuyện về trẻ con xây tháp, câu chuyện như thế này: Ngày xưa. Có một đám trẻ con, chúng đều ngây thơ, thánh thiện, hoạt bát, đáng yêu. Chúng thường đến chơi ở các chùa chiền, nghe sa môn [thầy tu, tăng sĩ] giảng kinh thuyết pháp. Thế là…. Chúng hoan hỷ hành thiện tích đức, trồng ruộng phúc rộng lớn. Có một hôm. Chúng đi tới bờ biển chơi, liền chơi ngay trên bãi cát. Một đứa trẻ nói: "Chúng ta dùng cát này để xây tháp đi!" Một đứa trẻ khác nói: "Đó là một việc làm công cốc thôi, tháp cát chẳng phải là tháp thật, nước biển dâng lên một cái thì cũng chẳng còn gì nữa!" Một đứa khác nói: "Chúng ta dùng cát xây tháp, hoàn toàn dựa vào sự nhất tâm, kinh Phật đã nói rồi, chỉ cần nhất tâm thì sẽ có công đức." (Trong kinh nói chỉ cần có tháp thì sẽ có Phật.)

Thế là tất cả đám trẻ con ở trên bờ biển chuyên tâm nhất trí cùng xây tháp cát. Những đứa trẻ này cho rằng xây tháp cát thì sẽ có công đức nên đứa nào đứa nấy đều nỗ lực làm. Trước tiên chúng xây: Chân tháp. Thân tháp. Đỉnh tháp. Lần lượt từng tòa tháp trang nghiêm được xây nên. Đột nhiên. Biển đột ngột xuất hiện gió lớn, một con sóng lớn ập vào bờ cuốn trôi toàn bộ đám trẻ con và những ngọn tháp cát. Tháp cát biến mất rồi! Những đứa trẻ con xây tháp cũng biến mất rồi! Nghe nói những đứa trẻ này sau khi chết đều được thăng lên cõi trời thứ 33, trở thành thiên nhân ở cõi trời thứ 33.

Tôi vì truyền thuyết này mà đi gặp Phật Đà. Tôi hỏi: "Phật Đà! Ngày nay có rất nhiều người xây chùa xây tháp, rồi lại cúng dường tăng nhân, sớm tối niệm kinh lạy Phật, mà vẫn chẳng biết khi nào được thăng thiên, vì sao những đứa trẻ này lại có thể thăng thiên?" Tôi còn hỏi: "Những đứa trẻ này xây tháp cát, còn chúng ta xây là tháp thật, người xây tháp thật thì vẫn chưa thăng thiên, ngược lại xây tháp cát thì lại có thể thăng thiên, vì sao lại như vậy?" Phật Đà nói: "Thế nhân ngày nay xây chùa tháp, có người xây là vì danh, có người xây là vì lợi, cho dù là tháp thật nhưng chẳng có được tí công đức nào. Ví dụ, Quỷ Bà dưới đủ mọi hình thức lừa tiền xây chùa, gọi là chùa nhưng kì thực lại là địa ngục!" Tôi nghe mà sợ hãi! Phật Đà lại nói: "Đám trẻ kia tấm lòng ngay thẳng, dựa vào phương thức trực quan, bởi vì vô sở trụ mà sinh tâm này, đây mới là công đức. Bởi vì công đức thật sự này nên mới được thăng lên cõi trời thứ 33!" Tôi nghe xong càng hiểu rõ hơn!

Phật Đà nói: “Liên Sinh! Ngài thường nhắc đến một áng mộng thơ, đó là: Biết đời như mộng vô sở cầu Vô sở cầu lòng tĩnh lặng không Vẫn biết trong mơ tùy mộng cảnh Công đức thành tựu tựa hà sa.”

Tôi cười lớn ha ha. Cát. Cát. Cát. Cát. Mộng công đức!

10. Pháp uyên thâm nhất là gì?

Năm đó tôi mới học Mật giáo được vài năm. Tôi nói với Thượng sư Phổ Phương: "Con muốn học Kim cang pháp." Thượng sư Phổ Phương nói: "Ồ! Đó là pháp uyên thâm nhất! Con muốn học pháp uyên thâm nhất nhanh vậy sao!" Tôi nói: "Đúng vậy."

Nhưng Thượng sư Phổ Phương chẳng dạy cho tôi pháp uyên thâm nhất, cũng chẳng cho tôi tài liệu học pháp nào. Tôi còn nhớ thứ tự tu pháp của Thượng sư Phổ Phương là: Gia hành pháp. Thượng sư tương ứng pháp. Bổn tôn pháp. Kim cang pháp. Vô thượng mật.

Sau này tôi quy y mấy vị Căn bản Thượng sư, tôi đã học theo thứ tự quán đảnh là: Bình quán. Nội pháp quán. Vô thượng mật quán. Đại viên mãn quán.

Tôi cho rằng Tam ma địa là pháp uyên thâm nhất. Ví dụ, nhập ngã ngã nhập, phóng quang, nhập biển Tỳ Lô Giá Na, Tử quang và Mẫu quang gặp nhau [ánh sáng con và ánh sáng mẹ, Tạng mật gọi là rigpa con và rigpa mẹ] chính là những pháp uyên thâm nhất rồi.

Tôi đã học: Đại uy đức pháp. Đại viên mãn pháp. Đại thủ ấn pháp. Đại viên thắng huệ pháp. (Đạo Quả)

Tôi cho rằng mình đã hiểu rõ về vô lậu, chuyết hỏa, minh điểm, mở ngũ luân, quang minh rực cháy, quang quang tương chiếu, dung nhập quang hải…. Những cái này đều là pháp uyên thâm nhất!

Tôi cũng có thể thực hành một số thần tích có thể giải trừ được những nghi hoặc và khó khăn của người ta. Mỗi ngày tôi đều: Cho con người niềm vui (từ). Loại trừ đau khổ của con người (bi. Nỗ lực tùy khả năng mà bố thí (hỷ). Bình đẳng bố thí (xả).

Tôi có thể: "Thấy ánh sáng." "Biết nhân quả." "Gặp Phật Bồ Tát." "Thiên nhãn, thiên nhĩ, túc mệnh, tha tâm, thần túc, lậu tận." Tôi cho rằng lậu tận thông là đại pháp uyên thâm nhất rồi! Bởi vì "hữu lậu giai tận". [hữu lậu đều dừng dứt mà trở thành hoàn toàn vô lậu]

Tôi đi gặp Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Đà). Tôi hỏi Phật Đà: "Vậy cái nào là đại pháp uyên thâm nhất?" Tôi còn nói: "Đại thủ ấn nhắc đến: Chuyên nhất du già. Ly hý du già. Nhất vị du già. Vô tu du già. Vậy [đại pháp uyên thâm nhất] có phải là vô tu du già không?" Phật Đà nói: “Thường mọi việc ta làm. Không giết, trộm, tà dâm. Không hai lưỡi ác khẩu. Không vọng ngữ ỷ ngôn. Tâm không tham tà dục. Không ác độc oán ghen. Xả bỏ mọi tà kiến. Hạnh Bồ Tát mà làm. Rất bình thường! Nhưng cũng chính là đại pháp uyên thâm nhất. Hiểu không?”

11. Ba ngọn cỏ

Ngày xưa. Phật Đà dẫn các đệ tử đi chu du. Đến một vùng đất phong cảnh xinh đẹp, có núi có nước, núi bao quang nước, nước vòng quanh núi, một màu xanh ngút mắt. Phật Đà nói: "Nơi này tuyệt đẹp, có thể xây chùa được!" Lời vừa nói xong. Đế Thích Thiên Chủ từ hư không hạ giáng. Đế Thích Thiên Chủ cầm ba ngọn cỏ trồng ngay lên mảnh đất quý tuyệt đẹp mà Phật Đà vừa nói đến. Đế Thích Thiên nói: "Chùa đã xây xong rồi!" Đế Thích Thiên nói xong bèn từ từ bay lên trời đi mất. Chúng đệ tử kinh ngạc sửng sốt, chẳng hiểu sự việc ra làm sao. Xá Lợi Phất hỏi Phật: "Vì sao ba ngọn cỏ của Đế Thích Thiên lại chính là ngôi chùa được?" Phật Đà đáp: "Ta nói cho ngài hay." Xá Lợi Phất xin Phật khai thị. Phật Đà nói: Một ngọn cỏ là thanh tịnh. (Phật) Một ngọn cỏ là bình đẳng. (Pháp) Một ngọn cỏ là không phân biệt. (Tăng) Do vậy ba ngọn cỏ của Đế Thích Thiên chính là một "ngôi chùa".

🌟

Có một hôm, tôi (Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn) đến cõi trời Sắc Cứu Cánh để gặp Phật Đà. Phật Đà nói: "Vì sao Liên Sinh tới đây?" Tôi nói: "Thế nhân ngày nay ngưỡng mộ Phật Đà, do vậy rất sùng bái xá lợi của Phật Đà. Xá Lợi của Phật Đà ở đâu đâu cũng có." Tôi nói: "Rất nhiều người đem xá lợi đến hỏi tôi xem có phải là xá lợi Phật Đà thật không." Tôi nói: "Lại còn có cả mấy vị Lama xác nhận là xá lợi Phật Đà. Tín đồ xõa tóc cung kính đón tiếp, rồi xây dựng nhà tưởng niệm Phật Đà. Lại có học giả phê bình việc đó không có văn bản chứng minh, không có kiểm chứng. Vậy những thứ đó rốt cục có phải là xá lợi của Phật Đà hay không?" Tôi nói: "Ngày nay xá lợi Phật Đà đầy ắp thiên hạ, vậy làm sao để phân biệt thật giả đây?" Tôi nói: "Còn có một đại sư nọ nói rằng, chỉ cần bạn có tín tâm sâu sắc, sớm tối cúng bái cầu nguyện thì cho dù là xá lợi giả cũng trở thành thật." Tôi nói: "Xin Phật Đà khai thị!"

Phật Đà khai thị như sau: “Liên Sinh! Xá lợi của Phật, đừng dạy người chỉ nhìn xét bằng con mắt. Đánh giá "hoa hư không" thật hay giả thì chỉ làm rối lên thôi. Dù có chứng nhận thì liền cũng có đủ lời lẽ bình phẩm không nhất trí. Ví như: Thời của Phật Uy Âm, ai công nhận? Thời của Phật Nhiên Đăng, ai là tri âm? Liên Sinh! Vạn tượng khi hiểu thấu thì vốn đều chỉ là một màu sắc. Nếu có chúng sinh dựa vào duy nhất: Phật. Pháp. Tăng. Thì chúng sinh đó chính là xá lợi Phật Đà.”

12. Phúc Vương đại miếu

Tôi còn nhớ một câu chuyện, kể cho mọi người cùng nghe nhé! Có một người đi đến một ngôi miếu Thổ Địa Công nhỏ tại vùng quê, cầu xin một tờ vé số. Người này nói với Thổ Địa Công: "Nếu như tôi trúng giải lớn thì tôi sẽ xây lại miếu Thổ Địa Công cho ông." Khi quay người định rời đi, anh ta lại nghĩ: "Chi bằng có thưởng có phạt thì mới có hy vọng." Thế là anh ta lại nói với Thổ Địa Công: "Nếu tôi không trúng giải thì, hây hây, tôi sẽ đốt trụi miếu Thổ Địa Công của ông đó!" Người này nói xong thì lập tức bỏ đi.

Sau đó. Người này trắng tay (không trúng số). Anh ta càng nghĩ càng tức giận. Nửa đêm, anh ta đến miếu thổ địa công lôi tượng sứ Thổ Địa Công ra ngoài, sau đó ném xuống hào nước ở ngoài ruộng. Anh lấy một mồi lửa đốt cháy sạch cả miếu Thổ Địa Công.

Người này bỏ quê hương đi xa, đến phía Bắc chật vật sống qua ngày, cứ như vậy suốt mười năm. Mười năm sau, người này trở về quê hương của mình. Anh nhìn thấy một ngôi miếu Thổ Địa Công rất to huy hoàng lộng lẫy, đề tên "Phúc Vương Đại Miếu". Người đến cúng bái lũ lượt không dừng dứt.

Anh ta rất kinh ngạc. Bởi vì vị trí của ngôi Phúc Vương Đại Miếu này chính là miếu Thổ Địa Công nhỏ mà năm xưa anh đã phóng hỏa đốt trụi. Anh hỏi người ta: "Chuyện là thế nào vậy?" Người ta nói với anh: "Miếu Thổ Địa Công này cực kì linh, cầu gì được nấy. Năm xưa, miếu Thổ Địa Công nhỏ bị cháy, Thổ Địa Công đã tự mình đi ra khỏi miếu, nhảy xuống hào nước ngoài ruộng, thế là tránh được hỏa hoạn. Chưa từng có chuyện nào linh như vậy!" Người này nghe xong, im bặt.

🌟

Tôi đi gặp Phật Đà. Hỏi: "Miếu Thổ Địa Công nhỏ không ngờ lại thành Phúc Vương Đại Miếu, rốt cục là nhân duyên gì?" Phật Đà nói: “Liên Sinh, ta vì ngài mà nói rõ. Vị Thổ Địa Công nhỏ bé này là một Thổ Địa Công rất chăm chỉ. Ông ta bị đe dọa thì cũng vô cùng lo lắng. Ông đã đi cầu cứu Thành Hoàng Cảnh Chủ. Thành Hoàng nói: "Chẳng có cách nào! Tôi không có được pháp lực mạnh như vậy." Tiểu Thổ Địa Công lại đi tìm Tứ Thiên Vương cầu cứu. Vào ngày mà Tứ Thiên Vương đi tuần, ông đã đặc biệt đến xin gặp. Tứ Thiên Vương nói: "Người này không có vận may trúng số đâu!" Tiểu Thổ Địa Công lại đi cầu cứu Đế Thích Thiên. Đế Thích Thiên nói: "Ông chỉ là một Thổ Địa Công rất bé nhỏ, không ngờ lại vì sự an nguy của miếu Thổ Địa Công mà tìm tới cả Đế Thích Thiên. Đây vốn là một việc rất nhỏ, nhưng thấy ông có tấm lòng trách nhiệm như vậy, ta gia trì ban phúc cho ông. Không phải là gia trì ban phúc cho người kia, mà là gia trì ban phúc cho ông đó." Thổ Địa Công cầu xin Đế Thích Thiên: "Xin ngài cũng ban phúc cho người kia đi!" Thổ Địa Công có tấm lòng lương thiện. Đế Thích Thiên nói: "Người kia ta để cho yên phận làm ăn, còn ông thì làm Phúc Vương đi!" Không ngờ Đế Thích Thiên cũng đồng tình với tiểu Thổ Địa Công này, nói với Thổ Địa Công rằng: Ban cho người kia công việc. Ban cho ông làm Phúc Vương. Pháp lực tăng trưởng. Đây chính là nhân duyên mà một Thổ Địa Công nhỏ bé đã trở thành Phúc Vương.”

Phật Đà nói: "Tùng dài bách ngắn đều có nhân duyên cả!" Tôi nói: "Nếu là đại trượng phu, tất có chí cao tới trời!"

13. Đốt ngón tay cúng Phật?

Khi tôi ngoài 20 tuổi, tôi đã thọ giới Bồ Tát tại gia. Địa điểm là ở chùa Bích Sơn Nham tại Nam Đầu. Khi đó trụ trì là thiền sư Như Học. Ba vị thầy dạy về giới là: Lão pháp sư Huệ Tam. Lão pháp sư Hiền Đốn. Lão pháp sư Giác Quang.

Hồi đó tôi là cư sĩ tại gia, khi thọ giới cần phải điểm một vết sẹo, vết sẹo điểm giới này không phải là điểm ở trên đầu, mà là điểm trên cánh tay trái của tôi. Buổi tối hôm đó. Tôi lật mặt trong của cánh tay trái ra (khoảng giữa bàn tay và khuỷu tay). Tôi châm lên ba que hương ngắn. Que hương này được làm đặc biệt, có thể cháy rất lâu.

Nghi thức bắt đầu. Đầu ngọn lửa chấm lên tay một cái, lửa sẽ cháy vào trong, cháy đến da thịt, da bị đốt cháy, thịt cũng bị đốt cháy, trở thành một vết sẹo điểm giới. Tổng cộng đốt ba que hương thì sẽ được ba vết sẹo điểm giới. Trong lúc đó thì niệm Phật hiệu trang nghiêm: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nghi thức điểm sẹo thọ giới đã hoàn thành rồi! Đau không? Đau! Có một điều tôi phải nói cho mọi người biết, từ lúc bắt đầu đốt da để điểm sẹo cho đến khi vết sẹo hoàn toàn định hình thì bạn cần phải bảo vệ vết sẹo này. Bởi vì đây là bạn đốt làm bỏng da thịt, cho nên: Có một số người sẽ bị viêm, viêm cả một mảng da. Có một số người thì uống thuốc, tiêm thuốc, bởi vì bị nhiễm trùng. Có một số người thì ở nơi vết sẹo không ngờ lại sinh ra mấy con dòi màu trắng. …

Thật may, mọi việc của tôi đều khá tốt, sau vài ngày vết sẹo đã trở nên lành lặn đẹp đẽ. Tôi còn nghe nói ở chùa Thiên Đồng tại Trung Quốc, có nghi thức "đốt ngón tay cúng Phật". Nghe nói là như thế này: Con người chúng ta có mười ngón tay. Tín đồ Phật giáo để biểu thị tín tâm kiên cố không thay đổi của mình thì phải dũng cảm hy sinh ngón tay của mình. Lấy một miếng vải quấn trên đầu ngón tay. Đổ dầu lên. Châm lửa. Da và thịt trên đầu ngón tay bị đốt sạch sẽ, chỉ còn trơ lại xương. Đau không? Đau cực kì! Sau đó: Dùng kéo cắt một cái. Ngón tay chẳng còn nữa! (Biểu hiện ý chí vững chắc không lung lay, quyết tâm cầu pháp mong thành tựu.)

🌟

Tôi vì chuyện này mà đi hỏi Phật Đà. "Đốt ngón tay cúng Phật ư? Là thánh hiền? Hay là phàm ngu?" Phật Đà nói: "Sáu năm tôi khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn, những gì tôi trông thấy còn nhiều hơn thế. Người tự làm tổn hại mình rất nhiều. Có người treo ngược mình lên để tu hành, có người nhịn ăn, có người chặt tay, chặt chân, có người ngồi trong nước, có người ngồi trong lửa, có người ngồi trên cả đám cây gai, có người thì xẻo thân mình, có người thì móc mắt, có người thì nhảy xuống vực. Những người như vậy nhiều vô số." Tôi nghe xong mà kinh hãi. Tôi hỏi Phật Đà: "Xin Phật Đà khai thị!" Phật nói: “Khổ hạnh là phi đạo. Rốt cục cũng rơi xuống hang ngã xuống hố mà thôi. Học Phật! Giữ giới tự tại! Tinh tấn vui sống! Thế đó! Thế đó!”

14. Nói chuyện khoa học cùng Phật Đà

Tôi hỏi: "Phật Đà! Ngài biết khoa học không?" Phật Đà đáp: "Vũ trụ xưa nay đều vô biên." Tôi hỏi: "Cái gì là khoa học?" Phật Đà đáp: "Vật kiến chủ." Tôi hỏi: "Là ý gì?" Phật Đà đáp: "Là môn học về tận cùng vấn đề của sự vật." Tôi hỏi: "Là vật lý học sao?" Phật Đà đáp: "Không phải là môn vật lý học nhỏ hẹp đâu. Nó bao gồm cả sinh vật học, hóa học, cơ khí học, y học, khoa học vũ trụ, điện tử học…" Tôi rất kinh ngạc hỏi: "Phật Đà! Ngài thấy cái gì?" Phật Đà đáp: "Sự phát triển của khoa học có hai dạng thức. Một dạng là phát triển từ từ, một dạng là phát triển đột biến." Tôi hỏi: "Phật Đà! Xin nói rõ hơn?" Phật Đà đáp: "Từ lý thuyết chuyển thành ứng dụng, rồi lại tiếp tục nỗ lực, mỗi ngày lại tìm thêm được thứ mới, đây chính là dạng thức phát triển từ từ. Còn từ lý thuyết chuyển thành ứng dụng, tạo ra sự đột biến về mặt kỹ thuật, thì chính là dạng thức phát triển đột biến." Phật Đà nói: "Trên nguyên tắc, hai dạng thức này kì thực cũng có thể xem là một, chỉ là một cái thì thời gian dài, một cái thì thời gian ngắn." Tôi hỏi: "Phật Đà! Ngài có thể nói chuyện về khoa học vũ trụ không?" Phật Đà đáp: "Trên nguyên tắc, khoa học vũ trụ vẫn tốt ở chỗ nó tìm kiếm nền văn minh bên ngoài vũ trụ. Nhưng sự phát triển trên thực tế thì lại là việc giám sát lẫn nhau giữa các cường quốc." Tôi vô cùng kinh ngạc: "Phật Đà! Việc này là sao?" Phật Đà đáp: "Chiến lược." Tôi hỏi: "Phật Đà! Ngài biết vũ khí hạt nhân không?" Phật Đà đáp: "Sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân chính là một dấu hiệu nguy hiểm lớn nhất, là biểu tượng cho sự kết thúc của thế giới."

Đoạn đối thoại tiếp theo này, tôi không muốn viết ra trong sách, bởi vì tôi và Phật Đà nói chuyện về tương lai của thế giới hạt nhân. Do vậy: Lược bỏ. Lược bỏ. Lược bỏ.

Tôi hỏi: "Khoa học và tôn giáo có xung đột với nhau không?" Phật Đà đáp: "Là sự song song vận chuyển của phương tiện và cứu cánh." Tôi hỏi: "Khoa học cho đến tận cùng sẽ phát triển cái gì?" Phật Đà đáp: "Tính Không cuối cùng." Tôi hỏi: "Khoa học sẽ phát hiện ra Phật sao?" Phật Đà trả lời rất bí ẩn: "Thiên ngoại phi hồng tam lưỡng hành." [Đây là tên của một trong sáu bài kệ tụng, kể về sự tích của thiền sư ở miếu Quang Hiếu Kỷ ở thành phố Ôn Châu tỉnh Triết Giang.]

Tôi giải thích là: Có liên quan, mà cũng chẳng có liên quan.

15. Sinh nhật của Phật Đà

Phật Thích Ca Mâu Ni mang họ là Gautama, tên gọi là Siddhartha, là người của đất nước Ca Tỳ La thời Ấn Độ cổ đại.

Từ năm 566 - 486 TCN (khoảng cùng thời đại với Khổng Tử). Cha là vua Tịnh Phạn. Mẹ là phu nhân Maya. Phật Đà là Vương tử. Nơi Phật Đà được sinh ra là ở vườn Lâm Tỳ Ni. Sau khi sinh ngài thì phu nhân Maya đã qua đời. Do vậy chẳng ai biết sinh nhật của Phật Đà là ngày nào. Theo truyền thuyết tới ngày nay thì đó là ngày rằm tháng tư Âm lịch. Ngày nay, theo như tôi biết, Phật giáo được truyền bá ở khu vực Đông Nam Á, Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Sri Lanka thuộc Ấn Độ đều không thống nhất. Vậy sinh nhật của Phật Đà là ngày nào? Đây là một câu hỏi lớn. Thế là tôi đích thân gặp Phật Đà, hỏi xem sinh nhật của ngài là ngày nào. Những truyền kỳ về việc Phật Đà sinh ra cũng rất nhiều. 1. Sinh ra từ nách. 2. Sinh ra đã biết bước đi. 3. Bước bảy bước theo mỗi hướng Đông Tây Nam Bắc. 4. Mỗi bước đi lại nở một bông hoa sen dưới chân. 5. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. 6. Hát lên rằng "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn". 7. Chín con rồng phun nước. 8. Phóng quang. 9. Động đất. Còn có cả chuyện "cưỡi voi nhập thai", v.v…

Tôi hỏi thẳng Phật Đà: "Xin hỏi sinh nhật của Phật Đà là ngày nào?" Phật Đà chẳng trực tiếp trả lời tôi, thay vào đó ngài còn hỏi ngược lại tôi: "Thế ngài sinh ra như thế nào?" Tôi đáp: “Tôi họ Lư, tên Thắng Ngạn. Cha tôi là Lư Nhĩ Thuận. Mẹ tôi là Hoàng Ngọc Nữ. Ra đời vào giờ Ngọ ngày 18 tháng 5 năm 1945 Âm lịch, tại một trại nuôi gà bên bờ suối Ngưu Trù ở tỉnh Gia Nghĩa.” (Thời gian này, bởi vì máy bay Mỹ ném bom Đài Loan, do vậy gia đình tôi phải đi sơ tán, sống ở khu trại nuôi gà.) Phật Đà hỏi: "Có đặc trưng gì?" Tôi đáp: "Tôi là đứa trẻ sinh non, mới bảy tháng tôi đã ra đời rồi." Lúc tôi sinh ra, toàn thân tôi được bao bọc bởi một lớp tơ dày màu trắng, phải dùng dầu để lau mới sạch được. Tôi nói, Na Tra Tam Thái Tử của Trung Quốc khi sinh ra là một khối thịt tròn, mở khối thịt này ra thì bên trong là một hài nhi. Còn toàn thân tôi là một lớp tơ bóng màu trắng, tẩy sạch lớp tơ này thì mới là một hài nhi. Phật Đà hỏi: "Ngài không thấy là ngài rất kỳ quái sao?" Tôi đáp: "Tôi không thấy vậy." Phật Đà nói: "Ngài sinh ra vào ngày trăng tròn Âm lịch." Tôi đáp: "Ngày 18 thì trăng cũng đã chẳng tròn nữa rồi!" Phật Đà cười lớn ha ha ha: "Ngày sinh có quan trọng không? Hay là Phật pháp mới quan trọng?" Tôi đáp: "Phật pháp quan trọng." Phật Đà tự nói: "Bởi vì ngài đã hỏi nên tôi cũng không nói dối. Một năm 365 ngày, thì ngày sinh của tôi là ở chính giữa."

16. Minh tâm kiến tính

Tôi nói với Phật Đà: Trong khi hoằng pháp, tôi thường nhắc đến: Giữ năm giới — con người. Làm mười điều thiện — thiên giới. Giết lục tặc — A La Hán. Tu lục độ — Bồ Tát. Giác hành viên mãn — Phật. Tôi hỏi Phật Đà rằng tôi nói như vậy có chính xác không. Phật Đà bảo tôi: “Chính xác thì có chính xác. Nhưng con người thế nhân không biết giác hành viên mãn là cái thứ gì.” Tôi hỏi: "Thế nào là giác hành viên mãn?" Phật Đà đáp: "Minh tâm kiến tính." Tôi hỏi: "Tôi cho rằng minh tâm là không, là vô, căn bản chẳng hề có tâm. Nói như vậy có đúng không?" Phật Đà đáp: "Minh là quang minh, có tác dụng của nó, do bởi có tâm quang minh nên chính là minh tâm." Tôi hỏi: "Tâm quang minh có tác dụng gì?" Phật Đà đáp: "Có tác dụng tự giác giác tha." Tôi hỏi: "Thế còn kiến tính thì sao?" Phật Đà đáp: "Tự mình chứng được Phật tính (trí huệ tự tính)." Tôi hỏi: "Phật tính là gì?" Phật Đà đáp: "Trí huệ tính Không." Tôi thấy mơ hồ rồi đây, tôi hỏi: "Phật rốt cục là gì?" Phật Đà đáp: "Tam thân viên mãn. Pháp thân viên mãn, Báo thân viên mãn, Ứng thân viên mãn, mới được gọi là thành Phật." Phật Đà còn nói: "Minh tâm sẽ thành tựu được Ứng thân viên mãn, Báo thân viên mãn. Kiến tính sẽ thành tựu được Pháp thân viên mãn."

Tôi nói: "Có người nói pháp thân của Phật Đà là Phật Tỳ Lô Giá Na. Báo thân là Phật Lô Xá Na. Ứng thân là Phật Thích Ca Mâu Ni. Có phải không?" Phật Đà không phủ nhận.

Phật Đà nói: "Giác hành viên mãn chính là Không-Hữu song vận. Minh tâm chính là cái có, kiến tính chính là cái Không." Tôi hỏi: "Con người thời nay học Phật có sự thiên lệch không?" Phật Đà đáp: "Thiên lệch về cái Không!" (Coi trọng cái Không, xem nhẹ cái Có.) Tôi hỏi: "Chẳng phải Có cũng là Không sao?" Phật Đà đáp: "Đó là người vừa uy mãnh vừa lợi hại thì mới có thể." Phật Đà nói: "Trong cuốn văn tập “Cảnh Giới Mới Của Phật Vương", ngài chủ trương kết hợp ba thứ Lạc, Minh, Không. Lạc, Minh cũng là minh tâm, Không cũng là kiến tính. Những gì ngài nói cũng là đạo lý này." Tôi hỏi: "Vậy thì chân đế của Phật là gì?" Phật Đà đáp: "Tam thân viên mãn." Sau khi tôi nghe xong thì mới xem như hiểu rõ những đại ý.

17. Đại thừa không phải là Phật nói

Theo như tôi biết:

Giới Phật giáo có một bộ phận nhỏ những người vẫn chủ trương: Đại thừa không phải là Phật nói. Họ cho rằng: Phật Đà chỉ có giảng Tiểu thừa! Thời đại của Phật Đà những người thành tựu A La Hán rất nhiều! Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo bộ phái chỉ có Tiểu thừa!

Tôi nói: Khi bước vào Đại thừa thì trọng tâm của chúng ta nằm ở Tứ vô lượng tâm. Từ — làm cho người khác vui. Bi — tiêu trừ đau khổ của con người. Hỷ — hoan hỷ tùy hỷ. Xả — bỏ hết các mối oan thân giữa ta và người khác, tất cả đều bình đẳng. Tất cả những điều này đều cần phát tâm vô lượng vô biên. Tôi cho rằng: Không có bồ đề tâm thì cũng chẳng có pháp môn Đại thừa. Chúng ta tu thiền, tu huệ, tu mật, tu tịnh độ, tu giới luật… Nếu không có bồ đề tâm thì cũng giống như phàm phu, ngoại đạo thôi. Do vậy mà có: Nguyện bồ đề. Hạnh bồ đề. Thắng nghĩa bồ đề. (Ở đây có tín nguyện, thực tiễn, trí huệ, là những tâm yếu của Đại thừa.) Cá nhân tôi cho rằng đây mới gọi là "tu đạo".

Atisa tôn giả đã học bồ đề tâm ở chỗ đại sư Kim Châu là: 1. Tâm tri mẫu. 2. Tâm tri ân. 3. Tâm báo ân. 4. Tâm nhân từ. 5. Tâm bi mẫn. 6. Tâm trách nhiệm. 7. Phát tâm bồ đề. (Đây là bảy loại tâm nhân quả.)

Đối với pháp hoán đổi mình và người khác để chịu nghiệp thay, thì chính là sự chuyển đổi tâm tư lợi cho bản thân thành tâm vô tư làm lợi cho người khác. Từ đó mới hoán đổi mình và người khác. Dựa vào năng lực quan sát, phân tích rõ ràng mà hình thành nên đại bồ đề tâm. Cuối cùng là đi vào thực tiễn: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ.

Tôi cũng biết mục đích của Đại thừa là: 1. Phát tâm. 2. Phật tử. 3. Không làm Thanh Văn. 4. Thành tựu ruộng phúc tối thắng. 5. Tư lương viên mãn. 6. Mau chóng tiêu nghiệp chướng. 7. Thành tựu mọi ước nguyện. 8. Viên mãn độ chúng sinh.9. 9. Không gặp ma chướng. 10. Thành tựu An Lạc Bồ Tát.

Tôi hỏi Phật Đà: "Tiểu thừa là do Phật thuyết giảng, Đại thừa không phải do Phật thuyết giảng, có đúng không?" Phật Đà nói: "Chỉ có một thừa. Không có thừa nào khác." Tôi hỏi: "Một thừa là gì?" Phật Đà đáp: "Cái thang đi lên!" Tôi xin Phật Đà khai thị thang đi lên là cái gì. Phật Đà nói: "Một đường thần quang, không gì chặn được." Tôi đã hiểu rồi. Xin hỏi, người khác có hiểu không?

18. Tôi từng đọc một sáng tác của Ôn Phổ Lâm

Gần đây, tôi đã đọc một sáng tác văn chương của Ôn Phổ Lâm có tiêu đề là: "Tìm kiếm một dấu hiệu chứng ngộ tiền duyên." Đại ý của sáng tác này là: Ông ta là một con người tình cảm có theo tôn giáo, tinh thần luôn ở trạng thái bay lượn trên không trung. Ông nói: Rất nhiều người kiểu như ông đều sẽ suy ngẫm về vấn đề sinh mệnh như: Đến nhân gian rốt cục có ý nghĩa gì? Giả sử cuộc sống không tiếp tục luân hồi, thì sống có gì hay? Ngoài sự tham đắm ra, có phải là vẫn có những nguyên nhân không thể biết khiến chúng ta đến với nhân gian này không? Ông ta nhắc đến ba câu nói của Phật Đà: 1. Không có kẻ địch nào đáng sợ hơn vợ. 2. Không có người giám sát nào nghiêm khắc hơn người thân. 3. Không có địa ngục nào kiên cố hơn gia đình. Cuối cùng, Ôn Phổ Lâm nói: "Tôi không biết tôi nên biến thành một hòn sỏi rơi xuống mặt đất hay không đây? Hay là vẫn cứ tiếp tục hoang mang trên mây trên gió….?"

🌟

Đọc xong áng văn chương này, tôi (Lư Sư Tôn) có một cảm xúc rất sâu sắc. Khi tôi còn chưa xuất gia: Vợ — Lư Lệ Hương. Con — Lư Phật Thanh, Lư Phật Kỳ. Cháu — Lư Hoằng, Lư Quân. Sau khi tôi xuất gia, vợ trở thành thị giả của tôi. Nhưng cuộc sống gia đình lúc trước và cuộc sống xuất gia hiện tại đã trở thành một tấm lưới chằng chịt quấn chặt lấy nhau thật khó hiểu. Vợ. Người thân. Gia đình. Cảm xúc của tôi rất sâu sắc. Thậm chí tôi không biết tôi có duyên với những người phụ nữ nào trong thiên hạ này nữa? Tôi cùng với những người phụ nữ nào duyên phận đã cạn? Tôi cùng với những người phụ nữ nào có duyên nhưng không có phận?

Sau khi tôi xuất gia. Trong số các đệ tử của tôi, có rất nhiều đệ tử nữ đã nảy sinh một dạng tình cảm khác đối với người thầy đáng kính của họ. Tôi chẳng biết phải làm sao, chỉ biết độ hóa chúng sinh hữu tình. Chỉ mong, tôi vẫn cứ mong mỏi, tôi và thị giả, các con, các cháu, các đệ tử nam nữ, đều cùng thành tựu Phật đạo. (Lời thề nguyện của tôi.)

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Vợ là gì?" Phật Đà đáp: "Người trợ duyên." (Câu trả lời của Phật Đà khiến tôi có cái nhìn mới mẻ.) Tôi hỏi Phật Đà: "Người thân là gì?" Phật Đà đáp: "Bạn đạo." (Câu nói này khiến tôi thấy thật nhẹ nhõm.) Tôi hỏi Phật Đà: "Gia đình là gì?" Phật Đà đáp: "Diệu minh." (Gia đình diệu minh nghĩa là, thật sự diệu kỳ, thật sự thấu hiểu.) Tôi đã hiểu rồi: Nghĩ một cách ngược lại, là chuyển hóa, là đảo ngược lại cách suy nghĩ. Một thánh nhân siêu việt cần giống như Phật Đà, bất kì sự việc gì cũng đều là "vô thường". Mặc dù vô thường. Nhưng, "Thường. Lạc. Ngã. Tịnh."

19. Thiện Huệ Đồng Tử cúng dường hoa sen

Tôi còn nhớ: Một kiếp trước của Phật Đà đã từng là Thiện Huệ Đồng Tử, ngài ở trong rừng sâu trên Tuyết Sơn tu hành, đã chứng đắc được tứ thiền bát định và năm thần thông.

Khi đó là thời đại Phật Nhiên Đăng trụ thế. Phật Nhiên Đăng đến thành Hỷ Lạc giảng kinh thuyết pháp. Thiện Huệ Đồng Tử biết được, trong lòng rất hoan hỷ, muốn đi gặp mặt Phật Nhiên Đăng, lại càng muốn cúng dâng hoa sen lên Phật. Nhưng đã tìm kiếm khắp nơi trong thành mà không ngờ chẳng thế tìm được bông hoa tươi nào. (Do Quốc Vương đã hạ lệnh không cho phép bán hoa, Quốc Vương muốn chỉ có mình cúng dường hoa tươi cho Phật Nhiên Đăng thôi.) Thiện Huệ Đồng Tử tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn chẳng đạt được kết quả gì. Bỗng nhiên. Thiện Huệ Đồng Tử trông thấy một cô gái đang rửa bảy cành hoa sen. Cô gái tên là Hiền Giả. Thiện Huệ Đồng Tử lấy 500 đồng muốn mua lại bảy bông hoa sen này. Hiền Giả không chịu, nói: "Những bông hoa này là do tôi lén giấu đi mới có được, tôi muốn tự mình cúng dường Phật Nhiên Đăng." Thiện Huệ Đồng Tử nói: "Thế này đi! Tôi mua năm bông, cô vẫn còn lại hai bông để cúng Phật, như vậy được không?" Hiền Giả đáp: "Không được!" Thiện Huệ cứ bám riết lấy Hiền Giả, hai người thương lượng qua lại. Nói đến cuối cùng, không ngờ Hiền Giả nảy sinh cảm tình tốt đối với Thiện Huệ Đồng Tử, biết được Thiện Huệ Đồng Tử là người tu hành, có tu có chứng, cô lại càng thêm ái mộ. Sau đó Hiền Giả nói: "Thiện Huệ! Tôi đưa năm bông hoa sen cho anh, anh cầm đi cúng Phật, còn lại hai bông, anh cũng thay tôi cúng Phật. Nhưng khi anh vẫn còn chưa thành Phật, tôi muốn đời đời kiếp kiếp làm vợ của anh. Nếu anh thành Phật, cũng nhất định phải độ cho tôi. Tôi ra điều kiện như vậy thì mới được, bằng không tôi sẽ không bán hoa cho anh hoa đâu." Thiện Huệ Đồng Tử nghe xong lại càng thêm bối rối khó xử. Cuối cùng Thiện Huệ nói: "Tương lai tôi xuất gia, nếu cô không cản trở, thì tôi sẽ đồng ý điều kiện này của cô." Thế là hai người phát lời nguyện: "Đời đời kiếp kiếp kiếp kết làm vợ chồng."

Sau đó. Thiện Huệ Đồng Tử cúng dường bảy bông hoa sen lên Phật, Phật Nhiên Đăng thọ ký cho anh là: "Tương lai thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni." Thiện Huệ Đồng Tử chính là Phật Đà. Hiền Giả chính là công chúa Yasodhara. [Da Du Đà La]

🌟

Có người hỏi tôi: "Theo câu chuyện về Thiện Huệ Đồng Tử thì Phật tử chúng ta có phải là cũng cần cúng dường Phật Đà giống như vậy không?" Thế là, tôi xin Phật Đà khai thị. Phật Đà nói: “Ngày xưa, việc cúng dường hoa sen tươi cho Phật Nhiên Đăng là phù hợp với thời kỳ đó. Còn cúng phẩm tốt nhất của Phật tử là: Thân, khẩu, ý của bản thân hành giả. Nói cách khác là: Cúng dường tấm lòng là số một. Đương nhiên trên khía cạnh Phật pháp thực tiễn thì đây cũng là cúng dường tốt nhất. (Cúng dường pháp là số một.) Cúng dường tượng Phật — cúng thân. Cúng dường kinh điển — cúng khẩu. Cúng dường bảo tháp — cúng ý. Đối với các cúng phẩm khác thì thứ tự là: Bảo bình, cá vàng, ô quý, hoa sen, tràng phan, vỏ ốc, nút tết cát tường, kim luân…” Cuối cùng, Phật Đà nói: "Liên Sinh! Ngài hãy cúng dường ta không hoa thủy nguyệt." [hoa hư không, trăng dưới nước]

20. Đội quân tàng hình

Tôi gặp Phật Đà ở cõi trời Sắc Cứu Cánh. Tôi hỏi một vấn đề: "Phật Đà! Kiếp này tôi thường có một cảm giác là tôi thường xuyên nghĩ gì được nấy, là vì nguyên nhân gì?" Phật Đà đáp: "Nghĩ gì được nấy tức là thần thông đó." Tôi hỏi: "Vì sao chỉ mới nghĩ đến mà đã thành công rồi?" Phật Đà trả lời bằng bốn chữ khiến tôi sững sờ: "Đội quân tàng hình." Tôi hỏi: "Cái gì là đội quân tàng hình?" Phật Đà đáp: "Liên Sinh! Đó là tự thân ngài sinh ra một sức mạnh triệu tập, ngài có thể triệu tập Hộ pháp Không hành chư Thiên." Tôi hỏi: "Những vị đó là?" Phật Đà đáp: "Phạm Thiên, Đế Thích Thiên, Tứ Thiên Vương Thiên, Tinh Tú Thiên, Long Tộc Thiên, A Tu La, Dạ Xoa, Lạc Xoa, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Ca, con người, loài không phải người. Ngoài ra còn có hai mươi vị Cát Tường Thiên, năm vị Trường Thọ Nữ Thiên, lục Đinh lục Giáp thiên, ba nghìn thiên chúng của Diêu Trì Kim Mẫu, thần chúng của cõi Ta Bà, địa thiên, thủy thiên, hỏa thiên, phong thiên, v.v…" Tôi sửng sốt: "Tôi đều có thể điều động được họ sao?" Phật Đà nói: "Đúng vậy. Một vị thành tựu giả xung quanh đều có chư Thiên, Hộ pháp hỗ trợ, do vậy mà hành giả nghĩ gì được nấy." Tôi hỏi: "Còn Quỷ Bà thì sao?" Phật Đà nói: "Quỷ Bà cũng có đội quân tàng hình." Tôi kinh ngạc: "Quỷ Bà cũng có ư?" Phật Đà nói: "Đúng thế! Chỉ có điều họ ở các cõi rất thấp." Tôi hỏi: "Đội quân tàng hình của Quỷ Bà là gì?" Phật Đà đáp: "Tinh mị quỷ [quỷ quyến rũ để đánh cắp tinh khí], điệu dịch quỷ [quỷ đau buồn sợ hãi], ma la quỷ [quỷ thu thập ma quỷ], la sát quỷ. Quỷ tự sát, quỷ giết người, quỷ biến hóa. Quỷ Bà vốn là một con quỷ ăn máu ở địa ngục chuyển hóa thành, do vậy có thể triệu tập quỷ." Tôi hỏi: "Những người theo Quỷ Bà thì sẽ như thế nào?" Phật Đà đáp: "Bị ma quỷ mê hoặc."

21. Hóa thân thứ chín của Vishnu

Một ngày nọ. Tôi gặp một người phụ nữ Ấn Độ giáo tại trước cửa chùa Seattle Lôi Tạng Tự. Bà hỏi tôi một vấn đề. Bà nói: "Chúng tôi rất kinh ngạc là vì sao chùa Phật giáo mà lại thờ cúng ba vị thần lớn của Ấn Độ giáo?" Tôi nói: "Đúng vậy. Trong chùa của chúng tôi có Biến Tịnh Thiên (Vishnu), Đại Phạm Thiên (Brahma), Đại Tự Tại Thiên (Shiva). Chúng tôi không chỉ thờ cúng ba đại thần này, mà con có Cát Tường Thiên, Diệu Âm Thiên, Ca Lê Nữ Thần, còn có cả thần tài mũi voi nữa (Jambhala)…." Người phụ nữ hỏi: "Vì sao vậy?" Tôi đáp: "Phật Đà sinh ra tại Ấn Độ, Phật giáo là giáo pháp của Phật Đà, thường có liên quan đến cả Phạm Thiên chúng, do vậy chúng tôi cũng tôn thờ."

Người phụ nữ vô cùng thích thú. (Chùa Seattle Lôi Tạng Tự có rất nhiều người Ấn Độ đến thăm viếng, dòng người không dừng dứt.) Bà hỏi: "Trong Ấn Độ giáo, Phật Thích Ca Mâu Ni là hóa thân thứ chín của Vishnu, ngài có biết không?" Tôi đáp: "Đương nhiên có biết. Tôi có biết về kiến thức này của Ấn Độ giáo." Bà hỏi: "Nhưng ở trong chùa, Phật Đà lại ở vị trí cao nhất, còn Vishnu thì lại đặt bên cạnh, chúng tôi không hiểu vì nguyên nhân gì?" Tôi cười, nói: "Bởi vì ở đây là chùa của Phật Đà mà."

🌟

Vì vấn đề hóa thân thứ chín của Vishnu mà tôi đặc biệt đi hỏi Phật Đà. Tôi hỏi Phật Đà: "Đức Phật tôn quý, ngài thực sự là hóa thân thứ chín của Vishnu (Biến Tịnh Thiên) sao?" Phật Đà đáp: "Câu hỏi của ngài là bí ẩn nghìn năm chưa được giải đáp đó!" Tôi hỏi: "Vậy là tôi hỏi đúng người rồi sao?" Phật Đà đáp: "Ấn Độ cổ đại có đất nước Baranasi (Ba La Nại), quốc vương là vua Tịnh Phạn, hoàng hậu là phu nhân Maya, được nhân dân bách tính rất ủng hộ. Nhưng những người con của vua Tịnh Phạn và các thê thiếp trong hậu cung sinh ra toàn là nữ nhi. Vua Tịnh Phạn không có con trai.

Một vị đại thần nói, bên bờ sông ở phía Nam vương thành có một miếu thần rất linh, chi bằng đến đó cầu xin vị thần này. Thế là vua Tịnh Phạn, phu nhân Maya đặc biệt chuẩn bị cúng phẩm, cung kính đi thăm viếng vị thần đó.

Quả nhiên sau đó phu nhân Maya đã mang thai, và thế là sinh ra thái tử Siddharta (Tất Đạt Đa). Chủ thần của ngôi miếu đó chính Vishnu Biến Tịnh Thiên. Bởi vì thế mà Phật Đà đã biến thành hóa thân thứ chín của Vishnu rồi."

Tôi nghe xong: "Đã hiểu ra rồi!" Phật Đà nói: "Đương nhiên cũng có cách giải thích khác. Nhưng chuyện thần thoại thì nhiều lắm."

22. Sinh ra từ nách phải

Tôi (Lư Sư Tôn) nói chuyện cùng một bác sĩ. Bác sĩ hỏi tôi: "Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni, là được sinh ra từ nách phải của phu nhân Maya có đúng không?" Tôi nói: "Đúng vậy." Bác sĩ nghi ngờ: "Dưới nách có tử cung sao?" Tôi đáp: "Có lẽ là không có đâu!" Bác sĩ hỏi: "Dưới nách của phu nhân Maya sinh ra thái tử, về điểm này, tôi là bác sĩ khoa sản phụ nên chẳng tin, điều này là phi khoa học, là mê tín." Tôi hỏi ngược lại: "Những chuyện phi khoa học của tôn giáo rất nhiều. Việc hoài thai chúa Jesus, ông có tin không? Thánh Mẫu là trinh nữ mà lại sinh được con?" Bác sĩ không nói gì. Tôi lại hỏi: "Lão Tử của Trung Quốc vừa sinh ra thì đã già, ông có tin không?" Bác sĩ không nói gì. Tôi lại hỏi: "Na Tra Thái Tử khi sinh ra thì chỉ là một khối thịt tròn, ông có tin không?" Bác sĩ nói: "Đó là tiểu thuyết!" Tôi lại hỏi: "Khi chính tôi sinh ra, toàn thân quấn đầy lụa mỏng màu trắng, ông có tin không?" Bác sĩ lại không nói gì. Tôi lại hỏi: "Chúa Jesus rõ ràng là chết trên cây thập tự giá, nhưng lại sống lại, ông có tin không?" Bác sĩ: "…" Tôi nói: "Trên thế gian này có rất rất nhiều sự việc phi khoa học không thể đếm hết được. Ví dụ như Liên Hoa Sinh Đại Sĩ sinh ra từ hoa sen. Việc sinh ra có noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh. Vậy vì sao chúng ta lại không thể cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni hóa sinh ra từ phu nhân Maya đây?" Bác sĩ lại chẳng nói gì nữa!

Tôi biết việc sinh ra của Phật Đà là: Sinh ra từ nách phải. Sinh ra đã biết đi. Sinh ra đã biết nói. Mỗi bước chân đi là nở ra hoa sen. Chín con rồng phun ra long diên hương để tắm cho ngài. Các hiện tượng cát tường khi Đức Phật sinh ra là: Đại địa chấn động, sông suối đều tràn đầy nước. Xuất hiện thất bảo, phóng đại quang minh. Mưa cam lộ trút xuống, nước ngập biến thành trong sạch. Cây khô sinh lá, vườn cây sinh ra quả lạ. Đường lớn đường nhỏ, chẳng quét mà sạch. Những nơi hôi hám biến thành thơm tho, chẳng còn vết bẩn. Cừu đẻ hai con, ngựa đẻ hai con. Voi đẻ voi trắng, trâu đẻ hai con. Xuất hiện cây thần, côn trùng độc lẩn trốn.

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Việc sinh hạ Tất Đạt Đa từ nách như thế nào?" Phật Đà đáp: "Như ngài đã nói đó." Tôi hỏi: "Những người làm nghề y chẳng tin thì phải làm sao?" Phật Đà đáp: "Nước sông còn có dòng Đông, dòng Tây, dòng Nam, dòng Bắc. Chẳng là một mà cũng chẳng khác!"

23. Chuỗi thức ăn

Tôi nhớ có một câu chuyện về Phật Đà lúc còn nhỏ thế này. Vua Tịnh Phạn muốn để cho thái tử Tất Đạt Đa biết kiến thức về nghề nông, do vậy cho thái tử ra ngoài hoàng thành để xem nông dân canh tác. Thái tử Tất Đạt Đa quan sát rất chăm chút, ngài nhìn thấy: Chỉ có hai con trâu thở hồng hộc, kéo theo một cái cày bằng sắt để cày đất. Người nông dân còn cầm một cây roi dùng để quất trâu bò. Trong thớ đất được cày xới lên có giun đất, côn trùng, con nào con nấy uốn éo ngọ nguậy. Một bầy chim đang tranh nhau thức ăn. Một con ếch vội vã nhảy tới, nuốt chửng đám côn trùng. Đột nhiên, có một con rắn từ trong hang đất trườn ra, nuốt trọn lấy con ếch vừa mới ăn no xong. Rồi lại thấy một con chim ưng từ trên trời sà xuống, dùng móng vuốt tóm chặt lấy đầu con rắn, rồi chim ưng ăn luôn con rắn. Rồi lại có một con đại bàng túm chặt lấy con chim ưng, chim ưng đã trở thành món mồi ngon cho đại bàng. … Chuỗi thức ăn này chính là: Côn trùng bị chim ăn, bị ếch ăn. Ếch bị rắn ăn. Rắn bị chim ưng ăn. Chim ưng bị đại bàng ăn. …

Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy tình cảnh này, trong lòng vô cùng thương xót, nói với phụ vương: "Phụ vương! Con cho rằng những thứ có sinh mệnh trên đời này đều nên vô lo vô nghĩ mà sinh tồn, vì sao lại phải tàn sát lẫn nhau như vậy?" Vua Tịnh Phạn đáp: "Tất cả mọi thứ trên thế gian này đều theo quy luật kẻ yếu thành con mồi cho kẻ mạnh. Cá lớn ăn cá nhỏ, cá nhỏ ăn tôm tép, tôm tép ăn bùn đất."

Vua Tịnh Phạn lại nói: "Thế giới loài người cũng như vậy, nước lớn thôn tính nước nhỏ. Việc này nghìn năm chẳng đổi!" Thế là, thái tử Tất Đạt Đa chìm sâu vào trong tư lự.

🌟

Cá nhân tôi cũng thường nghĩ đến vấn đề này. Trong lịch sử nhân loại, lấy Trung Quốc làm ví dụ: Các triều đại Đường Ngu Hạ Thương Chu, Tần Hán tứ quốc, Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, Tùy Đường, Tống Nguyên Minh Thanh, Dân Quốc, 5000 năm nay toàn là lịch sử chiến tranh. Trong lịch sử nhân loại cũng toàn là nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, cũng là lịch sử chiến tranh. Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Đại chiến thế giới lần thứ hai. Chiến! Chiến! Chiến! Chiến! Chiến! Các cuộc chiến tranh lớn, vừa, nhỏ dù có muốn đếm cũng không đếm hết được (và cũng chưa từng dừng lại). Giữa các nước lớn thì tranh giành quyền bá chủ!

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Vì sao lại như vậy?" Phật Đà đáp: "Tham, sân, si." (Nhân loại vô minh.) Tôi hỏi Phật Đà: "Làm sao để đối trị?" Phật Đà đáp: "Giới, định, huệ." Tôi hỏi Phật Đà: "Con người sẽ chấm dứt chiến tranh được không? Sẽ hòa bình mãi mãi được không?"

Phật Đà đáp: "Không." (Chiến trường nhiều vô hạn anh hùng hảo hán, xương cốt chất chồng cao như núi.)

24. Thê tử của Phật Đà là ai?

Tôi hỏi các đệ tử: "Thê tử của Phật Đà là ai?" Đệ tử đáp: "Da Du Đà La." Tôi quay qua hỏi một đệ tử khác: "Thê tử của Phật Đà là ai?" Đệ tử đáp: "Da Du Đà La." Mọi người đều trả lời là: "Da Du Đà La." Tôi thực lòng thực sự nói cho mọi người biết, vị chính cung thực sự của Phật Đà là: "Cừu Di." [Gopi] Còn Da Du Đà La chỉ là phi tử.

Tôi kể chuyện Phật Đà lấy vợ cho mọi người nghe. Vua Tịnh Phạn thường thấy Tất Đạt Đa không vui. Đại Ái Đạo [di mẫu của Phật Đà] đề nghị: "Tìm cho Tất Đạt Đa một người vợ, thái tử sẽ vui vẻ hơn." Thế là họ bèn tìm một công chúa môn đăng hộ đối để kết hôn với thái tử. Vừa hay, công chúa của nước Ca Tỳ La Vệ là công chúa Cừu Di 16 tuổi xinh đẹp như một đóa hoa tươi, duyên dáng như một tiên nữ, tính tình nhu mì, tấm lòng lương thiện. Hai người rất môn đăng hộ đối.

Tuy nhiên có vấn đề xảy ra. Công chúa Cừu Di đã có vương tử của tám nước lần lượt cầu hôn, nhưng Cừu Di đều không vừa ý ai cả. Nay thái tử Tất Đạt Đa cầu hôn, Cừu Di lại càng thêm khó xử. Cuối cùng, sự việc trở thành một cuộc thi võ thuật để cưới vợ giữa các vương tử của chín nước.

Cách thức thi võ thuật như sau: 1. Đấu kiếm. 2. Đấu vật. 3. Thi sức mạnh. 4. Bắn cung.

May mắn thay, thái tử Tất Đạt Đa có một vị sư phụ võ thuật cao cường tên gọi là Thiện Giác, từ nhỏ ông đã dạy thái tử công phu võ thuật. Thái tử Tất Đạt Đa thông minh lại rất nghiêm túc thực hành công phu, do vậy các pháp cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm đều rất thành thạo. Vì thế thái tử đã chiến thắng hết vương tử của tám nước kia. Lấy được Cừu Di về làm vợ. Do vậy người vợ đầu tiên của thái tử Tất Đạt Đa chính là: Công chúa Cừu Di.

Còn đối với Da Du Đà La, trong số những phi tử thì cũng là một người tương đối nổi bật. Do vậy Phật Thích Ca Mâu Ni có: Thê tử là Cừu Di. Phi tử là Da Du Đà La. Cùng các phi tử khác. Tuy nhiên, Phật Đà vẫn không có được niềm vui thực sự. Vương vị, mỹ sắc, tài phúc đều không làm ngài động lòng.

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Sao mà lại không mê đắm vào thê tử phi tử vậy?" Phật Đà đáp: "Cho dù là hoa tươi thì rồi cũng khô héo." (vô thường) Tôi hỏi Phật Đà: "Thế còn ngai vàng thì sao?" Phật Đà đáp: "Cuối cùng cũng diệt vong thôi." (vô thường) Tôi hỏi: "Còn tài phúc?" Phật Đà đáp: "Vương quốc sụp đổ thì tiền còn sao?" (vô thường) Lành thay! Lời này!

25. Thần tích đầu tiên của Phật Đà

Phật Đà từng chu du bốn phương, biết được cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử. Rồi Phật lại gặp được một người xuất gia, bèn muốn tìm đạo giải thoát.

Vào chính đêm ngài vượt thành đã hiển lộ thần tích. 1. Phật Đà dùng roi ngựa chỉ vào bụng của Da Du Đà La, Da Du Đà La liền mang thai. 2.. Có xe ngựa kéo cho Phật Đà cưỡi để đi trốn, nhưng cửa thành đóng chặt, tường thành lại cao, khi đó Tứ Thiên Vương đã hạ giáng, mỗi vị nhấc một chân ngựa mà bay ra khỏi vương thành. 3. Da Du Đà La mang thai sáu năm mới sinh hạ một đứa con là La Hầu La, mang thai sáu năm cũng là một điều thần kỳ. 4. Chỉ vào bụng mà có thai, mang thai sáu năm, thực sự là chuyện kỳ lạ trong thiên hạ. 5. Quốc Vương đã dùng hố lửa để muốn thiêu cháy Da Du Đà La và đứa bé này. Phật Đà biết được, dùng tay chỉ một cái, hố lửa liền biến thành ao nước mát. Hơn nữa còn gửi đến một bức thư giải thích rõ rằng La Hầu La thực sự là con trai của ngài.

🌟

Những thần tích này là: Roi ngựa chỉ vào bụng mà có thai. Mang thai sáu năm. Ngựa trắng bay qua tường cao. Hố lửa biến thành ao nước mát. Nếu không phải là thần tích thì những sự việc này không thể nào có được.

Tôi nghĩ đến chúa Jesus, thần tích của ngài cũng vô cùng nhiều: Jesus dùng mấy con cá và mấy cái bánh mà có thể làm cho tín chúng ăn đến no bụng mà vẫn còn thừa. (5 cái bánh và 2 con cá.) Nước biến thành rượu. Người mù lại nhìn thấy được. Người què đứng dậy được. Người điên bình thường trở lại. Mẹ của Jesus cũng là một trinh nữ mang thai. Thánh linh nhập thai. Jesus bước đi trên mặt biển. Jesus hồi sinh. Jesus cũng làm người chết sống lại. … Những việc này cũng đều là thần tích cả.

🌟

Tôi (Lư Sư Tôn) cũng từng thể nghiệm thấy bản thân mình cũng có không ít thần tích mà con người hiện đại không thể nghĩ đến được. Ví dụ: Bệnh ung thư biến mất. Nhọt lớn biến mất. Người bệnh nằm liệt giường đột nhiên đứng dậy. Người ngồi xe lăn đứng dậy được. Người mắc bệnh tâm thần hồi phục. Người sống và người chết gặp nhau. Không có thai biến thành có thai. Làm cho vài trăm người trong một đêm đều nằm mơ thấy Lư Sư Tôn. Hạn hán có mưa. Vân vân và vân vân…

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Việc này là sao?" Phật Đà đáp: "Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện!" [điều khiển được tâm tập trung vào một chỗ, thì không có việc gì là không làm được] Tôi hỏi Phật Đà: "Là hoạt động của tinh thần sao?" Phật Đà đáp: "Chuyển hóa." (Niệm lực và bách linh tương trợ.) Tôi hỏi Phật Đà: "Làm sao có thể đoán biết trước được?" Phật Đà đáp: "Thiên thượng nhân gian có thanh âm." (Nghĩa là có thiên nhĩ thông.)

26. Dưới gốc cây bồ đề

Tôi và Phật Đà cùng nói chuyện về trải nghiệm thành Phật dưới gốc cây bồ đề. Tôi hỏi: "Ngài có nhân duyên thành Phật không?" Phật Đà đáp: "Năm trăm kiếp thực hành hạnh Bồ Tát chính là nhân duyên đó." Tôi hỏi: "Thiền định dưới gốc cây bồ đề đã xảy ra những việc gì?" Phật Đà đáp: "Có ba mỹ nữ tuyệt sắc đến thử thách, nhưng tôi chẳng mảy may động lòng. Tám mươi vạn quân ma tới công kích, nhưng Hộ Thế Tứ Thiên Trụ bảo vệ nên chẳng mảy may bị tổn hại..." Tôi hỏi: "Muốn chứng Phật quả có cần có tư duy không?" Phật Đà đáp: "Cần quán." Tôi hỏi: "Muốn chứng Phật quả có cần vô niệm không?" Phật Đà đáp: "Cần chỉ." Tôi hỏi: "Muốn chứng Phật quả có cần nhịn ăn nhịn uống không?" Phật Đà đáp: "Khổ hạnh là phi đạo." Tôi hỏi: "Thế Phật Đà ăn gì?" Phật Đà đáp: "Sữa và hoa quả." Tôi hỏi: "Cảnh giới chứng quả là gì?" Phật Đà đáp: "Vô chấp, vô nhân ngã chấp, vô pháp chấp, tất cả mê hoặc biến mất. Vô ngã, dung nhập vào Phật hải." Tôi hỏi: "Có cảm giác gì?" Phật Đà đáp: "Một giọt nước tan vào biển lớn." Tôi hỏi: "Thấy sao sáng phương Đông là sao?" Phật Đà đáp: "Tâm quang phát lộ." Tôi hỏi: "Làm sao để chứng minh được là đã đắc Phật quả?" Phật Đà đáp: "Vô sở đắc, vô sở trụ, vô sở vị." Tôi hỏi: "Nói cụ thể hơn là sao?" Phật Đà đáp: "Giải thoát, bồ đề." Tôi hỏi: "Chứng Phật quả thì sẽ có được cái gì?" Phật Đà đáp: "Không ngôn ngữ hay văn tự nào có thể mô tả được." Tôi hỏi: "Sau khi Phật Đà chứng Phật quả thì ngài ở đâu?" Phật Đà đáp: "Thụ cùng tam tế, hoành biến thập phương." [theo chiều dọc thì ở cùng tận ba đời, theo chiều ngang thì ở trọn khắp mười phương] Tôi hỏi: "Thế nhân học Phật có thể học đến khi chứng Phật quả được không?" Phật Đà đáp: "Cần phải hỏi xem học đã chín hay chưa?" Tôi hỏi: "Thế nào gọi là chín?" Phật Đà đáp: "Nhân duyên đã có thừa."

27. Chính tư duy

Có một đệ tử ở tại một ngôi chùa nọ đã trông thấy một vị Bồ Tát. Hình tướng của vị Bồ Tát này rất kỳ lạ. Một búi tóc cao. Đội mũ miện. Tóc rủ xuống vai. Thiên y vắt chéo. Ngồi trên tòa sen. Tay trái đặt trên chân. Ngón tay phải chạm nhẹ lên má phải. Đầu hơi cúi. Trầm tư mặc tưởng. Đệ tử hỏi tôi: "Là vị Bồ Tát nào?" Tôi nghĩ một lúc rồi nói: "Là Tư Duy Bồ Tát." Đệ tử hỏi tôi: "Vị Bồ Tát này rất ít nghe nói đến, xin hỏi lai lịch của Bồ Tát này là thế nào?" Tôi nói: “Vị Tư Duy Bồ Tát này là một trong tám đại Bồ Tát ở bên cạnh Phật A Di Đà, tên gọi là Hiếp Tôn Giả. Ngài là người nước Ca Nhị Sắc Ca [Kanishka] (Ấn Độ cổ đại). Bởi vì ngài bị con dâu đuổi ra khỏi nhà nên trở thành ăn mày. Ngài nghe tăng nhân giảng Phật pháp Tứ thánh đế khổ - tập - diệt - đạo, sau khi giác ngộ ra thì xuất gia tu hành. Khi xuất gia thì tuổi cũng đã cao, nên lại bị những người xuất gia trẻ tuổi trêu chọc nhạo báng là: Mắt mờ tai điếc. Nhớ sao kinh văn? Răng rụng hết sạch. Nói năng chẳng rõ? Lưng còng bụng ỏng Hai chân trơ cứng Ngồi thiền làm sao? Trí nhớ suy giảm Hiểu kinh làm sao? Lão tì kheo vẫn muôn phần đau khổ.

Sau đó, ngài gặp được một vị Phật hiển hiện hướng dẫn rằng: "Trước Phật pháp thì ai nấy đều bình đẳng. Chỉ cần giữ giới luật, chính tư duy, luôn nghiền ngẫm nghĩ suy, đọc tụng kinh văn, suy ngẫm kinh văn, thì vẫn có thể đạt được chính quả." Thế là lão tì kheo thực thi sáu pháp niệm: niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm thiên, niệm giới, niệm bố thí. Nghĩ suy về đạo lý Tam Tạng. Đoạn tam giới dục. Chứng sáu loại thần thông. Đạt được tám giải thoát. Bởi vì ngài thực hành quên cả ngủ quên cả nghỉ ngơi, không một chút lười nhác, ăn cơm, ngồi thiền, đi đường, tản bộ… đều trong sự suy tư, nên sau này thành tựu, ngài liền trở thành Tư Duy Bồ Tát.

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Tư Duy Bồ Tát vì sao mà thành tựu?" Phật Đà đáp: "Chính tư duy." Tôi hỏi Phật Đà: "Tôi nghĩ tinh tấn cũng là một trong những nguyên nhân nhỉ?" Phật Đà đáp: "Tinh tấn trong sáu pháp lục độ bao trùm cả ngũ độ, bởi vậy tinh tấn là khẩu quyết lớn nhất." Tôi hỏi Phật Đà: "Trong sáu pháp niệm, vì sao cần niệm Thiên?" Phật Đà đáp: "Niệm Thiên là vì Thiên nhân hộ trì Phật pháp, do vậy mà niệm Thiên!"

28. Cảnh báo sa vào địa ngục

Trong tác phẩm "Truyện Cao Tăng", tôi đọc được một câu chuyện về cao tăng Lưu Tát Ha thời Đông Tấn ở Trung Quốc. Vị cao tăng ngày vốn không thích đọc sách, không biết chữ, nhưng tướng mạo to cao, cánh tay khỏe hơn người. Ông thích võ thuật, do vậy ông đã luyện võ thành kỹ năng cho bản thân. Đao, thương, gươm, côn, cưỡi ngựa, bắn cung ông đều biết. Sở thích lớn nhất của ông chính là lên núi đi săn, mũi tên không bao giờ sai đích, bách phát bách trúng. Chim bay trên trời, thú chạy dưới đất, rất nhiều động vật đã chết dưới bàn tay ông. Ông thích: Uống rượu đầy miệng. Ăn thịt đầy mồm. Một hôm, ông uống rượu không ngừng, uống tới mức quá đà rồi lăn ra ngủ say tít. Tổng cộng ông ngủ bảy ngày. Sau khi tỉnh lại, ông đột nhiên thay đổi cả con người.

Sự tình là như sau: Lưu Tát Ha vừa mới say ngủ thì có hai quỷ sứ tới trói ông ta lại, đưa tới điện của Diêm La Vương ở địa ngục. Diêm La Vương phán xét ông: "Tội sát sinh quá nặng!" Ông vẫn còn nói dối: "Tôi không sát sinh." Diêm La Vương hạ lệnh đối chất. Cùng lúc, tất cả hươu nai, ngựa, sư tử, voi, thỏ, ngỗng, chim,… đều xuất hiện. Chúng còn đưa ra cả mũi tên, trên mũi tên đều có khắc tên Lưu Tát Ha. Lưu Tát Ha chỉ còn cách cúi đầu nhận tội. Thế là ông bị ném vào chảo dầu sôi, bị rán tới khi chết, rồi lại sống lại, lại bị rán tới chết, đau khổ tột cùng.

Rồi quỷ sứ lại đưa ông đi xem mười tám đại địa ngục với tất cả mọi hình phạt. Trong lòng ông kinh hãi khiếp đảm, lông tóc dựng đứng, máu dường như đông cứng lại. Đúng lúc Lưu Tát Ha sợ hãi cực độ, Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện, nói: "Tội sát sinh là nặng nhất, ông cần sám hối, nếu có thể xuất gia tu hành thì có thể miễn được tội của ông." Lưu Tát Ha gật đầu đồng ý.

Kết quả là, bảy ngày sau, Lưu Tát Ha hoàn dương. Sau khi hoàn dương thì ông mau chóng xuất gia để tu hành. Hơn nữa, sau này ông còn trở thành một vị cao tăng. (Đây chính là lời cảnh báo về việc sa vào địa ngục.)

🌟

Trong số các đệ tử của tôi cũng có người đã xuống địa ngục. Trong khi bị bệnh anh ta đã xuống địa ngục. Diêm La Vương hỏi: "Ông là đệ tử của ai?" Người bệnh đáp: "Lư Sư Tôn." Diêm La Vương hỏi: "Ông có biết niệm tâm chú của ngài ấy không?" Người bệnh niệm: "Om guru liansheng siddhi hum." Câu chú này vừa được niệm lên thì cả điện Diêm Vương phát sáng rực rỡ. Diêm La Vương nói:

"Số mệnh ông đã hết, nhưng vì là đệ tử của Lư Sư Tôn, nên ta để cho ông hoàn dương, hãy tu hành cho tốt, không phải xuống địa ngục nữa." Cuối cùng đệ tử này đã hoàn dương. Khi xuất viện, vừa vào đến cửa nhà ông đã vội vã bước vào đàn tràng làm đại lễ bái trước Lư Sư Tôn.

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Lời cảnh báo xuống địa ngục để cảnh tỉnh thế nhân, việc này quan trọng như vậy, vì sao lại không thị hiện nhiều một chút?" Phật Đà đáp: "Phương pháp này dùng để cảnh báo thế nhân khá công hiệu. Nhưng để nhận được lời cảnh báo xuống địa ngục cũng cần phải có nhân duyên đó!” Mong rằng những người đọc được câu chuyện này có thể khởi lên lòng tin.

29. Quốc Vương và hòa thượng

Có một lần. Cống Đường Thương Hoạt Phật đến nước Mỹ tham gia buổi lễ nhậm chức của tổng thống Bill Clinton. Trên đường trở về, ngài đã đặc biệt đến Seattle thăm tôi. Cống Đường Thương Hoạt Phật nói với tôi: "Tổng thống Bill Clinton là một vị Hoạt Phật chuyển thế." Tôi hỏi: "Sao có thể như vậy?" Cống Đường Thương Hoạt Phật nói: “Atisa tôn giả nổi tiếng với tác phẩm “Bồ Đề Đạo Đăng Luận”, trong đó có liệt kê ra ba sĩ đạo: Thượng sĩ — Thành tựu quả vị Phật Bồ Tát. Trung sĩ — Thành tựu quả vị chư Thiên. Hạ sĩ — Thành tựu quả vị Quốc Vương.” Cống Đường Thương Hoạt Phật nói: "Người tu hành thông thường căn khí khác nhau, có một số hành giả chỉ muốn kiếp sau lại có thể ở tại nhân gian hưởng thụ vinh hoa phú quý, thế nên tu hành có được sức mạnh rồi thì cũng chuyển thế tại nhân gian, trở thành vua ở nhân gian." Tôi hỏi: "Chuyển thế tại nhân gian, trở thành vua ở nhân gian có dễ không?" Cống Đường Thương Hoạt Phật nói: "Dễ, chỉ cần giữ được năm giới, thực hành mười điều thiện, đây chính là Phật giáo Nhân Thiên Thừa. Nếu như thực hành rộng rãi việc bố thí đồ ăn đến chúng sinh cõi u minh, lại thêm cúng dường trời người, thì có thể thành tựu trở thành vua!" Cống Đường Thương Hoạt Phật nói: "Ngài, một kiếp quá khứ của Lư Sư Tôn, cũng là một Quốc Vương."

Trong ký ức về tiền kiếp của tôi, tôi đã từng là: Liên Hoa Sinh Đại Sĩ. Long Thụ Bồ Tát. Naropa tôn giả. Atisa tôn giả. Tsongkhapa tôn giả. Gần như là rất nhất quán. Tôi cũng hiểu được rằng: Vua Trisong Detsen. (một thân hai biến hóa) Vua đời thứ ba triều Tây Hạ. (Đại Bạch Cao Quốc) Vua của đất nước Shambhala. (Bạch Liên Hoa Vương) Vua Đường. Vua đời thứ nhất triều Minh. Họ đều có nhân duyên rất sâu với tôi!

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Vì nguyên nhân gì?" Phật Đà đáp: "Nhân duyên quả báo." Tôi hỏi Phật Đà: "Kiếp này thì thế nào?" Phật Đà đáp: "Kiếp này ngài vốn sẽ là một vị quan cao giàu có, nhưng ngài lại lãnh trách nhiệm quảng độ chúng sinh, do vậy bây giờ ngài mới đi trên con đường tu hành!" Tôi hỏi: "Kiếp sau làm vua được không?" Phật Đà đáp: "Dễ như trở bàn tay." Tôi hỏi: "Thời Ấn Độ cổ đại, tôi đã từng làm vua chưa?" Phật Đà đáp: "Ngài từng là Quốc Vương nước Ca Thấp Di La, Cù Tát Đán Na, Kiện Đà La,…" Tôi hỏi: "Vì sao lại làm vua?" Phật Đà đáp: "Là người tu Nhân Thừa đạt được thành tựu."

30. Pháp hội trai tăng

Ngày xưa, tôn giả Đại Ca Diếp khi đi khất thực hóa duyên (xin đồ ăn) thích tìm đến những nhà nghèo. Tôn giả Đại Ca Diếp nói: "Ban thêm phúc phần cho người nghèo đã cúng trai, để cho người nghèo được gia trì thêm phúc phần!" Tôn giả A Nan nói: "Tôi thì tìm đến người giàu để hóa duyên, bởi vì họ giàu có rồi nên có khả năng để cúng trai tăng!" Cách nghĩ của hai vị rất khác nhau. Bạn nói xem ai đúng? Asai? Đại Ca Diếp thì gầy gò. A Nan thì mập mạp. Ha ha ha!

Ngày nay. Tổng hội Mật giáo Chân Phật Tông tại Malaysia cử hành đại hội cúng tăng, cho đến nay đã tổ chức được sáu lần. Tăng chúng tham gia có 140 người xuất gia, bao gồm: Tăng nhân của Phật giáo Nam truyền. Tăng nhân của Phật giáo Bắc truyền. Tăng nhân Tây Tạng. Cư sĩ tại gia cúng trai có hơn 2000 tín chúng.

Trong nghi quỹ cúng tăng: Chân Phật Tông niệm văn nguyện thỉnh Phật trụ thế. Tăng chúng Bắc truyền niệm chú Đại Bi và Tâm Kinh. Tăng chúng Nam truyền niệm văn cầu nguyện bằng tiếng Pali. Chúng ta cũng cúng dường cả vị A La Hán trụ thế là ngài Tân Đầu Lư tôn giả. Cúng phẩm gồm có: Đồ ăn ngon đẹp mắt. Vật dụng hàng ngày. Tiền. (tư lương) v.v… Nghi quỹ cúng tăng mọi thứ đều viên mãn cát tường. Thượng sư chủ trì pháp hội lần thứ sáu này là Thượng sư Thích Liên Ha.

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Đại hội cúng tăng có ý nghĩa gì?" Phật Đà đáp: "Tăng giống như đại địa, trưởng dưỡng tất cả mọi thiện công đức. Do vậy nên cúng dường." Tôi hỏi: "Cúng tăng có công đức gì?" Phật Đà đáp: "Kéo dài thọ mệnh. Diện mạo viên mãn. Tay chân khỏe mạnh. Trí nhớ minh mẫn. Trí tuệ sắc sảo. Mọi người yêu mến. Đầy đủ tăng bảo. Nhân thiên tự tại. Mệnh chung thăng thiên. Sớm chứng viên tịch." Phật Đà còn nói: "Cúng tăng giống như gieo trồng một hạt công đức, nhưng vì một hạt công đức sẽ biến thành cây đại thụ vươn tới trời, sinh ra vạn vạn quả ngon, công đức cúng tăng chính là như vậy."

Tôi nghĩ đến câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ. Mục Kiền Liên bằng sức mạnh của chính mình thì không cứu nổi mẹ. (Mẹ ngài ở trong âm phủ ngạ quỷ.) Phật Đà liền dạy Mục Kiền Liên phải nhờ sức mạnh công đức của chúng tăng có thể cứu được mẹ ngài. Sau đó, ngài dùng sức mạnh cúng tăng mà đã cứu được mẹ. Bởi vậy đệ tử Phật thông minh cần hiểu cúng trai tăng và cúng dường tăng nhân. Bởi vì tăng nhân là ruộng phúc, sức mạnh của tăng chúng là bất khả tư nghì.

31. Nhân duyên phát khởi lòng tin

Phật Đà và tôi cùng thảo luận đến vấn đề nhân duyên phát khởi lòng tin. Tôi kể: “Tôi tin theo Phật giáo là bởi vì trước đó tôi đã có được cảm ứng (tương ứng) như sau: Địa điểm: chùa Ngọc Hoàng Cung tại Đài Trung. Nhân vật: phu nhân mặc áo xanh Lâm Thiên Đại. Thời gian: năm tôi 26 tuổi. Sự việc đã trải qua: sư cô Thiên Đại bỗng nhiên gọi tôi bằng tên gọi thời con nít là Tạp Tử. Nói rằng Phật Bồ Tát tìm tôi, yêu cầu tôi hoằng pháp. Tôi quỳ trước đàn thành, nhắm mắt lại và nhìn thấy Diêu Trì Kim Mẫu, A Di Đà Phật, Địa Tạng Bồ Tát. Từ đó, tôi bắt đầu học Phật.” Tôi nói: "Sau khi phát khởi lòng tin, tôi đã chu du khắp thiên thượng giới, thấy được tiền kiếp của mình là Liên Hoa Đồng Tử với ánh sáng trắng rực rỡ, vô cùng chân thực, điều này càng làm tín tâm của tôi kiên định hơn. Tôi dựa vào trải nghiệm chân thực này mà đi tới tận bây giờ. Năm nay, tại nhân gian, tôi đã 75 tuổi rồi." (Bởi vì quá chân thực nên tôi đã gây dựng tông phái, mới có tên gọi là Chân Phật Tông.)

Phật Đà nói: "Trong quá khứ, tôi cũng có nhân duyên phát khởi lòng tin." Địa điểm: Ấn Độ. Nhân vật: Đại Quang Minh Vương — Thích Ca Mâu Ni Phật. Người huấn luyện voi — Xá Lợi Phất. Voi trắng — Nan Đà. Thời gian: Ấn Độ cổ đại. Sự việc: Quốc vương nước láng giềng tặng quà cho Đại Quang Minh Vương là một con voi trắng, toàn thân trắng như phủ tuyết, giống như được trạm trổ từ băng tuyết ngọc thạch vậy. Quốc vương ra lệnh cho người quản tượng huấn luyện con voi trắng này. Voi trắng được Đại Quang Minh Vương cưỡi thử. Voi trắng vừa nhìn thấy voi mẹ thì đột nhiên tình cảm dâng trào, xém chút nước là làm Đại Quang Minh Vương ngã chết. Đại Quang Minh Vương ban cho voi trắng cái chết. Voi trắng rơi lệ. Voi trắng bị nấu chín tới rục xương mà chết, khi chết còn rống lên thê thảm làm Đại Quang Minh Vương nảy sinh tâm bi mẫn. Người dắt voi nói: "Tôi chỉ có thể rèn được thân của voi, không thể rèn được tâm của voi!" Đại Quang Minh Vương hỏi: "Ai có thể rèn được tâm của voi?" Người dắt voi nói: "Phật." Thế là Đại Quang Minh Vương bởi vì sinh lòng thương xót mà đã khởi lên tín tâm đối với Phật. Phật Đà kể lại: "Đại Quang Minh Vương chính là kiếp trước của Thích Ca Mâu Ni Phật, người dắt voi chính là kiếp trước của Xá Lợi Phất. Voi trắng chính là kiếp trước của Nan Đà."

🌟

Phật Đà hỏi tôi: "Ngài nhiều đệ tử như vậy, vì nguyên nhân gì mà họ lại khởi lòng tin?" Tôi đáp: "Đọc sách của tôi mà khởi lòng tin." Phật Đà lại hỏi: "Còn gì nữa không?" Tôi đáp: "Vì có cảm ứng mà khởi lòng tin." Phật Đà hỏi: "Cảm ứng gì?" Tôi đáp: "Tu pháp có cảm nhận, cầu gì được nấy, kỳ tích, thần tích, v.v…" Phật Đà nói: "Nếu có thể thuần phục được nhân tâm thì mới là tối thượng!"

32. Thông minh tuyệt đỉnh

Cá nhân tôi cho rằng: Những người thông minh tuyệt đỉnh đều sẽ nghĩ đến mấy vấn đề sau: Ta từ đâu tới? Ta sẽ đi về đâu? Ta sống vì điều gì? Vì sao lại có sinh tử? Trước khi sinh ta ở đâu? Sau khi chết ta đi về đâu? Có linh hồn không? Tôi cho rằng: Thái tử Tất Đạt Đa đương nhiên là một người thông minh tuyệt đỉnh. Ngài chu du bên ngoài bốn cửa thành, nhìn thấy các hiện tượng sinh, lão, bệnh, tử, ngài đã nghĩ đến việc sau này làm Quốc Vương thì cũng vô ích. Sinh tử là việc lớn! Phải giải thoát! Phải chứng ngộ! Phải bồ đề! Phải niết bàn!

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Thế nào gọi là thông minh tuyệt đỉnh?" Phật Đà đáp: "Người bình thường không nghĩ được, còn người này sớm đã nghĩ tới rồi." Tôi hỏi: "Tôi có được xem là thông minh không?" Phật Đà đáp: "Không! Ngài không được xem là thông minh, sự thông minh của ngài là dựa vào sự kiên trì từng chút từng chút một tích lũy lại."

Phật Đà kể cho tôi nghe: “Vào thời Ấn Độ cổ đại, nước Xá Vệ có một người con gái thông minh tuyệt đỉnh, tên gọi là Tỳ Xá Ly. Cô cùng các thiếu nữ qua sông, các thiếu nữ khác thì cởi giày, duy mình cô là vẫn đi giày lội qua sông. (Tỳ Xá Ly nghĩ rằng đi giày qua sông thì sẽ không làm chân bị thương, chân quan trọng hơn giày.) Bên đường đi có một cái cây mọc ra rất nhiều quả. Các thiếu nữ trèo lên cây để hái quả, chỉ có cô là không hái. (Tỳ Xá Ly nghĩ rằng nếu quả này ngon thì từ lâu đã bị người ta hái sạch hết rồi, nhất định là không ngon, sau đó quả nhiên là như vậy.) Cô đến một trạm dừng chân cho ngựa nghỉ, nhìn thấy một con voi bị buộc vào cây cột đang làm náo động, lại nhìn thấy ngựa bị buộc vào cây cột này cũng chồn chân cọ xát vào nhau. (Cô liền bảo mọi người mau chóng rời khỏi trạm dừng chân, quả nhiên trạm đổ sụp xuống, Tỳ Xá Ly đã sớm biết được nơi này nguy hiểm.) Cô đến một dòng suối nhỏ trong thung lũng, trước tiên đã quan sát thời tiết, biết được sắp có một trận mưa lớn, liền khuyên mọi người rời đi. (Quả nhiên mưa lớn như trút nước, tạo ra một trận ngập lụt lớn.) Đất nước láng giềng là Đặc Xoa Thi Lê muốn gây khó dễ cho nước Xá Vệ, bèn gửi tặng hai con ngựa, màu lông, hình thể, đầu đều giống nhau, nhưng là hai con ngựa mẹ con, xin nước Xá Vệ chỉ ra cách phân biệt con nào là mẹ, con nào là con. Tỳ Xá Ly lấy ít cỏ cho hai con ngựa ăn, ngựa mẹ vì yêu ngựa con nên nhất định để cho ngựa con ăn trước. Vì vậy mà phân biệt được ngựa mẹ, ngựa con. Còn nữa: đất nước láng giếng lại gửi tặng hai con rắn, chiều dài tương đương nhau, màu sắc hoa văn cũng giống nhau, nhưng là một con đực một con cái, làm sao để phân biệt? Tỳ Xá Ly dùng một tấm chăn bằng lông đặt hai con rắn lên trên, con nào cựa quậy là con đực, con nào không động đậy là con cái. (Bởi vì con rắn cái thích những thứ mềm mại, do vậy nằm yên không động đậy.) Vì thế mà phân biệt được con đực và cái. Còn nữa: đất nước láng giềng lại gửi đến một thân gỗ tròn, hai đầu gần như giống nhau, hỏi xem đầu nào là phần ngọn, đầu nào là phần gốc? Tỳ Xá Ly dùng nước để kiểm tra, đầu nào chìm xuống là gốc, đầu nào nhô lên là ngọn.”

Phật Đà nói với tôi: "Cô gái Tỳ Xá Ly của đất nước Xá Vệ này cũng là một nhà tiên tri! Trong số con người hiện đại, người thông minh tuyệt đỉnh cũng rất nhiều!" Phật Đà lại nói: "Tiếc thay! Người hiện đại thông minh nhưng chỉ biết kiến thức hiện thực, không có kiến thức về trước khi sinh và sau khi chết!" (Hạnh phúc hiện thực không thể sánh bằng hạnh phúc nơi Phật quốc.)

33. Nói chuyện về "xả thân"

Tôi (Lư Sư Tôn) biết rằng: Xả thân để cứu người yêu của mình, đây gọi là sự vĩ đại của tình yêu. Xả thân để cứu người nhà của mình, đây gọi là sự vĩ đại của tình yêu gia đình. Xả thân để cứu cộng đồng của mình, đây gọi là sự vĩ đại của tình yêu cộng đồng. Xả thân vì xã hội. Xả thân vì bộ tộc. Xả thân vì đất nước. Xả thân vì thế giới. Ví dụ như: vì trọng trách mà chết, vì tôn giáo mà chết, vì đất nước mà chết, đây đều là những giá trị phẩm chất cao quý. Ví dụ chúa Jesus vì thế giới mà chết, đương nhiên là một hành vi tối cao. Tình yêu mà có thể hy sinh cả cuộc sống của mình thì đây chính là tình yêu tối thượng. Cá nhân tôi có cảm nhận rằng, thời điểm cần hy sinh thì có thể xả thân mà chết, đừng sống một cách hờ hững, như vậy là "tối thắng". Đặc biệt là có thể xả thân vì kẻ thù của mình thì chính là sự xả thân bình đẳng của Phật giáo.

🌟

Tôi nhớ Mã Cát Lạp tôn giả của Mật giáo có pháp xả thân, đại ý như sau: Hành giả quán tưởng Mã Cát Lạp tôn giả. Tay phải của ngài cầm dao cong. Tai trái cầm chén kapala (chén sọ người). Trẻ trung xinh đẹp. Đang khiêu vũ tại hư không trung. (Trì chú.) Thế rồi thân hành giả hướng lên trên, nằm xuống. Quán tưởng: Phía dưới một cái kiềng ba chân cháy bùng lên một ngọn lửa. Chén sọ người đặt bên trên kiềng ba chân. Mã Cát Lạp tôn giả giống như người hành hình, trước hết ngài dùng dao cong chặt đầu hành giả, rồi dùng dao cong chặt đứt tứ chi, dùng dao cong rỉa sạch xương thịt trên toàn thân. Tất cả cho vào trong chén sọ người để nấu chín, cho ra cam lộ màu trắng màu đỏ. Đem cam lộ màu trắng màu đỏ, trên cúng chư Phật Bồ Tát, khiến cho Phật Bồ Tát hoan hỷ. Đem cam lộ màu trắng màu đỏ, giữa cúng chư Thiên thần minh. Đem cam lộ màu trắng màu đỏ, dưới cúng lục đạo chúng sinh. Đem cam lộ màu trắng màu đỏ cúng dường oan thân trái chủ. Tất cả đều hoan hỷ thọ nhận. Thân thể hành giả đã hoàn toàn tan biến thành hư không. Nhập Tam ma địa. (Việc này là hành giả hy sinh toàn bộ thân thể của mình để cúng dường tứ Thánh lục phàm thập pháp giới.) Tu thành tựu pháp này có thể chứng đắc vô ngã, vô niệm, vô chấp.

🌟

Tôi bay lên cõi trời Sắc Cứu Cánh để nói chuyện với Phật. Tôi hỏi Phật Đà: "Xả thân vì nguyên nhân gì?" Phật Đà đáp: "Tình yêu và khoan dung." Tôi hỏi: "Tình yêu và khoan dung là cái gì?" Phật Đà đáp: "Đây là nền tảng của bậc thánh nhân. Cũng là cứu cánh của bậc thánh nhân." Tôi hỏi: "Thời xưa có ví dụ nào không?" Phật Đà đáp: "Ấn Độ cổ đại có vị quốc vương nhân từ tên là Thiết Đầu La Kiên Ninh. Cả nước hạn hán lớn, quốc vương biến thành một con cá siêu lớn làm thức ăn cho tất cả bách tính. Đây chính là tình yêu của quốc vương. Quốc vương sau đó cũng biến thành Ngư Thần."

34. Cúng dường thanh tịnh

Theo tôi được biết: Cúng ma — đồ ăn hỏng cũng được. Cúng thần — đồ mà thần yêu thích. Cúng thiên — đồ mà chư Thiên yêu thích. Cúng Hộ pháp — rượu và các loại thịt. (sức mạnh) Cúng Phật Bồ Tát — đồ mà chính mình yêu thích. (Nói đại khái là như vậy.)

Bản thân tôi cho rằng: Đối với Phật Bồ Tát thì cúng "tâm" là cao nhất, quan trọng nhất là phải cúng dường thanh tịnh. Có một kiểu cúng dường là cúng dường toàn nhiên, ví dụ như: Người nghèo thì cúng một ngọn đèn. Người nghèo thì cúng một chén nước. Rất nhiều người biết câu chuyện về người nghèo thì cúng một ngọn đèn, đó là chuyện về một bà lão nghèo, chẳng có gì để cúng, chỉ cúng dường một ngọn đèn. Thế rồi khi gió thổi tới, duy chỉ có ngọn đèn này là không tắt. Phật Đà còn nói: "Người nghèo thì cúng một chén nước."

Một đôi vợ chồng theo Phật Đà xuất gia, người chồng tên gọi là Kim Thiên, người vợ tên gọi là Kim Minh. Kim Thiên trở thành tì kheo, Kim Minh trở thành tì kheo ni. Đôi vợ chồng xuất gia này chuyên tâm tu hành, đoạn trừ tất cả phiền não, viên mãn tất cả mọi công đức, rất mau chóng tu thành tựu A La Hán. A Nan, một trong 10 đại đệ tử của Phật Đà, hỏi Phật Đà vì sao đôi vợ chồng này lại nhanh chóng chứng đắc A La Hán như vậy? Phật Đà đáp: “Vào thời kỳ Phật Tỳ Bà Thi trụ thế, Phật Tỳ Bà Thi cùng với các tì kheo đến một thôn làng để hóa duyên. Người trong thôn đều đem đồ vật tốt nhất để cúng dường cho Phật Tỳ Bà Thi và tăng chúng. Chỉ có một đôi vợ chồng nghèo chẳng tìm được thứ gì quý giá để cúng dường. Cuối cùng họ tìm được một đồng xu nhỏ, dùng đồng xu này để mua lấy một cái tịnh bình, trong tịnh bình đựng đầy nước sạch. Đôi vợ chồng cúng dường nước tịnh bình. Phật Tỳ Bà Thi vui vẻ tiếp nhận cúng dường của đôi vợ chồng. Phật Tỳ Bà Thi nói: Đây là cúng dường toàn nhiên, công đức là số một." Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Kim Thiên, Kim Minh chính là đôi vợ chồng này chuyển thế, bởi vì có hành động cúng dường toàn nhiên và cúng dường thanh tịnh, do vậy rất mau chóng chứng đắc quả vị A La Hán.”

🌟

Tôi hỏi Phật Đà: "Thế nào là thanh tịnh?" Phật Đà đáp: "Toàn tâm." Tôi hỏi: "Toàn tâm là sao?" Phật Đà đáp: "Không có tham, sân, si, mạn." (Tôi đã hiểu rồi.) Tôi hỏi Phật Đà: "Có thể cúng dường thân này không?" Phật Đà đáp: "Có thể." Tôi hỏi: "Cúng như thế nào?" Phật Đà đáp: "Cúng bản thân cho Phật sai khiến." Tôi hỏi: "Cái gì là cúng dường tốt nhất?" Phật Đà đáp: "Chứng Phật quả, độ chúng sinh." (tu hành thanh tịnh)

35. Hòa thượng thật giả

Tôi hỏi Phật Đà: "Thế nào là hòa thượng?" Phật Đà đáp: "Là tăng nhân hòa hợp." Tôi hỏi: "Nếu là người không hòa hợp?" Phật Đà đáp: "Thì không phải là hòa thượng." Tôi hỏi: "Hòa thượng nhất định cần phải điểm giới sẹo, mặc tam y, thọ tam đàn đại giới, không ăn quá giờ Ngọ, ăn chay, không đảo đơn… phải không?" [không đảo đơn là một trong những hạnh đầu đà, còn có nghĩa là ban đêm không ngủ, cần ngồi kiết già niệm Phật hoặc tham thiền] Phật Đà đáp: "Đó là biểu hiện bên ngoài." Tôi hỏi: "Vậy biểu hiện thực sự bên trong là gì?" Phật Đà đáp: "Tâm như hư không." (Vô sở đắc, vô sở trụ, vô sở vị.) Tôi hỏi: "Tôi có chứng nhận tăng nhân của giáo hội Phật giáo Trung Quốc, tôi là tăng nhân có giấy phép thật sự, vậy có được không?" Phật Đà đáp: "Vẫn chỉ là biểu hiện bên ngoài." Tôi hỏi: "Có một số tăng nhân tham sắc, có một số tăng nhân tham tiền, có một số tăng nhân tham danh vị, những tăng nhân này phải nói làm sao?" Phật Đà đáp: "Tăng nhân cần loại bỏ ba thứ độc tham sân si, dùng giới định huệ để đối trị, như vậy mới gọi là phạm hạnh." Tôi hỏi: "Tăng nhân cần phải có đức tính gì?" Phật Đà đáp: "Từ bi và yêu thương." Tôi hỏi: "Có hạn lượng không?" Phật Đà đáp: "Vô hạn lượng." Tôi hỏi: "Tăng nhân có cần từ bi với kẻ thù của mình không?" Phật Đà đáp: "Xem mọi chúng sinh bình đẳng." Tôi hỏi: "Tăng nhân cần độ chúng sinh như thế nào?" Phật Đà đáp: "Đáp ứng mong cầu của con người và động vật." Tôi hỏi: "Làm như thế nào?" Phật Đà đáp: "Vẫn là bằng tứ vô lượng tâm." Tôi hỏi: "Phương pháp độ chúng sinh thế nào?" Phật Đà đáp: "Tứ nhiếp và thiện xảo." [Tứ nhiếp pháp là một pháp môn thực hành căn cứ vào lòng từ bi để khuyên răn cảm hóa chúng sinh bỏ tà theo chính, gồm bốn điều là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.] Tôi hỏi: "Tăng nhân thực sự là…?" "Phạm hạnh thanh tịnh." Tôi hỏi: "Tăng nhân giả mạo là…?" Phật Đà đáp: "Như người thế tục." (Thậm chí còn tồi tệ hơn.) Tôi hỏi: "Tăng nhân hoàn tục thì sao?" Phật Đà đáp: "Vốn dĩ là tục, còn hoàn cái gì?"

36. Phật nói về Atisa tôn giả

Tôi biết rằng chiếc mũ trên đầu Atisa tôn giả có Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì tôi đến Indonesia truyền thụ Atisa tôn giả niệm tụng pháp nên tôi đã đặc biệt xin chỉ dạy của Phật Đà. Tôi hỏi Phật Đà: "Xin mạn phép hỏi Phật Đà hai ba điều về Atisa tôn giả được không?" Phật Đà đáp: "Ngài sinh ra tại Bangladesh, thành Siêu Việt, cha là vua Thiện Thắng, mẹ là Cát Tường Quang. Ngài được đặt tên là Minh Tạng, là một vị vương tử." Tôi hỏi: "Ngài ấy bắt đầu có duyên với Phật pháp như thế nào?" Phật Đà đáp: "Vào năm 11 tuổi, ngài đã gặp một người bà-la-môn tên là Thắng Địch, bắt đầu phát tâm học Phật. Tại chùa Nalanda ngài đã bái kiến Bồ Đề Hiền luận sư." Tôi hỏi: "Ngài ấy học Phật như thế nào?" Phật Đà đáp: "Dựa vào duy nhất A Phược Đô Đế, học trung quán và tu tư duy." Tôi hỏi: "Ngài ấy học Mật pháp như thế nào?" Phật Đà đáp: "Dựa vào vị tôn giả là La Hầu La Cấp Đa [còn có tên gọi là Liên Hoa Khải] để học Mật giáo, thọ quán đảnh, pháp hiệu là Trí Mật Kim Cang." Tôi hỏi: "Ngài ấy xuất gia khi nào?" Phật Đà đáp: "Năm 29 tuổi, tại chùa Siêu Giới đã xuất gia theo Giới Hộ luận sư, pháp danh là Nhiên Đăng Cát Tường Trí." Tôi hỏi: "Khi nào thì ngài ấy theo Kim Châu đại sư học pháp?" Phật Đà đáp: "Năm 31 tuổi, theo học 12 năm." Tôi hỏi: "Khi nào thì ngài ấy đạt đại thành tựu?" Phật Đà đáp: "Năm 44 tuổi ngài lên làm trụ trì chùa Siêu Giới, trở thành một vị đại học giả Ấn Độ." Tôi hỏi: "Khi nào thì ngài ấy đi Tây Tạng hoằng pháp?" Phật Đà đáp: "Năm 59 tuổi, đến năm 73 tuổi thì viên tịch tại chùa Niếp Đường. [một ngôi chùa tại Lhasa] Tôi hỏi: "Thời kỳ rực rỡ nhất của ngài ấy là giai đoạn nào?" Phật Đà đáp: “Là lúc ngài ấy xuất gia.” Phật hiển hiện và các vị đại La Hán cùng ngồi trên pháp tọa thọ nhận đồ cúng, Atisa tôn giả ngồi bên cạnh. Phật chỉ vào Atisa hỏi, người này sao còn chưa xuất gia? Vẫn còn tham luyến cái gì ở thế gian nữa? (Lần thứ nhất ngài chấn động.)

Lại có một lần, một pháp tọa lớn hiện ra, ngài cảm thấy rất quen thuộc, muốn lên pháp tọa ngồi thử. Pháp sư đang ngồi trên pháp tọa nói: "Đây là pháp tọa cho người xuất gia, không phải là chỗ mà người thế tục có thể ngồi được." (Lần thứ hai ngài chấn động.) Sau hai lần chấn động này, ngài mới xuất gia.

Còn nữa: Ngài đến học pháp với Kim Châu đại sư, trải qua chuyến hành trình trên biển kéo dài 13 tháng mới đến được đảo Kim Châu. (Trong vòng một năm ngài chỉ có quan sát Thượng sư, Thượng sư cũng quan sát lại ngài.)

Kim Châu đại sư tặng cho ngài một tượng vàng Phật Thích Ca, ban cho làm Đồng Đẳng Giáo Chủ và là người kế tục truyền thừa.

Nội dung mười hai năm học pháp của ngài là: Lấy pháp Bồ đề tâm làm trọng, tri mẫu tâm, tri ân tâm, báo ân tâm, từ bi tâm, bi mẫn tâm, nhân quả tâm, bồ đề phát tâm. Bồ đề tâm hoán đổi mình và người khác để chịu thay. Tất cả thánh giáo Độ Mẫu pháp. Hiện Quán Trang Nghiêm Luận, Tập Mật, Hỷ Kim Cang, Nhập Bồ Tát Thành Luận, Trước Tác Đẳng Thân, Bồ Đề Đạo Đăng Luận, v.v… Còn nữa: Đến Tây Tạng hoằng pháp là khi ngài 59 tuổi. (Những biện luận của ngài không có điều gì là không thù thắng, ngài hiểu thấu kinh luận rõ như lòng bàn tay.)

37. Một kiếp ở đạo súc sinh

Tôi hỏi Phật Đà: "Kinh Bản Sinh của Phật Đà đã ghi chép lại việc Phật Đà từng kinh qua đạo súc sinh, ví dụ như làm Lộc Vương [vua nai], Tượng Vương [vua voi], v.v… Xin hỏi Phật Đà, tôn giả Xá Lợi Phất cũng từng trải qua đạo súc sinh phải không?" Phật Đà hỏi ngược lại tôi: "Lư Sư Tôn, kiếp này của ngài, ngài sợ nhất là động vật gì?" Tôi đáp: "Rắn!" - Tôi nói: "Chỉ cần nhìn thấy con rắn uốn éo là tôi đã sợ rồi." Phật Đà nói: "Xá Lợi Phất có một kiếp chính là Xà Vương [vua rắn]." Tôi hỏi: "Xá Lợi Phất vì sao lại làm Xà Vương được?" Phật Đà nói: "Xá Lợi Phất có một kiếp làm nông dân đầu tắt mặt tối, làm việc quần quật từ sáng tinh mơ đến tối mịt, chẳng có ngày nào được ngơi nghỉ. Ông làm việc chăm chỉ hàng ngày, tiền kiếm được đều đem mua vàng." Phật Đà nói: "Ông ấy còn không dám ăn, không dám mặc, chỉ khư khư tích tiền mua vàng, cả đời tổng cộng tích lũy được bảy hũ tiền vàng." Phật Đà lại nói: "Ông đem tiền vàng chôn dưới một cái cây to, ngày đêm trông chừng bảy hũ tiền vàng. Đây là một con người keo kiệt, về sau kẻ keo kiệt này chết rồi thì biến thành Xà Vương, dẫn đầu bầy rắn lớn nhỏ để bảo vệ tiền vàng." Tôi hỏi: "Xà Vương đã được giải thoát bằng cách nào?" Phật Đà nói: "Xà Vương canh giữ tiền vàng đã lâu, cảm thấy việc này cũng vô ích. Nghĩ rằng việc xây chùa cúng tăng mới là việc có ý nghĩa. Thế là: Trải qua vô số lần thương lượng, cuối cùng Xà Vương đã giao toàn bộ bảy hũ vàng cúng cho tăng nhân xây chùa, cúng trai, cúng y. Tăng nhân đã niệm kinh, thuyết pháp cho Xà Vương nghe. Cuối cùng Xà Vương đã được thăng vào 33 thiên.” Tôi hỏi: "Vì sao nông dân lại biến thành Xà Vương? Là nhân quả gì?" Phật Đà đáp: "Nông dân vô thiện vô ác. Nhưng lại ích kỷ hẹp hòi, chính vì sự ích kỷ hẹp hòi này mà đọa làm thân Xà Vương." Phật Đà còn nói: "Chính bởi vì keo kiệt nên chỉ có thể chuyển thế giữ tiền, liền biến thành con mãng xà lớn sống trên cây để canh giữ bảy hũ vàng." Tôi hỏi: "Muốn giải thoát chính mình thì cần phải xả bỏ, đúng vậy không?" Phật Đà đáp: "Đúng vậy." Tôi hỏi: "Cần xả bỏ bao nhiêu?" Phật Đà đáp: "Toàn bộ." Tôi hỏi: "Vì sao phải là toàn bộ? Có thể giữ lại một chút không?" Phật Đà đáp: "Chẳng có gì đem đi được." Tôi hỏi: "Nếu muốn giữ lại một chút để cho con cháu, được không?" Phật Đà cười nói: "Con cháu tự có phúc của con cháu." Tôi hỏi: "Vậy cần để lại cho con cháu cái gì?" Phật Đà đáp: "Thiện công đức!" (Thiện công đức gồm hai loại tư lương. Một loại là tư lương thế gian, một loại là tư lương xuất thế gian.)

38. Phật Đà hàng phục sáu kẻ ngoại đạo như thế nào?

Vào thời Ấn Độ cổ đại, vua Bình Sa của thành Vương Xá từng tổ chức cuộc đấu pháp giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và sáu kẻ ngoại đạo kéo dài tổng cộng 15 ngày. Tôi hỏi Phật Đà: "Đấu pháp gì?" Phật Đà đáp: "Thần thông." Tôi hỏi: "Đôi bên cùng khai triển thần thông sao?" Phật Đà đáp: "Lấy nhu khắc cương." Tôi hỏi: "Cái gì là thần thông mềm?" Phật Đà kể chuyện: Ngày thứ nhất: Phật Thích Ca lấy một cành cây cắm xuống đất, cành cây mọc mầm biến thành một cây to, sau đó đơm hoa kết trái. Hoa thơm nức mũi, quả thơm khắp nơi. Sáu kẻ ngoại đạo ngửi hương hoa, hương quả mà mất luôn cả ý chí muốn thi đấu. Mọi người đều ăn quả ngon.

Ngày thứ hai: Phật Thích Ca hóa hiện nên hai ngọn núi lớn, một ngọn núi phủ đầy thất trân bát bảo, ngọn núi kia thì đầy các món ăn ngon thơm phức. Sáu kẻ ngoại đạo bận rộn khoác lên đủ loại châu ngọc. Sáu kẻ ngoại đạo ăn no nê đồ ăn ngon. Thế là quên luôn việc đấu pháp.

Ngày thứ ba: Phật Thích Ca phun nước xuống đất, hóa thành một chiếc ao đầy châu báu, trong ao nở ra hoa sen ngọc, hương sen lan tỏa khắp nơi. Sáu kẻ ngoại đạo ngửi mùi thơm hoa sen như say như mê, khiến cho tâm ngu muội trở nên trong sáng, quên mất cả mọi thứ khác.

Ngày thứ tư: Phật Thích Ca hướng về bốn phương Đông Tây Nam Bắc, mỗi phương hóa ra một dòng suối trong, âm thanh tiếng suối chảy trở thành thiên nhạc. Sáu kẻ ngoại đạo nghe thấy thiên nhạc du dương uyển chuyển quên mất cả việc đấu pháp.

Ngày thứ năm: Phật Thích Ca từ miệng phát ra kim quang, sáu kẻ ngoại đạo bị bao trùm trong ánh sáng quang minh, ác niệm đều biến mất, quên cả ý chí muốn đấu pháp.

Ngày thứ sáu: Phật Thích Ca dùng thần lực khiến cho mọi phiền não của sáu kẻ ngoại đạo đều lần lượt được tiêu trừ, hết sạch phiền não, tâm liền thay đổi!

Ngày thứ bảy: Phật Thích Ca biến ra hình tướng Chuyển Luân Thánh Vương to lớn, đầu đội trời chân đạp đất để giảng kinh thuyết pháp, lần lượt mọi chân đế đều được nói ra. Sáu kẻ ngoại đạo nghe pháp mà được hoan hỷ.

Ngày thứ tám: Phật Thích Ca thỉnh toàn bộ Thiên Long Bát Bộ xuất hiện, uy phong lẫy lừng. Sáu kẻ ngoại đạo liền hàng phục.

Ngày thứ chín đến ngày thứ mười lăm: Phật Thích Ca thuyết giảng tỉ mỉ về chân đế. Khổ - Không - Vô thường - Vô ngã - Tứ thánh đế, lục độ, bát chính đạo… Ngài còn giải thích về tam minh, ngũ uẩn, lục thông, thất bồ đề phần, ba mươi bảy đạo phẩm…

Sáu kẻ ngoại đạo lần lượt bị thu phục, đã quy y Phật Đà.

Tôi hỏi Phật Đà: "Việc này thực sự là vĩ đại, xin hỏi Phật Đà, pháp lực của sáu kẻ ngoại đạo này thế nào?" Phật Đà đáp: "Sáu kẻ ngoại đạo đều từ Ma Vương Ba Tuần mà trở thành ngoại đạo. Họ luyện tập những thứ như là cưỡi mây đạp sương, mắt phóng hung quang, miệng hét ra lửa, pháp thuật đao kiếm, thân cứng như thép, huyễn thuật mê hoặc…"

Tôi tán dương lòng từ bi và trí huệ của Phật Đà.

39. Phật Đà và nghi ngờ của năm tì kheo

Tôi hỏi Phật Đà: "Sau khi Phật Đà thành đạo, trước tiên đã đến thăm vườn Lộc Dã, độ hóa cho năm tì kheo, gồm Kiều Trần Như, Thập Lực Ca Diếp, Át Bính, Bạt Đề, Ma Nam Câu Lợi." Tôi hỏi: "Trong kinh Kim Cang có ghi chép lại, tiền kiếp Phật Đà từng là một tiên nhân nhẫn nhục. Còn Ca Lợi Vương, bởi vì một phi tần của chính mình đã tiếp cận và làm ô nhục tiên nhân, mà trong lòng vị vua đã sục sôi ngọn lửa ghen tuông đố kỵ, khiến vua chặt đứt tứ chi của vị tiên nhân nhẫn nhục này. Khả năng nhẫn nhục của vị tiên nhân nhẫn nhục khiến ngài không vì thế mà phẫn nộ. Cuối cùng, Ca Lợi Vương sám hối việc làm của mình, do nhân duyên này mà vị tiên nhân đã độ hóa cho Ca Lợi Vương."

Tôi lại hỏi: “Vị tiên nhân nhẫn nhục năm xưa là Phật Thích Ca Mâu Ni, Cao Lợi Vương chính là Kiều Trần Như. Còn nói, tiên nhân nhẫn nhục từng phát nguyện rằng nếu thành Phật thì sẽ độ hóa Kiều Trần Như trước tiên.”

Còn nữa: Trong kinh Hiền Ngu, tôi còn đọc được một điển cố khác. Tôi nhắc lại: "A Nan hỏi Phật Đà, Phật Đà độ cho năm tì kheo trước, năm tì kheo đắc đạo trước, vì sao như vậy? Do nhân duyên gì?" Phật Đà lại kể một câu chuyện: Phật Đà trong một kiếp quá khứ là Từ Lực Vương, ông cai trị vương quốc rất tốt. Người người đều tuân thủ pháp luật. Người người đều có chính niệm. Người người đều có Phật pháp. Có năm ác quỷ dạ xoa đến vương quốc Từ Lực, nhưng không dám ăn thịt người dân của đất nước này. Chúng thực sự đói không chịu nổi. Chịu không nổi nữa, chúng liền đi cầu cứu Từ Lực Vương. Không ngờ Từ Lực Vương quả nhiên vô cùng từ bi, cắt từ thân mình ra năm miếng thịt cho năm con ác quỷ dạ xoa khát máu này ăn. Năm quỷ dạ xoa ăn đến no nê. Từ Lực Vương nói với năm con quỷ dạ xoa: "Ta dùng máu tươi để cứu sống các người, là hy vọng các người đổi ác thành thiện, tu thân dưỡng tính, tương lai thành Phật." Từ Lực Vương còn nói: "Nếu ta thành Phật trước, chắc chắn sẽ độ hóa cho năm ngươi trước." Từ Lực Vương năm xưa chính là Phật Thích Ca Mâu Ni sau này, năm ác quỷ dạ xoa kia chính là năm tì kheo.

🌟

Tôi hỏi: "Hai câu chuyện này chẳng phải có chỗ mâu thuẫn sao?" Phật Đà đáp: "Không có." Tôi hỏi: "Vì sao như vậy?" Phật Đà đáp: "Thời đại và bối cảnh đều khác nhau." (nhiều đời nhiều kiếp) Tôi hỏi: "Vị Kiều Trần Như được độ hóa đầu tiên, một người thì ở thời tiên nhân nhẫn nhục, một người thì ở thời Từ Lực Vương, hai nhân duyên này cũng thật trùng hợp." Phật Đà nói: "Chính do nhân quả và nhân duyên là như vậy." Phật Đà còn nói: "Lư Sư Tôn, nhân duyên của ngài cũng đã hội đủ, cũng là như vậy mà! Đệ tử ở kiếp quá khứ đều do nhân duyên mà quy y dưới pháp môn của ngài, việc này không chỉ một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, thậm chí là rất nhiều kiếp." Tôi nói: "Tôi đã hiểu rồi!"

Tôi làm bài kệ:

Nhiều đời nhiều kiếp là có thật Nhân duyên nghiệp báo chớ xem thường Tôi nay viết sách mong tường tận Nói tới nói lui độ trời người.

40. Tầm quan trọng của sám hối

Tôi hỏi Phật Đà: "Pháp sám hối có quan trọng không?" Phật Đà đáp: "Tối quan trọng." Tôi nói: "Con người ngày nay, người chẳng hề biết sám hối rất nhiều, làm sai việc gì thì cũng nói xuề xòa cho xong là thôi." Tôi còn nói: "Con người cảm thấy sám hối là một việc rất mất mặt. Lại còn mồm năm miệng mười rằng chẳng có lỗi gì thì sám hối cái gì." Phật Đà đáp: "Nhất cử nhất động nhất niệm đều là tội chướng. Thế nhân cần thực sự học pháp sám hối đi." Thế rồi Phật Đà kể một câu chuyện. Ngày xưa. Phật Đà thường dẫn các đệ tử đến nhà các thí chủ giàu có để nhận cúng dường. Khi đó có năm trăm kẻ ăn mày biết được, liền theo Phật Đà đi tiếp nhận cúng dường của các thí chủ. Việc này kéo dài khá lâu khiến các thí chủ mất hết kiên nhãn. Họ chỉ muốn cúng dường tăng nhân, không muốn cúng cho kẻ ăn mày. Năm trăm kẻ ăn mày này cuối cùng quyết định đến xin Phật Đà cho ăn mày cũng được xuất gia làm tăng. Phật Đà đồng ý, thế là năm trăm kẻ ăn mày trở thành năm trăm tăng ăn mày. Trải qua sự giáo hóa tỉ mỉ của Phật Đà, năm trăm tăng ăn mày quả nhiên đã trở thành năm trăm La Hán. (Năm trăm vị La Hán chính là từ chuyện này mà có.)

Phật Đà kể chuyện: Kiếp quá khứ của năm trăm kẻ ăn mày này như sau: Họ vốn là những lao công cho một đại thí chủ tên là Tán Đàn Ninh. Thí chủ này đã cúng dường mấy vị Bích Chi Phật. Thí chủ muốn năm trăm lao công này nghe theo lời của Bích Chi Phật. Nhưng năm trăm lao công này không tuân theo, còn cố ý gây sự. Sau này mới thấy được những lời của Bích Chi Phật nói đều là đúng. Lúc này năm trăm lao công mới biết chính mình đã sai rồi, mới hướng về Bích Chi Phật mà hối cải (sám hối thật sự). Bích Chi Phật đã tha thứ cho họ. Bích Chi Phật nói: "Năm trăm lao công đã làm rất nhiều việc sai trái, vốn dĩ phải đọa địa ngục, nhưng vì biết sám hối nên không phải đọa địa ngục nữa, tương lai chuyển thế sẽ trở thành năm trăm kẻ ăn mày." Bích Chi Phật nói: "Do việc sám hối, lại nghe được Phật pháp, tương lai năm trăm kẻ ăn mày này sẽ gặp được vị Phật chân chính." (Năm trăm kẻ ăn mày quả nhiên gặp được Phật Thích Ca Mâu Ni, trở thành năm trăm tăng ăn mày, rồi lại tu chứng thành tựu thành năm trăm La Hán.)

Tôi hỏi Phật Đà: "Quỷ Bà ngày nay không biết sám hối thì sẽ ra sao?" Phật Đà đáp: "Đánh mất thân này, hoàn nguyên trở thành quỷ uống máu." Tôi hỏi: "Còn những kẻ đi theo bà ta?" Phật Đà đáp: "Thành dạ xoa uống máu." Tôi thương xót, hỏi: "Làm sao để cứu Quỷ Bà và những người theo bà ta?" Phật Đà nói: "Chỉ có cách sám hối." Tôi hỏi: "Sám hối xong thì sao?" Phật Đà nói: "Trở thành những kẻ hạ tiện, nhưng vẫn có thể gặp được Phật pháp." Tôi hỏi có thể thành tựu không? Phật Đà nói: “Giống như năm trăm kẻ ăn mày thành tựu thành năm trăm La Hán.”

41. Thảo luận về thần thông

Tôi hỏi Phật Đà: "Phật đều có thần thông phải không?" Phật Đà đáp: "Đúng." Tôi hỏi Phật Đà: "Những ai có thần thông đều là Phật phải không?" Phật Đà đáp: "Sai." Tôi hỏi: "Vì sao lại thế?" Phật Đà đáp: "Thần thông cũng có sự khác biệt lớn nhỏ, chính tà." Tôi hỏi: "Xin lấy ví dụ." Phật Đà đáp: "Đại Tự Tại Thiên có ma thông. Chư Thiên đều có năng lực thần thông. Thiên Long Bát Bộ đều có năng lực thần thông. Ma Vương Ba Tuần thì có đại thần thông. Thần cũng có năng lực thần thông. Quỷ cũng có năng lực thần thông. Ngay cả súc sinh trong đạo súc sinh cũng có năng lực thần thông. (trực giác nhạy bén của động vật)…”

Tôi hỏi: "Con người thì sao?" Phật Đà đáp: "Người tu hành thành tựu cũng có sáu thần thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, thần túc thông, lậu tận thông." Tôi hỏi: "Thông linh cũng là thần thông sao?" Phật Đà đáp: "Tính chất gần giống nhau." Tôi hỏi: "Quỷ Bà có thần thông không?" Phật Đà đáp: "Quỷ thông." Tôi hỏi: "Các nhà thôi miên hiện đại cũng được xem là có thần thông sao?" Phật Đà đáp: "Chỉ là nhập vào huyễn giác." Tôi hỏi: "Quán lạc âm cũng là thần thông sao?" Phật Đà đáp: "Huyễn giác." Tôi hỏi: "Thần toán cũng là thần thông sao?" Phật Đà đáp: "Thần và quỷ giao tiếp, người và thần giao tiếp, người và yêu ma giao tiếp, người và trời giao tiếp… người và Bổn tôn giao tiếp. Cuốn sách này của ngài là người và Phật giao tiếp. Cũng là sự khác biệt lớn nhỏ chính tà mà thôi." Tôi hỏi: "Xá Lợi Phất có thần thông gì?" Phật Đà đáp: "Ngài ấy có sức mạnh của Thiên Đầu Sư Tử." [sư tử nghìn đầu] Tôi hỏi: "Kiều Trần Như có thần thông gì?" Phật Đà đáp: "Ngài ấy có Thiên Long Biến Hóa." Tôi hỏi: "Mục Kiền Liên có thần thông gì?" Phật Đà đáp: "Ngài ấy có thể đi lại khắp các Phật quốc, phân thân vô số." (Mười đại đệ tử của Phật Đà đều có sức mạnh thần thông, A Nan có trí nhớ nghìn năm, Đại Ca Diếp có thể hóa hiện cõi tịnh thổ, v.v…)

42. Thứ tự của Phật pháp

Tôi hỏi Phật Đà: "Phật Đà ơi! Đệ tử mới nhập môn cần học cái gì trước?" Phật Đà đáp: "Tứ thánh đế. Khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế." (Khổ đế — những cái khổ của đời người.) (Tập đế — nguyên nhân của cái khổ.) (Diệt đế — thường lạc ngã tịnh.) (Đạo đế — tu đạo chứng thực.) Tôi hỏi Phật Đà: "Tu thế nào?" Phật Đà đáp: "Ba mươi bảy đạo phẩm." Tôi hỏi Phật Đà: "Ba mươi bảy đạo phẩm bao gồm những gì?" Phật Đà đáp: "Tứ niệm xứ, tứ chính cần, tứ như ý, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chính đạo." Tôi hỏi: "Mật giáo thì sao?" Phật Đà nói: "Trước tiên là học Hiển giáo, tiếp đến học Mật giáo. Hoặc học đồng thời Hiển - Mật cũng được." Tôi hỏi: "Thứ tự của Mật giáo thế nào?" Phật Đà đáp: "Sự bộ, hành bộ, du già bộ, vô thượng bộ. Đây là bốn bộ mật tục." (Sự bộ — quán tưởng, trì chú, thủ ấn, nghi quỹ. Thanh tịnh thân mình.) (Hành bộ — nghi quỹ ngoại tại, thiền định nội tại.) (Du già bộ — thiền định nhập tam ma địa, tương ứng với Bổn tôn.) (Vô thượng bộ — tức thân thành Phật.)

Tôi hỏi: "Thứ tự dạy pháp của Phật Đà là như vậy sao?" Phật Đà đáp: "Tứ thánh đế là Tiểu thừa, ba mươi bảy đạo phẩm là Đại thừa, tứ bộ mật tục là Kim Cương thừa." Tôi hỏi: "Mỗi người đều giống nhau sao?" Phật Đà đáp: "Cần phải xem nhân duyên căn khí." Tôi hỏi: "Giống như Bồ Đề Đạo Đăng Luận của Atisa tôn giả đã nói đúng không? Phật Đà đáp: "Chính là Tam sĩ đạo đó." Tôi hỏi: "Tam sĩ đạo dựa theo cái gì?" Phật Đà đáp: "Nguyện lực." Tôi hỏi: "Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận, Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận của tôn giả Tsongkhapa thì sao?" Phật Đà đáp: "Có thể tham khảo để học." Tôi hỏi: "Đây có phải là thứ tự của Phật pháp không?" Phật Đà đáp: "Không sai." Tôi hỏi: "Học tập Phật pháp có sở đắc gì không?" Phật Đà đáp: "Vô sở đắc." (Phật Đà lấy cảnh giới tối cao vô thượng để nói với Lư Sư Tôn, vô sở đắc là chân đế của minh tâm kiến tính.)

43. Lậu tận thông

Tôi hỏi Phật Đà: "Trong sáu loại thần thông thì thần thông nào là tối thượng?" Phật Đà đáp: "Lậu tận thông." Tôi hỏi: "Vì sao lại vậy?" Phật Đà đáp: "Lậu tận tức là thành Phật." Tôi hỏi: "Năm loại thần thông kia thì sao?" (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mệnh, thần túc) Phật Đà đáp: "Chỉ là biểu hiện bên ngoài." Tôi hỏi: "Còn lậu tận thông thì sao?" Phật Đà đáp: "Là bên trong. Mọi lậu đều tận." Tôi hỏi: "Như thế nào thì gọi là mọi lậu đều tận?" Phật Đà đáp: "Vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp,… diệc vô vô minh tận." Tôi hỏi: "Đây là Tâm Kinh?" Phật Đà đáp: "Tâm Kinh chính là lậu tận." Tôi hỏi: "Phần lớn con người theo đạo Phật đều biết tụng Tâm Kinh mà?" Phật Đà đáp: "Nhưng vẫn chẳng hiểu ý nghĩa của kinh." Tôi hỏi: "Hiểu được nghĩa của Tâm Kinh thì sao?" Phật Đà đáp: "Người ngộ được thì là Phật." Tôi hỏi: "Người còn mê lầm thì là chúng sinh, người giác ngộ là Phật, phải vậy không?" Phật Đà đáp: "Đúng." Tôi hỏi: "Phật là gì?" Đáp: "Không." Tôi hỏi: "Pháp là gì?" Đáp: "Hiểu về cái Không." Tôi hỏi: "Tăng là gì?" Đáp: "Hành giả hiểu được cái Không." Tôi hỏi: "Nếu không phải là hành giả hiểu được cái Không thì sao?" Đáp: "Mê lầm." Tôi hỏi: "Còn hành giả hiểu được cái Không?" Đáp: "Giác ngộ." Tôi hỏi: "Giác ngộ cái gì?" Phật Đà đáp: "Ngũ uẩn giai không. Chư pháp không tướng." Tôi hỏi: "Không cái gì?" Phật Đà đáp: "Vô vô minh tận. Vô lão tử tận. Vô khổ tập diệt đạo. Vô trí. Vô đắc."

44. Chia sẻ về mơ thấy Lư Sư Tôn

Mai Liên:

Tôi từng chia sẻ về văn tập của Sư Tôn tại Phật đường, tôi mơ thấy Lư Sư Tôn bảo tôi ăn đồ ăn, còn hướng dẫn và cổ vũ tôi chia sẻ về văn tập. Cuối cùng Sư Tôn nói với tôi: nhiệm vụ chia sẻ văn tập giao cho cô!

Trên đường trở về sau khi tham dự pháp hội Lục Độ Mẫu tại Đại Loan, trên máy bay tôi ngồi đọc văn tập số 264 của Sư Tôn "Hư không không biến đổi", tôi nảy sinh một vài thắc mắc, ai ngờ sáng sớm hôm nay tôi liền mơ thấy Sư Tôn mặc long bào của Lục Độ Mẫu, từ trong đám đông đi tới bên cạnh tôi, bảo tôi lấy cuốn văn tập ở trong túi ra, Sư Tôn giở cuốn văn tập ra hỏi tôi có thắc mắc gì không? Tôi chỉ vào phần được đánh dấu bằng bút dạ màu vàng trong sách hỏi Sư Tôn rằng đây có phải là điểm quan trọng không. Sư Tôn nói đó không phải là điểm quan trọng nhất, chỉ là quan trọng thứ hai, vẫn còn có cái quan trọng hơn!

Sư Tôn lại bảo tôi lấy ra một cuốn văn tập khác trong túi, mở sách ra hỏi tôi chỗ nào tôi không hiểu. Tôi chỉ cho Sư Tôn xem. Sư Tôn nói, vấn đề liên quan đến đạo này tương đối thâm sâu ảo diệu và phức tạp. Thế là Sư Tôn lại chậm rãi giải thích cho tôi, sau đó Sư Tôn bảo tôi đi vào trong một gian phòng, những người khác nhìn tôi bằng ánh mắt ngưỡng mộ. Trong căn phòng chỉ có tôi và Sư Tôn, Sư Tôn liền giải thích những thắc mắc của tôi.

Lâu rồi không mơ thấy Sư Tôn, bởi vì tôi đọc văn tập trong lòng có thắc mắc, Sư Tôn liền nhập mộng giải thích, kì thực cuốn sách mới này tôi vẫn còn chưa đọc xong!

Cảm ơn Sư Tôn từ bi nhập mộng giải thích thắc mắc của tôi. Ngài thật siêu quá!

Lương Mỹ San:

Từng có lần ở trước đàn thành, tôi rất thành tâm nói với Sư Tôn về tâm sự và những khó khăn trên phương diện kinh tế của mình… Đêm đó đi ngủ, lúc gần sáng tôi mơ thấy tôi xếp hàng ở vị trí thứ ba trong hàng người chờ được Sư Tôn sờ đầu gia trì sau bữa ăn tối tại pháp hội... Đáp án trên thực tế là vào ngày thứ ba xuất hiện một vị đại quý nhân, không ngờ người này có ý giúp đỡ tôi một số tiền không nhỏ để giải quyết vấn đề kinh tế của tôi. (Đại quý nhân này chủ động gọi điện thoại đến đề nghị giúp đỡ tôi.)… Sư Tôn và Phật Bồ Tát tại hư không và đàn thành thực sự là sống thật…

Wing Ho Wong:

Mấy hôm trước, trong mơ tôi bị Sư Tôn dùng chân đạp mạnh lên chân trái của tôi, Sư Tôn cũng cảm thấy mình dùng lực mạnh quá, thế nên còn nói rằng thật ngại quá. Tôi nói không có gì, rồi tôi cũng muốn bảo Sư Tôn dậm thêm cho tôi một cái nữa vào chân phải. Sau đó Sư Tôn mở một cái hộp gỗ ra, đưa cho tôi xem một vài thứ bí mật…

Raven Saw:

Tôi còn nhớ hơn 10 năm trước, tôi được XX quán đảnh (XX đứng trên bục và dùng gạo để ném ra xung quanh). XX nhìn thấy tôi và sau đó trực tiếp lấy gạo ném lên người tôi. Buổi tối hôm đó trở về nhà, nhận được quán đảnh rồi tôi rất vui, không cảm thấy có gì bất bình thường cả… Tôi rất kiền thành ngồi trong phòng mình niệm Thượng sư tâm chú 1080 biến, sau đó đi ngủ. Đêm đó tôi mơ thấy Lư Sư Tôn mặc long bào màu vàng, đầu đội mũ Pháp Vương màu vàng, hiển hiện trong hư không. Vẻ mặt của Sư Tôn không có chút biểu cảm nào. Ngài dùng một nắm gạo vẩy lên người tôi. Mơ đến đây thì tôi tỉnh dậy.

Chung Mật:

Bởi vì tôi làm việc quét dọn Phật đường suốt ba năm, nên tôi thường mơ thấy Sư Tôn.

Liên Hoa Gia Hương:

Mấy ngày trước, hai lần (thứ ba và thứ tư) mơ thấy Sư Tôn nói chuyện với tôi và gia trì cho tôi, khiến tôi khỏi hết bệnh. Sư Tôn nói tôi sẽ bị trúng phong đó, nên trong giấc mơ đã gia trì cho tôi, sau đó còn bảo tôi hãy đi viết thư cho Sư Tôn.

Chuah Wei:

Giai đoạn đầu tôi mới quy tôi đã mơ thấy Sư Tôn, Sư Mẫu và hai đồng môn đến nhà tôi. Tôi mời Sư Tôn ăn một bữa cơm. Sau đó tôi mua xổ số, viết môn bài bốn người thì đặt bốn trúng ba giải. Ha ha ha! Thật là bái phục tài năng của tôi quá!

Chanel Jiang:

Mỗi lần mơ thấy Sư Tôn Sư Mẫu tôi đều rất vui, mơ thấy Sư Tôn gia trì cho con tì hưu của tôi, thế mà quên mất không mua xổ số.

Yuki Chou:

Tôi đã mấy lần mơ thấy Sư Tôn Sư Mẫu, mỗi lần nội dung giấc mơ đều khác nhau, nhưng đều tràn đầy pháp hỷ, vô cùng biết ơn.

Trang Hưởng Ngọc:

Sau khi quy y Sư Tôn, tôi thường mơ thấy mời Sư Tôn ăn cơm. Sau đó lại mơ thấy tôi ôm Sư Tôn. Sau đó tôi lại mơ thấy tôi và Sư Tôn giơ cao hai tay vỗ vào nhau nói "cố lên". Những điều tôi sẽ ghi nhớ mãi, cảm thấy rất vui.

Lisa Chung:

Tôi thường xuyên mơ thấy Sư Tôn và Sư Mẫu. Cũng có cả các Thượng sư pháp sư, có lúc còn mơ thấy đồng môn. Nói đến hội đọc sách tôi cũng từng mơ thấy Sư Tôn, Sư Mẫu và đồng môn, thực sự giống như lên lớp học vậy.

Liang Saw Wah:

Tôi mơ thấy Sư Tôn lấy từ trong túi áo ra cho tôi một tấm thẻ địa chủ và một con chim khổng tước.

Hoàng Dĩ Tuyền:

Tôi mơ thấy Sư Tôn dạy tôi thủ ấn Thời Luân Kim Cang.

Wu Qi Lin:

Tôi mơ thấy Sư Tôn gia trì toàn thân tôi được mát mẻ.

Trần Thư Huy:

Sư Tôn là Tịnh Quang Bí Mật Phật! Nam mô Hoa Quang Tự Tại Phật! Ngu đệ tử tận mắt nhìn thấy tịnh quang khắp xung quanh thân Sư Tôn, rồi Sư Tôn dùng tịnh quang gia trì cho ngu đệ tử. Vô cùng cảm ơn Sư Tôn đã gia trì! Nhất tâm đảnh lễ Sư Tôn! Om guru liansheng siddhi hum….

Lisa Chung:

Kể từ khi tham gia hội đọc sách văn tập của Liên Sinh Hoạt Phật online, tôi lại càng hay mơ thấy Sư Tôn, đây cũng là một thu hoạch nằm ngoài dự liệu của tôi.

Trang Vu Đình:

Mặc dù tôi chưa quy y, nhưng tôi đã mấy lần mơ thấy Sư Tôn rồi.

Shingju Lin:

Tôi đã mơ thấy Sư Tôn rất nhiều rất nhiều lần rồi, nhất định là Sư Tôn biết tôi muốn nhưng không có cách nào đến tham dự pháp hội được, do vậy Sư Tôn đã đến trong những mộng cảnh khác nhau để gia trì cho tôi.

Suu Zhen:

Đã rất rất nhiều lần, trong mơ tôi thấy mình nói chuyện với Sư Tôn, tham gia pháp hội của Sư Tôn trong mơ, trong mơ xin được chụp ảnh chung với Sư Tôn cũng có. Còn có rất nhiều rất nhiều chuyện khác nữa.

Tang Tang Mok

Không thể phủ nhận tôi là người vừa không nghe lời vừa thích lang thang chơi bời, nhưng tôi không quên những cúng phẩm cần phải có của pháp Hỏa cúng và Khói cúng. Có lần tôi gửi đến phân đường một ít thảo dược sấy khô, đêm đó Sư Tôn đã xuất hiện trong giấc mơ, ngài còn nhắc đến lá thư mà tôi viết cho Sư Tôn năm xưa, rồi còn nói thêm một câu: "Đừng quên thân phận của mình". Đệ tử không quên! Mặc dù đệ tử không tinh tấn, nhưng cho tới cuối cùng thì vẫn là môn đồ Chân Phật Tông.

Hứa Uy Tông:

Tôi có một giấc mơ rất phức tạp. Khi XX vẫn còn chưa bị bộc lộ chân tướng, Sư Tôn vẫn chưa truyền pháp Đại Lực Kim Cang, tôi mơ thấy Lư Sư Tôn cùng Thượng sư pháp sư cả nhóm người đi đến một ngôi làng truyền pháp, xung quanh có một vài tín đồ đứng thành vòng tròn để xem. Phía bên kia đột nhiên phóng ra một vị thần Kim cang tướng phẫn nộ tay cầm phất trần nhảy kim cang bộ bằng một chân. (Ở trong mơ tôi biết rằng đây cũng là Sư Tôn). Phất trần vừa hất lên một cái đã khiến Sư Tôn ngã xuống đất, tôi và những người khác đều cảm thấy rất ngạc nhiên, thế là tỉnh lại. Khi đó tôi cho rằng do chính mình đã đọc chương sách về Thượng sư thật giả trong văn tập của Sư Tôn, do vậy mới có giấc mơ này.

Lisa Chung:

Những ngày gần đây sau khi tôi nghe xong chương trình hội đọc sách online của Thượng sư Huệ Quân, tôi thường mơ thấy Sư Tôn. Hôm nay trong mơ tôi lại mơ thấy mình và một số người khác mặc trên mình những trang phục đặc biệt để biểu diễn cúng dường Sư Tôn.

Cheeyang Chong:

Tôi mơ thấy có một kiếp Sư Tôn xuất gia, sau lưng chỉ có mỗi mình tôi mà thôi. Là thật, hay là giả không quan trọng, tôi vẫn là người sai nhất, tôi nên nỗ lực tu, mơ thấy Sư Tôn là một sự cổ vũ, xin hãy tiếp tục cố gắng tu pháp nhiều nữa và đọc sách của Sư Tôn nhiều hơn nữa.

45. Diễn văn chào mừng của Hàn Quốc Du

[Ông Hàn Quốc Du là tại thời điểm này đang là Thị trưởng của thành phố Cao Hùng.]

Tại pháp hội Lục Độ Mẫu vào ngày 08 tháng 04 năm 2018.

Liên Sinh Hoạt Phật Sư Tôn, các vị Thượng sư đang ngồi đây cùng với tất cả sư huynh đệ, sư tỉ muội trong Phật môn chúng ta, và cả Bộ trưởng Du cùng tất cả các vị khách quý, A Di Đà Phật!

Bên tay trái tôi đây cũng là một đệ tử Phật môn, là Trần Nhược Thúy ở quận Linh Nhã [thành phố Cao Hùng] của chúng ta, bên tay phải tôi là nghị viên Hứa - Hứa Tuệ Ngọc của quận Đại Xã của chúng ta, tiếp theo ở bên phải đây là Chung Dịch Trọng của quận Phụng Tiên của chúng ta. Tại đây chúng tôi muốn chia sẻ cảm nhận của chúng tôi đối với Phật pháp.

Năm Dân Quốc 64 (tức năm 1975 Tây lịch), tôi 18 tuổi, đến Cao Hùng làm lính. 3 năm sau tức là năm 67, tôi đã đến đảo Matsu, đối diện với hai nghìn binh lính trên hòn đảo biệt lập này.

Trên hòn đảo biệt lập này vô cùng cô quạnh. Tình cờ, tôi đã đọc được sách do Liên Sinh Hoạt Phật viết, đọc rồi thì nghiện luôn, đọc hết quyển này tới quyển khác. Kết quả là đã nhờ văn tự mà kết duyên như vậy. Không ngờ 40 năm sau, tại đây hôm nay, tôi thật sự tận mắt nhìn thấy Sư Tôn của chúng ta, tôi cảm giác đây đúng là duyên phận!

35 tuổi tôi làm ủy viên lập pháp, khi mới bắt đầu tôi làm việc rất chăm chỉ, dần dần làm tới khóa thứ ba, Bộ trưởng Du của chúng ta cũng là đồng nghiệp của tôi, đã chứng kiến tôi càng làm càng hoang đường, càng làm càng sa đọa, ngày nào cũng ăn chơi rượu chè, bù lu lộn xộn. Cuối cùng thì tôi không được chọn nữa. Rất nhiều ủy viên của chúng tôi nói anh có bị bệnh thần kinh không? Làm ủy viên lập pháp chẳng hề dễ dàng, khó khăn biết bao! Tôi nói không được, tôi không tìm được phương hướng của cuộc đời, không tìm được bộ mặt vốn có của mình. Tôi cũng xin lỗi cử tri, tôi không thể được chọn nữa rồi. Vì thế, sau 9 năm làm ủy viên lập pháp, điều không ai ngờ đến là: tôi không làm nữa. Tôi hoàn toàn mất phương hướng rồi, cái tâm này ngày nào cũng hỗn loạn. Tôi hoàn toàn cảm thấy có lỗi với nhân dân.

Kết quả là tôi đã chạy lên núi Hoa Sơn ở Vân Lâm, mỗi ngày leo núi, mỗi ngày niệm kinh Phật, không có thầy dạy, không có bất kì ai dạy thì phải làm sao? Tôi liền đem Bát Nhã Ba-la-mật Đa Tâm Kinh của pháp sư Huyền Trang ra, đọc từng chữ từng chữ, cứ như thế, thời gian đã 10 năm trôi qua, 10 năm rồi, cái tâm này của tôi đã dần dần từ từ lắng xuống. Cứ như thế, 17 năm đã trôi qua.

Tôi hôm nay từ lúc đầu đầy tóc cho đến lúc cả đầu đã trọc hết, nhưng tại đây, ở trước Phật pháp, tôi đã liên tục nghiền ngẫm kinh này, sau này tôi đột nhiên phát hiện ra, lát nữa nếu tôi nói không đúng, xin Sư Tôn của chúng ta sửa chữa. Thì ra hai trăm sáu mươi chữ đã bao gồm rất nhiều bí mật vũ trụ không thể truyền đạt bằng lời. Tôi vẫn luôn nghĩ vì sao 1500 năm qua, Tâm Kinh này đã gắn bó chặt chẽ với mọi đệ tử của dân tộc Trung Hoa chúng ta? Tôi vẫn luôn nghĩ không ra, tôi cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, nghĩ mãi, nghĩ mãi, tôi nghĩ đại khái chắc là tôi có thể nhìn ra một chút chút, đã mở được cái chìa khóa này, tôi nên nói thế nào nhỉ?

Tôi sẵn lòng chia sẻ với mọi người, hôm nay đến đây không nói chuyện chính trị, là đến để chia sẻ:

“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỵ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc.” Những văn tự này nói về nhân đạo.

“Dĩ vô sở đắc cố. Bồ Đề Tát Đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.” Đây là Bồ Tát đạo. Tôi hơi căng thẳng, đoạn sau hơi quên một chút rồi.

“Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miểu tam bồ đề.” Đây là Phật đạo. Đoạn sau trở thành chú văn: “Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.” Đây là chú ngữ.

Thì ra hai trăm sáu mươi chữ này là trái tim kinh văn của tất cả kinh Bát Nhã, là tinh hoa nhất. Tôi từ từ đọc, từ từ đọc, chỗ tôi cảm thấy thần kỳ nhất là, tôi xin chia sẻ với các sư huynh tỷ, sư huynh đệ: tôi cảm thấy cái tâm của tôi dần dần lắng xuống, cuối cùng tôi đã hiểu thấu đáo một số sự việc. Cứ như thế, 17 năm. Không ngờ đến Cao Hùng, làm chủ tịch ủy ban Đảng bộ thành phố, gần đây trong tâm lại bắt đầu rối loạn, vì thế phải nhanh chóng niệm kinh văn một chút.

Và xin cảm ơn Liên Sinh Hoạt Phật mười mấy năm hoằng đạo truyền pháp, các vị sư huynh đệ, các vị thượng nhân, cũng đã dốc tinh thần và sức lực, thời gian của mình để cống hiến. Tôi cảm thấy có thể xuất gia, làm đệ tử Phật môn, không phải là việc mà các bậc vương tướng có thể làm được, thật ra làm hoàng đế, làm tướng quân, làm tể tướng đều không vĩ đại bằng xuất gia. Tôi cảm thấy việc này vô cùng quan trọng. Tại đây tôi cũng muốn chúc phúc các tín đồ Chân Phật Tông của chúng ta, chúc các bạn mọi sự bình an, mọi sự tốt đẹp, A Di Đà Phật!

46. Diễn văn chào mừng của Lâm Minh Trăn

Đài Loan Lôi Tạng Tự - Ngày 01 tháng 12 năm 2018.

Thánh Tôn, Sư Mẫu, các vị đại đức, xin chào. Hôm nay, Thánh Tôn của chúng ta tại đây cử hành đại pháp hội Diêu Trì Kim Mẫu, còn nhớ hồi đầu năm, tôi có đến tham gia, lời của Thánh Tôn có thể nói là một câu đáng giá nghìn vàng, ngài nói với tôi: “Huyện trưởng Lâm, cuối năm ông tranh cử chức vụ này, ông nhất định sẽ trúng cử với số phiếu cao.” Vì thế, dưới sự bảo hộ của Thánh Tôn của chúng ta, lần tranh cử chức vụ huyện trưởng này, trong số 22 huyện thị, tỷ lệ ủng hộ chỉ thấp hơn huyện Hoa Liên, xếp thứ hai. Đồng thời Thánh Tôn cũng có lời dự đoán, ngài nói trong cuộc bầu cử năm thành phố năm 2018 năm nay, Quốc dân đảng Trung Quốc sẽ giành được ba trong số sáu thành phố, điều đó quả thực đã trở thành hiện thực, lời Thánh Tôn nói đều đã thành hiện thực.

Tại đây huyện trưởng cũng vô cùng cảm tạ Thánh Tôn đã cầu phúc bảo hộ cho nhân dân huyện Nam Đầu và Đài Loan, chúng tôi thật sự vô cùng cảm kích. Nhất là những điều mà trong tâm Thánh Tôn thỉnh cầu đều là điều mà mọi người chúng ta hy vọng, mong rằng thay đổi được không khí Đài Loan, tình hình ô nhiễm không khí hiện tại đã tương đối nghiêm trọng, mọi người đều mong pháp hội của Thánh Tôn có thể thay đổi được không khí của Đài Loan, có phải không? Ngoài ra là khiến cho kinh tế của chúng ta phục hồi, Đài Loan và Đại Lục hòa bình, Nam Đầu sẽ càng tốt hơn, đây là điều Thánh Tôn cầu nguyện, chúng ta vô cùng hy vọng điều mà Thánh Tôn cầu nguyện có thể tiếp tục thành hiện thực, để kinh tế Đài Loan của chúng ta càng tốt hơn, đúng thế không?

Trong cuộc bầu cử lần này, Hàn Lưu (tân thị trưởng Cao Hùng Hàn Quốc Du) đã đóng vai trò tương đối quan trọng, bây giờ điều mà tất cả nhân dân cả nước Đài Loan hy vọng chính là kinh tế có thể tốt hơn, mọi người đều kiếm được tiền, có công việc, đây là một lời cam kết để tranh cử huyện trưởng. Tôi tin rằng lần này với 19 vạn phiếu thuận lợi trúng cử, tiếp tục dưới sự ban phước của Thánh Tôn, tôi nhất định sẽ làm cho huyện Nam Đầu càng tốt hơn, trong 4 năm tới, sẽ khiến cho kinh tế của người dân huyện Nam Đầu có thu nhập cao hơn, người dân có thể sống những ngày tháng vui vẻ hơn. Vì thế, đại pháp hội ngày hôm nay, toàn quốc sẽ tốt hơn, kinh tế cả nước sẽ rực rỡ hơn, chúng ta hôm nay sẽ cố gắng để cho nhân dân kiếm được tiền, cũng hy vọng sau khi đại pháp hội của chúng ta kết thúc, không khí Đài Loan sẽ tốt hơn, đúng thế không? Đây là điều quan trọng nhất, không khí tốt hơn là điều mà mọi người cùng cầu nguyện.

Thật may thị trưởng Đài Trung Lư Tú Yến đã thuận lợi trúng cử, bà ấy có kế hoạch giảm một nửa lượng than đốt tại Nhà máy Nhiệt điện Đài Trung, nếu như vậy thì chất lượng không khí của chúng ta sẽ tốt hơn. Vì thế, hy vọng ngày 25/12, sau khi thị trưởng Lư Tú Yến nhậm chức sẽ có thể thực hiện lời hứa của bà ấy, tôi tin rằng sau khi thực hiện lời hứa này, chất lượng không khí mà Thánh Tôn thỉnh cầu nhất định sẽ cải thiện, chắc chắn sẽ cải thiện, đúng không Sư Tôn?

Vô cùng cảm ơn các vị, huyện trưởng tôi tại đây chúc phúc tất cả các đại đức, mọi người sức khỏe, vạn sự như ý, có thời gian hãy đến Nam Đầu lễ Phật nhiều hơn. Hai bờ biển hòa bình cũng có thể khiến cho khách du lịch đến Nam Đầu du lịch, để kinh tế của chúng ta cải thiện, để ngành du lịch tiếp tục hưng vượng, để những người làm nghề nhà hàng khách sạn, sản xuất nông phẩm thuận lợi tiêu thụ, mọi người đều kiếm được tiền. Tôi tin đây cũng là lời ước nguyện chung của mọi người, cảm ơn các vị, chúc phúc mọi người thân thể khỏe mạnh, cảm ơn.

47. Diễn văn chào mừng của Giản Cảnh Hiền

Đài Loan Lôi Tạng Tự ngày 22.12.2018.

Sư Tôn Liên Sinh Hoạt Phật kính yêu nhất, cùng các vị trong đoàn Thượng sư, các đại đức, bạn hữu trên toàn thế giới của chúng ta, chúc mọi người bình an. Đầu tiên phải cảm ơn Sư Tôn của chúng ta đã chiếu cố và nghiệm chứng cho tôi, đây là thu hoạch lớn nhất mà tôi có được khi đến đây hôm nay. Đặc biệt phải cảm ơn Sư Tôn khi từ Seattle trở về đã đặc biệt gia trì cho Cảnh Hiền, ngài nói: “Thảo Đồn nhờ cậy vào anh, anh nhất định sẽ trúng cử.”

Còn nhớ 8 năm trước, tôi đã thua mất 19 phiếu. Lần này nhờ có Sư Tôn gia trì, bạn có biết đã thắng được bao nhiêu phiếu không? Tổng số phiếu của hai ứng cử viên còn lại ít hơn số phiếu của tôi. Vì thế, đặc biệt phải cảm tạ Sư Tôn, sự giúp đỡ và gia trì của ngài dành cho tôi là vinh hạnh của tôi, cũng là sự gia tăng trách nhiệm.

Ngoài tôi ra, huyện trưởng Lâm Minh Tră cũng nói với tôi, ông ấy đúng như lời dự đoán của Sư Tôn, đã thành công giữ được chức vụ. Lần tuyển cử đầu tiên ông ấy đã thắng sát sao chỉ với 5 nghìn phiếu, lần này, ông ấy đã thắng gần 10 nghìn phiếu! Đây cũng là điều mà chúng tôi phải cảm tạ Sư Tôn, cho nên chúng tôi đặc biệt tới để ấn chứng và cảm tạ.

Đặc biệt cảm ơn các đại đức trên toàn thế giới đã đến đây, bây giờ thị trấn Thảo Đồn là thị trấn lớn nhất toàn quốc rồi! Bởi vì có Sư Tôn ở đây hoằng phpá, khiến thị trấn Thảo Đồn của chung ta trở thành thị trấn lớn nhất, cũng trở thành nơi sầm uất nhất.

Thật ra mà nói, thị trưởng Hàn Quốc Du đúng là đồ đệ của Liên Sinh Hoạt Phật, Sư Tôn từng nói, người Thảo Đồn đã đến đây, hàng hóa đã bán đi rồi, vì thế nói các đại đức của Lôi Tạng Tự đều phát tài, đúng không? Dưới sự gia trì và bảo hộ của Sư Tôn, chúng ta cũng tha thiết hy vọng Thảo Đồn có thể phồn thịnh hơn, Lôi Tạng Tự có thể phát triển rực rỡ, đây là trách nhiệm của tôi. Nhớ một năm trước, tôi từng bày tỏ với Sư Tôn: chỉ cần Giản Cảnh Hiền này được bầu chọn, tôi tuyệt đối sẽ giống như các vị đây, làm tình nguyện viên cho Lôi Tạng Tự, được không?

Chúng tôi cũng hết sức hoan nghênh đại đức từ khắp nơi trên thế giới đến ở tại Thảo Đồn, mọi người đều đến giúp đỡ hỗ trợ, khiến cho Thảo Đồn có thể phồn thịnh. Tôi cũng đồng ý: phải quy hoặc và chỉnh đốn nghia trang ở Thảo Đồn, khu quy hoạch giai đoạn một đã khởi công, còn giai đoạn hai là khu nghĩa trang dưới chân núi Lôi Tạng Tự. Tôi nhất định sẽ nỗ lực giúp đỡ để nó biến thành công viên sinh thái, nghĩa trang biến thành vàng, đây là lý tưởng của tôi.

Chúng tôi hy vọng nhờ vào sức mạnh của mọi người, sau khi Thảo Đồn càng hưng thịnh hơn, có thể trở thành thành phố Thảo Đồn. Tại đây tôi cũng kiến nghị mỗi vị đại đức, giả sử mỗi vị có thời gian, xin hãy ở lại Thảo Đồn vài đêm, như thế là đã giúp ích rất lớn đối với Thảo Đồn rồi. Vì điều này, tôi đồng ý nhất định sẽ quy hoạch các lối đi và nơi nghỉ ngơi xung quanh Thảo Đồn, và phát triển những nhà hàng khách sạn để mọi người có thể nghỉ ngơi thoải mái, và các cửa hàng sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau, để mọi người khi đến Thảo Đồn, bất kể là đi du lịch hay nghỉ ngơi, đều có thể có được chất lượng tốt hơn.

Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn Sư Tôn: cảm ơn hội công đức Hoa Quang đã liên tục giúp đỡ các gia đình và trẻ em nghèo khó tại Thảo Đồn này, tăng thêm chức năng phúc lợi xã hội của Thảo Đồn. Tôi tin rằng, sau này Sư Tôn và hội công đức Hoa Quang nhất định sẽ tiếp tục giúp đỡ các công sở ở thị trấn Thảo Đồn, cảm ơn Sư Tôn! Đây là một yêu cầu quá đáng, tôi tin rằng, nếu có được sự trợ giúp của mỗi vị đại đức ở đây, chắc chắn mỗi vị sẽ có thể lưu lại những hồi ức tốt đẹp về trấn Thảo Đồn núi sông đẹp đẽ.

Tại đây xin chúc pháp hội hôm nay thành công viên mãn! Cũng cảm tạ Sư Tôn, cảm tạ các đại đức, cảm ơn, cảm ơn các vị!

48. Chân Phật Tông Đại Nghĩa Học Hội - Đại Nghĩa Lôi Tạng Tự 28.04.2019

Nghi quỹ đại pháp hội Cứu Thiên Tai Độ Mẫu hộ quốc cầu phúc

1. Cung kính nghênh đón Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật, Sư Mẫu Liên Hương Thượng sư, Rinpoche và đoàn Thượng sư.

2. Kính mời Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật dâng hương (quán tưởng đại lễ bái).

3. Giới thiệu khách quý.

4. Khách quý đọc diễn văn chào mừng.

5. Nghi thức tài trợ kinh phí và khí tài cho trung đoàn tìm kiếm và cứu hộ Trung Hoa Dân Quốc.

6. Dâng khăn khata.

7. Hát hương tán.

8. Cung kính niệm Căn bản Truyền thừa Thượng sư tâm chú chú dài 7 biến, thỉnh cầu truyền thừa đại gia trì (làm quán tứ vô lượng).

9. Làm thủ ấn đánh thức (vỗ tay, búng ngón tay).

10. Kính mời Thánh Tôn dùng chuông chày kim cang kết giới, gia trì sớ văn, đơn báo danh, cúng phẩm và khai quang tượng Phật.

11. Niệm chú thanh tịnh.

12. Niệm chú triệu thỉnh.

13. Ôm ah hùm sô-ha. (3 biến) Nhất tâm phụng thỉnh: Nam mô Chân Phật Tông Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật. Nhất tâm phụng thỉnh: Chủ tôn pháp hội Nam mô Cứu Thiên Tai Độ Mẫu. Phụng thỉnh: Nam mô Chân Phật Tông lịch đại truyền thừa tổ sư. Nam mô A Đạt Nhĩ Mã Phật. Nam mô Ngũ Phương Phật. Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Đại Thiên Tôn. Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Chân Phật Tông Bát Đại Bổn Tôn. Nam mô 21 vị Độ Mẫu. Nam mô chư tôn tại đàn thành của Đài Loan Đại Nghĩa Học Hội, Đại Nghĩa Lôi Tạng Tự và các chùa đường hội. Nam mô Chân Phật Hải Hội chư Phật Bồ Tát, Kim cang Hộ pháp, Không hành chư Thiên. Nam mô Sơn Thần, Phong Thần, Thủy Thần, Địa Thần, Thành Hoàng Cảnh Chủ của khu vực. Nam mô thập phương tam thế tất cả Phật, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.

14. Quán tưởng đại lễ bái.

15. Cúng dường mandala.

16. Tứ quy y.

17. Mặc giáp hộ thân.

18. Chuyển châu minh.

19. Cầu thỉnh chủ tôn Nam mô Cứu Thiên Tai Độ Mẫu giáng lâm đàn thành.

Tụng tán:

Đóa sen vi diệu hiện yết ma Đại Kim Cang Hào quang chiếu khắp diệt tận mọi thiên tai Quốc thái dân an chúng sinh gặp ân huệ Quy y tôn kính trước Cứu Độ Phật Mẫu.

20. Kết thủ ấn Cứu Thiên Tai Độ Mẫu (tay phải ấn vô úy, tay trái ấn cầm tịnh bình).

21. Nhất tâm phụng thỉnh chủ tôn Nam mô Cứu Thiên Tai Độ Mẫu Bồ Tát. (3 lần)

Quán tưởng: Trên hoa sen và nguyệt luân có chữ “Tang”.

image

Từ chữ Tang biến hóa thành Cứu Thiên Tai Độ Mẫu. Cứu Thiên Tai Độ Mẫu thân màu xanh lục, tay phải kết ấn thí vô úy, tay trái nâng bông hoa upala, trên bông hoa có chày kim cang chữ thập, biểu thị hàng phục tất cả ma oán và chướng ngại. Tướng bề ngoài của ngài là chân phải duỗi ra dẫm lên bông hoa sen, chân trái cong lại, ý nghĩa là: chân phải duỗi ra biểu thị ngài có đủ tâm đại từ bi, không rời tam giới đi cứu hộ chúng sinh, còn chân trái cong lại biểu thị ngài trụ trong tính Không trí huệ, ngồi trên tòa hoa sen. Ngài mặc thiên y váy xếp và đeo đủ loại trang sức, sau lưng có ánh trăng, trên đầu trang sức bằng A Di Đà Phật.

Quán tưởng chày kim cang Yết ma chữ thập trên tay trái của Độ Mẫu phóng ra ánh sáng trắng lớn mãnh liệt, chiếu đến chính mình/nơi ở của mình/đất nước mình/một khu vực nào đó, phàm là nơi có tịnh quang chiếu đến thì đều hóa giải mọi tai nạn về đất nước lửa gió, khiến cho đại địa quốc thổ thanh tịnh quang minh.

22. Cung thỉnh Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật diễn hóa đại thủ ấn tiêu tai, cầu phúc, tăng ích, kính ái, siêu độ.

23. Trì tâm chú Cứu Thiên Tai Độ Mẫu: “Ôm ta-rê tu-ta-rê tu-rê ma-ma sa-ơ-wa ya-ya-ma-ha ha-na-pa-ya xin-tâng-mu gu-ru sô-ha.”

24. Nhập Tam ma địa.

25. Xuất định.

26. Trì thêm bát đại Bổn tôn tâm chú và niệm Phật.

27. Hồi hướng.

28. Trì thêm Bách tự minh chú. (3 biến)

29. Quán tưởng đại lễ bái.

30. Chú viên mãn.

Ôm bu-lin. (3 biến) Ôm ma-ni pê-mi hum. (Làm thủ ấn giải tán: vỗ tay, búng ngón tay.)

31. Thỉnh Phật trụ thế.

Kính lễ Thánh Tôn Bí Mật Chủ phẩm đức diệu thiện Chư Phật thập phương thế giới Phật quốc nhiều như vi trần Hải hội chư Bồ Tát từ bi chúng sinh hữu tình Hộ pháp Kim cang Không hành xin đảnh lễ.

Ba thứ độc thế gian đang cháy hừng hực suốt đêm dài Hủy hoại thân tâm, đau khổ luân hồi không dừng dứt Thánh Tôn thương xót giáng sinh độ chúng sinh mê lầm Bởi vậy Tam Bảo tỏa uy quang bảo hộ quần sinh.

Ruộng phúc của trời người nương dựa vào thân kim cang Thụ giới, truyền pháp, quán đảnh, ban thành tựu Phật tử thỉnh cầu Thầy trụ thế chuyển pháp luân Lợi lạc vô lượng vô tận chúng sinh giới.

32. Đơn vị tổ chức nói lời cảm ơn.

33. Cung thỉnh Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật truyền pháp khai thị.

34. Cung thỉnh Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật ban quán đảnh Cứu Thiên Tai Độ Mẫu bất cộng đại pháp cho đại chúng.

35. Cung kính tiễn Căn bản Truyền thừa Thượng sư Thánh Tôn Liên Sinh Hoạt Phật, Sư Mẫu Liên Hương Kim cương Thượng sư, Rinpoche và đoàn Thượng sư.

(Hết)

Mục lục